Cải tổ hệ thống ngân hàng ở Việt Nam

pdf 11 trang phuongnguyen 3440
Bạn đang xem tài liệu "Cải tổ hệ thống ngân hàng ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcai_to_he_thong_ngan_hang_o_viet_nam.pdf

Nội dung text: Cải tổ hệ thống ngân hàng ở Việt Nam

  1. Fulbright Economics Teaching Program Development Finance A Note on Vietnam’s Banking Reform 2002-03 CẢI TỔ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM Bài đọc này nhằm mục tiêu trình bày một cách có hệ thống về các cuộc cải tổ hệ thống ngân hàng ở Việt Nam từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới kinh tế năm 1986. Trước hết sẽ giới thiệu khái quát và điểm qua những nét đặc trưng của cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Sau đó, chúng ta sẽ đi vào chi tiết của từng đợt cải tổ ngân hàng từ năm 1987 đến nay. 1. Những nét đặc thù của hệ thống ngân hàng Việt Nam trước khi cải tổ Ở Việt Nam do sản xuất hàng hoá chưa phát triển, ngân hàng ra đời muộn và hoạt động non yếu thể hiện ở chỗ ít về số lượng, nhỏ về quy mô, và kém về tổ chức hoạt động và nghiệp vụ. Trước Thế Chiến I chưa hề có ngân hàng Việt Nam chỉ có 3 ngân hàng nước ngoài hoạt động, đó là Hương Cảng Ngân Hàng (1865), Đông Dương Ngân Hàng (1875), và chi nhánh Chartered Bank (1904). Điều này chứng tỏ rằng kinh tế Việt Nam thời đó còn rất kém phát triển và giai cấp tư sản Việt Nam còn rất non yếu, chưa có tiếng nói gì trong giới tài chính. Vài năm sau Thế Chiến I, một số ngân hàng nước ngoài khác được thành lập như Đông Á Ngân Hàng (1921), Ngân Hàng Thương Mại Pháp (1922). Trong thời kỳ này mầm móng tư sản tài chính Việt Nam bắt đầu nhen nhóm. Năm 1927 một số thân hào nhân sĩ cấp tiến có tin thần độc lập dân tộc kêu gọi các nhà tư sản khắp nơi góp vốn thành lập Ngân Hàng Việt Nam, là ngân hàng thuần túy của người Việt Nam, phục vụ người Việt Nam và do người Việt Nam quản trị. Sau chiến Thế Chiến II, có 3 ngân hàng nước ngoài nữa nhảy vào Việt Nam, đó là Trung Quốc Ngân Hàng (1946), Giao Thông Ngân Hàng, Quốc Gia Thương Mãi và Kỹ Nghệ Ngân Hàng (1947). Theo sau đà bành trướng của ngân hàng nước ngoài, hàng loạt ngân hàng Việt Nam khác ra đời vừa để cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài, vừa chứng tỏ sự lớn mạnh của ngân hàng và giới tư bản tài chính Việt Nam. Sau năm 1954, đất nước bị chia cắt thành 2 miền có chế độ kinh tế chính trị khác nhau, do đó, hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng khác nhau giữa 2 miền. Ở Miền Bắc Ngày 05/06/1951 Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam và sắc lệnh số 17/SL quy định mọi công việc của Nha Ngân Khố Quốc Gia và Nha Tín Dụng Sản Xuất giao cho Ngân Hàng Quốc Gia phụ trách. Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam sau đó đổi tên thành Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và được tổ chức thành hệ thống thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo địa giới hành chính do Nhà nước độc quyền sở hữu và quản lý. Hệ thống ngân hàng này tồn tại cho đến ngày Miền Nam được giải phóng. Sau khi thống nhất đất nuớc hệ thống ngân hàng này thay thế luôn hệ thống ngân hàng ở Miền Nam cho đến năm 1987. Nguyễn Minh Kiều 1
  2. Fulbright Economics Teaching Program Development Finance A Note on Vietnam’s Banking Reform 2002-03 Ở Miền Nam Ngày 31/12/1954 Bảo Đại ký dụ số 48 thành lập Ngân Hàng Quốc Gia cho Miền Nam. Từ 1954 đến 1975 hệ thống ngân hàng ở Miền Nam được tổ chức theo hệ thống ngân hàng các nước tư bản chủ nghĩa nhưng mang nét đặc thù Việt Nam. Hệ thống ngân hàng dưới thời chính quyền Sài Gòn bao gồm: • Ngân hàng trung ương được thành lập năm 1954 có tên gọi là Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam. • Ngân hàng phát triển thuộc sở hữu quốc doanh bao gồm Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp có 25 chi nhánh ở khắp Miền Nam và Ngân Hàng Phát Triển Kỹ Nghệ được thành lập năm 1971. • Các cơ sở tín dụng và tiết kiệm công lập, bao gồm Quỹ Tiết Kiệm Sài Gòn, Tổng Nha Ngân Khố và Ty Ngân Khố toàn quốc, Quỹ Tiểu Thương Tín Dụng, Trung Tâm Khuếch Trương Tiểu Công Nghệ, Trung Tâm Khu Chi Phiếu, Trung Tâm Khuếch Trương Xuất Cảng, Quỹ Tài Trợ Khuếch Trương Kỹ Nghệ, và Quỹ Phát Triển Kinh Tế Quốc Gia. • Các ngân hàng thương mại, bao gồm 17 ngân hàng thương mại tư và 2 ngân hàng thương mại công với tổng cộng 144 chi nhánh ở Sài Gòn và các tỉnh. • Các ngân hàng nước ngoài, bao gồm 14 ngân hàng với 21 chi nhánh ở khắp Miền Nam. Trước khi cải tổ, hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức như là hệ thống ngân hàng một cấp bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hệ thống chi nhánh từ trung ương đến địa phương phân bố theo địa giới hành chính. Hệ thống này vừa đảm nhận chức năng quản lý Nhà nước về các mặt hoạt động tiền tệ, ngân hàng, tín dụng và thanh toán vừa thực hiện chức năng kinh doanh của một ngân hàng thương mại. Kiểu tổ chức hệ thống ngân hàng như thế này thích hợp với đặc thù của cơ chế quản lý kế hoạch tập trung bao cấp lúc bấy giờ nhưng khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế kinh doanh thì nó tỏ ra kém hiệu quả và không còn phù hợp nữa. Năm 1986 trước sức ép của công cuộc đổi mới kinh tế đòi hỏi hệ thống ngân hàng Việt Nam phải được cải tổ sâu rộng nhằm thích ứng với tình hình và yêu cầu chuyển đổi của nến kinh tế. Từ đó hệ thống ngân hàng Việt Nam bước vào thời kỳ cải tổ dần dần qua từng giai đoạn. Hình 1 mô tả tổ chức hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước khi bắt đầu cải tổ. Nguyễn Minh Kiều 2
  3. Fulbright Economics Teaching Program Development Finance A Note on Vietnam’s Banking Reform 2002-03 Hình 1: Tổ chức hệ thống Ngân hàng Việt Nam trước khi cải tổ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chí nhánh NH Nhà nước tỉnh, thành phố Chi nhánh NH Nhà nước quận, huyện Khách hàng 2. Cải tổ hệ thống ngân hàng lần thứ nhất (1987 – 1990) Cải tổ hệ thống ngân hàng lần thứ nhất bắt đầu từ năm 1987 nhằm làm cho hệ thống ngân hàng Việt Nam thích ứng với cơ chế quản lý mới: Cơ chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Đặc điểm của cơ chế này là bắt đầu trao quyền tự chủ tài chính cho các xí nghiệp, xoá bỏ bao cấp, thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Với cơ chế mới này đòi hỏi ngân hàng cũng phải chuyển sang hoạt động kinh doanh chứ không chỉ đơn thuần thực hiện chức năng quản lý tiền tệ, tín dụng và thanh toán như trước kia. Cải tổ hệ thống ngân hàng lần thứ nhất, từ 1987 đến 1990, thực hiện theo tinh thần Nghị Định 53HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng. Có hai điểm nổi bật trong công cuộc cải tổ ngân hàng lần thứ nhất. Thứ nhất là việc tách bộ phận Quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước ra khỏi Ngân hàng Nhà nước để hình thành Hệ thống Kho bạc Nhà nước, làm chức năng quản lý quỹ Ngân sách cho Chính phủ. Thứ hai là thành lập hệ thống Ngân hàng chuyên doanh và tách chức năng kinh doanh của Ngân hàng Nhà nước giao về cho các ngân hàng chuyên doanh. Điều này được xem như là một bước cải tổ quan trọng vì bước đầu tách bạch rõ ràng được hai chức năng quản lý và kinh doanh của Ngân hàng Nhà nước. Theo Nghị định 53, hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức thành hệ thống ngân hàng 2 cấp bao gồm: Ngân hàng Nhà nuớc và Ngân hàng chuyên doanh. Ngân hàng Nhà nước, được tổ chức thành hệ thống từ trung ương đến cấp tỉnh, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Ngân hàng chuyên doanh bao gồm Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Đầu Tư Xây Dựng Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, thực hiện chức năng kinh doanh theo những lĩnh vực tương ứng với tên gọi. Sơ đồ ở hình 2 dưới đây mô tả tổ chức hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1987 – 1990 theo Nghị định 53HĐBT. Nguyễn Minh Kiều 3
  4. Fulbright Economics Teaching Program Development Finance A Note on Vietnam’s Banking Reform 2002-03 Hình 2: Tổ chức hệ thống Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1987 – 1990 Hệ thống Ngân hàng Việt Nam Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngân hàng Chuyên doanh Chi nhánh NH Nhà nước VN NH Công NH PT Nông NH Đầu tư Xây NH Ngoại Thương VN nghiệp VN dựng VN thương VN Chi nhánh NH Chi nhánh NH Chi nhánh NH Chí nhánh NH Công Thương PT Nông nghiệp Đầu tư Xây dựng Ngoại thương Tổ chức hệ thống Ngân hàng như mô tả trên hình 2 có ưu điểm là tách được chức năng kinh doanh khỏi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước trao cho hệ thống ngân hàng chuyên doanh. Tuy nhiên, tổ chức hệ thống ngân hàng kiểu này vẫn còn chứa đựng nhiều nhược điểm khiến cho hệ thống ngân hàng không thích ứng được khi chuyển sang cơ chế thị trường. Thứ nhất là hệ thống ngân hàng theo Nghị định 53HĐBT vẫn còn mang tính chất độc quyền Nhà nước, chưa cho phép các thành phần kinh tế khác tham gia hoạt động ngân hàng, trong khi chủ trương của Chính phủ là phát triển nền kinh tế đa thành phần. Thứ hai là hệ thống Ngân hàng này vẫn chưa chú trọng đến vai trò hoạt động như một ngân hàng trung ương của Ngân hàng Nhà nước. Thứ ba là hệ thống ngân hàng tổ chức theo kiểu này còn xa lạ so với hệ thống ngân hàng của các nước có nền kinh tế thị trường. Điều này phần nào làm cản trở quá trình hội nhập và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cuối cùng hệ thống ngân hàng này vẫn còn thiếu cơ sở pháp lý làm nền tảng cho hoạt động của cả hệ thống khiến cho cả hệ thống lâm vào tình trạng khó khăn vào năm 1990. Những nhược điểm như vừa nêu trên đòi hỏi một lần nữa phải cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Năm 1990 với sự ra đời của Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh các tổ chức tín dụng, hệ thống ngân hàng Việt Nam bước vào thời kỳ cải tổ lần thứ hai. 3. Cải tổ hệ thống ngân hàng lần thứ hai (1990 – 2000) Nhu cầu cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam xuất phát từ yêu cầu chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước cùng với chủ trương phát triển nền kinh tế đa thành phần. Ngày 23/05/1990 Hội Nguyễn Minh Kiều 4
  5. Fulbright Economics Teaching Program Development Finance A Note on Vietnam’s Banking Reform 2002-03 Đồng Nhà nước ban hành pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh về các tổ chức tín dụng. Hai pháp lệnh này đánh dấu thời kỳ cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam lần thứ hai. Với hai pháp lệnh này hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức gần giống hệ thống ngân hàng các nước có nền kinh tế thị trường, bao gồm: • Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò ngân hàng trung ương • Các tổ chức tín dụng, bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư phát triển, công ty tài chính và hợp tác xã tín dụng, đóng vai trò ngân hàng trung gian. 3.1 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Theo pháp lệnh ngày 23/05/1990, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một pháp nhân, đặt trụ sở tại Hà Nội có chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: • Tham gia xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các chính sách liên quan đến hoạt động tiền tệ, xây dựng các dự án pháp luật về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, thanh toán và ngoại hối • Ban hành các văn bản pháp quy thuộc thẩm quyền • Nhận tiền gửi dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng • Thực hiện cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá đối với các tổ chức tín dụng • Công bố lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tiền gửi tối thiểu và lãi suất cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng • Tổ chức thanh toán bù trừ giữa các tổ chức tín dụng • Cấp giấy phép hoạt động và kiểm tra các tổ chức tín dụng trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng và ngoại hối • Tổ chức in ấn, đúc, bảo quản và phát hành tiền • Công bố tỷ giá hối đoái đồng Việt Nam, quản lý ngoại hối, tổ chức và điều tiết thị trường hối đoái trong nước và giao dịch mua bán ngoại hối trên thị trường quốc tế • Lập và theo dõi cán cân thanh toán quốc tế, theo dõi quan hệ tín dụng với nước ngoài và với các tổ chức tín dụng quốc tế. 3.2 Các tổ chức tín dụng Theo Pháp lệnh các tổ chức tín dụng năm 1990, các tổ chức tín dụng bao gồm: Ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và phát triển, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Nguyễn Minh Kiều 5
  6. Fulbright Economics Teaching Program Development Finance A Note on Vietnam’s Banking Reform 2002-03 • Ngân hàng thương mại, bao gồm các loại hình ngân hàng thương mại quốc doanh; ngân hàng thương mại cổ phần; ngân hàng thương mại liên doanh; và chi hánh ngân hàng thương mại nước ngoài, được huy động vốn ngắn hạn, dài hạn để cho vay ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn và cung cấp các dịch thanh toán và dịch vụ tài chính khác. • Ngân hàng đầu tư và phát triển là ngân hàng quốc doanh nhận vốn đầu tư và phát triển từ ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn vốn khác, huy động vốn kỳ hạn trên 1 năm bằng các hình thức tiền gửi, tiết kiệm, phát hành trái phiếu để cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo đúng lãi suất quy định. • Hợp tác xã tín dụng là tổ chức tín dụng thuộc sở hữu tập thể được thành lập bằng vốn góp của xã viên hoạt động chủ yếu là huy động vốn và cho xã viên vay trên địa bàn địa phương theo đúng thể lệ hoạt động do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. • Công ty tài chính là công ty quốc doanh hoặc cổ phần hoạt động bằng nguồn vốn của mình hoặc vay của dân cư bằng cách phát hành trái phiếu, không được nhận tiền gửi tiết kiệm và không được sử dụng vốn huy động để làm phương tiện thanh toán. Tổ chức hệ thống ngân hàng Việt Nam theo tinh thần pháp lệnh năm1990, như được mô tả ở hình 3 dưới đây, có nhiều ưu điểm so với tổ chức hệ thống ngân hàng trước đó. Hình 3: Tổ chức hệ thống Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1990 – 1997 Hệ thống Ngân hàng Việt Nam Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Các tổ chức tín dụng Chi nhánh NH Nhà nước VN NH thương mại NH đầu tư và Hợp tác xã tín Công ty tài chính phát triển dụng NHTM NHTM NHTM Chi nhánh quốc doanh cổ phần liên doanh NHTM Hệ thống ngân hàng theo kiểu này đã xoá bỏ được tính chất độc quyền Nhà nước trong hoạt động ngân hàng bằng cách cho phép thành lập ngân hàng thương mại thuộc nhiều loại hình sở hữu khác nhau. Mặt khác, hệ thống ngân hàng tổ chức theo kiểu này gần Nguyễn Minh Kiều 6
  7. Fulbright Economics Teaching Program Development Finance A Note on Vietnam’s Banking Reform 2002-03 giống hệ thống ngân hàng có nền kinh tế thị trường, trong đó có sự hiện diện và hoạt động của ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài góp phần hỗ trợ cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như truyền bá công nghệ ngân hàng hiện đại vào Việt Nam. Hệ thống ngân hàng tổ chức theo pháp lệnh 1990 còn có ưu điểm nổi bật nữa là bắt đầu chú trọng đến vai trò ngân hàng trung ương của Ngân hàng Nhà nước thể hiện ở chỗ quy định và quản lý dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại. Điều này nhằm bảo đảm an toàn cho cả hệ thống ngân hàng, tránh những sự cố đổ vỡ như đã từng xảy ra trước khi có pháp lệnh. Cải tổ hệ thống ngân hàng năm 1990 đã góp phần đa dạng hoá hoạt động ngân hàng về mặt hình thức sở hữu cũng như số lượng ngân hàng. Bảng 1 tóm tắt số lượng và hình thức sở hữu ngân hàng thương mại từ 1991 đến 1997. Qua bảng này chúng ta thấy sau khi pháp lệnh các tổ chức tín dụng ra đời, số lượng và loại hình ngân hàng thương mại đã phát triển mạnh. Nếu như năm 1991 chỉ mới có 9 ngân hàng thương mại, trong đó có đến 4 ngân hàng quốc doanh thì đến năm 1997 số lượng ngân hàng thương mại đã gia tăng lên đến 84 trong đó có đến 51 ngân hàng thương mại cổ phần. Bảng 1: Phát triển ngân hàng thương mại Việt Nam từ 1991 - 1997 1991 1993 1995 Ngân hàng quốc doanh 4 4 4 Ngân hàng cổ phần 4 41 48 Ngân hàng liên doanh 1 3 4 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 0 8 18 Tổng cộng 9 56 74 Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Giai đoạn 1991 – 1997 cho thấy sự phát triển đa dạng các loại hình ngân hàng thương mại Việt Nam kể cả số lượng lẫn hình thức sở hữu. Sự phát triển đa dạng này thúc đẩy nỗ lực cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, từ đó, nâng cao trình độ nghiệp vụ và chất lượng phục vụ sao cho ngày càng tiện ích cho khách hàng. Mặc dù giai đoạn 1991 – 1997 với sự ra đời của pháp lệnh ngân hàng, hệ thống ngân hàng đã có những bước tiến đáng kể nhưng hệ thống ngân hàng kiểu này vẫn cần có một nền tảng pháp lý vững chắc hơn đó là luật ngân hàng. 4. Cải tổ hệ thống ngân hàng lần thứ ba (2000 – nay) Rút kinh nghiệm sau 7 năm thực hiện, Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh các tổ chức tín dụng đã được bổ sung sửa đổi và trở thành Luật Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và Luật Các Tổ Chức Tín Dụng được Quốc Hội thông qua ngày 12/12/1997 và được công bố ngày 26/12/1997. Theo Luật hiện hành, hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam bao gồm: Nguyễn Minh Kiều 7
  8. Fulbright Economics Teaching Program Development Finance A Note on Vietnam’s Banking Reform 2002-03 • Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đóng vai trò ngân hàng trung ương • Các Tổ Chức Tín Dụng đóng vai trò định chế tài chính trung gian 4.1 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Chức năng của NHNN NHNN là cơ quan của Chính phủ và là ngân hàng trung ương của Việt Nam. NHNN có các chức năng sau đây: • Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng • Phát hành tiền • Cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức tín dụng • Làm dịch vụ tiền tệ cho chính phủ Tổ chức của NHNN NHNN được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất gồm bộ máy điều hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, tại các chi nhánh ở các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, tại các văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước. Thống đốc NHNN là người chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành NHNN. Giúp việc cho Thống đốc NHNN có các Phó thống đốc và giám đốc chi nhánh NHNN các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Hoạt động của NHNN Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia – trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, NHNN có trách nhiệm: • Chủ trì xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia và hàng năm trình chính phủ kế hoạch cung ứng lượng tiền tệ bổ sung cho lưu thông • Điều hành các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, thực hiện việc đưa tiền ra lưu thông, rút tiền từ lưu thông về theo tín hiệu của thị trường trong phạm vi lượng tiền cung ứng đã được chính phủ phê duyệt • Báo cáo chính phủ và quốc hội kết quả thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Phát hành tiền giấy và tiền kim loại – NHNN là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Việt Nam bao gồm tiền giấy và tiền kim loại. Hoạt động phát hành tiền của NHNN bao gồm: Nguyễn Minh Kiều 8
  9. Fulbright Economics Teaching Program Development Finance A Note on Vietnam’s Banking Reform 2002-03 • Xác định số lượng, cơ cấu tiền giấy và tiền kim loại đủ cung ứng cho nhu cầu của nền kinh tế • Quản lý quỹ dự trữ phát hành theo qui định của chính phủ • In, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành và tiêu hủy tiền • Xử lý tiền rách nát, hư hỏng, thu hồi thay thế tiền • Ban hành và kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế nghiệp vụ phát hành tiền • Nghiêm cấm các hành vi làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ và lưu hành tiền giả, hủy hoại tiền, từ chối nhận và lưu hành đồng tiền do NHNN phát hành. Hoạt động tín dụng – NHNN cho các tổ chưc tín dụng vay dưới hình thức tái cấp vốn và trong trường hợp đặc biệt khi tổ chức tín dụng có nguy cơ gây mất an toàn cho cả hệ thống các tổ chức tín dụng. NHNN còn tạm ứng cho ngân sách để bù đắp thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước, số tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng quyết định. Mở tài khoản – NHNN được mở tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, ở các tổ chức tiền tệ và tín dụng quốc tế. Mặt khác, NHNN mở tài khoản và thực hiện các giao dịch cho các tổ chức tín dụng trong nước, cho Kho bạc Nhà nước và cho các ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tiền tệ, tín dụng và ngân hàng quốc tế. Hoạt động thanh toán và ngân quỹ – NHNN tổ chức hệ thống thanh toán liên ngân hàng và cung cấp các dịch vụ thanh toán, thực hiện đầy đủ và kịp thời các giao dịch thanh toán theo yêu cầu của chủ tài khoản, ký kết và thực hiện các thoả thuận về thanh toán với ngân hàng nước ngoài, với các tổ chức tiền tệ, tín dụng và ngân hàng quốc tế, làm dịch vụ ngân quỹ thông qua việc thu và phát tiền mặt cho khách hàng. Quản lý ngoại hối – Trong việc quản lý ngoại hối, NHNN có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: • Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về quản lý ngoại hối, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại hối • Cấp và thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối • Tổ chức và điều hành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại hối trong nước • Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, kiểm soát việc xuất nhập ngoại hối • Kiểm soát hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng • Quản lý dự trữ ngoại hối bao gồm ngoại tệ mặt, số dư ngoại tệ trên tài khoản ở nước ngoài, các giấy tờ có giá trị ngoại tệ, vàng và các loại ngoại hối khác • Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác về quản lý ngoại hối theo quy định của pháp luật Nguyễn Minh Kiều 9
  10. Fulbright Economics Teaching Program Development Finance A Note on Vietnam’s Banking Reform 2002-03 Hoạt động ngoại hối – NHNN thực hiện mua bán ngoại hối trên thị trường trong nước nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, mua bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện các giao dịch ngoại hối khác theo quy định của chính phủ. Hoạt động thông tin – NHNN tổ chức thu thập, phân tích và dự báo, công bố thông tin trong và ngoài nước về kinh tế, tài chính, tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm phục vụ việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. 4.2 Các tổ chức tín dụng (TCTD) Các loại hình TCTD Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật pháp để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng, với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. TCTD bao gồm các loại hình sau: • Ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Tùy theo tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác. • Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. Hoạt động của các TCTD Nói chung các TCTD có những hoạt động chủ yếu sau đây: • Huy động vốn bao gồm nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn, vay vốn của các tổ chưc tín dụng trong và ngoài nước, vay vốn của NHNN. • Hoạt động tín dụng bao gồm cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê tài chính, và các hình thức cấp tín dụng khác. • Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ bao gồm mở tài khoản, thu chi tiền, cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh toán cho khách hàng, thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ, thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác. Nguyễn Minh Kiều 10
  11. Fulbright Economics Teaching Program Development Finance A Note on Vietnam’s Banking Reform 2002-03 • Các hoạt động khác bao gồm góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối và vàng, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tư vấn, và các dịch vụ tư vấn khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng. Trong các loại hình tổ chức tín dụng vừa kể trên, ngân hàng thương mại là loại hình hoạt động mạnh nhất và đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh tiền tệ hiện nay. Sau khi Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín sụng ra đời, số lượng ngân hàng thương mại tiếp tục giá tăng. Đến năm 1997 số lượng ngân hàng ở Việt Nam đã lên đến 84, trong đó có 5 ngân hàng thương mại quốc doanh, 51 ngân thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh và 24 chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài (bảng 2). Bảng 2: Phát triển ngân hàng thương mại giai đoạn 1997 – 2001 1997 1999 2001 Ngân hàng quốc doanh 5 5 5 Ngân hàng cổ phần 51 48 39 Ngân hàng liên doanh 4 4 4 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 24 26 26 Tổng cộng 84 83 74 Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Mặc dù giai đoạn này có sự gia tăng mạnh số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là ngân hàng thương mại cổ phần, nhưng nhìn chung quy mô ngân hàng còn nhỏ bé nên hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh không cao. Đứng trước tình hình đó, một số ngân hàng thương mại cổ phần đã sáp nhập lại khiến cho số lượng ngân hàng thương mại giảm chỉ còn 39 ngân hàng vào năm 2001. Từ năm 2001 đến nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam bước vào thời kỳ cũng cố, nâng cao trình độ nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng nhằm gia tăng sức cạnh tranh chuẩn bị tích cực cho thời kỳ hội nhập và tự do hoá hoạt động ngân hàng theo tinh thần Hiệp Định Thương Mại Việt Mỹ. Nguyễn Minh Kiều 11