Đạo nhân- triết lý quản lý của Khổng Tử

ppt 15 trang phuongnguyen 3240
Bạn đang xem tài liệu "Đạo nhân- triết lý quản lý của Khổng Tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptdao_nhan_triet_ly_quan_ly_cua_khong_tu.ppt

Nội dung text: Đạo nhân- triết lý quản lý của Khổng Tử

  1. ĐẠO NHÂN – TRIẾT LÝ QUẢN LÝ CỦA KHỔNG TỬ Nhóm sinh viên : K54A - K55A Khoa học quản lý
  2. I. Khái lược về Khổng Tử và Đạo Nhân ⚫ Khổng Tử (551-479TCN): tên chữ Trọng Ni, cha làm quan nước Trâu. Đến thời Khổng Tử, gia đình sa sút. ⚫ Khổng Tử sống trong thời kì lịch sử loạn của đất nước Trung Hoa. Ông xây dựng nên thuyết “ Đức trị” và cái “cốt” lý luận để xây dựng xã hội trên chính là đạo Nho – đạo Nhân
  3. II. Đạo nhân và mối quan hệ với các đạo khác 1. Về đạo Nhân: a. Khái niệm Nhân. • Theo Khổng Tử “Nhân là yêu người”. Nhân là giúp đỡ người khác thành công “ Người nhân, mình muốn thành công thì cũng giúp người thành công” • Theo góc độ quản lý, Nhân là nguyên tắc cơ bản của hoạt động quản lý, vừa là đạo đức và hành vi của các chủ thể quản lý. • Nhân" có quan hệ chặt chẽ với các phạm trù đạo đức khác trong triết lý Khổng Tử để làm nên một hệ thống triết lý nhất quán, chặt chẽ
  4. II. Đạo nhân và mối quan hệ với các đạo khác 1.Về đạo Nhân: b. Quan niệm về Nhân trong triết học Trung Hoa và Khổng Tử • Nhân - Khái niệm bao trùm các quan niệm đạo đức khác Khổng tử cho rằng dân cần điều Nhân hơn cả cần cứu khỏi hỏa tai, nước lũ, nghĩa là điều nhân phải thực hiên từ trên xuống dưới • Nhân là trung thứ và hiếu đễ là gốc của nhân Lấy hiếu làm gốc cho nhân, là lấy tôn tộc làm cơ sở cho xã hội,nhằm mục đích chính trị rõ rệt. “Quân tử hết lòng với cha mẹ thì dân theo điều nhân • Khắc kỷ phục lễ vi nhân” Trong quan niệm giáo dục của Khổng tử, tuy theo từng cá tính mà ông có những phương pháp giáo huấn thích hợp
  5. II. Đạo nhân và mối quan hệ với các đạo khác 1.Về đạo Nhân: c. Nhân – Học thuyết về “đạo của người quân tử” của Khổng Tử. • Nhân – nguyên tắc hành đạo của người quân tử. Quân tử là người có đạo đức, nhân nghĩa và muốn phổ cập đạo đức ấy trong thiên hạ. Họ có khả năng làm được những việc lớn, biết dùng người hiền tài, làm việc ngay thẳng, chính trực. d. “Nhân” với hành trình nhân bản hoá tư tưởng của Khổng tử • Nhân với chủ trương đức trị của Khổng Tử Về mặt chính trị, quan điểm cơ bản của ngài là đề cao đức trị. Đó không chỉ là sự đề cao lễ giáo mà còn đề cập đến quá trình khẳng định tính toàn mỹ trong nhân cách của con người mà hạt nhân của nó là nhân văn, tính nhân đạo và từ đó đi đến quá trình khám và nhìn nhận hành vi của con người.
  6. 2. Mối quan hệ giữa đạo Nhân với các đạo khác. a. Nhân và Lễ. • Nhân có thể đạt được qua lễ, lễ là hình thức biểu hiện của nhân-“ khắc kỉ phục lễ vi nhân”( ép mình theo lễ là nhân): ra cửa phải như tiếp khách quý, trị dân phải như làm lễ lớn, điều gì mình không muốn ai làm cho mình thì mình thì không nên làm cho ai • Nhà cầm quyền không có đức nhân thì càng trọng lễ, càng thủ cựu, càng dễ hóa ra tàn khốc.Lễ là để giữ sự tôn ti trật tự, phân biệt trên , dưới, giai cấp
  7. 2. Mối quan hệ giữa đạo Nhân với các đạo khác. b. Nhân và Nghĩa • Nhân gắn liền với nghĩa, vì theo nghĩa là thấy việc gì đáng làm thì phải làm, không mưu tính lợi của cá nhân mình. • Khổng Tử ít nói đến nghĩa nhưng ông hành động theo nghĩa là thấy việc gì đáng làm thì làm, không hề mưu tính tới lợi cho mình, mà cũng không cần biết hậu quả ra sao • Ông trái hẳn Mặc Tử không nói tới lợi, dù là lợi công
  8. 2. Mối quan hệ giữa đạo Nhân với các đạo khác. c. Nhân và Trí. • Trí trước hết là “biết người”. Có hiểu biết sáng suốt mới biết cách giúp người mà không làm hại cho người, cho mình: “Trí giả lợi Nhân”. • Trí có lợi cho Nhân, cho nên khi Khổng Tử nói đến người Nhân – quân tử, bao giờ cũng chú trọng đến khả năng hiểu người, dùng người của họ.
  9. 2. Mối quan hệ giữa đạo Nhân với các đạo khác. d. Nhân và Dũng. • Dũng là tính kiên cường, quả cảm, dám hi sinh cả bản thân mình vì nghĩa lớnDũng còn thể hiện ở ý chí dám vượt qua mọi khó khăn để đạt tới mục đích. • “Người quân tử có khi cùng khốn là lẽ dĩ nhiên, kể tiểu nhân cùng khốn thì phóng túng làm càn”. • Nhưng Dũng không ngang hàng với Nhân, mà chỉ là một bộ phận tính cách của Nhân
  10. 2. Mối quan hệ giữa đạo Nhân với các đạo khác. e. Nhân và Lợi. ⚫ Khổng Tử không đặt chữ Lợi ngang bằng chữ Nhân. Với ông “Người quân tử hiểu rõ về Nghĩa, tiểu nhân hiểu rõ về Lợi”.Như vậy, theo Khổng Tử chữ Lợi còn bị phụ thuộc vào chữ Nghĩa nữa. Hãy xem ông lý giải các mối quan hệ này. ⚫ Ông biết lợi ích kinh tế, hướng tới giàu sang là một mục tiêu, là động cơ có tính khách quan của mọi người : “Giàu sang là điều ai cũng muốn, nhưng nếu được giàu sang mà trái với đạo lý thì người quân tử không thèm, nghèo hèn là điều ai cũng ghét, nhưng nếu sự nghèo hèn mà không trái đạo lý thì người quân tử cũng không bỏ” (Lý Nhân)
  11. 2. Mối quan hệ giữa đạo Nhân với các đạo khác. e. Nhân và Lợi. ⚫ Làm cho dân giàu là mục tiêu đầu tiên, cơ bản của quản lý: đối với những người nông dân nghèo khổ đương thời, Khổng Tử biết lợi ích kinh tế là nhu cầu thiết yếu của họ, nên ông biết đạo Nhân sẽ khó thực hiện khi quần chúng còn nghèo khổ: “Nghèo mà không oán là khó, giàu mà không kiêu là dễ” ⚫ Ông cố gắng điều hoà mâu thuẫn này và duy trì sự ổn định cho xã hội bằng đạo Nhân. ⚫ Phương thuốc mà Khổng Tử chữa cho xã hội loạn lạc thời đó là đạo Nhân đã được ông truyền bá, “giáo hoá” cho cả hai phía: Người cai trị và kẻ bị cai trị
  12. 3. Tại sao đạo nhân là triết lý quản lý của Khổng Tử? ⚫ Con người sinh ra đều có bản chất người nhưng do trời phú khác nhau về năng lực và hoàn cảnh sống khác nhau cho nên đã trở thành những nhân cách khác nhau. Bằng sự học tập, tu dưỡng không ngừng, con người dần dần hoàn thiệ bản chất của mình- trở thành người nhân. Và những người hiền này có sứ mệnh giáo hóa xã hội. ⚫ Học thuyết nhân trị của khổng Tử cũng là 1 học thuyết quản lý xã hội nhằm phát triển bản chất tốt đẹp của con người, lãnh đạo họ theo nguyên tắc đức trị, người trên noi gương, kẻ dưới tự giác tuân theo
  13. 3. Tại sao đạo nhân là triết lý quản lý của Khổng Tử? ⚫ Theo cách nhìn của Nho gia, bản chất của quản lý là “trị nhân” (trị người), tiền đề của quản lý là “nhân tính” (thiện ác), phương thức của quản lý là “nhân trị”, mấu chốt của quản lý là “đắc nhân” (được người), nguyên tắc tổ chức quản lý là “nhân luân”, mục đích cuối cùng của quản lý là “an nhân” (làm mọi người được sống yên). Tóm lại tất cả đều không xa rời “nhân” (con người). ⚫ Nho gia nhấn mạnh “làm chính trị phải dùng đức” (vi chính dĩ đức), chủ trương dùng biện pháp giáo hoá để cảm hoá dân chúng, từ đó đạt mục đích cai trị
  14. 4. Ý nghĩa triết lý quản lý của Khổng Tử với thực tiễn. a. Nhà quản lý với đạo Nhân thời hiện đại. ⚫ Trước hết, người quản lý phải hội tụ đầy đủ các phẩm chất đạo đức, văn hóa tốt đẹp truyền thống và phải có những phẩm chất tốt của thời đại mới, nhạy bén trong kinh tế thị trường. Hay nói cách khác, đó là những con người hội tụ đủ cả ba yếu tố : có Tâm, có Tầm và có Tài. ⚫ Ngày nay, xã hội phát triển về mọi mặt được như vậy là do con người biết kế thừa và phát huy những giá trị lịch sử. Trong đó nhân tố quyết định vẫn là con người, đặc biệt là nhà quản lý với triết lý quản lý. Thiết nghĩ nhà quản lý với đạo Nhân ngày nay ít nhiều cũng đã thay đổi.
  15. 4. Ý nghĩa triết lý quản lý của Khổng Tử với thực tiễn. b. Đào tạo tầng lớp quản lý chuyên nghiệp : kẻ sĩ, quân tử. ⚫ Khổng Tử không chú trọng nhiều đến cơ chế, chính sách quản lý mà tập trung vào vấn đề người quản lý : Khổng Tử và các học trò đều muốn tu thân để có thể quản lý các dạng tổ chức từ nhỏ đến lớn: tề gia – trị quốc – bình thiên hạ ⚫ Càng những chức vụ cao càng đòi hỏi trách nhiệm cá nhân lớn, do đó càng đòi hỏi nhà quản lý phải có nhiều tài đức hơn. ⚫ Những yêu cầu cơ bản của Khổng Tử đối với người quân tử và kẻ sĩ giúp tham khảo tốt cho cán bộ quản lý thời nay