Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế học

doc 18 trang phuongnguyen 2260
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_mon_kinh_te_hoc.doc

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế học

  1. Câu 1: Lý do nào sau đây không phải là lý do tại sao lại nghiên cứu kinh tế học? a. Để biết cách thức người ta phân bổ các tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra các hàng hoá. b. Để biết cách đánh đổi số lượng hàng hoá lấy chất lượng cuộc sống. c. Để biết một mô hình có hệ thống các nguyên lý kinh tế về hiểu biết toàn diện thực tế. d. Để tránh những nhầm lẫn trong phân tích các chính sách công cộng. e. Tất cả đều sai. Câu 2: Kinh tế học có thể định nghĩa là: a. Nghiên cứu những hoạt động gắn với tiền và những giao dịch trao đổi giữa mọi người. b. Nghiên cứu sự phân bố các tài nguyên khan hiếm cho sản xuất và việc phân phối các hàng hoá dịch vụ. c. Nghiên cứu của cải. d. Nghiên cứu con người trong cuộc sống kinh doanh thường ngày, kiếm tiền và hưởng thụ cuộc sống. e. Tất cả đều đúng. Câu 3: Tài nguyên khan hiếm nên: a. Phải trả lời các câu hỏi. b. Phải thực hiện sự lựa chọn. c. Tất cả mọi người, trừ người giàu, đều phải thực hiện sự lựa chọn. d. Chính phủ phải phân bổ tài nguyên. e. Một số cá nhân phải nghèo. Câu 4: Trong các nền kinh tế thị trường hàng hoá được tiêu dùng bởi: a. Những người xứng đáng. b. Những người làm việc chăm chỉ nhất. c. Những người có quan hệ chính trị tốt. d. Những người sẵn sàng và có khả năng thanh toán. e. Những người sản xuất ra chung. Câu 5: Ví dụ sau đây thuộc kinh tế học chuẩn tắc? a. Thâm hụt ngân sách lớn trong những năm 1980 đã gây ra thâm hụt cán cân thương mại. b. Trong các thời kỳ suy thoái, sản lượng giảm và thất nghiệp tăng. c. Lãi suất thấp sẽ kích thích đầu tư. d. Phải giảm lãi suất để kích thích đầu tư. e. Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm giảm lãi suất. Câu 6: "Sự khan hiếm" trong kinh tế học đề cập chủ yếu đến: a. Thời kỳ có nạn đói. b. Độc quyền hoá việc cung ứng hàng hoá. c. Độc quyền hoá các tài nguyên dùng để cung ứng hàng hoá. d. Độc quyền hoá các kênh phân phối hàng hoá. e. Không câu nào đúng. Câu 7: Nhân dân biểu quyết cắt giảm chi tiêu của chính phủ nhưng hiệu quả kinh tế không khá hơn. Điều này sẽ:
  2. a. Làm dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất ra phía ngoài. b. Làm dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất vào phía trong. c. Làm cho đường giới hạn khả năng sản xuất bớt công. d. Chuyển xã hội đến một điểm trên đường giới hạn khả năng sản xuất có nhiều hàng hoá cá nhân hơn và ít hàng hoá công cộng hơn. e. Không câu nào đúng. Câu 8: Trong nền kinh tế nào sau đây chính phủ giải quyết vấn đề cái gì được sản xuất ra, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? a. Nền kinh tế thị trường. b. Nền kinh tế hỗn hợp. c. Nền Kinh tế kế hoạch hoá tập trung. d. Nền kinh tế truyền thống. e. Tất cả các nền kinh tế trên. Câu 9: Khi thuê một căn hộ Thanh ký một hợp đồng thuê một năm phải trả 400$ mỗi tháng. Thanh giữ lời hứa nên sẽ trả 400$ mỗi tháng dù ở hay không. 400$ mỗi tháng biểu thị: a. Chi phí cơ hội. b. Chi phí chìm. c. Sự đánh đổi. d. Ràng buộc ngân sách. e. Hiệu suất giảm dần. d. 1,55$ e. Không câu nào đúng. Câu 10: Long đang cân nhắc thuê một căn hộ. Căn hộ một phòng ngủ giá 400S, căn hộ xinh đẹp hai phòng ngủ giá 500S. Chênh lệch 100S là: a. Chi phí cơ hội của căn hộ hai phòng ngủ. b. Chi phí cận biên của phòng ngủ thứ hai. c. Chi phí chìm. d. Chi phí cận biên của một căn hộ. e. Không câu nào đúng. Câu 11: Nếu biết các đường cầu cá nhân của mỗi người tiêu dùng thì có thể tìm ra đường cầu thị trường bằng cách: a. Tính lượng cầu trung bình ở mỗi mức giá. b. Cộng tất cả các mức giá lại. c. Cộng lượng mua ở mỗi mức giá của các cá nhân lại. e. Không câu nào đúng. Câu 12: Khi giá tăng lượng cầu giảm dọc theo đường cầu thị trường vì: a. Các cá nhân thay thế bằng các hàng hoá và dịch vụ khác. b. Một số cá nhân rời bỏ thị trường. c. Một số cá nhân gia nhập thị trường. d. Lượng cung tăng. e. a và d. Câu 13: Khi giá tăng lượng cung tăng dọc theo đường cung thị trường vì: a. ở giá cao hơn nhiều hãng sẵn sàng gia nhập thị trường để sản xuất hàng hoá hơn.
  3. b. Mỗi hãng ở trong thị trường sẵn sàng sản xuất nhiều hơn. c. Đường cung thị trường là tổng của tất cả số lượng do cá nhân các hãng sản xuất ra ở mỗi mức giá. d. ở giá cao hơn nhiều hãng thay thế các hàng hoá và dịch vụ khác hơn. e. a và b. Câu 14: Sự thay đổi của yếu tố nào trong các yếu tố sau đây sẽ không làm thay đổi đường cầu về thuê nhà? a. Quy mô gia đình. b. Giá thuê nhà. c. Thu nhập của người tiêu dùng. d. Giá năng lượng. e. Dân số của cộng đồng tăng. Câu 15: Khi nói rằng giá trong thị trường cạnh tranh là "quá cao so với cân bằng" nghĩa là (đã cho các đường cung dốc lên): a. Không người sản xuất nào có thể bù đắp được chi phí sản xuất của họ ở mức giá đó. b. Lượng cung vượt lượng cầu ở mức giá đó. c. Những người sản xuất rời bỏ ngành. d. Người tiêu dùng sẵn sàng mua tất cả những đơn vị sản phẩm sản xuất ra ở mức giá đó. e. Lượng cầu vượt lượng cung ở mức giá đó. Câu 16: Nắng hạn có thể sẽ: a. Làm cho người cung gạo sẽ dịch chuyển đường cung của họ lên một mức giá cao hơn. b. Gây ra cầu cao hơn về gạo dẫn đến một mức giá cao hơn. c. Làm cho người tiêu dùng giảm cầu của mình về gạo. d. Làm cho đường cung về giao dịch chuyển sang trái và lên trên. e. Làm giảm giá các hàng hoá thay thế cho gạo. Câu 17: Một lý do làm cho lượng cầu về một hàng hoá tăng khi giá của nó giảm là: a. Giảm giá làm dịch chuyển đường cung lên trên. b. Mọi người cảm thấy mình giàu thêm một ít và tăng việc sử dụng hàng hoá lên. c. Cầu phải tăng để đảm bảo cân bằng khi giá giảm. d. ở các mức giá thấp hơn người cung cung nhiều hơn. e. Giảm giá làm dịch chuyển đường cầu lên trên. Câu 18: Mức giá mà ở đó số lượng hàng hoá người mua muốn mua để tiêu dùng cao hơn số lượng người bán muốn sản xuất để bán (đường cung dốc lên). a. Nằm ở bên trên giá cân bằng dài hạn. b. Nằm ở bên dưới giá cân bằng dài hạn. c. Sẽ gây ra sự dịch chuyển của đường cầu của dài hạn. d. Không thể có ngay cả trong ngắn hạn. e. Không câu nào đúng. Câu 19: Trong thị trường cạnh tranh giá được xác định bởi: a. Chi phí sản xuất hàng hoá.
  4. b. Thị hiếu của người tiêu dùng. c. Sự sẵn sàng thanh toán của người tiêu dùng. d. Số lượng người bán và người mua. e. Tất cả các yếu tố trên. Câu 20: Cân nào trong các câu sau là sai? Giả định rằng đường cung dốc lên: a. Nếu đường cung dịch chuyển sang trái và đường cầu giữ nguyên giá cân bằng sẽ tăng. b. Nếu đường cầu dịch chuyển sang trái và cung tăng giá cân bằng sẽ tăng: c. Nếu đường cầu dịch chuyển sang trái và đường cung dịch chuyển sang phải giá cân bằng sẽ giảm. d. Nếu đường cầu dịch chuyển sang phải và đường cung dịch chuyển sang trái giá sẽ tăng. e. Nếu đương cung dịch chuyển sang phải và cầu giữ nguyên giá cân bằng sẽ giảm. Câu 21: Lý do không đúng giải thích cho đường cung dốc lên và sang phải là: a. Hiệu suất giảm dần. b. Mọi người sẵn sàng trả giá cao hơn cho nhiều hàng hoá hơn. c. Sản phẩm sản xuất thêm là kém hiệu quả hơn, người sản xuất có chi phí cao hơn. d. Sản lượng tăng thêm của ngành có thể gây ra thiếu hụt lao động và dẫn đến tăng lương và chi phí sản xuất. e. Sản xuất nhiều hơn có thể phải sử dụng cả những tài nguyên thứ cấp. Câu 22: Nếu nông dân làm việc chăm hơn để duy trì thu nhập và mức sống của mình khi tiền công giảm xuống, điều đó biểu thị: a. Việc loại trừ đường cầu lao động dốc xuống. b. Việc loại trừ đường cung lao động dốc lên. c. Việc xác nhận đường cung lao động dốc xuống. d. Việc xác nhận đường cung lao động dốc lên. e. Không trường hợp nào. Câu 23: Một nguyên nhân tại sao lượng cầu hàng hoá giảm khi giá của nó tăng lên: a. Tăng giá làm dịch chuyển đường cung lên trên. b. Tăng giá làm dịch chuyển đường cầu xuống dưới. c. ở các mức giá cao hơn người cung sẵn sàng cung ít hơn. d. Mọi người cảm thấy nghèo hơn và cắt giảm việc sử dụng hàng hoá của mình. e. Cầu phải giảm để đảm bảo cân bằng sau khi giá tăng. Câu 24: Thay đổi trong cung (khác với thay đổi trong lượng cung) về một hàng hoá xác định có thể do: a. Thay đổi trong cầu về hàng hoá. b. Thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng. c. Thay đổi trong công nghệ làm thay đổi chi phí sản xuất. e. Có những người tiêu dùng mới gia nhập thị trường. e. Không câu nào đúng.
  5. Câu 25: Tại sao doanh thu của nông dân lại cao hơn trong những năm sản lượng thấp do thời tiết xấu? a. Cầu co dãn hơn cung. b. Cung co dãn hoàn toàn. c. Cầu không co dãn; sự dịch chuyển sang trái của cung sẽ làm cho doanh thu tăng. d. Cung không co dãn; sự dịch chuyển sang trái của cung sẽ làm cho tổng doanh thu tăng. e. Không câu nào đúng. Câu 26: Hãy sắp xếp các đường cầu ở hình sau theo thứ tự từ độ co dãn lớn nhất (về giá trị tuyệt đối) đến nhỏ nhất ở điểm cắt. a. A, B, C. b. B, C, A c. B, A, C. d. C, A, B. e. Không câu nào đúng.
  6. P B C A Câu 27: Hãy sắp xếp các điểm A, B và C ở hình sau theo thứ tự từ độ cao dãn của cầu lớn nhất đến nhỏ nhất (về giá trị tuyệt đối). a. C, A, B. b. B, A, C. 0 c. A, B, C. Q d. Chúng có độ co dãn bằng nhau. e. Cần có thêmA thông tin. P B C Câu 28: Kiểm soát giá bằng hạn chế số lượng: a. Là cố gắng giữ cho giá không tăng khi ngăn chặn thiếu hụt bằng việc làm dịch chuyển đường cầu. b. Là một cố gắng giữ cho giá không tăng khi ngăn chặn thiếu hụt bằng việc làm dịch chuyển đường cung. c. Có nghĩa là cung và cầu không có ảnh hưởng gì đến việc xác định giá. 0 d. Có nghĩa là thu nhập danh nghĩa khôngQ* ảnh hưởng đến cầu. Q e. Không được mô tả thích đáng bằng một trong những câu trên. Câu 29: Tăng cung sẽ làm giảm giá trừ khi: a. Cung là không co dãn hoàn toàn. b. Cầu là do dãn hoàn toàn. c. Sau đó lượng cầu tăng. d. Cầu không co dãn. e. Cả cầu và cung đều không co dãn. Câu 30: Lượng cầu nhạy cảm hơn đối với những thay đổi trong giá khi: a. Cung là không co dãn tương đối.
  7. b. Có nhiều hàng hoá thay thế được nó ở mức độ cao. c. Những người tiêu dùng là người hợp lý. d. Người tiêu dùng được thông tin tương đối tốt hơn về chất lượng của một hàng hoá nào đó. e. Tất cả đều đúng. Câu 31: Giả sử rằng giá giảm 10% và lượng cầu tăng 20%. Co dãn của cầu theo giá là: a. 2. b. 1 c. 0 d. 1/2 e. Không câu nào đúng. Câu 32: Giả sử rằng co dãn của cầu theo giá la 0,7. Cầu về hàng hoá này là: a. Hoàn toàn không co dãn. b. Không co dãn. c. Co dãn đơn vị. d. Co dãn e. Co dãn hoàn toàn. Câu 33: Câu nào liên quan đến co dãn của cầu theo giá sau đây là đúng: a. Co dãn của cầu theo giá là không đổi đối với bất kỳ đường cầu nào. b. Cầu trong ngắn hạn co dãn theo giá nhiều hơn so với trong dài hạn. c. Nếu tổng doanh thu giảm khi giá tăng thì khi đó cầu là tương đối không co dãn. d. a và c. e. Không câu nào đúng. Câu 34: Giả sử rằng cung là co dãn hoàn toàn. Nếu đường cầu dịch chuyển sang phải thì: a. Giá và lượng sẽ tăng. b. Lượng sẽ tăng nhưng giá giữ nguyên. c. Giá sẽ tăng nhưng lượng giữ nguyên. d. Cả giá và lượng đều không tăng. e. Giá tăng nhưng lượng giảm. Câu 35: Co dãn của cầu về sản phẩm A theo giá là 1,3 và đường cung dốc lên. Nếu thuế 2$ một đơn vị sản phẩm bán ra đánh vào người sản xuất sản phẩm A thì giá cân bằng sẽ; a. Không thay đổi v thuế đánh vào sản xuất chứ không phải vào tiêu dùng. b. Tăng thêm $. c. Tăng thêm ít hơn 1$ d. Giảm xuống ít hơn 1$ e. Không câu nào đúng. Câu 36: Giả sử cung một hàng hoá là hoàn toàn không co dãn. Thuế 1$ đánh vào hàng hoá đó sẽ làm cho giá tăng thêm: a. ít hơn 1$ b. 1$ c. Nhiều hơn 1$
  8. d. 0,5$ e. Không câu nào đúng. Câu 37: Nếu trần giá được đặt ra đối với đơn giá thuê nhà thì từ hình sau ta thấy: a. Giá OC đi liền với số lượng nhà bỏ trống là FG. b. Giá OA đi liền với số lượng nhà bỏ trống là FG. c. Giá OC đi liền với "danh sách chờ đợi" là DG. e. Không khẳng định được số lượng bỏ trống hoặc danh sách chờ đợi khi không cho độ co dãn. e. Không câu nào đúng. P I S A E B H D CâuC 38: Chính phủ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt 7$ một đơn vị bán ra đối với người bán trong một ngành cạnh tranh. Cả cung và cầu đều có một độ co dãn nào đó theo giá. Thuế này làm: a. Toàn bộ đường cung dịch chuyển sang trái 7$ nhưng giá sẽ không tăng (trừ khi cầu do dãn hoàn toàn). b. Toàn bộ đườngD cung dịch chuyểnF lên trên ít hơnG 7$ nhưng giá sẽQ tăng không nhiều hơn 7$ (Trừ khi cầu do dãn cao). c. Toàn bộ đường cung dịch chuyển sang trái ít hơn 7$ nhưng giá sẽ tăng không nhiều hơn 7$ (trừ khi cầu co dãn cao). d. Toàn bộ đường cung dịch chuyển lên trên 7$ nhưng giá sẽ tăng ít hơn 7$ (trừ khi cung co dãn hoàn toàn). Câu 39: Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế bao gồm: a. Tạo ra khung pháp luật để cho các mối quan hệ kinh tế diễn ra. b. Phân bổ hầu hết các hàng hoá và dịch vụ. c. Xác định mức giá và mức lương. d. Tham gia vào khi thị trường không tạo ra được các kết quả hiệu quả. e. a và d. Câu 40: Các ví dụ về thất bại của thị trường bao gồm: a. ảnh hưởng hướng ngoại. b. Thiếu sự cạnh tranh đủ liều lượng. c. Các vấn đề thông tin.
  9. d. Đổi mới công nghệ không đủ liều lượng. e. Tất cả. Câu 41: thiệt hại của ô nhiễm môi trường là các ví dụ về a. ảnh hưởng hướng ngoại tích cực. b. Hàng hoá công cộng. c. ảnh hưởng hướng ngoại tiêu cực. d. Chi phí tư nhân. e. Hiệu suất giảm dần. Câu 42: Chi phí xã hội cận biên bao gồm: a. Tất cả chi phí cận biên mà tất cả các cá nhân trong nền kinh tế phải chịu. b. Chỉ những chi phí cận biên nằm trong chi phí tư nhân cận biên. c. Chỉ những chi phí cận biên nằm trong chi phí tư nhân cận biên. d. Tổng doanh thu trừ tổng chi phí tư nhân. e. Doanh thu cận biên trừ chi phí cận biên. Câu 43: Hàng hoá công cộng. a. Là những hàng hoá mà tất cả mọi người có thể được hưởng thụ một khi chúng đã được cung. b. Là những hàng hoá mà khó có thể loại trừ một người nào đó khỏi việc tiêu dùng. c. Là dạng cực đoan nhất của ảnh hưởng hướng ngoại tích cực. d. Tất cả đều đúng. e. Không câu nào đúng. Câu 44: Để giảm chất thải ây ô nhiễm chính phủ có thể. a. Đánh thuế việc giảm bớt ô nhiễm. b. Trợ cấp cho việc giảm ô nhiễm. c. Trợ cấp cho việc bán những hàng hoá gây ô nhiễm như sắt thép, hoá chất. d. Xác định lại quyền tài sản cho những người gây ô nhiễm. e. Tịch thu những thiết bị sản xuất gây ô nhiễm của các hãng. Câu 45: theo phương pháp cấp giấy phép gây ô nhiễm có thể mua bán được để giảm ô nhiễm. a. Các hãng mua giấy phép từ chính phủ. b. Giấy phép cho phép các hãng thải một lượng xác định chất thải ô nhiễm. c. Tồn tại thị trường để mua bán giấy phép gây ô nhiễm giữa các hãng với nhau. d. Các hãng có động cơ mạnh mẽ làm giảm ô nhiễm. e. Tất cả đều đúng. Câu 46: Hệ thống thị trường khuyến khích bảo tồn vì: a. Giá tài nguyên thiên nhiên, chẳng hạn như một giếng dầu, bằng giá trị chiết khấu về hiện tại của những việc sử dụng tiềm tàng trong tương lai. b. Việc khai thác lãng phí bị phạt bằng tiền hoặc phạt tù. c. Thị trường luôn luôn phân bổ tài nguyên hiệu quả. d. Phải có giấy phép chính phủ cấp trước khi bán tài nguyên thiên nhiên. e. Có sự thừa thãi về tài nguyên thiên nhiên.
  10. Câu 47: Những người sở hữu tư nhân có thể đánh giá thấp cầu tương lai về tài nguyên thiên nhiên nếu. a. Có ảnh hưởng hướng ngoại tiêu cực gắn với việc sử dụng tài nguyên đó. b. Có ảnh hưởng hướng ngoại tích cực gắn với việc sử dụng tài nguyên đó. c. Quyền sở hữu tài sản không được đảm bảo. e. Những người sở hữu có thể có các cơ hội đi vay hữu hạn. e. b, c và d. Câu 48: Cân bằng của một nền kinh tế được coi là hiệu quả pareto nếu: a. Máy móc được sử dụng tốt. b. Không ai có thể làm cho được lợi mà không phải làm cho người khác bị thiệt. c. Doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên. d. Một sự phân phối thu nhập thích hợp được duy trì. e. Không câu nào đúng. Câu 49: trong hình sau mức ô nhiễm do tư nhân gây ra khi không có sự can thiệp của chính phủ được biểu thị bằng: a. Điểm A b. Điểm B c. điểm C d. điểm D e. Điểm E Câu 50: Chuẩn ô nhiễm tốt nhất chính phủ có thể đặt ra ngăn được ô nhiễm trên mức chỉ ra trong hình sau biểu thị bằng khoảng cách: a. 0B b. 0F c. 0C d. 0D e. 0E $ Chi phí cận biên của việc làm giảm ô nhiễm Thiệt hại xã hội cận biên Thiệt hại tư B nhân cận biên F A E Câu 51: Hàng hoá công cộng là: a. Giống như ảnh hưởng hướng ngoại theo nghĩa là phúc lợi của nhiều hơn một người có thể bị ảnh hưởng đồng thời do sự có mặt của nó. 0 D C Ô nhiễm
  11. b. Tốt nhất là có thể lấy ví dụ bằng một hàng hoá mua bán được và sự phân bổ nó được tập thể xác định. c. Là một chủ đề của mối quan tâm khoa học trong một xã hội dân chủ vì quy tắc ra quyết định tập thể thường không dẫn đến kết quả. d. Được đặc chưng bởi chi phí sản xuất thấp và chi phí loại trừ bớt một người tiêu dùng cao. e. Không câu nào đúng. Câu 52: Hàng hoá nào sau đây về mặt bản chất không phải là hàng hoá công cộng? a. Quốc phòng. b. Dịch vụ bưu điện. c. Ngọn hải đăng. d. Sự bảo vệ của cảnh sát. e. Kiểm soát bão lụt. Câu 53: Hàng hoá công cộng có xu hướng không được bán trên thị trường vì: a. Chính hành động bán chúng theo kiểu này sẽ tự động làm mất lợi ích có được từ chúng và sự đặc biệt của chúng. b. Chúng là quá đắt mà chỉ những người mua giày nhất mới có thể mua được nếu chúng được bán theo kiểu này. c. Người này có nhiều hơn thì người khác sẽ phải có ít hơn. e. Nếu cung cho một người mua thì chúng trở thành có sẵn cho những người khác không mua chúng. e. Không lý do nào trên đây là đúng. Câu 54: Hàng hoá công cộng được đặc trưng bởi: a. Chi phí cung ứng nhỏ hơn lợi ích cá nhân và việc loại trừ mọi người khỏi tiêu dùng chung chịu chi phí thấp. b. Chi phí cung ứng lớn hơn lợi ích cá nhân và việc loại trừ mọi người khỏi tiêu dùng chung chịu chi phí cao. c. Chi phí cung ứng lớn hơn lợi ích cá nhân rất nhiều và việc loại trừ mọi người khỏi tiêu dùng chung chịu chi phí thấp. d. Chi phí cung ứng nhỏ hơn lợi ích cá nhân rất nhiều và việc loại trừ mọi người khỏi tiêu dùng chung chịu chi phí cao. Câu 55: Lời phát biểu nào trong các lời phát biểu sau đây là sai? a. Đối với hàng hoá công cộng thì không thể (hoặc rất tốn kém) loại trừ các cá nhân khỏi việc tiêu dùng nó. b. Các hàng hoá công cộng là không cạnh tranh trong tiêu dùng. c. Vấn đề kẻ ăn không tồn tại đối với các hàng hoá công cộng. d. Nhóm càng lớn thì vấn đề kẻ ăn không càng nghiêm trọng. e. Không có câu nào. Câu 56: Khi một tài sản là sở hữu chung thì những người sử dụng: a. Không tối đa hoá lợi nhuận. b. Vi phạm nguyên lý hợp lý. c. Bỏ quanguyên lý hiệu suất giảm dần. d. Có ít động cơ để duy trrì và bảo tồn tài sản đó. e. Không câu nào đúng.
  12. 57. Các nhà kinh tế học vĩ mô được phân biệt với các nhà kinh tế học vĩ mô bởi vì các nhà kinh tế học vĩ mô quan tâm nhiều hơn đến: a. Tổng doanh thu của một công ty lớn so với tổng doanh thu của một cửa hàng tạp phẩm ở góc phố. b. Tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế Việt Nam so với tỷ lệ thất nghiệp của ngành công nghiệp sản xuất thép Việt Nam. c. Cầu về than đá so với cầu về lao động ở Việt Nam. d. Giá tương đối của thực phẩm so với mức giá chung. e. Tổng doanh thu của một ngành so với tổng doanh thu của một công ty lớn. 58. Kinh tế vĩ mô là môn học nghiên cứu: a. Các thị trường từng ngành hàng. b. Hành vi của toàn bộ nền kinh tế. c. Các tổng lượng phản ánh hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. e. Tất cả các điều trên. e. b và c đúng. Câu 59. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu: a. Tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ. b. Mức giá chung và lạm phát. c. Tỷ lệ thất nghiệp và cán cân thanh toán. d. Tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng thực tế. e. Tất cả các điều trên. Câu 60. Kinh tế vĩ mô ít đề cập nhất đến: a. Sự thay đổi giá cả tương đối. b. Sự thay đổi tỷ lệ thất nghiệp. c. Mức thất nghiệp. d. Mức sống. Câu 61. Khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP của năm 2003? Doanh thu của. a. Một chiếc xe Honda sản xuất năm 2003 tại Vĩnh Phúc. b. Dịch vụ cắt tóc. c. Dịch vụ của nhà môi giới bất động sản. d. Một ngôi nhà được xây dựng năm 2002 và được bán lần đầu tiên trong năm 2003. e. Tất cả những khoản mục trên đều được tính vào GDP năm 2003. Câu 62. Tổng sản phẩm trong nước có thể được đo lường bằng tổng của. a. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng. b. Tiêu dùng, thanh toán chuyển khoản, tiền lương và lợi nhuận. c. Đầu tư, tiền lương, lợi nhuận, và hàng hoá trung gian. d. Hàng hoá và dịch vụ cuối cùng, hàng hoá trung gian, thanh toán chuyển khoản và địa tô. e. Sản phẩm quốc dân ròng, tổng sản phẩm quốc dân, và thu nhập cá nhân khả dụng. Câu 63. Tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam (khác với tổng sản phẩm quốc dân) đo lường giá trị sản xuất và thu nhập được tạo ra bởi.
  13. a. Người Việt Nam và các nhà máy của họ bất kể chúng được đặt ở đâu trên thế giới. b. Riêng khu vực dịch vụ trong nước. c. Riêng khu vực dịch vụ trong nước. d. Riêng khu vực chế tạo trong nước. e. Không phải những điều kể trên. Câu 64. GDP danh nghĩa năm 2003 lớn hơn GDP danh nghĩa trong năm 2002, thì sản lượng phải. a. Tăng b. Giảm c. Không đổi. e. Tăng, giảm hoặc không thay đổi bởi vì chúng ta không đủ thông tin để xác định xem điều gì đã xảy ra đối với sản lượng thực tế. Câu 65. Nếu một người thợ giày mua một miếng da trị giá 100.000 đồng, một cuộn chỉ trị giá 50.000 đồng, và sử dụng chúng để sản xuất và bán những đôi giày trị giá 500.000 đồng cho người tiêu dùng, giá trị đóng góp của anh ta vào GDP là: a. 150.000 đồng. b. 350.000 đồng. c. 500.000 đồng. d. 600.000 đồng. e. 650.000 đồng. Từ cõu 66 đến cõu 71 sử dụng số liệu bảng sau. Năm gốc là năm 2000. Năm Giỏ sỏch (ngh Lưống sỏch Giỏ bỳt chỡ lưống bỳt ch ỡn đống) (nghỡn đố ỡ ng) 2000 2,00 100 1,00 100 2001 2,50 90 0,90 120 2002 2,75 105 1,00 130 Câu 66. Giá trị của GDP danh nghĩa năm 2000 là bao nhiêu? a. 300.000 đồng. b. 400.000 đồng. c. 500.000 đồng. e. 1.000.000 đồng. Câu 67. Giá trị của GDP thực tế năm 2000 là bao nhiêu? a. 200.000 đồng. b. 300.000 đồng. c. 500.000 đồng. e. 800.000 đồng. Câu 68. Chỉ số điều chỉnh GDP của năm 2000 là bao nhiêu? a. 100 b.113 c. 116 d.119 e. 138 Câu 69. Phần trăm gia tăng của mức giá của năm 2001 so với năm 2001 là bao nhiêu?
  14. a. 0% b. 13% c.16% d.22% e. khỏc Câu 70. Phần trăm gia tăng của mức giá của năm 2001 so với năm 2000 là bao nhiêu? a. 0% b. 13% c.16% d.22% e. khỏc Câu 71. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của năm 2001 là bao nhiêu? a. 0% b. 7% c. 22% d.27% e. khỏc Câu 72. Khoản mục nào sau đây được tính vào GDP? a. Công việc nội trợ. b. Doanh thu từ bán ma tuý bất hợp pháp. c. Doanh thu từ bán các sản phẩm trung gian. d. Dịch vụ tư vấn. e. Giá trị của một ngày nghỉ ngơi. Câu 73. Nếu GDP lớn hơn GNP của Việt Nam, thì: a. Giá trị sản xuất mà người nước ngoài tạo ra ở Việt Nam nhiều hơn so với giá trị sản xuất mà người Việt Nam tạo ra ở nước ngoài. b. Giá trị sản xuất mà người Việt Nam tạo ra ở nước ngoài nhiều hơn so với giá trị sản xuất mà người nước ngoài tạo ra ở Việt Nam. c. GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa. d. GNP thực tế lớn hơn GNP danh nhĩa. e. Giá trị hàng hoá trung gian lớn hơn giá trị hàng hoá cuối cùng. Câu 74. Khoản mục nào dưới đây không được tính trong GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu? a. Dịch vụ luật sư mà một gia đình thuê. b. Dịch vụ chăm sóc bãi cỏ được một gia đình thuê. c. Một cây cầu mới được chính quyền TP. Hồ Chí Minh xây. d. Sợi bông được hãng hệt Thành Công mua. e. Khoản chi tiêu mua một chiếc xe Toyota Camry mới của UBND TP Hà Nội. Câu 75. Khoản chi tiêu 40.000 đô la mua một chiếc xe BMW được sản xuất tại Đức của gia đình bạn được tính vào GDP của Việt Nam như thế nào? a. Đầu tư tăng 40.000 đô la và xuất khẩu ròng tăng 40.000 đô la. b. Tiêu dùng tăng 40.000 đô la và xuất khẩu ròng giảm 40.000 đô la. c. Xuất khẩu ròng tăng 40.000đô la. d. Xuất khẩu ròng tăng 40.000 đô la. e. Không có tác động nào bởi vì giao dịch này không liên quan đến sản xuất trong nước. Câu 76. Nếu ông của bạn mua một ngôi nhà mới để ở khi về hưu thì giao dịch này sẽ ảnh hưởng đến. a. Tiêu dùng. b. Đầu tư. c. Chi tiêu chính phủ. d. Xuất khẩu ròng. e. Không phải các điều kể trên. Câu 77. Một giám đốc bị mất việc do công ty hoạt động không hiệu quả. Ông ta được nhận khoản trợ cấp thôi việc là 50 triệu đồng. Tiền lương của ông ta
  15. khi làm việc là 100 triệu đồng một năm. Vợ ông ta bắt đầu đi làm với mức lương 10 triệu đồng một năm. Con gái ông ta tăng thêm khoản đóng góp cho bố mẹ 5 triệu đồng từ thu nhập của mình. Phần đóng góp của gia đình ông ta vào thu nhập quốc dân giảm: a. 50 triệu đồng. b. 65 triệu đồng. c. 75 triệu đồng. d. 85 triệu đồng. e. 90 triệu đồng. 78. Muốn tính GNP từ GDP chúng ta phải: a. Trừ đi thanh toán chuyển khoản của chính phủ cho các hộ gia đình. b. Cộng với thuế gián thu ròng. c. Cộng với xuất khẩu ròng. d. Cộng với thu nhập ròng từ nước ngoài. e. Trừ đi tiết kiệm. Câu 79. Lợi nhuận của hãng Honda (Nhật Bản) tạo ra tại Việt Nam sẽ được tính vào: a. GNP của Việt Nam. b. GDP của Việt Nam. c. GNP của Nhật. e. GDP của Nhật. e. Cả b và c đúng. Câu 80. CPI sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự gia tăng 10% giá cả của mặt hàng tiêu dùng nào sau đây? a. May mặc. b. Giao thông. c. Chăm sóc y tế. d. Lương thực và thực phẩm. e. Tất cả các mặt hàng trên đều có cùng một tác động. Câu 81. Trong năm 1999 CPI là 124,0; trong năm 2000 là 130,7 tỷ. Tỷ lệ lạm phát trong thời kỳ này là bao nhiêu? a. 5,1% b. 5,4% c. 6,7% d. 30,7% e. Bạn không thể nói một cách chính xác vì không biết năm cơ sở Câu 82. Điều nào sau đây sẽ khiến cho CPI tăng nhiều hơn so với chỉ số điều chỉnh GDP? a. Sự tăng giá của xe đạp Thống nhất. b. Sự tăng giá của xe tăng được Bộ Quốc phòng mua. c. Sự tăng giá của máy bay chiến đấu sản xuất trong nước và được bán cho Lào. d. Sự tăng giá của xe Spacy sản xuất ở Nhật và bán ở Việt Nam. e. Sự tăng giá của máy kéo hiệu Bông sen. Câu 83. "Giỏ hàng hoá" được sử dụng để tính CPI bao gồm:
  16. a. Nguyên, vật liệu thô được các doanh nghiệp mua. b. Tất cả các sản phẩm được sản xuất trong thời kỳ nghiên cứu. c. Các sản phẩm được người tiêu dùng điển hình mua. d. Tất cả các sản phẩm tiêu dùng. e. Không phải các điều kể trên. Câu 84. Nếu giá táo tăng khiến người tiêu dùng mua ít táo và mua nhiều cam hơn thì CPI sẽ có: a. Độ chệch thay thế. b. Độ chệch do sự xuất hiện của những sản phẩm mới. c. độ chệch do không tính được sự thay đổi của chất lượng. d. Độ chệch năm cơ sở. e. Không phải các điều kể trên. Câu 85. Nếu CPI là 136,5 năm 1995 và tỷ lệ lạm phát của năm 1995 là 5%, thì CPI của năm 1994 là: a. 135,0 b.125,0 c. 131,5 d. 130,0 e. 105,0 Câu 86. Giả sử thu nhập của bạn tăng từ 19 triệu đồng lên 31 triệu đồng trong khi đó CPI tăng từ 122 đến 169. Mức sống của bạn có thể. a. Giảm b. Tăng c. Không đổi d. Bạn không thể nói một cách chính xác vì không biết năm cơ sở. Cây 87. Câu bình luận nào sau đây là đúng. a. Lãi suất thực tế là tổng của lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát. b. Lãi suất thực tế bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. c. Lãi suất danh nghĩa bằng tỷ lệ lạm phát trừ đi lãi suất thực tế. d. Lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế trừ đi tỷ lệ lạm phát. e. Các câu trên đều sai. Câu 88. Trong trường hợp nào sau đây bạn sẽ thích trở thành người cho vay hơn? a. Lãi suất danh nghĩa là 20% và tỷ lệ lạm phát là 25%. b. Lãi suất danh nghĩa là 15% và tỷ lệ lạm phát là 14% c. Lãi suất danh nghĩa là 12% và tỷ lệ lạm phát là 9% d. Lãi suất danh nghĩa la 5% và tỷ lệ lạm phát là1% Câu 89. Nếu những người cho vay và đi vay thống nhất về một mức lãi suất danh nghĩa nào đó và lạm phát trên thức tế lại thấp hơn so với mức mà họ dự kiến thì. a. Người đi vay sẽ được lợi và người cho vay bị thiệt. b. Người cho vay được lợi và người đi vay bị thiệt. c. Cả người đi vay và người cho vay đều không được lợi bởi lãi suất danh nghĩa được cố định theo hợp đồng. d. Không phải các điều kể trên. Câu 90. Nếu những người lao động và các doanh nghiệp thống nhất về điều chỉnh tiền lương dựa trên kỳ vọng của họ về lạm phát, và lạm phát trên thực tế lại lớn hơn mức mà họ kỳ vọng thì. a. Các doanh nghiệp sẽ được lợi còn người lao động bị thiệt.
  17. b. Người lao động được lợi còn doanh nghiệp bị thiệt. c. Cả người đi vay và người cho vay đều không được lợi bởi vì lãi suất danh nghĩa được cố định theo hợp đồng. d. Không phải các điều kể trên. Câu 91. Lực lượng lao động là: a. 92,3 triệu c. 134,0 triệu b. 98,0 triệu d. 139,7 triệu e. Không phải các câu trên. Câu 92. Tỷ lệ thất nghiệp là: a. 3,2 % c.5,8% b. 5,7% d.6,2% e. Không đủ thông tin để trả lời Câu 93. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là: a. 47,1% c. 65,9% b. 50,2% d. 70,2% e. Không phải các câu trên. Câu 94. Một kế toán có bằng cấp không thể tìm được viếc trong thời gian dài đến mức anh ta quyết định không đi tìm việc nữa được coi là người: a. Có việc làm. b. Thất nghiệp. c. Không nằm trong lực lượng lao động. d. Không nằm trong bộ phận dân số là người lớn. Câu 95. Luật tiền lương tối thiểu có xu hướng. a. Tạo ra thất nghiệp trong thị trường việc làm tay nghề cao nhiều hơn so với thị trường việc làm tay nghề thấp. b. Tạo ra thất nhiệp trong thị trường việc làm tay nghề thấp nhiều hơn so với thị trường việc làm tay nghề cao. c. Không có tác động đến thất nghiệp khi nó được quy định cao hơn mức tiền lương cân bằng cạnh tranh. d. Giúp đỡ tất cả thanh niên, vì họ nhận được tiền lương cao hơn tình huống phải tự mình xoay sở. Câu 96. Loại thất nghiệp nào sau đây là kết quả của việc tiền lương được quy định cao hơn mức cân bằng cạnh tranh? a. Tất nghiệp cơ cấu d. Thất nghiệp do sự dịch chuyển khu vực. b. Thất nghiệp chu kỳ e. Không phải những điều trên. c. Thất nghiệp tạm thời. Câu 97. Nếu vì lý do nào đó, tiền lương được quy định cao hơn mức cân bằng cạnh tranh, thì: a. Có nhiều khả năng công đoàn sẽ đình công và tiền lương giảm xuống mức cân bằng. b. Chất lượng công nhân sẽ giảm xuống do dự lựa chọn tiêu cực của những công nhân trong nhóm người xin việc. c. Lượng cung về lao động sẽ vượt lượng cầu về lao động và có tình trạng thất nghiệp. d. Lượng cầu về lao động sẽ vượt lượng cung về lao động và có tình trạng thiếu hụt lao động. Câu 98. Công đoàn có thể làm tăng hiệu quả trong trường hợp họ.
  18. a. Làm cho tiền lương của người trong cuộc cao hơn mức cân bằng cạnh tranh. b. Làm suy yếu sức mạnh thị trường của một doanh nghiệp trong "thành phố công ty''. c. Làm giảm tiền lương của người ngoài cuộc trong khu vực. d. Đe doạ đình công, nhưng không thực sự tiến hành nên công nhân vẫn làm việc bình thường. Câu 99. Nhận định nào sau đây về lý thuyết tiền lương hiệu quả đúng? a. Các doanh nghiệp không có sự lựa chọn nào về việc họ trả tiền lương hiệu quả hay không bởi vì dạng tiền lương hay do luật pháp quy định. b. Việc trả tiền lương ở mức thấp nhất có lẽ luôn luôn có hiệu quả (có lợi) nhất. c. Việc trả tiền lương cao hơn lương cân bằng cạnh tranh tạo ra rủi ro về đạo đức vì nó làm cho công nhân trở nên vô trách nhiệm. d. Việc trả tiền lương trên mức cân bằng cạnh tranh có thể cải thiện sức khoẻ công nhân, giảm bớt tốc độ thay thế công nhân, nâng cao chất lượng và nỗ lực của công nhân. Câu 100. Công đoàn có xu hướng làm tăng khoảng cách tiền lương giữa người trong cuộc và người ngoài cuộc bằng cách làm. a. Tăng tiền lương trong khu vực có công đoàn, điều có thể dẫn tới hiện tượng tăng cung về lao động trong khu vực không có công đoàn. b. Tăng tiền lương trong khu vực có công đoàn, điều có thể dẫn tới hiện tượng giảm cung về lao động trong khu vực không có công đoàn. c. Giảm cầu về công nhân trong khu vực có công đoàn. d. Tăng cầu về công nhân trong khu vực có công đoàn.