Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

doc 143 trang phuongnguyen 2610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_2_nghiep_vu_giam_sat_thi_cong_xay_dung_cong_trinh.doc

Nội dung text: Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

  1. Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình (8 tiết) 1. Nội dung giám sát thi công xây dựng công trình: giám sát chất lượng, giám sát khối lượng, giám sát tiến độ thi công, giám sát an toàn lao động và môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình 2. Tổ chức công tác giám sát thi công xây dựng trên công trường 3. Quy trình, phương pháp và biện pháp kiểm tra, giám sát 4. Kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình 5. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng 6. Kiểm tra chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị trước khi lắp đặt vào công trình 7. Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình 8. Nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình và công trình xây dựng 9. Xác định khối lượng thi công xây dựng 10. Lập hồ sơ hoàn thành công trình 11. Hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng của nhà thầu, ban quản lý dự án và tư vấn quản lý dự án 12. Giới thiệu mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9000
  2. Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình Người soạn : PGS Lê Kiều 1. Nội dung giám sát thi công xây dựng công trình: Nội dung công tác giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm: a) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Luật Xây dựng; b) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: - Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường; - Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình; - Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình; - Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình. c) Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm: - Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình;
  3. - Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng. d) Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm: - Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình; - Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định; - Xác nhận bản vẽ hoàn công; - Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này; - Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng; - Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh; - Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng; - Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình. 2. Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với hình thức tổng thầu: a) Trường hợp thực hiện hình thức tổng thầu thi công xây dựng và tổng thầu thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình (EPC):
  4. + Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Luật Xây dựng; + Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: -Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường; - Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình; - Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình; - Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình. + Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm: - Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình; - Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng. b) Nếu dự án thực hiện chế độ tổng thầu xây dựng thì phải giám sát: - Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình; - Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;
  5. - Xác nhận bản vẽ hoàn công; - Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định ; - Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng; - Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh; - Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng; - Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình. - Tham gia cùng tổng thầu kiểm tra và giám sát thi công xây dựng của các nhà thầu phụ. b) Trường hợp thực hiện hình thức tổng thầu chìa khóa trao tay: - Chủ đầu tư phê duyệt tiến độ thi công xây dựng công trình và thời điểm nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng; - Trước khi nghiệm thu hoàn thành công trình, chủ đầu tư tiếp nhận tài liệu và kiểm định chất lượng công trình xây dựng nếu thấy cần thiết làm căn cứ để nghiệm thu. 3. Chủ đầu tư phải thông báo quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của người giám sát thi công xây dựng công trình cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu thiết kế xây dựng công trình biết để phối hợp thực hiện. 4. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình; chịu trách nhiệm trước pháp luật khi nghiệm thu không bảo đảm chất lượng làm sai lệch kết quả nghiệm thu, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác. Khi phát hiện các sai phạm về chất lượng công
  6. trình xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình thì phải buộc nhà thầu dừng thi công và yêu cầu khắc phục hậu quả. 5. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư khi nghiệm thu không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng, sai thiết kế và các hành vi khác gây ra thiệt hại. 6. Người giám sát phải bám vào nhiệm vụ giám sát chất lượng, giám sát khối lượng, giám sát tiến độ thi công, giám sát an toàn lao động và môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình Để giám sát chất lượng, người giám sát phải bám vào các yêu cầu của Chủ đầu tư nêu trong bộ hồ sơ mời thầu, dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật với từng công tác thực hiện, đối chiếu hiện vật được thi công với các yêu cầu nêu trên, so sánh và đánh giá chất lượng . Khi có nghi ngờ về chất lượng, người giám sát yêu cầu nhà thầu tiến hành kiểm tra và xác nhận các thông số kỹ thuật theo các tiêu chuẩn và theo các phép thử ghi trong tiêu chuẩn. Nếu đa thực hiện phép kiểm tra rồi mà chưa thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật, người giám sát có quyền yêu cầu nhà thầu thuê đơn vị kiểm định có tư cách pháp nhân để khẳng định lại tình trạng chất lượng. Để giám sát khối lượng, người giám sát phải căn cứ vào bản vẽ thiết kế thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt, căn cứ vào điều kiện mà chủ đầu tư và nhà thầu đã thoả thuận để giải quyết các vấn đề cụ thể của hiện trường phát sinh, kiểm tra dự toán đã lập để xác nhận số liệu đã đo bóc giúp cho kỹ sư định giá làm xác nhận khối lượng với nhà thầu. Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt.
  7. Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng. Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình làm vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định. Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình. Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán. Để kiểm tra tiến độ thi công, cần căn cứ vào tiến độ thi công nhà thầu lập và chủ đẩu tư đã duyệt. Kiểm điểm từng việc đã được xếp trong lịch. Nếu việc gì chưa hoàn thành hay bị khó khăn, bàn bạc với nhà thầu có biện pháp bổ cứu, những việc nào hoàn thành sớm được sẽ bổ sung việc có thể làm được để đẩy nhanh tiến độ. Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt. Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án.
  8. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án. Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để đưa ra quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án. Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở bảo đảm chất lượng công trình. Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng. Trường hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng. Giám sát an toàn lao động tiến hành thường xuyên và theo chu kỳ. Đầu giờ, người giám sát đi khắp những nơi có lao động thi công, kiểm tra việc sử dụng trang bị bảo hộ. Những nơi nhiều khả năng gây tai nạn , phải có mặt thường xuyên để nhắc nhở, quan sát và góp ý với nhà thầu trong việc kiểm tra dàn giáo, mái dốc, các hiện tượng có thể gây tai nạn. Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận. Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn. Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra vi
  9. phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu quá trình sản xuất có khả năng gây nước bẩn, bùn hay bụi, phải yêu cầu nhà thầu có biện pháp khắc phục, ngăn ngừa sự làm ô nhiễm môi trường lao động và khu chung quanh. 7. Chủ đầu tư xây dựng công trình phải thuê tư vấn giám sát hoặc tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng. Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với công việc, loại, cấp công trình. 1.2 Yêu cầu của việc giám sát thi công xây dựng công trình (Điều 76 dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3) Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: 1. Phải được tThực hiện ngay từ khi khởi công xây dựng công trình; Mọi công tác được ghi trong danh mục phải thực hiện, người giám sát phải theo dõi để có giải pháp kiểm tra đạt kết quả tốt nhất. Tất cả các công tác xây dựng được tiến hành phải có biện pháp thi công do nhà thầu lập, kỹ sư tư vấn giám sát kiểm tra và trình cho chủ đầu tư phê duyệt bằng văn bản. Những biện pháp thi công công việc có yêu cầu đặc biệt hoặc phức tạp, có sự phối hợp đồng bộ của nhiều đơn vị thầu phụ, chủ đầu tư cần thuê một đơn vị thích hợp thẩm định. Khi cần thiết, tổ chức hội thảo lấy ý kiến tập thể để xác định biện pháp thi công tối ưu. 2. Phải tThường xuyên, liên tục trong quá trình thi công xây dựng;
  10. Việc kiểm tra chất lượng của kỹ sư tư vấn phải thường xuyên, liên tục trong mọi thời gian thi công. Nếu cần thiết theo dõi chất lượng liên tục, không kể giờ lao động hay không, người giám sát phải bố trí theo dõi. 3. Phải cCăn cứ vào thiết kế được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; Mọi nhận định về chất lượng phải căn cứ vào các yêu cầu kỹ thuật của chủ đầu tư nêu trong hồ sơ mời thầu, coi như điều kiện hợp đồng. Nếu hồ sơ mời thầu chưa nêu cụ thể, phải căn cứ vào quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để nhận định chất lượng. 4. Phải tTrung thực, khách quan, không vụ lợi. Công tác giám sát chất lượng các công tác thi công đòi hỏi trung thực, khách quan và không vụ lợi. Không được phép lợi dụng công tác giám sát để mưu cầu lợi ích cá nhân ngoài quy định của Nhà Nước và pháp luật. Phải công tâm nhận định về chất lượng. Không đê chủ quan, thành kiến hay sự thiên lệch khác làm ảnh hưởng đến nhận định về chất lượng. 1.3. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình (Điều 77 dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3) 1. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây: a) Được tự thực hiện giám sát khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng; b) Đàm phán, ký kết hợp đồng, theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng; c) Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định;
  11. d) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật ;. đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây: a) Thuê tư vấn giám sát trong trường hợp không đủ điều kiện năng lực hoạt độnggiám sát thi công xây dựng để tự thực hiện; b) Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát; c) Xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát; d) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng; đ) Không được thông đồng hoặc dùng ảnh hưởng của mình để áp đặt làm sai lệch kết quả giám sát; e) Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng; g) Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra; h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 1.4. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình (Điều 78 dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3) Nếu công trình không tự tổ chức giám sát mà phải thuê đơn vị tư vấn giám sát thì nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây:
  12. a) Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng ẩn và bảo đảm chất lượng; b) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng; c) Bảo lưu các ý kiến của mình đối với công việc giám sát do mình đảm nhận; d) Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan; đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây: a) Thực hiện công việc giám sát theo đúng hợp đồng đã ký kết; b) Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của thiết kế công trình; c) Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng; d) Đề xuất với chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi; đ) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; e) Không được thông đồng với nhà thầu thi công xây dựng, với chủ đầu tư xây dựng công trình và có các hành vi vi phạm khác làm sai lệch kết quả giám sát;Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân thủeo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư xây dựng công trình hoặc người có thẩm quyền xử lý, các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra; g) Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư xây dựng công trình hoặc người có thẩm quyền xử lý, các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;Chịu trách nhiệm
  13. trước pháp luật về hành vi thông đồng với nhà thầu thi công xây dựng, với chủ đầu tư xây dựng công trình và các hành vi vi phạm khác làm sai lệch kết quả giám sát;. h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 2. Tổ chức công tác giám sát thi công xây dựng trên công trường Căn cứ đẻ tổ chức giám sát thi công xây dựng trên công trường là bản tiến độ thi công do nhà thầu lập được chủ đầu tư thông qua và duyệt bằng văn bản. Tất cả những việc ghi trong tiến độ theo ngày. người giám sát phải bố trí người theo dõi thường xuyên. 2.1. Giám sát trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án : Trong giai đoạn này, người giám sát phải giúp chủ đầu tư kiểm tra các thủ tục trước khi thi công , bao gồm : a) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật Xây dựng như về công trình thì công trình xây dựng chỉ được khởi công khi cóđáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 1. Có Có mmặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng do chủ đầu tư xây dựng công trình và nhà thầu thi công xây dựng thoả thuận; 2. Có Có ggiấy phép xây dựng đối với những công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp quy định là được khởi công xây dựng công trình nếu sau thời gian quy định quá 20 hai mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; đối với nhà ở riêng lẻ thì thời hạn nêu trên không quá 15 mười lăm ngày mà người có trách nhiệm vẫn chưa cấp giấy phép. 3. Có Có tthiết kế bản vẽ thi công của hạng mục, công trình đã được phê duyệt; 4. Có Có hhợp đồng xây dựng; 5. Có Có đủđủ nguồn vốn để bảo đảm tiến độ xây dựng công trình theo tiến độ đã được phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng công trình;
  14. 6. Có Có bbiện pháp để bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng; 7. Đối với khu đô thị mới, tuỳ theo tính chất, quy mô, phải xây dựng xong toàn bộ hoặc từng phần các công trình hạ tầng kỹ thuật thì mới được khởi công xây dựng công trình. b) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: - Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường; - Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình; - Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình; - Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình. 2.2 Kiểm tra trong giai đoạn xây dựng công trình Hàng ngày người kỹ sư giám sát phải có mặt tại hiện trường. Trước hết, cần có con mắt bao quát về điều kiện lao động, an toàn lao động. Kiểm tra máy móc thi công xem đã sẵn sàng hoạt động được chưa. Nguồn năng lượng đã sẵn sàng chưa. Nếu sử dụng nước hỗ trợ thì có nước và đã sẵn sàng cho sử dụng chưa. Lối đi lại, vận chuyển có đủ an toàn không? Tình trạng mặt đường ra sao. Công nhân có đủ trang bị an toàn không. Không cho bắt đầu lao động khi chưa có trang bị an toàn. Dụng cụ cầm tay có sẵn sàng chưa. Vị trí thao tác đã được kiểm tra về an toàn chưa. Chỗ đứng của công nhân, chỗ xếp nguyên liệu tạm có đủ độ ổn định, mức chịu lực đủ không. Mặt bằng có sạch sẽ, khô
  15. ráo không. Trên cao có vị trí móc dây an toàn phù hợp. Có khả năng rơi vật liệu từ trên cao xuống vị trí công tác hay không và từ vị trí công tác có thể rơi vật liệu xuống thấp hay không. Khi tiếp súc với công việc, người giám sát phải ghi trong nhật ký thời gian mình có mặt tại hiện trường, tình hình thời tiết, khí hậu, nhiệt độ môi trường sẽ dùng làm căn cứ khi nhận định về chất lượng. Người giám sát phải đọc bản vẽ và đọc các yêu cầu kỹ thuật của công tác được tiến hành . Người giám sát phải đọc và nghiên cứu trước biện pháp thi công do nhà thầu lập và chủ đầu tư đã ký duyệt. Không được tự tiện nêu các yêu cầu ngoài những yêu cầu đã ghi thành văn bản trong biện pháp thi công và văn bản duyệt biện pháp thi công ấy. Phải theo dõi tình hình diễn biến thực tế, nếu phát sinh khó khăn hay các điều kiện khác thường so với hồ sơ đã có, phải xin ý kiến giám sát cấp trên hoặc chủ đầu tư để quyết định. Mọi diễn biến của sản xuất phải được ghi chép tỷ mỷ trong nhật ký. Kỹ sư của nhà thầu và kỹ sư giám sát cùng ký nhận khi ghi xong một công tác được thực hiện. Trong tài liệu ghi chép phải nêu rõ những diễn biến và nhận xét về các diễn biến đó. Nếu có khác lạ so với hồ sơ cũng ghi ý kiến của người quyết định giải pháp thực hiện. Nếu thay đổi biện pháp thi công làm tăng hay giảm giá thành, cần ghi thành biên bản làm căn cứ thanh quyết toán. Mọi diễn biến phải được so sánh với các tiêu chuẩn thi công của công tác thực tế để so sánh với diễn biến thực tế. Nếu thấy bình thường cũng ghi nhật ký những diễn biến xảy ra ấy. Nếu thấy khác lạ so với tiêu chuẩn thì ghi nhận xét vào nhật ký. Nếu diễn biến có xu hướng làm giảm chất lượng, phải thảo luận và xin ý kiến cấp trên của giám sát hay chủ đầu tư, đề ra phương pháp khắc phục.
  16. Nếu không thống nhất ý kiến khắc phục , phải có quyết định của người giám sát cấp trên. Cần thiết cho hoãn thi công để báo cáo. Trước khi ngừng thi công, phải có biện pháp tránh những sai hỏng hoặc rủi ro tiếp đẻ ra khó khăn mới. Những trường hợp bất thường về thời tiết ảnh hưởng đến chất lượng thi công phải được ghi chép kỹ và có xác nhận của kỹ sư của nhà thầu và kỹ sư tư vấn giám sát. Khi cần có quyết định đình, ngừng thi công phải lập biên bản lưu giữ hồ sơ về tình trạng thi công khi phải ngừng. Cần ghi chép đầy đủ tình trạng trang bị bảo hộ, điều kiện thực hiện giải pháp an toàn cũng như điều kiện kiểm tra chất lượng bảo hộ, an toàn lao động cũng như điều kiện môi trường công tác. Giám sát để thấy nếu cần điều chỉnh tiến độ, biện pháp nhằm làm cho thi công và chất lượng bảo đảm và tốt lên thì ứng phó kịp thời. Mọi hành động qua loa , đại khái và thiếu trách nhiệm bị nghiêm cấm. 3. Quy trình, phương pháp và biện pháp kiểm tra, giám sát Quy trình thi công cho mỗi biện pháp phải được ghi trong biện pháp thi công do nhà thầu lập và chủ đầu tư thông qua bằng văn bản. Với những biện pháp thi công phức tạp khi thi công, có nguy cơ gây xập, sụt hay các rủi ro ảnh hưởng đến an toàn lao động và thiệt hại về tiền nong, cần thể hiện rõ trong bản vẽ và thuyết minh biện pháp thi công. Những trường hợp này, kỹ sư tư vấn phải nghiên cứu cẩn thận, yêu cầu nhà thầu thuyết minh cặn kẽ để có thể nhận thức hết nội dung của biện pháp thi công. Nếu thấy khả năng có nguy cơ gây sự cố, nguy hiểm thì đề xuất với chủ đầu tư cho hội thảo và cuối cùng, phải thuê một đơn vị tư vấn độc lập xem xét cẩn thận và chấp nhận biện pháp thi công. Mọi hình minh hoạ và các phép tính toán phải thể hiện bằng văn bản và đươck lưu trữ cẩn thận như văn bản thiết kế công trình.
  17. Cơ sở để nghiên cứu biện pháp thi công là các yêu cầu của chủ đầu tư nêu trong bộ hồ sơ mời thầu. Nếu trong hồ sơ mời thầu không ghi rõ thì căn cứ vào các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu tương ứng để xem xét biện pháp thi công nhằm thoả mãn các tiêu chí kỹ thuật và an toàn. Chủ đầu tư phải phê duyệt chấp nhận biện pháp thi công bằng văn bản và văn bản này coi như hồ sơ quan trọng của công trình. Sau khi biện pháp thi công được duyệt, nhà thầu phải đưa các máy moc, phương tiện ra mặt bằng, bố trí thi công. Mọi điều kiện phục vụ thi công như đường di chuyển, khu vực thi công phải được chuẩn bị chu đáo và đáp ứng với điều kiện thực tế. Mọi điều kiện về an toàn thi công phải đáp ứng. Phải có phương tiện đề phòng đang thi công bị mưa. Quy trình giám sát được thực hiện theo quy trình thực hiện biện pháp thi công. Quy trình thực hiện biện pháp thi công có thể tóm tắt có các bước như sau: * Giám sát khâu chuẩn bị thi công bao gồm mặt bằng thi công phải thuận lợi để có thể thi công được. khâu năng lượng phục vụ thi công như xăng, dầu, mỡ, điện năng, nước , đường xá vận chuyển, phương tiện thi công, vật liệu, cấu kiện phục vụ thi công * Khi khâu chuẩn bị làm xong, lệnh bắt đầu công việc được kỹ sư của nhà thầu , sau khi thống nhất với kỹ sư tư vấn giám sát, phát lệnh. Mọi lệnh trên công trường chỉ do một người được phép làm là kỹ sư của nhà thầu được giao nhiệm vụ điều khiển thi công thực hiện. Điều này tránh cho tình trạng nhiều thày, không biết nghe ai và có thể gây tai nạn trên công trường. * Trình tự tiến hành công việc theo đúng như biện pháp kỹ thuật thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt bằng văn bản. Không được thay đổi biện pháp thi công khi chưa thông qua lại chủ đầu tư. Người tư vấn cho chủ đầu tư những trường hợp này là kỹ sư tư vấn giám sát.
  18. Khi có thay đổi, kỹ sư của nhà thầu cần họp với những người liên quan đến các khâu thực hiện để thông báo chi tiết và các điều phối hợp phải tuân theo. * Từng bước thực hiện phải được ghi chép kịp thời, mô tả chi tiết, kể cả các điều kiện môi trường ngoại biên như thời tiết, khí hậu, tình trạng môi trường như nhiệt độ, khói bụi, mùi và các điều kiện tâm lý ảnh hưởng khác. * Cần thường xuyên đối chiếu với các dữ liệu đã có như cột địa chất, mặt cắt địa chất với thựoc địa, số liệu thuỷ văn và địa kỹ thuật khác, tình hình lún, sụt, xập hoặc các biến động ngoài dự kiến cũng như trong dự kiến để biết, thực tế có như dự báo trong biện pháp kỹ thuâti thi công đã lập hay không. Phải ghi chép chi tiết diễn biến thực tế so với biện pháp thi công được duyệt. Khi phát hiện sai lệch, phải xin ý kiến người được phân công để có quyết định kịp thời. Sau mỗi khâu thi công cần phải có số liệu ghi nhận thì nhà thầu tiến hành thử nghiệm sơ bộ. Kết quả thí nghiệm do nhà thầu tự làm chỉ có tính chất tham khảo. Việc thí nghiệm xác định dữ liệu chính thức sẽ do đơn vị thí nghiệm được ghi trong hợp đồng lập. Về chứng nhận sự phù hợp, do kỹ sư tư vấn giám sát kết luận. Khi kỹ sư tư vấn giám sát không nhất trí với nhà thầu trong kết luận, nhà thầu phải thuê đơn vị thí nghiệm có đủ tư cách pháp nhân khác do chủ đầu tư chỉ định và phương pháp thí nghiệm do kỹ sư tư vấn giám sát đề nghị. Lý do là kỹ sư tư vấn giám sát là người thay mặt chủ đầu tư quyết định có chấp nhận hay không chấp nhận kết quả thí nghiệm để nghiệm thu. Khi hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình, với những công trình bắt buộc phải có sự chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực để đưa vào sử dụng , phải thực hiện theo thông tư số 16/2008/TT-BXD Hướng dẫn kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng ban hành ngày 11-09-2008. Theo thông tư này :
  19. Các công trình hoặc hạng mục công trình xây dựng khi xảy ra sự cố do mất khả năng chịu lực có thể gây thảm hoạ đối với người, tài sản và môi trường bắt buộc phải được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực gồm: a) Công trình công cộng tập trung đông người từ cấp III trở lên: nhà hát, rạp chiếu bóng, vũ trường, nhà ga, hội trường, nhà thi đấu thể thao, sân vận động, trung tâm thương mại, siêu thị, thư viện, nhà bảo tàng và các công trình công cộng khác có quy mô và chức năng tương tự. Riêng bệnh viện, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học có quy mô từ 2 tầng và có tổng diện tích sàn từ 300m2 trở lên. b) Nhà chung cư, khách sạn, nhà làm việc và tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình từ cấp II trở lên. c) Kho xăng, kho dầu, kho chứa khí hoá lỏng, kho hoá chất từ cấp II trở lên. d) Đập, cầu, hầm giao thông từ cấp II trở lên; đường sắt trên cao, hệ thống cáp treo vận chuyển người không phân biệt cấp. 4. Công trình được chứng nhận sự phù hợp về chất lượng Công trình hoặc hạng mục công trình xây dựng không phân biệt loại và cấp được chứng nhận sự phù hợp về chất lượng khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương hoặc theo đề nghị của chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu trên cơ sở yêu cầu của tổ chức bảo hiểm công trình, của tổ chức và cá nhân mua, quản lý hoặc sử dụng công trình (viết tắt là bên có yêu cầu chứng nhận). Đối tượng chứng nhận có thể là công trình xây dựng mới hoặc công trình đã đưa vào sử dụng. Để chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chủ đầu tư phải làm các công việc : a). Lựa chọn tổ chức thực hiện chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực Chủ đầu tư các công trình xây dựng quy định trên có trách nhiệm lựa chọn tổ chức thực hiện việc kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực (viết tắt là tổ chức kiểm tra). Tổ chức kiểm tra được lựa chọn là tổ chức tư vấn có chức năng hành
  20. nghề một trong các lĩnh vực thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng hoặc kiểm định chất lượng công trình xây dựng phù hợp với loại công trình được chứng nhận, đáp ứng các yêu cầu sau: a) Yêu cầu về điều kiện năng lực: - Có đủ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật theo quy định thuộc các chuyên ngành phù hợp với nội dung kiểm tra nêu tại Khoản 2 của Mục này, tương ứng với quy mô công trình được chứng nhận; - Cá nhân chủ trì việc kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực phải có năng lực chủ trì thiết kế kết cấu công trình phù hợp với loại và cấp công trình được chứng nhận; - Không có vi phạm trong hoạt động xây dựng trong 3 năm gần nhất. b) Yêu cầu đảm bảo tính độc lập, khách quan trong việc chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực: - Không tham gia khảo sát, thiết kế, thi công, cung ứng vật tư - thiết bị, quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng cho chính công trình hoặc hạng mục công trình được chứng nhận; - Độc lập về tổ chức và tài chính: không có quan hệ phụ thuộc về tổ chức với chủ đầu tư, với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng và tư vấn quản lý dự án của chính công trình hoặc hạng mục công trình được chứng nhận; không có cổ phần hoặc vốn góp trên 50% của nhau đối với chủ đầu tư và không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau đối với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng và tư vấn quản lý dự án. Trường hợp không lựa chọn được tổ chức kiểm tra đáp ứng các điều kiện nêu trên thì chủ đầu tư phải báo cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương để được giới thiệu tổ chức tư vấn thực hiện công việc này. 2. Trình tự, nội dung kiểm tra đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực
  21. Tổ chức kiểm tra có trách nhiệm lập đề cương kiểm tra công tác khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng công trình trình chủ đầu tư thỏa thuận. Việc kiểm tra xác nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực có thể được tiến hành từ khi bắt đầu thi công xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình được chứng nhận. Đối tượng kiểm tra tập trung vào bộ phận công trình, kết cấu chịu lực khi bị phá hoại có thể gây thảm hoạ. a) Kiểm tra công tác khảo sát, thiết kế: - Kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện việc khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế và việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; - Kiểm tra trình tự, thủ tục nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng; trình tự thẩm định, phê duyệt và nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình; - Kiểm tra báo cáo kết quả khảo sát xây dựng, thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế 2 bước, 1 bước); đánh giá mức độ đáp ứng của các tài liệu này với các yêu cầu của quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật được sử dụng nhằm đảm bảo an toàn của chịu lực công trình. Trong quá trình kiểm tra, nếu có nghi ngờ về kết quả khảo sát, kết quả tính toán kết cấu chịu lực thì tổ chức kiểm tra đề nghị chủ đầu tư và nhà thầu khảo sát, thiết kế làm rõ. Trường hợp cần thiết, tổ chức kiểm tra có thể đề nghị chủ đầu tư tổ chức phúc tra kết quả khảo sát xây dựng, kiểm tra lại khả năng chịu lực của kết cấu. b) Kiểm tra công tác thi công xây dựng công trình - Kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực và hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng công trình; kiểm tra năng lực phòng thí nghiệm và năng lực của các tổ chức kiểm định có liên quan; - Kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật đối với công tác giám sát và nghiệm thu chất lượng xây dựng;
  22. - Kiểm tra chất lượng thi công xây dựng thông qua tài liệu quản lý chất lượng của công trình hoặc hạng mục công trình được chứng nhận; đánh giá mức độ đáp ứng của các tài liệu này với yêu cầu của thiết kế nhằm đảm bảo an toàn chịu lực của công trình; - Kiểm tra các số liệu quan trắc và biểu hiện bên ngoài của kết cấu có liên quan tới khả năng chịu lực của công trình. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện thấy các yếu tố có thể ảnh hưởng tới khả năng chịu lực của công trình thì tổ chức kiểm tra đề nghị chủ đầu tư và các nhà thầu giải trình làm rõ. Trường hợp cần thiết tổ chức kiểm tra có thể đề nghị chủ đầu tư tổ chức kiểm định chất lượng hoặc thí nghiệm, quan trắc đối chứng. c) Sau từng đợt kiểm tra, tổ chức kiểm tra phải có văn bản thông báo kịp thời về kết quả kiểm tra gửi cho chủ đầu tư và các bên có liên quan. 3. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực a) Trong vòng 15 ngày kể từ khi chủ đầu tư tập hợp đủ hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình, hạng mục công trình được chứng nhận; tổ chức kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực nếu kết quả kiểm tra đáp ứng được các điều kiện sau: - Công tác khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng công trình tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn chịu lực của công trình. - Các số liệu quan trắc và biểu hiện bên ngoài của kết cấu phản ánh sự làm việc bình thường của kết cấu; - Các kết quả phúc tra, kiểm tra lại (nếu có) đảm bảo kết cấu đủ khả năng chịu lực. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi 01 giấy chứng nhận này kèm theo báo cáo kết quả kiểm tra đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình được chứng nhận cho cơ quan quản lý nhà nước về xây
  23. dựng ở địa phương để kiểm tra và quản lý. Giấy chứng nhận này là căn cứ để chủ đầu tư đưa công trình vào sử dụng. b) Trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận thì tổ chức kiểm tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư về quyết định của mình, trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy chứng nhận. Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo việc này cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương biết để kiểm tra và xử lý. Để chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng (i). Yêu cầu chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng a) Xuất phát từ lợi ích của cộng đồng, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương có thể yêu cầu chủ đầu tư thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng. Các tổ chức bảo hiểm công trình; tổ chức, cá nhân mua, quản lý hoặc sử dụng công trình xuất phát từ lợi ích của mình có thể đề nghị chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu (đối với các công trình đã đưa vào sử dụng) thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình. b) Bên có yêu cầu chứng nhận phải đưa ra phạm vi và nội dung chứng nhận sự phù hợp về chất lượng. Đối với trường hợp việc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng được yêu cầu bởi cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương thì phạm vi và nội dung chứng nhận là bắt buộc phải thực hiện. Đối với trường hợp việc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng được yêu cầu bởi các tổ chức, cá nhân khác thì phạm vi và nội dung chứng nhận do chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu và bên có yêu cầu chứng nhận thoả thuận. c) Phạm vi chứng nhận có thể là sự phù hợp về chất lượng thiết kế, sự phù hợp về chất lượng thi công xây dựng hoặc sự phù hợp về chất lượng của công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình xây dựng so với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho công trình. Nội dung chứng nhận có thể là một, một số
  24. hoặc toàn bộ các tiêu chí về an toàn chịu lực, an toàn vận hành; chất lượng phần hoàn thiện, cơ điện (ii). Lựa chọn tổ chức thực hiện việc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng Bên có yêu cầu chứng nhận thoả thuận với chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu về việc lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức thực hiện việc kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng (viết tắt là tổ chức chứng nhận). Riêng trường hợp việc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng do cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương yêu cầu thì chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn, ký hợp đồng với tổ chức chứng nhận. Tổ chức chứng nhận được lựa chọn là tổ chức tư vấn có chức năng hành nghề một trong các lĩnh vực thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng, kiểm định chất lượng công trình xây dựng hoặc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng, đáp ứng các yêu cầu sau: a) Yêu cầu về điều kiện năng lực: - Đảm bảo đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật phù hợp với loại, cấp công trình được chứng nhận và nội dung chứng nhận; - Không có vi phạm trong hoạt động xây dựng trong 3 năm gần nhất. b) Yêu cầu về tính độc lập, khách quan trong việc thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng: - Không tham gia khảo sát, thiết kế, thi công, cung ứng vật tư - thiết bị, quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng cho chính công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình được chứng nhận; - Độc lập về tổ chức và tài chính: không có quan hệ phụ thuộc về tổ chức với chủ đầu tư, các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng và tư vấn quản lý dự án của chính công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình được chứng nhận; không có cổ phần hoặc vốn góp trên 50% của nhau đối
  25. với chủ đầu tư và không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau đối với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng và tư vấn quản lý dự án. (iii). Trình tự, nội dung kiểm tra sự phù hợp về chất lượng đối với công trình xây dựng mới Tổ chức chứng nhận có trách nhiệm lập đề cương thực hiện việc kiểm tra, đánh giá sự phù hợp về chất lượng tương ứng với phạm vi và nội dung chứng nhận để chủ đầu tư thoả thuận. Phạm vi kiểm tra tập trung vào công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình được chứng nhận. Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nội dung chứng nhận. Việc kiểm tra có thể tiến hành từ khi bắt đầu thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình được chứng nhận. a) Kiểm tra sự phù hợp về chất lượng thiết kế: - Kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện việc khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế; sự tuân thủ trình tự, thủ tục nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng; thẩm định, phê duyệt và nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình; - Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng so với tiêu chuẩn khảo sát và nhiệm vụ khảo sát; - Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế 2 bước, 1 bước) so với nhiệm vụ thiết kế và so với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho công trình. Trong quá trình kiểm tra, nếu có nghi ngờ về kết quả khảo sát và chất lượng của thiết kế, tổ chức chứng nhận đề nghị chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan làm rõ. Trường hợp cần thiết, tổ chức chứng nhận có thể thực hiện kiểm tra lại kết quả khảo sát, kiểm tra lại thiết kế của công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình được chứng nhận.
  26. b) Kiểm tra sự phù hợp về chất lượng thi công xây dựng: - Kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực và hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn quản lý dự án, giám sát thi công xây dựng công trình; kiểm tra năng lực phòng thí nghiệm và năng lực của các tổ chức kiểm định có liên quan; kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu; - Kiểm tra xác suất chất lượng vật tư, thiết bị, cấu kiện xây dựng được sử dụng để xây dựng công trình thông qua việc kiểm tra xuất xứ hàng hoá, chứng chỉ chất lượng và các kết quả thí nghiệm, kiểm định chất lượng có liên quan; - Kiểm tra xác suất chất lượng thi công xây dựng; - Chứng kiến vận hành thử công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình được chứng nhận. Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ nghiệm thu so với yêu cầu của thiết kế. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện thấy các yếu tố không đảm bảo sự phù hợp về chất lượng thì tổ chức chứng nhận có thể đề nghị chủ đầu tư và các nhà thầu giải trình làm rõ. Trường hợp cần thiết tổ chức chứng nhận có thể thực hiện kiểm định; thí nghiệm, quan trắc đối chứng. c) Kiểm tra sự phù hợp về chất lượng của công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình xây dựng: thực hiện cả hai nội dung quy định tại Điểm a và b Khoản này. d) Sau từng đợt kiểm tra, tổ chức chứng nhận phải có văn bản thông báo kịp thời về kết quả kiểm tra gửi cho chủ đầu tư và các bên có liên quan. (iv). Trình tự, nội dung kiểm tra sự phù hợp về chất lượng đối với các công trình đã đưa vào sử dụng Tổ chức chứng nhận có trách nhiệm lập đề cương kiểm tra và đánh giá sự phù hợp về chất lượng để chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu thỏa thuận. Phạm vi kiểm tra tập trung vào
  27. công trình, hạng mục công trình, bộ phận công trình xây dựng được chứng nhận. Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nội dung chứng nhận đã được thỏa thuận. Nội dung kiểm tra có thể bao gồm kiểm tra chất lượng thiết kế, chất lượng thi công xây dựng thông qua hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình. Trường hợp cần thiết, tổ chức chứng nhận có thể thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng công trình thông qua các thí nghiệm, quan trắc. (v). Cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng a) Tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng nếu chất lượng công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình xây dựng qua kiểm tra phù hợp với yêu cầu của thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình. Giấy chứng nhận bao gồm các nội dung sau: - Tên tổ chức chứng nhận; - Các căn cứ thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng; - Tên công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình được chứng nhận sự phù hợp về chất lượng; - Phạm vi và nội dung chứng nhận; - Kết luận sự phù hợp về chất lượng; - Chữ ký và dấu của người đại diện theo pháp luật của tổ chức chứng nhận. Trường hợp việc chứng nhận được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương thì chủ đầu tư có trách nhiệm gửi 01 giấy chứng nhận kèm theo báo cáo kết quả kiểm tra sự phù hợp về chất lượng cho cơ quan này để kiểm tra và quản lý. Giấy chứng nhận là căn cứ để đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Trường hợp việc chứng nhận được thực hiện theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân khác thì chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu gửi 01 giấy chứng nhận cho bên có yêu cầu chứng nhận làm cơ sở để thực hiện các thoả thuận tiếp theo.
  28. b) Trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng, tổ chức chứng nhận có trách nhiệm thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy chứng nhận cho chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu và bên có yêu cầu chứng nhận để biết và xử lý. 4. Kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình Công trình xây dựng chỉ được khởi công khi đáp ứng các điều kiện sau đây nên cần phải kiểm tra kỹ điều kiện khởi công: a). Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng do chủ đầu tư xây dựng công trình và nhà thầu thi công xây dựng thỏa thuận b). Có giấy phép xây dựng đối với những công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 68 của Luật này; c). Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục, công trình đã được phê duyệt d). Có hợp đồng xây dựng; e). Có đủ nguồn vốn để bảo đảm tiến độ xây dựng công trình theo tiến độ đã được phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng công trình; f). Có biện pháp để bảo đảm an toàn , vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng; g). Đối với khu đô thị mới, tùy theo tính chất, quy mô, phải xây dựng xong toàn bộ hoặc từng phần các công trình hạ tầng kỹ thuật thì mới được khởi công xây dựng công trình Nếu không tuân thủ nghiêm túc điều kiện khởi công sẽ bị phát theo Nghị định số 23- 2009 như sau: Nếu tuân thủ không nghiêm túc các điều kiện khởi công công trình, chủ đầu tư sẽ bị xử phạt như sau:
  29. 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với chủ đầu tư không thông báo ngày khởi công bằng văn bản cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình trước 7 ngày theo quy định. 2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ đầu tư khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công (đối với trường hợp vi phạm quy định về giấy phép xây dựng thì xử phạt theo quy định tại Điều 12 Nghị định này). 3. Hành vi vi phạm quy định về lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành công trình xây dựng xử phạt theo quy định tại khoản 5 Điều 29 Nghị định số 84/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2006 quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, chủ đầu tư có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này còn bị buộc thực hiện đúng quy định về điều kiện khởi công xây dựng công trình. Theo Luật Xây dựng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn tỉnh, các công trình xây dựng chỉ được khởi công khi đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng do chủ đầu tư xây dựng công trình và nhà thầu thi công xây dựng thỏa thuận. 2. Có giấy phép xây dựng đối với những công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng; trừ trường hợp công trình nếu sau thời hạn hai mươi ngày làm việc (mười lăm ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ) mà cơ quan cấp giấy phép không có ý kiến trả lời bằng văn bản kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ khi đã đủ các điều kiện quy định tại các mục 1,3,4,5,6,7 trong hướng dẫn này. 3. Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục, công trình đã được phê duyệt. 4. Có hợp đồng xây dựng. 5. Có đủ nguồn vốn để bảo đảm tiến độ xây dựng công trình theo tiến độ đã được phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng công trình.
  30. 6. Có biện pháp để bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng. 7. Đối với khu đô thị mới, tùy theo tính chất, quy mô, phải xây dựng xong toàn bộ hoặc từng phần các công trình hạ tầng kỹ thuật thì mới được khởi công xây dựng công trình. 5. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng Theo các điều khoản của Luật Xây dựng quy định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xây dựng thì: Về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân 1. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc theo quy định của Nghị định này. 2. Tổ chức, cá nhân khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có đủ điều kiện về năng lực: a) Lập dự án đầu tư xây dựng công trình; b) Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; c) Thiết kế quy hoạch xây dựng; d) Thiết kế xây dựng công trình; đ) Khảo sát xây dựng công trình; e) Thi công xây dựng công trình; g) Giám sát thi công xây dựng công trình; h) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; i) Kiểm định chất lượng công trình xây dựng;
  31. k) Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng. Năng lực của các tổ chức, cá nhân khi tham gia lĩnh vực hoạt động xây dựng nêu trên được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hành nghề hoặc các điều kiện về năng lực phù hợp với công việc đảm nhận. 3. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp. 4. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; chủ trì thiết kế; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực hiện các công việc thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Cá nhân tham gia quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 5. Để bảo đảm chất lượng công trình xây dựng, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với từng gói thầu hoặc loại công việc cụ thể. 6. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức. Bộ Xây dựng thành lập hệ thống thông tin về năng lực và hoạt động của các tổ chức, cá nhân tư vấn xây dựng, các nhà thầu hoạt động xây dựng trong phạm vi cả nước, kể cả nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam. 7. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng
  32. không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép. 8. Khi lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư phải căn cứ vào các quy định về điều kiện năng lực tại Nghị định này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc. Để chứng minh năng lực hành nghề phải có chứng chỉ hành nghề a). Chứng chỉ hành nghề là giấy xác nhận năng lực hành nghề cấp cho kỹ sư, kiến trúc sư có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng. b). Chứng chỉ hành nghề được quy định theo mẫu thống nhất và có giá trị trong phạm vi cả nước. Chứng chỉ hành nghề phải nêu rõ phạm vi và lĩnh vực được phép hành nghề. c). Chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng do Giám đốc Sở Xây dựng cấp. Giám đốc Sở Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng Tư vấn giúp Giám đốc Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng theo quy định. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư Người được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc quy hoạch xây dựng, có kinh nghiệm trong công tác thiết kế tối thiểu 5 năm và đã tham gia thiết kế kiến trúc ít nhất 5 công trình hoặc 5 đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư Người được cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký, có kinh nghiệm trong lĩnh
  33. vực đăng ký hành nghề ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc khảo sát ít nhất 5 công trình. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình (i). Người được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký; đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc ít nhất 5 công trình hoặc có kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng công trình 3 năm trở lên trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng. (ii). Đối với những người có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp, đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 3 năm, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng thì được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình. Chứng chỉ này chỉ được dùng để thực hiện giám sát đối với công trình cấp IV. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm lập dự án 1. Năng lực của Chủ nhiệm lập dự án được phân thành 2 hạng theo loại công trình. Chủ nhiệm lập dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với tính chất, yêu cầu của dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây: a) Hạng 1: có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 7 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc là chủ nhiệm thiết kế hạng 1 đối với công trình cùng loại dự án; b) Hạng 2: có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 5 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chủ nhiệm thiết kế hạng 2 trở lên đối với công trình cùng loại dự án;
  34. c) Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có bằng cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại dự án, có thời gian liên tục làm công tác lập dự án, thiết kế tối thiểu 5 năm thì được công nhận là chủ nhiệm lập dự án hạng 2. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại; b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án nhóm B, C cùng loại; c) Đối với cá nhân chưa xếp hạng được làm chủ nhiệm lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình cùng loại; nếu đã làm chủ nhiệm 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm C cùng loại. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi lập dự án 1. Năng lực của tổ chức tư vấn lập dự án được phân thành 2 hạng theo loại dự án như sau: a) Hạng 1: có ít nhất 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án; trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1 công trình cùng loại; b) Hạng 2: có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án; trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2 công trình cùng loại. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại; b) Hạng 2: được lập dự án nhóm B, C cùng loại; c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng chỉ được lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật của công trình cùng loại. Điều kiện năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án
  35. 1. Năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 hạng theo loại dự án. Giám đốc tư vấn quản lý dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây: a) Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1: Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 7 năm, đã là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1; b) Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2: có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 5 năm, đã là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2; c) Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm trong công tác lập dự án hoặc thiết kế hoặc thi công xây dựng tối thiểu 5 năm được giữ chức danh Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2. 2. Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án thì Giám đốc quản lý dự án phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Riêng đối với các dự án nhóm C ở vùng sâu, vùng xa thì Giám đốc quản lý dự án có thể là người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Chủ đầu tư có thể cử người thuộc bộ máy của mình hoặc thuê người đáp ứng các điều kiện nêu trên làm Giám đốc quản lý dự án. 3. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C;
  36. b) Hạng 2: được quản lý dự án nhóm B, C; c) Đối với cá nhân chưa được xếp hạng thì chỉ được quản lý Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình; nếu đã quản lý 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được quản lý dự án nhóm C cùng loại. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi làm tư vấn quản lý dự án 1. Năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 hạng như sau: a) Hạng 1: - Có Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 phù hợp với loại dự án; - Có tối thiểu 30 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 3 kỹ sư kinh tế; - Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại. b) Hạng 2: - Có Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 hoặc hạng 2 phù hợp với loại dự án; - Có tối thiểu 20 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 2 kỹ sư kinh tế; - Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C; b) Hạng 2: được quản lý dự án nhóm B, C; c) Các tổ chức chưa đủ điều kiện xếp hạng được thực hiện quản lý Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. 3. Đối với tổ chức tư vấn quản lý dự án chưa đủ điều kiện xếp hạng, nếu đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được thực hiện quản lý dự án nhóm C.
  37. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát xây dựng 1. Năng lực của chủ nhiệm khảo sát được phân thành 2 hạng như sau: a) Hạng 1: có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã là chủ nhiệm ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp I trở lên hoặc đã chủ nhiệm 5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II; b) Hạng 2: có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã chủ nhiệm ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II hoặc 3 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III hoặc đã tham gia ít nhất 5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II trở lên. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm khảo sát của công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm khảo sát của công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; c) Đối với khảo sát địa hình, các chủ nhiệm khảo sát được làm chủ nhiệm khảo sát các loại quy mô. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi khảo sát xây dựng 1. Năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng được phân thành 2 hạng như sau: a) Hạng 1: - Có ít nhất 20 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát, trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 1; - Có đủ thiết bị phù hợp với từng loại khảo sát và phòng thí nghiệm hợp chuẩn; - Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I cùng loại, hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II cùng loại. b) Hạng 2:
  38. - Có ít nhất 10 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 2; - Có đủ thiết bị khảo sát để thực hiện từng loại khảo sát; - Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II cùng loại hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III cùng loại. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được thực hiện nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; b) Hạng 2: được thực hiện nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; c) Đối với khảo sát địa hình, chỉ các tổ chức khảo sát hạng 1 và 2 mới được thực hiện khảo sát địa hình các loại quy mô. 3. Đối với tổ chức khảo sát xây dựng chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã thực hiện ít nhất 5 nhiệm vụ khảo sát xây dựng của công trình cấp IV thì được thực hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng của công trình cấp III cùng loại. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình 1. Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau: a) Hạng 1: - Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; - Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I cùng loại. b) Hạng 2: - Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;
  39. - Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp II cùng loại. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm thiết kế công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại và làm chủ nhiệm lập dự án nhóm A, B, C cùng loại; b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm thiết kế công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại và được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm B, C cùng loại. Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình 1. Chủ trì thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau: a) Hạng 1: - Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; - Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. b) Hạng 2: - Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; - Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã tham gia thiết kế 5 công trình cùng loại. c) Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình, có thời gian liên tục làm công tác thiết kế tối thiểu 5 năm thì được làm chủ trì thiết kế công trình cấp III, cấp IV, trừ các công trình bắt buộc thực hiện kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực theo quy định. 2. Phạm vi hoạt động:
  40. a) Hạng 1: được làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV; b) Hạng 2: được làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp II, cấp III và cấp IV. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình 1. Năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế xây dựng được phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau: a) Hạng 1: - Có ít nhất 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 1; - Có đủ chủ trì thiết kế hạng 1 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại; - Đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. b) Hạng 2: - Có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 2; - Có đủ chủ trì thiết kế hạng 2 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại; - Đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được thiết kế công trình cấp đặc biệt, cấp I , cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại; b) Hạng 2: được thiết kế công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập dự án nhóm B, C cùng loại;
  41. c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được thiết kế công trình cấp IV cùng loại, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình của công trình cùng loại. 3. Đối với tổ chức tư vấn thiết kế chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã thiết kế ít nhất 5 công trình cấp IV thì được thiết kế công trình cấp III cùng loại. Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình 1. Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng với điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điều 48 Nghị định này. 2. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng với điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình quy định tại Nghị định 12-2009/NĐ-CP này. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình 1. Năng lực của tổ chức giám sát công trình được phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau: a) Hạng 1: - Có ít nhất 20 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp; - Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I, hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. b) Hạng 2: - Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp; - Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
  42. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được giám sát thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV cùng loại; b) Hạng 2: được giám sát thi công xây dựng công trình cấp II, III và IV cùng loại; c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại. 3. Đối với tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã giám sát thi công ít nhất 5 công trình cấp IV thì được giám sát thi công xây dựng công trình cấp III cùng loại. Điều kiện năng lực của chỉ huy trưởng công trường 1. Năng lực của chỉ huy trưởng công trường được phân thành 2 hạng. Chỉ huy trưởng công trường phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây: a) Hạng 1: - Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 7 năm; - Đã là chỉ huy trưởng công trường của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. b) Hạng 2: - Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 5 năm; - Đã là chỉ huy trưởng công trường của công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại. c) Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm thi công tối thiểu 5 năm được giữ chức danh chỉ huy trưởng hạng 2.
  43. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được làm chỉ huy trưởng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV cùng loại; b) Hạng 2: được làm chỉ huy trưởng công trình cấp II, III và IV cùng loại; c) Đối với cá nhân chưa được xếp hạng thì chỉ làm được chỉ huy trưởng công trình cấp IV; nếu đã làm chỉ huy trưởng 5 công trình cấp IV thì được làm chỉ huy trưởng công trình cấp III cùng loại. Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng khi thi công xây dựng công trình 1. Năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình được phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau: a) Hạng 1: - Có chỉ huy trưởng hạng 1 của công trình cùng loại; - Có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây dựng; - Có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận; - Có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình; - Đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. b) Hạng 2: - Có chỉ huy trưởng hạng 1 hoặc hạng 2 của công trình cùng loại; - Có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây dựng; - Có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận; - Có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình;
  44. - Đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; b) Hạng 2: được thi công xây dựng công trình từ cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được thi công xây dựng công trình cải tạo, sửa chữa có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng, nhà ở riêng lẻ. 3. Đối với tổ chức thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện xếp hạng, nếu đã thi công cải tạo 3 công trình thì được thi công xây dựng công trình cấp IV và tiếp sau đó nếu đã thi công xây dựng ít nhất 5 công trình cấp IV thì được thi công xây dựng công trình cấp III cùng loại. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng công trình 1. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình như sau: a) Có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực hành nghề; b) Có đăng ký kinh doanh hoạt động hành nghề thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng theo quy định của pháp luật. 2. Phạm vi hoạt động: a) Cá nhân hành nghề độc lập khảo sát xây dựng chỉ được tư vấn cho chủ đầu tư về việc lập nhiệm vụ khảo sát, thẩm định để phê duyệt kết quả từng loại khảo sát phù hợp với chứng chỉ;
  45. b) Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình được thiết kế các công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ; c) Cá nhân hành nghề giám sát thi công xây dựng độc lập được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ. 3. Cá nhân hành nghề độc lập khi hoạt động phải thực hiện theo các quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề 1. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề có quyền: a) Sử dụng chứng chỉ hành nghề để thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật; b) Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm các quy định về cấp chứng chỉ hành nghề. 2. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề có nghĩa vụ: a) Tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ liên quan tới việc cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng; b) Chỉ được thực hiện khảo sát xây dựng, thiết kế, giám sát thi công xây dựng trong phạm vi chứng chỉ hành nghề cho phép; c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung hồ sơ, chất lượng các công việc do mình thực hiện; d) Không được tẩy xoá, cho mượn chứng chỉ hành nghề. Điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam Tổ chức, cá nhân nước ngoài khi hành nghề lập dự án, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng tại Việt Nam phải đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
  46. 6. Kiểm tra chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị trước khi lắp đặt vào công trình Vật tư, vật liệu, cấu kiện, bán thành phẩm và thiết bị trước khi đưa vào thi công hoặc lắp đặt vào công trình phải được kiểm tra và chủ đầu tư chấp nhận bằng văn bản. Vật liệu xây dựng là thành phần quan trọng tạo nên chất lượng công trình xây dựng. Vật liệu xây dựng rất đa dạng về chủng loại. Để đảm bảo được chất lượng công trình xây dựng, cần kiểm tra, giám sát chất lượng chúng khi đưa vào sử dụng. Tài liệu này đưa ra các nguyên tắc kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng nói chung và đề cập cụ thể tới trình tự và nội dung giám sát các loại vật liệu chính, thường sử dụng trong các công trình xây dựng như: 1. Bê tông nặng thông thường (mác C10-40) 2. Bê tông đặc biệt: - Loại mác cao (C50-60); - Bê tông chống thấm; - Bê tông chịu uốn; - Bê tông bơm; - Bê tông kéo dài thời gian ninh kết; - Bê tông cho kết cấu cần tháo đà giáo sớm. 3. Khối xây thông thường 4. Vữa đặc biệt 5. Thép cốt bê tông 6. Ngói lợp, tấm lợp 7. Sơn, vôi. 1. Yêu cầu và các bước giám sát
  47. Việc kiểm tra giám sát chất lượng vật liệu trong thi công và nghiệm thu công trình là một trong các hoạt động chính của công tác quản lý chất lượng xây dựng. Việc quản lý chất lượng xây dựng nói chung và vật liệu xây dựng nói riêng phải tuân theo qui định của nhà nước thể hiện trong Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 17/2000/QĐ-BXD ngày 02/08/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Trong đó có một số điều khoản cần lưu ý đối với việc giám sát thi công và nghiệm thu công trình như sau: - Yêu cầu của công tác giám sát (điều 14) là phải tiến hành thường xuyên, liên tục, có hệ thống nhằm ngăn ngừa các sai phạm kỹ thuật đảm bảo việc nghiệm thu khối lượng và chất lượng các công tác xây lắp của nhà thầu được thực hiện theo thiết kế được duyệt, Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, các qui định về an toàn lao động và phù hợp với hợp đồng giao nhận thầu. - Trách nhiệm giám sát được qui định theo các giai đoạn thi công (điều 17): a. Giai đoạn chuẩn bị thi công: Kiểm tra danh mục, qui cách, chủng loại và tính năng của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị sẽ sử dụng trong công trình do nhà thầu xây lắp lập. b. Giai đoạn thực hiện thi công: Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng tại hiện trường; không cho phép đưa vật liệu , cấu kiện, sản phẩm xây dựng không phù hợp với tiêu chuẩn về chất lượng và qui cách vào sử dụng trong công trình. Khi cần thiết, phải lấy mẫu thí nghiệm kiểm định chất lượng và các tính năng của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng c. Giai đoạn hoàn thành xây dựng công trình Kiểm tra, tập hợp toàn bộ hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng đối với công trình. Như vậy, tuân thủ theo Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 17/2000/QĐ-BXD, việc kiểm tra giám sát chất lượng vật liệu
  48. phải đạt được mục đích ngăn ngừa sai phạm là chính và cần được thực hiện theo các bước sau: 1. Kiểm tra chất lượng vật liệu trước khi thi công; 2. Giám sát sử dụng vật liệu trong quá trình thi công; 3. Nghiệm thu tài liệu quản lý chất lượng vật liệu sau khi thi công. Bước 1 và bước 3 áp dụng cho tất cả các loại vật liệu. Bước 2 áp dụng cho các loại vật liệu thay đổi hoặc có tính chất chỉ hình thành hoàn chỉnh trong và sau quá trình thi công. 2. Căn cứ để giám sát Căn cứ pháp lý và kỹ thuật mà người kỹ sư lấy làm chuẩn để giám sát là: Yêu cầu của thiết kế; Các tiêu chuẩn, quy phạm, tài liệu kỹ thuật được duyệt và các yêu cầu riêng của chủ đầu tư. 2.1. Yêu cầu của thiết kế Các yêu cầu chính về vật liệu thường được thể hiện trực tiếp trên bản vẽ (ví dụ: bê tông C30 MPa, cốt thép CII Ra 300 N/mm2 ), các yêu cầu khác có thể được chỉ dẫn tuân thủ theo một số tiêu chuẩn quy phạm hoặc tài liệu kỹ thuật biên soạn riêng. 2.2. Tiêu chuẩn, quy phạm, tài liệu kỹ thuật + Tiêu chuẩn, quy phạm Khi thiết kế chỉ định trực tiếp trên bản vẽ. Ví dụ: Thép CIII TCVN 1651-85; thép SD 490 JIS G 3112 - 91 thì giám sát vật liệu được thực hiện theo các tiêu chuẩn thiết kế quy định. Lưu ý rằng thép cốt bê tông đã có các tiêu chuẩn mới là TCVN 1651-1-2008 và TCVN 1651-2-2008. Khi thiết kế không chỉ định trực tiếp trên bản vẽ. Khi đó giám sát vật liệu được thực hiện theo quy tắc:
  49. Thiết kế kết cấu theo tiêu chuẩn quốc gia nào thì vật liệu được kiểm tra giám sát theo tiêu chuẩn quốc gia đó. + Tài liệu kỹ thuật ị một số công trình lớn, đặc biệt là công trình nước ngoài thiết kế theo tiêu chuẩn nước ngoài, người thiết kế có thể soạn thảo các tài liệu kỹ thuật riêng dưới dạng trích yếu các nội dung, yêu cầu chính từ các tiêu chuẩn, quy phạm cần được áp dụng. Tài liệu này là thông tin chung về yêu cầu của người thiết kế. Cách làm này tránh được việc ghi quá nhiều yêu cầu trên một bản vẽ và lặp lại một thông tin trên nhiều bản vẽ. Một vài ví dụ: - Specification for concrete work (điều kiện cho công tác bê tông) - Specification for grouting (điều kiện cho công tác vữa rót) - Điều kiện kỹ thuật công tác sản xuất bê tông thuỷ điện Hoà bình Thực chất tài liệu kỹ thuật cũng là sự tập hợp các tiêu chuẩn quy phạm xây dựng dưới dạng rút gọn. Đây cũng là căn cứ bắt buộc phải áp dụng cho công tác giám sát. 2.3. Yêu cầu riêng của chủ đầu tư Thông thường, trong nhiệm vụ BQLDA giao cho bộ phận kỹ thuật trực thuộc hoặc trong hợp đồng giao cho một tổ chức giám sát khác thì yêu cầu chính vẫn là đảm bảo việc giám sát thi công thực hiện theo thiết kế đưọc duyệt, phù hợp tiêu chuẩn, quy phạm hoặc tài liệu kỹ thuật được duyệt. Bên cạnh đó chủ đầu tư có thể đặt ra một số yêu cầu riêng buộc công tác thi công phải tuân thủ. Các yêu cầu này thường căn cứ vào điều kiện thực tế của công trình, làm thành các văn bản quy định riêng không trái với tiêu chuẩn quy phạm và yêu cầu thiết kế. Ví dụ: Cũng là thực hiện công việc thi công bê tông C30, chủ đầu tư có thể yêu cầu một số hoặc tất cả các hạng mục phải sử dụng bê tông thương phẩm hoặc bê tông bơm
  50. hoặc quy định nguồn vật tư cung cấp đạt chất lượng gần điểm thi công để đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án, v.v . Đây cũng là căn cứ kỹ thuật để giám sát. Tóm lại: Căn cứ pháp lý, kỹ thuật để giám sát là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật của thiết kế, các tiêu chuẩn, quy phạm hoặc tài liệu kỹ thuật cần được áp dụng và một số yêu cầu riêng của chủ đầu tư. Với mỗi loại vật liệu, cấu kiện, phải căn cứ vào các tiêu chuẩn sử dụng để kiểm tra. Khó định ra công thức kiểm tra chung nhưng phải căn cứ vào tiêu chuẩn và các chỉ dẫn của nhà sản xuất để kiểm tra cho từng vật liệu, bán thành phẩm , cấu kiện và thiết bị . Vai trò của catalogues ở đây hết sức quan trọng vì đấy là chỉo dẫn của nhà sản xuất với cấu kiện, bán thành phẩm hoặc thiết bị mà họ sản xuất, họ có những yêu cầu riêng mà khi đưa vào công trình ta cần tuân theo. Lấy thí dụ về môtỵ số vật liệu, bán thành phẩm cần chú ý khi giám sát. (i) Giám sát chất lượng bê tông nặng thông thường (mác C10 - 40) Cần thống nhất khái niệm: - Mác bê tông: Cường độ nén của bê tông ở tuổi nghiệm thu. - Cường độ nén: Chỉ số biểu thị khả năng bê tông chống lại ngoại lực nén ép cho tới khi bị phá hoại. Đơn vị tính là MPa (N/mm 2) hoặc daN/cm2 (kG/cm2). Cường độ nén được xác định theo công thức: P F
  51. P R F Trong đó: P - Tải trọng phá hoại, daN F - Diện tích chịu nén của viên mẫu, cm2 - Hệ số tính đổi kết quả thử nén các viên mẫu bê tông có kích thước khác viên chuẩn về cường độ của viên mẫu chuẩn kích thước 150x150x150(mm). - Cường độ uốn (cường độ kéo khi uốn): Chỉ số biểu thị khả năng bê tông chống lại ngoại lực uốn cho đến khi gãy. Đơn vị tính MPa (N/mm 2) hoặc daN/cm2 (kG/cm 2). Cường độ kéo khi uốn được xác định theo công thức: Pl  Rku a.b2
  52. l Trong đó: P - Tải trọng uốn gãy mẫu, daN; l - Khoảng cách giữa hai gối tựa, cm; a - Chiều rộng tiết diện gang của mẫu, cm; b - Chiều cao tiết diện ngang của mẫu, cm;  - Hệ số tính đổi cường độ kéo khi uốn từ viên mẫu khác chuẩn về viên mẫu chuẩn có kích thước 150x150x600(mm). - Độ chống thấm nước: Khả năng bê tông ngăn không cho nước thấm qua dưới áp lực thủy tĩnh nhất định. Đơn vị tính là atm. Độ chống thấm nước là áp lực lớn nhất mà 4/6 viên chưa bị nước thấm qua.
  53. - Độ sụt: Độ cao tự hạ thấp của khối bê tông tươi, được tạo hình trong côn tiêu chuẩn, sau khi nhấc côn ra khỏi bê tông . Đơn vị đo độ sụt là cm. - Đường kính cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu (Dmax): Đường kính lớn nhất của mắt sàng tính bằng mm, mà ở đó lượng cốt liệu còn đọng lại không vượt quá 10%. 1. Yêu cầu của thiết kế Yêu cầu của thiết kế đối với vật liệu bê tông có thể gồm: - Mác bê tông (hay giá trị cường độ nén của bê tông ở tuổi nghiệm thu). Ví dụ: Đối với các công trình dân dụng, công nghiệp đó thường là cường độ nén của bê tông ở tuổi 28 ngày (R28). Đối với các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi có thể là cường độ nén của bê tông ở các tuổi 180, 90 hoặc 28 ngày. - Giá trị cường độ nén của bê tông tại thời điểm thực hiện một công nghệ nào đó. Ví dụ : để cẩu, lắp cấu kiện, để kéo căng ứng suất, để tháo ván khuôn đà giáo, để vận chuyển vv
  54. - Các chỉ tiêu cơ lý khác (ngoài cường độ nén) của bê tông . Ví dụ: cường độ uốn, độ chống thấm nước, độ chịu mài mòn, khối lượng thể tích - Các yêu cầu riêng đối với vật liệu chế tạo bê tông. Ví dụ: Xi măng dùng loại PC40 hoặc loại ít toả nhiệt Q7ngày 75 Cal/g, loại bền sunphat Đá dăm Dmax = 20 mm, loại cacbonat hoặc granit . Phụ gia loại dẻo hoá hoặc siêu dẻo, phụ gia chống thấm . - Các yêu cầu liên quan công nghệ thi công. Đối với một số công trình, thiết kế có thể giàng buộc yêu cầu về công nghệ. Ví dụ: sử dụng bê tông phù hợp công nghệ cốp pha trượt, bê tông có thời gian ninh kết phù hợp để không phát sinh mạch ngừng thi công vv Tóm lại: Yêu cầu của thiết kế đối với vật liệu bê tông là tập hợp các quy định về cường độ (nén, nén/uốn), các chỉ tiêu cơ lý khác (độ chống thấm nước, độ chịu mài mòn ) của bê tông ở tuổi nghiệm thu và thực hiện một công nghệ (cẩu lắp, kéo ứng suất trước ); các yêu cầu riêng liên quan vật liệu và công nghệ chế tạo bê tông. 2. Các tiêu chuẩn Việt Nam về vật liệu bê tông Bảng 12.1. Tiêu chuản Việt Nam về bê tông và vật liệu cấu thành Số hiệu tiêu Tên tiêu chuẩn chuẩn Xi măng - TCVN 2682 : Xi măng Poóc lăng - Yêu cầu kỹ thuật.
  55. 1999 - TCVN 6260 : Xi măng Poóc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật. 1997 - TCVN 4033 : Xi măng Poóc lăng Puzơlan. 1995 - TCVN 4316 : Xi măng Poóc lăng xỉ hạt lò cao - Yêu cầu kỹ thuật 1986 . - TCVN 6067 : Xi măng Poóc lăng bền sunphát - Yêu cầu kỹ thuật. 1995 - TCVN 4787 : Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu 1989 thử. - TCVN 141 : Xi măng - Phương pháp phân tích hoá học. 1986 - TCVN 4030 Xi măng - Phương pháp xác định độ mịn của bột xi :1985 măng. - TCVN 4031 : Xi măng - Phương pháp xác định độ dẻo tiêu chuẩn, 1985 thời gian ninh kết và tính ổn định thể tích. - TCVN 4032 : Xi măng - P.pháp xác định định giới hạn bền uốn và 1985 nén. - TCVN 6016 : Xi măng - Phương pháp thử xác định độ bền. 1995 - TCVN 6017 : Xi măng - P.hương pháp xác định thời gian đông
  56. 1995 kết và độ ổn định. Cốt liệu - TCVN 1770 : Cát xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật. 1986 - TCVN 337 : Cát xây dựng - Phương pháp lấy mẫu. 1986 - TCVN 339 : Cát xây dựng - Phương pháp xác định khối lượng 1986 riêng. - TCVN 340 : Cát xây dựng - Phương pháp xác định khối lượng 1986 thể tích xốp và độ xốp. - TCVN 341 : Cát xây dựng - Phương pháp xác định độ ẩm. 1986 - TCVN 342 : Cát xây dựng - Phương pháp xác định thành phần 1986 hạt và mô đun độ lớn. - TCVN 343 : Cát xây dựng - Phương pháp xác định chung bùn, 1986 bụi, sét. - TCVN 344 : Cát xây dựng - Phương pháp xác định hàm lượng 1986 sét. - TCVN 345 : Cát xây dựng - Phương pháp xác định tạp chất hữu 1986 cơ. - TCVN 346 : Cát xây dựng - Phương pháp xác định hàm lượng 1986 sunfát, sunfit.
  57. - TCVN 4376 : Cát xây dựng - Phương pháp xác định hàm lượng 1986 mica. - TCVN 238 : Cốt liệu bê tông - Phương pháp hoá học xác định 1999 khả năng phản ứng kiềm - silíc. - TCVN 1771 : Đá dăm và sỏi dùng trong xây dựng - Yêu cầu kỹ 1987 thuật. - TCVN 1772 : Đá, sỏi trong xây dựng - Phương pháp thử. 1986 - TCVN 4506 : Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật 1987 - TCVN 7570- Cốt liệu cho bờ tụng và vữa 2006 Yờu cầu kỹ thuật Phụ gia -TCXDVN Phụ gia hoá học cho bê tông - Yêu cầu kỹ thuật Hỗn hợp bê tông và bê tông - TCVN 3117 : Bê tông nặng- Phương pháp xác định độ co. 1993 - TCVN 3118 : Bê tông nặng- Phương pháp xác định cường độ nén. 1993 - TCVN 3119 : Bê tông nặng- Phương pháp xác định cường độ kéo 1993 khi uốn.
  58. - TCVN 3120 : Bê tông nặng- Phương pháp xác định cường độ kéo 1993 khi bửa. - TCVN 5726 : Bê tông nặng- Phương pháp xác định cường độ lăng 1993 trụ và mô đun đàn hồi khi nén tĩnh. -TCVN 4453 : Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Thi 1995 công và nghiệm thu. -TCVN 191: Bê tông và vật liệu làm bê tông - Thuật ngữ và định 1996 nghĩa - Chỉ dẫn kỹ Chỉ dẫn thiết kế thành phần bê tông các loại thuật Khi kết cấu bê tông cốt thép được thiết kế theo tiêu chuẩn nước khác thì vật liệu bê tông cũng phải giám sát theo tiêu chuẩn nước đó. Ví dụ: Kết cấu được thiết kế theo tiêu chuẩn Việt nam thì kích thước viên mẫu chuẩn được lấy theo TCVN 3105-93 (150x150x150 mm), thí nghiệm ép mẫu theo TCVN 3118-93 Kết cấu được thiết kế theo tiêu chuẩn Mỹ thì kích thước viên mẫu chuẩn được lấy theo tiêu chuẩn Mỹ ASTM C 172 - 99 (xH = 150x300 mm), thí nghiệm ép mẫu theo tiêu chuẩn Mỹ ASTM C39- 01 Lưu ý các tình huống thường gặp: - Hệ số quy đổi từ cường độ nén của bê tông xác định trên viên mẫu hình trụ kích thước 150x300 (xH) sang viên mẫu lập phương kích thước 150x150x150 mm: R(Mẫu lập phương) = k x R(mẫu trụ)
  59. k = 1,15 - 1,25, trung bình k = 1,2 (TCVN 3118-93) - Kích thước viên mẫu đúc để kiểm tra cường độ phải phù hợp đường kính hạt lớn nhất của cốt liệu sử dụng. Dmax = 10,20 mm (đá 1x2) dùng viên mẫu kích thước tối thiểu 100x100x100mm; Dmax = 40 mm (đá 2 x4) dùng viên mẫu kích thước tối thiểu 150x150x150mm; Dmax = 70 mm (đá 4x6) dùng viên mẫu kích thước tối thiểu 200x200x200mm; Dmax = 100 mm (đá 6x8) dùng viên mẫu kích thước tối thiểu 300x300x300mm. Dùng khuôn kích thước nhỏ để đúc các viên mẫu bê tông có cốt liệu kích thước to hơn quy định sẽ tạo ra giá trị cường độ mẫu ép cao hơn 10-30% nhưng đây là giá trị giả tạo, không đúng cường độ bê tông kết cấu thực. (Chi tiết tham khảo TCVN 3105-93, TCVN 3118-93). 3. Trình tự và nội dung giám sát 4.1. Kiểm tra chất lượng vật liệu trước khi thi công Bao gồm kiểm tra vật liệu chế tạo bê tông và thành phần bê tông thí nghiệm. 4.1.1. Kiểm tra vật liệu chế tạo bê tông Mục tiêu cần đạt: Vật tư cung ứng trên công trường đủ cho khối bê tông cần đổ trong một nhịp thi công; Các phiếu kiểm tra chất lượng cần phù hợp các căn cứ kỹ thuật được yêu cầu. Đối với các công trình áp dụng TCVN + Xi măng: Trong phiếu kiểm tra cần có các chỉ tiêu : Loại; lô sản phẩm; độ mịn; thời gian bắt đầu, kết thúc ninh kết; tính ổn định thể tích; cường độ nén. Xi măng đã chấp thuận cho sử dụng khi các chỉ tiêu kiểm tra phù hợp TCVN 2682-99 đối với xi măng poóc lăng thường, phù hợp TCVN 6260-97 đối với xi măng poóc lăng
  60. hỗn hợp. Riêng cường độ nén của xi măng Rx nên chọn phải phù hợp với mác bê tông chế tạo Rb như sau: Rx/Rb 1 đối với bê tông không có phụ gia dẻo hoá và Rx/Rb = 0,8 - 1 đối với bê tông có phụ gia dẻo hoá. Thí nghiệm kiểm tra cường độ nén của xi măng thực hiện theo TCVN 6016: 1995. (Thiết bị hình 12.1). Hình 12.1. Máy trộn vữa xi măng và bàn dằn đúc mẫu vữa xi măng + Cát: Trong phiếu kiểm tra cần có các chỉ tiêu: nguồn gốc, khối lượng riêng, khối lượng thể tích, lượng tạp chất hữu cơ, cấp phối hạt, môđun độ lớn, lượng hạt trên sàng 5 mm, độ bẩn.
  61. Cát được chấp thuận cho sử dụng khi các chỉ tiêu kiểm tra phù hợp TCVN 1770-86. Đối với bê tông Rb < 30MPa khi có đủ luận chứng kinh tế - kỹ thuật có thể linh hoạt chấp thuận cho sử dụng nếu cát có 1-2 chỉ tiêu nào đó không hoàn toàn phù hợp TCVN 1770-86. Các loại cát nước bẩn, nước lợ cần được khống chế thêm chỉ tiêu hàm lượng Cl - 0,05%. Các loại cát sử dụng cho các hạng mục công trình chịu lực quan trọng, các khối đổ kích thước lớn cần được khống chế khả năng phản ứng kiềm - silíc. Thí nghiệm kiểm tra chất lượng cát được thực hiện theo TCVN 337  346 : 1986. + Đá (sỏi): Trong phiếu kiểm tra cần có các chỉ tiêu: nguồn gốc, khối lượng thể tích, khối lượng thể tích xốp, đường kính hạt lớn nhất, độ bẩn, lượng hạt thoi dẹt, cấp phối, độ nén dập. Đá (sỏi) được chấp thuận cho sử dụng khi các chỉ tiêu kiểm tra phù hợp TCVN 1771- 87. Đối với bê tông Rb < 30MPa khi có đủ luận chứng kinh tế - kỹ thuật có thể linh hoạt chấp thuận cho sử dụng nếu dá dăm (sỏi) có 1-2 chỉ tiêu không hoàn toàn phù hợp TCVN 1771-87. Các loại sỏi nước biển, nước lợ cần được khống chế thêm hàm lượng Cl- 0,01%. Thí nghiệm kiểm tra chất lượng đá (sỏi) được thực hiện theo TCVN 1172 : 1986. (Thiết bị thí nghiệm cấp phối hạt hình 12.2).
  62. Hình 12.2. Bộ sàng và máy lắc sàng xác định thành phần hạt của cốt liệu + Nước trộn và bảo dưỡng: Trong phiếu kiểm tra cần có các chỉ tiêu: loại, nguồn gốc; - = độ pH; lượng muối hoà tan, lượng ion Cl , lượng ion SO4 . Nước được chấp thuận cho sử dụng nếu các chỉ tiêu kiểm tra phù hợp TCVN 4506-87. Thận trọng khi cho phép sử dụng các nguồn nước nhiễm mặn. Công trình bê tông cốt thép thông thường xây ở vùng biển nên khống chế Cl- 500mg/l. + Phụ gia bê tông: Chứng chỉ của nhà sản xuất hoặc phiếu kiểm tra cần có các chỉ tiêu : loại; hãng sản xuất; năng lực và tính chất (khả năng giảm nước, khả năng kéo dài ninh kết, ); tỷ lệ phụ gia khuyến cáo sử dụng theo % so với xi măng. Phụ gia được chấp thuận cho sử dụng khi chất lượng phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật thi công của công trình, sử dụng đúng hướng dẫn của hãng sản xuất, có kết quả so sánh đối chứng bê tông có và không có phụ gia trên loại phụ gia dùng cho công trình.
  63. Không nên sử dụng phụ gia có chứa Cl - cho kết cấu bê tông cốt thép trong điều kiện Việt nam. 4.1.2. Kiểm tra thành phần bê tông thí nghiệm Mục tiêu cần đạt: Sự phù hợp vật liệu thí nghiệm và vật liệu thi công, độ tin cậy của quá trình đúc, ép mẫu thí nghiệm và phiếu thành phần bê tông do phòng thí nghiệm lập. Thành phần bê tông được chấp thuận cho sử dụng khi đồng thời đảm bảo các yêu cầu sau: a. Vật liệu thí nghiệm được lấy từ nguồn vật tư đã được chuẩn bị đủ cung ứng cho một hạng mục công trình cần đổ, đạt chất lượng theo kết quả kiểm tra nêu ở 4.1.1 b. Có độ sụt phù hợp dạng kết cấu và biện pháp thi công chúng. Tham khảo bảng 12.2. Bảng 12.2. Độ sụt hỗn hợp bê tông nên dùng cho các dạng kết cấu Dạng kết cấu Độ sụt, cm Tối đa Tối thiểu Móng và tường móng bê tông cốt 7-8 23 thép Móng bê tông, giếng chìm, tường 78 23 phần ngầm Dầm, tường bê tông cốt thép 910 23
  64. Cột 910 23 Đường, nền, sàn 78 23 Khối lớn 56 23 Ghi chú: Bảng này áp dụng cho thời gian thi công 45 phút ở thời tiết nóng (T 30 oC) hoặc 60 phút cho thời tiết mát (T< 30oC). - Khi thi công đầm máy, độ sụt theo bảng 12.2. - Khi thi công đầm thủ công, độ sụt có thể chọn cao hơn 2  3cm. - Khi thi công đầm bằng phương pháp rung nén, rung va, độ sụt chọn bằng 01 cm hoặc chọn hỗn hợp có độ cứng Vebe 4 8 s. - Độ sụt thích hợp phục vụ một số công nghệ thi công đặc biệt có thể chọn như sau: Cọc khoan nhồi: 14  16cm; bê tông bơm: 12  18cm tuỳ theo khoảng cách và chiều cao bơm; chèn các khe, hốc, mối nối nhỏ không đầm được: 18  22 cm. - Khi thời gian thi công cần kéo dài thêm 3045 phút, độ sụt có thể chọn cao hơn 23 cm so với giá trị ghi ở bảng 12.2. c. Đủ sản lượng: Thành phần bê tông thí nghiệm phải đảm bảo đủ thể tích cho 1m3 bê tông sử dụng (tính trên vật liệu khô). Điều này được kiểm tra bằng công thức: d. X C Đ + N + + = 1000 , lít (1) aX aC aĐ
  65. Trong đó: X, N, C, Đ là lượng dùng xi măng , nước, cát, đá (sỏi) cho 1m 3 bê tông ở trạng thái khô; aX , - Khối lượng riêng của xi măng, giá trị trung bình với xi măng Poóc lăng bằng 3,1g/cm3 3 aC, aĐ - Khối lượng thể tích của cát, đá hoặc sỏi cho 1m bê tông, giá trị thường gặp: 3 aC = 2,62 - 2,65 g/cm với cát sông, 3 3 aĐ = 2,63-2,68 g/cm với đá dăm gốc đá vôi; 2,7-2,8 g/cm với đá dăm granít; 2,63- 2,66 g/cm3 với sỏi Ví dụ: Bê tông mác 20 (MPa) thường gặp Thành phần 1m3 bê tông 1: X1 = 340 kg; C1 = 685 kg; Đ1 = 1180 Kg; N1 = 185 lít Thành phần 1m3 bê tông 2: X2 = 390 kg; C2 = 780 kg; Đ2 = 1360 Kg; N2 = 210 lít Thể tích bê tông thực theo công thức 1 là: V1 = 340/3,1 + 685/2,63 + 1180/2,65 + 185 = 1000 lít = 1m3 V2 = 390/3,1 + 780/2,63 + 1360/2,65 + 210 = 1145 lít = 1,145m3
  66. Như vậy ở thành phần 2 có lượng dùng xi măng lớn hơn so với ở thành phần 1 nhưng thực chất thể tích của chúng lại lớn hơn 1 m 3 nên thành phần đó cần được hiệu chỉnh qui về 1m3: V2/V1 = 1,145/1 = 1,145 Xcp2 = X2/1,145 = 340 kg Ccp2 = C2/1,145 = 681 kg Đcp2 = Đ2/1,145 = 1188 kg Ncp2 = N2/1,145 = 183 kg Thành phần đúng của 1m3 bê tông 2: X2 = 340 kg; C2 = 681 kg; Đ2 = 1188 Kg; N2 = 183 lít e. Đạt mác trên mẫu thí nghiệm thành phần: Mẫu bê tông sau khi đúc được thí nghiệm kiểm tra cường độ nén được quy đổi về cường độ mẫu chuẩn kích thước 150x150x150 mm. Cường độ nén từng viên mẫu bê tông được tính theo công thức: R = . P/F (2) Trong đó: P - Tải trọng phá hoại, tính bằng daN; F - Diện tích chịu lực nén của viên mẫu, tính bằng cm2; - Hệ số tính đổi kết quả thử nén các viên mẫu bê tông kích thước khác viên mẫu chuẩn về cường độ của viên mẫu kích thước 150x150x150mm. Giá trị lấy theo bảng 12.3. Bảng 12.3. Hệ số qui đổi cưồng độ từ các mẫu không tiêu chuẩn về mẫu chuẩn Hình dáng và kích thước mẫu Hệ số tính đổi
  67. (mm) Mẫu lập phương 100x100x100 0,91 150x150x150 1,00 200x200x200 1,05 300x300x300 1,10 Mẫu trụ 71,4x143 và 100x200 1,16 150x300 1,20 200x400 1,24 Cường độ nén của thành phần bê tông thí nghiệm là trung bình số học của cường độ nén các viên mẫu (chi tiết xem TCVN 3118-93) Thành phần bê tông thí nghiệm được coi là đạt khi có mức dự phòng cho thi công như sau: - Trong trường hợp đong bằng xô, xe cải tiến, trộn bằng xẻng, đầm bằng tay: cường độ nén trung bình vượt mác bê tông thiết kế 18-20%; - Trong trường hợp đong bằng xe cải tiến vạch mức chính xác, hộc đong thể tích chính xác, trộn bằng máy, đầm bằng máy: cường độ nén trung bình vượt mác thiết kế 13-15%; - Trong trường hợp cân tự động, trộn máy, đầm máy: cường độ nén trung bình vượt mác bê tông thiết kế 10-12%.
  68. f. Đạt mác theo các chỉ tiêu khác nếu thiết kế có yêu cầu: cường độ chịu uốn, mác chống thấm, cường độ ở các tuổi công nghệ Sau khi kiểm tra đầy đủ thấy đạt tất cả các yêu cầu kể trên (từ a-e) có thể tiến hành chấp nhận cho sử dụng thành phần đã thí nghiệm để chế tạo bê tông kết cấu. 4.2. Giám sát thi công Bao gồm giám sát các công đoạn trộn, vận chuyển, đổ đầm, bảo dưỡng, lấy mẫu thử cơ lý và sử lý khuyết tật (nếu có). 4.2.1. Giám sát trộn hỗn hợp bê tông Mục tiêu cần dạt: Sử dụng đúng vật liệu, phù hợp với thành phần bê tông thí nghiệm đã được chấp thuận. Trộn bê tông theo các công nghệ khác nhau: thủ công (cân đong thủ công), bán cơ giới (cân đông thủ công, trộn may), cơ giới (cân đong tự động , trộn máy) ảnh hưởng tới mức đồng đều các tính chất cơ lý của bê tông dao động ở mức 7-20%. Các nội dung giám sát chính:  Thành phần mẻ trộn: Trình tự xác định khối lượng của thành phần một mẻ trộn phù hợp dung tích máy trộn như sau: * Tính hệ số ra bê tông . 1  = (3) X + C + Đ vx vc vđ Trong đó:
  69. X,C,Đ - Khối lượng xi măng, cát, đá (sỏi) trong 1m3 bê tông, Kg ; vx, vc, vđ ( vs) - Khối lượng thể tích xốp (đổ đống) của xi măng, cát, đá ( sỏi ), Kg/m3 3 Số liệu thường gặp vx = 1100  1300 Kg/m ; 3 3 3 vc =1350 1450 Kg/m ; vđ = 1350  1450 Kg/m ; vs = 1500  1550Kg/m * Tính thể tích bê tông Vmẻ tối đa có thể trộn 1 mẻ trong thùng máy dung tích Vmáy Vmẻ =  . Vmáy (4) * Vật liệu thực tế cho 1 mẻ trộn máy X1,, C1 , Đ1 , N1 , PG X1 = X . Vmẻ (5 ) C1 = C . Vmẻ (6) Đ1 = Đ . Vmẻ (7) N1 = N . Vmẻ (8) PG = PG . Vmẻ (9)  Năng lực máy trộn: máy trộn rơi tự do áp dụng cho DS 4-5cm. Máy trộn cưỡng bức áp dụng cho mọi loại độ sụt.  Điều chỉnh thành phần mẻ trộn:  Khi cốt liệu ẩm: - Thí nghiệm xác định độ ẩm của vật liệu.
  70. - Căn cứ vào thành phần bê tông do phòng thí nghiệm cấp, điều chỉnh thành phần bê tông hiện trường phù hợp với độ ẩm thực tế của vật liệu. X h = X (10) Ch = C (1 + Wc/100) (11) Đh = Đ (1 + Wđ/100) (12) Nh = N - C. Wc/100 - (13) ĐWđ/100 Xh ,Ch ,Đh ,Nh :-Khối lượng xi măng,cát đá ,nước của thành phần điều chỉnh, Kg X, C , Đ , N : -Khối lượng xi măng, cát đá, nước của thành phần vật liệu khô, Kg Wc , Wđ : - Độ ẩm tương ứng của cát, đá, % - Khi chỉ ước tính được độ ẩm của cát, đá, cần khống chế chặt chẽ lượng nước trộn Nh đảm bảo hỗn hợp trộn ra cho đúng độ sụt của thành phần thí nghiệm.  Khi cát lẫn sỏi: - Lượng sỏi trong cát xác định bằng lượng cỡ hạt > 5mm. Thành phần bê tông hiện trường được hiệu chỉnh như sau: Xi măng và nước giữ nguyên, lượng cát và đá được hiệu chỉnh theo công thức 14 và 15: h Ch = C (1 + S c/100) (14) h Đh = Đ - C. S c/100) (15)
  71. Trong đó: Ch ,Đh : Khối lượng cát, đá của thành phần hiện trường, Kg h S c : Lượng sỏi trong cát sót lại trên sàng 5mm , xác định qua thí nghiệm,% C , Đ : Khối lượng cát, đá của thành phần thí nghiệm,Kg - Nếu trong thành phần thiết kế, lượng sỏi trong cát đã được tính bù vào cát thì cần h so sánh lượng sỏi trong cát thực tế hiện trường S s với lượng sỏi ở thành phần thí h h nghiệm Ss. Khi đó giá trị S s trong các công thức 13 và 14 được thay bằng (S s - Ss). 4.2.2. Giám sát vận chuyển hỗn hợp bê tông Mục tiêu cần đạt: đảm bảo hỗn hợp bê tông tại cửa máy bơm và tại vị trí đổ bê tông có độ sụt phù hợp yêu cầu ghi ở mục 4.1.2 (b). Từ các yêu cầu ghi ở mục 4.1.2.b và mức tổn thất độ sụt trung bình 2-3 cm cho 30 phút mùa hè và 45 phút về mùa đông cho phép sử dụng thành phần thí nghiệm điều chỉnh độ sụt tại trạm trộn theo nguyên tắc: Đồng thời tăng nước và tăng xi măng (giữ nguyên tỷ lệ N/X và lượng cốt liệu). Một thông số khác cần giám sát trong quá trình vận chuyển là sự phân ly của hỗn hợp bê tông, tức hiện tượng cốt liệu lớn chìm xuống hoặc tách khỏi mẻ trộn, xi măng nước nổi lên trên. Điều này thường xảy ra với hỗn hợp bê tông có độ sụt lớn, vận chuyển bằng xe ben trên đường xóc hoặc bê tông ít xi măng (180 - 220 kg/m3). Khi đó hỗn hợp bê tông cần được yêu cầu đảo lại bằng xẻng trước khi đổ vào kết cấu. 4.2.3. Giám sát đổ, đầm bê tông kết cấu