Các dạng rối loạn dinh dưỡng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng

ppt 84 trang phuongnguyen 270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các dạng rối loạn dinh dưỡng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptcac_dang_roi_loan_dinh_duong_co_y_nghia_suc_khoe_cong_dong.ppt

Nội dung text: Các dạng rối loạn dinh dưỡng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng

  1. CHƯƠNG 5. CÁC DẠNG RỐI LOẠN DD CÓ Ý NGHĨA SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
  2. Nội dung chương 5 5.1. Suy dinh dưỡng protein năng lượng 5.2. Thiếu máu dinh dưỡng 5.3. Thiếu VTM A và bệnh khô mắt 5.4. Bệnh bướu cổ do thiếu iod 5.5. Bệnh tê phù do thiếu VTM B1 5.6. Bệnh còi xương
  3. 5.1. SDD protein năng lượng Giới thiệu chung • Thuật từ “Suy dinh dưỡng protein năng lượng” (Protein Energy Malnutrition – PEM) do Jelliffe nêu lên lần đầu vào năm 1959. • Thuật từ PEM nêu lên một tình trạng bệnh lý xảy ra do thiếu protein và năng lượng hay gặp nhất ở trẻ em.
  4. 5.1.1. Nguyên nhân gây SDD (UNICEF, 1990)
  5. Thiếu dinh dưỡng với chu trình vòng đời của con người
  6. Mối quan hệ suy dinh dưỡng – nhiễm khuẩn thể hiện qua vòng xoắn Lượng chất dinh dưỡng kém Hấp thu kém Cân nặng giảm Ăn kém ngon Tăng trưởng kém Chất dinh dưỡng hao hụt Giảm miễn dịch Hấp thu kém Tổn thương niêm mạc Rối loạn chuyển hóa Tần suất mắc bệnh cao Mức độ nặng của bệnh Mức độ kéo dài của bệnh
  7. 5.1.2. Triệu chứng Thể nhẹ: nhẹ cân, thấp bé, gầy so với tuổi, sự phát triển thể lực và trí lực đều kém. Thể nặng: trẻ lười ăn kết hợp với ỉa chảy, sút cân nhanh, có thể tử vong. Thể suy dinh dưỡng: chế độ ăn quá nghèo protein, gồm 2 thể: Thể gầy đét (Marasmus) Thể phù (Kwashiorkor)
  8. Suy dinh dưỡng thể gày đét (Marasmus)
  9. Trẻ suy dinh dưỡng nặng thể Kwashiorkor
  10. SDD Kwashiorkor vµ Marasmus Tóc bình thường Kwashiorkor Marasmus
  11. Đặc điểm hai thể suy dinh dưỡng nặng trên lâm sàng có thể tóm tắt theo bảng sau Thể loại Marasmus Kwashiorkor Lâm sàng Các biểu hiện thường gặp Cơ teo đét Rõ ràng Có thể không rõ do phù Phù Không có Có ở các chi dưới, mặt Cân nặng/chiều cao Rất thấp Thấp, có thể không rõ do phù Biến đổi tâm lý Đôi khi lặng lẽ, mệt mỏi Hay quấy khóc, mệt mỏi Tiêu chảy Thường gặp Thường gặp Các biểu hiện có thể gặp Ngon miệng Khá Kém Biến đổi ở da Ít gặp Thường có viêm da, bong da. Biến đổi ở tóc Ít gặp Tóc mỏng thưa, dễ nhổ Gan to Không Đôi khi có tích luỹ mỡ Hoá sinh anbumin huyết Bình thường hoặc hơi thấp Thấp (dưới 3g/100 ml) thanh
  12. 5.1.3. Phương pháp chẩn đoán Điều kiện thực địa: dựa vào các chỉ tiêu nhân trắc. Ở cộng đồng: Phân loại theo Gomez F.(1956): dựa vào CN/T so với chuẩn: ➢ 75-90% CN chuẩn: SDD độ 1. ➢ 65-75% CN chuẩn: SDD độ 2. ➢ < 60% CN chuẩn: SDD độ 3. Nhược điểm: Không biết sự thiếu DD bắt đầu từ bao giờ.
  13. Tổ chức Y tế thế giới: khuyến nghị sử dụng khoảng giới hạn -2SD đến +2SD để phân loại tình trạng dinh dưỡng trẻ em. Quần thể tham khảo NCHS (National Center for Health Statistic) được sử dụng.
  14. Đường hình chuông phân phối Gausian Cân nặng/tuổi: Từ -2SD trở lên: Coi là bình thường Từ dưới -2SD đến -3SD: Suy dinh dưỡng độ 1 Dưới -3SD đến -4SD: Suy dinh dưỡng độ 2 Dưới -4SD Suy dinh dưỡng độ 3 Chiều cao/tuổi: Từ -2SD trở lên: Coi là bình thường Từ dưới -2SD đến -3SD: Suy dinh dưỡng độ 1 Dưới -3SD: Suy dinh dưỡng độ 2 Cân nặng/chiều cao: Cân nặng theo chiều cao <= –2 SD. Các điểm ngưỡng giống như hai chỉ tiêu trên.
  15. Phân loại theo Waterlow J.C Cân nặng theo chiều cao (80% hay -2SD) Trên Dưới Trên Bình thường Thiếu dinh dưỡng gày còm Chiều cao theo tuổi (90% hay -2SD) Thiếu dinh dưỡng Thiếu dinh dưỡng nặng kéo dài Dưới thấp còi (thể phối hợp)
  16. Phân loại theo Welcome Cân nặng (%) so Phù với chuẩn Có Không 60-80 Kwashiorkor Thiếu dinh dưỡng Marasmus - <60 Marasmus Kwashiorkor
  17. 5.1.4. Biện pháp phòng chống Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ em. Truyền thông giáo dục dinh dưỡng ở cộng đồng Tăng cường nguồn thực phẩm bổ sung cho bà mẹ và trẻ em. Nuôi con bằng sữa mẹ. Tiêm chủng đầy đủ và đúng thời gian. Ngoài ra, khi trẻ bị SDD protein năng lượng cần cho ăn thêm một số thực phẩm có đủ thành phần và chất lượng dinh dưỡng
  18. 5.1.5. Tỷ lệ SDD protein năng lượng ở VN
  19. Suy dinh dưỡng TE<5 tuổi (CN/T) 60 51.5 50 44.9 38.8 36.7 40 31.9 30.1 28.4 26.6 25.1 30 20 10 0 1985 1994 1998 1999 2000 2002 2003 2004 2005
  20. Suy dinh dưỡng theo vùng sinh thái 45 42.4 40 34.9 36.9 36.4 35 30.5 29.2 30 25.6 25 17.3 20 15 10 5 0 ĐB sông Đông Bắc Tây Bắc Bắc miền Nam TBộ Tây Đông ĐB sông Hồng Trung Nguyên Nam Bộ Mê kông
  21. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo tháng tuổi 50 45.6 44.8 43.4 45 41 40 35.6 34.3 35 30.4 30.8 30 1999 25 22.4 22.4 2004 20 15 10 5.7 5.6 5 0 1-6 tháng 7-12 13-24 25-36 37-48 49-60 tháng tháng tháng tháng tháng
  22. Tû lÖ SDD ở mét sè níc trªn thÕ giíi Nước/vùng LBW (%) SDD (%) Campuchia - 40 Lào 18 40 Việt Nam 17 39 Philippin 15 30 Thái Lan 13 26 Malayxia 8 23 Nước đang PT 18 30 Toàn thế giới 17 30
  23. Biểu đồ tăng trưởng ở trẻ em
  24. Phiếu theo dõi sức khỏe trẻ em
  25. 5.2. THIẾU MÁU DINH DƯỠNG Giới thiệu chung Một số khái niệm: Thiếu máu dinh dưỡng: hàm lượng Hb trong máu thấp hơn bình thường do thiếu 1 hoặc nhiều chất DD cho quá trình tạo máu. Thiếu sắt: Thiếu hụt dự trữ sắt, có thể có biểu hiện thiếu máu hoặc chưa thiếu máu. Thiếu máu do thiếu sắt: xảy ra đồng thời thiếu máu và thiếu sắt (có thể kết hợp thiếu a.Folic, Vit. B12 ).
  26. Vai trò của sắt Vận chuyển và lưu trữ oxy. Là thành phần của các men và enzym. Tạo tế bào hồng cầu.
  27. 5.2.1. Ý nghĩa sức khỏe cộng đồng Tỷ lệ thiếu máu theo khu vực trên TG (Nguồn: WHO, 2000 [6]) Trẻ em Phụ nữ Vùng <5T Tuổi đi học PNMT PN không MT Châu Phi 40,4 49,8 51 43 Châu Mỹ 23,3 36,9 39 30 Châu Á 45,8 58,4 59 44 Châu Âu 13,5 10,0 16 11 Bắc Mỹ 4,7 2,7 17 10 Châu Đại dương 17,2 25,6 75 70
  28. Tình trạng thiếu máu ở Việt Nam (Nguồn: Viện Dinh dưỡng QG, 2000 [6]) 70 6159.5 60 57.2 52.7 51.2 50 0-5 tháng 40 40.2 6-23 tháng 32.2 24-60tháng 30 28.2 PN không CT 24.3 PNCT 20 19 15.7 Nam giới 10 9.4 0 Năm 1995 Năm 2000
  29. Tỷ lệ thiếu máu trẻ em<5t theo vùng sinh thái (Nguồn: VDDQG, 2001 [6]) 34.1 Chung 45.3 35.2 Đb sông Mê kông 52.2 43.4 Đông NB 45.7 Tây Nguyên 45.1 61.4 2000 33.2 1995 Nam TB 49.2 40.6 Bắc TB 43 23.7 Đb sông Hồng 36.7 37.7 MN phía Bắc 44.1 0 10 20 30 40 50 60 70
  30. Tỷ lệ thiếu máu PNMT theo vùng sinh thái (Nguồn: VDDQG, 2001 [6]) 32.2 Chung 52.7 36.9 ĐB sông Mê kông 51.4 34.3 Đông NB 50.3 30.7 Tây Nguyên 49.2 2000 38.3 1995 Nam TB 54.8 34.9 Bắc TB 58.6 23.7 ĐB sông Hồng 51.9 33.2 MN phía Bắc 51.3 0 10 20 30 40 50 60 70
  31. 5.2.2. NN thiếu máu DD do thiếu sắt Nhu cầu sắt: Nhu cầu cơ thể tăng (PN tuổi sinh đẻ, PNMT, TE). Nguồn sắt trong thức ăn: Thức ăn động vật (sắt ở dạng Hem), thực vật (không Hem). Cần chú ý: các chất hỗ trợ và ức chế hấp thu sắt
  32. Tình trạng các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng
  33. Hậu quả thiếu máu do thiếu sắt Trẻ em: – Chậm lớn – Nhận thức chậm, giảm khả năng học tập Phụ nữ: – Có thai: sảy thai, đẻ non – Giảm khả năng lao động
  34. 5.2.3. Đánh giá tình trạng thiếu máu do thiếu sắt Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu thiếu sắt: Biểu hiện: mệt mỏi, mất ngủ, kém tập trung Khám LS: da, niêm mạc, móng tay, chân Xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu dinh dưỡng: Hemoglobin, Hematocrit Ferritin: 70μg/dl (BT), 20μg/dl (thiếu Fe dự trữ), 12 μg/dl (cạn kiệt Fe dự trữ). Transferrin, transferrin recepter
  35. 5.2.4. Phòng chống thiếu máu thiếu sắt Giáo dục dinh dưỡng thực hiện đa dạng hoá bữa ăn Bổ sung viên sắt Phòng chống giun móc, vệ sinh môi trường Tăng cường sắt cho một số thực phẩm
  36. Khung chiến lược can thiệp PC thiếu máu, WHO Đánh giá Trẻ em trước TE học đường tuổi đi học Vị thành niên PN PNMT Thay đổi chế độ ăn (chính sách, thực hành, hành vi) Tăng cường vi chất (chọn chất mang phù hợp) Bổ sung vi chất (nhóm đối tượng phù hợp) Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm Nghiên cứu và theo dõi/GS (đánh giá quá trình, hiệu quả) Triển khai chương trình Chương trình trọn gói KHHGĐ/ SKSS Tiêm chủng mở rộng Chăm sóc trẻ khi ốm đau
  37. Bảng 5.3. Nhu cầu sắt cần thiết cho các lứa tuổi khác nhau (mg/ngày) Nhóm tuổi Cân nặng (kg) Nhu cầu (mg) Trẻ em dưới 1 tuổi 8 0,96 1 - 2 11 0,61 2 - 6 16 0,70 6 - 12 29 1,17 Nam 12 - 16 53 1,82 Nữ 12 - 16 51 2,02 Nam trưởng thành 65 1,14 Nữ trưởng thành - Tuổi hành kinh 55 2,38 - Tuổi mãn kinh 55 0,96 - Cho con bú 55 1,31
  38. Ngưỡng xác định thiếu máu (Tổ chức Y tế thế giới, 1998) Ngưỡng Hb Ngưỡng Nhóm tuổi, giới (g/dl) Hematocrit (%) Trẻ em 6 tháng đến 5 11,0 33 tuổi Trẻ em 5 – 11 tuổi 11,5 34 Trẻ em 12 – 13 tuổi 12,0 36 Phụ nữ không có thai 12,0 36 Phụ nữ có thai 11,0 33 Nam giới 13,0 39
  39. 5.3. THIẾU VITAMIN A VÀ BỆNH KHÔ MẮT
  40. 5.3.1. Vài nét về lịch sử ❑ Cách đây 3500 năm, người cổ Ai cập biết dùng gan động vật để điều trị bệnh quáng gà. ❑ Năm 1860, Hubbenet mô tả triệu chứng từ quáng gà đến vảy kết mạc, loét giác mạc mắt trên các em bé mồ côi ở Pháp. ❑ Năm 1863, Bitot một thày thuốc người Pháp mô tả tổn thương vảy kết mạc kèm theo quáng gà ở trẻ em (sau này gọi là vệt Bitot). ❑ Năm 1904, Mori mô tả bệnh nhũn giác mạc ở Nhật bản dưới tên gọi “Hikan”. ❑ Năm 1920, các biểu hiện lâm sàng của thiếu vitamin A và phương pháp điều trị lần đầu tiên được nêu ra một cách hệ thống. ❑ Năm 1975, tổ chức Nhóm tư vấn quốc tế về vitamin A được thành lập.
  41. Các thuật ngữ ❑ Khô mắt: bao gồm tất cả các tổn thương bệnh lý ở mắt do thiếu vitamin A. ❑ Thiếu vitamin A: gồm biểu hiện nặng là khô mắt; biểu hiện tiền lâm sàng là hàm lượng vitamin A trong máu thấp, dự trữ vitamin A thiếu hụt ❑ Tình trạng vitamin A: biểu hiện tổng dự trữ vitamin A trong cơ thể. ❑ Bổ sung vitamin A: đưa vitamin A dạng chế phẩm đưa vào cơ thể.
  42. Vai trò của VTM A trong cơ thể ❑Đối với quá trình tăng trưởng. ❑Vitamin A có vai trò quan trọng trong quá trình nhìn. ❑Vitamin A cần thiết cho sự bảo vệ toàn vẹn của hệ thống biểu mô. ❑Vitamin A tham gia vào đáp ứng miễn dịch, chống nhiễm khuẩn.
  43. 5.3.2. Ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng ❑ Trên thế giới (WHO): ➢ Giữa thập kỷ 90: 3 triệu trẻ em khô mắt, 251 triệu trẻ em thiếu VTM A. ➢ Năm 1997: 41 nước còn tồn tại khô mắt, 49 nước còn tình trạng thiếu VTM A. ❑ Ở Việt Nam (Viện Dinh dưỡng, Viện mắt): ➢ Những năm 80: tỷ lệ khô mắt > 7 lần so với ngưỡng của WHO. ➢ Năm 1988, bắt đầu triển khai chương trình phòng chống thiếu VTM A. ➢ Năm 1993, bổ sung VTM A liều cao định kỳ ra cả nước Bảng 5.4. Tỷ lệ bệnh khô mắt ở trẻ em dưới 5 tuổi năm 1988 (%) ❑ Năm 1997, WHO xếp Việt Nam là 1 trong 19 nước có tình trạng thiếu VTM A tiền lâm sàng nặng. ❑ Năm 2001, điều tra của VDD cho thấy tỷ lệ thiếu VTM A tiền lâm sàng của nước ta còn cao và chênh lệch giữa các vùng.
  44. Những hiểu biết mới đây về ý nghĩa của việc cải thiện tình trạng VTM A đối với sức khoẻ cộng đồng ❑ Bổ sung vitamin A trên quần thể trẻ có nguy cơ thiếu vitamin A làm giảm 23% tỷ lệ tử vong. ❑ Bổ sung vitamin A làm giảm tử vong ở trẻ bị mắc bệnh Sởi. ❑ Bổ sung -carotene hay vitamin A làm giảm tử vong mẹ. ❑ Bổ sung vitamin A làm giảm thiếu máu.
  45. 5.3.3. Nguyên nhân thiếu VTM A 5.3.3.1. Thiếu hụt khẩu phần vitamin A ăn vào: – Khẩu phần ăn thiếu hụt vitamin A – Thiếu dầu, mỡ làm giảm hấp thu vitamin A – Sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin quan trọng cho trẻ nhỏ Bảng 5.5. Nhu cầu của khẩu phần vitamin A cho trẻ trước tuổi học đường (VDD, 1997) Đối tượng Nhu cầu đề nghị của VDD (mcg/ngày) Trẻ 3-<6 tháng 325 Trẻ 6-12 tháng 350 Trẻ 1- 6 tuổi 400 5.3.3.2. Nhiễm khuẩn và ký sinh trùng – Sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, nhiễm giun nặng, nhất là giun đũa 5.3.3.3. Suy dinh dưỡng protein-năng lượng – Thiếu Pr. và Zn ảnh hưởng tới chuyển hóa, hấp thu và vận chuyển vitamin A
  46. 5.3.4. Đánh giá tình trạng VTM A 5.3.4.1. Đánh giá lâm sàng thiếu VTM A và bệnh khô mắt ❑ Quáng gà (XN): Quáng gà là hiện tượng giảm thị lực trong điều kiện thiếu ánh sáng. ❑ Vệt Bitot (X1B): là những vệt trắng bóng trên màng tiếp hợp, thường có hình tam giác ❑ Khô giác mạc (X2): giác mạc trở nên mất độ bóng sáng, mờ đục như làn sương phủ, có thể sần sùi. ❑ Loét nhuyễn giác mạc (X3A, X3B): Loét giác mạc là sự mất tổ chức một phần hay tất cả các lớp của giác mạc. ❑ Sẹo giác mạc (XS): là di chứng sau khi bị loét giác mạc. ❑ Tổn thương đáy mắt do khô mắt (XF): là tổn thương của võng mạc do thiếu vitamin A.
  47. 5.3.4.2. Đánh giá về hóa sinh ❑ Trong cơ thể, 90% vitamin A tích lũy ở gan. Xét nghiệm mức vitamin A ở gan là chỉ tiêu tốt nhất để đánh giá tình trạng vitamin A, nhưng xét nghiệm này khó thực hiện. ❑ Xét nghiệm vitamin A huyết thanh (HT): chỉ có ý nghĩa tương đối: ➢ Vitamin A HT <20 µg/dl (<0,70 mol/L) chứng tỏ cơ chế điều hòa đã mất hiệu lực phản ánh tình trạng vitamin A ở giới hạn thấp. ➢ Vitamin A HT <10 µg/dl (<0,35 mol/L) phản ánh dự trữ vitamin A đã cạn và tỷ lệ có biểu hiện lâm sàng khô mắt cao lên. ➢ Chỉ tiêu vitamin A trong sữa mẹ (<1.05 mol/L) được IVACG coi đây là chỉ tiêu đánh giá thiếu vitamin A ở cộng đồng.
  48. 5.3.4.3. Điều tra khẩu phần ❑ Bệnh khô mắt do thiếu vitamin A thường gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi. ❑ Điều tra khẩu phần: ➢ Có nuôi con bằng sữa mẹ không? ➢ Các nguồn thức ăn giàu vitamin A và caroten nào? ➢ Tập quán ăn uống? Cách cho trẻ ăn sam? ➢ Cách cho trẻ ăn khi mắc bệnh nhiễm trùng Bảng 5.6. Chỉ tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng vitamin A ở trẻ em
  49. Chỉ tiêu mắc bệnh ở trẻ em (từ 6 tháng đến 6 tuổi) để xác định tầm quan trọng của bệnh khô mắt (WHO, 1992) ❑ Vệt Bitôt (X1B) > 0,5% ❑ Khô giác mạc/ loét giác mạc/nhũn giác mạc > 0,01% (X2/X3A/X3B) > 0,05% ❑ Sẹo giác mạc do khô mắt (XS) Ngoài ra có các chỉ tiêu hoá sinh có giá trị hỗ trợ: > 5% • Hàm lượng Vitamin A trong huyết thanh 10% • Hàm lượng vitamin A trong sữa mẹ < 1.05 mol/ L Khi tỷ lệ mắc bệnh vượt quá một trong ba chỉ tiêu lâm sàng nói trên có thể kết luận có vấn đề thiếu vitamin A và bệnh khô mắt có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng
  50. 5.3.5. Phòng chống thiếu vitamin A 5.3.5.1. Huấn luyện, bổ túc thêm cho cán bộ y tế tham gia điều tra, giám sát và đánh giá chương trình. 5.3.5.2. Giáo dục cho nhân dân trước hết là các bà mẹ qua việc hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ hợp lý, cải thiện bữa ăn gia đình. 5.3.5.3. Tạo nguồn thực phẩm tại gia đình 5.3.5.4. Bổ sung viên nang vitamin A liều cao 5.3.5.5. Giám sát các bệnh nhiễm khuẩn 5.3.5.6. Tăng cường vitamin A trong một số thực phẩm
  51. Phác đồ điều trị trẻ bị khô mắt ❑ Phác đồ khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới: – Ngay lập tức: cho uống 200.000 đơn vị quốc tế vitamin A. – Ngày hôm sau: uống tiếp 200.000 đơn vị quốc tế vitamin A. – Một tuần sau: uống nốt 200.000 đơn vị quốc tế vitamin A. ❑ Trẻ dưới 12 tháng dùng nửa liều trên (mỗi lần uống 100.000 đơn vị quốc tế vitamin A).
  52. Chiến lược phòng chống Đánh giá Trẻ em trước TE học đường tuổi đi học Vị thành niên PN PNMT Thay đổi chế độ ăn (chính sách, thực hành, hành vi) Tăng cường vi chất (chọn chất mang phù hợp) Bổ sung vi chất (nhóm đối tượng phù hợp) Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm Nghiên cứu và theo dõi/GS (đánh giá quá trình, hiệu quả) Triển khai chương trình Chương trình trọn gói KHHGĐ/ SKSS Tiêm chủng mở rộng Chăm sóc trẻ khi ốm đau
  53. Bảng 5.4. Tỷ lệ bệnh khô mắt ở trẻ em dưới 5 tuổi năm 1988 (%) Ngưỡng ý nghĩa sức Biểu hiện lâm sàng Tỉ lệ mắc bệnh (%) khoẻ cộng đồng của WHO (1981) Quáng gà (XN) 0,37 > 1% Vệt bitot (X1B) 0,16 > 0,5% Khô nhuyễn giác mạc 0,07 > 0,01% (X2,X3A,X3B) Sẹo giác mạc (XS) 0,12 > 0,05%
  54. Bảng 5.6. Chỉ tiêu đánh giá TTDD VTM A ở trẻ em Tình trạng Vit. A trong Vit. A Vit. A Biểu hiện lâm sàng khẩu phần ở gan Huyết thanh (mcg/ngày) (mg/kg) (mcg/100ml) Trên 20 Tốt Trên 400 Trên 20 Không ( >0,70mol/L) Có thể có biểu hiện chậm 10-20 Vùng lớn, ăn kém ngon, giảm 200-400 10-20 (0,35- ranh giới giảm sức đề kháng với 0,70mol/L) nhiễm trùng Xuất hiện các biểu hiện Vùng Dưới 10 Dưới 200 Dưới 10 lâm sàng (quáng gà, nhũn bệnh lý (<0,35mol/L) giác mạc)
  55. 5.4. BỆNH BƯỚU CỔ DO THIẾU IOD
  56. 5.4.1. Vài nét về lịch sử Năm 1811, lần đầu tiên De Courois phát hiện ra iod từ cây rong biển. Năm 1820, lần đầu tiên Coinder (Thụy sỹ) đã điều trị thành công cho các bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp với iod. Năm 1822, Chatin chứng minh iod phân bố ở mọi nơi trong tự nhiên nhưng hàm lượng khác nhau. Thập kỷ 50 và 60: phòng chống thiếu iod trên cộng đồng thông qua các chiến lược tăng cường iod vào thực phẩm. Ủy ban phòng chống các rối loạn do thiếu iod quốc tế (ICCIDD) cũng đã được thành lập. Ở nước ta, vào những năm 70 đã có các hoạt động chống bướu cổ. Năm 1999, Chính phủ đã có Nghị định về muối iod.
  57. Vai trò của iod trong cơ thể Iod là vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự tăng trưởng, phát triển của cơ thể. Thiếu iod dẫn đến thiếu hormon giáp trạng, gây ra bướu cổ. Ngoài bướu cổ, thiếu iod gây ra hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng khác, gọi chung là các rối loạn do thiếu iod. Ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai có thể gây ra sẩy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non. Khi thiếu iod nặng trẻ sinh ra có thể bị đần độn với tổn thương não vĩnh viễn. Trẻ sơ sinh có thể bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, câm, mắt lác.
  58. Vai trò của iod trong cơ thể Hậu quả nghiêm trọng nhất của thiếu iod là ảnh hưởng phát triển của bào thai. Thời kỳ niên thiếu gây ra bướu cổ, chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn. Ở người lớn gây ra bướu cổ với các biến chứng của nó như mệt mỏi, giảm khả năng lao động, hạn chế sự phát triển KTXH Ngoài ra, gia súc thiếu iod cũng nhỏ bé, cho ít sữa, ít thịt, trứng và lông, giảm khả năng sinh sản.
  59. 5.4.2. Ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng Thiếu iod được coi là nạn đói “tiềm ẩn” có ý nghĩa toàn cầu. Theo WHO: Thế giới có >100 nước có vấn đề thiếu iod, khoảng 1,5 tỷ người sống trong vùng thiếu iod, trong đó có hơn 11 triệu người bị chứng đần độn. Việt nam là một nước nằm trong vùng thiếu iod: Điều tra 1992: 84% thiếu iod (16% thiếu nặng, 45% vừa, 23% nhẹ) Điều tra 1994-1995: ĐBSH 10-30%, ĐBSCL 18% Điều tra 2000: Tỷ lệ có mức iod niệu thấp khoảng >30%
  60. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối iod theo vùng sinh thái (1998-2000) 77.6 Chung 72.8 54.5 ĐB Nam Bộ 50.9 65.8 Đông Nam Bộ 61.7 94.9 Tây Nguyên 98.9 78.8 Nam Trung bộ 76.9 92.3 Bắc Trung bộ 74 81.2 ĐB Sông Hồng 77.3 96.6 Vùng núi phía Bắc 97.2 1998 2000
  61. Tỷ lệ bướu cổ ở trẻ em 8-12 tuổi 1993 - 1995 1998 Bướu cổ 27.1 14.9 Độ 1 26.5 14.6 Độ 2 0.6 0.3
  62. Tỷ lệ iod trong nước tiểu thấp ở TE 8-12 tuổi 45 45 40 35 30 23 25 19.3 1995 20 16 2000 15 11.4 10 2.2 5 0 Nặng Vừa Nhẹ
  63. Tỷ lệ thiếu iod niệu ở PN và trẻ em (2002) Trẻ em 8-12 tuổi: 12,6% PN trong độ tuổi sinh đẻ: 12,3%
  64. 5.4.3. Nguyên nhân thiếu iod Nguồn iod Nhu cầu iod Tuổi/Đối tượng Nhu cầu/ngày (µg) Trẻ 0 - 6 tháng 40 - 90 Trẻ 6 -12 tháng 50 - 90 Trẻ 1 - 3 tuổi 70 - 90 Trẻ 4 - 6 tuổi 90 Trẻ 7 - 10 tuổi 120 Thanh thiếu niên 150 Phụ nữ có thai 175 - 200 Phụ nữ cho con bú 200
  65. 5.4.4. Đánh giá các rối loạn do thiếu iod 5.4.4.1. Đánh giá lâm sàng Các mức độ của bướu cổ: Bướu cổ độ 1 Bướu cổ độ 2 Bướu cổ độ 3 Dấu hiệu bướu cổ trẻ em: Trẻ mới sinh đến 4 tháng tuổi Thiểu năng tuyến giáp Bệnh đần độn
  66. Tảng băng về các rối loạn do thiếu hụt iod Đần độn 1-10% Bướu cổ 5-30% Giảm khả năng 30 - 70% lao động
  67. Đánh giá mức độ thiếu iod ở cộng đồng Dựa vào tỷ lệ bướu cổ ở lứa tuổi học sinh (8 - 11 tuổi), có thể đánh giá mức độ thiếu iod của cộng đồng như sau: Thiếu mức nhẹ: tỷ lệ bướu cổ từ 5 đến 19,9% Thiếu mức vừa: tỷ lệ bướu cổ từ 5 đến 19,9% Thiếu mức nặng: tỷ lệ bướu cổ từ 30% trở lên
  68. 5.4.4.2. Xét nghiệm mức iod trong nước tiểu Nồng độ iod trong nước tiểu phản ánh tình trạng đủ, thiếu, hay thừa iod của cơ thể. Với một lượng iod tối ưu, đầy đủ cho cơ thể thì nồng độ iod niệu phải đạt từ 10 g/dl trở lên. Các mức iod sau được đưa ra để đánh giá mức độ thiếu iod: Thiếu nặng: iod nước tiểu dưới 2 g/dl Thiếu vừa: iod nước tiểu 2- 4,9 g/dl Thiếu nhẹ: iod nước tiểu 5-9,9 g/dl
  69. 5.4.5. Phòng chống các rối loạn do thiếu iod 5.4.5.1. Sử dụng muối iod Mục tiêu: Năm 2000 phủ muối iod 90% hộ gia đình Giai đoạn 2000-2010 phủ muối trên toàn quốc Một số lưu ý khi sử dụng muối iod: Muối iod chỉ có tác dụng phòng bệnh khi có đủ lượng iod. Dùng dưới 6 g muối/ngày (WHO). Bảo quản: muối iod phải được đựng trong túi nhựa hàn kín. Có cách chế biến phù hợp để làm giảm hao tổn iod khi nấu nướng
  70. 5.4.5.2. Với vùng có tỷ lệ bướu cổ trên 30% Iod được cung cấp qua đường tiêm, viên nhộng để uống 5.4.5.3. Các phương pháp khác bổ sung iod Thái Lan: bổ sung iod vào nước Úc: bổ sung iod vào đồ hộp chế biến Mua các thực phẩm từ vùng/nước có nhiều iod
  71. Hàm lượng iod trong một số thức ăn
  72. 5.5. BỆNH TÊ PHÙ DO THIẾU VTM B1 5.5.1. Nguyên nhân Bệnh tê phù (Beri-Beri) là một bệnh thiếu DD hay gặp ở những nước ăn gạo. Bệnh có xu hướng tăng vào thời kỳ giáp hạt, sau úng lụt, ở các địa phương và các đơn vị ăn gạo xát quá kỹ và nghèo các thức ăn bổ sung. Bệnh có thể xảy ra thành dịch khi nhiều người cùng ăn một chế độ ăn giống nhau dựa trên cùng một loại gạo.
  73. Có 3 thể lâm sàng hay gặp là: - Thể ướt: Biểu hiện bằng phù và thường kèm theo suy tim - Thể khô: Viêm đa dây thần kinh - Thể beri-beri trẻ em Ngoài ra, khi thiếu VTM B1 còn gây một số bệnh lâm sàng như viêm đa dây thần kinh, viêm cơ tim và đặc biệt là một thể viêm não (Wernicke Korsakoff).
  74. 5.5.2. Triệu chứng Xuất hiện những rối loạn ở hệ tiêu hóa, cơ quan vận động, hô hấp, tuần hoàn, tim mạch Nếu tình trạng trên kéo dài, cuộc sống và lao động tuy có vẻ bình thường nhưng năng suất kém. Bất kỳ lúc nào bệnh cũng có thể chuyển sang các thể nặng hơn. 5.5.2.1. Thể ướt Phù là biểu hiện đặc trưng của dạng này, có thể xuất hiện ở các cơ quan như chân, tay, mặt và thân Đặc điểm: phù từ dưới chân lên và bao giờ cũng đối xứng. Bệnh nhân thường đánh trống ngực và có thể khó thở, ăn kém và khó tiêu.
  75. 5.5.2.2. Thể khô Đặc trưng: viêm và liệt nhiều dây thần kinh ngoại vi biểu hiện bằng sự suy yếu đối xứng hoặc mất cảm giác vận động và các chức phận phản xạ thường là đoạn dưới của các chi. Các cơ bị teo và suy yếu dần, đi lại trở nên khó khăn. Bệnh nhân gầy mòn, lúc đầu phải chống gậy và cuối cùng không đi lại được. Tình trạng bệnh có thể giảm rõ rệt khi cải thiện chế độ ăn.
  76. 5.5.2.3. Thể beri-beri trẻ em Thường gặp ở những trẻ còn bú mẹ từ 2 - 5 tháng. Do người mẹ đã ăn một chế độ ăn nghèo vitamin và sữa của họ tiết ra cũng vậy. Biểu hiện của bệnh thể hiện ở 2 dạng sau: Thể cấp tính: trẻ bị suy tim nhanh chóng, người mẹ có thể thấy đứa trẻ bứt rứt và có triệu chứng khó thở. Đứa trẻ có thể đột ngột tím tái, co giật, khó thở, hôn mê và chết trong vòng 24 - 48 giờ. Các trường hợp nặng có thể gặp biểu hiện mất tiếng từng phần hay toàn phần, tiếng khóc rên rỉ Thể kinh diễn: ít gặp hơn thể cấp tính, triệu chứng chủ yếu do rối loạn tiêu hoá như nôn, táo bón dai dẳng, ngủ hay quấy khóc. Các cơ thường nhão, giảm trương lực cơ, da nhợt nhạt và thường tím tái quanh môi. Bệnh nhân có thể suy tim và chết đột ngột.
  77. 5.5.2.4. Hội chứng Wernicke Korsakoff Đó là hội chứng thần kinh hay gặp ở bệnh nhân nghiện rượu do thiếu thiamin. Triệu chứng: Trên lâm sàng: các cơ ở mặt bị yếu, khó nhìn lên hoặc hai bên, có khi mất phương hướng và mệt mỏi, có khi mắt bị chứng giật nhãn cầu và người lảo đảo. Biểu hiện tinh thần: thường giảm trầm trọng về khả năng nhớ và học nhưng các quá trình tư duy khác lại ít bị ảnh hưởng. Người bệnh có khi quên hẳn những chuyện vừa xảy ra trong ngày nhưng lại bịa ra những chuyện đã qua.
  78. 5.5.3. Biện pháp phòng trừ 5.5.3.1. Phòng bệnh Gạo là nguồn cung cấp vitamin B1 quan trọng, do đó cần chú ý xay sát không được quá trắng và phải bảo quản thật tốt. Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin B1 trong khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt là họ đậu, rau đậu Giáo dục dinh dưỡng nhất là đối với người mẹ trong thời kỳ có thai và cho con bú. Ở một số thời kỳ (sau úng lụt, giáp hạt) hoặc một số đối tượng (người mẹ có thai, cho con bú, trẻ em) có thể bổ sung VTM B1 hoặc các viêm cám. Phòng chống nạn nghiện rượu.
  79. 5.5.3.2. Điều trị Khi đã xác định bị tê phù, cần điều trị càng sớm càng tốt. Người lớn: nghỉ ngơi hoàn toàn và tiêm bắp lập tức liều 25 mg thiamin 2 lần/ngày trong 3 ngày, sau đó cho uống liều 10 mg thiamin 2 - 3 lần/ngày đến khi hồi phục. Cải thiện chế độ ăn để giảm dần liều lượng thuốc. Ở trẻ em: tiêm bắp liều 10 - 20 mg/ngày trong 3 ngày đầu, sau đó cho uống liều 5 - 10 mg 2 lần/ngày. Đồng thời cho người mẹ uống 10 mg thiamin 2 lần/ngày. Ở các trường hợp nặng hoặc hôn mê, co giật, liều ban đầu có thể lên tới 25 - 50 mg tiêm mạch máu rất chậm.
  80. 5.6. BỆNH CÒI XƯƠNG Giới thiệu chung Còi xương là một bệnh biểu hiện bằng rối loạn quá trình cốt hoá có liên quan đến rối loạn chuyển hoá phospho - calci do cơ thể thiếu vitamin D và thường gặp ở trẻ em đang thời kỳ lớn nhanh. Ngày nay, người ta coi còi xương là một bệnh dinh dưỡng chịu sự chi phối lớn là điều kiện môi trường.
  81. 5.6.1. Nguyên nhân Nguồn vitamin D của cơ thể được cung cấp chủ yếu từ nguồn thức ăn và tổng hợp từ các sterol. Nguồn thức ăn: Nói chung các thức ăn đều nghèo VTM D (kể cả sữa mẹ và sữa bò). Thức ăn giàu VTM D là các loại cá, trứng, gan, đặc biệt là loại dầu gan cá biển như cá thu có rất nhiều VTM D. Dưới tác dụng của tia tử ngoại, chất 7- dehydrocolexterol có ở các lớp sâu dưới da sẽ chuyển thành coilecalciferol (VTM D3).
  82. 5.6.2. Triệu chứng Về lâm sàng có các triệu chứng ở xương như mềm hộp xọ, lâu liền thóp, biến dạng thân xương đùi và cẳng chân (vòng kiềng) Các biến đổi có thể ở xương cột sống, xương chậu gây gù, vẹo và hẹp khung chậu sau này.
  83. 5.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em từ 6 - 18 tháng tuổi, rất ít gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Ăn uống: chế độ ăn nghèo nguồn thức ăn động vật như lòng đỏ trứng, cá, mỡ và gan. Nhiễm khuẩn: còi xương hay xuất hiện sau các nhiễm khuẩn kéo dài và lặp đi lặp lại. Điều đó có lẽ do đứa trẻ bị giữ trong nhà quá lâu, ít thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nhà ở hoặc nhà trẻ thiếu ánh sáng, kém vệ sinh, ít thời gian cho trẻ ở ngoài trời.
  84. 5.6.4. Phòng bệnh còi xương Ở nước ta, phòng bệnh còi xương dựa vào cải thiện điều kiện sống và vệ sinh cho các cháu. Giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng cho các bà mẹ và các cô nuôi dạy trẻ. Cải thiện điều kiện nhà ở và nhà trẻ. Ngoài ra, phải bổ sung vitamin D thông qua: Nguồn thức ăn giàu vitamin D như bơ, dầu cá, mỡ Uống vitamin D với liều lượng 1000 IU/ngày hoặc 6 tháng/liều cao 5 - 10mg (tương đương 200.000 - 400.000 IU) cho trẻ em dưới 18 tháng tuổi.