Chỉ tiêu đánh giá sức khỏe động vật thủy sản - TS. Nguyễn Phú Hòa

ppt 24 trang phuongnguyen 2451
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chỉ tiêu đánh giá sức khỏe động vật thủy sản - TS. Nguyễn Phú Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptchi_tieu_danh_gia_suc_khoe_dong_vat_thuy_san_ts_nguyen_phu_h.ppt

Nội dung text: Chỉ tiêu đánh giá sức khỏe động vật thủy sản - TS. Nguyễn Phú Hòa

  1. Quản Lý Sức Khỏe ĐVTS Chỉ Tiêu Đánh Giá Sức Khỏe ĐỘNG VẬT THỦY SẢN GVHD: TS. Nguyễn Phú Hòa SVTH: Nguyễn Chí Hiếu Truyện Nhã Định Huệ Nguyễn Văn Phải
  2. TỈ LỆ SỐNG • Là tỉ lệ cá thể sống sót sau 1 thời gian nuôi trên tổng số lượng đàn. • Rất khó để tính được tỉ lệ sống. • Tỉ lệ sống tính được chỉ mang tính tương đối. • TLS thường được tính: ✓ TLS trong SXG ✓ TLS sau thả giống ✓ TLS sau khi ương ✓ TLS khi thu hoạch, TLS của vụ nuôi.
  3. TỈ LỆ SỐNG • Cách xác định tỉ lệ sống: ✓ Đếm: trong sản xuất giống ✓ Dùng chài thu mẫu/ dùng sàng ăn (tôm): sau khi thả/ sau ương/ nuôi thương phẩm. - 2 tuần sau khi thả: dùng lưới ước lượng tỉ lệ sống của tôm: cho 1000-2000 tôm bột vào lưới, đếm số tôm sau 3-5 ngày. - 2 tuần tiếp theo: dựa vào lượng thức ăn tôm sử dụng và số tôm trong sàng ăn. - Thời gian còn lại: dùng chài thu mẫu.
  4. TỈ LỆ SỐNG • Yếu tố ảnh hưởng: ✓ Dịch bệnh (ảnh hưởng nhiều nhất) ✓ Nguồn giống. ✓ Di truyền ✓ Dinh dưỡng ✓ Mật độ nuôi ✓ Kinh nghiệm quản lí. ✓ Khí hậu, thời tiết ✓ Yếu tố khác (Nhân công, Kỹ thuật đếm, Công thức đếm, cách thu mẫu ).
  5. TỈ LỆ CHẾT • Là tỉ lệ giữa tổng số cá thể chết được đếm trong một khoảng thời gian trên tổng số lượng của đàn. Tỉ lệ chết thường được tính sau một đợt dịch bệnh, sau khi ương • Phản ánh việc chăm sóc, công tác quản lí, chất lượng con giống • Tôm cá chết do ăn nhau, làm mồi cho vật khác hay do thất thoát không được tính vào tỉ lệ chết cuối vụ để đánh giá chất lượng con giống hay khả năng quản lí
  6. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG • Tốc độ tăng trưởng chịu tác động của các yếu tố: ✓ Loài cá ✓ CLN (Nhiệt độ nước, pH, độ mặn, DO ) ✓ Mùa, thời tiết, khí hậu, ✓ Con giống, di truyền ✓ Dinh dưỡng ✓ Dịch bệnh ✓ Giai đoạn sống (life stage) ✓ Mật độ • Cần thu mẫu xác định tốc độ tăng trưởng
  7. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG • Thu mẫu tăng trưởng tôm 5g: thu mẫu bằng chài • Thu mẫu tăng trưởng cá – Dùng lưới kéo – Dùng sàng ăn (với cá nhỏ)
  8. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG • Tiến hành thu mẫu tăng trưởng cùng với thu mẫu xác định tỉ lệ sống. • Ước lượng được tổng trọng lượng vật nuôi là cần thiết để tính toán về lượng thức ăn, liều lượng thuốc - hóa chất sử dụng
  9. HỆ SỐ BIẾN ĐỔI THỨC ĂN • Hệ số biến đổi thức ăn- FCR (Feed Conversion Ratio) • Là lượng thức ăn cần thiết để tăng trọng 1 đơn vị trọng lượng. • FCR được tính định kỳ: FCR hàng tuần, FCR hàng tháng, FCR cả vụ nuôi. Lượng thức ăn sử dụng • FCR = Tăng trọng của cá
  10. HỆ SỐ BIẾN ĐỔI THỨC ĂN • FCR phụ thuộc: ✓ Chất lượng thức ăn ✓ Kích cỡ tôm, cá khi kiểm tra/thu hoạch ✓ Mật độ thả ✓ Chất lượng con giống
  11. SỰ PHÂN ĐÀN • Phân đàn theo giới tính, giai đoạn phát triển (tôm càng xanh, cá mú, cá chẽm ) → tình trạng bình thường. • Một số loại bệnh được nhận biết thông qua sự phân đàn trong hệ thống nuôi (Bệnh Còi trên tôm sú - MBV). • Dinh dưỡng và mật độ nuôi ảnh hưởng tới sự phân đàn vật nuôi.
  12. TÌNH TRẠNG VẬT NUÔI • Hoạt động: ĐVTS phải được kiểm tra hoạt động hàng ngày. Hoạt động bất thường: ✓ Bơi xoay vòng ✓ Bơi không định hướng ✓ Tấp bờ ✓ Nổi đầu
  13. TÌNH TRẠNG VẬT NUÔI • Quan sát tổng quan tôm, cá – Màu sắc: bình thường/ sậm màu/ nhạt màu – Hình dạng: dị dạng
  14. TÌNH TRẠNG VẬT NUÔI • Tôm bị bệnh Tôm bị đỏ đuôi Tôm bị đốm trắng
  15. TÌNH TRẠNG VẬT NUÔI Tôm bị cong thân Tôm nhạt màu
  16. TÌNH TRẠNG VẬT NUÔI • Cá bị bệnh Cá tra bị xuất huyết ngoài
  17. TÌNH TRẠNG VẬT NUÔI • Tôm bị bệnh Tôm bị cong chủy Tôm phát sáng
  18. TÌNH TRẠNG VẬT NUÔI • Tôm bị bệnh Tôm bị đóng rong Tôm bị cong thân
  19. TÌNH TRẠNG VẬT NUÔI • Tôm bị bệnh Tôm cụt râu
  20. TÌNH TRẠNG VẬT NUÔI • Cá bị bệnh Cá bị nấm
  21. TÌNH TRẠNG VẬT NUÔI • Cá bị bệnh Cá bị phù thủng
  22. TÀI LIỆU THAM KHẢO • Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi, trường Đại học Cần Thơ dịch • Quản lý dịch bệnh thủy sản, Từ Thanh Dung • Quản lý sức khỏe tôm nuôi, Từ Thanh Dung • Dinh dưỡng và thức ăn động vật thủy sản, Lê Thanh Hùng • Kỷ thuật nuôi giáp xác, NXB Nông Nghiệp • Bệnh học thủy sản, Bùi Quang Tề