Chất điều hòa sinh trưởng thực vật
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chất điều hòa sinh trưởng thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- chat_dieu_hoa_sinh_truong_thuc_vat.doc
Nội dung text: Chất điều hòa sinh trưởng thực vật
- Chất điều hòa sinh trưởng thực vật 1
- Mục lục Giới thiệu I. Các chất kích thích sinh trưởng thực vật 3 1.1. Auxin 3 1.1.1 Nguồn gốc 3 1.1.2. Cấu trúc hoá học và sự sinh tổng hợp 4 1.1.3. Tính chất sinh lý của auxin 4 1.1.4. Các chất auxin tổng hợp 8 1.2. Gibberellin 10 1.1.1. Nguồn gốc 10 1.1.2. Sinh tổng hợp 11 1.2.3. Tính chất sinh lý của gibberelin 12 1.2.4. Các chất kháng-gibberelin 14 1.3. Cytokinin 14 1.3.1. Nguồn gốc 14 1.3.2. Cấu trúc và sinh tổng hợp 14 1.3.3. Các loại cytokinin 16 1.3.4. Tính chất sinh lý của cytokinin 18 II. Các chất ức chế sinh trưởng thực vật 19 2.1. Axit abscisic (ABA) 19 2.1.1. Sự phát hiện 19 2.1.2. Con đường sinh tổng hợp và sự phân phối trong tế bào 20 2.1.3. Tính chất sinh lý của acid abscisic 21 2.2. Etylen 22 2.1.1. Sự phát hiện 22 2.2.2. Con đường sinh tổng hợp 23 2.2.3. Vai trò của etylen 24 2.3. Nhóm các chất có bản chất phenol 25 2
- III. Một số nguyên tắc khi sử dụng chất điều hoà tăng trưởng thực vật 26 IV. Ứng dụng các chất điều hoà sinh trưởng trong trồng trọt 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 3
- Giới thiệu Trong đời sống thực vật, ngoài các chất hữu cơ như gluxit, protêin, lipit, axit nucleic để cấu trúc nên tế bào, mô và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của chúng, thì còn có các chất có hoạt tính sinh lý như vitamin, enzyme và các hormone, trong đó các hormone có một vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa qúa trình sinh trưởng phát triển và các hoạt động sinh lý của thực vật. Các chất điều hòa sinh trưởng và phát triển của thực vật là những chất có bản chất hóa học khác nhau, nhưng đều có tác dụng điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây từ lúc tế bào trứng thụ tinh phát triển thành phôi cho đến khi cây ra hoa kết quả, hình thành cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ và kết thúc chu kỳ sống của mình. Các hormone thực vật (phytohormone) là những chất hữu cơ có bản chất hóa học rất khác nhau được tổng hợp với một lượng rất nhỏ ở các cơ quan, bộ phận nhất định của cây và từ đó vận chuyển đến tất cả các cơ quan, các bộ phận khác của cây để điều tiết các hoạt động sinh lý, các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và để đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Bên cạnh các chất điều hoà sinh trưởng tự nhiên (được tổng hợp ở trong cơ thể thực vật) còn có các chất do con người tổng hợp nên (gọi là các chất điều hoà sinh trưởng nhân tạo). Ngày nay bằng con đường hoá học con người đã tổng hợp nên hàng loạt các chất khác nhau nhưng có hoạt tính sinh lý tương tự với các chất điều hòa sinh trưởng tự nhiên (phytohormone) để điều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, nhằm tăng năng suất và phẩm chất của cây trồng. Các chất điều hoà sinh trưởng nhân tạo ngày càng phong phú và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp. Các chất điều hòa sinh trưởng, phát triển của thực vật được chia thành hai nhóm có tác dụng đối kháng về sinh lý: các chất kích thích sinh trưởng (stimulator) và các chất ức chế sinh trưởng (inhibitor). 4
- I. Các chất kích thích sinh trưởng thực vật Các chất kích thích sinh trưởng của thực vật là những chất ở nồng độ sinh lý có tác dụng kích thích các quá trình sinh trưởng của cây. Các chất kích thích sinh trưởng thực vật gồm có các nhóm chất: auxin, gibberellin, cytokinine. 1.1. Auxin 1.1.1. Nguồn gốc Năm 1880 Saclơ Ðacuyn (Darwin) đã phát hiện ra rằng ở bao lá mầm của cây họ hòa thảo rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu chiếu sáng một chiều thì gây quang hướng động, nhưng nếu che tối hoặc bỏ đỉnh ngọn thì hiện tượng trên không xảy ra. Ông cho rằng ngọn bao lá mầm là nơi tiếp nhận kích thích của ánh sáng. Vào năm 1885, một nhà khoa học tên là Salkowski đã phát hiện ra indole-3- acetic acid (IAA) trong môi trường lên men. Thế nhưng quá trình chiết tách sản phẩm tương tự trong các mô thực vật đã không thành công trong suốt gần 50 năm sau. Năm 1926, một sinh viên tốt nghiệp đại học tại Hà Lan tên Fritz Went đã công bố báo cáo mô tả phương pháp phân lập chất kích thích tăng trưởng bằng cách đặt những khối thạch trắng bên dưới đỉnh của lá bao mầm trong một thời gian nhất định sau đó lấy ra và đặt chúng vào thân cây khác đã bị bấm ngọn. Sau khi đặt các khối thạch đó, các thân cây bắt đầu tăng trưởng trở lại. Năm 1928, Went đã triển khai một phương pháp định lượng chất kích thích tăng trưởng thực vật này. Went thường được biết đến như người tiên phong sử dụng thuật ngữ “auxin”, nhưng thật sự phải kể đến Kogl and Haagen-Smit. Họ là những người đã tinh chế được hỗn hợp axít auxentriolic (auxin A) từ nước tiểu của người vào năm 1931. Sau đó, Kogl đã phân lập được những hỗn hợp khác từ nước tiểu có cấu trúc và chức năng tương tự auxin A, trong đó có IAA. Auxin phổ biến nhất, axít indoleacetic acid (IAA), thường được hình thành gần đỉnh tăng trưởng và sau đó đi xuống. Quá trình đó khiến cho các lá non sẽ mọc dài hơn. IAA kích thích cây cối phát triển hướng theo ánh sáng và phát triển bộ rễ. Vào năm 1954, một hội đồng các nhà sinh lý học thực vật đã được thành lập để định danh cho các nhóm auxin. Thuật ngữ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là 5
- “tăng trưởng”. Các hợp chất được gọi chung là auxin nếu chúng tổng hợp trong các loại thực vật và là những chất chia sẻ những hoạt động tương tự với IAA. 1.1.2. Cấu trúc hoá học và sự sinh tổng hợp Auxin là một hợp chất tương đối đơn giản, có nhân indole, có công thức nguyên là: C10H9O2N, tên của nó là axit β-indol-acetic. Auxin được tổng hợp ở tất cả các thực vật bậc cao, tảo, nấm và cả ở vi khuẩn. Ở thực vật bậc cao AIA được tổng hợp chủ yếu ở đỉnh chồi ngọn và từ đó được vận chuyển xuống dưới với vận tốc 0,5 - 1,5cm/h. Sự vận chuyển của auxin trong cây có tính chất phân cực rất nghiêm ngặt, tức là chỉ vận chuyển theo hướng gốc. Chính vì vậy mà càng xa đỉnh ngọn, hàm lượng auxin càng giảm dần tạo nên một gradien nồng độ giảm dần của auxin từ đỉnh ngọn xuống gốc của cây. Ngoài đỉnh ngọn ra auxin còn được tổng hợp ở các cơ quan còn non khác như lá non, quả non, phôi hạt đang sinh trưởng, mô phân sinh tầng phát sinh. Quá trình tổng hợp auxin xảy ra thường xuyên và mạnh mẽ ở trong cây dưới xúc tác của các enzyme đặc hiệu. Axit β-Indol Axetic là loại auxin phổ biến trong cây, được tổng hợp từ tryptophan bằng con đường khử amin, cacboxyl và oxy hóa. Auxin được tổng hợp thường không ở dạng tự do, mà liên kết với một acid amin (acid aspartic ở Pisum, acid glutamic ở cây cà chua), hay glucid (AIA-glucoz, AIA- thioglucosid, AIA-inositol). Các dạng liên kết này không có hoạt tính auxin nhưng dễ dàng phóng thích auxin theo con đường enzim (bởi sự thuỷ giải kiềm trong thực nghiệm), là các dạng dự trữ (không bị phá huỷ bởi AIA-oxidaz) và vận chuyển của auxin. 1.1.3. Tính chất sinh lý của auxin Auxin can thiệp vàp nhiều hiện tượng sinh lý, hoạt động của nó tuỳ thuộc vào nồng độ và các sự hỗ tương qua lại của chúng với các chất điều hoà khác. Một số hoạt động chính của auxin: 6
- 1.1.3.1. Hoạt động trong sự kéo dài tế bào Auxin kích thích mạnh sự kéo dài tế bào ở ngọn chồi. Sự kéo dài tế bào là một quá trình phức tạp, kết hợp nhiều hiện tượng: hấp thu nước; dãn dài vách với sức trương; đặt các hợp chất mới của vách giữa các mạng vi sợi cellulos; sinh tổng hợp protein và các chất khác. Vai trò của auxin là gây nên sự giảm pH của thành tế bào bằng cách hoạt hóa + bơm proton ( H ) nằm trên màng ngoại chất. Khi có mặt của auxin thì bơm proton hoạt động và bơm H+ vào thành tế bào làm giảm pH và hoạt hóa enzyme xúc tác cắt đứt các cầu nối ngang của các polysaccarit. Enzyme tham gia vào quá trình này là pectinmetylesterase khi hoạt động sẽ metyl hóa các nhóm cacboxyl và ngăn chặn cầu nối ion giữa nhóm cacboxyl với canxi để tạo nên pectat canxi, do đó mà các sợi cenlulose tách rời nhau. Ngoài ra, auxin cũng kích thích sự tổng hợp các mRNA – các chất ribosome tham gia vào sự tổng hợp các chất protein. 7
- 1.1.3.2. Hoạt động trong sự phân chia tế bào Kích thích sự phân chia tế bào tượng tầng Auxin kích thích rất mạnh sự phân chia tế bào tượng tầng (tầng phát sinh libe - mộc), nhưng hầu như không tác động trên mô phân sinh sơ cấp. Như vậy, auxin tác động trên sự tăng trưởng theo đường kính. Ở nồng độ cao, auxin kích thích sự tạo mô sẹo từ các tế bào sống nhờ vào chất “histogene” ( là chất tạo ra nhiều tế bào giống nhau hoàn toàn). Đây là đặc tính tốt được áp dụng trong nuôi cấy tế bào. Phân hoá mô dẫn Auxin kích thích phân chia của tượng tầng, đồng thời giúp sự phân hoá của các mô dẫn (libe và mạch mộc). Auxin có khả năng cảm ứng trực tiếp sự phân hoá tế bào nhu mô thành các tổ chức mô dẫn. 1.1.3.3. Hoạt động trong sự phát sinh hình thái (rễ, chồi, quả) Kích thích phát triển chồi Auxin (phối hợp với cytokinin) giúp sự tăng trưởng chồi non và khởi phát sự tạo mô phân sinh ngọn chồi từ nhu mô. Tuy nhiên, ở nổng độ cao, auxin cản sự phát triển của phát thể chồi vừa thành lập hay chồi nách: các chồi bây giờ vào trạng thái tiềm sinh. 8
- Auxin gây hiện tượng ưu thế ngọn: Hiện tượng ưu thế ngọn là một hiện tượng phổ biến ở trong cây. Khi chồi ngọn hoặc rễ chính sinh trưởng sẽ ức chế sinh trưởng của chồi bên và rễ bên. Ðây là một sự ức chế tương quan vì khi loại trừ ưu thế ngọn bằng cách cắt chồi ngọn và rễ chính thì cành bên và rễ bên được giải phóng khỏi ức chế và lập tức sinh trưởng. Hiện tượng này được giải thích rằng auxin được tổng hợp chủ yếu ở ngọn chính và vận chuyển xuống dưới làm cho các chồi bên tích luỹ nhiều auxin nên ức chế sinh trưởng. Khi cắt ngọn chính, lượng auxin tích luỹ trong chồi bên giảm sẽ kích thích chồi bên sinh trưởng. Kích thích phát triển rễ Auxin ở nồng độ cao kích thích sự tạo sơ khởi rễ (phát thể non của rễ), nhưng cản sự tăng trưởng của các sơ khởi này. Đặc tính này được ứng dụng phổ biến trong giâm cành. Sự hình thành rễ phụ trong giâm cành có thể chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đầu là phản phân hoá tế bào trước tầng phát sinh, tiếp theo là xuất hiện mầm rễ và cuối cùng mầm rễ sinh trưởng thành rễ phụ chọc thủng vỏ và ra ngoài. Giai đoạn đầu cần hàm lượng auxin cao, giai đoạn rễ sinh trưởng cần ít auxin và có khi không cần có auxin. Kích thích sự hình thành, sự sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt Tế bào trứng sau khi thụ tinh tạo nên hợp tử và sau phát triển thành phôi. Phôi hạt là nguồn tổng hợp auxin nội sinh quan trọng, khuyếch tán vào bầu và kích thích sự sinh trưởng của bầu để hình thành quả. Vì vậy quả chỉ được hình thành khi có sự thụ tinh. Nếu không có quá trình thụ tinh thì không hình thành phôi và hoa sẽ bị rụng. Việc xử lý auxin ngoại sinh cho hoa sẽ thay thế được nguồn auxin nội sinh vốn được hình thành trong phôi và do đó không cần quá trình thụ phấn thụ tinh nhưng bầu vẫn lớn lên thành quả nhờ auxin ngoại sinh. Trong trường hợp này quả không qua thụ tinh và do đó không có hạt. Kìm hãm sự rụng lá, hoa, quả của cây, vì nó ức chế sự hình thành tầng rời ở cuống lá, hoa, quả vốn được cảm ứng bởi các chất ứ chế sinh trưởng. Vì vậy phun auxin ngoại sinh có thể giảm sự rụng lá, tăng sự đậu quả và hạn chế rụng nụ, quả non làm tăng năng suất. Cây tổng hợp đủ lượng auxin sẽ ức chế sự rụng hoa, quả, lá. 9
- Auxin được hình thành liên tục trong So sánh quả trong tự nhiên (bên trái) đỉnh sinh trưởng của thân và rễ cây với quả đã được xử lý bằng chất kích (Ảnh: www.nsf.gov) thích tăng trưởng (bên phải). (Ảnh: 1.1.4. Các chất auxin tổng hợp www.plant-hormones.info ) IAA tổng hợp được sử dụng trong nuôi cấy mô nhưng nó dẽ bị biến tính trong môi trường nuôi cấy và nhanh chóng thoái biến ở trong mô. Tuy nhiên những đặc tính này có thể trở nên hữu dụng bởi vì trong cây, IAA (cùng với cytokinin) sau khi cảm ứng hình thành mô sẹo sẽ kích thích sự tạo chồi hoặc phôi khi hàm lượng của nó trong mô giảm dần. IAA thường được sử dung phối hợp với các chất điều hoà sinh trưởng khác để kích thích sự phát sinh hình thái trực tiếp (sự tạo rễ của cành giâm in vitro) và trong nuôi cấy đỉnh sinh trưởng và chồi. Tuy nhiên, tuỳ theo mục đích thí nghiệm mà người ta có thể sử dụng các hợp chất giống auxin khác được tổng hợp và nó có những hoạt động hơi khác với auxin như: Tên chất Viết tắt Trọng Dung Nhiệt độ bảo quản 10
- lượng môi Dạng Dạng phân tử bột lỏng 3-Indoleacetic acid 1N IAA 175.2 0oC 0oC NaOH 3-Indolebutyric acid 1N IBA 203.2 2-8oC 0oC NaOH α-Naphthaleneacetic acid 1N NAA 186.2 - 2-8oC NaOH 2,4-Dichlorophenoxyacetic 2,4-D 221.0 Water - 2-8oC acid 2,4,5-Trichlorophenoxyacetic 2,4,5-T 255.5 EtOH - 2-8oC acid p-Chlorophenoxyacetic acid 4-CPA 158.1 EtOH - 2-8oC 2-Methyl-4- MPCA - - - - chlorophenoxyacetic acid β-Naphthyloxyacetic acid 1N NOA 202.2 - 2-8oC NaOH 3,6-Dichloro-2- Dicamba 186.6 - - - methoxybenzoic acid 4-Amino-3,5,6- Picloram 241.5 DMSO - 2-8oC trichloropicolinic acid Phenylacetic acid PAA 136.2 EtOH - 2-8oC 2,3,5-Triiodobenzoic acid 1N TIBA 499.8 0oC 0oC NaOH 11
- 2,4-D thường được sử dụng phối hợp với cytokinin để cảm ứng tạo mô sẹo và huyền phù tế bào và nó sẽ được thay thế bởi IBA hay NAA để kích thích sự phát sinh hình thái. IBA và NAA là loại auxin thích hợp trong nuôi cấy chồi. 2,4,5-T hiếm khi được sử dụng trong nuôi cấy mô thực vật, hầu như chỉ được sử dụng để cảm ứng sự tạo mô sẹo và sự phát sinh gián tiếp của cây một lá mầm như Avena, Oryza, và Panicum. Heyser và cộng sự (1983) nhận thấy ở Triticum aestivum, một số thứ tạo được mô sẹo có khả năng sinh phôi với 2,4-D, một số khác chỉ tạo mô sẹo với 2,4,5-T. Dicamba thường có hiệu quả trong sự tạo mô sẹo có khả năng sinh phôi ở nhóm cây một lá mầm. 12
- Picloram thường được sử dụng để cảm ứng và duy trì mô sẹo hoặc huyền phù tế bào của các loại cây lá rộng hoặc để cảm ứng sự tạo mô sẹo có khả năng sinh phôi. Picloram có hiệu quả đối với biên độ các kiểu di truyền rộng hơn. Chỉ trong một số rất ít trường hợp cá biệt, loại auxin này được dùng trong nuôi cấy đỉnh sinh trưởng và nuôi cấy nốt đon thân và được dùng với nồng độ rất thấp (0.012 ÷ 0.4 μM) khi phối hợp với một cytokinin. 1.2. Gibberellin 1.2.1. Nguồn gốc Gibberellin là nhóm phytohormone thứ hai được phát hiện sau auxin. Từ những nghiên cứu bệnh lý “bệnh lúa von” do loài nấm ký sinh ở cây lúa Gibberella fujikuroi (nấm Fusarium moniliforme ở giai đoạn dinh dưỡng) gây nên. Năm 1926, nhà nghiên cứu bệnh lý thực vật Kurosawa (Nhật Bản) đã thành công trong thí nghiệm gây “bệnh von” nhân tạo cho lúa và ngô. Yabuta (1934-1938) đã tách được hai chất dưới dạng tinh thể từ nấm lúa von gọi là gibberellin A và B nhưng chưa xác định được bản chất hóa học của chúng. Năm 1955 hai nhóm nghiên cứu của Anh và Mỹ đã phát hiện ra axit gibberellic ở cây lúa bị bệnh lúa von và xác định được công thức hóa học của nó là C H O . 19 22 6 Năm 1956, West, Phiney, Radley đã tách được gibberellin từ các thực vật bậc cao và xác định rằng đây là phytohormone tồn tại trong các bộ phận của cây. Hiện nay người ta đã phát hiện ra trên 50 loại gibberellin và ký hiệu A , A , A , A . 1 2 3 52 Trong đó gibberellin A (GA ) là axit gibberellic có tác dụng sinh lý mạnh nhất. 3 3 13
- Người ta đã tìm được gibberellin ở nhiều nguồn khác nhau như ở các loại nấm, ở thực vật bậc thấp và thực vật bậc cao. 1.2.2. Sinh tổng hợp Gibberelin là những terpenoid, được cấu tạo từ 4 đơn vị isopren (C5): CH2=C(CH3)-CH=CH2. Các đơn vị này ít nhiều bị biến đổi trong phân tử gibberelin. Theo lý thuyết, các gibberelin có 20C, nhưng nhiều chất chỉ còn 19C (do một –CH 3 bị oxi hoá thành –COOH, và nhóm này được khử carboxyl). Acid mevalonic (C6), có nguồn gốc từ acetyl CoA trong con đường hô hấp, là chất khởi đầu của các sinh tổng hợp terpenoid. Từ acid mevalonic, các isopren được thành lập và kết hợp nhau qua nhiều giai đoạn để cho kauren (C 20), sản phẩm chuyên biệt đầu tiên trong con đường sinh tổng hợp giberelin. Mọi chất có hoạt tính giberelin đều có nhân giberelan, khởi đầu là GA12-aldehyd. 14
- Tóm lại, các giai đoạn chính của con đường sinh tổng hợp các gibberelin là: Acetil CoA acid mevalonic Kauren GA 12-aldehid các GA Trong số các gibberelin, GA1 là chất chính kích thích sự kéo dài thân ở thực vật. GA 3 ít gặp ở thực vật, nhưng là chất có hoạt tính trong các sinh trắc nghiệm, và được xem như chất chuẩn cho các gibberelin. Gibberellin được tổng hợp trong phôi đang sinh trưởng, trong các cơ quan đang sinh trưởng khác như lá non, rễ non, quả non và trong tế bào thì được tổng hợp mạnh ở trong lục lạp. Gibberellin vận chuyển không phân cực, có thể hướng ngọn và hướng gốc tùy nơi sử dụng. Gibberellin được vận chuyển trong hệ thống mạch dẫn với vận tốc từ 5- 25 mm trong 12 giờ. Gibberellin ở trong cây cũng tồn tại ở dạng tự do và dạng liên kết như auxin, chúng có thể liên kết với glucose và protêin. Gibberelin liên kết với các chất đường: nhiều gibberelin-glycosid được tìm thấy ở thực vật, nhất là trong các hột. Khi các gibberelin được áp dụng vào thực vật, một phần gibberelin thường bị glycosyl hoá; ngược lại, gibberelin-glycosid có thể được đổi thành gibberelin tự do. 1.2.3. Tính chất sinh lý của gibberelin Sự kéo dài tế bào Gibberelin kiểm soát hướng đặt các vi sợi celluloz ( vừa mới được tổng hợp nhờ celluloz synthetaz) trong vách tế bào, hướng đặt này lại do hướng đặt của các vi ống ở ngoại vi tế bào quyết định. Gibberelin cảm ứng sự đặt các vi ống theo hướng ngang ở nhiều kiểu tế bào ( kể cả các tế bào mà gibberelin không kích thích sự kéo dài), tuy nhiên sự phối hợp hoạt động giữa gibberelin và auxin trong sự đặt các vi ống chưa được biết. Gibberelin hạ thấp nồng độ Ca 2+ trong vách ( có lẽ bằng cách kích thích sự hấp thu ion này vào trong tế bào), và do đó giúp sự kéo dãn vách, vì Ca2+ cản sự kéo dãn vách ở dicot (không cản ở monocot). Trong hoạt động này, vách tế bào không bị acid hoá bởi giberelin ( khác với hoạt động nhanh của auxin). 15
- Gibberelin cản hoạt động của các peroxidaz vách tế bào, do đó làm chậm sự hoá cứng của vách, hiện tượng do sự tạo lignin dưới tác dụng của các peroxidaz. Sự kéo dài của thân Hiệu quả sinh lý rõ rệt nhất của gibberellin là kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng kéo dài của thân, sự vươn dài của lóng. Hiệu quả này có được là do của gibberellin kích thích mạnh lên pha giãn của tế bào theo chiều dọc. Vì vậy khi xử lý của gibberellin cho cây đã làm tăng nhanh sự sinh trưởng dinh dưỡng nên làm tăng sinh khối của cây. Dưới tác động của gibberellin làm cho thân cây tăng chiều cao rất mạnh (đậu xanh, đậu tương thành dây leo, cây đay cao gấp 2-3 lần). Nó không những kích thích sự sinh trưởng mà còn thúc đẩy sự phân chia tế bào. Sự kéo dài lóng và tăng trưởng lá Kích thích sự kéo dài lóng, vừa do sự kéo dài vừa do sự phân chia tế bào thân, là đặc tính nổi bật của gibberelin. Gibberelin kích thích mạnh sự phân chia tế bào nhu mô vỏ và biểu bì. Xử lý gibberelin làm tăng năng suất mía cây và đường (do kích thích sự kéo dài lóng). Giberelin liều cao (hay phối hợp với citokinin) kích thích mạnh sự tăng trưởng lá (diện tích có thể gấp đôi bình thường như ở Trèfle, Radis). Trên lá yến mạch hay diệp tiêu lúa, giberelin chỉ có vai trò làm tăng hiệu ứng auxin. Sự nảy mầm, nảy chồi Gibberellin kích thích sự nảy mầm, nảy chồi của các mầm ngủ, của hạt và củ, do đó nó có tác dụng trong việc phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của chúng. Hàm lượng gibberellin thường tăng lên lúc chồi cây, củ, căn hành hết thời kỳ nghỉ, lúc hạt nảy mầm.Trong trường hợp này của gibberellin kích thích sự tổng hợp của các enzyme amilaza và các enzyme thuỷ phân khác như protease, photphatase và làm tăng hoạt tính của các enzyme này, vì vậy mà xúc tiến quá trình phân hủy tinh bột thành đường cũng như phân hủy các polime thành monome khác, tạo điều kiện về nguyên liệu và năng lượng cho quá trình nảy mầm. Trên cơ sở đó, nếu xử lý gibberellin ngoại sinh thì có thể phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, củ, căn hành kể cả trạng thái nghỉ sâu. Sự ra hoa, quả 16
- Trong nhiều trường hợp của gibberellin kích thích sự ra hoa rõ rệt. Ảnh hưởng đặc trưng của sự ra hoa của gibberellin là kích thích sự sinh trưởng kéo dài và nhanh chóng của cụm hoa. Gibberellin kích thích cây ngày dài ra hoa trong điều kiện ngày ngắn (Lang, 1956). Gibberellin ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính của hoa, ức chế sự phát triển hoa cái và kích thích sự phát triển hoa đực. Gibberellin có tác dụng giống auxin là làm tăng kích thước của quả và tạo quả không hạt. Hiệu quả này càng rõ rệt khi phối hợp tác dụng với auxin. 1.2.4. Các chất kháng-gibberelin Vài chất làm chậm tăng trưởng, được dùng để tạo cây lùn, là các chất kháng- gibberelin. Thí dụ: CCC (Chlorocholine chloride, trọng lượng phân tử: 158.1), Amo- 1618 và phosfon cản sự tổng hợp kauren; paclobutrazol ( tên thương mại: Bonzi) cản giai đoạn sau kauren, Acid abcisic không cản chuyên biệt sự tổng hợp gibberelin, nhưng hoạt động đối nghịch với gibberelin. 1.3. Cytokinin 1.3.1. Nguồn gốc Việc phát hiện ra cytokinin gắn liền với kỹ thuật nuôi cây mô tế bào thực vật. Năm 1955 Miller và Skoog phát hiện và chiết xuất từ tinh dịch cá thu một hợp chất có khả năng kích thích sự phân chia tế bào rất mạnh mẽ trong nuôi cấy mô gọi là kinetin (6-furfurryl-aminopurin: C10H9N5O). Letham và Miller (1963) lần đầu tiên đã tách được cytokinin tự nhiên ở dạng kết tinh từ hạt ngô gọi là zeatin và có hoạt tính tương tự kinetin. Sau đó người ta đã phát hiện cytokinin có ở trong tất cả các loại thực vật khác nhau và là một nhóm phytohormone quan trọng ở trong cây. Trong các loại cytokinin thì 3 loại sau đây là phổ biến nhất: Kinetin (6- furfuryl- aminopurin), 6-benzin- aminopurin và zeatin tự nhiên. 17
- Nước dừa (phôi nhũ lỏng) từ lâu được dùng trong nuôi cấy (Van Overbeek et al., 1941). Môi trường chứa auxin và 10-20% nước dừa giúp sự phân chia của tế bào thân đã phân hoá (sự tạo mô sẹo). Người ta tìm cách xác định bản chất hoá học của chất có trong nước dừa, nhưng phải sau sự khám phá cytokinin vài năm, nước dừa mới được chứng minh chứa zeatin (Letham, 1974) Sau zeatin, hơn 30 cytokinin khác nhau được cô lập. Ngày nay, người ta gọi cytokinin để chỉ một nhóm chất thiên nhiên hay nhân tạo, có đặc tính sinh lý giống nước dừa hay kinetin. 1.3.2. Cấu trúc và sinh tổng hợp Zeatin tự do ở dạng trans trong phần lớn thực vật, mặc dù cả 2 dạng cis và trans đều có hoạt tính của cytokinin. Nhiều chất tổng hợp có hoạt tính cytokini, chúng đều là các aminopurin được thay thế ở vị trí 6, thí dụ benzylaminopurin (benzyl adenin, viết tắt BAP hay BA) là chất được dùng trong nông nghiệp. Ngoại lệ, vài dẫn xuất diphenilurê có hoạt tính cytokinin nhưng yếu. 18
- Chuỗi ngang của các cytokinin thiên nhiên có liên hệ về mặt hoá học với cao su, carotenoid, gibberelin, axit abcisic, và vài hợp chất bảo vệ thực vật gọi là phytoalexin. Tất cả các hợp chất này, ít ra là một phần, được thành lập bởi các đơn vị isopren có nguồn gốc từ tiền chất acid mevalonic. Ở thực vật, cytokinin synthaz là enzym xúc tác sự liên kết giữa chuỗi bên và adenosin monophosphat (AMP). Mô phân sinh ngọn rễ là nơi tổng hợp chủ yếu các cytokinin tự do cho cả cơ thể thực vật. Từ rễ, cytokinin di chuyển trong mạch mộc để tới chồi. Tuy nhiên, các chồi ( cà chua) và phôi cũng là nơi tổng hợp cytokinin. Khác với mô phân sinh ngọn chồi, phôi bị tách khỏi cây vẫn tiếp tục tăng trưởng và phát triển bình thường trên môi trường thiếu hormon. Người ta không biết chính xác khi nào phôi tự lập về cytokinin, tuy nhiên, có lẽ phôi quá non ( không có khả năng tổng hợp cytokinin) dùng cytokinin hiện diện ở hàm lượng cao trong phôi nhũ. Phân tử tRNA (tham gia trong sự tổng hợp protein trong cytosol hay trong diệp lạp) không chỉ chứa 4 nucleotid tạo nên mọi RNA, mà còn vài nucleotid không bình thường với các baz bị biến đổi. Vài baz này hoạt động như cytokinin khi tRNA bị thuỷ giải (theo con đường enzym troong tế bào). Như vậy, tRNA của thực vật (và hầu như của mọi sinh vật từ vi khuẩn đến con người) chứa zeatin, mặc dù ở dạng đồng phân cis thay vì trans như các cytokinin tự do. 1.3.3. Các loại cytokinin Các loại cytokinin tự nhiên: ngày nay, người ta cho rằng kinetin không phải là chất tự nhiên mà nó được tạo thành do sự tái sắp xếp lại cấu trúc của một chất khác (Hecht, 1980), có ít nhất hai loại cytokinin tự nhiên có cấu trúc tương tự như cấu trúc của kinetin đã được xác định, đó là nhgững hợp chất tự do hay những hợp chất có gắn với nhóm glucoside hoặc riboside (Entsch và cộng sự, 1980). Hai loại cytokinin thường được sử dụng trong nuôi cấy mô là: Zeatin: 4-hydroxy-3-methyl-trans-2-butenylaminopurine, hoặc 6-(4-hydro-3- methylbut-2-enyl)-aminopurine hoặc 2-methyl-4(-1H-purine-6-ylamino)-2-buten-1- ol) 2-iP (IPA): N6-(2-isopentyl)adenine hoặc 6-(3-methyl-2-butenylamino)purine. 19
- Dihydrozeatin: 6-(-hydroxy=3=methyl-trans-2-butenyl)aminopurine. Các loại cytokinin tổng hợp: các loại cytokinie tự nhiên như 2-iP và zeatin ít được sử dụng trong các thí nghiệm vì giá thành cao. Một số hợp chất tổng hợp thuộc nhóm cytokinin thường được sử dụng trong công tác nuôi cấy là: Kinetin: 6-furfurylaminopurine hoặc N-(2-furanylmethyl)-1H-purine-6-amine BAP (BA): 6-benzylaminopurine hoặc benzyladenine . TDZ: 1-phenyl-3(1,2,3 thiadiazol-5-yl) 20
- Trọng lượng phân tử của một số cytokinin: Trọng Nhiệt độ bảo quản Viết Dung Tên chất lượng Dạng Dạng tắt môi phân tử bột lỏng Adenine ADE 135.1 1.0 HCI - 2-8oC 6-Benzylaminopurine 1N BAP 225.3 - 2-8oC NaOH Zeatin 1N ZEA 219.2 0oC 0oC NaOH 6-(3-methyl-2- 1N 2-iP 203.2 0oC 0oC butenylamino)purine NaOH 21
- Kinetin 1N KIN 215.2 0oC 0oC NaOH 1-phenyl-3(1,2,3 thiadiazol-5-yl) TDZ 220.2 DMSO - 2-8oC 1,3-Diphenylurea DPU 212.3 DMSO - 2-8oC 1.3.4. Tính chất sinh lý của cytokinin Tính chất đặc trưng của xytokinin là kích thích sự phân chia tế bào mạnh mẽ. Vì vậy người ta xem chúng như là các chất hoạt hóa sự phân chia tế bào, nguyên nhân là do xytokinin hoạt hóa mạnh mẽ quá trình tổng hợp axit nucleic và protein dẫn đến kích sự phân chia tế bào. Cytokinin ảnh hưởng rõ rệt lên sự hình thành và phân hóa cơ quan của thực vật, đặc biệt là sự phân hóa chồi. Người ta đã chứng minh rằng sự cân bằng giữa tỷ lệ auxin (phân hóa rễ) và Cytokinin (phân hóa chồi) có ý nghĩa rất quyết định trong quá trình phát sinh hình thái của mô nuôi cấy in vitro cũng như trên cây nguyên vẹn. Nếu tỷ lệ auxin cao hơn cytokinin thì kích thích sự ra rễ, còn tỷ lệ cytokinin cao hơn auxin thì kích thích ra chồi. Ðể tăng hệ số nhân giống, người ta thường tăng nồng độ cytokinin trong môi trường nuôi cấy ở giai đoạn tạo chồi. Ở trong cây rễ là cơ quan tổng hợp cytokinin chủ yếu nên rễ phát triển mạnh thì hình thành nhiều cytokinin và kích thích chồi trên mặt đất cũng hình thành nhiều. Cytokinin kìm hãm quá trình già hóa của các cơ quan và của cây nguyên vẹn. Nếu như lá tách rời được xử lý cytokinin thì duy trì được hàm lượng protein và chlorophin trong thời gian lâu hơn và lá tồn tại màu xanh lâu hơn. Hiệu quả kìm hãm sự già hóa, kéo dài tuổi thọ của các cơ quan có thể chứng minh khi cành dâm ra rễ thì rễ tổng hợp cytokinin nội sinh và kéo dài thời gian sống của lá lâu hơn. Hàm lượng cytokinin nhiều làm cho lá xanh lâu do nó tăng quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng về nuôi lá. Trên cây nguyên vẹn khi bộ rễ sinh trưởng tốt thì làm cho cây trẻ và sinh trưởng mạnh, nếu bộ rễ bị tổn thương thì cơ quan trên mặt đất chóng già. 22
- Cytokinin trong một số trường hợp ảnh hưởng lên sự nảy mầm của hạt và của củ. Vì vậy nếu xử lý cytokinin có thể phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, củ và chồi ngủ. Ngoài ra cytokinin còn có mối quan hệ tương tác với auxin, cytokinin làm yếu hiện tượng ưu thế ngọn, làm phân cành nhiều. Cytokinin còn ảnh hưởng lên các quá trình trao đổi chất như quá trình tổng hợp axit nucleic, protein, chlorophin và vì vậy ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý của cây. II. Các chất ức chế sinh trưởng thực vật: Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây được đảm bảo bởi hai tác nhân có tác dụng sinh lý đối lập nhau là tác nhân kích thích và tác nhân ức chế. Sự cân bằng giữa các chất kích thích sinh trưởng và các chất ức chế sinh trưởng có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hoà sự sinh trưởng, phát triển của cây. Lần đầu tiên Lucuyn (Luckwil, 1952) đã tách được auxin và chất ức chế sinh trưởng bằng phương pháp sắc ký trên giấy. Ngày nay người ta đã phát hiện ra nhiều chất ức chế sinh trưởng được hình thành trong cây và được gọi là các chất ức chế sinh trưởng tự nhiên. Các chất ức chế sinh trưởng tự nhiên phân bổ rộng rải trong các bộ phận của cây. Người ta phát hiện chúng không những ở trong các cơ quan dinh dưỡng như thân, lá, chồi, rễ mà còn trong các cơ quan sinh sản như hạt, củ, quả đặc biệt khi các cơ quan này ở trạng thái ngủ nghỉ. Ðặc tính chung của các chất ức chế sinh trưởng tự nhiên là tích lũy nhiều trong các mô, các cơ quan ở thời kỳ ngủ nghỉ. Ức chế sự lớn lên của tế bào, ức chế sự nẩy mầm của hạt, sự sinh trưởng của chồi. Kìm hãm sự hoạt động của các chất kích thích sinh trưởng. Căn cứ vào bản chất hóa học và tác dụng sinh lý người ta chia các chất ức chế sinh trưởng tự nhiên thành ba nhóm: Nhóm các chất có bản chất tecpenôit mà đại diện là axit absxisic (AAB), etylen và nhóm các chất có bản chất phênol. 2.1. Axit abscisic (ABA) 23
- 2.1.1. Sự phát hiện Năm 1961, hai nhà khoa học người Mỹ Liu và Carn đã tách được một chất dưới dạng tinh thể từ quả bông già và khi xử lý cho cuống lá bông non đã gây ra hiện tượng rụng và gọi chất đó là Abscisic I. Năm 1963, Chkuma và Eddicott đã tách được một chất từ lá già cây đậu ngựa và đặt tên là Abscisic II. Vào thời gian này Wareing và các cộng sự cũng đã tách được một chất ức chế có trong các chồi đang ngủ và đặt tên là “Ðômin”. Năm 1966, dùng phương pháp quang phổ phân cực đã xác định được bản chất hoá học của chất ức chế này. Năm 1967, hội nghị khoa học quốc tế đã đặt tên cho chất ức chế sinh trưởng này là axit abscisic (AAB) và có công thức hoá học là C H O . 15 20 4 2.1.2. Con đường sinh tổng hợp và sự phân phối trong tế bào Acid abscisic là một sesquiterpen (3 đơn vị isopren). Sự nghiên cứu trên các Cercospora (nấm tiết những lượng lớn acid abcisic vào môi trường nuôi cấy) cho thấy, giống gibberelin (cũng là hợp chất terpen), sự tổng hợp acid abscisic bắt đầu từ mevalonat, qua các chất trung gian IPP (isopentenilpyrophsphat), DMAPP (dimetilalilpyrophosphat), và farnesilpyrophosphat (sesquiterpen C15). Tuy nhiên, ở thực vật bậc cao, mevalonat-14C gia nhập rất ít vào acid abscisic, con đường sinh tổng hợp acid abcisic thật sự qua các carotenoid (violaxantin hay neoxantin). Sự peroxy-hoá các hợp chất này (nhờ lipoxygenaz) phóng thích xantoxin (C15). 24
- Con đường sinh tổng hợp acid abscisic gián tiếp qua các carotenoid được xác nhận qua 2 sự kiện: sự tổng hợp carotenoidxảy ra đồng thời với sự gia tăng hàm lượng acid abcisic trong mô: ở vài đột biến (bắp, cà chua, đại mạch, Arabidopsis), các xáo trộn trong sinh tổng hợp carotenoid dẫn tới sự giảm hàm lượng acid abcisic. Acid abscisic là một acid yếu, vượt qua màng tế bào dễ dàng khi ở dạng trung tính (gắn proton). AAB hiện diện 70% trong diệp lạp,15% trong cytosol, 10% trong không bào và 5% trong apoplast. Dạng liên kết với glucoz chỉ gặp trong không bào. Ở mức biểu bì, acid abscisic được thấy chủ yếu trong các tế bào khí khẩu. 2.1.3. Tính chất sinh lý của acid abscisic Axit absisic kích thích sự xuất hiện rời ở phần cuống, điều chỉnh sự rụng của các cơ quan của cây, vì vậy ở các bộ phận già sắp rụng chứa nhiều axit absisic. Trong các cơ quan đang ngủ nghỉ, hàm lượng axit absisic tăng gấp 10 lần so với thời kỳ sinh trưởng. Sự ngủ nghỉ kéo dài cho đến khi nào hàm lượng axit absisic trong cơ quan ngủ nghỉ giảm đến mức tối thiểu. Do vậy từ trạng thái ngủ nghỉ chuyển sang trạng thái nảy mầm có sự biến đổi tỷ lệ giữa axit absisic và gibberellin ở trong các cơ quan. 25
- Axit absisic có chức năng điều chỉnh sự đóng mở của khí khổng. Xử lý axit absisic ngoại sinh cho lá làm khí khổng đóng lại nhanh chóng, vì vậy mà làm giảm sự thoát hơi nước của lá. Chức năng điều khiển sự đóng mở khí khổng có liên quan + đến sự vận động nhanh chóng của ion K . Axit absisic gây cho tế bào đóng tạo nên + “lỗ thủng” K , mất sức trương và khí khổng đóng lại. Xử lý axit absixic ngoại sinh làm khí khổng đóng lại để hạn chế sự thoát hơi nước qua khí khổng, giảm sự mất nước của lá. Axit absisic được xem là một hormone của “Stress” vì khi gặp các điều kiện ngoại cảnh bất lợi thì hàm lượng của nó tăng lên và tăng tính chống chịu của cây. Ví dụ khi gặp hạn hàm lượng axit absixic trong lá tăng nhanh làm khí khổng đóng lại làm giảm sự thoát hơi nước của cây. Ðây là một hình thức thích nghi của cây trong điều kiện khô hạn. Axit absisic còn được xem như là một hormone của sự già hóa, mức độ già hóa của cơ quan gắn liền với sự tăng lượng axit absisic. Trong chu kỳ sống, ở thời kỳ cây bắt đầu ra hoa tạo quả, hạt, củ hàm lượng axit absisic tăng lên cho đến giai đoạn cuối. Vì vậy, sau khi cây ra hoa thì cây mau già và rút ngắn chu kỳ sống của mình. Axit absisic ức chế sự tổng hợp axit nucleic trong tế bào, ức chế quá trình tổng hợp protein, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây, làm cây mau già và rút ngắn chu kỳ sống. 2.2. Etylen 2.2.1. Sự phát hiện Etylen là một chất khí đơn giản kích thích sự chín của quả. Năm 1917, khi nghiên cứu quá trình chín của quả thấy có xuất hiện etylen. Từ năm 1933-1937 nhiều 26
- nghiên cứu khẳng định nó được sản xuất trong một số nguyên liệu thực vật, đặc biệt là trong thịt quả. Năm 1935, Crocker và một số cộng sự người Mỹ cho rằng etylen là hormone của sự chín. Sau đó bằng các phương pháp phân tích cực nhạy đã được phát hiện ra etylen có trong tất cả các mô của cây và là một sản phẩm tự nhiên của quá trình trao đổi chất ở trong cây. 2.2.2. Con đường sinh tổng hợp Con đường sinh tổng hợp etylen khởi sự từ metionin, chất này thường ở dạng hoạt động SAM (S-adenoslmetionin), và qua ACC (acid 1-amino-cyclopropan-1- carboxylic, tiền chất ngay trước etylen. AVG (aminoethoxyvinylglicin) và AOA (aminooxiacetic acid) cản sự đổi SAM + thành ACC. Cobalt cản bước sau cùng ACC thành etylen. Ag (AgNO3 hay thiosulfat Ag) cản mạnh hoạt động của etylen, theo cách rất chuyên biệt (các ion khác không có + hiệu ứng này). Dầu hiệu quả kém hơn Ag , CO2 ở nồng độ cao (5-10%) cản nhiều hoạt động của etylen (hiệu ứng này của CO2 được áp dụng để giữ trái cây lâu chín) 27
- Auxin và cytokinin kích thích sự sản xuất etylen bằng cách kích thích sự thành lập ACC (vài hiệu ứng của auxingián tiếp qua etylen: rụng lá, ra hoa ở cây thơm). Acid abcisic cản sự thành lập ACC. 2.2.3. Vai trò của etylen Etylen có tác dụng làm quả mau chín. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh etylen gây nên hai hiệu quả sinh hóa trong quá trình chín của qủa: Gây nên sự biến đổi tính thấm của màng trong các tế bào thịt quả, dẫn đến sự giải phóng các enzyme vốn tách rời do màng ngăn cách, có điều kiện tiếp xúc dễ dàng và gây nên những phản ứng có liên quan đến quá trình chín như enzyme hô hấp, enzyme biến đổi độ chua, độ mềm của quả Mặt khác etylen có ảnh hưởng hoạt hóa lên sự tổng hợp các enzyme mới gây những biến đổi trong quá trình chín. Etylen là hormone xúc tiến sự chín quả, được sản sinh mạnh trong qúa trình chín và rút ngắn thời gian chín của quả. Etylen cùng tương tác với axit absixic gây sự rụng của lá, hoa, qủa. Etylen hoạt hóa sự hình thành tế bào tầng rời ở cuống của các bộ phận bằng cách kích thích sự tổng hợp các enzyme phân hủy thành tế bào (xenlulase) và kiểm tra sự giải phóng các cenlulose của thành tế bào. Etylen có tác dụng sinh lý đối kháng với auxin, vì vậy sự rụng của các cơ quan phụ thuộc vào tỷ lệ auxin/etylen. Nếu tỷ lệ này cao thì ngăn ngừa sự rụng, còn tỷ lệ này thấp thì ngược lại. Etylen kích thích sự ra hoa của một số thực vật, nếu xử lý etylen hoặc các chất có bản chất tương tự như etylen (axetylen) có tác dụng kích thích dứa, xoài ra hoa trái vụ, tăng thêm một vụ thu hoạch. Etylen có tác dụng đối kháng với auxin. Trong tế bào các bộ phận của cây, nếu tỷ lệ auxin/etylen cao sẽ làm cho các bộ phận cây sinh trưởng tốt, cây lâu già. Etylen ảnh hưởng đến sự phân hóa rễ bất định của các cành giâm, cành chiết. Xử lý etylen kết hợp với auxin cho hiệu quả cao hơn việc xử lý auxin riêng rẽ. 28
- Etylen còn gây hiệu quả sinh lý lên nhiều quá trình sinh lý khác nhau như gây nên tính hướng của cây, ức chế sự sinh trưởng của chồi bên, xúc tiến sự vận chuyển của auxin, tăng tính thấm của màng. 2.3. Nhóm các chất có bản chất phenol Các hợp chất có bản chất phenol trong cây là sản phẩm trao đổi chất, có tác dụng ức chế quá trình trao đổi chất và ức chế sự sinh trưởng của cây. Trong cây chúng thường ở dạng liên kết với gluxit tạo nên các glucozit làm mất tác dụng ức chế của nó. Khi ở trạng thái tự do chúng có tác dụng ức chế các quá trình trao đổi chất trong cây. Nhóm các chất có bản chất phenol bao gồm rất nhiều chất khác nhau. Các đại diện của nhóm này gồm các chất như: acid jasmonic, acid salisilic, các brassinosteroid và các polyamin có vai trò trong sự truyền một dấu hiệu bên ngoài (stress, vết thương, sinh vật ký sinh). Tuy nhiên, sự hiểu biết về các chất này như hormon tăng trưởng thực vật khác còn rời rạc, chưa đầy đủ. 29
- Vai trò sinh lý chủ yếu của các hợp chất có bản chất phenol : là hoạt hóa enzyme phân hủy auxin AIA-oxidase làm giảm hàm lượng auxin ở trong cây, do đó kìm hãm sự giãn của tế bào và ức chế sự sinh trưởng của các cơ quan bộ phận trong cây; Xúc tiến hình thành lignin làm tế bào hóa gỗ nhanh. Cùng với axit abcisic các chất có bản chất phenol ảnh hưởng đến sự ngủ nghỉ của cây, ức chế sự nảy chồi của cây Tuy nhiên, vai trò kìm hãm của chúng đối với sự sinh trưởng của cây không có ý nghĩa quyết định. 30
- III. Một số nguyên tắc khi sử dụng chất điều hoà tăng trưởng thực vật: Hiện nay trong lĩnh vực hóa học nông nghiệp, việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng trong trồng trọt đang phát triển mạnh mẽ với những mục đích khác nhau. Các chất điều hòa sinh trưởng của thực vật ngày nay đã và đang được sử dụng rộng rãi trong trồng trọt như là một phương tiện điều chỉnh hóa học quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây nhằm tăng năng suất của cây trồng, nâng cao hiệu quả lao động, tiết kiệm công sức và thời gian canh tác Khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng trong trồng trọt cần lưu ý các nguyên tắc sau đây. 3.1. Nồng độ sử dụng: Hiệu quả tác dụng của các chất điều hòa sinh trưởng phụ thuộc vào nồng độ. Nếu sử dụng để kích thích thì dùng nồng độ thấp, nếu dùng để ức chế sinh trưởng hoặc diệt trừ cỏ thì sử dụng nồng độ cao. Mặt khác các bộ phận khác nhau và tuổi của cây khác nhau cảm ứng với các chất điều hòa sinh trưởng không giống nhau, rễ và chồi có cảm ứng mạnh với auxin hơn thân cây. Cây non có cảm ứng mạnh hơn cây già. Vì vậy muốn sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng có hiệu quả cần phải xác định từng loại cây trồng, thời kỳ sinh trưởng và các chất kích thích sinh trưởng tương ứng khác nhau. 3.2. Nguyên tắc phối hợp: Khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng phải thỏa mãn được các điều kiện sinh thái và các yếu tố dinh dưỡng cho cây. Vì các chất điều hòa sinh trưởng làm tăng cường các quá trình trao đổi chấtmà không tham gia trực tiếp vào trao đổi chất, nên không thể dùng các chất đó để thay thế chất dinh dưỡng. Vì vậy, muốn sử dụng chất điều hòa sinh trưởng có hiệu quả cao cần phải xác định thời vụ và vùng cây trồng thích hợp để có các điều kiện sinh thái phù hợp như yếu tố nhiệt độ, ánh sáng , độ ẩm Ðồng thời cần đáp ứng đầy đủ nước và phân bón cho cây trồng. Cũng xuất phát từ đó người ta sử dụng biện pháp phun hỗn hợp các chất điều hòa sinh trưởng và các nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng nhằm tăng năng 31
- suất một số loại cây trồng . Như vậy rõ ràng giữa các chất điều hòa sinh trưởng và phân bón có mối quan hệ khăng khít. Phân bón làm tăng cường hiệu quả kích thích của các chất điều hòa sinh trưởng. Ngược lại các chất kích thích làm tăng hiệu quả của phân bón. Vì vậy việc sử dụng phối hợp giữa phân bón và chất điều hòa sinh trưởng có ý nghĩa rất lớn và cũng là một hướng quan trọng trong nông nghiệp hiện nay. 3.3. Nguyên tắc đối kháng sinh lý giữa các chất điều hòa sinh trưởng nội sinh và ngoại sinh: Khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng cần chú ý nguyên tắc đối kháng giữa các nhóm chất sau: Chẳng hạn sự đối kháng sinh lý giữa auxin xử lý và etylen nội sinh trong việc ngăn ngừa sự rụng lá, hoa, quả; Sự đối kháng giữa gibberellin ngoại sinh và axit absisic nội sinh trong việc phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của cây; Sự đối kháng giữa auxin và xytokinin trong sự phân hóa rễ và chồi 3.4. Nguyên tắc chọn lọc: Nguyên tắc này thường áp dụng với các chất diệt trừ cỏ dại. Các chất diệt trừ cỏ có tính độc chọn lọc cao. Một chất diệt cỏ chỉ có tác dụng độc đối với một số loại cây nhất định mà ít hoặc không độc đối với những loại cây khác. Khả năng độc chọn lọc này có thể phụ thuộc vào đặc trưng giải phẫu có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của thuốc hay khả năng phân hủy nhanh trong cây nhờ có các enzyme đặc hiệu Do đó phải chọn loại thuốc diệt cỏ và không độc cho cây trồng, đồng thời phối hợp một số thuốc khác nhau để diệt hết các đối tượng cỏ vốn mẫn cảm với thuốc rất lớn. Chẳng hạn các dẫn xuất của axit phenoxyaxetic chỉ diệt cỏ hai lá mầm mà ít độc với cây một lá mầm nên được sử dụng diệt cỏ trong ruộng cây hòa thảo như lúa, ngô Ngược lại IPC (Izopropinphenyl cacbamat) độc đối với cây một lá mầm mà không độc với cây hai lá mầm. Vì vậy để diệt cỏ hỗn hợp cần phải phối hợp hai loại thuốc nói trên. 32
- IV. Ứng dụng các chất điều hoà sinh trưởng trong trồng trọt : Một số ứng dụng của các chất điều hòa sinh trưởng trong trồng trọt như sau. 4.1. Kích thích sinh trưởng của cây, tăng chiều cao, tăng sinh khối và tăng năng suất cây trồng: Trong sản xuất nông nghiệp mục đích cuối cùng là nâng cao sản lượng cơ quan thu hoạch. Khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng với nồng độ thấp sẽ có tác dụng kích thích sự sinh trưởng, tăng lượng chất khô dự trữ , nên làm tăng thu hoạch. Trong lĩnh vực ứng dụng này có thể sử dụng các chất như gibberellin (GA), axit -∝ naphtin axêtic (∝-NAA). Ðặc biệt sử dụng GA đem lại hiệu quả cao đối với những cây lấy sợi, lấy thân lá vì nó có tác dụng lên toàn bộ cơ thể cây làm tăng chiều cao cây và chiều dài của các bộ phận của cây. Phun dung dịch GA nồng độ 20 - 50 ppm cho cây đay có thể làm tăng chiều cao gấp đôi mà chất lượng sợi đay không kém hơn. Ðối với các cây rau việc tăng sinh khối có ý nghĩa quan trọng, người ta thường phun GA cho bắp cải, rau cải các loại với nồng độ dao động trong khoảng 20 -100 ppm làm tăng năng suất rõ rệt. Xử lý GA cho cây chè có tác dụng có tác dụng làm tăng số lượng búp và số lá của chè, khi phun với nồng độ 0,01% có thể làm tăng năng suất chè lên 2 lần, trong một số trường hợp có thể tăng năng suất lên 5 lần. 4.2. Kích thích sự hình thành rễ của cành giâm, cành chiết.: Phương pháp nhân giống vô tính đối với các loại cây trồng là một phương pháp nhân giống phổ biến trong trồng trọt. Trong giâm cành và chiết cành của các loại cây như cây ăn quả, cây công nghiệp, cây cảnh, cây thuốc thường sử dụng các chất kích thích sinh trưởng. Việc sử dụng một số các chất kích thích trưởng đã nâng cao hiệu quả rõ rệt vì nó kích thích sự phân chia tế bào của mô phân sinh tượng tầng để hình 33
- thành mô sẹo (callus) rồi từ đó hình thành rễ mới. Ðể xử lý ra rễ người ta thường dùng các chất như:Axit β- indol axetic (IAA); Axit β-indol butiric (AIB); ∝-NAA; 2,4-D; 2,4,5-T Nồng độ sử dụng tùy thuộc vào phương pháp ứng dụng, đối tượng sử dụng và mùa vụ. Hiện nay có 2 phương pháp chính xử lý cho cành giâm và cành chiết. 34
- - Phương pháp xử lý ở nồng độ đặc hay phương pháp xử lý nhanh. Nồng độ chất kích thích dao động từ 1.000 - 10.000 ppm. Với cành dâm thì nhúng phần gốc vào dung dịch từ 3-5 giây, rồi cắm vào giá thể. Phương pháp xử lý nồng độ đặc có hiệu quả cao hơn cả đối với hầu hết các đối tượng cành giâm và nồng độ hiệu quả cho nhiều loại đối tượng là 4.000 - 6.000 ppm. Với cành chiết thì sau khi khoanh vỏ, tẩm bông bằng dung dịch chất kích thích đặc rồi bôi lên trên chỗ khoanh vỏ, nơi sẽ xuất hiện rễ bất định. Sau đó bó bầu bằng đất ẩm. Phương pháp này có ưu điểm là hiệu quả cao vì gây nên “cái xốc sinh lý” cần cho giai đoạn đầu của sự xuất hiện rễ. - Xử lý ở nồng độ loãng - xử lý chậm. Nồng độ chất kích thích sử dụng từ 20 - 200 ppm tùy thuộc vào loài và mức độ khó ra rễ của cành giâm. Ðối với cành giâm thì ngâm phần gốc của cành vào dung dịch từ 12 - 24 giờ, sau đó cắm vào giá thể. Với phương pháp này thì nồng độ hiệu quả là 50 - 100 ppm. Ðối với cành chiết thì trộn dung dịch vào đất bó bầu để bó bầu cho cành chiết. Ví dụ có thể dùng 2,4D để chiết nhãn với nồng độ 20ppm và chiết cam, quýt với nồng độ 10 -15ppm cho kết quả tốt. Việc xác định nồng độ và thời gian xử lý thích hợp từng loại chất điều hòa sinh trưởng trên từng loại cây trồng trong việc giâm, chiết cành cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng mới cho kết quả tốt. Thời vụ giâm và chiết cành tốt nhất là vào mùa xuân sang hè (tháng 3,4,5) và mùa thu (tháng 9,10). 4.3. Tăng sự đậu quả và tạo quả không hạt: Sau quá trình thụ phấn, thụ tinh thì quả bắt đầu được hình thành và sinh trưởng nhanh chóng. Sự lớn lên của quả là do sự phân chia tế bào và đặc biệt là sự giãn nhanh của tế bào trong bầu. Sự tăng kích thước, thể tích của quả một cách nhanh chóng là đặc trưng sự sinh trưởng của quả. Sự sinh trưởng nhanh chóng như vậy là do được điều chỉnh bằng phytohormone được sản sinh trong phôi hạt. Hạt được hình thành là do quá trình thụ phấn, thụ tinh xảy ra. Nếu chúng ta xử lý auxin và gibberellin ngoại sinh cho hoa trước khi thụ phấn thụ tinh thay nguồn phytohormone nội sinh từ phôi thì quả sẽ được hình thành mà không cần thụ tinh, trong trường hợp này quả sẽ không có hạt. Người ta thường dùng các chất kích thích như α-NAA, GA phun cho hoa mới nở thì có thể loại bỏ được sự thụ phấn, thụ tinh mà quả vẫn 35
- lớn được. Vì vậy làm cho quả lớn lên nhưng không có hạt hoặc ít hạt, năng suất cao và phẩm chất tốt. Nồng độ sử dụng tùy thuộc vào các chất khác nhau và các loài khác nhau. Có thể tạo ra quả không hạt đối với nhiều đối tượng cây trồng như cà chua, nho, cam, quýt, ớt, dưa hấu, dưa chuột Chẳng hạn phun α-NAA nồng độ 10 - 20 ppm cho cà chua, phun GA cho nho hai lần trong thời kỳ ra hoa rộ và hình thành bầu quả với nồng độ 0,01 - 0,02% (100 - 200 ppm) làm tăng kích thước và trọng lượng quả. Phun GA cho cây trồng thuộc họ cam, chanh trong giai đoạn nở hoa với nồng độ dung dịch 0,025 - 0,1% làm tăng năng suất và phẩm chất quả (vỏ mỏng, màu đẹp, hàm lượng vitamin C tăng). Với táo có thể dùng GA nồng độ 400 ppm hoặc phối hợp giữa GA (250 ppm) với auxin (10 ppm). Việc xử lý tạo quả không hạt có ý nghĩa quan trọng trong việc làm tăng phẩm chất của quả, đặc biệt là các loại quả chứa nhiều thịt quả. 4.4. Ngăn ngừa sự rụng nụ, hoa và quả: Ðể tăng năng suất cây trồng, bên cạnh biện pháp xúc tiến hình thành quả, cần ngăn ngừa hiện tượng rụng nụ, hoa và quả non. Nguyên nhân của hiện tượng này là khi quả sinh trưởng nhanh thì hàm lượng auxin nội sinh từ hạt không đủ để cung cấp cho quả lớn. Nếu gặp một số điều kiện bất thuận thì sự tổng hợp axit abxixic và etylen tăng nhanh làm cho sự cân bằng hormone thuận lợi cho sự rụng, tầng rời xuất hiện nhanh chóng. Ðể ngăn chặn sự hình thành tầng rời thì phải bổ sung thêm auxin ngoại sinh. Người ta sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng như α-NAA, GA, SADH cho cây. Nồng độ xử lý thích hợp phụ thuộc vào từng loại chất và loại cây trồng. Ðể ngăn chặn giai đoạn rụng quả non người ta phun lên hoa hoặc quả non của nho dung dịch GA với nồng độ từ 1- 20 ppm. Ðối với lê phun α-NAA với nồng độ 10 ppm hoặc SADH 1000 ppm đều có hiệu quả tốt trong việc ngăn chặn sự rụng của quả trước và lúc thu hoạch. Ðối với táo xử lý α-NAA nồng độ 20 ppm vào lúc quả có biểu hiện bắt đầu rụng thì kéo dài thời gian tồn tại của quả trên cây thêm một số ngày nữa. 4.5. Ðiều chỉnh thời gian ngủ nghỉ của các loại củ, hạt: 36
- Sự ngủ nghỉ thường xảy ra với các loại hạt sau khi chín, các loại củ, căn hành cũng như các chồi ngủ. Nguyên nhân quyết định sự ngủ nghỉ là do các chất ức chế sinh trưởng. Trong hạt, củ, chồi đang ngủ nghỉ tích lũy một lượng lớn chất ức chế sinh trưởng mà chủ yếu là axit abxixic, đồng thời hàm lượng chất kích thích sinh trưởng giảm đến mức tối thiểu, đặc biệt là gibberellin. Để phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ, người ta sử dụng chủ yếu GA . GA khi xâm 3 3 nhập vào các cơ quan đang ngủ nghỉ sẽ làm lệch cân bằng hormone thuận lợi cho sự nảy mầm. Khi hạt nảy mầm thì quá trình tổng hợp gibberellin diễn ra mạnh, gibberellin hoạt hóa tổng hợp các loại enzyme thủy phân cần thiết cho quá trình nảy mầm. Vì vậy muốn hạt nảy mầm thì tăng hàm lượng gibberellin trong chúng. Ðể phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ cho khoai tây thu hoạch vụ đông để trồng vụ xuân bằng cách xử lý GA nồng độ 2 ppm cho khoai tây mới thu hoạch kết hợp với 3 xông hơi hỗn hợp rindit hoặc CS trong hầm đất kín sẽ kích thích nảy mầm trong thời 2 O gian từ 5 - 7 ngày. Ngoài ra nếu kết hợp xử lý GA với xử lý nhiệt độ thấp (4 - 10 C) 3 thì có khả năng phá bỏ sự ngủ nghỉ của nhiều đối tượng khác nhau. Trong kho bảo quản, nhiều trường hợp phải kéo dài thời gian ngủ nghỉ. Ðể kéo dài thời gian ngủ nghỉ củ khoai tây, người ta thường phun MH với nồng độ 200 - 500 ppm trước thu hoạch. Ðể chống tóp và chống nảy mầm của các loại củí hành, tỏi trong bảo quản, người ta có thể xử lý IPCC (Izo - Propyl - Cloro - Carbamat) với nồng độ 500 - 2000 ppm. 5.6. Ðiều chỉnh sự ra hoa của cây: Việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng để kích thích sự ra hoa sớm cũng là một trong những ứng dụng phổ biến và có hiệu quả trong trồng trọt. Ðể cho dứa ra hoa trái vụ làm tăng thêm một vụ thu hoạch, người ta phun α- NAA với nồng độ 25 ppm hoặc bỏ 1g đất đèn (CaC2) lên nõn dứa, khi gặp mưa hoặc tưới nước đất đèn sẽ tác dụng với nước giải phóng axetylen kích thích dứa ra hoa. Táo, lê, hồng khi xử lý ADHS (Acid Dimetyl Hydrazid Sucxinic) nồng độ 500 - 37
- 5.000 ppm có tác dụng kích thích ra hoa sớm và làm tăng năng suất quả. Ðối với đu đủ phun axit benzotiazon axetic nồng độ 30 - 50 ppm sẽ ra hoa nhiều, tăng năng suất quả. Xử lý GA cho cây hai năm có thể làm cho cây ra hoa vào năm đầu (xử lý cho su 3 hào, bắp cải, xà lách). Xử lý các chất điều hòa sinh trưởng để tăng số lượng hoa và rút ngắn thời gian ra hoa của một số loài hoa và cây cảnh. Ví dụ xử lý GA cho cây hoa loa kèn với 3 nồng độ 10 - 30 ppm làm cho cây ra hoa sớm. 5.7. Ðiều chỉnh giới tính của hoa: Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng auxin sẽ làm thay đổi tỷ lệ giữa hoa đực và hoa cái của một số loại cây. Nếu sử dụng gibberellin sẽ kích thích sự hình thành hoa đực, sự phát triển của bao phấn và hạt phấn. Còn nếu sử dụng xytokinin và ethrel sẽ kích thích hình thành hoa cái. Ở cây họ bầu bí và các cây đơn tính khác: sử dụng ethrel 50 - 250 ppm sẽ tạo nên 100% hoa cái nên đã làm tăng năng suất của các cây họ bầu bí. Trong việc sản xuất hạt lai F1 của bầu bí, người ta phun GA để tạo 3 cây mang hoàn toàn hoa đực và trồng cây chỉ mang hoa cái ở cạnh cây hoa đực và sẽ tạo quả cho hạt lai. 5.8. Ðiều chỉnh sự chín của quả: Trong thực tiễn sản xuất, việc làm quả chín nhanh và chín đồng loạt để thu hoạch cơ giới có ý nghĩa rất quan trọng. Một số các loại quả khác như chuối, cà chua thường thu hoạch xanh để dễ vận chuyển và bảo quản được lâu, vì vậy việc điều khiển quả chín đồng loạt, có màu sắc đẹp là cần thiết. Chất được sử dụng phổ biến hiện nay để điều chỉnh sự chín của quả là ethrel ở dạng dung dịch, khi xâm nhập vào quả sẽ bị thủy phân và giải phóng ra etylen. Phun ethrel cho quả trước khi thu hoạch hai tuần với nồng độ 500 - 5000 ppm sẽ kích thích quả chín đồng loạt. Sử dụng ADHS 5000 ppm cũng có hiệu quả rõ rệt lên sự chín của quả. Xử lý ethrel để kích thích sự chín của nho với nồng độ 500 - 1000 ppm. Phun ethrel với nồng độ 100 - 500 ppm cho hồ tiêu vào thời kỳ quả bắt đầu chín sẽ làm cho quả chín nhanh. Phun ethrel với nồng độ 700 - 1400 ppm làm quả cà phê chín sớm hơn 2 - 4 tuần so với 38
- không xử lý. Sử dụng ADHS với nồng độ 1000 - 5000 ppm để xúc tiến nhanh sự chín của quả đào và anh đào. 5.9. Nuôi cây mô tế bào: Trong kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thì việc ứng dụng các chất điều hòa sinh trưởng là hết sức quan trọng. Hai nhóm chất được sử dụng nhiều nhất là auxin và xytokinin. Ðể nhân nhanh invitro, trong giai đoạn đầu cần phải điều khiển mô nuôi cấy phát sinh nhiều chồi để tăng hệ số nhân. Vì vậy người ta tăng nồng độ xytokinin trong môi trường nuôi cấy. Ðể tạo cây hoàn chỉnh người ta tách chồi vào cấy trong môi trường có hàm lượng auxin cao để kích thích ra rễ nhanh. Như vậy, sự cân bằng auxin/xytokinin trong môi trường nuôi cấy quy định sự phát sinh rễ hay chồi. Các chất thuộc nhóm auxin được sử dụng là IAA, α-NAA và các chất thuộc nhóm xytokinin là kinetin, axit benzoic hoặc lấy từ dung dịch hữu cơ như nước dừa, dịch chiết nấm men Ngoài các chất kích thích sinh trưởng và dịch hữu cơ, còn bổ sung thêm các hợp chất như đường, axít amin, lipít, một số vitamin, các nguyên tố đa và vi lượng vào môi trường nuôi cấy. Nồng độ và tỷ lệ của các chất kích thích phụ thuộc vào các loài khác nhau, các giai đoạn nuôi cấy khác nhau Tỷ lệ auxin/xytokinin cao thì kích thích sự ra rễ, thấp thì kích thích sự ra chồi và trung bình thì hình thành mô sẹo (callus). 4.10. Các chất điều hòa sinh trưởng với mục đích diệt trừ cỏ dại (herbicid): Các chất diều hòa sinh trưởng khi sử dụng với nồng độ rất cao cũng có thể gây nên sự hủy diệt. Các chất như 2,4D; 2,4,5T; MH cũng được sử dụng khá phổ biến vào mục đích diệt cỏ. Nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trừ cỏ là phải quan tâm tính chọn lọc của thuốc là chỉ diệt các loại cỏ dại mà không mà không ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Thuốc phòng trừ cỏ dại có thể chia làm hai nhóm vô cơ và hữu cơ. Nhóm hữu cơ lại chia thành hai nhóm nhỏ: nhóm các chất không chứa nitơ và nhóm các chất chứa nitơ. 39
- Nhóm các chất không chứa nitơ thường là dẫn xuất Cl của axit phenoxyaxetic, axit α-phenoxypropionic, axit α-phenoxybutyric, axit β-phenoxyethyl. Các đại diện của nhóm này như: 2,4-D; 2,4,5-T; ACMP Các dẫn xuất của axit benzoic, axit phenylaxetic như: 2,3,6-ATB; 2,3,5,6- ATB Nhóm các chất này có ảnh hưởng nghiêm trọng lên quá trình trao đổi chấttrong cây và ức chế hoạt tính của các enzyme làm cho quá trình phân chia tế bào trong mô phân sinh và sự sinh trưởng giãn của tế bào bị ngừng Nhóm các chất chứa nitơ như các amit, các dẫn xuất của urea, thicacbamat, dithiocacbamat, dinitrophenol Các amit kìm hãm enzyme chứa nhóm -SH, các dẫn xuất của urea kìm hãm sự cố định CO và thải O ở ngoài sáng, các hợp chất chứa 2 2 nitơ khác cũng vi phạm đến quá trình quang hợp và hô hấp của cây. Các loại thuốc trừ cỏ được sử dụng rất thành công cho một số loại cây trồng như lúa mì, lúa mạch, lúa gạo, cao lương, bông, cà chua, đậu tương, củ cải đường Người ta dùng 2,4-D để diệt cỏ hai lá mầm trong ruộng ngô, phun trước hoặc sau khi cỏ xuất hiện với các liều lượng như sau: - Muối Na của 2,4-D:1,5 - 2 kg/ha.- Muối amôn của 2,4-D: 1,0 - 1,5 kg/ha - Este của 2,4-D: 0,8 - 1,0 kg/ha. Có thể kết hợp phun 2,4-D và 2,4,5-T với một số loại thuốc trừ cỏ khác có chứa nitơ để diệt cỏ gà và các loại cỏ khác trong ruộng ngô mà không ảnh hưởng đến cây trồng. Trong một số trường hợp việc duy trì tuổi thọ và hình dạng của cỏ lại rất có ý nghĩa. Ví dụ trong lĩnh vực trang trí, để duy trì các thảm cỏ trang trí ở công viên người ta thường phun các dung dịch kìm hãm sinh trưởng. Ðặc biệt là dùng MH với liều lượng 3-6 kg/ha làm kìm hãm sinh trưởng của cỏ, duy trì thảm cỏ bền lâu, đỡ công xén mà lại nâng cao chất lượng trang trí. 40
- T ÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Như Khanh, 1996, Sinh lý học sinh trưởng và phát triển thực vật. NXB Giáo dục Hà Nội. 2. Phạm Đình Thái, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Lương Hùng, 1987. Sinh lý học thực vật, NXB Giáo dục Hà Nội. 3. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn, 1999. Sinh lý học thực vật, NXB Giáo dục Hà Nội. 4. Bùi Trang Việt, 1998, Sinh lý thực vật đại cương, NXB ĐH quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Đức Lượng, Lê Thị Thu Thuỷ, 2006, Công nghệ tế bào, NXB ĐH quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 6. TS. Dương Tấn Nhựt, 2007, Công nghệ sinh học thực vật -tập 1, NXB.Nông Nghiệp. 7. Dương Công Kiên, 2002, Nuôi cấy mô thực vật, NXB ĐH quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 41