Đánh giá bức tranh toàn cảnh tình hình nghiên cứu ứng dụng nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

pdf 10 trang phuongnguyen 3710
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá bức tranh toàn cảnh tình hình nghiên cứu ứng dụng nhiên liệu sinh học tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_buc_tranh_toan_canh_tinh_hinh_nghien_cuu_ung_dung_n.pdf

Nội dung text: Đánh giá bức tranh toàn cảnh tình hình nghiên cứu ứng dụng nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

  1. ĐÁNH GIÁ BỨC TRANH TOÀN CẢNH TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG NHIÊN LIỆU SINH HỌC TẠI VIỆT NAM Assessment Overall Picture of the Situation of Research and Application of Biofuels in Vietnam KS. Nguyễn Chí Hiếu Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Tp.Hồ Chí Minh TÓM TẮT Năng lượng là vấn đề sống còn của toàn nhân loại. Con người đang tận thu đến mức có thể các nguồn năng lượng hóa thạch (dầu mỏ, khí thiên nhiên, than đá ) để thỏa mãn nhu cầu trước mắt. Nhưng dự trữ của các nguồn nhiên liệu này ngày càng cạn kiệt với tốc độ phi mã. Trong thực tế, lượng tiêu thụ từ ba nguồn cung cấp này đã và đang tăng lên hàng năm, thậm chí là tăng rất nhanh. Trong hoàn cảnh như vậy hy vọng rất nhiều của con người là trông chờ vào các nguồn năng lượng mới: quang năng, phong năng, thủy năng, địa năng, năng lượng hạt nhân và năng lượng sinh học. Tuy nhiên, các nguồn năng lượng: quang năng, phong năng, thủy năng, địa năng, năng lượng hạt nhân cần phải có vốn đầu tư ban đầu rất cao và chỉ có thể ứng dụng ở một vài địa phương thích hợp. Nên chỉ còn có năng lượng sinh học là phù hợp với nước ta và đang có những bước phát triển mang tính bứt phá trong những năm gần đây. ABSTRACT Energy is vital problems of mankind. People are recovered to the extent possible fossil energy resources (oil, natural gas, coal, etc.) to meet immediate needs. But reserves of this fuel increasingly exhausted with galloping speed. In fact, sales from these three sources have been increasing every year, even growing quickly. In such circumstances hope a lot of people are looking forward to the new energy sources: solar, wind, hydro power, real power, nuclear energy and bioenergy. However, other sources of energy: solar, wind, hydro power, real power, nuclear energy must have a very high initial capital investment and can be applied only in a few regions where appropriate. Bio-energy should also be consistent with our country and are identifiable development spurt in recent years.
  2. I. Tình hình sử dụng nhiên liệu mới cho động cơ đốt trong hiện nay 1.1 Trên thế giới Trong tình hình giá dầu đang leo thang và tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do nhiên liệu hóa thạch gây ra hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới đang nghiên cứu nhiên liệu sinh học, nguồn nhiên liệu mới sử dụng cho động cơ đốt trong. Nhiên liệu sinh học (NLSH) là loại nhiên liệu có nguồn gốc từ các vật liệu sinh học như các loại thực vật cho tinh bột, đường, cellulose (lúa mỳ, ngô, đậu tương, sắn ), chất béo động thực vật (mỡ động vật, dầu mè, dầu dừa, dầu cọ, dầu jatropha ), chất thải trong nông nghiệp (rơm rạ, trấu, chất thải vật nuôi ), sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa ). NLSH có thể chia làm 3 loại: - Cồn sinh học - Dầu diesel sinh học - Khí sinh học 1.2 Tại Việt Nam Việt Nam được đánh giá có tiềm năng lớn để sản xuất nhiên liệu sinh học và đã ưu tiên phát triển dạng nhiên liệu sinh học này trong quy hoạch phát triển nhiên liệu sinh học quốc gia. Nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất nhiên liệu sinh học tại Việt Nam cho giai đoạn đến năm 2015 tầm nhìn 2025 được xác định bao gồm: (1) dầu và mỡ đã qua sử dụng bao gồm dầu mỡ thu được từ ngành công nghiệp thực phẩm, (2) tảo do việc chiếm ít đất để trồng, các điều kiện sinh thái và vòng đời phát triển ngắn, (3) từ sản phẩm nông nghiệp như bã mía, ngũ cốc, mè, đậu phộng, dừa và mỡ cá basa, (4) dầu mè (jatropha) được trồng trên khoảng 9 triệu ha đất trống hay dải đất nằm ven đường quốc lộ. Các mục tiêu được xác định này sẽ dẫn dắt sự đầu tư vào ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học. Xây dựng các nhà máy nhiên liệu sinh học nhằm đáp ứng 0,4 % nhu cầu xăng dầu của quốc gia cho đến năm 2010 [4]. Năm 2007, để đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất, người tiêu dùng và mục đích quản lý về NLSH, Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng thuộc Bộ Khoa Học Công Nghệ đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ethanol biến tính E100 (TCVN7716:2007) và dầu diesel sinh học gốc B100 (TCVN7717:2007) để tạo điều kiện cho việc sản xuất ethanol và biodiesel nhằm thay thế một phần xăng dầu nhập khẩu.
  3. Tháng 10/2008, Bộ Công thương phê duyệt dự án trồng các loại cây làm nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học, phát triển công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học, soạn thảo quy hoạch và chính sách hỗ trợ phát triển nhiên liệu sinh học tại Việt Nam, kiểm định và ứng dụng xăng sinh học tại Việt Nam [4]. Vào tháng 06/2008, Bộ NN & PTNN đã phê duyệt Dự án nghiên cứu phát triển cây dầu mè tại Việt Nam. Năm 2007 và 2008, Bộ Tài chính đã ban hành hai thông tư về hỗ trợ từ ngân sách cho các chương trình phát triển nhiên liệu sinh học. Năm 2009, Bộ Khoa học Công nghệ ban hành hai bộ tiêu chuẩn quốc gia về nhiên liệu sinh học. (QCVN01:2009/BKHCN đã được ban hành theo Thông tư 20/2009/TT – BKHCN ngày 30/9/2009) Từ năm 2011-2015 theo các nhà hoạch định, Việt nam dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất phụ gia và enzyme cũng như các nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học và mở rộng sản xuất, phát triển đa dạng cho năng suất cao, mở rộng quy mô các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học nhằm đáp ứng 1% nhu cầu xăng dầu của quốc gia cho đến năm 2015. Từ năm 2016 đến 2025, Việt Nam sẽ xây dựng ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học hiện đại để sản xuất được 100% nhu cầu của quốc gia về xăng E5 và biodiesel B5, cung cấp 5% nhu cầu nhiên liệu cần thiết cho toàn bộ xe gắn máy của Việt nam [4]. II. Tình hình nghiên cứu nhiên liệu sinh học tại Việt Nam Những công trình nghiên cứ u hiêṇ nay chủ yếu đươc̣ thưc̣ hiêṇ t ại các phòng thí nghiêṃ , thử nghiêṃ của các trườ ng Đaị Hoc̣ lớ n trong cả nướ c ví du ̣ : Đaị Hoc̣ Sư Phaṃ Kỹ Thuâṭ TP.HCM, Đaị Hoc̣ Khoa Hoc̣ Tư ̣ Nhiên TP .HCM, Đaị Hoc̣ Nông Lâm TP .HCM, Đaị Hoc̣ Bách Khoa TP.HCM, Đaị Hoc̣ Bách Khoa Đà Nẵng , Đaị Hoc̣ Bách Khoa Hà Nôị . Ngoài ra còn được thưc̣ hiêṇ taị phòng thí nghiêṃ của các viện nghiên cứu quốc gia và những công ty sản xuất nhiên liêụ sinh hoc̣ . 2.1 Kết quả nghiên cứu áp dụng E5/E10 tại Việt Nam Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã giao Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Chế biến Dầu khí (PVPro) thuộc Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) bắt đầu nghiên cứu thử nghiệm xăng E5/E10 từ năm 2003 [1]. Trải qua 03 giai đoạn nghiên cứu từ trên băng tải trong phòng thí nghiệm đến chạy thử nghiệm trên hiện trường và đánh giá ý kiến người tiêu dùng cho các loại xe máy, xe ô tô khác nhau, kết quả thu được cho thấy sử dụng xăng E5/E10 giúp giảm mạnh hàm
  4. lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là CO (đến 44%), Hydrocarbon (đến 25%) và NOx (đến 10%). Như vậy, sử dụng E5/E10 sẽ giúp hiện thực hóa “Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới” của Chính phủ trong đó quy định rõ chất lượng xăng tương ứng với tiêu chuẩn Euro 4 từ 01/01/2016 và Euro 5 từ 01/01/2021 [2]. Với trên 30 triệu chiếc xe máy và khoảng 1 triệu chiếc ô tô chạy xăng ở Việt Nam hiện nay, tổng lượng khí thải độc hại gây ô nhiễm môi trường hàng năm sẽ giảm đáng kể khi sử dụng E5/E10. 2.2 Nhiên liệu khí biogas a. Vấn đề kinh tế và môi trường khi sử dụng nhiêu liệu Biogas trên động cơ xăng [3] 3 - Theo kết quả thực nghiệm của trường đại học bách khoa Đà Nẵng thì 1 m Biogas sẽ tạo ra được công suất điện 1 kWh, máy phát điện tạo ra 1 kW sẽ tiêu tốn 5 lít xăng trong 10 h, nên nếu chạy 10 h/ngày bằng Biogas chúng ta có thể tiết kiệm được 3,4 triệu đồng/tháng. - Lượng khí thải CO2 khi chạy bằng Biogas giảm được khoảng 3,5 tấn/năm. - Mức độ khí thải của động cơ khi động cơ sử dụng nhiên liệu Biogas là rất thấp, với số lượng nhỏ khí CO và HC ra môi trường (0,07% CO, 30 ppm HC). b. Tiềm năng sử dụng khí biogas ở Việt Nam Nguồn chất thải từ con người, các trại chăn nuôi gia súc và gia cầm ở Việt Nam cũng có thể thu gom dùng làm nguồn năng lượng nhiên liệu Biogas để phục vụ cho đời sống nông dân, làm nguồn nhiên liệu cho động cơ đốt trong là điều thuận lợi, vì số lượng gia súc và gia cầm ở các trang trại chiếm tỉ lệ tương đối lớn. Nếu chúng ta tận dụng thu gom tất cả các nguồn chất thải từ con người, gia súc, gia cầm và rác thải sinh hoạt hằng ngày để tạo thành nguồn khí Biogas làm nguồn năng lượng thay thế cho nhiên liệu là một giải pháp hợp lý, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng cho công nghiệp và nông nghiệp. Những điều kiện thuận lợi trên đây cho thấy một tương lai khả quan cho Dự án hỗ trợ chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi ở một số tỉnh Việt Nam do chính phủ Hà Lan tài trợ và chương trình Năng suất xanh của chính phủ Việt Nam hứa hẹn sẽ đạt thành công lớn góp phần giải quyết bài toán năng lượng, kinh tế và môi trường tại Việt Nam.  Những thành tựu nghiên cứu đã đạt được về mặt tích cực - Từ những nghiên cứu tại các trường Đại Học lớn trong cả nước cho thấy: Chúng ta đã nghiên cứu và tìm ra được nhiều loại xúc tác, nhiều phương pháp để điều chế
  5. biodiesel, sản xuất ethanol. Chúng ta đã nghiên cứu và ứng dụng nhiên liệu biodiesel từ: dầu dừa, dầu jatropha, mỡ cá tra, cá ba sa, dầu đậu nành, dầu tảo, dầu ăn phế thải, dầu hạt cao su nhiên liệu ethanol từ: mía, sắn, rơm trên các loại động cơ. Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, khảo nghiệm nhiều loại động cơ xăng, động cơ diesel, động cơ xe gắn máy sử dụng khí biogas. - Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Chế biến Dầu khí (PVPro) thuộc Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) nghiên cứu thử nghiệm xăng E5/E10 đã cho kết quả là sử dụng xăng E5/E10 giúp giảm mạnh hàm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường, các thông số vận hành (như công suất, lực kéo có ích, khả năng tăng tốc, khả năng vượt dốc) và mức tiêu hao nhiên liệu của động cơ chạy xăng E5 trên các phương tiện ngoài thực tế tương đương như khi sử dụng xăng gốc khoáng (A92).  Những tồn tại cần khắc phục - Những nghiên cứu trong các trường Đại Học đa số chỉ mới thực hiện trong phòng thí nghiệm, chưa được ứng dụng trong thực tế nhiều. Các nghiên cứu còn đang trong giai đoạn cần hoàn chỉnh thêm và phải có một quá trình thử nghiệm lâu dài thì mới có thể đưa vào sử dụng được. Đồng thời cần có sự ủng hộ của nhà nước về mặt kinh phí, trang thiết bị thì các thử nghiệm và thí nghiệm này mới có độ tin cậy cao về mặt khoa học. Vì vậy nhà nước cần có kế hoạch, phương hướng để hỗ trợ và nhanh chóng ứng dụng các nghiên cứu này vào trong thực tế để chúng không bị lãng phí và cũng để ngành công nghiệp nhiên liệu của nước ta phát triển ngày càng mạnh hơn cả về chất lượng và sản lượng. - Việc quy hoạch vùng cây nhiên liệu vẫn chưa phù hợp và cụ thể, vẫn chưa có chính sách thống nhất của chính phủ về việc phát triển các loại cây nhiên liệu. - Hiện nay, cây jatropha vẫn là loại cây cần được ưa chuộng nhất để sản xuất biodiesel ở Việt Nam vì tính thích nghi của loại cây này rất phù hợp với khí hậu của nước ta. Ngoài ra, chúng ta còn có nguồn nguyên liệu từ mỡ cá ba sa cũng để sản xuất biodiesel. Còn sản xuất ethanol thì nước ta vẫn chủ yếu dựa vào cây sắn. - Công nghệ chế biến nhiên liệu sinh học ở nước ta vẫn chưa đồng bộ, chủ yếu là những nghiên cứu đơn lẻ. Việc triển khai ứng dụng nhiên liệu sinh học vẫn chưa được quan tâm đúng mức, vẫn chưa trở thành quốc sách. III. Tình hình ứng dụng nhiên liệu sinh học tại Việt Nam 3.1 Hiện trạng phân phối xăng E5/E10 tại Việt Nam
  6. Đầu năm 2010, PV OIL đã triển khai các công tác chuẩn bị kinh doanh thí điểm xăng E5 tại một số tỉnh thành trong cả nước như: đầu tư hệ thống pha chế, cải tạo cửa hàng xăng dầu và xe bồn, tìm kiếm nhà cung cấp để chuẩn bị nguồn nguyên liệu, tổ chức tuyên truyền, quảng bá về nhiên liệu sinh học trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, sản lượng bán xăng E5 thấp hơn nhiều so với dự kiến. 3.2 Hiện trạng phân phối nhiên liệu biodiesel tại Việt Nam Từ mỡ cá, ông Hồ Xuân Thiên, Công ty Agifish (An Giang), đã nghiên cứu sản xuất thành công dầu biodiesel - một dạng dầu diesel sạch, giá thành chỉ 6.500đồng/lít (năm 2008). Dầu của công ty có màu vàng như dầu ăn, không có mùi hôi và khi sử dụng máy nổ giòn tan, không khói. Anh Tống Thành Long, nuôi cá ở Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên, An Giang), cho biết trước đây hai máy bơm nước F8 mỗi ngày anh sử dụng 20 lít dầu diesel mất 150.000 đồng. Dùng dầu ông Thiên chỉ cần 14 lít, với giá 6.500đồng/lít, anh chỉ tốn 91.000 đồng. Hiện đã có 60 khách hàng sử dụng thường xuyên, nhiều người đặt 2.000 lít/tháng. Ngoài dầu BD, qui trình sản xuất còn thu được glycerin (một chất sử dụng khá phổ biến trong công nghệ dệt nhuộm, hóa màu, hóa dược, dược phẩm, mỹ phẩm và có đầu ra khá mạnh) cùng hai chất khác vốn là dưỡng chất cho cây trồng, thường được sử dụng làm phân bón. Tại công ty TNHH Minh Tú (Cần Thơ) thì sản xuất ra biodiesel nhưng khó tiêu thụ trong nước vì giá thành cao hơn nhiên liệu diesel truyền thống, phải xuất khẩu sang nước ngoài, nguồn nguyên liệu đầu vào biến động thất thường về số lượng và giá cả. Vì thế nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học về vốn, nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường đầu ra ổn định để các công ty có thể sản xuất hết công suất của nhà máy để đáp ứng được nhu cầu của người dân, không phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ nước ngoài. 3.3 Khả năng ứng dụng của nhiên liệu biogas - Dân dụng: Nấu ăn, nấu nước nóng, sưởi ấm trong các hộ dân, các trang trại quy mô vừa và nhỏ. - Công nghiệp và nông nghiệp: Chất đốt, phân bón, nguồn năng lượng cho các loại thực vật, thức ăn cho cá, nung gốm sứ, nhiên liệu phục vụ cho các máy động lực, nhiên liệu trên ô tô, dùng để phát điện Sử dụng động cơ nhiệt chạy bằng khí biogas để kéo máy cày, máy gặt, hệ thống tưới, thiết bị chế biến bảo quản nông sản, giảm giá thành sản phẩm, tăng thu nhập không gì hơn là giúp người dân tiếp cận với nguồn năng lượng là nhiên liệu khí – được thu hồi từ chất thải.
  7. Sử dụng khí biogas chạy máy phát điện, sử dụng nguồn điện đó không chỉ cho việc đun nấu mà còn thắp sáng, chạy quạt, nghe đài, xem tivi, thậm chí sử dụng cho bình nóng lạnh thì chỉ mới được một số hộ chăn nuôi áp dụng. Mô hình mới này không chỉ giảm chi phí nhiên liệu trong sản xuất, sinh hoạt gia đình, đồng thời góp phần không nhỏ trong việc tận dụng chất phế thải, giảm ô nhiễm môi trường xung quanh những khu trang trại.  Những vấn đề tồn tại trong kỹ thuật khi ứng dụng nhiên liệu sinh học đối với động cơ đốt trong - Sự ăn mòn của các chi tiết động cơ tăng cao khi sử dụng ethanol, do trong ethanol còn chứa acid axêtic. - Đường ống dẫn nhiên liệu bị rò rỉ. - Nhiều ghe tàu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long chạy biodiesel từ mỡ cá tra, cá ba sa bị chết máy hàng loạt vì bên trong xylanh bị đóng một lớp keo làm piston bị bó kẹt, nguyên nhân của hiện tượng này là trong dầu biodiesel còn lẫn acid béo khi bị cháy sẽ tạo keo. - Dầu biodiesel thường có độ nhớt cao, khi để lâu sẽ bị ôi thiu và dễ tạo bọt.  Hướng nghiên cứu để khắc phục - Chúng ta cần nghiên cứu để tìm ra phương pháp trung hòa hết acid axêtic trong ethanol, trung hòa hết acid béo trong dầu biodiesel sản xuất từ mỡ cá tra, cá ba sa. Đây là những nghiên cứu cần phải đầu tư lớn thì mới đem lại kết quả cao. - Tìm ra vật liệu phù hợp để làm ống dẫn nhiên liệu. - Tìm ra các phụ gia cho dầu biodiesel: Phụ gia chống ôi thiu. Phụ gia làm giảm độ nhớt. Phụ gia chống tạo bọt. IV. Kết luận Qua bài báo, chúng ta thấy rằng Việt Nam là nước có tiềm năng để sản xuất nhiên liệu sinh học. Nước ta có nguồn đất đai rộng lớn, nhân công dồi dào, đội ngũ cán bộ nghiên cứu với các đề tài có thể áp dụng vào thực tế rất cao. Tuy nhiên chúng ta cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước về chủ trương, chính sách và pháp luật cho sự phát triển nhiên liệu sinh học. Ở nước ta, người dân vẫn còn chưa hiểu rõ và tin tưởng vào nhiên liệu sinh học nên việc sử dụng nhiên liệu sinh học chưa được nhiều. Vì thế, nhà nước cần sớm ban hành lộ trình bắt buộc cho việc sử dụng E5/E10, B5/B10 trên cả nước và cần có những chuyên gia đầu ngành đứng
  8. ra giải thích những ưu điểm của nhiên liệu sinh học và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân an tâm sử dụng nhiên liệu sinh học. Tóm lại, bức tranh toàn cảnh cho ta thấy ở Việt Nam, nhiên liệu sinh học chưa được quan tâm, chưa có chính sách phát triển nên ai làm được gì thì làm. Chưa có cơ quan nào chuyên trách. Vì vậy, để ứng dụng nhiên liệu sinh học ở nước ta, cần phải thực hiện các công việc cụ thể sau: - Khi chuyển từ nhiên liệu xăng, diesel truyền thống sang E5/E10, B5/B10, chúng ta cần phải cải tạo các mạng lưới trạm cung cấp E5/E10, B5/B10 để phục vụ cho những động cơ chạy bằng nhiên liệu này. Chỉ cần cải tạo lại các mạng lưới phân phối xăng, diesel có sẵn và xây thêm các bồn chứa E5/E10, B5/B10, nhưng cần chú ý đến các tính chất lý hóa của hai loại nhiên liệu này để các bồn chứa không bị ăn mòn theo thời gian. - Nhà nước cần sớm có chính sách cụ thể về việc ứng dụng nhiên liệu sinh học tại Việt Nam như thế nào cho hợp lý và cần phải quản lý việc sản xuất, pha chế và tiêu thụ mặt hàng này một cách chặt chẽ để người dân sử dụng đạt được hiệu quả cao, không gây hư hỏng cho động cơ, nguy hiểm cho người sử dụng và ô nhiễm môi trường. Đồng thời cần phải xử lý nghiêm những trường hợp sản xuất kém chất lượng. - Cần xây dựng các nhà máy sản xuất biogas với khối lượng lớn và nghiên cứu chế tạo bình chứa khí biogas nén để có thể sử dụng trên động cơ xe máy và ô tô. - Đưa kỹ thuật sử dụng vào trong xã hội một cách căn cơ (phổ cập kiến thức sử dụng nhiên liệu sinh học cho người dân) để mọi người am hiểu kỹ thuật sử dụng. Có như vậy người dân mới an tâm sử dụng.
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. TS. Vũ Tam Huề, Báo cáo tổng kết đề tài Petrovietnam: ”Nghiên cứu sử dụng cồn etylic sản xuất trong nước pha chế xăng thương phẩm có trị số octan cao (giai đoạn 1)’’, 2003 – 2005. [2]. Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 01/09/2011 về việc quy định ”Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới”. [3]. Bùi Văn Ga, Lê Minh Tiến, Trương Lê Bích Trâm, Trần Hậu Lương, Động cơ sử dụng phối hợp nhiên liệu biogas-xăng, Tạp chí KHCN Đại Học Đà Nẵng số 3, trang 46 – 47, năm 2008. [4]. www.windenergy.org.vn/index.php?page=nhien-lieu-sinh-hoc
  10. BÀI BÁO KHOA HỌC THỰC HIỆN CÔNG BỐ THEO QUY CHẾ ĐÀO TẠO THẠC SỸ Bài báo khoa học của học viên có xác nhận và đề xuất cho đăng của Giảng viên hướng dẫn Bản tiếng Việt ©, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH và TÁC GIẢ Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi chưa có sự đồng ý của tác giả và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. ĐỂ CÓ BÀI BÁO KHOA HỌC TỐT, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN! Thực hiện theo MTCL & KHTHMTCL Năm học 2016-2017 của Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.