Câu hỏi Lập trình điều khiển PLC

doc 20 trang phuongnguyen 180
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi Lập trình điều khiển PLC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_lap_trinh_dieu_khien_plc.doc

Nội dung text: Câu hỏi Lập trình điều khiển PLC

  1. Câu 1. Khái niệm và phân loại của hệ thống SCADA? 2 điểm SCADA – Supervisory Control And Data Acquisition là một hệ thống điều khiển 1.0 giám sát và thu thập dữ liệu, nói một cách khác là một hệ thống hỗ trợ con người trong việc giám sát và điều khiển từ xa, ở cấp cao hơn hệ điều khiển tự động thông thường. Để có thể điều khiển và giám sát từ xa thì hệ SCADA phải có hệ thống truy cập, truyền tải dữ liệu cũng như hệ giao diện người – máy (HMI – Human Machine Interface). Trong hệ thống điều khiển giám sát thì HMI là một thành phần quan trọng không chỉ ở cấp điều khiển giám sát mà ở các cấp thấp hơn người ta cũng cần giao diện người – máy để phục vụ cho việc quan sát và thao tác vận hành ở cấp điều khiển cục bộ. Vì lý do giá thành, đặc điểm kỹ thuật nên các màn hình vận hành (OP – Operator Panel), màn hình cảm ứng (TP – Touch Panel), Multi Panel chuyên dụng được sử dụng nhiều và chiếm vai trò quan trọng hơn. Nếu nhìn nhận SCADA theo quan điểm truyền thống thì nó là một hệ thống mạng và thiết bị có nhiệm vụ thuần tuý là thu thập dữ liệu từ các trạm ở xa và truyền tải về khu trung tâm để xử lý. Trong các hệ thống như vậy thì hệ truyền thông và phần cứng được đặt lên hàng đầu và cần sự quan tâm nhiều hơn. Trong những năm gần đây sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ truyền thông công nghiệp và công nghệ phần mềm trong công nghiệp đã đem lại nhiều khả năng và giải pháp mới nên trọng tâm của công việc thiết kế xây dựng hệ thống SCADA là lựa chọn công cụ phần mềm thiết kế giao diện và các giải pháp tích hợp hệ thống. Các hệ thống SCADA được phân làm bốn nhóm chính với các chức năng: 1.0 - SCADA độc lập / SCADA nối mạng - SCADA không có khả năng đồ hoạ / SCADA có khả năng xử lý đồ hoạ thông tin thời gian thực.
  2. Bốn nhóm chính của hệ thống SCADA: Hệ thống SCADA mờ (Blind): Đây là hệ thống đơn giản, nó không có bộ phận giám sát. Nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống này thu thập và xử lý dữ liệu bằng đồ thị. Do tính đơn giản nên giá thành thấp. Hệ thống SCADA xử lý đồ hoạ thông tin thời gian thực: Đây là hệ thống SCADA có khả năng giám sát và thu thập dữ liệu. Nhờ tập tin cấu hình của máy khai báo trước đấy mà hệ có khả năng mô phỏng tiến trình hoạt động của hệ thống sản xuất. Tập tin cấu hình ghi lại trạng thái hoạt động của hệ thống. Khi xảy ra sự cố thì hệ thống có thể báo cho người vận hành để xử lý kịp thời. Cũng có thể hệ sẽ phát ra tín hiệu điều khiển dừng hoạt động của tất cả máy móc. Hệ thống SCADA độc lập: Đây là hệ có khả năng giám sát và thu thập dữ liệu với một bộ vi xử lý. Hệ này chỉ có thể điều khiển được một hoặc hai máy móc. Vì vậy hệ này chỉ phù hợp với những sản xuất nhỏ, sản xuất chi tiết. Hệ thống SCADA mạng: Đây là hệ có khả năng giám sát và thu thập dữ liệu với nhiều bộ vi xử lý. Các máy tính giám sát được nối mạng với nhau. Hệ này có khả năng điều khiển được nhiều nhóm máy móc tạo nên dây chuyền sản xuất. Qua mạng truyền thông, hệ thống được kết nối với phòng quản lý, phòng điều khiển, có thể nhận quyết định điều khiển trực tiếp từ phòng quản lý hoặc từ phòng thiết kế. Từ phòng điều khiển có thể điều khiển hoạt động của các thiết bị ở xa.
  3. Câu 2. Hãy trình bày cấu trúc và các thành phần cơ bản của mạng 2 điểm SCADA? Cấu trúc chung của hệ SCADA: 2 Cấu trúc chung của hệ SCADA được minh hoạ trong hình vẽ sau: HÖ thèng ®iÒu khiÓn gi¸m s¸t N I Nèi trùc tiÕp N ThiÕt bÞ ®iÒu khiÓn tù ®éng I Nèi qua m¹ng N N I/O I I NI: (Network Interface) Giao diÖn m¹ng I/O: (Input/Output) Vµo/Ra N I/O I N I C¶m biÕn vµ chÊp hµnh Qóa tr×nh kü thuËt Trong hệ thống điều khiển giám sát, các cảm biến và cơ cấu chấp hành đóng vai trò là giao diện giữa thiết bị điều khiển với quá trình kỹ thuật. Còn hệ thống điều khiển giám sát đóng vai trò là giao diện giữa người và máy. Các thiết bị và các bộ phận của hệ thống được ghép nối với nhau theo kiểu điểm-điểm (Point to
  4. Point) hoặc qua mạng truyền thông. Tín hiệu thu được từ cảm biến có thể là tín hiệu nhị phân, tín hiệu số hoặc tương tự. Khi xử lý trong máy tính, chúng phải được chuyển đổi cho phù hợp với các chuẩn giao diện vào/ra của máy tính. Các thành phần chính của hệ thống SCADA bao gồm: Giao diện quá trình: bao gồm các cảm biến, thiết bị đo, thiết bị chuyển đổi và các cơ cấu chấp hành. Thiết bị điều khiển tự động: gồm các bộ điều khiển chuyên dụng (PID), các bộ điều khiển khả trình PLC (Programmable Logic Controller), các thiết bị điều chỉnh số đơn lẻ CDC (Compact Digital Controller) và máy tính PC với các phần mềm điều khiển tương ứng. Hệ thống điều khiển giám sát: gồm các phần mềm và giao diện người-máy HMI, các trạm kỹ thuật, trạm vận hành, giám sát và điều khiển cao cấp. Hệ thống truyền thông: ghép nối điểm-điểm, bus cảm biến/chấp hành, bus trường, bus hệ thống. Hệ thống bảo vệ, cơ chế thực hiện chức năng an toàn.
  5. Giao diÖn C¶nh b¸o, ng­êi - m¸y b¸o ®éng LËp b¸o c¸o §iÒu khiÓn tù ®éng cÊp cao C¬ së d÷ liÖu qu¸ tr×nh I/O Server I/O Driver Câu 3. Trình bày ưu và nhược của hệ điều khiển tập trung và phân tán? 2 điểm Ngày nay cấu trúc điều khiển tập trung thường chỉ được áp dụng cho 1.0 những hệ thống nhỏ với các máy móc vận hành đơn giản bởi giá thành thấp. Tuy nhiên cấu trúc này còn có những hạn chế như: - Công việc nối dây phức tạp, số lượng cáp lớn, giá thành cao. - Việc mở rộng hệ thống gặp nhiều khó khăn, độ linh hoạt không cao. - Độ tin cậy kém do sự phụ thuộc vào một thiết bị điều khiển duy nhất, có thể dùng giải pháp lắp thêm thiết bị điều khiển dự phòng nhưng sẽ dẫn đến chi phí cao. - Phương pháp truyền dẫn tín hiệu giữa các thiết bị trường và thiết bị điều
  6. khiển dễ chịu ảnh hưởng của nhiễu gây ra sai số lớn. - Phạm vi ứng dụng hạn hẹp. Một hệ điều khiển phân tán thường bao gồm: 1.0 - Trung tâm điều hành quá trình. - Trung tâm điều khiển là các máy tính điều khiển, máy tính công nghiệp, máy tính phối hợp được nối với nhau và nối với trung tâm điều hành qua các bus. - Các bộ điều khiển tại chỗ như thiết bị vào/ra, cơ cấu chấp hành, cảm biến được nối với trung tâm điều khiển qua bus trường (Field bus). Ưu điểm của điều khiển phân tán: - Thay đổi cách nối điểm - điểm bằng mạng truyền thông, thời gian lắp đặt nhanh chóng. - Độ tin cậy, tính linh hoạt và năng suất được nâng cao nhờ xử lý phân tán. - Cấu trúc đơn giản dễ dàng chẩn đoán, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống. - Việc sử dụng các giao diện chuẩn quốc tế nâng cao khả năng tương tác giữa các thành phần. - Có thể tích hợp các hệ thống mới và cũ, dễ dàng mở rộng hệ thống và kết nối với hệ thống thông tin ở cấp trên. Câu 4. Trình bày mô hình phân cấp của mạng SCADA và chức năng cơ bản 2 điểm của từng cấp?
  7. Câu 5. HÖ thèng ®iÒu khiÓn trªn c¬ së hÖ SIMATIC? 3 điểm Mô hình phân cấp: Toàn bộ hệ thống điều khiển giám sát được phân chia thành các cấp chức năng như hình vẽ minh hoạ dưới đây: Qu¶n lý c«ng P C ty §iÒu hµnh s¶n xuÊt §iÒu khiÓn gi¸m s¸t §iÒu khiÓn ChÊp hµnh Qóa tr×nh kü thuËt
  8. Để sắp xếp, phân loại các chức năng tự động hoá của một hệ thống điều khiển và giám sát người ta thường sử dụng mô hình như trên. Với loại mô hình này các chức năng được phân thành nhiều cấp khác nhau, từ dưới lên trên. Càng ở những cấp dưới thì các chức năng càng mang tính chất cơ bản hơn, đòi hỏi yêu cầu cao hơn về độ nhanh nhạy, thời gian phản ứng. Một chức năng ở cấp trên được thực hiện dựa trên các chức năng ở cấp dưới nhưng ngược lại lượng thông tin cần trao đổi và xử lý lại lớn hơn nhiều. Việc phân cấp chức năng sẽ tiện lợi cho việc thiết kế hệ thống và lựa chọn thiết bị. Tuỳ thuộc vào mức độ tự động hoá và cấu trúc hệ thống cụ thể mà ta có mô hình phân cấp chức năng. Cấp chấp hành: Các chức năng chính của cấp chấp hành là đo lường, dẫn động và chuyển đổi tín hiệu trong trường hợp cần thiết. Thực tế, đa số các thiết bị cảm biến hay chấp hành cũng có phần điều khiển riêng cho việc thực hiện đo lường/truyền động được chính xác và nhanh nhạy. Các thiết bị thông minh (có bộ vi xử lý riêng) cũng có thể đảm nhận việc xử lý và chuẩn bị thông tin trước khi đưa lên cấp trên điều khiển. Cấp điều khiển: Nhiệm vụ chính của cấp điều khiển là nhận thông tin từ các bộ cảm biến, xử lý các thông tin đó theo một thuật toán nhất định và truyền đạt lại kết quả xuống các bộ chấp hành. Máy tính đảm nhận việc theo dõi các công cụ đo lường, tự thực hiện các thao tác như ấn nút mở/đóng van, điều chỉnh cần gạt, núm xoay, Đặc tính nổi bật của cấp điều khiển là xử lý thông tin. Cấp điều khiển và cấp chấp hành hay được gọi chung là cấp trường (Field level) chính vì các bộ điều khiển, cảm biến và chấp hành được cài đặt trực tiếp tại hiện trường gần kề với hệ thống kỹ thuật. Cấp điều khiển giám sát: có chức năng giám sát và vận hành một quá trình kỹ thuật, có nhiệm vụ hỗ trợ người sử dụng trong việc cài đặt ứng dụng, thao tác theo dõi, giám sát vận hành và xử lý những tình huống bất thường.
  9. Câu 6. Trình bày mạng truyền thông công nghiệp SIMATIC NET và chuẩn 2 điểm giao thức PPI SIMATIC NET là mạng truyền thông cho phép kết nối với các bộ điều khiển của SIEMENS, các máy tính chủ, các trạm làm việc. SIMATIC NET bao gồm các mạng truyền thông, các thiết bị truyền dữ liệu, các phương pháp truyền thông dữ liệu, các giao thức và dịch vụ truyền dữ liệu giữa các thiết bị, các module cho phép kết nối mạng LAN (CP – Communication Processor hoặc IM – Interface Module). Với hệ thống SIMATIC NET, SIEMENS cung cấp hệ thống truyền thông mở cho nhiều cấp khác nhau của các quá trình tự động hoá trong môi trường công nghiệp. Hệ truyền thông SIMATIC NET dựa trên nhiều tiêu chuẩn quốc tế ISO/OSI (International Standardization Organisation / Open System Interconnection). Cơ sở của các hệ thống truyền thông này là các mạng cục bộ (LANs), có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau: điện học, quang học, không dây hoặc kết hợp cả ba cách trên. Theo các yêu cầu về chức năng các lớp trong tổ chức điều hành, quản lý sản xuất thì mạng công nghiệp được chia thành nhiều cấp bao gồm: cấp điều hành quản lý, cấp phân xưởng, cấp trường và cấp cơ cấu chấp hành – cảm biến - đối tượng. Theo phương pháp tổ chức hệ thống như trên SIMATIC cung cấp các loại sub-net như: - Mạng PPI. - Mạng MPI. - Mạng AS-i. - Mạng PROFIBUS. - Mạng ETHERNET công nghiệp.
  10. Mạng PPI: pc/pg plc s7-200 PPI PPI (Point to Point Interface) thực hiện truyền thông nối tiếp điểm tới điểm. Ghép nối điểm tới điểm có thể là ghép nối giữa hai thiết bị tự động hoá với nhau, hay ghép nối giữa thiết bị với máy tính hoặc với thiết bị truyền thông khác. PPI có những tính chất đặc trưng sau đây: - Ghép nối giữa hai thiết bị truyền thông một cách trực tiếp hay thông qua driver đặc biệt. - Có thể sử dụng các thủ tục riêng được định nghĩa truyền kiểu ASCII. Câu 7. Trình bày mạng truyền thông công nghiệp SIMATIC NET và chuẩn 2 điểm giao thức MPI SIMATIC NET là mạng truyền thông cho phép kết nối với các bộ điều khiển của 1 SIEMENS, các máy tính chủ, các trạm làm việc. SIMATIC NET bao gồm các mạng truyền thông, các thiết bị truyền dữ liệu, các phương pháp truyền thông dữ liệu, các giao thức và dịch vụ truyền dữ liệu giữa các thiết bị, các module cho phép kết nối mạng LAN (CP – Communication Processor hoặc IM – Interface
  11. Module). Với hệ thống SIMATIC NET, SIEMENS cung cấp hệ thống truyền thông mở cho nhiều cấp khác nhau của các quá trình tự động hoá trong môi trường công nghiệp. Hệ truyền thông SIMATIC NET dựa trên nhiều tiêu chuẩn quốc tế ISO/OSI (International Standardization Organisation / Open System Interconnection). Cơ sở của các hệ thống truyền thông này là các mạng cục bộ (LANs), có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau: điện học, quang học, không dây hoặc kết hợp cả ba cách trên. Theo các yêu cầu về chức năng các lớp trong tổ chức điều hành, quản lý sản xuất thì mạng công nghiệp được chia thành nhiều cấp bao gồm: cấp điều hành quản lý, cấp phân xưởng, cấp trường và cấp cơ cấu chấp hành – cảm biến - đối tượng. Theo phương pháp tổ chức hệ thống như trên SIMATIC cung cấp các loại sub-net như: - Mạng PPI. - Mạng MPI. - Mạng AS-i. - Mạng PROFIBUS. - Mạng ETHERNET công nghiệp. Mạng MPI: MPI (Multi Point Interface) là một subnet của SIMATIC. Mạng MPI được sử dụng cho cấp trường hay cấp phân xưởng với yêu cầu về khoảng cách giữa các trạm không lớn. Mạng chỉ cho phép liên kết với một số thiết bị của SIMATIC như S7/M7 và C7. Thiết lập mạng MPI phục vụ cho mục đích ghép nối một số lượng hạn chế các trạm (không quá 32 trạm) và dung lượng truyền thông nhỏ với tốc độ truyền tối đa là 187,5 Kbps. Phương pháp thâm nhập đường
  12. dẫn được chọn cho mạng MPI là Token Passing. pc/pg Mpi s7-300 OP s7-400 Mạng MPI có những đặc điểm cơ bản sau: - Các thiết bị trong mạng thuộc SIMATIC S7/M7 và C7 vì vậy cho phép thiết lập mạng đơn giản. - Mạng được thiết lập với số lượng hạn chế các thành viên và chỉ có khả năng trao đổi một dung lượng thông tin nhỏ. - Truyền thông thông qua bảng dữ liệu toàn cục gọi tắt là GD (Global Data). Bằng phương pháp này cho phép thiết lập bảng truyền thông giữa các trạm trong mạng trước khi thực hiện truyền thông. Có khả năng liên kết nhiều CPU và PG/OP với nhau. Câu 8. Trình bày mạng truyền thông công nghiệp SIMATIC NET và chuẩn 2 điểm giao thức AS-i
  13. SIMATIC NET là mạng truyền thông cho phép kết nối với các bộ điều khiển của SIEMENS, các máy tính chủ, các trạm làm việc. SIMATIC NET bao gồm các mạng truyền thông, các thiết bị truyền dữ liệu, các phương pháp truyền thông dữ liệu, các giao thức và dịch vụ truyền dữ liệu giữa các thiết bị, các module cho phép kết nối mạng LAN (CP – Communication Processor hoặc IM – Interface Module). Với hệ thống SIMATIC NET, SIEMENS cung cấp hệ thống truyền thông mở cho nhiều cấp khác nhau của các quá trình tự động hoá trong môi trường công nghiệp. Hệ truyền thông SIMATIC NET dựa trên nhiều tiêu chuẩn quốc tế ISO/OSI (International Standardization Organisation / Open System Interconnection). Cơ sở của các hệ thống truyền thông này là các mạng cục bộ (LANs), có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau: điện học, quang học, không dây hoặc kết hợp cả ba cách trên. Theo các yêu cầu về chức năng các lớp trong tổ chức điều hành, quản lý sản xuất thì mạng công nghiệp được chia thành nhiều cấp bao gồm: cấp điều hành quản lý, cấp phân xưởng, cấp trường và cấp cơ cấu chấp hành – cảm biến - đối tượng. Theo phương pháp tổ chức hệ thống như trên SIMATIC cung cấp các loại sub-net như: - Mạng PPI. - Mạng MPI. - Mạng AS-i. - Mạng PROFIBUS. - Mạng ETHERNET công nghiệp. Mạng MPI: Mạng AS-i:
  14. C7 S7-200 Logo! AS-i bus AS-i (Actuator Sensor Interface) giao diện cảm biến cơ cấu chấp hành, mạng chỉ có một chủ duy nhất. Phương pháp thâm nhập đường dẫn là phương pháp Master – Slave, một phương pháp hoàn toàn tối ưu cho những mạng chỉ có duy nhất một thiết bị là chủ. AS-i sẽ có cấu trúc thật là đơn giản nếu như các cơ cấu chấp hành và các cảm biến đều là các thiết bị kiểu số (Digital Input/Digital Output – DI/DO), khi thiết bị kiểu analog phải sử dụng các bộ chuyển đổi tín hiệu chuẩn của SIEMENS. Trong mạng chỉ có trạm chủ có quyền điều khiển quá trình trao đổi thông tin. Trạm chủ (Master) gọi tuần tự từng trạm tớ (Slave) tới một và đòi hỏi các trạm này gửi dữ liệu lên trên trạm chủ hoặc nhận dữ liệu từ trạm chủ. Những tính chất đặc trưng của AS-i: - AS-i là mạng tối ưu cho các thiết bị chấp hành và cảm biến số. Quá trình trao đổi dữ liệu được thực hiện thông qua đường dẫn từ cơ cấu chấp hành/cảm biến với trạm chủ, đường dẫn này đồng thời là đường cung cấp nguồn cho các cảm biến.
  15. - AS-i có thể ghép nối với các cơ cấu chấp hành có kích thước 1 bit đến 8 bit theo tiêu chuẩn IP 65 và liên kết trực tiếp với quá trình. - Hoạt động của AS-i không cần thiết lập cấu hình trước. Câu 9. Trình bày mạng truyền thông công nghiệp SIMATIC NET và chuẩn 2 điểm giao thức PROFIBUS SIMATIC NET là mạng truyền thông cho phép kết nối với các bộ điều khiển của 2 SIEMENS, các máy tính chủ, các trạm làm việc. SIMATIC NET bao gồm các mạng truyền thông, các thiết bị truyền dữ liệu, các phương pháp truyền thông dữ liệu, các giao thức và dịch vụ truyền dữ liệu giữa các thiết bị, các module cho phép kết nối mạng LAN (CP – Communication Processor hoặc IM – Interface Module). Với hệ thống SIMATIC NET, SIEMENS cung cấp hệ thống truyền thông mở cho nhiều cấp khác nhau của các quá trình tự động hoá trong môi trường công nghiệp. Hệ truyền thông SIMATIC NET dựa trên nhiều tiêu chuẩn quốc tế ISO/OSI (International Standardization Organisation / Open System Interconnection). Cơ sở của các hệ thống truyền thông này là các mạng cục bộ (LANs), có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau: điện học, quang học, không dây hoặc kết hợp cả ba cách trên. Theo các yêu cầu về chức năng các lớp trong tổ chức điều hành, quản lý sản xuất thì mạng công nghiệp được chia thành nhiều cấp bao gồm: cấp điều hành quản lý, cấp phân xưởng, cấp trường và cấp cơ cấu chấp hành – cảm biến - đối tượng. Theo phương pháp tổ chức hệ thống như trên SIMATIC cung cấp các loại sub-net như: - Mạng PPI. - Mạng MPI.
  16. - Mạng AS-i. - Mạng PROFIBUS. - Mạng ETHERNET công nghiệp. Mạng PROFIBUS: PC with PROFIBUS CP PROFIBUS S7-300 S7-300 S7-400 CP module PROFIBUS - Process Field Bus. Đây là một chuẩn truyền thông được SIEMENS phát triển từ năm 1987 trong DIN 19245. PROFIBUS được thiết lập theo phương pháp hệ truyền thông mở, không phụ thuộc vào nhà chế tạo (Open Communication Network) phục vụ cho các cấp phân xưởng và cấp trường. Mạng PROFIBUS tuân theo chuẩn EN 50170 cho phép kết nối các bộ điều khiển PLC, các thiết bị vào/ra phân tán, các bộ lập trình PC/PG, các cơ cấu chấp hành, các thiết bị hãng khác. Các loại PROFIBUS:
  17. Mạng PROFIBUS được cung cấp theo ba chủng loại tương thích nhau: PROFIBUS – DP (Distributed Peripheral) phục vụ cho việc trao đổi thông tin nhỏ nhưng đòi hỏi tốc độ truyền nhanh. PROFIBUS – DP được xây dựng tối ưu cho việc kết nối các thiết bị trường với máy tính điều khiển. PROFIBUS – DP phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu cao về tính năng thời gian trong trao đổi dữ liệu, giữa cấp điều khiển cũng như các bộ PLC hoặc các máy tính công nghiệp với các ngoại vi phân tán ở cấp trường như các thiết bị đo, truyền động và van. Việc trao đổi chủ yếu được thực hiện tuần hoàn theo cơ chế Master/Slave. Với số trạm tối đa trong một mạng là 126, PROFIBUS – DP cho phép sử dụng cấu hình một trạm chủ (Mono Master) hoặc nhiều trạm chủ (Multi Master). Một đặc trưng nữa của PROFIBUS – DP là tốc độ truyền cao, có thể lên tới 12 Mbit/s. PROFIBUS – FMS (Fieldbus Message Specification) trao đổi lượng thông tin trung bình giữa các thành viên bình đẳng với nhau trong mạng. PROFIBUS – FMS được dùng chủ yếu cho việc nối mạng các máy tính điều khiển và giám sát. Mạng này chỉ thực hiện ở các lớp 1, 2, 7 theo mô hình quy chiếu OSI. Do đặc điểm của các ứng dụng trên cấp điều khiển và điều khiển giám sát, dữ liệu chủ yếu được trao đổi với tính chất không định kỳ. PROFIBUS – PA (Process Automation) được thiết kế riêng cho những khu vực nguy hiểm. PROFIBUS – PA là sự mở rộng của PROFIBUS – DP về phương pháp truyền dẫn an toàn trong môi trường dễ cháy nổ theo chuẩn IEC 61158-2. PROFIBUS – PA là loại bus trường thích hợp cho các hệ thống điều khiển phân tán trong các ngành công nghiệp hoá chất và hoá dầu. Thiết bị chuyển đổi (DP/PA-Link) được sử dụng để tích hợp đường mạng PA với mạng PROFIBUS DP. Điều này đảm bảo cho toàn bộ thông tin có thể được truyền liên tục trên hệ thống mạng PROFIBUS bao gồm cả DP và PA.
  18. Câu 10. Trình bày các chuẩn giao thức PROFIBUS? 2 điểm Các loại PROFIBUS: 2 Mạng PROFIBUS được cung cấp theo ba chủng loại tương thớch nhau: PROFIBUS – DP (Distributed Peripheral) phục vụ cho việc trao đổi thụng tin nhỏ nhưng đũi hỏi tốc độ truyền nhanh. PROFIBUS – DP được xõy dựng tối ưu cho việc kết nối cỏc thiết bị trường với mỏy tớnh điều khiển. PROFIBUS – DP phỏt triển nhằm đỏp ứng yờu cầu cao về tớnh năng thời gian trong trao đổi dữ liệu, giữa cấp điều khiển cũng như cỏc bộ PLC hoặc cỏc mỏy tớnh cụng nghiệp với cỏc ngoại vi phõn tỏn ở cấp trường như cỏc thiết bị đo, truyền động và van. Việc trao đổi chủ yếu được thực hiện tuần hoàn theo cơ chế Master/Slave. Với số trạm tối đa trong một mạng là 126, PROFIBUS – DP cho phộp sử dụng cấu hỡnh một trạm chủ (Mono Master) hoặc nhiều trạm chủ (Multi Master). Một đặc trưng nữa của PROFIBUS – DP là tốc độ truyền cao, cú thể lờn tới 12 Mbit/s.
  19. S7-300 Master Class1 PC with CP Master Class1 PROFIBUS DP S7-300 ET-200 S7-200 Slave PROFIBUS – FMS (Fieldbus Message Specification) trao đổi lượng thụng tin trung bỡnh giữa cỏc thành viờn bỡnh đẳng với nhau trong mạng. PROFIBUS – FMS được dựng chủ yếu cho việc nối mạng cỏc mỏy tớnh điều khiển và giỏm sỏt. Mạng này chỉ thực hiện ở cỏc lớp 1, 2, 7 theo mụ hỡnh quy chiếu OSI. Do đặc điểm của cỏc ứng dụng trờn cấp điều khiển và điều khiển giỏm sỏt, dữ liệu chủ yếu được trao đổi với tớnh chất khụng định kỳ.
  20. PROFIBUS – PA (Process Automation) được thiết kế riờng cho những khu vực nguy hiểm. PROFIBUS – PA là sự mở rộng của PROFIBUS – DP về phương phỏp truyền dẫn an toàn trong mụi trường dễ chỏy nổ theo chuẩn IEC 61158-2. PROFIBUS – PA là loại bus trường thớch hợp cho cỏc hệ thống điều khiển phõn tỏn trong cỏc ngành cụng nghiệp hoỏ chất và hoỏ dầu. Thiết bị chuyển đổi (DP/PA-Link) được sử dụng để tớch hợp đường mạng PA với mạng PROFIBUS DP. Điều này đảm bảo cho toàn bộ thụng tin cú thể được truyền liờn tục trờn hệ thống mạng PROFIBUS bao gồm cả DP và PA.