Chăm sóc bệnh cho bé

pdf 101 trang phuongnguyen 1650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chăm sóc bệnh cho bé", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcham_soc_benh_cho_be.pdf

Nội dung text: Chăm sóc bệnh cho bé

  1. Chăm sóc bệnh cho bé
  2. Chăm sóc bệnh cho bé Phần I: Chǎm sóc khi bé bệnh PHầN MộT CHǍM SóC KHI Bé BệNH Bé bị bệnh -Bạn cần phải làm gì ? Việc đầu tiên là quan sát Bé kỹ để nói cho bác sĩ biết những triệu chứng của bệnh. Vì ở bên con, nên các bà mẹ dễ nhận được ngay sự thay đổi bất thường qua nét mặt, tính tình, sự hoạt động của con. Thí dụ bạn nhận thấy da của Bé bị mẩn đỏ chiều qua. Cần phải nói để bác sĩ biết, vì sáng nay, khi bác sĩ có mặt thì da của Bé có thể lại bình thường rồi. Sau khi bác sĩ về, bạn cần phải tiếp tục theo dõi sự chuyển biến của bệnh và thực hiện những lời chỉ dẫn của bác sĩ để chữa bệnh cho Bé. Sự có mặt của người mẹ bên con, góp phần không nhỏ tới việc trị bệnh cho Bé vì ngoài phần cho con uống thuốc theo đơn của bác sĩ, còn có tiếng nói, nụ cười và bàn tay của người mẹ, làm cho Bé cảm thấy yên tâm. 1 Những dấu hiệu của sức khỏe. KHI Bé KHỏE MạNH - Trọng lượng cân của Bé bình thường. - Nét mặt tươi tỉnh, mắt sáng. Khi bế Bé, bạn cảm thấy má Bé cǎng, mát. - Bé tỏ ra vui vẻ, ham chơi, chú ý tới mọi người và mọi vật chung quanh. - Bé ǎn có vẻ ngon miệng, ngủ yên giấc. Phân bình thường. KHI Bé BệNH - Bé sút cân. - Nét mặt tái, mắt quầng không có ánh mắt. - Bé ngậm ngón tay khi ngủ, giấc ngủ không lâu. Bé không chú ý gì tới chung quanh. - Bé luôn cựa quậy, giật mình, dễ quấy khóc. - Bé khó ngủ. - Bé không chịu ǎn hoặc ǎn ít. Không chịu uống hoặc đòi uống bất thường (vì cơn sốt làm cơ thể mất nước). Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 1
  3. 2. Khi nào cần đưa con tới bác sĩ Nhiều bà mẹ ngại đưa con tới bác sĩ, mà chỉ tới gặp bác sĩ để kể bệnh của con thôi. Vì những triệu chứng bệnh của trẻ có thể thay đổi từng giờ, nên việc kể bệnh như vậy chưa đủ. Từ ho tới sưng phổi, từ đi tướt tới tình trạng cơ thể bị thiếu nước nhiều khi chỉ có một bước. Trẻ càng nhỏ, càng cần phải đưa ngay tới bác sĩ, mỗi khi cháu sốt, ho, nôn ói, đi phân lỏng nhiều lần hay nhiều ngày. Kể cả những triệu chứng như bỗng nhiên quấy khóc mà không rõ nguyên nhân, hay không chịu uống nước. Đối với các cháu đã lớn thì có thể nhìn vào tình trạng tổng quát của sức khỏe, xem có điều gì đặc biệt không. Sốt cao chưa chắc đã là dấu hiệu trầm trọng. Trái lại, hiện tượng đau từng cơn ở vùng bụng, lại là điều cần phải chú ý mà chỉ có bác sĩ mới tìm được nguyên nhân và hướng dẫn chữa trị. Tóm lại, nếu bạn định đưa cháu tới bác sĩ, hãy chuẩn bị trước để trả lời một số câu hỏi có liên quan tới cháu về thân nhiệt, trạng thái phân và các nhận xét khác của bạn về cháu bé. Cũng nên nói với bác sĩ rằng cháu có tiếp xúc với ai cũng có những triệu chứng như cháu không để bác sĩ suy nghĩ về một số bệnh lây lan. Trong lúc chờ đợi, chưa có bác sĩ, hãy để cháu nghỉ ngơi, bình tĩnh. Tránh những nơi ồn ào, nhiều tiếng động. Không nên cho cháu dùng bất kỳ một thứ thuốc gì nếu không được bác sĩ hướng dẫn từ trước. Nếu cháu sốt, hãy cho cháu uống nước. 3. Những câu hỏi về việc sǎn sóc khi Bé bị bệnh. - Bé ĐANG SốT Có NÊN Đưa CHáU TớI BáC Sĩ KHÔNG? Dù cháu bé sốt cao, cũng vẫn có thể đưa đi được. Chỉ ở phòng khám bệnh, bác sĩ mới có nhiều phương tiện để khám bệnh cho cháu. - Có CầN CHOàNG CHǍN (MềN) CHO CHáU KHÔNG? Nếu cháu đang sốt, không nên đắp thêm chǎn vì như thế sẽ làm thân nhiệt tǎng thêm. Giữ nhiệt độ phòng từ 20o - 22oC không để gió lùa, ở điều kiện như vậy, cháu chỉ cần mặc một bộ quần áo ngủ, rộng, thoáng là đủ. -CầN Sǎn SóC THế NàO CHO Bé Dễ CHịU? Cǎn phòng cần thoáng và đủ ấm. Nếu lâu không mở cửa sổ, hãy chuyển cháu bé sang phòng khác một lát, trong khi làm vệ sinh: quét nhà, thay vải trải giường Sau đó, đóng cửa lại nếu cần, để tránh gió, rồi lại chuyển cháu về. Hàng ngày, vẫn lau mặt, cổ, rửa tay, chân cho cháu như bình thường. Bạn có thể tắm cho cháu nhưng chú ý pha nước ở nhiệt độ 37oC và phòng tắm phải kín, không có gió. Trong suốt thời gian bị ốm, cháu bé nào cũng muốn có bố hoặc mẹ, ông, bà ở bên cạnh. Việc này làm cho Bé thấy yên tâm và an ủi Bé rất nhiều, mỗi khi Bé bị khó chịu. Nếu người lớn không có điều kiện ở gần Bé, có thể cho Bé đồ chơi, sách có hình vẽ màu để Bé giải trí. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 2
  4. Không nên để Bé nhận thấy nét mặt lo lắng, u sầu của người lớn về bệnh tình của Bé. -CầN LàM Gì KHI Bé RA NHIềU Mồ HôI? Nếu Bé sốt và người đổ mồ hôi, thế là tốt. Vì đó là phản ứng của cơ thề để làm thân nhiệt hạ xuống. Nên lau khô mồ hôi và thay quần áo cho Bé. - Có CầN BắT CHáU NằM TạI GIƯờNG KHÔNG? Nếu Bé thấy người mệt, Bé sẽ tự động nằm nghỉ. Nhưng nếu Bé không muốn nằm, thì không nên bắt buộc. Cứ để Bé ngồi dậy hoặc đi lại trong phòng. Đi tất (vớ) cho cháu. Đối với các cháu bị bệnh cần phải chữa trị lâu hoặc đang trong thời gian phục hồi sức khỏe, cứ để cháu chơi bình thường. Chỉ nên tránh những trò chơi làm cháu bị kích động và không cho chơi với trẻ khác để tránh sự lây nhiễm. - CHế Độ ǍN CủA TRẻ Bị BệNH Như THế Nà O? Với trẻ sơ sinh, nếu cháu không bị đi tướt, có thể cho ǎn như bình thường; không nên ép cháu ǎn và chú ý cho cháu uống nước thêm. -Nếu bé bị đi tướt, thì ngưng cho bú sữa và cho ǎn theo chế độ riêng (coi phần các bệnh trẻ em). -Với trẻ đã lớn, có thể cho ǎn súp, nước rau, chuối nghiền, bánh bít cốt (bánh mì nướng 2 lần), bánh bích quy. Nếu cháu có dấu hiệu khỏi bệnh, dần dần trở lại chế độ ǎn bình thường. Chú ý: KHôNG NÊN éP BUộC CáC CHáU ǍN -Nếu Bé bị sốt, hãy cho cháu uống nhiều nước ban ngày cũng như ban đêm, vì sốt làm cơ thể các cháu thiếu nước. Để cháu dễ uống, ngoài nước trắng có thể cho Bé uống nước cam, nước chanh, nước súp, nước rau, nước đường v.v Thường các cháu thích uống nước mát hơn là nước nóng. Hãy cho các cháu uống nước mát - nhất là các cháu hay bị nôn ói. Nếu các cháu không chịu ǎn thì các loại nước đường, súp, mật ong, nước cơm cũng có thể cung cấp cho các cháu một ít calo. GIờ GIấC SǍN SóC NÊN Như THế Nà O? Nên tự quy định giờ giấc, thí dụ vào buổi sáng và 5 giờ chiều bạn sẽ đo nhiệt độ cho cháu, lau rửa mặt, ngoáy lỗ mũi, cho uống thuốc hay bôi thuốc. Việc sǎn sóc có giờ giấc như vậy đỡ làm cháu bị mệt hơn là phải điều trị lan man cả ngày. Sau khi sǎn sóc cháu, bạn nên ghi thân nhiệt đo được lúc sáng, lúc chiều vào giấy cùng với các hiện tượng (nếu có) như: nôn ói, đi tướt, ho để chuẩn bị nói lại cho bác sĩ biết, khi bác sĩ tới thǎm, hoặc nói qua điện thoại. NếU BáC Sĩ CHO BIếT BệNH CủA Bé THUộC LOạI LâY LAN Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 3
  5. Nếu Bé mắc bệnh có thể lây lan, phải cách ly Bé với các trẻ khác, kể cả các người lớn đang có mang. CHú ý: KHÔNG Được Để THUốC TRONG TầM TAY CủA TRẻ EM Nhiều người để thuốc điều trị bệnh cho các cháu ở gần chỗ các cháu nằm, để tiện sử dụng. Như vậy rất nguy hiểm, nhất là đối với các cháu đang trong tuổi thấy cái gì lạ cũng cho vào miệng. Thuốc điều trị cũng phải uống đúng liều lượng và đúng lúc. Các cháu nhỏ thường dễ bị màu sắc viên thuốc, hoặc vị ngọt của thuốc hấp dẫn. 4. Một vài vấn đề chuyên môn. ĐO THÂN NHIệt ở HậU MÔN THế NàO? Lấy ống đo nhiệt độ đã lau rửa sạch, vẩy ống để mức thủy ngân xuống dưới 36oC rồi bôi một ít vadơlin vào đầu ống. Đối với trẻ sơ sinh, đặt bé nằm ngửa, một tay nắm lấy 2 chân bé giơ lên, còn tay kia đút từ từ phần đầu, có đựng thuỷ ngân bên trong và đã được bôi va-dơ-lin vào hậu môn của Bé, tới gần hết phần này. Làm xong động tác này, tiếp tục giữ phần còn lại của ống đo trong tay. Đối với trẻ lớn hơn, để trẻ nằm sấp rồi đút ống đo nhiệt độ từ từ vào hậu môn. Trong thời gian để ống đo trong hậu môn, nhớ đắp mền cho cháu khỏi lạnh. Cần để ống đo trong hậu môn, ít nhất là 2 phút. Nếu các cháu vừa chơi đùa xong, hãy để cháu nghỉ ngơi ít nhất 1 tiếng, rồi mới tiến hành lấy nhiệt độ. Cần chú ý bôi va-dơ-lin vào đầu ống đo và đút từ từ vào hậu môn cháu bé. Động tác này, nếu làm mạnh hoặc vội vàng có thể làm xây sát bên trong hậu môn và chảy máu. Đã có nhiều trường hợp như vậy. Tại nhiều nước, người ta lấy thân nhiệt bằng cách cho ngậm nhiệt kế ở miệng, hoặc kẹp vào nách. Nhưng các cách đó không chính xác bằng cách đo ở hậu môn. BắT MạCH ở Cổ TAY THế NàO? Đặt ngón trỏ hoặc ngón trỏ và ngón giữa lên cổ tay của Bé, ở phần gốc ngón tay cái, khi Bé để ngửa bàn tay, bạn sẽ thấy nhịp đập của mạch máu cổ tay. Trẻ càng nhỏ, nhịp đập càng mau. ở trẻ sơ sinh, số nhịp đập bình thường trong 1 phút từ 120 - 140 đập. Trẻ 2 tuổi: 110 đập/phút. Trẻ 6 tuổi: 60 - 80 đập/phút. Số nhịp đập này sẽ cao hơn bình thường khi trẻ khóc, hay hoạt động mạnh. Khi Bé ốm, số nhịp đập sẽ không giống bình thường vì mạch đập sẽ yếu hơn. KHáM HọNG THế NàO? Đối với trẻ nhỏ, cần phải có một người thứ 2 giúp sức thì bạn mới khám họng cho Bé được. Người này bế cháu bé trên lòng, cho mặt cháu hướng về phía ánh sáng, giữ tay chân cháu, để cháu tựa người vào mình rồi dùng 1 tay ấn nhẹ vào trán cháu để đầu cháu ngả về phía sau. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 4
  6. Người khám ngồi phía trước cháu bé, một tay làm Bé mở miệng ra, còn tay kia dùng cuống 1 chiếc thìa (muỗng) ấn lưỡi cháu bé xuống và bảo cháu kêu : "a a ". Như vậy, bạn sẽ nhìn rõ a-my-đan ở họng Bé. 5. Làm gì khi bé sốt? KHÔNg ĐắP Hoặc cho Trẻ Mặc THêM Quần áo Chỉ mặc một bộ quần áo ngủ cho thoáng. Không đắp chǎn dạ hoặc len. Nếu cần, chỉ đắp chǎn đơn (như khǎn trải giường). Nhiệt độ trong phòng khoảng 20oC là vừa. THUốC THƯờNG DùNG Hai thứ thuốc thường dùng để trị sốt và hạ nhiệt là thuốc aspirine (acide acétylsalicylique) và thuốc paracétamol. Cần để bác sĩ chỉ định liều lượng, nhưng cách dùng chung như sau : - Lượng thuốc tính bằng số viên thuốc dùng trong 24 giờ phụ thuộc theo số cân nặng hoặc số tuổi của trẻ. Bạn cần nhớ lượng thuốc tối đa được dùng. Không được cho Bé uống quá lượng tối đa đó. - Lượng thuốc này được chia thành nhiều phần để uống thành nhiều đợt trong ngày. Thí dụ: mỗi ngày uống 2 viên chia làm 4 lần, mỗi lần nửa viên. Một số người lớn phạm sai lầm là cho trẻ uống hết cả liều 1 lần. Khi thuốc hết tác dụng, thân nhiệt của trẻ tǎng cao đột ngột gây ra chứng co giật rất đáng ngại ở trẻ. -Mỗi thứ thuốc có thể được trình bày dưới các dạng khác nhau như viên, đóng gói, sirô, viên đặt ở hậu môn v.v Khi dùng, cần biết rõ mỗi viên, mỗi gói, mỗi thìa tương ứng với lượng thuốc là bao nhiêu? Nhiều thuốc mang tên khác nhau nhưng trong thành phần cũng có aspirine hay paracétamol. Bởi vậy, cần đọc công thức của thuốc để khỏi cho uống nhiều thuốc cùng tác dụng. - ASPIRINE có trong các loại thuốc mang tên khác nhau như Catalgine, Juvépirine, Aspégic v.v Liều lượng thường dùng là 0,05 g/ngày cho 1 kg cân nặng. Không bao giờ được vượt quá 0,lg/ngày cho 1 kg eần nặng. Thí dụ: một đứa trẻ nặng 12 kg, có thể uống trong ngày (24 giờ) một lượng aspirine bằng 0,05 g x 12 = 0,6 g. Lượng thuốc trên được chia thành 6 lần uống. Mỗi lần uống 0,1 g cách lần sau 4 giờ, nghĩa là cứ 4 giờ lại uống 0,1 g aspirine. PARACETAMOL có trong các thuốc mang tên Efferalgan, Dolipran. Liều lượng thường là 0,02 - 0,03g (20 - 30 mg) cho mỗi kilôgam cân nặng, trong 24 giờ. Lượng thuốc này cũng được chia làm 6 lần uống, mỗi lần cách nhau 4 giờ. Hiện nay, các bác sĩ có xu hướng cho dùng paracétamol nhiều hơn là aspirine vì paracétamol dễ được bộ máy tiêu hóa hấp thụ. - Có thể dùng xen kẽ 2 thứ aspirine và paracétamol, 1 lần aspirine, 1 lần paracétamol. Như vậy, sẽ giảm được lượng thuốc của mỗi thứ. PHƯƠNG PHáP Hạ NHIệt Từ BÊN NgOàI - NGÂM Nước -Nếu dùng thuốc rồi mà thân nhiệt vẫn chưa hạ xuống, có thể tắm cho cháu bé bằng nước có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt của Bé từ 1 - 2oC, trong thời gian 10 phút. Có thể cho cháu ngâm nước 2 - 3 lần trong ngày. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 5
  7. Nhưng, nếu thấy mặt Bé tái hoặc người run phải bế cháu ra khỏi nước; choàng khǎn và lau khô ngay cho cháu. - CHườm nước Đá - Đựng nước đá vào một túi vải hay cao su rồi đặt vào gáy, hoặc nách, háng, có đệm một lớp vải hay len. Có thể làm nhiều lần trong ngày và thay nước đá khi đã tan hết. Nếu không có nước đá, đắp khǎn tẩm nước mát lên trán cũng được. - NHỏ MũI -Nếu bác sĩ đã chỉ định dùng thuốc nhỏ mũi có kháng sinh, hãy dùng dụng cụ bóp - hút bằng cao su, rửa lỗ mũi cho Bé bằng dung địch sérum sinh học. Sau đó, dùng ống nhỏ giọt nhỏ thuốc vào lỗ mũi của cháu. Sau khi dùng, phải rửa ống nhỏ giọt bằng cồn 90o. Trước khi dùng thuốc nhỏ mũi, để thuốc vào một chén nước ấm để hâm cho thuốc ấm lên. - XÔNG - Đổ nước nóng vào bồn tắm hay một chậu lớn rồi pha một thìa súp dầu khuynh diệp hoặc benjoin vào. Phòng tắm đóng kín để hơi bốc lên không bị thoát ra ngoài. Bế cháu bé trên tay hoặc để cháu chơi ở dưới sàn có trải khǎn. Khoác một khǎn tắm quanh người Bé, không cần mặc quần áo. Mồ hôi Bé sẽ ra nhiều. Hơi nước nóng có dầu sẽ thấm qua da được Bé thở hít vào phổi. Sau khi Bé ra mồ hôi, quấn khǎn quanh người rồi bế ra khỏi phòng tắm, lau khô người cho Bé. Chú ý không để Bé bị lạnh khi ra khỏi phòng. Phương pháp này rất tốt cho trẻ em bị sốt vì đau họng. - THụT -Lấy nước đun sôi, để nguội, nhưng còn ấm. Cho thuốc đã được bác sĩ chỉ định vào nước. Nếu chỉ muốn cho Bé ị được, cho 1/2 muỗng cà-phê thuốc bicarbonate de soude hoặc một muỗng cà-phê dầu ô-liu hay parafine nguyên chất vào nước khuấy nước cho thuốc tan. Dùng ống bóp hút nước lên bôi trơn đầu ống, bằng vadơlin, đưa đầu ống từ từ vào hậu môn rồi bóp nhẹ ống cho nước từ từ vào ruột. Khi nước đã vào hết, rút ống ra và bóp 2 bên mông Bé cho khít lại để giữ nước trong 2 - 3 phút, rồi cho Bé ngồi bô để Bé "đi" ra. 6. Một số động tác chuyên môn. ĐắP GạC ẩM - Theo sự chỉ định của bác sĩ, nếu bạn cần đắp gạc lên một vết thương hoặc cái nhọt, lấy một miếng gạc ngâm vào nước ấm có pha cồn 90o (pha 1 thìa súp cồn vào 1 bát nước). Đặt gạc lên nhọt và cứ 10 - 15 phút, lại làm lại. ĐứT TAY HOặC VếT THƯƠNG - Việc đầu tiên là rửa vết thương. Rửa kỹ bằng xà phòng, không để đất, cát hoặc gai ở lại trong thịt. Sau đó bôi thuốc sát trùng, trước khi bǎng lại. DùNG BǍNG DíNH (BǍNG KEO) - Các loại bǎng dính có sẵn gạc và thuốc sát trùng đều có bán sẵn ở hiệu thuốc. Dùng loại bǎng này cũng phải thay hàng ngày. Nếu trong ngày, bǎng bị bẩn, phải thay cái khác. BUộC BǍNG -Nếu vết thương chảy máu, cần rửa sạch, bôi thuốc sát trùng, đắp một miếng gạc lên rồi lấy cuốn bǎng buộc lại. Không được buộc chặt để máu vẫn lưu thông được phải làm sao để chỗ có vết thương không vì buộc bǎng mà phồng lên tím lại, và sờ thấy lạnh. Nếu buộc bǎng ở đầu, để khi ngủ bǎng không bị tuột ra đội cho trẻ một cái mũ lưới hay mũ ngủ. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 6
  8. NHƯNG ĐIềU CầN TRáNH - Khi chườm nóng cho các cháu bằng các dụng cụ bằng cao su, túi chườm v.v phải xem cần thận nút của túi có kín không. Bọc một khǎn ngoài túi chườm trước khi chườm cho trẻ. Có rất nhiều trẻ bi bỏng vì chườm. Đối với những cháu nhỏ, không được dùng cồn, rượu long não hay rượu bạc hà để xoa vùng ngực nếu không có ý kiến và sự chỉ định của bác sĩ. TIÊM CHíCH CHO TRẻ - Đối với các trẻ sơ sinh, người ta tránh không tiêm mông mà chỉ tiêm vào bắp đùi. Công việc này nên để người khác làm, bố mẹ chỉ nên đứng bên cạnh để dỗ dành và an ủi cháu chứ không nên làm người phụ tá cho người làm đau cháu. 7. Dùng thuốc cho trẻ . Bé bị sốt và bạn cho rằng cháu bị viêm họng. Lần trước anh Bé cũng bị như vậy, và bác sĩ đã cho uống thuốc. Loại thuốc này còn thừa, vẫn để trong tủ thuốc. Vậy, có nên cho Bé uống thuốc ? KHÔNG NÊN! Vì có nhiều thứ bệnh khác nhau cũng bắt đầu làm cho họng viêm đỏ. Nếu bạn cho cháu uống thuốc như vậy, khi cần khám bệnh để điều trị cho cháu, bác sĩ sẽ gặp nhiều khó khǎn, vì những triệu chứng ban đầu của bệnh chính đã bị thuốc làm biến mất rồi! TRONg KHI CHƯA Có BáC Sĩ, BạN Có THể TRị BệNH CHO CHáU NHU THÊ NàO? Nếu trẻ: Bị Sổ MũI : Nhỏ thuốc nhỏ mũi (sérum sinh học), dùng viên thuốc đặt ở hậu môn có thành phần dầu thông, dầu khuynh diệp. Bị ĐI Tướt NHẹ - Trẻ trên 6 tháng: ngưng cho uống sữa, cho uống các dung dịch chống hiện tượng cơ thể mất nước (có bán sẵn ở hiệu thuốc), nước cà rốt, khoai tây nghiền, chuối nghiền. Bị TáO BóN - Dùng viên thuốc đặt ở hậu môn hay dầu parafine. Bị HO - Dùng si rô ho có thành phần thuốc thực vật và không có Codeine. Bị GIậT MìNH, KHó NGủ - Nước hoa cam, loãng. Bị ĐAU BụNG -Uống ít nước pha mật ong. Ngoài những loại thuốc và biện pháp vô hại trên, không được cho trẻ dùng bất cứ thuốc gì nhất là các loại thuốc kháng sinh và sulfamide, kể cả thuốc bôi ngoài da. Cần tránh cả các loại thuốc nhỏ mũi làm co tế bào màng mũi như Privine, Tizine, Naphtasoline Kể cả thuốc sốt aspirine cũng không được dùng tự do, không có sự chỉ định của bác sĩ. LIềU lượng KHáC NHAu, TáC DụNG KHáC NHAU Cần cho trẻ dùng thuốc đúng liều lượng, đúng cách dùng đã được bác sĩ chỉ dẫn. Nếu trẻ không chịu uống thuốc hoặc uống không đủ liều lượng do bác sĩ chỉ định, cần phải báo cho bác sĩ để tìm cách điều trị khác. Vì uống không đủ liều, bệnh không khỏi. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 7
  9. Cần chú ý tuân theo đúng cách dùng thuốc: uống làm bao nhiêu lần trong ngày? mỗi lần cách nhau bao lâu? KHôNG Được Tự ý TǍNG LIềU LượnG THUốC! Thuốc uống quá liều sẽ gây ngộ độc, tajo ra những phản ứng cơ thể như mẩn đỏ, phát ban, chướng bụng THáI Độ CủA NGƯờI LớN KHI CHO TRẻ UốNG THUốC Không những cần làm sao cho trẻ hiểu rằng phải uống thuốc để khỏi bệnh, mà người lớn cũng phải tin như thế để có thái độ cương quyết với trẻ. Một đứa trẻ phải uống thuốc sẽ nhìn vào thái độ cương quyết hay lưỡng lự của người lớn để tùy cơ ứng xử. Tuy vậy, nên giải thích cho Bé hơn là dùng biện pháp mạnh. Không bắt buộc nhưng cũng không nǎn nỉ. Nên nói dịu dàng để Bé hiểu: việc uống thuốc là điều không thể khác được! Tránh không ép uống thuốc bằng sức mạnh, vì thuốc dù lỏng hay rắn, có thể xuống theo đường hô hấp vào phổi gây hậu quả rất nguy hiểm. CáC BIệN PHáP CHO TRẻ UốNG THUốC: Nếu thuốc viên, tán ra thành bột rồi trộn với nước đường. Nếu thuốc có vị đắng, rất đắng, nên pha với mứt quả có vị chua hoặc mật, sôcôla, chuối nghiền. Nếu trẻ nhè ra, cần coi xem cháu đã uống được bao nhiêu để cho cháu uống thêm mà không quá liều lượng. Tránh không trộn thuốc với các thức ǎn thường ngày của Bé như sữa, súp v.v , vì như vậy, sau này Bé nhìn thấy sữa sẽ sợ, không chịu bú nữa. - Thuốc để trong viên bao không nên lấy ra vì có thể loại thuốc này cần phải để lọt xuống dạ dày rồi mới để cho tan. - Si rô: Những thuốc loại si rô thường dễ uống. Trước khi uống, nên lắc đều chai đựng thuốc. - Viên đặt ở hậu môn -Cần làm viên thuốc ướt hoặc ngâm vào vadơlin trước khi nhét thuốc vào hậu môn trẻ. Sau đó, giữ mông trẻ khít lại vài phút để thuốc không bị rơi ra. THờI GIAN CHữA TRị Bé sốt 40oC, bác sĩ cho uống thuốc kháng sinh. Hôm nay, thân nhiệt của Bé đã xuống tới 36o8. Vậy, có cần phải uống thuốc nữa hay không? Vẫn cần phải uống thuốc cho đủ liều lượng. Để trị khỏi bệnh bằng thuốc kháng sinh, phải tiếp tục dùng thuốc thêm một vài ngày, dù các triệu chứng bệnh đã mất. Thí dụ triệu chứng của bệnh viêm họng, hoặc ho là sốt, khi hết sốt không có nghĩa là đã hết bệnh. Muốn khỏi dứt bệnh, phải dùng thuốc từ 8 - 10 ngày. Nếu không dùng thuốc đủ liều lượng, có thể bị bệnh trở lại. 8. Tủ thuốc gia đình. ĐặT Tủ THUốC ở ĐÂU? Tủ thuốc cần đặt ở vị trí cao để trẻ không với tới được và phải có khóa. Trẻ nào cũng thích mở tủ. Khi thấy các hộp thuốc lọ thuốc nhỏ xinh, trẻ nào cũng muốn mở ra và nếm thử. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 8
  10. Những ống thuốc aspirine và các chai thuốc an thần mà nhiều người lớn vẫn coi thường, lại thường là những thủ phạm gây ra nhiều vụ ngộ độc nhất cho trẻ em : Không nên để tủ thuốc ở những nơi ẩm hoặc nóng. Trong tủ. thuốc nên có : - Bông, gạc -Bǎng buộc, bǎng dính (keo) - Kéo -Kẹp - ống thụt - 1 lọ sérum sinh học - 1 bình thuốc sát trùng - 1 ống cặp sốt - 1 lọ xà phòng nước - 1 hộp viên nhuận tràng loại đặt hậu môn - 1 ống va-dơ-lin - 1 ống aspirine hay paracétamol dạng viên, gói, hoặc loại đặt ở hậu môn như: Efferalgan, Dolipral Ngoài ra, có thể có một hộp bǎng cầm máu loại "Stop hémo": bǎng + gạc có thấm chất cầm máu. GIữ THUốC THế NàO? Thỉnh thoảng, chúng ta nên coi lại các thứ thuốc ở trong tủ thuốc để xem loại nào còn dùng được, loại nào nên vứt đi, thứ nào đã dùng hết, phải mua bổ sung. - Những ống thuốc tiêm (chích): nếu còn hộp thì hạn ngày còn dùng được, có ghi ở vỏ hộp. - Loại thuốc kháng sinh và sulfamide: thuốc dùng thừa nên vứt đi vì những thuốc này khi dùng phải do bác sĩ chỉ định. - Thuốc viên, viên con nhộng, gói: phải để ở nơi khô ráo. - Thuốc nhỏ mắt: một khi đã mở rồi, chỉ dùng trong vòng 15 ngày. - Thuốc mỡ: nếu bóp ống thuốc mỡ thấy có nước mà phần còn lại bị cứng: vứt cả ống đi. Những thuốc mỡ có chứa chất kháng sinh hoặc sulfamide chỉ dùng được trong vòng vài tuần. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 9
  11. - Chất bột: phải để ở nơi khô ráo. - Dung dịch sérum sinh học: cần thay luôn. - Sirô: khi đã mở, chỉ dùng được trong thời gian vài tuần lễ - Viên đặt ở hậu môn: để nơi khô ráo. BáC Sĩ CHUYÊN KHOA NHI Có nhiều người tích rất nhiều loại thuốc trong tủ thuốc gia đình, nghĩ rằng như vậy sẽ ứng phó được với tình hình sức khỏe của con cái và cả mọi người trong gia đình. Trẻ sốt? Cho uống thuốc kháng sinh! Da bị mẩn đỏ? Bôi thuốc mỡ! Mệt? Cho uống thuốc bổ! Khó ngủ? Cho uống thuốc an thần! Hành động như vậy chưa đủ và đôi khi còn không có lợi vì đấy là sự cố gắng xóa dấu vết các triệu chứng một cǎn bệnh nào đó chưa được biết. Các bác sĩ chuyên môn, cần nhìn vào các triệu chứng đó để xác định được bệnh và quyết định cho Bé dùng thuốc gì để ĐIềU TRị BệNH. Trong mấy nǎm đầu, người bác sĩ rất cần cho trẻ, kể cả các cháu khỏe mạnh. Vì ngoài việc chữa bệnh, bác sĩ còn có nhiệm vụ quan trọng nữa là PHòNG BệNH. Cho tới 6 tuổi, các cháu cần phải được bác sĩ theo dõi sức khỏe, kiểm tra sự phát triển về mọi mặt, tiêm chích phòng bệnh và chữa bệnh. ở mọi thành phố và tỉnh đều có các bác sĩ chuyên trị các bệnh trẻ em và các bệnh viện có khoa nhi riêng biệt, bạn nên tìm biết các địa chỉ đó để đưa các cháu tới khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh khi cần thiết. 9. Cuốn sổ sức khỏe của Bé. Mỗi trẻ em cần được bố mẹ lập cho một cuốn sổ sức khỏe. Sổ này có bán sẵn ở các trung tâm y tế tại khoa nhi, hoặc có thể phải làm lấy. Bố hoặc mẹ các cháu sẽ ghi lại tất cả các điều có liên quan tới Bé từ ngày mẹ Bé mang thai, ngày sinh, số cân nặng, chiều cao ở các độ tuổi của Bé, ngày mọc rǎng nào, ngày bắt đầu chập chững biết đi, ngày phải uống thuốc trị bệnh gì, các bệnh đã mắc phải do bác sĩ chẩn đoán, các lần phải vào bệnh viện hoặc phải chữa trị đặc biệt Tất cả những điều được ghi trên, như một thứ lý lịch về sức khỏe của cháu bé, sẽ giúp cho bác sĩ tìm được cách phòng bệnh, trị bệnh và sǎn sóc sức khỏe cho cháu bé một cách đắc lực 10. Khi Bé nằm bệnh viện. Ngày nay, việc một trẻ em phải nằm lại bệnh viện không còn là một điều đáng lo lắng lắm. Bé nằm lại bệnh viện vì bị ốm, nhưng chưa chắc vì cǎn bệnh trầm trọng, sở dĩ bác sĩ muốn giữ Bé nằm viện là để dễ theo dõi và có điều kiện làm một số xét nghiệm mà thôi. Khác với thời trước, khi vào viện Bé phải tách rời với gia đình, ngày nay, các bác sĩ và nhân viên bệnh viện lại mong bệnh nhân có bố, mẹ hay người nhà ở lại để sǎn sóc. Như vậy trẻ em vừa được ǎn uống đầy đủ, vừa được yên tâm về mặt tinh thần. Sự cộng tác giữa những người có chuyên môn về khoa chữa trị với gia đình bệnh nhân, có tác dụng rất tốt đối với người bệnh. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 10
  12. Cùng ở lại với con trong bệnh viện, các bà mẹ có thể hỏi y tá hoặc nhân viên phục vụ cháu, về: - Nhiệt độ của cháu, dạng phân, tình hình sức khỏe nói chung như thế nào là tốt để dự đoán về tình hình sức khỏe của cháu. Có thể hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị về: -Cǎn bệnh của cháu bé. -Sự diễn biến của bệnh sẽ như thế nào để biết trước. -Sự điều trị sẽ lâu hay chóng ? - Chế độ ǎn uống của cháu cần như thế nào để dễ sǎn sóc. I. Đầu PHầN HAI NHũNG VấN Đề Có LIÊN QUAN TớI TừNG PHầN THâN THể I. ĐầU 1. Thóp. Thóp là vùng mềm giữa các xương sọ bên trên trán của trẻ sơ sinh. Thóp sẽ cứng lại ở khoảng từ 8 tới 18 tháng tuổi: các xương sọ lúc đó sẽ liền lại. Nếu cháu bé đã ngoài 2 tuổi mà thóp vẫn còn mềm, bà mẹ cần nói cho bác sĩ biết. Ngược lại nếu mới trong 1, 2 tháng đầu mà cháu bé đã không còn thóp nữa, thì đấy cũng là điều bất thường, có ảnh hưởng không hay tới sự phát triển của đứa bé. Các bà mẹ thường thấy thóp cǎng ra khi cháu bé khóc: đó là việc bình thường. Cả hiện tượng nhìn thấy và sờ thấy thóp phập phồng cũng vậy. Thóp lúc nào cũng phải dẹt và đàn hồi. Nếu thóp bị phồng cǎng lên thì là hiện tượng bất thường: Bé có thể bị bệnh ở màng óc. Nếu thóp hõm xuống là biểu hiện cơ thể bé thiếu nước. Nếu vì một tai nạn nào đó mà thóp bị va mạnh hoặc tổn thương, phải đưa bé vào bệnh viện ngay. 2. Vẩy trên đầu. Nếu đầu cháu có những vẩy nhỏ, phải bôi va-dơ-lin lên mỗi chiều rồi hôm sau gội đầu cho cháu bằng loại xà bông nhẹ (shampoing). Nếu không khỏi, cần hỏi các bác sĩ da liễu. 3. Bệnh viêm màng não. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 11
  13. Ngày nay, bệnh viêm màng não là một bệnh đáng ngại, tuy rằng việc chẩn đoán và phát hiện bệnh có nhiều điều kiện để thực hiện được nhanh hơn trước. Một triệu chứng rõ nhất ở trẻ sơ sinh là khi các cháu bị bệnh viêm màng não thì thóp bị cǎng và phồng lên: cần phải đưa cháu đi bệnh viện hoặc tới bác sĩ ngay. Những triệu chứng ở các cháu lớn là nôn ói nhiều, phọt ra thành tia, sốt, đau đầu và đặc biệt là hiện tượng bị cứng gáy không thể gập cổ lại, để cằm đụng được ngực như ngày thường giống với mọi người. ở bệnh viện, người ta thường phải lấy nước tủy để xét nghiệm xem cháu bị bệnh do vi trùng hoặc vi rút. BệNH VIÊM MàNG NãO DO VI TRùNG - Làm cho nước tủy của cháu bé bị bệnh có mủ. Cháu bé càng nhỏ thì bệnh càng nguy hiểm. Một số vi trùng có thể là nguyên nhân của bệnh này như vi trùng bệnh phổi (phế cầu trùng), liên cầu trùng, hoặc hémophilus (xem mục 210: hémophilus là gì?). Bệnh này có thể xuất hiện thành dịch. Trong thời gian có dịch, người ta có thể lấy chất mẫu ở họng những trẻ nghi bị bệnh để xét nghiệm và phát hiện những trẻ có mang vi trùng. Đối với những người có tiếp xúc với người bệnh và các trẻ bị bệnh, bác sĩ thường cho uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc sulfamide trong 5 ngày liền để trị hoặc phòng bệnh. Hiện nay, đã có thuốc tiêm phòng vi trùng hémophilus, nhưng chưa có thuốc phòng bệnh hữu hiệu đối với màng não cầu. BệNH VIÊM MàNG NãO DO VI RúT - Chất lỏng lấy ra từ cột sống các cháu bị bệnh này do vi rút thường trong vắt, không có mủ và vi trùng. Những triệu chứng của bệnh cũng giống như trên, nhưng nhẹ hơn. Không cần thuốc kháng sinh bệnh cũng tự khỏi trong vài ngày, người ta phát hiện bệnh bằng cách xét nghiệm kháng thể trong máu. Bệnh có thể do cháu bị quai bị hay nhiễm một số vi rút khác. BệNH VIÊM MàNG NãO DO LAO - Hiện nay hiếm thấy vì các cháu đã được tiêm BCG phòng lao từ nhỏ. 4. Bé rụng tóc hoặc không có tóc. Nhiều bà mẹ lo ngại con mình bị hói vì quãng đầu Bé đè lên gối khi nằm, không có tóc. Thật ra, hiện tượng này là bình thường, chỉ do vì ma sát mà thôi. Lẽ dĩ nhiên, có nhiều đứa trẻ khác cũng nằm như thế mà vẫn có tóc. Nhưng, tóc Bé có thể mảnh mai hơn, dễ rụng hơn và cháu hay nằm lâu ở một tư thế hơn là các Bé khác, đặc biệt là nằm ngửa. Nếu cháu đã lớn nhưng vẫn rụng tóc thì rõ ràng là có vấn đề cần chú ý: có thể cháu bé có thói quen giật tóc hoặc soắn tóc mình. Ngoài ra, sau khi khỏi bệnh sốt thương hàn cũng bị rụng tóc. Một số dược phẩm, thuốc uống cũng có tác dụng như vậy. Một số ít các cháu có những mảng da trống không có tóc trên đầu do bị nấm tóc, cần phải chữa trị ngay vì bệnh này có thể kéo dài và lây. Một số trẻ từ 2 tuổi trở lên bị rụng tóc từng mảng lại do những nguyên nhân tám lý. Nói chung, khi xác định một đứa trẻ có chứng rụng tóc, cần phải đưa cháu tới bác sĩ để tìm nguyên nhân và chữa trị . 5. Chấy. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 12
  14. Một cháu bé sạch sẽ vẫn có thể lây chấy của các cháu khác, các cháu có chấy hay gãi đầu vì bị ngứa. Nhìn kỹ vào tóc của các cháu, bạn sẽ thấy các trứng chấy nhỏ, tròn, mầu xám bám vào tóc. Hãy gội đầu hàng ngày cho cháu bằng các chất thuốc chống chấy bán ở hiệu thuốc trong 5 ngày liền. Hãy dùng xà phòng gội kỹ lại, chải tóc bằng lược bí (có rǎng lược khít). Nhúng lược vào dấm nóng để chải rồi lấy khǎn sạch trùm lên tóc các cháu một hồi lâu. Thay và giặt áo gối, khǎn trải giường và quần áo mỗi ngày cho các cháu! 6. Mắt. Những vấn đề về mắt đã được đề cập trong những mục: đau mắt đỏ, chắp, lác v.v Nếu đau mắt vì bị chấn thương cần phải tới ngay bác sĩ chuyên khoa mắt để khám mắt. Tất cả các hiện tượng bất thường ở mắt nói chung; ở giác mạc, thủy tinh thể, con ngươi nói riêng, đều ảnh hưởng tới thị giác và có thể làm khả nǎng nhìn của cháu bé kém đi. PHáT HIệN MắT KéM -Cũng như việc nghe kém, việc nhìn kém của các cháu cần phải phát hiện và tìm nguyên nhân từ sớm. Thí dụ: hiện tượng lác mắt cần phải luyện tập cho các cháu cách nhìn theo một phương pháp riêng để chữa trị và luyện tập càng sớm càng tốt. Có nhiều phương pháp thử nghiệm để phát hiện xem các cháu có bị kém về thị giác hay không. Có cháu mới được vài tháng cũng cần phải đeo kính. 7. Giảm thị lực. Trẻ mới được mấy tháng có thể mắc chứng giảm thị lực nhìn không tinh ở một bên hay cả hai bên mắt. Có thể thử đơn giản bằng cách rọi tia sáng vào mắt cháu rồi theo dõi phản ứng. Nếu có nghi ngờ gì phải đưa cháu đến bác sĩ chuyên khoa mắt. 8. Chắp (lẹo) mắt. Chắp mắt là loại mụn nhỏ mọc ở bờ mi mắt, dưới chân một lông mi. Chắp chóng khỏi nhưng dễ bị lại. Muốn trị chắp, chỉ cần bôi lên chắp loại pommát kháng sinh. Nguyên nhân chắp là do một loại tuyến nhỏ ở bờ mi bị nhiễm trùng. 9. Chứng lác mắt. Trong mấy tháng đầu, có lúc mắt trẻ sơ sinh có vẻ như hơi lác. Hiện tượng này về sau tự nhiên sẽ hết, vì trong những ngày đầu của cuộc sống, hai mắt các cháu chưa phối hợp khớp với nhau mà thôi. Nhưng, nếu hiện tượng này kéo dài và thường xuyên thì bà mẹ phải đưa cháu tới bác sĩ chuyên khoa mắt ngay, càng sớm càng tốt. Lác thường là khuyết tật của một bên mắt. Cần phải tập luyện cho bên mắt bị tật. Bác sĩ sẽ bǎng kín bên mắt không bị tật lại để luyện tập cho mắt kia hoặc cho cháu đeo kính có mắt kính đặc biệt để điều chỉnh hướng nhìn cho mắt cháu. Khi mắt cháu đã nhìn được bình thường rồi bác sĩ có thể thực hiện thêm một cuộc phẫu thuật thẩm mỹ nhỏ nữa. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 13
  15. 10. Đau mắt đỏ. Nhiều khi các cháu nhỏ vừa bị ho, vừa đau mắt đỏ. Lòng trắng mắt ngứa, hơi sưng và màu đỏ. Khi cháu hết ho, thì mắt cũng khỏi. Nếu cháu chỉ bị đau mắt thôi, lòng trắng mắt màu đỏ, luôn chảy nước mắt, buổi sáng mí mắt dính vào nhau vì dỉ màu vàng đến nỗi cháu không mở mắt được, thì phải đưa cháu tới bác sĩ khám mắt. Trong khi chưa có bác sĩ, bạn có thể rửa nhẹ nhàng mắt cháu bằng nước ấm. Nếu cháu mới được mấy tuần mà đã bị đau mắt như vậy thì chúng ta phải tìm xem có phải cháu bị tắc ống lệ đạo hay không. Lệ đạo là đường dẫn nước mắt. CHƯNG ĐAU MắT CủA TRẻ SƠ SINH - Cháu bé khi mới sinh ra dễ bị lây nhiễm chất bẩn hay vi trùng vào mắt. Bởi vậy, khi mới lọt lòng, cháu thường được các bà đỡ tra thuốc phòng bệnh vào mắt như dung dịch nitrat bạc. Vì nitrat bạc cũng không trừ diệt được một số vi trùng như trùng bệnh chlamydia, ngày nay người ta thường nhỏ thêm thuốc kháng sinh như cycline. Khi một cháu bé vừa SốT, HO, và MắT RấT Đỏ, cũng nên nghĩ tới một số bệnh do vi rút gây ra, chẳng hạn như BệNH SởI. 11. Xỏ lỗ tai. Một số bà mẹ muốn xuyên vành tai dưới cho con gái để đeo đồ trang sức. Việc làm này không có gì nguy hiểm với điều kiện các dụng cụ dùng để xuyên lỗ tai cho trẻ phải được rửa sạch và tiệt trùng cẩn thận, nhất là hiện nay, khi đang có dịch bệnh AIDS tràn lan trong thành phố. 12. Viêm xương chũm ở tai. Sau vành tai mỗi người chúng ta đều có một gò xương vồng lên với đặc điểm là có những điểm nhỏ hõm xuống, vì thế được gọi là xương chũm. Trong số các hõm này, quan trọng nhất là hõm thông với tai trong. Khi tai giữa bị viêm, hõm này dễ bị nhiễm trùng và mưng mủ. Ngày nay, chứng viêm xương chũm không còn phổ biến như trước kia. Nhưng việc phát hiện các cháu nhỏ, nhất là các cháu sơ sinh mắc chứng này ở giai đoạn đầu rất khó, vì các cháu chỉ biết khóc mà không nói được là đau ở đâu. Bởi vậy, các bà mẹ cần chú ý, khi thấy tai của cháu bé chảy nước hay chảy mủ nhiều, màng nhĩ có sắc thái khác thường, cháu bị sốt và người gầy rộc đi. Cần đưa cháu tới bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng để khám. Nếu việc uống thuốc kháng sinh đã kéo dài mấy tuần mà cháu vẫn không khỏi thì phải phẫu thuật để chữa trị. 13. Viêm tai trong. Phần trong tai, sau màng nhĩ khi bị viêm thường kèm theo viêm họng. Các cháu bé sơ sinh hay bị chứng viêm này vì trong tư thế nằm, con đường thông nhau giữa tai và sau mũi trở nên rộng thoáng khiến vi trùng và vi rút dễ lây lan ở cả 2 nơi. NHƯNG BIểU HIệN ở CHáU Bé - Những cháu bé chưa nói được khiến người lớn không biết cháu đau ở trong tai. Cháu có thể khóc, cọ tai xuống gối, nhưng cũng không đủ để mọi người hiểu. Tuy vậy, có một số triệu chứng sau làm chúng ta có thể nghĩ tới chứng viêm tai trong: cháu Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 14
  16. bị rối loạn tiêu hóa, đi tướt (ỉa lỏng), nôn ói, ho, cựa quậy luôn và khó ngủ. Việc đầu tiên của bác sĩ là khám tai và coi nhĩ tai cho cháu. Với các cháu lớn thì việc xác định bệnh dễ dàng hơn vì các cháu nói được là thấy đau trong tai. PHƯƠNG PHáP CHữA TRị - Thoạt đầu, khi tai bé bắt đầu bị sưng, đau, bác sĩ thường cho thuốc nhỏ vào tai để giảm đau. Sau này khi chỗ viêm đã có mủ, nhiều khi bác sĩ tai-mũi-họng phải tìm cách chọc một lỗ thủng ở nhĩ làm lối thoát cho mủ chảy ra và lấy mủ xét nghiệm xem chỗ viêm bị loại vi trùng hay vi rút nào gây bệnh. HIệN TƯợNG TAI CHảY Mủ - Nhĩ có thể tự thủng để mủ chảy ra ngoài. Trường hợp này vẫn cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng, vì như vậy chưa phải là bệnh sẽ hết. Ngay việc cho các cháu uống thuốc kháng sinh, bác sĩ cũng phải cân nhắc và theo dõi. Nhiều khi nhìn bề ngoài nhĩ, tưởng như đã khỏi vì thuốc có tác dụng nhanh nhưng thật ra không phải như vậy. Bệnh vẫn âm ỉ, chưa khỏi hẳn và có những biến chứng vào xương chũm khiến đứa trẻ sút cân, gầy yếu, và tới một lúc nào đó, bệnh lại trở lại. Sau nhiều lần uống thuốc kháng sinh, tai không có mủ nữa nhưng lại có một chất nước sền sệt. Hiện tượng này kéo dài khiến nhĩ bị tổn thương nặng làm Bé bị giảm thính lực. Trong thời gian chữa trị, Bé phải gài trong tai một ống thông, có khi trong nhiều tháng. Nếu Bé bị đau tai nhiều lần, bị đi bị lại, các bác sĩ sẽ nạo V.A cho cháu. 14. Vành tai dị dạng. Nếu vành tai cháu bé xa da đầu quá, chớ nên dính vành tai vào da đầu bằng bǎng keo hoặc bắt cháu đội mũ xụp xuống cả ngày để hòng sửa đổi được cái dáng của đôi tai. Bạn hãy kiên trì đợi tới khi cháu lên 8 hoặc 9 tuổi, vì tới lúc đó mới sửa được cho cháu bằng phương pháp phẫu thuật rất đơn giản. 15. Vật lạ trong tai. Nếu bạn không thể lấy ngay vật mà Bé đã nhét vào tai cháu thì đừng cố. Như vậy, bạn có thể làm tổn thương ống tai của Bé. Hãy đưa Bé tới bác sĩ khoa TAI-MũI-HọNG ngay. ở đó, bác sĩ có các dụng cụ chuyên môn để lấy vật ra. 16. Điếc. Điếc là chứng bệnh không phải là hiếm thấy ở trẻ em. Các cháu có thể bị nghễnh ngãng hoặc điếc hoàn toàn. Hậu quả của tật điếc làm các cháu chậm biết nói. Nhiều bà mẹ không biết con mình bị tật này vì thấy con vẫn bình thường, nghĩ rằng cháu bé chỉ phát triển chậm đôi chút về trí tuệ. Một cháu bé hát sai có thể vì nghe không tốt: cần phải kiểm tra khả nǎng thính giác của cháu. PHáT HIệN TậT ĐIếC của các cháu càng nhỏ, càng khó. Bố, mẹ các cháu nhỏ nên để ý theo dõi phản ứng của các cháu với các tiếng động hàng ngày như: tiếng nói nhỏ, tiếng rađiô, tiếng tích tắc đồng hồ, tiếng kẹt cửa v.v Nếu có điều gì nghi ngại, nên đưa ngay cháu tới bác sĩ chuyên khoa tai để thử. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 15
  17. Việc kiểm tra định kỳ về thính giác cho các cháu thường được tiến hành khi các cháu được 9 tháng và 24 tháng. Hiện nay, ở các bệnh viện sản hoặc nhà hộ sinh, người ta đã áp dụng các phương pháp kiểm tra thính giác cho các cháu bé mới sinh được vài ngày hay vài tuần. NGUYÊN NHÂN CủA TậT ĐIếC thì nhiều : - Cháu bé có thể bị điếc bẩm sinh do di truyền hoặc bị nhiễm bệnh ngay từ khi còn trong bụng mẹ, như bệnh thủy đậu chẳng hạn. - Cháu bị điếc nhẹ sau khi mắc một số bệnh; hoặc bị viêm tai mà chữa trị nửa chừng; hoặc do uống một số thuốc kháng sinh (như gentamicine) và bị ảnh hưởng của thuốc. 17. Vật lạ trong mũi. Nếu Bé tống một vật nhỏ và làm kẹt vật đó trong mũi, thì bạn cần lấy ngay ra cho cháu. Nhưng phải cẩn thận, nếu không, bạn có thể làm cho vật tụt sâu thêm vào làm thương tổn tới phần niêm mạc bên trong. Nếu khó lấy vật ra, không nên cố mà nên đưa Bé tới bác sĩ chuyên khoa về tai- mũi-họng vì ở đó có nhiều dụng cụ chuyên môn để thực hiện việc đó có kết quả. 18. Sổ mũi, viêm mũi, viêm mũi - họng. Sổ mũi là một chứng nhẹ ở trẻ em: thán nhiệt hơi cao hơn bình thường, mũi chảy nước (một chất nhầy lỏng, không màu). Với các cháu lớn, chỉ vài hôm là khỏi. Các cháu bé sơ sinh thì kèm theo một vài hiện tượng như khó ngủ, khó thở làm cho các cháu bú khó (vì khi bú không thở được). Các bà mẹ có thể dùng các dụng cụ hút nước mũi cho các cháu, thường bán ở các hiệu thuốc; nhỏ mũi cho các cháu bằng các loại thuốc dành riêng cho trẻ em. Tránh dùng các thuốc có dầu và các loại thuốc làm co mạch máu. Viêm mũi-họng là chứng bệnh về mũi nhưng lan từ phần sau của hốc mũi cho tới họng và có các triệu chứng như: chảy nước mũi, có thể sốt cao, thân nhiệt tǎng đột ngột nên có thể gây co giật ở các cháu nhỏ, ho, không chịu ǎn, ỉa chảy. Để chữa trị cần : nhỏ thuốc mũi cho cháu, cho uống thuốc sốt. Bệnh sẽ khỏi sau vài ngày. Tuy vậy, bệnh có thể biên chứng như : viêm tai, viêm thanh quản, viêm phế quản và phổi. Để chữa những biến chứng này, phải cho cháu uống thuốc kháng sinh theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định. Viêm mũi-họng tái phát - Mùa đông, các cháu bé thường bị đi bị lại bệnh viêm mũi-họng, dẫn tới viêm tai khiến các cháu thường xuyên bị ho, sổ mũi, xuống sức và chậm lớn. Nguyên nhân có thể do: dị ứng, khả nǎng miễn nhiễm của cơ thể yếu, thiếu chất sắt, thiếu vitamin D. Nhưng, cũng có thể do các điều kiện về khí hậu và nơi ở như: không khí khô tự nhiên hoặc vì sưởi nóng, bụi phấn hoa, sự lây nhiễm giữa các trẻ trong tập thể, khói thuốc lá do người lớn hút trong nhà đóng kín cửa v.v Cũng nên chú ý rằng cơ thể các cháu nhỏ sau thời gian tránh được một số bệnh vì thừa hưởng khả nǎng miễn nhiễm của mẹ và do bú sữa mẹ, nay phải đi vào một thời kỳ tập tự chống chọi với các vi trùng và vi rút. Do đó, có thể coi mỗi lần cháu bé bệnh là một lần cơ thể của cháu có dịp Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 16
  18. luyện tập để chống cuộc xâm lǎng của các nhân tố có hại tấn công từ bên ngoài, để tạo cho mình khả nǎng chống nhiễm. Giai đoạn miễn nhiễm của trẻ hết khi cháu 6 - 7 tuổi. Bởi vậy, việc dùng thuốc kháng sinh để chữa trị cho các cháu phải theo sự chỉ định có cân nhắc của bác sĩ. Chỉ dùng thuốc để trị bệnh, chưa hắn đã là tốt. Phải dành phần tiêu diệt vi trùng và vi rút cho chính cơ thể của cháu bé, sao cho cơ thể có khả nǎng tự miễn nhiễm, tǎng cường sức khỏe cho cháu bé như cho cháu tắm nắng, thay đổi không khí chỗ ở (đi nghỉ ở biển, ở núi ), dùng thuốc để có thêm chất gammaglobuline trong máu, tổ chức các cuộc đi tắm nước khoáng v.v Nếu cháu luôn bị đau tai cũng nên nghĩ tới vấn đề nạo V.A ở họng cho cháu. Việc nạo V.A cũng có tác dụng làm cho cháu thở dễ khi ngủ, tránh được tật ngáy. 19. Tật sứt môi. Có cháu bé mới sinh đã bị tật sứt môi: một đường nứt từ dưới mũi chạy xuống, chẻ đôi môi trên. Chữa tật này phải phẫu thuật làm 2 giai đoạn: khâu dính liền chỗ đứt của môi và xử trí để nổi phần hàm bên trong vết nứt ở vòm họng. Trong thời gian chữa, các cháu bé phải bú bằng những núm vú giả đặc biệt vì nuốt khó. Sau giải phẫu, các cháu còn cần được theo dõi về các mặt rǎng, lợi, tai-mũi-họng và học phát âm cho chính xác. Tốt nhất là đưa các cháu tới những kíp chuyên gia điều trị tật này. 20. Rǎng. Rối loạn mọc rǎng, có thể khiến đứa trẻ rên rỉ vì đau, không ǎn được và mất ngủ. Lợi cháu bị sưng làm má cũng tấy đỏ nước dãi chảy khỏi miệng cả ngày. Cháu quấy. Bạn có thể làm cho cháu giảm đau hay quên đau bằng cách : - Cho cháu một miếng bánh mềm, một cái bánh bích quy. -Tẩm vào khǎn tay một ít sirô hoặc nước thơm rồi xoa nhẹ vào lợi, chỗ rǎng đang nhú lên. Có thể thay bằng một cục nước đá nhỏ quấn trong khǎn. - Cho cháu uống aspirine. Đôi khi cháu còn bị sốt và đi tướt (ỉa lỏng). Nếu sốt cao, cũng tác dụng xấu bởi các cháu sẵn có chứng co giật. Do đó, khó xác định được là cháu bị sớt do rǎng đau hay vì một bệnh nào khác. Trong trường hợp cháu bị sốt nhiều, nên để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân : LUNG LAY RǍNG Vì TAI NạN -Nếu cháu bé bị ngã mà gãy hoặc lung lay rǎng, nên đưa cháu lại nha sĩ ngay để xem còn có thể giữ dược rǎng không. Muốn rǎng khỏi rơi ra trong khi đi bạn có thể bọc quanh rǎng một đoạn kẹo cao su và bảo cháu cắn rǎng lại. MUốN CáC CHáU Có Bộ RǍNG TốT, PHảI LàM Gì ? Phải chú ý cung cấp cho các cháu đủ chất Canxi và Phốtpho trong thức ǎn. Những nguyên tố này có trong sữa và các sản phàm của sữa, trứng và rau. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 17
  19. -Dạy các cháu biết cách đánh rǎng từ nhỏ. - Tránh các nguyên nhân gây sâu rǎng như ǎn kẹo buổi tối - Dùng thêm chất Fluor hàng ngày, theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. 21. Sâu rǎng. Trẻ em có những cái "rǎng sữa" cho tới 6 tuổi. Tuy những rǎng này rồi dần dần sẽ rụng hết, nhưng các bậc cha mẹ không nên coi thường hiện tượng rǎng sâu của các cháu. Trái lại, rǎng nào sâu cần phải chữa hoặc nhổ đi để không ảnh hưởng tới rǎng khác bên cạnh sắp mọc hoặc đang mọc. Nhất là các rǎng đang mọc lại là những rǎng vĩnh viễn. Trẻ em có rǎng sâu nhai thức ǎn không kỹ. Do đó, việc tiêu hóa không được tốt. Chỉ cần có một cái rǎng sâu cũng đủ làm cho việc nhai, nghiền thức ǎn của cả hàm rǎng bị kém hiệu quả. Mỗi cái rǎng sâu lại là một ổ vi trùng có thể gây ra nhiều loại bệnh do bị viêm nhiễm. Các cháu có bệnh tim hoặc bệnh thấp khớp cấp càng phải đặc biệt giữ gìn bộ rǎng cho khỏi sâu. Việc cần thiết nhất là: dạy cho trẻ cách đánh rǎng từ nhỏ, cho trẻ đi khám rǎng thường kỳ, cho ǎn ít đồ ngọt, không ǎn vào buổi tối, dùng kem đánh rǎng có chất Fluor. Dù cái rǎng chỉ có một chấm đen, cũng cần tới bác sĩ chữa rǎng ngay: càng chữa sớm, càng chóng khỏi và đỡ tốn tiền. Những thức ǎn ngọt ǎn trong bữa ǎn sẽ bị nước bọt tiết ra nhiều làm trung hòa tính chất axít của đường. Nhưng nếu các cháu ǎn kẹo nhất là các kẹo dễ dính vào rǎng - vào buổi tối rồi đi ngủ, trong miệng không đủ nước bọt làm tan kẹo và trung hòa chất xít do đường biến chất đọng lại ở các kẽ rǎng, chất axít này sẽ làm hỏng men rǎng và phá hoại các chân rǎng. Kinh nghiệm cho thấy chất Fluor có tác dụng chống sâu rǎng. Bởi vậy, ở một số nước, người ta pha Fluor vào nước uống, vào sữa hoặc trộn vào muốí ǎn. Một số rau, cá có chứa Fluor. Trong thành phần nhiều loại thuốc đánh rǎng ngày nay cũng có Fluor. Các bác sĩ còn hướng dẫn cho các bà mẹ cho các cháu bé mới sinh uống một lượng nhỏ Fluor mỗi ngày ngay trong những tháng đầu. 22. Hạt cơm trong miệng. Bên trong miệng ở phần trong má và môi của Bé, có thể có những hạt nhỏ màu trắng xám mọc lên rải rác, đôi khi có nhiều làm bé bị vướng và đau khi ǎn, uống. Do đó, Bé không chịu ǎn. Có thể lấy bông quấn vào đầu tǎm, tẩm thuốc sát trùng và chấm khẽ vào các hạt trên. Cho Bé ǎn loãng, mát (sữa để hơi lạnh). 23. Chứng tưa miệng do vi rút. Chứng bệnh này do vi rút gây ra làm cho bên trong miệng của cháu bé (má, lưỡi, lợi) có nhiều vết loét nhỏ, nằm dưới một lớp màng trắng. Khi màng trắng này bong ra, những vết loét càng đau rát làm cho cháu bé không ǎn được, vì việc tiếp xúc với thức ǎn, dù là thức ǎn lỏng, cũng làm các cháu đau. Hiện tượng này kéo dài trong 4, 5 ngày. Trong thời gian mang bệnh, cháu bé chảy nhiều nước dãi, miệng hôi và có thể sốt tới 40oC. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 18
  20. Bác sĩ thường cho các cháu thuốc bôi miệng. Các bà mẹ nuôi các cháu nên kiên nhẫn cho các cháu ǎn ít một các món súp, nước quả, nước đường ướp lạnh Trong khi cháu bé mang bệnh, tránh để cháu tiếp xúc với các cháu khác. 24. Bệnh tưa do nấm. Bệnh tưa là loại bệnh nấm biểu hiện dưới dạng những đốm trắng như cặn sữa trong mồm. Toàn bộ chỗ mọc nấm màu đỏ, đụng vào đau khiến các cháu bé bỏ ǎn. Hiện tượng này có thể xảy ra cả trong bộ máy tiêu hóa từ miệng tới hậu môn. Tuy vậy, bệnh dễ khỏi nếu cho cháu uống thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ. 25. Viêm xoang hàm. Bệnh viêm xoang thường hiếm gặp ở trẻ em nhỏ hơn 4 tuổi Các cháu nhỏ thường bị bệnh xoang do dị ứng. Nếu cháu bị viêm xoang mãn tính, các bác sĩ thường chẩn đoán bằng cách chụp X- quang, các xoang ở mặt. Một cháu bé bị viêm mũi, phế quản tái đi tái lại và ho dai dẳng cũng thường phải làm xét nghiệm này. 26. Nhức đầu. Bệnh nhức đầu thường hiếm thấy ở trẻ em dưới 4 tuổi và chỉ thấy ở tuổi đã tới trường học. Các cháu hay kêu đau ở một bên trán, đằng sau một bên mắt. Cơn đau rần giật ở đầu như nhịp tim, lâu hàng giờ, trở đi trở lại, gây nôn ói hoặc làm mắt nẩy đom đóm. Đôi khi đã nhức đầu còn kèm theo cả đau bụng nữa. Mỗi cháu có thể đau một kiểu khác nhau. Sau khi loại bỏ các bệnh khác, bác sĩ thường cho rằng cháu bị nhức đầu vì truyền thống, trong gia đình, họ hàng từ xưa đã từng có người nhức đầu như thế. 27. Đau đầu. Nếu trẻ em bất chợt bị đau nhức đầu dữ dội kèm theo sốt và nôn ói, hãy nghĩ ngay tới bệnh đau màng óc và phải đưa cháu tới bác sĩ ngay. Nhiều khi, cháu chỉ bị cúm theo mùa hoặc nhiễm một cǎn bệnh nào khác thôi. Nếu cháu hay bị đi bị lại, nên cho cháu đi kiểm tra mắt, khám xem có bị viêm xoang không. Cũng nên đề phòng xem cháu bị tổn thương ở não không, có bị huyết áp cao không, có bị nhiễm độc vì khí ôxít các bon không? Vì nguyên nhân gây ra chứng đau đầu thì nhiều, nên chỉ có bác sĩ mới xác định được bệnh và có khi còn phải cho cháu đi chụp hộp sọ nữa. Nhưng nhiều khi nguyên nhân bệnh lại có tính chất tâm lý như cháu bé lo sợ một điều gì, quá cảm động hoặc bị cǎng thẳng thần kinh vì vừa qua một cuộc thi kiểm tra ở lớp học. II. Những vấn đề có liên quan tới cổ II. NHữNG VấN Đề Có LIÊN QUAN TớI Cổ 28. Tật vẹo cổ bẩm sinh. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 19
  21. Cháu bé có thể bị tật vẹo cổ ngay trong những tuần lễ đầu tiên: đầu cháu bé nghiêng xuống một bên vai trong khi cằm lại quay về hướng khác. Nguyên nhân gây ra chứng này do các bắp thịt cổ ức đòn chũm có tật nên kéo cổ và đầu về một phía. Đôi khi người ta có thể nắn thấy một cục cứng ở chỗ bắp thịt có tật đó. Người ta có thể chữa chứng này bằng phương pháp vận động trị liệu, hoặc tiến hành một cuộc phẫu thuật ở dây chằng của bắp thịt. Chứng này cũng có thể là do có tật ở xương sống cổ. Tuy nhiên trường hợp này hiếm thấy hơn. 29. Tật vẹo cổ ở trẻ em. ở trẻ em đã lớn hơn một chút, tật vẹo cổ có nhiều nguyên nhân khác nhau: nhiều khi do một chấn thương nào đó mà người lớn không biết, hoặc do ảnh hưởng tư thế nằm của các cháu khi ngủ. Mắt lác cũng có thể làm các cháu vẹo cổ đi để nhìn cho rõ; hoặc bệnh viêm họng làm nổi hạch ở cổ, việc dùng thuốc như thuốc Primpéran chống nôn - làm co các cơ bắp ở cổ đều cũng có thể là nguyên nhân. Nếu cháu bé vẹo cổ vì những nguyên nhân trên thì không cần phải chữa trị, tật vẹo cổ của cháu cũng sẽ hết sau một vài ngày. Nếu tật này kéo dài, cần tới bác sĩ để xét nghiệm tìm những nguyên nhân có liên quan tới hệ thần kinh hoặc bệnh thấp khớp. 30. Tuyến giáp. Tuyến Giáp có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn bộ cơ thể của trẻ em. Nếu thiếu tuyến này hoặc tuyên phát triển không bình thường, lượng hoóc-môn Giáp tiết ra không đủ cung cấp cho cơ thể sẽ dẫn tới các chứng: chậm phát triển về chiều cao và về trí khôn. Bởi vậy, cần phải chú ý phát hiện bệnh càng sớm càng tốt vì việc chữa trị bằng hoócmôn Giáp tiến hành càng sớm chừng nào càng tốt chừng ấy cho sự phát triển của cơ thể và trí tuệ. Những triệu chứng của cǎn bệnh về tuyến giáp có thể thấy ngay trong những tuần lễ đầu tiên của cháu bé: cháu không hoạt động, không kêu, không khóc, không đòi ǎn, ngủ nhiều và ít cựa quậy. Lưỡi bé lớn khác thường khiến cháu khó ngậm vú hoặc tu bình sữa, cháu đi táo, da tái và lạnh. Nếu chụp X-quang, bác sĩ sẽ thấy những dấu hiệu bộ xương bị dị dạng hoặc chậm phát triển. Nhưng muốn xác định bệnh một cách chắc chắn để tiến hành chữa trị, cần phải xác định lượng hoóc-môn Giáp trong cơ thể. Việc sử dụng các chất sát trùng có iốt cho sản phụ và cho các cháu bé mới sinh có thể ảnh hưởng tới việc thử nghiệm dẫn tới những kết quả dương tính sai. Bởi vậy, người ta không dùng cồn iốt hoặc Bétadine trong lúc đỡ đẻ nữa. Ngược lại với việc thiếu hoócmôn Giáp, lại có các cháu bé có dư hoóc-môn này, thường là bị di truyền từ mẹ . Những triệu chứng của bệnh dư hoócmôn giáp là: mắt lồi, bướu cổ, ỉa chảy và mạch nhanh. 31. Amiđan. Amiđan là một cục thịt nhỏ nhìn thấy dễ dàng ở cuối vòm họng, từ trên rũ xuống, rất hay bị viêm. Người ta chưa xác định được rõ ràng vai trò của cục thịt này; nhưng hình như vị trí của nó là để ngǎn cản vi trùng và virút thâm nhập vào trong cơ thể qua đường miệng. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 20
  22. 32. Viêm amiđan - Viêm họng. Thông thường, trẻ sơ sinh ít khi bị viêm Amiđan. Các cháu ở độ tuổi từ 2 - 3 tuổi hay bị hơn. Nếu bị viêm, cục amiđan sưng lên, tấy đỏ hoặc có những chấm trắng, cháu bé sốt cao, nuốt khó và có hạch ở cổ, sờ vào cháu sẽ khóc vì đau. Viêm amiđan là do liên cầu khuẩn hoặc vi trùng, phổ biến là loại liên cầu khuẩn (streptocoque). Trong trường hợp này, hiện tượng đau rát loang rộng cả vùng họng, cần chú ý chữa trị vì có thể biến chứng thành viêm khớp hoặc viêm thận. Nhiều chứng bệnh của trẻ em bắt đầu từ viêm họng do loại liên cầu khuẩn sinh ra độc tố. Viêm họng dạng bạch hầu càng ngày càng hiếm thấy vì các trẻ em đã được chủng ngừa. Bị bệnh này, trẻ không sốt cao nhưng mất sức nhanh, trong họng thấy có những màng trắng, dầy, dính vào các amiđan. Để chữa trị chứng viêm họng, bác sĩ thường lấy một ít màng nhầy ở họng cùng một mẫu máu để xét nghiệm. Đồng thời cho các cháu uống ngay thuốc kháng sinh để ngǎn chặn các biến chứng do trùng liên cầu khuẩn gây ra. Viêm họng là một chứng bệnh nhẹ, thường sẽ khỏi trong vài ba ngày. Nhưng, điều đáng chú ý là hay bị đi bị lại nhiều lần. 33. Phẫu thuật cắt amiđan. Cắt amiđan là một tiểu phẫu thuật không có điều gì đáng lo ngại nếu sau khi cắt các cháu được sǎn sóc và theo dõi cẩn thận. Chỉ cắt amiđan cho các cháu từ 4 - 5 tuổi trở lên. Trước kia, bác sĩ hay khuyên cắt amiđan. Bây giờ, việc cắt amiđan chỉ thực hiện trong những trường hợp cần thiết như đứa trẻ bị viêm họng luôn luôn, nhiều lần trong một nǎm, cục amiđan phát triển to tới độ làm cho cháu bé khó thở, bị đau khớp nặng, bị viêm thận hoặc để đề phòng các biến chứng có thể xảy ra tiếp. Nên chú ý rằng những trường hợp amidan lớn không có nghĩa là bị viêm nặng. Trước kia, người ta thường tránh cắt amiđan cho các cháu hay bị dị ứng. Ngày nay người ta không chú ý nhiều tới điều này nữa. 34. V.A. Ngoài những amiđan nhìn thấy rõ ở họng trẻ em (amygdale) còn một cục thịt nữa ở cuối lỗ mũi, sau vòm miệng có tác dụng bảo vệ đường hô hấp chống lại sự xâm nhập của vi trùng và vi rút. Nếu cục thịt này bị nhiễm, bản thân nó lại là nơi tập trung các vi trùng và vi rút ở ngay ngã ba TAI-MũI-HọNG và trở thành nguyên nhân của các chứng bệnh về tai-mũi-họng và đường hô hấp. Kết quả là mũi có thể thường xuyên bị nghẹt làm cháu bé phải thở bằng miệng, ngáy, nói giọng mũi, ho lâu khỏi, sốt 37 - 38oC, buổi sáng có thể đã sốt 38oC, bị hạch, chậm lớn, không chịu ǎn, hay quấy. Trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng hay đề nghị tiến hành một phẫu thuật hoặc thủ thuật chuyên môn nhỏ. Cháu không cần phải nằm viện. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 21
  23. Tuy thủ thuật này thực hiện nhanh, nhưng không làm được cho các cháu dưới 1 tuổi. 35. Viêm vòm họng. Sau mũi, có một điểm gặp chung của các đường tới từ miệng, mũi và tai. Nếu điểm này bị nấm, hoặc viêm, trẻ sẽ bị ho. 36. Viêm thanh quản. Chúng ta thường nhận định chung rằng một cháu bé bị viêm thanh quản khi cháu ho ra tiếng khô như chó sủa, từng tiếng một và bị khó thở. Tuy vậy, nên phân biệt 2 loại viêm thanh quản theo các triệu chứng sau : - Cháu bé đột nhiên bị ho và thở rất khó vào ban đêm vì thanh quản của cháu bị co thắt lại. Sự co thắt này có thể sẽ hết sau vài giờ nhưng rồi sẽ tái lại. - Loại viêm thanh quản thứ 2 gây ra bởi một loại virút. Bệnh khi bắt đầu không đột ngột nhưng tiến triển ngày càng nặng thêm. Trường hợp này, phải đưa cháu bé vào bệnh viện ngay, vì nghiêm trọng hơn trường hợp trên nhiều. Trong khi bác sĩ chưa tới hoặc chưa cho cháu đi bệnh viện nếu có điều kiện, làm tǎng độ ẩm của không khí sẽ có lợi cho cháu bé. 37. Bệnh bạch hầu. Bạch hầu là một bệnh rất nguy hiểm, ngày nay đã bị loại trừ một phần lớn do phương pháp tiêm phòng bệnh. Những trẻ em không tiêm phòng bệnh, khi mắc bệnh, cổ họng bị đau, có một lớp màng trắng, dầy, dính, ngày càng phát triển làm cho trẻ thở khó. Đồng thời, cháu bé bị mệt, người nhợt nhạt, mạch nhanh dù thân nhiệt không tǎng nhiều. Khi trẻ không tiêm phòng bệnh hoặc tiêm không đủ liều lượng mà có các hiện tượng trên, cần phải đưa tới bệnh viện ngay. Bác sĩ sẽ lấy một ít mẫu ở họng để xét nghiệm xem có vi trùng bạch hầu không. III. Những vấn đề có liên quan tới ngực III. NHữNG VấN Đề Có LIÊN QUAN TớI NGựC 38. Nghẹt thở do có vật lạ trong đường hô hấp. Có nhiều trường hợp Bé bị ngạt thở: Bi ngạt vì nằm ngủ dưới lớp chǎn nên bị thiếu không khí hoặc Bé bị nghẹt thở vì nuốt một vật và vật đó nằm ngáng trên con đường hô hấp. Thí dụ Bé nuốt một củ lạc hoặc một mẩu đồ chơi. Kết quả là Bé bị tắc thở ngay hoặc bị tắc thở dần dần vì vật nuốt mỗi lúc lại bịt kín hơn con đường hô hấp. Trong trường hợp sau, cháu bắt đầu ho, rồi thở khó nhọc, mỗi lần thở lại có tiếng rên hoặc rít. Mặt Bé sạm dần lại rồi Bé ngưng, không thở nữa. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 22
  24. PHảI LàM Gì KHI CHáU Bé Bị NGạT TRÊN GIƯờNG? Nếu thấy da bé tím hay xám, người không cử động hoặc bị co giật, hãy để đầu bé ngửa ra phía sau để bé thở dễ hơn. Nếu thấy không có kết quả gì hãy làm hô hấp nhân tạo cho Bé, nhờ người đi báo bác sĩ hoặc đưa Bé tới trạm cấp cứu ngay. NếU Bé NGạT Vì NUốT PHảI MộT VậT VàO HọNG -Nếu bạn nhìn thấy vật đó, hãy thử cố lấy vật đó ra bằng ngón tay của mình và chú ý không làm cho vật tụt sâu thêm vào họng Bé . Nếu không lấy ra được, hãy làm theo phương pháp Heimlich như sau : . PHƯƠNG PHáP HEIMLICH -Nội dung chính của phương pháp này là bất chợt ấn mạnh vào vùng dạ dày theo hướng từ dưới lên. Giữ cháu bé ở tư thế đứng hay ngồi (xem hình vẽ). Người chữa cho cháu đứng ở đằng sau, nắm bàn tay trái lại đặt lên bụng cháu ở trên rốn - vị trí của dạ dày - Bàn tay phải nắm lấy nắm tay trái và bất chợt ép mạnh vào bụng cháu theo chiều từ dưới lên trên để cho lượng không khí bị dồn từ phổi ra phía cổ họng sẽ làm bắn vật lạ ra. Có thể làm nhiều lần, lần sau cách quãng với lần trước. Đối với các trẻ sơ sinh, phải ép bằng các ngón tay và chú ý nương nhẹ vì xương của các cháu còn rất yếu. Nếu không đạt được kết quả, phải đưa cháu tới bệnh viện. Trên đường đi, không ngừng làm hô hấp nhân tạo. NGạT Vì KHóC - Có trường hợp các cháu nhỏ từ 6 tháng tới 2 tuổi có thể bị ngạt vì khóc. Tiếng khóc của cháu từng đợt bị ngắt quãng vì tiếng nấc. Cháu vội thở nhưng cơn nấc lại đến làm cháu không kịp thở. Cuối cùng cháu ngất đi, mặt tím lại vì thiếu không khí. Cảnh tượng này dễ làm người lớn lo lắng vì xúc động nhưng không có gì nguy hiểm. Người lớn cần giữ bình tĩnh. Cháu bé sẽ chóng hồi tỉnh và tiếng khóc lại tiếp tục ré lên. Cần chú ý sǎn sóc cháu bé hơn nhưng nên tránh để cháu cảm thấy rằng: muốn đòi gì cứ khóc là được! 39. Thở dốc. Chứng thở dốc, thở từng cơn hối hả khiến các cháu bé không chạy nhảy, chơi đùa bình thường được như những đứa trẻ khác là một chứng bệnh rất đáng quan tâm. Vì nguyên nhân chứng bệnh này có thể do sự mất sức của toàn cơ thể hoặc bị thiếu máu. Nhưng cũng có thể do có trục trặc về TIM hoặc bộ máy Hô HấP; cần phải qua xét nghiệm để theo dõi. 40. Bé thở có tiếng rít. Trừ trường hợp trẻ em ngáy khi ngủ, còn nếu cháu thở mà có tiếng lào xào hay tiếng rít thì phải báo ngay cho bác sĩ biết, nhất là nếu cháu lại bị sốt. Có thể đó là triệu chứng của một bệnh viêm ở mũi họng hay viêm phế quản bình thường, nhưng cũng có thể là những bệnh khác quan trọng hơn như: hen, vật lạ mắc trong cổ, viêm thanh quản v.v Có nhiều cháu bé sơ sinh khi thở đã nghe như tiếng gà kêu do thanh quản có cấu tạo hơi khác thường lúc mới sinh. Sau một vài tháng, thanh quản các cháu phát triển và dần dần trở thành bình thường, tiếng kêu kia cũng sẽ mất. 41. Ngưng thở cách quãng. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 23
  25. Trong những ngày đầu mới sinh ra, Bé thường thở không đều. Đôi khi có những đợt ngưng thở chừng vài giây hoặc lâu hơn 10 giây đối với các Bé sinh thiếu tháng. Hiện tượng này có thể kèm theo sự giảm nhịp đập của tim, có những biến cố xấu. Do đó, các Bé sinh thiếu tháng cần phải được theo dõi cẩn thận và được nuôi trong các thiết bị khí có máy theo dõi nhịp tim, nhịp thở. Những cơn ngừng thở trong giấc ngủ của trẻ sơ sinh hiện nay được coi như những nguyên nhân phổ biến nhất gây chết đột ngột cho các cháu. 42. Ngạt do gaz. Những hơi làm ngạt có thể có trong gia đình là: - Gaz dùng để đun nấu, thoát ra ngoài vì đường ống có chỗ rò rỉ; - Khí ôxýt cacbon (CO), là một khí không màu, sinh ra từ cái máy sưởi ấm hay đun nước không hoạt động tốt. Khi có hiện tượng một người trong nhà - lớn hay bé - bị ngạt do gaz, KHôNG Được dùng bất cứ một dụng cụ điện nào vì chỉ cần có một tia lửa điện nhỏ sẽ gây ra nguy hiểm khó lường trước được. PHảI: Khóa ngay bình gaz lại, mở rộng các cửa, hoặc đưa nạn nhân ra ngoài trời; - Làm ngay hô hấp nhân tạo cho nạn nhân, nếu nạn nhân không còn thở nữa; - Nhờ người hàng xóm gọi điện tới cơ quan cứu hỏa. Nếu nạn nhân ngất, nhưng vẫn thở : Không được cho nạn nhân uống bất cứ thứ gì. Việc làm này không làm cho nạn nhân tỉnh lại mà có nguy cơ làm nước vào trong phổi, rất nguy hiểm. Để nạn nhân nằm im, đầu hơi thấp hơn chân, quay đầu sang một bên để tránh không cho lưỡi tụt vào cổ họng và nếu nạn nhân nôn ói, thì không bị nước tràn xuống phổi. 43. Ho. Bình thường, những đường hô hấp luôn luôn được giữ gìn sạch sẽ do có những lớp lông nhỏ phủ trên lòng ống không ngừng chuyển động để đẩy các chất bẩn ra ngoài. Ho là một phản ứng của cơ thể, dùng hơi phổi tống các chất lạ hoặc chất nhầy do chính ống dẫn khí đã tiết ra nhiều quá, ra khỏi các ống dẫn khí. Bởi vậy ho là một phản ứng bảo vệ cần thiết của cơ thể, cho nên nhiều khi, không nên tìm cách ngǎn cản việc ho. Để chữa trị bệnh ho, bác sĩ thường đặt nhiều câu hỏi để tìm nguyên nhân như: ho từ bao giờ, hay ho vào lúc nào? tiếng ho vang cao hay khàn khàn? Kèm với việc ho cháu bé có sốt không, có chảy nước mũi không, có khó thở không, có chất nhầy ở phân hay khi bị nôn ói không ? Bác sĩ còn chú ý xem có phải là cháu bị lây ho gà hay bệnh sởi không? Chúng ta nên phân biệt nhiều thứ ho khác nhau như sau: * Ho cấp tính thường kèm theo sốt các trẻ em bị viêm đường hô hấp trên; Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 24
  26. * Ho mạn tính do viêm lâu ngày các đường hô hấp trên, như bị viêm xoang chẳng hạn; * Ho không kèm theo sốt có thể do dị ứng như hen; thường các cháu ho khan và ho từng cơn; - Ho đêm ở các cháu sơ sinh do các chất nhầy tích tụ làm tắc các đường dẫn khí; để các cháu bé khỏi ho, chỉ cần nhấc cháu bé dậy và bế theo chiều đứng để các chất nhầy tích tụ trong các đường dẫn khí chảy thoát đi; ho đêm cũng có thể là triệu chứng của sự lưu thông ngược chiều của các chất ở đoạn từ miệng tới dạ dày; * Ho tiếng khàn khàn từng tiếng một có thể do viêm họng; * Ho từng cơn dài có thể là ho gà. Nếu bất chợt cháu bé ho sặc sụa, không bị sốt nhưng thở khó khǎn làm mặt tái đi thì có thể do cháu bé đã nuốt hoặc tống một vật gì vào họng. CáCH CHữA TRị - Như trên đã nói, nhiều khi không nên ngǎn cản bé ho. Các loại thuốc an thần, giảm ho có khi lại có hại làm cho cháu bé khó thở. Bởi vậy, các bác sĩ thường tìm loại thuốc có tác dụng làm loãng các chất nhầy ra để dễ tống chúng ra khỏi các đường ống dẫn khí. Chỉ khi nào cháu bé ho khan nhiều quá, bị mất sức vì ho ban đêm thì bác sĩ mới cho cháu uống thuốc an thần để làm dịu cơn ho như trong trường hợp cháu bị ho gà. Đối với các cháu bi ho kinh niên, hay bị đi bị lại, người ta thường áp dụng phương pháp vận động hô hấp hỗ trợ việc thở nhân tạo. 44. Ho gà. Ngày nay, nhờ phương pháp tiêm phòng bệnh, nên ít trẻ em bi bệnh HO Gà. Với các cháu nhỏ không được người lớn cho đi tiêm chủng đủ liều thì HO Gà vẫn là một bệnh dai dẳng, đáng sợ. Từ 8 tới 10 ngày sau khi tiếp xúc với một trẻ khác mang bệnh, cháu bé bắt đầu có các triệu chứng bị lây như: sốt nhẹ, bắt đầu ho và càng lúc càng ho nhiều hơn. Từ ngày thứ 15 trở đi, cháu ho từng cơn. Mỗi cơn ho làm người cháu co dúm lại, mắt đỏ ràn rụa nước mắt. Sau cơn ho, cháu vội hít thở từng hơi dài nghe có những tiếng rít đặc biệt. Đôi khi miệng cháu có những chất dãi dính không nhổ ra được khiến cháu bị nôn ói. Mỗi ngày cháu nhỏ có thể bị tới mấy chục cơn ho, số cơn càng nhiều chứng tỏ bệnh cháu càng nặng. Hiện tượng này kéo dài từ 2 tới 3 tuần hay hơn nữa, rồi mới thuyên giảm. Nếu cháu vừa ho vừa sốt thì cháu có thể bị thêm chứng viêm đường hô hấp. Thuốc kháng sinh ít tác dụng tới bệnh ho gà nên khi trị bệnh, các bác sĩ chủ yếu dùng thuốc an thần làm cho các cháu đỡ ho và ngủ được. Vì những cơn ho tới bất thường nên phải thay đổi cách ǎn của các cháu. Lúc nào cháu ngớt cơn thì tranh thủ cho ǎn ngay, không kể giờ giấc. Đối với các cháu từ 12 - 18 tháng tuổi - Ho gà rất nguy hiểm đối với các cháu bé ở độ tuổi này vì có thể làm cho các cháu chết vì không thở được. Bởi vậy, phải cho cháu nằm bệnh viện để được sǎn sóc kỹ càng trong một thời gian cần thiết. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 25
  27. Việc tiêm chủng phòng bệnh ho gà thường được phối hợp với việc phòng các bệnh uốn ván, bạch hầu, bại liệt bắt đầu từ 3 tuổi. Sau khi đã bị lây bệnh, việc tiêm chích thuốc gamma globuline trước khi cháu bé bị lên cơn, cũng có tác dụng làm giảm cơn hoặc ngǎn kháng cho các cơn ho xảy tới Theo nguyên tắc, một trẻ em đã đi nhà trẻ hay tới trường, cần phải để nghỉ ở nhà 1 tháng, kể từ khi Bé bị cơn ho đầu tiên. Việc cách ly cháu bé bị bệnh với các anh, chị em trong nhà cũng cần phải như vậy. 45. Hen. Hen là một bệnh có liên quan tới các phế quản và thể hiện từng cơn do các đường dẫn khí của phổi bị co thắt lại, làm cho bệnh nhân không thở ra được Nguyên nhân của hen có thể giống nguyên nhân của các bệnh dị ứng: cơ thể và nhất là các ống phế quản của phổi phản ứng với các bụi phấn hoa, lông súc vật, bụi, một số vi sinh vật. Xét nghiệm máu hoặc thử nghiệm bằng phương pháp cấy dưới da có thể xác định được chất gây phản ứng hen. Bệnh hen là một bệnh gia truyền: ông, bà, cha, mẹ, họ hàng có người hen thì các con cháu sau cũng dễ mắc bệnh. Cơn hen nặng hay nhẹ tùy ở mỗi người, mỗi lúc. Một đứa trẻ lên cơn hen ngồi trên giường, mặt tím tái, đẫm mồ hôi, cố gắng hít thở khó khǎn với những tiếng rít đặc trưng của bệnh. Cần an ủi cháu khi bác sĩ chưa tới và không được dùng thuốc gì nếu không được bác sĩ chỉ định từ trước. Các thuốc chữa hen có tác dụng chủ yếu làm giãn phế quản để cho cơn hen dịu đi. Nếu cơn hen vẫn tiếp diễn, thì cần phải cho cháu vào bệnh viện. Bệnh hen là một bệnh phải chữa trị lâu dài. Các cơn hen không giống nhau có thể một nǎm xảy ra đôi lần, nhưng cũng có thể xảy ra nhiều lần trong một tháng, ảnh hưởng tới việc học hành và cuộc sống lâu dài của trẻ. Bởi vậy phải chữa trị tới cùng. Tâm lý bi quan của trẻ bị bệnh cũng như sự lo âu của các người thân có ảnh hưởng xấu tới tinh thần và làm bệnh thêm trầm trọng Bởi vậy, việc động viên, khuyến khích an ủi người bệnh là những việc làm có tính chất tâm lý, nhưng lại rất cần thiết. 46. Viêm phổi. Ngày nay, các bác sĩ hay nói một cách chung chung: viêm vùng phổi. Cháu bé bị viêm vùng phổi thường có các triệu chứng như: đột nhiên sốt cao, má đỏ, thở gấp (đôi khi cánh mũi phập phồng vì khó thở), ho. Cần phải đưa gấp trẻ tới bác sĩ. Việc chiếu X-quang sẽ cho biết cháu bị viêm phổi có rộng hay không? Được chữa trị ngay, bằng thuốc kháng sinh, trẻ sẽ khỏi nhanh, trong vài ngày. 47. Viêm phế quản. Một cháu bé bị cúm hoặc có thể kèm theo ho. Viêm phế quản nếu được chữa trị ngay khi cháu chỉ bị sốt nhẹ, cháu sẽ khỏi ngay bằng một liều thuốc kháng sinh. Thường thì chứng ho khỏi trong vòng 5 - 6 ngày nhưng cũng có khi kéo dài tới 1, 2 tuần, nhất là với các cháu chưa biết cách khạc đờm ra. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 26
  28. Nếu cháu đã khỏi, rồi lại bị lại, không nên cho cháu uống lại thứ thuốc vừa dùng hãy còn lại. Nên cho cháu đi khám bác sĩ vì chứng ho của cháu rất có thể liên quan tới một chứng viêm mạn tính vùng mũi họng. Ngoài ra còn một số bệnh khác mà bác sĩ cần phải nghe và thử nghiệm mới biết được như bị dị ứng, chẳng hạn. 48. Viêm phế quản dạng hen. Một số trẻ em bị ho khi thay đổi thời tiết kiểu ho theo mùa. Chứng này gây bởi virút làm các cháu khó thở và khi thở có tiếng rít giống như hiện tượng hen. Cháu ho, sốt, bị rối loạn tiêu hóa kéo dài nhiều ngày, bị đi bị lại nhiều đợt, mùa hè rồi lại mùa đông. Một số cháu có thể chuyển thành hen thực thụ. Để chữa trị, cần đưa cháu tới các bác sĩ chuyên khoa để hướng dẫn cho cháu về phương pháp thở. Biết cách thở sẽ giảm được cơn bệnh rất nhiều. 49. Bệnh lao (Phản ứng thử B.C.G). Hiện nay, bệnh lao không còn hoành hành như thời gian cách đây 30 nǎm nữa, vì đã có nhiều loại thuốc phòng và chữa trị hiệu nghiệm. Tuy vậy, bệnh vẫn còn tồn tại, nhất là trong số những người cơ nhỡ. Bệnh lao gây nên bởi vi trùng KOCH (B.K), do sự lây nhiễm trực tiếp. Trẻ em - nhất là các cháu sơ sinh - dễ bị lây bệnh, nên cần phải tiêm phòng cho các cháu bằng vắc-xin B.C.G (vi khuẩn mang tên người tìm ra chúng là Calmette và Guérin). Các cháu có thể bị lây từ một người không biết mình có bệnh hoặc một người có bệnh nhưng lại tưởng là mình đã khỏi rồi. Giai đoạn bị lây bệnh đầu tiên của một cháu bé chưa tiêm phòng B.K gọi là sơ nhiễm có thể không có triệu chứng gì nổi bật, phải thử nghiệm mới biết được (cǎn cứ vào kết quả thử nghiệm âm tính hay dương tính). Tuy vậy, cũng có những trẻ có những biểu hiện như: sốt, tình trạng sức khỏe toàn thân bị suy sụp, xuống cân, gầy ốm. Kết quả chiếu X quang cho thấy có những điểm bất thường ở phổi như sự xuất hiện các hạch ở quanh khí quản và ở phổi. Đối với các cháu mới sinh, bệnh lao màng óc là một bệnh cực kỳ nguy hiểm. Khi thấy một đứa trẻ bị sơ nhiễm lao, người ta thường để ý tìm xem người nào đã lây bệnh sang cháu và thường phát hiện ra ngay trong gia đình hoặc người thường tiếp xúc với cháu. Việc chữa trị cho một cháu bé bị sơ nhiễm lao rất đơn giản: cho cháu uống thuốc kháng sinh loại chống lao trong thời gian từ 6 đến 9 tháng. NHữNG PHảN ứNG VớI THUốC Thử LAO - Những phản ứng của cơ thể cháu bé đối với thuốc thử lao cho thấy: cơ thể cháu đã tiếp xúc với trùng B.K hoặc cháu đã được tiêm thuốc B.C.G phòng lao rồi. Người ta tiêm vào dưới da của các cháu một lượng nhỏ các vi trùng lao (B.K) đã bị chết, rồi quan sát trạng thái da ở chỗ tiêm. * Nếu cơ thể không bị nhiễm B.K và cháu chưa tiêm phòng B.C.G thì không có phản ứng gì ở da: kết quả âm tính. Nếu cơ thể đã tiếp xúc với B.K hoặc đã chích B.C.G thì da có phản ứng: kết quả dương tính. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 27
  29. Có nhiều cách thử nghiệm: làm trầy một diện tích rất nhỏ da của cháu bé rồi nhỏ một giọt thuốc thử lao lên vết trầy; đắp một lớp pommát (thuốc mỡ) thử lao lên da; dùng kim chích tiêm vào dưới da một lượng nhỏ thuốc thử. Việc nhận định kết quả của việc thử nghiệm không phải ai cũng làm được, vì phải có chuyên môn và kinh nghiệm. Bởi vậy các bà mẹ cần đưa cháu tới bác sĩ hoặc nơi chuyên môn để bác sĩ hoặc các chuyên viên làm việc. Cần phải đưa cháu tới đúng hẹn, thường là 2 tới 4 ngày sau khi thử. Kết quả dương tính thường có các dấu hiệu như: chỗ chích thử có một vùng đỏ bao quanh, dưới da có một cục sờ thấy cứng hoặc quanh chỗ chích có nhiều điểm nhỏ hơi phồng, màu đỏ. Có thể có nhiều dấu hiệu tương tự làm người ta lầm là kết quả dương tính. Bởi vậy, muốn chắc chắn, người ta thường tiến hành nhiều cách thử nghiệm, từng đợt cách nhau một khoảng thời gian. Kết quả dương tính cho biết đứa trẻ đã tiếp xúc với B.K (nếu trước đó, cháu không được tiêm phòng B.C.G). Nếu kết quả dương tính rất rõ rệt thì cháu vừa bị nhiễm B.K trong thời gian gần đây. Nếu kết quả dương tính không rõ rệt thì khó xác định được thời gian nhiễm bệnh. Bởi vậy, người ta thường thử ít nhất mỗi nǎm một lần cho các cháu, để dự đoán sự tiến triển của bệnh bằng cách so sánh các kết quả của mỗi lần thử với nhau. NộI DUNG VIệC DùNG B.C.G - Khi dùng B.C.G để ngừa bệnh lao người ta chích vào cơ thể các cháu bé những vi khuẩn lao của bò, đã được làm yếu đi tới mức không gây được bệnh nữa nhưng vẫn kích thích được hệ miễn nhiễm của cơ thể cháu bé sản sinh ra các kháng thể chống lại được vi trùng lao, kể cả các vi trùng lao hoạt động ở người. CáCH THựC HàNH - Sau khi đã biết rõ cháu bé đã thử lao kết quả âm tính, bác sĩ truyền ngay B.C.G vào người cháu. Có thể truyền bằng phương pháp làm xước da; hoặc chích thuốc vào dưới da; hoặc uống thuốc. Phương pháp tốt nhất là chích thuốc vào dưới da. 3 tháng sau mới kiểm tra kết quả và cháu bé phải có kết quả dương tính. Nếu kết quả âm tính thì việc tiêm ngừa vừa rồi chưa đạt yêu cầu, phải tiêm ngừa lại. ở nước ta việc chích ngừa cho các cháu bé đã được thực hiện từ lầu. Việc chích ngừa lao B.C.G cần thực hiện càng sớm càng tốt. Vì vậy, người ta thường chích cho các cháu ngay khi mới sinh. Tất cả mọi trẻ em đều có thể chích ngừa bệnh lao bằng thuốc B.C.G, trừ trường hợp cháu đang bị bệnh nào đó hoặc vừa tiêm ngừa một bệnh khác thì phải tạm hoãn lại một thời gian. Việc chích B.C.G không làm cho cháu bé bị sốt hoặc có phản ứng gì khác ngoại trừ hiện tượng sau vài tuần, chỗ chích có một cái vẩy nhỏ, ở dưới vẩy có một cục cứng, chung quanh vẩy có một vùng đỏ. Nếu chích dưới da ở cánh tay, có thể nổi hạch ở nách. Có trường hợp hạch sưng to, có mủ nhưng thường sẽ khỏi nhanh. Việc chích B.C.G phòng lao đã tỏ ra rất hữu hiệu, kể cả đối với các dạng lao nguy hiểm như lao màng óc. Tuy vậy, việc chích phòng phải thực hiện cẩn thận và có quá trình theo dõi về sau. Đúng là sau khi đã chích ngừa, nếu kết quả dương tính không rõ rệt chứng tỏ khả nǎng miễn nhiễm yếu, cần phải chích lại. Thật ra, khả nǎng miễn nhiễm này cũng yếu đi theo thời gian. Bởi vậy, thường các cháu phải thử lao mỗi nǎm một lần để thấy nếu cần thì chích ngừa lại. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 28
  30. Thời gian và những nhận xét, theo dõi của mỗi lần chích ngừa cần phải được ghi đầy đủ vào sổ y bạ của các cháu. 50. Bệnh tim bẩm sinh. Bệnh tim bẩm sinh gồm các chứng tim do sự phát triển bất thường ngay từ khi trong bào thai. Có nhiều nguyên nhân tới nay vẫn chưa được biết. Có nhiều bệnh tim bẩm sinh khác nhau do có sự cấu tạo không bình thường của tim : * ở các vách tim hay các van tim. * ở các động mạch lớn xuất phát từ tim. Các động mạch này có thể bị hẹp bất thường, bị thấy đổi vị trí, bị thông nhau. Một số trường hợp được phát hiện ngay khi Bé vừa mới ra đời, do thấy Bé bi tím tái, bị suy tim nguy hiểm tới tính mạng. Một số trường hợp khác diễn ra ngấm ngầm, Bé chịu đựng được nên mãi sau này khi nghe tim bác sĩ mới phát hiện ra. Trong 20 nǎm nay, nền y học đã có nhiều tiến bộ về các mặt chẩn đoán và điều trị bằng phẫu thuật các bệnh tim bẩm sinh. Có thể chẩn đoán cho cả bào thai trong bụng mẹ bằng phương pháp siêu âm. IV. Những vấn đề có liên quan tới phần bụng IV. NHữNG VấN Đề Có LIÊN QUAN TớI PHầN BụNG 51. Bụng to. Các cơ bắp của trẻ em dưới 4 - 5 tuổi thường còn mềm. Bắp thịt ít phát triển nên toàn bộ vòm bụng yếu. Khi Bé ở tư thế đứng, bụng Bé phồng ra phía trước, rốn lồi, lưng có thể hơi cong. Bởi vậy, tùy theo số tháng và độ tuổi của các cháu mà ta lựa chiều bế cháu. Các bà mẹ nên hỏi bác sĩ về việc cho các cháu tập thể dục để luyện tập cơ bụng, ngay từ lúc nhỏ. Bụng to cũng có thể là vì cho các cháu ǎn nhiều chất bột quá và thiếu vitamin D. Nếu cháu bé bụng to mà lại có các triệu chứng khác kèm theo như: phân không bình thường, không tǎng trọng và ngưng phát triển cả về chiều cao, thì cháu có thể đang mắc một số bệnh của bộ máy tiêu hóa, cần đưa đến bác sĩ xem bệnh. 52. Cuống rốn bị đỏ hay chảy nước. Đối với các trẻ sơ sinh, cần phải đặc biệt chú ý tới rốn của các cháu trong 15 ngày đầu. Ngày nào cũng phải thay bǎng quấn rốn. Nếu thấy rốn ướt, đỏ, cần báo ngay cho bác sĩ biết. Các hiện tượng rốn chảy máu hay có mủ cũng vậy, kể cả trong ngày thứ 6 hay thứ 7, là ngày cuống rốn rụng. Nếu rốn có những vệt đỏ nhỏ, bác sĩ có thể dùng nitrát bạc chấm vào. Trong khi khóc, nếu rốn Bé hơi lồi lên là chuyện bình thường. 53. Lồi rốn - Thoát vị bẹn. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 29
  31. Một số trẻ sơ sinh khi khóc, rốn lồi to lên. Hiện tượng này không có gì đáng lo ngại. Tuy rốn như vậy, nhưng sẽ không bao giờ bị thắt, và sẽ tự hết khi cháu lớn lên. Nhiều bà mẹ chữa cho các cháu như sau: bọc một đồng tiền vào trong một lớp gạc rồi lấy bǎng, bǎng dính lên rốn cháu. Tuy vậy, nếu trường hợp phần lồi lớn quá và mấy nǎm sau cũng không giảm bớt thì cần phải qua một cuộc phẫu thuật nhỏ . THOáT Vị BẹN, BÊN TRáI hoặc BÊN PHảI Bộ PHậN SINH DụC Hiện tượng này thường xảy ra với cháu trai. Cháu bé gái cũng có thể bị, nhưng ít hơn. Với cháu trai, người ta thấy một cục cứng ở bẹn, nhiều khi ở ngay bìu. Bác sĩ chữa trị bằng cách bǎng chặt điểm đó lại và cũng có thể sẽ phải phẫu thuật tiếp theo. Nếu là cháu gái thì đó là triệu chứng của sự thoát vị buồng trứng, cần phải phẫu thuật ngay. Không được bǎng hoặc ép vì có thể làm vỡ buồng trứng. THOáT Vị BẹN nghẹn -Nếu chỗ lồi cứng và đau ấn không lên nữa có thể bắt đầu chườm nóng cho cháu và cho cháu uống thuốc an thần. Nếu không có hiệu quả, cần phẫu thuật cấp cứu. 54. Đau bụng ở trẻ sơ sinh. Trong mấy tháng đầu, Bé hay khóc và có dấu hiệu như đau bụng. Có lúc khóc thét, trong vài phút hoặc có thể vài giờ, mặt tái đi, khua tay khua chân biểu hiện Bé bị đau. Nhưng sau khi đi được một ít phân hoặc xì được hơi ra (đánh rắm), cơn đau dịu đi và cháu bé đột nhiên thôi khóc. Những cơn khóc của Bé như thế thường xảy ra trong những tuần lễ đầu, sau khi bú vào quãng chiều, không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của Bé. Bé vẫn tiếp tục lớn đều. Nguyên nhân của những cơn khóc này vẫn chưa rõ. Người ta chỉ dự đoán có thể là Bé bị đầy hoặc rối loạn tiêu hóa; hoặc Bé chợt thấy lạ với quang cảnh xung quanh nên sợ hãi; hoặc vì lượng hơi do sự tiêu hóa sinh ra ở trong bụng bị dồn nén chưaa thoát ra được làm Bé khó chịu. Việc xác định bệnh cho Bé bao giờ cũng là một việc khó khǎn. Gặp những trường hợp Bé khóc làm bà mẹ lo âu, bác sĩ sẽ xét đoán, loại dần những nguyên nhân để chọn lấy một nguyên nhân phù hợp với trạng thái của Bé. Ngoài ra, cũng có thể để ý xem cháu có bị viêm tai, viêm da, viêm màng não hoặc các bộ phận vùng bụng, đặc biệt là xem có bị lồng ruột không. 55. Đau bụng và vùng bụng. Đau bụng là hiện tượng thường gặp ở trẻ em mà cũng là chứng khó xác định bệnh nhất, vì có rất nhiều nguyên nhân khiến các cháu bị đau bụng: từ khả nǎng các cơ quan nội tạng bị đau tới sự hoạt động của các cơ quan bị trục trặc; có khi cần phải phẫu thuật ngay mà có khi lại chỉ vì một nguyên nhân tâm lý nào đó. Tuy vậy, người lớn nên biết, khi có hiện tượng gì thì cần phải mang Bé đi cấp cứu hoặc đi phẫu thuật ngay: đó là các trường hợp Bé đang khỏe mạnh bỗng bị đau dữ dội; đau ở một điểm xác định; đau khiến Bé phải nằm một chỗ; đau kèm theo sốt và nôn. Những hiện tượng này có thể liên quan tới đau ruột thừa, bị lồng ruột, bị tắc ruột, v.v Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 30
  32. Nếu sau vài giờ, Bé vẫn chưa hết đau thì cần phải mời bác sĩ tới hoặc đưa cháu đi bệnh viện. Nhiều khi, những triệu chứng tương tự giống như trên lại là những chứng bệnh chẳng hề cần tới phẫu thuật. Thật vậy một số bệnh dịch theo mùa như cảm cúm, viêm phổi hoặc viêm vùng phổi cũng có thể gây đau bụng. Ngoài ra, các bệnh gan, ống tiểu, sốt xuất huyết kèm theo chứng táo bón nhất thời hoặc lặp đi lặp lại đều có thể làm đau bụng. Các cháu còn có thể bị đau bụng vì giun, sán Về hiện tượng đau vùng bụng, các bác sĩ thường nhận xét thấy: trẻ thỉnh thoảng lại kêu đau bụng, tuy kêu đau nhưng cháu chịu được và việc này đã xảy ra trong một thời gian dài. Xem như vậy thì rất có thể, đây chỉ là một vấn đề tâm lý. Bởi vậy, chữa bằng thuốc thang khỏi được. Hiện tượng này có những đặc điểm : * Trẻ thường kêu đau quặn vùng rốn vào buổi sáng, bữa cơm trưa rồi tới chiều thì khỏi; * Trẻ có thể thấy đau từng đợt nhiều ngày rồi lại khỏi. * Tuy kêu đau, nhưng vẫn chơi; * Khi đau, trẻ có thể kém ǎn hoặc kém ngủ. Trẻ đau như thế thường hay làm nũng, nhút nhát, muốn gần bố mẹ và ngại đến trường v.v Muốn tìm nguyên nhân đau bụng của trẻ em, thường phải tiến hành một cuộc khám sức khỏe toàn diện, làm một số xét nghiệm nước tiểu; xét nghiệm phân để tìm trứng giun, X quang ruột, siêu âm ở bụng v.v Nếu tất cả các việc làm trên không có kết quả gì, nên đưa cháu bé tới một chuyên gia tâm lý. Riêng người lớn- thường cưng chiều và tỏ ra thương khi cháu kêu đau - không nên tỏ thái độ lo lắng quá của mình. Nên cố làm ra vẻ như sự việc chẳng có gl là quan trọng cả. Thái độ như thế, tuy có làm cho các cháu chán nản, nhưng lại khiến cho các cháu chóng khỏi bệnh tưởng. 56. Đánh rắm (xì hơi ruột). Bé hay đánh rắm, nhưng tǎng cân đều, như vậy là không có gì đáng lo ngại cả. Chỉ cần bà mẹ chú ý giữ gìn chế độ ǎn uống của Bé sao cho không đừ quá nhiều chát bột, chất hạt, và chất đường. Những chất trên nếu dư thừa, không tiêu hóa hết trong bộ máy tiêu hóa của Bé sẽ bị lên men, gây đầy hơi và đôi khi thành bệnh ỉa chảy. Ngược lại, nếu Bé bị táo bón cũng cần có biện pháp để Bé đi tiêu được dễ dàng hơn. 57. Không tiêu - Đầy bụng. Đối với trẻ em, từ các cháu sơ sinh tới các trẻ lớn, việc xác định xem có phải cháu bị đầy bụng không là rất khó. Vì những triệu chứng bệnh của các cháu thường chung chung như: nôn ói, đau bụng và sốt. Những triệu chứng này cũng có thể đi từ việc ǎn không tiêu đến bệnh viêm gan siêu vi trùng B hoặc bệnh viêm ruột thừa. Bởi vậy, nếu trong vòng 24 giờ mà không thấy cháu đỡ thì phải đưa cháu tới bác sĩ để được khám cẩn thận. 58. Táo bón. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 31
  33. Khi đứa trẻ ỉa khó, phân cứng, khô hoặc đi thành từng viên nhỏ, 2 hay 3 ngày mới đi tiêu một lần, thì cháu bị đi táo hay táo bón. Cũng nên lưu ý rằng, phần cứng như vậy là táo bón rồi, nhưng một số cháu 2 ngày mới đi tiêu được một lần là chuyện bình thường. ĐốI VớI CáC CHáU SƠ SINH táo bón hay những là do chế độ ǎn - nếu cháu bú sữa mẹ dù đi 2 ngày một lần, phân cháu vẫn mềm. Nếu cháu không đi tiêu được, có thể vì 2 nguyên nhân: hoặc là cháu bú chưa đủ no hoặc là vì mẹ bị táo bón và cháu cũng bị ảnh hưởng. Trong trường hợp đầu, cháu bé chậm lớn, thường khóc sau khi bú xong: phải cho cháu bú bình thêm, theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Trường hợp thứ 2, bà mẹ phải cải tiến chế độ ǎn uống của mình như thêm rau và trái cây, nhưng tránh uống các loại thuốc tẩy hoặc nhuận tràng. Đối với các cháu bé được nuôi bằng sữa hộp, việc bị táo bón là chuyện khó tránh, dù các bà mẹ đã cất công chọn loại sữa có tiếng, có tín nhiệm, pha đúng như chỉ dẫn, cho ǎn đúng liều lượng v.v Nếu cháu bi táo bón nhiều, bác sĩ có thể chỉ dẫn cách pha chế sữa của cháu sao cho có chất a xít nhiều hơn. Nếu cháu nhỏ dưới 3 tháng tuổi, nên tǎng lượng nước trái cây (cam) vào sữa. Nếu bé lớn hơn, có thể cho ǎn thêm nước súp rau, uống nước suối, nước khoáng và một số thuốc nhuận tràng nhẹ. - Có thể thay đường bằng mật ong hoặc kẹo mạ. - Cho các cháu uống nhiều nước hơn. Cơ thể cháu có thể bị mất nhiều nước vì trong nhà nóng quá. Hiện tượng táo bón ở các cháu lớn cũng giống như ở người lớn. Để rõ nguyên nhân, chúng ta hãy theo dõi quá trình di chuyển của thức ǎn trong bộ máy tiêu hóa: Sau khi được nuốt vào bụng, thức ǎn lưu lại ở dạ dày từ 2 - 4 giờ, rồi đi xuống ruột. Quãng đường ở ruột gồm 6m ruột non và 1,5m ruột già ở người lớn. ở các cháu nhỏ, con đường này ngắn hơn nhưng tỷ lệ về chiều dài giữa ruột già và ruột non vẫn thế. Thời gian thức ǎn qua ruột từ 10 tới 20 giờ. Trong suốt thời gian này, các thành ruột hấp thu hết các chất dinh dưỡng trong thức ǎn để bồi dưỡng cơ thể. Những gì còn lại được đưa xuống ruột già, tạo ra phân, gồm các chất cặn bã phần lớn là các chất xơ có trong vỏ trái cây, trong rau bị dồn ép lại ở phần cuối ruột. Tùy theo loại chất bã, khối lượng nhiều hay ít cùng với sự hoạt động của cơ thể mà thức ǎn và các chất bã di chuyển nhanh hay chậm trong bộ máy tiêu hóa. Nếu cuộc hành trình này lâu quá, các chất tạo phân bị mất nước làm phân sẽ bị khô. Bởi vậy, để tránh táo bón, nên chọn các thức ǎn nào có thể di chuyển nhanh và tạo chất bã nhanh như: sữa chua, trái cây, rau, chất hạt. Các loại sữa bò, sữa cô đặc và các thực phẩm để lại ít chất bã như đường, sô-cô-la, thịt di chuyển trong ruột chậm hơn. Có một số hiện tượng kèm theo chứng táo bón của các cháu như : sốt, không chịu ǎn, mệt. Thường các cháu bị táo bón lại không chịu đi ị vì đau, nên phân đã cứng lại khô thêm. Một số yếu tố tâm lý như lo lắng, sợ hãi cũng có thể gây ra sự táo bón. Bởi vậy, không nên để các cháu nhỏ bị ảnh hưởng bởi những biến động cǎng thẳng trong gia đình. Đối với trẻ em bị táo bón, NÊN: Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 32
  34. - Cho các cháu uống nhiều khi ǎn cũng như ngoài bữa ǎn; - ǎn nhiều trái cáy chín và rau xanh. - Thay bơ, mỡ bằng dầu thực vật để trộn sà lách. -Bỏ sô-cô-la và thay đường bằng mật ong. Các loại thuốc nhuận tràng phải dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên để trẻ em bị táo báo đền mức hơn 2 ngày không đi tiêu. Đối với các cháu bé, nhiều khi chỉ cần dùng dụng cụ nhúng vào glyxerine thông hậu môn hoặc một thìa cà phê parafin là đủ. Nhiều khi, chỉ cần lấy chiếc ống cặp sốt đưa vào hậu môn cháu bé, cũng làm cháu đi được. Những việc làm trên chỉ là những biện pháp kích thích cho cháu bé đi tiêu được chứ không chữa được bệnh táo bón. Cháu nhỏ bị táo sẽ không thích ǎn và có thể hơi sút cân, nhưng không nên vì thế mà người lớn lo lắng quá đáng làm cho cháu càng thêm sợ hãi; khi đi tiêu, do phân cứng cháu có thể hơi đau nên ngại rặn. Đối với các cháu đã biết nhận xét, không nên mắng các cháu vì việc này. Hàng ngày cho cháu ngồi bô đúng giờ quãng 10 phút và làm như không chú ý tới cháu để cháu tự thực hiện công việc của mình. 59. Đi tướt hay tiêu chảy, tiêu chảy cấp tính. Đi tướt hay tiêu lỏng, tiêu chảyở trẻ em có nhiều mức: phân mềm nhưng vẫn có khuôn, phân nát, phân lỏng có lẫn thức ǎn không tiêu hóa được, phân chỉ là chất lỏng. Cách chữa trị tùy vào trạng thái bệnh nặng hay nhẹ , đi nhiều hay ít, lứa tuổi bao nhiêu trong quãng từ 18 tháng đến 3 nǎm. VớI Bé SƠ SINH Bú Mẹ -Nếu Bé đi mỗi ngày 5 - 6 lần hay nhiều hơn nữa thì cũng là việc bình thường. Phân của Bé như thế nào là tùy ở chất sữa của mẹ. Nếu Bé vẫn chịu bú và tǎng cân đều thì không có gì phải lo ngại. Mẹ của Bé vẫn có thể yên tâm cho con bú, nhưng chú ý không được uống thuốc tẩy, thuốc nhuận. VớI Bé Bú BìNH - Nếu Bé bú sữa ở bình mà bị tiêu chảy thì phải cẩn thận ngay từ đầu, tránh để Bé bị mất nước và các chất muối khoáng nhiều. Nếu Bé đi nhiều lần trong một giờ thì dù sắc thái Bé không có gì đáng chú ý, cũng phải đưa cháu tới bác sĩ. Những hiện tượng rất đáng chú ý và lo ngại là : phân xanh hoặc phân lỏng mà cháu đi ra từng tia. PHảI LàM Gì ? Trước tiên, phải ngưng không cho Bé ǎn sữa nữa trong vòng 1 - 2 ngày. Cho Bé uống làm nhiều đợt trong ngày: nước đường, nước nấu cà rốt, những chất muối khoáng dành cho trẻ em trong những trường hợp này có bán sẵn ở hiệu thuốc pha với một lượng nước nhất định đã được chỉ dẫn. ở độ tuổi từ 5 - 6 tháng trở đi, có thể cho Bé ǎn thêm thức ǎn chống tiêu chảy như khoai, chuối nghiền v.v Lượng thức ǎn lỏng cho các cháu ǎn mỗi ngày vào quãng 150 gram cho mỗi kg trọng lượng của các cháu, ǎn làm nhiều lần, mỗi lần độ 20 - 30g. Nếu các cháu bị nôn ói, nên cho Bé ǎn lạnh. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 33
  35. Chế độ ǎn như trên có mục đích bù lại lượng nước Bé bị mất do đi lỏng. Nếu phương pháp trên có hiệu quả, Bé sẽ đi phán trở lại bình thường. Chế độ ǎn kiêng như trên không nên kéo dài quá 2 ngày. Khi ǎn bình thường trở lại, nên tǎng lượng sữa từ từ hoặc dùng các loại sữa đặc biệt thích hợp với bệnh trạng của cháu. ĐIềU QUAN TRọNG -Nếu đã ǎn kiêng mà Bé vẫn không khỏi, bị sút cân và có triệu chứng cơ thể thiếu nước, cần phải gặp bác sĩ để xem có cần cho Bé nằm viện ngay không. Cũng cần lưu ý rằng, khi trở lại chế độ ǎn bình thường rất có thể Bé lại bị đi tướt lại. Nếu vậy, lại phải ǎn kiêng sữa thêm 1 - 2 hôm hoặc yêu cầu bác sĩ xem có cần đổi loại sữa khác không. Những nguyên nhân của bệnh ỉa chảy thường liên quan tới vấn đề ǎn uống của Bé như: - Pha sữa đặc quá hoặc loãng quá. - Cho Bé ǎn quá sớm những thức ǎn khó tiêu như: thịt, rau, trứng, hoặc cho ǎn với liều lượng nhiều quá; ǎn nhiều bột quá; - Thực phẩm bị thiu, sống. * Bệnh tiêu chảy còn do vi trùng hay vi rút gây ra. Chúng có thể từ những ổ viêm nhiễm ở họng, ở tai xuống gây bệnh ở ruột. Bác sĩ khám họng, tai và làm xét nghiệm phân có thể xác định được điều này. Để đề phòng cho Bé khỏi bị tiêu chảy, nên chú ý: - Pha chế sữa đúng liều lượng và tránh những thiếu sót đã ghi ở phần trên; - Tránh không để cháu bé tiếp xúc với người nào đang bị viêm nhiễm như ho, có mụn nhọt v.v -Rửa sạch và làm tiệt trùng các bình sữa trước khi đựng sữa cho Bé ǎn; - Khi Bé mới bị tiêu chảy, ngưng cho ǎn sữa ngay. 60. Bệnh đường ruột. Gluten là một loại prôtêin có trong bột một số hạt lương thực như lúa mì, lúa mạch, yến mạch (không có trong gạo và đỗ tương). Trẻ em thường không tiêu hóa được gluten nên dễ bị ỉa chảy mạn tính khi bà mẹ bắt đầu nuôi con bằng chất bột, dẫn tới hậu quả là ngưng lớn. Một cuộc xét nghiệm đơn giản về ruột của Bé trong thời gian này sẽ cho thấy rõ hiện tượng này, kể cả với các cháu mới vài tháng tuổi. Để chữa trị, trước hết phải ngưng không cho các cháu ǎn gluten, dù với lượng rất nhỏ. Đối với các cháu đã phản ứng với gluten, cần phải kiêng nhiều nǎm để cháu khỏi bị lại. Hiện nay: người ta đã chú ý chế tạo các loại "bột không có gluten" dành riêng cho các cháu. 61. Bệnh tiêu chảy mãn tính. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 34
  36. Một số cháu bé không hợp với sữa bò, cứ ǎn là bị tiêu chảy. Chữa khỏi, tới khi ǎn lại, lại bị lại. Có nhiều cháu, ngay từ lần bú sữa bò đầu tiên đã bị các chứng như dị ứng, phát ban, tiêu chảy. Nguyên nhân do bộ máy tiêu hóa của các cháu không thích hợp với các prôtêin của sữa bò. Bởi vậy, nếu thay sữa bò bằng một loại sữa đặc biệt khác, bệnh cháu có thể hết ngay. Những nguyên nhân khác có thể do: saccarô các bà mẹ vẫn thường cho thêm vào bình, vào nồi súp rau; - Lactôdơ - một loại đường tự nhiên có ngay trong sữa mẹ hoặc sữa bò. - Prôtêin có trong các chất bột ngũ cốc như gluten. Vì có nhiều nguyên nhân khác nhau, nên bác sĩ phải theo dõi chế độ ǎn và phản ứng tiêu hóa của Bé mới xác định được nguyên nhân nào là chính, không kể tới một số bệnh đường ruột nữa. 62. Giun - sán (lãi). Trẻ em dễ bị chứng giun sán vì các cháu hay sờ mó vào mọi vật rồi lại đưa tay vào miệng. Hơn nữa, các cháu thường sống tập trung với nhau trong trường, lớp, mà chứng này lại rất dễ lây. LàM SAO BIếT Được CáC CHáU Có GIUN, SáN? Nếu có các cháu hay đau bụng, khi thì táo bón, lúc khác lại tiêu chảy, sức khỏe suy giảm, kém ǎn, kém ngù, hay quấy: Xét nghiệm máu, thấy lượng bạch cầu toan tính (eosinophile) tǎng. Xét nghiệm phân, có thể thấy trứng giun, sán. GIUN KIM - Các cháu nhỏ thường bị giun kim, dễ lây sang nhau hoặc tự làm cho mình bị nhiễm lại trứng giun của chính mình. Các cháu có giun kim hay bị ngứa ở hậu môn. Các bé gái thì bị ngứa cả ở âm hộ. Các con giun nhỏ, giống như những sợi chỉ trắng, dài vài milimét thường ra theo phân. Có thể nhìn thấy chúng cọ quậy trong phân. Muốn thu được trứng của chúng để xét nghiệm, người ta dán một đoạn bǎng dính (bǎng keo) vào gần hậu môn của cháu bé. GIUN ĐũA - Trẻ em có giun đũa vì ǎn các thức ǎn không sạch. Trong cơ thể, giun đũa di chuyển theo một đường đi phức tạp: trứng giun nở ra ấu trùng ở dạ dày rồi ấu trùng di chuyển lên ở gan, vào phổi, cuối cùng trở về ống tiêu hóa và lớn lên ở ruột. Quá trình này tiến hành trong vòng 2 tháng gây ra những triệu chứng như ngứa phát ban và rối loạn ở hệ hô hấp. Người ta xét nghiệm phân để tìm trứng giun. Nhiều khi tự nhiên giun bị tống ra ngoài qua đường hậu môn hoặc khi cháu bé nôn. SáN - Cháu bé có sán do ǎn thịt bò chưa nấu chín. Các cháu có sán thường đi ra những đoạn sán nhỏ mầu trắng. Những đoạn này chứa rất nhiều trứng ở bên trong. Người lớn có thể thấy những khúc sán như thế ở quần, ở trên giường cháu nằm. Ngoài sự việc này, không có hiện tượng nào khác. CáCH CHứA TRị - Hiện nay, có nhiều loại thuốc hiệu nghiệm đề trị bệnh giun sán. Mỗi loại có một thứ thuốc riêng. Để trị giun đũa hoặc sán chỉ cần uống thuốc một lần. đối với giun kim cần phải uống 2 liều, cách nhau 3 tuần lễ và giữ vệ sinh quần áo, tay, móng tay, giường để khỏi phải bị lại. Tất cả mọi người tỏng gia đình, kể cả người lớn đều phải chữa trị cùng một lúc với cháu bé thì mới trị hết được. 63. Chứng mất nước cấp tính Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 35
  37. Nếu để cơ thể một trẻ sơ sinh bị thiếu nước, thì Bé có thể chết. Nước chiếm tới 80% trọng lượng của Bé. Một đứa bé nặng 5kg thì trong cơ thể đã có tới 4 lít nước. Nếu mỗi ngày, cháu bị mất 500g nước, số cân của cháu cũng bị sụt xuống 1/10. Một người lớn nặng 70kg bị mất nước như bé, có nghĩa là sụt 7kg/ngày. Nguyên nhân mất nước có thể do tiêu chảy, nôn ói, hoặc bị toát nhiều mồ hôi mà sau đó lại không được người lớn cho uống nước để bù đắp lại lượng nước đã bị mất. Trẻ dưới 1 nǎm hay 6 tháng tuổi mà cơ thể bị thiếu nước thì rất nguy hiểm. Bé có biểu hiện gì khi bị thiếu nước? Khi cơ thể bị thiếu nước, Bé không hoạt động, người như buồn ngủ, rên khẽ, vẻ mặt buồn rầu, xanh tái, mắt thâm, thóp trũng xuống. Có một cách thử dễ dàng: lấy ngón tay véo khẽ vào lớp da bụng của Bé. Nếu cơ thể Bé thiếu nước, lớp da nhô lên và cứ giữ vết nhǎn như thế, giống như ta bấu vào một mảnh vải vậy. Điều này chứng tỏ cơ thể cháu Bé đã mất từ 10% nước trở lên. Nếu chỉ mất khoảng 5%, thì vết nhǎn không lâu và da dễ bình thường trở lại. để xác định lượng nước cơ thể Bé đã mất, tốt nhất là cân Bé rối lấy số cân trước đây trừ đi số cân mới. Trong thời gian này, cháu bé thường bị đi tướt, phân lỏng và xanh. Bé vẫn chịu bú bình, nhưng hay ói. Để CHữA TRị, cần làm cho cháu khỏi chứng đi tướt: cho nhịn sữa và cho uống nước đường pha ít muối, nước củ cà rốt. Tại các hiệu thuốc, có bán sẵn những gói để pha thành dung dịch đường - muối theo tỷ lệ vừa đủ. Nên cho các cháu uống ít một, làm nhiều lần. Mỗi ngày, cháu bé phải uống từ 150 g tới 200 g cho mỗi kg cân nặng của cháu. Thí dụ: cháu nặng 5 kg thì uống: 200 g x 5 = 1.000 g nước/ngày. Như vậy một cháu bé cân nặng 5 kg phải uống khoảng 3/4 lít nước trong 24 giờ. Trường hợp Bé vẫn bị đi tướt mà không chịu uống nước thì bác sĩ phải truyền nước qua đường tĩnh mạch cho cháu. Việc này chỉ thực hiện được ở bệnh viện. Điều quan trọng khi sǎn sóc một đứa trẻ là phải nhận biết kịp thời tình trạng cơ thể của cháu bị thiếu nước để có biện pháp ứng cứu gấp. Chỉ cần để tình trạng này kéo dài một vài giờ là tính mạng của cháu bé trở nên nguy kịch ngay. Bởi vậy, chúng ta cần hết sức chú ý tới trạng thái cơ thể, sắc mặt, cử chỉ của cháu bé khi cháu bị: đi tướt, nôn ói hoặc toát mồ hôi. 64. Chứng kích thích ruột kết. Chứng kích thích ruột kết của trẻ sơ sinh là những phản ứng quá mức của ruột già, có các biểu hiện như: đi phân lỏng, nhiều hoặc phân nát có lẫn thức ǎn chưa tiêu hóa hết như: nước cam vắt, rau xanh v.v Người ta cho rằng đây là hiện tượng của ruột già phản ứng quá mức với việc tiêu hóa chưa tốt. Tuy vậy, hiện tượng này không ảnh hưởng tới sự tǎng trọng của Bé. Bé vẫn chịu ǎn. Từ 3 - 4 tuổi trở đi, phân Bé sẽ tốt hơn và Bé sẽ thôi đi lỏng. Các trẻ lớn hơn, nhiều khi lại bị đi táo hoặc xen kẽ khi đi lỏng, khi đi táo kèm theo hiện tượng đau bụng. 65. Bệnh Salmonella ở ruột. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 36
  38. Là loại vi trùng thuộc nhóm vi khuẩn thương hàn. ở trẻ nhỏ, các vi trùng này có thể gây bệnh tiêu chảy cấp tính và thành dịch ở nơi gửi trẻ hoặc trong gia đình. Khi bệnh nặng, các cháu có thể tiêu ra máu, đi nhiều nên mất nước, bị sốt cao Bác sĩ thường xét nghiệm phân để xác định bệnh. Hiện nay, người ta có xu hướng không chỉ chữa trị bằng thuốc kháng sinh - trừ trường hợp bệnh nặng - mà chú ý chủ yếu tới chế độ ǎn kiêng để khỏi đi tiêu và tìm cách bù đắp nước cho cơ thể. 66. Sự lưu thông ngược chiều dạ dày - thực quản. Do sự hoạt động không tốt của đoạn nối giữa dạ dày và thực quản mà các chất lỏng trong bộ máy tiêu hóa thường vẫn di chuyển theo chiều MIệNG - THựC QUảN -Dạ DàY -RUộT, nay lại di chuyển theo chiều ngược lại ở đoạn Dạ DàY - THựC QUảN. Hiện tượng bất thường này có thể gây ra những kết quả tai hại như sau: nôn ói, chảy máu thực quản, ho sặc vì thức ǎn đi nhầm cả vào những ống dẫn khí ở phổi gây chết đột ngột ở các trẻ sơ sinh. Các cuộc xét nghiệm bằng X- quang và các phương tiện khác để đo độ axít của thực quản sẽ cho bác sĩ biết các cháu đang bị mắc chứng này nặng hay nhẹ. Để tránh hiện tượng nôn ói của các cháu do thức ǎn đi ngược chiều trở lại thực quản, các bác sĩ thường yêu cầu các bà mẹ cho các cháu hay bị chứng này ǎn các thức ǎn đặc hơn và bế các cháu ở tư thế đứng, nhất là sau khi ǎn. 67. Viêm ruột thừa. Khám bệnh viêm ruột thừa cho trẻ em rất khó vì các cháu ít hoặc không có khả nǎng xác định điểm đau. Bởi vậy, khi các cháu "bị đau ở vùng bụng" hoặc đau bụng, nên cho cháu tới bác sĩ. Vì đau bụng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau ruột thừa cấp tính phải phẫu thuật gấp. Nhưng nếu chỉ đau vừa thì có thể là "mãn tính", việc phẫu thuật có thể chậm lại đợi tới khi nào chỗ viêm đã ổn định. Các trẻ nhỏ ít khi viêm ruột thừa cấp tính. Trong trường hợp cháu bị chứng bệnh này, cháu sẽ có các triệu chứng sau : - Đau bụng đột ngột, không phải vì muốn đi cầu vì hôm trước đã không đi cầu được nữa. Mặt tái, mắt quầng, nôn ói, sốt khoảng 38o - 38,5oC nhưng mạch đập nhanh. Thử máu thấy bạch cầu tǎng cao hơn bình thường. Cần phải đưa cháu tới bác sĩ ngay để khám và xác định chỗ đau của ruột thừa, ở phía bụng dưới bên phải. Trong khi chờ khám KHóNG Được cho cháu ǎn hoặc uống bất cứ thứ gì, và nhất là không cho uống thuốc. KHóNG chườm nước đá hoặc nước nóng vì làm như vậy cơn đau dịu đi, che mất các dấu hiệu khiến bác sĩ khó xác định bệnh. Sau khi bác sĩ đã xác định bệnh, hoặc có nghi ngờ phải chuyển ngay cháu qua bác sĩ chuyên về phẫu thuật để phẫu thuật gấp vì nếu chậm, khúc ruột thừa có thể bị vỡ làm viêm nhiễm cả màng bụng khiến việc chữa trị trở nên phức tạp hơn. Các cháu qua phẫu thuật ruột thừa thường chỉ nằm viện độ 1 tuần lễ. Sau 2 - 3 tuần lễ, các cháu lại chơi và sinh hoạt bình thường. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 37
  39. Đôi khi bác sĩ gọi là bị viêm ruột thừa mãn tính các cháu hay bị đau bụng nhưng không đau dữ dội, không kèm theo hiện tượng sốt và nôn ói. Khi nắn bụng các cháu kêu đau ở điểm đau ruột thừa, nhưng rất có thể là do tưởng tượng mà thôi. 68. Chứng lồng ruột cấp tính. Chắc bạn đã từng nhìn thấy cái ống nhòm. Nó có một đoạn ống nhỏ tụt vào trong một đoạn ống lớn hơn. Khi nào có một đoạn ruột ở trạng thái giống như thế thì đó là hiện tượng LồNG RUộT. Cháu bé bị lồng ruột sẽ quấy khóc, bị đau từng cơn mặt tái đi sức khỏe sa sút. Chứng lồng ruột tới bất chợt. Cháu bé đang mạnh khỏe, bỗng không chịu ǎn, khóc thét lên từng cơn. Từ 8 tới 12 giờ sau, cháu đi phân có máu hoặc đi ra máu. Khi có các triệu chứng trên, cần đưa cháu tới bệnh viện ngay. Nếu chiếu X-quang ruột, thấy có lồng ruột thì phải quyết định ngay việc phẫu thuật. Tuy vậy, cũng có những trường hợp ruột tự nhiên tự tháo lồng được mà không phải phẫu thuật, nhưng vẫn phải theo dõi. 69. Bệnh phình đại tràng bẩm sinh. Có cháu bé chậm lớn, táo bón dai dẳng từ khi mới sinh ra bụng đã phình to, khác thường. Bằng phương pháp soi X-quang ruột, bác sĩ sẽ phát hiện thấy có một đoạn ruột già của cháu bị giãn ra tiếp nối với một đoạn khác gần hậu môn bị co lại khiến cho các chất thải không lưu thông được ở đoạn ruột này. Nếu việc xét nghiệm ruột bằng sinh thiết sau đó cũng xác định hiện tượng này thì cần phải qua một cuộc phẫu thuật. 70. Tắc ruột. Nếu một cháu bé bị tắc ruột, cháu sẽ không đi tiêu được và cũng không đánh rắm được. ở trẻ sơ sinh, thường là do lồng ruột hoặc chứng thoát vị bẹn bị nghẹt mà ra. Trong những ngày đầu sáu khi sinh ra, đường ống tiêu hóa của bé có thể có một vài dị tật, do không phát triển đầy đủ nên có chỗ bị xoắn. Triệu chứng đầu tiên của cháu bé thường là nôn ói, ói ra nước mật, chứng tỏ chỗ bị tắc ở nơi các đường dẫn mật vào ruột. Tất cả các trường hợp bị tắc ruột đều phải đưa đi cấp cứu ở khoa ngoại. 71. Lòi dom. Một số cháu bé bị lòi dom do đi táo hoặc tiêu chảy lâu. Khi các cháu rặn, phần cuối ruột gắn với hậu môn (trực tràng) bị lòi ra ngoài, nhìn như một vòng tròn màu đỏ. Các cháu ho hay khóc nhiều cũng có thể bị như vậy. Đoạn ruột này sau đó sẽ tự động co vào hoặc dùng tay khẽ ấn vào cho cháu cũng được. Nguyên nhân chính của chứng này là do đi táo lâu ngày, nhưng đôi khi cũng do hiện tượng cháu bé bị chứng không đẩy được "cứt su" - lượng phân đầu tiên - ra ngoài. Chứng lòi dom thường trị bằng thuốc, rất ít khi phải phẫu thuật. 72. Hẹp môn vị. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 38
  40. Một số cháu bé mới sinh được khoảng 15 ngày đã bị chứng nôn ói và đi táo. Các Bé trai hay bị chứng này nhiều hơn các Bé gái. Nếu bệnh có chiều hướng ngày càng nặng, làm các cháu mệt vì đói mà không ǎn được, thì các bác sĩ thường nghĩ tới chứng hẹp môn vị. Môn vị là một cơ vòng nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non. Nếu cơ vòng này bị dày lên sẽ ngǎn cản sự di chuyển các chất trong bộ máy tiêu hóa từ dạ dày xuống ruột. Sữa hoặc các thực phẩm khác bị ứ tắc ở đây sẽ dội lại phía thực quản và gây ra nôn ói. Các bác sĩ phát hiện bệnh này bằng phương pháp X quang hoặc siêu âm. Một phẫu thuật đơn giản sẽ chữa khỏi hẳn chứng bệnh này. 73. Viêm gan do virút, do siêu vi B. Trẻ em dễ bị bệnh viêm gan do vi rút. Bệnh tiến triển nhanh và khó thấy. Mới đầu, cháu bị đau bụng, nôn, không chịu ǎn, mệt, đôi khi người mẩn đỏ. ở giai đoạn này, việc xét nghiệm máu sẽ cho biết cháu có mắc bệnh không. Mấy ngày sau, cháu có hiện tượng vàng da, đi tiểu ít, nước tiểu màu sẫm, phân màu nhạt. Việc xét nghiệm sẽ cho biết loại vi rút nào đã gây bệnh cho cháu. Nếu cháu bé bị bệnh viêm gan siêu vi A là loại phổ biến nhất, thì sự phát triển bệnh rất đơn giản: thời gian bị bệnh từ vài ngày tới 2 - 3 tuần. Việc chữa trị chủ yếu là cho cháu nghỉ tại nhà, không cần phải nằm cả ngày trên giường. Giảm lượng mỡ trong chế độ ǎn của cháu. Bệnh này truyền nhiễm bởi phân và lây qua đường tiêu hóa. Bởi vậy, muốn phòng bệnh phải giữ vệ sinh sạch sẽ 2 bàn tay, các đồ dùng trong phòng vệ sinh, phòng tắm. Một cháu bé vô tình tiếp xúc với một người bệnh, có thể tiêm gammaglobulines để phòng bệnh, ngay trong tuần lễ đã tiếp xúc BệNH VIÊM GAN SIÊU VI B - ít gặp hơn và diễn tiến của bệnh lâu hơn. Bệnh này lây qua đường máu. Hiện nay đã có vắc xin tiêm phòng bệnh này. TRƯƠNG HợP ĐặC BIệT CủA TRẻ SƠ SINH -Nếu bà mẹ bị lây bệnh viêm gan siêu vi B nhất là trong 3 tháng cuối của thời gian sinh nở, bệnh sẽ truyền thẳng tới cháu bé lúc sinh ra và sẽ phát bệnh sau khi cháu sinh được 2 - 3 tháng. Cháu bé lại là nguồn lây bệnh cho các Bé khác, nên nếu biết bà mẹ đã mang bệnh trước khi sinh cháu, thì cháu bé cần được chích gam ma globuline ngay từ khi mới sinh. ở các bệnh viện sản, người ta thường có hệ thống phát hiện bệnh gan siêu vi B trước khi sinh. 74. Bệnh xơ nang tụy. Bệnh có tính chất di truyền. Bé bị bệnh này có những triệu chứng như ho dai dẳng kèm theo đi tiêu chảy và chậm lớn. ở các trẻ sơ sinh, bệnh làm cho các Bé không thải được lượng phân đầu tiên ra ngoài - gây ra hiện tượng bí đường tiêu hóa. Các bác sĩ thường phát hiện bệnh bằng cách phân tích mồ hôi hoặc thử nghiệm máu của Bé. Bệnh trở thành nặng khi đã ảnh hưởng tới sự hô hấp và phải chữa trị bởi tập thể các bác sĩ chuyên khoa. Hà Kiên sưu t ầ m t ừ i n t e r n e t – T h ư ơ n g y ê u t ặ n g c á c m ẹ v à c á c b é Page 39