Chuyên đề 4. Quy trình và nội dung giám sát tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình

doc 69 trang phuongnguyen 4580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề 4. Quy trình và nội dung giám sát tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_4_quy_trinh_va_noi_dung_giam_sat_tien_do_an_toan_l.doc

Nội dung text: Chuyên đề 4. Quy trình và nội dung giám sát tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình

  1. Chuyên đề 4. Quy trình và nội dung giám sát tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình (4 tiết) 1. Kiểm tra, giám sát tiến độ thi công xây dựng 2. Kiểm tra, giám sát kế hoạch nguồn lực của nhà thầu để đáp ứng yêu cầu tiến độ 3. Kiểm soát các mốc tiến độ quan trọng, các giai đoạn thi công trọng yếu 4. Kiểm tra sự tuân thủ các quy định về an toàn lao động trên công trường 5. Kiểm tra vệ sinh môi trường xây dựng 1
  2. CHUYÊN ĐỀ QUY TRÌNH VÀ NỘI DUNG GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ, AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH I. KIỂM TRA GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ THI CÔNG XÂY DỰNG 1.1. VAI TRÒ CỦA THI CÔNG CÔNG TRÌNH VÀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG 1.1.1. Thực chất của thi công, các yếu tố chi phối quá trình thi công a. Thực chất của thi công công trình Thi công là quá trình qua đó nhà thầu với năng lực và điều kiện tương xứng, tổ chức kiến tạo công trình theo đúng bản vẽ thiết kế đã duyệt, quy chuẩn-tiêu chuẩn xây dựng và những cam kết trong hợp đồng A-B Thi công tạo nên chất lượng tổng hợp và hiệu quả đích thực của công trình xây dựng. Thi công được biểu hiện trên hai phương diện: phương diện kỹ thuật thực hiện và phương diện tổ chức thực hiện: - Phương diện kỹ thuật thi công chỉ ra những giải pháp kỹ thuật nào có thể sử dụng để thi công công trình đạt được chất lượng theo quy định. - Phương diện tổ chức sản xuất làm rõ: bằng phương án tổ chức sản xuất nào thì công trình được tạo ra vừa đảm bảo chất lượng quy định, vừa rút ngắn thời gian thi công và giảm chi phí xây lắp. b. Những yếu tố chi phối quá trình thi công và hiệu quả của nó 2
  3. Có nhiều vấn đề ảnh hưởng đến quá trình thi công công trình, ở đây chỉ đề cập đến một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất, đòi hỏi chủ đầu tư và nhà thầu phải nắm vững để đạt được chất lượng và hiệu quả trong thi công công trình 1) Đặc điểm sản xuất xây dựng công trình Đây là yếu tố khách quan, cần phải hiểu rõ để lựa chọn các giải pháp tổ chức thi công thích hợp, có 3 đặc điểm chính: - Sản xuất xây lắp là quá trình phải di chuyển thường xuyên để kiến tạo công trình. Đặc điểm này dẫn đến từ đặc điểm thứ nhất của SPXD :" Tính cố định- gắn liền với đất của sản phẩm XD". Sự di chuyển và thay đổi này thể hiện ở chỗ: địa điểm thi công thay đổi, mặt bằng sản xuất thay đổi, máy móc-công cụ thi công thay đổi, bố tri lao động cũng có thể phải thay đổi. Việc này làm cho chất lượng thi công không đồng nhất, thời gian thi công và chi phí sản xuất cũng khác nhau đáng kể - Sản xuất xây lắp chỉ tạo ra một sản phẩm cá biệt- đơn chiếc Đặc điểm này dẫn đến từ đặc điểm thứ 2 của SPXD: " Sản phẩm XD rất đa dạng và chỉ được tạo ra một lần tại một địa điểm cụ thể" Do công trình chỉ được xây dựng đơn chiếc đòi hỏi Nhà thầu và chủ đầu tư phải xem xét toàn diện mọi khía cạnh và giải quyết thật tốt các vấn đề trong thiết kế tổ chức thi công và lập tiến độ thi công để công trình được thi công trong tầm kiểm soát của các bên liên quan với chất lượng, thời gian và chi phí hợp lý nhất. - Sản xuất xây lắp phải thực hiện trong môi trường lộ thiên, chịu ảnh hưởng rất nặng nề do tác động của thời tiết, khí hậu và yếu tố mùa màng 3
  4. Đặc điểm này dẫn đến từ đặc điểm thứ 3 của SPXD: " Sản phẩm XD có kích thước rất lớn, khối lượng công trình rất lớn". Do những đặc điểm của sản phẩm XD và sản xuất xây lắp trên dây, làm cho chát lượng của công trình, thời gian thi công và chi phí XD luôn luôn biến động và rất khó khống chế; cũng do những đặc điểm này, làm cho thị trường XD cũng có những đặc điểm riêng đòi hỏi phải hiểu rõ trong hoạt động quản lý và kinh doanh về lĩnh vực này. 2) Đặc điểm của thị trường xây dựng Yếu tố thị trường thường tác động rất mạnh mẽ đến chế tạo và lưu thông các loại sản phẩm hàng hóa, trong XD cần thấy rõ các đặc điểm sau đây: - Quá trình sản xuất và trao đổi diễn ra đồng thời - Đòi hỏi phải thực hiện đúng quy định về phương thức trao đổi: tạm ứng, tạm chi, thanh toán theo khối lượng thực hiện sau từng giai đoạn và thanh quyết toán hoàn thành gói thầu theo hợp đồng XD. - Giá xây dựng được hình thành đúng dần; chi phí phát sinh là hiện tượng khó tránh khỏi. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế trong thi công, giải pháp quan trọng hàng đâu trong quản lý sản xuất xây lắp là phải làm tốt thiết kế tổ chức thi công công trình và chỉ đạo thi công theo đúng tiến độ đã duyệt 1.1.2. Thiết kế tổ chức thi công công trình a. Nội dung bao quát của văn bản thiết kế tổ chức thi công công trình Đó là tạo lập một văn bản thể hiện các yêu cầu về tổ chức thi công công trình đạt chất lượng và hiệu quả cao, làm căn cứ cho chỉ đạo thi công và giám sát thực hiện tiến độ, do vậy trong văn bản này cần làm rõ các nội dung sau đây: 4
  5. - Phương hướng thi công tổng quát, bố trí thứ tự khởi công và hoàn thành các công tác chính và từng hạng mục công trình. - Chỉ ra các phương án kỹ thuật và tổ chức thi công chính phù hợp đặc điểm công trình và điều kiện thi công cụ thể - Chọn máy và thiết bị thi công thích hợp - Thiết kế kế hoạch tiến độ thi công khoa học, phù hợp điều kiện thực tế. - Tổ chức hậu cần thi công phù hợp kế hoạch tiến độ đã lập. - Quy hoạch tổng mặt bằng thi công thuận tiện cho hoạt động xây lắp, an toàn sản xuất và tiết kiệm chi phí - Các yêu cầu phải thực hiện đối với công tác chuẩn bị thi công - Những yêu cầu về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng nội bộ trong thi công công trình - Dự kiến cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý sản xuất (QLSX) trên công trường. b. Một số yêu cầu - Nội dung và mức độ chi tiết của văn bản thiết kế TCTC phụ thuộc vào: + Đối tượng công trình cần lập thiết kế TCTC và quản lý thi công + Tính chất và quy mô công trình + Mục tiêu quản lý và cấp độ quản lý thi công công trình - Văn bản này thường được thực hiện và phê duyệt trước khi làm công tác chuẩn bị thi công và khởi công XDCT. 5
  6. 1.2. TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH 1.2.1. Ý nghĩa và yêu cầu của tiến độ thi công a. Tiến độ thi công và lập kế hoạch tiến độ thi công Tiến độ thi công (TĐTC) là một sơ đồ bố trí tiến trình thực hiện các hạng mục công việc nhằm xây dựng công trình theo hợp đồng thi công đã ký giữa A và B . Lập kế hoạch tiến độ thi công (KHTĐTC): - Là phần việc quan trọng nhất của thiết kế TCTC. - KHTĐTC chứa đựng tổng hợp các các nhiệm vụ, yếu tố, các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật quan trọng nhất mà nhà thầu phải thực hiện. - Kế hoạch tiến độ còn phản ánh trình độ công nghệ và năng lực sản xuất của nhà thầu xây dựng. b. Vai trò của kế hoạch tiến độ Kế hoạch tiến độ (KHTĐ) là tài liệu thể hiện rõ các căn cứ, các thông tin cần thiết để nhà thầu căn cứ vào đó tổ chức và quản lý tốt nhất mọi hoạt động xây lắp trên toàn công trường. Trong kế hoạch tiến độ thi công, thường thể hiện rõ: - Danh mục công việc, tính chất công việc, khối lượng công việc theo từng danh mục. - Phương pháp thực hiện (phương pháp công nghệ và cách tổ chức thực hiện), nhu cầu lao động, xe máy, thiết bị thi công và thời gian cần thiết thực hiện từng đầu việc. - Thời điểm bắt đầu, kết thúc của từng đầu việc và mối quan hệ trước sau về không gian, thời gian, về công nghệ và tổ chức sản xuất của các công việc. 6
  7. - Thể hiện tổng hợp những đòi hỏi về chất lượng sản xuất, an toàn thi công và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đã có trên công truờng. KHTĐ còn là căn cứ để thiết lập các kế hoạch phụ trợ khác như: kế hoạch lao động- tiền lương, kế hoạch sử dụng xe máy, kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch đảm bảo tài chính cho thi công KHTĐ thi công được duyệt trở thành văn bản có tính quyền lực trong quản lý sản xuất. Nó trở thành căn cứ trực tiếp để phía chủ đầu tư giám sát Nhà thầu thực thi hợp đồng, đồng thời cũng là căn cứ để chủ đầu tư cấp vốn và các điều kiện thi công cho các nhà thầu theo hợp đồng đã ký. c. Những yêu cầu về lập TĐTC Làm rõ danh mục các đầu việc, các tổ hợp công nghệ XL, các công việc trong từng tổ hợp công tác (đầy đủ, không trùng lặp, được sắp xếp theo trình tự kỹ thuật thi công). Thời gian thực hiện từng đầu việc phải được tính toán hoặc dự kiến đảm bảo độ chính xác cao - có xét đến thời gian chờ đợi kỹ thuật, thời gian thực hiện các nghiệp vụ quản lý, thời gian dự phòng cho sự chậm trễ của các công việc. Quan hệ trước sau của các công việc được xác lập theo nguyên lý "Ghép sát" về thứ tự kỹ thuật và sử dụng mặt bằng SX hoặc điều kiện sử dụng nguồn lực Trên tiến độ cần làm lộ rõ các tuyến công tác then chốt, đường găng, các công việc găng, các công việc còn thời gian dự trữ và các mốc thời gian trọng yếu Thời gian của tổng tiến độ được xác lập tối ưu, đảm bảo sử dụng các nguồn lực hợp lý, đảm bảo chất lượng và an toàn trong thi công Tổng tiến độ được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu, thuận lợi cho quản lý sản xuất và giám sát thực hiện. 1.2.2. Lập tiến độ thi công công trình 7
  8. a. Xác định mục đích lập và quản lý tiến độ Tiến độ của DA xuất hiện khi nào và ở đâu?, điều này là do yêu cầu đặt ra của công việc quản lý DAXD, thông thường nó được thiết lập ở 3 giai đoạn, cụ thể là: - Tiến độ thực hiện dự án XD, được đưa ra trong văn bản DAĐT được duyệt - Tổng tiến độ thi công công trình do Nhà thầu lập đưa vào Hồ sơ dự thầu - Tiến độ thi công công trình do Nhà thầu trực tiếp thi công lập để chỉ đạo thi công công trình sau khi đã trúng thầu. Ở chuyên đề này chỉ giới thiệu kỹ loại tiến độ do Nhà thầu lập để chỉ đạo thi công trên công trường XD b. Trình tự các bước lập tiến độ thi công công trình Để thiết kế tiến độ, cần thực hiện 2 phần công việc: - Phần 1 là xác định đầy đủ các thông số để đưa vào thiết kế tiến độ (bước 1 đến bước 6). - Phần 2 là thiết kế tiến độ tổng thể thực hiện DA xây dựng và làm rõ nhu cầu các nguồn lực đáp ứng tiến độ đã lập. Bước 1: - Nghiên cứu nắm vững đối tượng cần lập tiến độ, phạm vi công việc hoặc công trình liên quan đến tiến độ cần lập. - Nắm vững các yêu cầu và điều kiện thi công công trình (yêu cầu và điều kiện khách quan do Chủ đầu tư đặt ra; điều kiện của địa điểm thi công; điều kiện chủ quan của Nhà thầu) 8
  9. - Làm rõ định hướng thi công tổng thể nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng công trình, yêu cầu về bàn giao hạng mục công trình theo các mốc thời gian trọng yếu vơi chi phí thi công thấp nhất. Bước 2: Lập danh mục đầu việc cần đưa lên tiến độ Những vấn đề cần xem xét để thực hiện bước này: - Số lượng đầu việc và phạm vi công việc của đầu việc (mức độ chi tiết hay tổng hợp) phụ thuộc vào mục đích lập tiến độ và cấp độ quản lý tiến độ. - Phân loại công việc trong thiết kế tiến độ, chia ra: + Công tác chuẩn bị (chuẩn bị chung cho toàn công trường; chuẩn bị riêng cho từng hạng mục, từng giai đoạn TC) + Các công việc thực hiện các QTXL(tuân theo trình tự kỹ thuật, chi phối mặt bằng thi công) + Các công việc thuộc SX phụ trợ (không chiếm lĩnh mặt bằng thi công, nhiều công việc có thể điều chỉnh thời gian thực hiện trước thời điểm phải cung cấp) và các công việc khác. - Thứ tự trước sau của các tổ hợp công nghệ hay các công việc phải tuân theo trình tự kỹ thuật thi công, điều kiện sử dụng mặt bằng và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả; không được bỏ sót công việc, không được liệt kê trùng lặp. - Các công việc có khối lượng nhỏ, có thể thực hiện song song xen kẽ với các quá trình XL chính thường được gộp lại, gọi là "các công việc khác" và đặt vào dòng cuối cùng của bản tiến độ, dự trù từ 10% đến 15 % tổng số ngày công cho những công việc này. Bước 3: Xác định khối lượng công tác cho từng đầu việc - Đơn vị của khối lượng phải lấy phù hợp định mức và tiêu chuẩn hiện hành 9
  10. - Khối lượng được tính toán cho toàn bộ đầu việc, cũng có thể phải bóc tách riêng theo chia đoạn thi công - Căn cứ tính khối lượng thi công: căn cứ vào bản vẽ thi công hợp lệ (có thể phải tính cả phát sinh do chọn biện pháp thi công khác nhau) Bước 4: Lựa chọn phương pháp thực hiện công việc - Căn cứ lựa chọn: tính chất công việc, khối lượng công việc, yêu cầu về kỹ thuật thi công, thời gian thi công, điều kiện đáp ứng phương pháp. - Phân tích lựa chọn: phải tính toán các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật để làm rõ sự nổi trội của phương án được lựa chọn Bước 5: Xác định nhu cầu nhân công và ca máy thực hiện công việc Căn cứ vào khối lượng công việc và định mức lao động, định mức sản lượng ca của máy để xác định nhu cầu ngày công hoặc số ca máy cần cho từng công việc Bước 6: Xác định thời gian thực hiện đầu việc - Thời gian thực hiện đầu việc (toàn bộ và có thể phải tách riêng theo phân đoạn thi công) phụ thuộc vào: + Điều kiện bố trí nhân lực hoặc xe máy trong ca làm việc trên mặt bằng thi công và lựa chọn chế độ làm ca trong ngày min max Ni Ni Ni Trong đó: . N i : số công nhân (hay máy) làm công việc i tại một địa điểm trong ca làm việc min . N i : số người (hay máy) tối thiểu cần có để thực hiện được công việc i 10
  11. max . N i : sức chứa tối đa về người (máy) tại một địa điểm TC trong ca làm việc + Phương pháp tổ chức thi công (dây chuyền hay phi dây chuyền) - Đối với các QTTC gối tiếp nhau có chiếm lĩnh mặt bằng thi công, nên bố trí lực lượng thực hiện để tạo ra tốc độ thi công (nhịp điệu SX) tương đồng hoặc thành bội số của nhau. Sau khi làm rõ các thông số (thí dụ từ cột 1 đến cột 11 ở bảng 2.2) thì chuyển sang bước 7 (thiết kế tiến độ tổng thể thi công công trình) Bảng 2.2. Kế hoạch tiến độ thi công hạng mục Bước 7: Thiết kế tiến độ thi công công trình, xác định nhu cầu nguồn lực theo tiến độ và điều chỉnh tiến độ để trình duyệt 1. Thiết kế tiến độ thi công 1/ Lựa chọn phương pháp thiết kế tiến độ - Lập tiến độ thi công theo phương pháp dây chuyền: + Đặc điểm của phương pháp + Điều kiện áp dụng + Các thổng số phải xác định để vẽ được tiến độ: nhịp dây chuyền, bước dây chuyền. - Kết hợp thi công dây chuyền và phi dây chuyền 11
  12. Giải pháp này dễ thực hiện, phù hợp nhiều loại công trình - Lập tiến độ thi công theo phương pháp sơ đồ mạng lưới: + Đặc điểm của phương pháp và phân loại phương pháp + Điều kiện áp dụng + Xác định các số liệu đưa vào tính toán Việc sắp xếp công việc khi lập TĐ theo SĐM thường chia ra 2 trường hợp: Nếu xếp công việc theo quan hệ " kế tiếp" thì sử dụng bảng thông số sau: Bảng 2.3 C«ng C¸c nguån lùc cho tõng c«ng viÖc Ghi Thø Tªn M· Thêi viÖc chó tù c«ng hiÖu gian TiÕp Nh©n Xe ThÐp Xi Bª t«ng viÖc tr­íc c«ng m¸y m¨ng t­¬i 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nếu xếp tiến độ theo quan hệ " gối tiếp" thì sử dụng bảng thông số sau: Bảng 2.4 Thø Tªn M· C«ng viÖc tiÕp tr­íc C«ng viÖc tiÕp sau tù c«ng hiÖu di Tªn Quan Quan hÖ Tªn Quan Quan hÖ viÖc c«ng hÖ víi nót c«ng hÖ víi nót viÖc XP viÖc HT  h i  i j 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 2/ Thiết kế tiến độ - Lập tiến độ thi công theo phương pháp dây chuyền, cần thực hiện các công việc: + Phân chia, phân đoạn công trình và ấn định các phân khu thi công 12
  13. + Tính nhịp dây chuyền (thời gian thực hiện từng phân đoạn thi công) và bước dây chuyền ( khoảng cách thời gian đi vào SX của 2 quá trình gối tiếp nhau) + Tính thời gian thi công dây chuyền ( đối với công việc áp dụng thi công dây chuyền) để đạt hiệu quả trong TCSX + Vẽ tiến độ thi công dây chuyền, điều chỉnh tiến độ theo điều kiện mặt băng thi công và sử dụng các nguồn lực - Lập tiến độ thi công theo phương pháp sơ đồ mạng lưới (mạng cung công việc): + Các yếu tố thời gian cần tính toán: * Thời gian của các công việc: tbs ts Lmax > Thời gian bắt đầu sớm : ij i 1 i tks tbs d > Thời gian kết sớm: ij ij ij km m > Thời gian kết muộn của công việc : tij tj bm km > Thời gian bắt đầu muộn của công việc :tij tij dij * Các loại thời gian dự trữ trong sơ đồ mạng > Thời gian dự trữ chung km bs Dtp(ij) tij ( tij dij ) (dự trữ toàn phần): > Thời gian dự trữ tự do bs bs Dtd(ij) tjk ( tij dij ) (dự trữ riêng): - Tính toán và vẽ tiến độ theo phương pháp thủ công; Thí dụ: - Sử dụng chương trình phần mềm để lập tiến độ (giới thiệu địa chỉ) 13
  14. Ghi chú: Nếu sắp xếp công việc theo SĐM gối tiếp thì công thức tính các loại thời gian sẽ khác mạng "cung công việc"; thông số thời gian đưa vào tính toán được xác lập theo bảng 2.4. 2. Xác định nhu cầu nguồn lực theo tiến độ đã lập Mục đích: - Xem xét, đánh giá tình trạng sử dụng nguồn lực - Thực hiện giải pháp điều chỉnh tiến độ phù hợp yêu cầu sử dụng nguồn lực 3. Điều chỉnh kế hoạch tiến độ 1/ Điều chỉnh KHTĐ: * Khi nào cần điều chỉnh: Phải điều chỉnh, sửa đổi tiến độ nếu xảy ra tình trạng sau đây: - Bỏ sót công việc, sắp xếp công việc không đúng trình tự kỹ thuật, xung đột sử dụng mặt bằng, vi phạm quy tắc an toàn SX - Các mốc thời gian trọng yếu không được thể hiện rõ hoặc không được tôn trọng; thời gian của tổng tiến độ và thời gian bàn giao từng phần vượt quá mốc thời gian quy định - Sử dụng các nguồn lực vượt quá khả năng cung cấp hoặc bất hợp lý - Tiến trình thực hiện khối lượng công việc không phù hợp tiến trình cấp vốn cho thi công công trình * Biện pháp điều chỉnh: - Điều chỉnh rút ngắn thời gian: Phải rút ngắn thời gian thực hiện các công việc nằm trên đường găng, theo nguyên tắc: 14
  15. + Đảm bảo thời gian tối thiểu theo yêu cầu kỹ thuật (không ép tiến độ phi khoa học) + Chi phí cận biên tăng lên ít nhất khi rút ngắn thời gian của công việc - Điều chỉnh sử dụng nguồn lực Khi xét thấy sử dụng nguồn lực không hiệu quả, xét về toàn bộ tổng tiến độ hay cục bộ ở từng giai đoạn của tiến độ thì cần phải điều chỉnh. Những căn cứ để điều chỉnh: + Quỹ thời gian còn lại của tổng tiến độ (nếu còn) + Trì hoãn thực hiện các công việc trong phạm vi thời gian dự trữ của nó (ở những giai đoạn có tình trạng sử dụng nguồn lực không bình thường) 2/ Tối ưu hóa KHTĐ Những dự án có quy mô lớn, phức tạp, đòi hỏi thi công nhanh và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, có thể thực hiện yêu cầu tối ưu hóa tổng tiến độ thi công công trình. Bước 8: Xác định các chỉ tiêu khống chế trong quản lý tổng tiến độ Các chỉ tiêu khống chế tiến độ, bao gồm: - Chỉ tiêu về các loại thời gian cần khống chế - Chỉ tiêu về sử dụng nhân công và xe máy cần khống chế - Cường độ thi công cần duy trì, 1.2.3. Xác lập các công việc và sắp xếp trình tự công việc trong tiến độ a. Xác lập các công việc trong lập tiến độ Công việc trong tiến độ và phân loại tiến độ * Thế nào là một công việc trong tiến độ thi công 15
  16. - Công việc trong tiến độ thi công là một "đầu việc" đi kèm khối lượng công tác và quỹ thời gian cần thiết để thực hiện công việc đó - Đầu việc có thể là một công việc chuyên môn cụ thể, như đặt cốt thép cho một bộ phận kết cấu; xây tường 1 tầng nhà, ; cũng có thể là một tổ hợp công nghệ gồm nhiều công việc có liên quan, như thi công móng toàn ngôi nhà; lao lắp dầm cầu cho một cây cầu; thậm chí là thi công hoàn chỉnh một hạng mục CT. Như vậy, phạm vi công việc của một đầu việc phụ thuộc vào đối tượng cần lập tiến độ thực hiện và cấp độ quản lý thực hiện tiến độ. * Phân loại tiến độ để ấn định đầu việc Theo đối tượng lập TĐ và cấp độ QLTĐ, có thể chia ra: - Tiến độ được lập để quản lý thi công công trình gồm nhiều hạng mục - Tiến độ được lập để thi công một hạng mục công trình hoàn chỉnh - Tiến độ được lập để thi công một bộ phận của công trình Ấn định phạm vi công việc và căn cứ xác định thời gian của công việc cho từng loại tiến độ * Khi lập tiến độ thi công một công trình gồm nhiều hạng mục thành phần: - Đầu việc trong trường hợp này có thể là: + Một hạng mục công trình hoàn chỉnh + Một bộ phận kết cấu hoặc một tổ hợp công việc của hạng mục phù hợp với một giai đoạn thi công hạng mục, thí dụ: phần ngầm của hạng mục, phần thân của hạng mục, công tác lắp đặt TBCN của hạng mục, - Thời gian thực hiện đầu việc loại này được xác định theo định mức độ dài thời gian thực hiện hạng mục hoặc chỉ tiêu thời gian thực hiện tổ hợp công 16
  17. việc theo đầu việc đã được xác lập (thí dụ: ). Thời gian của đầu việc cũng có thể xác định theo phương pháp xác suất thống kê. * Khi lập tiến độ thi công một hạng mục công trình hoàn chỉnh: - Đầu việc ở loại này được phân chia tương đối chi tiết, có thể chia ra từng công việc chi tiết, như: đào đất, đổ bê tông lót, đặt cốt thép, ghép ván khuôn, đổ BT móng, , Cũng có thể là một tổ hợp công việc, như: xử lý nền, thi công móng, kết cấu thô thân nhà, hoàn thiện, - Thời gian thực hiện đầu việc được xác định căn cứ vào khối lượng công việc, định mức chi tiết (hoặc định mức tổng hợp) và số lượng lực lượng tham gia vào công việc (Thí dụ: ). * Khi lập tiến độ tác nghiệp SX một tổ hợp công việc cụ thể: - Đầu việc là một quá trình công nghệ tổng hợp (có thể gồm cả công tác cung ứng đi kèm) hoặc một công việc chi tiết có khối lượng riêng biệt và định mức lao động chi tiết ( Thí dụ: đặt cốt thép cho một phân đoạn thi công) - Thời gian thực hiện công việc thường xác định theo phương pháp "tất định" , Thí dụ: (viết công thức và gán số liệu tính toán) b. Sắp xếp thứ tự thực hiện công việc Phân loại quan hệ trong sắp xếp công việc * Theo quan hệ công nghệ, chia ra: sắp xếp thực hiện song song và sắp xếp thực hiện tuần tự: - Sắp xếp thực hiện song song trong trường hợp 2 công việc được thực hiện độc lập về công nghệ và không bị xung đột về mặt bằng thi công - Sắp xếp thực hiện tuần tự trong trường hợp 2 công việc phụ thuộc nhau về thứ tự công nghệ, mặt bằng thi công hoặc sử dụng lực lượng thi công. Thí dụ về thi công lắp ghép một ngôi nhà (hình 2.1): 17
  18. + Các công việc số 1,2,3 và 4 được thực hiện song song + Công việc lắp cần cẩu và 2 công việc liền trước nó là điều CC và làm đường ray được sắp xếp tuần tự Bảng 2.1 Hình 2.1 * Theo quan hệ tổ chức sản xuất và sử dụng nguồn lực, chia ra: Quan hệ Kế tiếp, Quan hệ Gối đầu và Quan hệ sản xuất dây chuyền - Quan hệ Kế tiếp là xem xét về phân công lao động để thực hiện các quá trình cùng loại hoặc tránh sự xung đột mặt bằng đối với quá trình khác loại - Quan hệ Gối đầu (hay còn gọi là gối tiếp): đó là sự sắp xếp cho công việc liền sau vào thi công trên một hoặc một số phân khu-phân đoạn mà công việc liền trước đã hoàn thành tại đó (hình 2.2a) - Quan hệ Thi công dây chuyền, đó là trường hợp đặc biệt của thi công gối đầu. Ở tiến độ loại này, các QTSX (hay các đường tiến độ của các đầu việc) được thực hiện liên tục (hình 2.2a là thi công phi dây chuyền; hình 2.2b là thi công dây chuyền). 18
  19. Hình 2.2a Hình 2.2b * Những yếu tố khác chi phối thứ tự thực hiện các đầu việc, các hạng mục công trình - Thời gian của tổng tiến độ, các mốc thời gian trọng yếu và yêu cầu đưa dự án vào sử dụng trước từng phần - Điều kiện giải phóng mặt bằng theo giai đoạn - Xây dựng trước một số hạng mục vĩnh cửu để phục vụ thi công hoặc di dân giải phóng mặt bằng, và các yêu cầu khác - Giải pháp công nghệ thi công khác nhau cũng có thể làm thay đổi thứ tự thực hiện các công việc Các câu hỏi đặt ra khi sắp xếp công việc Một số câu hỏi đặt ra khi sắp xếp các công việc trong lập kế hoạch tiến độ: - Công việc nào được hoặc có thể bắt đầu từ thời điểm khởi công - Công việc có gián đoạn công nghệ, phải chờ đợi kỹ thuật hay gián đoạn tổ chức không? - Có phải là công việc chủ đạo không ; có án ngữ nhiều công việc tiếp theo không? - Có thi công dây chuyền không? - Công việc tiếp trước nó là những công việc nào? 19
  20. - Hai công việc có thể sắp xếp gối đầu thực hiện không? Thời gian gối đầu được dự trù theo kinh nghiệm hay phải tính toán theo nguyên lý "ghép sát"? - Thời gian có thể bắt đầu sớm và thời gian muộn nhất phải hoàn thành? - Tiếp sau công việc đang xếp vào tiến độ còn công việc nào không? 1.2.3. Dự trù thời gian và nguồn lực cho tiến độ XD a. Những yêu cầu cụ thể về dự trù thời gian của tiến độ XD Dự trù thời gian cho từng đầu việc * Về công tác chuẩn bị Công tác chuẩn bị có tầm quan trọng đặc biệt, làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho mọi công việc của DA được thực hiện liên tục và nhịp nhàng, khai thác triệt để các nguồn lực đã thu hút vào dự án. Yêu cầu đặt ra là: - Làm rõ danh mục công tác chuẩn bị, khối lượng và nhu cầu thời gian thực hiện. - Lập tiến độ thực hiện và hành động theo đúng kế hoạch đã định * Dự trù thời gian thực hiện các quá trình SX hay thời gian thực hiện hạng mục - Các căn cứ: + Loại công trình, quy mô và tính phức tạp của công việc hay hạng mục + Năng lực của Nhà thầu và giải pháp kỹ thuật thi công sẽ lựa chọn + Điều kiện mặt bằng thi công và những đòi hỏi trong hợp đồng thi công - Phương pháp xác định thời gian cho từng đầu việc: + Dựa vào định mức lao động đã biết và dự kiến huy động lực lượng tham gia để tính ra thời gian thực hiện, theo công thức: 20
  21. Q ij d ij N S n g a y NSngay Nij DSij Nca + Dựa vào định mức độ dài thời gian hay chỉ tiêu thời gian XD của tổ hợp công nghệ, các bộ phận công trình hay cho một hạng mục công trình hoàn chỉnh, Thí dụ: Định mức thời gian thi công ống khói bằng công nghệ ván khuôn trượt (tính theo từng đoạn 10m hoặc 20m theo chiều cao của ống khói); định mức lắp đặt một tổ hợp nồi hơi áp lực theo chủng loại đã có, + Dựa vào số liệu thi công các dự án tương tự đã thực hiện Thiết kế thời gian thực hiện dự án Có nhiều giai đoạn phải thiết kế thời gian thực hiện dự án, ở đây chỉ đề cập đến tiến độ do Nhà thầu trực tiếp thi công công trình xác lập. Đó là thiết kế tổng tiến độ thi công công trình theo hợp đồng đã ký giữa A và B. Ở tổng tiến độ này phải thể hiện rõ: - Tổng thời gian thi công công trình và các mốc thời gian phải hoàn thành và bàn giao trong từng thời kỳ. - Tiến trình thực hiện các công việc phù hợp với giải pháp kỹ thuật thi công đã lựa chọn, sử dụng hợp lý các nguồn lực sẽ bố trí trên công trường và điều kiện kinh phí được cấp theo tiến độ - Sử dụng hợp lý mặt bằng thi công - Tôn trọng các quy tắc an toàn sản xuất b. Dự trù các nguồn lực thực hiện tiến độ 21
  22. Đây là yêu cầu xác định các nguồn lực đáp ứng thực hiện tiến độ đã được phê duyệt Các loại nguồn lực chính cho tiến độ - Xác định nhu cầu nhân lực theo tiến độ (vẽ Biểu đồ nhân lực) - Xác định nhu cầu vật liệu chính theo tiến độ (có thể tính mức bình quân cho từng giai đoạn thi công để thuận lợi cho cung ứng và dự trữ vật tư) - Xác định nhu cầu xe-máy, thiết bị thi công cho từng công việc và tổng hợp cho từng giai đoạn (máy móc chính; các thiết bị đồng bộ phục vụ thi công ở lúc cao điểm ) - Xác định nhu cầu các loại vật tư kỹ thật phụ trợ đáp ứng thi công thường xuyên - Lập biểu đồ sử dụng vốn trong thi công và kế hoạch dự trù tiền vốn đáp ứng yêu cầu thi công (giảng viên giải thích bằng hình vẽ) Điều chỉnh tiến độ theo yêu cầu sử dụng các nguồn lực hợp lý nhất - Phải đáp ứng các mốc thời gian trọng yếu đã thỏa thuận trong hợp đồng XD - Làm cho sử dụng nguồn lực đồng đều và liên tục - Làm cho mức sử dụng nguồn lực không vượt ngưỡng cho phép (không vượt khả năng cung cấp) - Giảng viên vẽ hình giải thích 2 trường hợp này. 1.2.4. Kiểm tra, giám sát Tiến độ thi công công trình a. Kiểm tra tiến độ thi công do nhà thầu lập Căn cứ kiểm tra - Tiến độ thực hiện dự án có trong dự án khả thi - Biện pháp tổ chức thi công và tiến độ thi công trong hồ sơ dự thầu - Hợp đồng thi công đã ký giữa A và B 22
  23. - Thiết kế tổ chức thi công công trình do nhà thầu lập để chính thức quản lý thi công công trình - Yêu cầu về thời gian của tổng tiến độ, các mốc khống chế tiến độ ở từng giai đoạn thi công và các điều kiện đáp ứng cho thi công của chủ đầu tư - Các điều kiện thực tế của địa điểm thi công Nội dung cần kiểm tra * Kiểm tra danh mục đầu việc cần lên tiến độ: - Số lượng đầu việc và phạm vi công việc của đầu việc được thiết lập phù hợp đặc điểm công trình và cấp độ quản lý thi công - Danh mục đầu việc phải đầy đủ, không trùng lặp, được sắp xếp theo trình tự công nghệ và tổ chức thực hiện - Cần có đầu việc về "các công tác chuẩn bị" và được đặt ở phần đầu của bản tiến độ, có thể phải tách ra các công việc cụ thể về công tác chuẩn bị * Kiểm tra các thông số định lượng đi kèm từng đầu việc, đó là - Khối lượng công việc - Nhu cầu ngày công và ca may thực hiện, chế độ làm thêm ca (nếu có) - Quỹ thời gian thực hiện từng công việc ( kể cả chờ đợi kỹ thuật và thời gian dự phòng) * Kiểm tra sự sắp xếp các công việc trên tiến độ Đây là công việc khó nhất trong lập tiến độ và kiểm tra tiến độ. Khi kiểm tra cần làm rõ: - Những đầu việc hay công việc chiếm địa vị quan trọng, then chốt theo mục tiêu chung và mục tiêu đưa từng phần của dự án vào khai thác, sử dụng; logíc công nghệ và giải pháp đáp ứng nguồn lực cho tững đầu việc này 23
  24. - Trình tự thực hiện các công việc còn lại theo quan điểm kỹ thuật và sử dụng các nguồn lực hợp lý hoặc theo lợi ích riêng của nhà thầu - Bố trí thời gian ngừng chờ kỹ thuật không thỏa đáng làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình - Ấn định khối lượng công việc và thời gian phải hoàn thanh trong một đợt thi công không thích hợp có thể dẫn đến chất lượng kém- thậm chí còn gây hư hại công trình - Những xung đột về trình tự kỹ thuật, sử dụng mặt bằng thi công, yếu tố an toàn sản xuất, tôn trọng yếu tố thời tiết khí hậu - Kiểm tra đường găng và các công việc nằm trên đường găng theo mục tiêu bàn giao từng phần và bàn giao hoàn thành toàn công trình - Cường độ sử dụng các nguồn lực không bình thường (vượt quá điều kiện đáp ứng)? - b. Giám sát thực hiện tiến độ thi công Căn cứ giám sát: - Tiến độ thi công tổng thể và tiến độ tác nghiệp tháng đã duyệt - Bản vẽ thi công hợp lệ - Quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan - Hợp đồng A-B Yêu cầu và nội dung giám sát: * Căn cứ vào tiến độ tổng thể, kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu khởi công và hoàn thành đúng thứ tự và thời gian đã ấn định cho từng đầu việc trong tổng tiến độ * Luôn luôn để mắt đến đường găng và tiến độ thực hiện các công việc găng 24
  25. * Giám sát thực hiện tiến độ của nhà thầu thông qua công tác lập kế hoạch tác nghiệp tháng và điều độ sản xuất hàng ngày. Đây là một giải pháp tích cực để lập lại cân bằng sản xuất trên toàn công trường trong suốt quá trình thi công công trình. Qua lập tiến độ tác nghiệp tháng và điều độ SX, hàng loạt các phát sinh sẽ được giải quyết: + Sự chậm trễ về tiến độ của từng công việc trong tháng sẽ được bù đắp ngay trong tháng sau + Điều chỉnh kịp thời về sử dụng các nguồn lực theo diễn biến sản xuất thực tế trên công trường + Giải quyết kịp thời và thỏa đáng mọi ách tắc và xung đột hàng ngày trên công trường Chính vì vậy, muốn giám sát tiến độ có hiệu quả, cần phải yêu cầu nhà thầu nghiêm túc lập KHTĐ tác nghiệp hàng tháng và kiên quyết thực hiện bằng được tiến độ thi công tháng. Để kiểm tra tiến độ hiện nay hay sử dụng iện pháp họp giao ban. Biện pháp kiểm tra thực tiễn thông qua họp giao ban Họp giao ban là hình thức thông tin, kiểm tra tiến độ, truyền đạt mệnh lệnh sản xuất cũng như điều chỉnh , phối hợp hành động trong thực hiện kế hoạch sản xuất. Tuy nhiên cần tránh bệnh hình thức bằng cách : Khi đến họp phải có đầy đủ dữ liệu về thực hiện kế hoạch để trao đổi. Phải biết được cần gì cho sản xuất, yêu cầu gì để sự phối hợp hoạt động thuận lợi. Phòng kế hoạch chuẩn bị nội dung cuộc họp giao ban kỹ càng, thu thập đầy đủ dữ liệu đã thực hiện, yêu cầu kế hoạch sắp tới và những dự kiến điều phối, điều động dự kiến. Không thể thiếu chuẩn bị để họp hành trở nên nặng nề và hình thức. 25
  26. Ghi chép nội dung cuộc họp phải đầy đủ nhưng gọn. Biên bản họp giao ban phải ghi kịp thời và khi họp xong, mọi bên tham dự họp phải có biên bản mang theo về cơ sở. Sau đây là gợi ý mẫu biên bản : Trang 1 : Thành phần dự họp gồm đơn vị , cá nhân của đơn vị. Người thay mặt đơn vị Đơn vị tham dự họp hoặc người của đơn vị Chức vụ hay nhiệm vụ dự họp Chủ đầu tư Nhà thầu chính Nhà thầu Trang 2 nêu các nội dung bàn bạc , yêu cầu và thoả thuận theo mẫu biên bản sau đây: 26
  27. Người Nội dung đề xuất Người đề xuất chấp nhận Nội dung Thời hạn . . . . Chúng tôi đã đọc lại biên bản này và xác nhận sẽ thực hiện : ( Mọi người tham dự ký ) Khi đã có mẫu biên bản làm sẵn , quá trình họp, thư ký ghi ngay nội dung và trước khi giải tán , mọi người đều ký vào biên bản. Máy phôtôcopy sẽ nhân bản và mọi người dự họp ra về đều có biên bản mang về theo. Sau đó, thư ký gửi ngay theo địa chỉ Fax để gửi về cho đơn vị dự họp. - Chế độ báo cáo, theo dõi sản xuất 27
  28. Hàng tuần, đơn vị đang thi công phải có báo cáo về tình hình sản xuất gửi đến cấp trên trực tiếp. Nội dung báo cáo cần có những nội dung chủ yếu: + Khối lượng các công tác đã thực hiện + Tình hình sử dụng các dạng tài nguyên như vật tư, nhân lực, máy móc, nhiên liệu + Các biến động trên công trường. + Các quyết định thay đổi về thiết kế, biện pháp, vật tư trong quá trình thi công. + Sự cố về chất lượng và an toàn. + Các giải pháp khắc phục các sự cố đã thực hiện + Thời tiết và các ảnh hưởng khác. + Các đề xuất về tiến độ, tài nguyên và các đề xuất khác cho tuần tiếp theo. - Lệnh sản xuất Thường là lệnh viết kiêm giấy giao việc. Tuy nhiên nếu khẩn cấp có thể ra lệnh miệng qua điện thoại, qua interphone, qua loa truyền thanh nhưng để theo dõi thi công và quy trách nhiệm sản xuất , những lệnh miệng phải được ghi và gửi bằng văn bản đến đơn vị phải thi hành ngay sau khi đã ra lệnh. Lệnh sản xuất phải được lưu trữ trong hồ sơ công trình. - Các phương tiện thông tin Các phương tiện chủ yếu để công trường liên hệ trong và ngoài công trường bao gồm : + Loa truyền thanh gồm loa, ampli, micro để thông báo những thông tin chung cho nhiều người nghe được. + Máy bộ đàm : để liên lạc vô tuyến cự ly ngắn ( 100 mét đến 2000 mét ) trực tiếp giữa tổng đài với những người cầm máy và những người cầm máy với nhau. 28
  29. Thường dùng máy bộ đàm để điều khiển thi công tại nhiều địa điểm trong một công trường rộng. + Máy điện thoại cố định và di động để liên lạc giữa các phòng và các cá nhân trong công trường và liên lạc ra ngoài công trường. Để liên lạc nội bộ nên trang bị tổng đài điện thoại nhằm giảm chi phí kết nối với trung tâm bưu điện. Sử dụng điện thoại phải qua cơ quan bưu chính viễn thông và trả tiền sử dụng. + Máy fax là phương tiện liên lạc giao dịch văn bản. Máy fax chuyển văn bản từ nơi phát đến nơi nhận qua hệ bưu điện kết nối. Có hai loại máy fax chính: loại dùng giấy thường và loại dùng giấy nhiệt. Giấy nhiệt xuất hiện ảnh thông qua sự làm nóng giấy do quá trình nhận lệnh từ nơi gửi. Giấy nhiệt bị bay nét sau khoảng 1 tháng nên muốn lưu giữ phải photocopy để lấy bản lưu. Thường máy fax kèm điện thoại. Cần cài đặt chế độ nhận fax sau ba hoặc bốn hồi chuông báo tín hiệu đến. + Thư điện tử ( e-mail): là phương tiện gửi thư qua mạng internet qua đường điện thoại và nhà cung cấp dịch vụ internet. Người sử dụng phải đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ nối mạng và sau đó sử dụng mạng điện thoại để tạo liên lạc. c. Kiểm tra lại tổng tiến độ và giám sát thực hiện Sau một giai đoạn thi công có thể xuất hiện các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, dẫn đến phá vỡ các mốc thời gian của tổng tiến độ, đòi hỏi phải điều chỉnh- lập lại tiến độ để quản lý thực hiện các khối lượng công việc còn lại thì việc kiểm tra lập tiến độ và giám sát thực hiện cũng tuân theo các chỉ dẫn đã nêu ra ở phần trên. II. KIỂM TRA GIÁM SÁT KẾ HOẠCH NGUỒN LỰC CỦA NHÀ THẦU ĐÁP ỨNG TIẾN ĐỘ 2.1. NGUỒN LỰC TRONG THI CÔNG VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐÁP ỨNG NGUỒN LỰC CHO TIẾN ĐỘ 29
  30. Đây là yêu cầu xác định các nguồn lực đáp ứng thực hiện tiến độ đã được phê duyệt 2.1.1. Kiểm tra các loại nguồn lực chính cho tiến độ Căn cứ vào các bảng tổng hợp hoặc các biểu đồ sử dụng nguồn lực đã được xác định ở điểm b mục 1.2.3. đã đề cập ở phần trên để kiểm tra về: Nhu cầu và điều kiện sử dụng nhân lực theo tiến độ (vẽ Biểu đồ nhân lực) Nhu cầu và điều kiện sử dụng vật liệu chính theo tiến độ (có thể tính mức bình quân cho từng giai đoạn thi công để thuận lợi cho cung ứng và dự trữ vật tư) Nhu cầu và điều kiện sử dụng xe-máy, thiết bị thi công cho từng công việc và tổng hợp cho từng giai đoạn Nhu cầu và điều kiện sử dụng các loại vật tư kỹ thật phụ trợ đáp ứng thi công thường xuyên Nhu cầu và điều kiện sử dụng vốn trong thi công và kế hoạch dự trù tiền vốn đáp ứng yêu cầu thi công (giảng viên giải thích bằng hình vẽ) 2.1.2. Điều chỉnh tiến độ theo yêu cầu sử dụng các nguồn lực hợp lý - Làm cho tiến độ thực hiện khối lượng công tác phu hợp điều kiện cấp vốn XD - Làm cho sử dụng nguồn lực đồng đều và liên tục - Làm cho mức sử dụng nguồn lực không vượt ngưỡng cho phép (không vượt khả năng cung cấp) - Giảng viên vẽ hình giải thích 2 trường hợp này 2.2. BIỆN PHÁP KIỂM TRA NGUỒN LỰC 30
  31. Từ nhu cầu nguồn lực đã được xác định theo tiến độ đã nêu trên, cần kiểm tra, giám sát nhà thầu về các mặt sau đây: - Lên kế hoạch nguồn lực - Thực hiện giải pháp cung câp và dự trữ phù hợp yêu cầu của tiến độ - Bố trí năng lực sản xuất phụ trợ đáp ứng giai đoạn thi công cao điểm nhất III. KIỂM SOÁT CÁC MỐC TIẾN ĐỘ QUAN TRỌNG, CÁC GIAI ĐOẠN THI CÔNG TRỌNG YẾU 3.1. THẾ NÀO LÀ MỐC TIẾN ĐỘ HAY GIAI ĐOẠN THI CÔNG TRỌNG YẾU Mốc trọng yếu hay giai đoạn trọng yếu bao gồm: - Thời gian phải hoàn thành, bàn giao công trình hay hoàn thành gói thầu theo hợp đồng thi công đã ký giữa A và B - Thời gian phải hoàn thành để bàn giao một hạng mục hay một số hạng mục có liên quan để đưa vào sử dụng trước từng phần - Các mốc thời gian hoàn thành một chuỗi từng phần hạng mục (hoặc hạng mục trọn vẹn) và cả công việc có liên quan để đưa một dây chuyền SX của dự án vào sử dụng trước (thí dụ đưa một tổ máy phát điện vào vận hành, khai thác trước ) - Mốc thời gian phải khởi công hay phải hoàn thành liên quan đến yếu tố tự nhiên của địa điểm xây dựng. Thí dụ: thời điểm chặn dòng sông để thi công đập; mốc hoàn thành khối lượng đê đập để vượt lũ, - Hoàn thành giai đoạn thi công để chuyển sang giai đoạn công nghệ tiếp theo, Thí dụ: hoàn thành thi công phần thô để chuyển sang giai đoạn hoàn thiện, 31
  32. 3.2. CÁCH THỨC KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT THỰC HIỆN - Kiểm tra sự đầy đủ và tin cậy của tiến độ đã lập - Kiểm tra biện pháp đảm bảo các loại nguồn lực đáp ứng tiến độ - Đôn đốc, kiểm tra nhà thầu lập KHTN sản xuất hàng tháng và khống chế thực hiện các chỉ tiêu khối lượng và tiến độ đã đặt ra trong tháng - Nhắc nhở chủ đầu tư đáp ứng về vốn và các điều kiện có liên quan 3.3. Chương trình Microsolf Project (1) Khái niệm : Microsoft Project là chương trình phần mềm chuyên để lập và quản lý tiến độ dùng cho máy tính điện tử hệ Windows. Cho đến nay, chương trình này là chương trình để phục vụ cho việc lập kế hoạch tiến độ và điều khiển tiến độ có hiệu quả bậc nhất. Có thể chia thời gian làm hai giai đoạn: - Giai đoạn lập kế hoạch Giai đoạn này, chương trình giúp ta: + Lập kế hoạch sản xuất + Lên lịch công tác cho các kiểu chia thời gian : 6 giờ, ngày, tuần lễ, tháng, quý, năm . . . + Chỉ định các dạng tài nguyên và chi phí cho từng việc và tổng hợp thành sơ đồ. +Chuẩn bị báo biểu để thông báo kế hoạch tác nghiệp đến những người cần biết bản kế hoạch. - Giai đoạn thực hiện tiến độ, chương trình này giúp ta: 32
  33. +Giám sát việc thi hành thực tế + Dự liệu các tác động đến dự án khi xảy ra những sự kiện ngẫu nhiên làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án. Kiểm tra và điều chỉnh dự án để đối phó với các biến động ngẫu nhiên. + Lập các báo biểu sau cùng về kết quả của dự án Những việc mà người lập kế hoạch theo bất kỳ phương pháp nào cũng phải làm thì chương trình Microsoft Project không thể làm thay được vì chương trình chỉ là công cụ giúp việc vẽ, việc tính toán đã xác định. Đó là các việc: Phân chia và xác định công việc Lập mối quan hệ giữa các công việc với nhau Xác định thời gian thực hiện từng công việc Xác định các tài nguyên cần thiết được sử dụng cho mỗi công việc. Những việc trên là việc của người lập kế hoạch phải làm trước khi xây dựng tiến độ. Để xác lập được các việc nêu trên phụ thuộc vào biện pháp kỹ thuật sản xuất do kỹ sư lập. Chương trình không thể thay thế được con người trong những khâu này. Chương trình viết trên nền của hệ điều hành Windows để chạy vào máy tính điện tử. Máy tính phải có các yêu cầu tối thiểu sau đây: Yêu cầu tối thiểu Bộ vi xử lý Pentium 133 MHz trở lên 33
  34. Windows 98, Windows 98 Second Edition, Windows Phần mềm hệ thống Milennium Edition (Windows Me), Microsoft Windows NT version 4.0 với Service Pack 6 (SP6), Windows 2000 Professional, hoặc Windows XP Professional. Tuỳ phần mềm hệ thống sử dụng, ngoài bộ nhớ tối Bộ nhớ thiểu của phần mềm hệ thống ta còn cần chỉ riêng cho chương trình này là 32 Mb RAM cho Microsoft Project 2002. Dung lượng ổ cứng Dung lượng ổ cứng phải trên 12 GB ( Vì trong máy còn đang có những chương trình khác). Màn hình Super VGA ( 800x600) hoặc cao hơn với 256 màu. Hiện nay trên thị trường đãcó phiên bản chương trình Microsoft Project 2003 nhưng phổ biến cho người sử dụng là phiên bản Microsoft Project 2002. Máy tính đã cài đặt chương trình Microsoft Project 2002 , muốn cài đặt Microsoft Project 2003 khi còn lưu giữ Microsoft Project 2002 thì lúc cài đặt, Microsoft Project 2003 chỉ cập nhật những thay đổi mà không yêu cầu khai báo gì thêm. So với các chương trình Microsoft Project trước đây như Microsoft Project 4 for Windows , Microsoft Project 98 , Microsoft Project 2000, Microsoft Project 2002 có những tính năng mới : Có bảng menu gợi ý các thao tác làm việc kèm theo quaqs trình sử dụng. Cung cấp các dự án mẫu ( Templates). Thêm công cụ hỗ trợ làm việc theo nhóm có thể lập liên hệ trực tiếp 11 dự án với nhau ( collaboration menu) 34
  35. Thêm các tham số : sơ đồ chỉ số chức năng ( schedule performance index), hoàn chỉnh các chỉ số chức năng ( to complete performance index ), chi phí cho các chỉ số chức năng ( cost performance index). Cho phép nhiều người cùng theo dõi các công tác và tài nguyên của một dự án. Tạo thuận lợi khi sử dụng Project Wizard, Calendar Wizard. Tracking Wizard. Một số tiện ích khác. (2) Các quá trình sử dụng chính và các thao tác cơ bản của chương trình Microsoft Project: + Khởi động và khai báo bản tiến độ: Có đĩa phần mềm Microsoft Project và cài đặt phần mềm vào máy tính. Phần mềm của chương trình Microsoft Project có dung lượng khoảng 347 MB. Để phần mềm này chạy được phải có số serial dùng quản trị chương trình. Chương trình Microsoft Project 2003 có dung lượng 225 MB. Nếu máy tính đã có chương trình Microsoft Project 2002 thì khi cài đặt 2003, chương trình chỉ cập nhật những nội dung mới của 2003 mà không đòi hỏi chế độ quản trị mới. Khi khởi động cho chương trình hoạt động, trên màn hình xuất hiện khung bảng tiến độ. Bảng này định dạng bằng tiếng Anh. Ta có thể chuyển bảng thành tiếng Việt để dễ sử dụng: Trên bảng có 2 thanh công cụ và 1 thanh nhập. Chọn menu là Format đưa mũi tên trỏ xuống Text styles xuất hiện của sổ fonts chữ, chọn fonts tiếng Việt và chấp thuận ( OK). 35
  36. Trở về khung bảng, nhấn đúp vào Task name xuất hiện một cửa định dạng các cột ( Column definition) . Xoá dòng ghi Name Task ở dòng Title , đánh vào đấy chữ Tên Công Việc, và chấp thuận ( OK), trên bảng ta thấy dòng chữ Tên Công Việc thay cho Name Task. Cũng làm như thế với tên các cột Duration ( Thời gian) , Start ( Bắt đầu) , Finish ( Kết thúc ), Predecessor (Liên hệ ) và Ressources ( Tài nguyên). Ta sẽ lần lượt mở các nội dung và trả lời các điều mà cần khai báo như tên bản tiến độ, thời gian khởi công chung. Dưới đây là những chỉ dẫn cơ bản để sử dụng. Mẫu bảng khung tiến độ được trình bày như dưới. Thông thường chương trình mặc định khổ giấy được trình bày ngang tờ (landscape ). Đưa vào Menu Preview ta thấy hình bảng tiến độ. Khi bảng tiến độ lớn, nó sẽ được trình bày thành nhiều tờ giấy , in xong ghép lại với nhau, ta sẽ có tổng thể bảng tiến độ. Còn có cách truy xuất bảng tiến độ ra hình ở dạng bản vẽ của AutoCAD. 36
  37. + Lên danh mục các công việc phải thực hiện trong kế hoạch. Nội dung sự phân chia công trình thành hạng mục và hạng mục thành công việc đã được trình bày ở các phần trên (mục 2.1.4). Đưa từng việc thành từng dòng vào cột tên công việc. + Đưa thời gian thực hiện từng công việc ( tij ) vào bản kế hoạch. Với mỗi công việc, phải có biện pháp kỹ thuật thi công được lập và tính ra được thời gian thực hiện công việc. Thời gian này ghi vào cột thời gian ngay sát với cột tên công việc. + Ghi ngày bắt đầu của công việc đầu tiên vào bản kế hoạch. Ngày này được chủ nhiệm dự án quyết định. Người lập kế hoạch phải theo quyết định của chủ nhiệm dự án để ghi ngày bắt đầu này. Những thời điểm khác chương trình có thể tính ra nhờ mối liên hệ giữa các công việc với nhau. Ngày kết thúc từng công việc do thời gian thực hiện cho từng công việc sẽ do chương trình tính được và tự động ghi ra bản kế hoạch. + Xác định mối liên hệ giữa các công việc. Phải xác định số thứ tự công việc đứng trước công việc đang xét để ghi ở cột Predecessor . Có 4 loại quan hệ giữa hai việc với nhau: Quan hệ F – S ( Finish to Start ) có nghĩa, sau khi công việc đứng trước đã xong thì đến việc đang xét. Có thể chênh + hoặc – một số đơn vị thời gian thì chương trình sẽ chấp hành để sắp xếp công việc bên lịch. Quan hệ F – F ( Finish to Finish ) , việc đứng trước xong thì việc đang xét cũng xong. Có thể chênh + hoặc – một số đơn vị thời gian thì chương trình sẽ chấp hành để sắp xếp công việc bên lịch. 38
  38. Quan hệ S – F ( Start to Finish ) , việc đứng trước bắt đầu thì việc đang xét đã xong. Có thể chênh + hoặc – một số đơn vị thời gian thì chương trình sẽ chấp hành để sắp xếp công việc bên lịch. Quan hệ S - S ( Start to Start ) , việc đứng trước và việc đang xét cùng bắt đầu. Có thể chênh + hoặc – một số đơn vị thời gian thì chương trình sẽ chấp hành để sắp xếp công việc bên lịch. Ta xét một việc nào đó, ghi số thứ tự của việc đứng trước theo một trong quan hệ vừa nêu , bên phía lịch, chương trình sẽ vạch cho ta nét thể hiện công việc theo lịch. Cột ta thấy ở cuối phần dữ liệu của từng công việc là cột Ressources . Tại cột này đưa các dạng tài nguyên như vật tư xây dựng, nhân lực, máy móc . . . của từng việc vào. Cần chú ý mỗi loại tài nguyên khi đặt tên phải thống nhất các tên vì máy sẽ chỉ nhận dạng để lập biểu đồ nhân lực chỉ khi mọi ký tự thật chính xác. Thí dụ : Lao động để chỉ người phụ việc, người lao động giản đơn. Nề để chỉ thợ xây. Bê tông để chỉ người thi công các công tác bê tông. Nếu dùng thợ bê tông là lao động giản đơn sẽ bị lẫn với người khuân vác, chuyên chở. (3) Những menu chính : + Menu File có những nội dung sau: New : để tạo dự án mới Open : Mở một dự án đã có. Close : đóng dự án đang mở Save : lưu những nội dung đang tiến hành với dự án đang làm việc Save as : lưu dự án đang mở dưới một tên mới Save as Web Page : lưu dự án đang làm việc dưới dạng tệp tin *.html Save Worspace : lưu dự án đang làm việc dưới dạng tệp tin *.mpw 39
  39. Search: hỗ trợ tìm kiếm Page setup: định dạng để in ấn Print : in kết quả Sent to : gửi dự án đang làm việc đến nơi nhận tiếp theo Properties : hiển thị các đặc điểm của dự án đang làm việc Exit : thoát khỏi chương trình. + Menu Edit có những nội dung: Những nội dung thông thường có trong Microsoft Office như Cut cell, Copy cell, Copy picture, Past, Past special, Fill, Clear, Find, Replace, Go to, Object cách sử dụng giống như sử dụng ở bất kỳ chương trình Microsoft Word nào đã biết. Với chương trình Microsoft Project thì trong Menu này thêm các nội dung và sử dụng như sau: - Delete task : xoá đi một công việc - Link tasks : tạo mối quan hệ giữa các công tác được chọn . Quan hệ này đã trình bày ở trên trong khi nới về các mối liên hệ giữa công việc (predecessor). - Unlink tasks : huỷ mối liên hệ giữa hai việc đã xác lập. - Split task : phân chia công tác đã chọn thành các khúc thực hiện trong các thời gian khác nhau. + Menu View có những nội dung: - Calendar : Bản tiến độ sẽ được trình bày dưới dạng lịch công tác như mục 2.2.1 nêu trên. - Gantt chart : tiến độ trình bày theo sơ đồ ngang như trình bày trong mục 2.2.2 nêu trên. 40
  40. - Network Diagram : tiến độ trình bày dưới dạng 2.2.4 , mục phương pháp MPM. - Task Usage : thể hiện số lượng tài nguyên sử dụng của từng công việc và sơ đồ ngang thể hiện sự phân bố tài nguyên theo thời gian. Ta thường gọi là biểu đồ yêu cầu tài nguyên. - Tracking Gantt : tiến độ thực hiện của các công việc thể hiện theo sơ đồ ngang. Mở nội dung này để chỉnh lý. - Resource Graph : biểu đồ tài nguyên vẽ cho từng loại tài nguyên. - Resource Sheet : bảng các tài nguyên liệt kê dưới dạng bảng. - Resurce Usage : bảng phân bố thời gian sử dụng tài nguyên theo lịch. - More View : các dạng bảng khác mà chương trình có thể làm xuất hiện trên màn hình ngay theo ý muốn của người đang sử dụng máy tính. - Table : các dạng bảng có thể thể hiện . Thí dụ chọn bảng sơ đồ ( Schedule table ) , bảng cho công việc, thời điểm bắt đầu, kết thúc, khởi muộn, kết thúc muộn, dự trữ thời gian riêng, dự trữ thời gian chung và lịch tiến độ. - Report : các dạng báo cáo chương trình có thể thực hiện như báo cáo chung tình hình thực hiện đến thời điểm nào đó, chi phí đến thời điểm nào đó - Toolbars : thể hiện trên màn hình kiểu thanh công cụ mà người sử dụng thấy muốn. - View Bar : cách thể hiện bản tiến độ trên màn hình - Header and Footer : nhập nội dung phần trình bày trang như lề, đầu trang, cuối trang , ghi chú - Zoom : muốn thể hiện trên màn hình theo khoảng thời gian nào để theo dõi. 41
  41. + Menu Insert có những nội dung : - New Task : chèn một công việc mới vào bản tiến độ đang làm việc. - Recurring Task : Chèn vào bản tiến độ một công việc xuất hiện theo chu kỳ. - Project : chèn thêm một dự án đã có vào bản kế hoạch. - Column : chèn thêm cột mới vào bản kế hoạch - Drawing : vẽ hình vào sơ đồ ngang - Object : chèn thêm khối lượng của chương trình khác vào sơ đồ ngang - Hyperlink : tạo liên kết mở rộng giữa công việc với tập tin hoặc các Website khác. + Menu Format có nội dung : - Font : phông chữ - Bar : hình dạng của thanh ngang vạch bên lịch - Timescale : chọn cách chia lịch . Thể hiện ngày làm việc và ngày không làm việc. - Gridline : nét kẻ dòng và kẻ cột bên lịch của biểu mẫu - Gantt Chart Wizard : kiểu trình bày sơ đồ ngang - Text Styles : kiểu phông các chữ viết trong biểu mẫu - Bar Styles : cách thể hiện các nét ngang bên lịch. - Detail : chi tiết cần giải trình thêm - Layout : cách thể hiện các đường nối giữa các công việc - Drawing: cài thêm hình vẽ. + Menu Tools có các nội dung : 42
  42. - Workgroup: công cụ hỗ trợ làm việc theo nhóm - Links Between Projects : tạo mối liên hệ với các dự án khác. - Change Working Time : thay đổi lịch làm việc - Resource : nhập tài nguyên sử dụng - Resource Leveling : đặt ra mức tài nguyên sử dụng. - Tracking : công cụ hỗ trợ các thao tác cho việc theo dõi tiến độ thực hiện bản kế hoạch. - Organizer : tổ chức giao diện, hỗ trợ, lịch, thanh công cụ theo ý người sử dụng. - Options : cách thể hiện, tính toán, kế hoạch, quan sát cho bản kế hoạch. - Entreprise Options : công cụ hỗ trợ làm việc theo nhóm, tổ chức nối mạng làm việc. + Menu Project có những nội dung: - Sort, Filtered, Group : công cụ hỗ trợ để sắp xếp, lọc hoặc nhóm các công tác theo một tính chất cần khai thác. - Outline : phân cấp và cơ cấu phân chia công việc - WBS : xác định cơ cấu phân chia công việc - Task Information : những thông tin về công việc - Task Notes : các ghi chú cho công việc - Project Information : những thông tin về dự án, về bản kế hoạch. + Menu Collaborate có các nội dung : Các công cụ hỗ trợ làm việc theo nhóm, giữa nhiều cá nhân hay đơn vị khác nhau trên một bản kế hoạch. 43
  43. Chương trình rất nhiều tính năng sử dụng và là công cụ hữu ích cho việc lập và điều hành tiến độ của một hay nhiều dự án đồng thời. Về chế độ xuất hình và dữ liệu, chương trình cho phép in khổ A4 mặc định in ngang giấy. Xem ở thanh công cụ có Print Preview sẽ biết dữ liệu có bao nhiêu trang và nếu chỉ ra lệnh in ta thu được các trang in. Ghép các trang ta sẽ có bản tiến độ. Có thể xuất chuyển sang hình vẽ autoCAD và in theo kiểu bản vẽ của autoCAD. Có tiếng Anh đủ để đọc và hiểu những chữ trong từng menu , của các nội dung của của từng menu, chúng ta hoàn toàn làm chủ được chương trình không quá khó khăn sau khi đã nắm các phương pháp lập kế hoạch . Một mẫu của bản tiến độ tổ chức thiết kế : 44
  44. 2.3 Tác nghiệp thực hiện kế hoạch Tác nghiệp thực hiện kế hoạch bao gồm các khâu: - Giao kế hoạch Sau khi bản kế hoạch tiến độ chung được thông qua, phòng kế hoạch sản xuất hoặc phòng thi công căn cứ vào việc sử dụng nhân lực của doanh nghiệp 45
  45. sẽ làm văn bản giao nhiệm vụ sản xuất. Nhiệm vụ sản xuất do Giám đốc sản xuất của doanh nghiệp giao cho các đội hoặc tổ trực thuộc phải tiến hành thi công. Nhiệm vụ sản xuất thường giao trong thời hạn 1 tháng , 1 tuần lễ hoặc 10 ngày, 15 ngày. Nội dung giao nhiệm vụ gồm các mục : công tác phải tiến hành, thời gian được sử dụng, trong đó ghi bắt đầu ngày, phải xong ngày, mức vật tư từng laọi được sử dụng, nhân lực, máy móc, phương tiện thi công, tuỳ theo phương thức hạch toán mà giao tiền lương , phụ phí hay tổng chi phí được thụ hưởng, cả chi phí vật tư, phương tiện, chi phí quản lý và nhân công. Trong này ghi rõ cả sự phối hợp, tăng cường và chi viện của các đơn vị bạn. Biểu giao việc giống như bản kế hoạch đã làm khi lập tiến độ theo sơ đồ ngang kiểu Gantt nhưng chi tiết hơn và ít việc hơn vì thời gian ngắn hơn thời gian của một bản kế hoạch cho cả hạng mục hay công trình. - Đơn vị thực hiện kế hoạch tiến hành các công tác chuẩn bị Người đội trưởng hay kỹ sư nhận việc phải nghiên cứu kỹ biện pháp thực hiện. Kỹ sư của doanh nghiệp hay đội trưởng là người phải hướng dẫn công nhân tạo ra sản phẩm xây dựng. Người này phải am hiểu tường tận cách thi công. Phải căn cứ vào các yêu cầu kỹ thuật của chủ đầu tư để chi tiết hoá các tiêu chí sản phẩm phải đạt khi nghiệm thu , hướng dẫn thực hiện biện pháp và thao tác để người công nhân đáp ứng các yêu cầu ấy. Phải tiến hành các công việc phụ như đánh mốc độ cao, làm ngựa căng dây để vạch tuyến đào đất chẳng hạn trước khi đào đất. Hoặc thí dụ như kiểm tra độ cứng của cây chống , giằng chéo của hệ đỡ cốppha khi đổ bê tông, dọn đường , lót đường cho xe cút kít chuyển bê tông khi đổ bê tông, kiểm tra dây dẫn điện cho máy đầm bê tông, chuẩn bị dụng cụ thi công như xô, thùng, bay, thùng chứa bê tông 46
  46. - Chi tiết hoá bản vẽ thi công: Nếu biện pháp thi công phức tạp và đòi hỏi sự phối hợp nhiều đơn vị, người kỹ sư phải vẽ thành bản vẽ chi tiết hoá biện pháp thi công để phổ biến cho mọi người tham gia lao động cùng nhận thức giống nhau cách tiến hành thi công cũng như làm căn cứ để yêu cầu và sử dụng các dạng tài nguyên. Bản vẽ này phải được trưởng phòng kỹ thuật hay trưởng phòng thi công của doanh nghiệp duyệt, chứng nhận rằng bản vẽ đã phù hợp với bản vẽ biện pháp thi công đã được chủ đầu tư duyệt. - Bố trí nhân lực theo vị trí công tác Căn cứ vào bản vẽ chi tiết thi công được kỹ sư hoặc đội trưởng phổ biến và hướng dẫn cách làm, đội thi công bố trí nhân lực tương ứng với biện pháp đã vạch. Việc bố trí nhân lực phải đúng về chất lượng lao động và đủ về số lượng. Khi phải sử dụng thêm nhân lực phối hợp, cần bố trí xen kẽ người cũ, người mới để không lúng túng trong lúc lao động tại môi trường mới cũng như cần bố trí người thợ bậc cao kèm thợ bậc thấp hơn. - Bắt đầu các tác nghiệp sản xuất Tác nghiệp sản xuất chỉ thực hiện khi mọi điều kiện chuẩn bị đã xong. Cần bố trí để tiến hành công việc đúng thời điểm quy định. Thời điểm bắt đầu các thao tác tác nghiệp hết sức quan trọng , chẳng hạn như thi công chống thấm bằng nhựa và giấy dầu cần bắt đầu khi mặt dán đã bốc hết hơi ẩm, có nghĩa là nên vào lúc 11 giờ sáng nếu thời tiết tốt, đào đất phải đủ ánh sáng để nhìn thấy vạch mốc , bắt đầu đổ bê tông vào lúc mát mẻ ban mai - Chế độ ghi chép và thống kê Mọi hoạt động và diễn biến trên hiện trường đều cần phải ghi chép đầy đủ vào nhật ký thi công. Về sản xuất phải ghi chép sự phân công công tác cho từng 47
  47. người cùng nhiệm vụ, vị trí lao động. Việc sử dụng vật tư phải có phiếu xuất được lưu. Từng mẻ bê tông thương phẩm phải ghi rõ dùng cho cấu kiện nào. Cấu kiện, bán thành phẩm phải ghi rõ vị trí sử dụng, người thao tác sử dụng, thời gian sử dụng, chất lượng khi sử dụng. Thời tiết khi tiến hành thi công phải được theo dõi và ghi chép đầy đủ. Khi có sự cố phải lập biên bản đúng quy cách và biểu mẫu thống nhất trong quyết định 18/2003/ QĐ-BXD ngày 27 tháng 6 năm 2003 của Bộ Xây Dựng về việc ban hành quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng. - Họp giao ban Họp giao ban là hình thức thông tin, kiểm tra tiến độ, truyền đạt mệnh lệnh sản xuất cũng như điều chỉnh , phối hợp hành động trong thực hiện kế hoạch sản xuất. Tuy nhiên cần tránh bệnh hình thức bằng cách : Khi đến họp phải có đầy đủ dữ liệu về thực hiện kế hoạch để trao đổi. Phải biết được cần gì cho sản xuất, yêu cầu gì để sự phối hợp hoạt động thuận lợi. Phòng kế hoạch chuẩn bị nội dung cuộc họp giao ban kỹ càng, thu thập đầy đủ dữ liệu đã thực hiện, yêu cầu kế hoạch sắp tới và những dự kiến điều phối, điều động dự kiến. Không thể thiếu chuẩn bị để họp hành trở nên nặng nề và hình thức. Ghi chép nội dung cuộc họp phải đầy đủ nhưng gọn. Biên bản họp giao ban phải ghi kịp thời và khi họp xong, mọi bên tham dự họp phải có biên bản mang theo về cơ sở. Sau đây là gợi ý mẫu biên bản : Trang 1 : Thành phần dự họp gồm đơn vị , cá nhân của đơn vị. Người thay mặt đơn vị hoặc người của đơn vị 48
  48. Đơn vị tham dự họp dự họp Chức vụ hay nhiệm vụ Chủ đầu tư Nhà thầu chính Nhà thầu Trang 2 nêu các nội dung bàn bạc , yêu cầu và thoả thuận theo mẫu biên bản sau đây: Người Nội dung đề xuất Người đề xuất chấp nhận Nội dung Thời hạn 49
  49. . . . . Chúng tôi đã đọc lại biên bản này và xác nhận sẽ thực hiện : ( Mọi người tham dự ký ) Khi đã có mẫu biên bản làm sẵn , quá trình họp, thư ký ghi ngay nội dung và trước khi giải tán , mọi người đều ký vào biên bản. Máy phôtôcopy sẽ nhân bản và mọi người dự họp ra về đều có biên bản mang về theo. Sau đó, thư ký gửi ngay theo địa chỉ Fax để gửi về cho đơn vị dự họp. - Chế độ báo cáo, theo dõi sản xuất Hàng tuần, đơn vị đang thi công phải có báo cáo về tình hình sản xuất gửi đến cấp trên trực tiếp. Nội dung báo cáo cần có những nội dung chủ yếu: + Khối lượng các công tác đã thực hiện + Tình hình sử dụng các dạng tài nguyên như vật tư, nhân lực, máy móc, nhiên liệu + Các biến động trên công trường. + Các quyết định thay đổi về thiết kế, biện pháp, vật tư trong quá trình thi công. + Sự cố về chất lượng và an toàn. + Các giải pháp khắc phục các sự cố đã thực hiện 50
  50. + Thời tiết và các ảnh hưởng khác. + Các đề xuất về tiến độ, tài nguyên và các đề xuất khác cho tuần tiếp theo. - Lệnh sản xuất Thường là lệnh viết kiêm giấy giao việc. Tuy nhiên nếu khẩn cấp có thể ra lệnh miệng qua điện thoại, qua interphone, qua loa truyền thanh nhưng để theo dõi thi công và quy trách nhiệm sản xuất , những lệnh miệng phải được ghi và gửi bằng văn bản đến đơn vị phải thi hành ngay sau khi đã ra lệnh. Lệnh sản xuất phải được lưu trữ trong hồ sơ công trình. - Các phương tiện thông tin Các phương tiện chủ yếu để công trường liên hệ trong và ngoài công trường bao gồm : + Loa truyền thanh gồm loa, ampli, micro để thông báo những thông tin chung cho nhiều người nghe được. + Máy bộ đàm : để liên lạc vô tuyến cự ly ngắn ( 100 mét đến 2000 mét ) trực tiếp giữa tổng đài với những người cầm máy và những người cầm máy với nhau. Thường dùng máy bộ đàm để điều khiển thi công tại nhiều địa điểm trong một công trường rộng. + Máy điện thoại cố định và di động để liên lạc giữa các phòng và các cá nhân trong công trường và liên lạc ra ngoài công trường. Để liên lạc nội bộ nên trang bị tổng đài điện thoại nhằm giảm chi phí kết nối với trung tâm bưu điện. Sử dụng điện thoại phải qua cơ quan bưu chính viễn thông và trả tiền sử dụng. + Máy fax là phương tiện liên lạc giao dịch văn bản. Máy fax chuyển văn bản từ nơi phát đến nơi nhận qua hệ bưu điện kết nối. Có hai loại máy fax chính: loại dùng giấy thường và loại dùng giấy nhiệt. Giấy nhiệt xuất hiện ảnh thông qua sự làm nóng giấy do quá trình nhận lệnh từ nơi gửi. Giấy nhiệt bị bay nét sau 51
  51. khoảng 1 tháng nên muốn lưu giữ phải photocopy để lấy bản lưu. Thường máy fax kèm điện thoại. Cần cài đặt chế độ nhận fax sau ba hoặc bốn hồi chuông báo tín hiệu đến. + Thư điện tử ( e-mail): là phương tiện gửi thư qua mạng internet qua đường điện thoại và nhà cung cấp dịch vụ internet. Người sử dụng phải đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ nối mạng và sau đó sử dụng mạng điện thoại để tạo liên lạc. 3.3. THỰC HIỆN PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG LẬP TIẾN ĐỘ VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ XD 3.3.1 Ngẫu nhiên là bản chất của tự nhiên Thế giới trong sự vận động liên tục, luôn xảy ra các hiện tượng, các sự kiện ngẫu nhiên. Có những ngẫu nhiên do thiên nhiên gây ra như mưa bão, nắng hạn, giông sét, lụt lội nhưng cũng rất nhiều ngẫu nhiên do con người gây ra như cháy, nổ, biểu tình, lãn công , không tuân thủ kỷ luật lao động . . . Con người đã cố công tìm hiểu các quy luật của tự nhiên, của xã hội nhằm khắc phục những bất lợi của ngẫu nhiên tạo cho mình sự ổn định nhưng sự vận động vô cùng vô tận của tự nhiên khiến cho con người không thoát khỏi bị bất ngờ trước các sự kiện thiên nhiên và xã hội. Từ những nhận xét và ghi nhớ về các hiện tượng thiên nhiên và xã hội, con người tích luỹ cho mình những kinh nghiệm. Cùng với sự phát triển của khoa học, con người có thêm những công cụ để nhận biết thiên nhiên và vũ trụ. Phải chấp nhận rằng ngẫu nhiên là quy luật vận động của tự nhiên. Thống kê và ghi chép các sự kiện đã xảy ra nhằm tìm ra các quy luật biến động của tự nhiên là điều cần thiết. Xu hướng về lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch hiện đại là dựa vào các hiện tượng của tự nhiên, xây dựng những mô hình tương tự như nhiệm vụ mà ta phải thực hiện với các biến số cơ bản có khả năng xảy ra trong tự nhiên , phân tích, 52
  52. ghép vào các mô hình toán học đã biết để đánh giá tính hiện thực, độ tin cậy và dự báo kết quả của các phương án đã lập. 3.3.2. Rủi ro là những ngẫu nhiên gây tác hại cho điều khiển thực hiện kế hoạch Rủi ro là những ngẫu nhiên xảy ra do thiên nhiên, do con người làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự thành công của việc thực hiện kế hoạch. Những hiện tượng ngẫu nhiên gây ra rủi ro có thể do khi lập kế hoạch không lường trước được, cũng có thể do thiên kiến hoặc thiếu kinh nghiệm , cũng có thể do chủ quan và cố chấp mà tự bịt mắt mình trước những diễn biến ngẫu nhiên của tự nhiên. Rủi ro có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào trong quá trình thực hiện kế hoạch.Từ khâu nêu mục tiêu cho dự án đến khâu xây dựng dự án. Từ khâu lập nghiên cứu khả thi đến khâu thực hiện dự án cũng như khai thác dự án. Đi cụ thể hơn thì từ khâu chuẩn bị thi công, khâu thi công , khâu hoàn thiện, khâu khai thác công trình đều có khả năng xảy ra rủi ro làm cho bản kế hoạch gặp nhiều khó khăn . Các rủi ro có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào trong quá trình thực hiện kế hoạch. Mọi thời điểm trong năm, trong tháng, trong ngày đều có khả năng xảy ra rủi ro. Rủi ro có thể ở bất kỳ mức độ nào. Có những rủi ro gây sự cố công trình làm cho công trình bị tai hại nặng, cũng có rủi ro chỉ làm kéo dài thời gian thực hiện công việc nhưng đôi khi có rủi ro nhỏ, chỉ làm ta khó chịu khi thực hiện công việc. Những rủi ro con người không kháng được gọi là Bất Khả Kháng ( Force Majeur ). Lập và thực hiện kế hoạch phải nắm được các quy luật biến đổi tất yếu của tự nhiên như những thay đổi thời tiết, khí tượng trong một năm để bố trí lịch thi công cho phù hợp. Cần điều hoà các mối quan hệ giữa con người với con người nhằm giảm thiểu rủi ro do quan hệ giữa con người với nhau như đình công, lãn công, làm ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện kế hoạch. 53
  53. Tìm hiểu các quy luật của thiên nhiên và của xã hội nhằm hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra là phương pháp tư duy hiện đại. 3.3.3. Lập kế hoạch quản lý rủi ro nhằm hạn chế tác động tiêu cực của ngẫu nhiên: + Làm rõ các rủi ro trong từng công tác, trong từng thời đoạn thi công: Trong mọi khâu của việc lập kế hoạch, từ việc vạch mục tiêu đến lập biện pháp thực hiện kế hoạch, đến khâu nào cũng phải đạt ra câu hỏi là ở khâu này có những khả năng nào gây rủi ro ở đây không. Ghi chép mọi khả năng gây rủi ro, liệt kê đầy đủ và lập thành bản kế hoạch tương ứng. Cách làm như thế gọi là chủ động quản lý rủi ro. Làm rõ các rủi ro khả dĩ gây tác hại là cách nhìn khách quan và khoa học. Nhìn thẳng vào sự thật , không che dấu khó khăn, tìm cách đối phó với khó khăn là cách làm vừa dũng cảm vừa khoa học. Phương pháp lao động dám nhìn thẳng vào các hiện tượng ngẫu nhiên có khả năng gây tác hại nhằm tránh xảy ra sự duy ý chí, sự chủ quan, phá hỏng kế hoạch. Người tổ chức sản xuất có kinh nghiệm là người luôn luôn nghĩ tới những rủi ro làm ảnh hưởng đến sự thành công của việc thực hiện kế hoạch. Các công việc phải tiến hành khi làm rõ các rủi ro thường là: + Lượng giá các tác hại của rủi ro ảnh hưởng đến sự thực hiện kế hoạch. Cần sơ bộ ước lượng một cách khách quan tác hại của từng rủi ro sẽ có khả năng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện sản xuất xây dựng. Cố gắng lượng hoá để đánh giá mức tác hại. Nhiều khi có những tác hại gây ảnh hưởng trực tiếp, có những tác hại gây ảnh hưởng gián tiếp nhưng rõ ràng. Không nên che giấu các tác hại. + Lựa chọn các rủi ro gây tác hại cụ thể và làm tổn hao của cải đến mức đáng kể để có biện pháp đối phó. 54
  54. + Tìm mọi cách để tránh rủi ro trong quá trình sắp xếp công việc trên tiến độ. Có thể đưa công việc sẽ thực hiện sớm lên hoặc muộn đi để hạn chế tác hại được không. Có thể sử dụng phương tiện hay vật tư thay thế nhằm giảm rủi ro được không. Có thể nhờ sự tương trợ cần thiết để tránh rủi ro được không. + Xác định thời điểm có khả năng gặp rủi ro và dự đoán thời điểm kết thúc của rủi ro. Việc xác định này nhằm lựa chọn biện pháp để thi công sao cho ít bị rủi ro nhất. + Lập biện pháp chống với từng rủi ro: Sau khi có bản danh mục những rủi ro khả dĩ liệt kê theo từng thời điểm, cần lập biện pháp đối phó với những rủi ro khả dĩ ấy. Những biện pháp cơ bản để tránh thiệt hại do rủi ro đưa đến như sau: *Để chủ động đối phó với rủi ro, lập kế hoạch sản xuất phải lập kế hoạch dự trữ sức sản xuất. Sức sản xuất dự trữ sẽ cung ứng cho sản xuất khi xảy ra sự cố, xảy ra rủi ro. Không có dự trữ sức sản xuất sẽ bị lúng túng khi gặp rủi ro. Tuy nhiên, dự trữ phải ở mức thích hợp. Dự trữ nhiều làm đọng vốn, không đưa được tài sản vào guồng vận động sinh lợi. Dự trữ không đủ sẽ gặp khó khăn khi có rủi ro. Phần trên đã đề cập một cách tổng quát bài toán dự trữ vật tư trong việc lập kế hoạch sản xuất xây dựng. Dự trữ không phải là biện pháp tự thân của cơ sở. Sự hỗ trợ của đơn vị bạn, của công ty mẹ ( chẳng hạn) cũng là biện pháp tạo dự trữ. Tuy nhiên trong những trường hợp phải sử dụng hỗ trợ cần bàn bạc và chuẩn bị chu đáo, tránh bị động khi có sự cố thực tế. * Bố trí sản xuất phải đúng thời điểm, phù hợp với các quy luật khí hậu, khí tượng và các yếu tố khách quan sẽ làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch. Là người Việt Nam, ai cũng biết đất nước ta có 6 tháng mưa và 6 tháng khô. Không nên đào móng hay làm những phần ngầm vào mùa mưa. Khởi công móng 55
  55. vào mùa mưa chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu bất khả kháng mà phải làm móng vào mùa mưa phải làm nhanh, gọn và cần thiết kế biện pháp ứng xử khi mưa. Công trường sử dụng nhiều lao động tự do, nông nhàn, khi bố trí sản xuất phải lưu tâm đến những ngày lễ, ngày tết theo âm lịch. Nhiều nơi bị động về sức lao động vào thời điểm rằm tháng bảy âm lịch cũng như ngày tết âm lịch. * Tạo ra sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, các bên đều có lợi nhằm chống lại với từng rủi ro là biện pháp hữu hiệu và kinh tế trong tổ chức sản xuất. Tuy nhiên sử dụng phương pháp này cần tỷ mỷ, bàn bạc và cam kết đầy đủ bằng văn bản và tài chính , nếu không sẽ bị động khi có sự cố. 3.3.4. Những điều cơ bản của lý thuyết độ tin cậy để đánh giá bản kế hoạch. Xây dựng các biến khả dĩ của bản kế hoạch: Lâu nay ta thường lập kế hoạch theo giả thiết rằng mọi yếu tố để thực hiện kế hoạch là bất định hoặc nếu có thay đổi thì theo một hệ số an toàn giả định thường lớn. Chúng ta chưa kể đến các tác động của môi trường, của thị trường và những biến động của thiên nhiên, của con người đến sự thực hiện kế hoạch. Qua phần trên, ta công nhận với nhau rằng bản chất tự nhiên là ngẫu nhiên và luôn luôn có thể gây ra rủi ro. Cần xác định các khả năng sẽ tác động làm ảnh hưởng xấu đến kết quả thực hiện kế hoạch. Lập các mô hình mô phỏng các việc trong bản kế hoạch khi chịu tác động của môi trường, thị trường , của thiên nhiên và con người , tìm quy luật biến thiên của nó và hàm số hoá những biến thiên này. Xây dựng mô hình xác suất tương tự hay các dạng mô hình khác thích hợp sử dụng cho mô hình thực của các việc trong bản kế hoạch. 56
  56. Dùng cách đánh giá của phép tính xác suất để định ra độ tin cậy của các công việc đưa vào bản kế hoạch. Vấn đề xây dựng mô hình mô phỏng đang được những nhà nghiên cứu quốc tế quan tâm. Nhiều tài liệu dựa theo mô hình mô phỏng của Monte-Carlo đưa ra cách dự báo của mình. Nhiều tác giả khác sử dụng thuật toán di truyền, một dạng mô phỏng sinh học để đánh giá các dự án và dự báo kết quả của việc thực hiện dự án. Đây là đề tài thời sự trong nghiên cứu tối ưu hoá bản kế hoạch tiến độ ngày nay. IV. KIỂM TRA SỰ TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG 4.1. QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG 4.1.1. Quyền và trách nhiệm của các bên trong quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng a. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình - Quy phạm kỹ thuật AT trong xây dựng TCVN 5308-91 quy định: + Khi chưa có tài liệu thiết kế TCXD và thiết kế TC thì không được phép TC. + Trong các tài liệu đó phải thể hiện biện pháp đảm bảo ATLĐ, vệ sinh LĐ và phòng cháy chữa cháy. - Phải bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường trong hoạt động xây dựng (Kh.3, Điều 4, Luật XD); - Nội dung QLDA xây dựng bao gồm QL chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và môi trường XD (Kh. 1 điều 45, LXD) 57
  57. - Công trình XD chỉ được khởi công khi có biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng (Mục 6, Điều 72, Luật XD); - Dừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi nhà thầu thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và vệ sinh môi trường (Khoản d, mục 1, Điều 75, Luật XD); - Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường trong việc thi công xây dựng công trình (Khoản d, mục 2, Điều 75, Luật XD); - Việc phá dỡ công trình phải thực hiện theo giải pháp phá dỡ được duyệt, bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường (Kh. b, mục 2, Điều 86, Luật XD); - Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải được thực hiện để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình (mục 2, Điều 87, Luật XD); b. Trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng công trình - Điều kiện thi công xây dựng công trình: Nhà thầu khi hoạt động thi công xây dựng công trình phải có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng công trình (Khoản d, mục 1, Điều 73, Luật XD); - Trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm (Điều 78, Luật XD): + Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy móc, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề; đối với những máy móc, thiết bị phục vụ thi công phải được kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng; + Thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công trình hoặc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn; 58
  58. + Thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra mất an toàn trong thi công xây dựng. - Nhà thầu thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây (Mục 2, Điều 76, Luật XD): + Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường; + Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, thi công không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường ; - Nhà thầu thực hiện việc di dời công trình phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, an toàn đối với công trình di dời và các công trình lân cận, bảo đảm vệ sinh môi trường (Điều 85, Luật XD). - Người được giao tổ chức thực hiện việc phá dỡ công trình phải chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường. - Điều 30-Quản lý ATLĐ trên công trường XD ( NĐ12/2009/ND-CP): 1) + Nhà thầu TC phải lập biện pháp AT cho người, cho CT trên công trường + Nếu biện pháp AT liên quan nhiều bên thi phải được các bên thỏa thuận 2) Biện pháp AT, nội quy AT phải thể hiện công khai trên công trường; những vị trí nguy hiểm phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn 3) + Nhà thầu TC, CĐT, các bên liên quan phải thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác ATLĐ trên công trường; + Khi phát hiện có vi phạm về ATLĐ thì phải đình chỉ TC; + Người để xảy ra vi phạm ATLĐ thuộc phạm vi q/lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật 59
  59. 4) + Nhà thầu XD có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về ATLĐ; + Những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ thi người LĐ phải có giấy chứng nhận đào tạo ATLĐ; + Nghiêm cấm sử dụng LĐ chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về ATLĐ 5) Nhà thầu XD có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ LĐ, ATLĐ cho người LĐ theo quy định sử dụng LĐ trên công trường 6) Khi có sự cố về ATLĐ, nhà thầu TC và các bên liên quan có trách nhiệm: + Tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý NN về ATLĐ theo quy định; + Chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường thiệt hại do nhà thầu không đảm bảo ATLĐ gây ra 4.1.2. Kế hoạch quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng Để quản lý an toàn lao động trên công trường, cần thực hiện tốtt các quy định sau đây: a/ Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận. b/ Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn. c/ Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Người 60
  60. để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. d/ Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động. Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động. e/ Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường. g/ Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra. 4.1.3. Các biện pháp kiểm soát và đảm bảo an toàn lao động và môi trường xây dựng a. Những yêu cầu chung 1/ Thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng liên quan đến an toàn lao động và bảo vệ mụi trường xây dựng, (như TCVN -2287-78 Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động. Qui định cơ bản; TCXDVN 296-2004 Dàn giáo - Các yêu cầu về an toàn; TCVN 2290:1978 Thiết bị sản xuất - Yêu cầu chung về an toàn; TCVN 5308:1991 Quy phạm kĩ thuật an toàn trong xây dựng; TCVN 4431:1987 Lan can an toàn - Điều kiện kĩ thuật; TCVN 3254 : 1989 An toàn cháy - Yêu cầu chung; TCVN 3255:1986 An toàn nổ - Yêu cầu chung; TCVN 2291 : 1978 Phương tiện bảo vệ người lao động - Phân loại; TCVN 2288:1978 Các yếu tố 61
  61. nguy hiểm và có hại trong sản xuất - Phân loại; TCVN : 1978 Thiết bị sản xuất - Yêu cầu chung về an toàn; ) 2/ Tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động và bảo vệ môi trường xây dựng trong bộ máy quản lý dự án của chủ đầu tư và bộ máy quản lý công trường của nhà thầu; 3/ Tổ chức đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động. Giáo dục người lao động ý thức coi trọng an toàn lao động và bảo vệ môi trường; 4/ Trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động và kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường; 5/ Lập và thực hiện các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng và bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh - Gắn liền biện pháp kỹ thuật, biện pháp kiểm tra chất lượng và biện pháp an toàn lao động thành một thể thống nhất; - Sắp xếp trình tự thi công trong tiến độ phải đảm bảo không gian lao động đủ an toàn; - Thiết kế tổng mặt bằng thi công hay là sự cung cấp dịch vụ thi công phải có quan điểm an toàn lao động; - Cảnh báo mất an toàn và gây ô nhiễm môi trường trên công trường; - Lập các biện pháp đề phòng tai nạn khi khảo sát phục vụ xây dựng, các biện pháp chống va đập cơ học, chống rơi từ trên cao xuống thấp, chống lở, xập, sụt , trượt đất đá, biện pháp đảm bảo an toàn giàn giáo và thang, an toàn trong công tác lắp ghép kết cấu công trình b. Biện pháp cho một số lĩnh vực cụ thể 1/ An toàn của công tác đất và làm việc dưới sâu, trong đường hầm: 62
  62. - Chống sạt lở hố đào gây ra tai nạn - Chống lật đổ máy móc và người rơi xuống hố đào - Chống sập, lở trong TC đường hầm - Chống bị nhiễm khí độc khi thi công trong hầm sâu - Giải pháp thoát hiểm, cứu hộ khi có sự cố dưới hố sâu hoặc trong hầm, 2/ An toàn thi công trên cao: - Lưới bảo vệ, hệ thống dàn dáo và sàn công tác ổn định,vững chắc - Các thiết bị bảo hộ lao động cho từng cá nhân - Lựa chọn công cụ thi công và quy trình tác nghiệp thích hợp sức lực con người khi làm việc trên cao, 3/ An toàn sử dụng máy và thiết bị thi công: - Kiểm tra đảm bảo tình trạng kĩ thuật của máy XD và thiết bị thi công trước khi đưa vào sử dụng trên công trường - Kiểm tra sự cân bằng và ổn định khi máy chịu tải - Thiết bị che chắn, rào cản vùng nguy hiểm khi máy vận hành - Đảm bảo đủ điều kiện ánh sáng cho người và máy làm việc - Nhắc nhở CN chấp hành quy trình vận hành và quy chế ATLĐ trong tác nghiệp SX có liên quan đến máy móc, thiết bị TC - Thực hiện đúng quy định về bảo dưỡng máy thường xuyên và kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy móc, thiết bị thi công vào đầu các ca làm việc, 4/ An toàn thi công lắp ghép công trình, lắp đặt thiết bị - AT thiết bị cẩu lắp - AT các thiết bị phụ trợ phục vụ lắp ghép 63
  63. - AT về quy trình công nghệ tập kết cấu kiện và lắp ghép - AT cho người LĐ trong tác nghiệp lắp ghép 5/ Tác nghiệp xếp dỡ tại kho bãi - AT vận chuyển - AT bốc xếp hàng hóa 6/ An toàn giao thông và vận chuyển trên công trường Ě AT giao thông: - Quy hoạch các loại đường thuận lợi, tiết kiệm và an toàn - Thiết kế các loại đường đúng quy định (khả năng chịu tải, độ dốc, bán kính quay, ) Ě An toàn vận chuyển trên công trường (phương ngang, phương đứng): - An toàn thiết bị vận chuyển - AT tác nghiệp vận chuyển - Che chắn, neo buộc hàng hóa đúng quy định 7/ An toàn sử dụng điện trên công trường Ě Nhu cầu sử dụng điện trong thi công: - Lượng điện dùng nhiều - Sử dụng nhiều loại điện thế đan xen nhau ở nhiều vị trí trên công trường, rất dễ gây mất an toàn trong SX Ě An toàn về điện trong TCXD - AT về điện trong QTXL + Điện động lực + Điện sản xuất 64
  64. + Điện chiếu sáng phục vụ SX - AT điện tại xưởng SX phụ trợ, tại kho bãi - AT các đường dẫn và điện chiếu sáng, điện sinh hoạt Ě Biện pháp đảm bảo an toàn về điện, gồm: - Bảo vệ chống điện giật - Bảo vệ chống các tác động nhiệt - Bảo vệ chống quá dòng - Bảo vệ chống rò điện - Bảo vệ chống nhiễu loạn điện áp. 8/ Hệ thống chống sét - Chống sét chung trên công trường - Tại các vị trí nguy hiểm về sét đánh: vị trí các kho quan trọng; các vị trí làm việc trên cao; các cần cẩu có chiều cao lớn; 9/ Phòng chống cháy nổ - Hệ thống phòng cháy trên toàn công trường - Nước và thiết bị chữa cháy + Nước chữa cháy + Thiết bị chữa cháy - Thực hiện đúng các quy định về bảo quản và sử dụng thuốc nổ trên công trường - Xác định địa điểm dự trữ thuốc nổ, quy trình bảo quản, vận chuyển thuốc nổ, quy trình gây nổ trong TC 10/ An toàn thi công trong thiết kế TĐTC - Phân khu TC và AT sản xuất khi triển khai theo phương ngang: 65
  65. + Làm rõ hướng thi công, tuyến di chuyển tác nghiệp SX để tránh xung đột trên mặt bằng + Kiểm tra AT khi hoạt động SX trên các tầng đợt khác nhau theo phương đứng - Phân tầng TC khi triển khai SX theo phương đứng: Kiểm tra AT khi bố trí hoạt động SX trên các tầng đợt khác nhau theo phương đứng - Sự phối hợp triển khai SX của các nhà thầu trên công trường và ở từng khu vực sản xuất. 11/ An toàn thi công trong thiết kế mặt bằng TC Ě ATTC khi chuẩn bị MBTC trên toàn công trường - Hệ thông biển báo AT chung trên công trương và ở những địa điểm nguy hiểm - Hệ thống phòng cháy, chữa cháy chung Ě Giải pháp AT cho từng hạng mục Ě An toàn đặt và vận hành máy thi công Ě An toàn ở các nhà xưởng SX phụ trợ Ě An toàn ở các kho bãi trên công trường 12/ An toàn cho thiết bị hoặc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ; - An toàn sử dụng TB chịu áp lực: nồi hơi áp lực; bình chứa khí nén; TB chứa khí hóa lỏng; AT sử dụng máy nâng, hạ - Máy khoan, phá cầm tay; thiết bi thổi hơi áp lực; TB sản xuất VLXD (máy ca, máy cát, máy gia công cốt liệu, ) - AT gia công, lắp đặt, sửa chữa, làm vệ sinh cửa kính; 66
  66. Yêu cầu chủ đầu tư và các nhà thầu phải thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn lao động trên công t rường xây dựng V. KIỂM TRA VỆ SINH MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG 5.1. NHỮNG QUY ĐỊNH TRONG LUẬT XD Ngoài những quy định đã được đề cập chung trong các điều luật và các nghị định về quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường trên các công trường xây dựng đã được trình bày ở mục IV, trong mục V này chỉ đề cập riêng về yêu cầu kiểm tra vấn đề môi trường XD. - Nhà thầu thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây (Mục 2, Điều 76, Luật XD): + Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường; + Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, thi công không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường ; - Trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm (Điều 79, Luật XD): + Có biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng bao gồm môi trường không khí, môi trường nước, chất thải rắn, tiếng ồn và các yêu cầu khác về vệ sinh môi trường; + Bồi thường thiệt hại do những vi phạm về vệ sinh môi trường do mình gây ra trong quá trình thi công xây dựng và vận chuyển vật liệu xây dựng; + Tuân theo các quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường. - Nhà thầu thực hiện việc di dời công trình phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, an toàn đối với công trình di dời và các công trình lân cận, bảo đảm vệ sinh môi trường (Điều 85, Luật XD). 67
  67. - Người được giao tổ chức thực hiện việc phá dỡ công trình phải chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường. 5.2. NHỮNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ CẦN KIỂM TRA a/ Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm các biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định. b/ Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường. c/ Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường. d/ Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra. e/ Phải có biển cảnh báo về vệ sinh môi trường ở những nơi cần thiết f/ Yêu cầu nhà thầu trang bị các phương tiện thực hiện bảo vệ môi trường trong công trường, và các phương tiện bảo vệ môi trường cho các loại xe máy phải di chuyển trên đường giao thông . Yêu cầu chủ đầu tư và các nhà thầu phải thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường trên công t rường xây dựng ./. 68
  68. Kèm đây: Chương trình MP File: Sử dụng MP File nén : Project 69