Cơ chế phát triển sạch (CDM-Clean Development Mechanism)

ppt 43 trang phuongnguyen 4590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cơ chế phát triển sạch (CDM-Clean Development Mechanism)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptco_che_phat_trien_sach_cdm_clean_development_mechanism.ppt

Nội dung text: Cơ chế phát triển sạch (CDM-Clean Development Mechanism)

  1. CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM-CLEAN DEVELOPMENT MECHANISM)
  2. Nghị định thư Kyoto năm 1997 là cột mốc quan trọng trong nỗ lực toàn cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Lần đầu tiên chính phủ các nước tham gia nghị định thư đã chấp nhận sự ràng buộc về mặt pháp lý đối với mức phát thải khí nhà kính của mình. Nghị định thư đã đưa ra các cơ chế hợp tác nhằm mục đích đạt được chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính đối với các nước phát triển đồng thời hỗ trợ phát triển bền vững ở các nước đang phát triển. Nghị định thư bao gồm 3 cơ chế: • Buôn bán phát thải toàn cầu (IET) • Cơ chế đồng thực hiện (JI) • Cơ chế phát triển sạch (CDM).
  3. Cơ chế sạch là gì? Cơ chế phát triển sạch (CDM) là cơ chế hợp tác được xây dựng theo nghị định thư Kyoto, có khả năng hỗ trợ các nước đang phát triển đạt được phát triển bền vững thông qua thúc đẩy đầu tư thiện hữu với môi trường của chính phủ và doanh nghiệp thuộc các nước công nghiệp hóa.
  4. Cơ chế cho việc áp dụng CDM
  5. • Bên các nước phát triển: thực hiện dự án giảm phát thải nhà kính hoặc hạn chế, thủ tiêu khí nhà kính bởi các bể hấp thụ cacbon tại các nước đang phát triển. • CERs: chứng chỉ giảm thải khí nhà kính được bên các nước phát triển mua và sử dụng để đáp ừng chỉ tiêu giảm phát thải của mình • Các dự án CDM phải được tất cả các bên liên quan phê duyệt,phải mang lại sự phát triển bền vững tại nước chủ nhà và đạt được lợi ích thực, có thể đo được và dài hạn liên quan đến giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
  6. Các tiêu chí tham gia CDM: • Tự nguyện tham gia vào CDM • Thành lập cơ quan quốc gia về CDM • Phê chuẩn nghị định thư Kyoto
  7. Tính chất cơ chế sạch? Tính bền vững và tính bổ sung + Tính bền vững là sự đánh giá tác động của CDM đối với sự phát triển của nước chủ nhà. Mỗi nước có thể xác định 1 tiêu chí phát triển bền vững riêng + Tính bổ sung ở đây là ý nghĩa về môi trường của NĐT sẽ giảm được bằng việc giảm phát thải khí nhà kính
  8. 1. Thiết kế và xây dựng Tài liệu thiết kế dự án dự án 2. Phê duyệt quốc gia Cơ quan thực hiện A QUI TRÌNH3. Phê chuẩn/ đăngCỦA ký CƠ CHẾ SẠCH 4. Tài chính dự án Các nhà đầu tư 5. Giám sát Các bên tham gia dự án Báo cáo giám sát 6. Thẩm tra/chứng nhận Cơ quan thực hiện B Báo cáo thẩm tra/báo cáo chứng nhận/đề nghị ban hành CERs 7. Ban hành CERs Ban chấp hành/Cơ quan đăng ký
  9. Nội dung cơ chế sạch? 1a.Các nước phát triển ( bao gồm cả khu vực nhà nước và tư nhân) đầu tư vào các dự án tại nước đang phát triển nhằm giảm phát thải khí nhà kính. b. Các nước đang phát triển ( bao gồm cả khu vực nhà nước và tư nhân) được phép tự thực hiện các dự án trên. 2. Thông qua nhũng điều này không chỉ các ngành kinh tế ở các nước đang phát triển được hiện đại hoá mà còn đóng góp vào việc giảm khí hậu toàn cầu 3a. Các nước phát trỉên đầu tư vào các dự án đó sẽ lấy lượng phát thải giảm được làm chỉ tiêu của mình b. Các nước đang phát triển có thể bán chỉ tiêu giảm phát thải cho các nước phát triển.
  10. Lợi ích cơ chế sạch? • Thu hút vốn cho các dự án hỗ trợ chuyển đổi sang nền kinh tế thịnh vuợng hơn nhưng phát thải ít cacbon hơn. • Khuyến khích và cho phép khu vực tư nhân và cộng đồng tích cực tham gia • Cung cấp công cụ chuyển giao công nghệ, đầu tư tập trung các dự án thay thế công nghệ nhiên liệu hóa thạch cũ kém hiệu quả hoặc tạo ra ngành mới trong công nghệ bền vững với môi trường • Hỗ trợ xác định các hướng ưu tiên đầu tư trong các dự án đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.
  11. • Chuyển giao công nghệ và các nguồn tài chính • Sản xuất năng lượng theo huớng bền vững • Nâng cao và bảo tồn hiệu quả nẳng lượng • Xóa đói giảm nghèo thong qua việc tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho ngừoi dân • Các lợi ích môi trường địa phương
  12. Đối với các nước phát triển • Giúp thực hiện cam kết về hạn chế và giảm phát thải định lượng khí nhà kính song vẫn có thể phát triển kinh tế.
  13. Mục tiêu của cơ chế sạch? • Giảm nhẹ biến đổi khí hậu • Giúp các nước đang phát triển đạt được sự phát triển bền vững • Góp phần thực hiện mục tiêu của công ước và giúp các nước phát triển thực hiện cam kết về hạn chế và giảm phát thải định lượng khí nhà kính
  14. • Rào cản - Về kinh tế, do CDM là một giải pháp tương đối mới, cơ sở pháp lý, các quy định ở nước ta cũng như trên thế giới chưa được hoàn thiện và phối hợp đồng bộ nên việc thực hiện gặp nhiều khó khăn. + CDM đòi hỏi cung cấp nhiều số liệu, yêu cầu phải xây dựng phương pháp luận tính lượng cacbon giảm thiểu. Người lập dự án cần phải đưa ra một cách minh bạch và tương đối chính xác lượng khí cacbon giảm thiểu được (phương pháp tính). Trong nhiều trường hợp, điều này là tương đối khó. -> không thực hiện được dự án -> thiệt hại về kinh tế - Về mặt môi trường, nồng độ chất ô nhiễm ở một số quốc gia vẫn giữ ở mức như cũ sau khi áp dụng CDM (do các nước phát triển không hề cắt giảm lượng khí phát thải) - > môi trường của các quốc gia đó vẫn bị ảnh hưởng.
  15. Dự án CDM sẽ được xây dựng trong 15 lĩnh vực (1) Sản xuất năng lượng; (8) Công nghiệp chế tạo; (2) Chuyển tải năng lượng; (9) Xây dựng; (3) Tiêu thụ năng lượng; (10) Giao thông; (4) Nông nghiệp; (11) Khai mỏ hoặc khai khoáng; (5) Xử lý, loại bỏ rác thải; (12) Sản xuất kim loại; (6) Trồng rừng và tái trồng rừng; (13) Phát thải từ nhiên liệu; (7) Công nghiệp hóa chất; (14) Sử dụng dung môi. (15) Phát thải từ sản xuất và tiêu thụ Halocarbons và Sulphur hexafluoride;
  16. Tình hình CDM trên thế giới • 1186 dự án CDM được đăng kí (10/2008) • 158 triệu đơn vị giảm phát thải (CERs) trung bình mỗi năm • 1 tỉ 900 triệu CER tính đến năm 2012
  17. Các dự án đã được đăng kí đến tháng 10/2008
  18. Cơ cấu dự án CDM Cơ cấu lượng giảm được đăng ký theo các nước phát thải từ các dự án CDM phân theo các nước
  19. Một số dự án CDM điển hình • Các biện pháp tăng hiệu quả năng lượng nồi hơi công nghiệp ở Việt nam • Dự án điện nhiệt kết hợp ở Trung Quốc • Đun nước bằng năng lượng Mặt Trời ở Nam Phi. • Dự án sản xuất than củi và gỗ củi bền vững cho công nghiệp gang ở Brazil • Dự án thủy điện với công suất 26MW tại Chilê
  20. BƯỚC ĐI CỦA ViỆT NAM
  21. TÌNH HÌNH ViỆT NAM TRƯỚC KHI THAM GIA CƠ CHẾ SẠCH
  22. Việt Nam đã tham gia như thế nào? • Chính phủ Việt Nam đã ký Công ước khung của liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) vào năm 1992 và Nghị định thư Kyoto vào năm 1998. • Bộ Tài nguyên Môi trường là cơ quan đầu mối quốc gia về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và CDM.
  23. Các dự án VN đã tổ chức như: + Kiểm kê khí nhà kính quốc gia + Nghiên cứu chiến lược quốc gia về CDM + Tổ chức các khoá huấn luyện nâng cao năng lực thực hiện dự án CDM + Nhận dạng các công nghệ tiềm năng cho CDM
  24. • Dự án thu gom và sử dụng khí đồng hành mỏ Rạng Đông • Dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng ở nhà máy bia Thanh Hoá • Dự án thu gom khí CH4 và phát điện tại bãi rác Gò Cát, Thành phố Hồ Chí Minh • Dự án của 2 công ty Nhật Bản là Mitsui và Marubena ở Mỏ than Mạo Khê
  25. • Thu hồi và sử dụng khí đồng hành mỏ Rạng Đông tại tỉnh Bà Rìa-Vũng Tàu
  26. Xây dựng cơ chế sạch cho những trang trại:xử lý chất thải chăn nuôi theo phương pháp Biogas.
  27. Một số dự án về cơ chế sạch tiềm năng giảm phát thải trong 10 năm ở VN +Thu hồi và sử dụng khí đồng hành tại mỏ Rạng Đông (Vũng Tàu) giảm 6.740 tấn +Thu hồi và sử dụng khí metan bãi rác Thượng Lý (Hải Phòng) giảm 640 tấn +Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong nhà máy bia (Thanh Hoá) giảm 105 tấn +Cung cấp điện cho đảo Phú Quý bằng nguồn phối hợp gió và diesel (Bình Thuận) giảm 106 tấn +Thu hồi khí metan bãi rác ở TP Hồ Chí Minh (HCM) giảm 3.130 tấn; tái trồng rừng ở A Lưới (Huế) giảm 192 tấn.
  28. Số LoA và LoE được ban hành, đến 6/2008
  29. • Hiện tại, ở Việt Nam nhận thức, hiểu biết về CDM và những quyền lợi, lợi ích do CDM mang lại đã từng bước được nâng cao, nhưng thực tế vẫn còn nhiều hạn chế như: Do thiếu thông tin về CDM, khung pháp lý phù hợp còn đang trong giai đoạn hoàn chỉnh, vấn đề CDM còn chưa được lồng ghép vào chiến lược kế hoạch phát triển tổng thể các Bộ, ngành, cơ quan và địa phương, nguồn tài chính cho CDM còn hạn hẹp
  30. Ý tưởng dự án CDM đã được xem xét phê duyệt • Phát triển dầu dừa sinh học tại tỉnh Bình Định, Tổng lượng giảm phát thải ước tính của dự án trong 15 năm là 614.700 tCO2 2. Sử dụng LPG cho các phương tiện vận tải đường bộ, tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng 3. Khu liên hợp xử lý chất thải Nghi Yên, tỉnh Nghệ An 4. Điện gió Nhơn Châu, tỉnh Bình Định, Tổng lượng giảm phát thải ước tính của dự án trong 10 năm là 12 000 tCO2 5. Thu hồi và sử dụng khí bãi rác Khánh Sơn để phát điện, thành phố Đà Nẵng, Tổng lượng giảm phát thải ước tính của dự án trong 10năm là 409 000 tCO2 6. Dự án trồng rừng tại A lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 7. Dự án hỗ trợ chương trình KSH cho ngành chăn nuôi ở một số tỉnh của Việt Nam, pha I, Tổng lượng giảm phát thải ước tính của dự án trong 14 năm là 428 400-1 071 000 tCO2
  31. 8. Dự án hỗ trợ chương trình KSH cho ngành chăn nuôi của Việt Nam, pha II, Tổng lượng giảm phát thải ước tính của dự án trong 14 năm là 3 456 000 - 7 328 000 tCO2 9. Dự án Thuỷ điện a Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 10. Dự án thuỷ điện Tà Niết, Sơn La 11. Dự án thu hồi khí mê tan tại bãi rác Đà Nẵng 12. Dự án Thuỷ điện DDak Pi Hao 2, tỉnh Gia Lai 13. Dự án thuỷ điện Nâm xây Luông 5, tỉnh Lào Cai 14. Dự án thuỷ điện Đasiat, tỉnh Lâm Đồng 15. Dự án thu hồi khí mê tan bãi rác tại Hải Phòng- Thái Nguyên
  32. Dự án CDM đang xây dựng 1. Thủy điện A Sáp, tỉnh Thừa Thiên - Huế, C/S: 120 MW, lượng giảm phát thải 271 057 tấn CO2/năm 2. Thủy điện Ea Krông Hnang, tỉnh Phú Yên, 64 MW, 138 468 tấn CO2/năm 3. Thủy điện Cha Nay, tp. Đà Nẵng, 7 MW, 21 766 tấn CO2/năm 4. Thủy điện Thương Nhật, tỉnh Thừa Thiên - Huế, 6 MW, 14 008 tấn CO2/năm 5. Thủy điện sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên - Huế, 10 MW, 17 461 tấn CO2/năm 6. Thủy điện Cù Mốt, tỉnh Đắc Lắc, 5 MW, 10 875 tấn CO2/năm 7. Thủy điện suối Tân, tỉnh Sơn La, 2 MW, 5 388 tấn CO2/năm 8. Thủy điện Đắc Pôn, tỉnh Kon Tum, 14 MW, 39 731 tấn CO2/năm
  33. 9. Điện gió Phương Mai, tỉnh Bình Định, 15 MW, 22 771 tấn CO2/năm 10. Lò nung gạch cải tiến, tỉnh Hải Dương, 100 triệu viên/năm, 11 960 tấn CO2/năm 11. Nhà máy điện đồng phát tại làng giấy Phong Khê, tỉnh Bắc Ninh, 6,4 MW, 60 tấn hơi, 74 417 tấn CO2/năm 12. Điện trấu tại khu công nghiệp Long An, tỉnh Long An, 3 MW, 17 892 tấn CO2/năm 13. Nâng cao hiệu quả năng lượng nhà máy bia Thái Bình, tỉnh Thái Bình 14. Thu hồi nhiệt thừa tại nhà máy xi măng Bút Sơn, tỉnh Hà Nam, 3 MW, 17 892 tấn CO2/năm 15. MW, 20 869 tấn CO2/năm 16. Thu hồi khí mê-tan từ mỏ than, tỉnh Quảng Ninh
  34. Một số Ý tưởng dự án CDM 1. Nâng cao hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở nhà máy điện Uông Bí 2. Hiện đại hóa ngành xi măng ở Hà Nội 3. Nghiên cứu khả thi tiết tiệm năng lượng ở Tổng công ty thép Việt Nam 4. Nhà máy đồng phát nhiệt và điện ỏ khu công nghiệp Biên Hòa 5. Tiết kiệm năng lượng 6. Cải tiến cơ sở hạ tầng ở khu công nghiệp Nhơn Trạch 7. Sử dụng hiệu quả khí đồng hành như khí nén tự nhiên 8. Ngăn ngừa phát thải hơi xăng ở các trạm xăng dầu 9. Trồng rừng 10. Đèn compact, đèn huỳnh quang Triphosphor T8 và tổng đài điện tại công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông
  35. Một số nhận xét và kết luận + Số lượng dự án CDM được DNA phê chuẩn hoặc chấp thuận đến nay là rất ít so với tiềm năng. + Hiện mới chỉ có 02 dự án CDM được đăng khí và phát hành chứng chỉ giảm phát thải là: i). Dự án thu hồi và sử dụng khí đồng hành mỏ Rạng Đông, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. ii). Dự án khôi phục nhà máy thủy điện sông Mực (2MW) , tỉnh Thanh Hóa. + Nhận thức về CDM và lập dự án CDM đối với các chủ đầu tư đã dần được cải thiện, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về việc nắm bắt thông tin, sự hiểu biết và quy trình thực hiện. + Tổ chức tư vấn về CDM còn thiếu, yếu chưa đáp ứng được đối với các dự án lớn, có tính đặc thù cao hoặc dự án ở lĩnh vực mới. + Cơ sở dữ liệu cho tính toán hệ số phát thải lưới điện còn thiếu (đặc biệt cho các dự án CDM quy mô lớn). + Để thúc đẩy các dự án CDM và giảm các thủ tục, chi phí, cần thiết phải xem xét xây dựng đường phát thải KNK Quốc gia chuẩn cho các dự án áp dụng thống nhất
  36. Sinh viên và “Cơ chế sạch”
  37. Là ý thức Với một sinh viên môi trường,ý thức về môi trường,về ‘’cơ chế phát triển sạch’’ càng quan trọng HÃY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
  38. Là hành động • Bảo vệ sự xanh sạch của môi trường sống xung quanh (nhà ở,trường lớp ) • Là người đi tiên phong trong việc thực hiện các chính sách,chương trình bảo vệ môi trường • Là tuyên truyền viên hướng cộng đồng ý thức về môi trường
  39. Làm quen với các đơn vị 1. Đơn vị phát thải - Khí nhà kính : CO2, CH4, N2O - CO2 tương đương tính theo hiệu lực khí nhà kính, đời sống 100 năm 1 gCH4 = 21 g CO2 eq. 1 gN2O = 310 eq. - Đơn vị đo : CO2 hoặc Cacbon C, chuyển đổi như sau : 1 C = (16x2+12)/12CO2= 3.67 CO2
  40. Bài tập B1. Đæi 10 t CO2 sang TC. B2. Đæi 2 TC sang T CO2. B3. 1000m3 khÝ sinh häc chøa 65% CH4 và 35% CO2 theo thÓ tÝch. Tương đương bao nhiªu kg CO2 theo hiÖu øng nhà kÝnh.(ĐiÒu kiÖn ¸p suÊt vμ nhiÖt ®é bìnhthưêng). Hç trî: 1 ph©n tö gam khÝ ®Òu cã thÓ tÝch là: 22,4 lÝt. Ph©n tö gam CH4 là 16 g. B4. Gi¸ Cacbon thÕ giíi trong mét nghiªn cøu cho là 18USD/TC. TÝnh trªn TCO2 là bao nhiªu.
  41. Bài tập Đơn vị Đáp số B1 TC 2.72 B2 TCO2 7.34 B3 KgCO2 9750 B4 USD/TCO 2 4.9