Chương trình hướng nghiệp 2011 - 2015: Công tác hướng nghiệp cho cấp trung học từ lí thuyết đến thực hành

pdf 120 trang phuongnguyen 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình hướng nghiệp 2011 - 2015: Công tác hướng nghiệp cho cấp trung học từ lí thuyết đến thực hành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_huong_nghiep_2011_2015_cong_tac_huong_nghiep_ch.pdf

Nội dung text: Chương trình hướng nghiệp 2011 - 2015: Công tác hướng nghiệp cho cấp trung học từ lí thuyết đến thực hành

  1. CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP 2011 - 2015 CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO CẤP TRUNG HỌC TỪ LÍ THUYẾT ÐẾN THỰC HÀNH Tháng 12, năm 2015
  2. Tổng hợp và biên soạn: Nguyễn Thị Châu, Nguyễn Thuý Hằng, Nguyễn Thị Thuỷ - VVOB Việt Nam Tài liệu được hoàn thành với sự đóng góp của các cán bộ, thầy, cô giáo của hai tỉnh Nghệ An và Quảng Nam, các cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ của bốn tỉnh Nghệ An Quảng Nam, Quảng Ngãi và Thái Nguyên cùng với sự góp ý và sự hiệu đính từ tập thể cán bộ VVOB Việt Nam. Tài liệu được đăng tải trên: www.vvob.be/vietnam Nếu quý vị có góp ý hay tìm hiểu chi tiết hơn, xin vui lòng liên hệ: Tổ chức VVOB Việt Nam Phòng 307, A3, Nhà khách Thảo Viên 1 B Bắc Sơn, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam ĐT: + 84 4 373447955; + 84 4 37347289 Fax: + 84 4 37347290 Email: Vietnam@vvob.be Website: www.vvob.be/vietnam Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An Người liên hệ: Hoàng Quốc Khánh, Chuyên viên phòng Giáo dục Trung học Email: khanhhq@nghean.edu.vn Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam Người liên hệ: Châu Văn Thuỷ, Chuyên viên phòng Giáo dục Trung học Email: thuychauvan@yahoo.com Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nghệ An Người liên hệ: Nguyễn Thị Hà, Phó Chánh văn phòng Email: nguyenthi75@gmail.com Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam Người liên hệ: Nguyễn Thị Liên, Trưởng ban Tuyên giáo Email: lienguyen940@gmail.com Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi Người liên hệ: Dương Thị Mỹ Dung, Trưởng ban Luật pháp - Chính sách Email: duongmydung75@yahoo.com.vn Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên Người liên hệ: Lê Thu Hương, Trưởng ban Tổ chức cán bộ Email: lehuongpntn@gmail.com
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU PHẦN I: Cơ sở khoa học để triển khai các hoạt động hướng nghiệp I. Các con đường hướng nghiệp 15 II. Tầm nhìn hướng nghiệp 17 III. Khung năng lực hướng nghiệp của học sinh 18 IV. Mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp 20 PHẦN II: Tổng quan các kết quả của chương trình I. Khái quát tình hình 25 II. Những thay đổi về suy nghĩ và hành vi 26 III. Những đóng góp về tài liệu 28 IV. Đóng góp nâng cao năng lực hướng nghiệp 30 V. Kết luận 33 PHẦN III: Các kinh nghiệm thực hiện công tác hướng nghiệp trong các cơ sở giáo dục cấp trung học I. Phát triển năng lực hướng nghiệp cho cán bộ, giáo viên 37 II. Xây dựng kế hoạch hướng nghiệp hàng năm 41 III. Tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục hướng nghiệp 49 IV. Xây dựng góc hướng nghiệp 54 V. Tổ chức tư vấn hướng nghiệp nhóm lớn 58 VI. Tìm hiểu nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo 64 VII. Tổ chức các cuộc thi về hướng nghiệp 71 VIII. Tư vấn hướng nghiệp cho một số cá nhân học sinh 79 IX. Lập kế hoạch nghề nghiệp 83 X. Xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp 90 PHẦN IV: Các kinh nghiệm thực hiện hoạt động hướng nghiệp tại cộng đồng I. Các hoạt động hướng nghiệp tại cộng đồng 99 II. Mô hình câu lạc bộ cha mẹ 103 III. Phối hợp giữa Hội LHPN với nhà trường và các ban ngành tại địa phương 106 LỜI KẾT PHẦN V: Phụ lục PHỤ LỤC 1: Sự đồng thuận và ủng hộ của các tác nhân tham gia chương trình 113 PHỤ LỤC 2: Danh mục tài liệu 115
  4. LỜI NÓI ĐẦU VVOB Việt Nam là một tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục tại những nước đang phát triển. Chương trình Hướng nghiệp được thực hiện từ năm 2011 đến 2015. Các hoạt động trọng tâm từ năm 2011 đến 2013 là các đối tác là Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An, Quảng Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thái Nguyên(1) xây dựng “Tầm nhìn hướng nghiệp” để trả lời cho các câu hỏi: Học sinh trung học cần có những năng lực hướng nghiệp nào? Những ai sẽ tham gia để giúp học sinh đạt được các năng lực hướng nghiệp đó? Từ định hướng trên, chiến lược thực hiện của chương trình là: Phát triển năng lực hướng nghiệp cho những người làm công tác hướng nghiệp(2) - đó là cung cấp các lí thuyết hướng nghiệp, các kĩ năng và phương pháp triển khai các hoạt động hướng nghiệp trong các cơ sở giáo dục trung học(3) và cộng đồng; xây dựng các tài liệu hướng dẫn thực hiện giáo dục hướng nghiệp và hỗ trợ đổi mới thực hiện các hoạt động hướng nghiệp với học sinh. Trong hai năm cuối 2014 và 2015, chương trình tập trung vào việc hỗ trợ để các đối tác áp dụng các kết quả của việc nâng cao năng lực hướng nghiệp vào thực tế hoạt động với học sinh, sau đó tổng hợp và chia sẻ các kinh nghiệm. Ngoài ra, chương trình cũng thúc đẩy mở rộng hoạt động ở phạm vi quốc gia. Để đảm bảo sự duy trì các kết quả một cách hiệu quả, nội dung và chiến lược hoạt động của chương trình hoàn toàn đi theo định hướng và hướng dẫn của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phù hợp với bối cảnh văn hoá Việt Nam. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đánh giá cao và ủng hộ nhiệt tình từ Vụ Giáo dục Trung học, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam để các sản phẩm và kết quả của chương trình được giới thiệu trong cả nước thông qua các hội thảo, các khoá tập huấn giảng viên nòng cốt và tập huấn trực tuyến. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ cũng như toàn thể các nhà quản lý, cán bộ, các thầy cô giáo trong các cơ sở giáo dục cấp trung 1. Sau đây, các tỉnh Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Thái Nguyên được gọi chung là các tỉnh của chương trình. 2. Những người làm công tác hướng nghiệp đề cập ở đây là các nhà quản lý giáo dục, các giáo viên, cha mẹ học sinh và các cán bộ của Hội Liên hiệp Phụ nữ. 3. Các cơ sở giáo dục trung học là các trường trung học, các trung tâm giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên đang làm nhiệm vụ hướng nghiệp cho học sinh trung học.
  5. học và Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, xã, các câu lạc bộ cha mẹ của các tỉnh tham gia chương trình đã nhiệt huyết thực hiện các hoạt động của chương trình cũng như triển khai nhân rộng trong địa bàn công tác. Chúng tôi đặc biệt gửi lời cám ơn sâu sắc tới các chuyên gia đã hỗ trợ kĩ thuật trong thời gian qua là bà Hồ Phụng Hoàng Phoenix, bà Trần Thị Thu và ông Nguyễn Ngọc Tài. Đến nay chương trình đã kết thúc, thay mặt cho tất cả các nhà quản lý, các cán bộ, giáo viên và cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ đã tham gia chương trình trong những năm qua, VVOB Việt Nam xin trân trọng giới thiệu tài liệu “Công tác hướng nghiệp cho cấp trung học: Từ lí thuyết đến thực hành”. Tài liệu này sẽ chia sẻ các trải nghiệm và sáng tạo của một số hoạt động hướng nghiệp điển hình đã diễn ra trong thời gian qua. Chúng tôi hi vọng rằng các chia sẻ này sẽ giúp người đọc có thêm các kinh nghiệm tổ chức và thực hiện các hoạt động hướng nghiệp cũng như gắn kết được giáo dục hướng nghiệp với các hoạt động “trải nghiệm sáng tạo” trong đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông tới đây. VVOB Việt Nam Nico Vromant Giám đốc chương trình quốc gia
  6. GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU 1. Lời dẫn Hướng nghiệp nên được hiểu không chỉ là các chương trình tuyển sinh Đại học, tư vấn học tập hoặc hướng dẫn chọn nghề mà hướng nghiệp cần được hiểu như sau: Hướng nghiệp là các dịch vụ và hoạt động để hỗ trợ các cá nhân ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời họ để giúp họ có sự lựa chọn về giáo dục, đào tạo, nghề nghiệp và để quản lý nghề nghiệp của họ. Các dịch vụ này có thể được thực hiện ở các trường phổ thông, Cao đẳng, Đại học, trung tâm đào tạo, dịch vụ việc làm, nơi làm việc, trong các lĩnh vực tình nguyện, cộng đồng hay tư nhân. Các hoạt động này có thể ở dưới dạng hoạt động với cá nhân hay hoạt động nhóm và có thể theo hình thức trực tiếp, hoặc từ xa (qua mạng internet). Hướng nghiệp sẽ bao gồm các công cụ trắc nghiệm (đánh giá và tự đánh giá), các phỏng vấn/thảo luận, các chương trình giáo dục nghề để giúp các cá nhân phát triển nhận thức về bản thân, nhận thức về các cơ hội và các kĩ năng quản lý nghề nghiệp, các chương trình thử nghiệm trước khi chọn nghề, các chương trình tìm việc và các dịch vụ chuyển đổi nghề nghiệp. (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD, 2004). 2. Nguồn tư liệu Tài liệu này sẽ chia sẻ với người đọc các hình thức tổ chức thực hiện giáo dục hướng nghiệp đã triển khai trong hơn bốn năm qua tại các cơ sở giáo dục, các câu lạc bộ “cha mẹ” thuộc các tỉnh của chương trình. Tư liệu sử dụng trong tài liệu này được tổng hợp và trích dẫn từ các nguồn: • Các tài liệu hướng dẫn của chương trình (phụ lục 2); • Các báo cáo và tư liệu hoạt động hướng nghiệp của một số trường trong hai tỉnh Nghệ An, Quảng Nam; một số câu lạc bộ cha mẹ của bốn tỉnh Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Thái Nguyên; • Các giáo án tham dự cuộc thi giáo án hướng nghiệp của hai Sở GD&ĐT trong năm học 2014 - 2015; • Các báo cáo tiến trình và báo cáo tổng kết của hai Sở GD&ĐT, bốn Hội LHPN tỉnh và VVOB Việt Nam; • Các chia sẻ của cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh qua các câu chuyện về nghề nghiệp. 3. Cấu trúc và nội dung Tài liệu này gồm 5 phần.
  7. Phần I: Cơ sở khoa học để triển khai các hoạt động hướng nghiệp Nội dung: Các con đường hướng nghiệp; Tầm nhìn hướng nghiệp; khung năng lực hướng nghiệp của học sinh; và mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp. Phần này giúp người đọc (nếu chưa từng tham gia chương trình) có cái nhìn tổng quan về cơ sở lí thuyết của các hoạt động hướng nghiệp từ đó dẫn dắt người đọc hình dung được ý nghĩa của các chủ đề (chia sẻ ở phần III và phần IV) đối với công tác hướng nghiệp trong cơ sở giáo dục cũng như nội hàm của các hoạt động hướng nghiệp tại cộng đồng. Phần II: Tổng quan các kết quả của chương trình Nội dung: Khái quát sự thay đổi của công tác hướng nghiệp, từ quản lý chỉ đạo tới năng lực, tâm huyết của cán bộ, giáo viên, sự thay đổi của học sinh, cha mẹ học sinh, Hội LHPN và các tổ chức, ban ngành khác và những đóng góp của chương trình về tài liệu và xây dựng năng lực hướng nghiệp. Bao gồm: Khái quát tình hình; Những thay đổi về suy nghĩ và hành vi; Những đóng góp về tài liệu; Đóng góp nâng cao năng lực hướng nghiệp; Kết luận. Phần III: Các kinh nghiệm thực hiện công tác hướng nghiệp trong các cơ sở giáo dục trung học Nội dung: Gồm 10 chủ đề 1. Phát triển năng lực hướng nghiệp cho cán bộ, giáo viên; 2. Xây dựng kế hoạch hướng nghiệp hàng năm: 3. Tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục hướng nghiệp; 4. Xây dựng góc hướng nghiệp; 5. Tổ chức tư vấn hướng nghiệp nhóm lớn; 6. Tìm hiểu nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo; 7. Tổ chức các cuộc thi về hướng nghiệp: 8. Tư vấn hướng nghiệp cho một số cá nhân học sinh; 9. Lập kế hoạch nghề nghiệp; 10. Xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp. Căn cứ vào các hình thức hướng nghiệp phổ biến và các năng lực hướng nghiệp cần phải có của học sinh trung học, chúng tôi đã chia các hoạt động hướng nghiệp thành những chủ đề như trên. Trình tự của các chủ đề được sắp xếp cơ bản theo sơ đồ hình tháp của Mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp. Mỗi chủ đề bao gồm: 1. Giới thiệu; 2. Kinh nghiệm thực hiện; 3. Kết quả; 4. Ví dụ điển hình về nội dung hoạt động 5. Câu chuyện và hoặc sơ đồ tóm tắt hoạt động. Mục 4 và mục 5 để người đọc có cơ hội hiểu rõ hơn phần mô tả kinh nghiệm trong chủ đề
  8. cũng như đối chiếu với cơ sở giáo dục của mình để có thể áp dụng một cách sáng tạo. Trong một số chủ đề, có thể không có mục 4 hoặc mục 5. Phần IV: Các kinh nghiệm thực hiện hướng nghiệp tại cộng đồng Các hoạt động hướng nghiệp của Hội LHPN các cấp hướng đến đối tượng là thành viên của Hội LHPN, các bậc cha mẹ và học sinh bậc trung học. Phần này gồm 3 chủ đề: 1. Các hoạt động hướng nghiệp tại cộng đồng; 2. Mô hình câu lạc bộ (CLB) cha mẹ; 3. Phối hợp giữa Hội LHPN với nhà trường và các ban ngành tại địa phương. Nội dung chính mỗi chủ đề: 1. Giới thiệu; 2. Bài học kinh nghiệm; 3. Ví dụ cụ thể (qua các câu chuyện, các báo cáo, cuộc thi vẽ tranh ). Phần V: Phụ lục • Phụ lục 1: Kết quả sự tham gia của các bên liên quan trong chương trình; • Phụ lục 2: Danh mục các tài liệu của chương trình. 4. Cách thức vận dụng Do dung lượng của tài liệu có hạn, chúng tôi không thể đưa tất cả nội dung của các hoạt động đã và đang diễn ra tại các cơ sở giáo dục và các câu lạc bộ cha mẹ tại các tỉnh của chương trình. Chúng tôi rất mong sự thông cảm của các cán bộ, thầy cô và các hội viên Hội LHPN - những người đã và đang nhiệt tình, tâm huyết với công tác hướng nghiệp cho học sinh trung học. Các hình thức hướng nghiệp trong tài liệu được tập hợp từ: • Các trải nghiệm sáng tạo trong thực tế vận dụng các hiểu biết về hướng nghiệp thông qua các tài liệu của chương trình; các khoá tập huấn do VVOB Việt Nam phối hợp với Sở GD&ĐT và Hội LHPN; các buổi thảo luận trao đổi giữa các cán bộ và giáo viên, giữa các thành viên của Hội LHPN và câu lạc bộ cha mẹ; • Các kinh nghiệm, các cảm nhận và đánh giá của những người thực hiện các hoạt động hướng nghiệp với học sinh và cha mẹ học sinh. Do vậy, có thể những ví dụ về nội dung các hoạt động chia sẻ trong tài liệu chưa xuất sắc bằng những nội dung bạn đã có hoặc đã biết nhưng đây là những chia sẻ của các hoạt động đã triển khai và có hiệu quả trong các bối cảnh cụ thể. Vì vậy, bạn có thể tham khảo và sáng tạo theo cách riêng của bạn cho phù hợp với bối cảnh nơi bạn công tác (điều kiện vật chất, năng lực hướng nghiệp của cán bộ, giáo viên và học sinh, điều kiện kinh tế xã hội ).
  9. Nếu bạn muốn tham khảo nội dung chi tiết hơn về tiến trình các hoạt động, các tư liệu và bài tập với học sinh, cha mẹ học sinh (trò chơi đoán nghề qua ô chữ, qua hình ảnh, các câu hỏi phỏng vấn ) xin hãy liên hệ với các tỉnh có liên quan để có sự kết nối với cán bộ, giáo viên trực tiếp phụ trách hoạt động. Nếu bạn chưa từng tìm hiểu về các tài liệu tập huấn, hướng dẫn của chương trình thì trước khi vận dụng các kinh nghiệm này, các bạn hãy tìm hiểu các lí thuyết hướng nghiệp cơ bản và các hướng dẫn xây dựng năng lực hướng nghiệp cho học sinh trong các tài liệu của chương trình, đặc biệt là tài liệu bổ sung sách giáo viên giáo dục hướng nghiệp lớp 9 và tài liệu bổ sung sách giáo viên hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 10, 11 và 12 được đăng tải trên website của VVOB:
  10. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP PHẦN 1 I. Các con đường hướng nghiệp Ảnh 1: Thảo luận xây dựng Tầm nhìn hướng nghiệp, tháng 3 năm 2012 Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội(4). Mục đích chủ yếu của công tác hướng nghiệp trong giáo dục là phát hiện, bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo của cá nhân, giúp họ hiểu mình và hiểu yêu cầu của nghề, chuẩn bị cho thanh niên sự sẵn sàng tâm lí đi vào những nghề mà các thành phần kinh tế trong xã hội đang cần nhân lực, trên cơ sở đó đảm bảo sự phù hợp nghề cho mỗi cá nhân(5). Hiện nay, giáo dục hướng nghiệp trong các trường phổ thông đang được thực hiện thông qua các con đường: qua các môn khoa học cơ bản; chương trình giáo dục hướng nghiệp chính khoá; qua môn công nghệ và lao động sản xuất; qua tham quan, sinh hoạt ngoại khoá. 4. Điều 3 - Nghị định 75/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục. 5. Chỉ thị 33/2003/CT- BGDĐT. 15
  11. CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP 2011 - 2015 Các con đường hướng nghiệp này có thể được tổng hợp qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Các con đường hướng nghiệp trong trường phổ thông(6) Hướng nghiệp Hoạt động giáo dục hướng nghiệp Thông tin và kỹ năng về nghề -Lớp 9 THCS: Tích hợp vào Môn công nghệ Hoạt động giáo dục 9 tiết/năm học các môn văn hóa nghề phổ thông -Lớp 10,11,12 THPT 9 tiết/năm học + Giáo dục ngoài giờ Lớp 9: 35 tiết Lớp 9: 75 tiết lên lớp (2 tiết/tháng) Lớp 10, 11: 52,5 tiết (không bắt buộc) Lớp 12: 35 tiết Lớp 11: 105 tiết Tổ chức tại Tổ chức tại Tổ chức tại Tổ chức tại các trường các trường các trường các trường Và/hoặc các Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp và Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp 6. Sơ đồ này được tổng hợp năm 2011 trong báo cáo khảo sát cơ bản của chương trình. Nội dung của sơ đồ tương đồng với nhiệm vụ năm học do Bộ GD&ĐT quy định từ năm học 2008-2009 đến nay. 16
  12. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP PHẦN 1 II. Tầm nhìn hướng nghiệp(7) Chúng tôi xác định rằng, để công tác hướng nghiệp đạt hiệu quả thì mỗi tỉnh phải có một định hướng cụ thể, tương ứng với các quy định, hướng dẫn và phù hợp với thực tế triển khai công tác hướng nghiệp cũng như các yếu tố văn hoá - xã hội. Do vậy, cần phải tìm được các câu trả lời cho các câu hỏi: “Công tác hướng nghiệp hướng tới xây dựng năng lực hướng nghiệp nào của học sinh? Các bên nào có liên quan và vai trò của họ nên như thế nào?”. Đây sẽ là hướng đi cho công tác hướng nghiệp mà sau đây được gọi là Tầm nhìn hướng nghiệp. Tầm nhìn hướng nghiệp được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu và tham khảo các văn bản, các quy định của Chính phủ Việt Nam, Bộ GD&ĐT, thực tiễn thực hiện công tác hướng nghiệp tại Việt Nam, kinh nghiệm hướng nghiệp của Việt Nam và quốc tế. Sau hơn bốn năm thực hiện chương trình, chúng tôi khẳng định rằng việc xây dựng Tầm nhìn hướng nghiệp là rất đúng đắn. Nội dung của Tầm nhìn hướng nghiệp là cơ sở và định hướng để chương trình đạt được kết quả và thành công. Mục tiêu Tầm nhìn hướng nghiệp ‒‒ Ở cấp THCS, học sinh có thể khám phá bản thân “em là ai”. Kết quả là học sinh có thể lựa chọn ban học nào ở cấp THPT (tự nhiên, xã hội ) và cuối cùng là học sinh có kế hoạch nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT. Đối với các em không thể tiếp tục học lên THPT, họ sẽ có tự tin và năng lực để chọn các chương trình đào tạo nghề và trường nghề phù hợp sau khi tốt nghiệp THCS. ‒‒ Ở cấp THPT, học sinh có thể khám phá “mình là ai” về năng lực, kĩ năng và điểm mạnh của bản thân. Tiếp theo học sinh cần phải hiểu được các cơ sở lao động của địa phương và quốc gia, bao gồm thị trường lao động, nhu cầu của xã hội, các đặc tính của nghề, quy mô và cơ cấu nhân lực tại địa phương Điều quan trọng nhất là học sinh hiểu rõ ràng các tác động từ xã hội, gia đình và các tác động khác ảnh hưởng tới việc lập kế hoạch và ra quyết định về nghề nghiệp của bản thân mình. Học sinh dần dần có thể xác định được các mục tiêu nghề nghiệp của mình, đưa ra các quyết định về nghề nghiệp một cách hợp lí và cuối cùng là đánh giá và thực hiện kế hoạch nghề nghiệp của bản thân mình một cách tốt nhất. Tầm nhìn hướng nghiệp cũng đã chỉ ra vai trò của các tác nhân liên quan trong việc hỗ trợ học sinh hướng nghiệp, đó là cán bộ quản lý, giáo viên trong các cơ sở giáo dục, cha mẹ học sinh, các cơ quan/tổ chức, các đơn vị sản xuất, kinh doanh Trong phụ lục 1, chúng tôi sẽ chia sẻ về kết quả sự tham gia của các bên liên quan trong chương trình hướng nghiệp. 7. Tầm nhìn hướng nghiệp được xây dựng tháng 3 năm 2012 tại hai tỉnh Quảng Nam và Nghệ An với sự tham gia của Sở GD&ĐT, Ban Giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ/giáo viên phụ trách công trác hướng nghiệp, cán bộ Hội LHPN, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cùng với các chuyên gia về hướng nghiệp và cán bộ phụ trách của VVOB Việt Nam. Nội dung Tầm nhìn hướng nghiệp của hai tỉnh tương tự nhau và đã được thông qua trong hội thảo quốc gia tháng 4 năm 2012. 17
  13. CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP 2011 - 2015 III. Khung năng lực hướng nghiệp của học sinh Từ Tầm nhìn hướng nghiệp, chúng tôi đã tiến hành phát triển khung năng lực hướng nghiệp(8) của học sinh. Năng lực hướng nghiệp của học sinh được chia thành 3 khu vực: A. Nhận thức bản thân; B. Nhận thức về nghề nghiệp và C. Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp. Mỗi khu vực (A, B, C) bao gồm 3 năng lực và tổng có 9 năng lực hướng nghiệp. Các năng lực này được xem như chuẩn đầu ra của học sinh khi tham gia chương trình giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học. Nội dung cụ thể như sau: Bảng 2: Năng lực hướng nghiệp và các con đường hướng nghiệp chính Khu vực Năng lực Con đường hướng nghiệp Khu vực A: Nhận Năng lực 1 ‒‒Qua các môn văn hóa. thức bản thân Xây dựng được kiến thức về bản thân trong bốn ‒‒Hoạt động giáo dục hướng lĩnh vực: sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghiệp (trước đây là Sinh nghề nghiệp, và dùng kiến thức này cho việc hoạt hướng nghiệp). hướng nghiệp suốt đời. ‒‒Tham quan ngoại khóa. Năng lực 2 Tìm hiểu bối cảnh gia đình, cộng đồng, Ngoài ra, qua các buổi sinh Việt Nam, và thế giới, và dùng kiến thức hoạt lớp, đoàn thể, học sinh này cho việc hướng nghiệp suốt đời. có thể có thêm kiến thức để Năng lực 3 nhận thức rõ về bản thân. Xác nhận được mong muốn, ước mơ, hy vọng, bản ngã và mục tiêu đời mình, và dùng kiến thức này cho việc hướng nghiệp suốt đời. Khu vực B: Nhận Năng lực 4 ‒‒Tham quan ngoại khóa. thức nghề nghiệp Xây dựng kiến thức về các ngành học, ‒‒Học môn Công nghệ, tham các trường Đại học, Cao đẳng, nghề ở gia giáo dục nghề phổ trong và ngoài nước, và dùng kiến thức thông và lao động sản xuất. này cho quyết định chọn ngành học và trường học sau khi hoàn tất lớp 9 và lớp 12. Tìm hiểu thông tin trên các Năng lực 5 trang web, nói chuyện với Xây dựng kiến thức về nghề, các cơ quan, công người làm trong nghề. ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước, và dùng kiến thức này cho quyết định chọn nghề và nơi làm việc (công ty, cơ quan, nhà máy, ) trong tương lai. 8. Khung năng lực hướng nghiệp được xây dựng dựa trên quyết định 126/CP năm 1981 của Chính phủ, thông tư số 31-TT ngày 17 tháng 11 năm 1981, Nghị định 75/2006/NĐ-CP và báo cáo khảo sát cơ bản về hướng nghiệp ở hai tỉnh, Tầm nhìn hướng nghiệp cũng như lí thuyết đánh giá năng lực học tập người học của Bloom. 18
  14. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP PHẦN 1 Năng lực 6 Đánh giá được vai trò của thông tin cũng như sử dụng được ảnh hưởng của thông tin đối với việc quyết định nghề nghiệp của mình (chọn ngành học, trường học, loại công việc, và nơi làm việc, ). Khu vực C: Xây Năng lực 7 ‒‒Hoạt động giáo dục hướng dựng kế hoạch Xác định mục tiêu nghề nghiệp. nghiệp. nghề nghiệp Năng lực 8 ‒‒Tham quan ngoại khóa. Hoạt động ngoại khóa và tham gia phục vụ cộng đồng để tạo thêm cơ hội nghề nghiệp. Năng lực 9 Lập kế hoạch và từng bước thực hiện những bước trong kế hoạch nghề nghiệp. Như vậy, có thể khẳng định rằng, khi đã hiểu rõ các con đường hướng nghiệp và các năng lực hướng nghiệp của học sinh thì chúng ta có thể dễ dàng thiết kế các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh dựa vào những điều kiện hiện có của cơ sở giáo dục. Qua bảng trên, chúng ta cũng hiểu được rằng, học sinh không chỉ đạt được các năng lực hướng nghiệp thông qua các giờ hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong lớp/trường mà học sinh còn xây dựng được các năng lực hướng nghiệp của mình qua các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường cũng như các hoạt động trong gia đình và cộng đồng. Do vậy, chúng ta hoàn toàn có thể thiết kế các hoạt động lồng ghép giữa giáo dục hướng nghiệp, ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp với các hình thức khác nhau để phát huy tối đa các nguồn lực tại địa phương (con người, cơ sở vật chất, kinh phí) cho công tác hướng nghiệp. Các ví dụ ở phần III sẽ cho chúng ta rõ hơn về điều này. Tuy vậy, để tiến hành được các hoạt động với học sinh một cách hiệu quả, chúng ta cần xây dựng các kế hoạch cụ thể phù hợp với mục tiêu phát triển cũng như điều kiện của cơ sở giáo dục. Mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp sau đây sẽ cho chúng ta hiểu thêm về điều này. 19
  15. CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP 2011 - 2015 IV. Mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp Trong tất cả các lí thuyết hướng nghiệp, điều đầu tiên mà những người làm công tác hướng nghiệp (cán bộ quản lý, giáo viên, ) cần phải hiểu rõ nhất để lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp cụ thể cho cơ sở giáo dục do mình phụ trách, đó là mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp. Trong thực tế, mỗi cơ sở giáo dục đều có những hạn chế nhất định về mặt nhân sự, cơ sở vật chất, tài chính và thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp. Do vậy, việc hiểu rõ mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp sẽ giúp cho các cán bộ quản lý hướng nghiệp, cán bộ và giáo viên phụ trách hướng nghiệp có tầm nhìn xa, xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn để có thể phát triển các hoạt động hướng nghiệp theo mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp hình tháp. Sơ đồ 2: Mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp Tư vấn Hướng nghiệp Cung cấp dịch vụ tư vấn hướng nghiệp với chất lượng cao đến các em học sinh và phụ huynh khi cần thiết Tìm hiểu/Hướng dẫn Đáp ứng những tìm hiểu về hướng nghiệp của học sinh và phụ huynh trong thời gian ngắn, có hiệu quả và hữu hiệu Chương trình Đánh giá những chương trình hướng nghiệp hiện có tại cơ sở giáo dục, cải tiến để chúng phù hợp với nhu cầu của học sinh và phụ huynh và xây dựng chương trình mới nếu cần thiết dựa trên những tiêu chí về thông tin tuyển dụng trong và ngoài nước được liên tục cập nhật để đảm bảo tính thực tế của chương trình Thông tin Đảm bảo các em HS và phụ huynh có được hệ thống thông tin chính xác, có tính thời sự, phản ánh được những thay đổi đang xảy ra ở thị trường tuyển dụng trong và ngoài nước và hữu ích cho mục tiêu chọn ngành, chọn nghề, đồng thời, phù hợp với văn hóa và phong tục Việt Nam Trong mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp hình tháp ở trên, hộp dưới cùng (thông tin) chỉ rõ trách nhiệm của cán bộ, giáo viên phụ trách hướng nghiệp là phải giúp cho 100% học sinh của cơ sở giáo dục nhận được sự hỗ trợ về hướng nghiệp khi các em cần và phải làm cho học sinh biết đến sự hiện diện của loại hình hoạt động này để sử dụng nó một cách đúng đắn, hiệu quả. Cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu trên là cung cấp thông tin về hướng nghiệp (thông tin tuyển sinh, 20
  16. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP PHẦN 1 thông tin tuyển dụng, thông tin hướng nghiệp)(9) cho học sinh đúng lúc, chính xác và đáp ứng nhu cầu của các em. Hoạt động này có thể đơn giản là một “góc hướng nghiệp”(10) trong thư viện, nơi các em có thể tìm thấy các tài liệu về hướng nghiệp, có thể là các posters về lí thuyết hướng nghiệp, các tờ rơi, quyển sách nói về nghề nghiệp, tranh ảnh về nghề hay các thông tin về tuyển sinh, về các ngành nghề trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề Các thông tin cần phải luôn luôn được cập nhật. Hoặc, có thể là những chiếc máy vi tính nối mạng internet để các em có thể truy cập vào mạng tìm thông tin hướng nghiệp cần thiết với hướng dẫn của cán bộ hướng nghiệp tại cơ sở giáo dục. Xin lưu ý: Dịch vụ này được cung cấp cho 100% học sinh của cơ sở giáo dục nhưng không có nghĩa là tất cả học sinh đều sẽ dùng nó. Vấn đề quan trọng là phải đảm bảo rằng 100% học sinh đều có thể sử dụng dịch vụ này khi các em cần. Hộp tiếp theo (chương trình) đề cập tới những chương trình, hoạt động hướng nghiệp trong cơ sở giáo dục, bao gồm các hoạt động hướng nghiệp như nói chuyện toàn trường về hướng nghiệp, giao lưu giữa học sinh và khách mời về kinh nghiệm hướng nghiệp, tìm hiểu nghề, hệ thống đào tạo, các hoạt động ngoại khoá và các giờ sinh hoạt hướng nghiệp mà các giáo viên phụ trách hướng nghiệp hay cán bộ Đoàn, Đội giúp cho các em trong từng khối lớp hay tất cả các khối lớp có thêm thông tin và các hướng dẫn về hướng nghiệp. Số lượng học sinh được nhận dịch vụ này sẽ ít hơn 100%, có thể là từng hoạt động nhỏ được tổ chức cho từng khối, lớp tùy theo nhu cầu của mỗi khối, lớp(11). Hộp này cũng chỉ ra rằng, để xây dựng các hoạt động cho học sinh thì các cơ sở giáo dục cần có những đánh giá, tổng kết hoạt động trước đó để trong tương lai có các cải tiến phù hợp cũng như tận dụng được nhiều nguồn lực địa phương. Hộp thứ ba từ dưới lên (tìm hiểu/hướng dẫn) là các hoạt động tìm hiểu và hướng dẫn để giúp cho các em tìm hiểu sâu hơn về hướng nghiệp, có thể theo dạng các nhóm nhỏ hay những giờ tư vấn nhất định trong tuần khi các em có thể gặp các thầy cô vào mà không cần hẹn trước để tìm hiểu thông tin sâu hơn về hướng nghiệp. Hoạt động này có thể được cung cấp bởi giáo viên phụ trách hướng nghiệp đã được huấn luyện cơ bản về hướng nghiệp. Số em nhận được dịch vụ này ít hơn so với dịch vụ mô tả ở hộp thứ hai (chương trình). Và cuối cùng, hộp cao nhất trong mô hình tháp này là (tư vấn hướng nghiệp) dành cho những học sinh có các vấn đề quan trọng về hướng nghiệp và cần được tư vấn cá nhân nhiều lần. Dịch vụ này nên được cung cấp bởi chuyên viên tư vấn hướng nghiệp được huấn luyện bài bản trong lĩnh vực tâm lí hay tư vấn. 9. Tham khảo chi tiết trang 87, 88 tài liệu tập huấn “đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học”, Bộ GD&ĐT, VVOB Việt Nam năm 2013. 10. Tham khảo kinh nghiệm tổ chức “góc hướng nghiệp” trong phần III của tài liệu này. 11. Tài liệu Tư vấn hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh cho nhóm lớn học sinh THPT; Tư vấn hướng nghiệp cho nhóm lớn học sinh THCS, VVOB Việt Nam 2013 có nội dung về một số phương pháp cung cấp thông tin cho nhóm học sinh. 21
  17. PHẦN II TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH
  18. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH I. Khái quát tình hình Xuât phat tư câu chuyên cua một ngươi cha noi vơi con răng, nêu cha cho con môt con ca thi con se chi sông đươc trong một ngay nhưng nêu cha day con cach câu ca thi con se sông đươc ca cuôc đơi. Qua thât, điêu nay thât đung vơi công tác hướng nghiệp. Khi bắt đầu chương trình Hướng nghiệp (cuối năm 2011), trong bối cảnh không có giáo viên được đào tạo về hướng nghiệp, không có cán bộ hay giáo viên chuyên trách về hướng PHẦN 2 nghiệp, tài liệu hạn chế và không được cập nhật, công tác hướng nghiệp không được quan tâm hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, phụ huynh và học sinh đang theo xu hướng “Học bất cứ ngành nghề gì để đảm bảo có tấm bằng, nhất là bằng Đại học”. Mong muốn học Đại học của học sinh, phụ huynh là chính đáng nhưng câu hỏi đặt ra: Có phải tất cả mọi người khi bước chân vào cổng trường Đại học đều có thể tốt nghiệp Đại học không? Có phải tất cả các cử nhân và kĩ sư với tấm bằng Đại học đều đảm bảo có việc làm không? Tất cả các tấm bằng tốt nghiệp từ các trường “hot”(12) đều có việc làm ổn định, lương cao không?. Chúng tôi nghĩ rằng, tất cả chúng ta đều ngay lập tức trả lời là “Không phải tất cả”. Nếu như vậy, việc cố gắng bằng mọi giá để có tấm bằng Đại học có phải là điều nên làm không? Với sự phát triển của kinh tế - xã hội, thị trường lao động chỉ yêu cầu có bằng Đại học hay còn yêu cầu người lao động với những kĩ năng thiết yếu(13) khác nữa? Có phải những người không có bằng Đại học đều không thành công? Chương trình hướng nghiệp đã góp phần giải quyết các vấn đề trên như thế nào? Đó là sự cung cấp các lí thuyết và kiến thức cơ bản về hướng nghiệp, các hướng dẫn tổ chức các hoạt động bao gồm cả cách thu thập thông tin nghề nghiệp, thị trường lao động, cũng như việc phối hợp với các bên liên quan, tối ưu hoá các nguồn lực và sự hợp tác của địa phương như lồng ghép hoạt động, hợp tác, xây dựng và sử dụng mạng lưới chuyên nghiệp 12. Các trường Đại học có điểm chuẩn đầu vào cao, đã có nhiều thành tích và được nhiều phương tiện đại chúng nói tới 13. Kĩ năng thiết yếu là những kĩ năng cần thiết cho công việc, học hành và cuộc sống của mỗi người. Nó là nền tảng giúp chúng ta học các kĩ năng khác cũng như tiến triển trong nghề nghiệp và thích nghi với thay đổi. Tham khảo thêm tài liệu bổ sung sách giáo viên hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 10, 11 và 12 (trang 32-33) trên website VVOB. 25
  19. CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP 2011 - 2015 II. Những thay đổi về suy nghĩ và hành vi Chương trình đã tạo ra được sự đồng thuận và ủng hộ của các tác nhân trong công tác hướng nghiệp, từ Bộ GD&ĐT đến các cơ sở giáo dục và các tổ chức xã hội, đặc biệt là các tác động tới học sinh và phụ huynh. Kết quả này đã vượt qua mong đợi ban đầu về vai trò của các bên liên quan như đã xác định trong Tầm nhìn hướng nghiệp (xem thêm phụ lục 1). Cụ thể kết quả như sau: Cán bộ quản lý quan tâm và ủng hộ hoạt động hướng nghiệp: tham gia và hướng dẫn các hoạt động hướng nghiệp; thúc đẩy các hoạt động tự học và chia sẻ trong cơ sở giáo dục; đổi mới trong việc lập kế hoạch và thực hiện (có nhiệm vụ, lịch làm việc và người phụ trách ). Cô Võ Thị Phương Hoa - Hiệu trưởng trường THCS Hà Huy Tập, thành phố Vinh nói: “Từ nay về sau, trường mình sẽ tổ chức ít nhất 1 năm ba lần các hoạt động hướng nghiệp cho nhóm lớn cho tất cả các học sinh trong trường”; Thầy Lương Minh Vương - Phó Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Huệ, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam “Trước đây, giáo viên chủ nhiệm được giao phụ trách các hoạt động hướng nghiệp, từ sau khi Ban Giám hiệu đi tập huấn về, chúng tôi đã là người trực tiếp chủ trì các hoạt động hướng nghiệp cho các em. Lí do là chúng tôi đã được tập huấn, và có nhiều thông tin về đào tạo và có nhiều mối quan hệ để phối hợp hoạt động. Các giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò hỗ trợ”. Cán bộ, giáo viên thể hiện sự nhiệt tình, tâm huyết hỗ trợ học sinh và cam kết duy trì các hoạt động: Chuẩn bị chu đáo cho các hoạt động và sẵn lòng chia sẻ với các em; Các hình thức hoạt động hướng nghiệp đã phong phú hơn nhiều; Sẵn sàng chia sẻ và hợp tác với đồng nghiệp và cha mẹ học sinh để tổ chức các hoạt động cho học sinh. Cô A Lăng Thị Tiến - giáo viên trường trung học Nội trú Phước Sơn, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam nói: “Mình không phụ trách công tác hướng nghiệp trong trường nhưng mình gắn bó với học sinh của mình và mình thích làm hướng nghiệp nên mình chủ động tìm hiểu các tài liệu của chương trình để hướng dẫn các em trong lớp mình chủ nhiệm. Thật vui, giáo án của mình lại được giải khuyến khích”. Thầy Nguyễn Công Thành - giáo viên trường THPT Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An tâm sự “Tôi đã triển khai được nhiều hoạt động hướng nghiệp tại trường THPT Tân Kỳ. Nhiều học sinh đã chia sẻ những băn khoăn trong chọn nghề và tôi đã hỗ trợ các em thông qua việc đặt các câu hỏi để các em khám phá bản thân, tìm được lối đi phù hợp khả năng, sở thích của em ” Học sinh hào hứng và tích cực tham gia hoạt động hướng nghiệp: Các em đã có chuyển biến rõ rệt từ việc chọn ngành, chọn nghề theo trào lưu chung, theo sự sắp đặt của cha mẹ, theo điểm chuẩn của các trường sang việc chú ý tới khả năng, sở thích, hoàn cảnh gia đình; các em sớm tìm hiểu và dự định về hướng đi sau khi tốt nghiệp thay bằng khi nào làm hồ sơ “mới tính” như trước đây; Các em đã có thể giải thích rõ ràng về hướng nghiệp đã giúp các em lựa chọn hướng học và nghề như thế nào. 26
  20. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH Các chia sẻ như là: “Đặc biệt thông qua buổi tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh, ban tổ chức nhận thấy học sinh nhà trường có thái độ rất nghiêm túc đối với vấn đề hướng nghiệp, các em nhiệt tình tham gia giao lưu và đặt các câu hỏi với ban tổ chức và đại diện bộ phận tuyển sinh các trường Đại học, Cao đẳng. Mong muốn của học sinh là các lần tổ chức sau cần mời thêm đại diện doanh nghiệp, cơ qua sử dụng lao động cùng tham gia giao lưu” (Trích báo cáo hoạt động hướng nghiệp của trường THPT Đô Lương 3, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, năm học 2014 - 2015). Hay là “Chị ơi, năm nay học sinh cứ hỏi trường có tổ chức thi “Nghề em yêu thích” nữa không, em đang suy PHẦN 2 nghĩ để xây dựng kế hoạch” - thầy Nguyễn Ngọc Sáng, THPT Nông Sơn, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam; Điển hình như em Tô Gia Bảo, học sinh lớp 9 trường THCS Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An đã chia sẻ: “Mình cần chọn nghề nào phù hợp với năng lực, sở thích, cá tính và cả hoàn cảnh gia đình, địa phương Em đã mạnh dạn chọn nghề chăn nuôi. Bởi em thích những chú bò, học lực của em chỉ đạt trung bình và nhà em lại có cả một trang trại nữa. Em đã nói điều này với mẹ ”; hay là “Cảm ơn hướng nghiệp, cảm ơn bố mẹ đã cho tôi theo đuổi ước mơ của mình. Bây giờ tôi sẽ tập trung học chuyên sâu các môn khối B, tham gia các hoạt động xã hội để hiểu về đời sống người dân nghèo, để sau này với tư cách là một bác sĩ, tôi có thể giúp cho bệnh nhân tốt nhất” - em Nguyễn Công Bảo, lớp 11 trường THPT Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An năm học 2014 - 2015. Cha mẹ quan tâm và tự tin hơn khi giúp con hướng nghiệp. Cha mẹ không bắt buộc con cái chọn ngành, chọn trường theo ý của mình mà khuyến khích con có trải nghiệp nghề nghiệp để hiểu rõ hơn về nghề trước khi quyết định; Ban Đại diện cha mẹ học sinh trong các trường trung học tham gia chia sẻ thông tin về nghề nghiệp với các em. Anh Nguyễn Văn Thông, thành viên Câu lạc bộ “Người cha tốt của con” tại xã Nam Hồng, tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ: “Trước kia tôi suy nghĩ mình làm cha mẹ cố gắng lo cho con được ăn đủ no, được đến trường, nhưng qua các buổi sinh hoạt với chủ đề về hướng nghiệp tôi nhận ra vai trò của cha mẹ giúp cho con định hướng nghề nghiệp là rất quan trọng; con cái rất cần sự chia sẻ, động viên của cha mẹ về tương lai của mình”. Các tổ chức, cơ quan tăng cường sự hỗ trợ hướng nghiệp: Hội LHPN sử dụng nội dung hướng nghiệp cho các buổi sinh hoạt câu lạc bộ trong Đề án 704 “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt giai đoạn 2010 - 2015” trên 14 tỉnh, thành trong cả nước; Các công ty, doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề đón tiếp học sinh đến tìm hiểu về nghề và hệ thống đào tạo; Các cơ sở giáo dục và Hội LHPN mở rộng “mạng lưới chuyên nghiệp” để hỗ trợ học sinh hướng nghiệp. 27
  21. CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP 2011 - 2015 III. Những đóng góp về tài liệu Ảnh 2: Một số tài liệu của chương trình Hiện tại, nguồn tài liệu tham khảo về hướng nghiệp đã rất phong phú, không chỉ là các tài liệu do chương trình biên soạn dựa trên định hướng của Tầm nhìn hướng nghiệp (nhiệm vụ, vai trò của cán bộ quản lý, giáo viên, Hội LHPN và cha mẹ học sinh, năng lực hướng nghiệp và các con đường hướng nghiệp ) mà còn là các tài liệu do các cán bộ, giáo viên, thành viên Hội LHPN tham khảo các tài liệu của chương trình để xây dựng các kịch bản, nội dung các hoạt động hướng nghiệp với học sinh và cha mẹ học sinh. Tất cả các tài liệu của chương trình (13 tài liệu, kèm theo đĩa và clips) đều được phát triển qua quá trình nghiên cứu và vận dụng từ các kinh nghiệm thực tiễn, các tài liệu hiện có trong và ngoài nước về hướng nghiệp, đồng thời bám sát các phương pháp đổi mới trong dạy và học nên tính ứng dụng của tài liệu rất cao. Quá trình này cũng giúp nâng cao hiểu biết và năng lực vận dụng vào hướng nghiệp tại các đơn vị công tác của nhóm biên soạn (các chuyên gia, nhóm giảng viên nòng cốt của Sở GD&ĐT, Hội LHPN trong các tỉnh của chương trình và VVOB Việt Nam). 28
  22. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHẦN 2 Ảnh 3: Tham vấn xây dựng tài liệu Đến nay các tài liệu này đều đã được Vụ Giáo dục Trung học, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cũng như Hội LHPN Việt Nam thẩm định đưa vào danh mục sách tham khảo quốc gia, đồng thời sử dụng trong các khóa tập huấn cấp quốc gia về hướng nghiệp. Ngoài ra, các cá nhân và đơn vị khác cũng đã liên hệ để sử dụng tài liệu như là Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Dương; thầy Nguyễn Thành Công - Hiệu trưởng một trường THPT ở tỉnh Trà Vinh; Học viện Quản lý giáo dục cho đề tài cấp Bộ về định hướng, mục tiêu, chuẩn kết quả, khung nội dung, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá kết quả học tập và quản lý thực hiện chương trình các chuyên đề học tập tự chọn trong chương trình giáo dục THPT sau 2015, Hội Từ thiện trẻ em Sài gòn (SCC) cho các hoạt động hỗ trợ của Hội, sinh viên Nguyễn Thị Thuỳ, Đại học Sư phạm Huế 2014 cho khoá luận tốt nghiệp; trường Đại học RMIT tại Việt Nam sử dụng tài liệu để tổ chức các hoạt động hỗ trợ cộng đồng Danh mục các tài liệu của chương trình được mô tả trong phụ lục 2 của tài liệu này và người đọc có thể tải các tài liệu này từ Trong quá trình áp dụng lí thuyết vào thực hành, có rất nhiều các tài liệu do chính cán bộ, giáo viên phụ trách hướng nghiệp, các Hội LHPN, các CLB và học sinh đã xây dựng: Tài liệu để hướng dẫn học sinh như là kịch bản và giáo án thực hiện các giờ sinh hoạt hướng nghiệp, các sự kiện khám phá nghề nghiệp hay xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp, các bộ câu hỏi sử dụng trong các trò chơi hay cuộc thi về hướng nghiệp; tài liệu hướng dẫn cha mẹ học sinh như kịch bản mô phỏng các lí thuyết hướng nghiệp, ; Học sinh đã xây dựng các bản mô tả nghề, câu chuyện nghề nghiệp Đây thực sự cũng là nguồn tư liệu quý báu cho công tác hướng nghiệp. 29
  23. CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP 2011 - 2015 IV. Đóng góp nâng cao năng lực hướng nghiệp Trong giai đoạn 2011 - 2015, chương trình hướng nghiệp đã tổ chức nhiều lớp tập huấn với nhiều nội dung khác nhau cho nhiều đối tượng khác nhau, từ cán bộ quản lý các cấp đến giáo viên các trường phổ thông cấp trung học và các cán bộ Hội LHPN. “Tôi muốn cám ơn chương trình rất nhiều vì khoá tập huấn rất bổ ích”, đó là những nhận xét mà chúng tôi luôn nhận được sau mỗi khoá tập huấn hay hội thảo về hướng nghiệp. Ngoài ra, có nhiều hình thức nâng cao năng lực hướng nghiệp mà chương trình đã tổ chức cũng như các cơ sở giáo dục, Hội LHPN đã thực hiện như là tham gia các hội thảo chuyên đề và chia sẻ kinh nghiệm, các chuyên tham quan học tập, các buổi chia sẻ và trao đổi giữa các đồng nghiệp, tự học và viết các báo cáo, tổng hợp kinh nghiệm. Đối với các cơ sở giáo dục Qua các lớp tập huấn, tất cả những người tham gia chương trình đều được trang bị các lí thuyết hướng nghiệp, các kiến thức và kĩ năng triển khai các hoạt động tư vấn, hướng dẫn cho học sinh theo nhóm lớn, nhóm nhỏ hay cá nhân có nhạy cảm giới. Các hướng dẫn, quy định của Chính phủ(14), Bộ GD&ĐT(15) về mục tiêu, khung thời gian và tình hình thực tế, hiện trạng công tác hướng nghiệp được sử dụng làm cơ sở để xây dựng các nội dung tập huấn, hội thảo tham vấn, chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn vận dụng. Năng lực làm công tác hướng nghiệp của các cán bộ, giáo viên không chỉ được nâng cao và củng cố qua các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo mà còn qua các cuộc thi như thi giáo án hướng nghiệp cấp tỉnh (có tới hơn 200 giáo án dự thi trong vòng chung khảo tại mỗi tỉnh), qua việc tổ chức các hoạt động hướng nghiệp với học sinh. Chúng tôi muốn chia sẻ rằng, khi tham gia các cuộc thi, khi chuẩn bị và thực hiện các hoạt động với học sinh chúng ta sẽ không chỉ nâng cao hiểu biết về lí thuyết qua nghiên cứu tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp mà chúng ta còn nâng cao kĩ năng tổ chức, tư vấn với học sinh. Sự tham gia hào hứng của học sinh và nhiệt tình chia sẻ của cha mẹ học sinh hay đại diện doanh nghiệp sẽ làm chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa thực tiễn của công tác hướng nghiệp. Hai Sở GD&ĐT Quảng Nam và Nghệ An đã có đội ngũ 64 báo cáo viên nòng cốt nhiệt tình, có chuyên môn hướng nghiệp và kĩ năng tập huấn tốt. Điều này được khẳng định qua các đợt tập huấn nhân rộng (8.040 cán bộ quản lý và giáo viên trung học đã được tập huấn trực tiếp), qua kết quả cuộc thi giáo án hướng nghiệp và các hoạt động hướng nghiệp tại các trường Trung học (một số hoạt động được mô tả trong phần III) và qua việc chia sẻ, tập huấn lại tại các trường sau khi có chủ đề tài liệu mới hoặc nội dung tập huấn mới (70 - 80% 14. Điều 3 - Nghị định 75/2006/ND-CP 15. Nhiệm vụ năm học 30
  24. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH số trường đã tiến hành). Cụ thể: Các giáo án dự thi đều áp dụng các nội dung của tài liệu, vận dụng phù hợp với bối cảnh địa phương. Các câu chuyện của địa phương, các giáo án đều có các hình ảnh về nghề nghiệp. Đặc biệt, một số giáo án có ảnh, clip của người làm nghề tại địa phương. Các phương pháp sử dụng linh hoạt, có thảo luận nhóm, phỏng vấn, đặc biệt có các trò chơi đoán chữ, đoán nghề làm cho học sinh rất hào hứng, tích cực tham gia. Các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh đã tổ chức rất đa dạng, kết hợp với các hoạt PHẦN 2 động giáo dục khác trong nhà trường(16), chẳng hạn như, hội trại ngày 26 tháng 3 của trường THCS Lí Tự Trọng, thành phố Tam Kì, tỉnh Quảng Nam với chủ đề nghề nghiệp; tìm hiểu nghề nấu ăn qua cuộc thi ẩm thực của trường THPT Quỳ Hợp 3, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An Các hình thức và nội dung tổ chức đã giúp học sinh có cơ hội khám phá, trải nghiệm để hiểu rõ các lí thuyết hướng nghiệp, đối chiếu với bản thân, định hướng cho tương lại để trả lời các câu hỏi: Em là ai? Em đang đi về đâu? Làm thế nào em đến được nơi muốn đến? Ở cấp quốc gia, Chương trình hướng nghiệp đã phối hợp với Vụ Giáo dục Trung học, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục - Bộ GD&ĐT và trường Đại học RMIT tại Việt Nam tổ chức 5 khoá tập huấn trực tiếp cho giảng viên nòng cốt cấp quốc gia với 239 lượt cán bộ Cục, Vụ, Sở GD&ĐT, trường THPT, trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp, trung tâm Giáo dục thường xuyên, giảng viên Đại học, Cao đẳng để họ triển khai áp dụng tại đơn vị mình. Ngoài ra, một số nội dung các khoá tập huấn này đã được vận dụng để tập huấn trực tuyến (Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục triển khai) qua 2 chủ đề: “Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý trường THCS, THPT và trung tâm Giáo dục thường xuyên về quản lý công tác định hướng và tư vấn nghề nghiệp” và “Kĩ năng tư vấn nhóm lớn và kĩ năng tư vấn cá nhân cho cán bộ làm công tác đoàn thanh niên tại các trường THPT” trên toàn quốc có khoảng gần 1000 cán bộ quản lý và giáo viên tham gia. Các tập huấn này đều có thành công nhất định, thể hiện ở việc áp dụng tại đơn vị của những người tham dự. Ví dụ: ‒‒ Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Trưởng khoa Tâm lý giáo dục, Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tham khảo tài liệu của chương trình để xây dựng giáo trình cho sinh viên; ‒‒ Sở GD&ĐT Nam Định đã tổ chức khoá tập huấn hướng nghiệp cho các cán bộ, giáo viên trong tỉnh; ‒‒ Thầy Phạm Ngọc Diễm - Bí thư Đoàn trường THPT Hạ Hoà, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức các buổi trao đổi với đồng nghiệp, tư vấn nhóm lớn cho học sinh và hỗ trợ tư vấn cho các trường bạn; ‒‒ Thầy Nguyễn Đình Phúc, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp tỉnh Phú Thọ đã giới thiệu lại nội dung tập huấn cho cán bộ giáo viên trong trung 16. Xem thêm nội dung chia sẻ kinh nghiệm ở phần III 31
  25. CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP 2011 - 2015 tâm và yêu cầu các cán bộ, giáo viên tự nghiên cứu các tài liệu của chương trình và hàng tháng tổ chức chia sẻ cho các đồng nghiệp trong trung tâm; ‒‒ Cô Hoàng Thị Tuyết Nhung, giáo viên chủ nhiệm, trường THPT Nguyễn Khuyến, Nam Định chia sẻ: “Chị ơi, về trường em đã tổ chức nội dung hướng nghiệp trong các buổi sinh hoạt lớp do em chủ nhiệm, học sinh rất hứng thú chị ạ”; ‒‒ Các thầy cô của 10 tỉnh miền trung trong khoá tập huấn “Kĩ năng tư vấn hướng nghiệp” do VVOB Việt Nam phối hợp với Vụ Giáo dục Trung học và Đại học RMIT cơ sở phía nam đã tham khảo các giáo án hướng nghiệp cũng như phát biểu sẽ áp dụng các hoạt động như thành lập góc hướng nghiệp, mạng lưới chuyên nghiệp, tổ chức cuộc thi viết câu chuyện nghề nghiệp như đã được triển khai tại hai tỉnh Quảng Nam và Nghệ An. ‒‒ Sau khi tham dự khóa tập huấn trực tuyến về “Các kĩ năng tư vấn cá nhân và tư vấn nhóm lớn, em mới biết tư vấn hướng nghiệp quan trọng lắm. Em đã thực hành tư vấn cho học trò, em thấy rất tuyệt. Em phát hiện ra không những giúp cho học trò mà còn giúp cho chính bản thân em (Cô giáo Lâm Thị Huyền Trang, tỉnh Sóc Trăng). Đối với Hội LHPN Hội LHPN tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thái Nguyên và Nghệ An đã có 16 giảng viên cốt cán và có ít nhất 416 chủ nhiệm CLB đã được tập huấn từ giáo viên cốt cán. Ngoài ra, Trung ương Hội LHPN đã sử dụng tài liệu của chương trình để đào tạo 60 giảng viên nòng cốt cấp trung ương và 280 chủ nhiệm CLB của 14 tỉnh thành thuộc đề án 704 “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” giai đoạn 2010 - 2015. Đồng thời, với sự chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương hội, Hội LHPN các cấp ở các tỉnh khác đã sử dụng tài liệu để tập huấn cho hội viên của mình (ví dụ: Hội LHPN Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Tiền Giang ). 32
  26. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH V. Kết luận Với các thành tựu đạt được như trên, có thể nói chương trình đã có hướng đi rất cụ thể và phù hợp với các chủ trương, chính sách của chính phủ và Bộ GD& ĐT. Quá trình thực hiện đều có sự tham gia của các cấp, các ngành và các cá nhân đã đẩy mạnh tính làm chủ của mỗi tác nhân tham gia. Chương trình đã chú trọng nâng cao năng lực cần thiết, thúc đẩy áp dụng từ lí thuyết đến thực hành và sử dụng các kinh nghiệm thực tế để chia sẻ và báo cáo. Ngoài ra, chương trình còn là cầu nối để đưa hướng nghiệp lan rộng trong từng cấp cũng như mở PHẦN 2 rộng từ cấp cơ sở tới các tỉnh và ra toàn quốc. Qua chương trình này, chúng tôi hiểu rằng, việc đẩy mạnh công tác hướng nghiệp tại các cơ sở giáo dục phổ thông và tổ chức cộng đồng không ngoài mục đích góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng nhu cầu cho chính bản thân học sinh và xã hội về lao động và nghề nghiệp. Chúng tôi tin tưởng rằng sự ủng hộ từ các cấp lãnh đạo, cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội và sự nỗ lực của các cán bộ giáo viên sẽ tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh. Đặc biệt, sự tin tưởng này đã được thể hiện qua hội thảo “Định hướng năng lực hướng nghiệp cho học sinh trung học đối với sinh viên sư phạm đáp ứng đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”(17). Trong tương lai chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục phát triển mạng lưới, chia sẻ và thảo luận về nội dung hướng nghiệp. 17. Hội thảo được Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phối hợp với trường Đại học sư phạm II Vĩnh Phúc, VVOB Việt Nam tổ chức vào ngày 10/12/2015 với sự tham gia của hơn 30 đơn vị từ các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm, các Sở GD&ĐT và trường THPT ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam. 33
  27. CÁC KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRUNG HỌC I. Phát triển năng lực hướng nghiệp cho cán bộ, giáo viên PHẦN 3 Ảnh 4: Thực hành để hiểu lí thuyết hướng nghiệp 1. Giới thiệu Khi khảo sát cơ bản về công tác hướng nghiệp (cuối năm 2011) tại hai tỉnh Quảng Nam và Nghệ An, tất cả các ý kiến đều cho rằng hướng nghiệp là quan trọng. Mặc dầu vậy, sự hiểu biết về hướng nghiệp, những trăn trở về hướng nghiệp như kế hoạch chung chung, thiếu tài liệu tham khảo, không có biên chế, không có sự kiểm tra giám sát, dường như cho thấy rằng có rất nhiều khó khăn để nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp. Đến năm 2015, trong hai tỉnh nghệ An và Quảng Nam câu chuyện này đã có nhiều thay đổi rất tích cực. Điều quan trọng nhất đó là năng lực làm công tác hướng nghiệp (nhận thức và hiểu biết về công tác hướng nghiệp) của các cấp, các cán bộ và giáo viên đã được nâng lên rõ rệt. Năng lực này là cơ sở để điều hành, quản lý công tác hướng nghiệp cũng như triển khai các hoạt động hướng nghiệp cho cán bộ, giáo viên và với học sinh. 37
  28. CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP 2011 - 2015 2. Kinh nghiệm thực hiện ‒‒ Sở GD&ĐT xây dựng nhóm giảng viên nòng cốt, tham gia các hoạt động hội thảo tham vấn, chia sẻ kinh nghiệm và tập huấn. Nhóm giảng viên nòng cốt có nhiệm vụ tập huấn (theo kế hoạch của chương trình) và hướng dẫn (khi có điều kiện) các trường thiết kế và thực hiện các hoạt động. Các giảng viên nòng cốt nắm vững các nội dung hướng nghiệp và áp dụng các phương pháp tập huấn có sự tham gia; ‒‒ Sở GD&ĐT chỉ đạo các Phòng GD&ĐT và Ban Giám hiệu các trường cử đúng và đủ thành phần tham gia các lớp tập huấn. Sau các lớp tập huấn tập trung, Sở GD&ĐT hướng dẫn các trường vận dụng các tài liệu tập huấn vào các hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường cho giáo viên và học sinh. Các tài liệu của chương trình (bản mềm - bản in qua hòm thư điện tử) được gửi trực tiếp qua các trường; ‒‒ Các cán bộ, giáo viên tham gia tập huấn cấp tỉnh chia sẻ hoặc tổ chức tập huấn cho đồng nghiệp tại trường trung học và trung tâm giáo dục; ‒‒ Cập nhật thông tin về hướng nghiệp trong các buổi sinh hoạt chuyên môn; ‒‒ Các cán bộ, giáo viên phụ trách hướng nghiệp trao đổi và cập nhật thông tin và tổ chức các hoạt động hướng nghiệp với học sinh, đặc biệt khi tổ chức các hoạt động tư vấn nhóm lớn hay cuộc thi về hướng nghiệp cần có sự tham gia của nhiều cán bộ, giáo viên nghiên cứu nội dung và hướng dẫn học sinh; ‒‒ Các trường chỉ đạo và khuyến khích các cán bộ, giáo viên trong trường cùng tham gia các sự kiện hướng nghiệp tổ chức cho học sinh để nâng cao nhận thức và hiểu biết về hướng nghiệp; ‒‒ Sở GD&ĐT tổ chức cuộc thi giáo án hướng nghiệp (thiết kế nội các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, các cá nhân và nhóm các cán bộ và giáo viên đã nghiên cứu tài liệu của chương trình, đi thực tế lấy tư liệu (clip về nghề) để thiết kế các hoạt động tổ chức cho học sinh; 3. Kết quả Thông qua các lớp tập huấn, các hoạt động trao đổi và tự trau dồi về hướng nghiệp, các cán bộ, giáo viên đã mạnh dạn đổi mới các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho trường, cho lớp. Dù không phụ trách hoạt động hướng nghiệp, có giáo viên đã tự tìm hiểu và vận dụng trong các giờ sinh hoạt lớp do mình chủ nhiệm. Những rào cản về cơ chế, về ngân sách đã được khắc phục qua việc tự chủ trao đổi, trau dồi và phối hợp giữa các cán bộ, giáo viên với nhau. Việc tổ chức các hoạt động hướng nghiệp một cách tự chủ, sáng tạo đã thể hiện rõ trong quy mô và chất lượng các giáo án hướng nghiệp dự thi năm học 2014 - 2015 do Sở GD&ĐT Quảng Nam và Nghệ An tổ chức. Công tác thanh tra giám sát không còn cần thiết 38
  29. CÁC KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRUNG HỌC để đảm bảo các hoạt động hướng nghiệp được diễn ra theo quy định mà thay vào đó là sự ủng hộ, hướng dẫn và khuyến khích của các Sở và phòng GD&ĐT và Ban Giám hiệu các trường trung học. 4. Ví dụ nâng cao năng lực tư vấn cá nhân Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp Nghệ An(18) Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp Nghệ An tổ chức dạy nghề phổ thông cho học sinh các trường THCS và THPT trong thành phố. Tât ca cac học sinh khi đến học nghề tại Trung tâm đều được làm tư vấn hướng nghiệp. Khi phần mềm tư vấn hướng nghiệp của hai tác giả Trần Minh Tuấn và Phạm Văn Hiệp công tác tại trung tâm ra đời, trung tâm đã chủ yếu sử dụng phần mềm này trong tư vấn hướng nghiệp và sau đó, trung tâm có xây dựng thêm phần mềm đo một số phẩm chất tâm lí theo yêu cầu của các nghề. PHẦN 3 Khi tham gia chương trình hướng nghiệp, trung tâm thấy nội dung và phương pháp có sự đổi mới, sáng tạo và phù hợp trong việc áp dụng vào thực tế. Một trong các tài liệu trung tâm sử dụng hàng năm để tập huấn cho cán bộ và giáo viên là “Các kĩ năng tư vấn cá nhân về khám phá, lựa chọn và phát triển nghề nghiệp”. Vào tuần đầu tiên của tháng 8 trong năm học, trung tâm tổ chức tập huấn và trao đổi về chuyên đề này. Các cán bộ, giáo viên trong trung tâm đều nhận thấy nội dung dễ hiểu, dễ sử dụng, thân thiện với người làm tư vấn hướng nghiệp. Điều này thể hiện rõ trong hiệu ứng của học sinh qua những lần tham gia tư vấn hướng nghiệp. Các em thực sự hào hứng, thoải mái và rất hợp tác khi trao đổi với các giáo viên tư vấn. 5. Câu chuyện phát triển năng lực hướng nghiệp Nguồn: Câu chuyện “Cái duyên hay sự ngẫu nhiên có kế hoạch” của cô Nguyễn Anh Thơ, giáo viên THCS Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An(19) 18. Xin chân thành cảm ơn sự chia sẻ của cô Trương Thị Thanh Hương - Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp tỉnh Nghệ An. 19. Xin chân thành cám ơn sự chia sẻ của cô Nguyễn Thị Anh Thơ. 39
  30. CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP 2011 - 2015 Từ việc ấn tượng với cách làm việc của đoàn khảo sát cơ bản về công tác hướng nghiệp tháng 10 năm 2011, tôi đã trình bày và đề xuất một số nội dung. Tuy nhiên, sau đó tôi lại nghĩ “chắc khó mà giải quyết được các khó khăn của công tác hướng nghiệp”. Thật bất ngờ, tháng 3/2012 tôi được tham gia hội thảo xây dựng Tầm nhìn hướng nghiệp cho tỉnh Nghệ An. Tôi được tiếp thu, thảo luận về hiện trạng, kinh nghiệm hướng nghiệp của tỉnh nhà và một số nước trên thế giới. Nội dung của Tầm nhìn hướng nghiệp đã cho tôi định hướng rõ hơn về việc thiết kế các hoạt động với học sinh. Sau đó tôi được chọn là một trong những giảng viên nòng cốt của tỉnh Nghệ An về hướng nghiệp. Cơ hội này đã mở cho tôi một con đường học hỏi và trải nghiệm về hướng nghiệp. Càng học hỏi, trải nghiệm càng làm cho tôi say mê và nhiệt huyết hơn. Học hỏi từ chuyên gia, từ đồng nghiệp và đặc biệt là tự học và trải nghiệm khi tôi là báo cáo viên của các khoá tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức, khi tôi chia sẻ nội dung hướng nghiệp với đồng nghiệp trong trường và khi cùng với các giáo viên khác tổ chức các hoạt động cho học sinh. Những kiến thức và kĩ năng thu được, tôi không chỉ dùng trong các hoạt động hướng nghiệp mà đã áp dụng vào phong trào Đội như kết hợp tư vấn nhóm lớn với hoạt động của chi đoàn trong dịp 26/3 (năm học 2013 - 2014, 2014 - 2015); vào môn Ngữ văn. Khi tôi dạy bài cho học sinh như khi dạy bài “Mùa xuân nho nhỏ”(lớp 9). Tôi đã dùng lí thuyết “vị trí điều khiển” để nói về tư tưởng nghề chọn mình hay mình chọn nghề của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trong bài “Lặng lẽ Sa Pa” Tôi tự tin hơn nhiều khi nói chuyện về nghề nghiệp, về chọn nghề. Hướng nghiệp đã giúp cho bản thân tôi chuyên tâm gắn bó với nghề hơn, có kế hoạch làm việc rõ hơn, kết quả công việc tốt hơn và đặc biệt tôi có nhiều niềm vui với học sinh hơn. Nhiều học sinh chia sẻ: “Cô ạ, bố mẹ em mà biết những điều này thì chắc chắn em sẽ được thoải mái học và làm những điều em muốn trong tương lai chứ không như anh/chị của em mấy năm trước đâu”. Một số đồng nghiệp cũng đã trao đổi với tôi để hỗ trợ hướng nghiệp cho con: “Em đến nói chuyện với con bé nhà chị với, nó sắp thi Đại học rồi ” Các bạn ạ, hướng nghiệp là một quá trình và nâng cao năng lực làm công tác hướng nghiệp cũng là một quá trình. Cứ tìm hiểu, cứ trao đổi và tổ chức hoạt động, bạn sẽ có nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn. Học sinh rất cần được hỗ trợ về hướng nghiệp, vậy khi đã có kiến thức và kĩ năng, ở bất kì đâu, hãy giúp các em! Hãy sống và làm việc như “lí thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch: Sự may mắn không đến một cách ngẫu nhiên mà nó là thành quả do ta gieo mầm từ trước, nay thu hoạch được”. 40
  31. CÁC KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRUNG HỌC II. Xây dựng kế hoạch hướng nghiệp hàng năm PHẦN 3 Ảnh 5: Học sinh tìm hiểu lí thuyết hướng nghiệp trong một buổi tư vấn nhóm lớn 1. Giới thiệu Để nâng cao hiệu quả các hoạt động hướng nghiệp, ngoài việc tăng cường năng lực cho cán bộ và giáo viên, các cơ sở giáo dục cần xây dựng được kế hoạch hoạt động cụ thể với sự phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, xác định các hoạt động cụ thể cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Như vậy, cơ sở giáo dục mới đảm bảo triển khai đầy đủ và nghiêm túc các con đường hướng nghiệp theo quy định của Bộ GD&ĐT cũng như tối ưu hoá các hình thức lồng ghép nội dung hướng nghiệp. Các cán bộ quản lý, giáo viên phụ trách việc xây dựng chiến lược và kế hoạch hướng nghiệp trong đơn vị mình công tác hãy tham khảo tài liệu tập huấn “Đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học” do Bộ GD&ĐT và VVOB Việt Nam phát hành. Tài liệu này cung cấp các kiến thức hướng nghiệp cơ bản; các hình thức tổ chức hướng nghiệp cũng như các kĩ năng quản lý công tác hướng nghiệp. Từ đó, chúng ta sẽ có những hiểu biết căn bản để xây dựng kế hoạch hướng nghiệp tại đơn vị mình một cách có khả thi. 41
  32. CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP 2011 - 2015 2. Kinh nghiệm thực hiện Cán bộ và giáo viên phụ trách công tác hướng nghiệp phải nắm rõ nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT và đặc biệt phải hiểu về công tác hướng nghiệp để tham mưu cho Ban Giám hiệu về kế hoạch hướng nghiệp. Các kế hoạch phải được xây dựng ngay từ đầu năm học. Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường về đội ngũ cán bộ, giáo viên (số lượng và năng lực) cũng như nguồn lực về cơ sở vật chất, sự tham gia ủng hộ của Ban đại diện cha mẹ học sinh, các cơ quan ban ngành, nhà máy, điều kiện kinh tế xã hội tại địa phương và hiện trạng năng lực hướng nghiệp của học sinh để xây dựng kế hoạch hướng nghiệp. Nghiên cứu mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp ở phần I cùng với các năng lực hướng nghiệp cần có của học sinh, chúng ta có thể xây dựng cụ thể từng hoạt động hướng nghiệp trong cơ sở giáo dục. Cơ sở vật chất và nguồn lực: ‒‒ Cán bộ giáo viên phụ trách công tác hướng nghiệp cần được tập huấn về hướng nghiệp, ít nhất là các nội dung trong “Tài liệu bổ sung sách giáo viên hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 9 và lớp 10, 11 và 12”; ‒‒ Có tài liệu tham khảo, posters, clips và tranh ảnh về lí thuyết hướng nghiệp, mô tả nghề nghiệp, thông tin tuyển sinh THPT, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp ‒‒ Máy chiếu, máy vi tính nối mạng, góc hướng nghiệp ; ‒‒ Có mạng lưới chuyên nghiệp. Hình thức tổ chức: ‒‒ Tổ chức theo lớp, khối - tuỳ điều kiện của nhà trường - với thời lượng 9 tiết/năm học/khối lớp; ‒‒ Tổ chức hoạt động quy mô lớn (cuộc thi, tư vấn nhóm lớn, giao lưu khách mời ). 3. Kết quả Các kế hoạch hướng nghiệp trong các cơ sở giáo dục đã được cụ thể theo tình hình thực tế của từng nơi. Sau mỗi hoạt động hướng nghiệp đã có sự thảo luận đánh giá, rút kinh nghiệm và định hướng cho năm tới. 4. Ví dụ Kế hoạch hoat đông giao duc hương nghiêp 4.1 Kế hoạch giáo dục hướng nghiệp năm hoc 2015 - 2016 Nguồn: trường THPT Đô Lương 3(20), huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An 20. Xin chân thành cám ơn thầy Thái Doãn Ân, Bí thư Đoàn trường, trường THPT Đô Lương 3, huyện Đô lương, tỉnh Nghệ An đã tổng hợp và chia sẻ thông tin. 42
  33. CÁC KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRUNG HỌC Nhiệm vụ trọng tâm Chuẩn bị đầy đủ về các điều kiện và phương tiện phục vụ cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp: Tập huấn cho giáo viên trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp; chuẩn bị các tài liệu, các phương tiện, thiết bị và kinh phí; làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng xã hội cho công tác hướng nghiệp. Tổ chức cho tất cả các lớp, khối 10, 11, 12 được tham gia các hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo đúng phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT, trong đó bao gồm các chương trình hoạt động theo chủ đề và hoạt động tập thể. Ban chi đao tô chưc hoat đông giao duc hương nghiêp: ‒‒ Pho Hiêu trương - Trương Ban chuyên môn. ‒‒ Bi thư Đoan trương. Lưc lương triên khai thưc hiên: ‒‒ Phu trach chinh: Ban châp hanh Đoan trương PHẦN 3 ‒‒ Phôi hơp thưc hiên: Giao viên chu nhiêm cac lơp, giao viên bô môn, can bô lơp va chi đoan; Cha mẹ hoc sinh; Cac lưc lương xa hôi khac, đăc biêt la cac cơ sơ nghê nghiêp đia phương. Phân công nhiêm vu Ban châp hanh đoan trương: ‒‒ Phu trach phân nôi dung, soan giao an, phu trach chinh viêc tô chưc triên khai thưc hiên giao an. ‒‒ Công tac chuân bi cơ sơ vât chât trươc va trong môi giơ hoat đông giáo dục hướng nghiệp, phu trach phân công nghê thông tin. ‒‒ Tông hơp nôi dung cac bai thu hoach sau môi giơ hoat đông giáo dục hướng nghiệp. ‒‒ Tim hiêu môt sô thông tin vê cac cơ sơ nghê ơ đia phương đê tô chưc môt sô hoat đông tham quan trai nghiêm thưc tê. 43
  34. CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP 2011 - 2015 Cac lưc lương khac: Ban chấp hành Đoan trương kí́ văn ban phôi hơp vơi giao viên chu nhiêm va đôi ngu can bô lơp, can bô chi đoan nhưng nôi dung sau: ‒‒ Cung câp tai liêu tham khao liên quan đên hương nghiêp cho học sinh cac lơp. ‒‒ Thông qua cac tiêt sinh hoat lơp, cac buôi sinh hoat chi đoan, giáo viên chủ nhiệm phôi hơp vơi can bô lơp va can bô chi đoan lam cac trăc nghiêm đê khao sat vê sơ thich nghê nghiêp, năng lưc nghê nghiêp, cac trăc nghiêm khi chât cua học sinh môi lơp. Cac lơp tông hơp kêt qua trăc nghiêm gưi cho Ban chấp hành đoan trương. Triên khai thưc hiên ‒‒ Hinh thưc 1: Tô chưc lơp tâp trung đươc ghep tư 3 đên 4 lơp trong 1 khôi, co hai giao viên chinh thay nhau triên khai thưc hiên giao an va cac giao viên phu thêm như chuân bi tranh ve, loa may, phân đô hoa vi tinh, may chiêu, lam tư vân viên, lam thư ky, trong tai trong cac nôi dung liên quan đên tro chơi hương nghiêp ‒‒ Hinh thưc 2: Giao viên bô môn lông ghep cac nôi dung giao duc hương nghiêp vao trong cac môn hoc: Công nghê, tin hoc, giao duc công dân, ngoai ngư, đia lí́, ‒‒ Hinh thưc 3: Tô chưc cac hoat đông Đoan như cac cuôc thi tim hiêu “thanh niên vơi nghê nghiêp, viêc lam” nhân dip ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày Quôc tê lao đông 1/5, ‒‒ Hinh thưc 4: Tô chưc cac hoat đông tham quan thưc tê, trai nghiêm tai cac cơ sơ san xuât. ‒‒ Hinh thưc 5: Phôi hơp vơi cac trương Đai hoc tô chưc cac hoat đông tư vân tuyên sinh năm 2016 (chu yêu danh cho hoc sinh lơp 12). Môt sô yêu câu đặt ra đôi vơi hoat đông giáo dục hướng nghiệp năm hoc 2015-2016 ‒‒ Sử dụng các tài liệu của Bộ GD&ĐT, của chương trình hướng nghiệp, các báo cáo và nghiên cứu của trường ; ‒‒ Phải lam tôt công tac phôi hơp vơi giao viên chu nhiêm; ‒‒ Cac hoat đông giao duc hương nghiêp đươc tô chưc dươi nhiêu hinh thưc linh hoat kêt hơp giưa cung câp kiên thưc, thông tin va giai tri đê cac giơ hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhe nhang và hiêu qua; ‒‒ Viêc tô chưc cac hoat đông tham quan cơ sơ san xuât, trai nghiêm thưc tê, tham gia ngay hôi tư vân hương nghiêp phai đươc hoc sinh hao hưng tham gia; ‒‒ Qua nôi dung cac bai thu hoach sau môi giơ hoat đông hoạt động giáo dục hướng nghiệp, hoc sinh phai co nhưng quan niêm đung đăn vê chon nghê va đa bươc đâu co đươc nhưng đinh hương vê nghê nghiêp, viêc lam cua minh sau nay. 4.2 Ví dụ về thời khoá biểu Nguồn: Trích thời khóa biểu hoạt động hướng nghiệp tháng 11 năm 2015, trường THPT Nông Sơn, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam 44
  35. CÁC KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRUNG HỌC SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM LỊCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP TRƯỜNG THPT NÔNG SƠN Tháng 11/2015 KHỐI 10 Tuần học thứ 12, từ ngày 02/11/2015 đến ngày 07/11/2015 KHỐI 11 Tuần học thứ 13, từ ngày 09/11/2015 đến ngày 14/11/2015 KHỐI 12 Tuần học thứ 14, từ ngày 16/11/2015 đến ngày 21/11/2015 Tiết Chuyên Nội dung bài Lớp Thời gian Địa Cán bộ, giáo viên PPCT đề dạy điểm phụ trách (HT) Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ 2 3 4 5 6 7 3, 4 1 Một số kĩ 10A Tiết Mai Văn Sự năng thiết yếu 1-2 Những yếu tố tác động tới bản thân trong 10C1 Tiết việc chọn 3-4 ngành học, chọn nghề 10C2 Tiết 1-2 10C3 Tiết 1-2 PHẦN 3 10C4 Tiết 3-4 10C5 Tiết Phạm Như Bình 1-2 10C6 Tiết 3-4 10C7 Tiết 1-2 10C8 Tiết 3-4 10C9 Tiết 3-4 3, 4 1 Những yếu 11A Tiết Nguyễn Ngọc Sáng tố ảnh hưởng 7-8 tới quyết định chọn hướng đi sau THPT, 11C1 Tiết chọn nghề của 7-8 bản thân. 11C2 Tiết 9-10 11C3 Tiết 7-8 11C4 Tiết 9-10 11C5 Tiết 7-8 11C6 Tiết 9-10 45
  36. CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP 2011 - 2015 3, 4 1 Những điều 12A1 Tiết Nguyễn Ngọc Sáng kiện để thành 7-8 đạt trong nghề; TƯ VẤN HƯỚNG 12C1 Tiết NGHIỆP 9-10 Khái quát vài nét về hệ 12C2 Tiết thống đào tạo 7-8 nghề nghiệp ở nước ta; Tìm hiểu hệ thống 12C3 Tiết trường trung 9-10 cấp chuyên nghiệp và đào 12C4 Tiết tạo nghề của 7-8 TW và địa phương 12C5 Tiết 7-8 12C6 Tiết 9-10 5. Câu chuyện đổi mới quản lý hướng nghiệp 5.1 Câu chuyện hướng nghiệp của trường THPT Đô Lương 3(21), huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An Trường THPT Đô Lương 3, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An thành lập ngày 28 tháng 2 năm 1978. Hơn 35 năm xây dựng và trưởng thành từ quy mô nhỏ bé ban đầu, vượt qua nhiều khó khăn đến nay quy mô trường đã phát triển hơn rất nhiều với 36 lớp với hơn 1378 học sinh. Là một ngôi trường ở địa bàn nông thôn, điều kiện tiếp cận với những kiến thức và thông tin về hướng nghiệp rất hạn chế, nên việc triển khai hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh những năm trước đây được tổ chức mang tính hình thức, đối phó với các đoàn kiểm tra cấp trên, hiệu quả thực tế chưa cao. Bộ sách giáo khoa về giáo dục hướng nghiệp do Bộ GD&ĐT ban hành là bộ sách duy nhất để thực hiện việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh 3 khối trong nhà trường. Những giáo viên chưa đủ mặt bằng lao động được Ban Giám hiệu bố trí đảm nhận làm thêm công tác hướng nghiệp. Do không được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ và với tâm lý chỉ làm hướng nghiệp cho 21. Xin chân thành cám ơn thầy Thái Doãn Ân, Bí thư Đoàn trường, trường THPT Đô Lương 3, huyện Đô lương, tỉnh Nghệ An đã tổng hợp và chia sẻ thông tin. 46
  37. CÁC KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRUNG HỌC đủ chuẩn mặt bằng lao động nên những giáo viên này ít quan tâm nghiên cứu tài liệu, ít tìm hiểu thêm những kiến thức về hướng nghiệp (đặc biệt là những kiến thức mới). Kết quả những tiết giáo dục hướng nghiệp chỉ đơn điệu là sự truyền đạt một chiều các kiến thức trong sách giáo khoa, gây mệt mỏi và nhàm chán cho cả giáo viên và học sinh, chủ yếu giáo viên đọc tài liệu, còn học sinh ghi chép. Từ năm học 2013 - 2014, sau khi Hiệu trưởng và Bí thư Đoàn trường được tham gia tập huấn chương trình giáo dục hướng nghiệp do Sở GD&ĐT tổ chức với sự hỗ trợ của VVOB Việt Nam đều tổ chức tập huấn lại cho toàn thể giáo viên chủ nhiệm (trong các buổi sinh hoạt trao đổi về công tác chủ nhiệm) và cho giáo viên và học sinh là cán bộ đoàn trực tiếp tham gia làm hướng nghiệp (qua các buổi sinh hoạt Ban chấp hành Đoàn trường). Nhiều hoạt động trau dồi kiến thức hướng nghiệp như tìm hiểu thực tế, phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng cũng đã được tổ chức. PHẦN 3 Hiệu quả mang lại đối với công tác giáo dục hướng nghiệp của nhà trường là rõ nét, từ quan điểm chỉ đạo của Ban Giám hiệu đến tổ chức thực hiện của giáo viên. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp không còn là hoạt động “lấp chỗ trống” cho những giáo viên thiếu mặt bằng lao động. Ban Giám hiệu đã giao cho Đoàn trường chuyên trách thực hiện. Bằng những kiến thức, nghiệp vụ đã được tập huấn, có nhiều thay đổi trong tổ chức thực hiện từ quy mô tới phương pháp. Quy mô tổ chức được chia nhỏ hơn, học sinh có cơ hội tương tác nhiều hơn với giáo viên và các thành viên trong lớp. Các nội dung liên quan đến giáo dục hướng nghiệp được tổ chức truyền đạt dưới nhiều hình thức phong phú để học sinh tham gia tích cực và dễ dàng tiếp nhận như là chia nhóm trao đổi, bàn luận về các vấn đề hướng nghiệp, viết bài luận, sáng tác thơ ca, sưu tầm ca dao tục ngữ, văn nghệ, tham gia các trò chơi giải trí có phần thưởng như đoán nghề qua hành động, giải ô chữ về nghề, Các hoạt động giáo dục hướng nghiệp được Đoàn trường tổ chức gắn liền với việc tổ chức các hoạt động Đoàn - Hội trong nhà trường nên phù hợp hợp tâm lí tuổi trẻ, thái độ tham gia của học sinh được nâng lên, học sinh được rèn luyện nhiều về kĩ năng hoạt động nhóm, tự tin hơn trong các hoạt động giao tiếp, cởi mở hơn trong thể hiện quan điểm và chia sẻ các dự định nghề nghiệp trong tương lai. Cụ thể trong quá trình tư vấn các em đặt nhiều câu hỏi thể hiện băn khoăn giữa sở thích nghề nghiệp và khả năng xin việc sau này; giữa dự định nghề nghiệp của bản thân và định hướng của gia đình; về xu hướng phát triển nghề nghiệp của xã hội, 47
  38. CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP 2011 - 2015 5.2 Câu chuyện hướng nghiệp của trường THPT Nông sơn(22), huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam Trước khi tham gia chương trình hướng nghiệp, các hoạt động hướng nghiệp của trường THPT Nông Sơn gồm có: 1. Mời các trường Đại học và Cao đẳng về nói chuyện về tuyển sinh vào tháng 3 hàng năm (do Ban Giám hiệu và Ban chấp hành Đoàn trường phụ trách); 2. Dạy nghề phổ thông (giáo viên sinh học phụ trách để dạy nghề lâm sinh). Kể từ năm 2012, khi đại diện của trường được tham gia các lớp tập huấn về hướng nghiệp do VVOB Việt Nam hỗ trợ Sở GD&ĐT Quảng Nam tổ chức đã tập huấn lại cho các giáo viên khác trong trường và phân công lại nhiệm vụ phụ trách công tác hướng nghiệp. Tổ giáo viên phụ trách hướng nghiệp gồm có 3 người: Phó Hiệu trưởng, Bí thư Đoàn trường và một giáo viên - đây là những cán bộ, giáo viên có kiến thức và hiểu biết sâu về hướng nghiệp. Ba thành viên này sẽ phụ trách hướng nghiệp ở ba khối lớp khác nhau để tránh sự nhàm chán cho học sinh. Thời khóa biểu cho hoạt động hướng nghiệp được xây dựng cố định, không trùng với các hoạt động giáo dục khác với mỗi buổi là 2 tiết. Các thành viên trong tổ hướng nghiệp thường cùng nhau thảo luận để cập nhật và chia sẻ thông tin và kinh nghiệm thực hiện các hoạt động hướng nghiệp. Hàng năm, trường tổ chức các giờ sinh hoạt hướng nghiệp 9 tiết cho từng lớp để trang bị kiến thức nền tảng cho học sinh và tổ chức 2 hoạt động sáng tạo với quy mô toàn trường (học sinh tự nguyện) để học sinh trải nghiệm cụ thể. Điều này thúc đẩy học sinh và cũng giúp thay đổi nhận thức cho nhiều đối tượng liên quan tới hướng nghiệp cho học sinh. Nhà trường đã duy trì và sử dụng mạng lưới chuyên nghiệp để đóng góp vào các hoạt động hướng nghiệp. Mọi hoạt động hướng nghiệp đều có kiểm tra và đánh giá đối với cả người dạy và người học. 22. Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Sáng, Phó Hiệu trưởng trường THPT Nông Sơn, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam đã chia sẻ kinh nghiệm này. 48
  39. CÁC KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRUNG HỌC III. Tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục hướng nghiệp PHẦN 3 Ảnh 6: Một giờ sinh hoạt hướng nghiệp trong lớp, trường THCS Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An 1. Giới thiệu Học sinh được hướng nghiệp thông qua các giờ sinh hoạt hướng nghiệp (9 tiết/năm, từ lớp 9 - lớp 12), tích hợp vào trong các môn văn hoá, lồng ghép qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua học môn công nghệ và nghề phổ thông Kinh nghiệm cho thấy, năng lực hướng nghiệp của học sinh được tích luỹ và nâng cao qua nhiều hình thức khác nhau, đôi khi các hình thức đó không có tên gọi là “hướng nghiệp”. Điểm căn bản là học sinh nắm được các năng lực hướng nghiệp cần có, hiểu các lí thuyết căn bản và có các kĩ năng và phương pháp tìm hiểu thông tin. Đặc biệt là học sinh cần phải hiểu và hành động rằng mình 49
  40. CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP 2011 - 2015 là “người làm chủ vận mệnh của mình”(23), mình là người hái được trái ngọt hay trái đắng của các quyết định hướng học, hướng nghề. Đối với giáo viên, để làm tốt công tác hướng nghiệp điều quan trọng nhất là lòng nhiệt tình, yêu nghề và thích tìm tòi. Lí thuyết hướng nghiệp là cơ sở đầu tiên mà mọi người cần có, hiểu rõ lí thuyết sẽ biết cách vận dụng trong các bối cảnh khác nhau (chia sẻ của thầy Nguyễn Bá Phong - Phó Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Khuyến, Điện Bàn, Quảng Nam). Ngoài ra, các cán bộ và giáo viên khi tổ chức hoạt động phải hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình xã hội hoá về giới(24) để đảm bảo sự tham gia tích cực của học sinh nam nữ, để hạn chế các định kiến và phân biệt đối xử giới ảnh hưởng tới sự lựa chọn hướng học, hướng nghề của học sinh nam nữ. 2. Kinh nghiệm thực hiện Chuẩn bị: Để tổ chức bất kì hoạt động nào cho mục đích hướng nghiệp thì chúng ta cần phải xây dựng kế hoạch/giáo án/kịch bản cụ thể, có các yếu tố sau: ‒‒ Mục tiêu rõ ràng, nội dung cụ thể, và mô tả được tiến trình của hoạt động; ‒‒ Phương pháp và hình thức tổ chức nên sáng tạo và đa dạng: phương pháp thuyết trình, hỏi đáp, phỏng vấn, thảo luận nhóm, ; ‒‒ Cần nêu rõ các điều kiện thực hiện để đạt mục tiêu: phân công nhiệm vụ, chuẩn bị tư liệu, hình ảnh, văn phòng phẩm, mời sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể ; ‒‒ Hình thức tổ chức nhóm lớn (tại hội trường lớn, sân trường) hay nhóm nhỏ (trong lớp học) với thời lượng: 45 phút, 90 phút hay 135 phút tuỳ theo sự phân công nhân sự và điều kiện của cơ sở giáo dục cũng như nội dung của từng chủ đề. Thông thường, với nhóm lớn thì thời gian một buổi tư vấn thường là 135 phút. Cô Trương Thị Mỹ Thu, giáo viên trường THCS Trần Quý Cáp huyện Thăng bình, đạt giải nhất cuộc thi giáo án hướng nghiệp năm học 2014 - 2015 do Sở GD&ĐT Quảng Nam tổ chức đã chia sẻ: “Trước khi soạn giáo án hướng nghiệp, tôi phải có một ý tưởng sáng tạo trước, sau đó là hình thành từng bước hoạt động. Bước đầu tiên là cần phải nghiên cứu kĩ mục tiêu kiến thức của chủ đề đó. Bước thứ hai là đi thu thập thông tin thực tế liên quan tới chủ đề, bằng cách hỏi đồng nghiệp hoặc những học sinh của tôi đã ra trường mà bây giờ quay trở lại làm việc tại địa phương. Để hoạt động hướng nghiệp đạt hiệu quả, chúng ta nên sử dụng phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả (hình thức đa dạng, để học sinh nói lên ý kiến và để học sinh hỏi nhiều, giáo viên chỉ tư vấn); thu thập các thông tin từ thực tế, đặc biệt hình ảnh từ địa 23. Lí thuyết vị trí điều khiển của Krumboltz: có rất nhiều chuyện xảy ra trong cuộc đời mỗi người mà chúng ta không có khả năng tránh né hay điều khiển được. Nhưng ta hoàn toàn có quyền quyết định cách chúng ta phản ứng lại khi những chuyện ấy xảy ra. Nếu ta phản ứng một cách tích cực thì nó sẽ đem lại kết quả tích cực, tạo ra những may mắn trong quá trình lập nghiệp và ngược lại. 24. Xem thêm chi tiết trang 13 của tài liệu “hướng dẫn lồng ghép giới trong công tác hướng nghiệp cho học sinh trung học”, do VVOB hỗ trợ Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục biên soạn - www.vvob.be/vietnam/vi/tainguyen. 50
  41. CÁC KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRUNG HỌC phương; thúc đẩy để có sự tương tác giữa học sinh với nhau. Các cơ sở giáo dục nên tạo điều kiện và khuyến khích các cán bộ, giáo viên phụ trách công tác hướng nghiệp trao đổi và chia sẻ giáo án, kịch bản với nhau.“ Khi thực hiện phải đảm bảo được: ‒‒ Có sự tham gia tích cực của cả học sinh nam, nữ; ‒‒ Học sinh làm trung tâm; ‒‒ Đa dạng các phương pháp khác nhau trong buổi sinh hoạt hướng nghiệp để lôi cuốn tất cả các học sinh (có các cách học khác nhau) cùng tham gia; ‒‒ Khi kết thúc buổi sinh hoạt hướng nghiệp, học sinh tổng kết được nội dung chính cần nắm, các bước tiếp theo trong quá trình tìm hiểu và quyết định nghề nghiệp của các em là gì; ‒‒ Có đánh giá kết quả qua việc trao đổi với học sinh, tổng kết bài thu hoạch của học sinh ; ‒‒ Giao nhiệm vụ để học sinh chuẩn bị cho giờ sinh hoạt hướng nghiệp lần sau. Sau khi thực hiện: ‒‒ Cán bộ, giáo viên tổ chức hoạt động cần thảo luận rút kinh nghiệm, đặc biệt với những hoạt động nhóm lớn. Những nội dung này sẽ là cơ sở để lập kế hoạch hướng nghiệp cho năm học tới; ‒‒ Các tài liệu đã được sử dụng (clips, bản mô tả nghề, câu hỏi ), các thông tin PHẦN 3 thu được (phản hồi, địa chỉ của người tham gia ) sau các hoạt động nên được tổng hợp, cập nhật thành tư liệu của nhà trường cho các hoạt động hướng nghiệp trong tương lai. Tổng hợp một số kinh nghiệm sử dụng tư liệu và phương pháp cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp qua các giáo án dự thi của hai Sở GD&ĐT Quảng Nam và Nghệ An Ngoài các mô hình lí thuyết hướng nghiệp, các tư liệu thường được sử dụng trong các giáo án hướng nghiệp đạt giải trong cuộc thi do Sở GD&ĐT Quảng Nam và Nghệ An tổ chức thường là các hình ảnh, câu chuyện thực tế từ địa phương, các thiết kế trò chơi Hỗ trợ học sinh nhận biết bản thân: Câu chuyện nghề nghiệp tại địa phương: vượt khó thành công, gương người thành đạt để mô tả các lí thuyết hướng nghiệp; Câu chuyện chia sẻ của khách mời; câu chuyện của chính các em học sinh quan sát từ cha mẹ, người thân Hỗ trợ học sinh tìm hiểu hệ thống đào tạo và nghề nghiệp: Tranh ảnh, video clips về nghề nghiệp được thu thập từ địa phương và trên internet; danh mục các trường THPT và sau THPT; các bài hát về nghề; Đoán nghề nghiệp qua hình ảnh và qua trò chơi đuổi hình bắt chữ; ô chữ về nghề nghiệp Hỗ trợ học sinh lập kế hoạch nghề nghiệp: Các câu chuyện về nghề nghiệp được sử dụng để minh hoạ cho học sinh Các phương pháp thường được sử dụng đó là: thảo luận nhóm, phỏng vấn, tổ chức thi tìm hiểu Để tương tác tốt với học sinh, các cán bộ và giáo viên phải sử dụng các kĩ năng, liệu pháp như trong tư vấn cá nhân. 51
  42. CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP 2011 - 2015 3. Kết quả Tất cả các hình thức hướng nghiệp kể trên đã và đang được các cơ sở giáo dục trung học triển khai. Theo đánh giá chung của 763 nam, nữ cán bộ và giáo viên là đại diện của các trường THPT và THCS trong 27 huyện của hai tỉnh (chiếm 70% số huyện) trong khoá tập huấn về lồng ghép giới trong hướng nghiệp cuối năm 2015, so với đầu chương trình, công tác hướng nghiệp đã và đang được triển khai một cách đồng bộ tại các đơn vị cơ sở, các hình thức hướng nghiệp rất phong phú như các giờ sinh hoạt hướng nghiệp với việc thảo luận, với các hoạt động trao đổi, phỏng vấn, thảo luận, tiểu phẩm, trả lời câu hỏi , các hoạt động sinh hoạt ngoại khoá như tư vấn nhóm lớn, hội thi tìm hiểu nghề, tham quan làng nghề, trải nghiệm nghề được chia sẻ ở những mục sau. 4. Thay đổi cách thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp Tóm tắt câu chuyện của cô Trần Thị Thuý Hằng - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Kỳ Tân, Tân Kỳ, Nghệ An Khi được tập huấn về hướng nghiệp, tìm hiểu thêm về hướng nghiệp tôi đã hiểu đúng bản chất rằng hướng nghiệp không phải là dạy nghề mà là hoạt động tư vấn cho học sinh tìm được ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân và yêu cầu xã hội. Tôi đã thay đổi cách tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh. Ngoài việc áp dụng tài liệu của chương trình vào 9 tiết sinh hoạt hướng nghiệp theo quy định của Bộ GD&ĐT, tôi đã xây dựng các hoạt động ngoại khoá cho học sinh như trải nghiệm nghề nghiệp ở các cơ sở sản xuất, tổ chức hội chợ, tổ chức cuộc thi kể chuyện hướng nghiệp Các em học sinh từ chỗ chưa hiểu về hướng nghiệp đã dần dần hiểu và tích cực tham gia. Cha mẹ học sinh cũng đã quan tâm đến hoạt động hướng nghiệp của trường như cổ vũ cho con tham gia trải nghiệm nghề, gặp tôi trực tiếp để tìm hiểu về hướng nghiệp cho con mình (phụ huynh của em Ngô Thị Nghiêm, lớp 9 B, em Tô Gia Bảo lớp 9 C ). 52
  43. CÁC KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRUNG HỌC 5. Sơ đồ mô phỏng sự phối hợp các hoạt động trong nhà trường cho công tác hướng nghiệp(25) Hướng nghiệp không phải là hoạt động riêng lẻ. Sự phối hợp giữa các cán bộ, giáo viên phụ trách công tác hướng nghiệp với các cán bộ, giáo viên khác trong cơ sở giáo dục là rất quan trọng để kết hợp các nội dung hoạt động với nhau và cho mục đích hướng nghiệp. PHẦN 3 25. Xin chân thành cám ơn nhóm các thầy cô Đặng Thị Hiền - Phó Hiệu trưởng trường THPT Nghi Lộc 3, Nghi Lộc, Nghệ An, thầy Ngô Đức Nam - Tổ trưởng chuyên môn, trường THPT Quế Phong, Quế Phong, Nghệ An và thầy Lê Huy Thiên - thư ký hội đồng trường THPT Quỳ Hợp 3, Quỳ Hợp, Nghệ An đã tổng hợp và chia sẻ 53
  44. CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP 2011 - 2015 IV. Xây dựng góc hướng nghiệp Ảnh 7: Góc hướng nghiệp trường THCS Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An 1. Giới thiệu “Góc hướng nghiệp” là nơi mà tất cả cán bộ, giáo viên và học sinh khi có nhu cầu tìm hiểu thông tin về hướng nghiệp có thể tới và ở đó có thể có cán bộ, giáo viên hướng dẫn về hướng nghiệp. Các góc hướng nghiệp tại các trường trung học trong hai tỉnh Nghệ An và Quảng Nam thường có: ‒‒ Giá sách, bàn ghế, máy vi tính có nối mạng internet; ‒‒ Các mô hình lí thuyết hướng nghiệp in trên bạt hyflex, các mô hình nghề nghiệp, các bản mô tả nghề, các câu chuyện nghề nghiệp, các tài liệu hướng nghiệp, sách viết về các vấn đề lựa chọn nghề nghiệp, tài liệu về tuyển sinh Đại học, Cao đẳng như những điều cần biết về tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, Trung cấp 54
  45. CÁC KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRUNG HỌC Đây là nơi cung cấp thông tin về hướng nghiệp và tuyển sinh cho cán bộ, giáo viên và học sinh khi có nhu cầu tìm hiểu và tham khảo. Đặc biệt, với những học sinh chưa được tiếp cận với hoạt động hướng nghiệp (lớp 6, 7, 8 cấp THCS) thì “góc hướng nghiệp” sẽ giúp các em bắt đầu có các câu hỏi/suy nghĩ về nghề nghiệp của bản thân. 2. Kinh nghiệm thực hiện “Góc hướng nghiệp” thường do một Phó Hiệu trưởng hay một giáo viên phụ trách Đoàn, Đội hay một thủ thư (dưới sự hướng dẫn của người phụ trách công tác hướng nghiệp trong trường) quản lý và duy trì. Tài liệu của góc hướng nghiệp được mua bằng kinh phí mua sách cho thư viện, các sản phẩm của các hoạt động ngoại khoá kết hợp với hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo các chủ điểm trong nhà trường như cuộc thi về mô hình nghề (trường THCS Nguyễn Du, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam - 2014), cuộc thi “nghề em yêu thích” (trường THPT Nông Sơn, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam - 2015), câu chuyện hướng nghiệp của học sinh (trường THCS Kỳ Tân và trường THPT Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An - 2015) Những sản phẩm này do chính học sinh trong trường tạo nên. PHẦN 3 Đối với một số cơ sở giáo dục như Trung tâm Kĩ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp thành phố Vinh, trường THCS Lê Thị Bạch Cát, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An thì phòng hướng nghiệp thường được sử dụng để thực hiện các buổi tư vấn cá nhân hay tư vấn nhóm nhỏ hoặc thực hiện các giờ giáo dục hướng nghiệp. Để hấp dẫn học sinh tới thăm, “góc hướng nghiệp” thường có các tranh ảnh, mô hình và thông tin, tài liệu cập nhật. Học sinh biết tới góc hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp (trường THCS Bạch Cát, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An), các buổi giới thiệu về trường đối với học sinh mới nhập học, học sinh truyền thông tin cho nhau tới thăm góc hướng nghiệp hay tài liệu trong “góc hướng nghiệp” được giới thiệu vào ngày sách Việt Nam (trường THPT Nguyễn Huệ, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam - 2015). Giáo viên và học sinh đều có thể tới “góc hướng nghiệp” để tìm kiếm thông tin qua sách, báo, internet và có thể mượn các tài liệu hướng nghiệp (trường THCS Lí Tự Trọng, thành phố Tam Kì, tỉnh Quảng Nam ). Như vậy, hình thức vận hành góc hướng nghiệp có thể xem tương tự như cách thức vận hành của một thư viện. Tuy nhiên, khi cần thiết, học sinh có thể được hướng dẫn cách tìm kiếm thông tin để có thông tin cập nhật, hữu ích mà không mất thời gian. Điều này có thể giải quyết được nếu như nhà trường kết hợp làm tốt các giờ sinh hoạt hướng nghiệp theo quy định của Bộ GD&ĐT. 3. Kết quả Khi giới thiệu nội dung “mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp” trong chuyên đề “quản lý hướng nghiệp ở cấp trung học” thì “góc hướng nghiệp” được các học viên đánh giá là hoạt động ban đầu cụ thể nhất và cần thiết nhất cho công tác hướng nghiệp. Trong những năm qua, đã rất nhiều trường trong hai tỉnh (khoảng 50-60%) tạo được góc hướng nghiệp 55
  46. CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP 2011 - 2015 trong trường. Tuỳ điều kiện của trường về cơ sở vật chất (phòng , tài liệu, tranh ảnh) và nhân sự mà “góc hướng nghiệp” có thể là được đặt ở một phòng riêng hoặc đặt ở một góc trong thư viện với những tài liệu hướng nghiệp để riêng. Cũng có thể đặt góc hướng nghiệp trong phòng sinh hoạt Đoàn, Đội. Như vậy, việc xây dựng và duy trì góc hướng nghiệp là cần thiết và không phải chỉ mang tính hình thức, làm thêm. Điều quan trọng là phải kết hợp được nhiều hoạt động để cùng đạt được nhiều mục đích. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một hoạt động hướng nghiệp đạt được mục đích tìm hiểu về của học sinh và có sản phầm cho “góc hướng nghiệp”. 4. Ví dụ xây dựng “góc Hướng nghiệp” Nguồn: Kinh nghiệm của trường THCS Nguyễn Du, thành phố Tam Kì, tỉnh Quảng Nam Năm 2012, trường THCS Nguyễn Du bắt đầu có góc hướng nghiệp. Khi đó, góc hướng nghiệp là một tủ sách nhỏ và một máy tính nối mạng đặt trong phòng sinh hoạt Đội của trường. Phụ trách góc hướng nghiệp là cô giáo tổng phụ trách đội và cũng là người cùng với thầy Hiệu trưởng phụ trách các giờ sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh khối 9. Năm 2013, trường thành lập một phòng riêng về tư vấn hướng nghiệp và tư vấn học đường. Trong phòng được trang bị máy tính nối mạng, bàn ghế, tủ sách hướng nghiệp, các posters về lí thuyết hướng nghiệp và 6 nhóm nghề theo mật mã Holland. Hiện tại, trường có 1300 học sinh (663 nam và 637 nữ) trong 31 lớp. Theo quan sát của cô giáo tổng phụ trách đội thì có tới 50% học sinh trong trường đã tới thăm “góc hướng nghiệp”. Song song với việc duy trì góc hướng nghiệp, nhà trường thực hiện đầy đủ 9 tiết sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh khối 9. Do vậy, học sinh trong trường đã nắm được các lí thuyết hướng nghiệp như là lí thuyết cây nghề nghiệp, lí thuyết hệ thống ; được làm trắc nghiệm về nhóm sở thích và khả năng nghề nghiệp, hiểu về bản mô tả nghề v.v Năm học 2013 - 2014 trường đã tổ chức cuộc thi “Xây dựng mô hình nghề nghiệp” dành cho học sinh khối 9 nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng tìm hiểu nghề nghiệp, có kiến thức về một số nghề và tăng cường các kĩ năng thiết yếu(26) cho học sinh. Các mô hình nghề nghiệp được giới thiệu toàn trường và trưng bày trong phòng hướng nghiệp. Sau đây là các nội dung chi tiết của cuộc thi: • Thời gian: 1 tháng 26. Kĩ năng thiết yếu: được dịch từ tiếng anh là employability skills. Là những kĩ năng cần thiết cho học hành, công việc và cuộc sống của mỗi người. Xem thêm tài liệu bổ sung sách giáo viên Hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 10, 11 và 12 - trang 32, chuyên đề 1 lớp 10. 56
  47. CÁC KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRUNG HỌC • Đối tượng tham gia: ‒‒ Làm mô hình: 10 học sinh/lớp (25 nam và 45 nữ); giáo viên chủ nhiệm các lớp - hướng dẫn học sinh; 2 giáo viên phụ trách hướng nghiệp; ‒‒ Tham gia cuộc thi: Toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường và một số giáo viên của các trường bạn. • Điều kiện thực hiện: Học sinh đã nắm được lí thuyết hướng nghiệp, bản mô tả nghề; Ban Giám hiệu, cán bộ và giáo viên phụ trách hướng nghiệp và giáo viên chủ nhiệm sáng tạo và tâm huyết; ngân sách thực hiện: kết hợp với hoạt động ngoài giờ lên lớp • Tiến trình: Theo sở thích nghề nghiệp, mỗi lớp đăng kí tìm hiểu một ngành nghề. Học sinh đã tiến hành tham quan thực tế, quan sát, phỏng vấn, chụp ảnh, tìm hiểu thông tin trên mạng internet, sách báo, v.v để xây dựng các mô hình và viết thuyết minh về nghề (một lớp đã quay phim giới thiệu nghề bác sĩ). • Chất liệu: Mô hình nghề được làm bằng xốp, giấy, decan, form, giấy bìa và các phụ liệu khác có thể trưng bày được lâu. • Tiêu chí chấm: Tên gọi của nghề đúng theo Bản mô tả nghề (1 đ); Mô tả được đặc điểm đặt trưng của nghề (4 đ); Hình thức đẹp và sáng tao (2 đ); Chất liệu có thể trưng bày PHẦN 3 trong thời gian lâu dài (1 đ); Thuyết minh nêu được hoạt động cơ bản của nghề, những tiềm năng, triển vọng, sự cần thiết của nghề đối với đời sống, bản thân muốn nhắn nhủ đến các bạn học sinh khác thông điệp về sự cần thiết của sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với “rễ”(27) của cây nghề nghiệp (2 đ). • Kết quả: 6 mô hình và 1 video clip về nghề được xây dựng và sử dụng cho các hoạt động hướng nghiệp trong trường; học sinh đã áp dụng được lí thuyết hướng nghiệp vào thực tế; học sinh có cơ hội trải nghiệm nghề để hiểu rõ hơn về sở thích và khả năng của bản thân; học sinh đã rèn luyện được kĩ năng làm việc theo nhóm, khơi gợi sự sáng tạo của các em qua các ý tưởng cho mô hình; Các học sinh không tham gia làm mô hình đã có cơ hội tìm hiểu về các ngành nghề qua hội thi. Sau khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp, Em Hồ Nguyễn Tri Ân lớp 9/7 phát biểu: “Nhờ được học trước phần lí thuyết hướng nghiệp nên khi tìm hiểu về nghề chúng em thấy dễ dàng hơn và hiểu nhanh hơn. Với sự tư vấn thêm của GVCN, chúng em đã hoàn thành mô hình một cách dễ dàng. Em mong nhà trường tổ chức nhiều hoạt động như thế này hơn nữa để chúng em có thể tự rèn luyện kĩ năng sống cho bản thân nhiều hơn, đặc biệt là trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.” 27. “rễ” cây nghề nghiệp có các yếu tổ: sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của mỗi người. 57
  48. CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP 2011 - 2015 V. Tổ chức tư vấn hướng nghiệp nhóm lớn Ảnh 8: Giới thiệu về các nhóm nghề trong tư vấn nhóm lớn 1. Giới thiệu Tư vấn hướng nghiệp nhóm lớn là một hoạt động tổ chức trong một buổi với số đông học sinh tham gia (50 - 500 học sinh, tuỳ quy mô và khả năng điều hành của nhà trường). Tư vấn hướng nghiệp nhóm lớn góp phần nâng cao kiến thức hướng nghiệp và kiến thức tuyển sinh cho số đông học sinh trong cùng một thời gian; tạo nhu cầu tìm hiểu về hướng nghiệp cho học sinh ở các lớp chưa được hướng nghiệp; tạo cơ hội để nhà trường phối hợp với cha mẹ học sinh và/ hoặc các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp để giúp nâng cao kiến thức hướng nghiệp cho các em. Chúng ta cần phân biệt, tư vấn tuyển sinh chủ yếu là cung cấp thông tin về các cơ sở đào tạo, còn tư vấn hướng nghiệp là tư vấn hướng học và tư vấn chọn nghề, trong đó có cả phần 58
  49. CÁC KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRUNG HỌC cung cấp thông tin về các cơ sở đào tạo và thông tin về nghề nghiệp. Như vậy, tư vấn tuyển sinh chỉ là một bước trong quy trình tư vấn hướng nghiệp. 2. Kinh nghiệm thực hiện Trong các năm qua, nhiều trường trung học trong hai tỉnh Nghệ An và Quảng Nam đã áp dụng hình thức tư vấn hướng nghiệp nhóm lớn thay cho việc chỉ tổ chức tư vấn tuyển sinh. Kinh nghiệm thu được cho thấy hình thức này có nhiều ưu điểm, nhất là trong thời điểm ban đầu khi công tác hướng nghiệp mới được quan tâm. Tuy nhiên, hoạt động này yêu cầu cần phải có sự chuẩn bị và thực hiện rất chu đáo cả về hình thức lẫn nội dung để đảm bảo thành công cũng như góp phần khích lệ việc ủng hộ và tham gia các hoạt động hướng nghiệp tiếp theo của cả cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức ngoài nhà trường. Do vậy, các cơ sở giáo dục nên cân nhắc kĩ trước khi triển khai hình thức này. PHẦN 3 Ưu điểm của hình thức tư vấn nhóm lớn: ‒‒ Đặc biệt đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong thời gian ngắn khi trường chưa tổ chức hình thức hướng nghiệp nào cho học sinh. Tuy nhiên, nếu các trường đã có nhiều hoạt động hướng nghiệp thì vẫn sử dụng được hình thức này nhưng cần thiết kế kịch bản để học sinh đào sâu và áp dụng các kiến thức hướng nghiệp đã có (có thể vận dụng theo hình thức như cuộc thi tìm hiểu chuyên sâu về các nhóm ngành hay tư vấn theo nhóm nhỏ, xem thêm ví dụ của trường THPT Đô Lương 3, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An); ‒‒ Có thể kết hợp với các hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề của tháng (ví dụ: Tháng 12 - ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, chủ đề Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp - nội dung có thể bao gồm lí thuyết hướng nghiệp, giao lưu khách mời để tìm hiểu về nghề nghiệp. Tháng 3 chủ điểm Đoàn - nội dung tập trung vào tư vấn hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh ); ‒‒ Toàn thể lãnh đạo, cán bộ và giáo viên trong trường đều biết đến hướng nghiệp, hiểu thêm về hướng nghiệp và tích cực ủng hộ hướng nghiệp (nếu trong trường mới chỉ ít cán bộ và giáo viên biết về hướng nghiệp); ‒‒ Gây chú ý của cha mẹ học sinh, các cơ quan đoàn thể ngoài trường học (có thể do được mời tham dự, hoặc do học sinh trao đổi với cha mẹ, người thân); ‒‒ Thông qua buổi tư vấn, lãnh đạo, cán bộ và giáo viên trong trường hiểu rõ thêm về năng lực hướng nghiệp của học sinh cũng như nguyện vọng về hướng học và hướng nghề của các em; ‒‒ 59
  50. CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP 2011 - 2015 Điều kiện để đảm bảo thành công: ‒‒ Số lượng cán bộ và giáo viên tham gia và thời gian chuẩn bị cho một buổi tư vấn nhiều hơn rất nhiều các hình thức sinh hoạt hướng nghiệp theo lớp hoặc 1-3 lớp; ‒‒ Có ít nhất một cán bộ/giáo viên hiểu sâu về hướng nghiệp và một cán bộ/giáo viên rất hiểu về tuyển sinh. Ngoài ra, cần có ít nhất 6 cán bộ/giáo viên hiểu rõ về 6 nhóm nghề theo sở thích và khả năng của mật mã Holland; ‒‒ Sự ủng hộ và hợp tác của lãnh đạo, cán bộ và giáo viên tham gia là rất cần thiết, đặc biệt sự phối hợp giữa các giáo viên chủ nhiệm và cán bộ/giáo viên phụ trách hướng nghiệp; ‒‒ Cần phải có kịch bản và kĩ năng điều hành để đảm bảo sự tập trung về nội dung và sự tham gia tích cực của học sinh nam, nữ(28); ‒‒ Nếu có thể, xây dựng/sử dụng mạng lưới chuyên nghiệp(29) để công tác tuyên truyền lan rộng và nội dung phong phú hơn; ‒‒ Cơ sở vật chất: loa đài, hội trường hay sân bãi phù hợp với điều kiện thời tiết ; ‒‒ Một buổi tư vấn nhóm lớn không thể đảm bảo có thể cung cấp hết các nội dung hướng nghiệp để giúp học sinh có thể đạt được các năng lực hướng nghiệp cần thiết, vì vậy, chúng ta cần có kế hoạch tiếp tục triển khai những hình thức hướng nghiệp khác trước và hoặc sau buổi tư vấn. 3. Kết quả Các trường THCS và THPT trong hai tỉnh của chương trình đã tổ chức nhiều buổi tư vấn hướng nghiệp nhóm lớn với sự linh hoạt về nội dung để đáp ứng mục tiêu của nhà trường về hướng nghiệp trong từng giai đoạn. Sau đây là thống kê một số nội dung tư vấn nhóm lớn đã được thực hiện ở các trường trung học. Người đọc có thể liên hệ tới các địa chỉ dưới đây để tham khảo nội dung chi tiết. Ngoài ra, trong mục 4, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết nội dung tư vấn hướng nghiệp dưới dạng chuyên sâu giúp học sinh khám phá bản thân của trường THPT Đô Lương 3, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An để chúng ta thấy rằng với nguyên tắc tổ chức tư vấn hướng nghiệp nhóm lớn chúng ta có thể linh hoạt và sáng tạo với các nội dung khác nhau, cách điều hành khác nhau. ‒‒ Tư vấn hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh: Cung cấp lí thuyết hướng nghiệp, tư vấn theo nhóm ngành và nhóm học lực: trường THPT Bắc Trà My, huyện Bắc Trà 28. Một buổi tư vấn nhóm lớn hiệu quả (có sự tập trung của học sinh nam, nữ) chỉ nên dài tối đa 2,5 tiếng, vì vậy, cần chú ý xây dựng nội dung cô đọng và tập trung vào mục tiêu chủ yếu. 29. Mạng lưới chuyên nghiệp (tiếng anh: Networking): những mối quan hệ được thiết lập trong môi trường làm việc, những buổi họp, gặp gỡ về công việc hay các hoạt động ngoại khoá như là cha mẹ học sinh, cựu học sinh, nhà sản xuất và kinh doanh tại địa phương Mạng lưới này giúp cán bộ, giáo viên và học sinh cập nhật thường xuyên kiến thức về nghề nghiệp, thông tin đào tạo, thị trường lao động giúp cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại cơ sở thuận lợi hơn. 60
  51. CÁC KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRUNG HỌC My, tỉnh Quảng Nam; trường THPT Nghi Lộc 3, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An ; ‒‒ Tư vấn hướng nghiệp và tìm hiểu thông tin về trường nghề trong vùng: trường THCS Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; trường THCS Anh Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ; ‒‒ Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp: Tiểu phẩm về nghề nghiệp và giao lưu tìm hiểu con đường lập nghiệp của khách mời như trường THCS Hạnh Thiết, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An hay trường THPT Nguyễn Khuyến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã dùng mô hình lập kế hoạch nghề, tranh ảnh và video về một số trường Đại học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, sơ đồ mười con đường vào đời của học sinh THCS và THPT, hệ thống giáo dục quốc dân để tư vấn cho học sinh về sự phù hợp của em với trường hoặc nghề em muốn chọn qua cách đặt các câu hỏi; ‒‒ Tư vấn hướng nghiệp: cung cấp lí thuyết hướng nghiệp, tiểu phẩm sự tương quan giữa sở thích và khả năng, trắc nghiệm sở thích và khả năng: THCS Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ; ‒‒ Giao lưu về hướng nghiệp giữa cha mẹ học sinh và học sinh Tư vấn hướng nghiệp và kết nối với phụ huynh: trường THCS Lê Lợi, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng PHẦN 3 Nam; trường THCS Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; trường THPT Nghi Lộc 3, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 4. Ví dụ tổ chức tư vấn nhóm lớn chuyên sâu Nguồn: Trường THPT Đô Lương 3, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An • Bối cảnh: Sau khi triển khai các tiết sinh hoạt hướng nghiệp về cơ sở khoa học của việc chọn nghề, tìm hiểu bản thân cho 472 (nam 224, nữ 248) học sinh của 12 lớp khối 12, trường THPT Đô Lương 3 tiến hành một sáng kiến kinh nghiệm đó là “Tìm hiểu sở thích và năng lực nghề nghiệp của học sinh khối 12 thông qua các bài trắc nghiệm”. Mục tiêu để xác định mức độ phù hợp của trắc nghiệm đối với học sinh cũng như rút kinh nghiệm trong việc sử dụng trắc nghiệm trong tương lai. Tuy nhiên, trắc nghiệm không phải là công cụ duy nhất để cho chúng ta câu trả lời chính xác. Kết quả trắc nghiệm chỉ là một trong các nội dung để học sinh tham khảo (76% học sinh thấy kết quả trắc nghiệm rất phù hợp, 12% học sinh thấy kết quả trắc nghiệm phù hợp, 7% học sinh thấy cần phải tìm hiểu thêm, 5% học sinh thấy đặc biệt cần tư vấn thêm). Ngoài ra, kết quả trắc nghiệm cần được sử dụng trên cơ sở các hiểu biết về lí thuyết hướng nghiệp. Do vậy, nhà trường đã triển khai buổi tư vấn hướng nghiệp nhóm lớn và tư vấn tuyển sinh kết hợp với hoạt động chào mừng “tháng Thanh niên” 2015. • Mục tiêu: Giải đáp kết quả trắc nghiệm và tư vấn để học sinh khám phá được sự phù hợp sở thích, và khả năng với nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp và giải đáp các thắc mắc về đổi mới thi cử và tuyển sinh năm 2015. 61
  52. CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP 2011 - 2015 • Địa điểm: Trường THPT Đô Lương 3, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. • Chủ trì: Ban chấp hành Đoàn trường phối hợp với bộ phận tuyển sinh các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Đại học Vinh, Đại học kinh tế Nghệ An, Đại học SP Kỹ Thuật Vinh, Đại học Công nghiệp Vinh, Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung). • Chuẩn bị: ‒‒ Liên hệ, thảo luận với các trường Đại học, Cao đẳng trong vùng; ‒‒ Xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ; ‒‒ Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang trí cho buổi tư vấn: 6 góc hướng nghiệp theo 6 nhóm nghề (kĩ thuật, nghiên cứu, nghệ thuật, xã hội, quản lý và nghiệp vụ), 5 nhóm tuyển sinh của 5 trường Đại học, Cao đẳng; ‒‒ Liên hệ khách mời trong huyện: đại diện cha mẹ học sinh, huyện đoàn • Chương trình: TT Nội dung Thời lượng 1 Ổn định tổ chức và văn nghệ chào mừng 10 phút 2 Khai mạc, giới thiệu đại biểu 5 phút 5 Mô tả 6 nhóm nghề theo lí thuyết mật mã Holland 20 phút 6 Hướng dẫn học sinh đối chiếu kết quả trắc nghiệm với các đặc trưng tương ứng 15 phút của 6 nhóm nghề 7 Phỏng vấn học sinh về kết quả trắc nghiệm và giải đáp các thắc mắc tại 6 góc của 30 phút 6 nhóm nghề 8 Văn nghệ 5 phút 9 Triển khai trò chơi giải ô chữ liên quan đến hướng nghiệp (có trao thưởng) 30 phút 10 Giới thiệu nội dung tuyển sinh của các trường Đại học, Cao đẳng và giải đáp thắc 40 phút mắc của học sinh 12 Phát biểu của Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh 5 phút 13 Tổng kết, bế mạc 5 phút Sau buổi tư vấn, tất cả học sinh tham gia viết bài thu hoạch, chia sẻ quan điểm và định hướng nghề nghiệp của bản thân theo từng lớp. Nếu học sinh nào còn có câu hỏi, các thầy cô trong Ban chấp hành Đoàn trường sẽ tư vấn trực tiếp. 62