Các phương thức thương mại thông dụng trong buôn bán quốc tế

doc 44 trang phuongnguyen 4760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các phương thức thương mại thông dụng trong buôn bán quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_phuong_thuc_thuong_mai_thong_dung_trong_buon_ban_quoc_te.doc

Nội dung text: Các phương thức thương mại thông dụng trong buôn bán quốc tế

  1. Các phương thức thương mại thông dụng trong buôn bán quốc tế I. GIỚI THIỆU VỀ THƯƠNG MẠI ÐIỆN TỬ (TMÐT - E-Commerce) 1. Thương mại điện tử là gì? TOP E-commerce (Electronic commerce - Thương mại điện tử) là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử, là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn được gọi là thương mại không giấy tờ). Thương mại điện tử giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác. · Thương mại điện tử giúp giảm chi phí sản xuất. · Thương mại điện tử giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị. · Thương mại điện tử qua Internet giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch. · Thương mại điện tử tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại. · Thương mại điện tử tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá. 2. Thị trường thương mại điện tử TOP 2.1. Các công đoạn của một giao dịch mua bán trên mạng Gồm có 6 công đoạn sau:
  2. · Khách hàng, từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền những thông tin thanh toán và địa chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (Order form) của Website bán hàng (còn gọi là Website thương mại điện tử). Doanh nghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hóa hay dịch vụ của khánh hàng và phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết như mặt hàng đã chọn, điạ chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng · hách hàng kiểm tra lại các thông tin và kích (click) vào nút button đặt hàng từ bàn phím hay chuột (mouse) của máy tính, để gởi thông tin trả về cho doanh nghiệp. · Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ, ) đã được mã hóa đến máy chủ (Server , thiết bị xử lý dữ liệu) của Trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạng Internet. Với quá trình mã hóa các thông tin thanh toán của khách hàng được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch (chẳng hạn doanh nghiệp sẽ không biết được thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng). · Khi Trung tâm xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa (Fire wall) và tách rời mạng Internet, nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp (Acquirer) theo một đường dây thuê bao riêng (một đường truyền số liệu riêng biệt). · Ngân hàng của doanh nghiệp gởi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng. Và tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet. · rung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông tin phản hồi trên đến doanh nghiệp, và tùy theo đó doanh nghiệp thông báo cho khách hàng được rõ là đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay không. Toàn bộ thời gian thực hiện một giao dịch qua mạng từ bước 1 đến bước 6 được xử lý trong khoảng 15 - 20 giây. 2.2. Cơ chế chuyển tiền trong một giao dịch thương mại điện tử
  3. Sau khi hàng hóa hoặc dịch vụ được doanh nghiệp cung cấp, thì doanh nghiệp thông báo cho ngân hàng nơi họ đăng ký tài khoản thanh toán thương mại điện tử (Acquirer) để ngân hàng này thực hiện chuyển tiền từ ngân hàng người mua vào tài khoản của doanh nghiệp. Tương ứng với mỗi giao dịch, ngân hàng sẽ thu một khoản chi phí thực hiện giao dịch. 2.3. Doanh nghiệp khi tham gia thương mại điện tử phải chi trả các loại chi phí * Monthly fee: phí hàng tháng. Ðây là phí mà doanh nghiệp phải trả cho những khoản liên quan đến dịch vụ chẳng hạn như: bản liệt kê (ghi những số tiền nhập & xuất ở tài khoản của doanh nghiệp trong một khoảng thời kỳ nhất định: hàng tháng, hàng tuần ), phí truy cập mạng, phí duy trì dịch vụ thanh toán qua mạng * Transaction fee: phí cho từng giao dịch. Đây là phần phí mà doanh nghiệp phải trả cho Trung tâm xử lý thẻ tín dụng qua mạng Internet. Thông thường từ 4.320 VND đến 7.200 VND cho mỗi giao dịch. * Discount rate: phí chiết khấu. Là phần giá trị mà doanh nghiệp phải trả thù lao cho Ngân hàng thanh toán (Acquirer). Mức phí này do Ngân hàng thanh toán quy định. Thông thường mức phí này chiếm từ 2.5% đến 5% tổng giá trị thanh toán qua thẻ tín dụng. II. HỆ THỐNG PHÁP LÝ PHỤC VỤ HÌNH THỨC THƯƠNG MẠI ÐIỆN TỬ TOP Vấn đề bảo mật an toàn trong thương mại điện tử Việc bảo mật trong khi thanh toán qua mạng là vấn đề chiến lược và là trọng tâm hàng đầu trong thương mại điện tử. Hiện nay, trong việc thanh toán qua mạng, các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán thẻ tín dụng trên thế giới áp dụng công
  4. nghệ bảo mật cao cấp là SET. SET được viết tắt từ: Secure Electronic Transaction, là một nghi thức tập hợp những kỹ thuật mã hoá và bảo mật nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho các giao dịch mua bán trên mạng. Ðây là một kỹ thuật bảo mật , mã hoá được phát triển bởi VISA, MASTER CARD và các tổ chức khác trên thế giới . Mục đích của SET là bảo vệ hệ thống thẻ tín dụng, tạo cho khách hàng, doanh nghiệp, ngân hàng, các tổ chức tài chính sự tin cậy trong khi giao dịch mua bán trên Internet. Những tiêu chuẩn và công nghệ SET được áp dụng và thể hiện nhất quán trong các doanh nghiệp, các ngân hàng/công ty cấp thẻ , tổ chức tín dụng và trung tâm xử lý thẻ tín dụng qua mạng. Ngoài ra, SET thiết lập một phương thức hoạt động phối hợp tương hỗ nhằm bảo mật các dịnh vụ qua mạng trên các phần cứng và phần mềm khác nhau. Tóm lại: SET được thiết lập để bảo mật những thông tin về cá nhân cũng như thông tin về tài chính trong quá trình mua bán và giao dịch trên mạng. * Với SET thì các thành phần tham gia thương mại điện tử được hưởng những lợi ích sau: - Doanh nghiệp (người bán) được bảo vệ không bị mất hàng hóa hay dịch vụ bởi : Những thẻ tín dụng không hợp lệ hoặc người chủ thẻ không đồng ý chi trả. - Ngân hàng được bảo vệ bởi : giao dịch mua bán không được sự đồng ý giữa các thành phần tham gia vào giao dịch hoặc các giao dịch không hợp lệ (thẻ tín dụng không hợp lệ, người bán giả danh ) - Người mua được bảo vệ để: không bị đánh cắp thẻ tín dụng hoặc không bị người bán giả danh. * Thế nào là một thẻ tín dụng hợp lệ? Khi giao dịch mua bán trên mạng, một thẻ tín dụng được coi là hợp lệ khi có đủ hai điều kiện sau:
  5. - Là thẻ được cung cấp bởi ngân hàng/tổ chức cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán trên mạng. - Thẻ còn đủ khả năng chi trả cho hàng hóa hoặc dịch vụ mà người chủ thẻ định mua. Sau khi kiểm tra thẻ tín dụng đã hợp lệ hay chưa, ngân hàng người mua sẽ gởi mã số xác nhận đồng ý chi trả cho doanh nghiệp kèm theo thông báo về số đơn đặt hàng. III. THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI ÐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 1. Thương mại điện tử ở Việt Nam - Bước khởi đầu còn lắm gian nan TOP Thương mại điện tử ở Việt Nam mới đang ở giai đoạn khởi đầu khá khiêm tốn. Hiện nay mới có khoảng gần 1.000 doanh nghiệp Việt Nam có trang Web và trên 500 trang Web có tên miền riêng. Thực tế này cho thấy, để hội nhập và bứt lên trong cuộc chạy đua kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tập trung mọi nỗ lực để phát triển mạnh thương mại điện tử trong thời gian tới. Ðây cũng chính là nội dung của cuộc hội thảo Thương mại điện tử và cơ may của các doanh nghiệp Việt Nam do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và công ty Phát triển phần mềm VASC phối hợp tổ chức tại khách sạn Caravelle, thành phố Hồ Chí Minh ngày 25/09/00 vừa qua. Theo VASC, hiện các doanh nghiệp Việt Nam mới khai thác thương mại điện tử ở cấp độ sử dụng thư điện tử (email) để trao đổi thông tin, truy cập Internet để tìm thông tin, xây dựng trang Web để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ chứ chưa có mấy doanh nghiệp tiến hành được các giao dịch trực tuyến theo đúng nghĩa của thương mại điện tử là đặt hàng và thanh toán qua mạng. Siêu thị máy tính Bluesky ở Hà Nội là một trong những đơn vị tham gia vào hoạt động thương mại điện tử sớm nhất ở Việt Nam, từ tháng 05/1999. Nhưng theo ông Hồ Quốc Huệ, trưởng phòng marketing, thì tỷ lệ giao dịch qua mạng Internet chỉ chiếm khoảng 2-5% trên tổng doanh thu của siêu thị. Trung bình mỗi tháng có khoảng 20-25 đơn đặt hàng qua mạng song vẫn tiến hành thanh toán theo phương thức thanh toán thông thường, tức là trả bằng tiền mặt và kèm thêm chứng từ trên giấy.
  6. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) với mục đích xúc tiến hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác chế biến thủy sản tìm kiếm bạn hàng trên thế giới hiện đang là một trong những tổ chức nghề nghiệp hoạt động tích cực trong lĩnh vực thương mại điện tử. VASEP đã có Website riêng được xây dựng khá công phu trên Internet. Ông Nguyễn Hữu Dũng, Tổng thư ký VASEP cho biết, hiện tỷ lệ các thành viên của Hiệp hội tham gia vào thương mại điện tử còn khá khiêm tốn, mới có 6 trong số 100 doanh nghiệp hội viên của VASEP có Website riêng. Ða số các doanh nghiệp hội viên của VASEP hiện nay mới chỉ khai thác được thông tin qua hình thức sử dụng email.VASEP hiện đã xây dựng được bản tin nội bộ thông qua email thay cho việc phát hành bản tin trên giấy như trước kia. Bản tin email hàng tuần đã trở nên rất quen thuộc với các doanh nghiệp hội viên của VASEP với thông tin cập nhật về thị trường và giá cả. Ông Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong thế kỷ 21 chính là thương mại điện tử, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ông Ðặng Bảo Khánh, Trưởng phòng phát triển kinh doanh của VASC đã đưa ra một ví dụ để so sánh. Ðể vào thị trường lớn như nước Mỹ, một doanh nghiệp cần phải có lượng hàng đủ lớn để bán trên kênh thông thường, trong khi đa số các công ty Việt Nam có quy mô sản xuất vừa và nhỏ nên rất khó thâm nhập. Bên cạnh đó, để quảng bá một nhãn hiệu hàng hóa đến thị trường Mỹ thì cần đến khoảng 200 triệu USD cho một chiến dịch quảng cáo khá tốn kém. Ðây là một khoản mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều không cho phép. Hiện nay các nhà quản lý vĩ mô ở Việt Nam đã có nhiều quan tâm đến vấn đề thương mại điện tử. Và tháng 6/1998, tổ công tác về thương mại điện tử thuộc Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin đã được thành lập. Vào tháng12/1998, Bộ thương mại thành lập Ban thương mại điện tử trực thuộc Bộ. Bộ thương mại đã chủ trì xây dựng đề án thành lập Hội đồng quốc gia về thương mại điện tử và lập phương án từng bước chấp nhận và ứng dụng thương mại điện tử, thực hiện và kế hoạch khung 5 năm chấp nhận và ứng dụng thương mại điện tử. Các tiểu dự án đã được các bộ ngành liên quan tích cực tham gia, phối hợp xây dựng và triển khai. Ðại diện của hơn 400 doanh nghiệp tham dự hội thảo thống nhất rằng thương mại điện tử đang là một xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đi theo để phát triển kinh tế. Song họ cũng cho rằng các cản
  7. ngại về tốc độ đường truyền còn hạn chế, chi phí truy cập Internet cao, thiếu cơ sở pháp lý cho những giao dịch trên mạng và trình độ nhận thức chung của quảng đại quần chúng về Internet còn thấp là những yếu tố cần sớm được khắc phục. 2. Cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại điện tử TOP Gồm 2 phần chính: · Mạng Internet: hoàn toàn đáp ứng được với nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) như: FPT, VDC, và đường truyền tốc độ cao. Tính đến ngày 19/11/2000, Việt Nam đã có 93.000 thêu bao Internet. · Hệ thống thanh toán: thanh toán qua Ngân hàng được hỗ trợ qua Merchant service chưa áp dụng được ở Việt Nam. Hiện nay, hình thức thanh toán thương mại điện tử ở Việt Nam là giao hàng tận nơi và nhận tiền trực tiếp hoặc người mua chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của công ty, hoặc đăng ký tài khoản tại công ty có giao dịch thương mại điện tử sẽ được cấp một acount mua hàng và sẽ được trừ dần vào tài khoản khi mua hàng (Hình thức này được công ty Cổ phần Thương mại điện tử TVC áp dụng). Ngày 10/10/2000, Ngân hàng Công Thương Việt Nam công bố đã chính thức hoàn thành tiểu dự án thanh toán điện tử trong thương mại điện tử. Với tiểu dự án này, Ngân hàng Công Thương đã trở thành Ngân hàng đầu tiên mở trang Web kinh doanh trên mạng và gia nhập vào thế giới thương mại điện tử. Ðối với Website www.icb.com.vn vừa mới được khai trương, Ngân hàng Công Thương Việt Nam sẽ tiến hành các dịch vụ phục vụ khách hàng và bạn hàng cũng như khách hàng tiềm năng của Ngân hàng ở trong và ngoài nước. Thêm vào đó, Website cũng giúp định hướng chuyên ngành về cung cấp thông tin và thực hiện các giao dịch tài chính đồng thời đưa ra một số dịch vụ thông tin cơ bản và nhanh chóng mở rộng thêm các chuyên mục mới theo nhu cầu khách hàng như vấn tin, quản lý vốn, tư vấn, Việc thực hiện các giao dịch thanh toán trong thương mại điện tử sẽ được Ngân hàng cung cấp ngay sau khi có những cơ sở pháp lý tối thiểu cần thiết. 3. Hành lang pháp lý của Việt Nam đối với thương mại điện tử TOP
  8. Nếu hiện nay thương mại điện tử phát triển rất mạnh trong khu vực và trên thế giới thì ngược lại tại Việt Nam thương mại điện tử vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm là chính. Hiện tại, cơ sở pháp lý hình thành thương mại điện tử ở Việt Nam hầu như chưa có, ngoại trừ một số Nghị định của Chính phủ chủ yếu đề cập đến hoạt động của Internet. Ðồng thời hạ tầng kinh tế kỹ thuật rất hạn chế, đời sống văn hóa xã hội cần một thời gian để thích nghi với hoạt động kinh doanh qua mạng. Hầu hết những người tiêu dùng Việt Nam vẫn quen nếp sinh hoạt: đến cửa hàng chọn hàng, mua hàng, trả tiền mặt và đem hàng về nhà Trong bối cảnh đó, những người tâm huyết với thương mại điện tử trong ngành xây dựng vẫn tiếp tục mày mò và mạnh dạn cho ra đời một loạt các Website. Tuy chưa có thể gọi là thương mại điện tử nhưng phần nào các Website này thể hiện được tính sơ khai của thương mại điện tử giai đoạn đầu trong ngành. Tất cả các Website đã xuất hiện và sẽ xuất hiện trong thời gian tới của ngành xây dựng nói riêng đều mang tính tự phát. Chủ yếu do các kỹ sư xây dựng, các kiến trúc sư, các kỹ sư điện tử và tin học phối hợp cùng các nhà đầu tư tự hình thành mục tiêu hoạt động và kinh doanh, tự giới hạn các điều kiện và phạm vi hoạt động trong các khuôn khổ của pháp luật không ngăn cấm, tự đầu tư công nghệ và kỹ thuật với mong muốn được hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trong lĩnh vực xây dựng. Các Website này mang tính tự thích ứng, tự thích ứng trong tìm hình thức thanh toán, kinh doanh do thanh toán trực tuyến chưa có. Ðương nhiên các nhà đầu tư muốn bán được sản phẩm của mình thì phải tự thích ứng vì môi trường Việt Nam chưa công nhận hình thức giao dịch qua mạng nên tuy việc quảng cáo, chào hàng được thực hiện trên mạng nhưng việc cài đặt, ký kết và thanh toán vẫn theo phương pháp truyền thống tiền trao cháo múc, thực hiện hoàn toàn ngoài mạng. Các Website này chính là tính linh động trong hoạt động kinh doanh. Một khi trên 70 triệu dân chỉ có hơn 93.000 thuê bao Internet thì hoạt động thương mại điện tử trong hoàn cảnh như vậy có thể nói là liều mạng. Vì muốn nuôi được Website của mình để chờ đến khi thương mại điện tử thực sự phát triển thì các công ty này đã phải mở rộng một số hình thức kinh doanh, như lãnh đạo của nhadat.com đã nghĩ tới phương án mở sạp kinh doanh nhà đất tại các chợ địa ốc.
  9. Lợi ích của thương mại điện tử xem như đã chính thức được Chính phủ công nhận bằng việc phê chuẩn đề án Kỹ thuật thương mại điện tử gồm 14 tiểu dự án về hạ tầng cơ sở pháp lý với kinh phí đầu tư ban đầu là 1 tỷ đồng nhưng tất cả còn đang trong giai đoạn cấu trúc, triển khai và chờ kết quả để nghiệm thu. Và cho đến nay, Ban điều hành dự án đã nghiệm thu được 6/14 tiểu dự án. Cho đến nay có nhiều cách định nghĩa về TMÐT. Tuy nhiên, tất cả đều có chung một quan niệm TMÐT là việc sử dụng các công cụ, dịch vụû hỗ trợ, các môi trường giao diện điện tử để thực hiện các hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá và dịch vụ. Có thể tóm tắt một thương vụ qua mạng như sau: DN A muốn mua một số sản phẩm, họ sẽ vào mạng Internet, tìm địa chỉ của một nhà cung cấp phù hợp (DN B), lựa chọn mặt hàng cần mua và giá cả, phương thức thanh toán và bấm nút yêu cầu đặt hàng. Khi đó máy chủ sẽ thiết lập đơn đặt hàng với đầy đủ chi tiết cho DN A duyệt lại lần cuối, ký bằng chữ ký điện tử và gởi đến DN B. Nếu DN B chấp nhận, họ cũng sẽ duyệt hợp đồng, ký bằng chữ ký điện tử và gởi trở lại DN A qua mạng. Kể từ thời điểm đó, một hợp đồng thương mại qua mạng đã được thiết lập. Với TMÐT, thời gian để hình thành một hợp đồng thương mại được rút ngắn rất nhiều, độ chính xác và độ tin cậy cao, và đặc biệt sẽ tiết kiệm được chi phí cho các DN, các khách hàng cũng sẽ hài lòng hơn. IV. ỦY THÁC MUA BÁN HÀNG HOÁ 1. Khái niệm TOP Uỷ thác mua bán hàng hoá là việc mà theo đó bên được uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận phí uỷ thác. Bên được uỷ thác mua bán hàng hoá là doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác và thực hiện mua bán hàng hoá theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác. Bên uỷ thác mua bán hàng hoá là doanh nghiệp giao cho bên được uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình và phải trả phí uỷ thác. 2. Việc uỷ thác lại, nhận uỷ thác của nhiều bên TOP
  10. Bên được uỷ thác không được uỷ thác lại cho bên thứ 3 thực hiện hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá đã ký, trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của bên uỷ thác. Bên được uỷ thác có thể nhận uỷ thác mua bán hàng hoá của nhiều bên uỷ thác khác nhau. 3. Quyền và nghĩa vụ của các bên 3.1 Bên được uỷ thác: . Quyền - Yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác - Nhận phí uỷ thác theo thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác - Yêu cầu bên uỷ thác bồi thường thiệt hại do họ gây ra. Nghĩa vụ - Thực hiện mua bán hàng hoá theo hợp đồng uỷ thác; - Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác; trong trường hợp có chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với hợp đồng uỷ thác thì bên được uỷ thác phải tuân theo chỉ dẫn đó; - Bảo quản, giữ gìn tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác. - Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác - Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác 3.2 Bên uỷ thác Quyền
  11. - Yêu cầu bên được uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng uỷ thác; - Khiếu nại đòi bên uỷ thác bồi thường thiệt hại do bên được uỷ thác gây ra. Nghĩa vụ - Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác; - Trả phí uỷ thác; - Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng uỷ thác của bên thứ 3 trong trường hợp chấp thuận việc uỷ thác lại cho họ; - Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác. 4. Quy chế xuất nhập khẩu uỷ thác giữa các doanh nghiệp trong nước TOP Xuất nhập uỷ thác là hoạt động dịch vụ thương mại dưới hình thức thuê và nhận làm dịch vụ xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Hoạt động này được thực hiện trên cơ sở hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc nhập khẩu gữa các doanh nghiệp, phù hợp với những quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế. 4.1 Chủ thể 4.1.1 Chủ thể uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu Tất cả các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và/hoặc có giấy phép đăng ký mã số doanh nghiệp XNK đều được uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu. I 4.1.2 Chủ thể nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu Tất cả các doanh nghiệp có giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy phép đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều được phép nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu.
  12. I 4.2 Ðiều kiện 4.2.1 Ðối với bên uỷ thác - Có đăng ký kinh doanh hợp pháp và/ hoặc có giấy phép đăng ký mã số doanh nghiệp XNK. - Có hạn ngạch hoặc chỉ tiêu xuất khẩu, nhập khẩu, nếu uỷ thác xuất khẩu những hàng hoá thuộc hạn ngạch hoặc kế hoạch định hướng. - Ðược cơ quan chuyên ngành đồng ý bằng văn bản đối với những mặt hàng xuất nhập khẩu chuyên ngành. - Có khả năng thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu uỷ thác 4.2.2 Ðối với bên nhận uỷ thác - Có giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy phép đăng ký mã số xuất nhập khẩu. - Có ngành hàng phù hợp với hàng hoá nhận xuất nhập khẩu uỷ thác. 4.3 Phạm vi - Uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng không thuộc diện Nhà nước cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. - Bên uỷ thác chỉ được uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng nằm trong phạm vi kinh doanh đã được quy định trong giấy phép đăng ký kinh doanh. - Bên uỷ thác có quyền lựa chọn bên nhận uỷ thác có đủ điều kiện theo quy định trên để ký hợp đồng uỷ thác. 5. Nghĩa vụ và trách nhiệm TOP Bên nhận uỷ thác phải cung cấp cho bên uỷ thác các thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng, có liên quan đến đơn hàng uỷ thác xuất nhập khẩu. Bên
  13. uỷ thác và bên nhận uỷ thác thương lượng và ký hợp đồng uỷ thác. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của hia bên do hai bên thoả thuận và được ghi trong hôp đồng. Bên uỷ thác thanh toán cho bên nhận uỷ thác phí uỷ thác và các khoản phí tổn phát sinh khi thực hiện uỷ thác. 6 Trách nhiệm pháp lý Các bên tham gia hoạt động XNK uỷ thác phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu do các bên tham gia đã ký và các quy định của pháp luật. Việc tranh chấp giữa các bên sẽ được giải quyết trên cơ sở thương lượng; nêu thương lượng không đi đến kết quả , thì sẽ đưa ra Toà Kinh tế. Phán quyết theo thủ tục tố tụng của Toà Kinh tế là kết luận cuối cùng bắt buộc các bên phải thi hành. V. GIA CÔNG TRONG THƯƠNG MẠI 1. Khái niệm TOP Gia công là hành vi thương mại, theo đó bên nhận gia công thực hiện việc gia công hàng hoá theo yêu cầu, bằng nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để hưởng tiền gia công; bên đặt gia công nhận hàng hoá đã gia công để kinh doanh thương mại và phải trả tiền gia công cho bên nhận gia công. Bên nhận gia công là bên nhận thực hiện việc gia công hàng hoá để hưởng tiền gia công. Bên đặt gia công là bên thuê gia công hàng hoá để kinh doanh thương mại. 2. Nội dung gia công Nội dung gia công gồm sản xuất, chế biến, chế tác, sửa chữa, tái chế, lắp rắp, phân loại, đóng gói hàng hoá theo yêu cầu và bằng nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công. Bên đặt gia công phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của quyền sở hữu công nghiệp đối với hàng hoá gia công.
  14. Bên đặt gia công có quyền cử đại biểu để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công theo thoả thuận giữa các bên. 3. Hợp đồng gia công TOP Việc gia công trong thương mại phải được xác lập bằng Hợp đồng bằng văn bản giữa các bên; Nội dung Hợp đồng gia công trong thương mại, quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công và bên đặt gia công được áp dụng theo các qui định về hợp đồng gia công trong Bộ Luật Dân sự. 4. Gia công với thương nhân nước ngoài Thương nhân Việt nam thuộc các thành phần kinh tế được phép nhận gia công cho thương nhân nước ngoài, không hạn chế số lượng, chủng loại hàng gia công. Ðối với hàng gia công thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thương mại. 4.1 Thủ tục nhận gia công Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản và bao gồm các điều khoản sau: a) Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng; b) Tên, số lượng sản phẩm gia công; c) Giá gia công; d) Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán; e) Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.
  15. f) Danh mục và trị giá máy móc thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có); g) Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê mượn, nguyên liệu, phụ liệu vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công. h) Ðịa điểm và thời gian giao hàng; i) Nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá; j) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Ghi chú - Bên nhận gia công có thể mượn, thuê hoặc nhận tặng máy móc, thiết bị của Bên đặt gia công và phải được thể hiện trong Hợp đồng, thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị phải tuân thủ các qui định về nhập khẩu. - Khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực, các bên phải thanh lý hợp đồng và làm thủ tục thanh khoản hợp đồng với cơ quan Hải quan. - Ðối với các hợp đồng gia công có thời hạn trên một năm thì hàng năm, bên nhận gia công phải thanh khoản hợp đồng với cơ quan Hải quan. - Căn cứ để thanh lý và thanh khoản hợp đồng gia công là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu, lượng sản phẩm xuất khẩu theo định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt đã được thoả thuận tại hợp đồng gia công. - Sau khi kết thúc hợp đồng gia công, máy móc thiết bị thuê, mượn theo hợp đồng, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu được xử lý theo thoả thuận của hợp đồng gia công và phải được Bộ thương mại chấp thuận - Việc tiêu huỷ các phế liệu, phế phẩm (nếu có) phải được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan. Trường hợp không được phép huỷ tại Việt
  16. nam thì phải tái xuất cho bên đặt gia công. - Việc tặng máy móc thiết bị, nguyên, phụ liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm được quy định như sau: a) Bên đặt gia công phải có văn bản tặng; b) Bên được tặng phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định về xuất nhập khẩu; phải nộp thuế nhập khẩu (nếu có) và đăng ký tài sản theo quy định hiện hành; c) Ðược Bộ thương mại chấp thuận. 4.2 Quyền, nghĩa vụ của bên đặt và nhận gia công 4.2.1 Ðối với bên đặt gia công - Giao toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu vật tư gia công theo thoả thuận tại hợp đồng gia công; - Nhận và đưa ra khỏi Việt nam toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc thiết bị cho thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp được phép tiêu thụ, tiêu huỷ, tặng theo quy định tại Nghị định số 57/1998/NÐ-CP; - Ðược cử chuyên gia đến Việt nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công; - Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá. Trường hợp nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá đã được đăng ký tại Việt nam thì phải có giấy chứng nhận của Cục sở hữu công nghiệp Việt nam; - Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt nam có liên quan đến hoạt động gia công và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết. 4.2.2 Ðối với bên nhận gia công - Ðược miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công;
  17. - Ðược thuê thương nhân khác gia công; - Ðược cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công và phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần nguyên, phụ liệu, vật tư mua trong nước; - Ðược nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, trừ sản phẩm thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu. Ðối với sẩn phẩm thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện phải được sự chấp nhận của cơ quan có thẩm quyền; - Phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt nam về hoạt động gia công xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất hàng hoá trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết. 5 Ðặt gia công hàng hoá ở nước ngoài TOP 5.1 Ðiều kiện Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đều được đặt gia công ở nước ngoài các loại hàng hoá đã được phép lưu thông trên thị trường Việt nam để kinh doanh theo quy định của pháp luật. Việc xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công và nhập khẩu sản phẩm gia công phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu. Hợp đồng gia công hàng hoá ở nước ngoài và thủ tục hải quan đối với xuất nhập khẩu hàng hoá đặt gia công tương tự quy định đối với việc gia công với nước ngoài. 5.2 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài - Ðược tạm xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư hoặc chuyển khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, từ nước thứ 3 cho bên nhận gia công để thực hiện hợp đồng gia công. - Ðược tái nhập khẩu sản phẩm đã gia công. Khi kết thúc hợp đồng đặt gia
  18. công, được tái nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa. - Ðược bán sản phẩm gia công và máy móc thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư đã xuất khẩu để thực hiện hợp đồng gia công tại thị trường nước nhận gia công hoặc thị trường khác và phải nộp thuế theo quy định hiện hành. - Ðược miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, tái xuất khẩu, tái nhập khẩu và sản phẩm gia công nhập khẩu; nếu không tái nhập khẩu thì phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Ðối với nguyên liệu, phụ liệu, vật tư mua tại nước ngoài để gia công mà sản phẩm gia công được nhập khẩu thì phải chịu thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; - Ðược cử chuyên gia, công nhân kỹ thuật ra nước ngoài để kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm gia công. VI. ÐẠI LÍ MUA BÁN HÀNG HOÁ 1. Khái niệm TOP Ðại lý mua bán hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh mình mua hoặc bán hàng hoá cho bên giao đại lý để hưởng thù lao. Hàng hoá của đại lý mua bán phải phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các bên. Việc làm đại lý mua bán hàng hoá phải được xác lập bằng hợp đồng. 2 Các hình thức đại lý - Ðại lý hoa hồng là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán hàng hoá theo giá mua, giá bán do bên giao đại lý ấn định để được hưởng hoa hồng. Mức hoa hồng được tính theo tỷ lệ phần trăm do các bên thoả thuận trên giá mua, giá bán hàng hoá.
  19. - Ðại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng. - Tổng đại lý mua bán hàng hoá là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá cho bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý. 3. Hợp đồng đại lý TOP Hợp đồng đại lý phải được xác lập bằng văn bản với các những nội dung chủ yếu sau: - Tên, địa chỉ của các bên; - Hàng hoá đại lý; - Hình thức đại lý; - Thù lao đại lý; - Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý. Hợp đồng đại lý được chấm dứt trong những trường hợp sau: - Hợp đồng đã được thực hiện xong hoặc hết thời hạn hiệu lực; - Các bên thoả thuận bằng văn bản chấm dứt hợp đồng trước khi hết thời hạn hiệu lực; - Hợp đồng bị vô hiệu khi nội dung hợp đồng hoặc việc thực hiện hợp đồng trái với qui định của pháp luật; - Một bên đơn phương đình chỉ hợp đồng khi việc vi phạm hợp đồng của bên kia là điều kiện để đình chỉ hợp đồng mà các bên thoả thuận; - Các trường hợp khác do pháp luật qui định.
  20. Ghi chú: Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá chỉ có hiệu lực khi được các bên chấp thuận và làm thành văn bản. 4. Quyền và nghĩa vụ của các bên TOP 4.1 Quyền của bên giao đại lý - Lựa chọn bên đại lý, hình thức đại lý; - Ấn định giá mua, giá bán hàng hoá đại lý; - Nhận ký quỹ hoặc giấy tờ về tài sản thế chấp của bên đại lý nếu có thoả thuận trong hợp đồng đại lý; - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý; - Ðược hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp do hoạt động đại lý mang lại 4.2 Nghĩa vụ của bên giao đại lý - Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng đại lý; - Thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đại lý; - Chịu trách nhiệm về chất lượng, quy cách hàng giao đối với đại lý bán hoặc hàng nhận đối với đại lý mua trong hợp đồng đại lý, nếu bên đại lý không có lỗi; - Trả thù lao cho bên đại lý; - Hoàn trả cho bên đại lý tiền ký quỹ hoặc giấy tờ về tài sản thế chấp nếu có khi kết thúc hợp đồng; - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự lựa chọn, sử dụng bên đại lý và liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên đại lý vi phạm pháp luậtk mà nguyên nhân do bên giao đại lý gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp
  21. luật. 4.3 Quyền của bên đại lý - Lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên đại lý; - Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý; nhận lại tiền ký quỹ hoặc giấy tờ về tài sản thế chấp nếu có khi kết thúc hợp đồng đại lý; - Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý; - Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại. 4.4 Nghĩa vụ của bên đại lý - Mua, bán hàng theo giá do bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận trong hợp đồng đại lý; - Thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đại lý về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý; - Kỹ quỹ hoặc thế chấp tài sản nếu có cho bên giao đại lý theo thoả thuận trong hợp đồng đại lý; - Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng mua đối với đại lý mua; - Ghi tên thương mại, biển hiệu của bên giao đại lý và tên hàng hoá đại lý tại địa điểm mua bán hàng; - Bảo quản hàng hoá, chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng, quy cách hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua theo hợp đồng đại lý; - Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý.
  22. - Chịu trách nhiệm trước bên giao đại lý và trước pháp luật về việc thực hiện hợp đồng đại lý. 5. Ðại lý mua, bán hàng hoá cho thương nhân nước ngoài TOP Thương nhân Việt nam được phép làm đại lý mua, bán hàng hoá cho thương nhân nước ngoài khi có đăng ký kinh doanh ngành hàng phù hợp với mặt hàng đại lý. Nếu làm đại lý bán hàng, thương nhân Việt nam phải mở tài khoản riêng tại Ngân hàng để thanh toán tiền hàng bán đại lý theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt nam. Thương nhân có thể thanh toán bằng hàng không thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, hàng hoá xuất khẩu có điều kiện phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu làm đại lý mua hàng, thương nhân Việt nam phải yêu cầu thương nhân nước ngoài chuyển tiền bằng ngoại tệ có khả năng chuyển đổi được qua Ngân hàng để thương nhân Việt nam mua hàng theo hợp đồng đại lý. 5.1 Mặt hàng đại lý và hợp đồng đại lý - Thương nhân chỉ được ký hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá không thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu. - Riêng những hàng hoá có điều kiện, thương nhân chỉ được ký hợp đồng đại lý phạm vi hoặc giá trị hàng hoá do cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. - Việc ký kết và thực hiện hợp đồng đại lý mua, bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài phải áp dụng theo các qui định trên. 5.2 Thủ tục - Hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý mua, bán với thương nhân nước ngoài khi xuất khẩu, nhập khẩu do thương nhân Việt nam làm thủ tục tương tự thủ tục đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. - Hàng hoá thực hợp đồng đại lý bán hàng tại Việt nam cho thương nhân nước ngoài phải tái xuất khẩu nếu không tiêu thụ được tại Việt nam. Việc
  23. hoàn thuế được thực hiện theo các qui định của pháp luật. VII. HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI 1. Khái niệm TOP Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại tập trung trong một thời gian và địa điểm nhất định, trong đó tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được trưng bày hàng hoá của mình nhằm mục đích tiếp thị, ký kết hợp đồng mua bán hàng. Triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc trưng bày hàng hoá, tài liệu về hàng hoá để giới thiệu, quảng cáo nhằm mở rộng và thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá. Việc tổ chức các hội chợ, triển lãm thương mại phải được Bộ Thương mại cho phép. 2. Việc tổ chức tham gia Hội chợ, triển lãm Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Việt nam được quyền tổ chức tham gia Hội chợ thương mại, triển lãm thương mại, ở trong nước và nước ngoài để xúc tiến thương mại. Doanh nghiệp có thể ký hợp đồng thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ Hội chợ thương mại, triển lãm thương mại thực hiện việc tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm thương mai. Việc các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển làm ở nước ngoài phải được sự chấp thuận của Bộ Thương mại Việt Nam, phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và nước sở tại. Doanh nghiệp tham gia Hội chợ, triển lãm thương mại phải đăng ký với Ban Tổ chức của từng hội chợ, triển lãm thương mại. Hàng cấm bán tại hội chợ, triển làm thương mại là những hàng chưa có đăng ký chất lượng, nhãn hiệu. 3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm TOP
  24. Trưng bày hàng hoá, tài liệu về hàng hoá của mình tại hội chợ, triển lãm theo danh mục đã đăng ký tham gia. Giao dịch, ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá theo quy định của pháp luật. Bán hàng tại hội chợ, triển lãm thương mại như đã đăng ký tham gia hội chợ, triển lãm; sau khi bán hàng tại hội chợ, triển lãm phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật. Tuân thủ các quy định về tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam. 4. Quyền, nghĩa vụ của các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài Ðược tạm xuất khẩu miễn thuế hàng hoá và tài liệu về hàng hoá để trưng bày tại Hội chợ, triển lãm thương mại Phải tuân thủ các quy định về việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài. Nếu bán hàng trưng bày tại Hội chợ, triển lãm ở nước ngoài, phải kê khai và nộp thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt nam; Khi dùng hàng hoá sử dụng vào mục đích hội chợ, triển lãm làm quà tặng phải được phép của Bộ Thương mại Việt Nam và phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt nam. 5. Việc kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm TOP Doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt nam được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm: - Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng. - Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hoá để tham gia hội
  25. chợ, triển lãm thương mại và các phương tiện cần thiết khác theo thoả thuân; - Nhận phí dịch vụ và các chi phí khác theo hợp đồng - Thực hiện việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo thoả thuận trong hợp đồng. - Không được chuyển giao hoặc thuê người khác thực hiện dịch vụ nếu không có sự chấp thuận của bên thuê dịch vụ; trong trường hợp chuyển giao nghĩa vụ thực hiện hợp đồng cho ngưòi khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm với bên thuê dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại - Bảo quản hàng hoá tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, các tài liệu, phương tiện được giao nhận, thời gian thực hiện hợp đồng; khi kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại phải giao lại đầy đủ hàng hoá, tài liệu, phương tiện trưng bày cho bên thuê dịch vụ, nếu gây thiệt hại cho bên thuê thì phải bồi thường. VIII. CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 1. Khái niệm TOP Chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thoả thuận phù hợp với các qui định của pháp luật. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã thoả thuận và ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ. 2. Phạm vi áp dụng Các qui định về chuyển giao công nghệ trong Bộ luật Dân sự và Nghị định số 45/1998/NÐ-CP ngày 1/7/1998 của Chính phủ được áp dụng đối với: - Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt nam; - Chuyển giao công nghệ trong các dự án đầu tư nước ngoài dưới dạng góp vốn bằng giá trị công nghệ hoặc mua công nghệ trên cơ sở hợp đồng;
  26. - Chuyển giao công nghệ trong nước có tính chất thương mại giữa các bên tham gia hợp đồng; - Chuyển giao công nghệ từ Việt nam ra nước ngoài; 3. Nội dung chuyển giao công nghệ TOP 3.1 Chuyển giao công nghệ bao gồm: - Chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hoá đang trong thời hạn được pháp luật Việt nam bảo hộ và được phép chuyển giao. - Chuyển giao các bí quyết về công nghệ, kiến thức dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, phần mềm máy tính (được chuyển giao theo Hợp đồng chuyển giao công nghệ), thông tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao (sau đây gọi tắt là thông tin kỹ thuật) có kèm hoặc không kèm theo máy móc thiết bị. - Chuyển giao các giải pháp hợp lý hoá sản xuất đổi mới công nghệ. - Thực hiện các hình thức dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ để Bên nhận có được năng lực công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm và/hoặc dịch vụ với chất lượng được xác định trong Hợp đồng bao gồm: + Hỗ trợ trong việc lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử các dây chuyền thiết bị nhằm áp dụng công nghệ được chuyển giao. + Tư vấn quản lý công nghệ, tư vấn quản lý kinh doanh, hướng dẫn thực hiện các qui trình công nghệ được chuyển giao; + Ðào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý của công nhân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý để nắm vững công nghệ được chuyển giao. - Máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật kèm theo một hoặc một số nội
  27. dung nêu tại các phần 1,2,3 và 4 ở trên. 3.2 Những công nghệ không được chuyển giao bao gồm: - Những công nghệ không đáp ứng các yêu cầu trong các qui định của pháp luật Việt nam về an toàn lao động, vệ sinh lao động, sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường. - Những công nghệ có tác động và gây hậu quả xấu đến văn hoá, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội của Việt nam. - Những công nghệ không đem lại hiệu quả kỹ thuật, kinh tế hoặc xã hội. - Công nghệ phục vụ lĩnh vực an ninh, quốc phòng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Bên nhận công nghệ có quyền phát triển công nghệ được chuyển giao mà không phải báo trước cho bên chuyển giao biết trừ trường hợp trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ các bên có thoả thuận khác. 4. Hợp đồng chuyển giao công nghệ TOP Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải có các nội dung sau đây: 1. Tên, địa chỉ của Bên giao và Bên nhận: + Tên ,chức vụ người đại diện của các bên, số tài khoản của các bên; + Tóm tắt kết quả hoạt động nghiên cứu, triển khai hoặc kết quả sản xuất, kinh doanh liên quan đến công nghệ được chuyển giao của Bên giao. 2. Ðịnh nghĩa các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong Hợp đồng. 3. Nội dung công nghệ được chuyển giao: + Tên công nghệ; + Mô tả chi tiết những đặc điểm, nội dung, mức độ an toàn, vệ sinh lao động
  28. của công nghệ được chuyển giao; trong trường hợp Bên giao cung cấp máy móc, thiết bị kèm theo các nội dung khác của công nghệ, Hợp đồng phải nêu rõ danh mục máy móc, thiết bị bao gồm tính năng kỹ thuật, ký mã hiệu, nước chế tạo, năm chế tạo, tình trạng chất lượng, giá cả. + Kết quả cụ thể đạt được sau khi thực hiện chuyển giao (về mặt chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, định mức kinh tế, kỹ thuật, về mặt năng suất, các yếu tố về môi trường xã hội). 4. Nội dung chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (nếu có) theo qui định của pháp luật về sở hữu công nghiệp. 5. Quyền hạn và trách nhiệm của các Bên trong việc thực hiện chuyển giao công nghệ. 6. Thực hiện, tiến độ và địa điểm cung cấp công nghệ, máy móc, thiết bị. 7. Các nội dung liên quan đến việc đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo thực hiện chuyển giao công nghệ bao gồm: + Nội dung chương trình, hình thức, lĩnh vực, số lượng học viên, chuyên gia, bên giao và bên nhận, địa điểm, thời hạn; + Trách nhiệm của các bên trong việc tổ chức đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật; + Trình độ, chất lượng kết quả đạt được sau khi đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật. + Chi phí cho đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật. 8. Giá cả thanh toán: + Giá cả, điều kiện và phương thức thanh toán (loại tiền, địa điểm, thời hạn ) + Trường hợp công nghệ được chuyển giao gồm nhiều nội dung khác nhau trong Hợp đồng, phải ghi rõ phần thanh toán cho mỗi nội dung chuyển giao, giá thanh toán cho việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. + Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, khi một nội dung hoặc một số nội dung Hợp đồng không được thực hiện, thì bên nhận có quyền yêu cầu điều chỉnh việc thanh toán. 9. Cam kết của các bên về bảo đảm, bảo hành và thời hạn bảo hành:
  29. - Bên giao cam kết có quyền hợp pháp đối với việc chuyển giao công nghệ; - Bên nhận cam kết thực hiện đúng theo các thông tin kỹ thuật của Bên giao cung cấp. - Trên cơ sở Bên nhận thực hiện đúng chỉ dẫn của Bên giao, Bên giao có nghĩa vụ bảo đảm thực hiện chuyển giao công nghệ để đạt được những kết quả sau: + Ðạt được mục tiêu đã đề ra trong Hợp đồng. + Công nghệ tạo ra được sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đạt được các chỉ tiêu chất lượng đã được định rõ trong Hợp đồng; + Công nghệ đảm bảo tuân thủ các qui định của pháp luật môi trường, về an toàn lao động, vệ sinh lao động. - Những cam kết khác của các bên nhằm đảm bảo không xảy ra sai sót trong chuyển giao công nghệ và sử dụng kết quả sau khi hết thời hạn hiệu lực của Hợp đồng. - Bảo hành và thời hạn bảo hành: + Bên giao có trách nhiệm bảo hành các nội dung công nghệ được chuyển giao, kể cả đối với chất lượng máy móc, thiết bị (nếu máy móc, thiết bị do bên giao cung cấp) trong thời hạn do các bên thoả thuận trong hợp đồng; + Trường hợp các bên không có thoả thuận khác thì thời hạn bảo hành là thời hạn hợp đồng có hiệu lực; + Trong thời hạn bảo hành nếu bên nhận thực hiện đúng các chỉ dẫn của bên giao mà sản phẩm hàng hoá, dịch vụ hoặc công nghệ không đạt được các nội dung đã đề ra thì bên giao phải thực hiện các biện pháp khắc phục bằng chi phí của bên giao. 10. Nghĩa vụ hợp tác trao đổi thông tin của các bên. 11. Ðiều kiện sửa đổi và huỷ bỏ hợp đồng. 12. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng và những điều kiện liên quan đến các bên trong việc sửa đổi thời hạn hiệu lực hoặc kết thúc hợp đồng. 13. Phạm vi và mức độ bảo đảm bí mật đối với công nghệ được chuyển giao.
  30. 14. Trách nhiệm của mỗi bên trong trường hợp vi phạm các cam kết hợp đồng. 15. Các vấn đề liên quan đến những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng 16. Ngày lập, nơi lập, họ tên và chữ ký của người đại diện cho từng bên ký hợp đồng. 17. Các phụ lục hợp đồng. Ghi chú: - Ðối với hợp đồng chuyển giao công nghệ có một bên là nước ngoài thì bổ xung thêm điều khoản qui định về ngôn ngữ hợp đồng. - Thời hạn của hợp đồng do các bên thoả thuận nhưng không quá 7 năm. Trong một số trường hợp được qui định tại Nghị định 45/1998/NÐ-CP thì được tới 10 năm. - Giá của công nghệ được chuyển giao phải tuân thủ giới hạn được qui định cụ thể trong Nghị định 45/1998/NÐ-CP. - Các bên phải nộp thuế trên khoản tiền thu được từ hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt nam và khoản lệ phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phê duyệt Hợp đồng.) 5. Thủ tục xin phê duyệt Hợp đồng TOP 1. Hồ sơ xin phê duyệt Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo qui định tại Nghị định số 45/1998/NÐ-CP. Hồ sơ xin phê duyệt Hợp đồng bao gồm: + Ðơn yêu cầu phê duyệt Hợp đồng (theo mẫu); + Hợp đồng chuyển giao công nghệ và các phụ lục kèm theo;
  31. + Bản giải trình về mục tiêu và khả năng thực hiện công nghệ, các giải pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động; + Các giấy tờ chứng minh về tư cách pháp, người đại diện, xác nhận chữ ký của người đại diện của các Bên tham gia Hợp đồng, các quyền sở hữu và các thông tin khác như: tên, địa chỉ công ty, người bảo lãnh, tài khoản, ngân hàng bảo lãnh, số vốn, các tìa liệu chứng thực về quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại Việt nam. + Trong trường hợp Bên tham gia Hợp đồng là doanh nghiệp liên doanh hoạt động theo Luật Ðầu tư nước ngoài tại Việt nam, hồ sơ xin phế duyệt Hợp đồng phải kèm theo văn bản xác nhận Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được Hội đồng quản trị thông qua theo nguyên tắc nhất trí. 2. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ phải trả lời bằng văn bản về việc phê duyệt hay không cho người yêu cầu biết. 3. Trong trường hợp cơ quan phê duyệt Hợp đồng có yêu cầu các bên cung cấp tài liệu bổ sung hoặc sửa đổi nội dung hợp đồng thì các bên có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu. Quá thời hạn trên thì, các yêu cầu không được đáp ứng thì đơn yêu cầu phê duyệt không còn giá trị. 4. Hồ sơ yêu cầu đăng ký Hợp đồng được gửi tới Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường, trong vòng 7 ngày Bộ KH-CN-MT sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng. 5. Hồ sơ yêu cầu đăng ký việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp nộp tại Cục Sở hữu công nghiệp theo qui định của pháp luật về sở hữu công nghiệp. IX. KINH DOANH THEO HÌNH THỨC CHUYỂN KHẨU 1. Khái niệm TOP
  32. Chuyển khẩu (Switch -Trade) là hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu được sử dụng thông thường trong quan hệ thương mại quốc tế và chịu sự điều chỉnh của Luật pháp quốc tế, tập quán thương mại quốc tế và luật lệ của các nước có liên quan. Chuyển khẩu là mua hàng của một nước (nước xuất khẩu) và bán cho một nước khác (nước nhập khẩu) mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu từ Việt Nam. 2. Các hình thức chuyển khẩu 1. Hàng hoá được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua Việt Nam; 2. Hàng hoá được vận chuyển đến Việt nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam mà đi luôn tới nước nhập khẩu; 3. Hàng hoá được vận chuyển đến Việt Nam tạm đưa vào kho ngoại quan rồi mới vận chuyển đến nước nhập khẩu, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam. 3. Ðối tượng và hình thức kinh doanh TOP Doanh nghiệp Việt Nam được kinh doanh theo hình thức chuyển khẩu là doanh nghiệp đã có giấy phép đăng ký kinh doanh & giấy phép đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu và được Bộ Thương mại cho phép kinh doanh theo hình thức này. Cơ sở pháp lý của hình thức chuyển khẩu là hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng mua hàng (do doanh nghiệp Việt Nam ký với doanh nghiệp nước xuất khẩu) và hợp đồng bán hàng (do doanh nghiệp Việt Nam ký với doanh nghiệp nước nhập khẩu). Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng, tuỳ theo điều kiện cụ thể do doanh nghiệp Việt Nam tự quyết định. 4. Mặt hàng kinh doanh chuyển khẩu
  33. Mặt hàng kinh doanh phụ thuộc vào chính sách mặt hàng của nước bên bán và của nước bên mua, theo thông lệ và tập quán quốc tế. Mặt hàng kinh doanh phụ thuộc vào phạm vi đăng ký kinh doanh ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. Trường hợp ngoài phạm vi đăng ký kinh doanh phải được Bộ Thương mại xem xét trước khi ký hợp đồng mua hàng, bán hàng. Việc thanh toán tiền hàng theo hình thức chuyển khẩu phải thông qua ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản và tuân thủ các quy định và hướng dẫn về thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. X. KINH DOANH THEO HÌNH THỨC TẠM NHẬP ÐỂ TÁI XUẤT 1. Khái niệm TOP Tạm nhập để tái xuất (Re-exportation) là một trong những hình thức kinh doanh XNK được sử dụng thông thường trong quan hệ thương mại quốc tế và chịu sự điều chỉnh của luật phát quốc tế, tập quán thương mại quốc tế và luật lệ của những nước có liên quan. "Tạm nhập để tái xuất " là việc mua hàng của một nước để bán cho một nước khác trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hoá ngoaị thương, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam, rồi làm thủ tục xuất khẩu mà không qua gia công chế biến. Không coi là "tạm nhập để tái xuất" các trường hợp sau: - Hình thức nhập nguyên liệu để gia công cho nước ngoài - Tạm nhập nhằm mục đích dự hội chợ, triển lãm, hoặc sửa chữa máy móc, phương tiện theo quy định của hợp đồng hợp tác đầu tư, liên doanh sản xuất rồi để tái xuất - Hàng hoá nhập khẩu nhằm mục đích sử dụng trong nước, nhưng sau một thời gian, vi lý do nào đó, không sử dụng trong nước nữa mà tái xuất ra nước ngoài.
  34. 2. Hợp đồng Cơ sở pháp lý của hình thức tạm nhập để tái xuất khẩu là hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng mua hàng (do doanh nghiệp Việt Nam ký với doanh nghiệp nước xuất khẩu) và hợp đồng mua bán hàng (do doanh nghiệp Việt Nam ký với nước nhập khẩu). Hợp đồng mua hàng có thể ký hoặc sau hợp đồng bán hàng, tùy theo điều kiện cụ thể do doanh nghiệp tự quyết định. 3. Doanh nghiệp kinh doanh "tạm nhập để tái xuất" TOP Là doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh hợp pháp, có giấy phép đăng ký mã số doanh nghiệp XNK và được Bộ Thương mại cho phép kinh doanh theo hình thức này. 4. Ðiều kiện, thủ tục kinh doanh "tạm nhập để tái xuất" Hàng hoá kinh doanh "tạm nhập để tái xuất" là hàng hoá phù hợp với ngành hàng quy định trong giấy phép kinh doanh XNK, không thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo luật pháp Việt Nam, luật quốc gia của các nước có liên quan, cũng như luật quốc tế. 5. Các phương thức kiểm tra hàng tạm nhập-tái xuất - Kiểm tra mẫu dự kiến xuất khẩu/nhập khẩu (mẫu chào hàng) - Kiểm tra ngoại quan/cảm quan - Kiểm tra mẫu đại diện Chế độ kiểm tra: - Miễn kiểm tra (loại hàng hoá theo quy định trên) - Kiểm tra giảm: được thực hiện đối với hàng hoá đã kiểm tra trước mẫu chào hàng hoặc đối với hàng hoá nhập có chất lượng tốt và ổn định đã kiểm tra các lần trước; cho phép áp dụng một hoặc kết hợp các biện pháp như giảm chỉ tiêu kiểm tra, giảm số lượng mẫu cần lấy để kiểm tra và giảm số lượng lô liên tục cần kiểm tra.
  35. - Kiểm tra thường: kiểm tra từng lô để xác định sự phù hợp chất lượng của lô hàng với yêu cầu quy định đối với hàng hoá không giữ mẫu chào hàng để kiểm tra trước. Ðịa điểm kiểm tra: - Hàng hoá xuất khẩu được kiểm tra tại nơi sản xuất hoặc tại kho bảo quản trong nội địa trước khi hoàn thành thủ tục thông quan - Hàng hoá nhập khẩu được kiểm tra tại cửa khẩu học nơi bảo quản trong nội địa trước khi làm thủ tục thông quan, trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của doanh nghiệp nhập khẩu việc kiểm tra có thể được tiến hành ở nước ngoài. Thủ tục kiểm tra : - Ðăng ký kiểm tra: Giấy đăng ký kiểm tra được lập theo từng loại hàng hoá ghi trong hợp đồng ngoại thương hoặc văn bản tương đương. - Xác nhận đăng ký kiểm tra nhằm ấn định thời điểm và địa điểm kiểm tra bao gồm việc: xác định nội dung, phương thức và chế độ kiểm tra, kiểm tra cụ thể lô hàng và đưa ra kết luận sau khi kiểm tra - Lô hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu phải được xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực đã ghi trong giấy xác nhận đạt chất lưọng xuất khẩu/nhập khẩu. Các trường hợp phải đăng ký kiểm tra lại bao gồm : lô hàng bị hư hại; giấy xác nhận chất lượng lô hàng hết thời hạn hiệu lực; hàng hoá hoặc bao bì bị thay đổi; lô hàng sau khi tái chế, hoàn thiện hoặc bổ sung. - Khiếu nại: Trong thời hạn 7 ngày kể từ khi nhận được thông báo lô hàng không đạt chất lượng XNK. Doanh nghiêp XNK hàng hoá đó có thể đề nghị xem xét lại kết quả kiểm tra hoặc tái kiểm tra. Nếu kết quả kiểm tra trái với kết quả lần đầu thì doanh nghiệp không phải trả chi phí cho việc tái kiểm tra đó. Lưu ý: - Trường hợp hàng hoá thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo luật pháp Việt nam thì phải có sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
  36. - Thời hạn hàng hoá được lưu chuyển tại Việt Nam là 60 ngày. Thời hạn này được tính từ ngày hoàn thành thủ tục nhập khẩu đến ngày hoàn thành thủ tục xuất khẩu tại hải quan các cửa khẩu được quy định trong giấy phép. Trường hợp cần gia hạn thì phải xin phép Bộ Thương mại. - Việc nộp thuế đối với hàng tạm nhập và hoàn thuế đối với hàng tái xuất được thực hiện theo luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành. - Hồ sơ và các quy định về thủ tục theo quy chế của Bộ Thương mại XI. BAO TIÊU (EXCLUSIVE SALE) 1. Khái niệm TOP Bao tiêu là một trong những phương thức quen dùng trong buôn bán quốc tế, là cách thức buôn bán trong đó qua thoả thuận, người XK đơn độc trao cho khách hàng hoặc công ty nào độc quyền kinh doanh một loại hàng hoá ở một khu vực và trong một thời gian nào đó 2. Ưu khuyết điểm của phương thức bao tiêu Áp dụng phương thức bao tiêu, thông qua việc trao quyền chuyên doanh sẽ có lợi cho việc thúc đẩy và phát huy tích cực kinh doanh của hảng bao tiêu, đạt được mục đích cũng cố mở rộng thị trường, giảm bớt tự cạnh tranh lẫn nhau do việc cạnh tranh nhiều đầu mối. Trong phương thức bao tiêu, nếu đơn vị nhận bao tiêu tổ chức các kênh phân phối kém hiệu quả, các biện pháp kích thích thị trường yếu thì sẽ dẫn đến tình trạng hàng bị ứ đọng mà không phải do yếu tố sức mua của thị trường gây nên. Trong phương thức bao tiêu, các đơn vị bao tiêu có thể dẫn đến độc quyền, thao túng giá cả và khống chế thị trường.
  37. 3. Hợp đồng bao tiêu TOP 3.1 Khái niệm Là văn bản có tính chất nguyên tắc nhằm phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người XK và người bao tiêu. HÐBT khác với các HÐMB thông thường là nó chỉ quy định những điều khoản chung làm cơ sở cho người XK và người bao tiêu ký kết các hợp đồng mua bán từng chuyến sau này 3.2 Nội dung chủ yếu của HÐBT (a) Ngày tháng và địa điểm ký HÐ (b) Các chủ thể HÐ (c) Các điều khoản của HÐ: (a) Phạm vi hàng hoá bao tiêu: trong HÐ, hai bên cần thoả thuận chặt chẽ về phạm vi hàng hoá bao tiêu. Thông thường thì phạm vi hàng hoá bao tiêu không nên quá lớn, thường chỉ quy định: Một hay hai loại hàng; Mấy chũng loại hay mấy cỡ số của cùng một mặt hàng. (b) Khu vực bao tiêu: là phạm vi địa lý thực hiện quyền kinh doanh của hãng bao tiêu, có các phương pháp thoả thuận khu vực bao tiêu như sau: Xác định một hay vài quốc gia; Xác định một hoặc vài khu vực (thành phố, tỉnh) trong 1 quốc gia. (c) Kỳ hạn bao tiêu: cần quy định rõ thời gian thực hiện bao tiêu, thông thường là 1 năm. (d) Quyền chuyên doanh: là quyền lợi chuyên bán và chuyên mua mà người bao tiêu được hưởng. - Quyền chuyên bán: là quyền mà người XK giao cho người bao tiêu độc quyền tiêu thụ hàng hoá quy định tại khu vực và thời gian quy định, như vậy người XK không được quyền bán hàng hoá đã quy định cho bất cứ người nào trong khu vực và thời gian đã thoả thuận trong HÐ.
  38. - Quyền chuyên mua: là nghĩa vụ của người bao tiêu không được mua các mặt hàng đã quy định trong HÐ của một người thứ ba. (e) Số lượng hoặc kim ngạch bao tiêu: trong HÐBT cần quy định rõ số lượng và kim ngạch bao tiêu. Ðiều này ràng buôc trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên tham gia HÐ trong việc bán và tiêu thụ hàng hoá ở mức nhất định (thường là ở mức thấp nhất phải thực hiện), nhằm đảm bảo cho bên XK cũng như bên bao tiêu thực hiện chủ động chiến lược KD của mình. (f) Giá cả: có nhiều cách xác định giá cả trong HÐBT: Giá cố định trong kỳ hạn; Giá từng đợt trong kỳ hạn. (g) Quảng cáo, tuyên truyền và bảo vệ nhãn hiệu: người bao tiêu phải có trách nhiệm đăng quảng cáo ở mức độ nhất định cho người XK nhằm mở rộng thị trường, tăng thị phần, cũng như thông báo các thông tin về thị trường cho người XK. 4. Một số vấn đề chú ý khi áp dụng TOP · Khi chọn hãng bao tiêu cần xem xét thận trọng các mặt sau: - Thái độ chính trị - Tình hình tài chính - Khả năng KD, địa vị thương mại · Qui định phạm vi hàng hoá, khu vực, số lượng hoặc kim ngạch bao tiêu phù hợp với ý đồ KD của người XK. · Trong HÐ cần quy định điều khoản ngừng giữa chừng và bồi thường để khống chế việc người bao tiêu lũng đoạn thị trường hoặc bất lực trong kinh doanh.
  39. XII. GỌI THẦU - ÐẤU THẦU 1. Khái niệm TOP Gọi thầu - Ðấu thầu là phương thức thường gặp trong buôn bán quốc tế, thường được sử dụng trong việc giao dịch mua bán máy móc thiết bị, công nghệ, các công trình xây dựng lớn. · Gọi thầu (Invitation to Tender) là chỉ người gọi thầu (bên mua) đưa ra công bố gọi thầu hoặc phiếu gọi thầu trong thời gian và địa điểm quy định, đưa ra số lượng, điều kiện mua bán liên quan cho bên bán biết. · Ðấu thầu (Submission to Tender) là chỉ người đấu thầu (bên bán) đáp ứng lời mời của người gọi thầu, căn cứ vào các quy định của người gọi thầu, gửi báo giá cho người gọi thầu trong thời gian đấu thầu quy định. Ðấïu thầu và Gọi thầu là hai mặt của một phương thức buôn bán. 2. Các phương thức gọi thầu 2.1 Gọi thầu cạnh tranh quốc tế (International Competitive Bidding) Là hình thức người gọi thầu mời nhiều người đấu thầu tham gia đấu thầu, thông qua cạnh tranh giữa nhiều người đấu thầu, lựa chọn người đấu thầu có lợi nhất đối với người gọi thầu để đi đến ký kết giao dịch. Kiểu gọi thầu này mang tính chất cạnh tranh bán. · Gọi thầu công khai ( Open Bidding): hoạt động gọi thầu được tiến hành dưới sự giám sát công cộng tức là người gọi thầu phải đưa ra thông báo gọi thầu công khai, các đối tượng đều được tham gia đấu thầu nếu muốn. Gọi thầu công khai là một kiểu gọi thầu không hạn định. · Gọi thầu lựa chọn (Selected Bidding): hoạt động gọi thầu thông qua việc tiến hành mời các đấu thầu dựa vào quan hệ nghiệp vụ, các nguồn thông tin, sau khi thẩm định lại tư cách sẽ tiến hành đấu thầu. Cách này còn gọi là gọi thầu cạnh tranh hạn chế (Limited Competitive Bidding). 2.2 Gọi thầu đàm phán (Negotiated Bidding)
  40. Là kiểu gọi thầu không qua công khai, không có tính cạnh tranh. Người gọi thầu chọn một vài khách hàng tiến hành đàm phán hợp đồng trực tiếp, ký kết giao dịch. 2.3 Gọi thầu hai giai đoạn (Two stage Bidding) Là loại gọi thầu tổng hợp giữa gọi thầu cạnh tranh không hạn định và gọi thầu cạnh tranh có hạn định. Trước tiên phải gọi thầu công khai không hạn định; tiếp theo dùng phương thức gọi thầu lựa chọn 3. Nghiệp vụ cơ bản gọi thầu - đấu thầu TOP 3.1 Chuẩn bị trước khi gọi thầu · Lập thông báo gọi thầu. · Thẩm định tư cách các đối tượng tham gia dự thầu. · Phát hành văn kiện gọi thầu. 3.2 Ðối với người đấu thầu - Ghi bảng thẩm tra tư cách đấu thầu; - Phân tích kỹ thông báo gọi thầu; - Ghi phiếu đấu thầu theo qui định của thông báo gọi thầu; - Chuẩn bị tiền mặt hoặc thư bảo đảm của ngân hàng để đặt cọc; - Gửi bảng đấu thầu trước ngày kết thúc gọi thầu. Nên gửi bằng phương tiện thư bảo đảm hoặc cử người đích thân tới nộp. 3.3 Mở phiếu - bình phiếu - quyết phiếu Mở phiếu: là việc người gọi thầu tiến hành so sánh bảng giá và các điều kiện giao dịch ghi trong giấy đấu thầu được gởi tới vào thời gian, địa điểm qui định, sau đó lựa chọn người trúng thầu. Ngày tháng mởi phiếu thường được
  41. qui định rõ ràng trong thông báo gọi thầu. Có thể mở phiếu công khai và mở phiếu không công khai. Bình phiếu: là chỉ người gọi thầu tổ chức tiến hành bình xét các phiếu thầu từ nhiều góc độ khác nhau, xem xét các phiếu thầu có vi phạm qui định so với thông báo gọi thầu, các nhân sự tham gia bình xét phiếu phải đảm bảo tính chính xác, công bằng và bí mật. Quyết phiếu: là công việc được tiến hành sau khi bình xét phiếu thầu nhằm đưa ra quyết định cuối cùng lựa chọn người trúng thầu. 3.4 Ký kết hợp đồng · Trong nghiệp vụ gọi thầu, thông thường trong thông báo gọi thầu đã kèm theo điều kiện hợp đồng và cách thức ký hợp đồng. · Sau khi quyết phiếu thì người trúng thầu và người gọi thầu vẫn có thể tiến hành bàn bạc về giá cả, các điều khoản hợp đồng để đi đến ký kết HÐ chính thức. · Trước khi ký kết HÐ chính thức thì người trúng thầu phải nộp cho người thầu bản cam kết thực hiện HÐ, thường là do ngân hàng mở, được người gọi thầu chấp nhận. Nếu người trúng thầu không thể đưa ra một bản cam kết phù hợp thì người gọi thầu có quyền huỷ bỏ HÐ và tịch thu số tiền đặt cọc đấu thầu. 3.5 Từ chối phiếu thầu · Theo thông lệ quốc tế, nếu trong quá trình bình xét phiếu thầu, người gọi thầu cho rằng tất cả các phiếu thầu đều không phù hợp, không thể lựa chọn người trúng thấu, thì có thể tuyên bố gọi thầu thất bại và từ chối mọi phiếu thầu. · Một số trường hợp từ chối phiếu thầu: giá phiếu thấp nhất vượt quá xa giá thị trường; người tham gia đấu thầu quá ít.
  42. XIII. ÐẤU GIÁ 1. Khái niệm TOP Ðấu giá trong buôn bán quốc tế là một phương thức trong đó ngành đấu giá kinh doanh nghiệp vụ đấu giá nhận uỷ thác của chủ hàng, dùng phương pháp rao giá công khai để bán hàng cho người mua trả giá cao nhất theo thời gian và địa điểm qui định, theo chương trình và qui tắc nhất định. 2. Ðặc điểm · Ðấu giá được tiến hành có tổ chức trong một cơ quan nhất định, thường được tiến hành tại trung tâm đấu giá. · Ðấu giá có luật lệ và điều lệ riêng của mình. · Ðấu giá là một loại giao dịch cạnh tranh mua công khai, sau khi thoả thuận xong thì người mua có thể trả tiền và nhận hàng. 3. Phương pháp ra giá trong đấu giá TOP 3.1 Ðấu giá tăng giá · Ðấu giá tăng giá còn gọi là đấu giá bên mua rao giá. · Khi đấu giá, người đấu giá đưa ra một lô hàng, tuyên bố giá thấp nhất dự định. · Trên cơ sở giá dự định thì người tranh mua lần lượt rao giá, cạnh tranh tăng giá, có thể qui định cả mức tiền tăng mỗi lần. · Khi người đấu giá tiên đoán rằng không còn có ai trả giá cao hơn nữa thì dùng búa gõ tỏ ý kết thúc cạnh tranh mua và bán lô hàng cho người trả giá cao nhất. · Nếu giá được đưa ra bởi người cạnh tranh mua thấp hơn mức giá dự định
  43. thì người đấu giá có quyền huỷ bỏ đấu giá. 3.2 Ðấu giá giảm giá · Còn gọi là kiểu đấu giá Hà lan (Duct Auction). · Người đấu giá đưa ra giá cao nhất, sau đó giảm dần, cho tới khi một người cạnh tranh mua nào đó chấp nhận giá thì thôi. · Ðấu giá giảm giá thường đưa đến thoả thuận nhanh, thường dùng vào đấu giá các mặt hàng có giá trị không lớn, thông thường. 3.3 Ðấu giá đưa giá kín (Sealed Bids or Closed Bids) · Còn gọi là đấu giá kiểu gọi thầu. Khi áp dụng phương pháp này, trước hết người đấu giá phải công bố tình hình cụ thể của hàng hoá, sau đó bên mua đưa giá của mình nộp kín cho người đấu giá trong thời gian, địa điểm qui định để người đấu giá xem xét quyết định bán cho ai. · Phương pháp này không phải là cạnh tranh mua công khai, thường được sử dụng khi Chính phủ hay Hải quan cần bán các vật tư tồn kho hay hàng hoá tịch thu. 3.4 Trình tự thông thường của đấu giá · Chuẩn bị đấu giá. · Ðấu giá chính thức: - Tiến hành theo mục lục đấu giá được qui định trước. - Người cạnh tranh mua phải đăng ký ghế ngồi trước. - Trước khi gõ búa thì người đấu giá và người cạnh tranh mua đều có quyền rút lại giá và hàng của mình. · Thoả thuận và giao hàng: sau khi giá đã được thoả thuận thì bên đấu giá sẽ giao cho bên mua một bản giấy xác nhận thoả thuận, bên mua ký tên, tỏ ý giao dịch đã chính thức thành công.
  44. · Tiền hàng được thanh toán bằng tiền mặt hoặc phương thức khác, nhưng người mua phải lập tức thanh toán một tỷ lệ % nhất định, phần còn lại trả càng sớm càng tốt. Sau thanh toán hết tiền hàng thì bên bán giao giấy nhận hàng cho bên mua. · Thanh toán tiền hoa hồng hoặc phí đấu giá cho cơ quan tổ chức đấu giá. · Cơ quan tổ chức đấu giá lập phiếu đấu giá và được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, là tài liệu tham khảo cho các doanh nhân khi tham gia vào thị trường đấu giá quốc tế.