Cuộc đấu tranh của công nhân hỏa xa miền Nam những năm đầu sau Hiệp định Genève

pdf 6 trang phuongnguyen 3480
Bạn đang xem tài liệu "Cuộc đấu tranh của công nhân hỏa xa miền Nam những năm đầu sau Hiệp định Genève", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcuoc_dau_tranh_cua_cong_nhan_hoa_xa_mien_nam_nhung_nam_dau_s.pdf

Nội dung text: Cuộc đấu tranh của công nhân hỏa xa miền Nam những năm đầu sau Hiệp định Genève

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 3, Số 2 (2015) CUỘC ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN HỎA XA MIỀN NAM NHỮNG NĂM ĐẦU SAU HIỆP ĐỊNH GENÈVE Nguyễn Thị Thanh Huyền*, Nguyễn Thị Hoài Xuân Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Khoa học Huế *Email: ntthuyenhue@yahoo.com.vn TÓM TẮT Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) có sự góp sức của nhiều phong trào đấu tranh thuộc nhiều tầng lớp, giai cấp miền Nam. Trong các tầng lớp, giai cấp đó, phải kể đến phong trào đấu tranh của công nhân ngành hỏa xa miền Nam những năm đầu sau Hiệp định Genève. Phong trào đấu tranh của công nhân hỏa xa trong thời gian này diễn ra liên tục, đều khắp miền Nam với các hình thức đấu tranh phong phú. Từ khóa: công nhân hỏa xa, hiệp đinh Genève. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), cùng với phong trào đấu tranh chung của công nhân miền Nam chống Mỹ và các chính quyền Sài Gòn, phong trào công nhân hỏa xa diễn ra sôi nổi từ những năm đầu khi chế độ “Việt Nam Cộng hòa” vừa thành lập cho đến ngày cáo chung (30-4-1975). Việc nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về phong trào công nhân hỏa xa miền Nam sẽ góp phần tìm hiểu đầy đủ hơn về phong trào đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Bài viết này chỉ giới hạn tìm hiểu phong trào công nhân hỏa xa miền Nam những năm đầu sau Hiệp định Genève . Những ngày đầu sau Hiệp định Genève, tại Đà Nẵng, tháng 8-1954, dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, công nhân hỏa xa đã ký vào bản kiến nghị hoan nghênh Hiệp định Genève đã đem lại hòa bình cho đất nước và yêu cầu các bên phải nghiêm chỉnh thi hành. Nhờ sự vận động khéo léo của cơ sở Đảng, bản kiến nghị không những được đông đảo công nhân hỏa xa tham gia mà còn thu hút cả đốc công, trưởng xưởng ký tên hưởng ứng. Chỉ trong một ngày đã có 1.000 chữ ký của công nhân hỏa xa và một số quần chúng khác ký vào biên bản kiến nghị gởi lên Tòa thị chính và Ủy hội quốc tế tại Đà Nẵng, phong trào đã gây tiếng vang lớn trong thành phố lúc bấy giờ [1; 21]. Sang năm 1955, phong trào đấu tranh của công nhân hỏa xa vẫn tiếp tục diễn ra. Ngày 24-7-1955, công nhân hỏa xa Đà Nẵng tiếp tục tranh đấu. Đây là cuộc đấu tranh lớn, có sự liên kết với công nhân hỏa xa Sài Gòn,Tháp Chàm, Nha Trang tạo thành làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của công nhân toàn ngành hỏa xa miền Nam. Công nhân đòi Nha Hỏa xa giải quyết nhiều yêu sách như giảm giờ làm việc trong tuần, được lĩnh tiền phụ trội. Trong cuộc đấu tranh này, công nhân hỏa xa Đà Nẵng cũng như công nhân hỏa xa các nơi khác đã dựa vào tổ chức nghiệp đoàn để đấu tranh. Cùng ngày (24-7-1955), Đại diện công nhân hỏa xa Đà Nẵng, Huế, Nha 91
  2. Cuộc đấu tranh của công nhân hỏa xa miền Nam những năm đầu sau hiệp định Genève Trang, Tháp Chàm, Sài Gòn đã họp đại hội bất thường tỏ rõ quyết tâm đấu tranh đến cùng. Sự đoàn kết nhất trí của công nhân hỏa xa toàn miền Nam tạo thành áp lực mạnh mẽ khiến Nha Hỏa xa phải giải quyết yêu sách của công nhân: “Được nghỉ chiều thứ bảy và anh em thuộc bộ phận xa-vu, óc-lộ được lãnh thêm tiền phụ trội nếu số giờ làm việc vượt quá số giờ qui định” [1; 28-29]. Ngày 10-11-1955, trong một phiên họp tại Huế, Khu trưởng hỏa xa Trung Việt đã tuyên bố “do ngân sách thiếu hụt nên cần sa thải một phần ba nhân viên”. Khi được biết tin này, lúc 14 giờ 30, ngày 12-11-1955, toàn thể đoàn viên Nghiệp đoàn công nhân hỏa xa Việt Nam địa phương Huế họp phiên bất thường tại ga Huế đồng thanh quyết nghị: “Cực lực phản đối lời tuyên bố trên của ông Khu trưởng hỏa xa Trung Việt” và “Yêu cầu Chánh phủ tìm mọi biện pháp thích ứng để cứu vãn tình thế nguy ngập của Sở hỏa xa để giới công nhân chúng tôi khỏi phải lo âu vì đời sống không được bảo đảm; yêu cầu Chánh phủ cho sát nhập ngay Sở hỏa xa vào cơ quan của Chánh phủ” [2; 2]. Sang năm 1956, cuộc đấu tranh của công nhân ngành hỏa xa vẫn tiếp tục diễn ra và quyết liệt hơn so với năm trước. Ngày 1-2-1956, Chi đoàn hỏa xa Sài Gòn đã gửi công văn đến Thường vụ Liên đoàn Trung ương Công chức Cách mạng Quốc gia Sài Gòn về tình trạng Nha Giám đốc hỏa xa khủng bố đoàn viên, bóp nghẹt đời sống công nhân về tinh thần, chi trả lương thấp so với giá cả sinh hoạt, tình trạng độc quyền, thiếu trách nhiệm. Cùng ngày (1-2-1956), Chi đoàn hỏa xa Sài Gòn ra lời Hiệu triệu gửi đến toàn thể anh chị em công nhân hỏa xa Việt Nam yêu cầu anh chị em các địa phương hãy cấp tốc thi hành những việc sau đây: “Anh chị em phải ấn định một phương pháp tranh đấu khả dĩ giúp nguyện vọng của chúng ta sớm được thực hiện, và thực hiện trong vòng pháp luật hiện hành; bầu cử sẵn sàng ở mỗi địa phương một đại biểu để cùng thảo luận và ấn định với Ủy ban tạm thời một kế hoạch chung. Các đại diện này sẽ họp với Ủy ban tạm thời trong dịp đại hội Liên đoàn hỏa xa ngày 28 và 29-4-1956” [3; 3] Tại Trung Việt ngày 1-7-1956, theo Công văn của Đại biểu Chính quyền Sài Gòn tại Trung Việt gửi Ngô Đình Diệm và các Bộ trưởng Nội vụ, Công chánh và Quốc phòng thì công nhân hỏa xa Quy Nhơn chuẩn bị đình công: “Tỉnh Bình Định trình tòa tôi biết rằng chi nhánh Nghiệp đoàn công nhân hỏa xa Quy Nhơn mật báo cho biết đã nhận chỉ thị tối mật của Nghiệp đoàn công nhân hỏa xa Trung ương chuẩn bị để đình công, vì sự đấu tranh của toàn thể nhân viên hỏa xa không có kết quả” [4; 1]. Trước tình hình này, Đại biểu Chính quyền Sài Gòn tại Trung Việt đã chỉ thị cho các tỉnh bố trí đề phòng và tăng cường các biện pháp an ninh gắt gao, đồng thời tiếp xúc với các Nghiệp đoàn địa phương yêu cầu họ có thái độ kỷ luật. Sang năm 1957, phong trào đấu tranh của công nhân hỏa xa diễn ra trên một diện rộng. Tại Sài Gòn, ngày 14-1-1957, 2.500 công nhân sở hỏa xa đấu tranh lãn công đòi tiền thưởng cuối năm và tiền Tết. Nguyên nhân dẫn đến cuộc lãn công là vì: Theo Quyết định của Chính quyền Sài Gòn số 96/BTC - KT ngày 27-12-1956, nhân viên lương tháng dưới 6.000 đồng được quyền mượn tiền Tết là 2.000 đồng và sẽ được nhận tiền thưởng cuối năm (tiền thưởng cuối năm là một khoản lương bổng của nhân viên và phải được phân phối xong trước ngày 15-11 92
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 3, Số 2 (2015) mỗi năm). Tuy nhiên, sau gần 2 tháng thời hạn đã định nhưng công nhân chưa hề biết kết quả phân phối tiền thưởng. Vì vậy, công nhân yêu cầu Ban Giám đốc hỏa xa thi hành quyết định mượn tiền tết trước ngày 21-1-1957 và trả tiền thưởng cuối năm trước ngày 25-1-1957. Về vấn đề này, Bộ Kinh tế Sài Gòn cho rằng nên chấp thuận bằng cách cho công nhân lương thấp được mượn tiền tiêu Tết, mức tối đa không quá 2.000 đồng, những nhân viên nào mà số nguyệt bổng không quá 2.000 đồng cũng được mượn một số tiền bằng một tháng lương kể cả phụ cấp. Còn việc trả tiền thưởng cho các nhân viên, nếu quỹ hỏa xa thiếu hụt thì nên đình chỉ trong năm nay. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Sài Gòn lại cho rằng: “Nếu không đủ cho vay Tết thì cũng không đồng ý cho tiền thưởng”. Ngày 17-1-1957, trong Công văn số 66 - CC/M của Bộ Công chánh và Giao thông gửi Giám đốc hỏa xa Việt Nam khẳng định: “Đa số Hội đồng Quản trị đã biểu quyết năm nay không cho vay Tết, và đình chỉ việc phát tiền thưởng cuối năm”[5; 1]. Dựa trên ý kiến các Bộ, Công văn số 3/HĐQT ngày 17-1-1957, của Hội đồng Quản trị hỏa xa Việt Nam đã quyết định: “Vì tình hình tài chính eo hẹp của hỏa xa, nay cho phép Nha hỏa xa Việt Nam đình chỉ hai việc sau: Việc cho nhân viên mượn trước một số tiền để chi tiêu vào dịp Tết Đinh Dậu. Việc trả cho nhân viên tiền thưởng cuối năm thuộc về năm 1956” [6; 3]. Trước quyết định của Hội đồng Quản trị hỏa xa Việt Nam, ngày 19-1-1957, tại trụ sở Tổng liên đoàn Lao công Việt Nam Sài Gòn hơn 2.000 công nhân hỏa xa đã tiến hành đại hội bất thường để yêu cầu: “Trước ngày 25-1-1957, Nha Giám đốc phải: Tuân hành quyết định của chính phủ về tiền mượn Tết; thi hành luật lao động về tiền nghỉ hàng năm của công nhân công nhật. Yêu cầu Nha Giám đốc hỏa xa triệu tập trước ngày 25-1-1957 Hội đồng đại diện nhân viên để phân phối tiền thưởng cuối năm, số tiền này công nhân chịu hi sinh chỉ lãnh tối đa là 2.000$ cho bât cứ cấp bậc nào, và sẵn sàng để qua Tết sẽ lãnh, trước kỳ lương tháng 2-1957. Hội đồng quản trị Trung ương nghiệp đoàn tiếp xúc ngay với báo chí Đô Thành và chuẩn bị mọi phương diện cần thiết để tránh những trở ngại cho đồng bào dùng “xe lửa” làm phương tiện lưu thông trong dịp Tết, nếu xảy ra trường hợp bất đắc dĩ công nhân hỏa xa Việt Nam phải đình công” [7; 2]. Ngày 31-7-1957, toàn thể công nhân Sở hỏa xa Dĩ An họp đại hội đấu tranh phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm khủng bố nghiệp đoàn, mục tiêu của cuộc đấu tranh là đòi quyền tự do nghiệp đoàn, chống âm mưu đòi giải tán các tổ chức nghiệp đoàn của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm. Để tranh thủ sức mạnh của công nhân trong ngành, công nhân hỏa xa Dĩ An đã đoàn kết cùng với công nhân hỏa xa ở các địa phương khác chặn đứng âm mưu của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm giải tán các nghiệp đoàn. Hưởng ứng lời kêu gọi này, ngày 3-8-1957, Sở Hỏa xa cũng lên tiếng phản đối chính quyền khủng bố công nhân. Ngày 8-11-1957, Tòa Tiểu hình Sài Gòn xử vụ Ban Giám đốc hỏa xa kiện 2 anh Trần Trọng Đạt và Đỗ Thành Kỳ (chủ tịch và thư ký Nghiệp đoàn) 1 năm và 8 tháng tù ở, đồng thời bồi thường cho nguyên đơn một đồng thiệt hại về tội “mạ lỵ và cáo gian”. Mặc dầu tòa đã tuyên án nhưng Nghiệp đoàn hỏa xa đã chống án lên Tòa Thượng Thẩm bởi họ cho rằng Bản quyết nghị mà Ban Giám đốc cho là “mạ lỵ và cáo gian” là đề cập đến toàn Ban Giám đốc chứ không ám chỉ một cá nhân hay một hành động lẻ loi nào. Nếu như bản án đó được thực hiện sẽ ảnh 93
  4. Cuộc đấu tranh của công nhân hỏa xa miền Nam những năm đầu sau hiệp định Genève hưởng đến quyền tự do ngôn luận, tự do phê bình của toàn giới công nhân. Vì vậy, ngày 10- 11- 1957, Nghiệp đoàn công nhân hỏa xa Việt Nam gửi Thông cáo đến Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam và các Nghiệp đoàn bạn yêu cầu phối hợp để hủy bỏ bản án ngày 8-11-1957 của Tòa sơ thẩm Sài Gòn: “Chúng tôi thành khẩn yêu cầu quý bạn hãy mau mau hợp lực cùng chúng tôi để đời cho được sự hủy bỏ bản án nói trên. Yêu cầu các Tổng Liên đoàn mà trước hết là Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam hãy can thiệp với chánh quyền để cho các quyền tự do Nghiệp đoàn được tôn trọng hợp với tinh thần của hiến pháp đã được ban bố. Chúng tôi yêu cầu sự ủng hộ tinh thần và vật chất cửa tất cảnNghiệp đoàn bạn” [8; 20]. Năm 1958, phong trào đấu tranh của công nhân hỏa xa Việt Nam vẫn tiếp tục. Ngày 17- 1-1958, toàn thể công nhân Sở hỏa xa Dĩ An, Chí Hòa tổ chức lãn công để đòi tăng lương và tiền thưởng tết. Để tiếp sức cho cuộc đấu tranh trên, ngày 29-1-1958, khoảng 5.000 công nhân ngành xe lửa tổ chức lãn công 3 giờ để đòi chính quyền Ngô Đình Diệm phải trả tiền thưởng Tết. Tại Sài Gòn, ngày 6-12-1958, toàn thể công nhân Sở hỏa xa Sài Gòn chuẩn bị bãi công đòi chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện các yêu sách: phụ cấp gia đình, trả lương các ngày nghỉ, chuyển công nhân vào biên chế chính thức. Tiếp đó trong 3 ngày 22, 23 và 24-12-1958, nghiệp đoàn công nhân hỏa xa tiếp tục đòi Giám đốc hỏa xa phải điều đình với họ: “Vấn đề lãng công hoặc dự định đình công trước đây, không đem lại một kết quả nào cho cuộc tranh chấp vì không được toàn thể công nhân hưởng ứng. Nghiệp đoàn công nhân hỏa xa dự định nếu Nha Thanh Tra Lao động không mở cuộc họp mặt giữa Ban Giám đốc hỏa xa và công nhân để giải quyết các điểm yêu sách, sẽ tổ chức đình công và kéo đến Nha thanh tra Lao động bắt buộc Ông Giám đốc hỏa xa phải điều đình với họ” [9; 3]. Tuy nhiên sự vụ này kéo dài mãi đến tháng 15- 1-1959. Kết quả, công nhân được mượn 10 triệu đồng. Nhìn lại phong trào đấu tranh của công nhân hỏa xa miền Nam trong những năm đầu sau Hiệp định Ge nève có thể rút ra những kết luận sau: Thứ nhất, dưới chế độ Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm, đời sống công nhân nói chung và công nhân hỏa xa nói riêng luôn chìm đắm trong sự khốn khó. Tình trạng thất nghiệp, lương thấp, thời gian làm việc khắc nghiệt, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tự do nghiệp đoàn hạn chế, là những vẫn đề thường xuyên đe dọa đời sống công nhân. Điều này góp phần chỉ rõ thực chất của chế độ “cộng hòa nhân vị” của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm, góp phần giác ngộ ý thức đấu tranh của công nhân miền Nam trong giai đoạn này. Thứ hai, nhìn một cách toàn cục, phong trào đấu tranh của công nhân hỏa xa những năm đầu sau Hiệp định Genève đã diễn ra trên một diện rộng, liên tục và đều khắp các tỉnh miền Nam nhưng chủ yếu là Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn và các thành thị lớn ở miền Nam. Mục tiêu đấu tranh được xác định một cách cụ thể, rõ ràng đúng với tính chất giai cấp của mình như: đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống sa thải, đòi tự do nghiệp đoàn. Hình thức đấu tranh này phù hợp với chủ trương của Đảng trong giai đoạn mới của cách mạng miền Nam: tổ chức hội họp, ra kiến nghị, nêu yêu sách, tiến hành đình công. 94
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 3, Số 2 (2015) Thứ ba, trong những cuộc đấu tranh, công nhân hỏa xa miền Nam không chỉ bó hẹp trong từng địa phương mà còn liên kết giữa công nhân hỏa xa ở địa phương này với các địa phương khác, không chỉ đấu tranh trong ngành mà còn có sự liên kết với công nhân ngoài ngành. Nhờ vậy đã tạo nên một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ làm cho công nhân hỏa xa đạt được các nguyện vọng, yêu sách đề ra. Thứ tư, cùng với nhiều cuộc đấu tranh của công nhân các ngành khác ở miền Nam, như công nhân thủy điện, lực lượng thợ thuyền, công nhân đóng dày, những cuộc đấu tranh của công nhân hỏa xa đã vạch trần tính chất phi dân tộc, phi dân chủ của chính quyền Ngô Đình Diệm, góp phần quan trọng trong việc tập hợp lực lượng trong đấu tranh giành lại độc lập dân tộc và thống nhất nước nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lịch sử phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân lao động và hoạt động công đoàn Quảng Nam Đà Nẵng (1954-1975) (1996), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. [2]. Nghiệp đoàn công nhân Hỏa xa Việt Nam địa phương Huế (1955), Bản kiến nghị ngày 12-11-1955 của Nghiệp đoàn công nhân hỏa xa Việt Nam địa phương Huế gửi Tổng thống nước Cộng hòa Việt Nam,TTLTQG II, Tp HCM, ký hiệu Đệ I CH 9472. [3]. Chi đoàn Hỏa xa ga Sài Gòn (1956), Công văn số 91/CĐ - HXGSG ngày 1-2-1956 của Chi đoàn hỏa xa ga Sài Gòn gửi Thường vụ Liên đoàn Trung ương Công chức Cách mạng Quốc gia về việc Nha Giám Đốc hỏa xa bóp nghẹt công nhân, TTLTQG II, Tp HCM, ký hiệu Đệ I CH 16224. [4]. Đại biểu chính phủ tại Trung Việt (1956), Công điện đến số 92/ĐB ngày 1-7-1956 của đại biểu chính phủ tại Trung Việt về việc chuẩn bị đình công của Nghiệp đoàn công nhân hỏa xa Trung ương, Chánh phủ Quốc gia Việt Nam, TTLTQG II, Tp HCM, ký hiệu Đệ I CH 16226. [5]. Bộ Công chánh và Giao thông (1957), Công văn số 66 - CC/M ngày 17- 1-1957 của Bộ Công chánh và Giao thông gửi Giám đốc hỏa xa Việt Nam, TTLTQG II, Tp HCM, ký hiệu Đệ I CH 16503. [6]. Hội đồng Quản trị Hỏa xa Việt Nam (1957), Quyết định số 3/HĐQT ngày 17-1-1957 của Bộ trưởng Công chánh và Giao thông, TTLTQG II, Tp HCM, ký hiệu Đệ I CH 16503. [7]. Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam (1957), Quyết nghị của Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam ngày 19-1-1957, TTLTQG II, Tp HCM, ký hiệu Đệ I CH 16503. [8]. Nghiệp đoàn hỏa xa (1957), Thông cáo ngày 10-11-1957 của Nghiệp đoàn hỏa xa gửi Tổng Liên đoàn và các nghiệp đoàn bạn, TTLTQG II, Tp HCM, ký hiệu Đệ I CH 16505. 5 [9]. Tổng thống VNCH (1959), Công văn số 1440/TCSCA/TBNC ngày 13-1-1959 của Nha Tổng Giám đốc Cảnh sát và Công an Việt Nam Cộng hòa gửi Bộ trưởng Bộ Nội vụ về cuộc tranh chấp của nghiệp đoàn công nhân hỏa xa Việt Nam năm 1959, TTLTQG II, Tp HCM, ký hiệu Đệ I CH 17128. 95
  6. Cuộc đấu tranh của công nhân hỏa xa miền Nam những năm đầu sau hiệp định Genève THE MOVEMENT OF WORKERS IN THE FIELD OF RAILROAD INDUSTRY OF THE SOUTH IN THE EARLY YEARS AFTER THE GENEVA Nguyen Thi Thanh Huyen*, Nguyen Thi Hoai Xuan Department of Philosophy, Hue University of Sciences *Email: ntthuyenhue@yahoo.com.vn ABSTRACT The victory in the Resistance War against America in the period 1954-1975 was the contribution of movements from many classess. Among the classes, the movement of workers in the field of railroad industry of the South in the early years after the Geneva Accords had to be mentioned. The movement of railroad workers happened continuously during this time all over the South with the different forms of struggle. Keywords: railroad workers, the Geneva. 96