Chính sách báo chí của thực dân Pháp ở Đông Dương
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách báo chí của thực dân Pháp ở Đông Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- chinh_sach_bao_chi_cua_thuc_dan_phap_o_dong_duong.pdf
Nội dung text: Chính sách báo chí của thực dân Pháp ở Đông Dương
- Chính sách báo chí của thực dân Pháp ở Đông Dương
- CHÍNH SÁCH BÁO CHÍ CỦA THỰC DÂN PHÁP ĐẦU THẾ KỶ 20 ĐẾN NĂM 1945 (Tài liệu tham khảo) 1. Chính sách báo chí của chính quyền thực dân từ những năm 20 của thế kỷ XX Đã có trên 100 văn bản của chính quyền thực dân quy định về xuất bản, in, phát hành và lưu hành báo chí ở Đông Dương, từ đạo luật, sắc lệnh quy định ở nước Pháp, được ban hành và có hiệu lực ở thuộc địa, đến những nghị định của Toàn quyền Đông Dương ban hành riêng cho Đông Dương; rồi đến những quyết định của các viên quan đầu xứ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ). Dưới đây là những đạo luật, sắc lệnh và nghị định đáng chú ý: 1. Sắc lệnh ký ngày 25/5/1881 của Tổng thống Pháp G.Grêvilơ quy định quốc tịch của người Việt Nam ở Nam Kỳ được hưởng mọi quyền công dân như người Pháp trên đất Pháp. 2. Luật về tự do báo chí của Quốc hội Pháp thông qua ngày 29/9/1881, được ban hành ở Nam Kỳ theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 12/9/1881.
- Đây là kết quả của cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ của nhân dân Pháp từ cách mạng Pháp năm 1789, trong đó có tự do báo chí. Đứng về thời điểm lịch sử, khi luật được thông qua cũng là lúc nước Pháp tư bản chủ nghĩa bắt đầu chuyển sang thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, nhưng phái tả trong Thượng nghị viện mạnh, chiếm đa số, áp đảo phái hữu, nên có những tiến bộ nhất định, đồng thời có những hạn chế. Sau đây là một số điểm quan trọng có quan hệ đến Nam Kỳ không phải chỉ trong những năm 20 của thế kỷ XX, mà cả những năm sau, đến việc xuất bản báo chí công khai, hợp pháp cho báo chí cách mạng trong thời kỳ vận động dân chủ (1936 - 1939). “Điều 1: Việc ấn loát và mở hiệu sách đều được tự do”. “Điều 5: Mọi báo chí và xuất bản phẩm định kỳ đều không cần xin phép trước và không phải nộp tiền ký quỹ, sau khi đã khai theo những quy định trong Điều 7”. “Điều 6: Mọi báo chí và xuất bản phẩm định kỳ đều có một người quản lý. Người quản lý phải là ngưòi Pháp1[1], thành niên, được hưởng quyền công dân và từ trước đến nay chưa hề bị tòa án xử mất quyền công dân”. “Điều 7: Trước khi phát hành các báo chí hay xuất bản phẩm định kỳ, phải làm bản khai ở Cục Biện lý về những điểm sau đây: 1) Tên của tờ báo hay xuất bản phẩm định kỳ và phương thức phát hành; 2) Tên và địa chỉ của người quản lý;
- 3) Nơi in báo; Tất cả những sự thay đổi trong các điểm trên đây buộc phải khai báo trước 5 ngày”. “Điều 10: Khi phát hành mỗi tờ báo hay ấn phẩm định kỳ phải nộp 2 bản có chữ ký của người quản lý ở Cục Biện lý hay ở tòa Đốc lý các thành phố, nơi không có tòa án đệ nhị cấp”. Đáng lẽ từ sau ngày 12/9/1881, báo chí ở Nam Kỳ bất kể xuất bản bằng ngôn ngữ nào phải được tự do hoạt động theo Luật Báo chí trên của Quốc hội Pháp. Nhưng đế quốc Pháp đã tùy tiện không chịu thi hành, bác bỏ hiệu lực pháp lý của nó, buộc mọi tờ báo tiếng Việt đều phải làm đơn xin phép, chỉ khi nào được Toàn quyền chuẩn y mới được ra báo. Trong quá trình biên tập, báo chí tiếng Việt phải chịu sự kiểm duyệt, cắt bỏ những câu, những đoạn cho đến xóa bỏ cả một bài mà xét ra không có lợi cho sự thống trị thực dân. Sở dĩ có tình hình và chủ trương này là vì tờ Phan Yên báo xuất bản tháng 12/1898 đăng hàng loạt bài có liên quan đến tình hình chính trị ở Đông Dương. Có những bài có ý chống lại sự có mặt của thực dân Pháp, đăng những dư luận phản ánh phần nào tinh thần yêu nước của người Việt Nam. Để đối phó với thực trạng đang đặt ra trước mắt ấy và để phòng xa, Bộ Thuộc địa Pháp cho ra đời Sắc lệnh ngày 30/12/1898, và được ban hành ở Đông Dương vào ngày 30/1/1899.
- Như vậy là Luật tự do báo chí ngày 29/7/1881 không được áp dụng ở các xứ thuộc địa như Bắc Kỳ, Trung Kỳ (và cả Lào, Campuchia) mà cũng bãi bỏ luôn việc thực hiện ở cả Nam Kỳ. Sắc lệnh này là căn cứ chủ yếu cho đế quốc Pháp thực hiện chính sách đối với báo chí ở Đông Dương mãi về sau, mở rộng quyền hạn cho Toàn quyền Đông Dương tùy tiện ngăn cấm và cản trở lưu hành báo chí tiến bộ, có nội dung công kích các việc làm xấu xa, vô nhân đạo của bọn cầm quyền. Người nào vi phạm các điều khoản ấy sẽ bị truy tố trước tòa án tiểu hình. Đồng thời, chúng dùng các hội làm đoàn thể để tập hợp, tranh thủ các nhà báo. Nghiệp đoàn báo chí Nam Kỳ (Syndicat de la Presse Cochinchinoise) ra đời và họp Đại hội ngày 6/9/1917 vẫn được duy trì hoạt động. Để hỗ trợ cho Varen, Chính phủ Pháp ban hành Sắc lệnh báo chí ngày 4/10/1927 do Tổng thống G. Đumécgơ ký, thi hành ở các xứ thuộc địa và bảo hộ. Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định ban hành ở Đông Dương ngày 10/12/1927. Ngay sau khi công báo nước Cộng hòa Pháp đăng sắc lệnh này, Hội Nhân quyền Pháp gửi thư đến Bộ trưởng Thuộc địa L. Périê phản đối, đề ngày 14/10/1927. Nhưng bọn thực dân bất chấp, vẫn tiến hành như những điều chúng đã công bố, mặc cho báo chí và các tổ chức lên án, phê phán. Theo thống kê của Pháp, đầu năm 1922, cả Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ có 86 tờ báo, trong đó có 19 tờ chữ quốc ngữ và 67 tờ chữ Pháp (phần lớn bao gồm
- công báo các loại, tạp chí, chuyên san của cơ quan hành chính và kinh tế Pháp; có một vài tờ báo là của trí thức và tư sản Pháp đứng về phía chính quyền thực dân). Đến cuối năm 1929, cả ba xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ có 153 tờ báo, trong đó 47 tờ chữ quốc ngữ và 100 tờ chữ Pháp. Đáng chú ý là tính chất và cơ cấu các loại đã có những thay đổi về xu hướng chính trị. Báo chữ quốc ngữ đã xuất bản những tờ công khai chỉ trích, phê phán chính quyền và những tên quan lại tham nhũng, xấu xa, như Đông Pháp thời báo, Pháp Việt nhứt gia, Tân thế kỷ, Tiếng dân, Hữu thanh, Khai hóa nhật báo, Đông Tây tuần báo Chữ Pháp do người Việt chủ trương, có La Cloche felée, L. Annam, Le Nha que, Le Jenne Annam; chữ Pháp do người Pháp tiến bộ, nhân đạo chủ trương như L. Indochine, sau là L’ Indochine enchainée của A. Manrô và p. Mônanh (1925 - 1926) 2. Chính sách báo chi của chính quyền thực dân giai đoạn 1930 - 1936 Những luật lệ, sắc lệnh, nghị định của chính quyền thực dân thời kỳ trước năm 1930 như đã trình bày ở trên, vẫn giữ nguyên hiệu lực của nó. Từ năm 1930 đến giữa năm 1930, trước ngày Chính phủ L. Blum thành lập, chính quyền thực dân đã ban hành trên 30 văn bản mới về báo chí, hoặc có liên quan đến báo chí. Trong số những văn bản mới này, phần lớn là quy định tăng thêm thời hạn bị tù và tiền phạt nếu vi phạm các điều 1 sắc lệnh và nghi định đã quy định từ trước, để kiềm chế báo chí chặt chẽ hơn trong gọng kìm của chính sách thực dân. Đáng
- chú ý là nghị định của Toàn quyền R. Rôbanh ký ngày 1/1/1935 về bãi bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí quy định từ năm 1898. Nghị định không được công bô trên Công báo (J.O.I.F), các báo chí đương thời cũng không có toàn văn, chỉ được phổ biến ý chính Một số báo đã đưa tin, bình luận về chủ trương này. Thông sứ Bắc Kỳ Y. Saten đến Hội nghị thường niên Viện Dân biểu Bắc Kỳ đọc một bài diễn văn vào ngày 3/11/1937 có đoạn: “Hai điểm như đã tập trung dư luận công chúng và sự cổ động làm đọng lại trong ý thức: vấn đề giải phóng tù chính trị và vấn đề báo chí”. “Vấn đề báo chí không ngừng được theo dõi ở Bắc Kỳ với một lợi ích ham muốn bỏi dư luận công cộng. Vấn đề đó đôi khi làm nảy sinh việc cổ động trong ý thức, tôi tưởng cần nhận rõ nguồn gốc của những cuộc vận động lộn xộn về tư tưỏng và con người”. “Không có gì đáng nói về sự việc mới nhận thấy dư luận rất phổ biến trong giới “trẻ” về báo chí Bắc Kỳ, sau đó nghề làm báo là một nghề đã làm. Nó tồn tại trước hết là phơi bày những dư luận cực đoan và đã góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp vào toàn bộ phong trào báo chí hay hoạt động nhằm mục đích làm rối loạn trật tự”. “Việc xóa bỏ chê độ kiểm duyệt là một phương sách còn rất mới mà nhiều người “trẻ” có khả năng học tập sử dụng để tự tự do đưa tin mà họ ưng thích. Tuổi tác và kinh nghiệm còn thiếu để rút ra một lợi ích hợp lý vế quyền tự do hành
- động đặt ra bất thường cho say sưa ngôn từ hay ngòi bút. Hành động của họ cực đoan, đôi khi nhẹ nhàng hơn là nó không tham dự vào một ý hướng có hại, ngẫm nghĩ và có suy tính. Tôi tự nghĩ rằng trong một vài năm, phần lớn các tờ báo đã tỏ một thái độ và một địa vị xã hội phù hợp hơn nữa với vai trò mà báo chí cần phải có ở xứ này”. Chính quyền thực dân chủ trương xóa bỏ chế độ kiểm duyệt không phải nhằm mở rộng quyền tự do hoạt động cho báo chí mà là tăng cường việc ra lệnh thu hồi giấy phép đôi với những tờ báo mà chúng thấy không ưa, cố ý công kích chính sách thực dần, phê phán bọn quan trường sâu mọt, tàn nhẫn, thối nát, dù là dưới hình thức sỗ sàng, bốp chát, hay kín đáo, tế nhị, bất kể là báo của ai, bằng tiếng Pháp hay dã man hơn là cắt bỏ một vài đoạn, một bài, cho đến cả một trang báo, nhưng tờ báo vẫn còn sống dù là sống lay lắt. 3. Chính sách báo chí của chính quyền thực dân giai đoạn 1936 - 1939 Trong suốt ba năm vận động dân chủ, Chính phủ Pháp và chính quyền thực dân có trên 40 văn bản quy định bổ sung về báo chí và quan hệ đến báo chí. Ngày 12/8/1936, Chính phủ Pháp ra sắc lệnh mới về báo chí do Tổng thống Lơbroong ký có tiếp chữ ký của Bộ trưởng Tư pháp Ruyca, Bộ trưởng Thuộc địa Mutê; ngày 17/9/1936, Xinvétxtơrơ thay mặt Toàn quyền Đông Dương Róbanh, ký nghị định ban hành ỏ Đông Dương, sắc lệnh có ba điều. Sau đây là điều 1 và điều 2:
- “Điều 1: Trong các lãnh thổ Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Cao Miên và Lào, việc công bố hay truyền bá bằng bất cứ biện pháp nào những tin tức sai lầm, những văn bản xuyên tạc và vu cáo đối với người khác vì cố tình mà làm giảm lòng tin, sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến một năm và phạt tiền từ 100 đến 3.000 phrăng, hoặc một trong hai hình thức đó, khi ấn phẩm hoặc việc truyền bá ấy dẫn tới làm rốì loạn kỷ luật và đạo đức và các lực lượng lục quân, hải quân và không quân”. “Điều 2: Những vi phạm điều trên sẽ bị đưa ra xử trước tòa án tiểu hình”. Sắc lệnh này không thực hiện ở Nam Kỳ là đất thuộc Pháp. Một sự thật khách quan nào đưa lên báo có thể làm cho kẻ thù sợ hãi, “cho đó là tin tức sai lầm”, “văn bản xuyên tạc và vu cảo”, bị chính quyền thực dân lấy cớ làm án một cách độc đoán và đàn áp báo chí. Rát nhiều đơn gửi lên Toàn quyền xin phép ra báo đã bị bác. May lắm có tờ nào được ra thì cũng qua một thời gian dài điều tra, xem xét. Theo báo cáo cùa các nhà báo cách mạng ở Hà Nội với Ônen (Hanel), đại biểu Đảng Cộng sản Pháp, nghị sĩ Quốc hội Pháp trong dịp sang Đông Dương, cuộc họp báo Hội đồng Chính phủ tháng 8/1937 xét 43 đơn xin ra báo, chỉ duyệt có hai đơn2[2]. Khi tờ báo Dân chúng, cơ quan trung ương của Đảng xuất bản công khai ở Sài Gòn không xin phép, dựa vào phong trào dân chủ đang lên và luật tự do báo chí
- của Quốc hội Pháp mà Nam Kỳ được hưởng, bị bọn thực dân cầm quyền làm sai lạc đi trong mấy chục năm, buộc chúng phải thừa nhận tính nửa hợp pháp trong thời gian đầu. Ngày 30/8/1938, hơn một tháng sau khi báo Dân chúng ra số 1, Tổng thống Pháp Lơbroong ký sắc lệnh, tiếp ký là Bộ trưởng Thuộc địa Măngđen, được Toàn quyền Đông Dương Brêviê ra nghị định riêng cho Nam Kỳ ngày 7/10/1938, gồm hai điều, trong đó: "Điều 1: Các điều 2 và 4 trong sắc lệnh ký ngày 30-12-1898 về chê độ báo chí ỏ Đông Dương từ nay bãi bỏ”3[3]. Như vậy là các báo chí và ấn phẩm định kỳ xuất bàn ở Nam Kỳ không cần xin phép trước. Nhưng chính quyền thực dân chỉ công nhận giá trị điều 5 của luật ngày 29/7/1881 riêng đối với Nam Kỳ. Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng đều là nhượng địa cho Pháp, có quy chế cho Nam Kỳ. Ta đòi thực hiện sắc lệnh ngày 30/8/1938 ở cả ba thành phố này. Pháp lấy lý do là các nơi ấy mới nhượng cho Pháp từ ngày 3/10/1888, tức là sau luật ngày 29/7/1881 hơn 7 năm, do đó không đủ điều kiện hưỏng quyền tự do báo chí như ở Nam Kỳ. Hành vi xảo trá đó chính là nhằm trốn tránh thi hành luật tự do báo chí. Các văn bản pháp quy về báo chí không quy định thời hạn chung từ khi cho phép đến khi xuất bản là bao nhiêu lâu, nếu kéo dài quá thời hạn đó thì không được
- xuất bản nữa. Nhưng khi ký nghị định, Toàn quyền Đông Dương tùy tiện cho thời hạn khác nhau đối với từng tờ báo. Đời nay, 1936, Tiểu thuyết thứ năm, 1937, thời hạn là 6 tháng. Dân, 1938, thời hạn là 3 tháng. Trước kia, từ năm 1931, tờ báo nào đã có nghị định của Toàn quyền cho phép xuất bản rồi, bao nhiêu lâu sau đó, 3 tháng, 6 tháng hay hơn nữa mới ra số 1 là tùy người được phép4[4]. Theo các sắc lệnh và nghị định, một tờ báo vi phạm một điều luật nào đó sẽ bị đưa ra xét xử trước tòa án tiểu hình. Phan Tử Nghĩa, Giám đốc tờ báo chữ Pháp Rassemblement! (do Xứ uỷ Bắc Kỳ bí mật chỉ đạo, danh nghĩa là tuần báo chính trị, kinh tế và xã hội ra ngày thứ ba, cơ quan của tất cả các lực lượng dân chủ Đông Dương) bị gọi ra tòa đại hình ngày 4/12/1937, bị truy tố về tội xuất bản nốì tiếp theo Le Travail. Đây là lần đầu tiên và cũng là một lần duy nhất một tờ báo ở Đông Dương bị gọi ra tòa đại hình (cần đọc thêm tài liệu ở phần khác). Hội Ái hữu báo giới người ở Nam Kỳ (viết tắt là AJAC) do nhà cầm quyển chủ trương lập ra từ ngày 22/6/1932 vẫn tồn tại, nhưng thay đổi nhân sự hội đồng quản trị để đề phòng những người dân chủ nắm lấy tổ chức đấu tranh vói chúng. Toàn quyền Robanh ban hành nghị định bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí ở Đông Dương từ ngày 1/1/1935. Nay đứng trước tinh hình bóng mây Chiến tranh thế giới thứ hai đang bao phủ trời Âu, việc bùng nổ chỉ còn tính ngày giờ, Toàn quyền
- Brêviê ra nghị định thu hồi nghị định bỏ kiểm duyệt, trở lại chế độ kiểm duyệt từ ngày 29/8/1939. Nhiều tờ báo in ra lại xuất hiện những đoạn, những cột, cho đến cả những trang bỏ trắng, in vào đó chữ "kiểm duyệt". Đơn xin xuất bản báo mới lúc này đều bị xếp lại, không xét. Sắc lệnh của Chính phủ Pháp ngày 26/9/1939, sau điều 1 và điều 2 cấm các đảng cộng sản và các đoàn thể do đảng cộng sản tổ chức và chỉ đạo hoạt động, điều 3 viết về báo chí: “Nghiêm cấm việc đăng báo, lưu hành, bày bán, cất giữ báo chí và ấn phẩm định kỳ hay không định kỳ, kể cả hình các hình vẽ, tuyên truyền những khẩu hiệu của phái Đệ tam quốc tế và những cơ quan có quan hệ với phái ấy”. Đến khi đứng trước ngưỡng cửa của chiến tranh, bọn cầm quyền thẳng tay xóa bỏ những điều cải cách, tiến hành chính sách phát xít đối với báo chí, đàn áp báo chí tiến bộ, khủng bố các nhà báo dân chủ và cách mạng. Nhiều tờ báo phải đình bản. Các nhà báo cách mạng từ công khai chuyển vào hoạt động bí mật. 4. Chính sách báo chí của chính quyền thực dân giai đoạn 1939 - 1945 Ngay ngày Đức nổ súng xâm lược Ba Lan, mở đầu Chiến tranh thế giới thứ hai, ngày 1/9/1939, Chính phủ Pháp ban hành một sắc lệnh, được Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định ban hành ngày 19/10/1930, có đoạn viết: “kể từ khi có sắc lệnh tổng động viên, cấm ngặt công bố theo mọi điểm kê trong điều 23, luật 29/7/1881 về tự do báo chí, mọi thông tin giúp cho một cường quốc chống lại nước Pháp hay tác động có ảnh hưởng tai hại đến tinh thần quân đội và nhân dân”.
- Người nào vi phạm sắc lệnh này sẽ bị phạt tù từ 1 năm đến 10 năm, phạt tiền từ 1.000 phrăng đến 10.000 phrăng. Tiếp theo sắc lệnh này, bọn bù nhìn Nam triều ban hành Dụ số 78 ngày 15/2/1940 truy nã những điểm khác các sắc lệnh cũ; chỉ có sắc lệnh ngày 26/9/1939, điểm thứ ba nói về báo chí vừa trình bày ở trên là đáng chú ý hơn cả. Toàn quyền Đông Dương nhận được sắc lệnh từ Pari điện đi ngày 26/9, hai ngày sau ngày 28/9, đã ký Nghị định ban hành ở Đông Dương, rồi lại vội vã điện báo cho các thống sứ, thống đốc và khâm sứ, các viên công sứ và chủ tỉnh cho niêm yết cấp tốc để nhân dân biết và thi hành ngay lập tức, mặc dầu đến ngày 30/9/1939, sắc lệnh này mới được in trên Công báo Đông Pháp (J. 0.1. F.). Trong điều 1, sắc lệnh ngày 1/2/1902 quy định việc ban hành các luật về sắc lệnh ở Đông Dương được áp dụng ở thành phố một ngày sau và ở các tỉnh hai ngày sau khi nhận được công báo. Nhưng lần này, công báo chưa in, đã thấy lệnh, truy nã các nhà báo cách mạng, mật thám khám xét, lục soát không những các tòa soạn mà cả nhà riêng, nơi nghi có các cuộc hội họp của những ngưòi hoạt động cách mạng. Nói đúng hơn, từ đầu tháng 9/1939, những hành động khủng bố trên đã được tiến hành, từ khi có sắc lệnh thì những việc làm đó được thực hiện ráo riết hơn mà thôi. Sách, báo, đều được duyệt kỹ, soi từng chữ, xem xét từng tên tác giả, xóa đi bất kỳ chữ nào, câu nào, đoạn nào có thể gây ra nhiều cách hiểu, có lợi cho cách mạng và cả lợi cho Nhật, hại cho Pháp.
- Từ năm 1940 trở đi, Chính phủ Pháp và Toàn quyền Đông Dương không ban hành thêm một sắc lệnh hay nghị định gì quan trọng đối với báo chí. Để mong thích ứng với tình hình mới, thực dân Pháp đưa ra hình thức tổ chức mới nhằm tranh thủ các nhà báo. Năm 1940, Hội Báo chí Bắc Kỳ thành lập do Giăng Xômông (Jean Saumont), một nhà tư sản kiêm địa chủ người Pháp, Giám đốc báo La Volonté Indochinoise, một phần tử thực dân có tiếng tàn bạo và phản động, làm Chủ tịch Hội; Bác sĩ Nguyễn Văn Luyện, Giám đốc báo Tin mới làm Thư ký Hội. Năm 1941, Hội Ái hữu báo giới Nam Kỳ thành lập Các hội trên đây chỉ có một ít hội viên, có tính chất tượng trưng, không có hoạt động gì đáng kể vào thời điểm chính trị này. Nhiều nhà báo thờ ơ với tổ chức hội trên đây. Đến khi Nhật tranh quyền, lật đổ Pháp tháng 3/1945, bộ máy thông trị không ổn định nên căn bản phải dùng chính sách báo chí cũ do Pháp để lại. Cách mạng Tháng Tám bùng nổ kết thúc cả số phận của chủ nghĩa phát xít ỏ Đông Dương, do đó trong 5 tháng trời cả Nhật và chính quyền bù nhìn của Nhật không có khả năng ban hành một pháp lệnh nào về báo chí cả.