Câu hỏi tham khảo Thiết kế và bảo vệ tốt nghiệp

doc 6 trang phuongnguyen 2430
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi tham khảo Thiết kế và bảo vệ tốt nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_tham_khao_thiet_ke_va_bao_ve_tot_nghiep.doc

Nội dung text: Câu hỏi tham khảo Thiết kế và bảo vệ tốt nghiệp

  1. CÂU HỎI THAM KHẢO (THIẾT KẾ VÀ BẢO VỆ TỐT NGHIỆP) I/ Về bố trí chung : 1- Xác định các kích thước chung của cầu trên cơ sở nào ? - Dựa vào nhiệm vụ thiết kế, điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, tải trọng xe, khổ thông thuyền. 2- Nguyên tắc và trình tự thiết lập 1 phương án cầu. - Nguyên tắc : xét đến tính kinh tế, kỹ thuật(khả năng khai thác, thi công, duy tu bảo dưỡng), và tính mỹ quan. - Trình tự thiết kế : định kích thước kết cấu, chọn sơ đồ kết cấu, tính nội lực, tính đặc trưng hình học, tính duyệt. 3- Các dạng sơ đồ cầu có thể áp dụng với vị trí mà anh (chị) thiết kế ? Ưu, khuyết điểm ? - Tất cả các sơ đồ đã lập đều là sơ đồ dầm giãn đơn. II/ Về vật liệu : 1- Các loại vật liệu dùng trong phương án thiết kế của anh(chị)? - Đó là : bê tông, thép tròn, thép hình, bê tông nhựa. 2- Thép hợp kim thấp, thép CT5, CT3 khác nhau thế nào ? - Thép hợp kim thấp khác với CT3, CT5 là nó có thêm thành phần Mn, Si, Cr, Ni, Cu. 3- Đặc điểm về cấu tạo và chịu lực của vật liệu BTCT ? - Bê tông cốt thép là kết cấu chịu lực rất tốt, bê tông bảo vệ CT không bị gỉ, BT chịu nén, CT chịu kéo, BT và CT dính bám nhau cùng chịu lực. 4- Ưu, khuyết điểm của kết cấu BTCT ? - Ưu điểm: chịu lực tốt, không bị môi trường ăn mòn, dễ chế tạo, định hình, giá thành rẻ - Khuyết điểm: trọng lượng bản thân lớn, khó vận chuyển, thời gian thi công dài. 5- Thế nào là BTCT dự ứng lực? Các phương pháp tạo dự ứng lực ? - BTCT DƯL là loai BTCT trong đó dùng CT cường độ cao, BT mác cao. Có các phương pháp : tạo DƯL trước, DƯL sau. 6- Cường độ của bê tông phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Phụ thuộc ra sao ? Để tăng cường độ của bê tông có thể dùng những biện pháp nào ? - cường độ bê tông phụ thuộc vào chất lượng bê tông, phương pháp thi công, phương pháp bảo dưỡng, dùng các phụ gia tăng cường độ. 7- Bê tông dùng cho kết cấu BTCT dự ứng lực có khác gì với bê tông dùng cho kết cấu BTCT thường hoặc bê tông không cốt thép ? Bê tông dùng cho BTCT DƯL có cường độ cao để đảm bảo chịu nén khi kéo CTDƯL. III/ Về kết cấu nhịp : A- Phần dầm BTCT dự ứng lực 1- Tại sao lại dùng dầm BTCT dự ứng lực ? - Do dầmbê tông cốt thép thường không thể vượt khẩu độ lớn và chịu tải trọng lớn. 2- Tại sao lại chọn kết cấu nhịp lắp ghép ? - Kết cấu phần dưới và nhịp thi công cùng lúc để đảm bảo tiến độ thi công. 3- Số dầm chủ trong nhịp xác định trên cơ sở nào ? - Dựa vào tải trọng xe, khổ cầu, chiều dài nhịp, chiều cao nhịp, tính kinh tế. 4- Chiều cao dầm chủ phụ thuộc vào những yếu tố gì ? Yếu tố nào là quyết định nhất ? - Phụ thuộc vào: chiều dài dầm, số lượng dầm, khổ cầu, tải trọng. Quan trọng nhất là chiều dài. 5- Các loại cốt thép thường dùng trong dầm DƯL ? Tác dụng của mỗi loại ? - Cốt đai, Cốt dọc cấu tạo, cốt thép chịu lực cục bộ, cốt thép viền. 6- Các dạng sơ đồ đặt cốt thép dự ứng lực ? Ưu khuyết điểm của mỗi dạng ? - Đặt thẳng, đặt gãy khúc, đặt cong hình parabol. 7- Các sơ đồ tính toán đối với bản mặt cầu ? Khi nào thì áp dụng sơ đồ tính toán đó ? - Sơ đồ bản kê hai cạnh,ø sơ đồ bản hẫng, và sơ đồ bả kê 4 cạnh.
  2. 8- Sự phân bố lực từ bánh xe xuống bản mặt cầu ? Lực phân bố xuống bản mặt cầu theo góc 45 độ, truyền qua lớp phủ. 9- Sự phân bố tĩnh tải và hoạt tải cho dầm ngang ? Số lượng dầm ngang có ảnh hưởng như thế nào đến sự làm việc cuả nhịp?Thể hiện chỗ nào trong tính toán ? - Tính tải và hoạt tải phân bố lên các dầm ngang thể hiệ qua tính toán hệ số phân bố ngang. 10- Các phương pháp xác định hệ số phân bố tải trọng theo phương ngang cầu? Phạm vi áp dụng - Phương pháp đòn bẩy, nén lệch tâm, phân phối đàn hồi. 11- Thế nào là tính toán cầu theo trạng thái giới hạn ? Có mấy trạng thái giới hạn ? Ý nghĩa của chúng ? Sử dụng tải trọng gì, nội lực gì để tính toán trong mỗi trạng thái giới hạn ? Tại sao -Trạng thái giới hạn là trạng thái mà ở tại thời điểm đó kết cấu còn khả năng chịu lực được. Có ba trạng thái giới hạn : trạng thái gh1 về cường độ, trạng thái gh2 về biến dạng, gh3 về nứt. 12- Hệ số vượt tải là gì? Hệ số xung kích là gì? Tại sao lài phải đưa các hệ số đó vào tính toán - Là hệ số kể đến sự quá tải của kết cấu hay tải trọng, hệ số xung kích là hệ số động của ôtô, để an toàn cho kết cấu ta phải kể các hệ số đó vào. B- Phần dầm liên hợp : 1 -Tác dụng của bản táp cánh dầm thép? Khi nào phải dùng bản táp? Cấu tạo như thế nào ? - Dùng tăng chiều dày tiết diện chịu lực, Khi dầm không đủ khả năng chịu lực, tùy theo kết cấu mà nó có cấu tạo khác nhau. 2- Tác dụng của sườn tăng cường đứng ? Sườn tăng cường ngang ? Bố trí ở đâu ? Vì sao ? -Sườn tăng cường đứng và ngang có tác dụng chống mất ổn định chung và ổn định cục bộ, sườn tăng cường đứng bố trí vuông góc cánh dầm, sườn tăng cường ngang bố trí vuông góc sườn dầm. 3- Sự chịu lực của dầm liên hợp và dầm không liên hợp giống và khác nhau như thế nào ? ( Cấu tạo,chịu lực,tính toán ) -Kết cấu không liên hợp chịu lực nhờ vào khả năng chịu kéo nén của thép làm dầm, kết cấu liên hợp chịu lực tốt hơn do nó có phần bê tông chịu nén phía trên, thép chịu kéo, tận dụng hết khả năng chịu lực của vật liệu. 4- Tính toán neo cứng và neo mềm khác nhau thế nào ? Cấu tạo neo hộp ?Tại sao ? -Neo cứng chịu lực chủ yếu nhờ ào lực ép mặt, neo mềm chủ yếu nhờ vào khả năng chịu cắt. 5- Tại sao khoảng cách neo lại không giống nhau theo chiều dọc dầm ? Tính toán thế nào ? - Do lực cắt thay đổi theo chiều dài dầm, ở đầu dầm lực cắt lớn, càng về giữa dầm càng nhỏ. 6- Đinh liên kết mối nối bụng dầm chịu những lực gì ? Đinh nào chịu nhiều nhất ? - Đinh mối nối bụng dầm chịu toàn bộ lực cắt và một phần momen, đinh phía ngoài cùng chịu lực lớn nhất. 7- Các biện pháp điều chỉnh nội lực trong cầu dầm liên hợp kiểu dầm giản đơn ? - Có các biệ pháp: đổ bê tông trên đà giáo, trụ tạm, tăng đơ. 8- Tại sao trong cầu dầm liên hợp lại xét đến ảnh hưởng cuả nhiệt độ thay đổi? - Do nhiệt độ của dầm thép và nhiệt độ của bê tông khi làm việc khác nhau. 9- Tại sao trong cầu dầm liên hợp lại không dùng hệ liên kết dọc trên ? - Do bản mặt cầu làm nhiệm vụ liên kết dọc trên. 10- Tại sao trong cầu dầm liên hợp lại có thể bố trí số dầm ngang ít hơn trong cầu dầm bản đặc - Cũng do bản mặt cầu làm nhiệm vụ liên kết ngang do đó số dầm ngang ít đi. 11- Tại sao phải nối dầm ? Nên bố trí mối nối ở đâu ? Tại sao bản nối cánh trên thường ngắn hơn bản nối cánh dưới ? - Do dầm chế tạo trong xưởng vận chuyển ra công trường ngắn hơn chiều dài dầm để đảm bảo giao thông, nên bố trí ở những nơi có momen và lực cắt nhỏ, bản nối cánh trên thường lực dọc truyền vào nhỏ, và chủ yếu chịu nén nên thường cấu tạo ngắn. 12- Cách tạo độ vồng ? Giá trị độ vồng xác định thế nào ? - Tạo vồng bằng mối nối công trường, xác định dựa vào tĩnh tải GĐ1, GĐ2 và hoạt tải. 13- Tính toán dầm ngang đầu và dầm ngang giữa có gì khác nhau ? - Dầm ngang đầu dầm ngoài nhiệm vụ như dầm ngang giữa nhịp nó còn có nhiệm vụ để kê kích khi nâng hạ kết cấu nhịp. 14- Tác dụng cuả vút bê tông ? Chiều cao vút quá lớn có ảnh hưởng thế nào đến sự chịu lực cuả tiết diện liên hợp ?
  3. - Vút bê tông có nhiệm vụ chuyển đổi lực truyền từ bản mặt cầu xuống dầm, Có ảnh hưởng đến sức chịu lực của dầm do thay đổi vị trí trục trung hòa. 15- Vai trò cuả hệ liên kết dọc ? Bố trí như thế nào ? - Liên kết dọc dùng chịu lực tác dụng theo phương ngang cầu, cùng với liên kết ngang tạo thành một hệ cứng chống xoắn. Thường bố trí theo hình hoa thị. IV/ Về mố, trụ, móng : 1- Mố, trụ giống nhau và khác nhau những gì ?(vị trí, chịu lực, cấu tạo, tính toán-nêu khái quát ) - Mố trụ giống nhau ở chổ đều là những kết cấu chịu lực từ kết cấu nhịp truyền xuống nền đất. - Mố nằm phía bờ thông thường không chịu áp lực của nước, chịu lực đẩy của đất phía trong mố, chỉ có đặt một gối theo phương dọc cầu. - Trụ nằm giữa sông thông thường chịu áp lực của nước, gió, thường đối với cầu giãn đơn trên mũ trụ đặt 2 gối kê 2 đầu dầm của 2 nhịp. 2- Các tổ hợp tải trọng để tính mố, tổ hợp nào khống chế ? Tại sao ? - Gồm có các tổ hợp các lực thẳng đứng, tổ hợp các lực theo phương dọc cầu, gồm có các tổ hợp chính và các tổ hợp phụ. 3- Các hệ số dùng trong tính toán mố, trụ ? Lý do áp dụng ? - Các hệ số : hệ sốù tải trọng, hệ số xung kích, (thường lấy 1 tùy theo tổ hợp nào xét bất lợi lấy hệ số khác nhau). 4- Thiết kế mố phải qua những bước nào ? Nội dung các bước đó ? Kết quả phải đạt được là gì - Chọn kích thước, tổ hợp tải trọng, bố trí cốt thép, tính duyệt, kết quả phải đạt được là đảm bảo khả năng chịu lực, móng mố đủ khả năng chịu tải. 5- Bệ mố chịu những lực gì ? Tường đầu và tường cánh chịu lực gì ? Bệ mố chịu uốn do lực truyền từ dầm xuống, các đá kê gối chịu lực nén cục bộ, tường đầu dùng chắn đất, và liên kết tường cánh với các bộ phận. Tường cánh có tác dụng là tường chắn đất. 6- Có các dạng mố nào? tại sao anh áp dụng loại mố đó? - Mố chữ U, mố vùi, mố chân dê Do địa chất đóng cọc được, đất đắp đầu cầu không cao lắm, cho phép taluy lấn ra bờ sông do đó có thể chọn mố chân dê. 7. Xác định kích thước của trụ như thế nào ? Các tổ hợp tải trọng để tính toán trụ ? - Tùy theo mặt cắt địa chất, cấu tạo kết cấu nhịp mà chọn các dạng trụ khác nhau, thông thường dựa vào khoảng cách các dầm, mực nước cao nhất mà chọn kích thước xà mũ, chiều cao trụ. Các tổ hợp tải trọng gồm : tổ hợp thẳng đứng, ngang cầu, dọc cầu. 8-Kích thước bệ cọc xác định từ các điều kiện nào ? - Xác định từ khoảng cách tối thiểu giữa hai cọc thẳng >3d, mép cọc ngoài cùng cách mép bệ >25cm. 9- Thế nào là móng cọc bệ thấp, bệ cao ? Căn cứ vào đâu ? Chịu lực có gì giống và khác nhau ? - Móng cọc bệ thấp thỏa mãn điều kiện h >0.7 h min , hmin chiều sâu chống xói hay chiều sâu chôn đài cọc vào đất. Nếu không thỏa mãn điện này thì nó là móng cọc bệ cao. Móng cọc bệ cao thì các cọc chịu lực ngang, còn đối với móng cọc bệ thấp cọc hầu như không chịu lực ngang mà chỉ chịu lực thẳng đứng. 10- Chiều dài cọc căn cứ vào đâu ? Khi chế tạo cọc có đúc cùng một chiều dài cho các đoạn không ? Tại sao ? - Tùy theo sức chịu tải của cọc theo vật liệu và theo đất nền, tầng đất chịu lực chủ yếu mà xác định chiều dài cọc, khi chế tạo không đúc các cọc cùng chiều dài, do không cho các mối nối cùng nằm trên một mặt phẳng gây bất lợi cho sự chịu lực của cọc. 11-Móc cẩu của cọc bố trí ở đâu ? Tại sao ? - Móc cẩu bố trí ở cách đầu dầm một đoạn 0.207L vì tại vị trí đó khi tính tóan xác định cọc làmviêïc bình thường khi cẩu vận chuyển. 12- Cốt thép các loại trong cọc chịu lực gì ? Căn cứ vào đâu để xác định chúng ? - Cốt thép dọc chủ chịu nén, uốn. Cốt thép đai chịu lực nở hông khi cọc bị nén nó còn chịu lực cắt. Cốt thép đầu cọc chịu nén cục bộ. Thép mũi cọc dùng xuyên thủng các tầng đất. V/ Về thi công :
  4. Thi công móng cọc : 1- Chọn búa đóng cọc trên cơ sở nào ? Chọn giá búa trên cơ sở nào ? - Dựa trên cơ sở hệ số thích dụng và năng lượng xung kích của búa. Chọn giá búa dựa vào chiều cao cọc và chiều cao làm việc của búa. 2- Đóng cọc theo trình tự nào ? Tại sao ? - Thông thường đóng cọc thẳng trước, cọc xiên sau, do đóng cọc thẳng trước thì các cọc xiên đóng sau không bị cản trở bởi các cọc đóng trước. 3- Các sự cố kỹ thuật có thề xảy ra khi đóng cọc và biện pháp xử lý ? Nếu cầu trong thành phố thì nên dùng cọc gì ? - Các sự cố : Gãy cọc do thay đổi sơ đồ làm việc của cọc thành cọc chống, xử lý bằng cách thay cọc khác bù vào bên cạnh, nếu cạn thì rút lên. Vỡ đầu cọc do bê tông chất lượng kém, lưới thép cục bộ không đủ, tiếp xúc cọc và búa không phẳng, xử lý = cách tăng mác BT, thêm lưới thép cục bộ, cải thiện tấm đệm đầu cọc, nếu còn vở thì có thể thay đổi búa khác. Chối giả là cọc xuống không đúng độ cao thiết kế, không đạt độ chối thiết kế, nguyên nhân do cố kết đất thay đổi dưới tác dụng lực xung kích, lực ma sát tăng hoặc giảm đột ngột, xử lý bằng cách ngừng đóng cọc một thời gian để nền cố kết bình thường, nếu cọc nhỏ nên ép tĩnh, hoặc chuyển sang cọc rung. Nếu trong thành phố nên làm cọc khoan nhồi hoặc cọc ép tĩnh. VI/ Những vấn đề ngoài chuyên môn : 1- Anh đánh giá như thế nào về hiện trạng cầu cống của nước ta hiện nay ? Nếu có thẩm quyền anh dự định làm gì để cải thiện ? 2- Thủ tục pháp lý về trình tự trong công tác xây dựng cơ bản của Nhà nước ta hiện nay ? 3- Hợp đồng kinh tế là gì ? Ai có tư cách pháp nhân ký hợp đồng kinh tế trong công tác XDCB 4- Khi có sự tranh chấp về hợp đồng kinh tế trong XDCB thì anh giải quyết thế nào ? 5- Những biện pháp nào để quản lý chất lượng công trình XDCB 6- Trước khi nghiệm thu phải kiểm tra kỹ thuật,chất lượng những nội dung gì ?Phương pháp và thiết bị để kiểm tra ? 7- Công tác kiểm định cầu tiến hành khi nào ? Nội dung và yêu cầu cuả công tác kiểm định cầu ĐỀ CƯƠNG BẢN BÁO CÁO LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CẦU ( BẢN TRÌNH BÀY TRƯỚC HỘI ĐỒNG CHẤM THI TỐT NGHIỆP ) Kính thưa các thày cô trong Hội đồng chấm thi tốt nghiệp ! Sau hơn 5 năm học tập và sau hơn 3 tháng làm tốt nghiệp,đến nay Đồ án thiết kế tốt nghiệp của em đã hoàn thành,em xin phép được trình bày những nội dung chủ yếu của đồ án. I/- Nhiệm vụ thiết kế : Được giao là thiết kế một cầu đường ôtô qua sông với các thông số kỹ thuật như sau : 1- Tải trọng : Oâtô Xe đặc biệt : Đoàn người : 2- Khổ cầu : 3- Điều kiện địa chất thể hiện qua các lỗ khoan,gồm các lớp 4- Tình hình thuỷ văn : MNCN MNTN MNTT Lưu tốc dòng chảy Căn cứ vào điều kiện địa hình,địa chất,thuỷ văn và yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế ,có thể đưa ra các phương án sơ bộ như sau : II/- Thiết kế sơ bộ : 1- Phương án 1 : - Cầu gồm nhịp, Kết cấu nhịp bằng , chiều dài mỗi nhịp , có 2mố và trụ - Mặt cắt ngang cầu gồm dàm chủ, có chiều cao dầm chủ là - Mố cầu dạng ,trên móng (gồm cọc BTCT dài m) - Trụ cầu dạng , trên móng (gồm cọc BTCT dài m) - Biện pháp thi công dự kiến như sau : + Đối với mố cầu : + Đối với trụ cầu : + Đối với kết cấu nhịp cầu :
  5. 2- Phương án 2 : - Cầu gồm nhịp, Kết cấu nhịp bằng , chiều dài mỗi nhịp , có 2mố và trụ - Mặt cắt ngang cầu gồm dàm chủ, có chiều cao dầm chủ là - Mố cầu dạng ,trên móng (gồm cọc BTCT dài m) - Trụ cầu dạng , trên móng (gồm cọc BTCT dài m) - Biện pháp thi công dự kiến như sau : + Đối với mố cầu : + Đối với trụ cầu : + Đối với kết cấu nhịp cầu : Qua các phương án nêu trên ,so sánh theo các chỉ tiêu về kinh tế,sử dụng ,thi công,sửa chữa và mỹ quan thấy rằng Qua phân tích,so sánh nêu trên,thấy rằng phương án có nhiều ưu điểm hơn cả,do đó chọn làm phương án thiết kế kỹ thuật. III/- Thiết kế kỹ thuật : 1- Thiết kế bản mặt cầu : Chọn bản có chiều dày cm , dùng bê tông mác ,khẩu độ tính toán của bản cm Căn cứ vaò cấu tạo ( của dầm dọc,dầm ngang,của bản ) sơ đồ tính toán bản là (bản kê 2 cạnh,4 cạnh,bản hẫng) tính được nội lực tại tiết diện bản,gồm Mtt và Qtt Căn cứ Mtt tính diện tích cốt thép cần thiết trên 1 m bản là cm2,chọn cốt thép Þ có số thanh là thanh / m Tính duyệt theo lực cắt : coi bê tông bản chịu toán bộ lực cắt Qtt < Rk b ho,thấy đảm bảo yêu cầu. 2- Thiết kế dầm chủ : Chọn kích thước dầm chủ gồm : - Chiều cao dầm - Chiều rộng cánh - Chiều dày sườn dầm Hệ số phân bố ngang của dầm chủ tính theo phương pháp ở m/c gối, và phương pháp ở m/c ngoài gối. Nội lực trong dầm chủ tính tại các mặt cắt ,có trị số khống chế là ( Mtt,Qtt ) Căn cứ nội lực khống chế,chọn cốt thép và bố trí gồm bó sợi cáp xoắn hoặc Þ5. Tính duyệt các mặt cắt về cường độ,khả năng chống nứt trong giai đoạn sử dụng và giai đoạn chế tạo đều đảm bảo. 3- Lan can và lề người đi : Lan can BTCT với tay vịn kích thước ,cột lan can có kích thước ,khoảng cách cột là Lề người đi rộng thi công theo phương pháp ( lắp ghép,đúc tại chỗ) 4- Thiết kế mố cầu : Mố cầu thuộc dạng ,có kích thước cốt thép bố trí Mố được tính toán với các tổ hợp lực và kiểm tra tại các tiết diện thấy rằng đủ đảm bảo về cường độ,về nứt và về ổn định. 5- Thiết kê trụ cầu : Trụ cầu thuộc dạng ,trên móng gồm cọc dài m Tổ hợp tải trọng theo 3 phương : thẳng đứng lớn nhấ,ngang cầu, dọc cầu.Kiểm toán mũ trụ,thân trụ tho điều kiện chịu nén và chịu uốn,thấy đảm bảo yêu cầu. Móng được tính toán theo IV/- Thiết kế thi công : 1- Thi công mố : 2- Thi công trụ : trong đó đã tính toán ván khuôn,chọn buá đóng cọc,tính độ chối của cọc là cm 3- Thi công kết cấu nhịp : Trong đó chọn năng lực của cẩu,tính toán ổn định của hệ nổi thấy rằng đảm bảo khả năng chịu lực và ổn định. 4- Bố trí công trường gồm :
  6. theo nguyên tắc Kính thưa các thày cô! Trên đây là những nội dung chủ yếy của đồ án.Do thời gian gấp rút,trình độ còn hạn chế,tất không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót.kính mong được các thày cô chỉ dẫn thêm. Em xin trân trọng cảm ơn ! Tp. HCM ngày 01/10/2002