Chương trình tự học Visual Basic sơ cấp dành cho học viên nhập môn

doc 23 trang phuongnguyen 5210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình tự học Visual Basic sơ cấp dành cho học viên nhập môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docchuong_trinh_tu_hoc_visual_basic_so_cap_danh_cho_hoc_vien_nh.doc

Nội dung text: Chương trình tự học Visual Basic sơ cấp dành cho học viên nhập môn

  1. BÀI 1 : VISUAL BASIC 6.0 BÀI 1 NGÀY 30.10.2008 UTBINH SOẠN Chương trình tự học Visual Basic sơ cấp dành cho học viên nhập môn Bài tự học 1: Làm quen với Visual Basic 6 Bài tự học 2: Tìm hiểu thêm về TextBox và Label Controls Bài tự học 3: Frame, Check Boxes và Option Buttons Bài tự học 4: Đồ họa: PictureBox, Image, Shape và Line controls Visual Basic (viết tắt VB) là một ngôn ngữ lập trình hướng sự kiện (event-driven) và môi trường phát triển tích hợp (IDE) kết bó được phát triển đầu tiên bởi Alan Cooper dưới tên Dự án Ruby ( Project Ruby), và sau đó được Microsoft mua và cải tiến nhiều. Visual Basic đã được thay thế bằng Visual Basic .NET. Phiên bản cũ của Visual Basic bắt nguồn phần lớn từ BASIC và để lập trình viên phát triển các giao diện người dùng đồ họa (GUI) theo mô hình phát triển ứng dụng nhanh (Rapid Application Development, RAD); truy cập các cơ sở dữ liệu dùng DAO (Data Access Objects), RDO (Remote Data Objects), hay ADO (ActiveX Data Objects); và lập các điều khiển và đối tượng ActiveX. Một lập trình viên có thể phát triển ứng dụng dùng các thành phần (component) có sẵn trong Visual Basic. Các chương trình bằng Visual Basic cũng có thể sử dụng Windows API, nhưng làm vậy thì phải sử dụng các khai báo hàm bên ngoài. Trong lĩnh vực lập trình thương mại, Visual Basic có một trong những nhóm khách hàng lớn nhất. Theo một số nguồn, vào năm 2003, 52% của những lập trình viên sử dụng Visual Basic, làm nó thành ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất vào lúc đó. Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu của Evans Data cho rằng 43% của các lập trình viên đó có ý định đổi qua một ngôn ngữ khác.[1] I.DOWNLOAD VÀ CÀI ĐẶT : VISUAL BASIC 6.0 FULL (84.4 MB ) : 1. Download : 2. Sau khi bung nén ra , tăng lên 175 MB và cài đặt Chương trình nầy , dán Thuốc là 815 -2325261 hay 111-1111111. II.MÔ TẢ GIAO DIỆN : Integrated Development Environment (IDE) của VB6 1
  2. Khi khởi động VB6 bạn sẽ thấy mở ra nhiều cửa sổ (windows), scrollbars, v.v và nằm chồng lên là New Project dialog. Ở đây VB6 cho bạn chọn một trong nhiều loại công trình. Chọn Standard EXE. Một lát sau trên màn ảnh sẽ hiện ra giao diện của môi trường phát triển tích hợp (Integrated Development Environment - IDE ) giống như dưới đây IDE của VB6 bao gồm các yếu tố sau: 2
  3. Menu Bar Chứa đầy đủ các commands mà bạn sử dụng để làm việc với VB6, kể cả các menu để truy cập các chức năng đặc biệt dành cho việc lập trình chẳng hạn như Project, Format, hoặc Debug. Trong Menu Add-Ins có Add-Ins Manager cho phép bạn gắn thêm những menu con nhiệm ý để chạy các chương trình lợi ích cho việc lập trình. Trong Add-Ins Manager dialog bạn chọn một Add-In rồi check một hay nhiều hộp trong khung Load behavior: Toolbars (Debug, Edit, form Editor, Standard) Các toolbars có hình các icons cho phép bạn click để thực hiện công việc tương đương với dùng một menu command, nhưng nhanh và tiện hơn. Bạn dùng menu command View | Toolbars (click lên menu command View cho popupmenu hiện ra rồi click command con Toolbars) để làm cho các toolbars hiện ra hay biến mất đi. Bạn có thể thay đổi vị trí một toolbar bằng cách nắm vào hai gạch vertical nằm bên trái toolbar rồi dời toolbar đi chỗ khác (nắm ở đây nghĩa là để pointer của mouse lên chỗ chấm đỏ trong hình phía dưới rồi bấm xuống và giữ nút bên trái của mouse, trong khi kéo pointer đi nơi khác). 3
  4. Ngoài ra bạn cũng có thể sửa đổi các toolbars theo ý thích bằng cách dùng Menu command View | Toolbars | Customize Toolbox Đây là hộp đồ nghề với các công cụ, gọi là controls, mà bạn có thể đặt lên các form trong lúc thiết kế (design). Nếu Toolbox biến mất, bạn có thể display nó trở lại bằng cách dùng menu command View | Toolbox. Bạn có thể khiến toolbox display nhiều controls hơn bằng cách chọn Components từ context menu (chọn Toolbox rồi bấm nút phải của mouse để display context menu) hay dùng menu command Project | Components. Ngoài việc trình bày Toolbox mặc định, bạn có thể tạo cách trình bày khác bằng cách chọn Add Tab từ context menu và bổ sung các control cho tab từ kết quả. 4
  5. Project Explorer Sẽ liệt kê các forms và các modules trong project hiện hành của bạn. Một project là sự tập hợp các files mà bạn sử dụng để tạo một trình ứng dụng. Tức là, trong VB6, khi nói viết một program có nghĩa là triển khai một project. Properties window Liệt kê các đặc tính của các forms hoặc controls được chọn. Một property là một đặc tính của một object chẳng hạn như size, caption, hoặc color. Khi bạn sửa đổi một property bạn sẽ thấy hiệu quả ngay lập tức, thí dụ thay đổi property Font của một Label sẽ thấy Label ấy được display bằng Font chữ mới. Khi bạn chọn một Property của control hay form trong Properties window, phía bên phải ở chỗ value của property có thể display ba chấm (. . .) hay một tam giác chỉa xuống. Bấm vào đó để display một dialog cho bạn chọn value. Thí dụ dưới đây là dialog để chọn màu cho property ForeColor của control Label1. Form Layout 5
  6. Bạn dùng form Layout để chỉnh vị trí của các forms khi form hiện ra lần đầu lúc chương trình chạy. Dùng context command Resolution Guides để thấy nếu dùng một màn ảnh với độ mịn (resolution) tệ hơn, thí dụ như 640 X 480, thì nó sẽ nhỏ như thế nào. Form Designer Dùng để thiết kế giao diện lập trình. Bạn bổ sung các controls, các đồ họa (graphics), các hình ảnh và một form để tạo sự ma sát mà bạn muốn. Mỗi form trong trình ứng dụng của bạn có designer form riêng của nó. Khi bạn maximise một form designer, nó chiếm cả khu làm việc. Muốn làm cho nó trở lại cở bình thường và đồng thời để thấy các form designers khác, click nút Restore Window ở góc bên phải, phía trên. Immediate Window Dùng để gở rối (debug) trình ứng dụng của bạn. Bạn có thể display dữ kiện trong khi chạy chương trình ứng dụng. Khi chương trình đang tạm ngừng ở một break point, bạn có thể thay đổi giá trị các variables hay chạy một dòng chương trình. View Code button Click lên nút nầy để xem code của một form mà bạn đã chọn. Window của code giống như dưới đây: 6
  7. Trong Code window bạn có thể chọn display tất cả Sub của code cùng một lúc như trong hình hay display mỗi lần chỉ một Sub bằng cách click button có hình ba dòng nằm ở góc bên trái phía dưới. View form button Click lên nút nầy để xem form của một form mà bạn đã chọn. Ghi chú: Nhiều windows trong IDE như Toolbars, Toolbox, Project Explorer .v.v có thể trôi lình bình (floating) hay đậu ở bến (docked). Bạn có thể thay đổi vị trí chúng bằng cách nắm vào Title Bar của window rồi dời đi. Dĩ nhiên bạn cũng có thể mở rộng hay làm nhỏ một window bằng cách dời một cạnh vertical hay horizontal của nó. Khi để một window lên trên một window khác chúng có thể tìm cách dính nhau. Trong hình dưới đây, Properties Window và Form Layout đã được kéo ra ngoài cho floating. 7
  8. Nhận trợ giúp trong khi đang làm việc Trong khi lập trình bạn có thể cần tìm hiểu các thông tin liên quan đến các commands, functions .v.v của VB6. Bạn có thể khởi động Microsoft Developer Network | MSDN Library Visual Studio 6.0 từ nút Start, hay click Help | Contents từ Menu Bar của VB6, hay chọn một keyword (highlight keyword) rồi ấn F1 để đọc Help. Nội dung Help bao gồm nhiều đặc điểm được thiết kế để thực hiện việc tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn. Bạn có thể dựa trên Contents để đọc tài liệu như một quyễn sách, Index để đọc những đoạn có nhắc đến một keyword hay Search để tìm một tài liệu nhanh hơn. Ví dụ, việc gở rối thông tin bắt nguồn từ nhiều đặc tính khác nhau phụ thuộc vào loại đề án mà bạn đang làm việc. Các liên kết được mô tả trong phần nầy thực hiện việc tìm kiếm dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể click See Also dưới tiêu đề của chủ điểm để xem các tiêu đề của các chủ điểm mà bạn có thể đi đến hoặc liên hệ đến nhiều thông tin. Context Sensitive Help (trợ giúp trong đúng tình huống) Nhiều phần của VB6 là context sensitive, có nghĩa là lúc bối rối chỉ cần ấn nút F1 hoặc highlight keyword rồi nhấn F1 là được thông tin những gì liên hệ trực tiếp với tình huống hiện giờ của bạn. Bạn có thể nhấn F1 từ bất kỳ phần context sensitive nào của giao diện VB6 để display thông tin Help về phần đó. Các phần context sensitive là: Các Windows của VB6 như Properties, Code .v.v Các control trong Toolbox. Các Object trên một form hoặc Object tài liệu. Các đặc tính trong Window Properties. Các keywords của VB6 Các thông báo lỗi (error messages) Ngoài ra, trong Help thường có Example. Bạn click lên chữ Example để display một thí dụ minh họa cách dùng một function hay property. Microsoft on the Web 8
  9. Web site của Microsoft chứa nhiều thông tin cập nhật cho những người lập trình VB6. Trang chủ Visual Basic đặt tại URL Thông tin có sẵn tại địa chỉ nầy bao gồm: Cập nhật các đặc tính mới, các phiên bản sản phẩm, các sản phẩm liên hệ, các thuyết trình (seminar) và các hoạt động (event) đặc biệt. Thông tin bổ sung trên các đặc tính VB6 chứa trong các bài viết gọi là White Papers, các mách nước (tips) và các trình trợ giáo, nguồn đào tạo. Sản phẩm mới tải xuống (download) bao gồm sự cập nhật đến các file chương trình, các cập nhật trợ giúp, các trình điều khiển, và các file liên hệ khác của VB6. Để truy cập Web site của Microsoft, từ menu Help chọn Microsoft on the Web rồi chọn menu con tùy thích như dưới đây. Ghi chú: Một số nội dung trên Web site của Microsoft được tối ưu hóa dành cho Microsoft Internet Explorer và không thể display đầy đủ trong một bộ trình duyệt (browser) khác. Do đó bạn nên chỉ dùng Internet Explorer làm browser trên máy bạn mà thôi. Bài 1: Làm quen với Visual Basic 6 Visual Basic (VB) là một ngôn ngữ lập trình (programming language) dễ học, dễ áp dụng.Chúng tôi sẽ cố gắng trình bài thật đơn giản,dễ hiểu nhằm giúp cho quý vị có thể tự học nhanh chóng và hiệu quả. Ðối tượng mà chúng tôi nhắm tới là những người chưa có hay có rất ít kiến thức căn bản về lập trình (programming) nhưng thích sử dụng những ứng dụng(application) chạy trên windows và muốn tự mình viết một số ứng dụng hữu ích phục vụ cho công việc của mình. Dĩ nhiên chúng tôi không có tham vọng biến quý vị thành những lập trình viên chuyên nghiệp (professional programmer) mà chỉ hy vọng thông qua những ví dụ đơn giản có thể giúp quý vị cảm thấy hứng thú với VB6 rồi từ đó tìm tòi học hỏi thêm để tự hoàn thiện khả năng lập trình của mình. 9
  10. Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu bằng ví dụ đầu tiên mà những người học VB thường gọi là bài "Hello world". Mời quý vị tiến hành tuần tự các bước sau: 1.Trên màn hình windows,quý vị click vào menu start, rồi chọn programs, sau đó chọn Visual Basic 6. Màn hình VB6 sẽ hiện ra với New project window nằm ở trên. (Nếu không thấy new project window xuất hiện, quý vị chọn menu File->New project). Project là đơn vị căn bản đầu tiên của một chương trình. 2.Chọn Standard EXE, rồi click open. Trước mặt quý vị sẽ xuất hiện màn hình như hình vẽ dướí đây: Cột bên trái là tool box (hộp đồ nghề) chứa một số controls (giống như "đồ nghề") giúp chúng ta thiết kế (design) giao diện (interface) của một chương trình (program). Chính giữa là Form ,cűng là một control, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giao diện với người sử dụng (user interface).Cột bên phải chia làm hai phần. Phần trên là project window liệt kê những thành phần tạo nên một project, phần dưới là properties window liệt kê những đặc tính (properties) của một control. 3.Double click vào label control trên toolbox . Chính giữa form xuất hiện label1 . Trên properties window double click vào caption , đánh vào chữ Name. Nắm label đặt ở góc trái của form (drag and drop). 4.Double click vào Textbox control trên toolbox . Ðặt textbox kế bên label. 10
  11. 5.Double click vào Command Button control đặt command button phía dưới textbox. Trên properties window double click vào caption , đánh vào chữ Say Hello. Quý vị sẽ thấy chữ Say Hello trên command button. Nếu làm đúng quý vị sẽ có hình dưới đây: 6.Double click vào command button, một window mới hiện ra cho phép chúng ta viết mã chương trình gọi là Code window . Quý vị đánh vào dòng lệnh sau:(chỉ đánh vào chữ đậm) Private Sub Command1_Click() MsgBox "Hello" & Text1.Text End Sub 7.Như vậy chúng ta đã xong phần thiết kế giao diện và viết mã chương trình. Bây giờ để kiểm tra chương trình của chúng ta chạy như thế nào,hãy ấn phím F5 hay click . Window(hay Form) mà quý vị đã thiết kế sẽ hiện ra, click vào textbox , xóa chữ Text1, sau đó thay bằng tên quý vị vào và click button Say Hello. Một window nhỏ (Message Box) hiện ra tương tự như hình vẽ dưới đây: Thật thú vị phải không, hãy click OK , sau đó click Ðể ngưng chương trình đang chạy.Nếu quý vị muốn lưu chương trình, chọn File->Save as, rồi đặt tên theo ý mình (ví dụ :myfirstproject). Giải thích: Phần lớn các Controls đều có 3 thuộc tính: Properties : Hình dáng,màu sắc , nói chung là những đặc tính của một control, ví dụ : Backcorlor, Appearance v.v. 11
  12. Methods : Những gì mà control đó làm được, ví dụ: Move (di chuyển), Refresh (làm tươi) Events : xảy ra khi có tác động của người sử dụng (user), ví dụ: click, keypress v.v. Tóm lại chúng ta đã làm quen với một số controls thông dụng là label , textbox và command button trong đó property quan trọng của label là caption ,còn đối với command button là event click() , chúng ta phải viết mã chương trình để đáp ứng lại tác động click của người sử dụng.Trong bài này là hiện ra một thông điệp (message) bằng câu lệnh: MsgBox "Hello" & Text1.Text trong đó Text1.text là những chữ mà người sử dụng đánh vào textbox. Vì đây là bài đầu tiên chúng tôi thông tiện đi sâu vào các thuộc tính của controls Mời quý vị đọc tiếp những bài học tới để hiểu thêm về các controls. Bài 2: Tìm hiểu thêm về TextBox và Label Controls Trong bài 1 quý vị đã làm quen với Label và TextBox controls.Bài này chúng tôi sẽ đi sâu vào một số Methods và Events thông dụng của 2 controls trên.Bây giờ chúng ta hãy thiết kế một form thường được gọi là form Log In cho phép người sử dụng đánh tên và mật mã(Password) vào sau đó kiểm tra xem password có đúng với những chữ đã được định trước không. 1. Mở một project mới, Trên Properties Window double click vào caption và đánh vào chữ Log In. Double Click vào Name và đặt tên form là frmLogIn. Property Name là tên của control được sử dụng trong mã chương trình, còn caption là tên hiện ra trên thanh tiêu đề (title bar)của form. 2.Ðặt các controls với Properties như bảng1 dưới đây lên form LogIn Control Name Caption Text Label LblUserName User Name Label LblPassword Password Label LblDisplay Display TextBox TxtUserName "" TextBox TxtPassword "" CommandButton CmdOk Ok CommandButton CmdCancel Cancel Bảng 1. Chú thích: Ô tô đậm: không có property tương ứng. ký hiệu "": để khoảng trắng 3.Sắp xếp các controls như hình vẽ dưới đây: 12
  13. 4.Click vào TextBox TxtPassword chọn Password Character trên Property Window. Ðánh vào dấu "*"(Asterisk). Ðây là ký tự thay thế sẽ hiện ra khi chúng ta đánh password. 5.Chúng ta đã xong phần thiết kế giao diện.Bây giờ double click vào TextBox TxtUserName để hiện ra Code Window(hay click vào biểu tượng View Code trên Project Window).Phía trên Code Window được chia làm 2 phần.Bên trái là danh sách các Controls, bên phải là danh sách các Events của một control tương ứng. Muốn viết mã chương trình cho Event nào chỉ cần click vào tên Control và tên Event, sau đó viết code vào khoảng giữa Private sub End sub.Ðánh vào những dòng sau: Const Pwd = "hello" Private Sub CmdCancel_Click() End End Sub Private Sub CmdOk_Click() If TxtPassword.Text = Pwd Then MsgBox "Welcome" Else MsgBox "Invalid password" End If End Sub Private Sub TxtUserName_Change() LblDisplay.Caption = TxtUserName.Text End Sub Private Sub TxtUserName_KeyPress(KeyAscii As Integer) If KeyAscii = vbKeyReturn Then TxtPassword.SetFocus End Sub Private Sub TxtUserName_LostFocus() If TxtUserName.Text = "" Then MsgBox "Please enter User Name" End Sub 13
  14. 6. ấn phím F5 để chạy chương trình.Lần lượt kiểm tra các bước sau: Chưa đánh chữ vào user name textbox,ấn phím Tab->hiện ra message box nhắc ta đánh chữ vào. Ðánh tên user->LblDisplay sẽ thay đổi tương ứng. Sau đó ấn phím Enter->Cursor(con trỏ) sẽ chuyển sang textbox password. Ðánh password->Chỉ thấy dấu "*" hiện ra Click Ok->hiện ra message box cho ta biết password vừa đánh vào là đúng hay sai.Password đúng là "hello" Click Cancel->dừng chương trình. Giải thích: Chúng ta đã sử dụng 3 Events của textbox : _KeyPress(KeyAscii As Integer): sự kiện xảy ra khi có phím được ấn.Mỗi ký tự mà chúng ta đánh vào đều có tương ứng một mã Ascii(số từ 0 255) .Còn Integer là một loại dữ liệu số học từ -32,768 to 32,767. Chương trình của chúng ta sẽ kiểm tra nếu (If)phím được ấn là Enter(VbKeyReturn) thì (Then)Cursor sẽ chuyển sang textbox TxtPassword( SetFocus). VbKeyReturn là một hằng số(constant)=13 tương đương với mã Ascii của phím Enter. Trong đó SetFocus là một Method làm cho control nhận được sự chú ý của chương trình. (Text) _Change(): sự kiện xảy ra khi nội dung trong textbox bị thay đổi.(nếu cả hai sự kiện đều xảy ra thì KeyPress sẽ xảy ra trước). Khi nội dung trong text box bị thay đổi thì chúng ta thay đổi caption của LblDisplay tương ứng với nội dung mới. _LostFocus(): Xảy ra khi control mất sự chú ý của chương trình. Chương trình chúng ta kiểm tra xem nếu nội dung trong textbox rỗng(null) thì hiện ra thông điệp nhắc nhở user đánh chữ vào cűng bằng cấu trúc (If Then ).(Tương tự Khi một control nhận được sự chú ý của chương trình thì xảy ra Event ngược lại là GotFocus.) Khi xảy ra Event Click trên CmdCancel thì chúng ta chấm dứt chương trình bằng câu lệnh End. Còn khi click vào CmdOk thì chương trình kiểm tra nếu password đánh vào giống như Constant(tạm dịch là hằng số, là một số có giá trị không đổi, thật ra trong trường hợp này không phải là số mà là những ký tự đã được định trước:Const Pwd = "hello") thì hiện ra thông điệp "Welcome",còn nếu không phải (Else) thì hiện câu "Invalid Password".Chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi chữ "hello" bằng bất kỳ chữ nào khác mà ta thích. Tóm lại qua bài này chúng ta đã tìm hiểu một số Events và Methods thông dụng của TextBox Control cűng là những Events và Methods căn bản của hầu hết các controls khác.Trong bài sau quý vị sẽ tìm hiểu thêm một số control thông dụng khác. Bài 3: Frame, Check Boxes và Option Buttons Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu control Frame. 14
  15. 1. Mở một project mới, Click vào .Dùng Mouse(con chuột)vẽ một hình chữ nhật trên Form1,chúng ta sẽ thấy một khung hình chữ nhật hiện ra đó chính là Frame. Frame thường được dùng để gom các control thành một nhóm.Sở dĩ Frame có thể làm được như vậy vì nó là một container control.Một control được gọi là Container khi nó có thể chứa các control khác.(Ví dụ Form cűng là một container vì chúng ta có thể đặt các control khác lên trên một form). 2. Chúng ta thử đặt một TextBox lên Frame bằng cách Click vào TextBox control,vẽ một hình chữ nhật lên trên frame1.Sau khi textbox1 đã nằm trong frame,hãy nắm frame 1 di chuyển đến một vị trí khác trên form.Chúng ta thấy textbox1 cűng di chuyển theo.Vì khi di chuyển container thì "đồ đạc" bên trong đương nhiên bị di chuyển theo. 3. Bây giờ đặt một TextBox khác(textbox2) lên Form(chứ không phải Frame).Sau đó nắm textbox2 đặt lên frame1,rồi lại di chuyển frame1 một lần nữa.Chúng ta thấy textbox2 vẫn đứng yên.Ðiều này là do khi textbox2 được đặt lên form1 thì container chứa nó là form không phải là frame như ở trường hợp của textbox1. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về CheckBox và Option Button . Xóa các textbox control, lần lượt đặt 3 Check Boxes lên frame1.Ðặt thêm một Frame mới(frame2) lên form,sau đó đặt 3 Option Buttons lên frame2.Lần lượt thay đổi Caption và property Alignment của các control theo bảng dưới đây: Name Caption Alignment Frame1 Favorites Frame2 Age Group Right Check1 Classical Music Justify Right Check2 Pop Music Justify Right Check3 Rock Music Justify Option1 Less than 25 Left Justify Option2 From 25 to 45 Left Justify Option3 More than 45 Left Justify Chúng ta có form như hình vẽ: 15
  16. Chạy thử chương trình và tùy ý click vào các option.Chúng ta thấy điểm khác biệt chính giữa CheckBox và Option Button là Các Option Button có thể được gom lại thành một nhóm và người sử dụng chỉ được chọn một trong những Options(tùy chọn)trong nhóm đó.Chứ không thể đồng thời chọn nhiều option.Khi một option được chọn thì các option khác sẽ tự động không được chọn.Vì vậy control này còn được gọi là Radio Button.Trong khi đó đối với Check Box chúng ta có thể cùng lúc chọn nhiều option. Cả hai đều có property Value. Value Property Status 0 Unchecked 1 Checked 2 Greyed(xám) Check Box Value Property Status False Deselected True Selected Option Button trong đó value bằng Greyed sẽ làm cho Check Box chuyển sang màu xám. Event quan trọng của Cả hai control là Click.Ðối với Check Box chúng ta có thể viết mã chương trình kiểm tra Value để đáp ứng lại tác động click của người sử dụng.Còn khi click vào Option Button thì Value=True. Chúng ta chỉ việc đáp ứng lại tác động click mà không cần kiểm tra value Ví dụ như hiện ra một thông điệp cho biết option nào được chọn bằng câu lệnh: Private Sub Option1_Click() MsgBox "you choose classical music" End Sub Khi muốn vô hiệu hóa(hay khóa) các control chúng ta cho property Enable= False.Ngược lại cho Enable=True khi cho phép control được sử dụng trở lại. Các Option Button nên được gom lại thành nhóm ở trong một Frame và đặt tên cho nhóm đó thông qua property Caption của Frame. Như vậy trong bài này chúng ta đã biết thêm một số control thông dụng trong Visual Basic là Frame, Check Box và Option Button.Trong bài sau chúng tôi sẽ trình bày các control thông dụng khác liên quan đến đồ họa (Graphic).Mời quý vị xem chi tiết ở bài tới. Bài 4: Ðồ họa: PictureBox, Image, Shape và Line controls 16
  17. I. Giới Thiệu: Ðồ họa (Graphics)đóng vai trò khá quan trọng trong các ứng dụng chạy trên Window. Cho dù ứng dụng đó hay cỡ nào nếu giao diện đồ họa (Graphical User Interface) không "bắt mắt" thì cűng khó khuyến khích người ta sử dụng. Visual Basic cho phép chúng ta tạo ra các hình ảnh bằng 2 cách: Sử dụng các graphics controls. Ðây là những hình(shapes) mà ta có thể đặt lên form trong lúc design như các controls khác. Sử dụng các Graphics Methods để vẽ hình khi ứng dụng đang chạy (on the fly). Trong bài này chúng ta chủ yếu tập trung vào các graphics controls như PictureBox , Image , Line và Shape controls và một số graphics methods thông dụng. PictureBox và Image controls trong Visual Basic được dùng để hiển thị (display) hình ảnh. Cả hai đều có property quan trọng là Picture dùng để xác định image file nào sẽ được hiển thị. Khi double-click vào property Picture trên Properties window, một Load Picture window sẽ xuất hiện cho phép chúng ta chọn image file (thuộc một trong các formats sau: *.BMP, *.WMF, *.GIF, *.JPG, *.ICO). Chúng ta hãy thử tìm hiểu sự khác biệt giữa hai controls. Image control: Là một lightweight (nhẹ) control (một số lightweight control khác là Line, Shape và Label control). Một lightweight control cần ít system resource (tài nguyên của hệ thống thí dụ như thời gian và bộ nhớ) hơn các controls khác(như PictureBox, Command Button control ). Ta không thể đặt Image control lên trên một control khác trừ khi đặt lên một container control (như picturebox, frame). Ngoài ra control này không thể nhận được focus lúc run time. PictureBox control l: có nhiều chức năng hơn Image control. Nó có thể được đặt bất kỳ nơi nào. Ngoài ra nó còn là một container control nghĩa là chúng ta có thể đặt các control khác nhau vào bên trong PictureBox. II. Thực Hành: Mở một Project mới , đặt một PictureBox control lên form1. Sau đó đặt một Image control lên trên picturebox1. Double click vào property Picture của image1. Một window sẽ hiện ra cho phép chúng ta chọn một image file. (Nếu Visual Basic được install đầy đủ, quý vị có thể tìm các Image files trong c:\ Microsoft Visual Studio\Common\Graphics\.). Giả sử chúng ta chọn hình như hình1. Sau đó chúng ta có thể tùy ý vẽ các control như Shape, Line control lên trên form hoặc PictureBox. Chẳng hạn trong bài này để vẽ một hình Oval như hình1 chúng ta click vào Shape control, vẽ một hình chữ nhật lên PictureBox. Chọn property cho Shape1như bảng sau: Property Value Shape 2-Oval BackStyle 1-Opaque BackColor &H00FF0000&(Blue) Shape1 Properties. 17
  18. Hình 1. Như vậy nếu muốn vẽ các hình căn bản như đường thẳng, hình tròn, oval, chữ nhật v.v chúng ta có thể dùng Line và Shape control.Ðồng thời có thể thay đổi properties để có được hình như ý. Còn nếu muốn load một hình có sẳn thì dùng Image hoặc PictureBox control. Bây giờ chúng ta hãy thử thay đổi không khí bằng cách "play around" với method PaintPicture của PictureBox. Ðánh vào những dòng sau: Dim dragging As Boolean Private Sub Picture1_MouseDown(Button As Integer, Shift As Integer, X As Single, Y As Single) dragging = True End Sub Private Sub Picture1_MouseMove(Button As Integer, Shift As Integer, X As Single, Y As Single) If dragging Then Picture1.PaintPicture Image1, X, Y End Sub Private Sub Picture1_MouseUp(Button As Integer, Shift As Integer, X As Single, Y As Single) dragging = False End Sub Hãy thử chạy chương trình. Ấn nút trái chuột(Mouse), giữ nguyên như thế và kéo chuột(drag) vẽ một hình gì chẳng hạn. Ổ thật là tuyệt vời ! Hình chúng ta đang vẽ được tạo ra bởi Image1. Ví dụ chúng tôi vẽ chữ Vovi như Hình 2: 18
  19. Hình 2. Giải thích: Chúng ta dùng biến dragging thuộc loại Boolean (True/False) để nhận biết user đang kéo chuột hay không, khi nút trái chuột được ấn thì xảy ra event MouseDown đối với picture1. chúng ta cho dragging=True. Khi mouse di chuyển thì xảy ra event MouseMove, ta kiểm tra nếu đúng là user đang vẽ thì gọi method PaintPicture để vẽ Image1 tại vị trí tương ứng. Khi user thả nút trái chuột ra (MouseUp)thì cho dragging=False báo hiệu user đã ngưng vẽ. Tóm lại để trang trí (decorate) một Form chúng ta có thể dùng các graphics controls hoặc graphics methods. Tuy nhiên Image và PictureBox control có các events như MouseUp, MouseDown, MouseMove Trong khi Shape và Line control không có event, nghĩa là chỉ thuần túy dùng cho việc trang trí. THAM KHẢO SÁCH MICROSOFT VISUAL BASIC 6.0 LẬP TRÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU 19
  20. CỦA KS NGUYỄN THỊ - NGUYỆT MAI I.TÍNH NĂNG CALENDAR : 1. Nhấp Shortcut > Bạn có thể tự tạo tính năng nầy hoặc sử dụng chương trình Lịch Biểu có sẵn của Visual basic ( Đây là 1 Điều Khiển ActivateX ) , bạn chọn cách thứ 2 nầy . 2. Menu Project > Chọn Components (Thành Phần ) ( Ctrl+T ) > Đánh dấu chọn Microsoft Windows Common Controls – 26.0 > Ở dưới hiện ra Đường dẫn của lựa chọn nầy ) > Ok . Tìm hiểu ActivateX là gì ? : Activate là sản phẩm của Microsoft cho phép bạn tạo những chương trình nhỏ , gọi là các Thành Phần ( Components ) và các Điều Khiển ( Controls ) để có thể thêm vào những chương trình lớn . Đó có thể là các chương trình độc lập ( Standalone Program ) hay các chương trình chạy trên Internet . Bạn có thể dùng VB để tự tạo các ĐK ActivateX . 3. Điều khiển nầy được nạp vào Thanh Công Cụ , tên chánh thức của nó là : Điều Khiển ActvateX MonthView > Bắt đầu đưa ĐK vào Biểu Mẫu ( Form) , nhấp Month View Tool > Biểu tượng nầy đã hiện ra Trong Form 1 . (H1). 4. Bạn vừa tạo Chương Trình đầu tiên , nhấp F5 để thi hành chương trình > Form1 chứa CT đã hiện ra ở TaskBar > Nhấp lên > Form1 nầy hiện ra Calendard ở Desktop . 5. Bạn cũng có thể chọn Menu Run > Start > đã hiện ra Form1 ở TaskBar . II.TÍNH NĂNG CLOCK : Tính năng hiển thị GiỜ . Bạn dùng ĐK ActivateX Timer là 1 ĐK nội tại của VB ( Intrinsic Controls ) . ĐK Nội tại có sẵn trong VB và luôn nộp sẵn trong Thanh Công Cụ . 20
  21. 1. Chọn Công Cụ Pointer ( Hình Mủi tên ) > Rê lên ĐK MonthView để dời nó đến vị trí khác . 2. Nhấp Đúp lên ĐK Timer > Hiện ra ĐK Timer xuất hiện ngay giữa Biểu Mẫu . (H2). 3. Bạn đã thêm ĐK Timer vào Biểu Mẫu ( Biểu tượng Mủi tên phải được chọn ) . Thực ra nó chưa làm gì cả . Bạn phải lập trình để nó hiển thị giờ theo ý muốn của bạn . Nhấp lên ĐK Timer > Nhấp Phải lên > Propperties > Hiện ra Bảng Properties-Time1 , chọn thuộc tính Interval > Nhập 500 . Bạn dùng thuộc tính Interval của Timer để qui định việc đếm thời gian . Một đơn vị của Interval là 1/1000 giây . Do đó , để qui định nhịp đếm là nửa giây , bạn đổi Interval thành 500 . Cứ mỗi nửa giây CT sẽ làm 1 việc gì đó . Ở đây bạn muốn nó hiển thị giờ hiện hành . Bạn sẽ dùng ĐK Nhãn ( Label ) để làm mới hiển thị . (H3). 21
  22. 4. Thêm ĐK Nhãn ( Label ) vào Biểu mẫu : Chọn ĐK Nhãn trong Hộp Công Cụ ( Chữ A) > Rê lên bao trùm Timer và Calendard để tạo 1 Label > Trong cửa sổ Properties-Label1 , chọn Border Style > Hiện ra Danh sách thả xuống ( Drop Down List ) > Nhấp lên Nút xổ xuống ) > Chọn 1-Fixed Single. Nhấp đúp ĐK Timer trên BM > Cửa sổ Code hiện ra > VB cung cấp thủ tục Timer1-Timer () rổng , bạn thêm các dòng lệnh vào bên trong thủ tục nầy . Bạn nhập : Label1.Caption=Time Nhấp F5 để thi hành ứng dụng > Hiện ra BM có giờ đang chạy và Calendar. (H4). 22
  23. NGÀY 30.10.2008 : 1.MỞ ĐẦU LẬP TRÌNH VISUAL BASIC 6.0 [img] [/img] DOC 1.21 MB – PDF 1.30 MB – JPG 375 MB Sách Dạy Lập Trình VB6 , 515 KB : Links Tháng 10 năm 2008 ,730 KB : Hướng dẫn Tạo Crack WINRAR , 594 KB : Ăn Gạo Lức Muối mè 147 KB : Giới thiệu Thiền Sư THÍCH NHẤT HẠNH Làng Mai 2.65 MB : Khoá học Vovisoft mới trong năm 2008 : Giáo Trình VISUAL BASIC 6.0 : Các Khoá học Vovisoft mới trong năm 2008 Các Khoá học Vovisoft mới trong năm 2008 Các 23