Chương trình và tài liệu tập huấn nghiệp vụ trung tâm học liệu ngoại ngữ quốc gia

pdf 195 trang phuongnguyen 1710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình và tài liệu tập huấn nghiệp vụ trung tâm học liệu ngoại ngữ quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_va_tai_lieu_tap_huan_nghiep_vu_trung_tam_hoc_li.pdf

Nội dung text: Chương trình và tài liệu tập huấn nghiệp vụ trung tâm học liệu ngoại ngữ quốc gia

  1. ĐỀ ÁN NGOẠI NGỮ QUỐC GIA 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CHƢƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ TRUNG TÂM HỌC LIỆU NGOẠI NGỮ QUỐC GIA Đơn vị chủ quản: Bộ giáo dục và Đào tạo (Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020) Đơn vị chủ trì: Đại học Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2015
  2. MỤC LỤC Nội dung Giới thiệu chung Phần 1: Chƣơng trình tập huấn nghiệp vụ TTHL NNQG I. Cơ sở xây dựng chương trình II. Đối tượng, mục tiêu của chương trình III. Nội dung chương trình IV. Hướng dẫn thực hiện chương trình V. Hướng dẫn đánh giá chương trình Phần 2: Tài liệu tập huấn Bài 1. Kinh nghiệm về TTHL ngoại ngữ - Xây dựng, khai thác và phát triển Bài 2. Xây dựng mô hình TTHL NNQG theo mô hình xã hội học tập Bài 3. Phương pháp lựa chọn, khai thác, tổ chức & quảng bá các nguồn học liệu ELT cho sinh viên Bài 4. Phương pháp lựa chọn, khai thác & tổ chức các nguồn học liệu ELT cho giáo viên Bài 5. Hướng dẫn xây dựng nguồn học liệu nội sinh ELT Bài 6. Nghiên cứu mức độ sẵn sàng của người học đối với học tập di động trong thực tiễn giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam Bài 7. Trung tâm học liệu ngoại ngữ ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn Bài 8. Hạ tầng công nghệ, quản lý và vận hành Trung tâm Học liệu Bài 9. Số hóa tài liệu, bản quyền trong việc số hóa và sử dụng tài liệu số hóa trong thư viện Bài 10. Ứng dụng khoa học thư viện trong Trung tâm Học liệu Ngoại ngữ Quốc gia Bài 11. Phát triển bền vững Trung tâm Học liệu trong kỷ nguyên số và hội nhập quốc tế: Dịch vụ - Marketing – Truyền thông
  3. PHẦN 1: CHƢƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ TRUNG TÂM HỌC LIỆU NGOẠI NGỮ QUỐC GIA I. Cơ sở xây dựng chƣơng trình 1. Cơ sở pháp lý Chương trình tập huấn được xây dựng trên cơ sở một số văn bản pháp lý của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 – Đại học Thái Nguyên, cụ thể gồm các văn bản sau: - Luật Giáo dục Đại học năm 2013 và các quy định, văn bản hướng dẫn; - Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 (gọi tắt là “Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020”); - Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”; - Công văn số 182/CV-ĐANN, ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 về việc triển khai xây dựng trung tâm học liệu ngoại ngữ quốc gia; - Công văn số 1751/ĐHTN-VPĐA, ngày 21 tháng 8 năm 2015 cuả Đại học Thái Nguyên về giao nhiệm vụ cho Trung tâm Học liệu thực hiện kế hoạch triển khai Đề án tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân năm 2015; - Hợp đồng số 01/2015-HĐTN ngày 5/9/2015 v/v Thực hiện nhiệm vụ "Xây dựng Trung tâm Học liệu Ngoại ngữ Quốc gia" giữa Đại học Thái Nguyên và Trung tâm Học liệu – ĐHTN. 2. Cơ sở lý luận Trong xu thế nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ hiện nay ở Việt Nam, vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học trở thành một trong những vấn đề trọng tâm hàng đầu. Phương pháp dạy ngoại ngữ truyền thống (phương pháp ngữ pháp – dịch) hạn chế rất nhiều khả năng sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp trong các hoàn cảnh khác nhau của người học. Do đó, việc chuyển đổi sang phương pháp thực hành giao tiếp là cần thiết. Phương pháp thực hành giao tiếp chú trọng hình thành ở người học năng lực sử dụng ngôn ngữ thành thạo, nhấn mạnh khả năng tương tác của người học trong bối cảnh giao tiếp. Đây là mô hình dạy học lấy người học làm trung tâm, nhưng cả thày và trò đều chia sẻ trách nhiệm dạy và học. Song song với việc nhấn mạnh vào mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp ở người học, việc lựa chọn các hoạt Trang | 3
  4. động học tập sao cho có ích, phù hợp với nhu cầu của người học và phải đặt vào trong những bối cảnh thật mà người học có nhiều khả năng sẽ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày luôn được đề cao. Phương pháp giảng dạy thiên về giao tiếp đòi hỏi nguồn học liệu đa dạng, hiện đại, đặc biệt là nguồn học liệu mang tính chân thực (authentic materials), học liệu kỹ thuật số và sự ứng dụng các phương tiện nghe nhìn, kỹ thuật số và phương pháp lồng ghép các nội dung kiến thức các môn học khác trong giảng dạy ngoại ngữ như phương pháp đang được áp dụng phổ biến trong các chương trình và giáo trình giảng dạy ngoại ngữ của các nhà xuất bản lớn trên thế giới hiện nay. Các học liệu phục vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ bao gồm bất cứ cái gì có thể sử dụng để tạo thuận lợi cho việc học một ngôn ngữ, bao gồm sách giáo khoa, băng video, thẻ card (flash card), trò chơi, website, các tương tác với điện thoại di động. Học liệu có thể mang tính thông tin, hướng dẫn, khuyến khích và khám phá. Mỗi người học ngoại ngữ theo một cách khác nhau, do đó học liệu lý tưởng có thể cung cấp mọi cách học để người học trải ngiệm và lựa chọn cách học phù hợp với họ. Trong các học liệu, thì học liệu mang tính chân thực (authentic materials), còn gọi là học liệu thực được đánh giá rất cao bởi tính “thực” của nó. Học liệu thực là các nguồn tài liệu được thiết kế cho người bản xứ và cung cấp ngôn ngữ và ngữ cảnh trong đời sống của cộng đồng sở hữu ngôn ngữ đó. Học liệu thực có vai trò quan trọng bởi nó tạo động lực cho người học, giúp họ làm quen với ngữ cảnh thật của ngôn ngữ đó, liên quan mật thiết tới nhu cầu của người học và hỗ trợ các phương pháp giảng dạy mang tính sáng tạo và giao tiếp nhiều hơn (Kilickaya, 2004; Gilmore, 2007). Để có thể cung cấp một nguồn học liệu thực, đảm bảo chất lượng (đã qua kiểm định, kiểm duyệt), được tổ chức một cách khoa học và cung cấp tới người sử dụng một cách hệ thống, đồng bộ kèm theo đó là có sự hướng dẫn, trợ giúp người dùng trong việc sử dụng, đánh giá và ứng dụng các học liệu đó, thì vai trò đó rất phù hợp với một trung tâm học liệu ngoại ngữ - một mô hình trung tâm thông tin thư viện kiểu mới kết hợp với trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Bởi việc dạy và học ngoại ngữ không chỉ hướng tới hỗ trợ một cá nhân hay tập thể đơn lẻ nào mà còn hướng tới việc tạo ra một cộng đồng học tập ngoại ngữ. Việc tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về Trung tâm học liệu ngoại ngữ là điều cần thiết, bởi bồi dưỡng, tập huấn, là nhằm phát triển năng lực (bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ) của một cá nhân hay một nhóm người để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hay công việc được giao (Armstrong, 2006). Một số yêu cầu cơ bản đối với cán bộ tham gia tập huấn là: mong muốn được tham gia, kiến thức liên quan đến công việc, có hiểu biết cơ bản về hành vi con người, biết kết nối giữa bồi dưỡng và các hoạt động mở rộng, biết kiếm tìm hợp tác từ các bên liên quan và có các kỹ năng đa chiều (Singh, 1999). Có rất nhiều phương pháp tập huấn, trong đó nổi bật là phương pháp tiếp cận truyền thống và phương pháp tiếp cận dựa trên nhu cầu và tham gia tích cực (Singh, 1999). Cách tiếp cận truyền thống coi cán bộ tập huấn là nhân tố chủ đạo còn người được tập huấn là người nhận sự truyền thụ một cách lặng lẽ. Mối quan hệ giữa cán bộ Trang | 4
  5. tập huấn và người được tập huấn được ví như người giáo viên truyền thụ và người học sinh biết vâng lời. Cách tiếp cận dựa trên nhu cầu và tham gia tích cực không nhấn mạnh vào việc truyền thụ kiến thức mà tập trung vào phát triển nhận thức có phê phán và khả năng đánh giá các giá trị. Cách tiếp cận này mang tính thực tế và hiệu quả cao hơn bởi đây là một quá trình dựa trên nhu cầu của ngươi sử dụng. Cũng theo Văn phòng Lao động Quốc tế (1972), các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp bồi dưỡng gồm: - Yếu tố con người: cán bộ tập huấn, người tham gia tập huấn; - Mục đích tập huấn: kiến thức, kỹ năng, thái độ; - Lĩnh vực: lĩnh vực chuyên môn cụ thể, các vấn đề liên ngành; - Nhân tố thời gian và tài liệu: thời gian, tài chính, các thiết bị hỗ trợ; - Các nguyên tắc về lĩnh hội: động lực, phản hồi, tham gia cá nhân, cách tiếp cận, chuyển giao, câu trúc và phân đoạn. (International Labour Office, 1972). Trong khi đó, Liên hợp quốc gợi ý một cách thức triển khai, trong đó chương trình bồi dưỡng là một mô hình khép kín bắt đầu từ mục đích của người tổ chức, và liên quan đến các khâu có mối quan hệ qua lại lẫn nhau như: phân tích nhu cầu bồi dưỡng, đề ra mục tiêu mục đích, thiết kế chiến lược tập huấn, triển khai các chiến lược tập huấn và đánh giá tập huấn. Hình 1: Mô hình tập huấn của Liên hợp quốc Ngoài ra, Woodward (1986, 1988, 2003) gợi ý một phương pháp tập huấn tạm dịch là Hai trong một (Loop input), mang tính tích hợp giữa hình thức và nội dung. Người tham gia tập huấn được cung cấp các kiến thức mới đồng thời có sự trải nghiệm thông qua các hoạt động thực hành. Đặc biệt, phương pháp này nhấn mạnh tới quá trình giải nén (decompression time), theo đó người tham gia tập huấn tạm quên đi vai trò là người được truyền thụ và hòa nhập vào các hoạt động của tập huấn để có các trải nghiệm, vừa lĩnh hội nội dung lại vừa tham gia vào quá trình truyền đại nội dung đó. Dựa trên các cơ sở nghiên cứu trên, chương trình tập huấn này sẽ mang tính truyền đạt và trải nghiệm, không chỉ cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng mới mà còn tạo cho họ một môi trường thuận lợi để tham gia vào các hoạt động thực hành, trải nghiệm, giao tiếp nhằm phát huy cao nhất hứng thú học tập, thúc đẩy các động lực học Trang | 5
  6. tập và cam kết tiếp tục phục vụ lâu dài cho dự án Trung tâm học liệu ngoại ngữ quốc gia. 3. Cơ sở thực tiễn Mô hình trung tâm học liệu nói riêng và trung tâm học liệu ngoại ngữ không quá xa lạ với thế giới, tuy vậy, ở Việt Nam, các trung tâm học liệu còn khá non trẻ và trung tâm học liệu ngoại ngữ gần như chưa có. Việc cung cấp học liêu ngoại ngữ hầu như do các thư viện đại học, cao đẳng, thư viện công cộng và một số trung tâm học liệu tại Việt Nam đảm nhận. Tuy nhiên, việc cung cấp các dịch vụ và học liệu phục vụ dạy và học ngoại ngữ còn mang tính nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu nội bộ là chính. Theo một khảo sát (Vũ, 2009), nguồn nhân lực của các thư viện đại học ở trong tình trạng “một số khá lớn cán bộ thư viện chưa được đào tạo chuyên môn, một số đã được đào tạo vẫn thiếu tính chuyên nghiệp, nhất là trong việc tái cấu trúc thông tin và tư vấn người đọc”. Một đơn vị lớn như hệ thống thư viện thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh thì số cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành thư viện là 32/94 (Thục, 2011). Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ, tin học của nhiều cán bộ thư viện đại học Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức độ căn bản, đủ để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ thường ngày, nhưng chưa thật sự đáp ứng yêu cầu trở thành người hướng dẫn, hỗ trợ bạn đọc sử dụng các công nghệ, thiết bị thông tin hiện đại hoặc tra cứu các tài liệu tiếng nước ngoài một cách thành thạo. Thậm chí, theo tác giả Hoàng Thị Thục (2011), các kiến thức về tin học và ngoại ngữ cũng như các kỹ năng khai thác và cung cấp thông tin chưa đủ đáp ứng được yêu cầu phục vụ thông tin thời đại hiện nay. Và tác giả đi đến kết luận trình độ chuyên môn của các cán bộ thư viện Việt Nam so với các nước trên thế giới và trong khu vực là rất thấp. Xét về các nguồn tài nguyên thông tin, nhiều thư viện đại học còn “nghèo nàn và lạc hậu. Nhiều thư viện đại học có số lượng chưa đạt đến 10.000 đơn vị bảo quản tài liệu có giá trị, tài liệu chuyên sâu; tài liệu mới, tài liệu nước ngoài thường rất ít.” (Vũ, 2009). Các tạp chí chuyên ngành, nguồn học liệu có ý nghĩa quan trọng đối với các thư viện đại học và nghiên cứu có rất ít và việc bổ sung tạp chí chuyên ngành còn mang tính trùng lặp, tốn kém kinh phí (Thục, 2011). Hình thức của các học liệu chủ yếu tập trung vào sách dạng in, sách điện tử, đĩa CD-ROM, băng từ, thiếu các loại hình tài liệu như đồ họa, đa phương tiện và video. Các dịch vụ thư viện còn đơn điệu, đặc biệt các dịch vụ mang tính định hướng cá nhân hầu như chưa được chú ý. Các dịch vụ chủ yếu hiện nay là lưu hành, sao chụp tài liệu, hướng dẫn bạn đọc, tìm tin ở dạng cơ bản. Các dịch vụ hỗ trợ việc học tập như hỗ trợ viết báo cáo khoa học, hướng dẫn trích dẫn tài liệu tham khảo, hỗ trợ tạo lập video, hỗ trợ kỹ năng tin học còn ít. Đặc biệt, các dịch vụ áp dụng công nghệ mới rất ít hoặc nếu có thì mang tính hình thức, sơ sài như phiên bản website dành cho điện thoại di Trang | 6
  7. động, ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, công nghệ mạng không dây Các dịch vụ chủ yếu mang tính tại chỗ (in-house), hoạt động trong khuôn viên của thư viện, mà chưa chú trọng tới việc vươn xa (off-house) hoặc từ xa (remote access). Thư viện của các khoa, các trường còn hoạt động riêng lẻ, ít có mối quan hệ, trao đổi thông tin, chia sẻ tài nguyên với nhau (Thục, 2011). Việc liên kết, chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin còn mang tính bị động do thiếu sự gắn kết giữa các thư viện, do sự chênh lệch về trình độ, khác biệt về công nghệ và chi phí cho công nghệ cao (Tôn, 2012). Đáng chú ý hơn cả là nhận xét của tác giả Vũ Bích Ngân về thực trạng nhiều thư viện đại học hiện nay vẫn còn nằm bên lề hoạt động giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên trong các trường đại học (Ngân, 2009). Việc quảng bá, marketing cho các hoạt động thông tin cũng ít được quan tâm, chú trọng (Tôn, 2012). Thông thường, các thư viện chỉ tập trung ở việc đăng tải thông tin lên website, dán thông báo tại bảng tin, gửi thông báo dạng văn bản tới các khoa, trường mà ít có thêm các hình thức truyền thông, vận động khác, đặc biệt là ít có hoạt động truyền thông vận động tới các lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách – những người có thể ra các quyết định, chính sách ảnh hưởng lớn tới hoạt động của thư viện. Ngoài thực trạng còn nhiều bất cập của các thư viện cao đẳng, đại học trong cả nước, xét riêng về mặt học liệu phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ cũng còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Việc bổ sung và sản xuất các học liệu, chương trình đào tạo về ngoại ngữ còn mang tính chồng chéo và tự phát, chưa có tính hệ thống trong các trường nói chung và thư viện nói riêng. Việc chia sẻ nguồn học liệu ngoại ngữ giữa các đơn vị càng hạn chế. Trong khi đó, dù có khá nhiều học liệu ngoại ngữ trên mạng internet, nhưng không có đơn vị nào mang tính quốc gia đứng ra thẩm định, đánh giá các nguồn tin này. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt của các nhà xuất bản, phát hành, các nhà cung cấp và đặc biệt là của các trang mạng xã hội cũng gây nhiều bối rối cho người học ngoại ngữ trong việc lựa chọn tài liệu học tập. Vấn đề bản quyền khi sử dụng học liệu trong và ngoài nước cũng chưa được tuân thủ chặt chẽ. Các học liệu ngoại ngữ hiện đang được sử dụng trong các trường học ở Việt Nam tuy đã có nhiều cải tiến song vẫn còn nhiều bất cập như tương đối khó so với trình độ người dạy và người học, còn mang tính khoa cử, ít có tính thực (authentic) và tính giao tiếp, trong khi đó, các phương pháp dạy và học ngoại ngữ trên thế giới đang có những thay đổi mạnh mẽ, đòi hỏi phải áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đòi hỏi người học và người dạy phải được cập nhật kiến thức và đào tạo kỹ năng để biết áp dụng thành thạo các ứng dụng này. Trước thực tế đó, với vai trò là đầu mối cung cấp học liệu, tạo môi trường học tập ngoại ngữ thuận lợi cho người học và người dạy, các cán bộTrung tâm học liệu ngoại ngữ trên toàn quốc cần được đào tạo, tập huấn về xây dựng, vận hành, quản lý và đặc biệt là phục vụ người dùng một cách khoa học và hiệu quả. Ngoài ra, thông qua quá Trang | 7
  8. trình tập huấn, các cán bộ sẽ tham gia góp ý, đề xuất một mô hình Trung tâm Học liệu Ngoại ngữ quốc gia mang tính bền vững, nhằm hỗ trợ đắc lực cho Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020. II. Đối tƣợng, mục tiêu của chƣơng trình 1. Đối tượng tham gia chương trình Đối tượng tham gia chương trình bao gồm thành viên của Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo thư viện / trung tâm học liệu, cán bộ chuyên ngành thông tin – thư viện, công nghệ thông tin và một số ngành khác của các trường cao đẳng, đại học trên toàn quốc. Danh sách các đối tượng tham gia do các cơ quan chủ quản đề xuất và lựa chọn. 2. Mục tiêu của chương trình Mục tiêu của chương trình là trang bị cho các học viên kiến thức, kỹ năng nâng cao và cập nhật về việc xây dựng, vận hành, quản lý và phục vụ người dùng của Trung tâm Học liệu Ngoại ngữ Quốc gia, đồng thời khuyến khích thái độ học tập và tinh thần cam kết phục vụ hiệu quả cho các hoạt động của Trung tâm Học liệu Ngoại ngữ Quốc gia. Yêu cầu là sau khóa tập huấn, các học viên vận dụng được các kiến thức, kỹ năng đã học vào việc đề xuất một mô hình Trung tâm Học liệu Ngoại ngữ Quốc gia và sẵn sàng triển khai và hỗ trợ triển khai mô hình Trung tâm Học liệu Ngoại ngữ Quốc gia tại đơn vị công tác. III. Nội dung chƣơng trình 1. Cấu trúc của chương trình Chương trình tập huấn bao gồm những nội dung chính như sau:  Các vấn đề lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm trong nước và quốc tế về xây dựng, khai thác và phát triển Trung tâm Học liệu Ngoại ngữ  Đề xuất mô hình Trung tâm Học liệu Ngoại ngữ Quốc gia (cơ chế vận hành, quản lý, chia sẻ học liệu, đào tạo cán bộ và người dùng, định hướng phát triển bền vững)  Tham quan, học tập một số mô hình thư viện có sáng tạo và hiệu quả trong việc phục vụ người dùng 2. Phương pháp tập huấn và phân phối thời gian Chương trình tập huấn được xây dựng dưới dạng các phiên thảo luận toàn thể và phiên thảo luận riêng, trong vòng 08 ngày, chia làm 02 đợt, mỗi đợt 04 ngày. Đợt 1 diễn ra từ 18 đến 20 tháng 09 năm 2015, đợt 2 diễn ra từ 03 đến 06 tháng 11 năm 2015. Cụ thể như sau: Trang | 8
  9. T Nội dung thảo luận T Phiên thảo luận toàn thể 1.Kinh nghiệm về TTHL ngoại ngữ - Xây dựng, khai thác và phát triển 2.Xây dựng mô hình TTHL NNQG theo mô hình xã hội học tập 3.Phương pháp lựa chọn, khai thác, tổ chức & quảng bá các nguồn học liệu ELT cho sinh viên 4.Phương pháp lựa chọn, khai thác & tổ chức các nguồn học liệu ELT cho giáo viên 5.Hướng dẫn xây dựng nguồn học liệu nội sinh ELT 6.Nghiên cứu mức độ sẵn sàng của người học đối với học tập di động trong thực tiễn giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam 7.Trung tâm học liệu ngoại ngữ ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn Phiên thảo luận riêng 1.Hạ tầng công nghệ, quản lý và vận hành Trung tâm Học liệu 2.Số hóa tài liệu, bản quyền trong việc số hóa và sử dụng tài liệu số hóa trong thư viện 3.Ứ ng dụng khoa học thư viện trong Trung tâm Học liệu Ngoại ngữ Quốc gia 4.Phát triển bền vững Trung tâm Học liệu trong kỷ nguyên số và hội nhập quốc tế: Dịch vụ - Marketing – Truyền thông 3. Phương pháp đánh giá học viên Cuối khóa tập huấn, học viên được đánh giá dựa trên các nội dung của chương trình tập huấn. Cụ thể, học viên sẽ được đánh giá thông qua tham dự các phiên thảo luận, thảo luận, trình bày và đề xuất mô hình Trung tâm Học liệu Ngoại ngữ Quốc gia. Các nội dung đánh giá được thể hiện cụ thể trong bảng sau: Thành phần đánh giá Hình thức đánh giá Nội dung đánh giá Ý thức tham gia, thái độ Nhận xét của báo cáo viên Tinh thần tham gia, nội cởi mở, học hỏi và chia sẻ / giảng viên kinh nghiệm dung các phần thảo luận và trình bày, chia sẻ kinh nghiệm Kiến thức về xây dựng, Thảo luận, trình bày về mô Nội dung cụ thể, gắn với vận hành, quản lý và tổ hình Trung tâm Học liệu tình hình thực tiễn của cơ chức phục vụ người dùng Ngoại ngữ Quốc gia quan công tác, có tính bền Trung tâm Học liệu Ngoại vững ngữ Quốc gia Kỹ năng thực hành các nội Nhận xét của giảng viên; Các quá trình và thao tác dung đã được trình bày góp ý của các học viên thực hành theo các module theo các module khác và sản phẩm cuối cùng Trang | 9
  10. IV. Hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình 1. Đối tượng học viên Đối tượng học viên của chương trình tập huấn bao gồm:  Cán bộ của Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020: có trình độ, hiểu biết về Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 nói chung và Trung tâm Học liệu Ngoại ngữ Quốc gia nói riêng. Các cán bộ này tham dự không chỉ với tư cách học viên mà còn với tư cách hỗ trợ, tư vấn và định hướng cho việc đề xuất mô hình Trung tâm Học liệu Ngoại ngữ Quốc gia  Lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo thư viện / trung tâm học liệu của các trường cao đẳng đại học: có kiến thức, năng lực và kinh nghiệm quản lý và lãnh đạo, có hiểu biết thực tế về thực trạng của thư viện nhà trường. Lãnh đạo nhà trường, thư viện / trung tâm học liệu sẽ có những đóng góp, đề xuất chính xác, phù hợp với thực tế khi đưa ra mô hình Trung tâm Học liệu Ngoại ngữ Quốc gia, đặc biệt là trong các vấn đề như vận hành, quản lý, truyền thông vận động và định hướng phát triển bền vững của mô hình này  Cán bộ chuyên môn thông tin- thư viện, công nghệ thông tin, và một số ngành khác: có kiến thức chuyên môn sâu, năng lực và kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực, nhiệm vụ được giao. Các cán bộ chuyên môn này sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với thực tế cơ sở vật chất kỹ thuật, con người và văn hóa vùng miền. 2. Đối tượng giảng viên và báo cáo viên Đội ngũ giảng viên và báo cáo viên cần có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về thông tin thư viện / trung tâm học liệu nói chung và Trung tâm Học liệu Ngoại ngữ nói riênng. 3. Phương thức thực hiện chương trình Phương thức thực hiện chương trình là tổ chức đợt tập huấn tập trung trong thời gian 08 ngày (80 tiết quy chuẩn), chia làm 02 đợt. Đợt 1 diễn ra trong 04 ngày, từ 18 đến 20 tháng 9 năm2015. Đợt 2 diễn ra trong 04 ngày, từ 03 đến 06 tháng 11 năm 2015. V. Hƣớng dẫn đánh giá chƣơng trình Việc đánh giá chương trình tập huấn được thực hiện thông qua phiếu khảo sát học viên (theo mẫu của Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020) về nội dung, phương pháp tập huấn, cách thức tổ chức, cơ sở vật chất, mức độ đạt được mục tiêu của khóa tập huấn, công tác tổ chức lớp học, và chất lượng giảng dạy của giảng viên / báo cáo viên. Trang | 10
  11. PHẦN 2: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ TRUNG TÂM HỌC LIỆU NGOẠI NGỮ QUỐC GIA Bài 1. Kinh nghiệm về TTHL ngoại ngữ - Xây dựng, khai thác và phát triển Bài 2. Xây dựng mô hình TTHL NNQG theo mô hình xã hội học tập Bài 3. Phương pháp lựa chọn, khai thác, tổ chức & quảng bá các nguồn học liệu ELT cho sinh viên Bài 4. Phương pháp lựa chọn, khai thác & tổ chức các nguồn học liệu ELT cho giáo viên Bài 5. Hướng dẫn xây dựng nguồn học liệu nội sinh ELT Bài 6. Nghiên cứu mức độ sẵn sàng của người học đối với học tập di động trong thực tiễn giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam Bài 7. Trung tâm học liệu ngoại ngữ ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn Bài 8. Hạ tầng công nghệ, quản lý và vận hành Trung tâm Học liệu Bài 9. Số hóa tài liệu, bản quyền trong việc số hóa và sử dụng tài liệu số hóa trong thư viện Bài 10. Ứng dụng khoa học thư viện trong Trung tâm Học liệu Ngoại ngữ Quốc gia Bài 11. Phát triển bền vững Trung tâm Học liệu trong kỷ nguyên số và hội nhập quốc tế: Dịch vụ - Marketing – Truyền thông Trang | 11
  12. Bài 1 KINH NGHIỆM VỀ TTHL NGOẠI NGỮ: XÂY DỰNG, KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN Tác giả: TS. Kevin Whitt Trang | 12
  13. Trang | 13
  14. Trang | 14
  15. Trang | 15
  16. Trang | 16
  17. Trang | 17
  18. Trang | 18
  19. Trang | 19
  20. Trang | 20
  21. Trang | 21
  22. Trang | 22
  23. Trang | 23
  24. Trang | 24
  25. Trang | 25
  26. Trang | 26
  27. Trang | 27
  28. Bài 2 XÂY DỰNG TTHL NNQG THEO MÔ HÌNH XÃ HỘI HỌC TẬP National Foreign Language Centers: Social Learning Model Tác giả: Ngô Tố Hoa Trang | 28
  29. 1. Sự cần thiết Để nâng cao năng lực ngoại ngữ, việc thực hành ngôn ngữ mọi lúc mọi nơi là rất cần thiết. Một “cộng đồng học tập” sẽ giúp mỗi thành viên tham gia có thể phát huy được hết tiềm năng ngôn ngữ, đồng thời tận dụng tối đa sự giúp đỡ, hỗ trợ của các thành viên khác, qua đó tăng cường sự tương tác giữa các thành viên để xây dựng, duy trì và phát triển cộng đồng. Trên thực tế các cộng đồng học tập ngoại ngữ, với những nét đặc trưng phong phú, hấp dẫn về nội dung, chương trình hoạt động cũng như cách thức tổ chức triển khai là một sự bổ sung cần thiết bên cạnh các hình thức đào tạo, xây dựng chương trình, tài liệu dạy học ngoại ngữ trong môi trường lớp học truyền thống, góp phần chuyển mạnh từ việc dạy học để biết ngoại ngữ sang hình thành các kỹ năng ngoại ngữ, nâng cao từng bước năng lực sử dụng ngoại ngữ của người dạy, người học. Đối với một cộng đồng học tập ngoại ngữ, duy trì việc tiếp cận nguồn học liệu trực tuyến có bản quyền, liên tục cập nhật là hết sức cần thiết. Với đặc tính không giới hạn về không gian và thời gian sử dụng, các nguồn học liệu trực tuyến sẽ đem lại cho người dung hình thức sử dụng tài liệu mới, nhanh chóng tiện ích, ứng dụng các nền tảng công nghệ tiên tiến nhất có thể tích hợp và sử dụng trên các thiết bị cá nhân như máy tính, điện thoại thông minh, ipad v.v đáp ứng nhu cầu học tập mọi lúc mọi nơi Mô hình “Xã hội học tậpngoại ngữ”sẽ được triển khai hiệu quả thông qua việc hình thành và phát triển các Trung tâm học liệu Ngoại ngữ. Các TTHLNN sẽ đóng vai trò như một Cổng kết nối “Portal/Bridge”, liên kết các đối tượng có nhu cầu nâng cao trình độ ngoại ngữ trong xã hội, chia sẻ, cung cấp các nguồn lực hiện có trên mọi phương diện nhằm hỗ trợ tối đa nhu cầu của cả người dạy & học ngoại ngữ trong việc tiếp cận tới các nguồn học liệu đa dạng, phong phú theo chuẩn quốc tế, cũng như khả năng nắm bắt, cập nhật xu hướng và phương pháp giảng dạy mới của giáo dục hiện đại trong bối cảnh vận động & thay đổi không ngừng của cuộc sống. Ngoài ra, với các hệ thống trang thiết bị máy tính hiện đại và tiện lợi, các khu học tập cùng cơ sở vật chất sẵn sàng, các Trung tâm học liệu Ngoại ngữ sẽ đảm bảo thường xuyên tổ chức các hoạt động mang tính chất cộng đồng như: - Cung cấp và hướng dẫn phương pháp khai thác, sử dụng và quản lý hiệu quả nguồn học liệu mở về dạy, học, kiểm tra đánh giá ngoại ngữ. - Cung cấp các phương tiện để giáo viên và học viên có thể triển khai các hoạt động nghiệp vụ theo nhu cầu chuyên môn tại các THLLNN. - Tạo lập môi trường tiện ích, thân thiện để giáo viên và học viên có thể đến và làm việc độc lập/tự học để nâng cao trình độ kiến thức. Trang | 29
  30. - Phổ cập thông tin ứng dụng vào một số môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ và kết hợp với các cơ sở đào tạo để xây dựng các chương trình đào tạo tiếng Anh nâng cao. - Phối kết hợp với các chương trình đào tạo tại chỗ hay chương trình đào tạo qua mạng của các đơn vị đào tạo trong & ngoài nước để cung cấp các khóa bồi dưỡng cấp chứng chỉ về ngoại ngữ, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá theo nhu cầu. - Tổ chức các chương trình đánh giá năng lực Tiếng Anh theo chuẩn tại các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, THPT, THCS trên cả nước. - Tổ chức các diễn đàn trao đổi, các hội thảo/ buổi nói chuyện chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm dạy, học ngoại ngữ, các phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả. - Xây dựng Câu lạc bộ Ngoại ngữ, đẩy mạnh hoạt động giao lưu, tương tác giữa các cá nhân trong cộng đồng học ngoại ngữ. - Tổ chức một số dịch vụ giá trị gia tăng phục vụ cộng đồng như mô hình Café i- ELT. Như vậy, việc xây dựng các Trung tâm học liệu Ngoại ngữ chính là một nỗ lực quan trọng trong việc cá thể hóa các chiến lược học tập của người học dựa trên những sự tương đồng phổ biến về phong cách học của một cộng đồng học tập ngoại ngữ, góp phần thực hiện triệt để nhiệm vụ đổi mới hoạt động dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam. 2. Xây dựng hình ảnh nhận diện & phát triển thƣơng hiệu cho cácTrung tâm học liệu ngoại ngữ: Xây dựng và phát triển nhận diện thương hiệu cho các TTHLNN là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của việc phát triển mô này. Để xây dựng các TTHLNN phát triển bền vững trong dài hạn, cần nắm rõ các bước như sau: 1. Xác định cấu trúc nền móng của TTHLNN 2. Định vị vị trí TTHLNN 3. Xây dựng chiến lược 4. Xây dựng chiến lược truyền thông. 5. Đo lường và hiệu chỉnh. Bƣớc 1: Xác định cấu trúc nền móng cho các TTHLNN. • Xây dựng các nhận biết cơ bản cho TTHLNN như logo, màu sắc, đặc điểm nhận dạng nhất quán giúp dễ dàng nhận biết, phân biệt các TTHLNN với các TTHL nói chung, ví dụ: Trang | 30
  31. • Xác định các lợi ích mà các THLLNN mang lại cho cộng đồng bao gồm lợi ích cảm tính và lợi ích cảm xúc. • Xây dựng niềm tin và chứng tỏ những lợi ích mà các TTHLNN sẽ mang lại cho cộng đồng. • Tạo ra các yếu tố tạo nói lên tính chất, sự khác biệt và đặc trưng của TTHLNN thông qua các khẩu hiệu, phương hướng hoạt động của TTHLNN như: “Xã hội học tập”/”Learning Society”; hoặc“Học tập theo xu hướng xã hội” – Social Learning” v.v Bƣớc 2: Định vị thƣơng hiệu TTHLNN Xác định vị trí của TTHLNN trong “não” của người sử dụng. Hàng ngày hàng giờ người học tiếp nhận hàng núi thông tin, quá tải với trí nhớ của họ nên họ chỉ nhớ được những gì đơn giản và khác biệt. Do đó nếu không xác định được “khu trú” rõ ràng của các TTHLNN trong não người sử dụng, và tạo nên những giá trị khác biệt thì người sử dụng sẽ không nhớ và tìm đến với các TTHLNN. Việc định Định vị thương hiệu do đó phải đồng nhất trên mọi phương tiện truyền thông nhằm từ đó xây dựng tài sản phi vật thể cho TTHLNN. Bƣớc 3: Xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu TTHLNN. Sau khi đã định vị được thương hiệu cho TTHLNN, cần xây dựng chiến lược thương hiệu trong dài hạn (3năm trở lên)bao gồm: • Mục tiêu của TTHLNN trong từng năm • Mức chi tiêu cho khuếch trương thương hiệu TTHLLNN trong từng năm. • Kế hoạch quảng bá cho các hoạt động chính của TTHLLNN mới theo từng năm. • v.v Bƣớc 4: Xây dựng chiến dịch truyền thông Sau khi đồng ý chiến lược về thương hiệu, giam đốc các TTHLNN dựa trên ngân sách của từng năm để lên kế hoạch truyền thông cho cả năm. Trang | 31
  32. Kế hoạch bao gồm tháng nào tiêu bao nhiêu tiền, quảng cáo thông điệp nào, trên các kênh nào vv. Bƣớc 5: Đo lƣờng và hiệu chỉnh kế hoạch truyền thông Sau mỗi giai đoạn truyền thông, cần có sự đo lường hiệu quả của chiến dịch truyền thông để có sự hiệu chỉnh kịp thời. Các thông tin thường phải được thu thập bao gồm: Có bao nhiêu % người biết TTHLNN (Brand awareness)? Họ nhớ được những yếu tố đặc trưng nào của TTHLNN? Họ có mối liên hệ/nhận xét về TTHLNN như thế nào? Có bao nhiêu % người dung đến và sử dụng học liệu, tiện ích của TTHLNN? Có bao nhiêu % người tiếp tục dùng sau lần đầu tiên? Có bao nhiêu % người giới thiệu cho người khác về TTHLNN? 3. Các mô hình “Xã hội học tập”: Việc xây dựng và triển khai các mô hình học tập cho các TTHLNN phải được xây dựng dựa trên lựa chọn một nền tảng công nghệ E-Learning mở, ứng dụng công nghệ mới nhất hiện nay như điện toán đám mây, HTML5, có thể sử dụng Online & Offiline,có khả năng tích hợp nhiều nội dung học tập có bản quyền từ nhiều nhà xuất bản và các nguồn học liệu uy tín, chất lượng. Yếu tố đồng nhất, nhất quán giữa các TTHLNN sẽ đóng vai trò quyết định trong việc tạo lập giá trị & thương hiệu cho các TTHLNN như đã đề cập ở trên. Một số mô hình “Xã hội học tập” có thể triển khai đồng bộ trên cùng E- Learning Platform như sau: a. I Soci.AL Community: Đối tƣợng tham gia: Giáo viên, Sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Cao đẳng, trung học dạy nghề tại địa phương đặt TTHLNN. Hình thức tổ chức, triển khai: Phối kết hợp với các chương trình đào tạo tại chỗ hay chương trình đào tạo qua mạng của các trường đại học trong & ngoài nước để cung cấp các khóa học, khoá bồi dưỡng cấp chứng chỉ về ngoại ngữ, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá theo nhu cầu. Các khóa bồi dưỡng này sẽ sử dụng nguồn học liệu của Trung tâm cung cấp. Trang | 32
  33. Nội dung triển khai: o Tổ chức các chương trình đánh giá năng lực Tiếng Anh đầu vào theo khung năng lực CEFR: Cung cấp bài Placement Test. o Tổ chức lớp học tiếng Anh cơ bản theo CEFR áp dụng khoá học Access English – Connected General English Course. o Tổ chức các chương trình đánh giá năng lực Tiếng Anh đầu ra, thông thường là theo chuẩn TOEIC: - Tổ chức các lớp luyện thi kĩ năng làm bài TOEIC, áp dụng 2 khoá Collins Skills for TOEIC Test Listening & Reading và Collins Skills for TOEIC Test Speaking & Writing. - Sau khi học viên hoàn thành 2 khoá luyện thi, Trung tâm sẽ tổ chức kì thi thử TOEIC, sử dụng bài thi chuẩn TOEIC từ bộ English For TOEIC Practice Test o Tổ chức các khoá luyện thi IELTS hỗ trợ sinh viên có nhu cầu tham gia các chương trình liên kết/ đào tạo quốc tế của trường, cũng như nhu cầu du học nước ngoài: áp dụng 4 khoá Collins Get Ready for IELTS Listening/ Speaking/ Reading/ Writing. o Phổ cập thông tin ứng dụng vào một số môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ và kết hợp với các cơ sở đào tạo để xây dựng các chương trình đào tạo tiếng Anh nâng cao. Việc phổ cập thông tin sẽ giúp hình thành các kỹ năng và kiến thức cơ bản cho việc học tập. Người học được làm chủ nội dung thông tin, chủ động mở rộng tìm hiểu, khám phá và có khả năng tự định hướng trong học tập. Mô hình khái quát Trang | 33
  34. b. PRO SOCI.AL COMMUNITY: Đối tƣợng tham gia: Giáo viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Cao đẳng, trung học dạy nghề tại địa phương đặt TTHLNN. Hình thức tổ chức, triển khai: Phối kết hợp với các chương trình đào tạo tại chỗ hay chương trình đào tạo qua mạng của các trường đại học trong & ngoài nước để cung cấp các khóa bồi dưỡng cấp chứng chỉ về ngoại ngữ, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá theo nhu cầu. Các khóa bồi dưỡng này sẽ sử dụng nguồn học liệu của Trung tâm cung cấp. Nội dung triển khai: o Tổ chức các chương trình đánh giá năng lực Tiếng Anh đầu vào theo khung năng lực CEFR: Cung cấp bài Placement Test và tổ chức lớp học áp dụng khoá học Access English – Connected General English Course. o Tổ chức các chương trình đánh giá năng lực Tiếng Anh đầu ra, thông thường là theo chuẩn TOEIC: - Tổ chức các lớp luyện thi kĩ năng làm bài TOEIC, áp dụng 2 khoá Collins Skills for TOEIC Test Listening & Reading và Collins Skills for TOEIC Test Speaking & Writing. - Sau khi học viên hoàn thành 2 khoá luyện thi, Trung tâm sẽ tổ chức kì thi thử TOEIC, sử dụng bài thi chuẩn TOEIC từ bộ English For TOEIC Practice Test o Tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ trực tuyến và xu hướng phát triển của xã hội công nghệ dành cho giáo viên chuyên ngành Ngoại ngữ. o Tổ chức các hội thảo chuyên đề bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp giảng dạy, xây dựng, xuất bản giáo trình giáo án cho giáo viên v.v Mô hình khái quát Trang | 34
  35. c. INFO SOCI.AL COMMUNITY: Đối tƣơng tham gia: Giáo viên, các nhà quản lý, nghiên cứu, sinh viên, học viên cao học ngành ngôn ngữ, sư phạm, phương pháp giáo dục v.v Hình thức& nội dung triển khai: - Tổ chức các hội thảo chuyên đề giới thiệu, chia sẻ về các xu hướng ứng dụng các phương tiện và phương pháp giảng dạy ngoại ngữ mới. - Tổ chức các diễn đàn chuyên môn kết nối, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước. - Tổ chức các buổi hướng dẫn khai thác các nguồn tài liệu thao khảo tại TTHL. - Tổ chức Hội thảo khoa học hướng dẫn cách viết bài và xuất bản trên các tạp chí quốc tế với sự hướng dẫn của chuyên gia/biên tập viên của các NXB. - V.v . Mô hình khái quát d. WE SOCI.AL COMMUNITY: Đối tƣợng:Mọi đối tượng có nhu cầu học & nâng cao trình độ ngoại ngữ trong cộng đồng. Hình thức tổ chức: Trang | 35
  36. o Thường xuyên bổ sung những nguồn học liệu phù hợp với nhu cầu của cộng đồng, tổ chức các khoá bồi dưỡng kỹ năng thông tin cho người dùng, Trung tâm có thể tập trung vào những hoạt động mở rộng như sau: o Tổ chức các diễn đàn trao đổi, các hội thảo/ buổi nói chuyện chuyên đề, ngày hội “Văn hoá đọc”, mời các diễn giả trong và ngoài nước tham dự và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, tài liệu nghiên cứu về dạy, học, kiểm tra đánh giá ngoại ngữ, các phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả, phổ biến rộng rãi tới cộng đồng. o Xây dựng & duy trì hoạt động thường xuyên của các câu lạc bộ Ngoại ngữ, tổ chức các hoạt động ngoại khoá lành mạnh, giúp đẩy mạnh giao lưu, tương tác giữa các cá nhân trong cộng đồng học ngoại ngữ. Những hoạt động này sẽ giúp tăng cường khả năng tranh luận, tư duy phê phán và biết hệ thống các nguyên lí về phương pháp học, tạo nền tảng cho người học tiếp tục quá trình nghiên cứu, học tập lâu dài. o Phối hợp với đội ngũ cán bộ thư viện công cộng giàu kinh nghiệm trong việc tổ chức các hội thảo chuyên đề về khai thác học liệu Tiếng Anh hiệu quả, các cuộc thi Tiếng Anh học thuật, thi hùng biện bằng Tiếng Anh trong cộng đồng. o Nguồn dữ liệu triển khai: Oxford English Dictionary, Culture Grams, IG Publishing Children Literature Collection, Credo Academic Core Collection. o Tổ chức một số dịch vụ giá trị gia tăng công cộng như mô hình “Café i- ELT”: Đây là một không gian riêng biệt được xây dựng bên trong Trung tâm Học liệu ngoại ngữ nhưng vẫn có khả năng tiếp cận mở tới cộng đồng nói chung. Độc giả có thể vừa thưởng thức đồ uống, vừa đọc sách và truy cập không giới hạn tới những nguồn học liệu điện tử của Trung tâm trong một không gian thư giãn, thoải mái. Đây là dịch vụ đã được nhiều nhà xuất bản, thư viện triển khai và mang lại hiệu quả tốt, ghi dấu ấn đẹp về một phương thức phục vụ nhu cầu tin hiện đại, thuận tiện cho cộng đồng. Nếu dịch vụ này nhận được sự quan tâm đầu tư đúng mức từ phía nhà quản lý, cũng như được tổ chức hiệu quả, sẽ góp phần giúp Trung tâm học liệu Ngoại ngữ đạt được mục tiêu tiếp cận tới ngàycàng đông đảo bạn đọc trong cộng đồng. Trang | 36
  37. Bài 3 PHƢƠNG PHÁP LỰA CHỌN, KHAI THÁC, TỔ CHỨC & QUẢNG BÁ CÁC NGUỒN HỌC LIỆU NGOẠI NGỮ TRỰC TUYẾN(ELT) CHO SINH VIÊN Tác giả: Sam Loose Trang | 37
  38. 1. Thời gian: Thời gian tập huấn kéo dài 3 giờ/ bài. Thời gian còn lại sẽ tiến hành thực hành và thảo luận. 2. Đối tƣợng tham gia: Nhân viên thư viện - Chuyên viên CNT 3. Diễn giả: Ông Sam Loose Ông Sam Loosehiện là một trong những chuyên gia tư vấn nguồn học liệu ELT hàng đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông Sam Loose đã có nhiều năm cộng tác với các nhà xuất bản nổi tiếng về nguồn học liệu ELT như: Cambridge Universtiy Press; Oxford University Press và Harcourt Brace. Từ năm 2006, ông Sam Loose chuyển hẳn sang lĩnh vực tư vấn các nguồn học liệu ngoại ngữ (ELT) trực tuyến và đã gặt hái được rất nhiều thành công. Với kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh tại Thái lan và Philipin, ông Sam Loose đã hướng dẫn và đào tạo rất nhiều giáo viên tiếng Anh ở các trường đại học trong khu vực về phương pháp giảng dạy tiếng Anh trong thời đại số. 4. Đề cƣơng tập huấn Nội dung Thời lƣợng Phần 1: Giới thiệu một số xu hướng sử dụng các nguồn Lý thuyết: 15 phút học liệu ELT trên thế giới. Phần 2: Phương pháp lựa chọn các nguồn học liệu ELT Lý thuyết: 15 phút cho sinh viên. Phần 3: Giới thiệu một số hình thức bổ sung các nguồn Lý thuyết: 10 phút học liệu ELT phổ biến hiện nay. Phần 4: Phương thức tổ chức các nguồn học liệu ELT Lý thuyết: 15 phút cho sinh viên. Thực hành: 1 giờ Phần 5: Một số gợi để quảng bá các nguồn học liệu ELT Lý thuyết: 10 phút cho sinh viên. Trang | 38
  39. 5. Mục tiêu tập huấn a. Kiến thức Học viên nắm được các xu hướng lựa chọn và sử dụng các nguồn học liệu ELT phổ biến trên thế giới Học viên nắm rõ phương pháp thiết kế chương trình tập huấn và nắm vững các phương pháp tập huấn. b. Kỹ năng Học viên có khả năng xây dựng, lập kế hoạch, bổ sung, tổ chức cũng như quảng bá các nguồn học liệu ELT Học viên áp dụng thành thạo các phương pháp triển khai học liệu ELT theo xu hướng blended learning, Social learning, e-learning 6. Phƣơng pháp giảng dạy: Giảng dạy lý thuyết kết hợp với thực hành. Học viên được tham gia vào các hoạt động tương tác và thực hành trên giao diện các nguồn học liệu ELT trực tuyến. 7. Đánh giá: Chứng chỉ hoàn thành Khóa tập huấn 8. Các thiết bị hỗ trợ tập huấn: Máy chiếu, máy tính cá nhân (laptop) hoặc các thiết bị di động (Smartphone, iPad hoặc máy tính bảng) 9. Nội dung tập huấn 9.1. Xu hƣớng sử dụng các nguồn học liệu ELT phổ biến trên thế giới. Tiếng Anh ngày nay đã trở thành ngôn ngữ toàn cầu và được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, ngành nghề của xã hội. Sử dụng thành thạo tiếng Anh là nắm trong tay một công cụ hiệu quả để tiếp cận với nhiều cơ hội rộng mở về học tập, công việc cũng như làm giàu đời sống tinh thần. Chính vì vậy, tại Việt Nam, việc giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường ngày càng được quan tâm và chú trọng. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo trình độ tiếng Anh của học sinh sinh viên Việt Nam đủ hòa nhập với thế giới, vấn đề đặt ra là phải lựa chọn được các nguồn học liệu ELT chất lượng cao, hỗ trợ học sinh tối đã trong việc thực hành và phát triển ngôn ngữ kết hợp với các phương pháp giảng dạy mới, hiện đại, nâng cao chất lượng dạy và học Ngoại ngữ. Dưới đây là một số xu hướng học ngoại ngữ hiện đang được sử dụng hiệu quả và rộng rãi trong cộng đồng giảng dạy và học tập Ngoại ngữ trên thế giới. 9.1.1. E-learning Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, đào tạo trực tuyến (E-learning) ra đời như một cuộc cách mạng về dạy và học, trở thành một xu thế tất yếu của thời đại và đang “bùng nổ” ở nhiều nước đã và đang phát triển. E-learning là một phương thức đào tạo hiện đại dựa trên công nghệ thông tin. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện nay, E-learning ngày càng Trang | 39
  40. được ưa chuộng bởi tính linh hoạt và tiện dụng về thời gian lẫn địa điểm. Người dạy & học có thể dễ dàng tổ chức, tiếp cận các khoá học mọi lúc mọi nơi. Đây là điều mà các phương pháp giáo dục truyền thống không có được. Hiện nay, E-learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới. Phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ và châu Âu, trong khi đó châu Á và Đông Nam Á lại là hai khu vực mặc dù việc ứng dụng công nghệ này ţòn nhiều bất cập tuy nhiên triển vọng rất tươi sáng. 9.1.2. M-learning (Mobile learning) Cùng với sự phát triển của Internet và các thiết bị công nghệ, Mobile- Learning hay M-Learning (giáo dục trực tuyến qua thiết bị di động như máy tính bảng hay điện thoại thông minh) đang dần trở nên phổ biến nhờ tính tiện dụng, khả năng tương tác và hiệu quả cao, đặc biệt trong thời đại di động ngày nay. Các khóa học Mobile-Learning được ưa chuộng bởi tính tiện dụng và linh hoạt về mặt thời gian cũng như địa điểm. Người học có thể học mọi lúc mọi nơi, ở văn phòng, ở nhà hoặc bất kỳ nơi nào thuận tiện. Thiết bị không dây tiện lợi giúp tiết kiệm thời gian học và số hóa nội dung học tập cho người học. Được đánh giá là xu thế mới của phương pháp học hiện đại, nối bước E-learning, Mobile- Learning được ứng dụng trên nhiều trường đại học, đơn vị đào tạo trên thế giới. 9.1.3. Social networking Lĩnh vực giáo dục & đào tạo đang trải qua những thay đổi lớn khi ngày càng nhiều đơn vị có nhu cầu thiết kế, xây dựng và chính thức hóa các chương trình đào tạo của mình. Sự chuyển đổi này rất giống với “cú huých” trước đây, khi e-learning đã tạo ra ảnh hưởng sâu rộng trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo. Và trong kỷ nguyên mới hiện nay – kỷ nguyên của “social learning” – học tập xã hội hóa. “Social-Learning” xuất phát từ ý tưởng đơn giản là được chia sẻ kết quả học tập của mình cũng như giúp đỡ các bạn học tạo nên 1 cộng đồng học tập hướng đến mục tiêu cùng phát triển. Trong khi “e-learning” làm giảm sự độc quyền của các lớp học truyền thống, social-learning sẽ nhấn mạnh hơn vai trò tổ chức, điều phối, dẫn dắt việc học tập và chia sẻ trong cộng đồng, hơn là vài trò thiết kế hay xây dựng khóa học. Trong khi e-learning giúp chúng ta không phải di chuyển qua lại giữa nhiều địa điểm, social-learning sẽ thay đổi cách thức và địa điểm học tập. Hiện đã có những công cụ cho phép người sử dụng tìm kiếm, xem hoặc download các tài liệu media và đăng ký theo dõi các đề tài họ quan tâm trên điện thoại di động và nhận thông tin cập nhật qua email Nếu như e-learning giải phóng con người khỏi không gian giới hạn trong lớp học, social-learning sẽ giải phóng con người khỏi máy vi tính với những chương trình đào tạo thực hiện trên điện thoại hay các thiết bị di động khác. Trang | 40
  41. 9.1.4. Blended learning Blended Learning hiện nay đang là một trong những mô hình học tập được rất nhiều người quan tâm đặc biệt trong lĩnh vực dạy và học ngoại ngữ. Đây thực chất không phải là một khái niệm mới, nó là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp học truyền thống và tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin, cụ thể là các chương trình học ngoại ngữ qua hệ thống phần mềm hoặc trực tuyến (online). Với mô hình học tập này, cả giáo viên và học viên sẽ có phương pháp tiếp cận môn học theo hướng toàn diện hơn. Chúng ta đều biết rằng học tập kết hợp xuất phát từ các quốc gia phát triển sau khi họ khai thác mô hình học e-learning (học trực tuyến) không hoàn toàn thành công. Công nghệ mang lại sự tiện nghi, nhanh gọn và tiết kiệm chi phí, tuy nhiên lại làm học viên sẽ dễ dàng mất đi động cơ học tập và mất đi cơ hội giao tiếp liên nhân như trong các lớp học truyền thống. Chính vì vậy, các buổi học trực tiếp (face-to-face) vẫn giữ được nhiều giá trị mà việc tự học với máy tính không thể nào bù đắp được. Ngược lại, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và việc xuất hiện các chương trình ứng dụng trên mạng thì việc truyền đạt thuần túy không thể cung cấp cho người học được nguồn kiến thức khổng lồ và những thông tin thức thời. Vai trò hỗ trợ của học trực tuyến lúc này được thể hiện rất rõ nét. 9.2. Phƣơng pháp lựa chọn các nguồn học liệu ELT cho sinh viên Đề án ngoại ngữ 2020 được chính phủ phê duyệt với quyết tâm cao của toàn ngành là đổi mới chương trình đào tạo, phương thức đánh giá/kiểm tra, từ đó nâng cao toàn diện năng lực ngoại ngữ của giảng viên và học sinh trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hướng tới mục tiêu sau 2020, tất cả các sinh viên tốt nghiệp sẽ có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ, giúp cho sinh viên tự tin hơn trong giao tiếp và nâng cao cơ hội học và làm trong môi trường đa văn hóa, đa ngôn ngữ (Nguồn: dean2020.edu.vn). Do đó, các chương trình tiếng Anh hiện nay cho sinh viên cần đảm bảo những tiêu chí sau: Được tổng hợp từ các nhà xuất bản giáo dục quốc tế hàng đầu trên thế giới và được thiết kế theo chuẩn Khung tham chiếu châu Âu (CEFR). Lựa chọn đa dạng các khóa học trên một giao diện học tiếng Anh: Trên cùng một giao diện, có thể tích hợp nhiều khóa học theo nhu cầu học cụ thể. Người học có thể dễ dàng lựa chọn & đăng ký truy cập tới các khóa học sau khi tải ứng dụng trên các thiết bị smartphone & máy tính bảng chạy hệ điều hành iOS & Android. Giao diện sử dụng được thiết kế sáng tạo nhằm đem lại sự tương tác cao, khuyến khích học viên trong quá trình học tập. Khóa học thiết kế chế độ học offline cho sinh viên. Học viên có thể tải bài để tranh thủ học & nâng cao kỹ năng tiếng Anh của bản thân mọi lúc, mọi nơi, Trang | 41
  42. ngay cả ở những địa điểm không có kết nối mạng (xe bus, bến xe, nhà ga, bến tàu, sân bay ). Tạo môi trường học tập cởi mở, người học có thể thoải mái đánh giá bài tập của những người học cùng. Việc học tập và đánh giá lẫn nhau chắc chắn sẽ giúp người học phát triển các kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và học tập suốt đời. 9.3. Hình thức bổ sung các nguồn học liệu 9.3.1. Theo site lisence Site lisence là hình thức đặt mua riêng lẻ, phụ thuộc vào nhu cầu giảng dạy của từng đơn vị. Tuy nhiên, đặt mua theo site license có rất nhiều hạn chế: hạn chế truy cập,khả năng duy trì nguồn tài liệu hàng năm thấp. 9.3.2. Theo consortia Consortia là một nhóm các đơn vị tập hợp lại với nhau để thực hiện một mục đích, hoạt động chung nào đó cần có sự hợp tác và chia sẻ nguồn lực hoặc tài nguyên. Một Consortia cần có những mục tiêu rõ ràng để đảm bảo quyền lợi của mỗi thành viên khi tham gia và thành công chung của cả Consortia. Mục đích cuối cùng của Consortia là mang đến nhiều quyền lợi hơn cho mỗi thành viên tham gia. Lợi ích của việc đặt mua theo Consortia  Đặt mua các nguồn tài nguyên theo Consortia cho phép khả năng truy cập tới nguồn tài liệu nhiều hơn với chi phí thấp nhất.  Thông tin được phổ biến tới đông đảo đối tượng người sử dụng theo tác động lan tỏa, cộng hưởng.  Người sử dụng có cơ hội tiếp cận tới nguồn thông tin đa dạng, phong phú hơn.  Tiết kiệm chi phí khi tham gia đặt mua các sản phẩm có bản quyền theo nhóm. Tránh được tình trạng tự cấp tự túc.  Tối ưu hóa các khoản đầu tư.  Chia sẻ các chi phí đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật.  Nhiều công cụ/tiện ích để các thành viên cùng chia sẻ tri thức, kinh nghiệm, công bố các các kết quả hoạt động nghiên cứu của mình trong và ngoài nước.  Khả năng duy trì cao do chi phí thấp, hiệu quả kinh tế và ứng dụng cao. 9.3.3. Theo chuyên ngành Là phương pháp đặt mua dựa trên nhu cầu giảng dạy chuyên ngành ở từng đơn vị . 10. Hình thức tổ chức các nguồn học liệu 10.1. Lý thuyết Gợi ý các hình thức tổ chức người học tiếng Anh theo cộng đồng phù hợp với mục tiêu học tập của họ như: Trang | 42
  43. Cộng đồng học tiếng Anh tổng quát, Cộng đồng luyện thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: IELTS, TOEFL, TOEIC , Cộng đồng học tiếng Anh chuyên ngành. Để tổ chức thành công các cộng đồng học tiếng Anh nếu trên đòi hỏi các nhân viên thư viện trong Trung tâm học liệu phải có trình độ tiếng Anh ở mức độ trung bình, đảm bảo có thể hỗ trợ được người học tham gia vào các cộng đồng học, luyện thi ngoại ngữ hiệu quả nhất. Với nhiều phần mềm học ngoại ngữ (ELT) trực tuyến như hiện nay, Trung tâm học liệu cần lựa chọn những sản phẩm có thể khai thác được hết các tính năng phổ biến trên hầu hết các phần mềm tiếng Anh online được tổ chức theo hướng social learning & mobile learning. 10.2. Thực hành 10.2.1. Hướng dẫn quy trình tổ chức bài thi đầu vào (placement test) như sau: - Thông báo đăng ký thi chất lượng đầu vào với sinh viên toàn trường. Có thể bắt buộc với sinh viên năm thứ 1 để có phương án sắp xếp lớp học ngoại ngữ theo trình độ - Thông báo thời gian & địa điểm thi trước 10 ngày - Chuẩn bị cơ sở vật chất & các thiết bị kỹ thuật phục vụ buổi thi. Tùy vào từng yêu cầu của phần mềm và giao diện tiếng Anh mà TTHL sử dụng để có phương án chuẩn bị máy móc thích hợp - Chuẩn bị phòng thi & khu vực thi trước giờ thi - Chuẩn bị dánh sách giám thị & tập huấn coi thi cho giám thị - Chuẩn bị các phương án hỗ trợ sinh viên làm bài thi trong quá trình gặp các sự cố hoặc lỗi bất ngờ - Cử cán bộ trích xuất kết quả điểm thi đầu vào sau buổi thi - Thông báo điểm thi cho sinh viên Hướng dẫn làm bài thi đầu vào (Placement test) - (Nguồn: Knowledge Transmission - Learnsoci.al) - Truy cập giao diện learnsoci.al - Chọn Khóa học General English. Chọn Placement test Trang | 43
  44. 10.2.2. Hướng dẫn theo dõi tiến trình học của sinh viên - Bấm vào nhóm của bạn ở bên trái và chọn Group Scores: latest (được đánh dấu màu đỏ). Ở bên phải sẽ hiển thị các học viên đã tham gia vào nhóm học tập của bạn.Tuy nhiên, danh sách ban đầu sẽ trống, trừ khi học viên của bạn đăng nhập và tham gia vào lớp đó. - Khi các học viên đã tham gia vào nhóm, người quản lý nhóm học có thể xem điểm của sinh viên bằng cách bấm vào Show scores for selection (được đánh dấu màu vàng). - Chọn Group Scores: report nếu muốn xem báo cáo tiến trình học của tất cả sinh viên trong một nhóm học cụ thể. 9.2.3 Hướng dẫn tạolớp học/nhóm học (Study Group) theo từng trình độ và từng khóa học cho sinh viên (Nguồn: Knowledge Transmission - Learnsoci.al) Trang | 44
  45. - Bấm vào biểu tượng màu tím Study Groups (đánh dấu màu đỏ) để thấy Study Group của bạn Bấm Add new group (đánh dấu màu vàng) để thêm nhóm. - Viết tên nhóm trên ô trắng (đánh dấu màu vàng) và chọn khóa học tương ứng với nhóm đó (đánh dấu màu đỏ. Chọn submit 9.2.5. Hướng dẫn quản lý nhóm học - Chọn Manage Group. Tại tính năng này, người dung có thể thêm sinh viên vào nhóm học, đồng ý tham gia vào nhóm học của sinh viên, bỏ sinh viên khỏi nhóm học, đổi tên nhóm học 9.2.6 Hướng dẫn xem các bài làm của sinh viên Trang | 45
  46. - Chọn Study Group. Chọn Review. Màn hình sẽ hiện ra danh sách bài tập sinh viên gửi lên trong nhóm học đó kèm số lượng phản hồi (đánh dấu vàng) mà học sinh đó nhận được từ các bạn học cùng nhóm. Chọn bài làm của sinh viên để xem 9.2.7 Gửi phản hồi và chấm điểm bài làm của sinh viên - Chọn nghe bài tập của sinh viên bằng cách click vào biểu tượng nghe - Gửi phản hồi cho sinh viên bằng lời nói bằng cách chọn Record your self - Nghe lại phản hồi của sinh viên học cùng nhóm. Cho điểm - Tổ chức thi cuối khóa để đánh giá năng lực ngoại ngữ của sinh viên cũng như thấy được sự tiến bộ của sinh viên sau khi hoàn thành khóa học. 9.2.8. Hướng dẫn cách mở các bài kiểm tra cho sinh viên Vào biểu tượng Study Bấm “Start Test” để bắt Khi Sinh viên đã hết giờ Group, Chọn Study đầu mở khóa bài kiểm tra làm bài, Giáo viên sẽ Group cần mở khóa bài cho tài khoản sinh viên khóa lại bài kiểm tra học. Sau đó chọn bằng cách bấm “Stop “Manage Tests”: Test”: Trang | 46
  47. 9.2.9. Hướng dẫn tìmkiếm Nhóm học cho sinh viên Bấm vào biểu tượng màu tím Study Groups (đánh dấu màu đỏ) để thấy Study Group của bạn. Bấm Search Group (đánh dấu màu vàng) để tìm nhóm 9.2.10. Hướng dẫn sinh viên tham gia vào nhóm học - Chọn trườngtừdanh sách thảxuống. - Chọn tênnhóm màgiáo viên hướngdẫn bạntham gia.Bấm Enroll. - Nếuđăng ký thành công, hệ thống sẽ thông báo Enrollment successful và Study Group sẽ xuất hiện trong danh sách của bạn Trang | 47
  48. 9.2.11. Hướng dẫn quan sát nhóm học - Bấm View group (được đánh dấu màu đỏ). Nếu bạn muốn thoát khỏi nhóm học tập, bấm Leave this group (được đánh dấu màu vàng). 9.2.11. Hướng dẫn thực hành Bàitậpchia sẻ: Speaking(Audio) - Đối với lần đầu tiên làm bài tập Speaking, bạn sẽ phải cho phép trình duyệt ghi âm giọng nói của bạn. - Bấm vào nút “Record” để bắt đầu ghi âm câu trả lời. Bấm vào nút “Stop” để kết thúc đoạn ghi âm câu trả lờiBấm vào nút “Play” ► để nghe lại câu trả lời của bạn. Nếu muốn ghi âm lại câu trả lời của bạn, hãy bấm nút Reset - Chọn Study group của bạn từ danh sách thả xuống (màu vàng) và Submit - Sau khi submit, nút bấm đó sẽ chuyển sang Submitted và câu trả lời của bạn sẽ được nộp lên nhóm, các bạn học viên khác có thể đưa ra các phản hồi cho câu trả lời của bạn Trang | 48
  49. 9.2. 12. Hướng dẫn sinh viên chia sẻ bài tập Writing - Gõ câu trả lời của bạn vào trong ô trắng (màu vàng). Nếu bạn muốn làm lại, hãy chọn Reset - Chọn Study group của bạn từ danh sách thả xuống (màu vàng) và submit. Sau khi Submit, nút bấm đó sẽ chuyển sang Submitted và câu trả lời của bạn sẽ được nộp lên nhóm, các bạn học viên khác có thể đưa ra các phản hồi cho câu trả lời của bạn. Trang | 49
  50. 9.2.13. Hướng dẫn ghi âm phản hồi - Để gửi phản hồi cho bạn học vào Study Group > Review. Chọn phần bài tập mà sinh viên muốn phản hồi - Để để ghi âm lại phản hồi, chọn biểu tượng ghi âm và mở công cụ ghi âm Hệ thống cho phép người dùng ghi âm phản hồi trong vòng 20 giây Trang | 50
  51. 9.2.14. Hướng dẫn chia sẻ Ở Review bạn có thể xem các bài tập khác trong nhóm. Con số được khoanh đỏ thể hiện số lượt phản hồi của các bạn khác trong nhóm dành cho bài tập đó. Chọn một bài tập để xem và đưa ra các phản hồi. Ví dụ với bài tập Speaking: Bấm vào nút “Play” ► để nghe đoạn ghi âm của bạn đó Đưa ra các phản hồi của bạn vào ô trắng. Bấm Submit để gửi phản hồi đó. Khi bạn nhận được các phản hồi hoặc muốn cải thiện câu trả lời, hoặc nộp cho giáo viên, hãy bấm vào ô xanh dương. Nếu bạn có những phản hồi, bạn sẽ thấy chúng ở phía bên dưới câu trả lời. Bấm vào biểu tượng tam giác xanh ▼để hiện các phản hồi đó. Trang | 51
  52. Bạn có thể quyết định bước tiếp theo làm gì với câu trả lời của bạn: Submit to the teacher để được đánh giá, chấm điểm bởi giáo viên Improve the answer để cải thiện câu trả lời và gửi lại lên nhóm cho các bạn khác xem và đưa ra phản hồi tiếp 9.2.15. Hướng dẫn cải thiện câu trả lời Nếu bạn quyết định cải thiện câu trả lời, thì bài tập đó sẽ được sửa và nộp lại lên nhóm:Submit new version Nếu bạn muốn cải thiện câu trả lời, nhưng sau đó quyết định quay về câu trả lời ban đầu, hãy bấm Restore 9.2.16. Hướng dẫn nộp bài cho giáo viên Khi câu trả lời của bạn đã sẵn sang cho việc chấm điểm, bấm Submit to the teacher và hãy chọn Yes 9.2.17. Hướng dẫn phát triển kỹ năng phát âm (Nguồn: Lingo Media) Ứng dụng the Studio Trang | 52
  53. - Người học lựa chọn hàng nghìn từ và cụm từ và nghe phát âm từ người bản địa - Người đọc ghi lại phát âm của mình cho đến khi hài lòng - Phản hồi được in đỏ - Điểm phát âm được phần mềm ghi lại thể hiện sự tiến bộ của người học Ứng dụng Speak2me - Người học thực hành giao tiếp với Lucy trên hình trong Speak2me - Công nghệ nhận diện giọng nói tiên tiến cho phép nhận ra những lỗi phát âm của từng âm vị đơn - Hệ thống phản hồi bằng cách đánh dấu từng âm vị đọc sai Trang | 53
  54. 10. Hỗ trợ học viên ở trình độ thấp (Nguồn: Macmillan English Campus) Tập trung vào kỹ năng ngôn ngữ theo chức năng và xây dựng khả năng lưu loát Có nhiều loại âm giọng (bản xứ và không bản xứ) Tập trung vào văn hóa Anh va so sánh với các nền văn hóa khác Học sinh học về các nét đặc trưng như: thể thao, điện ảnh, âm nhạc, ẩm thực và phong cách sống của người Anh thông qua các video Học sinh có thể thu âm và viết bài Chia sẻ MyPad của mình cho giáo viên và học sinh khác myPad la 1 công cụ tuyệt vời dành cho việc luyện tập kỹ năng nói và viết, giáo viên đánh giá, học sinh tự sửa lội cho nhau 10. Hƣớng dẫn quảng bá các nguồn học liệu ELT cho sinh viên Các trường sẽ phối kết hợp với trung tâm học liệu để triền khai các mô hình sau: 10.1. Mô hình I SOCI.AL Nội dung triển khai: Tổ chức các chương trình đánh giá năng lực Tiếng Anh đầu vào theo khung năng lực CEFR: Cung cấp bài Placement Test và tổ chức lớp học áp dụng khoá học tiếng Anh tổng quát Tổ chức các chương trình đánh giá năng lực Tiếng Anh đầu ra, thông thường là theo chuẩn TOEIC Tổ chức các lớp luyện thi kĩ năng làm bài TOEIC Sau khi học viên hoàn thành 2 khoá luyện thi, Trung tâm sẽ tổ chức kì thi thử TOEIC Tổ chức các khoá luyện thi IELTS hỗ trợ sinh viên có nhu cầu tham gia các chương trình liên kết/ đào tạo quốc tế của trường, cũng như nhu cầu du học nước ngoài: Phổ cập thông tin ứng dụng vào một số môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ và kết hợp với các cơ sở đào tạo để xây dựng các chương trình đào tạo tiếng Anh nâng cao. Việc phổ cập thông tin sẽ giúp hình thành các kỹ năng và kiến thức Trang | 54
  55. cơ bản cho việc học tập. Người học được làm chủ nội dung thông tin, chủ động mở rộng tìm hiểu, khám phá và có khả năng tự định hướng trong học tập. 10.2. Mô hình INFO SOCI.AL Phối hợp với hệ thống thư viện công cộng về mặt nội dung và hoạt động quảng bá nguồn học liệu ngoại ngữ tới đa dạng đối tượng người dùng thông qua các buổi hướng dẫn cộng đồng phương pháp khai thác, sử dụng và quản lý hiệu quả nguồn học liệu mở về dạy, học, kiểm tra đánh giá ngoại ngữ. Nội dung triển khai: Hỗ trợ xây dựng các “Góc ELT” hoạt động tương tự như một phòng đọc nhỏ bên trong thư viện công cộng. Bên cạnh những tài liệu ngoại ngữ của thư viện công cộng, các Trung tâm học liệu Ngoại ngữ có thể hỗ trợ thư viện bạn truy cập tới những nguồn dữ liệu ngoại ngữ dạng trực tuyến của mình. Mỗi phòng đọc có thể có 1 cán bộ của Trung tâm học liệu kết hợp phục vụ với cán bộ của thư viện công cộng để giải đáp những thắc mắc, yêu cầu của cộng đồng hiệu quả hơn. Có thể triển khai thêm “ELT for Young Learner” chuyên phục vụ cho đối tượng là sinh viên, trang bị các nguồn dữ liệu phù hợp và kích thích niềm đam mê học hỏi và đọc sách của sinh viên từ sớm. Thời gian hoạt động cao điểm: tháng 5 đến tháng 9, để lôi cuốn, thu hút các em sử dụng thời gian nghỉ hè một cách hiệu quả và có ích. Phối hợp với đội ngũ cán bộ thư viện công cộng giàu kinh nghiệm trong việc tổ chức các hội thảo chuyên đề về khai thác học liệu Tiếng Anh hiệu quả, các cuộc thi Tiếng Anh học thuật, thi hùng biện bằng Tiếng Anh trong cộng đồng. 10.3. Mô hình WE SOCI.AL Mô hình này được xây dựng ngay tại Trung tâm học liệu Ngoại ngữ. Ngoài việc thường xuyên bổ sung những nguồn học liệu phù hợp với nhu cầu của cộng đồng, tổ chức các khoá bồi dưỡng kỹ năng thông tin cho người dùng, Trung tâm có thể tập trung vào những hoạt động mở rộng như sau: Trang | 55
  56. Tổ chức các diễn đàn trao đổi, các hội thảo/ buổi nói chuyện chuyên đề, ngày hội “Văn hoá đọc cho trẻ em”, mời các diễn giả trong và ngoài nước tham dự và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, tài liệu nghiên cứu về dạy, học, kiểm tra đánh giá ngoại ngữ, các phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả, phổ biến rộng rãi tới cộng đồng. Xây dựng & duy trì hoạt động thường xuyên của các câu lạc bộ Ngoại ngữ, tổ chức các hoạt động ngoại khoá lành mạnh, giúp đẩy mạnh giao lưu, tương tác giữa các cá nhân trong cộng đồng học ngoại ngữ. Những hoạt động này sẽ giúp tăng cường khả năng tranh luận, tư duy phê phán và biết hệ thống các nguyên lí về phương pháp học, tạo nền tảng cho người học tiếp tục quá trình nghiên cứu, học tập lâu dài. Tổ chức một số dịch vụ giá trị gia tăng công cộng như mô hình “Café i-ELT”: Đây là một không gian riêng biệt được xây dựng bên trong Trung tâm Học liệu ngoại ngữ nhưng vẫn có khả năng tiếp cận mở tới cộng đồng nói chung. Độc giả có thể vừa thưởng thức đồ uống, vừa đọc sách và truy cập không giới hạn tới những nguồn học liệu điện tử của Trung tâm trong một không gian thư giãn, thoải mái. Đây là dịch vụ đã được nhiều nhà xuất bản, thư viện triển khai và mang lại hiệu quả tốt, ghi dấu ấn đẹp về một phương thức phục vụ nhu cầu tin hiện đại, thuận tiện cho cộng đồng. Nếu dịch vụ này nhận được sự quan tâm đầu tư đúng mức từ phía nhà quản lý, cũng như được tổ chức hiệu quả, sẽ góp phần giúp Trung tâm học liệu Ngoại ngữ đạt được mục tiêu tiếp cận tới ngày càng đông đảo bạn đọc trong cộng đồng. TỔNG KẾT BÀI Sau khi kết thúc bài, học viên cần nắm được các kiến thức chính như sau: - Các xu hướng sử dụng nguồn học liệu ngoại ngữ (ELT) hiện nay trên thế giới - Các tiêu chí lựa chọn nguồn học liệu ELT trực tuyến trên thế giới - Các hình thức bổ sung nguồn học liệu - Các phương thức tổ chức nguồn học liệu hiệu quả - Các mô hình quảng bá nguồn học liệu tới cộng đồng người học. Trang | 56
  57. BÀI 4 CÁC NGUỒN HỌC LIỆU NGOẠI NGỮ (ELT) TRỰC TUYẾN CHO GIÁO VIÊN Tác giả: Tristan Barter Trang | 57
  58. 1. Thời gian: Thời gian tập huấn kéo dài 3 giờ/ bài. Thời gian còn lại sẽ tiến hành thực hành và thảo luận. 2. Đối tƣợng tham gia: Nhân viên thư viện - Chuyên viên CNT 3. Diễn giả: Ông Tristan Barter Ông Tristan Barter hiện là nhà tư vấn nguồn học liệu ELT hiệu quả tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông Tristant Barter đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh, truyền thông và hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất bản. Ông Tristan đã từng cộng tác với rất nhiều hãng nổi tiếng trong lĩnh vực ELT: Learning A-Z, Binumi, Mango 4. Đề cƣơng tập huấn Nội dung Thời lƣợng Phần 1: Phương pháp lựa chọn các nguồn học liệu ELT Lý thuyết: 15 phút cho giáo viên Phần 2: Cách thức xây dựng, khai thác các nguồn ELT Lý thuyết: 15 phút hiệu quả Thực hành: 1g30 phút 5. Mục tiêu tập huấn 1. Kiến thức Học viên nắm được các tiêu chí lựa chọn nguồn ELT cho giáo viên Học viên nắm rõ phương pháp thiết kế chương trình tập huấn và nắm vững các phương pháp tập huấn. 2. Kỹ năng Học viên có khả năng xây dựng, lập kế hoạch, bổ sung, tổ chức cũng như quảng bá các nguồn học liệu ELT giáo viên Học viên biết tham gia vào các diễn đàn giáo viên tiếng Anh phổ biến trên thế giới, biết cách khai thác các nguồn học liệu ELT phục vụ bài giảng 5. Phƣơng pháp tập huấn: Giảng dạy lý thuyết kết hợp với thực hành 6. Đánh giá: Chứng chỉ hoàn thành Khóa tập huấn 7. Các thiết bị hỗ trợ tập huấn: Máy chiếu, máy tính cá nhân (laptop) hoặc các thiết bị di động (Smartphone, iPad hoặc máy tính bảng) 8. Nội dung tập huấn 8.1. Phƣơng pháp lựa chọn các nguồn học liệu ELT cho giáo viên Nhằm đáp ứng mục tiêu của đề ánNgoại ngữ 2020 về nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên, giảng viên đại học cũng như đổi mới toàn diện phương pháp giảng dạy Trang | 58
  59. ngoại ngữ, các chương trình tiếng Anh hiện nay cho giảng viên cần đảm bảo những tiêu chí sau: Nội dung phong phú, gồm nhiều tài liệu phục vụ giáo viên xây dựng bài giảng như: các bài kiểm tra học phần, học kỳ có hỗ trợ đáp án. Đư ợc thiết kế cho phép giáo viên tương tác với đồng nghiệp trong 1 chủ đề thảo luận Cung cấp các thông tin cập nhật về phương pháp giảng dạy tiếng Anh phổ biến hiện nay trên thế giới. Cung cấp các khóa tập huấn trực tuyến về các phương pháp giảng dạy cũng như các buổi thảo luận trực tuyến với các chuyên gia quốc tế Cung cấp tài liệu giúp giáo viên bổ trợ và nâng cao năng lực ngoại ngữ của chính mình 8.2. Cách thức xây dựng, khai thác các nguồn ELT hiệu quả 8.2.1. Một số nguồn học liệu ELT tham khảo cho giáo viên One Stop English: Đặc biệt thiết kế cho giáo viên tiếng Anh, OneStopEnglish có các chuỗi topic theo từng tháng, các bài giảng mới, thậm chí còn cung cấp cả các ứng dụng giảng dạy tiếng Anh Casa Notes: Công cụ này cho phép giáo viên tiếng Anh giao tiếp hiệu quả với các bậc phụ huynh không nói tiếng Anh. Người dùng có thể thực hiện các ghi chú nhanh và linh hoạt và gửi lại cho phụ huynh, trao đổi thông tin hiệu quả hơn về các chuyến đi thực tế, quá trình học tập và bài tập về nhà của học sinh ESL Party Land: Một trang web tuyệt vời cho giáo viên tiếng Anh, ESL Party Land cung cấp các giáo án có sẵn, chiến lược, worksheet, Flashcards, câu đố, trò chơi, và thậm chí cả nguồn vốn từ vựng dồi dào, giúp giáo viên nâng cao vốn từ tiếng Anh. Clip Art Collection: Bộ sưu tập miễn phí gồm các clip nghệ thuật về ngôn ngữ được thiết kế để giảng dạy ngoại ngữ Activities for ESL Students: Hàng ngàn chia sẻ về bài tập, câu đố, bài kiểm tra của giáo viên giảng dạy tiếng Anh có thể tìm thấy tại đây Szoter: Sử dụng công cụ này để chú thích trực tuyến, giáo viên tiếng Anh có thể viết trực tiếp trên hình ảnh để giải thích ý nghĩa cho sinh viên. Oxford University Press Learning Resources Bank: Một dịch vụ của Oxford University Press, ngân hàng học liệu tiếng Anh này cung cấp các khóa học, các tựa sách và các công cụ đọc tiếng Anh tương tác English-Test.net: Khuyến khích học sinh tự kiểm tra bằng trang web này, cung cấp các bài thi thử miễn phí, các bài tập ngữ pháp, worksheet Trang | 59
  60. (Nguồn: educators/) 8.2.2. Một số diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh trên thế giới - TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages) là chứng chỉ quốc tế về phương pháp giảng dạy tiếng Anh dành cho giáo viên giảng dạy Anh ngữ tại những quốc gia sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ TESOL cung cấp cho người học những phương pháp sư phạm tiên tiến mang tính ứng dụng và thực hành cao mà không thiên về tính học thuật như một số chương trình đào tạo giáo viên khácVới các khóa đào tạo TESOL, giáo viên sẽ được chuẩn bị và định hướng về các tình huống lớp học cũng như cách thức tổ chức lớp linh hoạt với sự đan xen và lồng ghép các hoạt động ứng dụng ngôn ngữ trong chính bài giảng, giúp học viên năng động và hứng khởi để tiếp nhận bài giảng trên lớp cũng như dễ dàng ứng dụng các tình huống đã thực hành vào môi trường giao tiếp thực tế. - CELTA (Chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh giành cho người lớn)là một trong số những văn bằng chứng chỉ được thi phổ biến nhất của thể loại này. Mỗi năm, có hàng nghìn người đã lựa chọn CELTA để mở cánh cửa cả một thế giới những cơ hội được giảng dạy tiếng Anhđầy thú vị.CELTA dành cho những người chưa hoặc mới có ít kinh nghiệm giảng dạy. - TEFL International là một tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 1995, chuyên cung cấp các khóa đào tạo chứng chỉ Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh cũng như tạo rất nhiều cơ hội làm việc tại các nước. Với mạng lưới toàn cầu trên 20 trường, danh tiếng của tổ chức TEFL International cùng với chất lượng cao của các khóa học TESOL sẽ trang bị những kỹ năng cần thiết, các trải nghiệm thực tế cho khởi đầu nghề nghiệp giảng dạy Tiếng Anh của bạn tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. THỰC HÀNH 1. Hướng dẫn cách tham gia các câu lạc bộ toàn cầu để cập nhật chia sẻ phương pháp giảng dạy tiếng Anh với các chuyên gia quốc tế a. Tham gia theo hình thức member(cá nhân) Truy cập OneStopEnglish.com, chọn Subscribe Now: Individual. Điền thông tin cá nhân và nhận được xác nhận tài khoản truy cập trong vòng 1 năm ngay lập tức Trang | 60
  61. b. Tham gia theo hình thức tập thể Xác định số lượng giáo viên sử dụng - Chọn Subscribe now: Institution để kích hoạt tài khoản Chọn Community > Social media > Forum để vào các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy 2. Hướng dẫn sử dụng các nguồn học liệu để tạo bài giảng và các bài kiểm tra (Nguồn: OneStopEnglish.com) Trang | 61
  62. 3. Hướng dẫn tạo giáo án (lesson plan) – Nguồn: learningA-Z 4. Hướng dẫn các công cụ Learning Calender, bookmark để ứng dụng việc giảng dạy (Nguồn OnestopEnglish) Trang | 62
  63. 5. Hướng dẫn Tạo thời khóa biểu (Nguồn: Learnsoci.al) Bên tay trái là màn mình tạo thời gian biểu. Phía bên tay phải hiển thị thời khóa biểu đã tạo sẵn. - Thiết lặp mặc định là “„Schedule content permanently‟ - Thời khóa biểu được tạo tạm thời. Điều đó có nghĩa nội dung đó học sinh chỉ xem được trong khóa học của họ. Bài test không bao gồm trong thiết lập mặc định trừ khi giáo viên chọn “Include tests” - Ở mục Available content, giáo viên có thể thấy các khóa học được phép truy cập vào, bằng cách chọn nút “+” có thể mở rộng nội dung từng khóa học - Giáo viên quyết định thời khóa biểu của các phần bài học Giáo viên muốn thiết lập thời gian học trình độ A1 Beginner cho học sinh của mình chỉ cần bỏ đánh dấu trước mỗi khóa học. - Giáo viên cũng có thể bỏ đánh dấu “Schedule content permanently” để tạo thời khóa biểu cho trình độ đó. Trang | 63
  64. - Giáo viên chọn thời gian bắt đầu và kết thúc cho từng nội dung lựa chọn - Chọn apply để thời khóa biểu đó chính thức có hiệu lực 6. Hướng dẫn quản lý lớp học (Nguồn: macmillanenglishcampus.com) Trang | 64
  65. - Từ My Class, giáo viên có thể xem được nội dung các khóa học mà mình đang quản lý bằng việc click vào “View Course” hoặc xem điểm của sinh viên bằng cách click vào “Score” - Nút “Test” sẽ thể hiện điểm bài thi của sinh viên và “Practice” thể hiện điểm thực hành của sinh viên - New item là bộ sưu tập các bài báo mới chuyên ngành được lấy từ Guardian. Các bài báo chuyên ngành được xuất bản hang tuần. New item còn bao gồm các bài toàn văn, câu hỏi thảo luận về các chủ đề giảng dạy, và các hoạt động tương tác. New item cũng cung cấp các bài đọc thực hành 7. Hướng dẫn sử dụng các công cụ tiện ích, phục vụ nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Truy cập vào các cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu chuyên ngành (Nguồnwww.oxfordscholarship.com) Trang | 65
  66. Các tạp chí chuyên ngành Ngôn ngữ học& Ngoại ngữ ( Nguồn: Cá cứng dụng hỗ trợ viết bài đăng trên tạp chí quốc tế: công cụ đảm bảo tính toàn vẹn học thuật iThenticate (Nguồn: Trang | 66
  67. TỔNG KẾT NỘI DUNG BÀI Sau khi kết thúc nội dung bài, các giáo viên Tiếng Anh cần nắm vững các kỹ năng sau: - Quản lý lớp học trực tuyến:Tạo thời khóa biểu, tạo bài giảng - Sử dụng các công cụ phục vụ nghiên cứu, viết bài - Đăng ký thành viên vào các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm giảng dạy: TESOL Trang | 67
  68. BÀI 5 HƢỚNG DẪN XÂY DỰNG NGUỒN HỌC LIỆU NGOẠI NGỮ (ELT) NỘI SINH . Tác giả: Tristan Barter Trang | 68
  69. 1. Thời gian: Thời gian tập huấn kéo dài 1 giờ/ bài. Thời gian còn lại sẽ tiến hành thực hành và thảo luận. 2. Đối tƣợng tham gia: Chuyên viên CNTT 3. Diễn giả: Ông Tristan Barter Ông Tristan Barter hiện là nhà tư vấn nguồn học liệu ELT hiệu quả tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông Tristant Barter đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh, truyền thông và hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất bản. Ông Tristan đã từng cộng tác với rất nhiều hãng nổi tiếng trong lĩnh vực ELT: Learning A-Z, Binumi, Mango 4. Đề cƣơng tập huấn Nội dung Thời lƣợng Phần 1: Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng các nguồn Lý thuyết: 10 phút học liệu nội sinh phục vụ giảng dạy ELT Lý thuyết: 10 phút Phần 2: Hướng dẫn quản lý các nguồn học liệu ELT Thực hành: 30 phút Phần 3: Giới thiệu phần mềm quản lý dữ liệu số Lý thuyết: 10 phút eContent Management Sollution 5. Mục tiêu tập huấn 5.1. Kiến thức Học viên nắm cáchthiết kế, xây dựng, quản lý& chia sẻ các giáo trình, giáo án, và các tài liệu cá nhân. Học viên nắm được các tính năng của phần mềm quản lý dữ liệu số eContent Management Sollution Các vấn đề về bản quyền. 5.2. Kỹ năng Học viên nắm cách thiết kế, xây dựng, quản lý& chia sẻ các giáo trình, giáo án, và các tài liệu cá nhân Học viên biết vận dụng phần mềmquản lý dữ liệu số eContent Management Sollution vào thực tế hoạt động của trung tâm 6. Phƣơng pháp giảng dạy: Giảng dạy lý thuyết kết hợp với thực hành 7. Đánh giá: Chứng chỉ hoàn thành Khóa tập huấn 8. Các thiết bị hỗ trợ tập huấn: Máy chiếu, máy tính cá nhân (laptop) hoặc các thiết bị di động (Smartphone, iPad hoặc máy tính bảng) 9. Nội dung tập huấn Trang | 69
  70. 9.1. Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng các nguồn học liệu nội sinh phục vụ giảng dạy ELT 9.2. Hướng dẫn quản lý các nguồn học liệu ELT (Nguồn learnsoci.al) Trên giao diện Admin, chọn User Administration Sau khi lựa chọn User Administration. Màn hình hiển thị Từ giao diện này, cán bộ quản trị có thể tìm kiếm thông tin người dung để thay đổi. Có thể thay đổi lựa chọn email Từ giao diện này, cán bộ quản trị có thể tìm kiếm thông tin người dung để thay đổi. Có thể thay đổi địa chỉ email, họ và tên đầy đủ của người dùng. Hệ thống sẽ tìm kiếm người dùng. Trong ví dụ này, người quản trị tìm kiếm người dùng có tên “Whitetaker” và hệ thống hiển thị ra 3 kết quả dưới đây Trang | 70
  71. Ở màn hình, cán bộ quản trị có thể thay đổi thông tin của người dùng. Cán bộ quản trị cần phải điền hết thông tin trước khi bấm Submit 9.3. Giới thiệu phần mềm quản lý dữ liệu số DCMS là viết tắt của Digital Content Management System – Hệ thống quản trị dữ liệu số - trong đó bao hàm kiến trúc & quan niệm mới nhất về quản trị nội dung cho phép khả năng đáp ứng và quản trị dễ dàng, nhanh chóng trước sự phát triển không ngừng của dữ liệu điện tử. DCMS cải thiện quy trình quản lý công việc và cung cấp truy cập mạnh mẽ, linh hoạt và an toàn tới nội dung số trong môi trường phân phối. Khả năng thân thiện với người dùng nhờ vào giao diện trực quan, thuận tiện nhận dạng và lưu trữ nội dung số để truy cập nội bộ hoặc từ xa. Với DCMS, người dùng dễ dàng xây dựng nền tảng tri thức bao trùm mọi dạng dữ liệu như văn bản, dữ liệu đồ họa, tài liệu đa phương tiện. DCMS cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên, và hơn thế, công nghệ lưu trữ tập trung giúp xây dựng một tập hợp tri thức nền giữa các đơn vị/ tổ chức khác nhau. Đặc điểm chính: Trang | 71
  72. Kiến trúc máy chủ / 3 cấp người dùng để đáp ứng với quy mô của bất kì đơn vị/ tổ chức nào Công nghệ “One 4 All” cho phép xử lý mọi định dạng dữ liệu số Sử dụng chuẩn Siêu dữ liệu Dublin Core để chỉ mục và phục hồi dữ liệu Công nghệ “Deep Search” cho phép tìm kiếm toàn văn trực tiếp trong nội dung văn bản của dữ liệu. Hệ thống và khả năng xác thực nhóm người dùng an toàn và linh hoạt Giao diện web tùy chỉnh dựa trên nền tảng giao diện & máy tìm của eBridge Hỗ trợ đa ngôn ngữ Bảo vệ tài khoản & CSDL người dùng với tính năng backup Khả năng khôi phục CSDL nhanh chóng và dễ dàng “Union Knowledge Base” cho phép khả năng chia sẻ dữ liệu trung tâm TÍNH NĂNG CHO NGƢỜI DÙNG DCMS: 1. Tạo mới hoặc xóa file metadata 2. Hiển thị tài liệu đựa đưa vào 3. Thêm/ Thay thế/ Xóa tài liệu thông qua Local Drive 4. Thêm tài liệu trực tiếp từ máy scan Trang | 72
  73. 5. Thêm ghi chú / hình ảnh 6. Xem trước tài liệu đã được thêm vào 7. 15 trường dữ liệu, bao gồm 7 trường bắt buộc phục vụ cho mục đích biên mục 8. Sử dụng Chuẩn quốc tế Dublin Core Metadata để biên mục các file siêu dữ liệu dễ dàng hơn 9. Tìm kiếm tài liệu theo “metadata”, “title”, “creator”, “subject”, “type” 10. Hiển thị thư mục dữ liệu theo cấu trúc phân nhóm TÍNH NĂNG QUẢN TRỊ NGƢỜI DÙNG: 1. Thông tin chi tiết tài khoản người dùng 2. Tạo/ xóa thư mục 3. Xác định tính năng người dùng được phép trong Client 4. Thông tin chi tiết về thư mục 5. Thiết lập quyền truy cập thư mục của người dùng 6. Hiển thị thư mục 7. Mở cửa sổ “Set User Authorization” 8. Tạo/ Cập nhật/ Xóa tài khoản người dùng 9. Danh sách các tài khoản người dùng hiện có 10. Xác định quyền của người dung Trang | 73
  74. TÌM KIẾM NÂNG CAO: 1. Toán tử Boolean: AND, OR, NOT 2. Nhập từ khóa/ cú pháp tìm 3. Danh sách các trường siêu dữ liệu để thu hẹp phạm vi tìm kiếm 4. Số lượng biểu ghi hiển thị mỗi trang 5. Thiết lập lại cú pháp tìm (nếu bị lỗi) 6. Thực hiện tìm kiếm theo cú pháp đã đặt. TRANG KẾT QUẢ: 1. Các siêu dữ liệu Dublin Core 2. Danh sách kết quả liệt kê theo thứ tự chữ cái 3. Tính năng tìm kiếm trong danh sách kết quả tìm để có những biểu ghi chính xác hơn 4. Tính năng thực hiện tìm kiếm trong toàn bộ CSDL hiện có Trang | 74
  75. NỘI DUNG BIỂU GHI 1. Siêu dữ liệu Dublin Core 2. Click vào link để mở tài liệu ( hình ảnh, PDF, file đa phương tiện ) 3. Từ khóa tìm kiếm được đánh dấu màu đỏ 4. Hiển thị thứ tự của biểu ghi trong danh sách kết quả. Ấn “Next” hoặt “Prev” để chuyển sang biểu ghi sau hoặc trước đó. TỔNG KẾT NỘI DUNG BÀI: Sau khi kết thúc nội dung bài, cán bộ CNTT nắm rõ được các kiến thức sau: - Quy trình xây dựng nguồn tài liệu nội sinh - Quản trị các khóa học ngoại ngữ (ELT) trực tuyến - Hiểu biết về phần mềm quản lý dữ liệu số DCMS Trang | 75
  76. Bài 6 NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CỦA NGƢỜI HỌC ĐỐI VỚI HỌC TẬP DI ĐỘNG TRONG THỰC TIỄN GIẢNG DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM Tác giả: Nguyễn Ngọc Vũ Trang | 76
  77. NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CỦA NGƢỜI HỌC ĐỐI VỚI HỌC TẬP DI ĐỘNG TRONG THỰC TIỄN GIẢNG DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM TÓM TẮT Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của trào lưu học tập di động với sự tăng trưởng bùng nổ của các thiết bị điện thoại thông minh và máy tính bảng. Việc thiết bị có sẵn từ phía người học dẫn đến nhu cầu sử dụng chúng cho các mục đích học tập và giảng dạy.Mặc dù mới ở giai đoạn sơ khai, trào lưu học tập với sự hỗ trợ của các thiết bị di động đã xuất hiện ở các lớp học ngoại ngữ của Việt Nam. Bài báo này bàn luận khái niệm học tập di động và phân tích dữ liệu người học lấy từ vài khóa học trực tuyến của một trường đại học ở Việt Nam để đánh giá mức độ sẵn sàng của người học Việt Nam cho xu hướng học tập mới mẻ này. Từ khóa: học tập di động, học tập trực tuyến, phong cách học tập, thói quen học tập, MALL AN INVESTIGATION OF LEARNERS’ READINESS FOR MOBILE LEARNING IN LANGUAGE TEACHING CONTEXT OF VIETNAM Nguyen Ngoc Vu, Ph.D. Ho Chi Minh city University of Education vunn@hcmup.edu.vn ABSTRACT Mobile learning trend has seen impressive growth in recent years with the exponential increase of smartphones and tablets. The availability of these devices from student end leads to the need to make use of them for teaching and learning purposes. Even though still in its infancy, Mobile Assisted Language Learning (MALL) is finding its way into Vietnamese language classrooms. This article explores the concept of mobile learning and analyses student data in several online language courses in a university of Vietnam to see how ready Vietnamese learners are for this new learning trend. Keywords: mobile learning, online learning, learning styles, learning habits, MALL 1. Introduction The quick advance of technology in recent years has brought about rapid development of the number of mobile devices in many countries, including Vietnam. Trang | 77
  78. The quality of these mobile devices keeps improving while their cost is increasingly lower. Together with widespread broadband internet connection, these factors have affected language learners‟ learning styles and teaching methods in environments where these mobile technologies are used. A lot of effort has been devoted to understanding how mobile technologies can support both traditional and innovative ways of teaching and learning, demonstrating how mobile learning can be applied across a wide spectrum of learning activity (Caladine, 2008) and highlighting the emerging issues (Sharples, 2006). In recent years, there have been many researchers exploring the effectiveness of mobile-assisted language learning (MALL) in different contexts, for instance, using mobile phones to deliver online course materials (Motiwalla, 2007), using PDA for undergraduate student incidental vocabulary testing (Song & Fox, 2008) and using SMS to support beginners‟ language learning ( Edmundson, 2007). This paper reports the use of mobile phones and tablets to access online course materials in the teaching context of Vietnam and discusses the implications for language teachers as well as administrators. 2. Literature on mobile assisted language learning 2.1. What is mobile learning? Mobile learning is developing rapidly beyond the expectation of ICT experts. In the past, mobile learning has often been defined in terms of the use of mobile technologies (Sharples, 2006). However, recent literature in the field emphasized the mobility of learners. The widespread ownership of mobile and wireless devices like iPhones, ipads, tablets, phablets etc. allows learners to more actively participate in learning resources and activities that are related to their personal needs. While some argued that mobile learning involved the use of any portable devices like cassette players, DVD players, TV, portable LCD projectors, mobile learning is often used to refer to more recent technologies. Typically, mobile learning is defined basing on two important aspects:it allows learning to happen anytime and it mainly makes use of handheld or palmtop devices. Within the scope of this article, mobile learning is defined as learning mediated by mobile devices that allow learners to learn anytime and anywhere at their own convenience. 2.2 Mobile assisted language learning versus computer assisted language learning Some people claim that mobile assisted language learning (MALL) is just another term for computer assisted language learning (CALL). Actually, there are important differences between CALL and MALL. Kukulska-Hulme and Shield (2008) pointed out that MALL differs from computer assisted language learning in its use of personal, portable devices that support new ways of learning, emphasizing continuity or spontaneity of access and interaction across different contexts of use. Understood this way, MALL belongs more to the learners than it does to the instructors. Within Trang | 78
  79. MALL literature, there has been little report on cases of teacher-led approaches however. To see how advanced learners of English use mobile devices to support and extend their learning in self-directed ways, Song and Fox (2008) reported learner-led mobile vocabulary learning activity that they designed. The study shows that mobile devices helped students to communicate about word meanings with other students and their instructors outside the classroom. Another example of learner led activity is the research of Michelsen (2008) in which language learners engage in a learner-centered, self-directed virtual community of practice in a mobile game to prepare for their Cambridge FCE exam papers. According to Kukulska-Hulme and Shield (2008), what makes mobile technology so intriguing is its ability to break the classroom walls and allows movement between indoors and outdoors, across formal and informal settings. If language learners‟ choices and preferences are taken into account in language teaching, mobile technologies clearly have an important role in giving learners what they find most relevant to their learning needs. 2.3 Role of learner and teacher in mobile learning Most theories of language teaching now are built on the assumption that learning happens in a classroom environment mediated by a qualified teacher. Therefore, these theories fail to include the distinctiveness of mobile learning. An acceptable mobile learning pedagogy must take into account a considerable amount of learning that happens outside the classroom and actively led by the learners. To understand how mobile technology can be appropriated for teaching and learning, one needs to be aware of its strength. That is the ability to offer intimate, spontaneous, pervasive and versatile learning. According to Koole (2009), mobile learning “provides and enhances cognitive environment in which distance learners can interact with their instructors, their course materials, and their physical and virtual environment”. The mobile learning pedagogy from this view point is mainly student- centered. This pedagogical approach assumes that students come into the classroom with their own background knowledge and thus should be encouraged to construct their own meaning by interacting as much as possible with each other, reading, writing and reflecting on the content. Laurillard (2007) claims that when collaborating with each other, students are more likely to be motivated to share their work with each other as well as to augment their conceptual understanding. Mobile learning can facilitate this kind of collaboration by building groups of learners who are committed to the common goal. Typically, in a mobile learning environment, the learners should be able to: Trang | 79
  80. - Decide the learning methods that work best for them with their own devices - Determine what they want to learn based on a wide selection of course materials - Form their own learning groups by using social networks or collaboration tools like Facebook, Twitter, YouTube, Google Docs, Wiki, Blog etc. - Take the initiative to interact with their instructor and their peers. According to Glahn (2011), in traditional classrooms, the role of the teacher was to be expert giving lectures to learners whore are considered empty minds that need filling. With the advance of Web 2.0 and social networks, learners have media channels at their disposal to present their own ideas. In such a setting, the role of the teacher shifts from the presenter of expert knowledge to moderator of opinions. Glahn claims that this role is much more challenging as teachers need to accept different opinions and positions and guide the process of knowledge selection and acquisition. With mobile learning, it is even more challenging for the teachers as learning processes are no longer defined settings. Teaching and learning no longer happen only in the classroom or the lecture hall on the campus. Teaching and learning can now occur in the study rooms in students‟ home, in the train they are travelling on or in public places they meet other people. Within this context, the role of the teacher slowly shifts towards being a consultant (Glahn, 2011). Teachers now need to find out what learners are really interested in, relate these interests to the learning goals and provide learning opportunities appropriate for the specific conditions of the learners. The purpose of the current study was to determine how learners with the option of using mobile phones for language learning tasks would use the learning resources in the system. The study aimed to address the following research questions: Does blended mobile learning improve students‟ performance in language learning? What difficulties do learners face on the mobile learning system? What kinds of activities in the mobile system attract learners‟ interest? 3. Method 3.1 Participants and procedure The English Department at Ho Chi Minh city University of Education began to use the MOODLE based m-learning system in the fall semester of 2011. The courses offered in the system were upgraded from the e-learning system built in 2007. Since this was a pilot project, only a few interested lecturers volunteered to join by creating their own course. The researcher himselfbuilt up to 5 courses in the system for the mainstream classes he was in charge in the department. The sample of classes for this study included 2courses taught during the spring 2013 semester. The total enrollment for the semester in these 2 courses was 137 students, 80% of whom were females Trang | 80
  81. (n=88). 40% of the enrolled students (n = 44)lived in Ho Chi Minh City. The courses are compulsory for all the students and are intended to help students learn about applied linguistics research and e-learning in language teaching. Most of the learners were at upper-intermediate level of proficiency in English. Generally, the learners were very conscious of their Grade Point Average and thus tried to score as well as they could in the courses. The courses lasted 15 weeks. Every week, students would have 2 class hours of face to face meetings in multimedia computer lab of the department. During these face to face meetings, they were sometimes encouraged to log into the mobile system and do some learning activities. The majorities of the activities were designed for students‟ self-learning outside of the classroom however. A questionnaire was given to students inside the mobile system right at the first week. Some of the class time was also spent to ensure that the learners knew how to complete the learning activities since many of them experienced the mobile learning system for the first time. Learners were requested to view all learning materials posted, join discussion forums and complete the learning activities created by the end of the course. Participation in all of these learning activities would count as 40% of the final course grade. It was assumed that desktop computers were still the overwhelmingly major technology possessed by students besides mobile devices. Therefore, students were allowed to access the learning materials on both regular desktops and mobile phones. They were told to switch between platformsas they desired and they could even begin the lesson on one platform and then complete it on the other without any disadvantage. Students were also told in advance that data would be collected and used for research and system upgrading but their privacy would be protected. 3.2 System description The technology used in this research was the MOODLE based learning management system. This system had responsive interface for desktop screens and mobile devices and it could automatically recognize the user device to switch to the appropriate interface. Both interfaces were accessible via the same web link . The two systems shared the same database and learning activities could be done interchangeably on either platforms. Trang | 81
  82. Figure 1: Snapshots of the m-learning system on mobile phone This system offered a variety of learning activities to support students‟ learning. Some popular learning activities in the two courses of this study were discussion forums, video tutorials (embedded via YouTube), glossaries, journals, blogs, quizzes and resource links. The system was also upgraded to include latest technologies that allowed oral discussion (Nano Gong server) and online workshops. Most of these learning activities were designed with focus on constructivist pedagogy so that learners could interact a lot with each other in order to develop all language skills. To help the instructor keep track of students‟ activities for evaluation, the system also includes a report function. With the outline or full report tool, the instructor can see all details fetched from the server logs like what students posted in the forum, how well they scored in the quizzes and how many times they viewed a learning resource. Trang | 82
  83. Figure 2: A report for student's activities in the system 3.3 Data collection The data were collected through detailed server logs automatically recorded by the system, and a survey administered at the beginning and at the end of the semester. The server logs kept record of access time, student‟s action, the learning activity student worked on, the time the learning activity was started and ended, the number of attempts together with a variety of other administration information. For the sake of system performance, the server logs were kept for only 6 months before they were automatically removed. To avoid accidental data loss, the course contents together with server logs were backed up every week on Sunday. The surveys were administered anonymously at the beginning and the end of the course. The initial survey asked students about their background information, the type of device they used to access course contents, their habits when getting online, how ready they were technically for mobile learning, their perception about advantages and disadvantages of mobile learning as well as their learning styles and habits. Technical readiness data was gathered using Likert scale ranging from “Never or almost never true of me” to “Always or almost always true of me”. Data about learning styles and habits was gathered in the similar way. Open questions were used to explore learners‟ perception of advantages and disadvantages about mobile learning. The end of course survey asked students about what they liked and disliked about the course, the Trang | 83
  84. effectiveness of the system and the learning activities they enjoyed. Likert scale items ranging from “Not at all” to “Very much” were used to measure students‟ enjoyment for specific learning tasks. Likewise, students‟ perception about the effectiveness and the future of mobile learning was measured using Likert scale ranging from “Strongly agree” to “Strongly disagree”. 4. Results and discussion 4.1 Availability of hardware devices The total number of first surveys received was 111 out of 137 students. As chart 1 shows, the majority of students (80%) used netbooks or laptops to access course contents followed by 39% of students using desktops. 73 students out of 111 used mobile phones for their work in the course and 32 students (29%) used smartphones for similar purposes. Smartphones in this study are defined as mobile phones with much more advanced hardware and capacities like Iphone, Samsung Galaxy, and HTC etc. A further 16 learners specified that they also used tablets or eBook reader for course work. Chart 1: Devices students used to access course contents (n = 111) In the next question of the survey about whether these students had used smartphones or tablets for language learning before the course, there were 43 responses and the majority of them said yes (14 out of 43, 67%). Of these 43 students, 23 subscribed to 3G service for 24/7 internet connection (55%). It is noted that 3G internet service in Vietnam at the time this study was conducted was very affordable at around 2 USD/month only. Trang | 84
  85. Chart 2: Percentage of students using smartphone/tablet for language learning In another question of the survey, we asked how regularly students used mobile devices for a variety of purposes as shown in chart 3. The results show that before doing the course, according the learners, mobile devices were mainly used for recreation purposes (4 for Chart 3: Frequency of using mobile devices for different send/receive SMS, 4 for purposes browsing photos and 4.2 for listen to music). It is interesting that these students also used their mobile devices relatively often for educational purposes like checking emails and using learning applications. The primary function of a cellphone scored only 3.4 showing that smartphones were used more frequently for purposes other than making phone calls. 4.2. Online learning dedication The logs from the server of the mlearning system were analyzed along with the survey data. To evaluate whether the mlearning course was successful in enhancing students‟ motivation and made them spend time on the learning activities, a learning dedication tool was used to collect data. The learning dedication time is estimated based on the concepts of session and session duration stored in the server database. Trang | 85
  86. The total learning dedication time for each learner was calculated by using these 2 kinds of data: 1. Click: Every time a user loads a page in the system, a log entry is stored into the database. 2. Session duration: The amount of time elapsed between the first and last click of a session. Learning dedication from the log data shows that students did spend a lot of time working with the learning contents within the course with the most dedicated student spending 69 hours 15 mins and the least dedicated student spending 7 hours 1 min. The average time every student in the course spent on course materials was 1685.5 mins. That equaled 28 hours each student. Comparing with the total time for face to face meetings of 30 class periods (1500 mins in total), the average amount of time each student worked with the course materials was significant in the teaching context of Vietnam. As data from table 2 shows, a lot of students worked really hard in the system. In other words, the mobile learning system was able to motive students‟ interest in the learning activities. This is an important factor in enhancing students‟ overall performance in the course. Student Course dedication (mins) Course dedication Connections per day 1 4156 69 hours 15 mins 0,52 2 3720 61 hours 59 mins 0,55 3 3039 50 hours 39 mins 0,54 4 3003 50 hours 2 mins 0,46 5 2806 46 hours 45 mins 0,48 6 2787 46 hours 26 mins 0,4 7 2656 44 hours 16 mins 0,46 8 2575 42 hours 55 mins 0,5 9 2438 40 hours 38 mins 0,62 10 2423 40 hours 23 mins 0,5 11 2357 39 hours 17 mins 0,66 12 2298 38 hours 17 mins 0,67 Trang | 86
  87. 13 2289 38 hours 9 mins 0,4 14 2223 37 hours 2 mins 0,41 15 2200 36 hours 39 mins 0,42 16 2178 36 hours 17 mins 0,39 17 2094 34 hours 54 mins 0,42 18 2073 34 hours 32 mins 0,4 19 1955 32 hours 34 mins 0,27 20 1950 32 hours 30 mins 0,27 Table 1: Top 20 dedicated students in the mobile learning system. 4.3 Students’ readiness for mobile learning 4.3.1 Technical readiness According to the survey, all learners were equipped with devices to access materials from the mobile learning system. All of them also had good internet connection at home. There were differences in the percentages of learners owning mobile devices with 29% owning smartphones, 14% owning tablets and 80% owning laptops. Since the mlearning system was designed to work on both laptops and smartphones, the types of devices did not affect the ability to participate in learning activities in the system. Therefore, in terms of hardware devices and internet connection, students were ready for mobile learning. The students were also familiar with using internet tools like discussion forums, voice chat, text chat, and blogs. Most of them could type comfortably at the speed of 30 words per minute. However, many students voice their concerns about the quality of internet connection: “My mobile phone doesn't have a wide screen so I cannot read the text on the phone conveniently. Besides, I don't have very good internet connection. I usually use a 3G-connection. Actually it's not stable and sometimes very weak.” (S45). “I have a smartphone; however, the 3G connection is rather slow sometimes” (S58). “In terms of technical readiness, I have 3G connection at home, it's not very fast but I can access the Internet whenever I want. However it's slow for me to access the Internet by mobile phone.” (S84). 4.3.2 Learning styles In terms of learning styles, chart 4 shows that the majority of students preferred written information to be supplemented by visual aid (47.7% usually true of me, Trang | 87