Chuyên đề Hội nhập quốc tế trong nông nghiệp-nông thôn

ppt 74 trang phuongnguyen 4810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Hội nhập quốc tế trong nông nghiệp-nông thôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptchuyen_de_hoi_nhap_quoc_te_trong_nong_nghiep_nong_thon.ppt

Nội dung text: Chuyên đề Hội nhập quốc tế trong nông nghiệp-nông thôn

  1. Chuyên đề HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN
  2. I. Tổng quan một số thông tin về nông nghiệp – nông thôn các nước: (1000 người) Nông thôn Thành thị Khoản mục Năm 2011 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Cả Thế giới 6.973.378 3.347.221 48% 3.626.157 52% Châu Đại Dương 37.128 10.879 29% 26.249 71% Châu Âu 740.012 199.803 27% 540.209 73% Châu Mỹ 941.468 186.411 19,8% 755.057 80,2% Châu Phi 1.044.353 631.834 61% 412.519 40% Châu Á 4.210.777 2.320.138 55,1% 1.890.639 44,9% Trung Quốc 1.367.310 676.818 49,5% 690.492 51% Mỹ 311.592 54.840 17,6% 256.752 82,4% Việt Nam 87.840 60.610 69% 27.230 31% Thái Lan 69.519 45.813 65,9% 23.706 34,1%
  3. GDP (Gross domestic product) 2011 Chung (Tỷ Bình quân Nông Công Dịch Khoản mục USD) (USD) nghiệp nghiệp vụ Cả Thế giới 68.474 9.819 1.986 17.324 49.164 Châu Phi 1.825 1.747 256 631 938 Châu Mỹ 22.428 23.822 426 4.800 17.202 Châu Á 21.920 5.206 1.096 6.839 13.985 Châu Âu 20.909 28.255 335 5.165 15.410 Châu Đại Dương 1.392 37.492 46 298 1.048 Trung Quốc 7.318 5.352 732 3.410 3.176 Mỹ 15.094 48.442 181 3.019 11.894 Việt Nam 124 1.412 24 50 49 Thái Lan 346 4.977 12,4 43,5 44,1
  4. Diện tích đất tự nhiên và đất NN Diện tích Diện tích đất nông nghiệp Khoản mục (tr.ha) % (tr.ha) Cả Thế giới 13.003 37,6 4.889,1 Châu Đại Dương 849 49,8 422,8 Châu Âu 2.207 21,4 472,3 Châu Mỹ 3.889 30,7 1.193,9 Châu Phi 2.965 37,6 1.114,8 Châu Á 3.094 53,0 1.639,8 Trung Quốc 1.865 56,2 1.048,1 Mỹ 915 44,1 403,5 Việt Nam 31 33,1 10,3 Thái Lan 51 38,7 19,7 Indonesia 181 29,6 53,6
  5. Những nước có nền nông nghiệp tiên tiến • ISRAEL • MỸ • HÀ LAN • NHẬT BẢN •
  6. Những có nền nông nghiệp cạnh tranh với sản phẩm Việt Nam • Trung Quốc • Thái Lan • Ấn Độ • Braxin • Argentina • Pakistan
  7. • ISRAEL: Thung lũng “SILICON” trong nông nghiệp • Là nước dẫn đầu về mức độ thành công khi ứng dụng nông nghiệp CNC vào sản xuất nông nghiệp. - Bò sữa: 11.000 lít/chu kỳ sữa. - Trung bình 1 người nông dân sản xuất đủ sản phẩm để cung cấp cho 90 người khác. Xem Phóng sự về NN Israel
  8. • Hà Lan. - Diện tích nhà kính của Hà Lan hiện chiếm đến 25% tổng diện tích nhà kính toàn thế giới, với khoảng gần 11.000ha. - 40% dùng để sản xuất rau, 35% sản xuất hoa, 20% sản xuất cây ăn quả với hiệu quả tăng 5-6 lần sản xuất ngoài trời.
  9. Các mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam • Xuất khẩu năm 2012: - Lúa: 8 triệu tấn; 3,3 tỷ USD - Cà phê: trên 1,7 triệu tấn; 3,67 tỷ USD - Cao su: khoảng 1,01 triệu tấn; 2,85 tỷ USD - Chè: đạt 148.000 tấn, 227 triệu USD - Điều: đạt 223.000 tấn, 1,483 tỷ USD - Tiêu: 118.000 tấn; 802 triệu USD - Gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 4,68 tỷ USD - Sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 4,21 triệu tấn, 1,35 tỷ USD - Thủy sản: đạt 6,1 tỷ USD
  10. Nhập khẩu nông sản • Thủy sản các loại: 653 triệu USD • Phân bón: 3,894 triệu tấn/1,72 tỷ USD • Thuốc BVTV: 704 triệu USD • Gỗ và SP gỗ: 1,376 triệu USD • Lúa mì: 742 triệu USD • Thức ăn GS và NL: 2,542 tỷ USD • Cao su: 814 triệu USD • Đậu nành: 755 triệu USD • Muối: 350.000 tấn • Thịt các loại: 100.000– 120.000 tấn
  11. Bảng: Thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam trên toàn thế giới theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới giai đoạn 2003-2012 Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Xuất khẩu 48 50 50 49 50 50 50 40 40 41 37 Nhập khẩu 43 42 44 44 44 41 42 36 34 33 34 ✓ Xuất khẩu: tăng 11 bậc và xếp ở vị trí thứ 37 ✓ Nhập khẩu: tăng 9 bậc và xếp ở vị trí thứ 34
  12. Biểu đồ: Thống kê xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 5 năm trước và sau khi gia nhập WTO
  13. Câu hỏi thảo luận, suy nghĩ • Vì sao Việt Nam là 1 quốc gia NN, nhưng các sản phẩm về đầu vào trong NN thì chưa xuất khẩu được nhiều? Đa số phải nhập khẩu? • Tại sao công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến kém phát triển? • Đầu tư nghiên cứu cho Khoa học CN đã có nhiều, nhưng chưa áp dụng vào thực tế được? • Người nông dân luôn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi? • Việt Nam chỉ sản xuất những cái gì mà mình có (thế mạnh)? Hơn xu thế và diễn biến của thị trường? • Xuất khẩu mang tính thời vụ? Lo sợ bởi hàng hóa các nước?
  14. II. Tổng quan về hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực: Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO -World Trade Organization). 159 thành viên Ngày thành lập: 1/1/1995 Trụ sở chính: Geneva, Thụy Sỹ
  15. ASEAN - 2015 • Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community, viết tắt: AEC) là một khối kinh tế khu vực của các quốc gia thành viên ASEAN dự định sẽ được thành lập vào năm 2015. • AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020
  16. • Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP) là một hiệp định thỏa thuận thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
  17. • WTO là nơi đề ra những quy định để điều tiết hoạt động thương mại giữa các quốc gia trên quy mô toàn thế giới hoặc gần như toàn thế giới.
  18. • Hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do, và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lêch kinh tế-xã hội được giảm bớt vào năm 2020.
  19. ➢ Mục đích chung: Làm cho thương mại hoạt động thông suốt, tự do, công bằng. ➢ Kinh tế: - Thúc đẩy tiến trình tự do hoá thương mại hàng hóa và dịch vụ làm cho thương mại hoạt động thông suốt, tự do, công bằng - Thúc đẩy sự phát triển của cơ chế thị trường - Đảm bảo phát triển bền vững
  20. ➢ Chính trị: + Giải quyết các bất đồng và tranh chấp về thương mại + Đảm bảo cho các nước đang phát triển được hưởng những lợi ích bằng cách khuyến khích hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới
  21. ➢Xã hội: Nhằm nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các quốc gia thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu.
  22. ❖Các nguyên tắc hoạt động cơ bản ✓ Thương mại không phân biệt đối xử - Quy chế tối huệ quốc (Most Favoured Nation-MFN): + Không phân biệt đối xử về hàng hoá, dịch vụ và đầu tư giữa các nước thành viên WTO + Cơ chế hoạt động của nguyên tắc: Mỗi thành viên của WTO phải đối xử với các thành viên khác của WTO một cách công bằng như những đối tác "ưu tiên nhất". Nếu một nước dành cho một đối tác thương mại của mình một hay một số ưu đãi nào đó thì nước này cũng phải đối xử tương tự như vậy đối với tất cả các thành viên còn lại của WTO để tất cả các quốc gia thành viên đều được "ưu tiên nhất". Và như vậy, kết quả là không phân biệt đối xử với bất kỳ đối tác thương mại nào.
  23. - Quy chế đãi ngộ quốc gia (National Treatment-NT): + Không phân biệt đối xử đối với hàng hoá, dịch vụ, đầu tư của nước ngoài với trong nước, nghĩa là đối xử bình đẳng giữa sản phẩm nước ngoài và sản phẩm nội địa. + Cơ chế hoạt động của nguyên tắc: Bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu nào, sau khi đã qua biên giới, trả xong thuế hải quan và các chi phí khác tại cửa khẩu, bắt đầu đi vào thị trường nội địa, sẽ được hưởng sự đối xử ngang bằng (không kém ưu đãi hơn) với sản phẩm tương tự được sản xuất trong nước.
  24. ✓ Tự do hóa thương mại - Cấm áp dụng các hạn chế định lượng nhập khẩu: cấm nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu - Cắt giảm và ràng buộc thuế quan: Sau khi gia nhập WTO, không tăng thuế cao hơn mức đã cam kết ràng buộc trong biểu thuế. Nếu muốn tăng hơn thì phải đàm phán lại và bồi thường.
  25. ✓ Thương mại công bằng: - Trên thực tế, WTO tập trung vào thúc đẩy mục tiêu tự do hoá thương mại song trong rất nhiều trường hợp, WTO cũng cho phép duy trì những quy định về bảo hộ. - Do vậy, WTO đưa ra nguyên tắc này nhằm hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hoặc các biện pháp bảo hộ khác.
  26. Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn đề vềTM quốc tế. • Hiệp định nông nghiệp (AoA - Agreement on Agriculture): Hiệp định đưa ra 4 nhóm quy định về trợ cấp nông nghiệp đó là: ✓ Trợ cấp màu hổ phách ( bị cấm); ✓ Trợ cấp màu xanh da trời ( có thể bị kiện); ✓ Trợ cấp màu xanh lá cây ( không bị kiện); ✓ Chương trình phát triển
  27. • Hộp Xanh lá cây (Green Box): gồm các biện pháp hỗ trợ (được coi là) không hoặc hầu như không gây bóp méo thương mại. Do đó các nước được phép duy trì không giới hạn. => Khuyến nông, đào tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng, an ninh lương thực, => Hỗ trợ thiên tai dịch bệnh, chuyển dịch CCNN,
  28. • Trợ cấp màu xanh da trời (có thể bị kiện): khoản chi trực tiếp cho người nông dân trong chương trình hạn chế sản xuất: + Diện tích đất sản xuất; + Quy mô đầu con; + Sản lượng sản xuất;
  29. • Chương trình phát triển: các chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích sản xuất, các nước đang phát triển được phép áp dụng, không cam kết cắt giảm: + Trợ cấp đầu tư: lãi vay, hỗ trợ đầu tư khác + Trợ cấp vật tư đầu vào cho người nghèo, có TN thấp. + Hỗ trợ chuyển đổi cây thuốc phiện sang cây khác
  30. • Trợ cấp màu hổ phách (bị cấm): ngoài những khoản quy định trên: + 5% GT SL đối với các nước phát triển + 10% GT SL đối với các nước đang phát triển
  31. Mức độ Thời Thuế suất cắt gian MFN cam kết giảm so hoàn Nhóm mặt hàng hiện cuối cùng Ghi chú với thành hành trong MFN cắt WTO (%) giảm I - Sản phẩm chăn nuôi 1. Động vật sống 3.41 3.41 0 Trong đó, thịt bò không 2. Thịt các loại 17.61 17.45 2012 xương giảm từ 20 xuống 14% Trong đó: Thịt trâu, bò 20.0 19.7 2 2012 Trong đó, thịt lợn cấp đông Thịt lợn 30.0 20.0 33 2012 giảm từ 30 xuống 15% Thịt gia cầm 18.8 28.33 Tăng 50,6% so với MFN 3. Sữa, các sản phẩm từ sữa; 20.9 17.8 15 Trứng giống: 0%; Thuế 4. Trứng gia cầm 40.0 40.0 0 ngoài hạn ngạch: 80%
  32. Thuế Mức Thời suất độ cắt gian MFN cam kết giảm hoàn Nhóm mặt hàng hiện Ghi chú cuối cùng so với thành hành trong MFN cắt WTO (%) giảm II - Sản phẩm trồng trọt 1. Gạo 40.0 40.0 Thóc giống: 0% 2. Ngô hạt 5.0 5.0 Ngô giống: 0% 3. Đậu tương 5.0 5.0 Đậu tương giống: 0% 4. Lạc, vừng 10.0 10.0 Các loại giống: 0% 5. Rau và một số loại 19.9 17.4 13 2010 củ, thân củ, rễ ăn được 6. Quả các loại Trong đó: hạt điều 38.3 29.1 26 2010
  33. Mức độ Thuế suất Thời cắt MFN cam kết gian giảm so Nhóm mặt hàng hiện cuối cùng hoàn Ghi chú với hành trong thành MFN WTO cắt giảm (%) 7. Cà phê nhân 20.0 20.0 8. Cà phê đã chế biến 50.0 30.0 40 2011 9. Chè 50.0 40.0 20 2010 10. Hạt tiêu 30.0 20.0 33 2010 11. Đường thô 30 25 17 2010 Thuế ngoài hạn ngạch 85% 12. Đường tinh 40 60 Thuế ngoài hạn ngạch 85% 13. Rau quả chế biến 41.12 33.75 18 2010 14. Thức ăn gia súc đã chế 5.7 7.1 Tấm, cám phế liệu: 10%; biến Trong đó: Thức ăn hỗn hợp 10.0 7.0 30 2010 15. Bông xơ 0.0 0.0 16. Muối ăn 30.0 30.0 Ngoài hạn ngạch:60% Muối công nghiệp 15 15 Thuế ngoài hạn ngạch: 50
  34. Thuế Mức Thời suất độ cắt gian MFN cam kết giảm hoàn Nhóm mặt hàng hiện cuối Ghi chú so với thành hành cùng MFN cắt trong (%) giảm WTO 7. Cà phê nhân 20.0 20.0 8. Cà phê đã chế biến 50.0 30.0 40 2011 9. Chè 50.0 40.0 20 2010 10. Hạt tiêu 30.0 20.0 33 2010
  35. Các hàng rào về kỹ thuật • Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật • An toàn vệ sinh thực phẩm • Các yêu cầu về nhãn mác, bao bì • Các quy định về môi trường
  36. Một số thống kê cơ bản về nông nghiệp VN ✓ 90% sản phẩm NN VN bán ra với dạng thô, 60% bị ép giá. ✓ DT canh tác BQ: 0,1 ha/nhân khẩu; 0,7 ha/hộ, nhưng có 70 triệu thửa ruộng manh mún, nhỏ lẻ. ✓ Có khoảng 20.000 trang trại, diện tích BQ 7,9 ha (TP. HCM 2,2 ha) ✓ 25% ND tiếp cận với thông tin thị trường, 75% không biết gì cả. ✓ Toàn quốc có 10 triệu hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; 15 triệu hộ nông thôn.
  37. • Hoa Kỳ: NN chiếm 1 - 2% GDP nhưng mỗi năm cũng thu về cho đất nước khoảng 240 - 260 tỷ USD. Xuất khẩu khoảng 75 - 80 tỷ USD mỗi năm. • 2% nông dân, cung cấp đủ lương thực cho hơn 300 triệu dân • Nước Mỹ có khoảng 2,1 triệu trang trại, với diện tích bình quân mỗi trang trại là 178 ha.
  38. III. Cơ hội và thách thức với nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO (AEC 2015, TPP) 3.1. Cơ hội - Cơ hội mở rộng thị trường, tăng cường xuất khẩu. - Được hưởng quy chế tối huệ quốc ( MFN): Hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam vào thị trường WTO được hưởng ưu đãi trong thương mại, tránh được tình trạng phân biệt đối xử, nâng cao được thế và lực trong thương mại. - Tăng thu hút vốn đầu tư, tiếp cận công nghệ mới và các hàng hóa, dịch vị có chất lượng cao và giá rẻ
  39. • Công nghệ, hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao của nước ngoài sẽ được tham gia vào thị trường nội địa, điều đó không chỉ làm cho người tiêu dùng có thêm cơ sở lựa chọn mà còn là sức ép buộc các sản phẩm trong nước cùng loại phải thay đổi cho phù hợp theo hướng rẻ hơn • Tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế • Thực thi cam kết với WTO sẽ tạo sức ép khá lớn cho các nhà sản xuất, kinh doanh trong nước phải năng động hơn
  40. • Là dịp sửa đổi điều chỉnh chính sách • Hệ thống chính sách trong nước được điều chỉnh theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, từ đó sẽ có được môi trường kinh doanh trong nước thuận lợi, bình đẳng, khuyến khích được mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp (nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ). • Có điều kiện để giải quyết các bất công trong tranh chấp thương mại thông qua WTO.
  41. 3.2.Thách thức: - Tiêu thụ nông sản phẩm sẽ khó khăn: Nguy cơ khó tiêu thụ hàng nông sản và thị trường bị thu hẹp vẫn còn nhiều tiềm ẩn, vì các lý do: + Do sức cạnh tranh của hàng nông sản rất thấp. + Thực hiện các cam kết đa phương đã ký thoả thuận với các nước thành viên.
  42. • Phải đương đầu với hệ thống sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, hiện đại và có hiệu quả sản xuất cao • Tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đại bộ phận là các chủ hộ, với quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, thiếu nguồn lực đầu tư, trình độ nhân lực thấp, chưa có thói quen sản xuất hàng hoá, cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, nhiều lĩnh vực công nghệ còn rất lạc hậu • Nền sản xuất nông nghiệp năng suất chất lượng, hiệu quả thấp của Việt Nam phải đương đầu với hệ thống sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, hiện đại và có hiệu quả sản xuất cao của thế giới.
  43. Thách thức của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO • Xuất khẩu thô nông sản: Nguyên nhân chính làm cho hàng hóa nước ta có sức cạnh tranh kém. • Sản xuất manh mún • Hàm lượng KHCN thấp • Trợ giá nông sản • Hàng rào kỹ thuật • Đầu tư cho nông nghiệp còn hạn chế
  44. IV. Những giải pháp giải quyết bài toán hội nhập cho nông nghiệp – nông dân TP.HCM: * Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: - Tiếp tục đổi mới và tổ chức lại sản xuất (sản xuất – thị trường) - Xác định lại quy mô, diện tích các loại cây trồng vật nuôi là thế mạnh, tiềm năng và khả năng hấp thu của thị trường. - Sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao và an toàn. - Hạ giá thành sản phẩm. - Xây dựng thương hiệu.
  45. 1. Tổ chức sản xuất: - Mô hình liên kết sản xuất Mối liên kết dọc Nông Nông hộ, hộ, Doanh trang trang nghiệp trại Nông trại hộ, Nông Nông trang Mối liênhộ, kết ngang hộ, trại trang trang trại Nông trại hộ, Thị trang . trường trại
  46. • Mô hình phát triển kinh tế tập thể hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh (THT, HTX)? - Nguyên nhân? - Giải pháp?
  47. Nguyên nhân • Chạy theo số lượng (tiêu chí NTM) • Chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế • Trông chờ, lợi dụng vào hỗ trợ của Nhà nước • Năng lực quản lý yếu, khả năng TCSX kém • Xuất pháp từ lợi ích nhóm • Chính sách hỗ trợ nhiều, nhưng chưa đúng trọng tâm.
  48. Giải pháp • Anh (chị) đề xuất?
  49. - Mô hình liên kết 5 nhà:
  50. 2. Xác định tiềm năng và thế mạnh của ngành nông nghiệp thành phố - Thế mạnh và tiềm năng: + Khoa học + Thị trường + Tài chính - Sản phẩm: Nông nghiệp có giá trị kinh tế cao + Tạo giống cây trồng vật nuôi mới + Thức ăn có chất lượng cao, . + Sản phẩm phục vụ cho nhu cầu giải trí và du lịch sinh thái. + Nông nghiệp phục vụ cho công tác nghiên cứu và học tập. + Ứng dụng công nghệ sinh học, sinh học phân tử, công nghệ thông tin, đột biến Gen, .
  51. - Các sản phẩm của nông nghiệp TP.HCM hiện nay: + Hoa lan + Cây kiểng + Cá cảnh + Tôm, cua, nghuê, cá dứa, + Bò sữa, bò thịt + Heo + Cá sấu + Kỳ đà, rùa, rắn, ba ba, ếch, lương, chìn, nhím, dúi, + Cây ăn trái, .
  52. 3. Hướng sản xuất Nông nghiệp theo Quy trình GAP • Trong trồng trọt • Trong chăn nuôi • Trong nuôi trồng thủy sản
  53. 4. Đào tạo, huấn luyện kiến thức và kỹ năng cho nông dân phù hợp với yêu cầu hội nhập. - Hợp tác trong sản xuất - Kỹ thuật canh tác; - Nắm rõ quy trình kỹ thuật theo yêu cầu; - Nâng cao chất lượng sản phẩm; - Yêu cầu sản phẩm khi tham gia thị trường các nước.
  54. 5. Hỗ trợ đẩy mạnh xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu nông sản. - Xây dựng cầu nối giữa người sản xuất và nhu cầu của thị trường: phát huy vai trò của doanh nghiệp, - Xây dựng thương hiệu nông sản: đẩy mạnh liên kết sản xuất,
  55. Một số hình ảnh
  56. Bò Kobe Một cân Anh (0.454 kg) trị giá hơn 300 USD, loại đặc biệt có giá hơn 1000 USD. Riêng tại Việt Nam, bò Kobe có giá nhập khẩu không dưới 4 triệu đồng/kg. Ở Hà Nội, giá của một bát phở bò Kobe lên đến 850.000 đồng, cao gấp 40 lần so với một bát phở bình thường.
  57. • Bò chuyên thịt: • Charolais Hereford
  58. Aberdeen Angus Brahman
  59. Santa gertrudis Simmental
  60. Bò Belgian Blue
  61. Bò Belgian Blue
  62. Bò Belgian Blue
  63. Câu hỏi thảo luận 1. Phân tích ma trận SWOT đối với nền nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập WTO, AEC, TPP? 2. Theo anh chị, nội dung và giải pháp để tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố? 3. Tại sao mô hình kinh tế hợp tác xã tại TP.HCM phát triển chưa hiệu quả cao? Giải pháp để thúc đẩy vai trò của kinh tế hợp tác? 4. Tại sao mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP hiện nay chưa thật sự là cần thiết với người nông dân? Giải pháp?
  64. XIN CẢM ƠN ĐÃ LẮNG NGHE