Đề cương Dược lý - Đinh Ngọc Hà

pdf 45 trang phuongnguyen 11240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương Dược lý - Đinh Ngọc Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_duoc_ly_dinh_ngoc_ha.pdf

Nội dung text: Đề cương Dược lý - Đinh Ngọc Hà

  1. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 DƯỢC LÝ ĐẠI CƯƠNG Câu 1 : Vận chuyển thuốc qua màng sinh vật , ý nghĩa Bài làm 1. Khuyếch tán thụ động ( Tiêu cực ) a ) Định nghĩa - Là sự vận chuyển các chất do khuyếch tán qua màng sinh vật, tỷ lệ với Gradien nồng độ, từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tiêu tốn năng lượng, không cần vật mang và không theo ý muốn b) Điều kiện - Thuốc nào vừa tan trong nước, vừa tan trong lipid sẽ khuyếch tan nhanh - Nồng độ thuốc ở một bên màng cao thì vận chuyển càng dễ dàng và sẽ bão hoà khi nồng độ thuốc ở hai bên màng bằng nhau - Thuốc vận chuyển theo hình thức bị động phải ở dạng không bị ion hoá c) Ý nghĩa - Đối với thuốc có tính chất là acid : Độ pH của màng càng thấp thì sự hấp thu thuốc càng cao và ngược lại độ pH càng cao thì sự hấp thu thuốc của màng càng thấp, thuốc hấp thu từ nơi có pH thấp đến nơi có pH cao - Đối với thuốc có tính chất là base : Độ pH của màng càng cao thì sự hấp thu thuốc càng cao và ngược lại độ pH của màng càng thấp thì sự hấp thu thuốc qua màng càng thấp, thuốc hấp thu từ nơi có pH cao đến nơi có pH thấp 2. Vận chuyển tích cực - Là sự vận chuyển thuốc từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ( ngược bậc thang nồng độ ) dạng vận chuyển này đòi hỏi năng lượng do ATP thuỷ phân - Điều kiện : Chất vận chuyển ở màng cần có đặc điểm + Có ái lực cao với thuốc, tạo phức với thuốc + Đưa thuốc qua màng + Phân ly và trở lại vị trí ban đầu - Đặc điểm của hệ vận chuyển + Tính bão hoà : Số lượng carrier có hạn + Tính đặc hiệu : Carrier chỉ tạo phức với vài chất có cấu trúc đặc hiệu với nó + Tính cạnh tranh : Ưu tiên vận chuyển thuốc quen và thuốc có cấu trúc gần giống carrier + Tính ức chế : - Có hai dạng vận chuyển tích cực + Vận chuyển thuận lợi : Kèm theo chất vận chuyển lại có sự chênh lệch bậc thang nồng độ, không đòi hỏi năng lượng + Vận chuyển tích cực thực thụ : Là vận chuyển đi ngược bậc thang nồng độ, từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, đòi hỏi năng lượng 3. Lọc qua ống dẫn - Màng sinh vật có những ống dẫn cho qua những thuốc không tan trong lipid và tan trong nước, thuốc có trọng lượng phân tử thấp sẽ chui qua ống bằng áp lực lọc 1
  2. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 2 : Hấp thu thuốc qua đường uống và tiêm, ý nghĩa Bài làm Phụ thuộc - Độ hoà tan của thuốc - Độ pH tại chỗ hấp thu - Nồng độ thuốc, phân bố mạch máu tại vùng hấp thu - Diện tích vùng hấp thu 1. Hấp thu qua đường tiêu hoá - Ưu : Dễ dùng vì là đường tự nhiên - Nhược : Bị các enzym tiêu hoá phá huỷ hay tạo phức với thức ăn làm chậm hấp thu, hay kích thích phá huỷ niêm mạc đường tiêu hoá - Niêm mạc lưỡi : Thuốc ngấm thẳng vào hệ thồng tĩnh mạch, không bị phá huỷ ở dạ dày và không bị chuyển hoá ở gan, có tác dụng tại chỗ hay toàn thân, - Thuốc uống + Ở dạ dày : Ít hấp thu và chỉ hấp thu thuốc có bản chất acid yếu do niêm mạc ít mạch máu, thời gian thuốc ở dạ dày lâu nên hấp thu chậm hoặc bị phá huỷ bởi enzym ở dạ dày + Ở ruột non : Chủ yếu các thuốc được hấp thu tại đây do diện tích lớn và mạch máu phong phú, Thuốc hấp thu được đổ vào hệ thống tĩnh mạch gan vào gan và bị phân huỷ nhanh bởi hệ thống enzym ở đây và theo dịch mật đổ vào tá tràng tạo thành vòng tuần hoàn "gan-ruột". Kết quả là nồng độ thuốc trong máu tăng chậm nên chậm có tác dụng dược lý, chậm thải trừ và thời gian bán huỷ dài + Ở ruột già : Thuốc không uống được và có mùi khó chịu, có tác dụng nhanh, tại chỗ hay toàn thân phần lớn thuốc thấm vào hệ thống t/m trực tràng trên đổ vào tĩnh mạch cửa vào gan phần nhỏ ngấm vào hệ thống t/m trực tràng giữa và dưới để đổ vào tuần hoàn chung 2. Hấp thu qua đường tiêm - Tiêm dưới da : Tiêm các thuốc dễ hoà tan và gây đau, thuốc hấp thu vào tổ chức lỏng lẻo dưới da vào máu và hệ thống bạch huyết - Tiêm bắp : Hấp thu nhanh và ít đau do cơ co làm lòng mao mạch dãn rộng diện tích trao đổi vào lưu lượng máu tăng, có ít sợi cảm giác hơn ở dưới da, tiêm dung dịch nước và dầu không tiêm thuốc gây đông vón protein - Tiêm tĩnh mạch : Thuốc hấp thu nhanh, hoàn toàn và cường độ mạnh, có thể đưa 1 lượng thuốc lớn vào t/m, liều dùng chính xác, thường đưa thuốc gây hoại tử dưới da, bắp và huyết tương, không đưa các thuốc có bản chất dầu, chất làm tan máu, chất gây phản ứng 3. Các đường khác - Thuốc dùng ngoài da : Có tác dụng nông, tại chỗ dùng để sát khuẩn, chống nấm như thuốc bôi, nhỏ, cao dán - Qua phổi : Các chất khí và các thuốc bay hơi - Tiêm tuỷ sống : Tiêm vào khoang dưới nhện hoặc ngoài màng cứng 2
  3. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 3 : Phân phối thuốc trong cơ thể và ý nghĩa Bài làm Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phân phối thuốc trong cơ thể - Về phía cơ thể : Phụ thuộc vào tính chất màng tế bào, nơi mạch máu nhiều hay ít và độ pH của môi trường - Về phía thuốc : Phụ thuộc vào phân tử lượng, độ tan trong nước và trong lipid, tính acid hay base, độ ion hoá, ái lực của thuốc với receptor 1. Gắn thuốc vào protein huyết tương - Sau khi thuốc hấp thu : Thuốc qua máu chuyển tới nơi có tác dụng, thuốc vào máu tồn tại ở hai dạng + Dạng kết hợp với protein huyết tương + Dạng tự do - Ý nghĩa : + Khi ở dạng kết hợp thuốc chưa ngấm qua màng và chưa có hoạt tính, chỉ ở dạng tự do thuốc mới có tác dụng và độc tính + Protein là kho dự trữ thuốc, phức hợp thuốc-protein kéo dài sự có mặt thuốc ở trong máu là nguồn cung cấp thường xuyên ở dạng tự do, tác dụng kéo dài của thuốc + Do được gắn vào protein huyết tương nên tính hoμ tan của thuốc tăng lên + Nếu hai thuốc có ái lực với những nơi giống nhau ở protein huyết tương chúng sẽ đối kháng cạnh tranh nên phần tự do của thuốc tăng do đó tác dụng dược lý và độc tính tăng, lưu ý trong phối hợp thuốc khi điều trị 2. Receptor ( Rp ) - Thuốc không thể phản ứng ở mọi nơi trong cơ thể thuốc cần kết hợp với Rp để phát huy hoạt tính hoặc để kìm hãm hoạt tính của chất khác - Có 2 loại chất tạo phức với Rp + Chất chủ vận : Tạo phức với Rp là khâu đầu tiên gây luồng kích thích qua đó phát huy tác dụng + Chất đối kháng : Tác động lên cùng một nơi của Rp với chất chủ vận ( đối kháng cạnh tranh ) Tác động lên một nơi ở Rp, khác với chất chủ vận, biến Rp thành chất dị dạng, hậu quả là chất chủ vận không kết hợp được ( đối kháng không cạnh tranh ) 3. Hàng rào thần kinh - Thuốc phải vượt qua 3 hàng rào + Hàng rào máu-não : Tạo bởi mạch máu và tế bào tk đệm, thuốc tan nhiều trong lipid dễ thấm, thuốc tan trong nước khó thấm + Hàng rào máu-màng mạch : tương tự như trên + Hàng rào DNT-não : Thuốc hấp thu bằng khuyếch tán thụ động 4. Phân phối theo nhau thai - Lưu lượng máu tuần hoàn rau thai và máu mẹ rất cao, phân phối thuốc thường có tính chọn lọc cho qua các chất có trọng lượng phân tử thấp, chất acid, gây ảnh hưởng tới thai nhi do đó thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai 3
  4. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 4 : Chuyển hoá thuốc trong cơ thể, ý nghĩa thực tiễn Bài làm Chuyển hoá thuốc trong cơ thể chia làm 2 pha 1. Pha I - Là những phản ứng oxy hoá khử hay thuỷ phân - Phản ứng oxy hoá khử + Là phản ứng phổ biến nhất xúc tác bởi nhiều enzym có trong ty thể gan, điển hình là Cyt-P450 , phản ứng đòi hỏi nhiều năng lượng Cyt-P450 + + X-H + NADPH + H + O2 X-OH + NADP + H2O + Các thuốc làm tăng cảm ứng enzym Cyt-P450 sẽ tăng phản ứng oxy hoá thuốc, làm giảm tác dụng , ngược lại thuốc làm ức chế enzym Cyt-P450 làm giảm phản ứng oxy hoá gây tăng tác dụng và độc tính của thuốc - Phản ứng thuỷ phân + Các ester ( procain, aspirin , succinylcholin ) R1COOR2 R1COOH + R2OH + Các amid ( procainamid, lidocain, indomethacin) RCONHR1 R-COOH + R1NH2 - Phản ứng khử + Khử hoạt tính của các ester, amid xúc tác là các esterase, amidase RNO2 RNO RNHOH RNH2 - Ý nghĩa + Đa số các thuốc bị khử hoạt tính ở gan, do đó hạn chế dùng thuốc cho bệnh nhân bị bệnh gan + Chức năng gan có liên quan đến quá trình chuyển hoá thuốc do đó phải hỗ trợ chức năng gan trong quá trình điều trị + Đa số các phản ứng khử độc đều cần oxy do đó cần duy trì tuần hoàn, hô hấp và chuyển hoá trong trường hợp nhiễm độc thuốc 2. Pha II - Là các phản ứng kiên hợp, sau khi giáng hoá thì chất mới được tạo thành sẽ kết hợp với acid acetic, sulfuric, mercapturic tạo thành chất liên hợp ít tan trong lipid dễ đào thải qua thận và mật - Phản ứng liên hợp pha II gồm + Liên hợp với acid acetic : Thuốc có gốc amin bậc I, sulfmid tạo tinh thể sắc cạnh có thể gây tổn thương bộ máy tiết niệu + Liên hợp với acid Glucuronic : xúc tác là UDP_glucuronyltranferase có ở gan, dạng kết hợp này tan trong nước nên thải trừ nhanh qua thận và mật do đó có tính giải độc cho cơ thể 4
  5. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 5 : Thải trừ thuốc qua gan và thận , ý nghĩa Bài Làm 1. Thải trừ qua thận - Phần lớn các thuốc tan trong nước được thải trừ qua thận - Quá trình thải trừ + Lọc thụ động qua cầu thận : Là quá trình vận chuyển thụ động thuốc ở dạng tự do không gắn với protein huyết tương + Bài tiết tích cực qua ống thận : Là quá trình vận chuyển tích cực xảy ra chủ yếu ở ống lượn gần + Khuyếch tán thụ động qua ống thận : Hấp thu một phần thuốc thải trừ ở nước tiểu đầu đó là các thuốc tan trong lipid, không bị ion hoá ở pH nước tiểu, các base yếu không được hấp thu, xảy ra chủ yếu ở ống lượn gần và xa và phụ thuộc vào pH nước tiểu - Ý nghĩa : + Làm giảm thải trừ để tiết kiệm thuốc : Tăng tác dụng của thuốc và tăng hiệu quả điều trị + Tăng thải trừ để điều trị ngộ độc : Thuốc có tính acid muốn tăng thải trừ phải tăng pH máu , thuốc có tính base muốn tăng thải trừ phải giảm pH máu + Theo dõi chức năng thận 2. Thải trừ qua gan - Sau khi chuyển hoá ở gan ở dạng liên hợp với acid glucuronic thuốc được thải trừ qua mật xuống ruột sau đó được tái hấp thu về gan qua đường tĩnh mạch cửa ( chu trình gan-ruột ) - Ý nghĩa + Những thuốc này tích luỹ trong cơ thể làm kéo dài tác T1/2 của thuốc ở huyết tương do đó kéo dài thời gian dụng của thuốc 5
  6. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 6 : Các tác dụng của thuốc ( chính - phụ, tại chỗ - toàn thân ), ý nghĩa Bài làm 1. Tác dụng tại chỗ - toàn thân - Tác dụng tại chỗ + Là tác dụng ngay tại nơi thuốc tiếp xúc, khi thuốc chưa được hấp thu vào máu, thuốc bôi ngoài da + Ví dụ thuốc bọc niêm mạc đường tiêu hoá - Tác dụng toàn thân + Là thuốc có tác dụng toàn thân sau khi thuốc được hấp thu vào máu qua đường hô hấp, tiêu hoá hay tiêm + Ví dụ : thuốc mê, trợ tim hay lợi niệu - Ý nghĩa + Hai tác dụng trên chỉ mang tính chất tương đối vì nếu dùng quá liều thì sẽ dẫn tới một tác dụng khác đó là tác dụng toàn thân 2. Tác dụng chính - phụ - Tác dụng chính : Là tác dụng điều trị - Tác dụng phụ : Ngoài tác dụng chính thì thuốc còn có các tác dụng phụ không có ý nghĩa trong điều trị gọi là tác dụng không mong muốn, nó gây cảm giác khó chịu cho người bệnh độc hại cho cơ thể như giảm huyết áp, xuất huyết tiêu hoá, giảm bạch cầu hay suy giảm hệ thống miễn dịch - Ý nghĩa + Nắm được các tác dụng không mong muốn của thuốc để có các chọn lựa thuốc trong điều trị hay để phối hợp các loại thuốc nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị và giảm được các tác dụng không mong muốn Câu 7 : Các tác dụng phối hợp ( hiệp đồng cộng - tăng mức ) , ý nghĩa Bài làm 1. Tác dụng hiệp đồng cộng - Thuốc A có tác dụng a , Thuốc B có tác dụng b, khi phối hợp thuốc A và B thì có tác dụng là c - Nếu c = a + b thì thuốc A và B có tác dụng hiệp đồng cộng - Ý nghĩa : Phối hợp các thuốc trong điều trị , mục đích và tăng hiệu quả dùng thuốc trong điều trị và nhất là để giảm tỷ lệ kháng thuốc và giảm tác dụng không mong muốn 2. Tác dụng hiệp đồng vượt mức - Nếu phối hợp thuốc A và B có tác dụng c > a + b thì hai thuốc trên có tác dụng vượt mức chứ không chỉ là các tác dụng hiệp đồng thông thường - Ý nghĩa : Đây là nguyên tắc tạo nên công thức kháng khuẩn hoặc chống sốt rét có hiệu quả cao, có ý nghĩa trong công tác điều trị như + bactrim (biseptol, cotrioxazol) = sulfamethoxazol + trimethoprim + fansida = sulfadoxin + pyrimethamin 6
  7. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 8 : Các cơ chế tác dụng chủ yếu của thuốc Bài làm 1. Receptor ( Rp ) - Là một thành phần đại phân tử tồn tại một lượng giới hạn trong các tế bào đích, có thể nhận biết một các đặc hiệu chỉ một phân tử “thông tin” tự nhiên ( hormon, chất dẫn truyền thần kinh ) hoặc một tác nhân ngoại lai ( chất hoá học, thuốc ) để g©y ra một tác dụng sinh học đặc hiệu - Rp có hai chức phận + Nhận biết các phân tử thông tin bằng sự gắn đặc hiệu các phân tử này vào Rp bằng các liên kết hoá học, lk ion, lk hydro, lk Vanderwaals , lk cộng hoá trị + Chuyển tác dụng tương hỗ giữa phân tử gắn và Rp thành một tín hiệu để gây ra một đáp ứng tế bào - Thuốc gắn vào Rp phụ thuộc vào ái lực của thuốc và Rp, tác dụng của thuốc là do hiệu lực của thuốc trên Rp đó 2. Cơ chế tác dụng thông qua Rp - Thuốc tác dụng trực tiếp trên các Rp của chất nội sinh, thường mang tính đặc hiệu - Nếu thuốc gắn vào Rp có tác dụng giống chất nội sinh thì gọi là chất chủ vận - Nếu thuốc gắn vào Rp có tác dụng không giống chất nội sinh hay ngăn cản chất nội sinh gắn vào các Rp gây ức chế chất đồng vận gọi là chất đối kháng - Bản chất của Rp thuốc + Các enzym chuyển hoá hoặc điều hoà các quá trình sinh hoá có thể bị thuốc ức chế hay hoạt hoá + Các ion : Thuốc gắn vào các kênh ion làm thay đổi sự vận chuyển ion qua các màng tế bào ngăn cản sự khử cực màng tế bào 3. Cơ chế tác dụng không thông qua Rp - Thuốc có tác dụng không cần kết hợp với các Rp - Thuốc có tác dụng thông qua tính chất lý hoá, không đặc hiệu + Các muối chứa các ion khó hấp thu qua màng sinh học có tác dụng kéo nước từ ngoài gian bào vào lòng mạch + Thuốc có tác dụng làm tăng áp lực thẩm thấu trong huyết tương, khi lọc qua cầu thận không bị THT ở ống thận do đó làm tăng áp lực thẩm thấu ở ống thận có tác dụng lợi niệu + Than hoạt tính hấp thụ các hơi, độc tố nên dùng chữa đầy bụng và giải độc + Các base yếu là trung hoà dịch vị acid dạ dày - Thuốc có cấu trúc tương tự những chất sinh hoá bình thường thâm nhập vào cấu trúc tế bào làm thay đổi chức phận các tế bào tác dụng kìm hãm sự phát triển các tế bào ung thư , chống virus 7
  8. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 9 : Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc ( cấu trúc, tác dụng, đặc điểm của người bệnh về tuổi và giới ) Bài làm 1. Về thuốc a) Thay đổi cấu trúc làm thay đổi dược lực học của thuốc + Thuốc + Rp → Thuốc-Rp → Rp* → có tác dụng dược lý + Rp mang tính đặc hiệu nên thuốc phải cũng phải có cấu trúc đặc hiệu với Rp → sự thay đổi nhỏ về cấu trúc thuốc gây thay đổi lớn về tác dụng - Tổng hợp thuốc mới nhằm + Làm tăng tác dụng điều trị và giảm tác dụng không mong muốn + Làm thay đổi tác dụng dược lý + Làm thuốc trở thành chất đối kháng tác dụng + Các đồng phân quang học hay đồng phân hình học thuốc cũng làm thay đổi cường độ tác dụng hay làm thay đổi hoàn toàn tác dụng của thuốc + Sản xuất thuốc đặc hiệu gắn vào các dưới typ của các Rp b) Thay đổi cấu trúc làm thay đổi dược động học của thuốc - Cấu trúc thuốc thay đổi làm tính chất lý hoá của thuốc thay đổi ảnh hưởng đến độ tan của thuốc trong nước hay lipid, đến sự gắn thuốc vào protein, độ ion hoá của thuốc và độ bền vững của thuốc c) Dạng thuốc - Trạng thái của dược chất + Độ tán : nhỏ, mịn, diện tiếp xúc tăng nên hấp thu nhanh + Dạng vô định hình và tinh thể : dễ tan và dễ hấp thu - Tá dược + Ảnh hưởng đến độ hoà tan và khuyếch tán của thuốc - Kĩ thuật bào chế và dạng thuốc + Ảnh hưởng đến Hoạt tính của thuốc được bền vững Dược chất được giải phóng với tốc độ ổn định Dược chất được giải phóng tại nơi cần tác dụng Thuốc có sinh khả dụng cao 3. Về người dùng thuốc a) Đặc điểm về tuổi ( trẻ em ) + Sự gắn thuốc vào protein huyết tương còn ít , thuốc đẩy bilirubin khỏi phøc hợp protein- bilirubin gây ngộ độc bilirubin + Hệ enzym chuyển hoá thuốc chưa đầy đủ + Hệ thải trừ thuốc chưa phát triển + Hệ TK, hệ thống hàng rào máu não chưa phát triển nên nhạy cảm và thuốc dễ ngấm qua + Tế bào chứa nhiều nước nên không chịu được thuốc gây mất nước + Mô và cơ quan đang phát triển nên thận trong khi dùng thuốc b) Đặc điểm về giới ( nữ ) - Thời kì có kinh nguyệt : Chú ý dùng thuốc khi vào thời kỳ - Thời kì mang thai : + 3 thàng đầu dễ gây dị tật bẩm sinh + 3 thàng giữa ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bào thai chức phận phát triển các cơ quan + 3 tháng cuối : có thể gây sảy thai hay đẻ non - Thời kì cho con bú + Nhiều thuốc thải trừ qua sữa gây độc cho con 8
  9. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 THUỐC ỨC CHẾ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG Câu 10 : Thuốc tê Novocain Bài làm - Thuốc độc bảng B , tổng hợp - Là thuốc tê mang đường nối ester, tan trong nước - Không thấm qua niêm mạc, không làm co mạch, nhưng có tác dụng phong tỏa hạch nên làm giãn mạch và hạ huyết áp , khi gây tê nên phối hợp với adrenalin làm co mạch tăng thời gian gây tê - Dùng làm thuốc gây tê dẫn truyền, dung dịch 1% - 2% và không quá 3mg/kg cân nặng - Độc tính : dị ứng, co giật ức chế thần kinh trung ương Câu 11 : Thuốc ngủ Barbiturat ( tác dụng, chỉ định ) Bàl làm 1. Tác dụng dược lý - Trên thần kinh + Ức chế TKTƯ , + An thần : chống co giật, động kinh do làm giảm tính kích thích của vỏ não + Với liều gây mê, barbiturat ức chế tuỷ sống, làm giảm phản xạ đa synap và có thể làm giảm áp lực DNT khi dùng ở liều cao - Trên hệ hô hấp + Ức chế trực tiếp trung khu hô hấp ở hành não nên làm giảm biên độ và tần số nhịp thở, giảm sử dụng O2 ở não, gây ho hắt hơi, co thắt thanh quản , ở liều cao gây huỷ hoại trung khu hô hấp làm giảm đáp ứng với CO2, - Trên hệ thống tuần hoàn + Với liều gây ngủ ít ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn + Ở liều gây mê thuốc làm giảm lưu lượng tim và hạ HA + Ở liều độc gây ức chế tim 2. Chỉ định - An thần - Chống co giật - Gây ngủ, tiền mê - Giãn cơ, giảm đau do co thắt - Chống động kinh ( tránh dùng với các thuốc ức chế hệ TKTƯ ) 9
  10. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 12 : Morphin (dược động học, tác dụng, cơ chế, chỉ định ) Bài làm 1. Dược động học - Hấp thu + Dễ hấp thu qua đường tiêu hoá, chủ yếu ở tá tràng , hấp thu nhanh qua đường tiêm dưới da hay bắp - Phân phối + Ở huyết tương 1/3 được gắn với protein,thuốc phân phối ở hầu hết các mô ( gan, lách, thận, phổi ) vị trí tác dụng chủ yếu ở hệ TKTƯ, qua hàng rào máu não và nhau thai tham gia vào chu trình gan-ruột - Chuyển hoá + Ở gan liên hợp với acid glucuronic và khử N-metyl, T1/2 khoảng 2-3 h - Thải trừ + Bài tiết chủ yếu qua thận ở dạng 3-glucuronid-morphin + Thời gian bán thải từ 2,5-3h + Một phần nhỏ bài tiết qua mật , mồ hôi, nước bọt, sữa mẹ, dạ dày 2. Tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng a) Tác dụng giảm đau - Giảm đau có tính chọn lọc, tăng ngưỡng nhận cảm với đau, không gây rối loạn tri giác, loại trừ được mọi cảm giác gây đau - Ức chế xung động đau mang tính tích hợp trên cấu trúc TKTƯ - Chủ yếu với các cơn đau sâu, không có hay ít tác dụng với cơn đau nhỏ hay nông b) Cơ chế - Do kết hợp với các loại Rp + Rp μ ( muy) : giảm đau, giảm hô hấp, co đồng tử, liên quan đến cảm xúc + Rp κ ( kappa) : giảm đau, xúc cảm, an thần + Rp δ ( delta ) : gắn chọn lọc với enkephalin tham gia vào tác dụng giảm đau + Rp ε ( sigma ) : ít liên quan tới điều trị, gián tiếp tác dụng đến nhận thức, tâm thần và vận động - Khi Morphin gắn và Rp thì + Ức chế dẫn truyền cảm giác đau + Làm tăng ngưỡng đau, thay đổi tính chất đau và trạng thái tâm lý bệnh nhân + Giảm giải phống chất dẫn truyền trung gian + Ức chế các Rp vùng sau synáp + Làm mất tác dụng gây đau của chất P + Làm mở kênh K+, thay đổi sự gắn và thu hồi Ca2+ vào ngọn dây tk làm thay đổi sự dẫn truyền của dây tk b) Tác dụng gây ngủ - Liều cao gây giảm hoạt động tinh thần và gây ngủ - Liều thấp gây bồn chồn mất ngủ - Trên hệ TKTƯ có tác dụng ức chế c) Tác dụng gây sảng khoái - Liều điều trị gây cảm giác sảng khoái dễ chịu + Tăng cường cảm giác dương tính : tăng hoạt động các cơ quan tính giác, xúc giác + Cảm giác âm tính : lo âu căng thẳng sợ hãi d) Tác dụng ức chế hô hấp - Ở liều điều trị : tác dụng trực tiếp lên trung khu hô hấp gây ức chế hô hấp - Ở liều cao : Ức chế mạnh trung khu hô hấp về tần số và biên độ, nhạy cảm với thai nhi, trẻ em, - Cơ chế : Giảm độ nhạy của trung khu hô hấp với nồng độ CO2 trong máu ( kích thích Rp μ ) e) Tác dụng ức chế ho - Tác dụng ức chế trung khu gây ho g) Tác dụng khác 10
  11. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 - Tác dụng trên vùng dưới đồi : mất thăng bằng, điều hòa nhiệt - Tác dụng trên nội tiết : Ức chế giải phóng Hormon hướng sinh dục, vỏ thượng thận - Tác dụng trên cơ trơn : Giảm nhu động ruột, cơ cơ vòng gây bí đái, co cơ khí phế quản - Gây nôn ở liều điều trị , liều cao thì ức chế trung khu nôn - Co đồng tử : kích thích dây III - Tăng phản xạ tuỷ - Tác dụng trên tim mạch : chậm mạch do kt dây X và giải phóng Histamin, liều cao gây hạ HA - Tác dụng trên bài tiết : giảm tiết dịch mật , tuỵ, dạ dày, mồ hôi - Tác dụng trên chuyển hoá : giảm oxy hoá gây tích luỹ acid, phù - Tác dụng trên da : gây dãn mạch da, gây ngứa 3. Chỉ định - Giảm đau đối với những cơn đau lớn, dữ dội, hay các thuốc giảm đau khác không có tác dụng - Đau sau phẫu thuật, ung thư giai đoạn cuối ( không dùng quá 7 ngày ) - Tiền mê - Phù phổi cấp thể nhẹ và vừa - Giảm ho - Chống đi lỏng 4. Chống chỉ định - Đau bụng ngoại khoa cấp chưa chẩn đoán xác định rõ nguyên nhân - Chấn thương sọ não, nguy cơ giảm HA, tăng áp lực nội sọ, co giật - Suy hô hấp, hen phế quản - Trẻ em < 5 tuổi, phụ nữ có thai hay đang cho con bú - Ngộ độc rượu, thuốc ngủ Barbiturat, CO và các thuốc ức chế hô hấp khác - Chống chỉ định tương đối với bệnh gan và thận mạn tính 11
  12. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 13 : Các dẫn chất tổng hợp thay thế Morphin Bài Làm 1. Pethidin ( Meperidin, Dolosal, Dolacgan ) - Tác dụng : giảm đau, an thần, ức chế hô hấp, co cơ trơn, ít gây nôn, hạ HA, tăng lưu lượng tim làm tim đập nhanh - Tác dụng phụ : ít độc hơn morphin, buồn nôn, nôn, có thể có tác dụng trên hệ TKTƯ - Dược động học : Dễ hấp thu qua các đường dùng, sau khi uống 50% thuốc thải qua chuyển hoá tại gan, T1/2 = 3h , gắn với protein khoảng 60% - Chỉ định : giảm đau, tiền mê, liều lượng uống/0,05g/lần dùng 2-3 lần/ngày , tiêm bắp 1ml(1%) 0,05g/lần tiêm 3lần/ngày - Chống chỉ định : như Morphin 2. Loperamid ( Altocel, Imodium, Lopemid ) - Tác dụng : Ít tác dụng trên hệ thần kinh trung ương, làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hoá tăng trương , tăng trương lực cơ thắt hậu môn, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột làm giảm sự mất nước và điện giải - Tác dụng phụ : Táo bón, đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu - Dược động học : Hấp thu 40% qua đường tiêu hoá, 97% thuốc gắn với protein huyết tương, T1/2 7-14h, thải trừ qua phân, nước tiểu dưới dạng đã chuyển hoá ( 30-40%) và còn hoạt tính - Chỉ định : Điều trị ỉa chảy cấp và mạn - Chống chỉ định : + Ỉa chảy có kết hợp viêm ruột kết có màng giả , trướng bụng + Hội chứng phân ly + Tổn thương gan, trẻ em dưới 6 tuổi 3. Methadon ( Dolophin, Amidon, Phenadon ) - Tác dụng : Tương tự morphin nhưng nhanh hơn và kéo dài hơn,giảm đau mạnh hơn pethidin ít gây táo bón nhưng gây buồn nôn và nôn - Tác dụng phụ : Gây tăng tiết mồ hôi, tăng BC lympho, tăng protein máu - Dược động học : Hấp thu tốt qua đường tiêu hoá, 90% gắn với protein, chuyển hoá qua gan và thải trừ theo nước tiểu và mật , T1/2 15-40h - Chỉ định : Dùng để giảm đau và cai nghiện morphin, herpin 4. Fentanyl ( Sublimaze, Fetanest, Leptanal ) - Tác dụng : giảm đau mạnh gấp 100 lần morphin, tác dụng nhanh sau 3-5’ tiêm IV kéo dài 1-2 h - Dược động học : Tiêm IM hay IV, 80% thuốc gắn với protein huyết tương , phân bố một phần trong DNT, rau thai và sữa . Thuốc chuyển hoá tại gan và mất hoạt tính, thải trừ qua nước tiểu - Tác dụng phụ : + Toàn thân : chóng mặt, nú lẫn, ảo giác + Tiêu hoá : buồn nôn, nôn, táo bón, co thắt túi mật + Tuần hoàn : chậm nhịp tim, hạ HA thoáng qua, đánh trống ngực hồi hộp + Hô hấp : thở nhanh, suy hô hấp, ngạt thở + Cơ xương : Co cứng cơ lồng ngực, giật rung + Mắt : co đồng tử - Chỉ định + Giảm đau trong và sau phẫu thuật + Phối hợp với droperidol để giảm đau và an thần + Phối hợp trong gây mê - Chống chỉ định + Các trường hợp đau nhẹ + Nhược cơ + Thận trong trong các bệnh phổi mạn, CTSN và tăng áp lực nội sọ , bệnh tim 5. Propoxyphen 12
  13. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 - Tác dụng : giảm đau kém - Dược động học : sau uống 1-2h đạt Cmax trong máu, chuyển hoá chủ yếu tại gan , T1/2 6-12h , - Tác dụng phụ : Gây ức chế hô hấp, co giật, hoang tưởng và ảo giác, độc với tim - Chỉ định : giảm đau nhẹ và trung bình, phối hợp với aspirin hay acetaminophen 6. Các opioid có tác dụng hỗn hợp ( Pentazocin ) - Tác dụng : An thần, giảm đau và ức chế hô hấp, liều cao làm tăng HA và nhịp tim - Dược động học : Dễ hấp thu qua đường tiêu hoá, sau 1-3h đạt Cmax trong máu, T1/2 4-5h , thuốc chuyển hoá lần 1 tại gan nên chỉ có 20% vào vòng tuần hoàn, thuốc qua được hàng rào rau thai - Tác dụng phụ : an thần, vã mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn và nôn, ức chế hô hấp ở liều cao - Chỉ định : Trong cơn đau nặng, mạn tính, hoặc các thuốc giảm đau khác không có tác dụng 13
  14. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 14 : Benzodiazepin ( tác dụng, chỉ định ) Bài làm 1. Tác dụng - Trên hệ TKTƯ : Ức chế đặc biệt trên hệ thống lưới hoạt hoá đồi thị, hệ viền và tuỷ sống, đo đó + Có tác dụng an thần giải lo, làm giảm xúc cảm quá mức, giảm lo âu bồn chồn , trạng thái hung hãn căng thẳng thần kinh + Gây ngủ, tạo cho giấc ngủ đến nhanh không có tác dụng gây tê + Chống co giật, giảm trương lực cơ - Tác dụng ngoại biên + Giãn mạch vành khi tiêm IV + Liều cao phong toả thần kinh cơ - Cơ chế + BZD gắn với các Rp đặc hiệu với nó trên hệ thống TKTƯ, bình thường khi không có BDZ các Rp của BZD bị một protein nội sinh chiếm giữ → GABA không gắn được vào Rp của hệ GABA-ergic → kênh Cl- của neuron bị đóng lại. Khi có mặt BZD → đẩy protein nội sinh và chiếm Rp → GABA gắn vào Rp của nó → mở kênh Cl- → Cl- đi từ ngoài vào trong tế bào gây ưu cực hoá 2. Tác dụng không mong muốn - Giảm trí nhớ - Bồn chồn lo lắng, ảo giác, tim đập nhanh 3. Chỉ định - An thần - Gây ngủ - Chống co gật, tiền mê - Giãn cơ, giảm đau do co thắt - Chống động kinh Câu 15 : Thuốc an thần chủ yếu dẫn xuất của phenothiazin ( tác dụng, chỉ định ) Bài làm Clopromazin ( Largactil , Plegomazin , Aminazin ) 1. Tác dụng dược lý - Trên hệ TKTƯ + Gây trạng thái thờ ơ về tâm thần vận động, không có tác dụng gây ngủ, + Giảm cảm giác thao cuồng vật vã + Gây hội chứng ngoài bó tháp ~ Parkison, động tác cứng đơ, tăng trương lực cơ + Giảm thân nhiệt do ức chế trung khu điều nhiệt + Chống nôn do ức chế trung khu nôn ở sàn não thất IV + Ức chế trung tâm trương lực giao cảm điều hoà vận mạch + Vận động : liều cao gây giữ nguyên tư thế - Trên hệ thống TKTV + Tác dụng huỷ Σ' : dãn đồng tử, táo bón, giảm tiết dịch, nước bọt, mồ hôi + Tác dụng phong toả Rp α1 adrenergic ngoại biên - Trên hệ nội tiết + Làm tăng tiết prolactin gây chảy sữa và chứng vú to ở đàn ông + Làm giảm tiết FSH và LH gây ức chế phóng noãn và mất kinh - Tác dụng kháng H1 : yếu 2. Chỉ định - Loạn thần kinh, tâm thần phân liệt, thao cuồng, hoang tưởng và ảo giác - Sản giật - Tiền mê, gây mê hạ thân nhiệt, hạ HA - Chống nôn, chống đau, an thần, chống rung tim ,chống ngứa 14
  15. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 16 : Thuốc an thần dẫn xuất của Butirophenol ( tác dụng, chỉ dịnh ) Bài làm Haloperidol 1. Tác dụng dược lý - Ức chế các phản xạ tự nhiên và phản xạ có điều kiện - Ức chế trạng thái kích thích tâm thần vận động , ức chế mạnh thao cuồng - Ức chế mạnh hoang tưởng - Làm mất ảo giác nhanh - Tác dụng an thần chống lo âu với liều thấp - Không có hay ít tác dụng huỷ Σ và gây ngủ do không gắn vào Rp α1 và H1 2. Chỉ định - Các trạng thái thao cuồng hoang tưởng - Các trạng thái hoảng loạn tâm thần cấp và mạn tính, tâm thần phân lập - Chống nôn, nôn do thuốc chống K hay sau chiếu xạ Câu 17 : Cơ chế tác dụng của thuốc hạ sốt - giảm đau - chống viêm Bài làm 1. Tác dụng giảm đau - Tác dụng với các chứng đau nhẹ khu trú, đau do viêm - Không có tác dụng với đau nội tạng, không gây ngủ, không gây nghiện - Do làm giảm ΣPGF2α nên các CVPS giảm tính cảm thụ của các dây cảm giác với các chất gây đau 2. Tác dụng hạ sốt - Ở liều θ CVPS chỉ làm hạ thân nhiệt trên những người sốt do mọi nguyên nhân - Khi VK, độc tố xâm nhập cơ thể → kích thích BC sản xuất chất gây sốt nội tại như cytokin ( IL1 , IL6 ), interferon, TNFα → hoạt hoá prostaglandin synthetase → tăng Σ PG → gây sốt theo cơ chế tăng sản nhiệt và giảm thải nhiệt. Thuốc CVPS → ức chế prostaglandin synthetase → ↓ Σ PG → ↓ sốt do ↑ quá trình thải nhiệt - Do không có tác dụng đến nguyên nhân gây sốt → khi thuốc bị thải trừ → sốt trở lại 3. Tác dụng chống viêm - Các CVPS có tác dụng trên hầu hết các loại viêm do - Ức chế sinh ΣPG do ức chế cyclooxygenase làm ↓ PGE2 và F1α là những chất trung gian hoá học của phản ứng viêm - Làm bền vững màng lysosom → ↓ giải phóng các enzym phân giải do đó ức chế quá trình viêm - Đối kháng với chất trung gian hoá học của phản ứng viêm do tranh chấp với cơ chất của enzym , ức chế di chuyển BC, ức chế kết hợp KN-KT 15
  16. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 18 : Aspirin Bài làm 1. Tác dụng dược lý - Hạ sốt và giảm đau, không gây hạ thân nhiệt - Chống viêm : chỉ có tác dụng khi dùng liều cao - Tác dụng thải trừ acid uric : liều thấp 1-2g/ngày → ↓ acid uric qua nước tiểu do ↓ bài xuất ở OLX , liều cao 2-3g/ngày → đái nhiều urat do ức chế THT uric ở OLN - Tác dụng trên tiểu cầu và đông máu : + Liều thấp 40-325mg/ngày → ức chế cyclooxygenase của tiểu cầu → ↓ Σ thromboxan A2 → ↓ đông vón tiểu cầu + Liều cao → ức chế cyclooxygenase của thành mạch → ↓ Σ PG I2 là chất chống kết dính và lắng động tiểu cầu → ↑ đông vón tiểu cầu - Tác dụng trên ống tiêu hoá : Gây loét dạ dày do ↓ Σ PGE là chất kích thích tiết chất nhày bào vệ niêm mạc dạ dày 2. Dược động học - Bị ion hoá ở dạ dày → khuyếch tán qua màng → hấp thu vào máu → 50-80% gắn với protein huyết tương, số còn lại phân huỷ thành salicylic → bị chuyển hoá ở gan, T1/2 ~6h → thải trừ qua nước tiểu 50%/24h 3. Độc tính - Dùng lâu gây buồn nôn, ù tai, nhức đầu, điếc - Đặc ứng : phù, mày đay, mẩn, hen - Xuất huyết dạ dày - Ngộ độc với liều trên 10g, kích thích hô hấp làm thở nhanh sâu 4. Liều lượng và chế phẩm - Acexal, Aspro,Polopirin : viên nén 0,5g uống 1-6g/ngày chia làm nhiều lần - Aspegic : dạng muối, 1 lọ ~ 0,5g aspirin tiêm IV hay IM liều 1-4lọ/ngày - Aspirin pH8 : viên nén chứa 0,5g aspirin, dùng đường uống, đạt Cmax sau 7h, T1/2 > 6h 16
  17. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 19 : Voltaren ( Diclofenac natri ) Bài làm - Là dẫn xuất của acid phenylacetic - Tác dụng + Chống viêm trong viêm khớp mạn tính tương tự như aspirin + So với aspirin tác dụng phụ trên hệ tiêu hoá ít hơn nhiều + Đôi khi gặp viêm gan vàng da - Dược động học + T1/2 1-2h, nhưng thuốc tích luỹ ở dịch bao khớp nên tác dụng vẫn giữ được lâu - Chế phẩm và liều lượng : viên 50-100mg , uống 100-150mg/ngày Câu 20 : Các thuốc hạ sốt - giảm đau - chống viêm mới nhóm Oxicam Bài làm - Là nhóm thuốc giảm viêm mới có nhiều ưu điểm - Tác dụng : + Chống viêm mạnh, liều điều trị chỉ bằng 1/6 so với các thuốc thế hệ trước, tác dụng ↓ đau xuất hiện nhanh, nửa h sau khi uống - Dược động học : + T1/2 dài khoảng 2-3ngày, dùng liều duy nhất trong 24h, thuốc gắn vào protein tới 99% nên dễ có nguy cơ tích luỹ thuốc + Thuốc ít tan trong mỡ nên dễ thấm vào tổ chức bao khớp bị viêm, ít thấm vào mô thần kinh nên giảm được nhiều tai biến - Tác dụng không mong muốn : + Thường nhẹ và tỉ lệ thấp so với các CVPS khác ngay cả khi dùng thuốc kéo dài - Chỉ định + Dùng trong các trường hợp viêm mạn kéo dài - Chế phẩm và liều lượng + Piroxicam ( Feldene ) 10-40mg/ngày : nhiều tai biến nên không dùng + Tenoxicam ( Tilcotil ) 20mg/ngày + Meloxicam ( Mobic ) 7,5-15mg/ngày 17
  18. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 21 : Thuốc điều trị bệnh Parkinson ( tác dụng , chỉ định ) Bài làm 1. Thuốc cường hệ dopaminergic Levodopa ( l-dopa, Dihydrooxyphenyl alanin, DOPA ) - Tác dụng dược lý : + Chống Parkinson + Tác dụng nội tiết : Gián tiếp kích thích tuyến yên giảm bài tiết prolactin + Tác dụng trên hệ tim mạch : làm tăng nhẹ nhịp tim, có thể gây loạn nhịp do kích thích vào Rp β1 của hệ Adrenergic - Tác dụng không mong muốn + Levodopa không qua được hàng rào máu não nên lượng dopa và noadrenalin ở ngoại vi tăng cao gây nên tác dụng không mong muốn + Rối loạn tiêu hoá : nôn, chán ăn , giảm cân + Động tác bất thường : ở miệng - lưỡi - mặt - các chi, cổ , gáy + Rối loạn tâm thần : trầm cảm, lú lẫn, hoang tưởng + Rối loạn tim mạch : Tụt HA, loạn nhịp, suy tim - Chỉ định + Levodopa ( Dopar, Larodopa ) viên 100-250 hay 500mg Chỉ định nghiêm ngặt, theo dõi tại BV, uống liều ↑ dần, chia làm nhiều lần trong ngày, uống sau bữa ăn , liều trung bình 3-3,5g Chú ý : Khi đang dùng l-dopa, không nên dùng các thuốc ức chế IMAO do có thể gây cơn ↑ HA , liều cao B6 có thể làm ↓ tác dụng của l-dopa + Phối hợp Levodopa với các thuốc phong toả dopa decarboxylase Modopar : viên nang chứa 0,6g levodopa + 0,015g bensarazid Sinemet : viên nén 100 và 250 mg chứa levodopa + α_methyldopahydrazin hoặc carbidopa tỉ lệ 10/1 Amantadin ( mantadix, Symadin ) viên nang 100 mg / lần x 2 lần /ngày Bromocriptin: viên nến 2,5mg, viên nang 5mg, liều đầu 2,5mg x 2lần/ngày, tăng dần liều tối đa 100mg.ngày Pergolid ( Permax ) viên 0,05mg, 0,25 mg và 1 mg. Selegilin ( Eldepryl ) viên 5 mg 2. Thuốc huỷ phó giao cảm trung ương - Tác dụng huỷ Σ' dùng phối hợp với levodopa - Nhược điểm : kháng cholinergic ngoại biên làm giãn đồng tử, miệng khô, táo bón, không dùng cho người ↑ nhãn áp, phì đại tiền liệt - Loại thiên nhiên : Hyoscyamin 0,1-0,5mg, Atropin sulfat 0,3-0,6mg, Scopolamin 0,25-1mg - Loại tổng hợp + Trihexylphenidyl (Artan, Parkinan ) viên 2 và 5mg, uống 6-12mg/ngày chia nhiều lần + Dietazin ( Diparcol ) uống 0,05g/ngày ,↑ dần tới 0,2 - 1g + Procyclindin (Kemadin): 5-20mg/ngày, + Orphenadrin(Disipal): 150-400mg/ngày 18
  19. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 22 : Thuốc chống động kinh Hydantoin ( tác dụng và chỉ định ) Bài làm 1. Tác dụng - Phenytoin có tác dụng chống mọi thể động kinh nhất là động kinh lớn nhưng không gây ức chế toàn bộ hệ thần kinh trung ương - Không có hiệu lực với các cơn động kinh nhỏ - Tác dụng trên cơn co giật động kinh ~ phenolbarbital nhưng không gây an thần và ngủ - Tác dụng làm ổn định màng tế bào thần kinh và cơ tim nên có tác dụng chống loạn nhịp 2. Tác dụng không mong muốn - Da và niêm mạc : Viêm lợi quá sản, mẩn da, lupus ban đỏ - Máu : thiếu máu HC do thiếu acid folic, giảm BC - Tiêu hoá : cơn đau bụng cấp - Thần kinh : liên quan đến liều θ , rung giật nhãn cầu, mất phối hợp vận động, rối loạn tâm thần - Xương : còi xương hay mềm xương do rối loạn chuyển hoá VD 3. Chỉ định - Chống động kinh các cơn lớn - Không dùng trong các cơn động kinh nhỏ không có cơn co giật - Phetonyl ( Dihydan, Dilantin ) viên nén 30-100mg, liều đầu 3-5mg/kg, ống tiêm 50mg/ml tiêm IV < 50mg/phút 19
  20. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 23 : Thuốc chống trầm cảm Bài làm 1. Thuốc chống trầm cảm loại 3 vùng - Trên TKTƯ : + Không gây giữ nguyên tư thế, không gây hạ thân nhiệt, ↓ đau nhẹ + Kéo dài tác dụng của barbiturat + Kháng cholinergic trung ương và ngoại biên + Chống co giật + Đối kháng nhiều tác dụng của reserpin do ngăn cản được tác dụng làm cạn dự trữ catecholamin của reserpin - Trên TKTV + Tăng tác dụng của adrenalin và noradrenalin do ức chế thu hồi catecholamin + Đối kháng tác dụng với các thuốc cường giao cảm gián tiếp do làm ↓ tính thấm của màng sợi trục với catecholamin + Liều cao, ức chế trung khu Σ gây hạ HA, ↓ lưu lượng tim, không phóng tinh + Huỷ Σ' làm giãn đồng tử, ↓ nhu động ruột + Tác dụng kháng Histamin - Trên tim mạch + Liều thấp làm ↑ HA , liều cao ức chế cơ tim, ↓ cung lượng tim và ↓ HA + Chống loạn nhịp, liều cao gây bloc nhĩ thất 2. Thuốc ức chế MonoAminOxydase ( IMAO ) - Tác dụng hạ HA, không dùng để θ ↑ HA + Dưới tác dụng của IMAO các NA ở đầu tận cùng các dây Σ ↑ cao, tác dụng theo cơ chế điều hoà ngược, ức chế hoạt tính của tyrosin hydroxylase làm ↓ ΣNA + Ở gan các MAO bị ức chế → tyramin không bị khử amin sẽ tập trung ở đầu mút các dây Σ bị dopamin oxydase ''O'' → octapamin → tranh chấp với NA + Khi xung tác xuất hiện → không giải phóng NA mà giải phóng octopamin → không có tác dụng ↑ áp - Tác dụng chống đau thắt ngực : không làm giãn mạch vành, làm ↓ nhu cầu sử dùng O2 của cơ tim - Kéo dài tác dụng của barbiturat do IMAO ức chế microsom ở gan do đó làm chậm sự phá huỷ barbiturat 20
  21. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu24 : Thuốc điều hoà hoạt động tâm thần Lithi ? Bài làm 1. Tác dụng - Tác dụng an thần + Không có tác dụng trên người bình thường, ↑ tác dụng của phenolbarbital, không tương tác với reserpin + Đối kháng với tác dụng kích thần của imipramin, amphetamin - Tác dụng khác + Liều 1-1,5mEq/kg tiêm IV gây ↑ HA, trên cơ tim làm ↑ nhịp co bóp và chống loạn nhịp 2. Dược động học - Uống dễ hấp thu, đạt Cmax sau 30-120', không gắn với protein huyết tương - Vào thận, tim dễ hơn vào gan, cơ, khó qua hàng rào máu-não, CDNT ~ 40-50% ở huyết tương - Thải qua thận 95%, 40-70% thải trong ngày đầu, sau đó chậm dần sau 10-14 ngày 3. Cơ chế - Trao đổi ion qua màng chủ yếu của Na+ , K+ và Ca2+ + K+ giữ khả năng cho tế bào sẵn sàng khử cực + Na+ thực hiện khử cực và giải phóng năng lượng dự trữ ở tế bào + Ca2+ giải phóng chất trung gian hoá học - Thông qua 4 kênh + Kênh Na+ K+ - ATPase : đẩy 3Na+ ra và nhập vào 2K+ + Kênh rò Na+ : Xung tác kích thích làm Na+ vào nhanh + Bơm trao đổi Na+ - Na+ + Bơm trao đổi Na+ - Ca2+ : đẩy Na+ ra thu Ca2+ vào giải phóng chất trung gian hoá học - Lithi + Thay thế cho Na+ ở kênh rò Na+ và bơm Na+ - Na+ để nhập vào tế bào + Li+ vào tế bào sẽ thay thế cho Na+ + Na+ trong tế bào ↓ → ↓ sự trao đổi Na+ - Ca2+ + Ca2+ tự do trong tế bào ↓ → ↓ giải phóng chất trung gian hoá học 4. Chỉ định - Dự phòng cơn tiến triển của bệnh hưng trầm cảm - Kết hợp thuốc an thần chủ yếu để θ cơn hưng cảm - Kết hợp thuốc chống trầm cảm để θ trầm cảm 5. Chống chỉ định - Mọi suy thận cấp và mạn do cản trở thải trừ - Mọi suy tim và rối loạn nước điện giải - Cao huyết áp, dùng thuốc lợi niệu - Phụ nữ có thai 3 tháng đầu - Người trí tuệ kém phát triển hay suy yếu tuyến giáp 6. Tác dụng phụ và độc tính - Nhẹ : khát, nôn, chóng mặt, run tay, đái nhiều, uống nhiều, lên cân, phù - Vừa : Nôn, tiêu chảy, run tay mạnh, khó nuốt, chóng mặt - Nặng : Rối loạn tri giác, mềm cơ, ↑ phản xạ và rung giật nhãn cầu, hôn mê 7. Liều lượng và chế phẩm - Lithi carbonat ( Li2CO3 ) viên teralit 250mg = 6,8 mEq - Lithi gluconat ( Neurothilium ) dung dịch uống, ống 5ml = 1g lithi gluconat = 5 mEq - Liều đầu 10 - 15mEq/l/ngày , ↑ dần . Duy trì tuỳ CLi máu, ngày 2-3 lần 21
  22. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 THUỐC KÍCH THÍCH HỆ THẦN KINH THỰC VẬT Câu 25 : Thuốc kích thích hệ M-cholin Bài làm 1. Acetylcholin - Chuyển hoá + Acetylcholin được Σ từ cholin và AcetyCoA dưới sự xúc tác của Cholin-Acetyl-tranferase + Sau khi tác dụng lên Rp của hệ cholinergic ở màng sau synap thì bị bất hoạt dưới tác dụng của Cholinesterase + Ach là chất trung gian hoá học của hệ Cholinergic có tác dụng rất phức tạp - Liều thấp 10 μg/kg tiêm IV tác dụng chủ yếu lên hậu hạch Σ' + Chậm nhịp tim, giãn mạch và hạ HA + ↑ nhu động ruột + Gây co thắt cơ trơn khí quản + Co thắt khí quản và ↑ tiết nước bọt và tuyến mồ hôi - Liều cao hoặc khi hệ M-cholin bị ức chế : tác dụng lên các hạch thực vật, tuỷ thượng thận ( Hệ N ) + Làm ↑ nhịp tim, co mạch ↑ HA + Kích thích hô hấp thông qua phản xạ xoang cảnh + Hưng phấn Rp cholin ở vùng dưới vỏ và thân não gây tăng động kiều parkinson - Áp dụng θ : + Ach bị huỷ nhanh trong cơ thể, tác dụng ngắn và đột ngột nên ít sử dụng 2. Các ester cholin khác - Tác dụng + Thuốc có tác dụng giống Ach nhưng tác dụng dài hơn và không bị cholinesterase phá huỷ - Chỉ định + Bệnh ↑ nhãn áp + Làm chậm nhịp tim trong các trường hợp tim nhanh kịch phát + Viêm động mạch + Táo bón, bí đái sau mổ - Thuốc + Bentanechol (Urecholin ) : uống 5-30 mg , viên 5-10-25-50 mg , tiêm dưới da 2,5-5 mg x 3-4 lần/ngày + Carbachol : uống 0,5-2 mg/ngày , tiêm dưới da 0,5-1 mg/ngày + Muscarin + Pilocarin ( pilocarpinum ) : nhỏ mắt 22
  23. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 26 : Thuốc ức chế hệ M-cholin Bài làm Atropin ( thuốc độc bảng A ) 1. Tác dụng - Là chất đối kháng tranh chấp với ACh ở Rp của hệ M-cholin, chỉ ở liều cao mới thấy có tác dụng đối kháng trên hệ N-cholin - Trên mắt + Làm giãn đồng tử , ↓ khả năng điều tiết + Làm tăng nhãn áp, giãn cơ mi - Trên tuyến bài tiết : ↓ tiết nước bọt, mồ hôi và dịch dạ dày - Trên cơ trơn : Huỷ co thắt cơ trơn các tạng rỗng, ↓ nhu động ruột, giãn cơ trơn phế quản khi đang co thắt - Trên trung tâm hô hấp : Kích thích nhẹ nên có thể dùng θ hen - Tim : + Liều thấp kích thích dây X, chậm nhịp tim, + Liều cao : Ức chế Rp Muscarinic của tim gây nhịp nhanh - Mạch : Làm dãn mạch da → không ảnh hưởng đến HA - TKTƯ : Ức chế hoạt tính các trung khu dưới vỏ, ↓ rối loạn tiền đình - Liều cao : gây mạch nhanh, giãn đồng tử, liệt điều tiết mắt, xung huyết da và ↑ nhiệt độ cơ thể, kích thích trên não gây thao cuồng ảo giác 2. Chỉ định - Dùng làm thuốc tiền mê - ↓ đau do co thắt cơ trơn các tạng rỗng - Nhỏ mắt, soi đáy mắt hay θ viêm mỗng mắt , giác mạc - θ nhiễm độc nấm, thuốc phong toả cholinesterase - Block nhĩ thất, tim đập chậm do cường Σ' - Bệnh và hội chứng Parkinson - Trong các cơn hen 3. Chống chỉ định - Bệnh ↑ nhãn áp - Bí đái do phì tuyến tiền liệt 4. Chế phẩm - Atropin sulfat - Cồn thuốc Belladon : chứa 0,03 % alcaloid - Cao khô Belladol : chứa 1,5 % alcaloid, uống 10-20mg/ngày x 2 lần/ngày - Scopolamin - Homatropin 23
  24. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 27 : Thuốc kích thích hệ N-cholin Bài làm 1. Tác dụng - Tác dụng trên tim mạch + Pha I : hạ HA tạm thời + Pha II : ↑ HA mạnh + Pha III : Hạ HA kéo dài - Trên hô hấp : kích thích làm tăng biên độ và tần số - Mắt : Giãn đồng tử - Hệ tiêu hoá : ↑ tiết dịch, ↑ nhu động ruột 2. Cơ chế - Ban đầu Nicotin kích thích hạch Σ', trung tâm ức chế tim ở hành não → tim đập chậm và hạ HA - Tiếp theo Nicotin kích thích hạch Σ, trung tâm vận mạch → tim đập nhanh, ↑ HA, ↑ nhu động ruột , Kích thích thượng thận làm ↑ tiết adrenalin → Rp ở xoang cảnh → kích thích trung khu hô hấp - Sau cùng : kiệt quệ do bị kích thích quá mức và hạ HA kéo dài 3. Chế phẩm - Nicotin : độc tính cao, không dùng θ, dùng để nghiên cứu - Lobelin : là Alcaloid của Lobelia inflata dùng để kích thích hô hấp - Xititon : là alcaloid của Themopsis, tác dụng ~ Lobelin 24
  25. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 28 : Thuốc ức chế N-cholin Bài làm I. Thuốc ức chế N-cholin của hạch 1. Đặc điểm - Thuốc ngăn cản luồng xung động từ sợi tiền hạch đến sợi hậu hạch - Cạnh tranh với các ACh tại Rp ở màng sau synap tại hạch 2. Tác dụng - Động mạch nhỏ ( Σ ) : giãn mạch, hạ HA - Tĩnh mạch ( Σ ) : giãn mạch, ứ trệ tuần hoàn, ↓ cung lượng tim - Tim ( Σ' ) : tim đập nhanh - Đồng tử ( Σ' ) : giãn - Ruột ( Σ' ) : ↓ nhu động và trương lực, gây táo bón - Bàng quang ( Σ' ) : bí tiểu tiện - Tuyến nước bọt ( Σ' ) : ↓ tiết, khô miệng 3. Tác dụng phụ - Hạ HA ở tư thế đứng, rối loạn mạch não, mạch vành và ↓ tiết niệu do phong toả hạch Σ - ↓ tiết dịch, ↓ nhu động ruột, khô miệng táo bón, giãn đồng tử do phong toả hạch Σ' 4. Chỉ định - Bệnh ↑ huyết áp - Hạ HA điều khiển trong phẫu thuật - Phù phổi cấp 5. Chế phẩm - Tetra-ethyl-amoni ( TEA ) : tiêm IM 0,25-0,5 g/lần x 1-2 lần/ngày - Hexametoni : tác dụng mạnh hơn TEA 10-20 lần - Pentametazon ( pendiomid ) : tác dụng kéo dài ~ 60' - Methioplegium ( arfonad ) II. Thuốc ức chế N-cholin ở cơ vân 1. Tác dụng - Ngăn luồng xung động thần kinh tới cơ ở bản vận động → giãn cơ - Thứ tự liệt cơ : Cơ mi mắt, cơ mặt, cổ, cơ chi trên, cơ chi dưới, cơ bụng, cơ liên sườn, cơ hoành - Ức chế trung khu hô hấp - Giãn mạch, hạ HA 2. Chỉ định - Thuốc giãn cơ trong phẫu thuật và các thủ thuật ngoại khoa - Sản khoa : mổ lấy thai - Thuốc chống co giật 3. Chế phẩm - Tranh chấp với ACh ở bản vận động : d-Tubocurarin , Galamin - Tác động như ACh : Succinylcholin ( myorelaxin ) , Dercametaoni bromid 25
  26. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 29 : Thuốc cường TCT α và β ( adrenalin và noradrenalin ) Bài làm I. Adrenalin 1. Tác dụng ( trên cả Rp α và β ) - Trên tim mạch : + Làm tim đập nhanh và mạnh ( Rp β ) + Làm ↑ áp lực đột ngột ở quai chủ và xoang cảnh, gây phản xạ ↓ áp qua dây herinh và cyon làm cường dây X → tim đập chậm + Co mạch ở một số vùng: mạch da và tạng ( Rp α ) + Giãn mạch cơ vân và mạch phổi ( Rp β ) Kết quả là làm HAmax ↑ nhưng HAmin ↓ nên HAtb không tăng - Trên phế quản + Ít có tác dụng trên người bình thường nhưng làm giãn mạnh trên người bị co thắt phế quản do hen + Cắt cơn hen nặng nhưng mất tác dụng ở lần sau - Trên chuyển hoá : ↑ huỷ glycogen gan tạo glucose → ↑ Glc máu , ↑ chuyển hoá cơ bản 2. Chỉ định - Ngừng tim đột ngột - Đắp trực tiếp vào vết thương bên ngoài để cầm máu - Trộn với thuốc tê làm ↑ thời gian và hiệu lực gây tê 2. Chế phẩm - Adrenalin chlohydrat : ống 1ml = 1mg II. Noradrenalin 1.Tác dụng - Kích thích trên cả Rp α và β nhưng chủ yếu trên Rp α1 và ít tác dụng trên Rp β - Kích thích Rp α nên co mạch ↑ HA ( max và min ) → HAtb ↑ - Ít tác dụng trên Rp β nên ít ảnh hưởng tới nhịp tim → không gây phản xạ cường phế vị - Tác dụng lâu hơn Adrenalin nên không có giai đoạn ↓ HA - Tác dụng trên phế quản yếu do có Rp β2 - Tác dụng trên dinh dưỡng và chuyển hoá kém adrenlain 2. Chỉ định - Cấp cứu nặng HA trong trường hợp truỵ tim mạch, sock bỏng, sock chấn thương - Liều : ống 1ml = 1mg , truyền nhỏ giọt IV 1-4 mg/250-500ml dd glucose đẳng trương , không tiêm SC hay IM do làm co mạch kéo dài, gây hoại tử nơi tiêm 3. Chế phẩm - Dopamin : ống 200mg/5ml , truyền IV 2-5μg/kg/phút 26
  27. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 C©u 30 : Thuèc cường chän läc Rp α Bμi lμm 1. Metaraminol ( Aramin ) - T¸c dông : cường α , co m¹ch vμ t¨ng co bãp tim - ChØ ®Þnh : N©ng HA trong trường hîp gi¶m HA ®ét ngét, trong sock vμ chÊn thương - Thuèc : + Tiªm IV 0,5  5mg trong trường hîp cÊp cøu + TruyÒn IV dung dÞch 10mg/1ml + Cã thÓ tiªm IM hay SC , èng 1ml = 0,01 g metaraminol bitartrat 2. Phenylephrin ( Neosynephrin ) - T¸c dông : ¦u tiªn trªn α1, t¸c dông co m¹ch ↑ HA kÐo dμi, kh«ng m¹nh b»ng NA, kh«ng ¶nh hưởng ®Õn nhÞp tim, kh«ng kÝch thÝch TKT¦ vμ kh«ng lμm ↑ Glc huyÕt - ChØ ®Þnh : Như Noradrenalin - Thuèc : + Tiªm IM 5-10 mg + TruyÒn IV 10-15mg/1000ml dung dÞch Glc ®¼ng trương 3. Clonidin ( Catapressan ) - T¸c dông + Cêng Rp α2 trước synap ë T¦ g©y ↑ HA ng¾n, + TuÇn hoμn : Lμm gi¶m gi¶i phãng NA ë neuron ∑ g©y ↓ nhÞp tim, ↓ trương lùc ∑, ↓ lưu lượng m¸u ë n·o, t¹ng, thËn, m¹ch vμnh, dÉn ®Õn ↓ HA + Tiªu ho¸ : Gi¶m bμi tiÕt nước bät, må h«i, dÞch vÞ + TKT¦ : T¸c dông an thÇn, gi¶m ®au g©y mÖt mái - ChØ ®Þnh + T¨ng HA thÓ võa vμ nÆng + Trong cai nghiÖn ma tuý - Chèng chØ ®Þnh + C¸c tr¹ng th¸i trÇm c¶m - LiÒu lượng + Viªn 0,15mg, uèng liÒu t¨ng dÇn tíi 6 viªn/ngμy 27
  28. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 C©u 31: Thuèc cường chän läc Rp β Bμi lμm 1. C¸c t¸c dông chÝnh - T¸c dông gi·n phÕ qu¶n : c¸c nh¸nh phÕ qu¶n, ®Æc biÖt c¸c nh¸nh phÕ qu¶n nhá cã nhiÒu Rp β2 - T¸c dông d·n m¹ch : T¸c dông lªn β2 , gi·n m¹ch c¬ v©n, m¹ch n·o, m¹ch vμnh. ruét do ®ã lμm ↓ HA nhanh vμ m¹nh - T¸c dông trªn tim : Cường β1 , t¨ng tÇn sè, søc co bãp, tèc ®é dÉn truyÒn vμ kh¶ n¨ng tíi m¸u cho tim - T¸c dông trªn c¬ tö cung : Cêng β2, gi·n tö cung, gi¶m co th¾t, dïng θ däa s¶y thai 2. ChØ ®Þnh - ChËm nhÞp thường xuyªn - Hen phÕ qu¶n - Rèi lo¹n tuÇn hoμn kÌm theo h¹ HA - Truþ m¹ch, suy tim vμ cho¸ng 3. ChÕ phÈm - Isoproterenol (isuprel, aleudrin, ) - Metaproterenal ( orciprenalin, metaprel ) - Albuteral (salbutamol, ventolin ) - Ethylephrin (effortil) - lsoxsuprin ( duvadilan ) C©u 32 : Thuèc huû α_Adrenergic Bμi lμm - T¸c dông: + Gi·n m¹ch h¹ huyÕt ¸p - T¸c dông phô: + DÔ g©y h¹ huyÕt ¸p tư thÕ ®øng + NhÞp tim nhanh + Co ®ång tö + N«n, Øa láng - ChØ ®Þnh: + C¬n t¨ng huyÕt ¸p, chÈn ®o¸n u tuû thượng thËn, ®iÒu trÞ bÖnh Raynaud - C¸c thuèc vμ liÒu lượng + Nhãm haloalkylamin ( phenoxybenzamin, dibenamin ) : viªn nang 10mg, uèng 2-10 viªn/ngμy + DÉn xuÊt imidazolin ( tolazolin, phentolamin ) : Tolazolin ( Priscol, Divascon ) uèng hay tiªm IM 25-50mg/ngμy, Phentalamin ( Regitin ) uèng 20-40mg/ngμy + Prazosin : uèng 1-20 mg/ngμy + Alkaloid nh©n indol ( ergotamin, ergometrin, yohimbin ) : ergotamin uèng 4-6mg/ngμy hay tiªm SC 0,1-0m5 mg/ngμy , yohimbin 5-10 mg/ngμy 28
  29. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 C©u 33 : Thuèc huû β_Adrenergic Bμi lμm 1. T¸c dông chÝnh : - Huû giao c¶m β - Trªn tim : + Gi¶m nhÞp tim + Gi¶m lùc co bãp cña c¬ tim + Gi¶m lu lượng tim + Gi¶m sö dông oxi cña c¬ tim - Trªn khÝ qu¶n : G©y co th¾t - Trªn chuyÓn ho¸ : øc chÕ huû glycogen vμ lipid - Trªn ThËn : gi¶m tiÕt renin, h¹ HA trªn người cã HA cao - T¸c dông æn ®Þnh mμng : gièng quinidin gi¶m tÝnh thÊm cña mμng tÕ bμo c¬ tim víi ion natri. 2. ChØ ®Þnh : - C¬n ®au th¾t ngùc - Lo¹n nhÞp tim : lo¹n nhÞp do cường giao c¶m, nhÞp nhanh v« c¨n - T¨ng huyÕt ¸p. - Cêng tuyÕn gi¸p. - Chøng ®au nöa ®Çu ( héi chøng migraine ). 3. Chèng chØ ®Þnh : - Suy tim - Block nhÜ thÊt. - NhÞp xoang chËm. - Hen phÕ qu¶n. - §¸i th¸o ®êng. 4. Tương t¸c thuèc : - C¸c thuèc g©y c¶m øng c¸c enzym, chuyÓn ho¸ ë gan như phenyltoin, rifampin, phenobarbital sÏ lμm t¨ng chuyÓn ho¸, gi¶m t¸c dông cña thuèc huû beta adrenergic - C¸c thuèc chèng viªm phi steroid lμm gi¶m t¸c dông h¹ huyÕt ¸p cña c¸c thuèc huû giao c¶m beta . - HiÖp ®ång víi c¸c thuèc chÆn kªnh calci, c¸c thuèc h¹ huyÕt ¸p. 5. ChÕ phÈm : + Propranolol ( inderal, avlocardyl ). Viªn 40mg vμ 160mg. Uèng 120 mg - 160 mg / ngμy. + Oprenolol (Trasicor) + Acebutolol ( Sectran ). + Labetalol ( Trandate ) + Atenolon (Tenormin) 29
  30. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 THUèC CHèNG NHIÔM KHUÈN Vμ NHIÔM §¥N BμO C©u 34 : C¸c lo¹i Sulfamid ( t¸c dông vμ chØ ®Þnh ) Bμi lμm Lμ chÊt tæng hîp dÉn xuÊt cña Sulfanilamid 1. T¸c dông vμ c¬ chÕ - Lμ chÊt k×m khuÈn - øc chÕ tranh chÊp víi PABA trong qu¸ tr×nh ∑ acid folic cña vi khuÈn - øc chÕ hydrofolat synthetase - Phæ kh¸ng khuÈn réng hÇu hÕt c¸c cÇu khuÈn vμ trùc khuÈn Gr(-) , Gr(+) 2. Ph©n lo¹i - HÊp thu nhanh vμ th¶i trõ nhanh : Sulfadiazin, Sulfafurazon ( Gantrisin ) , Sulfamethoxazol ( Gantanol ) , ®¹t Cmax sau 2-4h, T1/2 6-8h, th¶i trõ 95%/24h - Lo¹i hÊp thu rÊt Ýt : Sulfaguanidin ( Ganidan ) , salazosulfapiridin ( Salazopyrin ) - Lo¹i th¶i trõ chËm : Sulfadoxin ( Fanasil ), T1/2 7-9 ngμy - Lo¹i dïng t¹i chç : Sulfacetamid , mafenid, Ýt hay khã tan trong níc 3. ChÕ phÈm vμ c¸ch dïng - Viªm ®ường tiÕt niÖu + Sulfadiazin : viªn nÐn 0,5g + Sulfamethoxazol ( Gantanol ) : viªn nÐn 0,5g + Sulfafurazon ( Gantrisin ) : viªn nÐn 0,5g + Ngμy ®Çu uèng 2g x 4 lÇn, ngμy sau 1g x 4 lÇn x 5-10 ngμy - NhiÔm khuÈn tiªu ho¸ + Sulfaguanidin ( Ganidan ) : viªn nÐn 0,5g, uèng 3-4g/ngμy + Sulfasalazin ( Azalin ) : viªn nÐn 0,5g, uèng 3-4g/ngμy - Dïng b«i t¹i chç + B¹c Sulfadiazin ( Silvaden ) 10mg/g kem b«i 30
  31. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 C©u 35 : Ph©n lo¹i kh¸ng sinh , nguyªn t¾c chung khi sö dông kh¸nh sinh Bμi Lμm I. Ph©n lo¹i kh¸ng sinh ( c¨n cø vμo cÊu tróc ho¸ häc ) 1. Nhãm β -lactam - Ph©n nhãm c¸c Penicilin, - Ph©n nhãm c¸c Cephalosporin (thÕ hÖ 1, 2, 3, 4) 2. Aminoglycosid : ( Streptomycin, Gentamycin, Kanamycin, Spectinomycin, ) 3. Lincosamid : ( Lincomycin, Clindamycin). 4. Macrolid : ( Erythromycin , Oleandomycin, Spiramycin, Clarithromycin, ). 5. Phenicol : ( Cloramphenicol , Thiamphenicol) 6. Tetracylin: ( Tetracyclin, oxytetracyclin, Doxycyclin, Minocyclin) 7. Rifamycin : Rifamycin , Rifampin. 8. Kh¸ng sinh ®a Peptid: Polymycin, Bacitracin. 9. Nhãm tæng hîp - Quinolon + Nhãm Quinolon kinh ®iÓn + Nhãm Quinolon míi : rosoxacin, Pefloxacin, ofloxacin, Ciprofloxacin, - DÉn xuÊt cña 5- Nitro- imidazo l: ( Flagyl , Metronidazol ), Sulfanilamid 10 . Nhãm kh¸ng sinh chèng nÊm : Nystatin, Amphotericin B, Griseofulvin II. Nguyªn t¾c dïng thuèc kh¸ng sinh 1. ChØ sö dông kh¸ng sinh khi cã nhiÔm khuÈn 2. Chän ®óng kh¸ng sinh 3. Chän d¹ng thuèc thÝch hîp 4. Ph¶i sö dông ®ñ liÒu. 5. Ph¶i sö dông ®ñ thêi gian quy ®Þnh 6. Sö dông kh¸ng sinh dù phßng hîp lý 7. ChØ phèi hîp kh¸ng sinh khi thËt cÇn thiÕt 31
  32. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 36 : Các Penicillin tự nhiên và dẫn xuất bán tổng hợp Bài làm I. Penicillin tự nhiên 1. Tác dụng + Cầu khuẩn Gr(+) tụ cầu, liên cầu, phế cầu và + Cầu khuẩn Gr(-) : lậu cầu, màng não cầu + Trực khuẩn Gr(+) : Uốn ván, than, bạch cầu, ho gà + Xoắn khuẩn giang mai → Tác dụng mạnh trên các VK đang ở giai đoạn phân chia, ít có tác dụng trên VK không ở giai đoạn phân chia, kết hợp với nhóm tetracylin và cloramphenicol thì ↓ tác dụng - Không tác dụng trên trực khuẩn Gr(-) : lỵ, thương hàn và E.coli - Tụ cầu tiết β_lactamase - Trực khuẩn lao và các loại nấm 2. Cơ chế tác dụng - Ức chế tạo vách VK do thuốc tạo phức với tranpeptidase là enzym nối các peptidoglycan → VK không tạo được vách, do đó các thuốc kìm làm ↓ tác dụng của KS 3. Chế phẩm - Benzylpenicilin ( Penicilin G ) : - Procain-Penicilin : tác dụng kéo dài - Benzathin-penicilin : Tác dụng kéo dài 4 tuần - Phenoxypenicilin ( Penicilin V ) II. Các Penicilin bán tổng hợp 1. Mục đích - ↑ sức chống đỡ của thuốc với sự phá huỷ của penicilinase - Giữ thuốc ổn định ở pH dạ dày - Mở rộng phổ tác dụng kháng khuẩn 2. Chế phẩm - Các penicilin kháng β_lactamase ( Penicilin M ) + Ampicilin, Amoxicilin, Hetacilin : hấp thu tốt, ít gây thích ứng ở đường tiêu hoá - Penicilin phổ rộng + Carboxypenicilin (carbennicilin, ticarcilin) + Ureidopenicilin (mezlocilin, azlocilin, piperaclin) - Penicilin phổ tác dụng hẹp + Pivmecilinam : tác dụng lên E.coli, Salmolella, shigella Câu 38 : Các kháng sinh ức chế β_lactamase Bài làm Tác dụng - Là acid clavulanic và sulbactam có tác dụng kháng sinh yếu nhưng gắn không hồi phục với β_lactamase và có ái lực cao với β_lactam - Phối hợp với kháng sinh nhóm β_lactam sẽ làm bền vững và ↑ cường hoạt tính của kháng sinh này Chế phẩm - Acid clavulanic + Amoxicilin = Augmentin : viên nén 250,500mg, lọ 500mg - Acid clavulanic + Ticarcilin = Claventin - Sulbactam + Ampicilin = Unasyn : viên nén 220mg , ống tiêm 500-1000mg - Tazobactam + Piperacilin = Zosyn 32
  33. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 39 : Các Cephalosporin ( tác dụng và chỉ định ) Bài làm - Là kháng sinh phổ rộng 1. Thế hệ I : Cafalotin, Cefazolin, Cefalexin, Cefaclor, Cefadroxil - Đặc điểm tác dụng + Phổ tác dụng gần giống Ampicilin và Meticilin + Kháng sinh diệt khuẩn Gr(+) mạnh, trực khuẩn Gr(-), trực khuẩn đường ruột ( E.coli, thương hàn, lỵ ) , các tụ cầu tiết Penicilinase - Không tác dụng với + Tụ cầu vàng + Virus và vi khuẩn Gr(-) kỵ khí - Chỉ định + Nhiễm khuẩn mà bệnh căn chưa rõ + Phối hợp với Aminoglycosid + Nhiễm khuẩn do tụ cầu và viêm thận 2. Thế hệ II : Cefamandol, Cefoxitin, Cefuroxim, Zinacef - Đặc điểm tác dụng + Phổ tác dụng mạnh, hơn thế hệ I + Tác dụng mạnh với cả β_lactamase + Tác dụng diệt cả vi khuẩn gây bệnh đường ruột + Tác dụng diệt cả vi khuẩn kỵ khí nhưng yếu - Chỉ định + Nhiễm khuẩn Gr(-) + Nhiễm khuẩn phổi, vùng bụng + Nhiễm khuẩn tiết niệu, phụ khoa, da + Bệnh lậu đã kháng Penicilin 3, Thế hệ III : Cefotaxim, Ceftriaxon, ceftazidim, Suprax - Đặc điểm tác dụng + Phổ rộng, qua được hàng rào máu não + Diệt VK Gr(+) yếu hơn thế hệ I + Diệt VK Gr(-) mạnh hơn thế hệ I và II + Diệt trực khuẩn ruột đã kháng thế hệ I do tiết β_lactamase - Chỉ định + Các nhiễm khuẩn nghiêm trọng + Khi VK kháng Cephalosporin thế hệ I và II + Viêm màng não do VK Gr(-) 4. Thế hệ IV : Cefepim biệt dược Maxipim - Tác dụng + Mạnh hơn thế hệ III + Diệt cả VK Gr(+) và Gr(-) - Chỉ định + Dùng trong viêm phổi, viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết 33
  34. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 40 : Streptomycin ( tác dụng, chỉ định và độc tính ) Bài làm 1. Tác dụng - Gắn vào tiểu phần 30S của ribosom → VK đọc sai mã mARN → Σ bị gián đoạn - Phổ tác dụng + VK Gr(+) : tụ cầu, phế cầu, liên cầu + VK Gr(-) : Salmonella, Shigella, Haemophilus + Xoắn khuẩn giang mai + Là KS chống lao hàng đầu 2. Chỉ định - Điều trị lao : phối hợp với kháng sinh khác - Một số nhiễm khuẩn tiết niệu, dịch hạch, Brucella : phối hợp với tetracyclin - Nhiễm khuẩn huyết do liên cầu : phối hợp với penicilin G 3. Độc tính - Gây tổn thương dây VIII → rối loạn tiền đình và ốc tai gây chóng mặt, mất điều hòa mất thính lực, có thể gây tổn thương không hồi phục - Độc cho thận và phản ứng quá mẫn - Tác dụng mềm cơ, có thể gây ngừng hô hấp do liệt cơ hô hấp - Không dùng cho phụ nữ có thai và người nhược cơ Câu 41 : Các kháng sinh nhóm aminoglycosid ( tác dụng và chỉ định ) Bài làm 1. Tác dụng - Kháng sinh diệt khuẩn phổ tác dụng rộng : Gr(+) và Gr(-) - Chủ yếu trên vi khuẩn Gr(-) : cầu khuẩn, trực khuẩn - Phối hợp với Penicilin G diệt liên cầu, do cản trở tạo vách VK tạo điều kiện cho AG thấm vào trong VK đến đích ribosom - Có thể tác dụng trên đơn bào, sán dây 2. Tác dụng phụ - Gây tổn thương dây VIII → rối loạn tiền đình và ốc tai gây chóng mặt, mất điều hòa mất thính lực, có thể gây tổn thương không hồi phục - Độc cho thận và phản ứng quá mẫn - Tác dụng mềm cơ, có thể gây ngừng hô hấp do liệt cơ hô hấp - Không dùng cho phụ nữ có thai và người nhược cơ 3. Cơ chế - AG diệt khuẩn, ức chế Σ VK ở mức ribosom - Streptomycin gắn vào tiểu phần 30S của ribosom - Các aminoglycosid khác gắn cả vào tiểu phần 30S và 50S của ribosom 4. Chỉ định - Điều trị lao : Streptomycin, Kanamycin - Một số nhiễm khuẩn tiết niệu, dịch hạch, Brucella : Gentamycin, Tobramycin - Nhiễm khuẩn huyết do liên cầu : Gentamycin - Điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện : Amikacin 34
  35. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 42 : Các Lincosamid ( tác dụng, chỉ định ) Bài làm 1. Tác dụng - Kháng sinh diệt khuẩn dùng cả đường uống và tiêm - Cơ chế : Ức chế Σ protein của Vk, gắn vào tiểu phần 50S của ribosom làm cản trở tạo đa peptid 2. Tác dụng phụ - Viêm ruột kết mạc giả ( dùng dài ngày ) : đi lỏng, co cứng cơ thành bụng và sốt - Gây rối loạn tiêu hoá - Viêm tĩnh mạch, hạ HA, viêm lưỡi và rối loạn vị giác 3. Chỉ định - Lincomycin : θ nhiễm khuẩn Gr(+) : tụ cầu, liên cầu, phế cầu - Clindamycin : + Nhiễm vi khuẩn kị khí âm đạo, ruột + Nhiễm khuẩn khung chậu ( Nhiễm khuẩn sinh dục nữ ) + Nhiễm khuẩn phổi + Nhiễm khuẩn huyết + Nhiễm tụ cầu, liên cầu, phế cầu Câu 43 : Erythromycin Bài làm 1. Tác dụng - Thuốc có tác dụng kìm khuẩn, nhưng cũng có tác dụng diệt khuẩn trên những chủng VK nhạy cảm với nồng độ cao : tụ cầu, liên cầu - Cơ chế : Thuốc gắn vào tiểu phần 50S của ribosom → ức chế Σ protein + Cơ chế tác dụng ~ Lincosamid, Macrolid và Cloraphenicol → ức chế đối kháng → không dùng phối hợp 2. Chỉ định - Nhiễm khuẩn hô hấp, răng - hàm - miệng, tiết niệu - sinh dục - Bệnh do Rickettsia, Toxoplasma, viêm cổ tử cung, niệu đạo - Viêm mô tế bào, mạch bạch huyết, tai-mũi-họng, mi mắt - Nhiễm khuẩn toàn thân do lậu cầu - Dị ứng do β_lactam - Điều trị dự phòng : viêm màng trong tiêm do liên cầu, viêm khớp, viêm màng não 3. Chế phẩm - Erythromycin estolat, propionat : đường uống - Erythromycin ethylsuccinat : Tiêm bắp ( IM ) - Erythromycin glucoheptonat : Tiêm tĩnh mạch ( IV ) 35
  36. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 44 : Oleandomycin và Spiramicin ( tác dụng và chỉ định ) Bài làm 1. Tác dụng : diệt khuẩn - Cầu khuẩn Gr(-), và VK Gr(+), - Vi khuẩn kị khí, xoắn khuẩn giang mai và Leptospira - Các chủng nội bào Mycoplasma, Chlamydia, Rickettsia, Toxoplasma - Diệt Helycobacter pyroly : điều trị viêm loét DD_HTT - Điều trị VCTC và dự phòng thấp khớp cấp - Chống viêm nhất là trong VPQ và hen đã quen glucocorticoid 2. Chỉ định - Oleandomycin + Nhiễm khuẩn đường hô hấp, răng-hàm-mặt, sinh dục tiết niệu + Các chủng nội bào gây viêm cổ tử cung, trực tràng, niệu đạo + Viêm mô tế bào, mạch bạch huyết, tai-mũi-họng, mi mắt + Nhiễm khuẩn toàn thân do lậu cầu + Viêm loét DD-HTT + Dự phòng thấp khớp cấp, viêm màng trong tim do liên cầu - Spiramicin + Nhiễm lậu cầu, phế cầu ở những người dị ứng với β_lactamin + Chữa toxoplasma ở phụ nữ mang thai + Điều trị dự phòng cho người tiếp xúc với viêm màng não tuỷ + Viêm xương khớp do tụ cầu + Điều trị amip nhưng không có tác dụng với lỵ amip ở gan 36
  37. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 45 : Chloramphenicol ( Chlorocid ) , tác dụng và chỉ định Bài làm 1. Tác dụng - Phổ tác dụng rộng cả VK Gr(-) và Gr(+) - Rickettsia - Đặc biệt trên VK gây thương hàn - Cơ chế : Ức chế Σ protein của VK do ức chế tiểu phân 50S của ribosom 2. Độc tính - Liều cao dài ngày gây suy tuỷ - Gây thiếu máu - Viêm dây thần kinh thị giác, ngoại biên, mê sảng - Gây phản xạ quá mẫn, mề đay, phản vệ - Hội chứng xám : nôn, thở nhanh, tím xẫm, ngủ lịm, truỵ tim mạch và tử vong - Rối loạn tiêu hoá 3. Chỉ định - Điều trị thương hàn : phối hợp Ampicilin, Amoxicilin, Biseptol - Nhiễm khuẩn đường ruột - Nhiễm rickettsia - Nhiễm khuẩn mắt và tai - Viêm màng não : phối hợp với cephalosporin thế hệ III - Nhiễm khuẩn ở hệ TKTƯ : phối hợp Penicilin G và Mentronidazon - Nhiễm khuẩn Brucella, Tularemia, hoại thư sinh hơi Câu 46 : Tetracyclin ( tác dụng và chỉ định ) Bài làm 1. Tác dụng - Thuốc kìm khuẩn có phổ kháng khuẩn rộng nhất hiên nay - Tác dụng trên + Cầu khuẩn Gr(+) và Gr(-) : kém penicilin + Trực khuẩn Gr(+) ái khí và kị khí + Trực khuẩn Gr(-), trực khuẩn mủ xanh ít nhạy cảm + Xoắn khuẩn , Rickettsia, amip, Trichomonas - Cơ chế : Gắn vào tiểu phần 30S của ribosom làm ngăn cản ARNt chuyển acid amin vào chuỗi polipeptid 2. Chỉ định - Nhiễm Rickettsia - Nhiễm Mycoplasma pneumoniae - Nhiễm Chlamidia : viêm phổi, phế quản, viêm xoang , mắt hột - Bệnh lây truyền qua đường tính dục - Nhiễm trực khuẩn : Brucella, tả, E.coli - Trứng cá 37
  38. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 47 : Rifampicin ( tác dụng và chỉ định ) Bài làm 1. Tác dụng - Diệt vi khuẩn lao và phong - Cầu khuẩn Gr(+) : Tụ cầu vàng, tụ cầu da, liên cầu và lậu cầu - Vi khuẩn Gr(-), E.coli, trực khuẩn mủ xanh, Haemophilus influenzae, Nesseria meningitidis - Diệt cả VK trong và ngoài tế bào - Trong môi trường acid tác dụng mạnh gấp 5 lần 2. Tác dụng không mong muốn - Phát ban - Rối loạn tiêu hoá : buồn nôn và nôn - Sốt - Rối loạn tạo máu - Vàng da, viêm gan gặp ở người có tiền sử bệnh gan, nghiện rượu 2. Chỉ định - Điều trị lao và phong - Chế phẩm Rifampicin ( Rifampicin, Rimactan, Rifadin ) viên nang hoặc viên nén 150-200mg - Phối hợp với các thuốc chống lao khác không dùng đơn độc - Liều 10-20mg/kg x 1lần/ngày, tối đa 600mg/24h - Không dùng thuốc ở người suy ↓ chức năng gan Câu 48 : Metronidazol ( tác dụng và chỉ định ) Bài làm 1. Tác dụng - Diệt amip ngoài ruột và amip ở thành ruột (apxe gan, não, phổi, lách ) - Điều trị Trichomolas đường niệu-sinh dục , bệnh do Giardia lamblia và các VK kỵ khí bắt buộc - Cơ chế : Trong các VK kỵ khí và động vật nguyên sinh, 5-Nitro bị khử → chất trung gian độc với tế bào → kết hợp với cấu trúc xoắn của AND → vỡ các sợi AND → chết tế bào 2. Tác dụng phụ - Tiêu chảy, buồn nôn, sần da - Đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ - Rối loạn thần kinh, gây cơn động kinh, viêm đa dây thần kinh - Viêm tuỵ , nước tiểu xẫm màu do chất chuyển hoá của thuốc 3. Chế phẩm và chỉ định - Metronidazol ; viên nén 250, 500 mg , dịch treo Metronidazol benzoat - Lỵ amip cấp ở ruột : 750mg, ngày uống 3 lần x 5-10 ngày - Apxe gan do amip và amip trong các mô : 500-750mg/lần/24h ngày 3 lần x 5-10 ngày , trẻ em 30-40 mg/kg/24h chia 3 lần x 5-10 ngày - Nhiễm Trichomolas vaginalis - Bệnh do Giardia lamblia : 260 mg/lần ngày 3 lần trong 5-7 ngày , trẻ em 15mg/kg/24h chia 3 lần dùng 5-10 ngày - Nhiễm khuẩn kỵ khí, viêm màng trong tim, nhiễm khuẩn toan thân, apxe não, viêm màng não có mủ, viêm loét lợi cấp và viêm chân răng 38
  39. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 52 : Các thuốc điều trị phong Bài làm 1. DAPSON (DDS) - Tác dụng kìm khuẩn, không diệt khuẩn - Cơ chế : Do có cơ chế ~ PABA → ức chế tranh chấp với PABA trong quá trình Σ acid folic , ức chế dihydrofolat synthetase - Chỉ định : Phối hợp với clofazimin hay rifampin 2. RIFAMPIN - Là kháng sinh diệt khuẩn phong và lao mạnh - Thuốc khuyếch tán vào mô thần kinh kém nên không làm ↓ triệu chứng thần kinh do trực khuẩn phong gây nên - Chỉ định : Phối hợp với các thuốc θ phong khác 3. CLOFAZIMIN - Tác dụng kìm khuẩn phong - Cơ chế : Gắn vào AND làm ức chế sự nhân đôi của AND - Hấp thu nhanh và tích luỹ lâu trong mô, thải trừ qua thận chủ yếu - Chỉ định : Phối hợp với DAPSON và RIFAMPIN trong điều trị phong 4. Ngoài ra còn có các thuốc khác - Sulfoxon : Cơ chế, tác dụng ~ DAPSON - Thalidomid : Tác dụng an thần - Ethionamid : Tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn, dùng thay thế cho clofazimin Câu 53: Phân loại thuốc sốt rét Bài làm 1. Thuốc diệt thể vô tính trong HC - Cloroquin (Aralen, Avloclor, Malarivon, Nivaquin ) + Hiệu lực cao với thể vô tính trong HC của cả 4 loài KSTSR, tác dụng vừa phải với giao bào P.vivax , P.malariae , P.ovale , không ảnh tới giao bào của P.falciparum + Cơ chế : Ức chế polymerase làm tích luỹ heme gây độc làm ly giải KSTSR , ức chế AND và ARNpolymerase ngăn cản Σ nucleoprotein - Quinin + Tác dụng nhanh hiệu lực cao với thể vô tính của cả 4 loại, diệt được giao bào của P.vivax, P.malariae , ít hiệu lực với P.falciparum - Fansidar + Diệt thể vô tính trong HC của P.falciparum , yếu với P.vivax, không ảnh hưởng đến giao bào và giai đoạn ở gan của P.falciparum và P.vivax + Cơ chế : Ức chế enzym Σ acid folic → VK không Σ được AND và ARN - Mefloquin ( Eloquin, Larianm Mephaquin ) + Tác dụng mạnh với thể vô tính trong HC của P.falciparum và P.vivax, nhưng không diệt được giao bào của P.falciparum và thể gan của P.vivax - Artemisinin và các dẫn xuất + Diệt thể vô tính của loại, không có tác dụng trên giai đoạn ở gan - Halofantrin ( Halfan ) + Diệt thể vô tính của P.falciparum, không có tác dụng trên giai đoạn ở gan, thể thoa trùng và giao bào 2. Thuốc diệt giao bào ( Primaquin ) - Tác dụng tốt với thể ngoại HC ban đầu ở gan của P.falciparum và các thể ngoại HC muộn của P.vivax và P.ovalae 39
  40. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 54 : Cloroquin ( tác dụng và chỉ định ) Bài làm 1. Tác dụng - Hiệu lực cao với thể vô tính trong HC của cả 4 loài KSTSR, tác dụng vừa phải với giao bào P.vivax , P.malariae , P.ovale , không ảnh tới giao bào của P.falciparum - Cơ chế : Ức chế polymerase làm tích luỹ heme gây độc làm ly giải KSTSR , ức chế AND và ARNpolymerase ngăn cản Σ nucleoprotein 2. Tác dụng phụ - Liều θ : đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, ỉa chảy, rối loạn thị giác - Liều cao kéo dài : gây tan máu, ↓ thính lực, nhầm lẫn, bệnh giác mạc, rụng tóc, hạ HA 3. Chỉ định - Dùng điều trị và phòng sốt rét - Dùng trong thể SR nhẹ và vừa không dùng trong SR nặng và có biến chứng - Dự phòng cho người đi vào vùng SR lưu hành - Diệt amip ở gan, viêm đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ Câu 55 : Quinin ( tác dụng và chỉ định ) Bài làm 1. Tác dụng - Tác dụng nhanh hiệu lực cao với thể vô tính của cả 4 loại, diệt được giao bào của P.vivax, P.malariae , ít hiệu lực với P.falciparum - Cơ chế : + Ức chế polymerase làm tích luỹ heme gây độc làm ly giải KSTSR , ức chế AND và ARNpolymerase ngăn cản Σ nucleoprotein - Kích ứng tại chỗ : kích ứng DD gây buồn nôn, nôn - Tiêm SC : gây apxe vô khuẩn - Tiêm IV : gây giãn mạch, ức chế cơ tim, hạ HA, - Cơ trơn : ↑ co bóp tử cung 2. Điều trị - Điều trị SR nặng do P.falciparum, và SR ác tính - Kết hợp với Tetracyclin, fasidar - Hiệu lực kém nên không dùng θ đợt cấp do P.vivax, P.malariae và P.ovale, không dùng khi P.falciparum còn nhạy cảm với cloroqin - Chỉ định cho phụ nữ có thai - Ít dùng để phòng bệnh 40
  41. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 56 : Primaquin , Quinocid ( tác dụng , chỉ định ) Bài làm 1. Tác dụng - Tác dụng tốt với thể ngoại HC ban đầu ở gan của P.falciparum và các thể ngoại HC muộn của P.vivax và P.ovalae do đó tránh được tái phát. - Thuốc diệt được giao bào của cả 4 thể nên có tác dụng chống lây lan 2. Tác dụng phụ - Liều θ : đau bụng, khó chịu vùng thượng vị - Liều cao : buồn nôn và nôn - Ức chế tuỷ xương gây thiếu máu và tan máu 3. Chỉ định - Điều trị sốt rét do P.vivax và P.ovale - Phối hợp với các thuốc diệt thể vô tính trong HC - Điều trị trong cộng đồng để cắt đường lan truyền của KSTSR, đặc biệt P.falciparum kháng cloroquin Câu 57 : Pyrimethamin ( tác dụng và chỉ định ) Bài làm - Là thuốc phối hợp giữa Sulfadoxin 500mg + Pyrimethamin 25 mg 1. Tác dụng - Pyrimethamin là dẫn xuất của diaminopyrimidin tác dụng chậm với các thể vô tính trong HC của 4 loài KSTSR - Thuốc ức chế các thể hữu tính phát triển trong cơ thể muỗi nên có tác dụng ngăn chặn sự lan truyền SR trong cộng đồng 2. Chỉ định - Điều trị SR do P.falciparum kháng cloroquin - Phối hợp với Quinin - Dự phòng cho người đi vào vùng có dịch lưu hành trong thời gian dài 3. Chống chỉ định - Dị ứng với thuốc, người bị bệnh máu, gan, thận nặng và phụ nữ có thai - Thận trọng khi dùng thuốc với phụ nữ cho con bú, người thiếu G6PD, hen phế quản 4. Liều lượng - Điều trị SR : uống 25mg Sulfadoxin + 1,25 mg pyrimethamin/kg - Dự phòng SR : uống 1 viên/tuần hoặc 3 viên/tháng 41
  42. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 58 : Fansidar ( tác dụng và chỉ định ) Bài làm 1. Tác dụng - Diệt thể vô tính trong HC của P.falciparum , yếu với P.vivax, không ảnh hưởng đến giao bào và giai đoạn ở gan của P.falciparum và P.vivax + Cơ chế : Ức chế enzym Σ acid folic → VK không Σ được AND và ARN 2. Chỉ định - Điều trị SR do P.falciparum kháng cloroquin - Phối hợp với Quinin - Dự phòng cho người đi vào vùng có dịch lưu hành trong thời gian dài 3. Chống chỉ định - Dị ứng với thuốc, người bị bệnh máu, gan, thận nặng và phụ nữ có thai - Thận trọng khi dùng thuốc với phụ nữ cho con bú, người thiếu G6PD, hen phế quản 4. Liều lượng - Điều trị SR : uống 25mg Sulfadoxin + 1,25 mg pyrimethamin/kg - Dự phòng SR : uống 1 viên/tuần hoặc 3 viên/tháng Câu 59 : Mefloquin ( tác dụng và chỉ định ) Bài làm - Là thuốc Σ dẫn xuất của 4-quinolin-methanol 1. Tác dụng - Tác dụng mạnh đến thể vô tính trong HC của P.falciparum và P.vivax nhưng không diệt được giao bào của P.falciparum và thể gan của P.vivax - Có hiệu quả cao trên các KST đa kháng các thuốc SR khác như cloroquin, pyrimethamin 2. Tác dụng phụ - Liều phòng bệnh : buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt - Liều cao: các triệu chứng trên kèm theo ù tai, rối loạn tri giác, loạn tâm thần, 3. Chỉ định - Điều trị và dự phòng SR do P.falciparum kháng thuốc - Chống chỉ định + Tiền sử bệnh tâm thần, động kinh, loạn nhịp + Trẻ em < 3 tháng , người suy gan, suy thận - Thận trọng + Người lái xe, vận hành máy móc + Phụ nữ có thai, trẻ em < 2 tuổi 42
  43. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 60 : Artemisinin ( tác dụng và chỉ định ) Bài làm 1. Tác dụng - Diệt thể vô tính trong HC ở cả 4 loài KSTSR, kể cả P.falciparum kháng cloroquin - Không có tác dụng trên giai đoạn ở gan, trên thoa trùng và giao bào của Plasmodium 2. Tác dụng phụ - Rối loạn tiêu hoá - Nhức đầu chóng mặt và hoa mắt - Chậm nhịp tim 3. Chỉ định - Điều trị SR nhẹ ở cả 4 loài Plasmodium - Điều trị SR nặng do P.falciparum đa kháng thuốc hoặc SR ác tính - Liều lượng + Artemisinin : ngày đầu 20mg/kg , ngày 2-5 : 10mg/kg + Artesunat : ngày đầu 4mg/kg , ngày 2-5 : 2mg/kg Câu 62 : Emetin và Dehydroemetin Bài làm 1. Tác dụng - Diệt amip trong các mô, ít có tác dụng trên amip ở ruột - Cơ chế : Cản trở sự chuyển dịch phân tử ARNm dọc theo ribosom nên ức chế không phục hồi sự Σ protein của amip 2. Tác dụng không mong muốn - Phản ứng tại chỗ : đau, apxe vô trùng - TK cơ : mệt mỏi, đau cơ - Tim : hạ HA, nhịp tim nhanh và loạn nhịp - Tiêu hoá : Buồn nôn, nôn, đau bụng và ỉa chảy 3. Chỉ định - Lỵ amip nặng - Apxe gan do amip 43
  44. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 63 : Tác dụng điều trị amip và trùng roi của Metronidazol Bài làm 1. Tác dụng - Diệt amip ngoài ruột (apxe gan, não, phổi ) và amip thành ruột - Diệt amip thể hoạt động nhưng ít ảnh hưởng đến thể kén - Tác dụng điều trị Trichpmolas đường niệu-sinh dục, bệnh do Giardia lamblia và các VK kị khí bắt buộc - Cơ chế : Trong các VK kỵ khí và động vật nguyên sinh, 5-Nitro bị khử → chất trung gian độc với tế bào → kết hợp với cấu trúc xoắn của AND → vỡ các sợi AND → chết tế bào 2. Tác dụng phụ - Tiêu chảy, buồn nôn, sần da - Đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ - Rối loạn thần kinh, gây cơn động kinh, viêm đa dây thần kinh - Viêm tuỵ , nước tiểu xẫm màu do chất chuyển hoá của thuốc 3. Chế phẩm và chỉ định - Metronidazol ; viên nén 250, 500 mg , dịch treo Metronidazol benzoat - Lỵ amip cấp ở ruột : 750mg, ngày uống 3 lần x 5-10 ngày - Apxe gan do amip và amip trong các mô : 500-750mg/lần/24h ngày 3 lần x 5-10 ngày , trẻ em 30-40 mg/kg/24h chia 3 lần x 5-10 ngày - Nhiễm Trichomolas vaginalis - Bệnh do Giardia lamblia : 260 mg/lần ngày 3 lần trong 5-7 ngày , trẻ em 15mg/kg/24h chia 3 lần dùng 5-10 ngày - Nhiễm khuẩn kỵ khí, viêm màng trong tim, nhiễm khuẩn toan thân, apxe não, viêm màng não có mủ, viêm loét lợi cấp và viêm chân răng Câu 64 : Thuốc tẩy giun theo cơ chế làm liệt giun Bài làm 1. Cơ chế - Gây ưu cực hoá làm cơ giun ↓ đáp ứng với acetylcholin → có tác dụng làm giun liệt mềm, mất khả năng bám vào thành ruột nên bị nhu động ruột tống ra ngoài - Phong bế dẫn truyền thần kinh của cơ giun làm cơ giun co cứng mất khả năng bám và bị tống ra ngoài 2. Chế phẩm - Pyrantel pamoat ( Cobantril, Combantrin, Helmex, Helmintox ) - Pipemazin ( Antepar, Vermitox, Pripsen ) - Levam isol (Ergamisol, Solaskil, Ketrax ) - Diethylcarbamazin ( Banocid, Hetrazan, Loxuran, Notezin ) - Ivermectin Câu 65 : Thuốc tẩy giun theo cơ chế ức chế nguồn dinh dưỡng Bài làm 1. Tác dụng - Hiệu quả cao trên các giai đoạn trưởng thành và ấu trùng của giun đũa, kim, tóc, móc, mỏ - Diệt được trứng giun đũa và móc, nang sán - Cơ chế : Thuốc liên kết tiểu quản KST, ức chế sự trùng hợp tiểu quản thành vi tiểu quản → ↓ hấp thu Glc → cạn dự trữ glycogen, ↓ ATP → giun bất động và chết Ức chế hệ Fumarat reductase đặc hiệu ở ty thể tế bào giun 2. Chế phẩm - Mebendazol ( Furgaca, Vermox, Mebutar, Nemasole ) - Albendazol ( Albenza, Eskazole, Zeben, Zentel ) - Thiabendazol ( Mintezol ) 44
  45. Đề Cương Dược Lý Đinh Ngọc Hà Dy3 Câu 66 : Các thuốc điều trị sán Bài làm 1. Cơ chế - Làm ↑ tính thấm màng tế bào sán với Ca2+ làm sán co cứng và liệt, mất tính bám dính và bị tống ra ngoài bởi nhu động ruột - Ức chế sự oxy hoá ảnh hưởng đến chuyển hoá năng lượng của giun sán, ức chế thu nhập Glc, không bám được vào thành ruột và bị đẩy ra ngoài 2. Chế phẩm - Niclosamid ( Cestocida, Yomesan, Tredemine, Niclocide ) - Praziquantel ( Biltricid, Cisticid, Droncit, Cesol ) - Metrifornat ( Bilarcil ) - Oxamniquin ( Mansil, Vansil ) 45