Các bài thí nghiệm thông tin quan (Phần 1)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các bài thí nghiệm thông tin quan (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cac_bai_thi_nghiem_thong_tin_quan.pdf
Nội dung text: Các bài thí nghiệm thông tin quan (Phần 1)
- Học viện kỹ thuật quân sự bộ môn thông tin – Khoa vô tuyến điện tử Biên dịch : nguyễn hữu kiên, mai văn quý, nguyễn văn giáo, mai thanh hải Các bài thí nghiệm thông tin quang (Dùng cho chuyên ngành điện tử viễn thông) Hà nội 2006
- Mục lục Trang Mục lục 3 Tóm tắt nội dung 5 Lời nói đầu 9 H−ớng dẫn 11 Bài 1: Làm quen với bảng mạch 15 Bài 1.1 Làm quen với bảng mạch 19 Bài 1 2 Giới thiệu về các Hệ thống thông tin sợi quang 33 Bài 2: cáp quang và sợi quang 43 Bài 2.1 Tổn thất do tán xạ và hấp thụ 47 Bài 2 2 Các đầu nối (Connectors) và đánh bóng 59 Bài 2.3 Khẩu độ số và vùng lõi 76 Bài 2.4 Tổn hao do uốn cong và tán sắc hình thể 88 Bài 3: bộ phát quang (fiber optic transmitter) 102 Bài 3.1 Nguồn quang 106 Bài 3 2 Mạch điều khiển 120 Bài 3.3 Tiếp giáp Nguồn quang-Sợi quang 134 Bài 4: bộ thu quang (fiber optic receiver) 150 Bài 4.1 Bộ tách quang 153 Bài 4 2 Mạch đầu ra 165 Bài 5: Các hệ thống sợi quang (fiber optic 177 systems) Bài 5.1 Dự trữ công suất quang (Optical Power Budget) 181 Bài 5 2 Thiết bị kiểm tra sợi quang 196 Bài 6: Các hệ thống thông tin quang (fiber optic 210 communication systems) Bài 6.1 Thông tin t−ơng tự (Analog Communication) 212 Bài 6 2 Thông tin số (Digital Communication) 226 3
- Bài 7: xử lý sự cố (troubleshooting) 244 Bài 7.1 Các cơ sở xử lý sự cố 249 Bài 7 2 Xử lý sự cố các mạch sợi quang 264 Bài 8: giao tiếp bộ vi xử lý (microprocessor 290 interface) Bài 8.1 Giao tiếp nối tiếp 292 4
- Tóm tắt nội dung Bài 1: Làm quen với bảng mạch Phân biệt các khối chức năng trong bảng mạch Fiber Optic Communications. Mô tả các thành phần cơ bản của một liên kết thông tin quang. Bài 1.1: Làm quen với bảng mạch Mô tả và định vị các khối chức năng trong bảng mạch Fiber Optic Communications. Mô tả các thành phần cơ bản của một liên kết thông tin quang. Bài 1.2: Giới thiệu về các hệ thống thông tin sợi quang Mô tả các thành phần cơ bản của một liên kết thông tin quang. Trình diễn hoạt động của liên kết thông tin quang t−ơng tự và liên kết thông tin quang số Bài 2: Cáp sợi quang và sợi quang. Mô tả việc truyền ánh sáng qua sợi quang.Trình diễn các dạng suy hao quang do : lệch khẩu độ số, suy hao sợi, lệch vùng lõi, suy hao nối ghép (connector) và tổn thất do uốn cong. Bài 2.1: Tổn thất do tán xạ và hấp thụ. Tìm hiểu suy hao xảy ra khi ánh sáng truyền qua một cáp sợi quang. Bạn sẽ tính toán và đo đạc suy hao công suất qua một sợi quang. Bài 2.2: Các đầu nối (Connectors) và đánh bóng. Cắt và đánh bóng cáp sợi quang nhựa (plastic). Bạn cũng sẽ có khả năng phân biệt các suy hao trong các đầu nối sợi quang sử dụng các thiết bị đo hiển thị và các phép đo công suất. Bài 2.3: Khẩu độ số và vùng lõi. Giải thích và minh hoạ khẩu độ số ảnh h−ởng đến suy hao và suy hao bị ảnh h−ởng bởi vùng lõi nh− thế nào. Bạn sẽ tính toán suy hao do lệch khẩu độ số và vùng lõi và kiểm chứng các kết quả của bạn bằng các phép đo công suất t−ơng đ−ơng. 5
- Bài 2.4: Tổn hao do uốn cong và tán sắc hình thể. Giải thích tại sao uốn cong sợi quang lại làm tăng suy hao, các chế độ truyền ảnh h−ởng nh− thế nào đến tán sắc và tại sao tán sắc làm hạn chế băng thông cuả sợi quang. Bạn sẽ đ−ợc tính toán băng thông đối với một độ dài cuả sợi quang và kiểm tra suy hao uốn cong bằng các phép đo công suất t−ơng đ−ơng. Bài 3: Bộ phát quang (Fiber optic Transmitter). Phân biệt, mô tả, trình bày về các bộ phận của bộ phát quang. Bài 3.1: Nguồn quang. Mô tả các nguồn quang đ−ợc sử dụng trong các hệ thống thông tin quang mà chúng chuyển đổi tín hiệu điện thành tín hiệu quang. Bài 3.2: Mạch điều khiển. Mô tả các mạch dùng để tạo giao tiếp một tín hiệu t−ơng tự hay một tín hiệu số tới một nguồn quang. Bài 3.3: Tiếp giáp Nguồn quang-Sợi quang. Mô tả các yếu tố tạo suy hao tại tiếp giáp Nguồn quang-Sợi quang trong một bộ phát quang. Bài 4: Bộ thu quang (Fiber optic receiver). Phân biệt, mô tả, trình bày về các bộ phận của bộ thu quang. Bài 4.1: Bộ tách quang. Mô tả thiết bị đ−ợc sử dụng trong các hệ thống thông tin quang mà chúng chuyển đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện. Bài 4.2: Mạch đầu ra. Mô tả các mạch thu t−ơng tự và các mạch thu số dùng để tạo giao tiếp với bộ tách quang. Bài 5: Các hệ thống sợi quang (Fiber optic systems). Diễn giải và trình diễn các phép đo, kiểm tra đ−ợc thực hiện trên các hệ thống quang và một dự trữ công suất quang đối với một liên kết sợi quang. Bài 5.1: Dự trữ công suất quang (Optical Power Budget). Giải thích về một dự trữ công suất quang áp dụng cho một liên kết quang sợi trên bảng mạch của bạn. 6
- Bài 5.2: Thiết bị kiểm tra sợi quang. Mô tả thiết bị kiểm tra và các kỹ thuật sử dụng để phục vụ các hệ thống sợi quang. Bài 6: Các hệ thống thông tin quang (Fiber optic communication systems). Mô tả và trình diễn các liên kết thông tin quang. Bài 6.1: Thông tin t−ơng tự (Analog Communications). Mô tả và trình diễn các đặc tính quan trọng của một liên kết thông tin quang t−ơng tự. Bài 6.2: Thông tin số (Digital Communications). Mô tả và trình diễn một liên kết thông tin quang số sử dụng một tín hiệu số mã hoá Manchester RS-232 ghép phân kênh theo thời gian. Bài 7: Xử lý sự cố (Troubleshooting). Khoanh vùng các sự cố trong hệ thống thông tin quang bằng cách sử dụng các kỹ thuật xử lý sự cố một cách logic và hệ thống. Bài 7.1: Các cơ sở xử lý sự cố. Xử lý sự cố một hệ thống thông tin quang bằng việc sử dụng chỉ dẫn đ−ợc đ−a ra trong bài tập này. Bài 7.2: Xử lý sự cố cácmạch sợi quang. Khắc phục các sự cố của các mạch thông tin quang bằng cách sử dụng các kiến thức mạch của bạn và các ph−ơng pháp khắc phục sự cố đã đ−ợc giới thiệu trong bài 7.1. Bài 8: Giao tiếp bộ vi xử lý (microprocessor interface). Giải thích và trình diễn việc truyền và thu các dữ liệu số từ một bộ vi xử lý trên cổng RS-232 của bảng mạch Fiber optic communication và cáp sợi quang. Bài 8.1: Giao tiếp nối tiếp. Giao diện của bảng mạch Fiber optic communication với bảng mạch 32 bit microprocessor. Trình diễn việc truyền và thu dữ liệu vi xử lý thông qua một cổng RS-232 và một liên kết thông tin quang. 7
- Lời mở đầu Nhiều thế kỷ qua, việc sử dụng ánh sáng để truyền thông tin đã trở thành một mục tiêu hấp dẫn. Tuy thế, chỉ trong vòng hai chục năm trở lại đây các hệ thống thông tin quang mới trở thành hiện thực và mang lại lợi ích kinh tế thật sự. Một ví dụ điển hình là sự tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ chế tạo cáp sợi quang. Số các hệ thống thông tin quang hiện hành và dự định lắp đặt đã tăng nhanh. Trong t−ơng lai không xa, mọi thông tin nh− hội nghị truyền hình, TV quảng bá sẽ đ−ợc truyền qua các liên kết sợi quang. Với Bảng mạch Thông tin quang (Fiber Optic Communications) bạn sẽ đ−ợc cung cấp các kiến thức về cấu hình, hoạt động, ph−ơng pháp chuẩn đoán và khắc phục sự cố trong các hệ thống thông tin quang qua các mạch sau: - Bộ phát và bộ thu quang số. - Bộ phát và bộ thu quang t−ơng tự. - Mạch Phototransistor. - Các Diode phát (Led). - Các bộ sợi quang thuỷ tinh. - Các bộ sợi quang nhựa. - Các bộ giao tiếp sợi quang. Các bài thực hành minh hoạ mô tả các nguyên lý sợi quang. Trong các quá trình mỗi bài thực hành bạn đ−ợc trang bị các kiến thức cơ bản, tích luỹ kinh nghiệm và khả năng thực hành, ứng dụng thực tế về công nghệ cáp sợi quang. Các thay đổi mạch và các sự cố giả định đ−ợc đ−a vào giúp bạn làm quen với việc khoanh vùng, chuẩn đoán và cô lập sự cố trong các hệ thống thông tin quang. Mỗi nội dung đều bao gồm phần giới thiệu lý thuyết cơ bản và phần h−ớng dẫn các b−ớc thực hành để giúp các bạn có đ−ợc cơ sở lý thuyết vững chắc và kinh nghiệm thực hành thành thạo. 9
- H−ớng dẫn Bạn cần làm quen với các thông tin trong H−ớng dẫn này để đạt đ−ợc kết quả tốt khi thực hiện các công việc và các bài thực hành trên bảng mạch Fiber optic communication. Hãy nghiên cứu kỹ các chỉ dẫn tr−ớc khi bắt đầu các thí nghiệm của bạn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thực hiện các bài thực hành, hãy xem lại các quy tắc sau đây tr−ớc khi gọi ng−ời h−ớng dẫn: *Kết nối bảng mạch với tấm đế: - Hãy đừng tháo, lắp bảng mạch khi tấm đế đang bật nguồn. A. Nếu bạn có tấm đế với các nguồn ngoài có thể điều chỉnh đ−ợc thì hãy luôn thiết lập lại các nguồn tr−ớc khi bạn lắp bảng mạch vào tấm đế. Th−ờng xuyên kiểm tra các điện áp nguồn bởi vì ai đó có thể đã làm thay đổi các giá trị đó. Hãy thực hiện các thủ tục sau để điều chỉnh các điện áp d−ơng, âm về giá trị ±15V (Nếu bạn không có các bộ nguồn ngoài điều chỉnh đ−ợc, tấm đế của bạn sẽ có các nguồn cố định ±15V mà nó không yêu cầu hiệu chỉnh). 1. Bật các nguồn d−ơng và nguồn âm. Hãy sử dụng đồng hồ vạn năng của bạn để đo các điện áp theo trình tự sau ngay cả khi các nguồn đó có các vôn kế lắp sẵn. Đồng hồ của bạn vẫn tin cậy hơn các dụng cụ đo khác. 2. Hãy đo nguồn âm và điều chỉnh đầu ra của nó đến –15.0V ±3% nếu cần thiết. Hãy đo nguồn d−ơng và điều chỉnh đầu ra của nó đến +15V ±3% nếu cần thiết (Đáp ứng yêu cầu về dung sai thận trọng trong khoảng ±3%). B. Tắt các bộ nguồn. C. Hãy mở đầu nối (Connector) trên tấm đế bằng cách xoay núm xoay trên s−ờn phải của tấm đế về vị trí Open. Hãy đừng dùng sức, núm xoay đó cần đ−ợc mở với lực hợp lý, vừa phải. D. Lắp bảng mạch vào tấm đế bằng cách tr−ợt nó dọc theo các đ−ờng rãnh trong tấm đế. Hãy chắc chắn rằng đầu cắm đã ăn khớp hoàn toàn vào trong khe cắm ở thành sau tấm đế. E. Khoá đầu nối của tấm đế bằng cách vặn núm xoay về phía bạn 1/4 vòng. F. Hãy tham khảo phụ lục E để xác định nếu bạn cần bộ đệm dao động 11
- (generator buffer). Nếu nó đ−ợc yêu cầu, hãy cắm nó vào vị trí đã đ−ợc dành riêng trên bảng mạch. G. Bật các nguồn cung cấp. *các công tắc thay đổi mạch: Trên tấm đế của hệ thống dùng trong học tập có trang bị 20 công tắc thay đổi mạch (đ−ợc gọi là các chuyển mạch CM nhân công). Các chuyển mạch này làm thay đổi giá trị linh kiện, ngắn mạch hoặc hở mạch trong các khối trên bảng mạch. Cần tuân thủ các quy định sau đây khi sử dụng các chuyển mạch CM: A. Mỗi chuyển mạch CM sẽ ngắt (hở mạch) khi núm CM quay về phía bạn. Nó sẽ bật (nối mạch) khi nó xoay về phía đối diện với bạn (xoay ra) B. Hãy đừng khi nào bật đồng thời hai chuyển mạch CM. C. Các b−ớc thực hành hoặc xem xét các câu hỏi sẽ h−ớng dẫn cho bạn khi nào nên bật chuyển mạch nào. Hãy nhớ tắt các chuyển mạch này nếu không bạn sẽ để quên chúng trong trạng thái mở. *đo và sai số phép đo: Phụ lục C cung cấp các h−ớng dẫn về ph−ơng pháp đo còn phụ lục D cung cấp các thông tin về các thao tác đo. Bạn cần đọc các phụ lục này nếu bạn gặp bất kỳ một vấn đề về thao tác đo này. Các kết quả của bạn đ−ợc chấp nhận nếu chúng trong khoảng sai số cho phép. Các dung sai trong các phép đo và tính toán đ−ợc chỉ ra trong các phụ lục A và B. Nếu dung sai không cho tr−ớc thì các kết quả phép đo trong bản h−ớng dẫn này đ−ợc chấp nhận nếu chúng trong khoảng ±30% so với giá trị danh định. *các thông tin kèm theo: A. Đối với các bảng mạch cần các tín hiệu mức thấp từ bộ tạo tín hiệu luôn có một khối mạch ATTENUATOR (bộ suy hao). Khối ATTENUATOR chia đầu ra của bộ tạo tín hiệu theo hệ số 10 để tiện cho việc điều chỉnh biên độ. Nếu bạn sử dụng khối suy hao ATTENUATOR , hãy chắc chắn đo biên độ tín hiệu tại đầu ra của khối ATTENUATOR, chứ không phai đo tại đầu ra của bộ tạo tín hiệu GENERATOR hoặc bộ đệm GENERATOR BUFFER. B. Tấm đế của hệ thống F.A.C.E.T có 12 công tắc tạo sự cố d−ới vỏ khoá. Trong bài xử lý sự cố, Giáo viên h−ớng dẫn sẽ sử dụng các công tắc này để đ−a các sự cố vào trong các khối mạch và bạn sẽ xử lý các sự cố đó. Nếu 12
- bạn đo thấy các giá trị bất th−ờng trong một bài thí nghiệm, thậm chí sau khi đã kiểm tra nhiều lần các mạch của bạn, các chuyển mạch CM, và các giá trị điện áp nguồn thì hãy yêu cầu Giáo viên h−ớng dẫn kiểm tra xem các công tắc sự cố đã tắt hay ch−a. C. Tổng thể, hệ thống F.A.C.E.T đ−ợc thiết lập để sử dụng cho một hoặc một vài vấn đề xem xét, sao cho bạn không cần tháo nó ngay sau khi thực hiện mỗi nội dung. Khi bạn đã hoàn thành toàn bộ các công việc của bạn trong ngày hãy gỡ tất cả các kết nối trên bảng mạch và tắt các nguồn cung cấp tr−ớc khi tháo đầu cắm của tấm đế và tháo bảng mạch ra khỏi tấm đế. Hãy xếp gọn bảng mạch và các đầu nối nh− khi Giáo viên h−ớng dẫn đã trao cho bạn. *Bản kê các thiết bị Bản thống kê sau đây chỉ ra các thiết bị cần thiết để thực hiện các bài thực hành trên bảng mạch Lab-Volt F.A.C.E.T DIGITAL COMMUNICATIONS 2. Tên gọi Số l−ợng Số hiệu Ghi chú Tấm đế F.A.C.E.T 1 AS91000-00 1 Bảng mạch FIBER OPTIC 1 AS91025-00 COMMUNICATIONS Oscilloscope 2 tia có đầu đo x10 1 Lab-Volt 793 hoặc t−ơng đ−ơng Nguồn kép 15VDC 1A 1 Lab-Volt 1245 hoặc 2 t−ơng đ−ơng Các dụng cụ thí nghiệm của 1 Lab-Volt 1247 hoặc 2 Lab-Volt: t−ơng đ−ơng Đồng hồ vạn năng Máy phát chuẩn ~/Π 1. F.A.C.E.T AS91000-00 yêu cầu nguồn kép. F.A.C.E.T AS91030-00 đã có nguồn kép bên trong nên không yêu cầu nguồn ngoài. 2. Các khoản bao gồm trong Model 1242 F.A.C.E.T. Dụng cụ hệ thống bao gồm đồng hồ vạn năng, bộ nguồn kép và máy phát chuẩn. 13
- Bài 1 giới thiệu về bảng mạch thông tin quang Introduction to the FIBER OPTIC CIRCUIT BOARD Mục đích: Phân biệt các khối khác nhau trên bảng mạch FIBER OPTIC COMMUNICATIONS. Mô tả các phần cơ bản của một liên kết thông tin quang. Giới thiệu chung: Từ xa x−a, loài ng−ời đã biết sử dụng ánh sáng để liên lạc. Các tiền bối của chúng ta dùng những đốm lửa nhỏ để báo hiệu cho nhau. Các ngọn hải đăng đ−ợc sử dụng để cảnh báo tầu thuyền hàng ngàn năm nay. Các tàu thuyền cũng sử dụng các nháy sáng để truyền và thu các bản tin dùng mã Morse. - Ngày nay, các hãng viễn thông dùng ánh sáng và các sợi quang để truyền các tín hiệu thoại, video, và số liệu trên các vùng rộng lớn trên thế giới. - Sợi quang là một lĩnh vực công nghệ sử dụng các sợi mảnh, mềm, trong suốt để truyền ánh sáng. Công nghệ sợi quang kết hợp việc sử dụng ánh sáng, quang học, và điện tử để truyền thông tin. - Các sợi trong suốt, đ−ợc gọi là sợi quang, đ−ợc chế tạo từ thủy tinh hoặc chất dẻo. ánh sáng đ−ợc đ−a vào tại một đầu của sợi quang, truyền dọc theo sợi, và đi ra ở đầu kia của sợi. - ánh sáng đ−ợc truyền qua một sợi quang (đôi khi còn gọi là ống dẫn quang), có nhiều ứng dụng. Nó đ−ợc sử dụng để truyền các tín hiệu số, tín hiệu thoại, tín hiệu video. Nó cũng đ−ợc ứng dụng để thiết kế các bức tranh, cảm biến từ xa, và chỉ thị từ xa. Các cáp sợi quang, có thể bao gồm nhiều sợi quang, có rất nhiều −u thế so với việc sử dụng cáp dây đồng. Các −u thế của các cáp sợi quang là: Băng thông rộng: Sợi quang có thể điều khiển các tín hiệu tới 1THz (terahertz), nó cho phép truyền số liệu tốc độ cao tới 10 Gbps (t−ơng đ−ơng 625 000 trang văn bản trong một giây, hoặc 65 000 cuộc thoại đồng thời trên một sợi quang). Suy hao thấp: Suy hao tín hiệu thấp trong cáp sợi quang cho phép chỉ cần dùng ít bộ lặp (khi truyền đi xa). Khả năng tránh ảnh h−ởng bức xạ điện từ: Sợi quang không bị ảnh h−ởng của các tr−ờng điện từ, nh− các nhiễu vô tuyến điện, và cũng không tạo ra các nhiễu xạ điện từ. 15