Chuyên đề về béo phì - Phạm Thị Thục

ppt 18 trang phuongnguyen 3490
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề về béo phì - Phạm Thị Thục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptchuyen_de_ve_beo_phi_pham_thi_thuc.ppt

Nội dung text: Chuyên đề về béo phì - Phạm Thị Thục

  1. • Béo phì là một hội chứng đặc trưng bởi sự tăng tuyệt đối của khối mỡ cơ thể. • - Béo phì là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân sinh lý bệnh cho tới nay chưa sáng tỏ hoàn toàn. • - Béo phì là một tình trạng bệnh lý bị tác động bởi nhiều yếu tố: • Nếu năng lượng (E) đưa vào lớn hơn năng lượng tiêu thụ thì sẽ tăng cân. • Điều hòa trọng lượng cơ thể là phức hợp tương trợ của nhiều yếu tố: Dinh dưỡng, gen, xã hội, hành vi sống, tâm sinh lý và nhiều yếu tố khác chưa hiểu rõ hết. • Béo phì là một bệnh thường gặp và là yếu tố làm tăng tỷ lệ bệnh tật, tử vong, đặc biệt là các bệnh lý chuyển hóa, tim mạch và giảm năng suất lao động.
  2. • Tỷ lệ mới mắc và tần xuất của bệnh tăng rõ rệt theo thời gian ở các nước phát triển. Từ năm 1977 đến nay theo NHAS (National Health Assessement Survey) cho biết có 64 triệu người mắc bệnh béo phì chiếm 1/3 số người lớn trên thế giới. • Song song với tỷ lệ béo phì tăng nhanh thì chi phí điều trị cũng tăng nhanh. Từ năm 1995 đến 1997 tại Mỹ chi phí cho chăm sóc sức khỏe ở người béo phì là 100 tỷ đô la trong đó 500 USD được sử dụng trực tiếp cho điều trị bệnh liên quan đến béo phì. Ở Pháp tỷ lệ béo phì là 17% dân số. Ở các nước Châu Âu và các nước Công nghiệp phát triển có tỷ lệ béo phì trên 20% dân số. • Bệnh béo phì thường gặp ở nữ nhiều hơn nam và tăng theo tuổi. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ trẻ em béo phì tăng một cách đáng chú ý
  3. • Nguyên nhân: • 1/ Béo phì thường có tính chất gia đình: – Do ăn nhiều và thức ăn có nhiều E đặc biệt là sử dụng thức ăn nhanh có chứa trên 35% chất béo. – Yếu tố di truyền • 69% người béo phì có bố mẹ bị béo phì • 18% người béo phì có bố hoặc mẹ bị béo phì • 7% người béo phì trong khi bố mẹ bình thường – Ít vận động do có sự tiến bộ trong kỹ thuật thông tin, phương tiện giải trí và giao thông làm cho con người càng ít vận động. • Trẻ em tăng cân nhanh một phần có vai trò của phương tiện nghe nhìn như video, tivi, game và ngay cả trường học cũng ít quan tâm tới môn học hoạt động thể lực.
  4. • 2/ Béo phì do thần kinh, nội tiết • Như tổn thương vùng dưới đồi, đa năng buồng trứng, cường vỏ thượng thận, suy giáp trạng, làm rối loạn chuyển hóa nước và điện giải, giữ nước hay tăng cân hoặc tụy nội tiết hay hội chứng phì sinh học. • 3/ Béo phì do Gen: • Do đột biến Gen sản xuất Leptin hay các Gen khác.
  5. • Chuẩn đoán và phân loại: • Dựa vào hỏi bệnh: Bắt đầu từ khi nào, tăng bao nhiêu cân trong một tháng, có hút thuốc lá không? Tiền sử gia đình có béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường không? Chế độ ăn như thế nào? Nghề nghiệp và hoạt động xã hội, hỏi số đo huyết áp là bao nhiêu? • Khám xác định cân nặng và chiều cao hiện tại: Dựa vào bảng chỉ số khối cơ thể. BMI (Body Mass Index) được tính như sau: • Cân nặng (kg) • BMI = • Chiều cao2 (m)
  6. • Chỉ số BMI bình thường từ 18,5 – 24,9 trên 25 là thừa cân và trên 30 là béo phì. (Theo WHO 1998). • Năm 2000 cơ quan khu vực Thái Bình Dương của WHO là WPRO và viện nghiên cứu bệnh đái tháo đường quốc tế là IDI đưa ra cách đánh giá cho người Châu Á chỉ số BMI bình thường chỉ từ 18,5 đến 22,9. Còn trên 23 là bất thường, thừa cân. • Cần chú ý nữa là trong phân loại béo phì dựa vào đánh giá khối lượng mỡ tập trung. Ở nam giới mỡ tập trung nhiều quanh vùng eo lưng tạo vóc dáng người “Quả táo tàu” còn gọi là béo kiểu phần trên hay béo kiểu trung tâm. Còn ở nữ giới mỡ tập trung nhiều ở phần háng tạo nên vóc dáng người “hình quả lê” còn gọi là béo kiểu phần thấp.
  7. Bên cạnh chỉ số BMI nếu tỷ số vòng bụng/ vòng mông vượt quá 0,9 ở nam giới và quá 0,8 ở nữ giới thì các nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh đái đường đều tăng rõ rệt.
  8. • BẢNG 2: BẢNG CÂN NẶNG TƯƠNG ỨNG VỚI CÂN NẶNG CỦA CÁC CHIỀU CAO Ở CÁC BMI KHÁC NHAU • Cân nặng (kg) • Chỉ số khối cơ thể (BMI) = • Chiều cao2 (m) • Theo quyết định của tổ chức Y tế thế giới (WHO) • Trừ người có thai, nếu một người có chỉ số BMI : (Cho người Châu Á) • + Dưới 18,5 là thiếu cân, thiếu năng lượng trường diễn • + Từ 18,5 đến 22,9 là bình thường • + > 23 – 29,9 là thừa cân • + > 30 là béo phì
  9. • Biến chứng của béo phì • 1/ Tăng nguy cơ tử vong • 2/ Biến chứng tim mạch, bệnh lý mạch não • Thường do béo phì dễ tăng HA, tăng Cholesterol, Triglycerit (TG) và kháng Fusulin • Nghiên cứu của Tramingham, người có BMI > 30 có nguy cơ bệnh lý tim mạch từ 26 – 46% so với người có cân nặng lý tưởng. • Nghiên cứu của Cohort ở người có BMI > 22 thì khi tăng BMI lên 1 thì nguy cơ tim mạch tăng 10%. • Một nghiên cứu khác theo dõi HA thì thấy nếu tăng 10kg trọng lượng cơ thể thì HA tâm thu tăng 3mmHg và HA tâm trương tăng 2,3 mmHg, tăng 12% nguy cơ mạch vành và tăng 24% nguy cơ đột quỵ.
  10. • 3/ Biến chứng chuyển hóa: • Kháng Insulin -> gây bệnh đái tháo đường typ II • Tăng Triglycerit và VLDL (Lipoprotein tỷ trọng thấp) • Thoái hóa mỡ ở gan do RLCH mỡ. • Tăng bệnh sỏi mật do ở người béo phì, cứ 1kg mỡ thừa làm tăng tổng hợp 20mg cholesterol/ngày vì thế làm bài tiết mật, tăng mức bão hòa cholesterol trong mật cùng với mức cơ động của túi mật giảm dẫn đến bệnh sỏi mật.
  11. • 4/ Làm giảm sức khỏe nói chung • Viêm xương khớp mãn tính • Bệnh phổi do giảm sinh lý hô hấp – Điều trị: • Những trường hợp béo phì có nguyên nhân rõ rệt cần được theo dõi điều trị bởi các thầy thuốc chuyên khoa. Việc dự phòng thừa cân và béo phì được thực hiện rộng rãi trong cộng đồng đó là những mục tiêu của chiến lược sức khỏe cộng đồng như: • Nâng cao kiến thức và thực hành của cộng đồng
  12. • Các giải pháp cải thiện môi trường góp phần kiểm soát thừa cân béo phì. • Khuyến khích chế độ ăn hợp lý: Thấp calo, ít béo, cân đối nhất là giữa chất béo no và chất béo không no có một và nhiều nội đôi, ít đường đủ đạm, đủ vitamin và khoáng chất theo nhu cầu khuyến nghị cho từng lứa tuổi, nhiều rau quả. • Khuyến khích các hoạt động thể lực và lối sống năng động.
  13. • Công ty FLP cũng có những sản phẩm ít béo, năng lượng thấp góp phần làm giảm cân đó là: • 1/ Viên bổ xung dinh dưỡng Forever Garcinia Plus (071): Đây là một sản phẩm chứa một số dưỡng chất hỗ trợ cho việc giảm cân. Thành phần chủ yếu được chiết xuất từ quả một loài cây ở miền nam châu á (cây Garcinia Cambogia) còn có tên gọi là Malabar Tamarind. Vỏ của nó được sấy khô và dùng để sản xuất ra chất Hydroxycitric Acid (HCA). Trái quả này có kích thước gần giống như quả cam nhưng bề ngoài giống quả bí ngô hơn.
  14. • Thành phần: Của viên nang mềm • Chiết xuất từ quả cây Đằng hoành (Garcinia Cambogia) 34,7% • Dầu cây rum nhuộm 28,6% • Dầu thực vật 6,2% • Nước tinh khiết 2,0%
  15. • Ngoài ra còn có sáp ong, lecithin, Crom picôlinat, đioxit titan và chất tạo màu chiết xuất từ hạt quả cây Ceratonia Siliqua (carob) • 1v cung cấp 5 calo – 0,5g chất béo, 5mg Na, 95mg Ca, 1,35mg sắt và 100mcg Crôm. • Liều dùng: 1v x 3 lần/ ngày trước ăn 30”
  16. • 2/ Bột dinh dưỡng thấp béo hương vani (mã số 019) và hương socola (mã số 021) • Một thìa bột dinh dưỡng có 90Kcalories, 1g chất béo, 160mg Na, 10g Hydratcarbon, 11g protein, 750mcg vit A, 30mg vit C, 200mg Ca, 9mg sắt, 5mcg vit D và còn nhiều sinh tố khác và các chất khoáng vi lượng. • Liều dùng : 25g x 2 lần/ ngày.