Dạy học tích hợp cho mô đun điện tử công suất tại trường Trung cấp nghề Củ Chi
Bạn đang xem tài liệu "Dạy học tích hợp cho mô đun điện tử công suất tại trường Trung cấp nghề Củ Chi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
day_hoc_tich_hop_cho_mo_dun_dien_tu_cong_suat_tai_truong_tru.pdf
Nội dung text: Dạy học tích hợp cho mô đun điện tử công suất tại trường Trung cấp nghề Củ Chi
- DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO MÔ ĐUN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CỦ CHI Lê Văn Tùng Học viên cao học lớp LL&PP dạy môn KTK18B 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong công cuộc đổi mới hiện nay của nước ta, mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, năng lực, sáng tạo có khả năng thích nghi với xu thế toàn cầu hoá là một trong những mục tiêu quan trọng nhất. Thực trạng đào tạo của khối dạy nghề nước ta hiện nay vẫn chưa thích nghi với việc đào tạo theo mô đun hóa vì phương pháp còn yếu, cơ sở vật chất còn lạc hậu. Thực tế để nâng cao chất lượng đào tạo theo mô đun hóa, nhưng khi triển khai vẫn còn tách giữa lý thuyết và thực hành dẫn đến chất lượng chưa cao. Trong khi đó dạy học mô đun là tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để nâng cao chất lượng trong đào tạo nguồn nhân lực. Cho nên muốn phát triển một cách toàn diện mà các Trường dạy nghề trong Thành phố nói chung và Trường Trung cấp nghề Củ Chi nói riêng cần phải có đội ngũ nguồn nhân lực đều tay để nhằm “ Giáo dục toàn diện” (kiến thức, kỹ năng và thái độ). Để thỏa mãn đòi hỏi trên, đồng thời nhằm nâng cao năng lực của người học và giải quyết các vấn đề trong lao động sản xuất và cuộc sống xã hội hiện đại thì một trong những quan điểm không thể không nhắc đến đó là dạy học tích hợp. Xuất phát từ thực tiễn, người nghiên cứu đã đề xuất: “Dạy học tích hợp mô đun điện tử công suất tại trường Trung cấp nghề Củ Chi” nhằm tích cực hóa người học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề. 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ * Mục tiêu chính trong dạy học tích hợp là: - Tạo ra Người lao động có Năng lực thực hành tốt theo yêu cầu nền sản xuất công nghiệp. - Có năng lực Giải quyết vấn đề trong thực tiễn. - Có năng lực Giao tiếp tốt * Điều kiện tổ chức dạy học tích hợp Để tổ chức dạy học tích hợp thành công cần có các điều kiện sau: - Chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo được xây dựng mới theo hướng mô đun hóa và định hướng đầu ra là năng lực hành nghề. - Phương pháp dạy học: Các phương pháp dạy học được áp dụng theo định hướng hành động, tích hợp giữa truyền thụ kiến thức/lý thuyết với hình thành rèn và luyện kỹ năng/thực hành, nhằm tạo điều kiện cho người học chủ động tham gia và hình thành cho người học năng lực thực hành nghề. 1
- - Phương tiện dạy học: Phương tiện dạy học bao gồm cả học liệu được thiết kế, phát triển phù hợp với mô đun đào tạo. - Giáo viên: Giảng dạy tích hợp là dạy kết hợp lý thuyết và thực hành, do vậy giáo viên phải đảm bảo dạy được cả lý thuyết và thực hành nghề. Ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề thì giáo viên phải có trình độ xác định các mục tiêu bài dạy, phân bố thời gian hợp lý, chọn lựa phương pháp dạy học phù hợp, khả năng bao quát và điều hành hoạt động của người học. - Học sinh: Học sinh phải chủ động, tích cực, độc lập, có tinh thần hợp tác. - Đánh giá: Đánh giá kết quả học tập nhằm xác định/công nhận các năng lực mà người học đã đạt được thong qua đánh giá sự thực hiện cũng như mức độ đạt được các mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ. - Cơ sở vật chất: Bản chất của dạy học tích hợp là tổ chức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành trong cùng không gian, thời gian và địa điểm. Điều này có nghĩa là khi dạy một kỹ năng nào đó thì phần kiến thức liên quan đến đâu sẽ được dạy đến đó và sẽ được thực hành ngay kỹ năng đó. Do đó phòng dạy tích hợp sẽ khác phòng dạy lý thuyết và phòng chuyên dạy thực hành, tức là phải trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy học, cũng như dụng cụ thực hành kỹ năng, cụ thể phải đáp ứng điều kiện dạy được cả lý thuyết và thực hành: hiện tại chưa có chuẩn quy định về loại phòng này. Tuy nhiên do đặc điểm của việc tổ chức dạy học tích hợp cho nên phòng học phải có chỗ để học lý thuyết đồng thời cũng phải có chỗ để bố trí máy móc thiết bị thực hành. Vì vậy, diện tích phòng dạy học tích hợp phải đủ lớn để kê bàn, ghế học lý thuyết, lắp đặt các thiết bị hỗ trợ giảng dạy lý thuyết, lắp đặt đủ các thiết bị thực hành cho học sinh. *Bài dạy tích hợp. Bài dạy tích hợp tương ứng với kỹ năng, kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Trong kỹ năng này thường gồm nhiều tiểu kỹ năng. Vì vậy, để thực hiện bài dạy tích hợp, GV cần dạy từng tiểu kỹ năng. 2
- Tiểu kỹ năng 1 Lý thuyết liên Trình tự thực Thực hành quan hiện - Hoạt động GV - Hoạt động GV - Hoạt động GV - Hoạt động HS - Hoạt động HS - Hoạt đ ộng HS Tiểu kỹ năng n Lý thuyết liên Trình tự th ực hiện Thực hành quan - Hoạt động GV - Hoạt động GV - Hoạt động GV - Hoạt động HS - Hoạt động HS - HìnhHoạt đ1ộ:ng Ho HSạt động của GV và HS trong từng tiểu 2.1 . Tổ chức Dạy học tích hợp mô đunk ỹđi năngện tử công suất tại trường Trung cấp nghề Củ Chi Tác giả đã tiến hành thực nghiệm 2 lớp 093ĐT và 103 ĐT, so với lớp đối chứng có kết: - Phân phối tần số tương đối điểm số (p%) thể hiện ở bảng 1: Xi Lớp 4.0 4.5 5.0 5.5 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0 8.5 9.0 Fi % ĐC NĐC= 18.7 18.7 6.25 6.25 12.5 25 6.25 6.25 0 0 0 16 5 5 T NTN= 11.7 23.5 17.6 17.6 11.7 0 0 0 5.88 5.88 5.88 N 17 6 3 5 5 6 Bảng 1: Phân phối tần số tương đối điểm số (phân phối tần suất hội tụ) Biểu đồ1: Tần suất hội tụ của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 3
- So sánh ta thấy ta có thể kết luận điểm trung bình lớp thực nghiệm lớn hơn điểm trung bình lớp đối chứng, tức là sự khác nhau giữa X TN và X ĐC là có nghĩa. Nghĩa là có sự khác biệt về hiệu quả giảng dạy của việc dạy học tích hợp so với dạy học truyền thống mô đun mô đun điện tử công suất. Hay kết quả học tập lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. 2.2 . Đề xuất Giáo viên - Phải có kiến thức, kỹ năng về trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm đủ để đáp ứng được yêu cầu dạy tích hợp. - Phải làm chủ được công nghệ để điều khiển quá trình dạy học một cách linh hoạt và sinh động nhằm tạo hứng thú và niềm tin học tập của học sinh. - Phải có phương pháp, tiêu chí và quy trình kiểm tra hợp lý, khoa học và khách quan nhằm đánh giá đúng kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh. Nhà trường 1. Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề của Giáo viên 2. Tổ chức các hội thảo chuyên đề về dạy học tích hợp kèm các báo cáo và các bài giảng minh họa được chuẩn bị trước để học tập và trao đổi kinh nghiệm. 3. Tăng cường đầu tư phương tiện, thiết bị DH sao cho thuận tiện cho học sinh thực hiện các các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. 4. Phát triển chương trình đào tạo theo hướng “tiếp cận kỹ năng” phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. 5. Tổ chức biên soạn các tài liệu dạy học tích hợp để phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh trong nhà trường. 6. Rà soát chỉnh sửa lại các chương trình khung, một số chương trình khung chưa thật sự đáp ứng các yêu cầu của tiếp cận năng lực thực hiện, rất khó để xây dựng hệ thống bài học mà chủ đề của mỗi bài là một năng lực thực hiện. 3. KẾT LUẬN Trước nhu cầu cao của một xã hội đang phát triển, cùng với xu hướng học tập và đào tạo người lao động toàn diện, cho nên dạy học theo quan điểm tích hợp đã và đang được áp dụng trong hệ thống giáo dục của nhiều nước trên thế giới, và đây cũng chính là bước mới trong đào tạo ở nước ta theo xu hướng phát triển của toàn cầu. Vì vậy thực hiện đề tài: “Dạy học tích hợp mô đun điện tử công suất tại trường Trung cấp nghề Củ Chi” là cần thiết và đúng đắn. 4
- Tài liệu tham khảo: [1]. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo Dục. [72]. Nguyễn Minh Đường (1994), Phương pháp đào tạo nghề theo Mô đun kỹ năng hành nghề, NXB Bộ Giáo dục và Đào tạo. [3]. Giáo trình Điện tử công suất (2011), trường trung cấp nghề Củ Chi. [4]. Nguyễn Văn Tuấn (2007), Giáo trình phương pháp giảng dạy, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, 2007. [5]. Nguyễn Văn Tuấn (2010), Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, chuyên đề bồi dưỡng sư phạm, Trường ĐH SPKT Tp.HCM. [6]. Nguyễn Đức Trí (2005), Bồi dưỡng phương pháp dạy học đào tạo nhân rộng, NXB Hà Nội. TP, Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 10 năm 2012 Ý kiến nhận xét của GVHD Tác giả 5
- BÀI BÁO KHOA HỌC THỰC HIỆN CÔNG BỐ THEO QUY CHẾ ĐÀO TẠO THẠC SỸ Bài báo khoa học của học viên có xác nhận và đề xuất cho đăng của Giảng viên hướng dẫn Bản tiếng Việt ©, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH và TÁC GIẢ Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi chưa có sự đồng ý của tác giả và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. ĐỂ CÓ BÀI BÁO KHOA HỌC TỐT, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN! Thực hiện theo MTCL & KHTHMTCL Năm học 2016-2017 của Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.