Câu hỏi ôn tập tâm lý học

pdf 132 trang phuongnguyen 3990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi ôn tập tâm lý học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcau_hoi_on_tap_tam_ly_hoc.pdf

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập tâm lý học

  1.  Câu hỏi ôn tập tâm lý học
  2. CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC Câu 1. Phân tích bản chất của hiện tƣợng tâm lí ngƣời. Từ đó rút ra những kết luận cần thiết trong công tác và cuộc sống. 1. Tâm lí ngƣời: Trong cuộc sống đời thƣờng, chữ “tâm” thƣờng đƣợc dùng ghép với các từ khác tạo thành các cụm từ “tâm đắc”, “tâm can”, “tâm địa”, “tâm tình”, “tâm trạng”, đƣợc hiểu là lòng ngƣời, thiên về mặt tình cảm. Theo từ điển Tiếng Việt (1988) tâm lí là ý nghĩ, tình cảm, làm thành đời sống nội tâm , thế giới bên trong của con ngƣời. Trong tâm lí học: Tâm lí là tất cả những hiện tƣợng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con ngƣời, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con ngƣời. 2. Bản chất của hiện tƣợng tâm lí ngƣời: 2.1. Một số quan điểm về bản chất của hiện tƣợng tâm lí ngƣời:  Quan điểm duy tâm cho rằng: Tâm lí con ngƣời do thƣợng đế sáng tạo ra và nhập vào thể xác con ngƣời. Tâm lí không phụ thuộc vào khách quan cũng nhƣ điều kiện thực tại của cuộc sống.  Quan điểm duy vật tầm thƣờng: Tâm lí, tâm hồn đƣợc cấu tạo từ vật chất, do vật chất trực tiếp sinh ra nhƣ gan tiết ra mật, họ đồng nhất cái vật lí, cái sinh lí với cái tâm lí, phủ nhận vai trò của chủ thể, tính tích cực, năng động của tâm lí, ý thức, phủ nhận bản chất xã hội của tâm lí.  Quan điểm duy vật biện chứng: Tâm lí ngƣời là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não ngƣời thông qua hoạt động của mỗi ngƣời. Tâm lí ngƣời mang bản chất xã hội và tính lịch sử. 2.2 Quan điểm duy vật biện chứng về hiện tƣợng tâm lí ngƣời: 2.1.1. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của mỗi người * Phản ánh là quá trình tác động qua lại hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là để lại dấu vết (hình ảnh) tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động.  Phản ánh cơ học: Ví dụ: viên phấn đƣợc dùng để viết lên bảng để lại vết trên bảng và ngƣợc lại bảng làm mòn (để lại vết) trên đầu viên phấn.  Phản ánh vật lí: mọi vật chất đều có hình thức phản ánh này. Ví dụ: khi mình đứng trƣớc gƣơng thì mình thấy hình ảnh của mình qua gƣơng.  Phản ánh sinh học: phản ánh này có ở thế giới sinh vật nói chung. Ví dụ: hoa hƣớng dƣơng luôn hƣớng về phía mặt trời mọc.  Phản ánh hóa học: là sự tác động của hai hợp chất tạo thành hợp chất mới. Ví dụ: 2H2 + O2 -> 2H2O  Phản ánh xã hội: phản ánh các mối quan hệ trong xã hội mà con ngƣời là thành viên sống và hoạt động. Ví dụ: trong cuộc sống cần có sự giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau nhƣ câu “Lá lành đùm lá rách.”  Phản ánh tâm lí: là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất. - Đó là kết quả của sự tác động của hiện thực khách quan vào não ngƣời và do não tiến hành. *Điều kiện cần để có phản ánh tâm lí: 1
  3. Não Hiện thực ngƣời khách quan Tác động bình thƣờng  Sản phẩm của sự phản ánh đó là hình ảnh tâm lí trên võ não mang tính tích cực và sinh động. Nó khác xa về chất so với các hình ảnh cơ học, vật lí, sinh lí, - Hình ảnh tâm lí mang tính tích cực và sinh động. Hình ảnh tâm lí mang tính tích cực bởi kết quả của lần phản ánh trƣớc sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến lần phản ánh sau, nhờ đó con ngƣời tích lũy đƣợc kinh nghiệm mới có sự tồn tại và phát triển. Ví dụ: Trong một lần đi chơi ta quen đƣợc một ngƣời và có ấn tƣợng tốt về ngƣời đó, một thời gian sau gặp lại ta bắt gặp một hành động không hay của ngƣời đó thì thoạt tiên chúng ta sẽ không tin ngƣời đó có thể hành động nhƣ vậy và suy nghĩ nhiều lí do để biện minh cho hành động đó. Do đó có thể nói , kết quả của lần phản ánh trƣớc sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến lần phản ánh sau. - Hình ảnh tâm lí còn mang tính chủ thể và đậm màu sắc cá nhân. các chủ thể Hình ảnh, Tác động khác nhau phản ánh 1HTKQ dẫn đến tâm lí cùng 1 chủ thể khác nhƣng ở các thời nhau. điểm, hoàn cảnh, trạng thái, khác nhau. Ví dụ: Hai điều tra viên cùng tham gia khám nghiệm hiện trƣờng nhƣng do trình độ nhận thức, chuyên môn, khác nhau nên kết quả điều tra khác nhau. Con gái yêu bằng tai, con trai yêu bằng mắt. Nguyên nhân là do: + Mỗi ngƣời có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. + Mỗi ngƣời có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không nhƣ nhau. + Đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lƣu khác nhau trong cuộc sống dẫn đến tâm lí của ngƣời này khác với tâm lí của ngƣời kia. Tuy nhiên không phải cứ hiện thực khách quan trực tiếp tác động đến não là có hình ảnh tâm lí. Muốn có hình ảnh tâm lí thì điều kiện đủ là phải thông qua con đƣờng hoạt động và giao tiếp. 2.1.2. Tâm lí người mang bản chất xã hội và tính lịch sử Vì: *Nguồn gốc: thế giới khách quan (thế giới tự nhiên và xã hội) trong đó nguồn gốc xã hội là quyết định tâm lí con ngƣời, thể hiện qua: các mối quan hệ kinh tế-xã hội, đạo đức, pháp quyền, mối quan hệ con ngƣời-con ngƣời, từ quan hệ gia đình, làng xóm, quê hƣơng, quan hệ cộng đồng, nhóm, Các mối quan hệ trên quyết định bản chất tâm lí con ngƣời (nhƣ Mark nói: bản chất con ngƣời là tổng hòa các mối quan hệ xã hội). Trên thực tế, nếu con ngƣời thoát li khỏi các mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời thì tâm lí ngƣời sẽ mất bản tính ngƣời. 2
  4. Ví dụ: Rochom P’ngieng mất tích năm 1989 khi đi chăn trâu. Sau 18 năm, Rochom đƣợc tìm thấy khi trên ngƣời không mặc quần áo và di chuyển nhƣ một con khỉ nói chuyện hay giao tiếp mà chỉ phát ra những tiếng gừ gừ, những âm thanh vô nghĩa, không thể hòa nhập vào cuộc sống con ngƣời. Từ đó có thể thấy tâm lí ngƣời chỉ hình thành khi có điều kiện cần và đủ là sự tác động của hiện thực khách quan lên não ngƣời bình thƣờng và phải có hoạt động và giao tiếp. *Tâm lí ngƣời là sản phẩm của hoạt động giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội, là sản phẩm của con ngƣời với tƣ cách là chủ thể xã hội, chủ thể của nhận thức và hoạt động của giao tiếp một cách chủ động và sáng tạo. Ví dụ: Nhƣ ví dụ trên, Rochom do không tham gia hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ với con ngƣời nên không có tâm lí ngƣời bình thƣờng. *Cơ chế hình thành: cơ chế lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm, nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Hoạt động và mối quan hệ giao tiếp của con ngƣời có tính quyết định. Ví dụ: Một đứa trẻ khi sinh ra chúng nhƣ một trang giấy trắng, nhƣng sau một thời gian đƣợc bố mẹ chăm sóc, dạy dỗ, đƣợc tiếp xúc với nhiều ngƣời thì nó ngày càng học hỏi, lĩnh hội, tiếp thu và hiểu biết nhiều hơn về mọi việc xung quanh. * Tâm lí hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lí của mỗi con ngƣời chịu sự chế ƣớc bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên không phải là sự “copy” một cách máy móc mà đã đƣợc thay đổi thông qua đời sống tâm lí cá nhân. Chính vì thế mỗi cá nhân vừa mang những nét chung đặc trƣng cho xã hội lịch sử vừa mang những nét riêng tạo nên màu sắc của mỗi cá nhân. Ví dụ: Trƣớc đây thì xã hội rất định kiến về việc có thai trƣớc khi cƣới nhƣng bây giờ xã hội biến đổi, sống phóng túng hơn nên con ngƣời xem vấn đề đó là bình thƣờng. Tóm lại, tâm lí ngƣời là hiện tƣợng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con ngƣời thông qua hoạt động và giao lƣu tích cực của mỗi con ngƣời trong những điều kiện xã hội lịch sử nhất định. Nó có bản chất xã hội, tính lịch sử và tính chủ thể. 3. Kết luận: Muốn hoàn thiện, cải tạo tâm lí ngƣời cần phải nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử, điều kiện sống, của con ngƣời. Cần chú ý nghiên cứu sát đối tƣợng, chú ý đặc điểm riêng của từng cá nhân. Phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lí con ngƣời. Chú ý giáo dục thể chất, phát triển não bộ và các giác quan. Nhìn nhận học sinh theo quan điểm phát triển, tôn trọng đặc điểm lứa tuổi. Tôn trọng ý kiến, quan điểm của từng chủ thể. Khi nghiên cứu cần xem xét sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng trong từng giai đoạn lịch sử. Câu 2: Phản ánh là gì? Tại sao nói phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặt biệt? 1. Thứ nhất phản ánh. A. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin Phản ánh là sự lƣu giữ, tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Phân chia: phản ánh đƣợc chia thành 5 mức độ khác nhau từ thấp đến cao. · Phản ánh vật lý. · Phản ánh hóa học. · Phản ánh sinh học. · Phản ánh tâm lý. 3
  5. · Phản ánh năng động sáng tạo (ý thức). Phản ánh vật lý-hóa học: là hình thức phản ánh thấp nhất, đặc trƣng cho vật chất vô sinh, đƣợc thể hiện qua những biến đổi cơ- lý –hóa khi có tác động qua lại lẫn nhau giữa các vật chất vô sinh.Đây là hình thức phản ánh mang tính thụ động, chƣa có định hƣớng lựa chọn của vật chất tác động. Ví dụ: khi để thanh sắt vào axit thanh sắt sẽ dần bị oxi hóa, bị mòn dần. (thay đổi kết cấu, vị trí, tính chất lý-hóa qua quá trình kết hợp phân giải các chất) Phản ánh sinh học: là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trƣng cho giới tự nghiên hữu sinh, đƣợc thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng và tính phản xạ. Tính kích thích: là phản ứng của thực vật và động vật bậc thấp bằng cách thay đổi chiều hƣớng sinh trƣởng, phát triển, màu sắc, cấu trúc khi nhận sự tác động của môi trƣờng. Ví dụ: cây xƣơng rồng sống đƣợc ở những nơi có khí hậu khô hạn là nhờ những thay đổi trong cấu trúc sinh trƣởng và phát triển của cây,những chiếc lá dần thu nhỏ lại thành những chiếc gai.Từ đó giúp cây chống mất nƣớc và thích nghi với môi trƣờng khắc nghiệt. Tính cảm ứng: là phản ứng của động vật có hệ thần kinh tạo ra năng lực cảm giác, đƣợc thực hiện trên cơ sở điều khiển của quá trình thần kinh qua cơ chế phản xạ không điều kiện khi có sự tác động từ bên ngoài môi trƣờng lên cơ thể sống. Ví dụ: con tắc kè sẽ thay đổi màu sắc để trùng màu với môi trƣờng khi ở những môi trƣờng khác nhau. Phản ánh tâm lý: là phản ánh của động vật có hệ thần kinh trung ƣơng đƣợc thực hiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh trung ƣơng thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện. Phản ánh năng động sáng tạo: là hình thức phản ánh cao nhất, đƣợc thực hiện ở dạng vật chất cao nhất là não ngƣời, là sự phản ánh có tính chủ động lựa chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ra thông tin mới. B. Theo quan điểm tâm lý học Phân chia: theo quan điểm tâm lý học chia phản ánh thành 3 mức độ. Phản ánh vật lý: là phản ánh của những sinh vật vô sinh. Phản ánh sinh lý: là phản ánh của thực vật và động vật bậc thấp. Ví dụ: hoa hƣớng dƣơng sẻ luôn hƣớng về phía mặt trời mọc. Phản ánh tâm lý: là những dấu vết còn sót lại, để lại sau khi có sự tác động qua lại giữa hệ thống vật chất này với hệ thống vật chất khác (qua đó có thể gọi đó là trí nhớ) 2. Thứ hai phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặt biệt vì: Đó là sự phản ánh của hiện thực khách quan là não bộ là tổ chức vật chất cao nhất. Hiện thực khách quan là những yến tố tồn tại ngoài ý muốn của con ngƣời.Khi có hiện thực khách quan tác động vào từ đó sẻ hình thành hình ảnh tâm lý về chúng. Ví dụ: Khi chúng ta nhìn một bức tranh đẹp sau khi nhắm mắt lại chúng ta vẫn có thể hình dung lại nội dung của bức tranh đó. Hay: 4
  6. Khi ta nhắm mắt ta sờ vào một vật gì đó nhƣ hòn bi, sau khi cất đi chúng ta vẫn có thể mô tả lại hình dạng của hòn bi đó. Từ những ví dụ trên chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm trong việc giảng dạy là phải kết hợp giữa bài giảng với thực tế thì học sinh sẻ tiếp thu bài tốt hơn., và phải thƣờng xuyên gắn liền nội dung của bài giảng với thực tế,sử dụng phƣơng pháp giảng dạy trực quan sinh động,phong phú Phản ánh tâm lý phản ánh đặt biệt, tích cực, hình ảnh tâm lý mang tính năng động sáng tạo. Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý. Hình ảnh tâm lý là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào bộ não ngƣời, song hình ảnh tâm lý khác về chất so với hình ảnh cơ lý hóa ở sinh vật. Ví dụ: Hình ảnh tâm lý về một trận bóng đá đối vói một ngƣời say mê bóng đá sẻ khác xa với sự cứng nhắt của hình ảnh vật lý trong tivi là hình ảnh chết cứng. Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý, hình ảnh đó mang tính chủ thể, mang sắc thai riêng, đậm bản sác cá nhân. · Cùng hoạt động trong một hoàn cảnh nhƣ nhau nhƣng hình ảnh tâm lý ở các chủ thể khác nhau sẻ khác nhau.Con ngƣời phản ánh thế giới bằng hình ảnh tâm lý thông qua lăng kính chủ quan của mình.Cùng cảm nhận sự tác động về một hiện thực khách quan tới những chủ thể khác nhau sẻ cho những hình ảnh tâm lý khác nhau. Ví dụ: Cùng trong một tiếng tơ đồng. Ngƣời ngoài cƣời nụ ngƣời trong khóc thầm. Hay: Cùng xem một bức tranh sẻ có kẻ khen ngƣời chê khác nhau. · Đứng trƣớc sự trƣớc sự tác động của một hiện tƣợng khách quan ở những thời điểm khác nhau thì chủ thể sẻ có những biểu hiện và săc thái tâm lý khác nhau. Ví dụ: Cùng một câu nói đùa nhƣng tùy vào hoàn cảnh câu nói đó sẻ gây cƣời hay sẻ gây sự tức giận cho ngƣời khác.Hay : Chồng giận thì vợ bớt lời. Cơm sôi bớt lửa chẳng rơi hạt nào. Hay: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Ngƣời buồn cảnh có vui đâu bao giờ. - Có sự khác biệt đó là do: mỗi ngƣời có đặc điểm khác nhau về thế giới quan, hệ thần kinh, não bộ, mỗi ngƣời có hoàn cảnh sống khác nhau sự giáo dục khác nhau . - Qua đó chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho thực tiễn và quá trình nghiên cứu tân lý: · Vì tâm lý mang tính chủ thể nên phải tôn trọng ý kiến của ngƣời khác. · Trong ứng xử cần phải chú ý đến nguyên tắc sát đối tƣợng. 5
  7. · Trong giáo dục cần chú ý đến tính cá biệt của các học sinh, nhìn nhận đánh giá con ngƣời trong quan điểm vận động, phát triển không ngừng. Câu 3.TẠI SAO TÂM LÝ LẠI MANG BẢN CHẤT XÃ HỘI I.KHÁI NIỆM: Tâm lý ngƣời là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não ngƣời thông qua hoạt động của mỗi ngƣời.Vậy bản chất của tâm lý là gì? Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì: Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách vào não ngƣời thông qua chủ thể và có bản chất xã hội- lịch sử. II.NỘI DUNG: 1. Tâm lý ngƣời là sự phản ánh hiện thực khách quan vào ngƣời thông qua hoạt động của mỗi ngƣời trong đó hoạt động xã hội là chủ yếu.  Hiện thực khách quan là gì? -Hiện thực khách quan là những gì tồn tại xung quanh chúng ta, có cái nhìn thấy đƣợc có cái không nhìn thấy đƣợc. -Hiện thực khách quan phản ánh vào não ngƣời nảy sinh ra hiện tƣợng tâm lý.Nhƣng sự phản ánh tâm lý khác với sự phản ánh khác ở chỗ: đây là sự phản ánh đặc biệt - phản ánh thông qua lăng kính chủ quan của mỗi ngƣời. Hình ảnh tâm lý mang tính chất sinh động sang tạo . Hình ảnh tâm lý mang tính chất chủ thể,mang đậm màu sắc cá nhân.Hay nói cách khác hình ảnh tâm lý là hình ảnh là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan.Tính chất chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện ở chỗ cùng một hiện thực khách quan tác động vào một chủ thể duy nhất nhƣng vào thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau với trạng thái cơ thể ,trạng thái tinh thần khác nhau có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy. VD: Một ngƣời ăn xin đến xin tiền một ngƣời đàn ông,nhƣng ngƣời đàn ông này đang trong trạng thái giận dữ, không vui vẻ thì chắc chắn ngƣời đàn ông này không cho và bỏ đi.Nhƣng cũng với ngƣời ăn xin đó đến xin tiền một ngƣời khác.Ngƣời này đang vui vẻ,tâm trạng thoải mái cùng với tấm lòng thƣơng ngƣời thì ngƣời này sẽ nhìn ngƣời ăn xin đó với ánh mắt đồng cảm và sẽ giúp đỡ ngƣời ăn xin đó. 6
  8.  Nguyên nhân của sự khác nhau đó là do mỗi ngƣời có những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ.Mỗi ngƣời có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục cũng không nhƣ nhau và đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động tích cực giao lƣu là khác nhau.Vì vậy tâm lý ngƣời này khác với tâm lý ngƣời kia.  Hoạt động xã hội là nhân tố quyết định chủ yếu đến tâm lý con ngƣời. Điều này đƣợc thể hiện qua các mối quan hệ kinh tế-xã hội,quan hệ đạo đức,quan hệ giáo dục VD:Một xã hội luôn đề cao những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp và luôn hƣớng con ngƣời đến sự hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp đó.Nếu một ngƣời sống trong xã hội đó thì tâm lý của ngƣơì đó cũng phát triển theo quy luật của xã hội đó. 2.Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp.Trong đó giao tiếp là hoạt động quan trọng nhất. -Trong hoạt động, nhờ hoạt động và hành động, con ngƣời chuyển nhƣợng sản phẩm tâm lý của mình vào sản phẩm tinh thần.Tâm lý con ngƣời đƣợc phản ánh vào các sản phẩm của hoạt động đó. VD: Nhạc sĩ sáng tác bài hát.Trong ví dụ này cho thấy: thông qua hoạt động sáng tác mà toàn bộ tâm lý tâm tƣ tình cảm của tác giả đã kết tinh lại ở bài hát.Và bài hát đó mang chính những cảm xúc của tác giả. Nhƣ vậy trong quá trình hoạt động con ngƣời đã biến năng lực hoạt động của mình thành sản phẩm hoạt động; chuyển ý , tâm trạng ,tình cảm của mình vào sản phẩm đó. -Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con ngƣời.Không có giao tiếp với ngƣời khác con ngƣời cảm thấy cô đơn và có khi trở thành bệnh hoạn.Nhu cầu của con ngƣời trƣớc hết là nhu cầu tiếp xúc với ngƣời khác.Khi tiếp xúc với nhau mọi ngƣời thƣờng truyền cho nhau thông tin , kinh nghiệm, kiến thức làm cho tâm lý mỗi ngƣời trở nên phong phú đa dạng VD:Một ngƣời khi có tâm lý rụt rè,ngại giao tiếp nhƣng khi bị buộc phải làm việc nhóm.Những ngƣời trong nhóm hết sức năng động và lạc quan.Sau thời gian làm việc và tiếp xúc, ngƣời mà trƣớc kia từng rất ngại giao tiếp thì giờ đã trở nên bạo dạn và nhanh nhẹn. -Giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tâm lý.Trên thực tế ,nếu con ngƣời khi sinh ra nhƣng không sống trong xã hội loài ngƣời,không có sự giao tiếp giữa con ngƣời với con ngƣời thì sẽ không mang tâm lý ngƣời. VD:Một nhà nhân chủng học ngƣời Pháp đã gặp một cô bé lên 10 sống tại rừng rậm ven sông Amazon (Brazin).Ông đã mang về Pari nuôi dạy.Mƣời năm sau hình dáng và tâm lý cô gái đã thay đổi đến mức ngƣời ta không thể phân biệt đƣợc cô với các cô gái khác ở Pari 3.Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả lĩnh hội tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội loài ngƣời, nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động giao tiếp. 7
  9. Nhƣ Ăng ghen đã từng nói: “Sự phong phú về mặt con ngƣời hoàn toàn phụ thuộc vào mối quan hệ của ngƣời đó với thế giới xung quanh” VD: Trong một làng có truyền thống hiếu học,thì những đứa trẻ ở làng đó ngay từ nhỏ đã đƣợc tiếp thu truyền thống ấy qua sự giáo dục của cha mẹ,qua mối quan với mọi ngƣời.Từ đó những đứa trẻ này luôn có tâm lý phải học cho xứng đáng với truyền thống của làng. 4.Tâm lý của mỗi ngƣời hình thànhphát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân lịch sử dân tộc và cộng đồng.Tâm lý của mỗi ngƣời chịu sự chế ƣớc bởi lịch của cá nhân và cộng đồng. VD: Ngƣời miền Bắc có tâm lý khác với ngƣời miền Nam. III.KẾT LUẬN 1. Tâm lýcó nguồn gốc từ thế giới khách quan vì thế khi nghiên cứu cũng nhƣ khi hình thành,cải tạo tâm lý ngƣời phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con ngƣời sống và hoạt động 2. Tâm lý ngƣời mang tính chủ thể, vì thế trong dạy học ,giáo dục cũng nhƣ trog quan hệ ứng xử phải chú ý đến nguyên tắc sát đối tƣợng 4. Tâm lý là sản phẩm của hoat động và giao tiếp,vì thế phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu hình thành và phát triển tâm lý con ngƣời 5. Khi nghiên cứu các môi trƣờng xã hội quan hệ xã hội để hình thành và phát triển tâm lý cần tổ chức có hiệu quả hoạt động đa dạng của từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau, giúp cho con ngƣời lĩnh hội nền văn hóa xã hội để hình thành và phát triển tâm lý con ngƣời;phải tìm hiểu nguồn gốc của họ;tìm hiểu đặc điểm của vùng mà ngƣời đó sống. Câu 4. Vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân I. Vai trò của hoạt động đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân. 1. Khái niệm. Theo tâm lý học: Hoạt động là phƣơng thức tồn tại của con ngƣời trong thế giới. Hoạt động tạo nên mối quan hệ tác động qua lại giữa con ngƣời với thế giới khách quan và với chính bản thân mình, qua đó tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới (khách thể), cả về phía con ngƣời (chủ thể). 2. Vai trò của hoạt động. Hoạt động đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý và nhân cách cá nhân thông qua hai quá trình: 8
  10. 2.1. Quá trình đối tượng hóa: chủ thể chuyển năng lực và phẩm chất tâm lý của mình tạo thành sản phẩm. Từ đó, tâm lý ngƣời đƣợc bộc lộ, khách quan hóa trong quá trình tạo ra sản phẩm, hay còn đƣơc gọi là quá trình xuất tâm. Ví dụ: Khi thuyết trình một môn học nào đó thì ngƣời thuyết trình phải sử dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm của mình về môn học đó để thuyết trình. Ttrong khi thuyết trình thì mỗi ngƣời lại có tâm lý khác nhau: ngƣời thì rất tự tin, nói to, mạch lạc, rõ ràng, logic; ngƣời thì run, lo sợ, nói nhỏ, không mạch lạc. Cho nên phụ thuộc vào tâm lý của mỗi ngƣời mà bài thuyết trình đó sẽ đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu. 2.2. Quá trình chủ thể hóa: Thông qua các hoạt động đó, con ngƣời, tiếp thu lấy tri thức, đúc rút đƣợc kinh nghiệm nhờ quá trình tác động vào đối tƣợng, hay còn đƣợc gọi là quá trình nhập tâm. Ví dụ: Sau lần thuyết trình lần đầu tiên thì cá nhân đó đã rút ra đƣợc rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân, và đã biết làm thế nào để có một bài thuyết trình đạt hiệu quả tốt. Nếu lần sau có cơ hội đƣợc thuyết trình thì sẽ phải chuẩn bị một tâm lý tốt, đó là: phải tƣ tin, nói to, rõ ràng, mạch lạc, logic, phải làm chủ đƣợc mình trƣớc mọi ngƣời, 3. Kết luận - Hoạt động quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân. - Sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo của từng thời kỳ. Ví dụ: Giai đoạn tuổi nhà trẻ (1-2 tuổi) hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật: trẻ bắt trƣớc các hành động sử dụng đồ vật, nhờ đó khám phá, tìm hiểu sự vật xung quanh. Giai đoạn trƣởng thành (18-25 tuổi) hoạt động chủ đạo là lao động và học tập. - Cần tổ chức nhiều hoạt động đa dạng và phong phú trong cuộc sống và công tác. - Cần tạo môi trƣờng thuận lợi để con ngƣời hoạt động. II. Vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân. 1. Khái niệm. Theo tâm lý học: Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định. 2. Vai trò của giao tiếp. 2.1. Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội. - Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con ngƣời. Nếu không có giao tiếp với ngƣời khác thì con ngƣời không thể phát triển, cảm thấy cô đơn và có khi trở thành bệnh hoạn. - Nếu không có giao tiếp thì không có sự tồn tại xã hội, vì xã hội luôn là một cộng đồng ngƣời có sự ràng buộc, liên kết với nhau. - Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định đƣợc các mức độ nhu cầu, tƣ tƣởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm của đối tƣợng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể giao tiếp đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp. 9
  11. - Từ đó tạo thành các hình thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm, giữa nhóm với nhóm hoặc giữa nhóm với cộng đồng. Ví dụ: Khi một con ngƣời sinh ra đƣợc chó sói nuôi, thì ngƣời đó sẽ có nhiều lông, không đi thẳng mà đi bằng 4 chân, ăn thịt sống, sẽ sợ ngƣời, sống ở trong hang và có những hành động,cách cƣ xử giống nhƣ tập tính của chó sói. 2.2. Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất đi. - Từ khi con ngƣời mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp, nhằm thõa mãn những nhu cầu của bản thân. - Ở đâu có sự tồn tại của con ngƣời thì ở đó có sự giao tiếp giữa con ngƣời với con ngƣời, giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển con ngƣời - Để tham gia vào các quan hệ xã hội, giao tiếp với ngƣời khác thì con ngƣời phải có một cái tên, và phải có phƣơng tiện để giao tiếp. - Lớn lên con ngƣời phải có nghề nghiệp, mà nghề nghiệp do xã hội sinh ra và quy định. Việc đào tạo, chuẩn bị tri thức cho nghề nghiệp phải tuân theo một quy định cụ thể, khoa học không học tập tiếp xúc với mọi ngƣời thì sẽ không có nghề nghiệp theo đúng nghĩa của nó, hơn nữa muốn hành nghề phải có nghệ thuật giao tiếp với mọi ngƣời thì mới thành đạt trong cuộc sống. - Trong quá trình lao động con ngƣời không thể tránh đƣợc các mối quan hệ với nhau. Đó là một phƣơng tiện quan trọng để giao tiếp và một đặc trƣng quan trọng của con ngƣời là tiếng nói và ngôn ngữ. - Giao tiếp giúp con ngƣời truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối tƣợng giao tiếp hoạt động, giải quyết các vấn đề trong học tập, sản xuất kinh doanh, thỏa mãn những nhu cầu hứng thú, cảm xúc tạo ra. - Qua giao tiếp giúp con ngƣời hiểu biết lẫn nhau, liên hệ với nhau và làm việc cùng nhau. Ví dụ: Từ khi một đứa trẻ vừa mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp với ba mẹ và mọi ngƣời để đƣợc thỏa mãn nhu cầu an toàn, bảo vệ,chăm sóc và đƣợc vui chơi, 2.3. Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội. - Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực. - Cùng với hoạt động giao tiếp con ngƣời tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến những kinh nghiệm đó thành vốn sống. Kinh nghiệm của bản thân hình thành và phát triển trong đời sống tâm lý. Đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội. - Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con ngƣời thì một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt đƣợc. - Nếu con ngƣời trong xã hội mà không giao tiếp với nhau thì sẽ không có một xã hội tiến bộ, con ngƣời tiến bộ. - Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải làm những gì để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng cô đơn, cô lập về tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn. - Trong khi giao tiếp với mọi ngƣời thì họ truyền đạt cho nhau những tƣ tƣởng , tình cảm, thấu hiểu và có điều kiện tiếp thu đƣợc những tinh hoa văn hóa nhân loại, biết cách ứng xử nhƣ thế nào là phù hợp với chuẩn mực xã hội. 10
  12. Ví dụ: Khi gặp ngƣời lớn tuổi hơn mình thì phải chào hỏi, phải xƣng hô cho đúng mực, phải biết tôn trọng tất cả mọi ngƣời, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn luôn thể hiện mình là ngƣời có văn hóa, đạo đức. 2.4. Thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức. - Trong quá trình giao tiếp, con ngƣời nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở nhận thức đánh giá ngƣời khác. Theo cách này họ có xu hƣớng tìm kiếm ở ngƣời khác để xem ý kiến của mình có đúng không, thừa nhận không. Trên cơ sở đó họ có sự tự điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình theo hƣớng tăng cƣờng hoặc giảm bớt sự thích ứng lẫn nhau. - Tự ý thức là điều kiện trở thành chủ thể hành động độc lập, chủ thể xã hội. - Thông qua giao tiếp thì cá nhân tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự giác. - Thông qua giao tiếp thì cá nhân có khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện mình. - Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội tâm, tâm hồn, những diễn biến tâm lý, giá trị tinh thần của bản thân, vị thế và các quan hệ xã hội. - Khi một cá nhân đã tự ý thức đƣơc thì khi ra xã hội họ thựờng nhìn nhận và so sánh mình với ngƣời khác xem họ hơn ngƣời khác ở điểm nào và yếu hơn ở điểm nào, để nổ lực và phấn đấu, phát huy nhũng mặt tích cực và hạn chế những mặt yếu kém. - Nếu không giao tiếp cá nhân đó sẽ không biết những gì mình làm có đƣợc xã hội chấp nhận không, có đúng với những gì mà xã hội đang cần duy trì và phát huy hay không. - Nếu con ngƣời khi sinh ra mà bị bỏ rơi, mà đƣợc động vật nuôi thì những cử chỉ và hành động của nuôi bản thân con ngƣời đó sẽ giống nhƣ cử chỉ và hành động của con vật mà đã nuôi bản thân con ngƣời đó. Ví dụ: Khi tham gia vào các hoạt động xã hội thì cá nhân nhận thức mình nên làm những gì và không nên làm những việc gì nhƣ: nên giúp đỡ những ngƣời gặp hoàn cảnh khó khăn, tham gia vào các hoạt động tình nguyện, không đƣợc tham gia các tệ nạn xã hội, chỉ đƣơc phép tuyên truyền mọi ngƣời về tác hại của chúng đối với bản thân, gia đình và xã hội. Hoặc khi tham dự một đám tang thì mọi ngƣời ý thức đƣợc rằng phải ăn mặc lịch sự, không nên cƣời đùa. Bên cạnh đó phải tỏ lòng thƣơng tiết đối với ngƣời đã khuất và gia đình họ. 3. Kết luận - Giao tiếp đóng vai trò quan trong trong sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân. - Cần phải rèn luyện các kỹ năng giao tiếp. “ Sự phát triển của một các nhân phụ thuộc vào sự phát triển của các cá nhân khác mà nó giao tiếp trực tiếp và gián tiếp”. Câu 5. Thuộc tính và cấu trúc của ý thức. Mọi phản ánh tâm lý và hiện tƣợng tâm lý cảu con ngƣời điều có liên quan đến ý thức, có sự thống nhất với ý thức và phụ thuộc vào ý thức. I. Ý thức là gì? Tâm lí học đã đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: 11
  13. Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người, là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan. II. Thuộc tính của ý thức: 1.Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con ngƣời về thế giới: Đây là khả năng ý thức một cách khái quát bản chất hiện thực khách quan. Con ngƣời muốn có ý thức đầy đủ, sâu sắc cần phải có tƣ duy khái quát về bản chất thế giới khách quan. Tức là muốn có ý thức trƣớc tiên con ngƣời phải hiểu biết về thế giới khách quan. Vì vậy ý thức giúp cho con ngƣời: Nhận thức cái bản chất, nhận thức khái quát bằng ngôn ngữ. Dự kiến trƣớc kế hoạch, kết quà của hành vi làm cho hành vi mang tính chủ động. Vd: khi tham gia giao thông muốn con ngƣời có ý thức trong quá trình giao thông thì trƣớc tiên họ phải biết về luật lệ giao thông. Từ đó mới hình thành nên ý thức con ngƣời và sẽ lƣờng trƣớc đƣợc những hành vi của mình là đúng hay sai. Trong bất kỳ trƣờng hợp nào cũng vậy con ngƣơuì muốn hình thành nên ý thức về một điều gì đó thì phải có nhận thức về điều đó. 2.Ý thức thể hiện thái độ của con ngƣời về thế giới: Con ngƣời phản ánh hiện thức khách quan bằng cách tỏ thái độ với nó. Những thái độ muôn màu, muôn vẻ là biểu hiện mức độ ý thức của con ngƣời về thế giới khách quan. Có những biểu hiện tích cực của con ngƣời góp phần vào cải tạo thế giới khách quan. Ngƣợc lại một số biểu hiện của con ngƣời hoá hoại thế giới khách quan. Vd: một ngƣời có ý thức khi tham gia giao thông họ sẽ bình thản và tò thái độ vui vẻ khi dừng đèn đỏ trong khi đó một số ngƣời thì tỏ thái độ bực bội, thậm chí là vƣợt đèn đỏ. Thông qua thái độ của họ ta có thể đánh giá đƣợc ý thức của họ nhƣ thế nào. 3.Ý thức thể hiện năng lực điều chỉnh, điều khiển hành vi của con ngƣời: Ngƣời có ý thức là ngƣời biết điều chỉnh hành vi của bản thân sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh sống. Vd: mặc dù rất mệt mỏi nhƣng Hoa vẫn cố gắng thức suốt đêm để hoàn thành đề án bài tập của mình. Từ vd trên cho ta thấy Hoa là ngƣời có ý thức rất cao trong học tập, mặc dù rất mệt mỏi nhƣng cô ấy vẫn cố gắn điều chỉnh hành vi của mình để hoàn thành bài tập. 4.Khả năng tự ý thức: Con ngƣời không chỉ ý thức về thế giới, mà ở mức độ cao hơn, con ngƣời có khả năng tự nhận thức về mình, tự xác định thái độ đối với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh hoàn thiện mình. Vd: ADAM KHOO đã từng viết cuốn sách tôi tài giỏi và bạn cũng thế và đây là cuốn sách hay và đƣợc bán chạy nhất mọi thời đại. Trong cuốn sách ông đã kể về cuộc đời của mình từng là một cậu học sinh tệ nhất nhƣng rồi cuối cùng ông cũng đã thành công vì ông đã nhân thức đƣợc khả năng của mình không chỉ là vậy. Đây thể hiển khả năng tự ý thức của ông. I. Cấu trúc của ý thức: 12
  14. Ý thức có cấu trúc phức tập bao gồm nhiều mặt là một chỉnh thể mang lại cho thế giới tâm hồn của con ngƣời một chất lƣợng mới. Ý thức có 3 mặt thống nhất hữu cơ với nhau, điều khiển hành động có ý thức của con ngƣời. 1.Mặt nhận thức: Đây là sự nhận thức của ý thức, hiểu biết của hiểu biết. Bao gồm 2 quá trình: Nhận thức cảm tính: mang lại những tƣ liệu cho ý thức; cảm giác cho ta hình ảnh từng thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tƣợng; tri giác mang lại cho ta những hình ảnh trọn vẹn bên ngoài của sự vật, hiện tƣợng. Những hình ảnh đó giúp chúng ta thấy đƣợc sự tốn tại thật của thế giới khách quan và đó là nội dung ban đầu và cũng là bậc sơ cấp của ý thức. Nhận thức lý tính: mang lại cho ta hình ảnh khái quát bản chất của thực tại khách quan và mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tƣợng. Đây là nội dung hết sức cơ bản của tri thức. Tri thức là hạt nhân cơ bản của ý thức. Do vậy ý thức là sự hiểu biết về thế giới khách quan. 2.Mặt thái độ: Nói lên thái độ lựa chọn, thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá của chủ thể đối với thế giới. Vd: thái độ lựa chọn: khi đi mua đồ, hai bộ đồ mà chúng ta điều thích nhƣng túi tiền có hạn chỉ có thể mua một bộ, lúc này trong tƣ duy của con ngƣời sẽ xuất hiện thái độ so sánh đối chiếu để chọn bộ đồ phù hợp và tốt nhất. Vd: thái độ cảm xúc: sự yêu thƣơng, ghét, hờn . khi xem một vỡ kịch cảm động có ngƣời khóc, lúc này họ đã thể hiện thái độ cảm xúc. Vd: thái độ đánh giá: sự nhận xét về một ngƣời nào đó, đẹp, xấu 3. Mặt năng động: Ý thức điều chỉnh, điều khiển hoạt động của con ngƣời làm cho hoạt động có ý thức. Đó là quá trình con ngƣời vận dụng những hiểu biết và tỏ thái độ của mình nhầm thích nghi, cải tạo thế giới và cải biến cả bản thân. Một con ngƣời có ý thức hay không sẽ đƣợc đánh giá qua mặt này của ý thức. VD1: Nhà của A và B ở cạnh nhau. Mặc dù là một ngƣời có học thức cao và hiểu biết vấn đề rộng nhƣng vì muốn cho nhà mình sạch mà A cú ném rác qua nhà B. Phân tích vd trên ta thấy A là một ngƣời chƣa có ý thức thật sự. Rõ ràng ông là ngƣời có nhận thức và khá hiểu biết hành động của bản thân mình là sai nhƣng ông vẫn làm vì trong cấu trúc ý thức của ông A chỉ mới hình thành 2 mặt đó là mặt nhận thức và mặt thái độ vẫn chƣa có mặt năng động để điều chỉnh hành vi của mình. VD2: Hoa là một sinh viên giỏi. Mặt nhận thức: Hoa nhận thức đƣợc việc học của mình là rất quan trọng. Mặt thái độ: Hoa rất thích việc học, luôn đi học đúng giờ và tự hoàn thành bài tập không để ai phải nhất nhở. Mặt năng động: Hoa lên những kế hoạch cho học tập và thực hiện theo kế hoạch để đạt kết quả tốt trong học tập Qua trên ta thấy Hoa là một ngƣời rất có ý thức trong học tập. Câu 6. Cảm giác 13
  15. LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc sống thƣờng ngày con ngƣời luôn bị tác động bởi các sự vật, hiện tƣợng vô cùng đa dạng và phong phú. Các sự vật, hiện tƣợng bằng các thuộc tính của mình nhƣ màu sắc, âm thanh, hình dáng, khối lƣợng, tính chất .tác động vào nhận thức của con ngƣời, từ đó đầu óc của con ngƣời có đƣợc hình ảnh về các thuộc tính của sự vật, hiện tƣợng. Mà nhƣ chúng ta đã biết nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lí con ngƣời (nhận thức, tình cảm và hành động). Nó quan hệ chặt chẻ với các mặt kia, nhƣng không ngang hàng về nguyên tắc. Nó cũng có quan hệ mật thiết với các hiện tƣợng tâm lí khác của con ngƣời. Nhận thức là một quá trình. Ở con ngƣời quá trình này thƣờng gắn liền với mục đích nhất định nên nhận thức của con ngƣời là một hoat động. Đặc trƣng nổi bật nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan. Hoạt động này bao gồm nhiều quá trình khác nhau, thể hiện những mức độ phản ánh hiện thực khác nhau (cảm giác, tri giác, tƣ duy, trừu tƣợng ) và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện tƣợng khách quan (hình ảnh, hình tƣợng, biểu tƣợng, khái niệm). Ở đây chúng ta tìm hiểu quá trình phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính, bề ngoài của sự vật ,hiện tƣợng đang tác động vào các giác quan của con ngƣời, nhƣ vậy gọi là cảm giác.Vậy chúng ta đặt ra câu hỏi cảm giác là gì? Cảm giác có những đặc điểm và vai trò gì? Chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu nhé. I. KHÁI NIỆM CẢM GIÁC Để tồn tại trong cuộc sống này con ngƣời phải chịu sự tác động của vô vàn các sự vật, hiện tƣợng xung quanh. VD: Khi bƣớc ra ngoài đƣờng ta có thể lắng nghe đƣợc tiếng xe cộ chạy ồn ào, nhìn thấy mọi vật đang chuyển động và cũng có thể cảm nhận đƣợc thế giói xung quanh ta đang ngày càng có những sự thay đổi mới. Vậy nhờ đâu mà chúng ta có thể làm đƣợc điều đó?Điều đó đặt ra cho chúng ta một câu hỏi lớn và chúng ta có thể tạm trả lời rằng đó là nhờ cảm giác. Mọi sự vật hiện tƣợng xung quanh ta tất cả đều đƣợc bộ nảo phản ánh lại nhờ vào cảm giác. Nhƣng bộ não chúng ta chỉ mới phản ánh đƣợc từng thuộc tính bề ngoài của sự vật nhờ vào cảm giác. VD: Ta đặt vào lòng bàn tay xoè ra của ngƣời bạn một vật bất kì với yêu cầu trƣớc đó ngƣời bạn phải nhắm mắt, bàn tay không đƣợc nắm hay sờ bóp thì chắc chắn ngƣời bạn không biết đích xác đó là vật gì, mà chỉ có thể biết đƣơc vật đó nặng hay nhẹ, nóng hay lạnh nghĩa là ngƣời bạn mới chỉ phản ánh đƣợc từng thuộc tính bề ngoài của sự vật đó nhờ cảm giác. Từ ví dụ trên cho thấy cảm giác là hình thức đầu tiên mà qua đó mối quan hệ tâm lí của cơ thể với môi trƣờng đƣợc thiết lập. Nói cách khác, cảm giác là mức độ phản ánh tâm lí đầu tiên, thấp nhất của con ngƣời nói chung và của hoạt động nhận thức nói riêng. Những nghiên cứu về sự phát triển của hoạt động nhận thức xét về mặt tiến hoá sinh vật (phát sinh chủng loại) cũng nhƣ về mặt hình thành cá thể (phát sinh cá thể) để chỉ rõ cảm giác là hình thức đầu tiên của cơ thể trong thế giới xung quanh. VD: Những con vật cấp thấp, sơ đẳng chỉ phản ánh đƣợc những thuộc tính riêng lẻ, có ý nghĩa sinh học trực tiếp của các sự vật, hiện tƣợng. Đứa trẻ trong những tuần lể đầu tiên của cuộc đời cũng nhƣ vậy. Nói cách khác, chúng mới chỉ liên hệ đƣợc với môi trƣờng nhờ cảm giác, chúng mới chỉ có cảm giác. Vậy cảm giác là gì? Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẽ của sự vật và hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta. Con ngƣời có thể phản ánh đƣợc các thuộc tính của sự vật, hiện tƣợng là do có một hệ thống hết sức phức tạp của cơ quan cảm giác có thể tiếp xúc các kích thích từ bên ngoài, mỗi kích thích liên quan đến một sự vật, hiện tƣợng. VD nhƣ: hình dáng, âm thanh, màu sắc Các kích thích này tác động lên giác quan làm cho giác quan của con ngƣời tiếp nhận kích thích sau đó mã hoá chuyển tới não bộ. Tại võ não, thông tin này xử lý và con ngƣời có đƣợc cảm giác. Quá trình cảm giác gồm 3 khâu: 1) Kích thích xuất hiện và tác động vào cơ quan thụ cảm 14
  16. 2) Xuất hiện xung thần kinh đƣợc truyền theo dây thần kinh tới não 3) Vùng thần kinh cảm giác tƣơng ứng với võ não hoạt động tạo ra cảm giác Ngoài ra, con ngƣời còn có những cảm giác từ các kích thích xuất hiện chính bên trong cơ thể ngƣời đó.Nói cách khác, con ngƣời không chỉ có cảm giác phản ánh các thƣợc tính của sự vật, hiện tƣợng mà còn có cảm giác phản ánh các trạng thái của cơ thể đang tồn tại. VD: Cảm giác khát nƣớc, đói bụng, mệt mỏi, sợ hãi. Qua tìm hiểu về khái niệm cảm giác thì ta thấy cảm giác có rất nhiều loại và rất đa dạng với nhiều hình thức biểu hiện khác nhau dựa vào vị trí của nguồn kích thích gây ra cảm giác nằm ở ngoài hay trong cơ thể. II) ĐẶC ĐIỂM CẢM GIÁC Cảm giác là một quá trình tâm lý, quá trình tâm lý là những hoạt động tâm lý diễn ra trong một thời gian tƣơng đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tƣơng đối rõ ràng. Kích thích gây ra cảm giác là chính sự vật hiên tƣợng trong hiện thực khách quan và chính các trạng thái tâm lý của chính bản thân ta.Ở đây cần thấy sự khác biệt với khái niệm “cảm giác” nhƣ là sản phẩm của quá trình nhận thức.Nói cảm giác là một quá trình thì phải có những điều kiện tiền đề để tác động đến não bộ, kích thích não.Từ đó simh ra cảm giác và nó còn tiếp diễn một thời gian rồi kết thúc cảm giác ấy.Nói cảm giác là sản phẩm của quá trình nhận thức. VD: Để quan sát một con hổ, ý nghĩ đầu tiên trong đầu ta là phải có con hổ, rồi khi nhìn thấy tự nhiên đem đến cho ta cảm giác sợ hãi và cảm giác đó kéo dài một thời gian, cho đến khi con hổ biến mất và cảm giác sợ hãi sẽ tiêu tan dần. Nhƣ vậy ta có thể nói rằng: Khi kích thích ngừng thì cảm giác cũng ngừng tắt. Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tƣợng chứ không phản ánh đƣợc trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tƣợng. Con ngƣời chỉ có thể phản ánh đƣợc một hoặc một vài thuộc tính nhất định, những thuộc tính căn bản nhất. Nghĩa là cảm giác mới chỉ cho ta biết từng cảm giác cụ thể, một kích thích tác đọng sẽ cho ta một cảm giác tƣơng ứng. VD: Khi ta chạm tay vào nƣớc nóng, nó tác độngg đến tay và gây cho ta một cảm giác nóng thong qua xúc giác ta chƣa thể phân biệt đƣợc hết các thuộc tính của sự việc ấy và bản chất của nó. Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan khi nó đang tác động một cách trực tiếp, tức là sự vật, hiện tƣợng phải đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta, và chỉ vào thời điểm đó mới tạo ra đƣợc cảm giác.VD: Khi chạm tay vào nƣớc nóng, tay ta trực tiếp cảm giác đƣợc tay ta bị nóng thông qua mạc giác của mình. Phản ánh trực tiếp đập vào các giác quan của cơ thể truyền đến não để ta phân biệt với phản ánh gián tiếp: khi sự vật hiện tƣợng tác động không thông qua các giác quan một cách trực tiếp nhƣng vẫn cho ta cảm giác.VD: Khi ta nhìn thấy một ngƣời đang ăn chanh, lúc đó ta có cảm giác mình đang nuốt nƣớc bột và cũng cảm thấy chua giống ngƣời đang trực tiếp ăn vậy. Cảm giác ấy đã đƣợc con ngƣời hình thành qua một quá trình tâm lý, khi đó tác động đến đối tƣợng khác thì cũng kích thích đến bản thân cảm giác ấy. Cảm giác không chỉ phản ánh thuộc tính riêng lẻ của đối tƣợng bên ngoài, mà còn phản ánh những trạng thái bên trong cơ thể. VD: cảm giác đói cồn cào, tim hồi hộp trƣớc khi vào phòng thi hoặc khi đƣợc một bạn khác giới tỏ tình. Cảm giác ở ngƣời chỉ là mức độ định hƣớng đầu tiên đơn sơ nhất, không phải ở mức độ cao nhất, duy nhất ở loài vật. Cảm giác ở ngƣời chịu ảnh hƣởng của các hiện tƣợng tâm lí của con ngƣời. Cảm giác của con ngƣời phát triển mạnh và phong phú dƣới tác động của giáo dục và hoạt động tức là cảm giác của con ngƣời đƣợc tạo ra mang đặc tính xã hội. VD: nhờ hoạt động nghề nghiệp mà có ngƣời thợ dệt phân biệt đƣợc 60 màu đen khác nhau, có những ngƣời đầu bếp nếm đƣợc bằng mũi hoặc có những ngƣời đọc đƣợc bằng tay. Các đặc điểm trên của cảm giác chứng tỏ mức độ phản ánh tâm lí thấp và tính chất hạn chế của cảm giác. Trong thực tế, để tồn tại và phát triển con ngƣời cần phải nhận thức cả những sự vật, hiện tƣợng không trực tiếp tác động vào các giác quan của mình III) VAI TRÒ CỦA CẢM GIÁC 15
  17. Trong cuộc sống nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng của con ngƣời cảm giác có những vai trò quan trong sau đây: Cảm giác là hình thức định hƣớng đầu tiên của con ngƣời và con vật trong hiên thực khách quan tạo nên mối liên hệ trực tiếp trong cơ thể và môi trƣờng xung quanh. Cảm giác chỉ phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính bên ngoài sự vật, hiện tƣợng, nó tác động trực tiếp vào cơ quan cảm giác của chúng ta tức là sự vật đang hiện diện ở đây và bây giờ trong mối quan hệ với con ngƣời.VI.Lênin đã chỉ rõ: “Cảm giác là mối liên hệ trục tiếp giữa ý thức và thế giới bên ngoài, là sự chuyển hoá của năng lƣợng kích thích bên ngoài thành hiện tƣợng ý thức”. VD: khi thời tiết nắng nóng nhờ có cảm giác mà ta nhận thấy đƣợc cơ thể ta đang nóng lên và cơ thể sẽ tự điều tiết toát ra mồ hôi để giảm nhiệt độ của cơ thể. Cảm giác chính là kênh thu nhận các loại tƣ tƣởng phong phú va sinh động từ thế giới bên ngoài ảnh hƣởng quan trọng đến nhận thức cao hơn sau này. Không có nguyên vật liệu quan trọng với cảm giác thì không thể có nhận thức cao hơn.VI.Lênin cho rằng: “Cảm giác là nguồn gốc duy nhất của hiểu biết”. Ngày nay các nhà triết học còn chỉ ra vai trò của từng loại cảm giác trong vật chất thu nhận tƣ tƣởng từ phía khách quan: vị giác 1%; xúc giác 1.5%; khứu giác 3.5%; thính giác 11%; thị giác 83% Cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động của võ não, nhờ đó đảm bảo hoạt động thần kinh của con ngƣời đƣợc bình thƣờng. Nếu con ngƣời trong trạng thái “đói cảm giác” các chức năng tâm sinh lí sẽ bị rối loạn.VD: Những ngƣời không tiếp xúc với thế giới bên ngoài thì sẽ có tâm trạng không bình thƣờng nhƣ: sợ ánh sáng, lo âu, buồn chán . Cảm giác là nguồn cung cấp những nguyên liệu cho chính các hình thức nhận thức cao hơn “Cảm giác là viên gạch xây nên toàn bộ lâu đài nhận thức”. V.L.Lênin đã nói: “Ngoài thông qua cảm giác, chúng ta không thể nào nhận thức đƣợc bất cứ một hình thức nào của vật chất, cũng nhƣ bất cứ hình thức nào của vận động “và” tiền đề đầu tiên của lí luận về nhận thức chắc chắn nói rằng cảm giác là nguồn gốc duy nhất của hiểu biết” và “Tất cả hiểu biết đều bắt nguồn từ kinh nghiệm, từ cảm giác, tri giác’. Nếu không có cảm giác thì chúng ta không hiểu biết gì về hình thức vật chất. VD: khi ta đang đi trên đƣờng mà vấp phải một hòn đá thì ta sẽ bị ngã và lần sau nếu đi qua đoạn đƣờng đó ta sẽ chú ý hơn sẽ không bị té lần nữa Cảm giác là con đƣờng nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan trọng đối vời ngƣời bị khuyết tật. Những ngƣời mù, câm, điếc nhận ra đồ vật, ngƣời than nhờ xúc giác.VD: ngƣời bị câm thì giao tiếp với ngƣời khác bằng ánh mắt và hành động chân tay và những cử chỉ cụ thể Cảm giác giúp con ngƣời có cơ hội làm giàu tâm hồn, thƣởng thức thế giới xung quanh chúng ta. Cảm giác giữ cho não ở trạng thái hoạt hoá đảm bảo hoạt động của xung thần kinh, giúp cho con ngƣời làm giàu tâm hồn, thƣởng thức thế giới diệu kì xung quanh. Để tìm hiểu một cách chi tiết về cảm giác thì cần có nhiều thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu.Ở đây chúng tôi chỉ chi tiết hoá một số kiến thức tự tìm hiểu. Có gì cần bổ sung và góp ý thì hi vọng cô và các bạn sẽ xem xét và góp ý để lần sau chúng tôi có thể rút kinh nghiệm và sẽ làm tốt hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Câu 7. Anh (chị) nhận thức như thế nào về nhu cầu cá nhân? Nhận thức đó giúp gì cho anh (chị) trong cuộc sống và công tác? Chƣơng 1.NHẬN THỨC VỀ NHU CẦU CÁ NHÂN 1.Khái niệm nhu cầu Nhu cầu là đòi hỏi tất yếu mà con ngƣời cảm thấy cần đƣợc thỏa mãn để tồn tại và phát triển. 2.Cấu trúc của nhu cầu cá nhân 16
  18. Theo Maslow nhu cầu đƣợc phân loại thành 5 cấp bậc, từ thấp đến cao theo hình kim tự tháp: Mức thấp: Nhu cầu về sinh lí là nền tảng của hệ thống phân cấp nhu cầu, và đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Nó bao gồm: ăn uống,nghỉ ngơi, bài tiết,vận động Nhu cầu an toàn bao hàm cả an toàn về tính mạng và an toàn về tinh thần. Mức cao: Nhu cầu xã hội: nhu cầ tình cảm quan hệ bạn bè, hàng xóm, gia đình và xã hội. Nhu cầu tự khẳng định: nhu cầu đƣợc ngƣời khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả lao động của mình . Nhu cầu phát triển: là mức cao nhất trong hệ thống phân cấp nhu cầu của Macslow Aristot cho rằng con ngƣời có hai loại nhu cầu chính: thể xác và linh hồn, sự phân loại này mang tính ƣớc lệ lớn nhƣng ảnh hƣởng đến tận ngày nay. Boris M.Gkin chia nhu cầu ra 2 nhóm: nhu cầu tồn tại và nhu cầu đạt mục đích sống. Nhu cầu tồn tại gồm nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn và nhu cầu tham dự. Trong nhu cầu đạt mục đích có bốn nhóm: 1, giàu có về vật chất 2,quyền lực và danh vọng 3, kiến thức và sáng tạo 4, hoàn thiện tinh thần Tùy vào xu hƣớng của mỗi cá nhân mà một trong bốn nhu cầu trên thể hiện mức độ. Có thể một ngƣời hiện diện cả bốn dạng nhu cầu đó nhƣng ở các giai đoạn khác nhau trong đời. 3.Đặc điểm nhu cầu Nhu cầu của con ngƣời có những đặc điểm sau: Nhu cầu bao giờ cũng có đối tƣợng. Trong tâm lý con ngƣời, nhu cấu đƣợc nhận thức dần dần. Khi đối tƣợng của nhu cầu đƣợc nhận thức đày đủ, tất yếu phải thực hiện thì lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con ngƣời nhằm hƣớng tới đối tƣợng. Vd: đói cần ăn, khi lạnh ta cần có áo ấm. Điều này có nghĩa là: thức ăn là đối tƣợng của nhu cầu ăn, áo ấm là đối tƣợng của nhu cầu mặc ấm. Nội dung của nhu cầu do những phƣơng thức và điều kiện thõa mãn nó quy định. Vd: nhƣ ta đã biết: tằm thì ăn lá dâu. Nhƣng nhà bác học Đacuyn đã thí nghệm cho tằm ăn khoai mì. Đến khi tằm trƣởng thành, ông cho nó ăn lá dâu nhƣng nó không ăn mà ăn khoai mì. đi lặp lại của một sự việc hay thời gian để kết thúc một vòng quay, một chu trình. Vd: hằng ngày chúng ta ăn ba bữa chính, và chu trình đó cứ lặp lại ngày này qua ngày khác, điều này là minh chứng cụ thể cho tính chu kỳ của nhu cầu cá nhân. Nhƣ vậy, nhu cầu có tính chu kỳ và nó thƣờng xuyên xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhu cầu của con ngƣời khác xa về chất so với nhu cầu của con vật, nhu cầu của con ngƣời mang bản chất xã hội. Vd: Khi con vật đói mà thấy thức ăn trƣớc mặt thì ngay lập tức nó sẽ chạy tới và tranh nhau ăn để thõa mãn nhu cầu cấp thiết của nó. Nhu cầu của con ngƣời thì lại khác, một ngƣời nào đó dù đang rất đói bụng nhƣng khi đứng trƣớc một 17
  19. mâm cỗ tràn trề thì họ phải quan sát trƣớc, sau và nhìn mọi ngƣời xung quanh để mời và xin phép rồi mới ăn. Nếu không đƣơc sự cho phép thì họ sẵn sàng nhịn đói chứ không thể đánh mất lòng tự trọng vì miệng ăn đƣợc. Đó là tính xã hội của con ngƣời, khác xa bản năng vốn có của con vật. 4.Các loại nhu cầu Nhu cầu của con ngƣời rât phong phú và đa dạng, có thể phân thành 4 nhóm: nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, nhu cầu lao đông và nhu cầu giao tiếp. Nhu cầu vật chất gắn liền với sự tồn tại cơ thể, đây là những nhu cầu cơ sở và sơ đẳng nhất của con ngƣời. Vd: ăn uống,ở, mặc, Chính nó thúc đẩy hoạt đông lao đông và sáng tạo của con ngƣời, làm ra của cải vật chất. Nhu cầu vật chất là nhu cầu cơ bản nhất của con ngƣời, nếu nhu cầu này không đƣơc đáp ứng thì các nhu cầu khác thì khó có thể đạt đƣợc. Nhu cầu tinh thần, bao gồm nhu cầu hiểu biết và nhu cầu thẩm mỹ. Nhu cầu vật chất thƣờng gắn liền với nhu cầu tinh thần, con ngƣời thƣờng thích ăn ngon hơn, mặc đep hơn, ở tốt hơn, đó là nhu cầu thẩm mỹ. Vd: nghe một bài hát hay, xem một bức tranh đẹp thì ta đã thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ. Nhu cầu thẩm mỹ có thể nói là một động lực quan trọng giúp ta sáng tạo ra cấc tác phẩm nghệ thuật, giúp cuộc sống của con ngƣời trở nên hoàn thiên, thú vị hơn. Nhu cầu hiểu biết là nhu cầu mà con ngƣời cần có kiến thức về cuộc sống xung quanh mình nhƣ tự nhiên, kinh tế, xã hội, Vd: sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đƣờng đại học cũng có nghĩa là bạn đang đáp ứng nhu cầu hiểu biết. Nhu cầu hiểu biết là nhu cầu quan trong không thể thiếu để duy trì cuộc sống hàng ngày. Vì nếu bạn không có chút kiến thức nào về cuộc sống thì chúng ta không thể nào tồn tại đƣơc. Nhu cầu lao động là đòi hỏi khách quan phải đƣợc thỏa mãn về hoạt động chân tay và hoạt động trí óc nhằm cải tạo thiên nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo con ngƣời. Vd: ta làm một kỹ sƣ hay một thợ may thì nhu cầu lao động của ta đƣợc thực hiện. Nhờ quá trình lao động và thông qua lao động mà tƣ duy con ngƣời ngày càng hoàn thiên và phat triển từ ngƣời nguyên thủy cho đến ngƣời hiên đại. Tuy cung chung sống trong một xã hội nhƣng nhu cầu lao đông của mỗi ngƣời rất khác nhau, đó là kết quả của giáo dục và tự giáo dục. Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu quan hệ giữa ngƣời này và ngƣời khác: giữa cá nhân và nhóm, giữa nhóm này với nhom khác. Thông qua đó mà nhân cách, các mối quan hệ liên quan nhân cách hình thành và phát triển. Ngƣời lãnh đạo cần hiểu rõ nhu cầu này và vận dụng chúng vào quá trình quản lý, cần lựa chọn hình thức giao tiếp rộng rãi và lựa chọn trong giao tiếp. Trong giao tiếp sẽ biểu lộ ra cả chỗ mạnh và yếu của con ngƣời. Vd: ta cần trao đổi, tâm sự hay nói chuyện với ngƣời thân, bạn bè và mọi ngƣời để phát triển các mối quan hệ trong xã hội đó là nhu cầu giao tiếp. 18
  20. Nếu nhu cầu lao động giúp con ngƣời ngày càng tiến hóa hơn, phát triển hơn, thì nhu cầu giao tiếp giúp con ngƣời mở rộng thêm đƣợc kiến thức, phát triển các mối quan hệ xã hội –thứ không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Nếu không có nhu cầu lao động và nhu cầu giao tiếp thì con ngƣời trở nên ù lì, chậm chạp, không tiến bộ. Điều này làm con ngƣời ngày càng trở về thời kỳ nguyên thủy. Vậy làm thế nào để hình thanh dược nhu cầu cá nhân? Và cách thức thỏa mãn chúng. Bốn loại nhu cầu trên có mối quan hệ mật thiết với nhau và nhu cầu này là điều kiện cho sự ra đời của nhu cầu kia. Nhu cầu vật chất gắn liền với sự tồn taị và phát triển của cơ thể sống. Nó thôi thúc con ngƣời phải lao động và sáng tạo để tạo ra của cải vật chất nuôi sồng bản thân. Nhu cầu này xuất phát từ thực tiễn cuộc sống đặt ra, đó là mong muốn đƣợc đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của bản thân. Vậy để đáp ứng nhu cầu này, con ngƣời cần phải lao động và sáng tạo để tạo ra của cải vật chất nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con ngƣời. Đối với nhu cầu thẩm mĩ. Trƣớc hết, phải đáp ứng nhu cầu vật chất. Khi đã đủ ăn, đủ mặc, hay đƣợc đáp ứng những nhu cầu cơ bản thì con ngƣời mới có những nhu cầu lớn hơn nhƣ: ăn ngon hơn, mặc đẹp hơn, cuộc sống dƣ thừa hơn Nhu cầu thảm mĩ cũng cần đƣơc nuôi dƣỡng, giáo dục từ nhỏ về giá trị thẩm mĩ, gíá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn, Muốn hình thành nhu cầu hiểu biết, chúng ta phải trải qua một quá trình học tập, tích lũy kinh nghiêm sống từ trong cuộc sống.Đó không chỉ là việc học ở nhà trƣờng mà còn từ cuộc sống xã hội Chúng ta đƣợc học từ những cái đơn giản: “ Học ăn, học nói, học gói, học mở” đến: “Học để biết, học để hiểu, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”. Thƣờng xuyên rèn luyện kiến thức để nâng cao trình độ hiểu biết, bồi dƣỡng thêm vốn tri thức của mình. Nhu cầu lao động, để có nhu cầu lao động chúng ta cần giáo dục về giá trị lao động. Hình thành trong mỗi con ngƣời khát khao đƣơc cống hiến tài năng, trí lực của bản thân cho xã hội.Mà bƣớc ban đầu là lám những điều đơn giản nhất. Bởi nếu chúng ta không biết lao động từ nhỏ thỉ lớn lên không biết quý trọng giá trị lao động, không biết làm việc trở thành kẻ vô dụng. Chính vì vậy, nó thôi thúc con ngƣời cần phải lao động, và con ngƣời đang làm việc là đang đáp ứng nhu cầu lao động của mình. Nhu cầu giao tiêp của cá nhân đƣơc hình thành ngay từ lúc ở trong bụng mẹ. Khi mới ra đời ta dạy cho trẻ ngôn ngử làm phƣơng tiện giao tiếp, ta nói chuyện với nó, Khi trẻ lớn lên, ta cho trẻ đến trƣờng đáp ứng các nhu cầu phát triển toàn diện khác, trong đó có nhu cầu giao tiếp. Việc chúng ta đang giao tiếp, nói chuyện hàng ngày với nhau hay làm viêc nhóm đó là chúng ta đang tìm cách thỏa mãn nhu cầu giao tiếp. Hơn nữa, qua giao tiếp mà nhân cách của con ngƣời đƣơc hình thành, phát triển và ngày càng hoàn thiện. Câu 8. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TẬM LÝ Hiện tƣợng khách quan → Não ngƣời bình thƣờng → Để lại dấu vết trên vỏ não (hình ảnh tâm lý) → Tâm lý (hình thành trong hoạt động và bằng hoạt động). Khi các thông tin về các thuộc tính của sự vật hiện tƣợng có đƣợc nhờ cảm giác đƣợc truyền tới vỏ não thìn gày lập tức chúng đƣợc tổ chức, sắp xếp tạo nên một hình ảnh đầy đủ có ý nghĩa về chính sự vật, hiện tƣợng đang tác động vào chính giác quan của chúng ta. + Chúng ta không chỉ thấy màu xanh đơn thuần mà thấy màu xanh của cây cỏ, của bầu trời. + Chúng ta không chỉ nghe thấy âm thanh mà còn nghe tiếng nhạc, tiếng hát. 19
  21. → quá trình tổ chức sắp xếp, lý giải và xác định ý nghĩa của hình ảnh về sự vật hiện tƣợng đó chính là TRI GIÁC. I. ĐỊNH NGHĨA TRI GIÁC Tri giác là một quá trình tâm lý, phản ánh một cách trọn vẹn một sự vật hiện tƣợng khách quan khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta. Nhƣ vậy: hình ảnh trọn vẹn của sự vật có đƣợc là dựa trên : + Cơ sở các thông tin do cảm giác đem lại. + Việc tổ chức, sắp xếp các thuộc tính bên ngoài của sự vật thành một thể thống nhất theo đúng cấu trúc khách quan. Cảm giác đƣợc coi là nguồn cung cấp thông tin đầu vào, còn tri giác là sự tổ hợp diễn giải gán ý cho các thông tin đó. II.ĐẶC ĐIỂM CỦA TRI GIÁC 1. Tri giác là một quá trình tâm lý. Ví dụ: khi ta có 1 rổ xoài. Chúng ta muốn biết đó là gì thì ở mức độ đơn giản nhất chúng ta cần phải tiếp xúc trực tiếp với nó 2. Tri giác phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tƣợng. Vd: nhờ mắt ta thấy đƣợc màu sắc, ƣớc lƣợng đƣợc kích thƣớc và số lƣợng quả xoài trong rổ. 3. Tri giác phản ánh trực tiếp. 4. Tri giác không phải là tổng số các cảm giác. Vd: Chúng ta chỉ cần nhìn bằng mắt và không sử dụng tới mũi miệng cùng với hiều biết trƣớc đó của bản thân, chúng ta tri giác và gọi tên đúng sự vật trên. 5. Tri giác là quá trình tích cực đƣợc gắn liền với hoạt động của con ngƣời.Tri giác mang tính tự giác,giải quyết một nhiệm vụ cụ thể,là hành động tích cực trong đó có sự kết hợp chặt chẽ của yếu tố cảm giác vận động. Vd:con ngƣời đặt ra nhiệm vụ và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. muốn biết sv trên buột chủ thể phải chủ động, tự giác và tích cực để tri giác đúng sv trên. Tri giác giúp con ngƣời Xác định đƣợc vị trí của chủ thể đối với sự vật hiện tƣợng trong thế giới xung quanh một cách tƣơng đối rõ ràng. Tri giác giúp con ngƣời xác định đƣợc sự vật hiện tƣợng đó thuộc loại nhóm sự vật hiện tƣợng nào, tứclà tri giác “tự động” xác định mối quan hệ giữa một sự vật hiện tƣợng và nhóm. Quan hệ giữa cảm giác và tri giác *QUAN HỆ: A→B + Cảm giác là cơ sở cho tri giác. + Tri giác quy định chiều hƣớng lựa chọn các cảm giác thành phần, mức độ và tính chất của cảm giác thành phần. II. VAI TRÒ CỦA TRI GIÁC - Vai trò của tri giác và hoạt động nhận thức của con ngƣời : Tri giác là thành phần chính của nhận thức cảm tính, đặc biệt là ở ngƣời trƣởng thành.Nò là một điều kiện quan trọng cho sự định hƣớng hành vi và hoạt động của con ngƣời trong môi trƣờng xung quanh. Hình ảnh của tri giácgiúp con ngƣời điều chỉnh hành động cho phù hợp với sự vật hiện tƣợng khách quan. Đặc biệt hình thức tri giác cao nhất: quan sát, do những điều kiện xã hội chủ yếu là lao động xã hội trờ thành 20
  22. một mặt tƣơng hỗ trợ độc lập của hoạt động và trở thành một phƣơng pháp nghiên cứu quan trọng của khoa học, cũng nhƣ của nhận thức thực tiễn. Ví dụ:Ta có thể nhận dạng một vật mà không cần dùng mắt mà có thể dùng tay để sờ hoặc bóp ta cũng có thể nhận ra đó là vật gì. Có nhiều quan điểm cho rằng tri giác và cảm giác là một thể thống nhất.Theo bạn quan điểm trên đúng hay sai? Tại sao? Trả lời: Quá trình tri giác diễn ra một cách tự động, ngay khi con ngƣời có cảm giác. Ranh giới giữa cảm giác và tri giác về mặc thời gian là không rõ ràng, việc tách biệt giữa cảm giác và tri giác hoàn toàn là do mục đích nhận thức. Trên thực tế, quá trình cảm giác và tri giác diễn ra một cách liên tục không thể chia cắt. Do vậy, cảm giác và tri giác là một hệ thống hợp nhất. III. KẾT LUẬN - Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh trọn vẹn thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tƣợng đang tác động trực tiếp vào giác quan. - Tri giác sử dụng trực quan do cảm giác mang lại. Vậy có thể nói: cảm giác là tiền đề để hình thành tri giác. - Tri giác sử dụng kinh nghiệm đã học đƣợc, tích lũy đƣợc trong quá khứ để có hình ảnh về sự vật hiện tƣợng một cách trọn vẹn phân biệt, xác định mối quan hệ giữa các sự vật hiện tƣợng với nhau. - Do vậy chúng ta cần phải học tập, cập nhật thông tin, tích cực trao đổi và tích lũy kiến thức tri giác đúng và vững về sự vật hiện tƣợng khách quan. Giải quyết các nhiệm vụ cụ thể và góp phần hoàn thiện bản thân. Câu 8. Quy luật có bản của tri giác I. KHÁI NIỆM: Khi nhìn vào bức tranh ta thấy đƣợc, ta biết đƣợc bức tranh vẽ cuốn sách, các hình vẽ nằm trong một cấu trúc nhất định với nhau tạo thành 1 chỉnh thể thống nhất, bức tranh đƣợc một phản xạ một cách đầy đủ, trọn vện thông qua các thuộc tính bên ngoài nhƣ màu sắc, hình dạng nghĩa là ta đã có tri giác về bức tranh. TRI GIÁC là quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tƣợng đang trực tiếp tác động các giác quan của chúng ta. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TRI GIÁC 1. Quy luật về tính đối tƣợng của tri giác : Tính đối tƣợng của tri giác đó là hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng là cũng thuộc về một sự vật, hiện tƣợng nhất định nào đó của thế giới bên ngoài. Hình ảnh trực quan của tri giác: + Đặc điểm của sự vật hiện tƣợng. + Hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Ví dụ: các chú bộ đội có thể tri giác đƣợc chiếc xe tăng dựa vào tiếng xích xe, tiếng động cơ.  Tính đối tƣợng của tri giác có vai trò quan trọng – nó là cơ sở của chức năng định hƣớng hành vi và hoạt động của con ngƣời Dựa trên kinh nghiệm, sự hiểu biết về sự vật, hiện tƣợng đồng thời sử dụng một tổ hợp các hoạt động của các cơ quan phân tích để tránh các đặc điểm của sự vật, đƣa chúng vào hình ảnh của sự vật hiện tƣợng, vì vậy mà tri giác mang tính độc lập bao giờ bao giờ cũng thuộc về một sự vật hiện tƣợng. Ví dụ: ngƣời họa sĩ tri giác bức tranh tốt hơn chúng ta. Ứng dụng: Khi cần xác định đó là đối tƣợng gì phản ánh bản chất bên trong của đối tƣợng. Nếu chỉ dựa trên những hình ảnh về đặc điểm mà sự vật hiện tƣợng đem lại thông qua các giác quan khó có thể đem lại tri giác một cách đầy đủ, trọn vẹn. 21
  23. Ngƣợc lại, chỉ dựa trên hiểu biết vốn kinh nghiệm của bản thân mà vội vàng đƣa ra kết luận rất dễ dàng mắc sai lầm thiếu chính xác trong quyết định. 2. Quy luật về tính lựa chọn cuả tri giác Khi ta tri giác một sự vật hiện tƣợng nào đó thì có nghĩa là ta tách sự vật đó ra khỏi bối cảnh chung quanh lấy nó làm đối tƣợng phản ánh của mình. Vai trò giữa đối tƣợng và bối cảnh có thể chuyển đổi cho nhau Hình bên trên: đầu ngƣời hay bình hoa. Hình về một cuốn vở có chữ viết có những dòng chữ viết bằng màu mực khác nhau. + Có liên hệ chặt chẽ với tính trọn vẹn. + Do hứng thú, trạng thái tâm sinh lý cũng ảnh hƣởng tới tri giác Ví dụ: trong sách có nhiều chữ in nghiêng để nhấn mạnh, giáo viên dùng mực đỏ đánh giấu chỗ sai của học sinh Xung quanh (điều kiện bên ngoài, ngôn ngữ ) ta có vô vàn sự vật, hiện tƣợng tác động vào tri giác không thể phản ánh đƣợc tất cả các sự vật hiện tƣợng mà chỉ lựa chọn, tách ra một số tác động để tạo thành tri giác về đối tƣợng. Ứng dụng • Trang trí, bố cục. • Trong giảng dạy các thầy cô thƣờng dùng bài giảng kết với tài liệu trực quan sinh động, yêu cầu học sinh làm các bài tập điển hình, nhấn mạnh những phần quan trọng giúp các học sinh tiếp thu bài. 3. Quy luật vể tính ý nghĩa : +Những hình ảnh của tri giác mà con ngƣời thu đƣợc luôn luôn có một ý nghĩa xác định. +Khi tri giác một sự vật hiện tƣợng nào đó ta gọi tên đƣợc sự vật hiện tƣợng đó trong óc, và xếp sự vật hiện tƣợng đó vào một nhóm, một lớp các sự vật hiện tƣợng nhất định +Ngay cả tri giác sự vật không quen thuộc, chúng ta cũng cố thu nhận trong nó một sự giống nhau nào đó vơí những đối tƣợng mà mình đã biết, xếp nó vào một nhóm phạm trù nào đó. Ứng dụng • Quảng cáo. • Nghệ thuật. • Tùy thuộc vào đặc điểm của nhóm khách hàng mà đƣa những sản phẩm phù hợp 4. Quy luật về tính ổn định của tri giác + Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật hiện tƣợng một cách không thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi. +Tính ổn định của tri giác đƣợc hình thành trong hoạt động với đồ vật và là một điều kiện cần thiết của đời sống con ngƣời. Tính ổn định của tri giác do kinh nghiệm mà có. Ví dụ: Khi viết lên trang giấy ta luôn thấy trang giấy có màu trắng mặc dù ta viết dƣới ánh đèn dầu, lúc trời tối. + Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do cấu trúc của sự vật hiện tƣợng tƣơng đối ổn định trong một thời gian, thời điểm nhất định, mặt khác do cơ chế tự điều chỉnh của hệ thần kinh cũng nhƣ vốn kinh nghiệm về đối tƣợng. Là điều kiện cần thiết của hoạt động thực tiễn của con ngƣời. 22
  24. Ví dụ: một đứa trẻ đứng gần ta và một ngƣời lớn đứng xa ta hàng km, ảnh của đứa trẻ lớn hơn ảnh của ngƣời lớn, nhứng ta vẫn biết đâu là đứa trẻ đâu là ngƣời lớn nhờ tri giác. Ứng dụng: • Trong hoạt động quản lý các nhà quản lý, lãnh đạo ít bị tác động bởi môi trƣờng xung quanh, có cái nhìn bao quát, toàn diện. • Tuy nhiên, đôi khi lại dẫn đến cái nhìn phiến diện, độc đoán, trong suy nghĩ hành động của con ngƣời. 5. Quy luật tổng giác : + Ngoài bản thân những kích thích gây ra nó, tri giác của con ngƣời còn bị quy định bơỉ một loạt các nhân tố nằm trong bản thân chủ thể tri giác. + Sự phụ thuộc của tri giác vào vào nội dung của đơì sống tâm lý, vào đặc điểm nhân cách của họ gọi là tổng giác. Đời sống tâm lý của con ngƣời TRI GIÁC ĐĐặc điểm nhân cách Bên cạnh những điều kiện tri giác những điều kiện tri giác còn thuộc vào bản thân của: nhu cầu, mong muốn, tình cảm, mục đích . Ứng dụng • Trong giao tiếp: hình dáng, phong cách, nét mặt, ánh mắt, cách trang điểm, quần áo, lời nói, nụ cƣời ít nhiều cũng ảnh hƣởng đến tri giác, những hiểu biết về trình độ văn hóa, nhân cách, tình cảm dành cho nhau. • Trong giáo dục: quan tâm đến kinh nghiệm, vốn hiểu biết, hứng thú, tâm lý, tình cảm giúp học sinh nhạy bén, tinh tế hơn. 6. Ảo giác ( ảo ảnh thị giác) Nhìn vào các hình ảnh sau: a b c d hình 1 hình 2 Nhìn vào hình 1: ab=cd mà nhƣ là ab >cd Nhìn vào hinh 2 nhƣ ống hút bị gãy. Nguyên nhân: Nguyên nhân khách quan: + Do thiếu sự tƣơng phản giữa vật và nền, do sự xóa nhòa giữa vật và nền. Ví dụ: lợi dụng điều này trong chiến tranh, ngƣời ta ngụy trang cộng sự, khẩu súng bằng lá cây. + Do hiệu ứng khuếch tán, nghĩa là vật sàng to hơn vật tối mặt dù chúng bằng nhau. 23
  25. Ngƣời ta ứng dụng việc này vào thời trang: nếu bạn nữ có da trắng hồng, hay lựa chọn màu áo thật thẩm thì nổi hơn và ngƣợc lại ngƣời co da đen thì lựa chọn màu sang chứ đừng mặc áo màu trắng hay đen, đỏ,. Nếu bạn thấp thì nên mặc áo kẻ dọc sẽ tạo cảm giác cao hơn, nếu bạn cao, ốm thì nên mặc áo kẻ ngang. Nguyên nhân chủ quan: không hiểu đƣợc ý nghĩa về hinh ảnh mà mình cần tri giác. Từ đó ta đƣa ra khái niệm: +Ảo giác là tri giác không đúng, bị sai lệch. Những hiện tƣợng này tuy không nhiều, song nó có tính qui luật. +Ngƣời ta lợi dụng ảo giác vào trong kiến trúc, hội họa, trang trí, trang phục để phục vụ cho cuộc sống con ngƣời • Bên cạnh đó, thì ảo giác còn gây ra hoang tƣởng, mơ mộng về một việc mà biết chắc không có thật, phản ánh không đúng, sai lệch về bản chất bên trong của sự vật, hiện tƣợng Ƣu điểm • Tri giác có vai trò quan trọng đối với con ngƣời, thành phần chính của nhận thức cảm tính, là cơ sở cho hoạt động tâm lý cao hơn. • Đƣợc vận dụng rộng rãi trong đời sống xã hội: giao tiếp, quản lý, kinh doanh • Tri giác phải dựa trên đặc điểm, mối quan hệ với các sự vật hiện tƣợng, xúc cảm đối với đối tƣợng. • Cần rèn luyện năng lực quan sát, để có tri giác chính xác, nhanh chóng Khuyết điểm • Tri giác chỉ dựa trên yếu tố tâm lý, một số hiện tƣợng để đánh giá bản chất của đối tƣợng, đƣa đến quyết định cứng nhắc, thiếu chính xác • Tránh đánh giá máy móc, phiến diện về sự vât-hiện tƣợng. Câu 10. Phân tích khái niệm của tƣ duy. Muốn phát triển tu duy thì cần phải làm gì? I/ Định nghĩa: Tƣ duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tƣợng trong hiện thực khách quan mà trƣớc đó ta chƣa biết. * Các khái niệm cần làm rõ:  Quá trình tâm lý: là những hiện tƣợng tâm lý diễn ra trong thời gian tƣơng đối ngắn, có mở đầu, diễn biến ve kết thúc tƣơng đối rõ ràng. Quá trình tâm lý gồm các quá trình: + Quá trình nhận thức: là quá trình phản ảnh bản thân hiện tƣợng khách quan (cảm giác, tri giác, biểu tƣợng, trí nhớ, tƣởng tƣợng, tƣ duy,) + Quá trình cảm xúc: là những rung cảm của chủ thể khi nhận thức thế giới bên ngoài từ đó biểu thị thái độ đối với khách quan bên ngoài. + Quá trình ý chí: là quá trình điều khiển, điều hành động của chủ thể nhằm cải tạo thế giới, thỏa mãn yêu cầu cá nhân và xã hội (không khí điều khiển cá nhân mà cả thế giới bên ngoài) Vì vậy 24
  26. Đời sống tâm lý luôn phải cân bằng có 3 quá trình trên đây Nếu thiên về lý trí con ngƣời sẽ thiếu tình cảm, tâm hồn khô khan. Nếu thiên về tình cảm con ngƣời sẽ thiếu sáng suốt. Thiếu ý chí thì tình cảm con ngƣời không thể biến thành hành động. (vd: Đi dọc đƣờng thấy quán hủ tiếu thấy thèm nên ghé vào ăn. Lúc gặp ngƣời già đi ăn xin thấy thƣơng cảm nên cho tiền)  Thuộc tính bản chất: là sự tổng hợp tất cả các mặt, các mối liên hệ mang tính cơ bản, tất nhiên ổn định bên trong sự vật chi phối sự vận động và phát triển của nó để phân biệt giữa sự vật này với sự khác. . Đặc tính vốn có của một sự vật, nhờ đó sự vật tồn tại và qua đó con ngƣời nhận thức đƣợc sự vật, phân biệt đƣợc sự vật này với sự vật khác. Màu sắc là một thuộc tính của mọi vật thể. (vd: Thuộc tính bản chất của con ngƣời đó chính là biết chế tạo và sử dụng các công cụ lao động, có ngôn ngữ, có quan hệ xã hội. Gừng cay muối mặn )  nhận thức cảm tính là: phản ánh một cách trực tiếp các đối tƣợng bên ngoài sự vật, hiện tƣợng (màu sắc, kích thƣớc, khối lƣợng, âm thanh, mùi, vị, bề mặt, nhiệt độ) và thông qua các giác quan vào bộ óc của con ngƣời. Mang tính chủ quan nên thƣờng không chính xác.  nhận thức lý tính là:đƣợc nảy sinh từ nhận thức cảm tính. Nó phản ánh một cách gián tiếp, trừu tƣợng, khái quá, sâu sắc những đặc điểm, tính chất, quan hệ bên trong của sự vật (đặc tính, tính chất, công dụng) vào trong bộ óc con ngƣời và đƣợc biểu đạt bằng ngôn ngữ. Mang tính khách quan nên thƣờng chính xác.  Mối liên hệ: là sự tác động (ràng buộc, thâm nhập ) lẫn nhau mà sự thay đổi cái này tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi của cái kia. (vd: mối liên hệ giữa bản chất và hiện tƣợng, khi bản chất thay đổi thì hiện tƣợng sẽ thay đổi, đồng thời hiện tƣợng sẽ tác động lại đối với bản chất. )  Quy luật : Quan hệ không đổi, đƣợc biểu thị dƣới dạng công thức khái quát, giữa nhiều hiện tƣợng hoặc nhóm hiện tƣợng, là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên , chung, lặp lại giữa các sự vật hiện tƣợng và chi phối mọi sự vận động, phát triển của nó. (vd: Quy luật từ những sự thay đổi về lƣợng thành những sự thay đổi về chất và ngƣợc lại là một trong những quy luật cơ bản nhất trong thế giới vật chất, tồn tại trong mọi sự vận động và phát triển)  Chưa biết: là sự hoàn toàn chƣa nhận thức hay nhận thức chƣa đầy đủ, chƣa rõ ràng, chƣa biết chắc chắn, là quá trình nhận thức cảm tính của con ngƣời (là giai đoạn đầu để hình thành nên tư duy). Có thể xem chƣa biết có hai dạng nhƣ sau: Chƣa biết không tƣ duy:sự hoàn tòa chƣa nhận thức, xa tầm hiểu biết Vd: Một đứa trẻ lớp 1 sẽ hoàn toàn không nhận thức đƣợc một bài toán lƣợng giác của lớp 10. Chƣa biết có tƣ duy: sự nhận thức chƣa đầy đủ, chƣa rõ ràng, chƣa biết chắc chắn. Vd: Ca dao có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối.” 25
  27. Thực chất ngƣời ta chỉ biết vào những ngày của tháng nào thì trời sẽ sáng lâu hay tối lâu. Nhƣng không hề biết vào những tháng này thì trục của Trái đất bị lệch nhiều nhất và làm cho một bán cầu nhận ánh sáng nhiều nhất hay ít nhất. II/ Phát triển tƣ duy  Phải xem trọng việc phát triển tƣ duy. Vì nếu không có khả năng tƣ duy thì không thể học tập không hiểu biết, không cải tạo đƣợc tự nhiên,xã hội và rèn luyện bản thân.  Phải đặt cá nhân vào tình huống có vấn đề để kích thích tính tích cực của bản thân, độc lập sáng tạo khi giải quyết tình huống có vấn đề.  Phải rèn luyện học tập nâng cao nhận thức để phát triển khả năng tƣ duy tốt, chính xác.  Phải tăng cƣờng khả năng trừu tƣợng khái quát.  Phải thƣờng xuyên quan sát tìm hiểu thực tế, rèn luyện cảm giác, tính nhạy cảm, năng lực trí nhớ nhằm nâng cao nhận thức cảm tính để sau đó rút ra nhận thức một cách lý tính, có khoa học.  Phải trau dồi vốn ngôn ngữ, vì ngôn ngữ là cái vỏ thể hiện của tƣ duy và thông qua đó mới biểu đạt tƣ duy của bản thân cũng nhƣ lĩnh hội tƣ duy của ngƣời khác.  Tích cực trong nhiều hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp. *Bên cạnh đó, cũng có những sai sót trong tƣ duy mà chúng ta cần tránh Sai sót trong tƣ duy có khi là hiện tƣợng tâm lý bình thƣờng nhƣng cũng có khi sai sót do bệnh lý. Là những sai sót thuộc về kết quả tƣ duy (phán đoán, suy lý không chính xác, sự hiểu biết khái niệm không đầy đủ) hoặc về hình thức thao tác của tƣ duy (không biết tƣ duy trừu tƣợng, sai sót trong phân tích, tổng hợp vấn đề, thiếu mềm dẻo ) Sai sót của tƣ duy có quan hệ chặt chẽ với những sai sót của các quá trình tâm lý khác nhất là ý thức, cảm xúc, chú ý, năng lực, vốn hiểu biết. Sau đây là một số sai sót của tƣ duy có liên quan đến quá trình bệnh lý của ngƣời bệnh: ● Sự định kiến  Là kết quả tƣ duy về những sự vật hiện tƣợng có thực nhƣ ngƣời bệnh cố gán cho nó một ý nghĩa khác quá mức, không đúng nhƣ vốn có của nó và ý tƣởng này chiếm ƣu thế trong ý thức, tình cảm của ngƣời bệnh.  Ví dụ ngƣời bệnh quá cƣờng điệu về khuyết điểm của mình, tự ty ● Ý tƣởng ám ảnh:  Bệnh nhân có những ý tƣởng không phù hợp với thực tế khách quan.  Ví dụ: Bệnh nhân luôn có ý nghĩ rằng mình có lỗi hoặc xúc phạm với thầy thuốc nhƣng trong thực tế thì không phải nhƣ vậy. Ý nghĩ này có khi ngƣời bệnh biết là sai và tự đấu tranh để xua duổi nó nhƣng không đƣợc. Ý tƣởng ám ảnh thƣờng gắn với những hiện tƣợng ám ảnh khác, nhƣ lo sợ ám ảnh, hành vi ám ảnh. ● Hoang tƣởng:  Là những ý nghĩ, phán đoán sai lầm, không phù hợp với thực tế do bệnh tâm thần sinh ra.  Ví dụ: Bệnh nhân luôn có ý nghĩ mình bị truy hại, bị nhiều bệnh hoặc mình là ngƣời vĩ đại những ý nghĩ này sẽ mất đi khi bệnh khỏi hoặc thuyên giảm trong các bệnh tâm thần. Câu 11. VÌ SAO TƢ DUY MANG BẢN CHẤT XÃ HỘI  Tƣ duy là gì? Tƣ duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của của sự vật, hiện tƣợng trong hiện thực khách quan mà trƣớc đó ta chƣa biết.  Bản chất xã hội của tƣ duy. 26
  28. Tƣ duy đƣợc tiến hành trong bộ óc của từng ngƣời cụ thể , nhƣng tƣ duy có bản chất xã hội và đƣợc thể hiện qua các mặt sau: Hành động tƣ duy đều dựa trên cơ sở kinh nghiệm mà các thế hệ trƣớc đã tích lũy, tức là dựa vào kết quả hoạt động nhận thức mà xã hội loài ngƣời đã đạt đƣợc từ trƣớc tới nay. Tƣ duy dựa vào vốn từ ngữ mà các thế hệ trƣớc sáng tạo ra với tƣ cách là một phƣơng tiện biểu đạt, khái quát và giữ gìn kết quả hoạt động nhận thức của loài ngƣời. Bản chất quá trình tƣ duy đƣợc thúc đẩy do nhu cầu của xã hội, ý nghĩa là ý nghĩ của con ngƣời đƣợc hƣớng vào việc giải quyết các nhiệm vụ nóng hổi nhất của giai đoạn lịch sử đƣơng đại. Tƣ duy mang tính tập thể: tức tƣ duy phải sử dụng các tài liều thu đƣợc trong các lĩnh vực tri thức liện quan, nếu không sẽ không giải quyết đƣợc các nhiệm vụ đặt ra. Tƣ duy mang tính tích cực: Tƣ duy của mỗi ngƣời đƣợc hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức tích cực của bản thân họ, giải quyết nhiệm vụ cấp thiết, nóng hổi nhất của giai đoạn lịch sử đƣơng đại. Sau đây ta sẻ thử phân tích mọt ví dụ để thấy đƣợc bản chất xã hội của tƣ duy: Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về sự ra đời của máy vi tính một sản phẩm của tƣ duy mà ta không thể không biết tới. Qua ví dụ này ta sẽ thấy rõ hơn về bản chất xã hội của tƣ duy, những cái mới mà trƣớc đó con ngƣời chƣa biết tới. Đây là một trong những chiếc siêu máy tinh đầu tiên trên thế giới và chiếc máy tính xách tay đầu tiên. Để tạo ra những chiếc máy tinh nhƣ bây giời mà ta đang sử dụng, không phải là chuyện ngày một ngày hai, không phải chỉ đƣợc tạo ra sau vài giờ, không phải chỉ cần một ngƣời là đủ. Mà là cả một giai đoạn lịch sử, rất nhiều tài liệu, kiến thức và kinh nghiệm của bao nhiêu ngƣời đi trƣớc Từ chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới (thập niên 50 của thế kỉ XX) kích thƣớc tới 250m vuông, nhƣng tốc độ chỉ đạt vài ngàn phép tính trên một giây; tới chiếc máy tính để bàn nhỏ gọn nhƣ hình bên rồi chiếc máy tính xách tay rất tiện gọn. Máy tình điện tử ra đời vào năm 1946 tại hoa kì từ đó đã phát triển rất mạnh và đến nay đã trải qua 5 thế hệ máy tính. Thế hệ 1 (thập niên 50) dùng bòng điện tử chân không, tiêu thụ năng lƣợng rất lớn. Kích thƣớc máy rất lớn (khoảng 250 m vuông ) nhƣng tốc độ sử lý lại rất chậm chỉ đạt khoảng vài ngàn phép tính trên giây.giá cả thì cắt cổ . Thế hệ 2 (thập niên 60 ) : các bóng điện tử đã đc thay bằng các bóng làm bằng chất bán dẫn nên năng lượng tiêu thụ giảm, kích thước nhỏ hơn nhưng vẫn rất lớn ( 50 m vuông ), tốc độ xử lý đạt khoảng vài chục ngàn phép tính trên giây( có thể đọc hay không cũng được, nói qua một chút thôi) + Thế hệ 5 : là thế hệ máy tính hiện nay,đc tập trung phát triển về nhiều mặt nhằm nâng cao tốc độ xử lý va tạo thêm nhiều tính năng cho máy. Các máy tính hiện nay có thể xử lý hàng chục tỷ phép tính trên giây . -Tƣ duy sử dụng kinh nghiệm của những ngƣời đi trƣớc: Tƣ duy tạo ra những chiếc máy tính này là dựa vào kinh nghiệm của các thế hệ đị trƣớc, cái cũ sẽ để lại kinh nghiệm cho cái mới. Kinh nghiệm mà trƣớc đó những ngƣời đã từng nghiên cứu và chế tạo máy vi tinh để lại. Đó là tƣ duy phải dựa vào kinh nghiệm. -Tƣ duy là do nhu cầu xã hội thúc đẩy: 27
  29. Khi mà số lƣợng công việc ngày càng nhiều, con ngƣời quá bận rộn, máy tính ra đời giúp con ngƣời tính toán nhanh hơn. Sau này còn là nhu cầu giúp con ngƣời giải trí sau những giờ làm việc mệt mỏi_nhu cầu giải trí. Nhu cầu giao tiếp,tình cảm do khoảng cách địa lí, máy tính đã đƣa con ngƣời lại gần nhau (internet). Máy tính ra đời là để giải quyết nhu cầu của con ngƣời hay tƣ duy tạo ra máy tính là do nhu cầu xã hội. -Tƣ duy sử dụng ngôn ngữ của các thế hệ trƣớc để lại: Và tất nhiên tƣ duy phải sử dụng ngôn ngữ mà các thế hệ trƣớc tạo ra. Những ngƣời tạo ra những chiếc máy vi tính này nếu muốn ngƣời sau biết cách sản xuất nó họ phải lƣu lại bằng ngôn ngữ: chữ viết hoặc âm thanh cái mà họ đã tƣ duy ra. Cũng nhƣ các thế hệ trƣớc đó đã để lại cho họ. Nếu không một nhà nghiên cứu nào để lại những gì mình tìm tƣ duy đƣợc thì chắc rằng máy vi tính sẽ không bao giờ ra đời. -Tƣ duy mang tính tập thể: Việc tạo ra chiếc máy tính bảng tuyệt vời nhƣ hình dƣới không chỉ quy định bởi các công việc liên quan đến lĩnh vực sản xuất máy tính mà còn là sự kết hợp của rất nhiều các ngành nghề lĩnh vực liên quan, đó là thành quả tƣ duy của những ngƣời làm trong các lĩnh vực khác về thiết kế thời trang, phần mềm, vật lý học, tin học, điện tử, kĩ thuật đồ họa, lập trình Tức là dựa trên kết quả tƣ duy của tập thể. -Tƣ duy mang tính tích cực: Thử hỏi các bạn: sự ra đời của máy vi tính có mang tính tích cực không? Rất tích cực, việc tạo ra máy tính công nghệ cao đã giúp con ngƣời giải quyết các công việc nhanh hơn và hiệu quả hơn.Không những thế, đó còn là phƣơng tiện giải trí hữu hiệu và bổ ích cho con ngƣời sau những giờ làm việc mệt mỏi.Và đã mang lại một thời kì mới trong văn minh nhân loại, thời kì của công nghệ. Tính tích cực của những tƣ duy sáng tạo nhƣ thế này chắc hăn không phải bàn cãi. Chính vì tƣ duy là để giải quyết các nhiệm vụ của con ngƣời Trên đây chỉ là một trong vô số những ví dụ nhƣ thế, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ngay qua những việc nhỏ nhặt xung quanh ta: thử hỏi, tại sao chúng ta, những ngƣời trẻ tuổi thƣờng hay nói hay trách móc những cụ già, ông bà ta ở nhà, hay là thậm chí cả bố mẹ ta lạc hậu. vì sao thế? Vì chúng ta và họ sống trong hai giai đoạn lịch sử khác nhau.Vì sao họ không biết sử dụng điện thoại di động?vì sao họ không biết tới internet? Vì xã hội mà họ sống trƣớc đó không có những thứ mà chúng ta đang dùng. Đơn giản, Việt Nam chỉ mới đổi mới đƣợc hơn 20 năm nay và tan dƣ của xã hội cũ vẫn còn đâu đó trong xã hội này.  Kết luận Từ đó ta có thể thấy tƣ duy mang đậm bản chất xã hội.vì vậy khi nghiên cứu về tƣ duy con ngƣời ta cần phải chú ý những vấn đề sau: Tƣ duy phản ánh đƣợc các quy luật, vì tƣ duy lấy ngôn ngữ làm phƣơng tiện và có bản chất xã hội. Tƣ duy nảy sinh do yêu cầu của thực tiễn cuộc sống cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân mình của con ngƣời. Tƣ duy phản ánh những cái mới, những cái trƣớc đó ta chƣa biết, nó khác xa về chất so với nhận thức cảm tính và trí nhớ. 28
  30. Tƣ duy trừu tƣợng, tƣ duy bằng ngôn ngữ chỉ có ở con ngƣời, những ngƣời phát triển bình thƣờng và trong trạng thái tỉnh táo. Nhờ có tƣ duy mà kho tàng nhận thức của loài ngƣời ngày càng đồ sộ, xã hội loài ngƣời luôn luôn phát triển, thế hệ sau bao giờ cũng văn minh tiến bộ hơn thế hệ trƣớc. Bài học kinh nghiệm rút ra: Cần tìm hiểu về môi trƣờng về xã hội mà ngƣời đó sinh sống Tìm hiểu về truyền thống, hoàn cảnh gia đình vì gia đình là một xã hôi thu nhỏ ảnh hƣơng tới con ngƣời nhiều nhất. Khi cần tƣ duy về một vấn đề gì đó cần thu thập những tài liệu, dựa vào những kinh nghiệm của những ngƣời đi trƣớc về vấn ta tƣ duy và phải biết gắn tƣ duy đó với tình hình xã hội đƣơng thời. Câu 12: Phân tích tính có vấn đề của tƣ duy I. Khái niệm tƣ duy Tƣ duy là quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tƣợng trong hiện thực khách quan mà trƣớc đó ta chƣa biết. Tƣ duy là một trong bốn thành phần cấu tạo của ý thức con ngƣời, là mức độ thấp của nhận thức lý tính. II. Đặc điểm của tƣ duy Tƣ duy con ngƣời có 5 đặc điểm cơ bản sau đây: 1. Tính có vấn đề của tƣ duy Tƣ duy chỉ nảy sinh trong hoạt động thực tiễn xuất hiện một mục đích mới, một vấn đề mới mà những phƣơng pháp, phƣơng tiện cũ không đủ để giải quyết. những hoàn cảnh (tình huống) nhƣ thế gọi là hoàn cảnh có vấn đề. Không phải tất cả các hoàn cảnh có vấn đề đều làm nảy sinh tƣ duy. Muốn làm xuất hiện một quá trình tƣ duy thì hoàn cảnh có vấn đề đó phải đƣợc cá nhân nhận thức đƣợc đầy đủ. 2. Tính gián tiếp của tƣ duy Tƣ duy phát hiện ra ản chất của sự vật, hiện tƣợng và quy luật chi phối chúng nhờ công cụ, phƣơng tiện và các thành tựu trong hoạt động nhận thức của loài ngƣời và kinh nghiệm của cá nhân mình. Tính gián tiếp còn biểu hiện trong ngôn ngữ. Con ngƣời luôn dùng ngôn ngữ để tƣ duy. Nhờ đặc điểm này mà tƣ duy đã mở rộng không giới hạn phạm vi nhận thức của con ngƣời. 3. Tính trừu tƣợng và khái quát hóa của tƣ duy Tƣ duy mang tính loại bỏ những thuộc tính, dấu hiệu không cần thiết cho quá trình tƣ duy, chỉ giữ lại những thuộc tính cần thiết nhất, bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật, hiện tƣợng hợp thành một nhóm, phạm trù. Tính trừu tƣợng và khái quát hóa cho phép con ngƣời giải quyết những công việc trong hiện tại và tƣơng lai. 4. Tƣ duy gắn liền với ngôn ngữ Tƣ duy có quan hệ mật hiết với ngôn ngữ. tƣ duy không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ mà phải dùng ngôn ngữ làm phƣơng tiện. Nếu không có ngôn ngữ thì bản than quá trình tƣ duy không thể diễn ra, đồng thời các sản phẩm của tƣ duy không tồn tại với bản than chủ thể và đối với ngƣời khác. 5. Tƣ duy quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính 29
  31. Nhận thức cảm tính là kênh cung cấp thông tin duy nhất cho hoạt động tƣ duy, là mối liên hệ giữa tƣ duy và hiện thực. Các hoạt động trong quá trình nhận thức của con ngƣời không hoàn toàn tách biệt mà luôn xâm nhập, bổ sung, tác động lẫn nhau. Ngƣợc lại, tƣ duy và sản phẩm của nó ảnh hƣởng đến các quá trình của nhận thức cảm tính, đến lựa chọn, tính có ý nghĩa, tính ổn định của tri giác. III. Tính có vấn đề của tƣ duy Đây là tính chất cơ bản và quan trọng nhất của quá trình tƣ duy. Không có hoàn cảnh có vấn đề, quá trình tƣ duy không thể hình thành và phát triển. 1. Khái niệm “vấn đề” Vấn đề là những hoàn cảnh, tình huống thực tế diễn ra mà những phƣơng tiện, phƣơng pháp hành động quen thuộc không đủ để giải quyết. Những hoàn cảnh (tình huống) nhƣ thế gọi là hoàn cảnh có vấn đề Ví dụ: - Dùng 12 cây để trồng thành 6 hàng, mỗi hàng 4 cây. - Dùng 10 cây để trồng thành 5 hàng, mỗi hàng 4 cây - A và B mỗi người có 1 ổ khóa và 1 chìa khóa khác nhau làm sao để 2 người họ lúc nào cũng có thể khóa và mở khóa được? 2. Mối quan hệ giữa vấn đề và tƣ duy - Vấn đề là tiền đề để làm xuất hiện tư duy: nhƣ đã trình bày ở trên, tƣ duy không thể hình thành nếu thiếu hoàn cảnh có vấn đề. Tình huống có vấn đề mà những biện pháp, công cụ trƣớc đây không thể giải quyết một cách có hiệu quả sẽ làm khời nguồn cho các hoạt động tƣ duy của con ngƣời. - Vấn đề có tác động thúc đẩy, động lực cho tư duy: Vấn đề nảy sinh sẽ là động lực thôi thúc con ngƣời tƣ duy để tìm khác giải quyết hiệu quả hơn. Đặc biệt là đối với những tình huống có vấn đề phù hợp, ngƣời giải quyết có nhận thức đầy đủ, có năng lực và nhu cầu giải quyết thì sẽ thúc đẩy nhanh chóng khả năng tƣ duy giải quyết vấn đề. Ví dụ: Giáo viên thƣờng xuyên cho bài tập phù hợp và động viên, khuyến khích học sinh để năng cao khả năng học tập. - Vấn đề là tiêu chuẩn kiểm chứng tính thực tế của tư duy: Nói cho cùng, tất cả các hoạt động nhận thức của con ngƣời đều xuất phát sau đó quay về hiện thực khách quan. Đối với một tình huống có vấn đề, con ngƣời luôn có nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề đó, nhƣng phƣơng pháp nào hiệu quả nhất, ứng dụng hiệu quả nhất trong thực tiễn sẽ đƣợc chọn lựa và thực hiện. Nếu tƣ duy chỉ dừng lại là những suy nghĩ thì sẽ không có giá trị. 30
  32. Ví dụ: đối với toán học, việc tìm ra con số Pi là vô cùng quan trọng, ngay từ thời cổ đại, đã có nhiều nghiên cứu và đƣa ra con số Pi gần đúng (từ 3,13 – 3,16). Ngày nay, các nhà toán học đã chứng minh đƣợc con số Pi là số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Đã có sự tiến xa trong lĩnh vực này, ngày nay tuy biết con số Pi là vô tận nhƣng việc tìm ra con số này đã lên tới hàng chục tỷ chữ số sau dấu phẩy (,). - Tư duy nảy sinh và phát triển góp phần thay đổi thực tế, vấn đề. Cách giải quyết mới sẽ giúp đặt nên những vấn đề mới hơn trong cuộc sống và lao động: Nhƣ đã nêu trong ví dụ trên, những kết quả của tƣ duy mang lại hiệu quả trong thực tiễn, đồng thời cũng đƣa con ngƣời đối diện với những vấn đề mới nảy sinh dựa trên nền tảng của những vấn đề cũ. Có thể lấy ví dụ về chƣơng trình học của học sinh cấp II và cấp III, các nội dung khá giống nhau nhƣng cấp II chỉ mang tính tổng quan, định tính còn cấp III thì đi sâu chi tiết và định lƣợng. Chƣơng trình học nhƣ vậy mới phù hợp và giúp nâng cao năng lực của học sinh. 3. Yêu cầu của vấn đề đối với tƣ duy Không phải bất cứ hoàn cảnh có vấn đề nào cũng làm nảy sinh tƣ duy. Quá trình tƣ duy chỉ xảy ra khi có những tình huống có vấn đề thỏa mãn các điều kiện sau: • Vấn đề phải xuất phát và có liên hệ trực tiếp đối với người giải quyết vấn đề. • Cá nhân phải có nhu cầu giải quyết vấn đề. • Vấn đề phải phù hợp với khả năng của người giải quyết. • Cá nhân phải nhận thức được đầy đủ vấn đề. • Cá nhân có những tri thức cần thiết để giải quyết vấn đề đó. Ví dụ: Nếu đƣa bài toán giải phƣơng trình bậc 2 cho học sinh lớp 3 giải, đây cũng là tình huống có vấn đề nhƣng không phù hợp bất kỳ yếu tố nào đã đƣợc nêu ở trên trong trƣờng hợp này. IV. Nhận xét, ý nghĩa thực tiễn 1. Nhận xét Nhƣ vậy tƣ duy không thể nảy sinh nếu thiếu vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Mức độ của vấn đề có tác động quyết định đến khả năng hình thành tƣ duy. Nhƣng việc tƣ duy và tìm ra đƣợc phƣơng pháp giải quyết vấn đề lại còn tùy thuộc vào năng lực và điều kiện thực tế của mỗi cá nhân trong quá trình nhận thức và tƣ duy. 2. Ý nghĩa Việc nhận ra đƣợc bản chất tính có vấn đề của tƣ duy giúp ta có cái nhìn khoa học và chính xác về khả năng hình thành tƣ duy, giải quyết vấn đề của chúng ta. Là yếu tố quan trọng để chỉ ra rằng việc nâng cao khả năng tƣ duy của con ngƣời là hoàn toàn có thể và chủ động, giúp con ngƣời ta có động lực để học tập, tích lũy và hoàn thiện bản thân, hoạt động của chính mình. 3. Đối với sinh viên Đối với sinh viên, việc học tập và rèn luyện đôi khi gây ra nhiều khó khăn nhƣng đó cũng là động lực giúp chúng ta có thể trƣởng thành hơn. Qua đó nêu ra nhiệm vụ đối với mỗi sinh viên là phải không ngừng học tạp, trau dồi bản thân để có thể giải quyết đƣợc nhiều vấn dề phức tạp do cuộc sống đem lại. 31
  33. Nhƣ vậy, vấn đề vừa là mục tiêu, động lực và sự đánh giá đối với mỗi chúng ta. Câu 13: Phân tích các đặc điểm của tƣ duy? I. Khái niệm về tƣ duy: Tƣ duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất,những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật,hiện tƣợng trong hiện thực khách quan mà trƣớc đó ta chƣa biết. II. Các đặc điểm của tƣ duy Tƣ duy thuộc mức độ nhận thức lý tính với các đặc điểm sau: a. Tính có vấn đề của tƣ duy. - Vấn đề là những tình huống,hoàn cảnh chứa đựng một mục đích,một vấn đề mới mà những hiểu biết cũ,những phƣơng pháp hành động cũ tuy còn cần thiết song không đủ sức giải quyết. - Tƣ duy chỉ xuất hiện khi gặp những hoàn cảnh,tình huống có vấn đề. Muốn giải quyết vấn đề đó con ngƣời phải tìm cách thức giải quyết mới. Tức là con ngƣời phải tƣ duy. Ví dụ : Giả sử để giải một bài toán,trƣớc hết học sinh phải nhận thức đƣợc yêu cầu,nhiệm vụ của bài toán,sau đó nhớ lại các quy tắc,công thức,định lí có liên quan về mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm,phải chứng minh để giải đƣợc bài toán.Khi đó tƣ duy xuất hiện Có phải tƣ duy luôn luôn xuất hiện? Không phải bất cứ hoàn cảnh nào tƣ duy cũng xuất hiện. Vấn đề chỉ trở nên tình huống có vấn đề khi chủ thể nhận thức đƣợc tình huống có vấn đề,nhận thức đƣợc mâu thuẫn chứa đựng trong vấn đề,chủ thể phải có nhu cầu giải quyết và phải có những tri thức liên quan đến vấn đề.Chỉ trên cơ sở đó tƣ duy mới xuất hiện. Vídụ :Nếu đặt câu hỏi giai cấp là gì? Với học sinh lớp 1 thì sẽ không làm học sinh phải suy nghĩ. Nếu cho bài toán : 2(x+1) = ? thì với học sinh lớp 2 tƣ duy sẽ không xuất hiện. b. Tính gián tiếp của tƣ duy. - Đến tƣ duy con ngƣời không nhận thức thế giới một cách trực tiếp mà có khả năng nhận thức nó một cách gián tiếp. Tính gián tiếp của tƣ duy đƣợc thể hiện trƣớc hết ở việc con ngƣời sử dụng ngôn ngữ để tƣ duy. Nhờ có ngôn ngữ mà con ngƣời sử dụng các kết quả nhận thức(quy tắc,khái niệm,công thức,quy luật )và kinh nghiệm của bản thân vào quá trình tƣ duy (phân tích,tổng hợp,so sánh,khái quát )để nhận thức đƣợc cái bên trong,bản chất của sự vật hiện tƣợng. Ví du : Để giải một bài toán thì trƣớc hết học sinh phải biết đƣợc yêu cầu,nhiệm vụ của bài toán,nhớ lại các công thức,định lí có liên quan để giải bài toán. Ta thấy rõ rằng trong quá trình giải bài toán đó con ngƣời đã dùng ngôn ngữ mà thể hiện là các quy tắc địnhlí ngoài ra còn có cả kinh nghiệm của bản thân chủ thể thông qua nhiều lần giải toán trƣớc đó. - Tính gián tiếp của tƣ duy còn đƣợc thể hiện ở chỗ,trong quá trình tƣ duy con ngƣời sử dụng những công cụ,phƣơng tiện (nhƣ đồng hồ,nhiệt kế,máy móc )để nhận thức đối tƣợng mà không thể trực tiếp tri giác chúng. Ví dụ: Để biết đƣợc nhiệt độ sôi của nƣớc ta dùng nhiệt ké để đo. 32
  34. Để đo ngƣời ta dùng các thiết bị đo đặc biệt để đo chứ không thể qua cảm nhận giác quan thông thƣờng mà biết đƣợc. - Nhờ có tính gián tiếp mà tƣ duy của con ngƣời đã mở rộng không giới hạn khả năng nhận thức của con ngƣời,con ngƣời không chỉ phản ánh những gì diễn ra trong hiện tại mà còn phản ánh đƣợc cả quá khứ và tƣơng lai. Ví dụ: Phim cổ trang Trung Quốc Dựa trên những dữ liệu thiên văn, khí hậu mà con ngƣời thu thập đƣợc mà con ngƣời dự báo đƣợc bão. Ví dụ: Các phát minh do con ngƣời tạo ra nhƣ nhiệt kế, tivi giúp chúng ta hiểu biết về những hiện tƣợng thiên nhiên,thực tế nhƣng không tri giác chúng ta trực tiếp. Ví dụ: Dựa vào những thành tựu và tri thức các nhà khoa học lƣu lại mà chúng ta tính toán đƣợc nhiều về vũ trụ mà kết quả là chúng ta phát hiện thêm nhiều thiên hà mới mà chúng ta chƣa một lần đặc chân đến. - Tƣ duy đƣợc biểu hiện trong ngôn ngữ. c. Tính trừu tƣợng và khái quát của tƣ duy. - Khác với nhận thức cảm tính, tƣ duy không phản ánh sự vật, hiện tƣợng một cách cụ thể và riêng lẻ. Tƣ duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện tƣợng những thuộc tính, những dấu hiệu cá biệt, cụ thể, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất chung cho nhiều sự vật hiện tƣợng, trên cơ sở đó mà khái quát những sự vật hiện tƣợng riêng lẻ, nhƣng có những thuộc tính chung thành một nhóm, một loại, một phạm trù. Nói cách khác tƣ duy mang tính trừu tƣợng và khái quát. + Trừu tƣợng là dùng trí óc để gạc bỏ những mặc những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ thứ yếu không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tƣ duy. + Khái quát là dùng tri óc để hợp nhất nhiều đối tƣợng khác nhau thành một nhóm, một loại, một phạm trù theo những thuộc tính,liên hệ,quan hệ chung nhất định. Trừu tƣợng và khái quát có mối liên hệ mật thiết với nhau ở mức độ cao.Không có trừu tƣợng thì không thể tiến hành khái quát, nhƣng trừu tƣợng mà không khái quát thì hạn chế quá trình nhận thức. Phân tích ví dụ : + Nói về khái niệm “ cái cốc”, con ngƣời trừu xuất những thuộc tính không quan trọng nhƣ chất liệu,màu sắc,kiểu dáng mà chỉ giữ lại những thuộc tính cần thiết nhƣ hình trụ,dùng để đựng nƣớc uống. Đó là trừu tƣợng. + Khái quát gộp tất cả những đồ vật có những thuộc tính cơ bản nói trên dù làm bằng nhôm, sứ, thủy tinh có màu xanh hay vàng tất cả điều xếp vào một nhóm “cái cốc”. - Nhờ có đặc điểm này mà con ngƣời không chỉ giải quyết đƣợc những nhiệm vụ hiện tại mà còn có thể giải quyết đƣợc những nhiệm vụ của tƣơng lai,trong khi giải quyết nhiệm vụ cụ thể vẫn có thể sắp xếp nó vào một nhóm,một loại,một phạm trù để có những quy tắc,những phƣơng pháp giải quyết tƣơng tự. Ví dụ: Khi tính diện tích hình chữ nhật ta có công thức : S = (a x b).Công thức này đƣợc áp dụng cho nhiều trƣờng hợp tƣơng tự với nhiều con số khác nhau. d. Tƣ duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ. 33
  35. - Tƣ duy mang tính có vấn đề, tính gián tiếp, tính trừu tƣợng và khái quát là do nó gắn chặt với ngôn ngữ. Tƣ duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tƣ duy của con ngƣời không thể diễn ra đƣợc, đồng thời các sản phẩm của tƣ duy (khái niệm, phán đoán )cũng không đƣợc chủ thể và ngƣời khác tiếp nhận. Ví dụ: Nếu không có ngôn ngữ thì những công thức toán học sẽ không có và không thể hiện đƣợc những hiểu biết về tự nhiên. Ví dụ: khi tiến hành lập trình PASCAL, ngƣời ta dùng ngôn ngữ để ghi lại để có một chƣơng trình lập trình hoàn chỉnh. Nếu không có ngôn ngữ để ghi lại thì cả chủ thể lẫn ngƣời học đều không thể tiếp nhận đƣợc trọn vẹn tri thức. - Ngôn ngữ cố định lại kết quả của tƣ duy, là phƣơng tiện biểu đạt kết quả tƣ duy, do đó có thể khách quan hóa kết quả tƣ duy cho ngƣời khác và cho bản thân chủ thể tƣ duy. Ngƣợc lại, nếu không có tƣ duy thì ngôn ngữ chỉ là những chuỗi âm thanh vô nghĩa. Tuy nhiên, ngôn ngữ không phải là tƣ duy mà chỉ là phƣơng tiện của tƣ duy. - Ngôn ngữ của chúng ta ngày nay là kết quả của quá trình phát triển tƣ duy lâu dài trong lịch sử phát triển của nhân loại,do đó ngôn ngữ luôn thể hiện kết quả tƣ duy của con ngƣời. Ví dụ: Công thức tính diện tích hình vuông S = (a x a) là kết quả của quá trình con ngƣời tìm hiểu tính toán.Nếu không có tƣ duy thì rõ ràng công thức này vô nghĩa. e. Tƣ duy có mối quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính - Nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác và tri giác, trong đó: +Cảm giác là một quá trình tâm lí phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tƣợng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta. + Tri giác là quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tƣợng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta. - Tƣ duy phải dựa vào nhận thức cảm tính, dựa trên những tài liệu cảm tính, trên kinh nghiệm, trên cơ sở trực quan sinh động. Tƣ duy thƣờng bắt đầu từ nhận thức cảm tính, trên cơ sở nhận thức cảm tính mà nảy sinh tình huống có vấn đề. Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tƣ duy với hiện thực, là cơ sở của những khái quát kinh nghiệm dƣới dạng những khái niệm, quy luật ,là chất liệu của những khái quát hiện thực theo một nhóm, một lớp, một phạm trù mang tính quy luật trong quá trình tƣ duy. - X.L.Rubinstein – nhà tâm lí học Xô viết đã viết: “nội dung cảm tính bao giờ cũng có trong tƣ duy trừu tƣợng,tựa hồ nhƣ làm thành chỗ dựa của tƣ duy”. - Lênin từng nói: “không có cảm giác thì không có quá trình nhận thức nào cả”. Vi dụ: Khi có một vụ tai nạn giao thông xảy ra mà ta thấy.Thì trong đầu ta sẽ đặt ra hàng loạt các câu hỏi nhƣ: Tại sao lại xảy ra tai nạn? Ai là ngƣời có lỗi? nhƣ vậy là từ những nhận thức cảm tính nhƣ : nhìn,nghe quá trình tƣ duy bắt đầu xuất hiện. - Ngƣợc lại, tƣ duy và những kết quả của nó ảnh hƣởng mạnh mẽ, chi phối khả năng phản ánh của nhận thức cảm tính : làm cho khả năng cảm giác của con ngƣời tinh vi,nhạy bén hơn,làm cho tri giác của con ngƣời mang tính lựa chọn,tính ý nghĩa. Chính vì lẽ đó, Ph.Angghen đã viết: “nhập vào với mắt của chúng ta chẳng những có các cảm giác khác mà còn có cả hoạt động tƣ duy của ta nữa”. III. Kết luận Từ những đặc điểm trên đây của tƣ duy, ta có thể ra những kết luận cần thiết: 34
  36. - Phải coi trọng việc phát triển tƣ duy cho học sinh.Bỡi lẽ, không có khả năng tƣ duy học sinh không học tập và rèn luyện đƣợc. - Muốn kích thích học sinh tƣ duy thì phải đƣa học sinh vào những tình huống có vấn đề và tổ chức cho học sinh độc lập, sáng tạo giải quyết tình huống có vấn đề. - Việc phát triển tƣ duy phải đƣợc tiến hành song song và thông qua truyền thụ tri thức.Mọi tri thức đều mang tính khái quát, nếu không tƣ duy thì không thực sự tiếp thu, lại không vận dụng đƣợc những tri thức đó. -Việc phát triển tƣ duy phải gắn với việc trau dồi ngôn ngữ. Bởi lẽ có nắm vững ngôn ngữ thì mới có phƣơng tiện để tƣ duy có hiệu quả. - Tăng cƣờng khả năng trừu tƣợng và khái quát trong suy nghĩ. - Việc phát triển tƣ duy phải gắn liền với việc rèn luyện cảm giác, tri giác,năng lực quan sát và trí nhớ. Bỡi lẽ,thiếu những tài liệu cảm tính thì tƣ duy không thể diễn ra đƣợc. - Để phát triển tƣ duy không còn con đƣờng nào khác là thƣờng xuyên tham gia vào các hoạt động nhận thức và thực tiễn. Qua đó tƣ duy của con ngƣời sẽ không ngừng đƣợc nâng cao. Ngoài ra cần tránh một số vấn đề nhƣ: - Qúa định kiến trong tƣ duy. - Tránh những trƣờng hợp bị ám ảnh, bị áp lực. - Chủ thể mang một tƣ duy hoang tƣởng mà điển hình dễ thấy nhất là ngƣời bị ám ảnh bởi tội lỗi Câu 14. Vì sao nói tƣ duy là một quá trình. ví dụ minh họa? QUÁ TRÌNH TƢ DUY Khái quát: I. Khái niệm tƣ duy. II. Quá trình tƣ duy. 1) xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề. 2) Huy động và lựa chọn các tri thức, kinh nghiệm. 3) Sàng lọc các liên tƣởng và hình thành giả thuyết. 4) Kiểm tra giả thuyết. 5) Giải quyết nhiệm vụ. Chú ý: ví dụ minh họa cho quá trình tư duy. III. Kết luận. IV. Sách hay tìm đọc. Chi tiết: I. Khái niệm tư duy Tƣ duy là quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tƣợng trong hiện thực khách quan mà trƣớc đó ta chƣa biết. Tƣ duy thuộc về giai đoạn nhận thức lí tính, là một bộ phận quan trọng của quá trình tâm lí. II.Quá trình tư duy. 35
  37. Tƣ duy là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn: 1) Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề  Tƣ duy chỉ nảy sinh khi con ngƣời nhận thức đƣợc tình huống. Tình huống là điều kiện quan trọng của tƣ duy. Song không phải tình huống nào cũng nảy sinh tƣ duy. Chỉ có những tình huống mà con ngƣời nhận thức rằng “có vấn đề” và cần phải giải quyết nó đễ thỏa mãn nhu cầu thì trong tình huống đó tƣ duy mới nảy sinh.  Ví dụ: một bài toán nhân sẽ là vấn đề đối với một học sinh lớp hai nhƣng không phải là vấn đề đối với một sinh viên đại học.  Mỗi ngƣời sẽ nhìn nhận vấn đề một cách khác nhau tùy thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm và nhu cầu cá nhân. Một ngƣời càng có nhiều kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó càng dễ dàng nhìn ra một cách đầy đủ các mâu thuẫn.  Và nhu cầu của mỗi ngƣời cũng rất quan trọng. Nếu nếu ngƣời nào có nhu cầu cao trong vấn đề đó thì sẽ nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn những ngƣời có nhu cầu cơ bản.  Ví dụ: Nhà quản lí có kiến thức cao, từng làm việc nhiều năm có nhiều kinh nghiệm và có nhu cầu giải quyết vấn đề cao thì sẽ nhìn nhận vấn đề sâu sắc và toàn diện hơn nhà quản lí có kiến thức thấp mới đi làm và không có mong muốn giải quyết vấn đề.  Trong giai đoạn này cần chú ý tránh xác định chệch hƣớng vấn đề. Nếu xác định sai sẽ ãnh hƣởng đến những bƣớc sau và có thể không tìm ra phƣơng pháp giải quyết.  Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng của quá trình tƣ duy. 2) huy đông các tri thức, kinh nghiệm Chủ thề tƣ duy huy động các tri thức, kinh nghiệm liên quan đến vấn đề cần giải quyết từ đó xuất hiện các liên tƣởng. Sau khi xác định vấn đề chủ thể tƣ duy bắt tay vào việc tìm kiếm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau và tập hợp những kinh nghiệm của bản thân hoặc kinh nghiệm học hỏi từ ngƣời đi trƣớc có liên quan đến vấn đề,từ đó liên tƣởng trong đầu những nội dung có liên quan đến vấn đề. 3) Sàng lọc các liên tƣởng và hình thành giả thuyết  Các tri thức kinh nghiệm thoạt đầu mang tính chất rộng rãi, bao trùm nên cần đƣợc sàng lọc cho phù hợp với nhiệm vụ. Chủ thể tƣ duy tìm kiếm thông tin từ nhiều phía nên lƣợng thông tin thu đƣợc rất lớn nhƣng không phải thông tin nào cũng chính xác, cần phải lựa chọn những thông tin phù hợp và đáng tin cậy đễ đƣa vào giải quyết vấn đề.  Ví du: sau khi thu thập thông tin về một vấn đề tâm lí nào đo thông qua những tờ trắc nghiệm ngƣời ta không dùng thông tin của tất cả các phiếu mà chỉ dùng những phiếu có nội dung chân thực đễ sử dụng.  Từ cơ sở dữ liệu vừa thu đƣợc hình thành một số phƣơng án có thể có đễ giải quyết nhiệm vụ nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. 4) Kiểm tra giả thuyết  Nên trải qua một quá trình kiểm tra trƣớc khi thực hiện các phƣơng án. Cần kiểm tra xem phƣơng án nào tƣơng ứng với điều kiện và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất. Nếu: Phƣơng án đƣợc khẳng định thì sẽ đi đến giải quyết vấn đề bằng phƣơng án đó. Phƣơng án bị phủ dịnh thì hình thành một quá trình tƣ duy mới tìm ra phƣơng án mới phù hợp hơn đễ giải quyết vấn đề.  Trong giai đoạn này sau khi kểm tra các phƣơng án đôi khi chủ thể tƣ duy sẽ phát hiện ra một số nhiệm vụ mới cần giải quyết. 5)Giải quyết vấn đề  Là khâu cuối cùng của quá trình tƣ duy. 36