Corejava - Chương 4: Các gói & giao diện

doc 34 trang phuongnguyen 2460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Corejava - Chương 4: Các gói & giao diện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccorejava_chuong_4_cac_goi_giao_dien.doc

Nội dung text: Corejava - Chương 4: Các gói & giao diện

  1. Chương 4: CÁC GÓI & GIAO DIỆN Mục tiêu bài học Kết thúc chương này, các bạn học viên có thể: Định nghĩa một giao diện  Hiện thực một giao diện  Sử dụng giao diện như là một kiểu dữ liệu Định nghĩa gói  Tạo và sử dụng các gói  Vai trò của các gói trong việc điều khiển truy cập  Những đặc trưng của gói java.lang  Những đặc trưng của gói java.util 4.1 Giới thiệu Gói và giao diện là hai thành phần chính của chương trình Java. Các gói được lưu trữ theo kiểu phân cấp, và được nhập (import) một cách tường minh vào những lớp mới được định nghĩa. Các giao diện có thể được sử dụng để chỉ định một tập các phương thức. Các phương thức này có thể được hiện thực bởi một hay nhiều lớp. Một tập tin nguồn Java có thể chứa một hoặc tất cả bốn phần nội tại sau đây:  Một câu lệnh khai báo gói. (package)  Những câu lệnh nhập thêm các gói hoặc các lớp khác vào chương trình (import)  Một khai báo lớp công cộng (public) đơn  Một số các lớp dạng riêng tư (private) của gói. Một tập tin nguồn Java sẽ có khai báo lớp public đơn. Tất cả những phát biểu khác tuỳ chọn. Chương trình có thể được viết trong một dòng các gói với các lệnh nhập (import), và lớp (class). 4.2 Các giao diện Giao diện là một trong những khái niệm quan trọng nhất của ngôn ngữ Java. Nó cho phép một lớp có nhiều lớp cha (superclass). Các chương trình Java có thể thừa kế chỉ một lớp tại một thời điểm, nhưng có thể hiện thực hàng loạt giao diện. Giao diện được sử dụng để thay thế một lớp trừu tượng, nơi mà không có một sự thực thi nào được kế thừa. Giao diện tương tự như các lớp trừu tượng. Sự khác nhau ở chỗ một lớp trừu tượng có thể có những hành vi cụ thể, nhưng một giao diện thì không thể có một phương thức cụ thể có hành vi của của riêng mình. Các giao diện cần được hiện thực. Một lớp trừu tượng có thể được mở rộng, nhưng không thể được mô tả bằng một ví dụ minh hoạ cụ thể. Các bước để tạo một giao diện được liệt kê ở dưới đây: 33 Core Java
  2.  Định nghĩa giao diện: Một giao diện được định nghĩa như sau: Chương trình 4.1 //Giao diện với các phương thức public interface myinterface { public void add(int x,int y); public void volume(int x,int y,int z); } //Giao diện để định nghĩa các hằng public interface myconstants { public static final double price=1450.00; public static final int counter=5; }  Chương trình trên được dịch như sau: javac myinterface.java  Một giao diện được hiện thực với từ khoá “implements”. Trong trường hợp trên, giao diện cho phép ứng dụng mối quan hệ “is a” . Ví dụ: class demo implements myinterface  Nếu nhiều hơn một giao diện được thực thi, các tên sẽ được ngăn cách với nhau bởi một dấu phẩy. Điều này được trình bày như sau: class Demo implements MyCalc, Mycount Hãy ghi nhớ các lưu ý sau trong khi tạo một giao diện:  Tất cả các phương thức trong các giao diện này phải là kiểu public.  Các phương thức được định nghĩa trong một lớp mà lớp này hiện thực giao diện. 4.2.1 Hiện thực giao diện Các giao diện không thể mở rộng (extend) các lớp, nhưng chúng có thể mở rộng các giao diện khác. Nếu khi bạn hiện thực một giao diện mà làm mở rộng nó, bạn cần ghi đè (override) các phương thức trong giao diện mới này một cách hợp lý như trong giao diện cũ. Trong ví dụ trên, các phương thức chỉ được khai báo, mà không được định nghĩa. Các phương thức phải được định nghĩa trong một lớp mà lớp đó hiện thực giao diện này. Nói một cách khác, bạn cần chỉ ra hành vi của phương thức. Tất cả các phương thức trong các giao diện phải là kiểu public. Bạn không được sử dụng các bổ ngữ (modifers) chuẩn khác như protected, private , khi khai báo các phương thức trong một giao diện. Đoạn mã Chương trình 4.2 biểu diễn một giao diện được thực thi như thế nào: Chương trình 4.2 Các Gói & Giao Diện 34
  3. import java.io.*; class Demo implements myinterface { public void add(int x,int y) { System.out.println(“ “+(x+y)); //Giả sử phương thức add được khai báo trong giao diện } public void volume(int x,int y,int z) { System.out.println(“ “+(x*y*z)); //Giả sử phương thức volume được khai báo trong giao diện } public static void main(String args[]) { Demo d=new Demo(); d.add(10,20); d.volume(10,10,10); } } Khi bạn định nghĩa một giao diện mới, có nghĩa là bạn đang định nghĩa một kiểu tham chiếu dữ liệu mới. Bạn có thể sử dụng các tên giao diện ở bất cứ nơi đâu như bất kỳ tên kiểu dữ liệu khác. Chỉ có một thể hiện (instance) của lớp mà lớp đó thực thi giao diện có thể được gán đến một biến tham chiếu. Kiểu của biến tham chiếu đó là tên của giao diện. 4.3 Các gói Gói được coi như các thư mục, đó là nơi bạn tổ chức các lớp và các giao diện của bạn. Các chương trình Java được tổ chức như những tập của các gói. Mỗi gói gồm có nhiều lớp, và/hoặc các giao diện được coi như là các thành viên của nó. Đó là một phương án thuận lợi để lưu trữ các nhóm của những lớp có liên quan với nhau dưới một cái tên đặc biệt. Khi bạn đang làm việc với một chương trình ứng dụng, bạn tạo ra một số lớp. Các lớp đó cần được tổ chức một cách hợp lý. Điều đó sẽ dễ dàng để tổ chức các tập tin lớp thành các gói khác nhau. Hãy tưởng tượng rằng mỗi gói giống như một thư mục con. Tất cả các điều mà bạn cần làm là đặt các lớp và các giao diện có liên quan với nhau vào các thư mục riêng, với một cái tên phản ánh được mục đích của các lớp. Nói tóm lại, các gói có ích cho các mục đích sau: 35 Core Java
  4.  Chúng cho phép bạn tổ chức các lớp thành các đơn vị nhỏ hơn (như là các thư mục), và làm cho việc xác định vị trí trở nên dễ dàng và sử dụng các tập tin của lớp một cách phù hợp.  Giúp đỡ để tránh cho việc đặt tên bị xung đột (trùng lặp định danh). Khi bạn làm việc với một số các lớp bạn sẽ cảm thấy khó để quyết định đặt tên cho các lớp và các phương thức. Đôi lúc bạn muốn sử dụng tên giống nhau mà tên đó liên quan đến lớp khác. Các gói giấu các lớp để tránh việc đặt tên bị xung đột.  Các gói cho phép bạn bảo vệ các lớp, dữ liệu và phương thức ở mức rộng hơn trên một nền tảng class-to-class.  Các tên của gói có thể được sử dụng để nhận dạng các lớp. Các gói cũng có thể chứa các gói khác. Để tạo ra một lớp là thành viên của gói, bạn cần bắt đầu mã nguồn của bạn với một khai báo gói, như sau: package mypackage; Hãy ghi nhớ các điểm sau trong khi tạo gói: Đoạn mã phải bắt đầu với một phát biểu “package”. Điều này nói lên rằng lớp được định nghĩa trong tập tin là một phần của gói xác định.  Mã nguồn phải nằm trong cùng một thư mục, mà thư mục đó lại là tên gói của bạn.  Quy ước rằng, các tên gói sẽ bắt đầu bằng một chữ thường để phân biệt giữa lớp và gói.  Các phát biểu khác có thể xuất hiện sau khai báo gói là các câu lệnh nhập, sau chúng bạn có thể bắt đầu định nghĩa lớp của bạn.  Tương tự tất cả các tập tin khác, mỗi lớp trong một gói cần được biên dịch. Để cho chương trình Java của bạn có khả năng sử dụng các gói đó, hãy nhập (import) chúng vào mã nguồn của bạn.  Sự khai báo sau đây là hợp lệ và không hợp lệ : Hợp lệ package mypackage; import java.io.*; Không hợp lệ import java.io.*; package mypackage; Bạn có các tuỳ chọn sau trong khi nhập vào một gói:  Bạn có thể nhập vào một tập tin cụ thể từ gói: import java.mypackage.calculate  Bạn có thể nhập (import) toàn bộ gói: import java.mypackage.*; Các Gói & Giao Diện 36
  5. Máy ảo Java (JVM) phải giữ lại một track (rãnh ghi) của tất cả các phần tử hiện hữu trong gói mà được khai báo. Bạn đã sẵn sàng làm việc với một phát biểu nhập import – java.io.*. Bản thân Java đã được cài đặt sẵn một tập các gói, bảng dưới đây đề cập đến một vài gói có sẵn của Java: Gói Mô tả java.lang Không cần phải khai báo một cách rõ ràng. Gói này luôn được nhập cho bạn. java.io Bao gồm các lớp để trợ giúp cho bạn tất cả các thao tác nhập và xuất. java.applet Bao gồm các lớp để bạn cần thực thi một applet trong trình duyệt. java.awt Hữu dụng để tạo nên các ứng dụng giao diện đồ hoạ (GUI). java.util Cung cấp nhiều lớp và nhiều giao diện khác nhau để tạo nên các ứng dụng, các applet, như là các cấu trúc dữ liệu, các lịch biểu, ngày tháng, v.v java.net Cung cấp các lớp và các giao diện cho việc lập trình mạng TCP/IP. Bảng 4.1 Các gói trong Java. Bên cạnh đó, Java còn cung cấp thêm nhiều gói để phát triển các ứng dụng và các applet của bạn. Nếu bạn không khai báo các gói trong đoạn mã của bạn, thì các lớp và các giao diện của bạn sau khi kết thúc sẽ nằm trong một gói mặc định mà không có tên. Thông thường, gói mặc định này chỉ có ý nghĩa cho các ứng dụng nhỏ hoặc các ứng dụng tạm thời, như là các ứng dụng mà bạn vừa mới bắt đầu để phát triển sau này. Khi bạn bắt đầu việc phát triển cho một ứng dụng lớn, bạn có khuynh hướng phát triển một số các lớp. Bạn cần tổ chức các lớp đó trong các thư mục khác nhau để dễ dàng truy cập và vận dụng. Để làm được điều này, bạn phải đặt chúng vào các gói đã đặt tên. Phần lớn về việc làm với các gói là bạn có đặc quyền để sử dụng các tên lớp giống nhau, nhưng bạn phải đặt chúng vào các gói khác nhau. 4.3.1 Tạo một gói Gói là một phương thức hữu dụng để nhóm các lớp mà tránh được các tên trùng nhau. Các lớp với những tên giống nhau có thể đặt vào các gói khác nhau. Các lớp được định nghĩa bởi người sử dụng cũng có thể được nhó lại trong các gói. Các bước sau đây cho phép tạo nên một gói do người dùng định nghĩa:  Khai báo gói bằng cách sử dụng cú pháp thích hợp. Đoạn mã phải bắt đầu với khai báo gói. Điều này chỉ ra rằng lớp được định nghĩa trong tập tin là một phần của gói xác định. package mypackage;  Sử dụng phát biểu import để nhập các gói chuẩn theo yêu cầu. import java.util.*; 37 Core Java
  6.  Khai báo và định nghĩa các lớp sẽ nằm trong gói đó. Tất cả các thành phần của gói sẽ là public, để có thể được truy cập từ bên ngoài. Máy ảo Java (JVM) giữ lại track (rãnh ghi) của tất cả các phần tử nằm trong gói đó. package mypackage; //khai báo gói import java.util.*; public class Calculate //định nghĩa một lớp { int var; Calculate(int n) { var = n; //các phương thức // public class Display //định nghĩa một lớp { //Các phương thức } } }  Lưu các định nghĩa trên trong một tập tin với phần mở rộng .java, và dịch các lớp được định nghĩa trong gói. Việc dịch có thể thực hiện với chức năng “-d”. Chức năng này tạo một thư mục trùng với tên gói, và đặt tập tin .class vào thư mục được chỉ rõ. javac –d d:\temp Calculate.java Nếu khai báo gói không có trong chương trình, lớp hoặc giao diện đó sẽ kết thúc trong một gói mặc định mà không có tên.Nói chung, gói mặc định này thì chỉ có nghĩa cho các ứng dụng nhỏ hoặc tạm thời. Hãy ghi nhớ các điểm sau đây khi bạn khai thác các gói do người dùng định nghĩa trong các chương trình khác:  Mã nguồn của các chương trình đó phải tồn tại trong cùng một thư mục với gói được định nghĩa bởi người sử dụng. Để cho các chương trình Java khác sử dụng được các gói đó, hãy khai báo chúng vào đoạn mã nguồn. Để nhập một lớp ta dùng: import java.mypackage.Calculate; Các Gói & Giao Diện 38
  7. Để nhập toàn bộ một gói, ta làm như sau: import java.mypackage.*;  Tạo một tham chiếu đến các thành phần của gói. Ta dùng đoạn mã đơn giản sau: import java.io.*; import mypackage.Calculate; class PackageDemo{ public static void main(String args[]){ Calculate calc = new Calculate(); } } Nếu phát biểu import cho gói đó không được sử dụng, thì tên lớp phải đượcsử dụng với tên gói của nó sao cho phù hợp với phương thức trong lớp đó. Cú pháp như sau: mypackage.Calculate calc = new mypackage.Calculate(); 4.3.2 Thiết lập đường dẫn cho lớp (classpath) Chương trình dịch và chương trình thông dịch tìm kiếm các lớp trong thư mục hiện hành, và tập tin nén (zip) chứa các tập tin class JDK. Điều này có nghĩa các tập tin class JDK và thư mục nguồn tự động thiết lập classpath cho bạn.Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bạn cần phải tự thiết lập classpath cho bạn. Classpath là một danh sách các thư mục, danh sách này trợ giúp để tìm kiếm các tập tin class tương ứng. Thông thường, ta không nên thiết lập môi trường classpath một thời gian dài. Nó chỉ thích hợp khi thiết lập CLASSPATH để chạy chương trình, như khi ta thiết lập đường dẫn cho việc thực thi hiện thời. javac –classpath c:\temp Packagedemo.java Thứ tự của các mục trong classpath thì rất quan trọng. Khi bạn thực thi đoạn mã của bạn, mày ảo Java sẽ tìm kiếm các mục trong classpath của bạn giống như thứ tự đã đề cập, cho đến khi nó tìm thấy lớp cần tìm. Ví dụ của một gói Chương trình 4.3 Package mypackage; Public class calculate { public double volume(double height, double width,double depth) { return (height*width*depth); } public int add(int x,int y) 39 Core Java
  8. { return (x+y); } public int divide(int x,int y) { return (x/y); } } Để sử dụng gói này, bạn cần phải:  Khai báo lớp được sử dụng.  Khai báo toàn bộ gói. Đề cập đến các thành phần của gói. Bạn cần dịch tập tin này. Nó có thể được dịch với tuỳ chọn –d, nhờ đó, nó tạo một thư mục với tên của gói và đặt tập tin .class vào thư mục này. javac –d c:\temp calculate.java Chương trình biên dịch tạo một thư mục được gọi là “mypackage” trong thư mục temp, và lưu trữ tập tin calculate.class vào thư mục này. Ví dụ sau biểu diễn cách sử dụng một gói: Chương trình 4.4 import java.io.*; import mypackage.calculate; Class PackageDemo{ public static void main(String args[]){ Calculate calc = new calculate(); int sum = calc.add(10,20); double vol = calc.volume(10.3f,13.2f,32.32f); int div = calc.divide(20,4); System.out.println(“The addition is: ”+sum); System.out.println(“The Volume is: ”+vol); System.out.println(“The division is: ”+sum); } } Nếu bạn sử dụng một lớp từ một gói khác, mà không sử dụng khai báo import cho gói đó, thì khi đó, bạn cần phải sử dụng tên lớp với tên gói. Các Gói & Giao Diện 40
  9. Mypackage.calculate calc = new mypackage.calculate( ); 4.4 Gói và điều khiển truy xuất Các gói chứa các lớp và các gói con. Các lớp chứa dữ liệu và đoạn mã. Java cung cấp nhiều mức độ truy cập thông qua các lớp, các gói và các chỉ định truy cập. Bảng sau đây sẽ tóm tắt quyền truy cập các thành phần của lớp: public protected No modifier private Same class Yes Yes Yes Yes Same packages Yes Yes Yes No subclass Same package Yes Yes Yes No non-subclass Different package Yes Yes No No subclass Different package Yes No No No non-subclass Bảng 4.2: Truy cập đến các thành phần của lớp. 4.5 Gói java.lang Theo mặc định, mỗi chương trình java đều nhập gói java.lang. Vì thế, không cần phải khai báo một cách rõ ràng gói java.lang này trong chương trình. Lớp trình bao bọc (wrapper class) Các kiểu dữ liệu nguyên thủy thì không phải là các đối tượng. Vì thế, chúng không thể tạo hay truy cập các phương thức. Để tạo hay vận dụng kiểu dữ liệu nguyên thuỷ,ta sử dụng “wrap” tương ứng với “wrapper class”. Bảng sau liệt kê các lớp trình bao bọc (wrapper). Các phương thức của mỗi lớp này có trong phần phụ lục. Kiểu dữ Lớp trình bao liệu bọc boolean Boolean byte Byte char Character double Double float Float int Integer long Long 41 Core Java
  10. short Short Bảng 4.3: Các lớp trình bao bọc cho các kiểu dữ liệu nguyên thuỷ. Ví dụ một vài phương thức của lớp wrapper: Boolean wrapBool = new Boolean(“false”); Integer num1 = new Integer(“31”); Integer num2 = new Integer(“3”); Int sum = num1.intValue()*num2.intValue(); //intValue() là một hàm của lớp trình bao bọc Integer. Chương trình sau đây minh họa cách sử dụng lớp wrapper cho kiểu dữ liệu int Chương trình 4.5 Class CmdArg { public static void main(String args[]) { int sum = 0; for(int i = 0;i<args.length;i++) sum+= Integer.parseInt(args[i]);/*parseInt():chuyen doi kieu du lieu chuoi sang so*/ System.out.println(“Tổng là: ”+sum); } } Vòng lặp for được sử dụng để tìm tổng của các số thoả mãn điều kiện (hợp quy cách) tại dòng lệnh. Các số đó được lưu trữ trong mảng String args[]. Đặc tính “length” xác định số các phần tử trong mảng args[]. Mảng args[] là kiểu String. Vì thế, các phần tử phải được đổi sang kiểu dữ liệu int trước khi cộng chúng. Quá trình chuyển đổi được thực hiện với sụ giúp đỡ của lớp trình bao bọc “Integer”. Phương thức “parseInt()” trong lớp “Integer” thực hiện quá trình chuyển đổi của kiểu dữ liệu chuỗi sang kiểu dữ liệu số. Tất cả các lớp trình bao bọc, ngoại trừ lớp “Character” có một phương thức tĩnh “valueOf()” được gọi để tách một chuỗi, và trả về một giá trị số nguyên được bao bọc. Các lớp trình bao bọc của byte, int, long, và short cung cấp các hằng số MIN_VALUE và MAX_VALUE. Các lớp trình bao bọc của double và long cũng cung cấp các hằng POSITIVE_INFINITY và NEGATIVE_INFINITY. 4.5.1 Lớp String (lớp chuỗi) Các chuỗi là hàng loạt các ký tự. Lớp String cung cấp hàng loạt các phương thức để thao tác với các chuỗi. Nó cung cấp các phương thức khởi tạo (constructor) khác nhau. Dưới đây là một vài phương thức đã được cho: String str1 = new String( ); Các Gói & Giao Diện 42
  11. //str1 chứa một dòng trống. String str2 = new String(“Hello World”); //str2 chứa dòng “Hello World” char ch[] = {‘A’,’B’,’C’,’D’,’E’}; String str3 = new String(ch); //str3 chứa “ABCDE” String str4 = new String(ch,0,2); //str4 chứa “AB” vì 0- tính từ ký tự bắt đầu, 2- là số lượng ký tự kể từ ký tự bắt đầu. Toán tử “+” được cung cấp để công chuỗi khác đến một chuỗi đang tồn tại. Toán tử “+” này được gọi như là “thao tác nối chuỗi”. Ở đây, nối chuỗi được thực hiện thông qua lớp “StringBuffer”. Chúng ta sẽ thảo luận tiến trình này ngay sau đó trong chương này. Phương thức “concat( )” của lớp String cũng có thể thực hiện việc nối chuỗi. Không giống như toán tử “+”, phương thức này không thường xuyên nối hai chuỗi tại vị trí cuối cùng của chuỗi đầu tiên. Thay vào đó, phương thức này trả về một chuỗi mới, chuỗi mới đó sẽ chứa giá trị của cả hai chuỗi ban đầu. Điều này có thể được gán cho chuỗi đang tồn tại. Ví dụ: String strFirst, strSecond, strFinal; StrFirst = “Charlie”; StrSecond = “Chaplin”; // .bằng cách sử dụng phương thức concat( ) để gán với một chuỗi đang tồn tại. StrFinal = strFirst.concat(strSecond); Phương thức concat( ) chỉ làm việc với hai chuỗi tại một thời điểm. 4.5.2 Chuỗi mặc định (String pool) Một chương trình Java có thể chứa nhiều chuỗi bằng chữ. “String Pool” đại diện cho tất cả các chữ được tạo trong chương trình. Mỗi khi một chuỗi bằng chữ được tạo, String Pool tìm kiếm để nhìn thấy nếu chuỗi bằng chữ tồn tại. Nếu nó tồn tại, một thể hiện mới được gán đến một chuỗi mới. Việc này sẽ chiếm nhiều không gian bộ nhớ. Ví dụ: String day = “Monday”; String weekday = “Monday”; Ở đây, một thể hiện cho biến “day”, biến đó có giá trị là “Monday”, được tạo trong String Pool. Khi chuỗi bằng chữ “weekday” được tạo, việc lưu giữ các giá trị giống nhau như của biến “day”, một thể hiện đang tồn tại được gán đến biến “weekday”. Vì cả hai biến “day” và “weekday” cũng đều nhằm chỉ vào chuỗi tương tự trong String Pool. Hình ảnh sau minh hoạ khái niệm của “String Pool”. 43 Core Java
  12. 1 Sunday day 2 Monday 3 Hello 4 Aptech Weekday N World Hình 4.1 Khái niệm của String Pool. 4.5.3 Các phương thức lớp String Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét các phương thức của lớp String.  CharAt( ) Phương thức này trả về một ký tự tại một vị trí đặc biệt trong một chuỗi. Ví dụ: String name = new String(“Java Language”); char ch = name.charAt(5); Biến “ch” chứa giá trị “L”, từ đó vị trí các số bắt đầu từ 0.  startsWith( ) Phương thức này trả về giá trị kiểu logic (Boolean), phụ thuộc vào chuỗi có bắt đầu với một giá trị đặc biệt không. Ví dụ: String strname = “Java Language”; boolean flag = strname.startsWith(“Java”); Biến “flag” chứa giá trị true.  endsWith( ) Phương thức này trả về một giá trị kiểu logic (boolean), có chăng phụ thuộc vào chuỗi kết thúc với một giá trị đặc biệt, Ví dụ: String strname = “Java Language”; boolean flag = strname.endsWith(“Java”); Biến “flag” chứa giá trị false.  copyValueOf( ) Phương thức này trả về một chuỗi được rút ra từ một mảng ký tự được truyền như một đối số. Phương thức này cũng lấy hai tham số nguyên. Tham số đầu tiên chỉ định vị trí từ nơi các ký tự phải được rút ra, và tham số thứ hai chỉ định số ký tự được rút ra từ mảng. Ví dụ: char name[] = {‘L’,’a’,’n’,’g’,’u’,’a’,’g’,’e’}; String subname = String .copyValueOf(name,5,2); Bây giờ biến “subname” chứa chuỗi “ag”.  toCharArray( ) Các Gói & Giao Diện 44
  13. Phương thức này lấy một chuỗi, và chuyển nó vào một mảng ký tự. Ví dụ: String text = new String(“Hello World”); Char textArray[] = text.toCharArray( );  indexOf( ) Phương thức này trả về thứ tự của một ký tự đặc biệt, hoặc một chuỗi trong phạm vi một chuỗi. Các câu lệnh sau biểu diễn các cách khác nhau của việc sử dụng hàm. String day = new String(“Sunday”); int index1 = day.indexOf(‘n’); //chứa 2 int index2 = day.indexOf(‘z’,2); //chứa –1 nếu “z” không tìm thấy tại vị trí 2. int index3 = day.indexOf(“Sun”); //chứa mục 0 của mẫu tự 1st  toUpperCase( ) Phương thức này trả về chữ hoa của chuỗi thông qua hàm. String lower = new String(“good morning”); System.out.println(“Uppercase: ”+lower.toUpperCase( ));  toLowerCase( ) Phương thức này trả về chữ thường của chuỗi thông qua hàm. String upper = new String(“APTECH”); System.out.println(“Lowercase: “+upper.toLowerCase( ));  trim() Phương thức này cắt bỏ khoảng trắng trong đối tượng String. Hãy thử đoạn mã sau để thấy sự khác nhau trước và sau khi cắt bỏ khoảng trắng. String space = new String(“ Spaces “); System.ut.println(spaces); System.out.println(spaces.trim()); //Sau khi cắt bỏ khoảng trắng  equals() Phương thức này so sánh nội dung của hai đối tượng chuỗi. String name1 = “Aptech”, name2 = “APTECH”; boolean flag = name1.equals(name2); Biến “flag” chứa giá trị false. 45 Core Java
  14. 4.5.4 Lớp StringBuffer Lớp StringBuffer cung cấp các phương thức khác nhau để thao tác một đối tượng dạng chuỗi. Các đối tượng của lớp này rất mềm dẻo, đó là các ký tự và các chuỗi có thể được chèn vào giữa đối tượng StringBuffer, hoặc nối thêm dữ liệu vào tại vị trí cuối. Lớp này cung cấp các phương thức khởi tạo nạp chồng . Chương trình sau biểu diễn làm thế nào để sử dụng các phương thức khởi tạo khác nhau để tạo ra các đối tượng của lớp này. Chương trình 4.6 class StringBufferCons { public static void main(String args[]) { StringBuffer s1 = new StringBuffer(); StringBuffer s2 = new StringBuffer(20); StringBuffer s3 = new StringBuffer(“StringBuffer”); System.out.println(“s3 = “+ s3); System.out.println(s2.length()); //chứa 0 System.out.println(s3.length()); //chứa 12 System.out.println(s1.capacity()); //chứa 16 System.out.println(s2.capacity()); //chứa 20 System.out.println(s3.capacity()); //chứa 28 } } “length()” và “capacity()” của đối tượng StringBuffer là hoàn toàn khác nhau. Phương thức “length()”đề cập đến số các ký tự mà đối tượng đưa ra, trong khi “capacity()” trả về tổng dung lượng mặc định của một đối tượng (16), và số các ký tự trong đối tượng StringBuffer. Dung lượng của bộ đệm chuỗi có thể thay đổi với phương thức “ensureCapacity()”được cung cấp trong lớp. Đối số int đã được truyền đến phương thức này, và phù hợp với một dung lượng mới được tính toán như sau: New Capacity = Old Capacity * 2 + 2 Trước khi dung lượng của bộ nhớ trung gian được cấp phát dung lượng được tính toán mới, điều kiện sau sẽ được kiểm tra:  Nếu dung lượng mới lớn hơn đối số được truyền đến phương thức “ensureCapacity()”, thì dung lượng bộ nhớ đệm được cấp phát Một dung lượng được tính toán mới. Các Gói & Giao Diện 46
  15.  Nếu dung lượng mới nhỏ hơn đối số được truyền đến phương thức “ensureCapacity()”, thì dung lượng bộ nhớ đệm được cấp phát giá trị của đối số được truyền đến. Chương trình 4.7 minh hoạ làm thế nào dung lượng được tính toán và được cấp phát. Chương trình 4.7 class test{ public static void main(String args[]){ StringBuffer s1 = new StringBuffer(5); System.out.println(“Dung lượng của bộ nhớ đệm = “+s1.capacity()); //chứa 5 s1.ensureCapacity(8); System.out.println(“Dung lượng của bộ nhớ đệm = “+s1.capacity()); //chứa 12 s1.ensureCapacity(30); System.out.println(“Dung lượng của bộ nhớ đệm = “+s1.capacity()); //chứa 30 } } Trong đoạn mã trên, dung lượng ban đầu của s1 là 5. Câu lệnh s1.ensureCapacity(8); Thiết lập dung lượng của s1 đến 12(5*2+2) bởi vì dung lượng trên lý thuyết là (8) thì nhỏ hơn dung lượng được tính toán là (12) . s1.ensureCapacity(30); Thiết lập dung lượng của “s1” đến 30 bởi vì dung lượng trên lý thuyết là (30) thì lớn hơn dung lượng được tính toán (12*2+2). 4.5.5 Các phương thức lớp StringBuffer Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét các phương thức của lớp StringBuffer với một chương trình.  append() Phương thức này nối thêm một chuỗi hoặc một mảng ký tự tại vị trí cuối cùng của một đối tượng StringBuffer. Ví dụ: StringBuffer s1 = new StringBuffer(“Good”); s1.append(“evening”); Giá trị trong s1 bây giờ là “goodevening”.  insert() Phương thức này lấy hai tham số. Tham số đầu tiên là vị trí chèn. Tham số thứ hai có thể là một chuỗi, một ký tự (char), một giá trị nguyên (int), hay một giá trị số thực (float) được chèn vào. Vị trí chèn sẽ lớn hơn hay bằng đến 0, và nhỏ hơn hay bằng chiều dài của 47 Core Java
  16. đối tượng Stringbuffer. Bất kỳ đối số nào, trừ ký tự hoặc chuỗi, được chuyển vào biểu mẫu chuỗi, và sau đó được chèn vào. Ví dụ: StringBuffer str = new StringBuffer(“Java sion”); str.insert(1,’b’); Biến “str” chứa chuỗi “Java sion”.  charAt() Phương thức này trả về một giá trị ký tự trong đối tượng StringBuffer tại vị trí được chỉ định.Ví dụ: StringBuffer str = new StringBuffer(“James Gosling”); char letter = str.charAt(6); //chứa “G”  setCharAt() Phương thức này được sử dụng để thay thế ký tự trong một StringBuffer với những cái khác tại một vị trí được chỉ định. StringBuffer name = new StringBuffer(“Java”); name.setCharAt(2,’v’); Biến “name” chứa “Java”.  setLength() Phương thức này thiết lập chiều dài của đối tượng StringBuffer. Nếu chiều dài được chỉ định nhỏ hơn chiều dài nguyên thuỷ của bộ nhớ trung gian, thì các ký tự thừa sẽ bị cắt bớt. Nếu chiểu dài chỉ định nhiều hơn chiều dài nguyên thủy của bộ nhớ đệm, các ký tự null được thêm vào tại vị trí cuối cùng của bộ nhớ đệm. StringBuffer str = new StringBuffer(10); str.setLength(str.legth() +10);  getChars() Phương thức này được sử dụng để trích ra các ký tự từ đối tượng StringBuffer, và sao chép chúng vào một mảng. Phương thức getChars() lấy bốn tham số sau: Mục bắt đầu: vị trí bắt đầu, từ nơi mà ký tự được lấy vào. Mục kết thúc: vị trí kết thúc Mảng: Mảng đích, nơi mà các ký tự được sao chép. Nơi gởi tới mục bắt đầu: Các ký tự được sao chép trong mảng đích từ vị trí này. Ví dụ: StringBuffer str = new StringBuffer(“Leopard”); char ch[] = new char[10]; str.getChars(3,6,ch,0); Bây giờ biến “ch” chứa “par” Các Gói & Giao Diện 48
  17.  reverse() Phương thức này đảo ngược nội dung của một đối tượng StringBuffer, và trả về một đối tượng StringBuffer. Ví dụ: StringBuffer str = new StringBuffer(“devil”); StringBuffer strrev = str.reverse(); Biến “strrev” chứa “lived”. 4.5.6 Lớp java.lang.Math Lớp này chứa các phương thức tĩnh để thực hiện các thao tác toán học. Chúng được mô tả như sau: $ Cú pháp là toán học.  abs() Phương thức này trả về giá trị tuyệt đối của một số. Đối số được truyền đến nó có thể là kiểu int, float, double, hoặc long. Kiểu dữ kiệu byte và short được chuyển thành kiểu int nếu chúng được truyền tới như là một đối số. Ví dụ: int num = -1; Math.abs(num) //trả về 1.  ceil() Phương thức này tìm thấy số nguyên lớn hơn hoặc bằng đối số được truyền đến ngay tức thời.  floor() Phương thức này trả về số nguyên nhỏ hơn hoặc bằng đối số được truyền vào ngay tức thời. System.out.println(Math.ceil(8.02)); //trả về 0.9 System.out.println(Math.ceil(-1.3)); //trả về -1.0 System.out.println(Math.ceil(100)); //trả về 100.0 System.out.println(Math.floor(-5.6)); //trả về -6.0 System.out.println(Math.floor(201.1)); //trả về 201 System.out.println(Math.floor(100)); //trả về 100  max() Phương thức này tìm giá trị lớn nhất trong hai giá trị được truyền vào. Các đối số được truyền vào có thể là kiểu int, long, double, và float.  min() Phương thức này tìm giá trị nhỏ nhất trong hai giá trị được truyền vào. Các đối số được truyền vào có thể là kiểu int, long, double và float.  round() 49 Core Java
  18. Phương thức này làm tròn đối số có dấu phẩy động. Ví dụ, câu lệnh Math.round(34.5) trả về 35.  random() Phương thức này trả về một số ngẫu nhiên giữa 0.0 và 1.0 của kiểu double.  sqrt() Phương thức này trả về bình phương của một số. Ví dụ, câu lệnh Math.sqrt(144) trả về 12.0.  sin() Phương thức này trả về sine của một số, nếu góc được truyền đến bằng radian. Ví dụ: Math.sin(Math.PI/2) trả về 1.0, giá trị của sin 45. Pi/2 radians = 90 độ. Giá trị của “pi” bắt nguồn từ hằng số được định nghĩa trong lớp “Math.PI”.  cos() Phương thức này trả về cos của một số, nếu góc được truyền đến bằng radian.  tan() Phương thức này trả về tan của một số, nếu góc được truyền đến bằng radian. 4.5.7 Lớp Runtime (Thời gian thực hiện chương trình) Lớp Runtime được gói gọn trong môi trường Runtime. Lớp này được sử dụng cho việc quản lý bộ nhớ, và việc thực thi của các quá trình xử lý gia tăng. Mỗi chương trình Java có một thể hiện đơn của lớp này, để cho phép ứng dụng giao tiếp với môi trường. Nó không thể được khởi tạo, khi mà một ứng dụng không thể tạo ra một minh dụ của riêng mình thuộc lớp này. Tuy nhiên, chúng ta có thể tạo ra một minh dụ hiện hành trong lúc thực hiện chương trình từ việc dùng phương thức Runtime().garbage Bây giờ, chúng ta biết rằng việc thu gom các dữ liệu không thích hợp trong Java là một tiến trình tự động, và chạy một cách định kỳ. Để kích hoạt một cách thủ công bộ thu thập dữ liệu không thích hợp, ta gọi phương thức gc() trên minh dụ thời gian thời gian thực hiện hành. Để quyết định chi tiết cấp phát bộ nhớ, sử dụng các phương thức totalMemory() và freeMemory(). Runtime r = Runtime.getRunTime(); long freemem = r.freeMemory(); long totalmem = r.totalMemory(); r.gc(); Bảng sau biểu diễn một vài phương thức được sử dụng chung của lớp này: Method Purpose exit(int) Dừng việc thực thi, và trả về giá trị của đoạn mã đến hệ điều hành. Việc ngắt thông thường tại 0; giá trị Các Gói & Giao Diện 50
  19. khác 0 cho biết việc ngắt khác thường. freeMemory() Quyết định số lượng sẵn có của bộ nhớ trống đến hệ thống thời gian chạy của Java trong giới hạn của các byte getRuntime() Trả về thể hiện thời gian chạy hiện hành. gc() Gọi những bộ phận thu thập dữ liệu vô nghĩa. totalMemory() Để quyết định tổng số lượng bộ nhớ sẵn có của chương trình. Exec(String) Thực thi một chương trình phân cách của tên được gọi. Bảng 4.4 Lớp Runtime Chương trình 4.7 class RuntimeDemo { public static void main(String args[]) { Runtime r = Runtime.getRuntime(); Process p = null; try { p = r.exec(“calc.exe”); } catch(Exception e) { System.out.println(“Error executing calculator”); } } } Bạn có thể đạt được minh dụ thời Runtime hiện hành thông qua phương thức Runtime.getRuntime(). Sau đó, bạn có thể tham chiếu đến chương trình thi hành calc.exe, và lưu trữ trong một đối tượng của tiến trình. 4.5.8 Lớp hệ thống (System) Lớp System cung cấp các điều kiện thuận lợi như là, xuất, nhập chuẩn và các luồng lỗi. Nó cũng cung cấp một giá trị trung bình để các thuộc tính truy cập được kết hợp với hệ thống thời gian chạy của Java, và các thuộc tính môi trường khác nhau như là, phiên bản, đường dẫn, hay các dịch vụ, v.v Các trường của lớp này là in, out, và err, các trường này tiêu biểu cho xuất, nhập và lỗi chuẩn tương ứng. 51 Core Java
  20. Bảng sau mô tả các phương thức của lớp này: Phương thức Mục đích Exit(int) Dừng việc thực thi, và trả về giá trị của đoạn mã. 0 cho biết có thể thoát ra một cách bình thường. gc() Khởi tạo tập hợp các dữ liệu vô nghĩa. getProperties() Trả về thuộc tính được kết hợp với hệ thống thời gian chạy của Java. setProperties() Thiết lập các đặc tính hệ thống hiện hành. currentTimeMillis() Trả về thời gian hiện tại trong mili giây (ms), được đo lường lúc nửa đêm vào tháng giêng năm 1970. arraycopy(Object, int, Sao chép một mảng. Object, int, int) Bảng 4.5 Lớp System. Lớp System không thể khai báo để tạo các đối tượng. Đoạn mã trong chương trình sau truy lục và hiển thị một vài các thuộc tính môi trường liên quan đến Java. Chương trình 4.9 Class SystemDemo { public static void main(String args[]) { System.out.println(System.getProperty(“java.class.path”)); System.out.println(System.getProperty(“java.home”)); System.out.println(System.getProperty(“java.class.version”)); System.out.println(System.getProperty(“java.specification.vendor”)); System.out.println(System.getProperty(“java.specification.version”)); System.out.println(System.getProperty(“java.vendor”)); System.out.println(System.getProperty(“java.vendor.url”)); System.out.println(System.getProperty(“java.version”)); System.out.println(System.getProperty(“java.vm.name”)); } } Mỗi thuộc tính mà được yêu cầu để được in, được cung cấp như một tham số chuỗi đến phương thức System.getProperty(). Phương thức này lần lượt sẽ trả về thông tin có liên quan đến phương thức System.out.println(). Quá trình xuất ra của các thao tác xử lý được tự động tạo ra sẽ trông giống hình dưới đây: Các Gói & Giao Diện 52
  21. Hình 4.2 Lớp System xuất 4.5.9 Lớp Class Các minh dụ của lớp này bao bọc trạng thái thời gian thực hiện của một đối tượng trong một ứng dụng Java đang chạy. Điều này cho phép chúng ta truy cập thông tin về đối tượng trong suốt thời gian chạy. Chúng ta có thể lấy một đối tượng của lớp này, hoặc một minh dụ bằng một trong ba cách sau: Sử dụng phương thức getChar() trong một đối tượng.  Sử dụng phương thức tĩnh forName() của lớp để lấy một thể hiện của lớp thông qua tên của lớp đó.  Sử dụng một đối tượng ClassLoader tùy thích để nạp một lớp mới. Không có phương thức xây dựng cho lớp. Các chương trình sau minh hoạ làm sao để bạn có thể sử dụng phương thức của một lớp để truy lục thông tin của lớp đó: Chương trình 4.10 interface A { final int id = 1; final String name = “Diana”; } class B implements A { int deptno; } class ClassDemo { public static void main(String args[]) 53 Core Java
  22. { A a = new B(); B b = new B(); Class x; x = a.getClass(); System.out.println(“a is object of type: ”+x.getName()); x= b.getClass(); System.out.println(“b is object of type: ”+x.getName()); x=x.getSuperclass(); System.out.println(x.getName()+ “is the superclass of b.”); } } Quá trình xuất ra các kết quả được mô tả như hình dưới đây: Hình 4.3 Quá trình xuất ra các kết quả của lớp Class. 4.5.10 Lớp Object Lớp Object là một lớp cha của tất cả các lớp. Dù là một lớp do người dùng định nghĩa không mở rộng bất kỳ một lớp nào khác, theo mặc định nó mở rộng lớp đối tượng. Một vài các phương thức của lớp Object được biểu diễn bên dưới: Phương thức Mục đích equals(Object) So sánh thể hiện đối tượng hiện tại với đối tượng đã cho, và kiểm tra nếu chúng bằng nhau. finalize() Mặc định hình thức của phương thức cuối cùng. Thông thường bị phủ bởi lớp con. notify() Thông báo dòng (thread) mà hiện thời trong trạng thái đang chờ trên màn hình của đối tượng này. notifyAll() Thông báo tất cả các dòng (thread) hiện hành trong trạng thái chờ trên màn hình của đối tượng này. toString() Trả về một chuỗi đại diện cho đối tượng. wait() Tạo ra dòng hiện hành để nhập vào trạng thái đang chờ. Bảng 4.6 Lớp Object. Các Gói & Giao Diện 54
  23. Trong chương trình sau, chúng ta không khai báo bất kỳ lớp hoặc gói nào. Bây giờ, chúng ta có thể tạo bằng cách sử dụng phương thức equals(). Bởi vì, theo mặc định lớp ObjectDemo mở rộng lớp Object. Chương trình 4.11 Class ObjectDemo { public static void main(String args[]) { if (args[0].equals(“Aptech”)); System.out.println(“Yes, Aptech is the right choice!”); } } 4.6 Gói java.util Gói Java.util cung cấp một vài lớp Java hữu ích nhất, được cần đến thường xuyên trong tất cả các loại chương trình ứng dụng. Nó giới thiệu các lớp phi trừu tượng sau:  Hashtable  Random  Vector  StringTokenizer 4.6.1 Lớp Hashtable Lớp Hashtable mở rộng lớp trừu tượng Dictionary, lớp này cũng được định nghĩa trong gói java.util. Hashtable được sử dụng để ánh xạ các khoá đến các giá trị. Ví dụ, nó có thể được sử dụng để ánh xạ các tên đến tuổi, những người lập trình đến những dự án, các tiêu đề công việc đến các lương, và cứ tiếp tục như vậy. Hashtable mở rộng kích thước khi các phần tử được thêm vào. Khi đó việc tạo một bảng băm mới, bạn có thể chỉ định một dung lượng ban đầu và các yếu tố nạp vào. Điều này sẽ làm cho hashtable tăng kích thước lên, bất cứ lúc nào việc thêm vào một phần tử mới sẽ làm thay đổi giới hạn của hashtable cũ. Giới hạn của bảng băm là dung lượng được nhân lên bởi các yếu tố được nạp vào.Ví dụ: một bảng băm với dung lượng 100, và một yếu tố nạp vào là 0.75 sẽ có một giới hạn là 75 mục. Các phương thức xây dựng cho bảng băm được biểu diễn trong bảng sau: Constructor Purpose Hashtable(int) Xây dựng một bảng mới với dung lượng ban đầu được chỉ định. Hashtable(int, float) Xây dựng một lớp mới với dung lượng ban đầu được chỉ định và yếu tố nạp vào. Hashtable() Xây dựng một lớp mới bằng cách sử dụng giá trị mặc định cho dung lượng ban đầu và yếu tố nạp vào. 55 Core Java
  24. Bảng 4.7 Các phương thức xây dựng Hashtable. Hashtable hash1 = new Hashtable(500,0,80); Trong trường hợp này, Bảng băm “hash1” sẽ lưu trữ 500 phần tử. Khi bảng băm lưu trữ vừa đầy 80% (một yếu tố nạp vào của .80), kích thước tối đa của nó sẽ được tăng lên. Mỗi phần tử trong một hashtable bao gồm một khoá và một giá trị. Các phần tử được thêm vào bảng băm bằng cách sử dụng phương thức put(), và được truy lục bằng cách sử dụng phương thức get(). Các phần tử có thể được xoá từ một bảng băm với phương thức remove(). Các phương thức contains() và containsKey() có thể được sử dụng để tra cứu một giá trị hoặc một khoá trong bảng băm. Một vài phương thức của Hashtable được tóm tắt trong bảng sau: Phương thức Mục đích clear() Xoá tất cả các phần tử từ bảng băm. Clone() Tạo một bảng sao của Hashtable. contains(Object) Trả về True nếu bảng băm chứa các đối tượng được chỉ định. ContainsKey(Object) Trả về True nếu bảng băm chứa khoá được chỉ định. elements() Trả về một bảng liệt kê các yếu tố trong bảng băm. get(Object key) Truy lục đối tượng được kết hợp với khoá được chỉ định. isEmpty() Trả về true nếu bảng băm trống. keys() Trả về một bảng liệt kê các khoá trong bảng băm. put(Object, Object) Thêm một phần tử mới vào bảng băm bằng cách sử dụng khoá và giá trị được chỉ định. rehash() Thay đổi bảng băm thành một bảng băm lớn hơn. remove(Object key) Xoá một đối tượng được cho bởi khoá được chỉ định. size() Trả về số phần tử trong bảng băm. toString() Trả về đại diện chuỗi được định dạng cho bảng băm. Bảng 4.8 Các phương thức lớp Hashtable. Chương trình sau sử dụng lớp Hashtable. Trong chương trình này, tên của các tập ảnh là các khoá, và các năm là các phần tử. “contains” được sử dụng để tra cứu phần tử nguyên 1969, để thấy có danh sách chứa bất kỳ các tập ảnh từ 1969. “containsKey” được sử dụng để tìm kiếm cho khoá “Animals”, để nhìn thấy nếu tập ảnh đó tạo nên danh sách. Phương thức “get()”được sử dụng để truy lục tập ảnh “Wish You Were Here” có trong bảng băm không. Phương thức get() trả về phần tử kết hợp với khoá, cả hai tên và năm được hiển thị tại điểm này. Chương trình 4.12 import java.util.*; public class HashTableImplementer { Các Gói & Giao Diện 56
  25. public static void main(String args[]) { //tạo một bảng băm mới Hashtable ht = new Hashtable(); //thêm các tập ảnh tốt nhất của Pink Floyd ht.put(“Pulse”, new Integer(1995)); ht.put(“Dark Side of the Moon”, new Integer(1973)); ht.put(“Wish You Were Here”, new Integer(1975)); ht.put(“Animals”, new Integer(1997)); ht.put(“Ummagumma”, new Integer(1969)); //Hiển thị bảng băm System.out.println(“Initailly: “+ht.toString()); //kiểm tra cho bất kỳ tập ảnh nào từ 1969 if(ht.contains(new Integer(1969))) System.out.println(“An album from 1969 exists”); //kiểm tra cho tập ảnh các con thú if(ht.containsKey(“Animals”)); System.out.println(“Animals was found”); //Tìm ra Integer year = (Integer)ht.get(“Wish You Were Here”); System.out.println(“Wish you Were Here was released in”+year.toString()); //Xoá một tập ảnh System.out.println(“Removing Ummagumma\r\n”); ht.remove(“Ummagumma”); //Di chuyển thông qua một bảng liệt kê của tất cả các khoá trong bảng. System.out.println(“Remaining:\r\n”); for(Enumeration enum = ht.keys(); enum.hasMoreElements();) System.out.println((String)enum.nextElement()); } } Quá trình hiển thị kết quả sẽ được mô tả dưới đây: 57 Core Java
  26. Hình 4.4 Quá trình hiển thị kết quả của HashTableImplementer 4.6.2 Lớp random Lớp này đại diện một bộ tạo số giả ngẫu nhiên (pseudo-random). Hai phương thức xây dựng được cung cấp. Một trong những phương thức xây dựng này lấy giá trị khởi đầu như một tham số. Phương thức xây dựng khác thì không lấy giá trị như một tham số, và sử dụng thời gian hiện tại như một giá trị khởi đầu. Việc xây dựng một bộ tạo số ngẫu nhiên với một giá trị khởi đầu là một ý kiến hay, trừ khi bạn muốn bộ tạo số ngẫu nhiên luôn tạo ra một tập các giá trị giống nhau. Mặt khác, thỉnh thoảng nó hữu dụng để tạo ra trình tự giống nhau của các số random. Điều này có ý nghĩa trong việc gỡ rối một chương trình. Một khi bộ tạo số ngẫu nhiên được tạo ra, bạn có thể sử dụng bất kỳ các phương thức sau đây để truy lục một giá trị từ nó:  nextDouble()  nextFloat()  nextGaussian()  nextInt()  nextLong() Các phương thức xây dựng và các phương thức của lớp Random được tóm tắt trong bảng sau: Phương thức Mục đích random() tạo ra một bộ tạo số ngẫu nhiên mới random(long) Tạo ra một bộ tạo số ngẫu nhiên mới dựa trên giá trị khởi tạo được chỉ định. nextDouble() Trả về một giá trị kiểu double kế tiếp giữa 0.0D đến 1.0D từ bộ tạo số ngẫu nhiên. nextFloat() Trả về một giá trị kiểu float kế tiếp giữa 0.0F và 1.0F từ bộ tạo số ngẫu nhiên. nextGaussian() Trả về kiểu double được phân phối Gaussian kế tiếp từ bộ tạo số ngẫu nhiên. Tạo ra các giá trị Gaussian sẽ có một giá trị trung bình của 0, và Các Gói & Giao Diện 58
  27. một độ lệch tiêu chuẩn của 1.0. nextInt() Trả về giá trị kiểu Integer kế tiếp từ một bộ tạo số ngẫu nhiên. nextLong() Trả về giá trị kiểu long kế tiếp từ một bộ tạo số ngẫu nhiên. setSeed(long) Thiết lập giá trị khởi tạo từ bộ tạo số ngẫu nhiên. Bảng 4.9 Các phương thức lớp Random. 4.6.3 Lớp Vector Một trong các vấn đề với một mảng là chúng ta phải biết nó lớn như thế nào khi chúng ta tạo nó. Nó thì không thể xác định kích thước của mảng trước khi tạo nó. Lớp Vector của Java giải quyết vấn đề này. Nó cung cấp một dạng mảng với kích thước ban đầu, mảng này có thể tăng thêm khi nhiều phần tử được thêm vào. Một lớp Vector lưu trữ các item của kiểu Object, nó có thể dùng để lưu trữ các thể hiện của bất kỳ lớp Java nào. Một lớp Vector đơn lẻ có thể lưu trữ các phần tử khác nhau, các phần tử khác nhau này là thể hiện của các lớp khác nhau. Tại bất kỳ thời điểm, một lớp Vector có dung lượng để lưu trữ một số nào đó của các phần tử. Khi một lớp Vector biết về dung lượng của nó, thì dung lượng của nó được gia tăng bởi một số lượng riêng cho Vector đó. Lớp Vector cung cấp ba phương thức xây dựng khác nhau mà có thể chúng ta chỉ định dung lượng khởi tạo, và tăng số lượng của một Vector, khi nó được tạo ra. Các phương thức xây dựng này được tóm tắt trong bảng sau: Phương thức Constructor Mục đích Vector(int) Tạo ra một lớp Vector mới với dung lượng ban đẩu được chỉ định. Vector(int, int) Tạo ra một lớp Vector mới với dung lượng ban đầu được chỉ định, và tăng số lượng. Vector() Tạo ra một lớp Vector mới với dung lượng khởi tạo mặc định, và tăng số lượng. Bảng 4.10 các phương thức xây dựng của lớp Vector. Một mục (item) được thêm vào một lớp Vector bằng cách sử dụng hàm addElement(). Tương tự, một phần tử có thể được thay thế bằng cách sử dụng hàm setElementAt(). Một lớp Vector có thể tìm kiếm bằng cách sử dụng phương thức contains(), phương thức này trông có vẻ dễ dàng cho một lần xuất hiện của một đối tượng (Object). Phương thức elements() thì hữu dụng bởi vì nó trả về một bảng liệt kê của các đối tượng được lưu trữ trong lớp Vector. Các phương thức này và các phương thức thành viên khác của lớp Vector được tóm tắt trong bảng dưới đây: Phương thức Mục đích addElement(Object) Chèn các phần tử được chỉ định vào lớp Vector. capacity() Trả về số phần tử mà sẽ vừa đủ cho phần được cấp phát hiện thời của lớp Vector. Clone() Bắt chước vector, nhưng không phải là các phần tử của nó. contains(Object) Trả về True nếu lớp Vector chứa đối tượng 59 Core Java
  28. được chỉ định. copyInto(Object []) Sao chép các phần tử của lớp Vector vào mảng được chỉ định. elementAt(int) Truy lục phần tử được cấp phát tại chỉ mục được chỉ định. elements() Trả về một bảng liệt kê của các phần tử trong lớp Vector. ensureCapacity(int) Chắc chắn rằng lớp Vector có thể lưu trữ ít nhất dunglượng tối thiểu được chỉ định. firstElement() Trả về phần tử đầu tiên trong lớp Vector. indexOf(Object) Tìm kiếm lớp Vector, và trả về chỉ mục zero cơ bản cho khớp với đối tượng đầu tiên. indexOf(Object, int) Tìm kiếm lớp Vector đang bắt đầu tại số chỉ mục được chỉ định, và trả về chỉ mục zero cơ bản cho khớp với đối tượng kế tiếp. insertElementAt(Object, int) Thêm các đối tượng được chỉ định tại chỉ mục được chỉ định. isEmpty() Trả về True nếu lớp Vector không có phần tử. lastElement() Trả về phần tử cuối cùng trong lớp Vector. lastIndexOf(Object) Tìm kiếm lóp Vector, và trả về chỉ mục zero cơ bản cho khớp với đối tượng cuối cùng. lastIndexOf(Object, int) Tìm kiếm lớp Vector đang bắt đầu tại số chỉ mục được chỉ định, và trả về chỉ mục zero cơ bản cho khớp với đối tượng trước. removeAllElements() Xoá tất cả các phần tử từ lớp Vector. removeElement(Object) Xoá đối tượng được chỉ định từ lớp Vector. removeElementAt(int) Xoá đối tượng tại chỉ mục được chỉ định. setElementAt(Object, int) Thay thế đối tượng tại chỉ mục được chỉ định với đối tượng được chỉ định. setSize(int) Thiết lập kích thước của lớp Vector thành kích thước mới được chỉ định. setSize(int) Thiết lập kích thước của lớp Vector thành kích thước mới được chỉ định. Size() Trả về số của các phần tử hiện thời trong lớp Vector. toString() Trả về một đại diện chuỗi được định dạng nội dung của lớp Vector. trimToSize() Định lại kích thước của lớp Vector để di chuyển dung lượng thừa trong nó. Bảng 4.11 Các phương thức lớp Vector Chương trình sau tạo ra một lớp Vector “vect”. Nó chứa 6 phần tử: “Numbers In Words”, “One”, “Two”, “Three”, “Four”, “Five”. Phương thức removeElement()được sử dụng để xoá các phần tử từ “vect”. Chương trình 4.13 import java.util.*; Các Gói & Giao Diện 60
  29. public class VectorImplementation { public static void main(String args[]) { Vector vect = new Vector(); vect.addElement(“One”); vect.addElement(“Two”); vect.addElement(“Three”); vect.addElement(“Four”); vect.addElement(“Five”); vect.insertElementAt(“Numbers In Words”,0); vect.insertElementAt(“Four”,4); System.out.println(“Size: “+vect.size()); System.out.println(“Vector “); for(int i = 0; i<vect.size(); i++) { System.out.println(vect.elementAt(i)+” , “); } vect.removeElement(“Five”); System.out.println(“”); System.out.println(“Size: “+vect.size()); System.out.println(“Vector “); for(int i = 0;i<vect.size();i++) { System.out.print(vect.elementAt(i)+ “ , “); } } } Quá trình hiển thị kết quả sẽ được mô tả như hình dưới. 61 Core Java
  30. Hình 4.5 Quá trình hiển thị kết quả của chương trình lớp Vector. 4.6.4 Lớp StringTokenizer Một lớp StringTokenizer có thể sử dụng để tách một chuỗi thành các phần tử token của nó. Ví dụ, mỗi từ trong một câu có thể coi như là một token. Tuy nhiên, lớp StringTokenizer đã đi xa hơn việc phân tách của các câu. Để tạo nên một mã thông báo đầy đủ theo yêu cầu, bạn có thể chỉ định một bộ dấu phân cách token, khi lớp StringTokenizer được tạo ra. Dấu phân cách khoảng trắng mặc định thì thường có khả năng để tách văn bản. Tuy nhiên, chúng ta có thể sử dụng tập các toán tử toán học (+, *, /, và -) trong khi phân tách một biểu thức. Các ký tự phân cách có thể chỉ định khi một đối tượng StringTokenizer mới được xây dựng. Bảng sau tóm tắt 3 phương thức xây dựng có sẵn: Phương thức xây dựng Mục đích StringTokenizer(String) Tạo ra một lớp StringTokenizer mới dựa trên chuỗi chỉ định được thông báo. StringTokenizer Tạo ra một lớp StringTokenizer mới dựa trên (String, String) chuỗi chỉ định được thông báo, và một tập các dấu phân cách. StringTokenizer(String, String, Tạo ra một lớp StringTokenizer dựa Boolean) trên chuỗi chỉ định được thông báo, một tập các dấu phân cách, và một cờ hiệu cho biết nếu các dấu phân cách sẽ được trả về như các token. Bảng 4.12 Các phương thức xây dựng của lớp StringTokenizer. Các phương thức xây dựng ở trên được sử dụng trong các ví dụ sau: StringTokenizer st1 = new StringTokenizer(“A Stream of words”); StringTokenizer st2 = new StringTokenizer(“4*3/2-1+4”, “+/-”, true); StringTokenizer st3 = new StringTokenizer(“aaa,bbbb,ccc”, “,”); Các Gói & Giao Diện 62
  31. Trong câu lệnh đầu tiên, StringTokenizer của “st1” sẽ được xây dựng bằng cách sử dụng các chuỗi được cung cấp và các dấu phân cách mặc định. Các dấu phân cách mặc định là khoảng trắng, tab, dòng mới, và các ký tự xuống dòng. Các dấu phân cách này thì hữu dụng khi phân tách văn bản, như với “st1”. Câu lệnh thứ hai trong ví dụ trên xây dựng một lớp StringTokenizer cho các biểu thức toán học bằng cách sử dụng các ký hiệu *, +, /, và -. Câu lệnh thứ 3, StringTokenizer của “st3” sẽ thông báo chuỗi được cung cấp chỉ bằng cách sử dụng ký tự dấu phẩy như một dấu phân cách. Lớp StringTokenizer thực thi giao diện bảng liệt kê. Vì thế, nó bao gồm các phương thức hasMoreElements() và nextElement(). Các phương thức non-private của lớp StringTokenizer được tóm tắt trong bảng sau: Phương thức Mục đích countTokens() Trả về số các token còn lại. hasMoreElements() Trả về True nếu nhiều phần tử đang được đánh dấu trong chuỗi. Nó thì giống hệt như hasMoreTokens. hasMoreTokens() Trả về True nếu nhiều tokens đang được đánh dấu trong chuỗi. Nó thì giống hệt như hasMoreElements. nextElement() Trả về phần tử kế tiếp trong chuỗi. Nó thì giống như nextToken. nextToken() Trả về Token kế tiếp trong chuỗi. Nó thì giống như nextElement. nextToken(String) Thay đổi bộ dấu phân cách đến chuỗi được chỉ định, và sau đó trả về token kế tiếp trong chuỗi. Bảng 4.13 Các phương thức lớp StringTokenizer. Hãy xem xét chương trình đã cho ở bên dưới. Trong ví dụ này, hai đối tượng StringTokenizer đã được tạo ra. Đầu tiên, “st1” được sử dụng để phân tách một biểu thức toán học. Thứ hai, “st2” phân tách một dòng của các trường được phân cách bởI dấu phẩy. Cả hai tokenizer, phương thức hasMoreTokens() và nextToken() được sử dụng đế lặp đi lặp lại thông qua tập các token, và sau đó được hiển thị. Chương trình 4.13 import java.util.*; public class StringTokenizerImplementer { public static void main(String args[]) { // đặt một biểu thức toán học trong một chuỗi và tạo một tokenizer cho chuỗi đó. String mathExpr = “4*3+2/4”; StringTokenizer st1 = new StringTokenizer(mathExpr,”*+/-“, true); 63 Core Java
  32. //trong khi có các token trái, hãy hiển thị mỗi token System.out.println(“Tokens f mathExpr: “); while(st1.hasMoreTokens()) System.out.println(st1.nextToken()); //tạo một chuỗi của các trường được phân cách bởi dấu phẩy và tạo một tokenizer cho chuỗi. String commas = “field1,field2,field3,and field4”; StringTokenizer st2 = new StringTokenizer(commas,”,”,false); //trong khi có các token trái, hãy hiển thị mỗi token. System.out.println(“Comma-delimited tokens : “); while (st2.hasMoreTokens()) System.out.println(st2.nextToken()); } } Quá trình hiển thị kết quả sẽ được mô tả như hình dưới. Hình 4.6 Quá trình hiển thị kết quả của lớp StringTokenizer. Các Gói & Giao Diện 64
  33. Tóm tắt bài học  Khi không có sự thi hành để thừa kế, một giao diện được sử dụng thay cho một lớp ảo.  Một gói là một thư mục mà bạn tổ chức các giao diện và các lớp của bạn.  Một CLASSPATH là một danh sách của các thư mục để giúp đỡ tìm kiếm cho tập tin lớp tương ứng.  Lớp java.lang.Math cung cấp các phương thức để thực hiện các hàm toán học.  Các kiểu dữ liệu nguyên thủy có thể được vận dụng và được truy cập thông qua các lớp trình bao bọc của chúng.  Các lớp String được sử dụng để tạo và chế tác các chuỗi, các chuỗi có thể được gán, có thể được so sánh và được nối vào nhau.  Một chuỗi mặc định đại diện cho tất cả các chữ đã tạo ra trong một chương trình.  Lớp StringBuffer cung cấp các phương thức khác nhau để vận dụng một đối tượng chuỗi. Các đối tượng của lớp này thì linh động. Đó là, các ký tự hoặc các chuỗi có thể được chèn vào giữa đối tượng StringBuffer, hoặc được nối vào vị trí cuối cùng của chuỗi.  Lớp Runtime đóng gói môi trường thời gian chạy.  Lớp System cung cấp các thuận lợi như là, xuất, nhập chuẩn, và các luồng lỗi.  java.util chứa các lớp phi trừu tượng sau: Hashtable Random Vector StringTokenizer  Lớp Hashtable có thể được sử dụng để tạo một mảng của các khoá và các giá trị. Nó cho phép các phần tử được tra cứu bởi khoá hoặc giá trị.  Lớp Random là một bộ tạo số ngẫu nhiên giả mà có thể trả về các giá trị kiểu integer, dấu phẩy động (floating-point), hoặc Gaussian-distributed.  Lớp Vector có thể sử dụng để lưu trữ bất kỳ các đối tượng nào. Nó có thể lưu trữ các đối tượng của nhiều hơn một kiểu trong các vector tương tự.  Lớp StringTokenizer cung cấp một cơ chế động cho việc phân tách các chuỗi. Kiểm tra kiến thức của bạn 1. sẽ luôn đến đầu tiên giữa các gói, các khai báo và lớp trong chương trình Java. 2. Một giao diện có thể chứa nhiều các phương thức. True/False 3. Trong khi việc tạo một gói, thì mã nguồn phải hiện có trong thư mục tương tự, thư mục đó chính là tên của gói bạn. True/False 65 Core Java
  34. 4. Một là một danh sách của các thư mục, mà giúp đỡ tìm kiếm cho các tập tin lớp tương ứng. 5. Lớp bao bọc cho các kiểu dữ liệu double và long cung cấp .và các hằng. 6. phương thức được sử dụng để thay thế một ký tự trong lớp StringBuffer, với một ký tự khác tại vị trí được chỉ định. 7. Một được sử dụng để ánh xạ các khoá thành các giá trị. 8. .Phương thức của lớp StringTokenizer trả về số của các token còn lại. Bài tập 1. Tạo một giao diện và sử dụng nó trong một chương trình của Java để hiển thị bình phương và luỹ thừa 3 của một số. 2. Tạo một gói và viết một hàm, hàm đó trả về giai thừa của một đối số được truyền đến trong một chương trình. 3. Viết một chương trình bằng cách sử dụng các hàm của lớp Math để hiển thị bình phương của các số lớn nhất và nhỏ nhất của một tập các số được nhập vào bởi người sử dụng bằng dòng lệnh. 4. Hãy tạo ra sổ ghi nhớ của chính bạn, nơi mà những con số được nhập vào như sau: Joy 34543 Jack 56765 Tina 34567 Bảng 4.14 Chương trình phải làm như sau:  Kiểm tra xem số 3443 có tồn tại trong sổ ghi nhớ của bạn hay không.  Kiểm tra xem mẫu tin của Jack có hiện hữu trong sổ ghi nhớ của bạn hay không.  Hiển thị số điện thoại của Tina.  Xoá số điện thoại của Joy.  Hiển thị các mẫu tin còn lại. 5. Viết một chương trình mà nhập vào một số điện thoại tại dòng lệnh, như một chuỗi có dạng (091) 022-6758080. Chương trình sẽ hiển thị mã quốc gia (091), mã vùng (022), và số điện thoại (6758080) (Sử dụng lớp StringTokenizer). Các Gói & Giao Diện 66