Đại cương bệnh lý hệ hô hấp - ThS. Nguyễn Phúc Học

pdf 189 trang phuongnguyen 2540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đại cương bệnh lý hệ hô hấp - ThS. Nguyễn Phúc Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdai_cuong_benh_ly_he_ho_hap_ths_nguyen_phuc_hoc.pdf

Nội dung text: Đại cương bệnh lý hệ hô hấp - ThS. Nguyễn Phúc Học

  1. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y ĐẠI CƯƠNG BỆNH LÝ HỆ HÔ HẤP MỤC TIÊU NỘI DUNG Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả I. GIẢI PHẪU, CHỨC NĂNG, CƠ CHẾ BẢO VỆ HÔ HẤP năng 1. Giải phẫu ,chức năng 1. Trình bày được sơ lược giải phẫu, chức năng 2. Cơ chế bảo vệ đường hô hấp cơ quan hô hấp 3. Thông số cơ bản trong thăm dò CNHH 2. Nêu được các triệu chứng cơ năng bệnh II. NHỮNG TRIỆU CHỨNG BỆNH LÝ CƠ NĂNG CHÍNH đường hô hấp 1. Khó thở 3. Nắm được mô tả các triệu chứng thực thể khi 2. Ho khám 3. Khạc đờm 4. Khái niệm được 4 loại bệnh l{ hô hấp hay gặp 4. Ho ra máu và thuốc liên quan. 5. Các triệu chứng khác thường gặp khi mắc bệnh III. NHỮNG TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ GẶP KHI KHÁM 1. Các tiếng ran (rên) 2. Các tiếng thổi 3. Các tiếng cọ IV. CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP HAY GẶP (4 loại tổn thương) 1. Tắc nghẽn đường dẫn khí 2. Rối loạn khuyêchs tán khi 3. Giới hạn diện tích phổi 4. Rối loạn thông khí do rối loạn vận động cơ hô hấp V. CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ 1
  2. I.NHẮC LẠI GIẢI PHẪU, CHỨC NĂNG, CƠ CHẾ BẢO VỆ HÔ HẤP 1. Cấu tạo bộ máy hô hấp: Chia thành • Đường hô hấp trên, • Đường hô hấp dưới a. Đường hô hấp trên gồm • khoang mũi, • khoang miệng, • hầu họng, • nắp thanh quản b. Các xoang cạnh mũi bao gồm (1). Xoang bướm; (2). Xoang sàng; (3). Xoang hàm; (4). Xoang trán. 2
  3. c. Đường hô hấp dưới gồm • thanh quản, • khí quản, • phế quản, • các tiểu phế quản d. Nhu mô phổi gồm • phế nang, • mô kẽ phổi và • các mạch máu phổi e. Chức năng bộ máy hô hấp • Đường hô hấp trên ngăn chặn các vật lạ đi vào đường hô hấp dưới bằng phản xạ ho; lọc lại các hạt bụi đi vào đường thở nhờ hệ thống lông ở mũi; làm ấm, làm ẩm luồng khí đi vào phổi nhờ vào các mạch máu dày đặc xung quanh đường hô hấp trên • Đường hô hấp dưới dẫn không khí đi vào tận trong các phế nang. Nhu mô phổi trao đổi không khí cho cơ thể: O2 được đưa vào cơ thể và CO2 được đào thải ra ngoài. 3
  4. 2. Các cơ chế bảo về đường hô hấp • Cơ chế bảo vệ đường hô hấp bao gồm sự hoạt động của các cơ hô hấp – sự tiết dịch nhày – đại thực bào phế nang; Ngoại vật nhỏ (hoặc vi khuẩn) bị giữ lại ở hệ thống lông và dịch nhày, tống ra ngoài qua động tác ho. • Những tiểu phần có kích thước 0,2 đến 2 mcm có thể vượt qua cơ chế trên vào đến phế nang, tại đây các đại thực bào phế nang và bạch cầu trung tính thực bào chúng, đồng thời trình diện kháng nguyên để kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch đặc hiệu 3. Một số thông số cơ bản trong thăm dò chức năng hô hấp • Có 4 thể tích và • 4 dung tích thở (Hình): 4
  5. Các thể tích và dung tích tĩnh của phổi Dung tích sống (VC:Vital capacity): Theo quy ước, một thể tích không khí được gọi là dung tích hô hấp khi nó gồm tổng của hai hay nhiều thể tích hô hấp. VC là số khí tối đa huy động được trong một lần thở, gồm tổng của 3 thể tích: VC = IRV + TV + ERV Dung tích sống là lượng khí huy động được tức là thở ra ngoài được nên có thể đo bằng máy Spirometer. Dung tích sống là một chỉ số đánh giá thể lực. Thể tích lưu thông (TV: Tidal volume): Là lượng không khí một lần hít vào hoặc thở ra bình thường. Bình thường khoảng 500 ml, nam cao hơn nữ. Thể tích cặn (RV: Residual volume): Là thể tích không khí còn lại trong phổi sau khi đã thở ra hết sức, đây là lượng không khí mà ta không thể nào thở ra hết được. Bình thường khoảng 1000 - 1200 ml. Thể tích cặn càng lớn, càng bất lợi cho sự trao đổi khí. Thể tích cặn là lượng khí không huy động được tức không thở ra ngoài được nên không thể đo trực tiếp bằng máy Spirometer. Dung tích toàn phổi (TLC : Total Lung capacity): Là tổng số lít khí tối đa có trong phổi, gồm tổng các thể tích: TLC = IRV + TV + ERV + RV hoặc TLC = VC + RV Bình thường khoảng 5 lít. 5
  6. Các thể tích động và các lưu lượng tối đa Dung tích sống thở mạnh (FVC : Forced Vital capacity) chính là dung tích sống chỉ khác là đo bằng phương pháp thở ra mạnh. Trên đồ thị thở ra mạnh, có thể tính được thể tích động và các lưu lượng phế quản . Thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên (FEV1: Forced expiratory volume): Là số lít tối đa thở ra được trong giấy đầu tiên. Đây là một thể tích hô hấp quan trọng thường được dùng để đánh giá chức năng thông khí. FEV1 giảm trong các bệnh có rối loạn thông khí tắc nghẽn như: hen phế quản, khối u bên trong hoặc bên ngoài đường dẫn khí. Ngoài ra, FEV1 cũng giảm trong các bệnh: xơ hóa phổi, giãn phế nang Tiffeneau. Tiffeneau = FEV1 / VC x 100% Thông số này giảm là là dấu hiệu gián tiếp của tắt nghẽn phế quản lớn. Lưu lượng thở ra đỉnh PEF (Peak expiratory flow) : lưu lượng tức thì cao nhất đạt được trong một hơi thở ra mạnh, bình thường không quá 0,5 lít. Lưu lượng tối đa tại một số điểm xác định của FVC, thông dụng nhất là MEF (Maximal expiratory flow) ở điểm còn lại 75%, 50% và 25% của FVC k{ hiệu là MEF75, MEF50 và MEF25 Các lưu lượng tối đa tức thời trên cũng được sử dụng để đánh giá gián tiếp thông khí tắt nghẽn, tức sự trỡ ngại đường dẫn khí. 6
  7. II. NHỮNG TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN BỆNH LÝ HÔ HẤP THƯỜNG GẶP 1. Khó thở • Khó thở là tình trạng khó khăn trong việc thực hiện động tác thở của bệnh nhân. Đây là cảm giác chủ quan, là triệu chứng cơ năng thường gặp do niều nguyên nhân khác nhau. • Chứng khó thở (breathlessness hoặc shortness of breath), mô tả sự khó khăn và mệt mỏi trong lúc thở. Thuật ngữ y khoa của chứng khó thở là dyspnea. • Nguyên nhân gây khó thở có thể do bệnh l{ đường hô hấp hoặc ngoài đường hô hấp. Nguyên nhân do bệnh l{ hô hấp - có 2 nhóm chính: + Hẹp đường hô hấp: chèn, dị vật phế quản, u phế quản . + Tổn thương phổi: Viêm phổi, ứ máu phổi Ngoài đường hô hấp : suy tim, thiếu máu, toan chuyển hóa, liệt cơ hô hấp • Chẩn đoán mức độ khó thở - Phân loại mức độ khó thở theo NYHA (1997) Độ 1: Không hạn chế hoạt động thể lực Độ 2: Khó thở khi làm việc gắng sức nặng trong cuộc sống hàng ngày. Độ 3: Khó thở khi gắng sức nhẹ, hạn chế nhiều hoạt động thể lực. Độ 4: Khó thở khi gắng sức nhẹ và /hoặc khó thở khi nghỉ. 7
  8. 2. Ho Ho là một động tác thở ra mạnh và đột ngột, gồm có ba thời kz: - Hít vào sâu và nhanh. - Bắt đầu thở ra nhanh mạnh, có sự tham gia của các cơ thở ra cố. Lúc đó thanh môn đóng lại, làm áp lực tăng cao trong lồng ngực. - Thanh môn mở ra đột ngột, không khí bị ép trong phổi được tống ra ngoài gây ho. Nguyên nhân Các tác nhân kích thích cung phản xạ ho đều có thể gây ho. Dưới đây là một số nguyên nhân hay gặp. - Trên đường hô hấp: Viêm họng Viêm khí quản, phế quản cấp. Viêm phế quản mạn, Gĩan phế quản, Viêm phổi, Lao phổi. Apxe phổi - Tim mạch: Tăng áp lực tiểu tuần hoàn có thể gây khó thở. Các tổn thương tim mạch gây ứ trệ tuần hoàn đều có thể gây ho: hẹp van hai lá, tăng huyết áp có suy tim - Nguyên nhân ở xa đường hô hấp, Ho chỉ là triệu chứng: tổn thương ở gan, tử cung có thể gây ho, lạnh đột ngột có thể gây ho - Nguyên nhân tinh thần. một số trường hợp rối loạn tinh thần có biểu hiện ho nhiều, nên không có tổn thương trên đường hô hấp. Nhưng đó là những trường hợp hiếm gặp 8
  9. Lâm sàng Từ tính chất ho trên lâm sàng: ho khan hay có đờm, nhịp điệu và tần số, ảnh hưởng của ho lên toàn thân, âm sắc của tiếng ho; ta có thể chia ra các loại: - Ho có đờm. Sau khi ho khạc ra đờm. Có thể đờm đặc hoặc loãng, lẫn máu, mủ, bã đậu, khối lượng có thể ít hoặc nhiều. - Ho khan. Không khạc ra đờm, mặc dù người bệnh có thể ho nhiều. Tuy nhiên có người nuốt đờm, hoặc vì không muốn khạc, hoặc vì không biết khạc cho nên cần phải thông dạ dày hoặc xét nghiệm phân. Biện pháp này áp dụng cho người ho khan và nhất là cho trẻ em. - Ho húng hắng. Ho từng tiếng, thường không ho mạnh. Nên phân biệt với “đằng hắng”, vì động tác này không đòi hỏi sự tham gia của các cơ thở ra mà chỉ cần cơ ở thanh quản. - Ho thành cơn. Ho nhiều lần kế tiếp nhau trong một thời gian ngắn, điển hình là cơn ho gà; người bệnh ho liền một cơn sau đó hít một hơi dài và tiếp tục ho nữa. Cơn ho kéo dài thường gây tăng áp lực trong lồng ngực, gây ứ huyết tĩnh mạch chủ trên, làm cho người bệnh đỏ mặt, tĩnh mạch cổ phồng, cơn ho có thể làm chảy nước mắt, đôi khi còn gây ra phản xạ nôn nữa. Người bệnh có thể đau ê ẩm ngực, lưng và bụng do các cơ hô hấp co bóp quá mức. Thay đổi âm sắc tiếng ho. Tiếng ông ổng trong viêm thanh quản, giọng đôi khi liệt thanh quản, khản họng trong viêm thanh quản nặng do bạch hầu. 9
  10. 3. Khạc đờm • Định nghĩa: Đờm là các chất tiết ra từ hốc mũi tới phế nang và thải ra ngoài miệng. • Các loại đờm ~ Trên lâm sàng có thể gặp: Đờm thanh dịch: gồm các thanh dịch tiết ra từ các huyết quản và có thể lẫn với hồng cầu. Loại này rất loãng, đồng đều, thường gặp trong phù phổi mạn tính hoặc cấp. Đờm nhầy: Màu trong nhầy, thường gặp trong. Hẹn phế quản. Viêm phổi. Hình ảnh bên trong cổ họng những Đờm mủ. Sản phẩm của các ổ hoại tử người ho có đờm do các loại vi khuẩn ở trong phổi hoặc ngoài phổi: ápxe phổi, ápxe gan, dươi cơ hoành vỡ vào phổi, mủ có màu vàng hoặc xanh, hoặc nâu trong trường hợp apxe gan vỡ vào phổi. Mủ có màu tanh hoặc phối. Đờm mủ nhầy. Thường gặp nhất trong giãn phế quản. 10
  11. 4. Ho ra máu Định nghĩa. Ho ra máu là khạc ra máu trong khi ho. Máu xuất phát từ thanh quản trở xuống. Lâm sàng Ho ra máu có thể xảy ra đột ngột, người bệnh cảm thấy khó thở, thở nhẹ, hoặc sau khi hoạt động mạnh, sau khi ăn nhiều, nói nhiều, xúc cảm mạnh, thay đổi thời tiết đột ngột, hoặc trong giai đoạn hành kinh. Có thể có tiền triệu, khối lượng có thể ít – nhiều – rất nhiều Sau khi ho ra máu: cơn ho có thể kéo dài vài phút tới vài ngày. Máu khạc ra dần dần có màu đỏ thẫm, nâu, rồi đen lại, gọi là đuôi ho ra máu. Nguyên nhân - Ở phổi: Lao phổi: là nguyên nhân thường gặp nhất. Các bệnh nhiễm khuẩn gây tổn thương ở phổi ( Viêm phổi, Áp xe phổi , Cúm , Xoắn khuẩn gây chảy máu vàng da). Các bệnh khác của đường hô hấp (Giãn phế quản, ung thư ) - Ngoài phổi: Bệnh tim mạch (xẹp van hai lá, suy tim trái do cao huyết áp). Tắc động mạch phổi. Vỡ phồng quai động mạch chủ. Bệnh về máu (suy tuỷ xương, bệnh bạch cầu, bệnh máu chảy lâu, v.v ) ho ra máu ở đây chỉ là một triệu chứng trong bệnh cảnh chung 11
  12. 5. Các triệu chứng khác thường gặp khi mắc bệnh hô hấp Triệu chứng toàn thân: a. Sốt: là dấu hiệu cho thấy đã có bệnh l{ viêm nhiễm nào đó xảy ra trong cơ thể b. Mệt mỏi, đau nhức mình mẩy, chán ăn Triệu chứng gợi ý tổn thương bộ máy hô hấp a. Tổn thương đường hô hấp trên: Triệu chứng mũi: hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi Triệu chứng xoang: nhức đầu, nhức trán, chảy nước mũi mủ, đau răng Triệu chứng hầu họng: đau họng, rát họng, ngứa họng, ho khan b. Tổn thương đường hô hấp dưới: Triệu chứng thanh quản: khàn giọng, khó nói Triệu chứng phế quản: ho khan, hay ho đàm, nặng tức ngực Triệu chứng tiểu phế quản: khó thở, thở khò khè, thở rít c. Tổn thương nhu mô phổi: Khó thở, đau ngực khi hít sâu vào, ho khạc đàm, ho ra máu 12
  13. III. KHÁI NIỆM MỘT SỐ DẤU HIỆU BỆNH LÝ HÔ HẤP KHI THĂM KHÁM 1. CÁC TIẾNG RAN Định nghĩa. Những tiếng bất thường phát sinh khi có luồng không khí đi qua phế quản phế nang có nhiều tiết dịch, hoặc bị hẹp lại. Các tiếng ran đều theo hô hấp hoặc sau khi ho. Phân loại: thường chia ra ba loại: ran khô, ran ướt, ran nổ. - ran khô: Xuất hiện khi luồng không khí lưu thông trong phế quản có một hoặc nhiều nơi hẹp lại. Nguyên nhân của hẹp có thể là sưng niêm mạc phế quản, co thắt phế quản, tiết dịch đặc, hoặc u chèn ép phế quản Đặc điểm: tuz theo âm độ, người ta chia làm hai loại: ran ngáy và ran rít. - ran ngáy: tiếng trầm nghe giống tiếng ngáy ngủ. - ran rít: tiếng cao, nghe như tiếng chim ríu rít hoặc tiếng gió thổi mạnh qua khe cửa. Thường gặp: - Viêm phế quản cặp. - Hen phế quản: chủ yếu có nhiểu ran rít. - Henphế quản do u chèn ép hoặc do co kéo phé quản. 13
  14. - ran ướt hay ran bọt. Xuất hiện lúc không khí khuấy động các chất dịch lỏng (đờm, mủ, chất tiết) ở trong phế quản hoặc phế nang. ran bọt gồm nhiều tiếng lép bép nghe ở cả hai thì hô hấp. Rõ nhất lúc thở ra, và mất đi sau tiếng ho. Người ta chia ra ba loại: ran bọt nhỏ hạt, vừa và to hạt. - ran hang: xuất phat gần hoặc ở ngay trong phổi: tiếng vang lên, vì hang đóng vai trò hòm cộng hưởng. Nếu hang rất to, tiếng đó có âm sắc của kim loại va chạm nhau trong một cái vò. - ran vang: là tiếng ran được tăng cường độ do nhu mô phổi đông đặc dẫn truyền. - ran nổ: xuất hiện lúc không khí vào phế quản nhỏ và phế nang và bóc tách dần vách phế quản nhỏ và phế nang đã bị lớp dịch quánh đặc làm dính lại. Thường gặp trong:- Viêm phổi. - Tắc động mạch phổi hay gây nhồi máu phổi. - Đáy phổi ở những người làm lâu ngày, có một số phế nang bị xẹp dính lại, nhưng không có tổn thương. 14
  15. 2. CÁC TIẾNG THỔI Định nghĩa: Khi nhu mô phổi bị đông đặc, tiếng thở thanh khí quản được dẫn truyền đi xa quá phạm vi bình thường của nó, và có thể thay đổi về mặt âm học do những tổn thương đi kèm theo hiện tượng đông đặc đó. Các loại tiếng thổi: Những tổn thương cơ thể bệnh có đi kèm hiện tượng nhu mô phổi làm thay đổi tính chất âm học của tiếng thổi. Người ta chia ra làm 4 loại: thổi ống, thổi hang, thổi vò, thổi màng thổi. a. Thổi ống: là tiếng thở thanh khí quản được dẫn truyền xa quá phạm vi và bình thường của nó, do nhu mô phổi bị đông đặc Thường gặp: trong các bệnh phổi có hội chứng đông đặc, vv b. Thổi hang: là tiếng thổi ống vang lên đo được dẫn truyền qua một hang rỗng, thông với phế quản. Hang này đóng vai trò một hòm cộng hưởng. Thường gặp: Trong lao hang, áp xe phổi đã thoát mủ. c. Thổi vò: là tiếng thổi ống vang lên, đo được dẫn truyền qua một hang rộng và có thành nhẵn. Thường gặp: trong hội chứng tràn khí màng phổi và trong trường hợp hang lớn, thành nhẵn, gần bìa phổi, có đường kính khoảng 6 cm. d. Tiếng thổi màng phổi: là tiếng thổi ống bị mờ đi do dẫn truyền qua một lớp nước mỏng. Đặc điểm: êm dịu, xa xăm, nghe rõ ở thì thở ra. Gặp trong: hội chứng tràn dịch màng phổi có kèm tổn thương đông đặc nhu mô phổi. 15
  16. 3. TIẾNG CỌ a. Định nghĩa. Khi màng phổi bị viêm, trở nên gồ ghề vì những mảng sợi huyết, trong lúc hô hấp là thành lá sát vào lá tạng, gây ra tiếng cọ gọi là tiếng cọ màng phổi. b. Thường gặp trong: Viêm màng phổi khô;Tràn dịch màng phổi ở giai đoạn đầu và giai đoạn nước rút. Phân biệt. Tiếng rên: Ngoài sự khác nhau về âm sắc,tiếng ran nổ hoặc ran bọt còn có thể phân biệt được với tiếng cọ khi nguời ta bảo bệnh nhân ho mạnh: sau khi ho tiếng ran thay đổi hoặc mất đi, nhưng tiếng cọ vẫn còn. Tiếng cọ màng ngoài tim: Nếu người bệnh thở và sâu mạnh, tiếng cọ màng phổi nghe rõ hơn và theo nhịp hô hấp, còn tiếng cọ màng tim chỉ theo nhịp tim và bị mờ đi khi người bệnh htở mạnh, nhưng không mất đi khi người bệnh nhịn thở. 16
  17. IV. CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP THƯỜNG GẶP Có 4 Loại tổn thương • Tắc nghẽn đường dẫn khí: hen phế quản, COPD, dị vật, giãn phế quả, ung thư phế quản • Rối loạn khuếch tán khí: Khí phế thũng, xơ phế nang, viêm phối, nhồi máu phổi • Giới hạn diện tích phối: Tràn dịch màng phổi, dày dính màng phổi, tràn khí màng phổi, lao phổi, xơ phổi • Rối loạn thông khí do rối loạn vận động các cơ hô hấp Các bệnh l{ hô hấp thường gặp sẽ lần lượt được trình bày trong chuyên mục Các bệnh lý hô hấp thường gặp bao gồm: • Các bệnh tai mũi họng (đường hô hấp trên) • Viêm phế quản cấp • Viêm phế quản mãn • Viêm phổi • Hen phế quản • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính 17
  18. V. CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ CHUNG 1. Điều trị có dùng thuốc a. Điều trị phòng ngừa: Tiêm ngừa cúm, viêm phổi Uống thuốc tăng cường miễn dịch b. Điều trị triệu chứng: Điều trị giảm ho, long đàm Điều trị giảm đau c. Điều trị căn nguyên: Điều trị kháng sinh ĐIều trị kháng viêm Điều trị dãn phế quản Điều trị kháng ung thư ĐIều trị miễn dịch đặc hiệu 2. Điều trị không dùng thuốc a. Cai thuốc lá b. Dinh dưỡng điều trị c. Phục hồi chức năng hô hấp 18
  19. Tài liệu tham khảo 1. Đại học Duy Tân, (2016) Tập bài giảng Bệnh l{ học. 2. Lê Thị Luyến, Lê Đình Vấn, (2010) Bệnh học , Nhà xuất bản Y học. 3. Hoàng Thị Kim Huyền (2014), Dược lâm sàng những nguyên l{ cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị. Tập 2, Nhà xuất bản Y học. 4. Giáo trình Bệnh l{ & Thuốc PTH 350 ( 350). 5. Nguyễn Thị Ngọc Dinh (2006), Bài giảng tai mũi họng thực hành. NXB ĐH QY 6. Ngô Quí Châu (2012), Bệnh hô hấp, Nhà xuất bản giáo dục VN 7. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen người lớn – ban hành kèm theo QĐ số 4776/QĐ-BYT 04/12/2009 của BT Bộ Y tế. 8. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Ban hành kèm theo Quyết định số 2866/QĐ-BYT ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 9. Các giáo trình về Bệnh học, Dược l{, Dược lâm sàng, 19
  20. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 2.1.1. Chọn câu đúng nhất ~ Đường hô hấp trên gồm: A. Đường hô hấp trên gồm khoang mũi, khoang miệng, hầu họng, thanh quản. B. Đường hô hấp trên gồm khoang mũi, khoang miệng, hầu họng, khí quản. C. Đường hô hấp trên gồm khoang mũi, khoang miệng, hầu họng, nắp thanh quản. D. Đường hô hấp trên gồm khoang mũi, khoang miệng, hầu họng, nắp thanh quản, khí quản, phế quản. 2.1.2. Chọn câu đúng nhất ~ Đường hô hấp dưới gồm : A. Đường hô hấp dưới gồm nắp thanh quản, thanh quản, khí quản, phế quản, các tiểu phế quản. B. Đường hô hấp dưới gồm thanh quản, khí quản, phế quản, các tiểu phế quản. C. Đường hô hấp dưới gồm hầu họng, khí quản, phế quản, các tiểu phế quản. D. Đường hô hấp dưới gồm nắp thanh quản, thanh quản, khí quản, phế quản, các phế nang. 2.1.3. Chọn câu đúng nhất ~ Dung tích hô hấp (Capacity): A. Theo quy ước, một thể tích không khí được gọi là dung tích hô hấp khi nó gồm tổng của hai hay nhiều thể tích hô hấp. B. Theo quy ước, thể tích không khí một lần hít vào hoặc thở ra bình thường được gọi là dung tích hô hấp. C. Theo quy ước, dung tích hô hấp là thể tích không khí còn lại trong phổi sau khi đã thở ra hết sức. D. Theo quy ước, dung tích hô hấp là tổng số lít khí tối đa có trong phổi. 20
  21. 2.1.4. Khó thở là tình trạng khó khăn trong việc thực hiện động tác thở của bệnh nhân. Đây là cảm giác chủ quan, là triệu chứng cơ năng thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. A. Đúng B. Sai 2.1.5. Chứng khó thở (breathlessness hoặc shortness of breath), mô tả sự khó khăn và mệt mỏi trong lúc thở. Thuật ngữ y khoa của chứng khó thở là dyspnea. A. Đúng B. Sai 2.1.6. Nguyên nhân gây khó thở có thể do bệnh l{ đường hô hấp hoặc ngoài đường hô hấp. A. Đúng B. Sai 2.1.7. Ho là một động tác thở ra mạnh và đột ngột, gồm có ba thời kz: (1) Hít vào sâu và nhanh. (2) Bắt đầu thở ra nhanh mạnh, có sự tham gia của các cơ thở ra cố. Lúc đó thanh môn đóng lại, làm áp lực tăng cao trong lồng ngực. (3) Thanh môn mở ra đột ngột, không khí bị ép trong phổi được tống ra ngoài gây ho. A. Đúng B. Sai 2.1.8. Đờm là các chất tiết ra từ hốc mũi tới phế nang và thải ra ngoài miệng. A. Đúng B. Sai 21
  22. 2.1.9. Ho ra máu là khạc ra máu trong khi ho. Máu xuất phát từ thanh quản trở xuống. A. Đúng B. Sai 2.1.10. Tiếng ran – là những tiếng bất thường phát sinh khi có luồng không khí đi qua phế quản phế nang có nhiều tiết dịch, hoặc bị hẹp lại. Các tiếng ran đều theo hô hấp hoặc sau khi ho. A. Đúng B. Sai 2.1.11. Ran khô - là những tiếng bất thường xuất hiện khi luồng không khí lưu thông trong phế quản có một hoặc nhiều nơi hẹp lại. A. Đúng B. Sai 2.1.12. Ran ướt hay ran bọt - là những tiếng bất thường xuất hiện lúc không khí khuấy động các chất dịch lỏng (đờm, mủ, chất tiết) ở trong phế quản hoặc phế nang. ran bọt gồm nhiều tiếng lép bép nghe ở cả hai thì hô hấp. Rõ nhất lúc thở ra, và mất đi sau tiếng ho A. Đúng B. Sai 2.1.13. Ran nổ - xuất hiện lúc không khí vào phế quản nhỏ và phế nang và bóc tách dần vách phế quản nhỏ và phế nang đã bị lớp dịch quánh đặc làm dính lại. A. Đúng B. Sai 22
  23. 2.1.14. Tiếng thổi – là tiếng thở thanh khí quản được dẫn truyền đi xa quá phạm vi bình thường của nó khi nhu mô phổi bị đông đặc, và có thể thay đổi về mặt âm học do những tổn thương đi kèm theo hiện tượng đông đặc đó. A. Đúng B. Sai 2.1.15. Thổi ống - là tiếng thở thanh khí quản được dẫn truyền xa quá phạm vi và bình thường của nó, do nhu mô phổi bị đông đặc. Thường gặp: trong các bệnh phổi có hội chứng đông đặc, vv A. Đúng B. Sai 2.1.16. Thổi hang- là tiếng thổi ống vang lên đo được dẫn truyền qua một hang rỗng, thông với phế quản. Hang này đóng vai trò một hòm cộng hưởng. A. Đúng B. Sai 2.1.17. Thổi vò - là tiếng thổi ống vang lên, đo được dẫn truyền qua một hang rộng và có thành nhẵn.Thường gặp: trong hội chứng tràn khí màng phổi và trong trường hợp hang lớn, thành nhẵn, gần bìa phổi, có đường kính khoảng 6 cm. A. Đúng B. Sai 2.1.18. Tiếng thổi màng phổi - là tiếng thổi ống bị mờ đi do dẫn truyền qua một lớp nước mỏng. A. Đúng B. Sai 23
  24. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y CÁC BỆNH TAI – MŨI – HỌNG MỤC TIÊU 1. Nêu được những liên quan giữa giải phẩu chức năng và bệnh tai – mũi – họng. 2. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng và nguyên tắc điều trị một số bệnh tai – mũi – họng. NỘI DUNG 1. Liên quan giải phẫu – chức năng & bệnh l{ tai – mũi – họng 2. Viêm VA 3. Viêm Amydan 4. Viêm mũi do virus 5. Viêm mũi dị ứng 6. Viêm xoang cấp 7. Viêm tai giữa 8. Viêm tai ngoài 9. Viêm thanh quản cấp 24
  25. 1. Liên quan giải phẫu – chức năng & bệnh lý T-M- H 25
  26. a. Đường hô hấp trên gồm khoang mũi, khoang miệng, hầu họng, nắp thanh quản b. Các xoang cạnh mũi bao gồm 1. Xoang bướm; 2. Xoang sàng; 3. Xoang hàm; 4. Xoang trán. 26
  27. a. Giải phẫu TMH là cửa ngõ đường hô hấp và tiêu hóa ~ bệnh hô hấp & bệnh tiêu hóa. TMH là các hốc thông với nhau và thông với bên ngoài, có lớp niêm mạc biểu mô có lông chuyển cấu trúc khác biệt, mạch máu thần kinh rất phong phú. Hầu hết các bệnh TMH được xếp vào nhóm bệnh đường hô hấp trên, tác động đến khu vực này dễ đưa đến các phản xạ nguy hiểm sinh mạng. a. Chức năng Mắc bệnh TMH ảnh hưởng đến chức năng Thở & Ăn, chức năng nói – ngửi – nghe – thăng bằng đều ảnh hưởng. TMH có vai trò rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch, là nơi tiếp xúc với dị nguyên, có vòng bạch huyết Waldeyer là các tổ chức lympho có vai trò quan trọng trong hình thành các kháng thể đặc hiệu. Nhóm bệnh hay gặp trong bệnh TMH gồm: Viêm VA; Viêm Amydan; Viêm mũi do virus; Viêm mũi dị ứng; Viêm xoang cấp; Viêm tai giữa; Viêm tai ngoài; Viêm thanh quản cấp. 27
  28. 2. Viêm VA (V.A - Végétation Adenoide) (còn gọi là sùi vòm) là bộ phận tân bào chiếm vòm hầu. VA thường bị viêm từ 12 tháng tuổi. Nếu không điều trị sớm VA phì đại sẽ gây tắc nghẽn đường thở, bệnh sẽ gây biến chứng ở đường hô hấp, tiêu hoá, đặc biệt là viêm tai giữa. V.A. dễ định bệnh và dễ điều trị. Triệu chứng: đợt cấp khoảng 5-7 ngày, hay gặp ở trẻ 2 – 4 tuổi Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn, sốt vừa hoặc sốt cao, chảy mũi, ho Soi mũi trước: chảy mũi trong hay đục. Khám họng dịch nhày chảy xuống thành sau họng. Khám vòm, sờ vòm (hiếm ở trẻ em). Điều trị: Nguyên tắc điều trị Kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn. Nhỏ mũi với nước muối sinh l{ 0, 9%. Nạo VA. 28
  29. 3. Viêm Amydan Amidan dễ viêm ở trẻ em. Nếu không điều trị sớm sẽ gây biến chứng tại chỗ như áp xe quanh amiđan hay biến chứng xa như thấp tim, viêm cầu thận cấp, thấp khớp cấp, hoặc biến chứng toàn thân như nhiễm trùng huyết. Bệnh dễ phát hiện và dễ điều trị. Phẫu thuật không thận trọng cũng có nguy cơ tử vong. Triệu chứng: Sốt, đau họng, khó nuốt, hôi miệng. Amiđan quá phát, amiđan hốc, amiđan teo (mặt lồi lõm). Amiđan sưng đỏ, có mủ hoặc không. Nguyên tắc điều trị: +Viêm amiđan cấp : Kháng sinh, giảm ho, giảm đau. Quẹt họng tìm vi khuẩn kháng sinh đồ. Không pt. + Viêm amiđan mạn: Điều trị triệu chứng (giảm ho, giảm đau). Phẫu thuật cắt amiđan. + Amiđan cần cắt khi nào - chỉ định cắt? - Thứ nhất: Cắt amiđan khi amiđan phì đại gây tắc nghẽn - Thứ hai: Cắt amiđan khi trẻ bị viêm amiđan mạn tính - Thứ ba: Cắt amiđan khi viêm amiđan gây ra các biến chứng 29
  30. 4. Viêm mũi xoang cấp do virus (Viral Rhinitis) Viêm mũi xoang cấp do virus (thường gặp rhinovirus, adenovirus, virus cúm, virus sởi) rất hay gặp nhất ở trẻ em, nhi, đặc biệt hay mắc phải là vào mùa lạnh khi thời tiết thay đổi. Nếu không được điều trị đúng cách và triệt để sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ nhỏ, Thông thường trẻ em sẽ tự phát sau các đợt viêm mũi xoang, đường hô hấp do cúm, sởi Viêm mũi xoang cấp do virus có thể sẽ tự khỏi được trong 1 tuần hoặc 10 ngày nhưng rất ít . Nếu không được can thiệp kịp thời cũng sẽ dẫn trẻ tới các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang Triệu chứng lâm sàng: Các triệu chứng của bệnh sẽ gây ra làm cho người bệnh, nhi, toàn thân: sốt, mệt mỏi, chán ăn Cơ năng: Khi bị viêm mũi xoang sẽ khiến cho bệnh nhân đau dữ dội từng cơn vùng trán, má và thái dương. Khi ngoài cơn các bạn chỉ thấy nặng đầu. Viêm mũi xoang dẫn tới chảy mũi 1 hoặc 2 bên, nước mũi nhầy trong, sau vài ngày có thể chuyển sang mũi mủ đặc trắng hoặc vàng xanh do bội nhiễm vi khuẩn. Ngạt mũi 1 hoặc 2 bên 30
  31. -Thực thể: Có điểm đau rõ rệt: Điểm hố nanh: Viêm xoang hàm Điểm Grunwald ( bờ trong và trên ổ mắt): viêm xoang sàng Điểm Ewing ( trong và trên cung lông mày) viêm xoang Trán - Nội soi: Chúng ta có thể thấy niêm mạc mũi bị xung huyết, các cuốn giữa và cuốn dưới phù nề Khe giữa, khe trên, cửa mũi sau có dịch nhầy trong Điều trị Nguyên tắc chung: đảm bảo dẫn lưu và thông khí Điều trị tại chỗ: -Làm thông thoáng mũi: Xì mũi, hút mũi, nhỏ thuốc co mạch -Nhỏ thuốc, phối hợp thuốc co mạch và giảm phù nề -Khí dung Điều trị toàn thân -Chống viêm giảm phù nề -Giảm đau , hạ sốt – Kháng sinh sử dụng khi có bội nhiễm vi khuẩn 31
  32. 5. Viêm mũi dị ứng Ở vùng nhiệt đới như nước ta, số bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng quanh năm nhiều hơn. Trong vài thập niên qua, tỷ lệ viêm mũi dị ứng tăng cao ở những nước công nghiệp phát triển. Ô nhiễm môi trường và sự xuất hiện những dị nguyên mới giữ vai trò quan trọng. Triệu chứng và chẩn đoán bệnh viêm mũi dị ứng Bệnh sử rất quan trọng trong chẩn đoán. Các triệu chứng chính gồm: Nhảy mũi từng cơn, nhất là khi tiếp xúc với dị nguyên. Ngứa mũi và mắt. Nghẹt mũi hai bên hay đổi bên. Chảy nước mũi. Bệnh nhân có thể bị chảy mũi sau họng, gây khịt mũi, hắng giọng và ho. Mũi nghẹt, phải thở bằng miệng gây viêm họng, khô họng, viêm thanh quản. Chóp mũi viêm đỏ và trầy do chà xát thường xuyên vì ngứa. Mí mắt thường bị sưng nề, quầng thâm. Ở trẻ em, ít có những triệu chứng điển hình trước 2 tuổi. Các triệu chứng có thể xuất hiện theo thời vụ (viêm mũi theo mùa) hay liên tục (viêm mũi quanh năm). Khi soi mũi sẽ thấy niêm mạc mũi phù nề, mọng, có màu tái nhợt. Trong hốc mũi đầy chất tiết trong, loãng. 32
  33. Điều trị và chăm sóc viêm mũi dị ứng Mức độ I: Phòng ngừa và điều trị đơn giản các triệu chứng: Tránh tiếp xúc với dị nguyên: Cách điều trị viêm mũi dị ứng tốt nhất là tránh tiếp xúc với các dị nguyên và phòng ngừa không để các triệu chứng xảy ra. Giữ nhà khô sạch, thoáng khí, hút bụi thường xuyên, không nuôi chó mèo, diệt chuột, gián. Cần loại bỏ nấm mốc, những con mạt, những nơi thiếu ánh sáng, giày cũ, sách báo cũ, cây kiểng, giấy dán tường, chiếu, mền, thảm trải nền nhà, các loại hoa khô. Dùng thuốc: Thuốc kháng histamin: Được cơ thể tiết ra trong giai đoạn đầu của phản ứng dị ứng. Hiệu quả nhất là dùng trước khi tiếp xúc với dị nguyên, sẽ giúp ngăn được các triệu chứng ngứa mũi, chảy mũi và nhảy mũi. 33
  34. a. Một số thuốc kháng histamin thông dụng là: Thế hệ 1: Chlopheniramine, Diphenhydramine (Benadryl), Promethazine, Alimemazine (Theralene). Các thuốc này có những tác dụng phụ khó chịu như gây buồn ngủ, khô miệng và giảm tác dụng nếu dùng lâu dài. Thế hệ 2: Fexofenadine, Cetirizine, Loratadine không gây buồn ngủ, không ảnh hưởng đến tim mạch. b. Thuốc co mạch họ phenylamine dùng để uống: Ephedrine, pseudoephedrine, phenylephrine, thường phối hợp với kháng histamin. Tác dụng chống giãn mạch và chống phù nề, giúp thông mũi nhanh chóng. c. Thuốc co mạch họ imidazoline dùng nhỏ mũi (Xylometazoline, Oxymetazoline, Naphazoline, Antazoline): Có tác dụng tốt và nhanh chóng. Tuy nhiên bệnh nhân cũng bị quen thuốc, phải tăng liều. Dùng lâu sẽ bị hiệu ứng dội, mũi nghẹt nặng hơn khi ngưng thuốc. Và vòng luẩn quẩn này sẽ dẫn đến bệnh viêm mũi do thuốc nhỏ mũi, khó trị. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể gây những tác dụng phụ toàn thân như thuốc uống. c. Thuốc chống tiết histamin (Cromoglycat): Có tác dụng ngừa phản ứng dị ứng cả ở giai đoạn sớm và muộn nếu sử dụng trước khi gặp dị nguyên. 34
  35. Mức độ II: Nhận biết và xử trí các tác nhân kết hợp Viêm mũi dị ứng có thể diễn tiến thành viêm mũi phối hợp. Cần nhận biết để điều chỉnh vấn đề trị liệu.Ví dụ: Viêm mũi dị ứng bội nhiễm: Dùng thêm kháng sinh thích hợp. Mức độ III: Điều trị bằng Corticosteroids trong những trường hợp nặng và mạn tính Được xếp vào mức III vì thuốc không chỉ ngăn chặn phản ứng dị ứng mà còn chữa các hậu quả của phản ứng này ở cả giai đoạn sớm và muộn. Ưu tiên dùng corticoids tại chỗ do có nhiều lợi điểm: - Tác dụng trực tiếp trên niêm mạc mũi. Liều dùng rất nhỏ. - Rất ít gây tác dụng phụ tại chỗ hay toàn thân. Thuốc được hấp thu tại chỗ rất ít, sau đó biến dưỡng nhanh chóng tại gan thành chất không tác dụng. - Cách sử dụng đơn giản. Vài biệt dược chứa corticoids dùng phun tại mũi Hoạt chất /Tên thuốc/Cách dùng Fluticasone/Flixonase:Xịt 2 cái/ 1 lần / ngày Budesonide/Rhinocort:Xịt 2 cái/ 2 lần / ngày Triamcinolone/Nasacort:Xịt 2 cái/ 1 lần / ngày Beclomethasone/Beconase AQ:Xịt 2 cái/ 2 lần / ngày 35
  36. Mức độ IV: Giải mẫn cảm đặc hiệu Về l{ thuyết, giải mẫn cảm đặc hiệu là một trị liệu triệt để tận gốc. Tuy nhiên việc điều trị kéo dài, phức tạp, tốn kém và không phải lúc nào cũng thành công. Chỉ định điều trị: Thất bại trong việc kiểm soát môi trường và điều trị bằng thuốc; Không dung nạp thuốc; Nhiều cơ quan cùng bị tác động của phản ứng dị ứng. 36
  37. 6. Viêm xoang cấp (Acute Sinusitis) Tổng quan: Theo khảo sát của BV NĐ I thì tỷ lệ viêm xoang cấp ở trẻ con vào khoảng 6.6% và bệnh tập trung ở trẻ 39 Thở hôi; Ho nhiều về ban đêm Sổ mũi, mũi có mủ vàng hay xanh Nhức đầu ; Đau vùng mặt, sau ổ mắt, đau răng, đau họng liên quan vị trí viêm; Có thể kèm theo Viêm tai giữa cấp Khám: Nếu viêm xoang trong đợt cấp chúng ta thấy: Nhiều nước mũi vàng hay xanh, đặc hay lỏng ở các khe mũi, hay sàn mũi, Ấn điểm xoang đau Nếu viêm xoang trong đợt mạn chúng ta thấy: Cuốn mũi dưới phù nề. Cuốn mũi giữa thoái hóa pôl{p.Polyp khe giữa thành sau họng có nhớt đục chảy xuống. 37
  38. Xét nghiệm: · X quang xoang tư thế Blondeau, Hirtz. · Nội soi xoang không giữ vai trò quyết định chẩn đoán viêm xoang. Điều trị Điều trị nội khoa · Kháng sinh: - Khang sinh chon lua ban dau: Amoxicillin - Khang sinh thay the: Amoxicillin + acid clavulinic hoac Cefaclor hay Cefuroxime 3 tuần. - Truong hop di ung voi beta lactam: dung Erythromycin hoac Azithromycin · Khang histamin khi nghi nguon goc di ung Điều trị phẫu thuật: * Em bé chỉ được điều trị pt trong trường hợp điều trị nội khoa thất bại. * Chỉ pt xoang ở trẻ trên 6 tuổi. Điều trị nguyên nhân: · Nao VA. · Dieu tri trao nguoc da day thuc quan · Dieu tri di ung 38
  39. 7. Viêm tai giữa (Otitis media) Là một bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 đến 6 tuổi. Theo thống kê cuả Bắc Mỹ, và châu Âu 20% trẻ em ở lứa tuổi này ít nhất có một đợt viêm tai giữa cấp, 10% bệnh khởi phát do nhiễm virus. Là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc hòm nhĩ, kể cả niêm mạc trong thông bào xương chũm với những triệu chứng khởi phát ồ ạt. Nguyên nhân thường là: S.pneumoniae, H. mophilus influezae, Branhamella catarrhallis Triệu chứng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: - Sốt? Khóc đêm? Bức rức, bơ phờ, Hay lấy tay ngoáy vào tai. Đau tai thể hiện bằng hay khóc. Ngoài ra trẻ có thể bỏ bú, tiêu chảy hay có viem phổi kèm theo. Trẻ lớn: hỏi triệu chứng sốt, đau tai, ù tai, chảy mủ tai, nghe kém. Khám tai: Tìm dấu hiệu màng nhĩ đỏ, phồng, ướt, mất tam giác sáng, các mốc giải phẩu bị xóa nhòa. Có thể thấy mực nước khí dịch, giới hạn di động khi khám bằng đèn otoscope có nén màng nhĩ. Mủ trong ống tai 39
  40. Điều trị: Nguyên tắc điều trị: · Kháng sinh · Trích rạch màng nhỉ, không để màng nhĩ vỡ tự nhiên gây rách không hồi phục Điều trị kháng sinh a. Khang sinh ban đầu: Amox trong 7-14 ngày b. Kháng sinh tiếp theo: dựa theo KSD. Neu không co KSĐ: Amoxicillin/Clavulanic acid hay Cefaclor hoac Cefuroxime 30mg/kg/14 ngày c. Nếu bệnh nhân dị ứng với dòng lactam thì có thể dùng Erythromycine 30mg/kg/14 ngày, hoac Azithromycin. Trích rạch màng nhĩ : khi màng nhĩ căng phồng tụ mủ gây cho trẻ đau đớn hoac khi that bai dieu tri noi can cay mu phan lap vi trung Điều trị triệu chứng: giảm đau, hạ sốt bằng Acetaminophen 15 mg/kg/6h. 40
  41. 8. Viêm tai ngoài Nguyên nhân gây ra viêm tai ngoài Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm tai ngoài là do nhiễm vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, P. aeruginose, protéu hoặc nấm Aspergillus sống trong môi trường đất, nước nhiễm thông qua bơi lội nơi bẩn hay chấn thương do gãi hoặc ngoáy tai. Triệu chứng Đau tai, ngứa, chảy mủ Khám : xung huyết, phù nề da ống tai ngoài, đau khi kéo nhẹ vành tai, màng nhĩ vẫn di động bình thường. 41
  42. Cách chữa trị viêm tai ngoài Cách điều trị phổ biến nhất của bệnh viêm tai ngoài là điều trị bằng thuốc nhỏ tai, nếu bị nhiễm trùng sẽ phải điều trị thêm bằng thuốc kháng sinh. Hạ sốt, giảm đau, chống viêm nếu cần, cẩn trọng khi dùng cocticoid Bên cạnh đó, tuân thủ theo các biện pháp chữa trị sau sẽ giúp cho bệnh suy giảm đáng kể. Biện pháp tốt nhất là giữ tai thật khô ráo từ 1 tuần đến 10 ngày. Không để nước lọt vào tai sau khi tắm gội, tuyệt đối không được đi bơi và nghiêm cấm được tự { nhét các vật vào tai. Sau từ 3-10 ngày điều trị thì bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn. Trong các trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám kỹ hơn. Bệnh viêm tai ngoài khi không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm tai giữa. Viêm tai ngoài là căn bệnh thường gặp nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả nếu chúng ta biết cách giữ gìn và đề phòng. Phải luôn giữ cho tai thật khô ráo, không được cho các vật vào tai vì có thể gây kích thích tai hoặc làm tổn thương ống tai. 42
  43. 9. Viêm thanh quản cấp Viêm thanh quản cấp là bệnh thường gặp, bênh có thể do nhiễm khuẩn hoặc không. Thể viêm thanh quản cấp do nhiễm khuẩn thường gặp và thường kèm theo với nhiễm trùng đường hô hấp trên. Đâu tiên thường là do vius nhưng tiếp sau đó là sự bội nhiễm khuẩn sớm. Vi khuẩn hay gặp là Str. Pneumonia, H influenzae, Haemolytic streptococci hoặc Staph. Aureus. Viêm thanh quản cấp không nhiễm khuẩn thường do sử dụng giọng quá mức, dị ứng, bỏng hóa chất do hít phải hoặc chấn thương thanh quản sau đạt ống nội khí quản. Triệu chứng thường gặp: Khàn tiếng: Có thể dẫn đến mất tiếng. Đau họng, nói khó. Ho khan, kích thích họng thường về buổi tối. Triệu chứng chung toàn thân: sốt, đau đầu, đau họng, sốt kèm theo nếu nhiễm virus ở đường hô hấp trên. 43
  44. Các biểu hiện ở thanh quản có thể có các biểu hiện rất khác nhau: Giai đoạn đầu: có thể phù nề thanh thiệt, phù nề nếp phễu thanh thiệt, hoặc chỉ phù nề sụn phễu hoặc băng thanh thất, nhưng dây thanh hoàn toàn bình thường chỉ có bao phủ một chút dịch nhầy. Giai đoạn sau, phù nề và xung huyết tăng, dây thanh trở nên đỏ và sưng nề, vùng hạ thanh môn cũng có thể nề đỏ. Dịch nhầy dính ở bề mặt dây thanh hoặc ở vùng liên phễu. Trong trường hợp sử dụng giọng nói nhiều có thể thấy dây thanh bị xung huyết dưới niêm mạc. Điều trị Viêm thanh quản cấp chủ yếu là điều trị nội khoa. Kiêng nói: Đây là vấn đề rất rất quan trọng, vẫn nói trong khi bị viêm thanh quản cấp có thể dẫn đến phục hồi rất chậm và có thể phục hồi không hoàn toàn. Kiêng rượu và thuốc lá. Dùng thuốc giảm ho. Kháng sinh Thuốc giảm đau, giảm viêm: để giảm đau họng và giảm những khó chịu vùng họng thanh quản. Corticoid: Rất hiệu quản trong điều trị viêm thanh quản cấp, có thể dùng đường uống hặc khí dung. Hoặc bơm làm thuốc thanh quản. 44
  45. Tài liệu tham khảo 1. Đại học Duy Tân, (2016) Tập bài giảng Bệnh l{ học. 2. Lê Thị Luyến, Lê Đình Vấn, (2010) Bệnh học , Nhà xuất bản Y học. 3. Hoàng Thị Kim Huyền (2014), Dược lâm sàng những nguyên l{ cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị. Tập 2, Nhà xuất bản Y học. 4. Giáo trình Bệnh l{ & Thuốc PTH 350 ( 350). 5. Nguyễn Thị Ngọc Dinh (2006), Bài giảng tai mũi họng thực hành. NXB ĐH QY 6. Ngô Quí Châu (2012), Bệnh hô hấp, Nhà xuất bản giáo dục VN 7. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen người lớn – ban hành kèm theo QĐ số 4776/QĐ-BYT 04/12/2009 của BT Bộ Y tế. 8. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Ban hành kèm theo Quyết định số 2866/QĐ-BYT ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 9. Các giáo trình về Bệnh học, Dược l{, Dược lâm sàng, 45
  46. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 2.2.1. Đường hô hấp trên gồm khoang mũi, khoang miệng, hầu họng, nắp thanh quản A. Đúng B. Sai 2.2.2. Viêm mũi xoang cấp do virus có thể sẽ tự khỏi được trong 1 tuần hoặc 10 ngày nhưng rất ít. A. Đúng B. Sai 2.2.3. Chọn câu đúng nhất ~ Đặc điểm của bệnh viêm tai giữa: A. Bệnh hay xảy ra ở người lớn B. Không đau, nhưng có thể gây viêm thần kinh, màng não C. Có thể điều trị bằng thuốc nhỏ mũi D. Tất cả các { trên 2.2.4. Chọn câu đúng nhất ~ Đặc điểm của bệnh viêm tai ngoài: A. Sốt cao,có thể kèm theo tiêu chảy B. Đau ngứa họng,ho C. Có thể dẫn tới viêm dây thần kinh hoặc viêm màng não D. Tai sưng đỏ, nóng và rất đau 46
  47. 2.2.5. Nguyên tắc điều trị (V.A - Végétation Adenoide), ngoại trừ: A. Kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn . B. Nhỏ mũi với nước muối sinh l{ 0, 9%. C. Nạo VA. D. Phẫu thuật nội soi 2.2.6. Amiđan cần cắt khi nào (chỉ định cắt), ngoai trừ? A. Cắt amiđan khi amiđan phì đại gây tắc nghẽn B. Cắt amiđan khi trẻ bị viêm amiđan mạn tính C. Cắt amiđan khi trẻ bị viêm amiđan cấp D. Cắt amiđan khi viêm amiđan gây ra các biến chứng 2.2.7. Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng là các thuốc dưới đây, ngoại trừ: A. Thuốc kháng histamin Chlopheniramine,, Cetirizine. B. Thuốc cocticoit uống, tiêm C. Thuốc co mạch họ phenylamine uống phenylephrine. Thuốc co mạch họ imidazoline dùng nhỏ mũi (Xylometazoline, Oxymetazoline, Naphazoline) D. Thuốc chống tiết histamin (Cromoglycat) 2.2.8. Chọn câu sai ~ Triệu chứng viêm thanh quản cấp A. Khàn tiếng: Có thể dẫn đến mất tiếng. B. Đau họng, nói khó. C. Khạc đờm, kích thích họng thường về buổi sáng. D. Triệu chứng chung toàn thân: sốt, đau đầu, đau họng, sốt kèm theo nếu nhiễm virus ở đường hô hấp trên. 47
  48. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y VIÊM PHẾ QUẢN CẤP Mục tiêu - Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng 1. Nêu được nguyên nhân và triệu chứng của viêm phế quản cấp 2. Trình bày được nguyên tắc điều trị viêm phế quản cấp Nội dung 1. Định nghĩa 2. Căn nguyên 3. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán. 4. Tiến triển và biến chứng 5. Điều trị 48
  49. 1. Định nghĩa • Viêm phế quản cấp (Acute Bronchitis) là tình trạng viêm cấp tính cuả niêm mạc phế quản ở người trước đó phế quản không có tổn thương. • Thuật ngữ “đợt cấp" của viêm phế quản mạn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện nay đang được thay thế bằng “đợt bùng phát" của các bệnh này. 49
  50. 2. Căn nguyên: a. virus và nhóm vi khuẩn không điển hình: Chiếm 50 - 90% các trường hợp. Các virus hay gặp: Rhino virus; Echo virus; Adeno virus; Myxo virus influenza và Herpes virus. ở trẻ em hay gặp virus hợp bào hô hấp và vi rút á cúm. Các vi khuẩn không điển hình như: Mycoplasma Pneumonia, Chlamydia. b. Vi khuẩn : Thường viêm lan từ đường hô hấp trên xuống, các vi khuẩn gồm: liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, Heamophilus influenzae, Moraxella catarrhalis. Những vi khuẩn này thường bị bội nhiễm thứ phát sau nhiễm virus. Ngoài ra viêm phế quản cấp còn có thể gặp trong các bệnh: sởi, thuỷ đậu, ho gà, thương hàn, bạch hầu. c. Các yếu tố hoá, l{: Hơi độc ( Clo, Amoniac) , bụi nghề nghiệp, khói thuốc lá, không khí quá khô, ẩm, lạnh, hoặc quá nóng. d.Dị ứng: ở trẻ em, người lớn bị dị ứng nặng phù Quink, mày đay. e. Yếu tố thuận lợi: Thay đổi thời tiết, bị nhiễm lạnh, thể địa yếu, mắc bệnh đường hô hấp trên. 50
  51. 3. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán . Viêm phế quản cấp thường xuất hiện cùng lúc hoặc ngay sau viêm đường hô hấp trên: hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng. Hai giai đoan của viêm phế quản cấp: Giai đoạn đầu (3 - 4 ngày) (còn gọi là giai đoạn viêm khô) Sốt 38 - 390C, có thể tới 400, mệt mỏi, đau đầu, nhức mỏi xương khớp. cảm giác nóng rát sau xương ức. . Khó thở nhẹ, có thể có tiếng rít, ho khan, có ho thành cơn về đêm. Nghe phổi có ran rít, ran ngáy. Giai đoạn hai: (6 - 8 ngày) (còn gọi là giai đoạn xuất tiết – ướt). Các triệu chứng toàn thân và cơ năng giảm, ho khạc đờm nhầy, hoặc đờm mủ ( khi bội nhiễm) . Nghe phổi có ran ẩm. Các xét nghiệm cận lâm sàng (ít có giá trị chẩn đoán) Bạch cầu có thể bình thường, tăng khi có bội nhiễm, hoặc giảm (virus) ; Xét nghiệm đờm: có nhiều xác bạch cầu đa nhân trung tính. Cấy đờm thường có tạp khuẩn, loại vi khuẩn gây bệnh. X quang phổi: có thể bình thường hoặc rốn phổi đậm. 51
  52. 4. Tiến triển và biến chứng: a. Tiến triển: Viêm phế quản cấp tiến triển lành tính, ở người khoẻ mạnh thường tự khỏi sau 2 tuần, không để lại di chứng gì Ở người nghiện thuốc lá thường có bội nhiễm và ho khạc đờm kéo dài. b. Biến chứng; Viêm phổi, phế quản phế viêm: thường xảy ra ở người già và trẻ em suy dinh dưỡng. Tăng tính phản ứng của phế quản với lạnh, khói và bụi, kéo dài vài tuần sau viêm phế quản cấp. Biểu hiện bằng ho khan kéo dài hàng tuần lễ. 52
  53. 5. Điều trị - Nguyên tắc Giữ ấm, tránh lạnh, tránh bụi. Thoáng mát về mùa hè. Bỏ hút thuốc lá, hoặc bỏ tiếp xúc với các chất l{, hoá gây độc. Nghỉ ngơi. Dùng thuốc giảm ho như: Tecpin-codein, Paxeladine khi ho khan. Giai đoạn ho khạc đờm dùng thuốc long đờm : ho cam thảo, Mucomyst, Mucitux. Kháng sinh: khi có bội nhiễm hoặc người có nguy cơ biến chứng: Amoxicilin, Erythromyxin, Cephalexin. Chống co thắt phế quản: Theophylin, Salbutamol. Thuốc an thần, kháng Histamin. Có thể dùng Prednisolon cho những trường hợp ho kéo dài có co thắt phế quản một đợt ngắn 5 - 10 ngày. 53
  54. Tài liệu tham khảo 1. Đại học Duy Tân, (2016) Tập bài giảng Bệnh l{ học. 2. Lê Thị Luyến, Lê Đình Vấn, (2010) Bệnh học , Nhà xuất bản Y học. 3. Hoàng Thị Kim Huyền (2014), Dược lâm sàng những nguyên l{ cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị. Tập 2, Nhà xuất bản Y học. 4. Giáo trình Bệnh l{ & Thuốc PTH 350 ( 350). 5. Nguyễn Thị Ngọc Dinh (2006), Bài giảng tai mũi họng thực hành. NXB ĐH QY 6. Ngô Quí Châu (2012), Bệnh hô hấp, Nhà xuất bản giáo dục VN 7. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen người lớn – ban hành kèm theo QĐ số 4776/QĐ-BYT 04/12/2009 của BT Bộ Y tế. 8. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Ban hành kèm theo Quyết định số 2866/QĐ-BYT ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 9. Các giáo trình về Bệnh học, Dược l{, Dược lâm sàng, 54
  55. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 2.3.1. Viêm phế quản cấp (Acute Bronchitis) là tình trạng viêm cấp tính cuả niêm mạc phế quản ở người trước đó phế quản không có tổn thương A. Đúng B. Sai 2.3.2. Căn nguyên chính gây viêm phế quản cấp là A. Vi khuẩn, Vi rus B. Hóa chất C. Dị ứng D. Bụi ô nhiễm 2.3.3. Chọn câu đúng nhất ~ Triệu chứng nào sau đây không có trong giai đoạn ướt của viêm phế quản cấp: A. Sốt cao B. Ho khan từng cơn C. Nghe phổi có nhiều ran ngáy và ran ẩm D. Khó thở nhẹ 2.3.4. Viêm phế quản cấp tiến triển lành tính, ở người khoẻ mạnh thường tự khỏi sau 2 tuần, không để lại di chứng gì? A. Đúng B. Sai 55
  56. 2.3.5. Viêm phế quản cấp thường xuất hiện cùng lúc hoặc ngay sau viêm đường hô hấp trên: hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng. A. Đúng B. Sai 2.3.6. Giai đoạn đầu của viên phế quản cấp (khoảng 3 - 4 ngày,) có các triệu chứng đã nêu, ngoại trừ: A. Còn gọi là giai đoạn xuất tiết – ướt B. Sốt 38 - 390C, có thể tới 400, mệt mỏi, đau đầu, nhức mỏi xương khớp. cảm giác nóng rát sau xương ức. C. Khó thở nhẹ, có thể có tiếng rít, ho khan, có ho thành cơn về đêm. D. Nghe phổi có ran rít, ran ngáy. 2.3.7. Giai đoạn hai của viêm phế quản cấp ( khoảng 6 - 8 ngày,) có các triệu chứng đã nêu, ngoại trừ: A. Còn gọi là giai đoạn viêm khô B. Các triệu chứng toàn thân và cơ năng giảm, C. Ho khạc đờm nhầy, hoặc đờm mủ ( khi bội nhiễm) . D. Nghe phổi có ran ẩm. 56
  57. 2.3.8. Dùng thuốc giảm ho như: ho cam thảo, Mucomyst, Mucitux khi ho khan. Giai đoạn ho khạc đờm dùng thuốc long đờm Tecpin-codein, Paxeladine? A. Đúng B. Sai 2.3.9. Điều trị viêm phế quản cấp gồm có các thuốc, ngoại trừ: A. Kháng sinh: khi có bội nhiễm hoặc người có nguy cơ biến chứng: Amoxicilin, Erythromyxin, Cephalexin. B. Thuốc chống virus: Acyclovir C. Chống co thắt phế quản: Theophylin, Salbutamol. D. Thuốc an thần, kháng Histamin. 2.3.10. Trong điều trị viêm phế quản cấp có thể dùng Prednisolon cho những trường hợp ho kéo dài có co thắt phế quản một đợt ngắn 5 - 10 ngày. A. Đúng B. Sai 57
  58. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y VIÊM PHẾ QUẢN MẠN Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng 1. Nêu được nguyên nhân của bệnh viêm phế quản mãn 2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng bệnh viêm phế quản mãn 3. Trình bày được nguyên tắc điều trị bệnh viêm phế quản mãn Nội dung: 1. Đại cương: a. Định nghĩa b. Phân loại c. Nguyên nhân d. Giải phẫu bệnh 2. Triệu chứng lâm sàng 3. Cận lâm sàng 4. Chẩn đoán 5. Tiến triển và biến chứng 6. Điều trị 58
  59. 1.Đại cương: a. Định nghĩa: "Viêm phế quản mạn tính (chronic bronchitis) là một tình trạng viêm tăng tiết nhầy mạn tính của niêm mạc phế quản, gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt ít nhất 3 tháng trong một năm và ít nhất là 2 năm liền". Định nghĩa này loại trừ các bệnh gây ho khạc mạn tính khác: lao phổi, giãn phế quản b. Phân loại - Viêm phế quản mạn tính đơn thuần: chỉ ho và khạc đờm, chưa có rối loạn thông khí phổi Có thể điều trị khỏi. - Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn: triệu chứng chính là khó thở, do tắc nghẽn lan rộng và thường xuyên của phế quản. Còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD : Chronic Obstructive Pulmonary Disease) . - Viêm phế quản mạn tính nhầy mủ: (Brochit chronic mucopurulence) ho và khạc đờm nhầy từng đợt kịch phát hoặc liên tục. 59
  60. c. Nguyên nhân và bệnh sinh Hút thuốc lá, thuốc lào: 88% số người nghiện hút thuốc bị viêm phế quản mạn tính. Khói thuốc lá làm giảm vận động tế bào có lông của niêm mạc phế quản, ức chế chức năng đại thực bào phế nang, làm phì đại và quá sản các tuyến tiết nhầy, làm bạch cầu đa nhân giải phóng men tiêu Protein. Khói thuốc lá còn làm co thắt cơ trơn phế quản. Bụi ô nhiễm: SO2, NO2. Bụi công nghiệp, khí hậu ẩm ướt, lạnh. Nhiễm khuẩn: vi khuẩn, virut, những ổ viêm nhiễm ở đường hô hấp trên và viêm phế quản cấp là cơ sở thuận lợi cho viêm phế quản mạn tính phát triển. Cơ địa và di truyền: dị ứng, người có nhóm máu A dễ bị viêm phế quản mạn tính, Thiếu hụt IgA , hội chứng rối loạn vận động rung mao tiên phát, giảm a1Antitripsin. Yếu tố xã hội: cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu. Cơ chế bệnh sinh chủ yếu do: + Biến đổi chất gian bào. + Mất cân bằng giữa Protêaza và kháng Proteaza. + Mất cân bằng giữa hệ thống chống oxy hoá và chất oxy hoá. 60
  61. d. Giải phẫu bệnh l{ +Tổn thương từ khí quản-phế quản lớn đến các phế quản tận, bao gồm: phá huỷ biểu mô phế quản, giảm tế bào lông và thay đổi cấu trúc rung mao, quá sản các tế bào hình đài, tăng sản và phì đại tuyến nhầy, chỉ số Reid 0,7 là chỉ số của bề dầy tuyến / thành phế quản , (bình thường chỉ số này £ 0,4) +Đường thở nhỏ tổn thương viêm mạn tính: phì đại cơ trơn, loạn sản tế bào chế nhầy, bong biểu mô gây hẹp lòng đường thở nhỏ và tăng sức cản đường thở. +Những trường hợp có biến chứng khí phế thũng, thì có tổn thương đường thở ở trung tâm tiểu thuz và giãn ra không hồi phục, gây khí phế thũng trung tâm tiểu thuz. 61
  62. 2.Triệu chứng lâm sàng: Thường gặp ở người trên 40 tuổi, nghiện thuốc lá, thuốc lào Thường xuyên ho khạc về buổi sáng. Đờm nhầy trong, dính hoặc màu xanh, vàng đục, mỗi ngày không quá 200ml. Mỗi đợt kéo dài 3 tuần, tăng về mùa đông và đầu mùa thu. • Đợt bùng phát của viêm phế quản mạn tính, thường xảy ra ở người già, yếu, do bội nhiễm. Có thể sốt, ho, khạc đờm và khó thở, có thể tử vong do suy hô hấp và tâm phế mạn. • Ở người mắc bệnh lâu năm (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính): Lồng ngực biến dạng hình thùng, hình phễu, khó thở rút lõm cơ hô hấp, rút lõm kẽ gian sườn, phần đáy bên của lồng ngực co hẹp lại khi hít vào (dấu hiệu Hoover) , rút lõm hõm ức, khí quản tụt xuống khi hít vào (dấu hiệu Campbell) Gõ phổi vang trầm, nghe rì rào phế nang giảm, tiếng thở thanh-khí-phế quản giảm hoặc thô ráp, có thể có ran rít, ran ngáy và ran ẩm. Có thể có hội chứng ngừng thở khi ngủ, mạch đảo nghịch (chênh lệch huyết áp tâm thu khi hít vào và thở ra 10mmHg) cao áp động mạch phổi và tâm phế mạn. 62
  63. 3.Cận lâm sàng: a. X quang: Tuy ít giá trị chẩn đoán nhưng Xquang phổi giúp chẩn đoán phân biệt các bệnh gây ho khạc mạn tính và để chẩn đoán biến chứng. Viêm phế quản mạn tính giai đoạn đầu, Xquang phổi chưa có biểu hiện. Khi viêm phế quản mạn tính thực thụ, sẽ thấy các hội chứng Xquang: + Hội chứng phế quản: dầy thành phế quản (3-7mm), dấu hiệu hình đường ray, hình nhẫn. Kèm theo viêm quanh phế quản, mạng lưới mạch máu tăng đậm, tạo hình ảnh phổi “ bẩn”. + Hội chứng khí phế thũng: giãn phổi, tăng sáng, 0giãn mạng lưới mạch máu ngoại vi, có các bóng khí thũng. + Hội chứng mạch máu: cao áp động mạch phổi (mạch máu trung tâm to, ngoại vi thưa thớt) . Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao (HRCT : High Resolution Computed Tomography) thấy rõ được các dấu hiệu của hội chứng phế quản nói trên và khí phế thũng. Chụp động mạch phế quản có thể thấy giãn động mạch phế quản và cầu nối giữa động mạch phế quản và động mạch phổi. Chụp xạ nhấp nháy (Scintigraphie) : dùng senon 133 có thể thấy phân bố khí không đều ở các phế nang. Dùng 131I để thấy sự phân bố máu không đều trong phổi. 63
  64. b. Thăm dò chức năng hô hấp * Thông khí phổi: viêm phế quản mạn tính khi có rối loạn thông khí tắc nghẽn thì gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính . + FEV1 (VEMS) giảm 50mmHg) . 64
  65. 4. Chẩn đoán: a. Chẩn đoán xác định: Dựa vào tiêu chuẩn trong định nghĩa và triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng. b. Chẩn đoán phân biệt - Lao phổi : ho kéo dài, Xquang có hình ảnh ” phổi bẩn” - Giãn phế quản: ho và khạc đờm nhiều. Nhưng < 200ml/24 giờ. - Hen phế quản: cần chẩn đoán phân biệt với viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn, dùng test xịt Salbutamol 200 - 300 mg và đo FEV1, nếu FEV1 tăng không quá 15% là viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn . - Ung thư phế quản: ho kéo dài. Xquang có hình ảnh u hoặc hạch chèn ép. - Khí phế thũng: khi viêm phế quản mạn tính chưa biến chứng khí phế thũng. * Có thể căn cứ khác biệt sau để chẩn đoán: Khí phế thũng Viêm phế quản mạn Khó thở: nặng Vừa Ho có sau khó thở Có trước khó thở Viêm đường thở ít Thường xuyên Suy hô hấp giai đoạn cuối Từng đợt cấp Xquang giãn phổi, tăng sáng Hình ảnh “ Phổi bẩn” Sức cản đường thở (Raw) tăng nhẹ Tăng nhiều 65
  66. 5.Tiến triển và biến chứng: Tiến triển: Từ từ nặng dần 5-20 năm, nhiều đợt bùng phát dẫn đến biến chứng khí phế thũng và tâm phế mạn, suy hô hấp. Biến chứng: + Khí phế thũng trung tâm tiểu thuz. + Tâm phế mạn, cao áp động mạch phổi. + Bội nhiễm: viêm phổi, áp xe phổi, lao phổi + Suy hô hấp: cấp và mạn. 66
  67. 6.Điều trị: a. Đối với VPQM, không có tắc nghẽn Khi có bội nhiễm phế quản: Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Hoặc dùng kháng sinh loại Gram (+) Tetraxyclin 1g / ngày hoặc Ampixilin 1g / ngày, hoặc Erythromyxin. Có thể phối hợp cả 2 nhóm trên. Có thể dùng kháng sinh mạnh: Rulid 150 mg ´ 2v / 24giờ hoặc Rovamyxin 3 tr UI / 24 giờ . Long đờm: Natribenzoat 3% ´ 20ml / 24giờ, hoặc Acemuc, Bisorven, Mucosolvan, RhDnase. Vỗ rung và dẫn lưu theo tư thế. Ngày 2-3 lần. Mỗi lần 15 phút-30 phút Chống co thắt phế quản: xịt Salbutamol hoặc uống Theophylin, nếu nhiều đờm xịt atrovent. b. Đối với VPQM tắc nghẽn Ngoài các biện pháp trên cần thêm: Chống viêm bằng nhóm Corticoid: xịt Budesonide (Pulmicort) hoặc uống Prednisolon 30 mg / ngày, giảm liều dần hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Thở Oxy, thở máy, đặt nội khí quản hút rửa, chống suy tim khi có tâm phế mạn. Ngoài đợt bùng phát : cần điều trị dự phòng và tập thở bụng. c. Cần dự phòng bằng cách: Bỏ hút thuốc, tránh lạnh, tránh bụi, phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bằng súc họng, nhỏ mũi. Tiêm vacxin đa giá: Rhibomunyl, phòng chống cúm. Điều trị tốt bệnh tai mũi họng. Dùng vitamin A, C, E (chống oxy hoá) . 67
  68. Tài liệu tham khảo 1. Đại học Duy Tân, (2016) Tập bài giảng Bệnh l{ học. 2. Lê Thị Luyến, Lê Đình Vấn, (2010) Bệnh học , Nhà xuất bản Y học. 3. Hoàng Thị Kim Huyền (2014), Dược lâm sàng những nguyên l{ cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị. Tập 2, Nhà xuất bản Y học. 4. Giáo trình Bệnh l{ & Thuốc PTH 350 ( 350). 5. Nguyễn Thị Ngọc Dinh (2006), Bài giảng tai mũi họng thực hành. NXB ĐH QY 6. Ngô Quí Châu (2012), Bệnh hô hấp, Nhà xuất bản giáo dục VN 7. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen người lớn – ban hành kèm theo QĐ số 4776/QĐ-BYT 04/12/2009 của BT Bộ Y tế. 8. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Ban hành kèm theo Quyết định số 2866/QĐ-BYT ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 9. Các giáo trình về Bệnh học, Dược l{, Dược lâm sàng, 68
  69. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 2.4.1. Chọn câu đúng nhất ~ Viêm phế quản mạn tính (chronic bronchitis) A. Là một tình trạng viêm tăng tiết nhầy mạn tính của niêm mạc phế quản, gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt ít nhất 3 tháng trong một năm và ít nhất là 2 năm liền. B. Là một tình trạng viêm niêm mạc phế quản, gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt ít nhất 3 tháng trong một năm và ít nhất là 2 năm liền. C. Là một tình trạng viêm tăng tiết nhầy mạn tính của niêm mạc phế quản, khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt ít nhất 3 tháng trong một năm và ít nhất là 2 năm liền. D. Là một tình trạng viêm tăng tiết nhầy mạn tính của niêm mạc phế quản, gây ho và khạc đờm liên tục. 2.4.2. Câu nào sau đây khi nói về đợt cấp của viêm phế quản mạn là sai: A. Ho khạc đờm có mủ B. Khó thở như cơn hen C. Nghe phổi có ran ngáy, ran rít, ran ẩm D. Luôn có sốt cao 2.4.3. Chọn câu đúng nhất ~ Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn có các đặc điểm nào sau đây: A. Ho và khạc đờm nhầy trong là triệu chứng chính B. Có từng đợt tái diễn hoặc thường xuyên ho khạc đờm nhầy mủ C. Ho khạc đờm trong hoặc có nhầy mủ, kèm các cơn khó thở thường xuyên D. Ho khạc đờm trong hoặc có nhầy mủ, kèm các cơn khó thở không thường xuyên 69
  70. 2.4.4. Câu nào sau đây khi nói về Viêm phế quản mạn tính đơn thuần là sai? A. Chỉ ho và khạc đờm, B. Ho và khạc đờm nhầy từng đợt kịch phát hoặc liên tục. C. Chưa có rối loạn thông khí phổi D. Có thể điều trị khỏi. 2.4.5. Câu nào sau đây khi nói về Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn là sai? A. Triệu chứng chính là khó thở, do tắc nghẽn lan rộng và thường xuyên của phế quản. B. Còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD : Chronic Obstructive Pulmonary Disease) . C. Có rối loạn thông khí phổi D. Có thể điều trị khỏi. 2.4.6. Câu nào sau đây khi nói về Viêm phế quản mạn tính nhầy mủ (Brochit chronic mucopurulence) là đúng? A. Chỉ ho và khạc đờm, B. Ho và khạc đờm nhầy từng đợt kịch phát hoặc liên tục. C. Chưa có rối loạn thông khí phổi D. Có thể điều trị khỏi. 2.4.7. Câu nào sau đây khi nói về điểu trị đối với Viêm phế quản mạn không có tắc nghẽn là sai? A. Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Hoặc dùng kháng sinh loại Gram (+). B. Long đờm; Vỗ rung và dẫn lưu theo tư thế. C. Chống co thắt phế quản D. Chống viêm bằng nhóm Corticoid. 70
  71. 2.4.8. Câu nào sau đây khi nói về điểu trị đối với Viêm phế quản mạn có tắc nghẽn là sai? A. Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. B. Có thể dùng kháng sinh mạnh C. Chống viêm bằng nhóm Corticoid D. Tất cả các { đều sai. 2.4.9 Chọn đúng/sai ~ Đối với VPQM, không có tắc nghẽn, khi có bội nhiễm phế quản: - Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Hoặc dùng kháng sinh loại Gram (+) Tetraxyclin 1g / ngày hoặc Ampixilin 1g / ngày, hoặc Erythromyxin. Có thể phối hợp cả 2 nhóm trên. A. Đúng. B. Sai 2.4.9 Chọn đúng/sai ~ Đối với VPQM tắc nghẽn cần thêm chống viêm bằng nhóm Corticoid: xịt Budesonide (Pulmicort) hoặc uống Prednisolon 30 mg / ngày, giảm liều dần hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. A. Đúng. B. Sai 71
  72. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y VIÊM PHỔI CẤP Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Nêu được các nguyên nhân và phân loại của viêm phổi. 2. Nêu được đặc điểm của viêm phổi không điển hình và viêm phổi mắc phải ở bệnh viện. 3. Trình bày được triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của viêm phổi điển hình 4. Trình bày được nguyên tắc điều trị viêm phổi điển hình Nội dung: 1. Định nghĩa: 2. Các nguyên nhân 3. Các phân loại về viêm phổi 3.1. Phân loại theo lâm sàng 3.2 Phân loại theo diễn biến 3.3. Phân loại theo Xquang 3.4. Theo căn nguyên vi sinh 3.5 Theo giải phẫu bệnh 4. Viêm phổi điển hình 4.1. Viêm phổi thùy 4.2. Phế quản phế viêm 72
  73. 1. Định nghĩa: Viêm phổi là quá trình viêm nhiễm của nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng. Nguyên nhân thường gặp do vi khuẩn, virus, k{ sinh vật. Đặc trưng và tổn thương giải phẫu là khối đông đặc của nhu mô phổi. Theo Tổ chức y tế thế giới, viêm phổi là viêm nhu mô phổi bao gồm 4 thể lâm sàng: Viêm phế quản phổi, Viêm phổi thuz, Viêm phế quản và Áp xe phổi. Theo Bệnh l{ học (Le Thi Luyen): Viêm phổi (Pneumonia) là bệnh nhiễm trùng nhu mô phổi (bao gồm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết và tiểu phế quản tận) kèm theo tăng tiết dịch trong phế nang gây ra đông đặc nhu mô phổi. 73
  74. 2. Các nguyên nhân gây viêm phổi thường gặp Loại Nguyên nhân vi sinh Vi khuẩn điển hình - Chiếm 20-60%, bao gồm: Viêm phổi do vi khuẩn - Streptococcus pneumoniae . - Hemophylus influenzae . - Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng - Staphylococus aureus . - Vi khuẩn Gram âm . - E.coli, Klebsiella, Pseudomonas, Proteus spp - Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện - Vi khuẩn yếm khí tại miệng Vi khuẩn không điển hình - Chiếm 10-20% bao gồm: - Viêm phổi ở người suy giảm miễn dịch - Legionella SP . (nhiễm trùng cơ hội) - Mycoplasma pneumoniae . - Chlamydia pneumoniae, coxiella burnetii, chlamydia psittaci Nhiễm trùng cơ hội, hiếm: -Pneumocytis carinii (trong AIDS) -Aspergilus fumigatus - Candida Viêm phổi do virus Chiếm 2-15%, bao gồm: - Influenza, Parainfluenza, virus hợp bào hô hấp, Adenovirus . - ít gặp: virus sởi, Epstein-Barr, Herpes, Varicella- zoster . Cytomegalovirus, Hantavirus . 74
  75. 3. Các phân loại về viêm phổi: 3.1. Phân loại theo lâm sàng 3.1.1 Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng: Là viêm phổi xuất hiện bên ngoài Bệnh viện: Viêm phổi điển hình (viêm phổi kinh điển): viêm phổi do vi khuẩn (ví dụ: viêm phổi do Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Hemophylus influenzae ) . a. Viêm phổi thùy do phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae). Phế cầu là vi khuẩn gram dương, có vỏ bọc, có thể gặp ở người khoẻ mạnh (người lành mang trùng), gặp chủ yếu ở trẻ trước tuổi đi học, vào mùa Xuân. Bệnh xuất hiện đột ngột sau cảm lạnh, viêm đường hô hấp trên, có cơn rét run dữ dội. Ngay sau đó sốt cao 390 - 410C, thở nhanh, mạch nhanh, ho khan, đau ngực, buồn nôn, nôn b. Viêm phổi do liên cầu khuẩn Viêm phổi phế quản do liên cầu sinh mủ ( Streptococcus pyogenes ) thường có bệnh cảnh phế quản phế viêm (còn gọi là viêm phổi đốm ), có khi thành dịch trong các tập thể, ví dụ, doanh trại quân đội, nhà trẻ, mẫu giáo, trại dưỡng lão . Bệnh thường liên quan đến những vụ dịch do virus (cúm, sởi, thuỷ đậu). 75
  76. Viêm phổi không điển hình Viêm phổi do vi khuẩn không điển hình, ví dụ: viêm phổi do Mycoplasma, Legionella, Chlamydia pneumoniae hoặc viêm phổi do virus . Có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở trẻ > 5 tuổi và thiếu niên. Nguyên nhân thường do virus, Mycoplasma pneumoniae, Legionnella pneumophila. Triệu chứng lâm sàng thường là đau đầu, mệt mỏi, sốt < 39 độ, ho khan hoặc có đờm nhày, không có khó thở, phổi có ít ran nổ và ran rít rải rác. Khoảng 30% bệnh nhân có kèm theo triệu chứng viêm đường hô hấp trên Số lượng bạch cầu không tăng Trên x quang thường có đám mờ ở thùy dưới 76
  77. 3.1.2 Viêm phổi mắc phải ở Bệnh viện: Là viêm phổi xuất hiện sau khi nhập viện 48 giờ hoặc muộn hơn, bao gồm cả viêm phổi xuất hiện ở nhà ăn dưỡng, điều dưỡng, trại tâm thần, trại phục hồi chức năng . Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện. Tác nhân gây bệnh chính là các vi khuẩn Gram âm và S.aureus, thường hít từ họng. Tổn thương thường thấy là hoại tử phế quản – phổi. Những trường hợp dễ dẫn tới viêm phổi mắc phải ở bệnh viện là: Bệnh nhân hôn mê – phản xạ ho kém gây ứ đọng chất tiết Bệnh nhân có bệnh phổi, tim mà cơ chế làm sạch đường thở bị suy giảm Bệnh nhân phải đặt nội khí quản hay thở máy. Điều trị thường khó khăn do các kháng sinh bị kháng cả nên kém hiệu quả. 3.1.3 Viêm phổi ở người suy giảm miễn dịch: Viêm phổi ở bệnh nhân thiếu hụt globulin miễn dịch và bổ thể . Viêm phổi ở bệnh nhân thiếu hụt bạch cầu hạt . Viêm phổi ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch tế bào: ở người mắc bệnh ác tính, ở người ghép tạng, ở bệnh nhân AIDS . Viêm phổi ở những bệnh nhân có bệnh l{ suy giảm miễn dịch khác . 77
  78. 3.2 Phân loại theo diễn biến Viêm phổi cấp tính . 3.3. Phân loại theo hình ảnh Xquang Viêm phổi bán cấp tính . lồng ngực Viêm phổi mạn tính . Viêm phổi thuz . 3.4. Phân loại theo căn nguyên vi sinh Viêm phế quản-phổi (phế Viêm phổi do vi khuẩn . quản-phế viêm) . Viêm phổi do vi khuẩn không điển hình . Viêm phổi kẽ . Viêm phổi do virus . Áp xe phổi . 3.5 Phân loại dựa trên tổn thương giải phẫu bệnh: Viêm phổi thùy – là viêm phổi có tổn thương đồng nhất ở một thùy và trải qua 3 giai đoạn: xung huyết, can hóa đỏ, can hóa xám. Phế quản phế viêm – hay còn gọi viêm phế quản phổi – là viêm phổi có tổn thương rải rác cả 2 phổi, xen lẫn những vùng phổi lành ở cả phế quản và phế nang, tuổi của các tổn tương khác nhau. Viêm phổi nhiễm trùng (pneumonia) - là quá trình viêm và đông đặc của nhu mô phổi do nguyên nhân nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, mycoplasma ). Thành các phế nang nói chung không bị tổn thương. Viêm phổi không nhiễm trùng (pneumonitis) - do nguyên nhân vật l{, hoá học và những nguyên nhân ít gặp khác thì có tổn thương ở thành phế nang nên còn gọi là viêm thành phế nang. Diễn biến có thể cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Cấu trúc phổi thường không hồi phục hoàn toàn giống như viêm phổi nhiễm trùng. 78
  79. 4. Viêm phổi điển hình 4.1. Viêm phổi thùy (do phế cầu khuẩn) 4.1.1. Vi khuẩn học: + Phế cầu là vi khuẩn gram dương, có vỏ bọc, có thể phân lập được ở người khoẻ mạnh (người lành mang trùng), gặp chủ yếu ở trẻ trước tuổi đi học, vào mùa Xuân. + Có 84 typ huyết thanh, nhưng chỉ một số gây bệnh như typ 1,3,4,6,7,8,9,12,14,19 và 23. Typ 3 có độc tính cao nhất. 4.1.2. Sinh l{ bệnh: + Nguyên nhân chủ yếu của viêm phổi thuz là phế cầu. + Bệnh nhân viêm phổi phế cầu thường suy giảm cơ chế bảo vệ đường thở tạm thời hoặc mạn tính, là yếu tố thuận lợi để phế cầu bị hút từ họng vào phế nang. + Viêm phổi chủ yếu xảy ra ở một thuz. Tổn thương nhiều thuz xảy ra khi phế cầu theo dịch viêm lan đến thuz phổi khác theo đường phế quản. + Viêm có thể lan trực tiếp đến màng phổi, màng tim gây mủ màng phổi, màng ngoài tim. + Kháng thể đặc hiệu đối với kháng nguyên vỏ phế cầu xuất hiện 5 -10 ngày sau khi mắc bệnh, làm tăng mạnh mẽ quá trình thực bào vi khuẩn, gây nên cơn "bệnh biến". 79
  80. 4.1.3, Giải phẫu bệnh l{: a. Đại thể + Tổn thương thường chiếm cả một thùy phổi, + phần phổi còn lại hoàn toàn bình thường. b. Vi thể : Hình ảnh phế nang viêm fibrin bạch cầu với các giai đoạn như sau: + Giai đoạn xung huyết (ngày đầu tiên): - xung huyết các mao quản phổi và - xuất tiết dịch tơ huyết chứa ít bạch cầu vào trong lòng phế nang. + Giai đoạn “can hoá đỏ” (ngày thứ 2, 3): - mặt cắt vùng phổi viêm đỏ xẫm giống màu của gan. - Lòng phế nang đầy dịch tiết keo đặc với nhiều fibrin, hồng cầu, phế cầu khuẩn, ố lượng vừa phải bạch cầu N và một ít bạch cầu M. - Màng phổi vùng tổn thương bị viêm cấp tính với những mảng fibrin ở lá tạng. + Giai đoạn "can hoá xám" (ngày thứ 4, 5): - mặt cắt phổi có màu xám nhạt. - Lòng phế nang chứa ít hồng cầu, nhưng có rất nhiều bạch cầu N. - Giai đoạn này kéo dài 3 - 4 ngày, sau đó chuyển sang giai đoạn hấp thu. - Dịch tiết fibrin được hoá lỏng bởi các enzym giải phóng ra từ bạch cầu hạt. - Chất lỏng này được thực bào bởi đại thực bào phế nang. - Tổ chức phổi được khôi phục lại hoàn toàn. 80
  81. 4.1.4. Lâm sàng: Diễn biến đặc trưng: Bệnh xuất hiện đột ngột sau cảm lạnh, viêm đường hô hấp trên, có cơn rét run dữ dội. Ngay sau đó sốt cao 390 - 410C, thở nhanh, mạch nhanh, ho khan, đau ngực, buồn nôn, nôn. Bệnh đến cao điểm vào ngày thứ hai, ba với biểu hiện rất mệt, ho khạc đờm mầu rỉ sắt do chảy máu trong phế nang, Herpes môi, thở nhanh nông, vã mồ hôi. Cử động lồng ngực bên tổn thương giảm, rung thanh tăng, đôi khi sờ thấy cọ màng phổi. Gõ đục khi vùng đông đặc rộng. Rì rào phế nang giảm, ran nổ, thổi ống, tiếng ngực (pectoriloquy), cọ màng phổi. Ở thời đại kháng sinh, triệu chứng không điển hình như trên, đôi khi chỉ có đau ngực, thậm chí không sốt và khạc đờm. Ở người già, có khi không thấy triệu chứng thực thể, nhưng triệu chứng loạn thần nhiễm khuẩn lại nổi bật 81
  82. 4.1.5. Cận lâm sàng: + Xquang phổi . Hình ảnh điển hình và phổ biến là một đám mờ chiếm cả thùy phổi, có phế quản hơi . Đám mờ có thể không rõ ở những bệnh nhân mất nước nhiều hoặc có khi thấy nhiều ổ đông đặc, tràn dịch màng phổi. . Triệu chứng xquang thường hấp thu sau 4 tuần. + Máu ngoại vi: bạch cầu tăng cao, N tăng, chuyển trái. Máu lắng tăng. + Nhuộm gram đờm thấy cầu khuẩn gram dương đứng thành cặp. - Phản ứng chuỗi polymease (PCR) đối với bệnh phẩm máu, đờm xác định nhanh và chính xác. 82
  83. 4.1.6. Điều trị: Kháng sinh Tiêm bắp thịt Penixilin G 600.000UI / lần, ngày 2 lần (penixilin procain) hoặc 1 triệu đơn vị tiêm tĩnh mạch/lần, 4 giờ tiêm một lần. Những kháng sinh khác có hiệu quả cao với viêm phổi phế cầu: ampixilin, Tetraxiclin, cephalosporin thế hệ III như cefazolin. Có thể dùng nhóm macrolid, Clindamyxin Bổ xung đủ nước, điện giải: truyền dịch các loại. Giảm đau ngực: dùng Codein cho những ca nhẹ, aspirin đôi khi phải dùng Meperidin. Giảm ho, long đờm, hạ nhiệt ( nếu cần ). Điều trị biến chứng (mủ màng phổi, viêm màng ngoài tim ). Dự phòng: dùng vacxin phế cầu cho nhóm nguy cơ cao như suy thận mạn tính, đa u tủy, hội chứng thận hư, ghép thận, bệnh Hodgkin Tiêm bắp thịt một lần duy nhất. 83
  84. 4.2. Phế quản phế viêm (Viêm phổi do Liên cầu, Bronchopneumonia ) • Vi khuẩn học: Viêm phổi do liên cầu sinh mủ (Streptococcus pyogenes) thường có bệnh cảnh phế quản phế viêm (còn gọi là viêm phổi đốm), có khi thành dịch trong các tập thể, ví dụ, doanh trại quân đội, nhà trẻ, mẫu giáo, trại dưỡng lão • Bệnh thường liên quan đến những vụ dịch do virus (cúm, sởi, thuỷ đậu). Thường kèm theo có viêm họng cấp do liên cầu khuẩn. 84
  85. 4.2.2. Lâm sàng: • Khởi phát đột ngột, sốt, triệu chứng "cảm", tiếp theo đó là khó thở, ho, đờm có thể dính máu, đau ngực. • Nghe phổi nhiều ran rít ran ngáy , ran ẩm, ran nổ ở hai phổi, tập trung ở vùng gian sống bả. 4.2.3. Xquang: • Hình ảnh viêm phế quản phổi với các đám mờ qui tụ đối xứng hai bên rốn phổi, ít khi có hình ảnh viêm phổi thùy. 85
  86. 4.2.4. Biến chứng: + Nhiễm trùng huyết; mủ màng phổi. + Trước đây hay gặp tử vong do viêm phổi liên cầu nhóm A. 4.2.5. Điều trị + Liên cầu nhạy cảm với penixilin, nên điều trị chủ yếu dùng penixilin G với liều 6 - 8 triệu đơn vị/ngày, tiêm tĩnh mạch 4 - 6 giờ/lần. + Ngoài ra dùng các thuốc trợ tim mạch, dãn phế quản, thở ô xy, chống suy hô hấp (dùng Corticoid kết hợp) + Liên cầu nhóm B (S. agalactiae) gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh và nhiễm trùng huyết ở sản phụ. Nhóm này có thể gây viêm phổi bệnh viện, thường ở bệnh nhân cao tuổi. + Kháng sinh nhạy cảm là penixilin, nhưng liều dùng cao hơn nhóm A. 86
  87. Tài liệu tham khảo 1. Đại học Duy Tân, (2016) Tập bài giảng Bệnh l{ học. 2. Lê Thị Luyến, Lê Đình Vấn, (2010) Bệnh học , Nhà xuất bản Y học. 3. Hoàng Thị Kim Huyền (2014), Dược lâm sàng những nguyên l{ cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị. Tập 2, Nhà xuất bản Y học. 4. Giáo trình Bệnh l{ & Thuốc PTH 350 ( 350). 5. Nguyễn Thị Ngọc Dinh (2006), Bài giảng tai mũi họng thực hành. NXB ĐH QY 6. Ngô Quí Châu (2012), Bệnh hô hấp, Nhà xuất bản giáo dục VN 7. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen người lớn – ban hành kèm theo QĐ số 4776/QĐ-BYT 04/12/2009 của BT Bộ Y tế. 8. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Ban hành kèm theo Quyết định số 2866/QĐ-BYT ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 9. Các giáo trình về Bệnh học, Dược l{, Dược lâm sàng, 87
  88. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 2.5.1. Chọn câu đúng nhất ~ Triệu chứng cận lâm sàng của viêm phổi thùy: A. X quang phổi thấy nhiều nốt mờ rải rác 2 bên phổi B. X quang phổi thấy đám mờ đậm đồng đều hình tam giác C. X quang phổi thấy rốn phổi đậm D. X quang phổi thấy hình ảnh mức nước,mức khí bầu dục hay tròn bao quanh một vùng chủ mô phổi mờ 2.5.2. Chọn câu đúng nhất ~ Thể viêm phổi nào có tỷ lệ tử vong cao: A. Viêm phổi không điển hình,thường do virus B. Viêm phổi bệnh viện C. Viêm phổi do virus cúm A D. Viêm phổi không có khả năng gây tử vong 2.5.3. Hội chứng đông đặc trong viêm phổi thùy gồm có, ngoại trừ: A. Âm thổi ống B. Rung thanh tăng C. Gõ đục D. Rì rào phế nang 2.5.4. Chọn câu đúng nhất ~ Viêm phổi không điển hình thường do nguyên nhân nào sau đây: A. Vi khuẩn B. Virus C. Nấm D. Kí sinh trùng 88
  89. 2.5.5. Chọn câu đúng nhất ~ Thuốc kháng virus điều trị viêm phổi do virus cúm A được chỉ định cho cả người lớn và trẻ > 1 tuổi là: A. Oseltamivir B. Zanamivir C. Zidovudine D. Acyclovir 2.5.6. Chọn câu đúng nhất ~ Viêm phổi cộng đồng hay gặp do A. Sterptococus pneumonia B. Preumocytis C. Vi khuẩn Gram (-) D. Aspergillus fumigatus 2.5.7. Chọn câu đúng nhất ~ Viêm phổi bệnh viện hay gặp do A. Sterptococus pneumonia B. Preumocytis C. Vi khuẩn Gram (-) D. Aspergillus fumigatus 2.5.8. Chọn câu đúng nhất ~ Viêm phổi cơ hội ở bệnh nhÂn HIV thường do A. Sterptococus pneumonia B. S. aureus C. Vi khuẩn Gram (-) D. Aspergillus fumigatus 89
  90. 2.5.9. Chọn câu đúng nhất ~ Phế quản phế viêm phân biệt với hen phế quản bội nhiễm dựa vào A. Tiền sử, bệnh sử B. Hội chứng nhiễm trùng C. Hội chứng suy hô hấp cấp D. Chức năng hô hấp 2.5.10. Chọn câu đúng nhất ~ Đặc điểm X.Quang của phế quản phế viêm là A. Mờ đậm đều một thùy có phản ứng rãnh liên thùy B. Mờ dạng lưới ở hai đáy phổi, rốn phổi đậm C. Hai rốn phổi tăng đậm, tràn dịch rãnh liên thùy D. Mờ rải rác cả hai phổi thay đổi từng ngày 2.5.11. Chọn đúng/sai ~ Phế quản phế viêm là Viêm phổi do liên cầu sinh mủ (Streptococcus pyogenes ) thường có bệnh cảnh phế quản phế viêm (còn gọi là viêm phổi đốm ) A. Đúng B. Sai 90
  91. 2.5.12. Chọn câu đúng nhất ~ Viêm phổi cấp: A. Viêm phổi là quá trình viêm nhiễm của tiểu phế quản tận cùng. Nguyên nhân thường gặp do vi khuẩn, virus, k{ sinh vật. Đặc trưng và tổn thương giải phẫu là khối đông đặc của nhu mô phổi. B. Viêm phổi là viêm nhu mô phổi bao gồm 2 thể lâm sàng: Viêm phế quản phổi, Viêm phổi thuz. C. Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết và tiểu phế quản tận không kèm theo tăng tiết dịch trong phế nang. D. Các định nghĩa đã nêu đều sai. 2.5.13. Chọn đúng/sai ~ Theo Tổ chức y tế thế giới, viêm phổi là viêm nhu mô phổi bao gồm 4 thể lâm sàng: Viêm phế quản phổi, Viêm phổi thuz, Viêm phế quản và Áp xe phổi. A. Đúng B. Sai 2.5.14. Chọn đúng/sai ~ Viêm phổi là quá trình viêm nhiễm của nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng. Nguyên nhân thường gặp do vi khuẩn, virus, k{ sinh vật. Đặc trưng và tổn thương giải phẫu là khối đông đặc của nhu mô phổi. A. Đúng B. Sai 91
  92. 2.5.15. Chọn câu sai ~ Phân loại theo lâm sàng về viêm phổi – tìm câu đúng: A. Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng: Là viêm phổi xuất hiện bên ngoài Bệnh viện, gồm Viêm phổi điển hình (gồm có Viêm phổi thùy do phế cầu khuẩn, Viêm phổi do liên cầu khuẩn ) và Viêm phổi không điển hình (viêm phổi do vi khuẩn không điển hình) B. Viêm phổi mắc phải ở Bệnh viện: Là viêm phổi xuất hiện sau khi nhập viện 48 giờ hoặc muộn hơn C. Viêm phổi ở người suy giảm miễn dịch D. Các câu đều sai 2.5.16. Chọn câu sai ~ Phân loại viêm phổi theo diễn biến A. Viêm phổi cấp tính . B. Viêm phổi bán cấp tính C. Viêm phổi mạn tính D. Tất cả đều sai 2.5.17. Chọn câu sai ~ Phân loại viêm phổi theo hình ảnh Xquang lồng ngực A. Viêm phổi thuz B. Viêm phế quản-phổi (phế quản-phế viêm) C. Viêm phổi kẽ D. Viêm phế quản mạn 92
  93. 2.5.18. Chọn câu sai ~ Phân loại viêm phổi theo căn nguyên vi sinh A. Viêm phổi do vi khuẩn B. Viêm phổi do vi khuẩn không điển hình C. Viêm phổi do virus . D. Tất cả đều sai 2.5.19. Chọn đúng/sai ~ Viêm phổi thùy (do phế cầu khuẩn) là vi khuẩn gram dương, có vỏ bọc, có thể phân lập được ở người khoẻ mạnh (người lành mang trùng), gặp chủ yếu ở trẻ trước tuổi đi học, vào mùa Xuân. A. Đúng B. Sai 2.5.20. Chọn câu sai ~ Thuốc Kháng sinh dùng trong viêm phổi – chọn các câu đúng A. Tiêm bắp thịt Penixilin G 600.000UI / lần, ngày 2 lần (penixilin procain) hoặc 1 triệu đơn vị tiêm tĩnh mạch/lần, 4 giờ tiêm một lần B. Những kháng sinh có hiệu quả cao với viêm phổi phế cầu: ampixilin, Tetraxiclin, cephalosporin thế hệ III như cefazolin. C. Có thể dùng nhóm macrolid, Clindamyxin D. Streptomycin 93
  94. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y HEN PHẾ QUẢN Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng 1. Hiểu được khái niệm mới về hen, những nguyên nhân gây hen, cơ chế hen. 2. Trình bày được cơ chế bệnh sinh và các triệu chứng chính của hen phế quản 3. Nêu nguyên tắc điều trị hen phế quản 4. Nắm vững phân loại các thuốc 5. Cách sử dụng thuốc cắt cơn và dự phòng hen hiện nay. Nội dung 1. Định nghĩa, nguyên nhân, bệnh sinh, phân loại 2. Chẩn đoán hen 3. Phân loại hen 4. Biến chứng 5. Điều trị hen 94
  95. 1. Định nghĩa, nguyên nhân, bệnh sinh, phân loại 1.1. Định nghĩa (theo Chương trình quốc tế phòng chống hen - GINA 2002). Hen là bệnh l{ viêm mạn tính đường thở (phế quản) có sự tham gia của nhiều loại tế bào, nhiều chất trung gian hoá học (mediator), cytokin Viêm mạn tính đường thở, sự gia tăng đáp ứng phế quản với các đợt khò khè, ho và khó thở lặp đi lặp lại, các biểu hiện này nặng lên về đêm hoặc sáng sớm. Tắc nghẽn đường thở lan toả, thay đổi theo thời gian và hồi phục được. 95
  96. 1.1 Định nghĩa (theo Chương trình quốc tế phòng chống hen - GINA 2008). Hen phế quản (Asthma) là bệnh l{ viêm mạn tính đường hô hấp có sự tham gia của nhiều loại tế bào và nhiều thành phần tế bào. Tình trạng viêm mạn tính phối hợp với tính tăng phản ứng của phế quản dẫn tới những đợt tái phát thể hiện bằng thở rít, khó thở, tức ngực, ho thường xảy ra về đêm và sáng sớm. Những đợt tái phát thường phối hợp với tắc nghẽn đường hô hấp lan tỏa, thay đổi và có thể tự phục hồi hoặc do điều trị. 96
  97. Định nghĩa (Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen người lớn – ban hành kèm theo QĐ số 4776/QĐ-BYT 04/12/2009 của BT Bộ Y tế) Hen là tình trạng viêm mạn tính đường thở, với sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào, làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc. 97
  98. Cả 3 định nghĩa từ 2002 đến 2009 đều đề cập 7 { sau : viêm mạn tính đường thở, tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào tăng tính đáp ứng đường thở tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể hồi phục tự nhiên 98
  99. Định nghĩa HPQ (hen phế quản) theo GINA 2014 Hen là một bệnh l{ đa dạng, thường có đặc điểm là viêm đường thở mạn tính. Hen được định nghĩa bởi sự hiện diện của bệnh sử có các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và về cường độ, cùng với sự giới hạn luồng khí thở ra dao động. (GINA 1014) 99
  100. 1.2. Những nguyên nhân chính gây hen Hàng nghìn loại dị nguyên (bụi nhà, phấn hoa, lông thú, vi khuẩn, virus, thực phẩm, nấm, mốc ). Tình trạng gắng sức quá mức Cảm cúm, nhiễm lạnh. Các chất kích thích nghìn loại dị nguyên (bụi nhà, phấn hoa, lông thú, vi khuẩn, virus, thực phẩm, nấm, mốc ).: khói các loại (khói xe động cơ, bếp ga, than củi v.v ), những chất có mùi vị đặc biệt (nước hoa, mỹ phẩm ). Thay đổi nhiệt độ, thời tiết, khí hậu, không khí lạnh. Những yếu tố nghề nghiệp: bụi (bông, len, hoá chất ). Thuốc (aspirin, penicillin v.v ). Cảm xúc âm tính: lo lắng, stress 100
  101. Những nguyên nhân chính gây hen 101
  102. 1.3. Những hiểu biết mới về cơ chế hen Những nghiên cứu mới nhất về hen, cho thấy cơ chế phát sinh của bệnh này rất phức tạp, có sự tham gia của 3 quá trình bệnh l{ và nhiều yếu tố khác nhau: 102
  103. 1.3.1 Ba quá trình bệnh lý trong hen 103
  104. 1.3.2. Trong cơ chế bệnh sinh của hen có nhiều yếu tố tham gia Trước hết là nhiều loại tế bào viêm. Những tế bào này (tế bào mast, eosinophil, đại thực bào, tế bào biểu mô, tế bào nội mạc, tế bào lympho T và B lại giải phóng hàng loạt chất trung gian hoá học khác nhau. 104
  105. Rồi đến Nhóm chất trung gian hoá học (mediator) được giải phóng trong cơ chế bệnh sinh hen, bao gồm các mediator tiên phát (histamin, serotonin, bradykinin, PAF, ECF ) và các mediator thứ phát (leucotrien, prostaglandin, neuropeptid, cytokin; interferon (các yếu tố tăng trưởng tế bào và bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân (G-CSF, GMCSF), yếu tố hoại tử u (TNFα) ). Ngoài các chất trung gian hoá học kể trên, còn các phân tử kết dính (Adhesion, molecules): ICAM1, ICAM2, VCAM và nhiều enzym (histaminase, tryptase, chymase) tham gia cơ chế hen. 105
  106. 1.3.3. Cơ chế hen, thực chất là cơ chế viêm dị ứng trong bệnh sinh của hen. Cơ chế hen được tóm tắt trong sơ đồ: 106
  107. 2. Chẩn đoán hen GINA 2014 107
  108. 2.1. Triệu chứng chẩn đoán xác định • Khi thấy một trong các biểu hiện sau đây: - Có những cơn khò khè tái phát nhiều lần - Cơn ho về đêm tái phát nhiều lần - Có ho, khò khè, khó thở, nặng ngực khi gắng sức - Có ho, khò khè, khó thở và nặng ngực khi tiếp xúc với một số dị nguyên hay khói ô nhiễm. - Có triệu chứng “cảm cúm” kéo dài hơn 10 ngày - Các triệu chứng của bệnh có cải thiện khi điều trị thuốc hen - Các triệu chứng trên xuất hiện hoặc nặng lên về đêm và sáng sớm hoặc khi tiếp xúc với một số dị nguyên hay các yếu tố nguy cơ. - Cần khai thác tiền sử người bệnh và gia đình người bệnh về các bệnh dị ứng như hen, chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mùa xuân, dị ứng thức ăn, v.v 108
  109. • Một cơn hen điển hình được mô tả như sau: Tiền triệu: Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, buồn ngủ, ho, v.v Cơn khó thở: khó thở ra, chậm, khò khè, tiếng rít (bản thân người bệnh và người xung quanh có thể nghe thấy), mức độ khó thở tăng dần, có thể kèm theo vã mồ hôi, nói khó. Thoái lui: Cơn có thể ngắn 5-15 phút, có thể kéo dài hàng giờ hoặc dài hơn. Cơn hen có thể tự hồi phục, kết thúc bằng khó thở giảm dần, ho và khạc đờm trong, quánh dính. • Khám thực thể: Nghe phổi có ran rít, ran ngáy. Trường hợp nặng có các dấu hiệu suy hô hấp (xem phần đánh giá mức độ cơn hen). Tuy nhiên, sẽ không phát hiện dấu hiệu gì bất thường nếu người bệnh đến khám ngoài cơn hen. 109
  110. • Đo chức năng hô hấp: Những nơi có điều kiện cần đo chức năng hô hấp: lưu lượng đỉnh, (PEF) và FEV1 để đánh giá mức độ nặng nhẹ của cơn hen, khả năng hồi phục và sự dao động của luồng khí tắc nghẽn, giúp khẳng định chẩn đoán hen. PEF được đo nhiều lần bằng lưu lượng đỉnh kế. Sau khi hít thuốc giãn phế quản, PEF tăng 60 lít/phút hoặc tăng ≥ 20% so với trước khi dùng thuốc, hoặc PEF thay đổi hàng ngày ≥ 20%, gợi { chẩn đoán hen. Đo FEV1 bằng máy đo chức năng hô hấp cũng cho kết quả tương tự khi thực hiện test hồi phục phế quản: FEV1 tăng ≥ 12% hoặc ≥ 200 ml sau khi hít thuốc giãn phế quản (nếu vẫn nghi ngờ có thể đo lại lần 2). • Các xét nghiệm khác Tét kích thích phế quản với metacholin hoặc histamin có thể được sử dụng trong các trường hợp nghi ngờ hen phế quản mà đo chức năng hô hấp bình thường. Xét nghiệm tìm nguyên nhân: dị nguyên gây bệnh, xác định IgE toàn phần và IgE đặc hiệu sau khi đã khai thác tiền sử dị ứng và làm các tét lẩy da, tét kích thích với các dị nguyên đặc hiệu. 110
  111. Chẩn đoán mức độ nặng nhẹ cơn HPQ 111
  112. 3. Phân loại hen Có nhiều cách phân loại hen: theo nguyên nhân, theo mức độ nặng, nhẹ của hen. 3.1 Phân loại theo nguyên nhân: hen không dị ứng và hen dị ứng. Hen dị ứng có 2 loại: - Hen dị ứng không nhiễm trùng do các dị nguyên: + Bụi nhà, bụi đường phố, phấn hoa, biểu bì, lông súc vật (chó, mèo, ngựa ), khói bếp (than, củi ), hương khói, thuốc lá. + Thức ăn (tôm, cua). + Thuốc (aspirin ). - Hen dị ứng nhiễm trùng do các dị nguyên: + Virus (Arbovirus, Rhinovirus, VRS - Virus Respiratory Syncitial, Coronavirus). + Nấm mốc (Penicillum, Aspergillus, Alternaria ). Hen không dị ứng do các yếu tố: di truyền, gắng sức, rối loạn tâm thần, rối loạn nội tiết, thuốc (aspirin, penicillin ), cảm xúc âm tính mạnh (stress). 112
  113. 3.2 Phân loại hen theo bậc nặng nhẹ: Có 4 bậc hen theo mức độ nặng, nhẹ 113
  114. 3.3 Phân loại hen theo mức độ kiểm soát (GINA, 2008) 114
  115. 4.Biến chứng 4.1Biến chứng cấp tính - Tràn khí màng phổi do vỡ phế nang - Tràn khí trung thất và tràn khí dưới da - Suy tim cấp hay hội chứng tim phổi cấp - Tử vong do hậu quả của các biến chứng trên - Hình ảnh Tràn khí trong HPQ 4.2 Biến chứng mãn tính - Biến dạng lồng ngực - Suy hô hấp mạn - Tâm phế mạn 115
  116. 5.Điều trị hen 5.1 Nguyên tắc điều trị hen: (Theo GINA - 2002, 2004 , 2014 & QD 4776 BYT-2009 ): • Điều trị hen nhằm đạt 6 mục tiêu kiểm soát hen: Không có triệu chứng hen (hoặc có ít nhất). Không thức giấc do hen. Không phải dùng thuốc cắt cơn (hoặc dùng ít nhất). Không hạn chế hoạt động thể lực. Chức năng phổi (PEF; FEV1) trở lại bình thường. Không có cơn kịch phát. • Điều trị hen bao gồm điều trị cắt cơn và điều trị dự phòng ngoài cơn hen • Thuốc điều trị hen có thể dùng tại chỗ (hít, khí dung), uống hoặc tiêm. • Tuy nhiên thuốc dùng tại chỗ có nhiều ưu điểm, trong đó thuốc corticosteroid dạng hít là thuốc dự phòng hen có hiệu quả nhất hiện nay. 116
  117. 5.2 Các thuốc điều trị hen Nhóm thuốc điều trị hen - GINA 2014 117
  118. Các thuốc cắt cơn (giãn phế quản) điều trị hen Trong các thuốc cắt cơn, có mấy loại sau: - Thuốc cường beta 2 tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài. + SABA: Thuốc cường beta 2 tác dụng nhanh cắt cơn sau 3-5 phút nhưng chỉ tồn tại trong cơ thể người bệnh hen 4 giờ (gọi tắt là SABA – Short acting beta 2 agonist): salbutamol, terbutalin. + LABA: Thuốc cường beta 2 tác dụng kéo dài, tồn tại trong cơ thể 12 giờ (gọi tắt là LABA - Long acting beta 2 agonist): salmeterol, formoterol. - Thuốc kháng tiết cholin (Ipratropium) cắt cơn sau 1 giờ. - Thuốc corticoid uống (prednisolon 5mg) cắt cơn sau 6 giờ. - Theophyllin viên 100mg hiện nay ít dùng vì liều điều trị hen và và liều gây độc gần kề nhau. Trong các thuốc cắt cơn nói trên, tốt nhất là các thuốc cường beta 2 tác dụng nhanh. 118
  119. Các thuốc dự phòng trong điều trị hen - ICS: Thuốc corticoid dạng khí dung (gọi tắt ICS-Inhaled corticosteroid): beclometason, budesonid, fluticason. - Ngoài corticoid dạng khí dung, thuốc dự phòng hen còn có: LABA, thuốc kháng leucotrien (Montelukast, Zarfirlukast) nhưng dự phòng hen tốt nhất là corticoid khí dung (ICS). . Thuốc phối hợp: LABA + ICS là thuốc có nhiều ưu điểm nhất, dễ đạt kiểm soát hen triệt để. 119
  120. 5.2.1 Các thuốc giãn phế quản và corticoid Thuốc cắt cơn Chú thích: SABA – Short Acting β2 Agonist – Cường β2 tác dụng nhanh và ngắn – 120
  121. Thuốc cắt cơn Chú thích: MDI (metered-dose inhaler – ống hít định liều; DPI - dry power inhaler – ống hít thuốc dạng bột khô; 121
  122. Thuốc cắt cơn Chú thích: MDI - metered-dose inhaler – ống hít định liều; 122
  123. Thuốc cắt cơn 123
  124. Thuốc kiểm soát Chú thích: LABA – Long Acting β2 Agonist - Cường β2 tác dụng chậm kéo dài – 124
  125. Thuốc kiểm soát Chú thích: ICS - Inhaled Glucocorticosteroides - corticosteroid dạng hít; MDI - metered-dose inhaler – ống hít định liều; 125
  126. Thuốc kiểm soát Chú thích: MDI (metered-dose inhaler – ống hít định liều; DPI - dry power inhaler – ống hít thuốc dạng bột khô 126
  127. Thuốc kiểm soát Chú thích: LABA – Long ActinChú thích: SABA – Short Acting β2 Agonist – Cường β2 tác dụng nhanh và ngắn; LABA – Long Acting β2 Agonist - Cường β2 tác dụng chậm kéo dài; ICS - Inhaled Glucocorticosteroides - corticosteroid dạng hít; MDI (metered-dose inhaler – ống hít định liều; DPI - dry power inhaler – ống hít thuốc dạng bột khô; Sp - Sirop – thuốc dạng xi-rô. g β2 Agonist - Cường β2 tác dụng chậm kéo dài; 127
  128. LIỀU TƯƠNG ĐƯƠNG CÁC THUỐC CÓ ICS 5.2.2 Các thuốc khác - Kháng leucotriene: montelukast, singulair - Cromones - Kháng IgE 128
  129. 5.3. Bắt đầu điều trị hen như thế nào? Bước 2 là điều trị khởi đầu cho hầu hết các trường hợp người bệnh hen đến khám có triệu chứng hen dai dẳng mà chưa điều trị corticosteroid. Người bệnh đến khám lần đầu cho thấy hen không kiểm soát nghĩa là có ≥ 3 tiêu chí trong cột hen kiểm soát một phần (Bảng 2) thì điều trị bắt đầu từ bước 3. 5.3.1. Tăng bước điều trị hen như thế nào? Tình trạng hen chưa được kiểm soát trong vòng 1 tháng cần xem xét tăng bước điều trị. Nếu xuất hiện cơn hen cấp: chỉ định tăng bước điều trị ngay. Tăng liều ICS: Tăng gấp 2 lần coi như không có hiệu quả. Tăng gấp 4 lần liều ICS (7-14 ngày) có hiệu quả tương đương với corticoid uống. Corticoid uống cần điều trị trong vòng 7 ngày. 129
  130. 5.3.2. Giảm bước điều trị hen như thế nào? Khi hen đã được kiểm soát và duy trì trong 2 - 3 tháng thì có thể xem xét giảm bước điều trị. Nếu đang dùng LABA+ICS liều trung bình, cao giảm liều ICS 50% mỗi 3 tháng, nhưng vẫn giữ nguyên liều LABA. Nếu đang dùng LABA+ICS liều thấp ngừng LABA Nếu đang dùng thuốc kiểm soát khác ngoài LABA+ICS liều trung bình, cao giảm liều ICS 50% mỗi ba tháng nhưng vẫn duy trì liều thuốc kiểm soát khác. Nếu đang dùng thuốc kiểm soát khác ngoài LABA+ICS liều thấp ngừng thuốc kiểm soát khác. Nếu đang dùng ICS liều trung bình, cao giảm 50% mỗi ba tháng Nếu đang liều ICS liều thấp chuyển sang dùng liều ngày lần Nếu đang dùng ICS liều thấp nhất trong 2 tháng có thể ngừng điều trị thuốc. Tiếp tục theo dõi đề phòng. 130
  131. 5.4. Điều trị cơn hen kịch phát: Các yếu tố sau đây là những yếu tố nguy cơ diễn biến nặng cần đặc biệt lưu {: Đã có tiền sử lên cơn hen nặng có nguy cơ tử vong. Đã từng nhập viện hoặc cấp cứu vì hen trong năm vừa qua hoặc đã đặt nội khí quản cấp cứu vì hen. Đang sử dụng hoặc vừa mới ngừng sử dụng glucocorticosteroid uống Quá lệ thuộc vào thuốc cường 2 tác dụng nhanh Có tiền sử rối loạn tâm l{ hoặc quá lo lắng hoảng sợ Không hợp tác hoặc không tuân thủ kế hoạch điều trị hen trong quá trình thực hiện kiểm soát hen. 131
  132. 5.4.1. Đánh giá mức độ nặng nhẹ của cơn hen kịch phát. Bảng 4. Đánh giá mức độ nặng nhẹ của cơn hen Th«ng sè NhÑ Trung b×nh NÆng Nguy kÞch Khã thë Khi ®i bé Khi nãi chuyÖn Khi nghØ Thë ng¸p ¨n khã T• thÕ Cã thÓ n»m ThÝch ngåi h¬n Ngåi cói ®•îc ng•êi ra tr•íc Kh¶ n¨ng Nãi ®•îc c¶ ChØ nãi ®•îc ChØ nãi ®•îc Kh«ng nãi nãi chuyÖn c©u côm tõ tõng tõ ®•îc Møc ®é tØnh Cã thÓ kÝch Th•êng kÝch KÝch thÝch, L¬ m¬ hoÆc t¸o thÝch thÝch, vËt v· vËt v· ló lÉn NhÞp thë T¨ng T¨ng Th•êng> ChËm- rèi 30/phót lo¹n nhÞp thë Co kÐo c¬ Th•êng Th•êng cã Th•êng cã ChuyÓn h« hÊp phô kh«ng cã ®éng ngùc - vµ hâm trªn bông nghÞch x•¬ng øc th•êng Khß khÌ Trung b×nh, To Th•êng to Kh«ng khß th•êng chØ khÌ cã lóc thë ra M¹ch/ phót 120 NhÞp tim chËm M¹ch Kh«ng Cã thÓ cã Th•êng cã Cã thÓ nghÞch 25 mmHg kh«ng thÊy th•êng do mÖt c¬ h« (m¹ch ®¶o) hÊp PEF sau 80% 60-80% ®o¸n hoÆc tèt phÕ qu¶n nhÊt 60mmHg 45mmHg; PaCO2 kh«ng cÇn cã thÓ suy h« hÊp SaO2 hoÆc > 95% 91-95% < 90% SpO2 % (thë khÝ trêi) T¨ng CO2 m¸u (gi¶m th«ng khÝ) x¶y ra ë trÎ em nhanh h¬n ë thiÕu niªn vµ 132
  133. 5.4.2 Đánh giá cơn hen phế quản là cơn nặng khi: - Có từ 4 dấu hiệu nặng trở lên, - Đáp ứng kém với điều trị bằng thuốc dãn phế quản khí dung. 5.4.3 Cơn hen phế quản nguy kịch: Khi có một trong các dấu hiệu sau xuất hiện ở bệnh nhân có cơn hen phế quản: - Rối loạn { thức - Tiếng rì rào phế nang giảm hoặc không nghe thấy - Hô hấp ngực – bụng nghịch thường - Tần số tim chậm, huyết áp tụt - Thở chậm, cơn ngừng thở Phác đồ điều trị cơn hen nặng và nguy kịch: XemTL HSCC . 133
  134. 5.4.5. Điều trị cơn hen cấp tại bệnh viện Thuốc cường 2 dạng hít tác dụng ngắn với liều phù hợp là cốt yếu. Có thể lặp lại khi cần thiết. Dùng sớm corticoid viên trong điều trị cơn trung bình hoặc nặng để giảm viêm nhanh hơn, điều trị ngắn hạn (7 ngày). Chỉ dùng theophylin hoặc aminophylin hay kháng phó giao cảm nếu không có sẵn thuốc cường 2 và phải chú { liều lượng vì có thể có nhiều tác dụng phụ nhất là ở những bệnh nhân đã dùng theophyllin thường xuyên. Vấn đề sử dụng kháng sinh: Chỉ dùng trong các trường hợp có nhiễm khuẩn phối hợp (viêm xoang, viêm phế quản, ) biểu hiện bằng sốt, ho có đờm, công thức máu có tăng bạch cầu trung tính. 134
  135. 5.5 Điều trị dự phòng hen Xử trí dựa trên mức độ kiểm soát và phân bậc nặng nhẹ: (đối với trẻ trên 5 tuổi và người lớn) 135
  136. Tài liệu tham khảo 1. Đại học Duy Tân, (2016) Tập bài giảng Bệnh l{ học. 2. Lê Thị Luyến, Lê Đình Vấn, (2010) Bệnh học , Nhà xuất bản Y học. 3. Hoàng Thị Kim Huyền (2014), Dược lâm sàng những nguyên l{ cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị. Tập 2, Nhà xuất bản Y học. 4. Giáo trình Bệnh l{ & Thuốc PTH 350 ( 350). 5. Nguyễn Thị Ngọc Dinh (2006), Bài giảng tai mũi họng thực hành. NXB ĐH QY 6. Ngô Quí Châu (2012), Bệnh hô hấp, Nhà xuất bản giáo dục VN 7. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen người lớn – ban hành kèm theo QĐ số 4776/QĐ-BYT 04/12/2009 của BT Bộ Y tế. 8. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Ban hành kèm theo Quyết định số 2866/QĐ-BYT ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 9. Các giáo trình về Bệnh học, Dược l{, Dược lâm sàng, 138
  137. CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ 2.6.1. Chọn câu sai ~ Định nghĩa Hen PQ A. là tình trạng viêm mạn tính đường thở B. có tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) C. có dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm D. không có thể hồi phục tự nhiên 2.6.2. Chọn câu sai ~ Các triệu chứng lâm sàng điển hình trong Hen PQ là: A. Ho B. Khò khè C. Đau ngực D. Khó thở 2.6.3. Chọn câu sai ~ Các nguyên nhân gây Hen PQ A. do dị nguyên (bụi nhà, phấn hoa, lông thú, vi khuẩn, virus, thực phẩm, nấm, mốc ). B. do gắng sức quá mức, cảm cúm, nhiễm lạnh C. do thay đổi nhiệt độ, thời tiết, khí hậu, không khí lạnh D. do cảm xúc dương tính: lo lắng, stress 139
  138. 2.6.4. Chọn câu đúng ~ Phân loại hen theo nguyên nhân A. Hen không dị ứng B. Hen không do viêm C. Hen bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4 D. Hen đã được kiểm soát, kiểm soát một phần, chưa được kiểm soát 2.6.5. Chọn đúng/sai ~ Điều trị hen bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị kiểm soát cơn hen A. Đúng B. Sai 2.6.6. Chọn đúng/sai - Thuốc điều trị hen có thể dùng tại chỗ (hít, khí dung), uống hoặc tiêm. Tuy nhiên thuốc dùng tại chỗ có nhiều ưu điểm, trong đó thuốc SABA dạng hít là thuốc dự phòng hen có hiệu quả nhất hiện nay. A. Đúng B. Sai 2.6.7. Chọn câu sai ~ Các đặc điểm điển hình về lâm sàng trong Hen PQ là: A. Tái lại B. Xuất hiện về đêm C. Không liên quan thời tiết D. Xuất hiện hoặc tăng khi tiếp xúc kích thích 140
  139. 2.6.8. Chọn câu sai - Xuất hiện cơn hen phế quản nguy kịch: Khi có một trong các dấu hiệu sau xuất hiện ở bệnh nhân đang có cơn hen phế quản: A. Rối loạn { thức B. Hô hấp ngực – bụng nghịch thường C. Thở chậm, cơn ngừng thở D. Đáp ứng kém với điều trị bằng thuốc dãn phế quản khí dung 2.6.9. Chọn câu đúng nhất ~ Corticosteroid dạng hít, là: A. ICS B. MDI C. LABA D. SABA 2.6.10. Chọn đúng/sai ~ Ống hít thuốc dạng bột khô viết tắt là MDI A. Đúng B. Sai 141
  140. 2.6.11. Chọn câu đúng nhất ~ Nguyên nhân của hen phế quản: A. Gen B. Dị ứng thức ăn, phấn hoa. C. Do các ổ nhiễm khuẩn mạn tính như viêm xoang,viêm amidan, viêm VA D. Tất cả các nguyên nhân trên 2.6.12. Chọn câu đúng nhất ~ Vai trò của tế bào mast trong hen phế quản: A. Giải phóng các protein cơ bản làm tổn thương tế bào niêm mạc phế quản B. Giải phóng các cytokine đặc hiệu C. Giải phóng các chất trung gian hóa học và cytokine gây phản ứng viêm D. Giải phóng các chất trung gian gây co thắt phế quản 2.6.13. Chọn câu đúng nhất ~ Các thuốc giảm triệu chứng hen phế quản (theo GINA 2008) A. Thuốc đối kháng leukotriene B. Theophylin dạng giải phóng chậm C. Glucocorticoid dạng uống hoặc tiêm D. Thuốc kháng IgE 2.6.14. Chọn câu đúng nhất ~ Cần lưu { kiểm soát thể hen phế quản nào A. Hen ở trẻ em B. Hen nội sinh C. Hen ngoại sinh D. Cơn hen kịch phát 142
  141. 2.6.15. Các yếu tố làm cho đường dẫn khí bị hẹp trong hen phế quản, ngoại trừ: A. Co thắt cơ trơn phế quản B. Phù nề đường dẫn khí C. Thành đường dẫn khí bị dày lên D. Giảm tiết chất nhầy đường dẫn khí 2.6.16. Chọn câu đúng nhất ~ Cơ chế bệnh sinh trong hen phế quản gồm, ngoại trừ: A. Viêm cấp tính đường hô hấp B. Đường dẫn khí bị hẹp lại C. Thay đổi cấu trúc đường dẫn khí D. Tăng tính phản ứng của phế quản 2.6.17. Chọn câu đúng nhất ~ Các triệu chứng giúp hướng tới bệnh hen phế quản: A. Thở rít, nhất là ở người lớn B. Ho nhiều về đêm, kéo dài C. Thỉnh thoảng có cơn khó thở D. Thường xuyên có cảm giác bó nghẹt lồng ngực 143
  142. 2.6.18. Chọn đúng/sai ~ Hen phế quản là bệnh l{ viêm cấp tính đường hô hấp A. Đúng B. Sai 2.6.19. Chọn đúng/sai ~ Trong hen phế quản yếu tố tiền đề chắc chắn là nhiễm khuẩn hô hấp A. Đúng B. Sai 2.6.20. Chọn câu đúng nhất ~ Loại kháng thể tăng cao ở hen phế quản gây ra bởi dị nguyên A. IgG B. IgA C. IgM D. IgE 2.6.21. Chọn câu đúng nhất ~ Cơ chế bệnh sinh hen phế quản, ngoại trừ A. Viêm cấp tính đường hô hấp B. Tham gia bởi nhiều chất trung gian hóa học C. Đường dẫn khí hẹp lại D. Tăng tính phản ứng của phế quản 144
  143. 2.6.22. Chọn câu đúng nhất ~ Trong cơn hen phế quản nghe phổi có hiện tượng phổi “im lặng”, đó là dấu báo hiệu A. Cơn hen đã qua B. Cơn hen nặng, nguy hiểm C. Bình thường, không cần chú { D. Bắt đầu một cơn hen 2.6.23. Chọn câu đúng nhất ~ Thuốc kích thích Beta hay sử dụng điều trị hen phế quản A. Salbutamol B. Atropin C. Concor D. Propanolon 145
  144. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH - COPD Mục tiêu học tập, sau khi học bài này, sinh viên có khả năng: 1. Nêu được nguyên nhân và sinh l{ bệnh học của COPD. 2. Nêu được các triệu chứng của COPD 3. Nêu được phân loại và nguyên tắc điều trị COPD CẬP NHẬT TỪ: GOLD & HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 2866/QĐ-BYT ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 146
  145. 1.Định nghĩa & nguyên nhân 1.1.Định nghĩa (Theo HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH - Ban hành kèm theo Quyết định số 2866/QĐ-BYT ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế): Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh l{ hô hấp mạn tính có thể dự phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không có khả năng hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các hạt bụi hoặc khí độc hại mà trong đó khói thuốc lá, thuốc lào đóng vai trò hàng đầu. Theo GOLD 2011: 147
  146. 1.2 Nguyên nhân 148
  147. 2. Yếu tố nguy cơ, cơ chế bệnh sinh & sinh lý bệnh 2.1. Yếu tố nguy cơ 2.1.1. Hút thuốc lá, thuốc lào Là nguyên nhân chính của bệnh và tử vong do COPD. Khoảng 15% số những người hút thuốc có triệu chứng lâm sàng của COPD. 80- 90% các bệnh nhân COPD đều có hút thuốc. Trẻ em trong gia đình có người hút thuốc lá bị các bệnh cao hơn 2.1.2. Các yếu tố khác Yếu tố môi trường: - Ô nhiễm môi trường: tiếp xúc với bụi và hoá chất nghề nghiệp (hơi, chất kích thích, khói); ô nhiễm không khí trong và ngoài nhà (khói bếp do đun củi, rơm, than ). - Nhiễm trùng đường hô hấp: nhiễm vi rút, đặc biệt vi rút hợp bào hô hấp có khả năng làm tăng tính phản ứng phế quản, tạo cơ hội cho bệnh phát triển. Yếu tố cá thể: - Tăng tính phản ứng của phế quản: là yếu tố nguy cơ làm phát triển bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn, gặp ở 8- 14% người bình thường. - Thiếu alpha1- antitrypsine: là yếu tố di truyền gây COPD. - Tuổi: Tỷ lệ bệnh gặp cao hơn ở người già. 149