Biểu tượng y học Tây phương

pdf 26 trang phuongnguyen 4280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biểu tượng y học Tây phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbieu_tuong_y_hoc_tay_phuong.pdf

Nội dung text: Biểu tượng y học Tây phương

  1. BIỂU TƯỢNG Y HỌC TÂY PHƯƠNG Ai cũng biết rằng Con Rắn (một hay hai con rắn) với Cây Gậy được dùng làm biểu tượng cho y học Tây phương. Dĩ nhiên người Tây phương giải thích biểu tượng này theo truyền thuyết Tây Phương mà tác giả Trịnh Nguyễn Đàm Giang mới đây đã thu thập rất đầy đủ dữ kiện trong bài viết Biểu Tượng Của Ngành Y (1). Qua bài viết này, tôi xin nhìn biểu tượng Gậy và Rắn của y học Tây phương dưới lăng kính lưỡng hợp nòng nọc, âm dương, Vũ Trụ Tạo Sinh, Việt Dịch nòng nọc. Tôi có nhiều lý do vững chắc để thoải mái nhìn biểu tượng này dưới lăng kính lưỡng hợp, nòng nọc, âm dương Biểu tượng Cây Gậy-Con Rắn tối cổ, không phải do người Hy Lạp hay La Mã phát kiến ra mà họ lấy từ nền văn minh cổ xung quanh họ. Hình Cây Gậy và Một (hay hai) con này đã thấy ở vùng Lưỡng Hà như thấy hình chạm khắc trên một cái ly rượu (goblet) cổ thời Sumer khoảng 2.600 BC, cũng thấy trên những tấm thệ ước (votive tablets) ở Ấn Độ (2) và Tây Tạng Dĩ nhiên sự giải thích biểu tượng này ở nơi nguồn cội Lưỡng Hà khác với trong truyền thuyết y học của La-Hy. Tôi truy tìm nguồn gốc
  2. nguyên thủy của biểu tượng Một Cây Gậy và Một Con Rắn của thần y học Asclepius chưa thấy nhưng của biểu hiệu caduceus thì Robert Beer trong The Encyclopedia of Tibetan Symbols and Motifs đã viết “The caduceus, as an emblem of the alchemical god Mercury or Hermes, first originated within the ancient Assyrian, Hittite and Phoenician cultures as sun-moon symbol, consisting of a central rod crowned by a sun disc with two lunar horns on either sides ” (3) (Caduceus, một biểu hiệu của thần luyện đan Mercury hay Hermes phát gốc đầu tiên trong nền văn hóa Assyria, Hittite và Phoenix dùng như là biểu tượng cho trời-trăng, gồm có một cây gậy ở giữa trên đội một đĩa mặt trời với hai sừng trăng hai bên ”). Ta thấy rất rõ như ban ngày biểu tượng trăng trời là biểu tượng cho âm dương. Hiểu tổng quát như vậy cũng đủ rồi, nhưng nếu muốn tỉ mỉ hơn ta có thể phân tích tiến xa thêm nữa. Mặt trời trên cây gậy chính nó có nghĩa là mặt trời nhưng vì nó không phải là chủ thể so với cây gậy (người ta thường gọi biểu tượng là Cây Gậy và Con Rắn, không gọi là Mặt Trời và Hai Mặt Trăng Sừng, ít ai để ý tới mặt trời hơn cây gậy) nên nó cũng có thể có một khuôn mặt nữa là dùng như một dấu xác định (determinative), một tính từ (adjective) cho biết cây gậy là mặt trời, là dương, là nọc thái dương. Nhìn chung cả hai bổ túc nghĩa cho nhau, mặt trời là mặt trời nọc thái dương trên Trụ Thế Giới và gậy là gậy thái dương. Cây gậy là nọc, dương được nhấn
  3. mạnh thêm bằng hình mặt trời trên đỉnh cây gậy. Khi nhìn dưới diện Tứ Tượng thì coi cây gậy là Tượng Đất Dương tức Núi Trụ Chống Trời, Núi Trụ Thế Gian, Núi Vũ Trụ, Trục Thế Giới thì đây là mặt trời thiên đỉnh Trên Trục Thế Giới, mặt trời chính ngọ, chói chang nhất dòng thái dương (xem dưới). Hai mảnh trăng sừng cũng vậy, hai mảnh trăng sừng có hai mũi nhọn ở hai đầu là hai chữ nọc mũi mác có nghĩa là hai nọc dương sinh động (Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á), hai dương là thái dương. Trăng sừng là dạng thái dương của trăng tròn nòng vòng tròn thái âm. Đây là hai mảnh trăng sừng của dòng thái dương, hai nòng âm thái dương, theo thái âm là nòng thái âm mang tính thái dương, nước thái dương. Như thế tại Lưỡng Hà, nguyên thủy Cây Gậy và Hai Con Rắn biểu tượng cho sự giao hòa Trời-Trăng dòng thái dương, Lửa Nước thái dương, nòng nọc, âm dương thái dương. Trăng sừng cũng có thể dùng như một dấu xác định cho biết hai con rắn là hai nòng âm biểu tượng cho nước (rắn có một khuôn mặt biểu tượng cho nước, nước có một khuôn mặt thái âm liên hệ với trăng như thấy qua từ đôi trăng nước) với “dấu” trăng thái dương thì hai con rắn là nước thái dương. Nhìn chung cả hai rắn và trăng thì trăng đi với hai nòng rắn là trăng âm thái dương và rắn đi với trăng sừng là nước thái dương. Vậy nói một cách giản dị thì rõ như ban ngày caduceus nguyên thủy biểu tượng cho trăng trời là biểu tượng cho nòng nọc, âm dương.
  4. Khi người La Hy lấy đem dùng làm biểu tượng cho y học, dĩ nhiên, họ biến đổi đi, không còn giữ lại hai mảnh trăng sừng nữa mà thay vào đó bằng đôi cánh. Tại sao? Xem câu trả lời ở dưới. Về ý nghĩa, họ cũng thay vào đó những ý nghĩa khác cho hợp với văn hóa La-Hy. Sự giải thích thường rời rạc. Cây gậy của thần y học Asclepius cũng chỉ được nhìn theo một chiều con rắn. Họ cho rằng con rắn lột được da trẻ lại nên dùng nó làm biểu tượng cho sức khỏe. Còn cây gậy ít được nhắc tới hơn. Tuy nhiên, trong nhiều nghĩa giải thích có một nghĩa cũng còn cho thấy rất rõ nguyên lý lưỡng hợp nòng nọc, âm dương như Robert Beer cũng đã cho biết “Medically the two serpents symbolize poison and its antidote or venom and serum as the homeopathic principle of ‘like cure like’. Alchemically the two serpents symbolize cinnanbar and mercury or menstrual blood and semen, which through their transmutation create the ‘elixir of immortality’ “(Về y học, hai con rắn biểu tượng cho chất độc và chất giải độc hay nọc độc và huyết thanh như là một nguyên lý đồng căn trị liệu “tương đồng trị liệu”. Về thuật luyện đan, hai con rắn biểu tượng cho thần sa và thủy ngân hay kinh nguyệt và tinh khí, qua sự chuyển biến của chúng tạo ra ‘thuốc bất tử’”. Còn cây gậy và hai con rắn quấn quanh của Tây Tạng có tên là sbrul rtse gsum mang triết thuyết vũ trụ quan của Phật giáo mật tông Tây Tạng. Biểu tượng này đã được dùng vào thời tiền Phật giáo đại thừa như một biểu
  5. hiệu của Bồ Tát Avalokiteshvara dưới thể dạng Tiếng Sư Tử Gầm Simhanada (“Lion Roar”) (3). Cây gậy có hình đinh ba giống gậy của Shiva mà ta biết Shiva có một khuôn mặt là Trụ Lửa (Pillar of Fire) có biểu tượng là linga. Rõ ràng cây gậy trong caduceus của Tây Tạng là gậy lửa, dương. Vị Bồ Tát này là tiền thân của các Dalai Lama hiện nay. Ngài vốn là một người nam ở Tây Tạng và lúc đầu ở Trung Hoa cũng là một người nam nhưng về sau trở thành Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát. Như thế vị Bồ Tát này có bản thể lưỡng tính phái. Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát lưỡng tính phái thấy dưới dạng trăng trời là Phật Bà Nhật Nguyệt của Trung Hoa ở Bảo Sơn có tay phải cầm mặt trời, tay trái cầm mặt trăng. Ta thấy rất rõ biểu tượng caduceus Tây Tạng của Bồ Tát Avalokiteshvara mang nghĩa nòng nọc, âm dương, trời trăng qua hình ảnh Phật Bà Nhật Nguyệt của Trung Hoa. Bồ Tát Avalokiteshvara Tây Tạng cầm caduceus nòng nọc, âm dương, trăng trời giống hệt Phật Bà Nhật Nguyệt Trung Hoa hai tay cầm mặt trăng mặt trời. Ý nghĩa nòng nọc, âm dương, trăng trời của caduceus Tây Tạng in hệt ý nghĩa trăng trời của caduceus của các nền văn hóa cổ Assyria, Hittite và Phoenix. Ngoài phần nói ở trên, nếu ta đem soi những giải thích biểu tượng Cây Gậy và Một (hay hai) con Rắn của Asclepius hay của Mercury của Hy-La
  6. dưới ánh sáng của lưỡng hợp, nòng nọc, âm dương thì ta cũng còn tìm thấy dấu vết ít nhiều ý nghĩa nòng nọc, âm dương của nguồn cội Lưỡng Hà. Đúng thế, như tôi đã nói ở một email gởi cho tác giả Trịnh Nguyễn Đàm Giang là những tài liệu giải thích ý nghĩa áp dụng cho y học La Hy của biểu tượng này trong bài viết của tác giả Trịnh Nguyễn Đàm Giang cũng mang nghĩa gốc nòng nọc, âm dương nằm trọn vẹn trong thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh, Dịch lý, ví dụ như: Cây gậy có một khuôn mặt nọc, dương, lửa, cõi dương, sự sống. “Cây gậy năng lực trên đây thường thấy bầy bán ở nhiều tiệm bán đồ ma thuật phù thủy miêu tả một cây gậy như dương vật tượng trưng cho tiềm năng của đàn ông, được cuốn sát quanh bằng hai con rắn đang giao hợp” (1). Con rắn biểu tượng cho âm, nữ, nước, sự chết, cõi âm. Rắn có một khuôn mặt biểu tượng cho âm, nữ. .“rắn đã được biết đầu tiên như là động lực làm Eva quyến rũ Adam với trái cấm của Cây Kiến thức” (1). Cũng nên biết là con rắn quấn quanh thân cây ở vườn Địa Đàng là hình bóng của Eva và Adam. Nguyên thủy cây này là Cây Đời Sống (Tree of
  7. Life). Trong Thánh Kinh cây này trở thành cây táo. Cây biểu tượng cho nọc, dương. Người viết Thánh Kinh là ông Ezra đã tạo ra hai nhân vật thủy tổ loài người là ông Adam và bà Eva lấy từ Ai Cập cổ. Theo d=t, Adam = Atam, Atum, thần Mặt Trời Ai Cập cổ dòng lửa, nọc dương ứng với cây táo và theo v=u (như và cơm = ùa cơm, Alexandre de Rhodes, từ điển Việt Bồ La), ta có Eva = Eua = Ea, nữ thần Nước của Lưỡng Hà (4) dòng nước, nòng âm. Eva là người đàn bà đầu tiên của nhân loại tương tự như Nữ Oa của Đại Tộc Việt. Nữ Oa có đuôi rắn, có cốt rắn nên Eva cũng có cốt là con rắn. Adam và Eva có biểu tượng là con rắn quấn quanh cây táo. Điều này cho thấy rõ biểu tượng con rắn quấn quanh thân cây táo tức Nước Eva quấn quanh Lửa (mặt trời) Adam, tức âm dương hôn phối với nhau thì biểu tượng con rắn quấn quanh cây gậy của thần y học Asclepius cũng vậy. “Huyền thoại nguyên thủy về cây gậy thần có đôi rắn cuốn quanh đã được miêu tả trong câu chuyện “Bộ ngực của Tiresias”, chuyện kể nhà tiên tri Tiresias Poulenc thấy hai con rắn đang giao hợp nên dùng gậy thần đâm vào giữa để chia rẽ đôi rắn. Ngay sau đó Tiresias lập tức bị biến thành một người đàn bà trong 7 năm trường. Cái quyền lực biến đổi trong câu chuyện này mạnh đủ để hoàn tất sự đảo ngược ngay cả lưỡng cực thể chất của nam nữ, từ sự hợp nhất của hai con rắn, truyền lên cây gậy” (1).
  8. Tôi giải thích hai con rắn này theo nòng nọc, âm dương, hai con rắn là hai nòng âm nên có khả năng biến Tiresias thành đàn bà, có người trích dẫn truyền thuyết Tây phương không chấp nhận cho rằng trong hai con rắn rõ ràng có một con đực và một con cái. Dù cho rằng có con rắn đực đi nữa thì nó vẫn thuộc dòng nòng, âm ví dụ như Lạc Long Quân có cốt là con rắn nước và là rắn nước đực (vì là đàn ông) nhưng vẫn thuộc dòng nòng, âm, nước nên mới dẫn năm mươi con xuống biển. Truyền thuyết Tây phương thường giải thích theo duy dương với nam tính trội, thường chỉ nhìn bằng con mắt phải (dương), trong khi tôi nhìn theo nòng nọc, âm dương là nhìn bằng hai con mắt phải dương và con mắt trái âm. Đông Tây khác biệt là vậy. Ở đây tại sao tôi lại chọn giải thích theo âm dương? Vì có “sự đảo ngược ngay cả lưỡng cực thể chất của nam nữ”. Trong dương có âm, trong âm có dương, dương tăng thì âm giảm, âm tăng cực đại thì thành dương. “Hợp nhất của hai con rắn lên cây gậy” chính là dạng âm dương nhất thể có nghĩa là cây gậy là một cá thể dương và hai con rắn cũng chỉ là một cá thể âm. Hai cá thể âm dương hợp nhất lại thành Tổng Thể (Totality), Nhất Thể (Oneness). Con rắn có thân hình ngoằn ngoèo biểu tượng cho nước. Như đã biết rắn có một khuôn mặt biểu tượng cho nước.
  9. “Biểu tượng con rắn bằng đồng có tên Nehushtan (của Moses) đã được nhắc đến trong Thánh kinh” (1). Cây gậy có con rắn quấn quanh bằng đồng của Moses này có tên theo Do Thái ngữ là nahash có một nghĩa là con rắn. Nahash có gốc Việt ngữ na- là nước, có nah- = nác, nước, Ấn giáo có con rồng naga gốc rắn nước, Anh ngữ snake có –nak = nác, nước, Lạc Long Quân có Lạc là dạng nam hóa của nác là nước. Rồng Lạc Long Quân có gốc là rắn nước “Trong lịch sử Ai-cập, rắn giữ một vai trò quan trọng với con rắn hổ mang của sông Nile trang điểm trên vương miện của pharaoh ngày xưa”(1). Ai Cập cổ có hai vùng là Ai Cập Thượng ở vùng núi cao phía nguồn sông Nile có biểu tượng là con chim kên kên (tức cọc, nọc, dương, lửa) và Ai Cập Hạ ở vùng châu thổ sông Nile, sát Địa Trung Hải có biểu tượng là con rắn hổ mang (tức nòng, âm, nước). Điểm này tương tự như truyền thuyết và cổ sử Việt, Mẹ Tổ Âu Cơ thuộc dòng Chim, Lửa, núi (đem 50 con lên núi) còn Lạc Long Quân thuộc dòng rắn Rồng, Nước (đem 50 con xuống biển) Rắn liên hệ với chết, cõi âm “Trong thần thoại Hy-lạp, rắn thường được liên kết đến đối kháng chết người và nguy hiểm”.
  10. “Rắn liên quan đến khoa học gắn liền với chất độc và chết chóc”. “Và sau cùng rắn cũng là biểu hiệu cho Satan trong bộ Tân Ước Kinh”(1). Sống, chết liên hệ với tái sinh, hằng cửu, bất tử trong Vũ Trụ giáo dựa trên lưỡng hợp nòng nọc, âm dương. “Hades than phiền với Zeus rằng càng ngày càng ít người xuống âm phủ, và uy tín của diêm vương Hades có thể bị suy giảm. Hades nêu lên rằng chỉ có thần mới được bất tử, nay nếu Asclepius được phép làm người chết sống lại thì loài người cũng trở nên bất tử” (1) Như thế biểu tượng Cây Gậy và Con Rắn từ nguồn gốc Assyria, Hittite và Phoenix cho tới khi dùng làm biểu tượng y học của La-Hy đều hàm chứa ý nghĩa lưỡng hợp nòng nọc, âm dương, Vũ Trụ Tạo Sinh, Dịch lý. Bây giờ ta hãy thử tìm hiểu tại sao hai sừng trăng nguyên thủy ở Assyria, Hittite và Phoenix lại biến thành hai chiếc cánh trong caduceus hiện nay. Dĩ nhiên có những giải thích theo La-Hy nhưng tôi xin giải thích theo nòng nọc, âm dương tức theo nguồn cội trăng trời của Assyria, Hittite và Phoenix. Nếu nhìn dưới dạng Tứ Tượng thì mặt trời trên đỉnh cây gậy là
  11. Tượng Lửa vũ trụ, cây gậy là Núi Trụ Thế gian tức Tượng Đất dương, hai con rắn là Tượng Nước và hai mảnh trăng sừng ở đây coi như là khuôn mặt dương của âm là thiếu âm khí gió tức Tượng Gió dương (ở đây là gió trăng). Điều này giúp ta hiểu tại sao trăng sừng gió lại biến thành cánh chim, bởi vì cánh chim biểu tượng cho gió, cánh chim bằng lướt gió. Như thế caduceus có cây gậy, trên có mặt trời, hai con rắn, hai cánh biểu tượng cho Tứ Tượng, giai đoạn sinh thành ở phần cuối của Vũ Trụ Tạo Sinh. Tóm lại Biểu tượng một cây gậy thái dương và một con rắn quấn quanh của Asclepius là dạng nòng nọc, âm dương nhất thể hay lưỡng hợp nòng nọc, âm dương tức là dạng sinh tạo ở phần đầu của quá trình Vũ Trụ Tạo Sinh của ngành thái dương. Còn caduceus hai con rắn quấn quanh cây gậy, có hai cánh, mặt trời trên đỉnh cây gậy là dạng Tứ Tượng ở phần cuối của quá trình Vũ Trụ Tạo Sinh. Để vững tin hơn xin đối chiếu biểu tượng này với chữ viết nòng nọc (xem chi tiết trong chương Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á hay trên blog của tôi). Cây Gậy-Con Rắn và Chữ Viết, Biểu Tượng Nòng Nọc
  12. Cây Gậy-Con Rắn ruột thịt với chữ viết và biểu tượng nòng nọc. Với những hình dạng, mầu sắc và trang trí khác nhau, mỗi gậy, mỗi loại rắn mang một ý nghĩa ứng với một giai đoạn cùa Vũ Trụ Tạo Sinh. Vì thế cây gậy và con rắn phải hiểu theo mọi khía cạnh dưới lăng kính Vũ Trụ Tạo Sinh. Không phải cây cọc nào, con rắn nào cũng có nghĩa như nhau. Mỗi loại cọc, loại rắn với hình dạng, mầu sắc, trang trí khác nhau mang một ý nghĩa khác nhau trong Vũ Trụ Tạo Sinh. Riêng về rắn, xin xem thêm bài tôi đã viết rất chi tiết về Biểu Tượng Rắn trong Vũ Trụ giáo ở Y Học Thường Thức số 40 tháng 1 và 2, 2001. Trong các loại này có một loại nọc mang biểu tượng cho nọc I và một loại rắn mang biểu tượng cho nòng vòng tròn O. Cây gậy là nọc, dương (nói chung là vật nhọn, chim, bộ phận sinh dục nam, lửa, mặt trời, núi trụ, trục thế giới ) rất giản dị, điều này không cần phải nói nhiều chúng ta ai cũng đã biết như vậy. Chỉ xin đưa ra một vài ví dụ hình nọc thấy khắc trên đá (petroglyph) cho thấy cái tính chất tối cổ của nguồn gốc chữ viết nòng nọc như: thứ nhất là của thổ dân Úc châu, cây nọc biểu tượng cho đàn ông, hình vòm chuông úp biểu tượng cho đàn bà; thứ hai là hình nọc lồng vào hình chuông úp của thổ dân miền Tây Nam Hoa Kỳ có nghĩa là làm tình, thứ ba là hình người bắn cung cho thấy
  13. cây nọc, cây gậy của phái nam được diễn tả tương đương với mũi tên (vật nhọn). Người bắn cung khắc trên đá. (dẫn lại trong Wang Hongyuan, The Origins of Chinese Characters, Sinolingua Beijing, 2004) Con Rắn là nòng, âm (bộ phận sinh dục nữ, nữ, nước, không gian, mặt trời đĩa tròn âm ). Con rắn là nòng, âm thấy rõ nhất khi diễn tả bằng con rắn cắn đuôi của nó tạo thành hình nòng vòng tròn O. Xin đưa ra vài ba ví dụ: -Con rắn uraeus của Ai Cập cổ cũng có dạng cắn cái đuôi thành hình nòng vòng tròn. -Con rắn Ouroboros của Hy Lạp lấy của Ai Cập cổ mà tác giả Trịnh Nguyễn Đàm Giang đã trích dẫn lại trong bài viết: “Với lời giải thích của Tây phương “Chữ Ouroboros (Hy-lạp) hay Oroboros là một biểu hiệu cổ miêu tả một con rắn nuốt đuôi của chính nó và tạo thành một vòng tròn. Vòng tròn này tượng trưng cho đời người và tái sinh, dẫn đến bất tử” (1). Rõ ràng con rắn nòng vòng tròn O được giả thích
  14. theo nghĩa chữ viết nòng O của lưỡng hợp nòng nọc, âm dương, sống chết, tái sinh, hằng cửu, vòng tử sinh của Vũ Trụ Tạo Sinh, của Vũ Trụ giáo mà người Tây phương không nhận ra. -Mỹ châu: Maya Kukulcan Kukulcan dùng làm vòng “gôn” trong trò chơi bóng của Maya cổ, ở Chichen Itzá (ảnh của tác giả chụp từ một poster). Maya có con Rắn-Chim tên Kukulcan (Kukulcan là tiếng Việt, Kuku- = chim cúc cu, -can = chăn, trăn) cũng ở dạng ngậm đuôi tạo thành nòng vòng tròn O. Họ thuộc dòng nòng, âm, họ di cư từ vùng duyên hải Nam Á qua Trung Mỹ, một thứ Bộc Việt (giáo sư Kim Định) có tiếng nói liên hệ với Nam Đảo (Bình Nguyên Lộc), với tiếng Việt (Đức Chúa Jesus Nói Tiếng Việt của tác giả). Gần đây phân tích DNA cho thấy Maya ruột thịt với dân vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam (Nguyễn Đệ, Đặc San HYSVN Florida, số kỷ niệm 20 năm thành lập).
  15. -Cây Tam Thế Yggdrasill của Bắc Âu (Nordic) Cây Tam Thế có phần vòm cây biểu tượng cho vòm vũ trụ Thượng Thế được biểu tượng bằng con chim ưng, là loài bay được trên trời. Phần giữa biểu tượng cho Trung Thế tức cõi giữa nhân gian được biểu tượng bằng con hươu sừng là một loài thú bốn chân mang dương tính sống trên mặt đất. Cõi Hạ Thế là phần gốc cây biểu tượng bằng con rắn độc có lưỡi đỏ thè ra ngoài miệng như đang phun ra lửa. Trung Thế lại chia ra ba cõi: cõi trời biểu tượng bằng hình vòm cầu vồng, cõi đất dương thế gian được biểu tượng bằng ngọn núi đá nhọn đỉnh hình tháp (núi dương), hình ảnh của Núi Trụ Thế Gian, Núi Trụ Chống Trời và cõi nước là hồ hay biển nước được biểu tượng bằng con rắn nước (không có trang trí gì cả) ngậm đuôi tạo thành một nòng vòng tròn. Ta thấy rất rõ ở cây Tam Thế Yggdrasill, con rắn nước đơn giản ngậm đuôi thành vòng tròn là biểu tượng cho cõi nước nhân gian trong khi con rắn độc thè lưỡi đỏ như phun ra lửa ở gốc cây biểu tượng cho Hạ Thế, Âm Thế; Ai Cập cổ có rắn uraeus như đã nói ở trên cũng có nhiều loại, mỗi loại mang một ý nghĩa khác nhau, cũng có con uraeus thè lưỡi phun ra lửa gọi là spitting fire biểu tượng cho chung sự, tang ma, cõi âm; con rắn hai đầu cuộn tròn, một đầu đen, một đầu trắng của người Naga ở Vân Nam có thể mang
  16. biểu tượng cho âm dương nhất thể, âm dương còn quện vào nhau tức Trứng Vũ Trụ, Thái Cực (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt), còn Rắn Lông Chim Quetzal của Aztec là nòng dương (dương của âm là thiếu âm khí gió; chim, lông chim có một khuôn mặt biểu tượng cho gió ) vì thế nó là biểu tượng cho Thần Gió Vì thế khi lấy rắn làm logo cho y nghiệp hay hội y sĩ xin lấy con rắn không thè lưỡi ra ngoài miệng nếu không thì ông, bà bác sĩ hay hiệp hội bác sĩ đó toàn là bác sĩ rắn độc cả, là hội y sĩ Diêm Vương ở cõi âm, sẽ giết người không gớm tay vì có bằng “to kill”. Nói tóm lại, con rắn và cây gậy có một khuôn mặt mang biểu tượng nòng nọc, khi đứng riêng rẽ có thể có những nghĩa khác nhau, tuy nhiên khi con rắn quấn quanh cây gậy thì ưu tiên nếu không muốn nói là “BẮT BUỘC PHẢI” chọn lấy nghĩa Nòng Nọc, Âm Dương Giao Hòa, HÔN PHỐI với nhau. Đây chính là ý nghĩa mà ta phải hiểu của biểu tượng y học của thần y học Asclepius. Cây Gậy và Con Rắn Trong Truyền Thuyết Và Cổ Sử Việt Xin thật vắn tắt ở đây, qua ba bộ sử của tôi: sử sách Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hùng Việt, sử miệng Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt, sử
  17. đồng Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á và Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc, tôi đã chứng minh cốt lõi của văn hóa Việt có chủ thể là lưỡng hợp nòng nọc, âm dương, chim rắn, Tiên Rồng, nền tảng của Vũ Trụ giáo và Việt Dịch nòng nọc. Như thế hiển nhiên có hình bóng Cây Gậy và Con Rắn trong truyền thuyết và cổ sử Việt. Xin lấy một ví dụ tiêu biểu: chúng ta có vị vua tổ thế gian đầu tiên của nước Xích Quỉ là Kì Dương Vương có vợ là bà Thần Long hay Long Nữ. Kì Dương Vương có những khuôn mặt chính sau đây: -Kì Dương Vương có Kì có nghĩa là Cây, Cọc, Gậy, Trụ Chống như kì đi với kèo, qua từ đôi kì kèo, ta có kỳ = kèo (cọc nhỏ). Kì biến âm với kè, với cừ (cọc cắm ở bờ nước), với ke, bộ phận sinh dục nam (Alexandre de Rhodes, từ điển Việt Bồ La), theo c= k=qu, ke = que Kì Dương là Nọc Dương, Nọc Mặt Trời thái dương. Như thế Kì Dương Vương có một khuôn mặt là vua mặt trời Núi Kì, Núi Trụ Thế Gian, Núi Vũ Trụ, Núi Trụ Chống Trời biểu tượng cho Đất dương gian, thế gian. -Kì có nghĩa là cọc nhọn nên cũng có nghĩa là sừng như thấy qua kì biến âm với gốc Hy Lạp ngữ kera- sừng, với Pháp ngữ cerf, Latin cervus con cọc, con hươu sừng, Maya-Naga Á châu ngữ Keh, con hươu và cũng là con người đầu tiên của nhân gian (theo Jame Churchward, Children of Mu), Keh
  18. chính là Kì (Dương Vương) vua tổ đầu tiên của chúng ta. Kì Dương là Con Cọc Đực, Hươu Đực, Con Hươu Sừng và ta cũng thấy Kì Dương ruột thịt với Mã Lai ngữ kijang là con hươu sủa barking deer, munjac (munjac chính là Việt ngữ muông gạc, mang gạc, hươu sừng). Vì thế mà Kì Dương Vương mới có tên mẹ đẻ là Lộc Tục (Hươu Đục, Hươu Đực). Ngoài ra dương còn có nghĩa là mặt trời, Kì Dương là con Cọc Mặt Trời, Kì Dương Vương là vua Cọc Mặt Trời, Hươu Mặt Trời. Ở trên, ta đã thấy trên Cây Tam Thế yggdrasill của Bắc Âu, con hươu biểu tượng cho Trung Thế nhân gian ăn khớp trăm phần trăm với Vua Hươu Sừng Mặt Trời Kì Dương Vương là vua Thế Gian của họ Hồng Bàng Thế Gian của chúng ta. Còn nhiều nữa nhưng ở đây đã đủ kết luận là Kì Dương Vương là Vua Mặt Trời Núi Trụ Thế Gian trong có Trục Thế giới, có biểu tượng là con Cọc mặt trời, con hươu mặt trời. Kì Dương Vương là mặt trời trên đỉnh Trục Thế Giới, là mặt trời chính ngọ, chói chang nhất (trong khi Hùng Vương là Vua Mặt Trời Mọc và Lạc Long Quân là Vua Mặt Trời Hoàng Hôn) có hình ảnh chính là Cây Gậy có hình mặt trời ở trên giống y chang cây gậy có hình mặt trời trong biểu tượng Cây Gậy có Con Rắn quấn quanh của y học Tây phương.
  19. Vì có một khuôn mặt là Trục Thế Giới nên Kì Dương Vương có tài đi lại ba cõi, đi xuống cõi nước lấy bà Thần Long (Rồng Nước) có cốt là con rắn nước. Như thế Kì Dương Vương Cây Gậy và vợ là Con Rắn Nước hai người lấy nhau tức Con Rắn quấn quanh Cây Gậy. Đây chính là biểu tượng Cây Gậy có Con Rắn quấn quanh của y học Tây Phương. Kì Dương Vương là Núi Đất dương thế gian ứng với Li (lửa thế gian) tức dương và bà Thần Long Rồng Nước ứng với Khảm (nước) âm, cho thấy rõ cây gậy và con rắn quấn quanh là Li Khảm, Lửa Nước hôn phối với nhau. Nọc, cọc mặt trời Kì Dương Vương và con rắn nước Thần Long tương đồng với cây táo Adam và con rắn nước Eva. Như vậy cây Gậy có Con Rắn quấn quanh phải được nhìn dưới lăng kính của nòng nọc, âm dương của Dịch mới thấu triệt được hết ý nghĩa. Cây Gậy Liên Hệ Với Chữa Bệnh Trong Truyền Thuyết Và Cổ Sử Việt Truyền thuyết Việt có nói về một vị thần ở núi Tản Viên tên là Kì Mang. Như đã biết Kì Mang là con thú có sừng, con mang có sừng, con hươu sừng. Đây chính là hình bóng của Kì Dương Vương.
  20. Thần vốn là đứa trẻ ở trong rừng được dê rừng nuôi cho bú, chim chóc ấp ủ. Sau thần được một người tiều phu thấy đem về nuôi. Lớn lên theo nghề cha vào rừng đốn củii. Một hôm chặt một cây to đến tối vẫn chưa xong. Sáng hôm sau trở lại, những chỗ đã chặt lại lành lại như cũ. Kì mang chặt nhiều lần khi qua đêm trở lại vẫn xẩy ra cùng hiện tượng như thế. Tò mò một đêm Kì Mang rình xem. Vào khoảng nửa đêm thấy một bà lão hiện ra cầm gậy chỉ vào chỗ cây bị chặt, các vết chặt tự nhiên lành lại như cũ. Kì Mang tức giận nhẩy ra chặn người đàn bà già hỏi cớ sự tại sao. Bà già trả lời bà là thần Thái Bạch đang sống ở cái cây đó nên không muốn cây bị chặt. Kì Mang than là phải chặt cây kiếm sống. Bù lại bà lão trao cho Kì Mang cây gậy thần rồi biến mất. Nhờ cây gậy thần Kì Mang và gia đình sống sung túc và Kỳ Mang cũng dùng gậy làm phép cứu giúp những người nghèo đói bệnh tật. Một hôm Kì Mang đi chơi gặp một con rắn nước bị lũ trẻ giết quăng xác bên đường. Kì Mang dùng gậy thần cứu sống con rắn. Vài ngày sau có người đến tìm tự xưng là Tiểu Long Hầu, con của Lạc Long Quân, đem theo nhiều châu báu vàng bạc đến tạ ơn cứu tử. Anh ta chính là con rắn nước bị lũ trẻ giết chết. Kì Mang theo lời mời của con Lạc Long Quân xuống biển chơi và được Lạc Long Quân cho quyển sách ước Kì Mang ra tay cứu độ người đời, khi về già lên núi Tản Viên ở luôn trên đó (Lĩnh Nam chích quái).
  21. Thần Kì Mang Tản Viên đội lốt Kì Dương Vương-Thần Long tức đột lốt Cây Gậy-Con Rắn quấn quanh chữa bệnh nhờ cây gậy thần. Cây gậy (là dương) này của nữ thần Thái Bạch (mang âm tính) là một thứ gậy âm dương. Có cây gậy rồi phải nhờ cứu con rắn nước Tiểu Long Hầu, con của con rắn nước cha Lạc Long Quân thì mới được con rắn nước dòng mặt trời âm Lạc Long Quân phụ một tay vào bằng cách cho quyển sách ước thì cây gậy mới mang trọn vẹn hình bóng cây gậy và con rắn, cây gậy âm dương để chữa bá bệnh. Đi Tìm Một Biểu Tượng Chính Đáng, Lý Tưởng Bây giờ ta hãy đi tìm một logo thích đáng nhất làm biểu tượng cho ngành y Việt Nam. Sau đây là ý kiến của cá nhân tôi nhìn bằng cả hai con mắt trái và phải, âm và dương của một thầy thuốc Việt Nam yêu văn hóa lưỡng hợp Tiên-Rồng: 1. Lấy một con rắn thay vì hai con rắn Vì sao? -Vì một con rắn (là một nòng âm) quấn quanh cây gậy (một nọc dương) tức một âm, một dương hôn phối với nhau, âm dương đề huề.
  22. -Âm dương đề huề mới hôn phối theo đúng luật sinh tạo của tạo hóa sinh ra vũ trụ muôn loài. Mọi thứ đều do âm dương sinh ra. -Âm dương là nền tảng của y lý như đã thấy y lý Đông phương dựa trên âm dương và Tây phương cũng vậy (nhưng không ai nhận ra). Âm dương sinh tạo ra Đại Vũ Trụ, con người là Tiểu Vũ Trụ, con của Đại Vũ Trụ. Sự mất quân bằng ở Đại, Tiểu Vũ Trụ hay giữa con người và vũ trụ tạo ra sự bất an tức bệnh tật như thấy qua từ disease, có dis-, mất, bất, -ease, an, disease là bất an. -Âm có một khuôn mặt là Chết, Dương là sống. Sống chết liên hệ mật thiết với y học. -Một con rắn quấn quanh cây gậy diễn tả nòng nọc, âm dương nhất thể (thái cực) hay nòng nọc, âm dương hôn phối (lưỡng nghi) ở ngay giai đoạn đầu của Vũ Trụ Tạo Sinh, Trong khi một cây gậy và hai con rắn như đã biết là dạng sinh tạo ở giai đoạn Tứ Tượng, ở phần cuối của quá trình sinh tạo. Có âm dương mới có tứ tượng, không có âm dương thì không có tứ tượng.
  23. -Một con rắn và một cây gậy chính thống hơn, đa số y giới Hoa Kỳ cho rằng cây gậy của Aesculapius thường được coi là chính đáng hơn, chính thống hơn để biểu tượng cho nghề y (xem ở hình gậy Asclepius ở dưới). Theo thống kê năm 1992 của Walter J. Friedlander tìm hiểu về cách sử dụng biểu hiệu y khoa ở Hoa kỳ thì 62% nghề nghiệp liên quan đến ngành y dùng cây gậy và một con rắn của Asclepius, còn 76% tổ chức thương mại dùng dấu caduceus (1). -Chọn một con rắn quấn quanh cây gậy thích hợp với ngành y Việt Nam hơn vì cốt lõi văn hóa Việt là lưỡng hợp nòng nọc, âm dương, Tiên Rồng, Vũ Trụ giáo và Việt Dịch nòng nọc. Như đã thấy cây gậy có con rắn quấn quanh mang hình ảnh của vợ chồng vị vua tổ thế gian đầu tiên của chúng ta là Kì Dương Vương-Thần Long. Chữa bệnh phải chữa cả ba mặt thể xác, tâm thần và xã hội của người bệnh. Chữa người bệnh Việt Nam không phải chỉ chữa phần thân xác giống như thân xác của các tộc người khác mà phải chú trọng tới văn hóa Việt có chủ thể là lưỡng hợp, Tiên Rồng. 2. Cây gậy biểu tượng cho nọc, dương -Cây gậy phải mang dưong tính tức là một vật nhọn, có đầu dưới nhọn, nếu tô mầu thì phải có mầu đỏ.
  24. -Trên đầu phải có hình mặt trời đĩa tròn xác định là cây gậy dương, gậy lửa, mặt trời, gậy của sự Sống vì mặt trời có một biểu tượng cho sự Sống. Gậy mặt trời đối nghịch với con rắn hình dòng nước, sóng nước có một khuôn mặt là nỗi Chết, cõi âm. Không có mặt trời thì chữa bệnh thiếu mất sự Sống và nỗi Chết của khuôn mặt cõi âm của con rắn sẽ ngự trị. Ông, bà bác sĩ hay hiệp hội y khoa dùng biểu tượng cây gậy không có hình mặt trời đĩa tròn ở trên này chắc chắn chữa bệnh không mát tay. Gậy lửa mới hôn phối được với rắn nước. 3. Con rắn biểu tượng cho nòng, âm Con rắn phải là -con rắn đơn giản không có trang trí gì, uốn khúc như dòng nước hay sóng nước, có cốt là con rắn nước thuộc dòng nòng, âm, nếu tô mầu thì có mầu đen. Phải là rắn nước mới hôn phối được với gậy lửa. -đầu rắn phải quay về phía tay trái tức quay về phía chiều âm. Con rắn âm mới hôn phối được với gậy dương.
  25. -miệng rắn không có lưỡi thè ra. Rắn thè lưỡi ra là rắn độc. Biểu tượng gậy Asclepius nòng nọc, âm dương đề huề lý tưởng cho ngành y Việt Nam (gậy lửa nhọn đầu có mặt trời đĩa tròn ở trên, con rắn nước uốn khúc hình sóng, không có lưỡi lè ra, quay về phía trái, âm, rắn quấn quanh hết chiều dài của cây gậy). -Cây gậy và con rắn phải cân bằng nhau để cho có nòng nọc, âm dương đề huề.
  26. tức con rắn phải quấn quanh hết chiều dài của cây gậy, đuôi của nó chấm dứt ờ đầu mút dưới cây gậy. Tổng kết Ta thấy biểu tượng y học Tây phương là gậy và rắn mang nghĩa nòng nọc, âm dương, trăng trời từ ngàn xưa ở các nền văn hóa cổ xưa Assyria, Hittite và Phoenix, nó cũng có nghĩa biểu tượng cho lưỡng hợp trăng trời thấy ở caduceus của Tây Tạng, qua hình bóng Phật Bà Nhật Nguyệt của Trung Hoa, lưỡng hợp nòng nọc, âm dương gậy và r ắn c ũng thấy qua truyền thuyết và cổ sử Việt, như thế ta có những chứng cứ vững vàng để k ết luận biểu tượng gậy và rắn của y học Tây phương mang ý nghĩa dựa trê n nòng nọc, âm dương, Vũ Trụ Tạo Sinh, Dịch l ý. Y giới Việt Nam phải chọn một logo lý tưởng hòa hợp nòng nọc, âm dương, ăn khớp với nền văn hóa lưỡng hợp Tiên Rồng của Việt Nam. Đó là hình logo trên đây. Logo này cũng đã được một số y giới Tây phương dùng. Bác sĩ Nguyễn Xuân Quang