Các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cac_yeu_to_cau_thanh_nen_hanh_chinh_nha_nuoc.ppt
Nội dung text: Các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước
- Chương 3 Các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước
- I. Thể chế hành chính nhà nước • 1. Khái niệm
- 1.1. Thể chế
- 1.2. Thể chế Nhà nước • Thể chế Nhà nước là các quy định chung do Nhà nước xác lập trong Hiến pháp, Luật và các văn bản pháp quy, tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước để thực hiện quản lý xã hội.
- 1.3. Thể chế hành chính nhà nước • Thể chế hành chính nhà nước là các quy định chung do Nhà nước xác lập trong Hiến pháp, Luật và các văn bản pháp quy, tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước để thực hiện quản lý xã hội.
- Các bộ phận cấu thành thể chế hành chính Nhà nước • 1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của các cơ quan thuộc bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung ương tới cơ sở
- Các bộ phận cấu thành thể chế hành chính Nhà nước: • 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung của quản lý nhà nước trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm đảm bảo cho xã hội phát triển ổn định , an toàn và bền vững (chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, ) • 3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định chế độ công vụ và quy chế công chức.
- Các bộ phận cấu thành thể chế hành chính Nhà nước: • 4. Hệ thống các chế định về tài phán hành chính nhằm giải quyết tranh chấp hành chính giữa công dân với nền hành chính thông qua khiếu kiện về sự vi phạm pháp luật của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước đối với công dân và các tổ chức xã hội. • 5. Hệ thống các thủ tục hành chính nhằm giải quyết các quan hệ giữa Nhà nước với công dân và với các tổ chức xã hội
- 2. Vai trò của thể chế hành chính nhà nước • 2.1. Thể chế hành chính là cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý hành chính nhà nước • 2.2. Thể chế hành chính nhà nước là cơ sở để xây dựng cơ cấu tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước
- 3. Các yếu tố quyết định thể chế hành chính nhà nước. • Chế độ chính trị • Nền kinh tế và vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tê • Trình độ phát triển của quốc gia • Văn hoá dân tộc • Môi trường quốc tế
- II. Bộ máy hành chính nhà nước • Khái niệm • Đặc điểm của cơ quan hành chính NN • Phân biệt CQHCNN thẩm quyền chung và CQHCNN thẩm quyền riêng
- 1. Khái niệm • Bộ máy nhà nước • Bộ máy hành chính nhà nước • Cơ quan hành chính nhà nước
- 1.1. Bộ máy nhà nước • Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước, có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức xác định nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước.
- 1.2. Bộ máy hành chính nhà nước • Bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước với thẩm quyền, cơ cấu nhất định nhằm thực hiện quyền hành pháp của Nhà nước.
- 1.3. Cơ quan hành chính nhà nước • Cơ quan HCNN là cơ quan nhà nước với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, với cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức xác định nhằm thực hiện hoạt động quản lý hành chính trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- 2. Đặc trưng của cơ quan HCNN • Do Nhà nước thành lập và chịu sự kiểm tra của cơ quan thành lập nó. • Có thẩm quyền pháp lý xác định. • Hợp thành một hệ thống thứ bậc. • Thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình theo cơ chế quyền lực - phục tùng, mệnh lệnh đơn phương và bắt buộc thực hiện. • Hoạt động của các cơ quan HCNN diễn ra thường xuyên, liên tục, thoả mãn quyền tự do, lợi ích hợp pháp của con người.
- 3. CQHCNN thẩm quyền chung và CQHCNN thẩm quyền riêng • Cơ quan HCNN thẩm quyền chung là cơ quan hành chính có chức năng và thẩm quyền quản lý mọi đối tượng, mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi lãnh thổ được phân cấp. • Cơ quan HCNN thẩm quyền riêng là cơ quan hành chính có chức năng và thẩm quyền quản lý HCNN ngành hoặc lĩnh vực theo sự phân công, phân cấp.
- III. Nhân sự hành chính nhà nước
- Công chức • Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh nhất định, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Phạm vi • Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội; • Công chức trong cơ quan nhà nước; • Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập; • Công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
- Công chức cấp xã • Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Công chức hành chính nhà nước • CC làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
- Dấu hiệu chung nhận biết công chức • Là công dân của nước đó; • Được tuyển dụng bởi Nhà nước • Làm việc trong các cơ quan nhà nước; • Được trả lương từ ngân sách nhà nước; • Làm các công việc mang tính chất thường xuyên, liên tục.
- 3. Phân loại công chức:
- 1. Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm • - Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; • - Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; • - Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương; • - Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên.
- 2. Căn cứ vào vị trí công tác • - Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý • - Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- IV. Tài chính công • Cơ cấu hệ thống tài chính trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam bao gồm: • - Tài chính công • - Tài chính doanh nghiệp • - Tài chính dân cư và các tổ chức xã hội.
- 1. Khái niệm • Tài chính công là các hoạt động thu và chi bằng tiền của Nhà nước, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng vốn có của Nhà nước đối với xã hội.
- 2. Đặc điểm của TCC • Chủ thể sở hữu và quản lý các hoạt động tài chính công là Nhà nước; • Tài chính công hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu vì lợi ích cộng đồng; • Tài chính công phục vụ nhịêm vụ chính trị của Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định
- • Tài chính công phục vụ nhịêm vụ chính trị của Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định • Tài chính công tạo ra một môi trường bình đẳng cho mọi công dân về hưởng thụ các hàng hoá và dịch vụ được cung cấp bằng nguồn lực tài chính công.
- 3. Cơ cấu tài chính công • Ngân sách nhà nước; • Tài chính các cấp chính quyền địa phương; • Ngân hàng nhà nước; • Tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước; • Tài chính các đơn vị sự nghiệp nhà nước; • Tài chính phục vụ hoạt động công ích do Nhà nước tài trợ • Các quỹ tài chính do nhân dân đóng góp ngoài ngân sách Nhà nước
- 4. Chức năng của tài chính công • 4.1. Chức năng tạo lập vốn Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị của mình để hình thành các quỹ tiền tệ của mình thông qua thu các khoản có tính bắt buộc từ các chủ thể kinh tế xã hội.
- 4.2. Chức năng phân phối và phân bổ tài chính công • - Tài chính công được phân bổ một cách có mục đích theo ý chí của Nhà nước đối với sự can thiệp của Nhà nước đối với hoạt động kinh tế xã hội. • - Nhà nước thực hiện sự phân phối nguồn lực tài chính công giữa các chủ thể thuộc Nhà nước, các chủ thể có quan hệ kinh tế với Nhà nước.
- Chức năng giám đốc và điều chỉnh • - Tài chính công cũng thực hiện sự giám đốc bằng đồng tiền thông qua sự vận động của các nguồn tài chính công, thông qua đó biểu hiện các hoạt động của chủ thể thuộc nhà nước. • - Điều chỉnh là sự tác động theo ý chí của Nhà nước nhằm điều chỉnh các bất hợp lý trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc tài chính công
- 5. Vai trò của tài chính công • - Huy động nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. • - Đảm bảo sự tăng trưởng ổn định và bền vững của nền kinh tế xã hội. • - Đảm bảo công bằng xã hội.