Chuyên đề 1. Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng và quản lý rủi ro trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình

doc 64 trang phuongnguyen 3240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề 1. Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng và quản lý rủi ro trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_1_quan_ly_an_toan_lao_dong_moi_truong_xay_dung_va.doc

Nội dung text: Chuyên đề 1. Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng và quản lý rủi ro trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình

  1. CHUYÊN ĐỀ 1. QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG, MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH I. Theo yêu cầu của học viện, tập tài liệu có 2 chuyên đề: 1. Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng: - Quyền và trách nhiệm của các bên trong quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng; - Kế hoạch quản lý an toàn và môi trường xây dựng - Các biện pháp kiểm soát và đảm bảo an toàn lao động và môi trường xây dựng Chuyên đề 1: Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng 1. Quyền và trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện dự án đầu tư và xây dựng về mặt quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng 1.1 Quy định trong Luật Xây Dựng: Luật xây dựng chi phối các hoạt động xây dựng trên toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Trong các điều khoản của Luật Xây Dựng qui định cụ thể về an toàn lao động, an toàn công trình và về môi trường được trích dẫn như sau: Điều 4, khoản 3 của luật về nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng yêu cầu tổ chức, cá nhân Tổ chức, cá nhân hhoạt động xây dựng phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
  2. 3) Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng, chống cháy, nổ, bảo đảm vệ sinh môi trường trong xây dựng; ’’ Điều 36 khoản 1 mục c qui định: Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng công trình: (Điều 26 dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3) 1. Dự án đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chủ yếu sau đây: c) An toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường; Điều 37 qui định về nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm: (Điều 27 dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3) 1. Phần thuyết minh được lập tuỳ theo loại dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu, địa điểm, quy mô, công suất, công nghệ, các giải pháp kinh tế - kỹ thuật, nguồn vốn và tổng mức đầu tư, chủ đầu tư và hình thức quản lý dự án, hình thức đầu tư, thời gian, hiệu quả, phòng, chống cháy, nổ, đánh giá tác động môi trường; Điều 52, Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng công trình có qui định: (Điều 43 dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3)
  3. 1. Thiết kế xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chung sau đây: c) N Đối với nền móng và kết cấu công trình, thiết kế phải bảo đảmm độ bền vững, không bị lún nứt, biến dạng quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, và các công trình lân cận, an toàn cho người sử dụng; đ) Bảo đảm aAn toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và những tiêu chuẩn liên quan; đối với những công trình công cộng phải bảo đảm thiết kế theo tiêu chuẩn cho người tàn tật;đối với những công trình công cộng phải bảo đảm thiết kế theo tiêu chuẩn cho người tàn tật; Vẫn trong điều 52, khoản 2 qui định: 2. Đối với công trình dân dụng và công trình công nghiệp, ngoài các yêu cầu trênquy định tại khoản 1 Điều này còn phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: b) Bảo đảm aAn toàn cho người khi xảy ra sự cố; bảo đảm điều kiện an toàn, thuận lợi, hiệu quả cho hoạt động chữa cháy, cứu nạn; bảo đảm khoảng cách giữa các công trình, sử dụng các vật liệu, trang thiết bị chống cháy để hạn chế tác hại của đám cháy đối với các công trình lân cận và môi trường xung quanh;
  4. c) Bảo đảm cCác điều kiện tiện nghi, vệ sinh, an toàn, sức khoẻ cho người sử dụng; Điều 53 Nội dung thiết kế xây dựng công trình (Điều 44 dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ ba)phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: 6. Phương án thiết kế phòng, chống cháy, nổ; 8. Giải pháp bảo vệ Đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường; Điều 72: Qui định về điều kiện để khởi công xây dựng công trình: (Điều 60 dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3) Công trình xây dựng chỉ được khởi công khi cóđáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 6. Có Có bbiện pháp để bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng; Điều 73: Điều kiện thi công xây dựng công trình (Điều 61 dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3)1. Nhà thầu khi hoạt động thi công xây dựng công trình phải đáp ứngđáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
  5. d) Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng công trình. 2. Cá nhân tự tổ chức xây dựng nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng thì phải có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn và vệ sinh môi trường. Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình đối vớitrong việc thi công xây dựng công trình (Điều 63 dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3) 1. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây: d) Dừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi nhà thầu thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và vệ sinh môi trường; 2. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây: d) Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình;
  6. Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng công trình (Điều 64 dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3) 2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây: b) Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường; i) Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra; Điều 78. An toàn trong thi công xây dựng công trình (Điều 66 dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3) Trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm: 1. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy móc, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề; đối với những máy móc, thiết bị phục vụ thi công phải được kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng;
  7. 2. Thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công trình hoặc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn; 3. Thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra mất an toàn trong thi công xây dựng. Điều 79. Bảo đảm vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình (Điều 67 dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3) Trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm: 1. Có biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng bao gồm môi trường không khí, môi trường nước, chất thải rắn, tiếng ồn và các yêu cầu khác về vệ sinh môi trường; 2. Bồi thường thiệt hại do những vi phạm về vệ sinh môi trường do mình gây ra trong quá trình thi công xây dựng và vận chuyển vật liệu xây dựng; 3. Tuân theoủ các quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường. 1.2 Quy chế Bảo vệ Môi trường ngành xây dựng Kèm theo quyết định số 29/1999-QĐ-BXD ngày 22/10/1999 của Bộ Xây Dựng. 1.2.3. Quy chế này quy định phạm vi áp dụng là: 1. Quy chế này được áp dụng đối với công tác quản lý, bảo vệ môi trường ngay từ khâu: Lập và xét duyệt dự án quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cư và khu công nghiệp; Chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng; Tổ chức thi công, nghiệm thu và đưa dự án vào khai thác sử dụng; Quản lý Đô thị và quản lý
  8. các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu và thiết bị xây dựng; Các hoạt động về đánh giá tác động Môi trường bao gồm cả tổ chức kiểm tra kiểm soát, thanh tra giám sát môi trường trong các khâu có liên quan. 2. Các cơ quan Nhà nước, mọi tổ chức và cá nhân người Việt nam và người nước ngoài có liên quan đến công tác tư vấn và đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh cơ khí, vật liệu xây dựng trên lãnh thổ Việt nam đều phải thực hiện quy chế này. Các cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước theo vùng, lãnh thổ về môi trường; các Hội chuyên ngành, tổ chức quần chúng và nhân dân có quyền giám sát và hỗ trợ mọi mặt để bảo vệ môi trường Ngành Xây dựng. 1.2.4. Môi trường được hiểu theo khái niệm thống nhất: Môi trường Ngành Xây dựng quy định trong Quy chế này được hiểu là tổng thể của môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo có thể bị tác động bởi các hoạt động của các dự án xây dựng đô thị, điểm dân cư và khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu, thiết bị xây dựng. Môi trường đô thị điểm dân cư và khu công nghiệp: bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, yếu tố vật chất và phi vật chất có quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của thiên nhiên và con người trong đô thị, điểm dân cư và trong các khu công nghiệp. Bảo vệ môi trường Ngành xây dựng là thông qua công tác đồng bộ trên các mặt luật pháp, hành chính, kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm tạo điều kiện tổ chức tốt môi trường ở và môi trường lao động; giảm thiểu các tác động xấu ảnh hưởng đến các yếu tố tự nhiên và xã hội.
  9. 1.2.5. Bảo vệ môi trường trong các dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau: + Đối với từng dự án xây dựng phải được xác định ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư cho đến giai đoạn xây dựng và nghiệm thu, đưa dự án vào sử dụng. Trong khâu thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cần thực hiện các qui định về Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) (Thông tư số 490/1998/TT của Bộ KHCN&MT hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo ĐTM, Thông tư số 1420/MTg ngày 26/11/1994 Hướng dẫn ĐMT đối với các cơ sở đang hoạt động) và cần đưa vào dự án nguồn kinh phí để xây dựng các công trình kỹ thuật xử lý những vấn đề có liên quan đến môi trường. + Các dự án phải bảo đảm phù hợp với môi trường cảnh quan khu vực và tiếp nối thích hợp với hạ tầng hiện có, phải đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ với các công trình lân cận như hệ thống giao thông, xử lý nước thải, khí thải, thu gom xử lý rác thải khu vực. Các nguồn chất thải (khí thải, nước thải, rác thải) phát sinh trong quá trình vận hành công trình xây dựng phải được xử lý cục bộ hoặc được truyền tải kín tới hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật xử lý chất thải của đô thị và khu công nghiệp. + Về tiện nghi, an toàn sức khoẻ cho người sử dụng: Phải tuân thủ Qui chuẩn xây dựng và các Tiêu chuẩn có liên quan về chiếu sáng tự nhiên, thông hơi thoáng gió, lối đi lối thoát, phòng chống cháy nổ, chống động đất và nhiệt độ trong phòng đối với các công trình có sử dụng điều hoà nhiệt độ. Vật liệu sử dụng bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ những người sống và làm việc trong công trình đó. + Tiết kiệm năng lượng:
  10. Cần nâng cao hiệu suất trong việc sử dụng năng lượng, nhiên liệu và bảo đảm vệ sinh môi trường xây dựng theo Qui chuẩn xây dựng cụ thể là: a. Tận dụng điều kiện chiếu sáng tự nhiên. b. Sử dụng các trang thiết bị trong công trình có hiệu suất năng lượng cao. c. Vỏ bao che cách nhiệt tốt để giảm tối đa hiện tượng truyền nhiệt. d. Các công trình công cộng, thương mại, chung cư nên sử dụng hệ thống làm mát trung tâm và khi sử dụng thiết bị có dung môi làm lạnh phải tuân thủ Công ước về bảo vệ tầng ozon mà Chính phủ Việt Nam đã tham gia ký và phê chuẩn ngày 26 tháng 4 năm 1994. 1.2.6. Bảo vệ môi trường trên công trường xây dựng a) Công trường xây dựng Các công trường xây dựng phải đảm bảo các Qui định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình chuyên chở vật liệu xây dựng, quá trình thi công và hoàn thiện công trình. Các công trường xây dựng phải có tổng hợp tình hình môi trường định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu, theo bản phê duyệt báo cáo ĐTM trong quá trình thi công công trình cho đến khi hoàn thành, bàn giao đưa công trình vào sử dụng. b) Công nghệ và trang thiết bị trên công trường Khi thi công móng cọc cho các công trình trong đô thị phải xem xét lựa chọn thiết bị thi công thích hợp để tránh rung động, khói, bụi, tiếng ồn và ảnh hưởng tới các công trình khác. c) Xử lý nước bề mặt và nước thải trong quá trình thi công
  11. (i). Phải có hệ thống thoát nước công trường bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận, không gây sụt lở đất các khu vực xung quanh, không gây lầy lội làm ảnh hưởng đến phía ngoài công trình và giao thông đô thị bằng cách xử lý riêng trong công trường hoặc có hố thu gom và chuyên chở ra nơi qui định. (ii). Các dung dịch khoan hoặc bùn đất phải thu gom và lắng đọng để nạo vét hoặc thu hồi. d) Thu gom phế thải các công trường thi công. (i). Có biện pháp quản lý, thu gom phế thải xây dựng, chỗ vệ sinh tạm thời cho công nhân xây dựng. (ii). Cấm đổ phế thải xây dựng tự do từ trên cao xuống mặt đất hoặc sàn dưới. (iii). Phải có kế hoạch thu gom, vận chuyển chất thải xây dựng đến nơi quy định. 4. ở những nơi quá chật hẹp phải xin phép nơi đổ phế thải tạm thời e. An toàn vệ sinh trong thi công và bảo vệ công trình xây dựng (i). Các công trường xây dựng phải thực hiện những qui định về vệ sinh và an toàn lao động theo TCVN 5308-91, an toàn điện TCVN 4086-95, và Qui chuẩn xây dựng - 1996. (ii). Công trường phải được che chắn chống bụi và vật rơi từ trên cao, chống ồn và rung động quá mức TCVN TCVN 3985-85, phòng chống cháy TCVN 3254-89, an toàn nổ TCVN3255-86 trong quá trình thi công. (iii). Xe vận chuyển vật tư, vật liệu xây dựng rời, phế thải xây dựng dễ gây bụi và làm bẩn môi trường phải được bọc kín, tránh rơi vãi; tránh mang
  12. bùn, bẩn trong công trường ra đường phố và hệ thống đường giao thông công cộng. (iv). Công trình kĩ thuật hạ tầng tại công trường: Bảo vệ cây xanh trong và xung quanh công trường, việc chặt hạ cây xanh phải được phép cơ quan quản lý cây xanh; Việc chiếu sáng bên ngoài phải tuân theo tiêu chuẩn, đối với các nhà cao tầng phải có đèn báo hiệu an toàn ban đêm; Các công trình vệ sinh tạm thời phải được xử lý triệt để và không gây ảnh hưởng đến môi trường lâu dài sau khi hoàn thành công trình. (v). Phải có biện pháp cụ thể để bảo vệ cảnh quan, giá trị thẩm mỹ, không gian kiến trúc và các yêu cầu khác của khu vực xung quanh trong quá trình thi công xây dựng công trình. 1.2.7. Bảo vệ môi trường trong cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng a) Các cơ sở sản xuất xi măng 1. Phải xử lý từ khâu nhập nguyên, nhiên vật liệu (đát sét, đá vôi, than, dầu ) đến khâu thành phẩm (bụi xi măng) trong các nhà xưởng theo tiêu chuẩn môi trường lao động. 2. Đối với bụi và khí thải có nguồn gốc từ đốt nhiên liệu khi nung luyện clinker và trong khâu nghiền phải qua xử lý lọc bụi, cần phải tính toán đầy đủ chiều cao của ống khói với địa hình cho phép theo tiêu chuẩn môi trường. 3. Đối với công nghệ xi măng lò quay sản xuất theo phương pháp ướt là loại công nghệ lạc hậu, tổn hao năng lượng lớn, ô nhiễm môi trường trầm trọng cần ưu tiên đầu tư chuyển sang công nghệ khô (hoặc phải cải tạo môi trường theo hướng đầu tư hiện đại nhất).
  13. Cần phải tuân thủ các qui định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường theo các TCVN có liên quan đối với công nghệ xi măng lò đứng và lò quay. 4. Đối với công nghệ xi măng lò đứng, phải tiến hành cải tiến kỹ thuật đầu tư chiều sâu hoàn thiện dây chuyền, bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ môi trường: cần sớm loại bỏ những cơ sở xi măng lò đứng không đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm và gây ô nhiễm môi trường. b) Các cơ sở sản xuất thuỷ tinh và gốm xây dựng: + Các cơ sở sản xuất gạch xây: a. Lò nung sấy tuynen ô nhiễm khí thải vẫn còn lớn, cần trang bị hệ thống hấp phụ SO2 hoặc ống khói đủ chiều cao nhằm lan toả khí thải theo hướng pha loãng. b. Đối với loại lò gạch sản xuất theo kiểu thủ công lãng phí nguyên liệu, nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường, cần hạn chế ô nhiễm môi trường tiến đến thay thế dần loại sản xuất gạch thủ công bằng loại lò nung sấy tuynen. + Các cơ sở sản xuất tấm lợp, má phanh ô tô: a. Các cơ sở sản xuất này gây ô nhiễm môi trường do khí thải, nước thải và bụi amiăng, xi măng. Phải có biện pháp kỹ thuật để xử lý nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn lao động, hạn chế và loại trừ các chất ô nhiễm trước khi xả ra nguồn tiếp nhận và phải được đưa đến vị trí theo quy hoạch được duyệt. b. Việc sử dụng nguyên liệu và sản xuất sản phẩm có chứa amiăng cần thực hiện đúng các quy định hiện hành. + Cơ sở sản xuất thuỷ tinh, kính tấm xây dựng:
  14. Ô nhiễm bụi, dầu mỡ, khí SO 2, HF và các khí độc hại khác cũng phải được loại trừ trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. + Các cơ sở sản xuất thiết bị sứ vệ sinh và gạch lát: Các cơ sở sản xuất này gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là bụi, khí thải và nước thải; ở phân xưởng sản xuất và tráng men có hàm lượng cặn lơ lửng rất cao; Phải có các biện pháp kỹ thuật xử lý bụi và lắng cặn nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. + Các cơ sở sản xuất sản phẩm cơ khí xây dựng: Ô nhiễm chủ yếu là xỉ than, bã đất đèn, phoi sắt thép, SiO 2, NaCO3, cát làm khuôn, khí thải, dầu mỡ và các kim loại nặng trong nước thải (đặc biệt là phân xưởng mạ). Phải có biện pháp thu khí, bụi, thu dầu mỡ; Trung hoà và xử lý nước thải đạt chất lượng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. + Các cơ sở khai thác cát, đá, sỏi làm cốt liệu bê tông, khai thác gia công đá ốp lát: 1. Phải bảo vệ cảnh quan, giảm thiểu sự thay đổi bề mặt đất đai, thay đổi dòng chảy các sông suối. 2. Bụi đá và nước thải phải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. 3. Phải có biện pháp kiểm soát và xử lý bụi đá từ nguồn phát sinh để bảo đảm môi trường lao động và môi trường chung: trong nhà phải được thu hút và lọc bụi, ngoài công trường phải phun ẩm nhằm giảm lượng bụi phát tán. + Khuyến khích các cơ sở sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng đạt chất lượng môi trường.
  15. Các cơ sở sản xuất phải xác định các yếu tố chủ yếu của hệ thống quản lý môi trường của mình để xây dựng nội qui quản lý cơ sở, cụ thể gồm: 1. Phổ biến nhằm quán triệt những quy định về quản lý môi trường từ thủ trưởng đơn vị đến tất cả mọi thành viên trong đơn vị. 2. Xác định các sản phẩm của cơ sở sản xuất cần đạt tiêu chuẩn môi trường. 3. Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật cụ thể để bảo vệ môi trường. 4. Cần Qui định cụ thể về công nghệ, kinh phí và lực lượng thực hiện hoạt động quản lý môi trường, có quy chế cụ thể để lực lượng này hoạt động. 5. Đào tạo và có các phương pháp nâng cao nhận thức về quản lý chất lượng sản phẩm theo yêu cầu bảo vệ môi trường cho cán bộ, công nhân viên. 6. Tổ chức thông tin, tuyên truyền trong nội bộ và bên ngoài về vấn đề bảo vệ môi trường. Các thông tin phải được lưu giữ để có thể kiểm tra xử lý kịp thời. 7. Định kỳ kiểm tra mạng lưới tổ chức bảo vệ môi trường của cơ sở. 8. Cấp quản lý phải kiểm tra hệ thống kỹ thuật bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm hệ thống hoạt động liên tục, thường xuyên và có hiệu quả. 9. Phấn đấu bảo đảm cơ sở sản xuất được cấp chứng chỉ theo các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9.000 và các tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14.000. + An toàn và vệ sinh lao động trong sản xuất vật liệu xây dựng
  16. 1. Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phải tổ chức định kỳ kiểm tra, đo đạc các yếu tố môi trường lao động theo quy định hoặc theo giấy phép về môi trường. Yếu tố môi trường lao động gồm: a. Các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt); b. Các yếu tố vật lý (ánh sáng, tiếng ồn, rung, các bức xạ có hại: bức xạ ion hoá và không ion hoá), c. Các yếu tố hoá học (hơi, khí, bụi độc, chất hoá học) d. Các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm mốc, các loại ký sinh trùng, côn trùng. e. Khi các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép thì phải có biện pháp khắc phục ngay; hoặc nếu thấy có khả năng xẩy ra sự cố bất thường gây nguy cơ đến sức khoẻ và tính mạng của người lao động thì phải ngừng ngay hoạt động và báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm để kiểm tra, xử lý kịp thời. 2. Cơ sở sản xuất phải bảo đảm những quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường cho từng cá nhân. Xe vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, vật tư xây dựng ra khỏi công xưởng, xí nghiệp sản xuất vào đường phố phải che kín, tránh rơi vãi. 2. Kế hoạch quản lý an toàn và môi trường xây dựng 2.1 Phương pháp luận chung cho bảo vệ an toàn lao động và bảo vệ môi trường: 2.1.1 Bản kế hoạch thi công: Khi nghiên cứu biện pháp thực hiện dự án đầu tư và xây dựng, Chủ đầu tư phải lập kế hoạch thực hiện dự án. Có ba bản kế hoạch tiến độ phải lập để có
  17. căn cứ ra lệnh khởi công thực hiện dự án là: Bản tổng sơ đồ thi công (master schedule) là sơ đồ phân chia công trình thành các hạng mục, phân chia hạng mục thành các công tác thi công nhưng không quá chi tiết và lịch thi công. Trong bảng sơ đồ tổng thể này phải thể hiện rõ sự phối hợp giữa nhiều đơn vị tham gia thi công và nêu lên sự phối hợp giữa các đơn vị này sao cho tổng tiến độ được khớp, không bị chờ đợi nhau hoặc chồng chéo công việc. Bản kế hoạch tiến độ thi công ( calendar schedule) cho từng hạng mục, từng công trình lập trên căn cứ bản tổng tiến độ đã được thông qua. Bản kế hoạch cấp sử dụng cụ thể nhất là bản kế hoạch công tác cho từng tháng, từng tuần của đội thi công. Kế hoạch bảo vệ an toàn lao động hay kế hoạch bảo vệ môi trường thường căn cứ vào bản kế hoạch tiến độ thi công cho công trình hoặc hạng mục công trình để lập. 2.1.2 Kế hoạch bảo vệ an toàn lao động: Kế hoạch bảo vệ an toàn lao động lập cho việc thi công công trình dựa vào các nhận thức chung về tai nạn lao động có thể xảy ra trên công trường. Cần nhận thức rõ rằng ngẫu nhiên là hiện tượng tất yếu của cuộc sống sản xuất. Phải thấy trước những tại nạn có thể xảy ra trên công trường để đối phó với nó trong từng giai đoạn thi công. 2.2 Bản kế hoạch bảo vệ an toàn chung cho công trường: Cần nhận thức rằng công trường xây dựng có những đặc điểm dễ xảy ra tai nạn: Sản phẩm xây dựng cơ bản tuy là sản phẩm công nghiệp nhưng lại rất không giống các sản phẩm công nghiệp khác. Những đặc điểm của sản phẩm xây
  18. dựng đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chế tạo ra nó cũng như là nguyên nhân gây ra những tai nạn lao động rất đặc thù. Sản phẩm xây dựng cơ bản chiếm diện rộng, chiếm không gian lớn và gắn liền với mặt đất ( hoặc mặt nước trên đất). Từ đặc điểm này, chúng ta thấy không thể che phủ hoặc khó che phủ cho sản phẩm xây dựng trong quá trình chế tạo sản phẩm. Phần lớn công việc của người lao động xây dựng cơ bản diễn ra ở ngoài trời. Các tác nhân thời tiết, khí hậu, thiên nhiên mặc sức ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Việc các tác nhân thiên nhiên tác động khiến cho khi lập kế hoạch sản xuất xây dựng cần dự liệu mọi khả năng để tránh những tác động làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, cản trở tiến độ thi công cũng như gây tai nạn lao động. Chúng ta biết đặc điểm khí hậu của nước ta là có hai mùa mưa và nắng rõ rệt. Cần sắp xếp sao để khi không mưa, tiến hành những việc ngoài trời để khi mưa làm những việc trong mái che. Các tác nhân thiên nhiên bình thường không được xem như khó khăn đột xuất để kéo dài thời hạn thi công. Người lập kế hoạch thi công phải lường trước điều kiện thiên nhiên tác động mà dự báo và điều này được phản ánh trong thời hạn thực hiện dự án khi dự thầu xây lắp. Do chiếm diện rộng, chiếm không gian lớn và gắn liền với mặt đất nên khi chế tạo sản phẩm xây dựng, vật liệu để chế tạo phải vận chuyển từ nơi khai thác về vị trí công trình. Từ điều này, khâu vận chuyển quyết định quá trình sản xuất xây dựng. Công tác vận chuyển chiếm tỷ lệ lớn trong công sức và giá thành xây dựng. Quá trình thu mua và vận chuyển là quá trình rất dễ gặp rủi ro. Xe vận chuyển phải lăn bánh trên đường tăng rủi ro gặp tai nạn giao thông.
  19. Các yếu tố địa chất công trình, địa chất thuỷ văn khu vực xây dựng ảnh hưởng nhiều đến sản xuất xây dựng do sản phẩm xây dựng gắn liền với mặt đất, mặt nước. Việc sử lý nền móng, chống các sự cố lún, sụt, nước ngầm, cát chảy là những khó khăn cần được dự liệu trước trong quá trình thi công và có biện pháp để ngăn ngừa. Ngoài ra còn những yếu tố con người và xã hội gây ra các tác động tiêu cực do đặc điểm sản phẩm xây dựng chiếm không gian lớn, chiếm diện rộng gây ra: sự bảo vệ chống phá hoại, chống mất cắp tài sản, chống vi phạm địa giới xây dựng, chống phá hoại vô hình Thời gian chế tạo sản phẩm xây dựng dài: So với sản xuất nhiều sản phẩm công nghiệp khác, thời gian chế tạo sản phẩm xây dựng dài nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm. Thời gian chế tạo dài qua nhiều mùa khí hậu nên những yếu tố thiên nhiên tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất xây dựng. Do đặc điểm của mỗi mùa khí hậu, khi sản xuất xây dựng cần tính toán, dự liệu để tránh những bị động khi có tình huống bất thường do khí hậu sinh ra. Khi thời gian chế tạo dài còn những ảnh hưởng của con người, của xã hội tác động như những biến động do thay đổi tổ chức, thay đổi chủ trương sản xuất, đầu tư, xây dựng công trình. Những tác động tiêu cực đến quá trình tạo sản phẩm xây dựng cũng như dễ gây ra tai nạn lao động do thời gian thi công dài là điều tất nhiên. Thời gian chế tạo dài làm tăng chi phí bảo quản vật tư, bảo quản công trình. Ngoài ra, vật tư, bán thành phẩm còn bị giảm thấp chất lượng do phải bảo quản lâu. Thời gian thi công dài làm cho người lao động sản xuất phải
  20. qua nhiều thời kỳ thay đổi thời tiết trong một năm. Các yếu tố khí tượng, khí hậu tác động làm cho sức khỏe người lao động bị ảnh hưởng. Thi công kéo dài thời gian cũng tăng mối nguy cơ mất an toàn trong sản xuất. Đặc điểm về tính đa dạng và phức hợp của sản phẩm xây dựng: Sản phẩm xây dựng có rất nhiều hình thái khác nhau ( phản ánh tính đa dạng): về qui mô, về loại dạng, về kích cỡ, về sử dụng vốn đầu tư Người lao động xây dựng phải thường xuyên thay đổi môi trường lao động tạo ra nguy cơ mất an toàn lao động. Sản phẩm xây dựng do rất nhiều chủng loại công nhân chế tạo tham gia, rất nhiều chủng loại vật liệu tạo thành ( phản ánh tính phức hợp). Từ đặc điểm đa dạng và phức hợp của sản phẩm xây dựng nên có nhiều quá trình điều khiển sản xuất xây dựng cùng diễn ra trên một mặt bằng xây dựng. Đó là đầu mối cho sự phối hợp không ăn ý và cũng là nguyên nhân tạo ra mất an toàn lao động. Điều này đòi hỏi các tiêu chuẩn về quản lý và điều hành sản xuất xây dựng phức tạp hơn các sản xuất khác. Do sự đa dạng của sản phẩm xây dựng nên mỗi dạng của sản phẩm xây dựng lại phải có những phòng ngừa tai nạn lao động khác nhau. Do tính đa dạng của sản phẩm xây dựng mà tai nạn xảy ra cho người lao động cũng muôn hình muôn vẻ. Tổ chức sản xuất xây dựng đa dạng và phức hợp nên mỗi dạng tổ chức lại có những đặc thù riêng và những đặc thù này làm cho người lao động phải đương đầu với những dạng tai nạn lao động không hoàn toàn giống nhau. Dự báo các tai nạn khả dĩ cho từng thao tác nghiệp vụ xây dựng là yêu cầu của quản lý an toàn trên công trường:
  21. Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong ngành xây dựng Va đập cơ học Quá trình sản xuất xây dựng phải sử dụng vật liệu xây dựng nặng và có kích thước lớn. Những vật liệu và cấu kiện xây dựng nếu không có những biện pháp chu đáo để nâng cất, chuyển vận từ vị này đến vị trí khác có thể có khả năng va đập vào kết cấu, vật liệu khác hoặc va đập vào người đang lao động sinh ra tai nạn cho người làm việc trong phạm vi nguy hiểm. Rơi từ cao xuống: Việc thi công kết cấu xây dựng có thể ở dưới sâu so với mặt đất hoặc trên cao. Khi thi công dưới sâu, vật liệu, cấu kiện cũng như những vật dư thừa để trên cao có thể lăn hoặc di chuyển và rơi xuống chỗ thấp hơn. Sự di chuyển vật liệu, cấu kiện, các vật dụng thi công hay rác xây dựng từ trên cao xuống mà không ngừa trước có thể rơi trúng người làm bên dưới. Cũng có thể từ trên miệng hố sâu hoặc trên sàn mà khả năng rơi người từ trên cao xuống thấp xảy ra nếu không có biện pháp rào chắn. Hàng năm trên các công trường xảy ra không ít tai nạn do ngã từ trên cao xuống thấp. Nhiều trường hợp ngã giáo vì những lý do tưởng như khó có thể. Trên giáo trát, công nhân hút thuốc lào và say thuốc, ngã từ trên cao xuống thấp gây tai nạn. Trượt chân khi di chuyển hoặc gãy tấm ván gác giáo cũng hay xảy ra làm người công nhân lao từ trên cao xuống đất. Lở xụt mái đất Đất có lực dính và ma sát giữa những hạt tạo nên đất. Mái dốc tự nhiên được tạo ra tư thế ổn định nhờ lực dính và ma sát giữa các hạt đất. Lực dính và ma sát phụ thuộc kích thước của hạt đất và độ ngậm nước của đất. Đào đất không tạo mái dốc thường hay xảy ra hiện tượng lở xụt mái dốc. Khi mưa,
  22. nước ngấm vào đất làm giảm lực dính và lực ma sát trong đất, gây ra hiện tượng xụt, lở. Xụt, lở đất có thể vùi lấp người đang lao động ở chân dốc, đồng thời làm người đang lao động ở trên cao bị ngã xuống thấp. Xụt lở đất còn làm nghẽn giao thông đi lại cũng như gây tai nạn giao thông. Nhà ở ven sông, ven biển bị nghiêng, đổ vì xụt lở đất. Vào mùa lũ, mùa mưa, dòng chảy ở sông, suối mạnh và dâng cao làm xói lở bờ sông, làm cho nhà cửa, công trình lăn xuống sông, suối và trôi theo dòng chảy. Tụt, lăn từ trên cao: Vật nặng như vật liệu, cấu kiện chất ở bờ hố sâu hoặc tại mép sàn trên cao nếu xếp, đặt không ổn định hoặc không chèn, chắn cho cân bằng có thể bị lăn hoặc bị tụt xuống hố sâu. Khi vật nặng rơi sẽ va đập vào kết cấu, gây nguy hiểm cho người lao động hoặc làm hư hỏng kết cấu hoặc các vật khác nằm bên dưới. Điện giật Điện là nguồn năng lượng để vận hành máy móc xây dựng, để chiếu sáng nơi lao động. Dây dẫn điện phải được cách ly với các bộ phận kim loại cũng như phải cách ly với các bộ phận của cơ thể người lao động tránh gây sự truyền điện làm nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con người. Hiện tượng điện giật đã xảy ra nhiều làm bỏng và chết người. Điện cũng là nguồn phát sinh nhiều vụ cháy do chập điện, do dây điện không đủ sức tải, dòng điện làm nóng dây dẫn quá nhiệt độ cho phép, gây nóng và bắt cháy. An toàn sử dụng điện là yêu cầu khá bức bách của ngành xây dựng. Tai nạn điện xảy ra do sự chủ quan, thiếu cẩn thận, đôi khi do sự cẩu thả của sự thiết kế và thi công hệ thống sử dụng điện. Sét đánh:
  23. Công trường không bố trí hệ thống thu lôi hoặc là hệ thống thu lôi thiết kế và thi công không đúng các yêu cầu kỹ thuật gây ra hiện tượng sét đánh. Sét có nguồn điện áp rất mạnh, gây ra phóng điện đến vài chục kiloAmpe hoặc điện nhiễm làm nguy hiểm đến tính mệnh người lao động, gây cháy hoặc hư hỏng máy móc, thiết bị xây dựng. Cần làm hệ thống thu lôi hợp cách, tránh rủi ro do sét. Ngạt Thi công trong môi trường kín, thông gió không đạt yêu cầu gây tai nạn người công nhân bị ngạt. Khi cần thi công trong giếng sâu, hầm dài phải thông gió tốt mới đủ không khí cho sự thở của người lao động. Cần hết sức chú ý, đảm bảo ôxy cho công nhân lao động trong các hầm tàu, trong giếng chìm, trong các bồn chứa lớn. Hiện tượng gây ngạt trong các môi trường thiếu ôxy cũng thường hay gây cháy do các chất khí bốc cháy như các họ khí cacbua hydro có nồng độ đủ tạo cháy. Chất độc Môi trường đất, môi trường nước cũng như môi trường khí ở nước ta bị ô nhiễm chất độc nhiều do sử dụng hoá chất độc trong thời kỳ chiến tranh, do người dân sử dụng chất diệt cỏ, thuốc sâu, thuốc diệt chuột, phân bón hoá học bừa bãi, thiếu thận trọng. Gần đây, nhiều người lại dùng chất hoá học họ cyanua để phân ly vàng và các kim loại quý hiếm khác cũng là nguồn gây độc hại cho môi trường lao động của công nhân xây dựng. Phòng chống độc hại cho môi trường nơi lao động xây dựng là điều rất đáng quan tâm trong giai đoạn này. Mùi sơn có diluăng, xăng công nghiệp hoặc axêtôn rất hại cho cơ quan hô hấp của người công nhân. Bụi amiăng, bụi thuỷ tinh là nguồn gây ra ung thư phổi và viêm phổi. Tiếp xúc với không khí có nhiều
  24. hơi axit, hơi của các hoá chất khác là nguồn gây bệnh phổi và các bệnh dị ứng da. Trong những công trường có xử lý ngâm tẩm gỗ phải dùng crêôzôt hay các loại thuốc diệt mối mọt và các côn trùng có hại khác thì các loại thuốc hoá chất này đều là chất độc. Cần có biện pháp hạn chế chất độc lan toả ra không khí cũng như tiếp xúc với các bộ phận của cơ thể. Bỏng Bỏng là tai nạn làm cho cháy da của người lao động. Nguồn gây tai nạn bỏng do tiếp súc với lửa, với nhiệt độ cao. Có nhiều người bị tai nạn do bị nước sôi làm bỏng da thịt. Có nhiều tai nạn bị bỏng do cháy thuốc nổ. Khi cháy thuốc nổ, đám cháy gây nhiệt độ cao tức thời làm huỷ hoại cơ thể. Nước ngập Đã có tai nạn do làm lều lán ven suối nghỉ đêm. Trời không mưa nhưng lũ thượng nguồn về nhanh làm trôi lán và chết người. Thi công trong hầm sâu, giếng sâu, nước tràn ngập do ống dẫn nước vỡ đột ngột, máy bơm thoát nước hỏng, không thoát được nước làm ngập úng, nguy hiểm tính mạng người lao động. Lao động trong các buồng kín của con tàu hay thuyền đang chìm có thể bị nước ngập bất ngờ. Nổ, cháy Nổ, cháy là tai nạn hay xảy ra với công tác xây dựng. Trong thi công các công tác đất có thể sử dụng dạng cơ giới phá nổ. An toàn với công tác phá nổ cần thực hiện hết sức nghiêm ngặt. Quá trình làm sạch các bồn chứa xăng, dầu hoặc tiến hành sửa chữa dùng hàn với các bồn trước đây chứa xăng, dầu rất hay gây tai nạn cháy nổ. Cần có biện pháp thông gió để hơi cacbua hydro thấp đến mức không đủ gây cháy mới đủ an toàn.
  25. Cháy vỏ bào, vật liệu rắn như rẻ lau, mùn cưa có thể dẫn đến cháy lan toả. Chập điện hay dòng điện quá lớn so với tiết diện dây dẫn cũng có khả năng gây cháy. Khi hàn không chú ý đến môi trường chung quanh, xỉ hàn còn nóng bắn ra gây cháy. Cháy do chất lỏng hay hơi xăng, dầu cũng là nguyên nhân thường trực. Cháy bình gas, cháy axêtilen, cháy bình ôxy, bình hydro cũng đã xảy ra. Yếu tố sinh học Trong lao động xây dựng còn nhiều công việc được thi công bằng phương pháp thủ công như vét bùn thoát nước cho các dòng sông, vét cống nước thải hoặc nhiều công tác mà các bộ phận cơ thể có thể tiếp súc với sinh vật gây bệnh hoặc nhiễm trùng cho con người. Vi khuẩn có hại làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người lao động xây dựng đầu tiên là trong công tác giải phóng mặt bằng, di chuyển mồ mả. Vét bùn, làm vệ sinh trước khi lấp đất mặt bằng cũng có thể gây bệnh tật và làm nhiễm khuẩn cho cơ thể người xây dựng. Điều kiện vệ sinh và văn minh công nghiệp kém trên công trường làm ô nhiễm môi trường khí, làm nhiễm bệnh cho công nhân. Bữa ăn trưa trên công trường khi khâu an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được chú ý đúng mức là nguồn độc hại cho sức khoẻ của người lao động. Đã có nhiều vụ nhiễm độc tập thể nhiều người lao động do bữa ăn trưa kém vệ sinh, an toàn thực phẩm. Yếu tố vật lý: Âm, Quang, Nhiệt Lao động thuộc nghề xây dựng còn có thể bị làm việc trong môi trường rất ồn. Độ ồn không khí vượt trên các tiêu chuẩn quy định về mức âm cho phép rất nhiều. Điều này làm cho bộ phận thính giác của công nhân suy kém và đồng thời năng suất lao động cũng như mức chính xác của sản phẩm chế tạo ra bị ảnh hưởng xấu.
  26. Khi hàn hồ quang hay nhiều công đoạn khác trong nghề xây dựng như rèn, dập. Khi ánh sáng mạnh như ánh sáng hàn không được che chắn cẩn thận mà tia sáng chiếu rọi trực tiếp vào mắt sẽ bị xưng do tác động của các tia cực tím hay hồng ngoại làm phá huỷ tế bào mắt. Lao động xây dựng có khi phải thường xuyên diễn ra trong điều kiện nhiệt độ cao như tại các phân xưởng rèn, đúc luyện kim. Cần có trang bị thích hợp cũng như giờ giấc lao động thích hợp nhằm tránh gây hại sức khoẻ công nhân, có chế độ bồi dưỡng thoả đáng nhằm nhanh phục hồi sức lao động sau mỗi ca làm việc. Những nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp trong ngành xây dựng Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện có hại của nghề nghiệp tác động vào người lao động. Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp tính. Một số bệnh nghề nghiệp không chữa khỏi được mà để lại di chứng. Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được. Nhà nước quy định có 21 loại bệnh nghề nghiệp nằm trong các nhóm như sau đây Các bệnh bụi phổi và phế quản do silic, do atbet, do bông Nhiễm độc: do chì, do thuỷ ngân, do mănggan, do TNT, do asen, do nicotin, do các loại thuốc sâu. Nhiễm độc benzen và các chất đồng đẳng của benzen. Do các yếu tố vật lý như ồn, phóng xạ, rung, giảm áp. Các bệnh da nghề nghiệp như sạm da, loét da Nhiễm khuẩn nghề nghiệp như lao, viêm gan, xoắn khuẩn.
  27. Chi tiết hoá về các loại bệnh nghề nghiệp có thể khái quát như sau: (1) Với bệnh nhiễm độc do chì và các hợp chất của chì: Công việc gây ra bệnh khi tiếp súc với chì: + Chế biến chì và các phế liệu có chì + Thu hồi chì cũ + Đúc, dát mỏng chì +Hàn, mạ chì +Gia công các dạng vật liệu chì +Sửa chữa accu chì +Điều chế và sử dụng các oxyt chì, muối chì +Sử dụng các dạng sơn, men có gốc chì + Pha chế tetraethyl chì, xăng pha chì. Bệnh lý: + Hội chứng đau bụng do chì + Viêm thận tăng đạm huyết hoặc tăng huyết áp do chì + Liệt cơ duỗi ngón tay do chì + Bệnh não do nhiễm độc chì + Tai biến tim mạch do nhiếm độc chì + Viêm dây thần kinh mắt do nhiễm độc chì + Đau khớp xương do nhiễm độc chì (2) Nhiễm độc benzen và các đồng đẳng của benzen
  28. Công việc có thể gây bệnh do nhiễm độc benzen và các đồng đẳng của benzen: + Khai thác, chế biến, tinh luyện benzen + Dùng benzen để chế biến dẫn xuất + Dùng benzen để tẩy, rửa các dạng mỡ bám lên vật liệu, cấu kiện. + Điều chế các dung môi hoà tan cao su + Pha chế vecni, sơn, men, máttit để trang trí nội, ngoại thất của ngôi nhà + Dùng benzen làm chất hoà tan nhựa thiên nhiên và tổng hợp khi pha sơn. + Dùng benzen hút nước trong rượu hoặc cồn. Bệnh lý: + Tai biến cấp tính: hôn mê, co giật + Rối loạn tiêu hoá + Giảm bạch cầu ở mạch máu ngoại vi kèm giảm bạch cầu đa nhân trung tính. + Ban xuất huyết + Hội chứng xuất huyết có thể tái phát trong năm, hoặc tái phát xuất huyết mà hồng cầu dưới 2,5 triệu một năm. + Thiếu máu kiểu thiểu năng tuỷ hoặc suy tuỷ + Trạng thái giả bạch cầu + Bệnh bạch cầu. (3) Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân
  29. Công việc có thể nhiễm độc thuỷ ngân + Chưng cất thuỷ ngân, thu hồi thuỷ ngân + Sửa chữa các nhiệt kế thuỷ ngân + Dùng thuỷ ngân trong các công việc về điện + Sản xuất axit acêtic, axetôn + Chế biến da dùng muối thuỷ ngân + Các bệnh lý khi nhiễm độc thuỷ ngân + Tẩy da bằng axit thuỷ ngân + Mạ vàng, mạ thiếc, mạ đồng, khảm vàng bạc dùng thuỷ ngân hoặc muối thuỷ ngân + Làm ngòi nổ mìn bằng Eluminate thuỷ ngân + Kỹ thuật làm đồ sứ, in hình, làm hoa nhân tạo. Bệnh lý: + Chứng não cấp + Bị run cố ý ( tremblement intentionnel ) + Mất điều hoà tiểu não ( ataxie cérébelleuse ) + Đau bụng, ỉa chảy + Viêm thận tăng đạm trong máu (4) Bệnh nhiễm bụi phổi silic Công việc có thể nhiễm độc bụi phổi silic + Khoan đập đá + Tán, nghiền sàng đá
  30. + Đẽo, mài đá + Sản xuất và sử dụng các loại đá mài, bột đánh bóng, và các sản phẩm có silic tự do + Chế biến chất cacborundum, mài thuỷ tinh, đồ sành, sứ, gốm, gạch chịu lửa. + Các việc liên quan đến cát, bụi cát + Làm sạch bề mặt bằng phun cát. Các bệnh lý khi nhiễm độc bụi phổi silic + Xơ phổi + Biến chứng tim do hậu quả của xơ phổi + Biến chứng phổi: - Tràn dịch phế mạc đột phát - Lao phổi (5) Bệnh bụi phổi nhiễm bụi amiăng Công việc có thể gây ra bệnh nhiễm độc bụi amiăng + Khoan,đập phá, khai thác quặng hay đá có amiăng + Tán, nghiền, sàng và thao tác khô với quặng hoặc đá có amiăng + Chải sợi, kéo sợi và dệt vải amiăng + Làm cách nhiệt bằng amiăng + áp dụng amiăng vào súng bắn nhiệt + Thao tác khô với amiăng khi chế tạo xi măng amiăng + Tạo gioăng bằng amiăng và cao su + Chế tạo má phanh bằng cao su amiăng
  31. + Chế tạo các tông có amiăng Bệnh lý khi bị nhiễm độc bụi phổi amiăng + Xơ phổi và phế quản do hít phải bụi amiăng + Xơ phổi nhưng chưa đến mức rối loạn hô hấp hoặc đã đến rối loạn hô hấp + Ung thư phổi + Biến chứng vào tim như thiểu năng tim, suy tim không hồi phục. (6) Bệnh nhiễm độc mănggan và các hợp chất của măng gan Công việc có thể gây ra bệnh nhiễm độc mănggan + Khai thác, nghiền, sàng, đóng bao và trộn khô bioxytmangan ( MnO2) nhất là trong việc chế tạo pin điện, que hàn. + Dùng bioxytmangan trong việc làm già ngói, chế tạo thuỷ tinh, thuốc màu. + Nghiền và đóng bao xỉ ở lò luyện kim có bioxytmangan Bệnh lý khi bị nhiễm độc mănggan + Hội chứng thần kinh kiểu Parkinson thể hiện ở triệu chứng run tay nhẹ, run tay nặng đến mức không tự phục vụ mình được. (7) Bệnh nghề nghiệp gây ra do quang tuyến X và các tia phóng xạ Công việc có thể gây ra bệnh do các dạng tia + Khi lao động có tiếp xúc với các dạng tia + Khai thác và chế biến quặng có chất phóng xạ + Điều chế và sử dụng các chất phóng xạ, các sản phẩm hoá học và dược có chất phóng xạ + Điều chế và áp dụng các chất phóng xạ có phát quang
  32. + Nghiên cứu và đo các tia phóng xạ và quang tuyến X trong phòng thí nghiệm + Chế tạo các máy để điều trị bằng radium và các máy quang tuyến X + Các công việc liên quan đến tia xạ trong bệnh viện, phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, trong nông nghiệp khác. + Quanh khu vực hàn hồ quang, hàn hơi Bệnh lý có thể gây ra bệnh do các tia + Các bệnh về máu như: giảm bạch cầu, giảm bạch cầu đa nhân, hội chứng xuất huyết, thiếu máu, trạng thái giả bạch cầu, bệnh bạch cầu. + Các dạng bệnh về mắt như: viêm mí mắt hay viêm màng tiếp hợp, viêm giác mạc, đục thuỷ tinh thể + Các dạng bệnh về da như: viêm da cấp, viêm da mãn tính, viêm niêm mạc mãn. + Các bệnh về xương như hoại tử xương, ung thư xương + Các bệnh về phổi như ung thư phổi do hít phải bụi phóng xạ. (8) Bệnh nghề nghiệp do tiếng ồn Công việc có thể gây ra bệnh do tiếng ồn + Công nhân làm việc ở những nơi bị ồn từ 6 giờ trở lên trong một ngày và độ ồn trên 80 dB. Bệnh lý có thể gây ra do tiếng ồn + Bị điếc nghề nghiệp dạng tiếp âm thể đáy, giảm thính lực trên 35%. + Tổn thương tế bào nghe ở loa đạo biểu hiện qua nghiệm pháp đo thính lực trên ngưỡng
  33. + Chức năng tiền đình không bị ảnh hưởng + Giảm thính lực không tốt lên sau 3 tháng. (9) Bệnh nghề nghiệp gây ra cho da Công việc có thể gây ra bệnh cho da + Chế tạo accuy, sản xuất xi măng, đồ gốm, bột màu pha sơn hay pha vôi màu, men sứ, thuỷ tinh, cao su, bản kẽm, gạch chịu lửa, hợp kim nhôm, nghề nề và phụ nề, mạ điện, mạ crôm. Bệnh lý về da + Loét da và niêm mạc + Loét vách ngăn mũi + Viêm da tiếp xúc, chàm tiếp súc. + Xạm da do tiếp xúc với dầu hoả, than cốc, nhựa đường, bitum, luu huỳnh. (10) Bệnh nghề nghiệp gây ra do làm việc trong môi trường bị rung Công việc gây bệnh + Thao tác với các dụng cụ hơi nén cầm tay như đục, búa dùi, búa tán rivê, chày đục phá khuôn, máy khoan đá, máy đầm. + Sử dụng các máy động cơ nổ như máy cưa cầm tay, máy cắt cỏ, máy mài cầm tay. + Tiếp xúc với vật gây rung như tời khoan, máy mài. Bệnh lý + Hư khớp khuỷu, khớp cổ tay + Hoại tử xương bán nguyệt
  34. + Gia hư khớp xương thuyền + Bệnh Raynaud nghề nghiệp như rối loạn thần kinh vận mạch ở các ngón, rối loạn cảm giác. (11) Bệnh bụi bông phổi ( byssinosis ) Công việc gây bệnh + Lao động khi xé bông, chải thô, làm sợi bông, đay, gai làm các vật liệu nhồi trong xây dựng, làm vật liệu tẩm trong xây dựng, làm các lớp cách ẩm, cách nhiệt. Bệnh lý + Khó thở, tức ngực ngay từ ngày đầu tiên lao động. + Biến đổi chức năng hô hấp từ nhẹ đến trung bình. (12) Bệnh lao nghề nghiệp Công việc gây bệnh + Tiếp xúc với súc vật bị lao hoặc mang vi khuẩn lao + Thao tác sừng, xương, da súc vật + Tiếp xúc với bệnh nhân lao khi người bị lao là công nhân, người lao động. Bệnh lý + Bệnh lao da + Bệnh lao hạch + Lao màng hoạt dịch + Lao xương khớp + Lao màng phổi
  35. + Lao phổi (13) Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp Công việc gây bệnh + Phải tiếp xúc với người đang mắc bệnh viên gan virut, vật phẩm ô nhiễm Bệnh lý + Viêm gan + Xơ gan (14) Bệnh do leptospira nghề nghiệp Công việc gây bệnh + Làm việc trong hầm, hào, hố sâu, cống rãnh. + Đào kênh, mương, hố sâu. + Làm việc ở đầm lầy, suối, ruộng, ao, hồ. Bệnh lý + Sốt do leptospira (15) Bệnh nhiễm độc TNT Công việc gây bệnh: + Nhồi, nạp thuốc và lỗ mìn. + Dùng mìn gây nổ phá đá + Các việc tiếp xúc với TNT Bệnh lý: + Tổn thương máu
  36. + Suy tuỷ + Tổn thương gan + Đục nhân mắt + Tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá + Suy nhược thần kinh Các biện pháp chủ yếu nhằm khắc phục tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong ngành xây dựng. Việc xây dựng mới, mở rộng, cải tạo các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập luận chứng về biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động. Luận chứng phải được cơ quan thanh tra nhà nước về an toàn lao động hoặc vệ sinh lao động phối hợp với cơ quan hữu quan chấp thuận. Nhà nước cũng quy định về sử dụng các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động, về nơi làm việc phải an toàn, về nơi làm việc phát sinh độc hại, trang bị bảo hộ lao động, định kỳ khám sức khoẻ, về huấn luyện về an toàn cho người lao động. Khi lập thiết kế công trình cũng như thiết kế biện pháp thi công cần đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn lao động. Chủ đầu tư là người có tư cách pháp nhân đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về an toàn lao động trên công trình mình là chủ đầu tư. Chủ đơnvị sử dụng người lao động phải chịu trách nhiệm về an toàn của người công nhân, về vệ sinh lao động trong quá trình lao động.
  37. Các Bộ Lao động và Thương binh xã hội, Bộ Y tế và Tổng Công đoàn đã có nhiều thông tư liên tịch hướng dẫn về tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Sự quan tâm đến an toàn lao động và vệ sinh lao động của Nhà nước đã biến thành trách nhiệm của từng cơ sở sản xuất, kinh doanh. Sự quan tâm này được thể hiện thành sự phân định trách nhiệm quản lý của cán bộ quản lý và các bộ phận chuyên môn của doanh nghiệp. Điều này phản ảnh qua kế hoạch và biện pháp cụ thể về bảo hộ lao động, về an toàn và vệ sinh lao động. Nội dung, hình thức và tổ chức việc kiểm tra an toàn lao động cũng được quy định rất cụ thể. Những biện pháp quản lý rất khắt khao và cụ thể cùng với ý thức của người lao động sẽ hạn chế tai nạn, làm cho người lao động yên tâm, có hiệu quả, tạo nên năng suất cao và chất lượng công trình tốt. An toàn lao động trong lập nghiên cứu khả thi và bộ Hồ sơ đấu thầu 1.Nội dung bảo đảm an toàn phải được phản ảnh trong báo cáo nghiên cứu khả thi Trong bản nghiên cứu khả thi phải đặt vấn đề an toàn cho sử dụng công trình cũng như phải đảm bảo an toàn lao động trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Khi thiết kế công trình phải tuân theo các quy định cấu tạo kiến trúc sao cho bảo đảm an toàn cho người sử dụng công trình về lâu dài. Một số thí dụ như những khoảng trống, hở phải có lan can bảo đảm cho người không thể ngã, rơi từ trên cao xuống thấp do vô tình. Lan can không làm xọc ngang để người có thể dẫm chân vào các thanh ngang của lan can mà dễ dàng vượt qua lan can. Chiều cao của tường chắn mái đủ giữ an toàn không cho người bị lộn qua tường chắn mái ngã khỏi sân thượng. Cửa sổ nhà cao tầng không
  38. được lắp bản lề đứng mà phải là cửa trượt trong mặt phẳng cửa. Đầu mũi các bậc thang phải có các vạch ngang chống trơn khi lên, xuống thang. 2. Nội dung hồ sơ mời thầu phải yêu cầu nhà thầu khi lập biện pháp kỹ thuật thi công phải kèm biện pháp an toàn cho sản xuất, cho người lao động. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về an toàn lao động nên khi thông qua các biện pháp thi công cần chú ý đúng mức đến các biện pháp an toàn cho người lao động. Nội dung hồ sơ mời thầu phải gắn sự phối hợp tiến độ với an toàn lao động. Cần yêu cầu trong hồ sơ mời thầu sự khẩn trương thi công theo nguyên tắc triển khai những việc có điều kiện triển khai được, nhưng những việc đang thi công không được gây tai nạn cho những việc khác. Để đảm bảo an toàn cho nhau khi triển khai nhiều công việc đồng thời thì trên một mặt bằng thi công cho một công việc không nên bố trí việc khác tiến hành trong đó. Trên cùng một chiều cao mà khi thi công có thể ảnh hưởng mất an toàn cho công việc bên dưới thì không được bố trí hai việc cùng làm. Bố trí việc làm đồng thời chỉ khi có đủ mặt bằng cho nhiều công việc tiến hành mà không cản trở hoặc làm mất an toàn cho nhau. Lập kế hoạch bảo đảm an toàn chung cho công trường dựa vào bản tổng sơ đồ ( master schedule), mỗi công việc trong tổng sơ đồ thấy có khả năng xảy ra sự mất an toàn nào sẽ đưa vào thời điểm ấy những tai nạn khả dĩ xảy ra và biện pháp ngăn ngừa. Bản kế hoạch bảo đảm an toàn khi thi công công trình: Bản kế hoạch bảo đảm an toàn khi thi công công trình lập trên cơ sở bản tiến độ thi công ( calendar planning ).
  39. Cần dựa vào các biện pháp thi công nhằm thực hiện các công tác xây dựng trong bản tiến độ để lập ra biện pháp an toàn bảo đảm cho khi thi công cụ thể không bị xảy ra mất an toàn. Trước hết, phải nắm được khi thi công trong điều kiện nào sẽ có khả năng bị tai nạn. Phải có các biện pháp ngăn ngừa tai nạn khi thực hiện từng biện pháp thi công. a) Quy định chung cho đảm bảo an toàn lao động Qui định về rào chắn Mọi chỗ có thể rơi người từ trên cao xuống như từ các sàn tầng cao, từ miệng hố sâu đều phải rào chắn, ngăn không cho người rơi do thiếu chú ý. Những nơi có thể rơi vật treo trên cao xuống lối đi hay mặt bằng công tác của người lao động như phạm vi làm việc của cần trục, phải rào chắn hoặc có chỉ giới không cho người qua lại nhằm tránh tai nạn. Rào chắn có những gối đỡ cho các thanh chắn ngang là các thanh đứng được bắt chặt vào chắc chắn với nền. Khoảng cách giữa thanh đứng không quá 2 mét, Những thanh ngang phải tỳ vào thanh đứng sao cho nếu có lực tác động, những thanh này không bị bật bung làm té ngã người cần bảo vệ. Thanh ngang phải sơn vằn đen vàng, chiều rộng vằn lớn hơn 20 cm. Rào chắn phải được thiết kế chi tiết khi đề xuất giải pháp thi công. Phải làm xong rào chắn mới được thực hiện các thao tác kỹ thuật khác. Qui định về chỉ giới nguy hiểm Đường phân giới giữa khu vực nguy hiểm, có khả năng xảy ra tai nạn với khu vực an toàn là chỉ giới nguy hiểm. Chỉ giới tạm thường làm thành hàng
  40. rào. Nếu tính di động khá thường xuyên thì chỉ giới có thể làm dưới hình thức thanh chắn ngang hoặc dây ngăn an toàn. Dây phải được móc treo vào những trụ đỡ bằng bê tông cốt thép, bằng thép hay bằng gỗ tạm thời. Trụ đỡ đủ chân đế để tự ổn định và có thể di chuyển được để có thể chuyển chỗ khi cần điều chỉnh khu vực nguy hiểm. Dây hoặc thanh ngang làm đường ngăn chỉ giới phải có chiều rộng bản trên 50 mm đủ để nhận biết bằng mắt thường. Phải sơn vằn vàng-đen thành khoang mà chiều dài mỗi khúc vằn phải sơn là 200 mm. Màu sắc và chữ cho các tín hiệu an toàn: Chữ để chỉ dẫn các tín hiệu về an toàn phải viết kiểu chữ in chân phương. Chiều cao của chữ phải lớn hơn 20 cm và chiều rộng nét chữ trên 20 mm. Nền để viết chữ phải là màu sáng, thường là màu vàng. Chữ có thể màu đỏ hay đen. Chữ tín hiệu an toàn cần chỉ dẫn khi thiếu ánh sáng phải có đèn chiếu rọi đủ sáng để đọc được trong mọi tình huống. Qui định về thông báo tín hiệu an toàn lao động: Những thông báo bằng tín hiệu cho công tác an toàn phải để người đọc nhận biết được trước khi vào khu vực mà tín hiệu chỉ dẫn một khoảng cách đủ để kịp có hành động ngăn ngừa tai nạn. Tín hiệu thông báo về an toàn không được treo ngược sáng làm cho người đọc nhìn không rõ. Khi buộc lòng phải treo tín hiệu ngược sáng, phải có đèn chiếu trực tiếp vào bảng tín hiệu để người đọc nhận rõ được tín hiệu. Về Ergonomics, nhân trắc và không gian tác nghiệp Trong thiết kế biện pháp kỹ thuật, người kỹ sư, kỹ thuật viên phải chú ý đến ergonomics. Ergonomics được gọi theo tiếng Việt là công thái học là môn
  41. khoa học liên ngành, kết hợp giữa khoa sinh học người và khoa học kỹ thuật tạo ra sự thích ứng giữa phương tiện kỹ thuật, môi trường lao động với khả năng của con người về giải phẫu sinh lý, tâm lý nhằm đảm bảo cho lao động có hiệu quả nhất, bảo vệ sức khoẻ, an toàn lao động và tiện nghi cho con người. Khi nghiên cứu ergonomics trong lao động xây dựng, phải sử dụng những số liệu nhân trắc của con người Việt nam tương quan đến công cụ lao động, máy móc cho phù hợp thao tác, thích ứng với điều kiện an toàn lao động cho người công nhân Việt nam. Những vấn đề cụ thể là giàn giáo thi công, một mặt phải phù hợp với mô đun độ cao của ngôi nhà đồng thời phải phù hợp với độ cao trung bình của người Việt nam, sao cho thao tác trong lao động được an toàn nhất. Không gian tác nghiệp của một công nhân phải phù hợp với số liệu nhân trắc của con người Việt nam. Tổ chức không gian tác nghiệp của một công nhân hợp lý là lựa chọn kích thước khu vực lao động sao cho giảm nhẹ sự di chuyển trong quá trình lao động. Quan hệ giữa con người lao động với đối tượng lao động thuận tiện nhất nhằm tạo ra năng suất lao động cao, ít hao phí năng lượng nhất đồng thời phải đảm bảo an toàn nhất. Về mặt phẳng tác nghiệp các phương Khi thiết kế tư thế trong lao động cần hết sức chú ý đến mặt phẳng tác nghiệp. Trước mặt là mặt phẳng tác nghiệp thuận lợi nhất: đạt năng suất cao, đạt độ chính xác của sản phẩm cao nhất đồng thời thuận với tư thế lao động, ít gây tai nạn. Hạn chế mọi tư thế lao động khi phải quay xương sống quanh trụ sống để thao tác ở những mặt phẳng làm với mặt phẳng đối xứng trước sau theo phương đứng của cơ thể. Làm việc ở những tư thế này không huy động được sức cơ bắp đến mức cao nhất, dễ gây ra sự co rút cơ do cơ bị vận động không phù hợp với quy tắc sinh học. Về độ cao của mặt phẳng công
  42. tác, tuỳ tư thế đứng hay ngồi mà chọn cho phù hợp với nhân trắc người Việt nam. Khi lao động với tư thế đứng thì độ cao công tác tốt nhất là ở độ cao 90 cm so với mặt chân đứng. Khi lao động trong tư thế ngồi thì độ cao của mặt công tác tốt nhất là 30 cm cách mặt ghế ngồi. Mặt công tác không phù hợp với tư thế lao động, không những lao động bị giảm năng suất mà còn dễ gây ra tai nạn lao động. Dụng cụ và trang bị tạm, nhất thời Dụng cụ cầm tay phải phù họp với sức khoẻ và nhân trắc người Việt nam. Không được quá nặng, khó sử dụng cũng như dễ gây tai nạn. Những dụng cụ có khả năng tuột, văng khi lao động, tay cầm phải tạo gợn sóng hợp với bàn tay khi nắm và có lớp lót, tráng cao su, tăng độ ma sát khi nắm chắc. Khi lao động ở những tư thế mà công cụ bị văng tuột sẽ gây nguy hiểm cho người chung quanh hay bên dưới, dụng cụ ấy phải có lỗ buộc dây néo giữ khi công cụ bị văng hay tuột. Độ dài của dây không cản trở khi thi công nhưng không quá dài gây tình trạng neo giữ không có tác dụng. Dụng cụ phải đảm bảo độ an toàn khi sử dụng, không gây tai nạn cho người sử dụng và người chung quanh. Trang bị bảo hộ thích hợp cho từng tác nghiệp xây dựng: Với mỗi dạng công tác xây dựng đòi hỏi phải có trang bị bảo hộ lao động thích ứng. Mỗi công nhân cần điều chỉnh cho những trang bị lao động vừa vặn với cơ thể và nhân trắc của mình. Quần áo bảo hộ không thể mặc rộng thùng thình, ngăn cản sự nhanh nhẹn cũng như cản trở các thao tác khi lao động. Mũ đội phải có quai và không bị quá lỏng hay quá chật. Mũ chật sinh tức máu trên đầu, gây ra đau đầu và nhức đầu. Găng tay phải đi vừa, không chật mà không lỏng. Lỏng sẽ bị tuột và chặt sẽ cản trở khi cầm, nắm dụng cụ hoặc vật liệu xây dựng.
  43. b) Sự gắn liền biện pháp kỹ thuật, biện pháp kiểm tra chất lượng và biện pháp an toàn lao động thành một thể thống nhất Theo mục e điều 16 của bản Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành theo quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27-6-2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng thì chủ đầu tư phải kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động cho công trình và an toàn cho các công trình lân cận do doanh nghiệp xây dựng lập. Lập biện pháp thi công là xây dựng tài liệu cơ sở để tiến hành thi công, tạo ra sản phẩm xây dựng bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật và an toàn lao động do chủ đầu tư nêu ra trong hồ sơ mời thầu. Kiểm tra chất lượng sản phẩm xây dựng do nhà thầu tạo ra phải đồng thời kiểm tra những biện pháp bảo đảm an toàn lao động vì chất lượng công trình không thể tách rời an toàn lao động. Người lao động có làm việc trong điều kiện an toàn mới tạo ra sản phẩm tốt. Vừa lao động vừa lo ngay ngáy cho sự an toàn trong quá trình lao động của mình thì khó tạo được sản phẩm có chất lượng. Trách nhiệm của nhà thầu là phải đề xuất các biện pháp đảm bảo chất lượng cũng như biện pháp an toàn lao động. Trách nhiệm của chủ đầu tư là xem xét và phê duyệt các biện pháp kỹ thuật thi công cùng với biện pháp an toàn sao cho sản xuất có chất lượng đồng thời bảo đảm an toàn. c) Sắp xếp trình tự thi công trong tiến độ phải đảm bảo không gian lao động đủ an toàn + Sự phối hợp các yếu tố kỹ thuật nhằm thi công nhanh Có ba cách tổ chức thi công có thể thực hiện trên một mặt bằng hạng mục công trình là thi công tuần tự, thi công song song và thi công kiểu dây chuyền. Trong việc sắp xếp thi công hợp lý, phải triển khai đến mức tối đa những công việc có thể triển khai được nhằm tranh thủ hoàn thành công việc tạo sản phẩm xây dựng nhanh nhất. Cách thi công theo tuần tự, mặt bằng thi
  44. công rộng rãi, lực lượng thi công huy động thấp nhưng thời gian tạo ra sản phẩm xây dựng bị kéo dài. Cách thi công song song, nhiều việc được thi công đồng thời nên thời gian tạo ra sản phẩm xây dựng rút ngắn. Thi công song song phải huy động lực lượng thi công lớn và vì nhiều người cùng tham gia thi công đồng thời nên khả năng mất an toàn trong lao động cũng lớn. Thi công kiểu dây chuyền đòi hỏi chia mặt bằng thi công thành các phân đoạn và chia lao động thành những nhóm chuyên. Nguyên tắc của tổ chức dây chuyền là tạo nên sự đồng đều khối lượng trong các phân đoạn để điều phối lao động một cách điều hoà, nhịp nhàng. Trong một phân đoạn không gian lao động chỉ có một nhóm thợ chuyên vào lao động. Nhóm này ra, nhóm kia mới vào trong phân đoạn. Trên một phân đoạn chỉ có một nhóm thợ chuyên thực hành thi công. Phải tạo ra điều kiện lao động liên tục cho người lao động và trên từng phân đoạn không gian liên tục có việc cho người làm. Có hai dạng trình tự trong việc tiến hành các biện pháp thi công như sau: Trình tự tiếp nối là biện pháp tạo ra sản phẩm xây dựng có nhiều thao tác mà thao tác này phải tiến hành trước, phải đợi thực hiện xong mới tiến hành được thao tác đứng sau. Trình tự song song là biện pháp mà hai thao tác có thể đồng thời tiến hành, không ảnh hưởng đến nhau về mặt quá trình sản xuất. Để tạo ra sản phẩm xây dựng thì càng tiến hành song song được nhiều việc thì thời gian hoàn thành chung càng nhanh. Nhưng cần xem xét về điều kiện lao động, điều kiện mặt bằng công tác sao cho khi tiến hành thao tác này không làm mất an toàn lao động cho thao tác khác.
  45. Nguyên tắc phối hợp giữa những công việc của các nhóm chuyên môn hay là giữa những thao tác khác nhau trong một quá trình sản xuất chung là tạo điều kiện thuận lợi cho nhau, không gây mất an toàn lao động cho nhau. Tuyệt đối không bố trí hai hay nhiều đội sản xuất cùng thi công trong cùng một mặt bằng công tác khi điều kiện an toàn lao động không cho phép. + Các yêu cầu phải đảm bảo an toàn lao động trong không gian lao động Trong một không gian lao động tức là trong một phân đoạn công trình được chia để tiến hành thi công không nên bố trí hai nhóm lao động chuyên môn cùng thi công. Khi tiến hành công tác chuyên môn, công tác cần có không gian để triển khai công việc của mình. Không gian cần thiết để triển khai có thể diễn ra theo mặt bằng nhưng nhiều công tác cần không gian theo chiều cao hoặc nhiều công tác lại cần không gian theo cả mặt bằng, cả chiều cao. Lấy thí dụ như để tiến hành công tác láng nền. Láng nền nhà đòi hỏi mặt bằng để trải vữa tạo lớp nền hoàn chỉnh. Khi láng nền một gian phòng không thể bố trí dựng cốp pha cho sàn tầng trên của gian phòng ấy được vì làm cốp pha đòi hỏi mặt bằng để chống những cây chống, đồng thời lại đòi hỏi không gian trên cao để trải hệ thống tấm cốp pha cho sàn bên trên. Như thế, trong một gian buồng, không thể vừa láng nền, vừa làm cốp pha. Từ đặc điểm khi triển khai công tác đòi hỏi không gian để lao động, nguyên tắc bố trí công việc là không bố trí hai hay nhiều công tác chuyên môn cùng tiến hành trong một không gian lao động. + Các yêu cầu về an toàn lao động khi phối hợp các yếu tố kỹ thuật trong cùng một không gian:
  46. Để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhiều công việc phải tiến hành, cần thiết phải sắp xếp để cùng lúc có thể tiến hành nhiều công việc đồng thời. Nhưng như mục trên đã phân tích, khi tiến hành đồng thời nhiều công việc trong cùng một không gian lao động, việc nọ sẽ cản trở việc kia hoặc việc này có thể gây tai nạn cho người làm việc khác. Nguyên tắc để bố trí phối hợp các công việc trong cùng một không gian lao động là phải phân khu, phân vùng lao động để khi tiến hành công việc, các thao tác của công việc này không gây cản trở cho việc khác cũng như không gây mất an toàn lao động cho việc khác. Nếu không có vật liệu chống đỡ, ngăn cách không gian theo chiều đứng thành các khu vực an toàn khi tiến hành đồng thời nhiều việc, không được bố trí hai nay nhiều việc làm đồng thời theo chiều cao. Không có ranh giới rõ ràng theo mặt bằng cũng không tiến hành cùng một lúc nhiều việc theo mặt bằng. Cần phân khu rõ ràng, giữa các khoảng không gian tiến hành các thao tác nghiệp vụ không để phạm vi công tác của việc này lấn sang phạm vi công tác của việc khác mà sự lấn ấy có thể làm mất an toàn cho nhau. d) Thiết kế tổng mặt bằng thi công hay là sự cung cấp dịch vụ thi công phải có quan điểm an toàn lao động + Tổng mặt bằng phải được sắp xếp ngăn nắp và đồng bộ: Các thành phần được sắp xếp trên tổng mặt bằng nhằm phục vụ các điều kiện của thi công. Tổng mặt bằng là khu đất hạn chế ở quanh công trình xây dựng chính được sử dụng phục vụ cho các giai đoạn thi công công trình. Cần thiết phải lựa chọn sao cho để thành phần nào trên tổng mặt bằng thì thành phần ấy phải phục vụ được tốt cho thi công ở giai đoạn tiến hành công việc. Tổng mặt bằng thi công được làm cho nhiều thời kỳ thi công nên không phải
  47. chỉ có một tổng mặt bằng chung cho mọi giai đoạn thi công mà mỗi giai đoạn thi công có một tổng mặt bằng. Tuy nhiên cố gắng để ít thay đổi vị trí các thành phần của tổng mặt bằng qua các thời kỳ thi công khác nhau nhưng cũng không nên quá khiên cưỡng mà chỉ làm một tổng mặt bằng chung. Trước khi sắp xếp các thành phần của tổng mặt bằng vào vị trí, cần tính toán và quyết định diện tích của thành phần tổng mặt bằng được sắp xếp tại công trường. Cách tính toán được trang bị trong môn tổ chức thi công. Tuy nhiên tại công trường xây dựng đất đai để bố trí tổng mặt bằng thường nhỏ hơn diện tích theo tính toán. Người thiết kế tổng mặt bằng cần cân nhắc trên quan điểm phục vụ tốt nhất cho thi công và an toàn nhất để quyết định diện tích cần triển khai cho các thành phần của tổng mặt bằng công trường. Sự sắp xếp từng thành phần của tổng mặt bằng phải xem xét rằng thành phần ấy phục vụ công tác thi công nào, vị trí của thành phần ấy liên quan đến những thành phần khác thế nào để quyết định vị trí sắp xếp. Sự sắp xếp vị trí của thành phần tổng mặt bằng liên quan đến đường vận chuyển trên công trường, liên quan đến quan hệ giữa các thành phần và nhất là hướng gió. Vật liệu, cấu kiện dùng trong xây dựng đều nhiều về số lượng và nặng về trọng lượng nên những nơi chứa vật liệu và cấu kiện phải xếp ven đường vận chuyển. Tuy nhiên có những bãi cấu kiện khi di chuyển phải dùng cần trục để bốc, xếp thì vị trí những nơi này phải thuận lợi cho việc chuyên chở và bốc xếp. Những nơi chứa vật liệu gây bụi như bãi cát cần xếp ở cuối gió, không để cho gió thổi bụi vào nơi thi công. Những khu vực phát ra khói, phát ra khí độc hại cũng cần lưu ý và sắp xếp sao cho thuận lợi theo gió. Cần lưu tâm rằng, có thể một vị trí cuối gió của công trường của ta lại là đầu gió, gây bất tiện cho công trình sẵn có của nhà liền kề. Những trường hợp này phải có biện pháp khử bụi, khử khói, khử hơi
  48. độc một cách chủ động và nhân tạo. Không thể để các chất gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến môi trường của cả khu vực xấy dựng và chung quanh. + Các yêu cầu về an toàn với đường tạm cho các dạng phương tiện Tiến hành vạch đường tạm phục vụ để thi công phải căn cứ vào giai đoạn thi công của tổng mặt bằng. Giai đoạn san ủi, đường thi công phục vụ chủ yếu cho việc vận chuyển đất, đường thi công cần làm rõ lối xe vào lấy đất và lối để chở đất ra khỏi công trường. Tổng mặt bằng thi công giai đoạn làm phần móng, đường cần sử dụng để chuyển đất đến hoặc đi, cần chuyển vật liệu để thi công móng công trình. Tổng mặt bằng thi công phần thân công trình thì đường thi công phục vụ việc vận chuyển vật liệu đến, vận chuyển cấu kiện đến công trình, vận chuyển dư phẩm hoặc rác xây dựng đi nơi khác. Khiu thi công phần thân công trình, xe đến công trình đa dạng hơn khi thi công phần đất, móng. Cần thiết kế luồng giao thông sao cho thuận lợi trong quá trình thi công: kết cấu nền đường phải đủ sức chịu tải, luồng đường không giao cắt hoặc ít giao cắt với các luồng vận chuyển khác, hạn chế đến mức tối thiểu việc phải di chuyển trong phạm vi hoạt động của cần trục. Phải bố trí lối vào hoặc vành đai di chuyển cho công nhân di chuyển trên công trường. Lối di chuyển cần quang đãng, không có chướng ngại vật, chú ý đến những sự cố gây nguy hiểm cho công nhân khi di chuyển như rơi vật liệu từ trên cao, lăn vật liệu từ bên ngoài, từ bãi chứa vào đường đi của công nhân. Cần có chỉ dẫn ở những chỗ bố trí máy nâng vật liệu như cần trục, thăng tải để mọi người đề phòng hoặc cảch giác khi di chuiyển gần phạm vi này.Dọc theo đường đi phải có biển hiệu thông báo, chỉ dẫn cho người qua lại để có thể nhận biết tình trạng quãng đường sắp di chuyển đến. Cần bố trí lối vào và ra cho các phương tiện cấp cứu.
  49. Khi đường di chuyển dọc theo biên có độ sâu trên 1,2 mét, cần làm lan can để tránh người vô ý ngã từ trên cao xuống thấp. Khi di chuyển qua những độ cao khác nhau phải làm bậc hoặc làm thang. Nên bố trí để việc di chuyển xe và người trên công trường theo các đường một chiều tránh tắc nghẽn do luồng giao thông giao cắt hoặc phải chờ đợi gây ra. Vị trí của kho, bãi chứa vật liệu, cấu kiện, thiết bị nên bám sát đường giao thông. Vật liệu, cấu kiện càng gần nơi sản xuất càng tốt thí dụ đá, sỏi, xi măng gần nơi chế, trộn bê tông hoặc vữa. + Các yêu cầu về thoát nước đảm bảo an toàn Khi chuẩn bị mặt bằng để khởi công công trình, nhất thiết phải thoát nước trên mặt bằng. Mọi chỗ đọng nước cần làm khô.Không được để đọng từng vũng nước trên mặt bằng. Nếu địa hình dốc, cần làm những con trạch ở phía trên của hố đào để nếu mưa, nước không dồn vào hố đào. Cần làm những đường hào hoặc mương nhỏ dẫn nước tụ về những điểm có quy hoạch, có thiết kế theo chủ định rồi bơm thoát. Sau khi mưa ngưng, trên mặt bằng phải khô ráo ngay, không để có vũng nước, không để ngập nước. Nếu công trường thi công cọc nhồi, tường barrette, cần thiết kế biện pháp thu hồi dung dịch bentonite. Làm rãnh, mương dẫn bentonite đùn lên từ lỗ khoan khi đổ bê tông về hố thu, trang bị máy lọc cát để sử dụng lại bentonite. Nếu không sử dụng lại bentonite thì bentonite cũng phải được tập trung để thoát vào nơi thích hợp. Không được đổ trực tiếp bentonite vào hệ thoát nước công cộng vì bentonite sẽ làm cho hệ cống công cộng bị tắc nghẽn nhanh chóng. + Các yêu cầu về cấp nước đảm bảo an toàn
  50. Nguồn nước cấp từ nhà máy nước cần được bảo vệ chống thất thoát. Đường ống dẫn từ điểm cấp đến các nơi tiêu thụ nước trong công trường cần được bảo vệ an toàn, chống bị vỡ ống khi đường dẫn cắt qua đường giao thông. ống nước cắt qua đường giao thông phải chôn ngầm ở độ sâu trên 50 cm cách mặt trên của áo đường. Đoạn ống qua đường phải luồn qua ống vỏ để bảo vệ cho ống dẫn. Đường kính ống vỏ phải lớn hơn đường kính ống dẫn nước tối thiểt 3 lần. Phải đảm bảo các điểm nối của ống dẫn nước được nối đủ ren, có sử dụng vật liệu chống rò rỉ nước. Vị trí nối ống không được nằm trên đoạn ống luồn qua đường giao thông. Nên đặt ống dẫn nước song song với đường giao thông. Càng hạn chế việc bố trí ống qua đường càng giảm được mối lo vỡ ống. Trên đường ống cần bố trí van, khoá đầy đủ để khi sửa chữa đường dẫn nước tại vị trí nào đó, không làm ảnh hưởng đến các điểm tiêu thụ nước chỗ khác + Các yêu cầu về điện, máy xây dựng phải đảm bảo an toàn và phục vụ tốt cho sử dụng Điện là nguồn năng lượng hết sức quan trọng cho mọi hoạt động trên công trường. Tuy nhiên tai nạn về điện cũng là nguy cơ đáng kể. Đặc điểm của tai nạn do điện gây ra thường khó nhận biết trước được, yếu tố ngẫu nhiên rất cao. Theo thống kê lâu năm của Tổ chức Lao động Quốc tế, cứ 30 tai nạn về điện có một tai nạn làm cho chết người. Cách chống tai nạn do điện gây ra là phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt các quy định về hệ thống điện. Việc chọn tuyến dây điện trên không hay đường dây cáp phải rất hợp lý và đảm bảo an toàn. Việc lựa chọn các thiết bị điện phải phù hợp với điều kiện sản xuất và an toàn. Phải thường xuyên kiểm tra độ an toàn của hệ thống dây dẫn điện. Nếu độ cách điện có dấu hiệu không đủ an toàn, phải có biện pháp bổ cứu
  51. kịp thời. Tuy là lưới điện tạm nhưng nhất thiết phải làm hệ tiếp điạ cho đủ an toàn khi sự cố hoặc khi giông bão. Khi thiết kế tổng mặt bằng phải nghiên cứu đặc biệt đến việc sử dụng cần trục tháp và phải vạch ra phạm vi hoạt động của cần trục tháp. Tuy nhiên không phải mọi thời gian đều cấm không được di chuyển hoặc lao động trong phạm vi vạch ra cho cần trục tháp hoạt động mà chỉ khi nào cần trục tháp hoạt động mới cần rào chắn phạm vi hoạt động của cần trục tháp. Khi hoạt động không thường xuyên, cần bố trí người cảnh giới để gìn giữ an toàn thì hiện thực hơn. + Nhà tạm phục vụ các đối tượng khác nhau trên công trường Nhà tạm phục vụ là những kho chứa, nhà sản xuất, nhà hành chính và sinh hoạt của công trường. Nhà tạm phải bố trí thành từng khu vực cho công trường ngăn nắp, phục vụ tốt nhất cho sản xuất và an toàn nhất cho người lao động cúng như bảo vệ tốt được tài sản công trường. Kho chứa phải bám vào ven đường để giảm công sức vận chuyển thủ công khi lấy và cất chứa hàng hoá nhưng nhà kho không được cản trở mọi hoạt động trên công trường cũng như gây mất an toàn lao động. Kho chứa những chất dễ bắt cháy thì kết cấu của kho phải làm bằng vật liệu khó cháy. Sự sắp xếp hàng trong kho phải dễ tìm, dễ thấy và dễ lấy khi xuất hàng. Kho chứa cần bố trí gần những nhà sản xuất cần sử dụng vật liệu hàng hoá chứa trong kho. Kho xăng, dầu hoặc chứa chất độc, chất dễ bốc cháy phải đặt ở vị trí thuận tiện cứu hoả nếu rủi ro bị cháy, đám cháy không lan toả ra các nhà chung quanh. Phải tuân thủ khoảng cách ly an toàn giữa những nhà kho. Nhà sản xuất cũng cần bám lấy đường di chuyển để việc cung cấp vật liệu và lấy hàng hoá đưa ra công trình thuận lợi. Những xưởng khi sản xuất có khả
  52. năng gây cháy như phân xưởng hàn, rèn, dập phải bố trí xa kho gỗ và xưởng sản xuất mộc. Nơi sản xuất có sử dụng xăng, dầu phải lưu tâm đến khâu phòng và chữa cháy. Nhà bếp phục vụ công nhân ăn uống, nhà nghỉ ngơi của công nhân cần lưu ý đến khả năng cháy do lửa. Lửa có thể từ bếp nhưng cũng nhiều khả năng do công nhân dùng thuốc lá, thuốc lào mà gây cháy. + Hướng gió và sự sắp xếp các yếu tố tổng mặt bằng Khi sắp xếp các thành tố của tổng mặt bằng cần chú ý hướng gió. Phải vẽ trên tổng mặt bằng hoa gió của năm. Khi công trường tồn tại ngắn, vẽ hoa gió theo mùa mà thời gian thi công sẽ bị ảnh hưởng. Những nơi sinh bụi như bãi cát, nơi sản xuất vữa, nơi sinh khói như lò nấu bitum, nơi sinh chất độc tỏa vào không khí như bể ngâm tẩm gỗ, nhà vệ sinh của công trường cần bố trí cuối hướng gió. Lại phải chú ý rằng cuối hướng gió của công trường mình là đầu gió cho khoảng đất hoặc nhà lân cận nên phải giải quyết sao cho sản xuất không tạo ra mất an toàn và gây ô nhiễm cho môi trường lao động. 2.3 Lập kế hoạch bảo vệ môi trường trong khu vực xây dựng Lập kế hoạch bảo vệ môi trường có kế hoạch bảo vệ môi trường chung và kế hoạch bảo vệ môi trường trong quá trình thi công. 2.3.1 Kế hoạch bảo vệ môi trường chung cho toàn công trường: Bảo vệ môi trường trong các dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau: + Đối với từng dự án xây dựng phải được xác định ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư cho đến giai đoạn xây dựng và nghiệm thu, đưa dự án vào sử dụng. Trong khâu thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cần thực hiện các qui định về Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) (Thông tư số 490/1998/TT của Bộ KHCN&MT hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo ĐTM, Thông tư số
  53. 1420/MTg ngày 26/11/1994 Hướng dẫn ĐMT đối với các cơ sở đang hoạt động) và cần đưa vào dự án nguồn kinh phí để xây dựng các công trình kỹ thuật xử lý những vấn đề có liên quan đến môi trường. Qui định về giá, tác động môi trường trong lập dự án đầu tư: Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trờng khi triển khai dự án đó. Báo cáo tác động môi trường của dự án đầu tư phải do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, là một điều kiện bắt buộc để phê duyệt dự án, cấp phép đầu tư và triển khai dự án. Không phải mọi dự án đều phải báo cáo đánh giá tác động môi trường mà có qui định cụ thể: Các đối tượng dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Dự án công trình quan trọng quốc gia. + Nghị quyết số 66/2006/NQ-QH quy định cụ thể thế nào là dự án quan trọng quốc gia. + Nghị đinh 12/2009/NĐ-CP phụ lục về phân loại dự án đầu tư - Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích, lích sử văn hóa, di sản thiên nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, - Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước, lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ. - Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất và cụm làng nghề.
  54. - Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung - Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất và tài nguyên thiên nhiên có quy mô lớn. Các dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn có tác động xấu đối với môi trường. Quá trình đánh giá tác động môi trường của dự án. Chủ đầu tư dự án có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đồng thời với dự án đầu tư. Quá trình đánh giá tác động môi trường có các bước sau: - Tiến hành đánh giá hiện trạng môi trường của khu vực dự án (xem mức độ ô nhiễm ở địa điểm về xây dựng về không khí, tiếng ồn để đo lường được sức chịu tải của môi trường.) - Đánh giá tác động môi trường của dự án môi trường xung quanh (trên cơ sở đề xuất của dự án đến môi trường xung quanh) - Đề xuất các biện pháp cụ thể để giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường xung quanh và phòng ngừa rủi ro - Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường - Lấy ý kiến của chính quyền, phường xã - Phê duyệt báo các đánh giá tác động môi trường. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường: - Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục công trình của dự án liên quan theo quy mô về không gian, thời gian và khối lượng thi công công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình và của cả dự án.
  55. - Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận, đánh giá mức độ nhậy cảm và sức chịu tải của môi trường. Khi mức ô nhiễu ở mức độ thấp -> tác động với môi trường nhỏ hầu như không nhận thấy. Đến một mức nào đó có ảnh hưởng rất lớn đến dù mức ô nhiễm tăng rất ít. - Đánh giá chi tiết các tác động MT có khả năng xẩy ra khi dự án được thực hiện và các thành phần môi trường, các yếu tố kinh tế xã hội chịu tác động của dự án. Dự báo những rủi ro về môi trường do công trình gây ra. - Trình bầy các biện pháp cụ thể giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, các biện pháp phòng ngừa ứng phó các sự cố môi trường. - Trình bầy cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành công trình - Danh mục các công trình, các chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án. - ý kiến của Uỷ Ban Nhân Dân xã phường, thị trấn, ý kiến của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án, các ý kiến không tán thành việc đặt dự án tại địa phương hoặc không tán thành đối với các giải pháp bảo vệ môi trường đã đề xuất phải được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Chỉ dẫn các nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và thuyết minh phương pháp đánh giá + Các dự án phải bảo đảm phù hợp với môi trường cảnh quan khu vực và tiếp nối thích hợp với hạ tầng hiện có, phải đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ với các công trình lân cận như hệ thống giao thông, xử lý nước thải, khí
  56. thải, thu gom xử lý rác thải khu vực. Các nguồn chất thải (khí thải, nước thải, rác thải) phát sinh trong quá trình vận hành công trình xây dựng phải được xử lý cục bộ hoặc được truyền tải kín tới hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật xử lý chất thải của đô thị và khu công nghiệp. + Về tiện nghi, an toàn sức khoẻ cho người sử dụng: Phải tuân thủ Qui chuẩn xây dựng và các Tiêu chuẩn có liên quan về chiếu sáng tự nhiên, thông hơi thoáng gió, lối đi lối thoát, phòng chống cháy nổ, chống động đất và nhiệt độ trong phòng đối với các công trình có sử dụng điều hoà nhiệt độ. Vật liệu sử dụng bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ những người sống và làm việc trong công trình đó. + Tiết kiệm năng lượng: Cần nâng cao hiệu suất trong việc sử dụng năng lượng, nhiên liệu và bảo đảm vệ sinh môi trường xây dựng theo Qui chuẩn xây dựng cụ thể là: a. Tận dụng điều kiện chiếu sáng tự nhiên. b. Sử dụng các trang thiết bị trong công trình có hiệu suất năng lượng cao. c. Vỏ bao che cách nhiệt tốt để giảm tối đa hiện tượng truyền nhiệt. d. Các công trình công cộng, thương mại, chung cư nên sử dụng hệ thống làm mát trung tâm và khi sử dụng thiết bị có dung môi làm lạnh phải tuân thủ Công ước Montreal về bảo vệ tầng ozon mà Chính phủ Việt Nam đã tham gia ký và phê chuẩn ngày 26 tháng 4 năm 1994. Bảo vệ môi trường trên công trường xây dựng a) Công trường xây dựng
  57. Các công trường xây dựng phải đảm bảo các Qui định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình chuyên chở vật liệu xây dựng, quá trình thi công và hoàn thiện công trình. Các công trường xây dựng phải có tổng hợp tình hình môi trường định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu, theo bản phê duyệt báo cáo ĐTM trong quá trình thi công công trình cho đến khi hoàn thành, bàn giao đưa công trình vào sử dụng. b) Công nghệ và trang thiết bị trên công trường Khi thi công móng cọc cho các công trình trong đô thị phải xem xét lựa chọn thiết bị thi công thích hợp để tránh rung động, khói, bụi, tiếng ồn và ảnh hưởng tới các công trình khác. c) Xử lý nước bề mặt và nước thải trong quá trình thi công (i). Phải có hệ thống thoát nước công trường bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận, không gây sụt lở đất các khu vực xung quanh, không gây lầy lội làm ảnh hưởng đến phía ngoài công trình và giao thông đô thị bằng cách xử lý riêng trong công trường hoặc có hố thu gom và chuyên chở ra nơi qui định. (ii). Các dung dịch khoan hoặc bùn đất phải thu gom và lắng đọng để nạo vét hoặc thu hồi. d) Thu gom phế thải các công trường thi công. (i). Có biện pháp quản lý, thu gom phế thải xây dựng, chỗ vệ sinh tạm thời cho công nhân xây dựng. (ii). Cấm đổ phế thải xây dựng tự do từ trên cao xuống mặt đất hoặc sàn dưới.
  58. (iii). Phải có kế hoạch thu gom, vận chuyển chất thải xây dựng đến nơi quy định. 4. ở những nơi quá chật hẹp phải xin phép nơi đổ phế thải tạm thời e. An toàn vệ sinh trong thi công và bảo vệ công trình xây dựng (i). Các công trường xây dựng phải thực hiện những qui định về vệ sinh và an toàn lao động theo TCVN 5308-91, an toàn điện TCXDVN 394- 2007, và Qui chuẩn xây dựng - 1996. (ii). Công trường phải được che chắn chống bụi và vật rơi từ trên cao, chống ồn và rung động quá mức TCVN TCVN 3985-85, phòng chống cháy TCVN 3254-89, an toàn nổ TCVN3255-86 trong quá trình thi công. (iii). Xe vận chuyển vật tư, vật liệu xây dựng rời, phế thải xây dựng dễ gây bụi và làm bẩn môi trường phải được bọc kín, tránh rơi vãi; tránh mang bùn, bẩn trong công trường ra đường phố và hệ thống đường giao thông công cộng. (iv). Công trình kĩ thuật hạ tầng tại công trường: Bảo vệ cây xanh trong và xung quanh công trường, việc chặt hạ cây xanh phải được phép cơ quan quản lý cây xanh; Việc chiếu sáng bên ngoài phải tuân theo tiêu chuẩn, đối với các nhà cao tầng phải có đèn báo hiệu an toàn ban đêm; Các công trình vệ sinh tạm thời phải được xử lý triệt để và không gây ảnh hưởng đến môi trường lâu dài sau khi hoàn thành công trình. (v). Phải có biện pháp cụ thể để bảo vệ cảnh quan, giá trị thẩm mỹ, không gian kiến trúc và các yêu cầu khác của khu vực xung quanh trong quá trình thi công xây dựng công trình. Bảo vệ môi trường trong cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng
  59. a) Các cơ sở sản xuất xi măng 1. Phải xử lý từ khâu nhập nguyên, nhiên vật liệu (đát sét, đá vôi, than, dầu ) đến khâu thành phẩm (bụi xi măng) trong các nhà xưởng theo tiêu chuẩn môi trường lao động. 2. Đối với bụi và khí thải có nguồn gốc từ đốt nhiên liệu khi nung luyện clinker và trong khâu nghiền phải qua xử lý lọc bụi, cần phải tính toán đầy đủ chiều cao của ống khói với địa hình cho phép theo tiêu chuẩn môi trường. 3. Đối với công nghệ xi măng lò quay sản xuất theo phương pháp ướt là loại công nghệ lạc hậu, tổn hao năng lượng lớn, ô nhiễm môi trường trầm trọng cần ưu tiên đầu tư chuyển sang công nghệ khô (hoặc phải cải tạo môi trường theo hướng đầu tư hiện đại nhất). Cần phải tuân thủ các qui định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường theo các TCVN có liên quan đối với công nghệ xi măng lò đứng và lò quay. 4. Đối với công nghệ xi măng lò đứng, phải tiến hành cải tiến kỹ thuật đầu tư chiều sâu hoàn thiện dây chuyền, bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ môi trường: cần sớm loại bỏ những cơ sở xi măng lò đứng không đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm và gây ô nhiễm môi trường. b) Các cơ sở sản xuất thuỷ tinh và gốm xây dựng: + Các cơ sở sản xuất gạch xây: a. Lò nung sấy tuynen ô nhiễm khí thải vẫn còn lớn, cần trang bị hệ thống hấp phụ SO2 hoặc ống khói đủ chiều cao nhằm lan toả khí thải theo hướng pha loãng.
  60. b. Đối với loại lò gạch sản xuất theo kiểu thủ công lãng phí nguyên liệu, nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường, cần hạn chế ô nhiễm môi trường tiến đến thay thế dần loại sản xuất gạch thủ công bằng loại lò nung sấy tuynen. + Các cơ sở sản xuất tấm lợp, má phanh ô tô: a. Các cơ sở sản xuất này gây ô nhiễm môi trường do khí thải, nước thải và bụi amiăng, xi măng. Phải có biện pháp kỹ thuật để xử lý nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn lao động, hạn chế và loại trừ các chất ô nhiễm trước khi xả ra nguồn tiếp nhận và phải được đưa đến vị trí theo quy hoạch được duyệt. b. Việc sử dụng nguyên liệu và sản xuất sản phẩm có chứa amiăng cần thực hiện đúng các quy định hiện hành. + Cơ sở sản xuất thuỷ tinh, kính tấm xây dựng: Ô nhiễm bụi, dầu mỡ, khí SO 2, HF và các khí độc hại khác cũng phải được loại trừ trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. + Các cơ sở sản xuất thiết bị sứ vệ sinh và gạch lát: Các cơ sở sản xuất này gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là bụi, khí thải và nước thải; ở phân xưởng sản xuất và tráng men có hàm lượng cặn lơ lửng rất cao; Phải có các biện pháp kỹ thuật xử lý bụi và lắng cặn nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. + Các cơ sở sản xuất sản phẩm cơ khí xây dựng: Ô nhiễm chủ yếu là xỉ than, bã đất đèn, phoi sắt thép, SiO 2, NaCO3, cát làm khuôn, khí thải, dầu mỡ và các kim loại nặng trong nước thải (đặc biệt là phân xưởng mạ). Phải có biện pháp thu khí, bụi, thu dầu mỡ; Trung hoà và xử lý nước thải đạt chất lượng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
  61. + Các cơ sở khai thác cát, đá, sỏi làm cốt liệu bê tông, khai thác gia công đá ốp lát: 1. Phải bảo vệ cảnh quan, giảm thiểu sự thay đổi bề mặt đất đai, thay đổi dòng chảy các sông suối. 2. Bụi đá và nước thải phải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. 3. Phải có biện pháp kiểm soát và xử lý bụi đá từ nguồn phát sinh để bảo đảm môi trường lao động và môi trường chung: trong nhà phải được thu hút và lọc bụi, ngoài công trường phải phun ẩm nhằm giảm lượng bụi phát tán. + Khuyến khích các cơ sở sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng đạt chất lượng môi trường. Các cơ sở sản xuất phải xác định các yếu tố chủ yếu của hệ thống quản lý môi trường của mình để xây dựng nội qui quản lý cơ sở, cụ thể gồm: 1. Phổ biến nhằm quán triệt những quy định về quản lý môi trường từ thủ trưởng đơn vị đến tất cả mọi thành viên trong đơn vị. 2. Xác định các sản phẩm của cơ sở sản xuất cần đạt tiêu chuẩn môi trường. 3. Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật cụ thể để bảo vệ môi trường. 4. Cần Qui định cụ thể về công nghệ, kinh phí và lực lượng thực hiện hoạt động quản lý môi trường, có quy chế cụ thể để lực lượng này hoạt động. 5. Đào tạo và có các phương pháp nâng cao nhận thức về quản lý chất lượng sản phẩm theo yêu cầu bảo vệ môi trường cho cán bộ, công nhân viên.
  62. 6. Tổ chức thông tin, tuyên truyền trong nội bộ và bên ngoài về vấn đề bảo vệ môi trường. Các thông tin phải được lưu giữ để có thể kiểm tra xử lý kịp thời. 7. Định kỳ kiểm tra mạng lưới tổ chức bảo vệ môi trường của cơ sở. 8. Cấp quản lý phải kiểm tra hệ thống kỹ thuật bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm hệ thống hoạt động liên tục, thường xuyên và có hiệu quả. 9. Phấn đấu bảo đảm cơ sở sản xuất được cấp chứng chỉ theo các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9.000 và các tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14.000. + An toàn và vệ sinh lao động trong sản xuất vật liệu xây dựng 1. Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phải tổ chức định kỳ kiểm tra, đo đạc các yếu tố môi trường lao động theo quy định hoặc theo giấy phép về môi trường. Yếu tố môi trường lao động gồm: a. Các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt); b. Các yếu tố vật lý (ánh sáng, tiếng ồn, rung, các bức xạ có hại: bức xạ ion hoá và không ion hoá), c. Các yếu tố hoá học (hơi, khí, bụi độc, chất hoá học) d. Các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm mốc, các loại ký sinh trùng, côn trùng. e. Khi các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép thì phải có biện pháp khắc phục ngay; hoặc nếu thấy có khả năng xẩy ra sự cố bất thường gây nguy cơ đến sức khoẻ và tính mạng của người lao động thì phải ngừng ngay hoạt động và báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm để kiểm tra, xử lý kịp thời.
  63. 2. Cơ sở sản xuất phải bảo đảm những quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường cho từng cá nhân. Xe vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, vật tư xây dựng ra khỏi công xưởng, xí nghiệp sản xuất vào đường phố phải che kín, tránh rơi vãi. 2.3.2 Kế hoạch bảo vệ môi trường trong quá trình thi công: Phải căn cứ vào tiến độ thi công để lập kế hoạch bảo vệ môi trường trong quá trình thi công. Tùy thuộc biện pháp thi công cho từng thời gian thi công, quá trình thi công thải loại ra các yếu tố gây ô nhiễm cho môi trường, phải có giải pháp được sắp xếp để đối phó, ngăn chặn sự làm ô nhiễm cho khu vực xây dựng. Khi thi công đất, đất đào ra sẽ được vận chuyển cất chứa hay đổ tại đúng vị trí qui định. Biện pháp chống bụi do đất đào bị gió tung lên không gian bằng cách tưới ẩm cho khu vực đào, xe vận chuyển phải có nắp che chắn, biện pháp chống rơi vãi đất ra đường vận chuyển. Nếu sử dụng nước, đề phòng sự gây bẩn vì nước thải, nước bơm từ hố đào. Khi nấu nhựa đường hay các sản phẩm khác, chống khói, bụi. Bể ngâm tẩm gỗ, chống bốc hơi độc Ứng với mỗi biện pháp thi công gây ảnh hưởng xấu đến môi trường cần có biện pháp chống lại các ảnh hưởng ấy. Những biện pháp này gắn với thời gian xảy ra để người điều hành tiện độ nhận biết được khi bắt đầu tiến hành công việc. 3. Các biện pháp kiểm soát và đảm bảo an toàn lao động và môi trường xây dựng Để kiểm soát và bảo đảm an toàn lao động và môi trường xây dựng phải dựa vào các bản kế hoạch bảo đảm an toàn và môi trường xây dựng.
  64. Chủ đầu tư phải căn cứ vào bản kế hoạch bảo đảm an toàn lao động và môi trường xây dựng để phân công cho các đơn vị chuyên trách, đơn vị phối hợp và các cá nhân chịu trách nhiệm cụ thể theo dõi, giám sát quá trình thi công và đôn đốc thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn và môi trường. Quá trình theo dõi, đôn đốc, giám sát quá trình thi công về mặt an toàn và môi trường, cá nhân và đơn vị được phân công phải lập báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất gửi chủ đầu tư xem xét và quyết định xử lý. Báo cáo định kỳ có thể có chu kỳ là 1 tuần, 1 tháng, 1 quý. Báo cáo đột xuất, không thường xuyên khi có nguy cơ hoặc khả năng xảy ra sự cố hoặc tai nạn. Kết luận: Bảo đảm an toàn lao động và môi trường là yêu cầu của Nhà Nước. Sản xuất an toàn và bảo vệ môi trường an toàn là tiêu chí nhân văn. Vấn đề sản xuất an toàn được đưa vào các văn bản pháp luật, đòi hỏi được tuân thủ nghiêm túc./.