Bí mật của cảm xúc - Nguyễn Lam Trung
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bí mật của cảm xúc - Nguyễn Lam Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bi_mat_cua_cam_xuc_nguyen_lam_trung.pdf
Nội dung text: Bí mật của cảm xúc - Nguyễn Lam Trung
- ÐÔI LỜI TỪ TÁC GIẢ Thưa các bạn đọc giả, Là người công tác trong ngành quảng cáo tiếp thị, nhiệm vụ của chúng tôi là giúp các doanh nghiệp tạo ra, xây dựng và phát triển một loại tài sản đặc biệt - các thương hiệu. Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc từ đầu thập niên chín mươi của thế kỷ XX. Khái niệm thương hiệu thực sự là mới mẻ và không được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhiều. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã bị tụt hậu và mất đi lợi thế khi phải cạnh tranh trực tiếp với các công ty đa quốc gia ngay trên thị trường Việt Nam. . Do ý thức được sức mạnh và các cơ hội tiềm năng mà một thương hiệu mạnh có thể tạo ra cho doanh nghiệp. Năm 1999, một nhóm các chuyên viên của ngành quảng cáo Việt Nam đã lập ra công ty truyền thông sáng tạo StormEye Creative Communication với mong muốn giúp các doanh nghiệp tại Việt Nam xây dựng nên các thương hiệu giá trị - là những giá trị vô hình cho doanh nghiệp của mình. . Chúng tôi tự coi mình như những người đang đi trong tâm bão, tức nơi yên ổn nhất của cơn bão. Trong tình huống luôn phải đối mặt với sự hiểm nguy, mọi quyết định cần phải đúng và chính xác. Chỉ cần một bước đi sai lầm thì tất cả sẽ bị cuốn theo dông bão của thị trường. . StormEye đã mua rất nhiều sách các loại thông qua 2 địa chỉ online
- là b&n.com và amazon.com. Chúng tôi mong muốn tìm kiếm các kiến thức cần thiết cho công việc. Cùng với khách hàng của StormEye, hàng loạt các chương trình xây dựng thương hiệu thành công tại Việt Nam đã được chúng tôi thực hiện như bia Saigon Special, tã giấy Bino, multi-vitamin cho trẻ em Kiddi Pharmaton, kem chống lão hóa Renova, điện thoại di động Sony-Ericsson, dịch vụ mạng VNN1269 và Mega VNN, nước tương & mì ăn liền Chinsu, sữa đậu nành Somilk, nước trái cây TriO, men tiêu hoá BioBaby, dầu ăn Tường An, và một số thương hiệu khác. Dựa trên sự đúc kết qua các chương trình xây dựng thương hiệu thành công, chúng tôi tự hào đã tạo ra "Mô hình xây dựng thương hiệu StormEye" cùng với việc "Giải mã được các cấu trúc và cơ chế tác động của quảng cáo sáng tạo" - là các công cụ giúp chúng tôi liên tục thành công trong lãnh vực của mình. Bên cạnh đó, vì giá trị thương hiệu là một loại giá trị vô hình, trong quá trình nghiên cứu khảo sát, chúng tôi đã có một số phát hiện rất mới và thú vị về hàng loạt các loại giá trị vô hình trong xã hội con người. Ðặc biệt, chúng tôi đã phát hiện ra cách hình thành và bản chất của các loại giá trị vô hình - đó chính là cảm xúc. Ði tìm lời giải đáp cho câu hỏi: "Liệu có một loại đơn vị chung nào để đo được các giá trị vô hình này không?" Chúng tôi đã phát hiện và đúc kết ra một số quyên tắc sống cơ bản của xã hội con
- người mà chúng tôi gọi là các "Lý thuyết cảm xúc" - được mô tả trong tập sách "Bí Mật Cảm Xúc". Những khái niệm mới này đã giúp chúng tôi xây dựng lên và đưa vào áp dụng thử nghiệm một loại đơn vị mới - đó chính là ÐƠN VỊ CẢM XÚC (tức chỉ số Cx). Ðây là một mảng đề tài lớn đang được nghiên cứu nhằm khai thác một thị trường còn rất nhiều cơ hội để khai phá - đó là các cơ hội tạo ra, xây dựng và phát triển các giá trị to lớn trong một nền kinh tế vô hình - nền kinh tế tinh thần của xã hội chúng ta. Các bạn có thể hiểu đơn giản rằng, trong nền kinh tế vật chất hữu hình, việc tạo ra và phát triển các giá trị vật chất luôn có những giới hạn khó vượt qua. Tôi làm ra một đồng. Tôi cho bạn và tôi mất đi một đồng. . Trong nền kinh tế vô hình, nếu tôi có một ý tưởng, tôi cho bạn và chúng ta sẽ có hai ý tưởng. Dựa vào các qui luật về giá trị vô hình và những nguyên tắc chuyển đổi giữa giá trị vô hình và hữu hình, chúng ta có thể nhanh chóng tạo ra những khối tài sản lớn cho chính bản thân chúng ta, cho gia đình và cả xã hội. Bạn hãy ý thức là tất cả những điều được chia sẻ trong tập sách này (địa chỉ online : www.bimatcamxuc.net) chỉ là các lý thuyết thuần túy. Sẽ cần phải có thêm thời gian và những chứng cứ thực tế để xác định tính hiệu quả của nó. Ðây lại là cuốn sách đầu tay của một người làm chuyên môn mong muốn được chia sẻ các tư tưởng của mình.
- Việc đưa ra các giá trị vô hình sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta hãy cùng nhìn nhận rằng bất kể sự thay đổi nào cũng đều có hai mặt của nó. Mong muốn của tác giả là nếu các kiến thức này mang lại một ý nghĩa nào đó bạn thì chúng ta sẽ cùng khai thác các đơn vị mới này ở góc độ mang lại lợi ích cho bản thân chúng ta và cho cả lợi ích của những người xung quanh. Rất mong được các bạn đóng góp ý kiến giúp hoàn thiện cuốn sách để tạo ra thêm những giá trị mới cho mọi người. Trân Trọng, Nguyễn Nam Trung. Tất cả sách của chúng tôi và của các đồng nghiệp khác đã được dùng để lập ra một nhà sách - thư viện tham khảo Mbook - địa chỉ tại 490/11 Nguyễn Ðình Chiểu Q.3, TP. HCM. Website: www.mbookvn.com . Các bạn có thể ghé lại đọc, tham khảo hoặc sao chép lại vào các ngày trong tuần - trừ ngày Thứ Ba. LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc sống mọi thứ đều tuân theo qui luật. Cần phải nắm bắt được các qui luật để thành công. Nguyễn Văn Thình . Cuộc đời là một trò chơi lớn.
- Giải Nobel kinh tế năm 2005 đã được trao cho Robert J. Aumann và Thomas C. Schelling với đề tài mang tên >(Game Theory). Ðây là một đề tài đã được nêu ra và nghiên cứu từ thế kỷ XVIII. Trải qua hàng trăm năm và được phân tích dưới những góc độ khác nhau, các qui luật về > ngày nay đã được hai tác giả trên đây lập ra thành công thức toán học và ứng dụng vào nhiều lãnh vực của cuộc sống, từ kinh tế tới quân sự, chính trị và xã hội. Sự kiện trên một lần nữa khẳng định rằng tất cả các sự việc diễn ra trong xã hội đều bị ảnh hưởng bởi một số qui luật đã được định trước. Dựa vào đó, chúng ta hoàn toàn có thể tính toán và dự đoán tương lai của sự việc bằng các công thức cụ thể. Tương tự như vậy, cuộc đời của chúng ta trên thực tế là một chuỗi trò chơi vô tận. Bạn đang tham gia vào trò chơi của cuộc đời với hàng trăm ván cờ khác nhau trong một bàn cờ lớn tổng thể. Mọi sự luôn thay đổi. Bạn luôn phải chọn cho mình những nước đi cụ thể trong từng trường hợp của cuộc sống. Tuỳ theo từng trường hợp, tuỳ theo vị thế, theo khả năng và đẳng cấp mà bạn sẽ xác định bàn cờ cho chính mình. Khi là một nhân viên, bàn cờ chính là công ty của bạn. Nếu bạn là một ông bố thì gia đình và họ hàng chính là bàn cờ. Còn nếu bạn là một lãnh đạo cấp nhà nước, bàn cờ sẽ có tầm vóc quốc gia và thậm chí là cả thế giới. Bàn cờ được hiểu là các môi trường có giới hạn mà bạn có thể tác động tới.
- Có lẽ bạn sẽ thắc mắc : Vậy còn ai là quân cờ ? Quân cờ là tất cả mọi người nằm trong tầm ảnh hưởng và tác động của bạn. Vậy đâu là luật chơi ? Luật chơi của tất cả chúng ta chính là các qui luật về cảm xúc - những qui luật sẽ được nêu ra trong tập sách nhỏ này. Nếu bạn nắm được các qui luật cảm xúc, bạn sẽ là người điều khiển ván cờ. Còn trong trường hợp bạn không biết gì về những qui luật này thì bạn sẽ vẫn chỉ là một quân cờ do người khác điều khiển. Thường là rất khó nhận thấy trọn vẹn được kết quả thực sự các ván cờ của cuộc đời, vì mục tiêu của trò chơi luôn là các giá trị vô hình: ?các cảm xúc tốt?. Nói một cách khác, đó là chất lượng cuộc sống của bạn và tất cả những người có liên quan với bạn. Trò chơi cuộc đời chính là cuộc sống của bạn. Dù có muốn hay không thì bạn cũng đã và đang tham gia vào. Tôi đã đi xong nước cờ của mình và bây giờ tới lượt của bạn. Hãy tìm hiểu luật chơi và hãy chọn cho mình một nước đi tốt nhất. Xin mời bạn! * - 1 - NHỮNG CÂU CHUYỆN ÐỜI THƯỜNG Chuyện đã xảy ra tại một thành phố lớn với một thanh niên
- năng nổ có cái tên H.Song. Cuộc sống sẽ chẳng có gì ầm ĩ nếu H.Song không bị người tình phản bội. T.Hiền - người yêu đã 6 năm nay của H.Song - đã liên tục trong nhiều tuần né tránh anh. Như cây kim dấu lâu ngày trong bọc ắt phải lòi ra, những hành vi bất bình thường của T.Hiền không thể giải thích được. Nguyên là đội trưởng của Ðội Alpha trong một công ty dịch vụ bảo vệ nổi tiếng, bằng một số biện pháp nghiệp vụ, H.Song đã nhanh chóng phát hiện ra T.Hiền đang có quan hệ trên mức tình cảm với một Việt kiều - vốn là một người xưa của nàng - nay về làm ăn tại Việt Nam. Câu chuyện căng thẳng tới đỉnh điểm khi H.Song xuất hiện đúng lúc chàng và nàng kéo nhau vào khách sạn. Những mong T.Hiền sẽ bối rối, nhục nhã trước sự việc, H.Song không ngờ T.Hiền bình thản như không, lờ anh và gọi tiếp tân để đặt phòng. Không kìm được sự giận dữ, H.Song lồng lên như điên cuồng, chụp lấy bức tượng trang trí bằng đồng và bằng hết sức mình trút giận lên đầu anh Việt Kiều xấu số. Trước cảnh máu chảy lênh láng, T.Hiền gào lên và nhảy xổ vào cấu xé H.Song. Không còn biết mình đang làm gì, H.Song điên cuồng đập như điên dại pho tượng đồng lên đầu lên cổ của T.Hiền. Mặc dù cặp tình nhân đã gục gã nhưng H.Song tiếp tục bồi thêm những cú đánh trí mạng hết lên đầu người Việt kiều đến lên mặt của T.Hiền và gào
- thét những tiếng vô nghĩa như một con thú cho tới khi bị bảo vệ khách sạn khống chế. Chiều hôm đó, trong phòng tạm giam, khi biết mình đã giết người yêu và tình nhân. H.Song thẫn thờ, rồi đập bể ly thủy tinh và tự sát. Theo bạn, ai là người có lỗi trong câu chuyện này? * N.Huy và gia đình sống tại Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Anh là một người cha và một người chồng tốt trong mắt những người quen biết. Làm nhân viên kinh doanh kỳ cựu của một công ty thương mại lớn, nắm trong tay nhiều khách hàng uy tín, N.Huy luôn tự hào về mức thu nhập vượt trội của mình. Nhà mới xây 4 tấm ở ngay quận trung tâm, vợ Huy không phải làm gì ngoài việc chăm sóc nhà cửa và nấu ăn, hai đứa con đều được học ở một trường tiểu học quốc tế. Trong nhà không bao giờ biết tới chuyện thiếu hụt. Ðối với người ngoài, cuộc sống nhà N.Huy quả là một thiên đường đáng mong ước. Thực trạng bên trong, nào ai biết được sự
- đau khổ trong cuộc sống hàng ngày của cái gia đình dư thừa tiền bạc này. Do công việc làm ăn, N.Huy đi nhậu với khách hàng đối tác tám bữa mỗi tuần. Cơm nhà hầu như chỉ dành cho vợ con và người làm. Với con cái, N.Huy đã không thèm ngó ngàng thì chớ, đối với vợ, sự thể còn tệ hơn. Mỗi khi về tới nhà, trong tình trạng đã ngà ngà, N.Huy phải căng tai, gồng mình, bật tivi lên xem để khỏi nghe chất giọng cao vút đầy ai oán của vợ càu nhàu, trách móc, kể lể về vô vàn những chuyện nhỏ nhặt đời thường của cuộc sống gia đình. Nghe vợ càng nói, N.Huy càng tỏ thái độ giả điếc, coi như không quan tâm. Uất hận vì sự thờ ơ của chồng, người vợ bắt đầu khóc và nêu lên thân phận của người làm tôi tớ cho chồng cho con. Tình hình ngày càng quá mức, và sức chịu đựng thì có hạn, N.Huy gầm lên, nắm chiếc remote điều khiển giáng thẳng vào màn hình tivi trước mặt. Cô vợ sững người òa lên khóc dữ dội. Hai đứa bé từ trên lầu chạy xuống thấy mẹ khóc, cũng méo xệch mặt mếu máo khóc theo. Không thể chịu nổi bản hòa tấu xé tai của vợ con, N.Huy tông cửa, đẩy xe ra ngoài đường rồ mạnh ga và vọt đi như người khùng điên. Tại sao cuộc sống đầy đủ vật chất không mang lại hạnh phúc cho gia đình N.Huy? * K.Thu là nữ tiếp viên của một quán bar sang trọng tại trung tâm Sài Gòn. Là con thứ trong một gia đình 3 đời làm ruộng mướn ở đồng bằng sông Cửu Long, K.Thu lớn lên trong cảnh gia đình phải
- chạy cơm từng bữa. Với một chút nhan sắc cùng bản tính cứng rắn, không cam chịu cơ cực và mong muốn có cuộc sống giàu sang, K.Thu trốn lên Sài Gòn theo chị bạn cùng xóm. Bước chân vào là nghề nữ tiếp viên nhà hàng Karaoke khi vừa 19 tuổi. Với sự liều lĩnh của tuổi trẻ, K.Thu không ngại ngần trước bất kỳ điều gì. Năm 20 tuổi, K.Thu được một đàn chị truyền cho nghề mồi chài đàn ông. Hết lòng vì khách mày râu, không bao giờ đòi hỏi, vui vẻ chiều khách nhưng luôn biết cách ngăn chặn những hành vi quá trớn, lại thông thạo tin tức xã hội để tán chuyện với khách về nhiều vấn đề,. K.Thu đã sớm trở nên nổi tiếng trong giới mày râu ăn nhậu. Luôn được khách yêu cầu và "bo" hậu hĩnh, thu nhập cả chục triệu mỗi tháng một cách dễ dàng bởi K.Thu đã phát hiện ra rằng: để có được một chút cảm xúc yêu đương, những ông khách có thể chi ra các món tiền rất lớn. Ðã có những lời đề nghị được "chăm lo" cho K.Thu trọn vẹn với đầy đủ nhà, xe, áo quần và chi phí tháng, nhưng K.Thu luôn tế nhị từ chối vì cô hiểu rõ bí quyết của nghề: người đàn ông sẽ không bao giờ ngừng thèm muốn. Nhu cầu bản năng của họ khi được đáp ứng dư thừa sẽ trở thành tai họa cho những người như K.Thu. Chỉ cho họ một sự kích thích vừa đủ thích thú và không bao giờ dư thừa, họ sẽ luôn quay lại. Ðàn ông sẽ phải trả bao nhiêu tiền bạc cho một chút cảm giác yêu đương? *
- V.Thanh 29 tuổi và là giám đốc tiếp thị của một công ty liên doanh chuyên sản xuất và kinh doanh thực phẩm chế biến. Ðược bạn bè rất nể phục vì chỉ trong vài năm sau khi tốt nghiệp đại học, V.Thanh đã đạt được chức vị với mức lương mà người khác phải phấn đấu hàng chục năm mới có cơ may đạt được. Tuy lương cao và nhiều bổng lộc, nhưng để duy trì một cuộc sống hàng hiệu và chu cấp nhu cầu làm đẹp cho một nàng chân dài đang nổi trong giới người mẫu, số tiền cả chục triệu mỗi tháng xem ra chẳng thấm vào đâu. Nào là đổi xe, đổi điện thoại vài tháng một lần, lắm lúc phải giật tạm bạn bè vài triệu. Khi nợ trả chưa xong thì người đẹp lại kể lể về một bộ thời trang DKNY tuyệt đẹp mà nhỏ bạn mới được bồ nó - một giám đốc doanh nghiệp - tặng nhân dịp 6 tháng quen nhau, và vô vàn những nhu cầu hàng hiệu khác. Cuộc sống như một cơn lốc cuốn những người trẻ tuổi đi cùng những món đồ hàng hiệu và những cuộc vui đốt tiền qua đêm để tìm cảm hứng. Vì sĩ diện là một tay chơi ga lăng thứ thiệt, sau khi đã đốt sạch tiền đề dành và không thể rút thêm tiền của gia đình, V.Thanh bắt đầu toan tính dựng lên những khoản kê khống trong hợp đồng để đi đêm với một công ty cung ứng dịch vụ, rút tiền trong ngân sách khuyến mãi của công ty. Tại sao nhiều người rất dễ bị trượt vào vòng xoáy tiền bạc như V.Thanh? Ðâu là mục đích của cuộc sống?
- * Có khi nào bạn tự đặt cho mình các câu hỏi: + Tại sao mọi người lại thích có nhiều tiền, thích ăn món ngon, thích giao tiếp với người bạn nổi tiếng. và thích nhiều thứ khác nữa? + Tại sao bạn lại chán ngấy những việc đơn điệu, bình thường như dọn rác, giặt quần áo, lau nhà, không thích những đồ dùng rẻ tiền chất lượng thấp, không thích thức ăn có mùi khó chịu, căm giận vì sự thóa mạ của một người giàu có.? + Tại sao có những người rất thông minh, rất hiểu biết nhưng lại dễ dàng trở thành một con thiêu thân vì những đam mê tình ái? + Tại sao có những gia đình sống thật đau khổ trong môi trường thừa tiền dư bạc? + Tại sao người ta hạnh phúc? Tại sao họ lại khổ đau? * Trên đời này, bạn có thể bị thiếu thốn, bạn có thể không hoàn hảo, thậm chí bạn có thể bị dị tật, bị đày đọa. Nhưng có
- một thứ bạn không thể thiếu trong cuộc sống, đó là các CẢM XÚC, dù là cảm xúc tốt hay cảm xúc xấu. Mục đích của tập sách nhỏ này là cung cấp cho bạn đọc những kiến thức nền tảng theo một lý thuyết mới - Lý thuyết về cảm xúc - để bạn có thể hiểu và tự lý giải được tất cả những thái độ, những cách ứng xử của các cá nhân trong xã hội con người. Qua đó bạn có thể hiểu được các nhu cầu của bản thân, kiểm soát được những hành vi của bạn. Từ đây, bạn có thể tác động, kiểm soát và điều khiển được những hành vi của người khác theo những tiêu chí mang lại ích lợi cho chính bạn và cho tất cả những người có giao tiếp với bạn. Những kiến thức trong tập sách này đơn giản chỉ là những qui luật về các giá trị vô hình đang tồn tại trong xã hội con người. Bản chất của các qui luật này không tốt và cũng không xấu. Cũng như con dao, bạn có thể dùng để cắt thực phẩm, nhưng bạn cũng có thể dùng nó để giết người. Tương tự như vậy, các qui luật này sẽ mang lại hạnh phúc hay sự bất hạnh tùy theo mục đích của người sử dụng nó. * BẢN CHẤT CỦA CẢM XÚC - 2 - BẢN CHẤT CỦA NHỮNG CẢM XÚC
- Từ lâu nay, người ta đã ý thức rằng hành vi của một cá nhân luôn xuất phát từ những nhu cầu của người đó. Nhưng tại sao? và từ đâu lại xuất phát những nhu cầu này? Tại sao lại không là những nhu cầu khác? Cho tới nay chúng ta đã biết rằng, song song với đời sống về vật chất, con người còn có một đời sống về tinh thần. Từ lâu nay, con người đã ý thức được rằng có những giá trị tinh thần luôn tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ tới tất cả mọi thứ trong xã hội loài người. Trong quá trình đi tìm nguyên nhân cội nguồn của khổ đau và hạnh phúc, câu trả lời đã được đúc kết lại trong hai từ "CẢM XÚC". ÐỊNH NGHĨA VỀ CẢM XÚC: Vậy cảm xúc thực sự là gì? Chúng ta có thể nào định nghĩa được cảm xúc là gì không? Cảm xúc có thể nào là một thực thể có thể đo lường? Ðể có thể trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta sẽ ứng dụng những ý tưởng từ cuốn Understanding Emotions (1995 - Thấu hiểu cảm xúc) của Keith Oatley và Fennifer M. Jenkins, theo như dẫn chứng của Erik Du Plessis trong cuốn ?The Advertised Mind? : "Ai cũng có thể hiểu và cảm nhận được cảm xúc, nhưng hầu như không ai có thể định nghĩa được cảm xúc là gì," trong cuốn sách nói trên Keith Oatley và Fennifer M. Jenkins đã nhận định. Vì vậy, hai tác giả này đã dành ra chương 4 của cuốn sách Understanding
- Emotions để xác định xem "một cảm xúc là gì?". Ðây không phải là việc dễ dàng, nhưng nếu chúng ta không thể xác định được "một cảm xúc là gì," chúng ta sẽ không thể nào đo lường được một cảm xúc. Oatley và Jenkins nhận định phần lớn các chuyên gia tâm lý đều nhất trí là những hình thức trên có thể dùng để phân loại các loại trạng thái cảm xúc, và hầu như tất cả đều được phân định thông qua thời gian tồn tại của một cảm xúc. Một cảm xúc thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn ngủi,. Bên cạnh thời gian tồn tại của một cảm xúc, phân tích nguyên nhân dẫn đến một cảm xúc cũng giúp ta hiểu rõ hơn về một cảm xúc Việc định nghĩa cảm xúc vẫn luôn là một thách thức. Chúng ta hãy bắt đầu bằng một số định nghĩa đã được chấp nhận tương đối rộng rãi. Oatley và Jenkins định nghĩa cảm xúc như sau: 1-Một cảm xúc hình thành từ sự lượng định chủ định hay vô tình của một người đối với một sự kiện liên quan đến một sự việc (một mục đích) đáng quan tâm. Cảm xúc sẽ được cảm nhận một cách tích cực nếu điều quan tâm đó là một sự kiện thuận lợi và một cách tiêu cực nếu đó là một sự kiện mang tính ngăn trở. 2-Cốt lõi của một cảm xúc là sự sẵn sàng để hành động và thúc
- đẩy những dự định; một cảm xúc là tác nhân để bắt đầu một hay một số cách hành động nào đó. 3-Một cảm xúc thường được trải nghiệm như một hình thức phân biệt của trạng thái tinh thần, thường dẫn đến những hành động, phản ứng hay thay đổi của một con người. Ði xa thêm một bước có tính khoa học nữa, điều kiện phải có để tạo thành một cảm xúc là một thay đổi từ bên trong hay bên ngoài não bộ. Triết gia Gilbert Ryle đã có một miêu tả (không phải một định nghĩa) về cảm xúc như sau: các cảm xúc được miêu tả như những nhiễu loạn trong giòng nhận thức mà người chủ của chúng không thể ghi nhận được - Miêu tả này nhấn mạnh như vậy. Theo định nghĩa của bản chất sự việc, chúng ta sẽ phải thấy rằng trên thực tế Cảm xúc chính là các "Trạng Thái Hóa Học" của não bộ. Các tâm trạng dù là vui vẻ hay là sự bất mãn chủ yếu đều hình thành từ những phản ứng hóa học phát sinh từ não bộ vào lúc đó. Trạng thái phản ứng hóa học này có thể hình thành một cách tự nhiên, nhưng con người cũng có thể lợi dụng một số tác động nhân tạo như rượu, thuốc lá, thuốc an thần hay các loại ma túy để ảnh
- hưởng đến trạng thái phản ứng hóa học này. Tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống đều bắt nguồn từ "CẢM XÚC". Thời gian chính là sự thay đổi. Cơ thể chúng ta đang sống, đang hoạt động theo thời gian. Do vậy, tất cả các thành phần sinh hóa trong máu và trong cơ thể cũng liên tục thay đổi theo thời gian. Vào mỗi thời điểm khác nhau, trong não bộ của chúng ta luôn tồn tại một số loại trong 54 hoóc môn khác nhau, máu huyết, khí ôxy, khí các-bo-nic, các chất dinh dưỡng và các khoáng chất vi lượng theo những tỉ lệ khác nhau. Các cảm xúc mà chúng ta có chính là những trạng thái hoá học của não bộ. Tùy vào các trạng thái và thành phần hóa học khác nhau của não bộ mà chúng ta sẽ có các trạng thái cảm xúc khác nhau. Chính các thành phần hoá học có trong não tại từng thời điểm, tùy theo các tỷ lệ khác nhau sẽ cho chúng ta những cảm giác vui, buồn, hào hứng, chán nản, hạnh phúc, đau khổ, - 3 - BẢN NĂNG DUY TRÌ NÒI GIỐNG VÀ BẢN NĂNG SỐNG CÒN CHÍNH LÀ NGUỒN GỐC TẠO RA CÁC CẢM XÚC Con người là một loài động vật cao cấp nhất trên trái đất. Do
- bắt nguồn từ thiên nhiên, bản thân con người cũng phải tuân theo những qui luật sinh tồn của thiên nhiên. Ðể tồn tại, có hai bản năng lớn mà các cá thể phải tuân theo: 1/- Bản năng quan trọng nhất cho sự tồn tại của mỗi cá thể là bản năng duy trì nòi giống. Trong thế giới động vật, với bản năng này, các cá thể luôn tìm mọi cách, nỗ lực hết sức, thậm chí hy sinh cả bản thân, để sinh sản và bảo vệ cho sự sinh tồn cho các thế hệ con cháu của mình. Ðây chính là ý nghĩa lớn nhất, vĩ đại nhất đối với cuộc đời của mỗi cá thể. Bản năng duy trì nòi giống luôn được xã hội và cộng đồng ca ngợi, khuyến khích. 2/- Ðể duy trì được giống nòi thì mục tiêu kế tiếp là phải duy trì được sự tồn tại của bản thân. Do vậy, tìm mọi cách để duy trì sự tồn tại của bản thân là bản năng thứ hai của các loài. Sự chọn lọc tự nhiên đã tạo ra cho các loài động vật cấp cao một cơ chế cảm nhận các tác động từ bên ngoài nhằm phát hiện ra những hiểm nguy và nhận biết các tình huống xấu, đe dọa sự sống còn. Từ đó, cá thể sẽ có những phản ứng thích hợp để duy trì sự tồn tại của bản thân. Ở con người, cơ chế cảm nhận này chính là cái mà chúng ta gọi là các "cảm xúc" (emotion). Như vậy, các cảm xúc chỉ đơn giản là những trạng thái của bộ
- não giúp con người cảm nhận được tình trạng sống của bản thân trong những hoàn cảnh và tình huống khác nhau. Bắt đầu từ các các loại cảm xúc đơn giản: Khi bị đe doạ, chúng ta sẽ có cảm xúc sợ hãi và sẽ phản ứng lại bằng cách lẩn tránh, chạy trốn, hay tấn công. Khi bị lửa đốt, cơ chế cảm nhận sẽ cho ta cảm giác nóng bỏng, đau đớn và chúng ta sẽ tìm mọi cách để thoát ra xa ngọn lửa. Khi bị mưa ướt vào mùa đông, các giác quan sẽ tác động để chúng ta có cảm giác lạnh run, thôi thúc chúng ta tìm giải pháp tự bảo vệ bằng cách mặc thêm quần áo, tìm chỗ trú ẩn ấm áp, hay uống nước nóng để làm ấm cơ thể,. Tất cả những cảm giác và cảm xúc có được đều nhằm phục vụ cho mục đích định hướng các phản ứng của cơ thể theo bản năng, để duy trì sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân. Có thể xem xét một số trường hợp như khi chúng ta đói, khi năng lượng cạn kiệt, cơ chế phản xạ theo bản năng của cơ thể sẽ tự điều tiết và tạo ra các chất nội tiết tố tác động lên hệ thần kinh, để báo động cho chúng ta biết về nhu cầu cần được ăn và chúng ta có một cảm nhận là "đói". Khi thấy một người khác giới tính phù hợp, vào giai đoạn trưởng thành, ta sẽ có những kích thích tính dục, thúc đẩy việc làm quen, tiếp cận. Tương tự như vậy, những cảm xúc khác của chúng ta như vui, buồn, đau khổ, lo lắng, giận dữ, hoảng hốt, bình yên đều là kết quả của các loại nội tiết tố khác nhau,
- được cơ thể chúng ta tiết ra, tác động lên hệ thần kinh nhận thức của não bộ. Ði tìm lời giải đáp cho câu hỏi : "Ðiều gì đã tạo ra hành vi của con người", tác giả đã phát hiện ra những tác nhân CẢM XÚC. Chính những xúc cảm của con người đang điều khiển và dẫn dắt tất cả các hành vi của chúng ta trong cuộc sống. Có nhiều công trình nghiên cứu về hành vi và nhu cầu của con người, nhưng chưa có một tài liệu nào nghiên cứu một cách thấu đáo về bản chất của cảm xúc và tác động của nó lên các nhu cầu và hành vi. Mục đích của tập sách này nhằm giúp chúng ta giải mã được các bí ẩn của cảm xúc, giải thích được các nguyên nhân dẫn dắt hành vi và tạo ra nhu cầu của con người. Qua đó, chúng ta hiểu được và kiểm soát được bản năng cơ bản của mình, nhìn thấu được lòng người và tác động vào con người, dẫn dắt họ phải hành động theo những gợi ý của chúng ta, hay nói một cách khác là quản lý được mọi người. Nếu ví các hiểu biết về nhu cầu của con người như hiểu biết các phân tử thì những phát hiện mới về cảm xúc chính là những kiến thức căn bản và sâu sắc về các hạt tạo nên hạt nhân. Và vì vậy, muốn hiểu biết được các nhu cầu và hành vi của con người, chúng ta phải xuất phát từ những hiểu biết căn bản về cảm
- xúc. - 4 - SỰ THIẾU HIỂU BIẾT VỀ CẢM XÚC Nhiều người thường lẫn lộn giữa "cảm giác" với "cảm xúc". Các cảm giác trên thực tế chỉ là một phần khởi nguồn của cảm xúc. Các cảm giác là những cảm nhận tức thời, xuất hiện khi cơ thể bị những nguyên nhân về lý tính và hóa tính từ môi trường bên ngoài tác động vào, còn cảm xúc sẽ bao gồm các cảm giác các và cả những cảm nhận được tạo nên từ phản ứng của chủ quan của chúng ta sau khi tiếp nhận hoặc bị tác động bởi các cảm giác. Như vậy, cảm giác chỉ là những cảm nhận của chúng ta qua các giác quan trước mọi tác động từ môi trường bên ngoài như âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, các tác động về lực và từ trường. Chúng ta có các cảm giác nóng - lạnh, sần sùi - nhẵn mịn, ngọt - đắng, thơm tho - hôi thối, chói chang - tối tăm, ầm ĩ - du dương,. Cảm giác chỉ là 1 góc của cảm xúc. Một mặt, cảm xúc bao gồm phần cảm giác và các phản ứng của não bộ khi có sự tác động của cảm giác đó. Ở khía cạnh khác, cảm xúc còn bao gồm những trạng thái khác của não bộ không do sự tác động từ bên ngoài - tức không có cảm giác - mà do sự kích hoạt của trí tưởng tượng bên trong. Có thể ví dụ như các cảm xúc yêu, ghét, vui vẻ, lo lắng, đau khổ,
- Mặc dù luôn bị cảm xúc tác động và dẫn dắt, nhưng hầu như chúng ta chưa quan tâm để hiểu về cảm xúc. Giống như những đứa trẻ lên hai tuổi, không biết phải làm gì khác ngoài việc khóc to lên khi chúng bị đói, bị đau, bị nóng quá hoặc lạnh quá, chúng ta thường không biết phải làm gì để đối đầu với sự căng thẳng, sự lo lắng, sự đau khổ,. Cách chúng ta phản ứng lại các vấn đề thường hết sức đơn giản và theo bản năng. Làm gì để giải tỏa nỗi buồn, giải tỏa sự sợ hãi, sự giận dữ,. ? Phải làm gì để tạo ra được niềm vui, niềm hạnh phúc, sự hài lòng? Ðể tồn tại, mọi người đang dựa vào kinh nghiệm của bản thân hoặc theo lời khuyên của người khác nhằm giải tỏa các cảm xúc của mình. Trong rất nhiều trường hợp, thay vì giải toả các cảm xúc xấu của mình thì chúng ta lại tạo ra thêm những rắc rối, những vấn đề mới lớn hơn. Hãy cùng xem ví dụ sau: Khi Madona bị bạn trai xúc phạm và bị phản bội. Cô phải chịu đựng một cách đau đớn và mất khả năng kiểm soát các cảm xúc của mình. Madona phản ứng theo bản năng và tìm cách trả thù lại. Cô đau khổ và giận dữ với những ý nghĩ tồi tệ về sự việc. Càng suy nghĩ, sự đau khổ và cơn giận của Madona càng tăng và lên đến đỉnh điểm. Cô khóc lóc vò đầu bứt tóc và la lối với tất cả mọi người.
- Trong đầu Madona lúc đó chỉ có một ý nghĩ duy nhất là tìm mọi cách để tên bạn trai đó phải trả giá, phải đau khổ, hối hận vì những hành động của hắn. Hàng loạt những thủ đoạn trả thù tàn nhẫn được vạch ra trong đầu cô. Dù Madona có thực hiện thành công các hành động trả thù hay không thì các hành vi đó cũng có tác động rất tiêu cực đối với bản thân cô và những người xung quanh. Các phản ứng để trả đũa hay cố gắng chịu đựng đều tạo ra sự tổn thương về tinh thần cho Madona. Liệu có cách nào khác tốt hơn không? Thay vì chịu đựng và phản ứng một cách tiêu cực, Madona có thể dùng một cơ chế kiểm soát là biến đổi các cảm xúc xấu tiêu cực thành những hành vi tích cực như: gặp trực tiếp đối tượng? bày tỏ thái độ tội nghiệp cho sự tệ hại của họ? thông cảm với những hành động xấu của họ? chia sẻ nỗi đau đớn của mình, sự chịu đựng của mình?. Vì không ý thức được các nhu cầu tinh thần của mình, con người thường không tự đáp ứng được các nhu cầu về cảm xúc tốt và thường xuyên rơi vào tình trạng đói cảm xúc. Trong đa số trường hợp, các cá nhân sẽ hành động theo kinh nghiệm, hoặc theo sự suy diễn của bản thân để tìm kiếm các cảm xúc tốt và giải tỏa cảm xúc xấu.
- Tương tự như một người mù chữ nghèo khó, luôn chật vật xoay sở trong cuộc sống đói khổ, tình trạng "mù mờ về cảm xúc" khiến đa số mọi người không tạo được sự giàu có về cảm xúc tốt và luôn rơi vào những tình huống tự mình làm khổ mình. Thay vì phải góp ý, chúng ta lại chê bai, thay vì cần chia vui, chúng ta lại tức tối, ghen tỵ. Theo bản năng của mình, con người luôn vô tình tạo ra nhiều vấn đề nhức đầu, những trục trặc, những đổ vỡ, thất bại trong các mối quan hệ. Kết cục là chúng ta tự gây ra cho mình một cuộc sống ít hạnh phúc mà nhiều khổ đau. Ðây cũng chính là nguyên nhân tạo ra các vấn đề của anh chàng H.Song, của N.Huy và V.Thanh và cũng là nguyên nhân tạo ra tiền bạc cho những người như K.Thu. Ở những trường hợp tệ hơn, tình trạng không hiểu biết và không kiểm soát được cảm xúc của bản thân dễ dẫn tới các hành động cực đoan như lừa đảo, bạo lực hoặc các hành vi tệ hại khác. Câu hỏi tiếp tục được đặt ra là: Chúng ta đã biết được gì về cảm xúc?
- Dưới góc độ khoa học, cảm xúc là kết quả của những luồng thần kinh tác động lên các phần khác nhau của não bộ. Một số nhà nghiên cứu về hệ thần kinh (nervous system) đã tiến hành thí nghiệm dùng các xung điện tác động vào não qua các điện cực và tạo ra được những trạng thái cảm xúc khác nhau như cười, buồn rầu, căng thẳng, Xét về bản chất, Ðịnh nghĩa về cảm xúc có thể phát biểu như sau: Về bản chất - Cảm xúc chính là một trạng thái hoá học của não bộ. Chuyện gì xảy ra khi anh chàng Kolia và một cô nàng Vera 16 tuổi lần đầu tiên trong đời hôn nhau? Sự chạm nhẹ giữa hai làn môi khi hôn, trên thực tế chỉ là một tác động cơ học thuần túy, nhưng đây chính là mồi lửa cho sự bùng nổ về cảm xúc. Do cơ chế tự kích thích, cơ thể sẽ tạo ra một luồng thần kinh rất mạnh, được dẫn truyền theo các mạch thần kinh và tác động mạnh vào não bộ, tạo ra một cảm giác như bị sốc điện, có lẽ cũng không khác cảm giác bị sét đánh là bao. Dưới tác động của luồng thần kinh này, một số loại hoóc-môn
- và một lượng rất lớn nội tiết tố endorphin sẽ được tạo ra và phóng thích vào não, tác động lên hệ thần kinh cảm nhận để làm cho cá nhân có cảm giác sung sướng vượt bậc. Theo quan niệm của y học phương đông, trong cơ thể con người luôn có những luồng chân khí lưu thông. Khí sẽ tạo nên thần, tức thần thái, sắc mặt, thể hiện trạng thái tâm lý của con người. Dưới góc độ khoa học, các luồng chân khí này chính là những luồng thần kinh liên tục luân chuyển trong cơ thể, còn các huyệt đạo là những nút giao lộ của các đường dây thần kinh. Các cảm xúc là nguyên nhân tác động trực tiếp của cơ chế dẫn truyền thần kinh, là trạng thái khi các luồng thần kinh tác động lên não bộ mà hệ quả tạo nên ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động của hệ thống hô hấp, hệ thống tuần hoàn và đến các cơ quan khác của cơ thể. Cảm xúc là yếu tố tạo nên các trạng thái tâm lý của con người. - 5 - CẢM XÚC - MÓN ĂN TINH THẦN CHO TRÍ NÃO
- Có được các cảm xúc là một nhu cầu không thể thiếu cho cơ thể của bạn, bởi vì cảm xúc là tác nhân chính giúp duy trì, kích hoạt và tăng cường sự hoạt động của cơ thể. Cảm xúc tốt làm tăng số lượng các tín hiệu thần kinh có lợi cho cơ thể, còn cảm xúc xấu thì ngược lại. Cũng giống như ích lợi từ vòng tuần hoàn của máu và dòng luân chuyển của dưỡng khí (Oxy), cơ thể của chúng ta cũng cần duy trì đều đặn dòng luân chuyển của các tín hiệu thần kinh. Các tín hiệu thần kinh - gồm những tín hiệu tác động vào ý thức và cả những tín hiệu tác động vào vô thức - đây chính là những thông tin mà hệ thần kinh trung ương cần có để kiểm soát được tình trạng hoạt động của mọi cơ quan và các bộ phận trong cơ thể. Qua đó hệ thần kinh trung ương sẽ gởi những mệnh lệnh cần thiết tới các cơ quan, để điều chỉnh hay duy trì cho cơ thể luôn ở trong tình trạng hoạt động tối ưu. Nếu không có được các cảm xúc thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở thành một dạng đời sống thực vật, tức chúng ta chỉ tồn tại chứ không phải là sống. Cảm xúc chính là sự khác biệt lớn giữa con người với các loài vật khác bởi vì hầu hết các loài vật chỉ có cảm giác. Cảm xúc làm cho cuộc đời con người trở nên phong phú hơn, đẹp hơn và đáng sống hơn.
- Ngày nay, có rất nhiều thông tin giúp chúng ta biết rõ rằng, về mặt thể chất, mỗi ngày bạn cần phải ăn bao nhiêu, uống bao nhiêu, cần những vitamin, những khoáng chất gì, cần có bao nhiêu calori năng lượng để tồn tại. Vậy nhưng hầu như không ai trong chúng ta ý thức được là mỗi ngày, chúng ta cần phải "ăn" bao nhiêu các cảm xúc tốt - tức những món ăn tinh thần, để cơ thể có thể hoạt động tốt. Khi nhận thức được việc này, chúng ta sẽ phải dùng một số những hệ đo lường cảm xúc (sẽ có dịp giới thiệu với bạn đọc trong tập sách Những Bí mật của Nền Kinh Tế Cảm Xúc) để đo được cường độ, độ lớn của các giá trị tinh thần. Qua đó, chúng ta sẽ xác định được nhu cầu hằng ngày của cơ thể về các loại cảm xúc - tức thức ăn tinh thần cho não bộ. Theo bạn thì bạn sẽ cần được mấy loại cảm xúc tốt trong một ngày để có một cuộc sống hạnh phúc? Mỗi ngày bạn cần "ăn" bao nhiêu niềm vui? bao nhiêu hạnh phúc? bao nhiêu sự hài lòng?. - 6 - BA DẠNG CẢM XÚC CƠ BẢN Tùy theo từng thời điểm, các nội tiết tố khác nhau, mà thực chất là các chất hoá học được tiết ra, sẽ có tác dụng khác nhau lên não bộ, cụ thể là lên hệ thần kinh cảm nhận, và sau đó làm ảnh hưởng tới các quá trình trao đổi chất của cơ thể.
- Các cảm xúc được tạo ra từ những thay đổi rất phức tạp của não bộ và hệ thần kinh dưới tác động của các nội tiết tố và những loại hoá chất khác. Tuy nhiên, có một yếu tố ảnh hưởng rất mạnh đến cách mà não bộ cảm nhận được cảm xúc, đó là tốc độ dẫn truyền thông tin giữa các nơ-ron thần kinh (tức các tế bào thần kinh). Dựa vào tính chất của các nội tiết tố được tạo ra mà tốc độ dẫn truyền các tín hiệu thần kinh sẽ nhanh hay chậm. Tùy vào tốc độ dẫn truyền các tín hiệu thần kinh, não bộ sẽ cho ta các dạng cảm xúc khác nhau. Chúng ta có thể phân các cảm xúc ra làm 3 dạng cơ bản là cảm xúc tốt, cảm xúc trung tính và cảm xúc xấu. 1/ Cảm xúc tốt - Thức ăn bổ dưỡng cho não bộ Ðây chính là các cảm xúc mà mọi người đều khao khát để có được. Cảm xúc tốt là những cảm xúc mà các loại nội tiết tố được tạo ra sẽ tác động có ích cho cơ thể, giúp tăng nhanh tốc độ dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Cảm xúc tốt sẽ tăng cường và hoàn thiện các quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể hồi phục, đào thải các chất độc hại, trẻ hóa các tế bào, giúp các cơ quan chức năng hoạt động hoàn hảo. Các trạng thái cảm xúc tốt bao gồm: hào hứng, vui vẻ, tự hào, sung sướng, hài lòng, yêu đương, hạnh phúc,. và đặc biệt là các
- khoái cảm tình dục. Hoạt động tình dục là cách nhanh chóng giúp cho con người đạt được cảm xúc tốt ở mức cao nhất. Các cảm xúc tốt giúp rút ngắn thời gian lành bệnh và kéo dài tuổi thọ. Các nghiên cứu khoa học tại Canada, New Zealand và Australia cho thấy cho thấy ở những người lớn tuổi nếu vẫn duy trì kéo dài được đời sống tình dục (khoảng 30% trong số các cụ ông từ 70 tới 80 tuổi được hỏi đã có sinh hoạt tình dục trung bình 5 lần trong một tháng - theo Psychology Today) thì tình trạng sức khoẻ của nhóm những người này tốt hơn và họ sống hạnh phúc hơn nhóm người không duy trì được đời sống tình dục. Cảm xúc tốt chính là kim chỉ nam, là mục đích cho tất cả hoạt động, các nỗ lực của cá nhân trong cuộc sống. 2/ Cảm xúc trung tính - Sự cân bằng của cơ thể Trong những điều kiện bình thường, cơ thể của con người là một bộ máy sinh học và có các hoạt động cần thiết để duy trì sự sống, sự tồn tại của bản thân. Trong tình trạng cảm xúc này, tốc độ dẫn truyền các tín hiệu thần kinh được duy trì ở mức đạt tiêu chuẩn theo nhu cầu của cơ thể. Trạng thái cảm xúc bình thường này chiếm phần lớn thời gian trong cuộc sống của bạn. Ðây chính là loại cảm giác trung tính. Trong trạng thái này, tất cả các cơ quan đều hoạt động bình thường, tạo cho chúng ta cảm giác "mọi việc đều ổn".
- Cảm xúc trung tính giúp bạn nhận thức được sự hoạt động bình ổn của cơ thể và đây là trạng thái cân bằng về tinh thần và năng lượng. 3/ Cảm xúc xấu - Những liều thuốc độc Cảm xúc xấu sẽ tạo ra những chất độc hại, có tác dụng xấu đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, làm tắc nghẽn các dòng dẫn truyền tín hiệu thần kinh, làm rối loạn vòng tuần hoàn máu và dưỡng khí. Cảm xúc xấu sẽ phá vỡ sự cân bằng của quá trình trao đổi chất, dẫn đến tình trạng làm suy yếu các cơ quan chức năng của cơ thể, hủy hoại các tế bào, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tạo ra hàng loạt các loại vấn đề về sức khỏe và các loại bệnh tật. Trừ một số trường hợp đặc biệt, các cảm xúc xấu luôn là mối hiểm nguy, ảnh hưởng và đe doạ sự tồn tại của cá nhân. Do vậy cảm xúc xấu là loại cảm xúc mà tất cả mọi người đều né tránh, phòng ngừa hay tìm cách triệt tiêu những ảnh hưởng xấu của nó. Ở một khía cạnh khác, cảm xúc xấu sẽ tạo ra tâm bệnh, mà đây lại là nguyên nhân chính tạo ra hầu hết các loại bệnh tật của con người. Trong cuộc sống, các loại cảm xúc của con người là những trạng thái tâm lý rất phức tạp. Các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng mỗi một cảm xúc đều được tạo ra từ việc bắt nguồn hay pha trộn
- lẫn nhau giữa những trạng thái cảm xúc khác nhau. Có một số giả thuyết nêu ra rằng giống như việc hòa các màu sắc cơ bản với nhau, tùy theo tỷ lệ, chúng ta sẽ có hàng triệu màu sắc khác nhau, cảm xúc cũng sẽ có bốn loại căn bản: vui, buồn, yêu, ghét. Tuy nhiên trong quá trình thử áp dụng để phân tích thì giả thuyết này không thể lý giải được những trạng thái cảm xúc khác nhau như: tự hào, dũng cảm, tin tưởng, tò mò,. Dưới góc độ khoa học của lý thuyết về cảm xúc, các loại cảm xúc khác nhau mà chúng ta có được là do những tỷ lệ khác nhau của một số hoóc-môn chính trong não bộ mà endorphin và serotonin là hai loại đóng vai trò quan trọng nhất. - 7 - CÁC LOẠI NHU CẦU LÀ ÐIỀU KIỆN GIÚP TẠO RA CẢM XÚC Theo bản năng tự nhiên mọi người sẽ cố gắng né tránh các tình huống tạo ra những cảm xúc xấu và nỗ lực tối đa để có được các điều kiện giúp cho chúng ta có những cảm xúc tốt. Tất cả các điều kiện nhằm có cảm xúc tốt hoặc tránh được cảm xúc xấu hình thành nên khái niệm được gọi là "nhu cầu"
- của con người. Theo công trình nghiên cứu nổi tiếng của giáo sư tâm lý học Abraham Maslow, nhu cầu của con người có thể ra thành 5 nhóm cơ bản như sau: Theo lý thuyết Maslow, mỗi cá nhân sẽ cần được thỏa mãn những nhu cầu theo các cấp độ từ 1 tới 5. Khi đã đạt được 1 nấc nhu cầu căn bản, cá nhân sẽ mong muốn được thỏa mãn nấc nhu cầu cao hơn. MỨC 1 - Nhu cầu sinh học căn bản Ðây là các nhu cầu cơ bản nhất để con người có thể tồn tại được trong xã hội như : ăn, uống, thở - hoạt động, đi lại - ngủ, nghỉ ngơi - suy nghĩ MỨC 2 - Nhu cầu về an toàn cá nhân Ðây là nấc nhu cầu thứ 2 của con người, là các điều kiện cần
- thiết để duy trì sự an toàn của cá nhân trong xã hội như: nhà ở - giày dép, quần áo - phương tiện đi lại - công việc (thu nhập) - các kiến thức nền tảng (đọc, viết) MỨC 3 - Nhu cầu được chấp nhận và yêu thương Hầu hết các xúc cảm tốt được tạo ra từ những mối quan hệ tương tác giữa người với người, do vậy cá nhân luôn có nhu cầu được thuộc về một tập thể lớn để được chia sẻ, được yêu thương, được đóng góp. Mỗi cá nhân cùng lúc có thể tham gia vào nhiều tập thể khác nhau. Tùy theo các đặc thù riêng về chủng tộc, giới tính, địa phương, ngành nghề, tôn giáo mà cá nhân sẽ chọn cho mình những tập thể phù hợp. MỨC 4 - Nhu cầu được tôn trọng Khi cá nhân đã là thành viên trong tập thể, nấc nhu cầu kế tiếp là "được tôn trọng" - nói cách khác là "Ðịa vị xã hội". Ðịa vị xã hội cao sẽ cho phép cá nhân được tác động, sai khiến người khác làm công việc thay cho họ, tuân phục họ, ca ngợi họ. Theo tư tưởng phong kiến của Châu Á thì loại nhu cầu này được coi như nấc cuối cùng của xã hội. MỨC 5 - Nhu cầu hiện thực hóa bản thân Nhu cầu này chính là nấc nhu cầu cao nhất của con người - Ðược làm "những điều vĩ đại - có ý nghĩa lớn lao - tác động đến xã hội" - Ðược xã hội ghi nhận. Trong xã hội Phương Tây, nhu cầu này đặc biệt được coi trọng
- và được khuyến khích. Ðây cũng chính là lý do tuy ra đời chậm hơn nền văn minh Châu Á, nhưng xã hội Phương Tây đã có những bước phát triển vượt bậc và vượt lên dẫn đầu trong vòng chỉ vài thế kỷ. Các loại nhu cầu trên thực tế chỉ là bề nổi, là mặt bên ngoài, thể hiện các loại ham muốn của con người để có được các cảm xúc tốt. Trên thực tế, rất khó để tính hết được các loại nhu cầu cụ thể của con người. Năm nhóm nhu cầu theo phân loại của Maslow giúp chúng ta thấy được những nhóm mục đích chính dẫn dắt các hành vi con người để hướng tới sự thoả mãn theo các tiêu chí do xã hội đặt ra. Tuy nhiên, có một số điểm bất hợp lý trong lý thuyết về nhu cầu của Maslow: Trong rất nhiều trường hợp của cuộc sống, con người cần các loại nhu cầu khác nhau, nhưng hoàn toàn không theo qui luật tháp nhu cầu, tức là phải đáp ứng xong nấc nhu cầu mức 1 rồi con người mới cần đến nhu cầu mức 2, thỏa mãn mức số 2 xong mới có nhu cầu mức 3,. Ở từng tình huống cụ thể, các nhu cầu của mỗi cá nhân sẽ hoàn toàn khác nhau và đưa tới các hành vi khác nhau. Vì vậy, chúng ta
- không thể đoán trước hay giải thích được các hành vi theo ngẫu hứng của con người nếu chỉ dựa trên cách phân nhóm nhu cầu của Maslow. Phương pháp xác định nhu cầu chính xác nhất là phải phân tích trên nền tảng các giá trị cảm xúc mà cá nhân có được trong những thời điểm cụ thể. Tùy theo tình huống mà nhu cầu của các cá nhân sẽ khác nhau. Có những người sẵn sàng hy sinh, chấp nhận chịu đựng sự đói khổ ở nấc nhu cầu 1 để tạo uy tín cá nhân thuộc về nấc 4, hoặc có khi cá nhân chỉ mới được thỏa mãn nấc 1, nhưng họ lại có các nhu cầu ở nấc số 5. Ngược lại có những người đang ở mức số 4 lại muốn quay về được sống ở mức thứ 2 trong (như trường hợp hy sinh tất cả vì tình yêu theo kiểu một túp lều tranh hai quả tim vàng). Một thiếu sót lớn của lý thuyết Maslow là chỉ dựa vào bản năng căn bản số 2 - tức bản năng duy trì sự tồn tại của chính cá nhân đó. Trên thực tế bản năng lớn nhất, quan trọng nhất chính là bản năng số 1 - tức là duy trì sự tồn tại của giống nòi. Lý thuyết của Maslow đã không lý giải được những trường hợp mà cá nhân hành động theo bản năng này - ví dụ nhảy vào lửa để cứu đứa con của mình, hay trường hợp những cá nhân rất nghèo khổ, nhưng lại sẵn
- sàng cưu mang cho đứa trẻ bị bỏ rơi,. Từ góc độ lý thuyết cảm xúc, mọi việc đều sẽ được giải thích một cách dễ dàng và rất khoa học về nguyên nhân và nguồn gốc các loại nhu cầu của con người. - 8 - QUI LUẬT NHU CẦU: Ðể có các cảm xúc tốt, con người sẽ tự tạo ra cho mình những nhu cầu mới dựa trên nhận thức và kinh nghiệm sống, với tiêu chí có thêm các cảm xúc tốt và né tránh hay giảm bớt các cảm xúc xấu. Nhu cầu sẽ biến mất một khi cảm xúc cần thiết đã được đáp ứng. Do não bộ của con người đã phát triển ở mức rất cao nên các cảm xúc mà chúng ta có được vô cùng đa dạng. Sự tác động rất mạnh của cảm xúc tạo ra vô số các nhu cầu khác nhau cho mỗi cá nhân. Ðiều kiện sống của con người ngày nay đã được xã hội bảo đảm ở mức cao nên bản năng số 1 ?duy trì nòi giống?, qua hàng chục ngàn năm tiến hóa, đã bị bản năng số 2 - là ?duy trì sự tồn tại của bản thân? - che lấp phần lớn. Những đặc thù của xã hội hiện đại, tính ích kỷ và phong cách sống thực dụng của cá nhân đã có điều kiện để bản năng số 2 phát
- triển tới mức tối đa, đặc biệt là trong các xã hội mà nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, khi mà các cá nhân thoả mãn được hầu hết các nhu cầu của mình. Dựa trên việc phân nhóm, các nhu cầu cơ bản của con người hiện đại sẽ được gom vào hai dạng sau: 1/ Nhu cầu căn bản để có được các cảm xúc trung tính : Ðây là nhu cầu cần phải có các điều kiện vật chất tối thiểu để con người có thể duy trì sự sống còn. Ðây chính các nhu cầu tương đương các nấc nhu cầu số 1 và số 2 của tháp nhu cầu Maslow. 2/ Những nhu cầu có các cảm xúc tốt để thỏa mãn đời sống tinh thần : Là tất cả các loại nhu cầu khác mà cá nhân có thể nghĩ ra nhằm đáp ứng cho việc tạo ra các cảm xúc tốt - Bao gồm các nấc 3, 4, 5 của tháp Maslow và các loại nhu cầu khác, - 9 - NGUYÊN TẮC HY SINH CẢM XÚC Con người luôn chấp nhận chịu đựng cảm xúc xấu hoặc hy sinh những quyền lợi vật chất để xây dựng và bảo vệ các nguồn tạo cảm xúc tốt cho bản thân.
- Bạn có thể thấy điều này trong những trường hợp như: sẵn sàng nhịn đói để nhường cơm cho con cái, sẵn sàng hy sinh quyền lợi vì người mình yêu, sẵn sàng chịu cực khổ và tốn kém để có được một chút tình yêu từ người mình si mê, để có thêm tiền, thêm quyền, . Dựa trên nguyên tắc này, các tổ chức như gia đình, tôn giáo, tổ chức kinh tế, xã hội và các đảng phái đã đặt ra những tầm nhìn, sứ mệnh, những kinh kệ, những lý tưởng để đáp ứng và thỏa mãn cho nhu cầu tinh thần của các thành viên, bởi vì trên thực tế, khó có thể thỏa mãn các nhu cầu vật chất ngày càng tăng của các cá nhân. Mức độ trung thành và cống hiến của một thành viên sẽ lệ thuộc rất nhiều vào niềm tin của thành viên đó đối với những tiêu chí mà tổ chức đặt ra. Vì vậy, yêu cầu hàng đầu của các tổ chức là luôn đòi hỏi, bắt buộc các thành viên là phải có lòng tin tuyệt đối vào các niềm tin vào các tư tưởng nền tảng của tổ chức. Trong các tổ chức và trong gia đình, nếu có tồn tại các giá trị tinh thần mạnh mẽ thì các cá nhân sẽ dễ dàng có được sự thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần để có được cảm xúc tốt. - 10 - HAI LOẠI HOÓC-MÔN CHÍNH TẠO NÊN CẢM XÚC TỐT Như chúng ta đã biết, cảm xúc chính là một trạng thái hóa học
- của não bộ. Qua nghiên cứu những tác động của các loại nội tiết tố (hormones) lên con người, các nhà khoa học đã phát hiện ra có 2 loại chất ảnh hưởng mạnh mẽ đến não bộ. Ðó là các nội tiết tố Endorphin và Sérotonin. ENDORPHIN Ðây là tác nhân chính tạo nên cảm xúc sung sướng. Tùy hàm lượng Endorphin trong não cao hay thấp mà chúng ta sẽ có được cảm giác sung sướng nhiều hay ít. Khi bạn đạt được điều mong muốn, hay khi bạn yêu đương, não bộ kích hoạt để cơ thể tạo ra một lượng lớn Endorphin. Nội tiết tố này, đến lượt mình sẽ tác động lên trung tâm xúc cảm của não, tạo cho bạn cảm xúc hạnh phúc và thỏa mãn. Trong nhiều trường hợp khác, Endorphin còn là chất có tác động giảm đau rất hiệu quả. Mỗi khi bạn va chạm mạnh vào vật thể cứng, một xung thần kinh tạo cảm giác đau đớn sẽ được gởi tới hệ thần kinh trung ương. Do tác động của xung thần kinh này, trong não sẽ xuất hiện một số phản ứng hóa học và cho ta cảm giác đau đớn. Ngay sau đó, não bộ sẽ khởi động cơ chế thiết lập lại mức cân
- bằng các hoóc-môn, bằng cách tiết ra một lượng Endorphin, giúp hóa giải cảm xúc đau đớn, tức đưa não bộ về trạng thái cảm xúc trung tính. Do có nguồn gốc hoá học tương tự như endorphin, các loại chất ma túy như morphine, heroin, cocaine,. khi được đưa vào máu thì cũng tạo ra các tác động lên hệ thần kinh cảm nhận giống như endorphin, nhưng cũng đồng thời tạo ra một số hoạt chất độc, hủy hoại các tế bào não. Do vậy mà rất nhiều người đã lạm dụng ma túy như một cách dễ dàng để đạt cảm giác sung sướng và thực tế là họ cũng đang tự hủy hoại bộ não của mình. SÉROTONIN Sérotonin là loại nội tiết tố giúp tạo ra các cảm giác yên tâm, hài lòng. Trong phần lớn cuộc đời của con người, chúng ta không ngừng lo lắng, chờ đợi, đau khổ, sợ hãi,. Lo rằng không đủ tiền trang trải các phí tổn đáp ứng nhu cầu của bản thân và gia đình, lo vì không thực hiện tốt công việc được giao, khổ sở vì phải chờ đợi tại những nơi phải đến giao dịch, đau khổ vì những thất bại, bị phản bội, tức giận vì bị coi thường, sợ hãi vì đã làm hỏng công việc được giao,. Vì tất cả chúng ta đều sống và phản ứng theo bản năng nên cuộc
- đời luôn đầy rẫy những vấn đề gây nên các cảm xúc xấu, thậm chí rất xấu. Mỗi khi chúng ta bị những cảm xúc xấu tác động, các hoạt động dẫn truyền thần kinh bị bế tắc. Cơ chế tự bảo vệ sẽ khởi động để não tiết ra một lượng sérotonin cần thiết, giúp phục hồi mức dẫn truyền thần kinh, hóa giải tác động của các loại nội tiết tố có hại tới cơ thể. Trên thực tế cơ thể thường phải rất nỗ lực để cung cấp đủ serotonin nhằm hóa giải hết các cảm xúc xấu do não bộ của chúng ta tạo ra. Nhận biết các cơ chế tác động của sérotonin, nhiều loại thuốc chống trầm cảm đã được tạo ra giúp con người giải tỏa và hạn chế được những cảm xúc xấu. Các loại thuốc như Paxil, Prozac, Zoloft kích thích cơ thể tạo ra nhiều serotonin hơn. Thực tế tại Mỹ và các nước phát triển, rất nhiều người sau khi sử dụng những thuốc này trong một thời gian dài, hoặc sử dụng với liều cao đều có những vấn đề về thần kinh và bị nghiện. Do vậy cơ quan quản lý dược phẩm FDA của Mỹ đã ra lệnh cấm và hạn chế sử dụng những loại thuốc này. - 11 - GIA VỊ CỦA NÃO BỘ Trong cuộc sống, mọi người đều có một tiêu chí giống nhau: Làm sao để luôn có được các cảm xúc tốt và sống hạnh phúc? Làm
- sao để tránh các cảm xúc xấu mà tránh bị đau khổ? Theo những kinh nghiệm sống, từ xa xưa con người đã phát hiện ra có số một thực phẩm, thảo dược, khoáng chất, mùi hương, âm điệu,. mà khi tác động lên các giác quan và lên não bộ sẽ tạo ra các loại cảm giác và cảm xúc khác nhau. Chúng ta có thể kể tên một số loại rất thông dụng như ớt, gừng, rượu, cà phê, trà, bia rượu, thuốc lá, âm nhạc các loại,. hoặc một số loại chất kích thích nguy hiểm như morphine, heroin, cocaine và nhiều loại tân dược khác. Ðối với người bình thường, để có được một cảm giác sung sướng thật không dễ chút nào, vì phải trải qua rất nhiều khó khăn, nỗ lực mới có được. Thông thường, chúng ta rất khó đáp ứng được các điều kiện và các nhu cầu cần thiết để não bộ sản sinh ra endorphin. Nhưng ngày nay, chỉ cần một liều chất kích thích phù hợp là ngay tức khắc cá nhân sẽ có được một cảm giác thỏa mãn như mong muốn. Tất cả các loại chất gây nghiện có cấu tạo hóa học tương tự như endorphin hoặc serotonin sẽ có cơ chế tác động lên não bộ tương tự như endorphin hoặc serotonin. Các dạng chất kích thích này sẽ tạo cho cá nhân sử dụng nó những khoái cảm hay sự hài lòng, sự yên tâm ngay tức thì. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là sau quá trình phản ứng, các chất
- thải độc hại - là kết quả của các phản ứng của não với chất kích thích - sẽ tác động xấu lên não. Các chất này sẽ làm rối loạn các chu kỳ sinh học của cơ thể, tiêu diệt các tế bào thần kinh, làm tổn hại các cơ quan trong hệ thần kinh và làm hỏng não bộ. Kết quả của tác hại sẽ thay đổi các hành vi bình thường và biến đổi cách sống của con người. Sau một thời gian sử dụng chất kích thích, cơ chế thích nghi của não sẽ tự động điều chỉnh. Cá nhân sẽ ít nhạy cảm hơn dưới tác động của chất kích thích. Do vậy người sử dụng cần tăng hàm lượng, tăng liều sử dụng lên. Và cứ theo tiến trình như vậy, điều tất yếu là não bộ sẽ bị hủy hoại hoàn toàn khi dùng các chất gây nghiện ở liều cao hoặc trong thời gian dài. Ở một mặt khác, khi các chất gây nghiện được đưa vào đều đặn, cơ chế tự điều chỉnh của não sẽ ra lệnh cho cơ thể giảm, hoặc ngưng hẳn tiến trình sản xuất endorphin hay serotonin tự nhiên. Ðây là lúc người dùng chất kích thích đã trở thành con nghiện thực sự. Sau một khoảng thời gian nhất định, khi hàm lượng chất kích thích (thay thế cho các nội tiết tố tự nhiên) giảm xuống sẽ tạo ra các cảm giác rất khó chịu gây đau đớn, thôi thúc con nghiện phải mau chóng nạp một lượng chất kích thích vào cơ thể. Ngoài các loại chất gây nghiện, con người còn phát hiện ra các tác nhân kích thích khác giúp tạo ra cảm xúc tốt. Trong cuộc sống
- hàng ngày, hầu như tất cả chúng ta đều sử dụng các loại thực phẩm có chất kích thích như rượu, thuốc lá, trà, cà phê, hành, tỏi, chanh, ớt,. để tác động vào cơ quan vị giác với mong muốn tạo ra các cảm xúc tốt. Tương tự như các chất hoá học, âm nhạc cũng là một nguồn gây kích thích, tác động vào thính giác tạo ra các cảm xúc khác nhau tùy âm độ và tiết tấu. Tranh ảnh, các cảnh đẹp, các màu sắc khác nhau sẽ tác động vào thị giác và cho chúng ta những cảm nhận mới. Nhiệt độ sẽ tác động lên da và tạo cảm giác nóng lạnh và gây ra các cảm xúc tương ứng. Các mùi hương sẽ tác động lên cơ quan khứu giác, tạo cho ta các cảm nhận đặc biệt và giúp kích hoạt ký ức. Ðể đáp ứng cho nhu cầu tạo ra các cảm xúc tốt, con người đã không ngừng phát triển và hoàn thiện các tác nhân tạo cảm xúc trên đây. Ngày nay chúng ta có cả một kho tàng âm nhạc, các âm điệu, giai điệu từ dân gian tới nhạc cổ điển và âm nhạc hiện đại, từ các tác phẩm hội họa thô sơ trên đá tới những tuyệt tác của các danh họa nổi tiếng. Ngoài ra hàng loạt các loại sản phẩm như mỹ phẩm, nước hoa và các loại dịch vụ khác nhau cũng được phát triển nhằm mang lại cho con người các cơ hội có được cảm xúc tốt. Chất lượng của cuộc sống chính là số lượng cảm xúc tốt mà ta có được. Các cảm xúc tốt giúp chúng ta trẻ lại, sống lâu hơn, ít bị bệnh tật hơn và hạnh phúc hơn.
- Tuy nhiên, bất kỳ loại chất kích thích nào cũng đều trở nên độc hại khi dùng quá mức chấp nhận được của cơ thể.
- - 12 - TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA CON NGƯỜI LÀ NGUỒN GỐC TẠO RA CẢM XÚC Hơn hẳn loài vật, con người đã tiến hoá và phát triển vượt bậc. Loài người có được một khả năng đặc biệt mà hầu hết các loài vật đều không có - đó là khả năng tưởng tượng - tức có được "Trí tưởng tượng". Khả năng tưởng tượng của con người là cội nguồn của sự sáng tạo. Trí tưởng tượng đã giúp con người tạo nên toàn bộ nền văn minh nhân loại với các xã hội hiện đại và nền khoa học kỹ thuật tiên tiến. Một mặt, trí tưởng tượng giúp bạn thăng hoa, tạo ra nhiều cảm xúc tốt. Ở mặt khác, do thiếu hiểu biết về cảm xúc, với trí tưởng tượng của mình, con người lại tạo ra cho bản thân các cảm xúc xấu, làm trầm trọng hóa các vấn đề của chính mình. Thường khi bạn bị tác động mạnh bởi một sự kiện, dù tốt hay xấu, trí tưởng tượng ngay tức khắc sẽ nhắc đi nhắc lại sự kiện đó trong tâm trí của bạn. Do tác động của sự việc, bạn sẽ phải suy nghĩ và sẽ liên tưởng tới các tình huống có thể phát sinh. Một cá nhân nếu có một sự kiện vui - trúng số chẳng hạn - thì sẽ tự kích hoạt não bộ của mình khi nhớ lại sự kiện và tưởng tượng ra những điều thú vị, những tình huống tạo cảm xúc thỏa mãn có thể xảy ra từ việc trúng số, do vậy sẽ có được các cảm giác sung sướng, hạnh phúc.
- Ở trường hợp khác nếu một cô nàng Madona bị người yêu phản bội - sự kiện này tạo ra một cú sốc cảm xúc xấu - cô gái sẽ thực sự đau khổ. Hệ quả kế tiếp của nỗi đau này tác động mạnh khiến cô gái liên tục suy nghĩ về sự kiện xấu và vô tình đã đưa não bộ vào tình trạng cảm xúc xấu. Các nội tiết tố có hại - tạo ra cảm giác đau khổ - sẽ liên tục được tiết ra. Nếu cô nàng Madona thụ động chịu đựng và cứ tiếp tục suy nghĩ về sự kiện xấu này, hàm lượng các nội tiết tố sẽ lên cao đến độ vượt khỏi khả năng chịu đựng của não và sẽ tạo ra một "sự bùng nổ về cảm xúc". Khi não bộ mất khả năng tự kiểm soát cô gái sẽ phản ứng theo bản năng - tùy vào tính cách của mình - sẽ ra cầu Sài Gòn để nhảy xuống? sẽ đến gặp tên bạc tình để xả cơn giận? sẽ gào khóc? Sẽ tìm cách trả thù hắn ?. Chắc chỉ có ông trời mới thấu được? Như vậy trên thực tế, một sự kiện chỉ tạo nên một cảm xúc đơn lẻ, nhưng do sự kích hoạt của trí tưởng tượng, con người đã tự tạo ra cả một chuỗi các cảm xúc hệ quả. Trong cuộc sống, vì bị dẫn dắt bởi sự so đo ganh tị với người khác, do những luật lệ và những tiêu chí sống, con người ít khi có được cảm các xúc tốt và thường xuyên là nạn nhân của các cảm xúc xấu do chính mình tạo ra. Xuất phát từ bản năng sống còn, chúng ta ít để ý tới những cảm xúc tốt bình ổn mà thường chỉ chú ý tới những nguy cơ, những cảm xúc xấu khó chịu, những vấn đề nhức đầu. Việc tự tái tạo lại các tình huống xấu luôn xảy ra vì chúng ta thường không hiểu và không biết cách kiểm soát các cảm xúc của mình. Khi trải qua một tình xuống khó khăn, trắc trở, não bộ sẽ bị tác
- động bởi cảm xúc xấu. Cơ chế bảo vệ của não sẽ được kích hoạt, thôi thúc não bộ suy nghĩ để đưa ra các giải pháp cần thiết để giải quyết vấn đề phát sinh. Nếu vấn đề phát sinh được giải quyết ổn thỏa - các thông tin tốt lành sẽ kích hoạt não, giúp cân bằng các thành phần hoá học trong não, xóa đi các cảm xúc lo lắng, não bộ sẽ hấp thụ cảm xúc này và ghi nhận rằng "mọi việc đều ổn". Não bộ sẽ xếp sự kiện vào ngăn thông tin lưu trữ. Hãy ý thức và đừng tự đầu độc bạn bằng trí tưởng tượng của mình. Hãy suy nghĩ và tưởng tượng về những điều tốt đẹp với những ý nghĩ tích cực.
- - 13 - NHỮNG XÚC CẢM "15 PHÚT" VÀ TÍNH TƯƠNG ÐỐI CỦA CẢM XÚC Theo những tài liệu nguyên cứu của giáo sư tâm lý học Daniel Goleman nêu trong cuốn sách Emotional Intelligent, Các trạng thái cảm xúc đơn lẻ hiếm khi tồn tại lâu hơn 15 phút. Bởi cảm xúc chỉ là một trạng thái hóa học của não bộ. Do lượng máu tuần hoàn cung cấp cho bộ não liên tục được đổi mới và luồng thần kinh cũng liên tục thay đổi để đưa thông tin về các diễn biến của môi trường bên ngoài nên trạng thái hóa học của não bộ sẽ được thay đổi nhanh chóng. Các nội tiết tố tạo nên cảm xúc tồn tại trong não sẽ được "rửa sạch" sau chừng 15 phút. Ở trường hợp một người khi rơi vào trạng thái giận dữ hay lo lắng cao độ, nếu biết cách ly ra khỏi nguồn tác nhân tạo nên cảm xúc, ngừng suy nghĩ về vấn đề đã xảy ra thì sẽ dễ dàng bình tĩnh trở lại sau 15 phút. Dựa trên sự hiểu biết này, bạn có thể dễ dàng kiểm soát các cảm xúc xấu nếu bạn ý thức được những gì đang xảy ra trong não bạn trước các tác động từ bên ngoài. Do sự vô ý thức về các nhu cầu cảm xúc, mọi người thường lầm lẫn về mục đích cuộc sống. Ðiều mà chúng ta cần đạt được chính là các cảm xúc tốt chứ không hẳn là tiền bạc, vật chất hay là quyền lực. Rất nhiều người sau một thời gian dài phấn đấu, tới khi có được một số tiền tài, địa vị như mong muốn thì đều cảm nhận rằng đây chưa hẳn là cái mình cần. Cảm giác đã có tiền (nếu như có cảm
- giác đó) sẽ trôi qua rất nhanh. Khi đó họ sẽ lại lập luận rằng họ cần phải có nhiều tiền hơn nữa thì họ mới có được hạnh phúc. Ðiều cần làm là lại tiếp tục lao mình vào công cuộc làm giàu. Vòng luẩn quẩn này sẽ kéo dài bất tận, bởi lẽ không bao giờ người đó sẽ thỏa mãn được với số tiền mà họ đã có. Người xưa đã có câu "Ðược voi , Ðòi tiên". Khi đạt được một mục tiêu, cảm giác hài lòng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn (có lẽ sẽ dài hơn 15 phút với hiệu quả của trí tưởng tượng) những chắc chắn một điều rằng sự hài lòng đó không thể kéo dài vĩnh cửu. Bạn cần ý thức rằng các cảm xúc tốt lành như thành đạt, vui mừng, hài lòng,. thực tế cũng chỉ là những trạng thái nhất thời của não bộ. Chúng chính là những bữa ăn "ngon" phục vụ cho nhu cầu về tinh thần của chúng ta. Khi não đã thích nghi với tình trạng mới thì các cảm giác đó sẽ biến mất. Nhu cầu về tinh thần - tức đói cảm xúc tốt - lại xuất hiện và chúng ta phải nỗ lực tìm cách tạo ra các cảm xúc mới. Theo câu nói của nhà Phật rằng: "Ðời là bể khổ". Nhưng với những phát hiện mới về các qui luật cảm xúc, chắc chắn bạn có thể hóa giải được nhiều cảm xúc xấu, giúp bạn có được cuộc sống tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn.
- - 14 - CẢM XÚC CÒN LÀ KẾT QUẢ CỦA NHỮNG PHẢN XẠ CÓ ÐIỀU KIỆN Thực tế là tất cả chúng ta đang hành xử theo các phản xạ có điều kiện. Dựa theo phát minh của Pavlop - nhà sinh vật học và là một bác sĩ nổi tiếng của Nga - về các phản xạ có điều kiện, trong quá trình sinh ra và lớn lên, chúng ta đang bị tác động để hình thành nên rất nhiều những phản ứng có điều kiện theo các qui định của xã hội mà chúng ta đang sống. Tùy theo qui định của xã hội, bạn sẽ phải làm điều mà xã hội yêu cầu để đạt được các cảm xúc tốt, hoặc không làm các việc mà xã hội phản đối để tránh tạo ra các cảm xúc xấu. Ví dụ như: Ở một xã hội luôn ca ngợi những người văn hay, chữ tốt - chúng ta sẽ nỗ lực đi học văn chương và rèn chữ nghĩa. Trong xã hội mà mọi người luôn ca ngợi những người tử vì đạo, chắc chắn sẽ có nhiều người sẵn sàng tử vì đạo. Ở một số bộ tộc là dân tộc ít người tại Tây Nguyên, người mọi phải đối xử với người thân đã chết như là họ vẫn đang sống. Các ngôi mộ đều có đặt một ống tre thông từ miệng người chết lên trên mặt đất và thường ngày người nhà phải ra mộ thăm nuôi trong 2 năm liền. Những năm trước đây, nếu bạn đến các buôn làng người dân tộc Ê-đê tại Tây Nguyên. Người Ê-đê sống theo chế độ mẫu hệ, tên con lấy theo họ mẹ, phụ nữ tự đi chọn cưới chồng. Các cô thiếu nữ Ê-
- đê rất tự hào khi ở trần, không mặc áo, luôn hãnh diện để lộ ra và khoe bầu vú của mình. Ở một tình huống khác, bạn thử tưởng tượng, điều gì xảy ra nếu bạn là một cô gái người Sài Gòn phải ở trần mà đi ngoài đường phố, trước cặp mắt của bàn dân thiên hạ? Trong trường hợp trên, các cảm xúc của cô gái Ê-đê và cô gái Sài Gòn sẽ khác nhau như trời và vực. Một bên là sự tự hào và hãnh diện, còn bên kia sẽ là sự xấu hổ, bị tổn thương, sợ hãi và khủng hoảng. Như vậy, bạn có thể thấy cảm xúc và những phản ứng có điều kiện của chúng ta đang lệ thuộc sâu sắc vào các qui định cũng như ước lệ của xã hội. Cùng một sự việc, nhưng cách cảm nhận sẽ hoàn toàn khác nhau. Các cảm xúc mà chúng ta có, hoặc sẽ có được, đều bị lệ thuộc vào cách cảm nhận và các qui định của những người sống quanh chúng ta. Kết quả là chúng ta đang cần phải tuân theo luật lệ của xã hội và làm hài lòng các cá nhân khác theo những qui định của cộng đồng. Trong nhiều trường hợp, do thiếu hiểu biết, chúng ta phải chịu đựng và tạo ra những vấn đề lớn cho chính bản thân mình. *
- CẢM XÚC LÀ NỀN TẢNG TẠO NÊN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG - 15 - CUỘC ÐỜI LÀ MỘT CHUỖI DÀI LIÊN TỤC CÁC CẢM XÚC Trong cuộc sống của mình, các từ ngữ mà ta dùng để mô tả về cách cảm nhận cuộc đời đều là những tính từ thể hiện cảm xúc của chúng ta trong những giai đoạn đó. "Dạo này tôi cảm thấy thư thả hơn", "Năm ngoái tôi cực khổ quá", "trông hắn như vậy mà lại sướng",. Chúng ta đang cảm nhận cuộc sống của mình. Cuộc đời của tất cả mọi người không có gì hơn là những kinh nghiệm và những cảm nhận mà ta có được. Những trạng thái nối tiếp nhau này tạo nên một chuỗi dài các cảm xúc. Ðiểm cốt lõi trong chuỗi cảm xúc này là sự đa dạng các cảm xúc khác nhau. Chúng ta sẽ chỉ phân biệt được các cảm xúc khác nhau khi có các hệ qui chiếu khác nhau để so sánh. Sẽ không biết thế nào là sung sướng nếu không bao giờ bị đau khổ. Sẽ vô cùng buồn tẻ nếu chỉ có được một loại cảm xúc duy nhất. Khi đó chúng ta không sống thực sự mà chỉ tồn tại, tương tự như đời sống của các loài thực vật hay động vật cấp thấp. Từ các tác động của cảm xúc, dựa vào các kinh nghiệm cá nhân
- và dựa vào bản năng, chúng ta sẽ tự quyết định để hành động theo tiêu chí mà ta cho là tốt nhất. Cuộc sống là một chuỗi dài liên tục các cảm xúc nối tiếp nhau. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng của sống chúng ta phải nâng cao chất lượng và số lượng các cảm xúc tốt, đồng thời phải loại bỏ, né tránh các cảm xúc xấu. Khi ta ngủ, cuộc đời dường như ngừng lại bởi chúng ta chẳng cảm thấy gì cả. Tuy nhiên nếu có những giấc mơ thì đó cũng chính là một phần của cuộc đời. Trong một bộ phim khoa học viễn tưởng của Hollywood mang tên "The Matrix", khái niệm thực tại hầu như không còn, tất cả các nhân vật đều sống thật trong một thế giới ảo do máy tính tạo ra, tương tự như đang sống trong những giấc mơ. Trên thực tế điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Các nhà tâm lý học nhận thấy rằng số lượng người bị nghiện các trò chơi ảo trên máy tính và trên các máy chơi game thế hệ mới tăng lên ngày càng nhanh. Doanh số của việc bán các trò chơi này ngày nay đã vượt xa doanh thu từ phim ảnh của Hollywood. Do không thỏa mãn được các nhu cầu, hoặc khó có thể đạt được những mong muốn trong cuộc sống thực, con người ngày nay đã có thể tìm được những cảm giác thỏa mãn khi hóa thân thành những siêu nhân, những anh hùng, những người đẹp trong các trò chơi ảo mà các kỹ xảo công nghệ cao giúp cho người chơi có cảm giác như đang sống thật. Cuộc sống của chúng ta chính là các cảm xúc mà ta có được. Cách cảm nhận và mức độ cảm xúc mà một cá nhân có được từ một tác nhân tạo cảm xúc sẽ liên quan mật thiết tới những kinh nghiệm
- và sự hiểu biết của cá nhân về nguyên nhân tạo cảm xúc. Những kinh nghiệm và sự hiểu biết của cá nhân ở đây được gọi là "kinh nghiệm đối ứng". - 16 - ÐỊNH LUẬT KINH NGHIỆM ÐỐI ỨNG ÐỊNH LUẬT KINH NGHIỆM ÐỐI ỨNG: Cách cảm nhận và mức độ cảm xúc mà cá nhân có được từ một "tác nhân tạo cảm xúc" sẽ tùy thuộc và "kinh nghiệm đối ứng" của cá nhân trước "tác nhân tạo cảm xúc" đó. Từ một nguyên nhân tạo ra cảm xúc giống nhau, giá trị và độ lớn của các cảm xúc được tạo ra cho mỗi cá nhân sẽ hoàn toàn khác nhau. Sự khác biệt này là tùy thuộc vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về nguyên nhân tạo cảm xúc mà mỗi cá nhân sẽ có những mức độ cảm xúc khác nhau. Ví dụ như trong trường hợp dùng nước mắm làm nước chấm cho các món ăn. Nếu là người Việt hay người Thái Lan, nước mắm là loại nước chấm giúp cho món ăn ngon hơn và chúng ta đã quen dùng từ thủa bé. Nhưng khi đem cho một anh chàng người Âu Châu ăn thì sẽ trở thành chuyện kinh dị, bởi mùi nước mắm dễ làm anh ta liên tưởng tới cái nhà vệ sinh (WC). Dựa trên định luật về kinh nghiệm đối ứng, chúng ta có thể hiểu được nhiều tình huống thường ngày trong cuộc sống. Chính những
- kinh nghiệm tích lũy được sẽ cho chúng ta cảm xúc tốt hay xấu trước các tác nhân tạo cảm xúc. Các cảm xúc mà chúng ta có được ít phụ thuộc vào giá trị vật chất mà thường phụ thuộc rất nhiều vào các giá trị tinh thần của sự vật. Cuộc sống là một chuỗi các cảm xúc, và vì vậy chất lượng cuộc sống sẽ phụ thuộc nhiều vào các giá trị tinh thần của con người. Trong trường hợp của một anh làm nhân viên bốc xếp ở chợ B T, mức thu nhập 1,5 triệu đồng mỗi tháng. Sau ngày làm việc, chỉ cần góp 15.000đ - mua 1 xị rượu 5 ngàn và 10 ngàn mồi nhậu - cùng với nhóm anh em trong đội là đã có được một bữa nhậu đầy hào hứng. Ở trường hợp một doanh nhân giàu có, phải bỏ cả triệu bạc cho một bữa ăn tại nơi sang trọng thì mới tìm được cảm xúc tốt. Nếu hoán đổi chỗ cho nhau, anh chàng nhân viên bốc xếp sẽ khó có cảm giác dễ chịu ở một nơi sang trọng xa lạ. Ngược lại, vị doanh nhân cũng sẽ không thể nuốt nổi miếng cá khô cùng ly rượu đế và chẳng thể thoải mái được ở một quán nhậu vỉa hè. Tất cả những gì chúng ta cảm nhận được đều xuất phát từ những kinh nghiệm mà chúng ta có. Luật về kinh nghiệm đối ứng được áp dụng rất thường xuyên trong gia đình, trong nhà trường và trong các tổ chức để đào tạo và giáo dục con người. Các kinh nghiệm đối ứng sẽ tạo cho con người những phản xạ có điều kiện phù hợp với yêu cầu của tổ chức và xã
- hội. Một người từng trải thường sẽ dễ dàng tiên đoán trước được sự việc sẽ xảy ra dựa theo kinh nghiệm của bản thân. Trong trường hợp đặc biệt, các tổ chức kinh tế hay chính trị thường áp dụng những nghiên cứu về các kinh nghiệm đối ứng để đoán trước hành vi hay cách phản ứng của đối phương. - 17 - LĂNG KÍNH CẢM XÚC - BỘ LỌC VÀ CHÌA KHÓA CỦA CÁC XÚC CẢM Tuy các cảm xúc luôn là những trạng thái nhất thời và không bền vững, nhưng cảm xúc lại là nguyên nhân ảnh hưởng tới cách mà chúng ta sẽ nhìn nhận cuộc đời. Khi có cảm tình với ai, bạn sẽ thường chỉ chú ý vào các mặt tốt của họ và bỏ qua những khuyết điểm. Ngược lại, khi đã không ưa người ta thì bất kỳ ưu điểm nào của họ cũng bị bỏ qua, bạn chỉ còn thấy toàn là những khuyết điểm của họ. Cảm xúc của chúng ta là một trạng thái nhất thời của não bộ. Chỉ cần một tác động nhỏ kích hoạt từ bên ngoài là cảm xúc có thể thay đổi nhanh chóng. Từ xưa ông bà ta đã có câu "Thương thì củ ấu cũng tròn, Ghét thì bồ hòn cũng méo" cũng là để đúc kết kinh nghiệm về sự ảnh hưởng của cảm xúc tới thực tế, tạo cho chúng ta những nhìn nhận luôn sai lệch với những gì đang thực sự xảy ra.
- Theo luật kinh nghiệm đối ứng, trong thực tế cuộc sống, chúng ta luôn đánh giá sự việc dựa trên các kinh nghiệm, những cảm nhận mà mình đã có trước đó. Ðây chính là những phản ứng theo bản năng của động vật cao cấp nhằm bảo đảm và duy trì sự sống còn của cá thể. Khi một em bé bị cay phát khóc lên vì ăn nhằm một miếng ớt, em bé sẽ ghét và sợ hãi tất cả những món ăn nào có hình dạng hay mùi vị tương tự miếng ớt đó. Khi một chàng được các cô gái khen ngợi là đàn ông lịch lãm vì một cử chỉ ga-lăng phụ nữ, anh chàng sẽ rất hãnh diện và bất cứ khi nào có cơ hội thì chàng cũng sẵn sàng thể hiện bản lĩnh đàn ông và cử chỉ nghĩa hiệp một lần nữa. Các điều kiện tạo ra cảm xúc rất tốt - hay rất xấu - sẽ ghi dấu ấn vào bộ não và sẽ được lưu trữ lại thành một kinh nghiệm. Chính mối liên hệ lặp đi lặp lại nhiều lần những kinh nghiệm tốt - hay xấu - của cá nhân gắn với một sự vật, sự kiện hoặc một người nào đó sẽ trở thành một định nghĩa và chúng ta sẽ mặc nhiên mà gắn nhãn cho sự vật, sự kiện, hay cho người đó. Ðiều này có nghĩa rằng mỗi khi chúng ta gặp lại sự vật, tình huống, hoặc tiếp xúc với người đó thì những kinh nghiệm cũ sẽ xuất hiện trở lại trong bộ não. Từ những kinh nghiệm của bản thân, cá nhân mọi người sẽ đánh
- giá đối tượng theo khía cạnh mà kinh nghiệm đã chỉ ra. Nếu kinh nghiệm cũ là tốt thì ta chỉ chú ý tới những đặc tính, những khía cạnh tốt của đối tượng mà bỏ qua hay xem nhẹ những khía cạnh tiêu cực. Ở trường hợp ngược lại, chúng ta sẽ chỉ chăm chú vào những đặc điểm xấu, những khía cạnh xấu hay những đức tính xấu và bỏ qua hay không tin vào những tính tốt của sự việc hay đối tượng. Ca dao có câu " Thương nhau, thương cả dáng đi - Ghét nhau, ghét cả tông ti họ hàng". Xu hướng qui kết theo cảm tính của mọi người sẽ tạo nên một BỘ LỌC CẢM XÚC. Ðây là nguyên nhân cho những vấn đề, những sai lầm của cá nhân khi đánh giá con người hay sự việc. Trong các mối quan hệ, với những kinh nghiệm đối ứng khác nhau, các cá nhân và đối tác của họ sẽ có cách nhìn nhận một vấn đề theo những cách khác nhau. Việc khác quan điểm sẽ đẩy tới những bất đồng. Khi vợ cãi nhau với chồng, đối tác tranh luận với nhau, nhân viên nêu lý luận với xếp,. luôn dễ tạo ra những sự bất đồng quan điểm, tạo ra các cảm xúc xấu cho cả hai bên. Nếu sự việc được lặp đi, lặp lại, các cảm xúc xấu mà cá nhân phải chịu đựng sẽ tạo cho cá nhân một thành kiến. Các thành kiến sẽ làm chúng ta chỉ tập trung chú ý vào khía cạnh xấu của vấn đề - và bộ lọc cảm xúc được hình thành.
- Khi bạn ghét ai đó, bạn sẽ không tin vào mặt tốt của đối tượng. Bạn luôn nhìn vào mặt xấu của của hắn và tìm cách trả lời cho các câu hỏi tiêu cực như: người đó sẽ có hành động, hay âm mưu gì xấu đối với mình không? Hắn có lợi dụng mình không? Hắn "giả bộ tốt" như vậy để làm gì?. Kết quả của sự đánh giá sai lầm này thường sẽ dẫn tới những phản ứng sai lầm và tạo ra những vấn đề lớn hơn, nghiêm trọng hơn cho cá nhân như sự thù địch, khủng hoảng, ly dị,. Trong trường hợp mà các kinh nghiệm tốt hay xấu tác động vào bạn ở mức độ cao, bạn sẽ khắc sâu vào bộ nhớ và vào cơ chế nhận diện của mình về đối tượng này là hoàn toàn tốt - hay hoàn toàn xấu - và biến điều này trở thành mặc định. Ðây là cơ chế hình thành nên những cái "KHÓA CẢM XÚC" - tức là làm cho bạn tin rằng chỉ có thể cảm nhận đối tượng theo một hướng duy nhất là tất cả mọi việc đều tốt hết, hay tất cả đều xấu hết. Ðể gỡ bỏ những cái khóa cảm xúc - mà chúng ta thường gọi là "thiện cảm" hay "ác cảm" - đòi hỏi phải có những điều kiện đặc biệt và trong những khoảng thời gian đủ lâu. Cách làm hiệu quả nhất thường là áp dụng các biện pháp tạo nên những cảm xúc có hiệu
- quả tác động ngược lại với cảm nhận "ác cảm" - hay "thiện cảm" - của cá nhân. - 18 - CUỘC ÐỜI LÀ SỰ TRAO ÐỔI VÀ MUA BÁN CÁC CẢM XÚC Bạn có được những lợi ích gì khi mua một chiếc xe gắn máy loại xịn 100 triệu đồng để thay cho chiếc xe cũ 15 triệu đồng? Tại sao các bà các cô lại ưa chuộng một cây son hàng hiệu giá 150 đô-la hơn là loại bình thường với giá 10 đô-la? Có rất nhiều lý do để trả lời, nhưng điều cơ bản ở những thứ chúng ta cần đó là một cảm giác ?được? hơn hẳn những người xung quanh, được có cái mà người khác phải ghen tỵ, được sở hữu cái mà chỉ những người ở đẳng cấp cao mới có - tóm lại là sự ngưỡng mộ của người khác. Trong trường hợp bạn mua một chiếc xe máy thời thượng hay một vật đắt tiền, cái bạn cần thực sự không phải là cái xe, mà chính là "cảm xúc hể hả, hài lòng" bạn sẽ được hưởng khi đạt được ý muốn. Ðể làm quen với một cô gái, các chàng trai luôn có những nỗ lực phi thường, không ngại tốn kém chi phí, thời gian và công sức mong
- "lấy lòng" người đẹp. Mục đích duy nhất mà các chàng ước mơ là một chút "cảm xúc tình yêu" mà nàng sẽ trả lại cho những nỗ lực của chàng, hay là những cảm xúc tốt từ sự quan tâm, yêu thương mà nàng sẽ dành cho !! Trong nhiều trường hợp trên thực tế, các đại gia sẵn sàng chi ra những khoản tiền rất lớn để mua chút "tình cảm". Ngược lại, các bà cũng sẵn lòng chi cả núi tiền cho những món trang sức xa xỉ, đắt tiền nhằm thỏa mãn cho "nhu cầu hàng hiệu" của mình. Bạn có thể nỗ lực làm việc kiếm tiền để mua những món hàng "xịn" với ý nghĩ rằng ta sẽ rất hạnh phúc khi sở hữu những thứ đó. Từ những việc đang xảy ra hàng ngày, điều mà bạn đang làm là bỏ tiền bạc, bỏ thời gian hay sức lực ra để mua, để đổi lấy những cảm xúc tốt, hay để tránh các cảm xúc xấu. Bạn cho tiền một người ăn xin để họ khỏi quấy rầy, bạn mua một cái áo mưa để khỏi bị ướt khi đi mưa, gắn hệ thống báo cháy để có cảm xúc "an toàn" tránh hỏa hoạn,. Tất cả đều vì mục đích có được những cảm xúc mong muốn. Ở những khía cạnh khác về tinh thần, sự tương tác giữa người với người thực chất cũng không có gì khác ngoài mục đích khát khao có được những cảm xúc tốt và loại bỏ được những cảm xúc xấu.
- Trong các bài giảng về chủ đề "Quản lý con người", tác giả có một bài tập dành cho học viên: Làm thế nào để sở hữu một căn nhà 500 cây vàng khi bạn chỉ có 5 cây vàng? Trong buổi đi dã ngoại tại Bình Dương, có một nhóm doanh nhân tới thăm nhà chú Tư nằm trên bờ sông Sài Gòn. Căn nhà tường 64 m2 nằm trong khu vườn 300 m2 có một thảm cỏ rất đẹp dọc bờ sông. Ðây là một vị trí lý tưởng để ngồi thư giãn vào dịp cuối tuần. Chú Tư lại là người rất dễ mến và vui tính. Khi khách ngỏ ý hỏi giá mua nhà, chú Tư không muốn bán, nhưng trước sự nài nỉ của khách, chú Tư ra giá 500 cây vàng. Ðây là mức giá quá cao để có thể mua. Vậy liệu có cách nào thật công bằng để sở hữu căn nhà chỉ với 5 cây vàng mà cả chú Tư và bạn đều hài lòng? Liệu bạn có cách nào để giải bài toán này? Bạn hãy thử suy nghĩ vài phút trước khi đọc lời giải. Lời giải lý thuyết * Bằng cách tính thông thường, bài toán sẽ không thể giải được. Lời giải cho bài toán là "mua" sự sở hữu của ngôi nhà bằng cách dùng các "cảm xúc tốt".
- Từ các giả thiết trong đề bài. Chúng ta hoàn toàn có thể đề nghị chú Tư cho phép được đến chơi vào dịp cuối tuần trong khuôn viên của ngôi nhà. Ðổi lại, chúng ta có thể dùng 1 phần trong số 5 cây vàng để sửa sang lại ngôi nhà, dọn dẹp sân vườn và quà cáp cho gia đình chú Tư. Bằng tiêu chí "mọi người đều có lợi", chúng ta sẽ luôn sẵn lòng giúp đỡ chú Tư và cả gia đình chú mỗi khi có dịp: Cho xe đưa đón chú Tư khi chú lên Sài Gòn, mời chú ghé qua thăm công ty, giúp đỡ người nhà chú Tư có việc làm ở thành phố, đề nghị chú và gia đình sử dụng nhà của bạn tại Sài Gòn như nhà mình trong những trường hợp cần thiết, giúp ý kiến cho chú Tư giải quyết các sự việc trong gia đình,. Qua thời gian, mối quan hệ thân thiết sẽ được xác lập. Bằng cách cam kết luôn giúp đỡ và tạo các cảm xúc tốt cho chú Tư và gia đình, bạn sẽ trở thành một người thân thiết của chú và gia đình. Khi mối quan hệ đã được xác lập, bạn có thể mời bạn bè về chơi "nhà của ông chú" ở Bình Dương. Như vậy, về căn bản bài toán đã được giải với các cảm xúc tốt có từ sự cam kết của bạn. Tuy tên của bạn không nằm trong giấy chứng nhận sở hữu chủ của căn nhà, nhưng trên thực tế, bạn còn sở hữu rất nhiều thứ khác lớn hơn. Bạn được cả một gia đình mới, được sử dụng một căn nhà mới, được tất cả những bạn bè và những mối quan hệ của họ.
- Làm sao để biến một "ao nước lã" thành "giọt máu đào"? Ông bà ta có câu "một giọt máu đào hơn ao nước lã". Người Trung Hoa thường áp dụng cách thức cắt máu ăn thề để mong muốn biến người khác dòng máu trở thành anh em một nhà. Thực chất đây chính là cách mà bạn cam kết luôn tạo ra các cảm xúc tốt cho người khác. Cam kết luôn là nguồn tạo cảm xúc tốt cho người khác chính là cách mà bạn có thể biến các "ao nước lã" thành những "giọt máu đào". - 19 - QUI LUẬT CÂN BẰNG CẢM XÚC - CÓ VAY CÓ TRẢ. Song song với các sự việc trên đây, chúng ta có thể thấy thêm một khía cạnh nữa của cảm xúc: Mọi người đều mong muốn xác lập sự bình đẳng trong tất cả các trường hợp. Bắt nguồn từ các phản ứng bản năng là sự tự vệ để duy trì sự tồn tại của bản thân, mỗi cá nhân sẽ có một phản xạ thích hợp trong các tình huống nhằm tạo nên lợi thế tốt nhất để có thể tồn tại.
- Theo thuyết tiến hoá của Darwin, các loài sẽ phát triển theo hướng bảo vệ sự sinh tồn và gia tăng số lượng cá thể trong loài của mình càng nhiều càng tốt. Trong một bầy thú rừng, khi một con thú bị thương, bị tai nạn thì nó sẽ nhận được sự hỗ trợ của đồng loại. Khi một cá thể nhận được sự giúp đỡ, tức nhận được một cảm xúc tốt từ một cá thể khác, nó sẽ hiểu rằng đây là "phe ta", và bản năng sẽ thôi thúc nó đáp lại bằng một phản ứng tương tự - tức làm một điều tốt tương tự, để giúp cho bầy đàn của "phe ta" mạnh hơn, giúp duy trì giống nòi tốt hơn. Ở trường hợp ngược lại, khi cá thể bị một kẻ thù gây ra một cảm xúc xấu bằng cách tấn công hay làm tổn thương. Bằng bản năng, nó cũng sẽ đáp trả lại một hành động tương tự để làm đối thủ bị suy yếu hoặc bị tiêu diệt. Do nguồn gốc của chúng ta là một loài động vật cao cấp nên con người cũng có các phản ứng theo bản năng như vậy. Trong quá trình tiến hoá, xã hội loài người đã phát triển ở mức rất cao. Trí tuệ của con người phát triển rất sâu sắc và tương ứng, tạo ra các loại cảm xúc rất tinh tế và phức tạp trong quan hệ giữa cá nhân với cá nhân và cá nhân với xã hội. Các phản ứng ăn miếng trả miếng theo bản năng được biến chuyển thành một khái niệm gọi là "SỰ CÔNG BẰNG". Trong mỗi xã hội khác nhau, mức độ công bằng
- cũng được định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên cơ chế có vay có trả - tức ăn miếng trả miếng thì luôn tồn tại và tạo thành một qui luật. QUI LUẬT CÂN BẰNG CẢM XÚC: Ðối với người bình thường, khi người khác có tác động tạo cho cá nhân một cảm xúc tốt hay xấu thì cá nhân sẽ tìm cách đáp trả lại cho người đó một cảm xúc tốt hay xấu tương tự để xác lập lại sự cân bằng về cảm xúc. Trong mỗi việc chúng ta làm, trong mỗi người hay vật mà chúng ta tác động tới đều tạo ra những giá trị cảm xúc khác nhau. Khối giá trị vô hình này cao hay thấp, có giá trị dương (+) tức cảm xúc tốt - hay giá trị âm (-) tức cảm xúc xấu - sẽ đều phụ thuộc vào cảm nhận của người bị tác động. Tương tự như tiền bạc và vật chất, khi ai đó cho chúng ta mượn, giúp đỡ ta thì nghĩa vụ của chúng ta là phải đền đáp, phải trả lại đầy đủ. Khi ai đó lấy mất của chúng ta tiền bạc hay vật chất thì chúng ta cũng sẽ tìm cách lấy lại bằng cách này hay cách khác. Do bản chất các mối quan hệ của con người là sự trao đổi và mua bán cảm xúc. Các giá trị vật chất hữu hình như của cải, tiền bạc thực chất đều được chúng ta định giá bằng các cảm xúc có được, tức các giá trị vô hình, là các cảm xúc tốt hay cảm xúc xấu. Vì vậy, dù
- cho sự vay mượn, sự trao đổi có ở dạng vật chất hay tiền bạc, hay thời gian, hay công sức nào đó thì cũng sẽ được chúng ta cảm nhận qua các giá trị cảm xúc. Nếu ai đó giúp chúng ta trông em, chúng ta có thể sẽ tìm cách trồng rau giúp họ. Nếu một cá nhân cướp tiền của chúng ta thì theo Luật Cân Bằng Cảm Xúc, chúng ta sẽ tìm cách nào đó để lấy lại tiền của, vật chất, hoặc nếu không lấy lại được thì chúng ta cũng sẽ tìm cách làm cho đối tượng bị thiệt hại, phải chịu đựng những cảm xúc tệ hại tương tự như cái cảm xúc xấu mà họ đã gây ra cho chúng ta, để thiết lập nên "sự công bằng". Qui luật Cân Bằng Cảm Xúc luôn là cơ sở nền tảng để con người thực hiện các hành vi trao đổi và mua bán cảm xúc. Tuy nhiên, trong cuộc sống, mọi người đều muốn dành lấy phần càng nhiều càng tốt, do vậy khái niệm cân bằng luôn thường xuyên bị phá vỡ. - 20 - "LUẬT NHÂN QUẢ” DƯỚI GÓC ÐỘ CỦA CẢM XÚC – QUI LUẬT ÐẦU TƯ VÀ TÍCH LUỸ CẢM XÚC Tiêu chí xã hội mà con người từ xưa tới nay mong muốn đạt được là một xã hội "công bằng và bình đẳng". Nếu tôi cho anh 5, anh sẽ trả lại tôi 5. Tôi với anh cùng làm và cùng nỗ lực, thành quả sẽ chia ra đồng đều và hợp lý theo thỏa thuận giữa đôi bên. Xã hội
- luôn mong muốn tình trạng Cân Bằng Cảm Xúc được xác lập. Nếu mọi người đều có suy nghĩ và hành xử theo tiêu chí này thì xã hội hẳn là sẽ vô cùng tốt đẹp, nhưng thực tế lại không được như vậy. Có những người luôn đòi lấy 7 và chỉ trả lại 3 - xã hội gọi họ là loại "người xấu". Những người lấy 5 và trả 5 - họ là những "người công bằng" - tức "người đàng hoàng". Còn những người chỉ lấy 3 và luôn trả 7 - tức luôn cho nhiều hơn nhận - chính là những "người tốt". Từ một nhận xét rất thú vị là trong các câu chuyện cổ tích và truyện dân gian ngày xưa, những người tốt bụng thường là người nghèo khổ, chịu nhiều bất hạnh. Nào là Bạch Tuyết, là cô bé Lọ Lem, là cô Tấm,. Còn những người xấu, độc ác thì lại luôn là những nhân vật giàu có, như chúa đất, mụ dì ghẻ hay lão nhà giàu keo kiệt,. Chuyện đương nhiên phải là như vậy. Khi bạn cho nhiều thì bạn sẽ nghèo! Còn khi bạn tham lam chỉ lấy mà không chịu trả ra thì ắt hẳn bạn sẽ trở nên giàu có.
- Nhưng theo quan niệm sống của mọi thời đại thì sự tốt bụng luôn hơn hẳn sự tham lam, tình thương thì luôn thắng điều ác. Vậy theo bạn đâu là điều khác biệt? Nên chăng sống tốt bụng và nghèo khó? Hay sống độc ác trong sự giàu có, đầy đủ vật chất? Tại sao cách sống tốt "cho nhiều hơn nhận" luôn là tiêu chí sống của mọi người? Dựa vào các hiểu biết về cảm xúc, chúng ta sẽ dễ dàng giải thích được những cơ chế tác động của "Luật nhân quả": Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả nấy - Bạn đối xử với người khác ra sao thì mọi người sẽ đối xử với bạn như vậy. Mỗi khi bạn sống tốt với mọi người - tức bạn đối xử tốt với người khác như cho họ tiền bạc, vật chất, giúp đỡ họ trong lúc khó khăn, cho họ sự cảm thông về tinh thần khi họ đau khổ, chăm sóc họ khi họ sa cơ lỡ vận,. - là bạn đã cho người khác một "cảm xúc tốt". Người nhận được sẽ mặc nhiên ghi nhận rằng họ nợ bạn một "cảm xúc tốt" và một khi nào đó có dịp họ sẽ trả lại bạn một "cảm xúc tốt" khác. QUI LUẬT ÐẦU TƯ VÀ TÍCH LŨY CẢM XÚC: Khi bạn tạo cho người khác một cảm xúc tốt bằng công sức, thời gian hay tiền bạc của mình và không đòi họ phải đáp trả - tức
- bạn đang đầu tư tạo ra những giá trị vô hình. Những giá trị này sẽ tự nảy nở, tích lũy lại tỉ lệ theo hướng tăng hay giảm tùy theo nhân cách và uy tín của bạn - Sẽ tăng lên khi bạn có nhân cách tốt và sẽ giảm đi khi bạn có nhân cách xấu. Nếu bạn không đòi, người ta sẽ không có cơ hội để trả lại cho bạn. Ðiều chắc chắn là họ người sẽ nói với mọi người rằng bạn là một "người tốt". Tên của bạn sẽ được mọi người ghi nhớ, nhân cách của bạn sẽ được mọi người trân trọng. Bất kỳ khi nào bạn cần, mọi người sẽ tìm cách giúp đỡ bạn trong khả năng của họ, và chắc chắn là không bao giờ họ muốn làm hại bạn bởi bạn là một người tốt. Nếu bạn có con, con bạn cũng sẽ được mọi người ưu ái giúp đỡ bởi vì họ còn "nợ" bạn những "cảm xúc tốt". Trong trường hợp bạn là một người tốt bụng và bạn không làm gì cả - bạn sẽ là một người tốt bụng nghèo khó - vì mọi người sẽ không có điều kiện để giúp bạn. Trong trường hợp bạn là một người tốt bụng và thông minh, bạn nỗ lực trong công việc kinh doanh, chắc chắn bạn sẽ sớm thành công, bởi mọi người sẽ ủng hộ bạn, mọi người đều muốn giúp bạn. Ai cũng mong muốn bạn trở nên khá giả vì với tính cách của bạn - bạn sẽ là một chỗ dựa tin cậy cho mọi người. Với những "người xấu" luôn tìm cách lợi dụng lòng tốt của
- người khác hoặc luôn muốn chiếm lấy phần nhiều hơn. Bằng cách hành xử như vậy, chắc chắn "người xấu" sẽ tạo ra những cảm xúc xấu như sự bực tức, sự oán hận, nỗi thất vọng, sự sợ hãi, sự căm thù,. cho người khác. Từ những người là nạn nhân của "người xấu", tiếng xấu đồn xa. Mọi người sẽ biết về những cá nhân gieo rắc cảm xúc xấu và sẽ tránh né tiếp xúc. Một số người chưa biết sẽ tiếp tục trở thành nạn nhân và họ cũng sẽ là người đưa tin về hiểm họa "người xấu". Còn một khía cạnh khác quan trọng hơn cả tác động tẩy chay "người xấu" của xã hội - đó chính là hậu quả từ bên trong. Chính con cái và những người thân thiết của bạn sẽ học, bắt chước và lặp lại theo các hành vi của bạn. Trước tất cả mọi người, bạn sẽ là người được con cái đối xử theo cách mà bạn đã làm gương cho chúng. Câu tục ngữ của người xưa chưa bao giờ sai: "Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh", "Rau nào, sâu nấy", "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng",. Chính chúng ta sẽ được hưởng những trái ngọt cảm xúc tốt hay sẽ phải gánh chịu những quả đắng cảm xúc xấu từ những gì chúng ta tạo ra cho người khác. - 21 - NHỮNG BỮA ĂN NHIỀU TRIỆU ÐỒNG VÀ SỰ THÍCH NGHI NHANH CHÓNG CỦA NÃO BỘ ÐỊNH LUẬT VỀ SỰ THÍCH NGHI
- Bộ não rất nhanh chóng thích nghi với các tác động giống nhau từ môi trường bên ngoài. Khi đã thích nghi với hoàn cảnh cũ, bộ não luôn cần có những kích thích mới để kích hoạt và duy trì sự hoạt động bình thường của cơ thể. VÒNG TRÒN THÍCH NGHI Có Nhu cầu mới => Nỗ lực để thoả mãn nhu cầu => thoả mãn được nhu cầu => não bộ thích nghi với sự thoả mãn => Có Nhu cầu mới => . Hãy xem xét trường hợp sau: Ông H.Tuy là chủ của một công ty kinh doanh hàng gia dụng
- lớn ở Ðà Nẵng. Công việc quá bận rộn, đến cuối ngày ông H.Tuy thấy rất mệt. Ông không có cảm giác đói nhưng hiểu rằng cơ thể của mình đã hết năng lượng. Ông cần phải ăn nhưng không biết phải làm sao để có được một bữa ăn ngon. Cuộc đời quả là không công bằng. Khi ông còn khoẻ, còn có thể ăn, chơi, thì ông chưa có nhiều tiền. Nay tiền bạc đã rủng rỉnh thì ông lại gặp một vấn đề lớn:"Chán". Ông chán chuyện phải đi ăn nhậu tiếp khách, nhăn mặt cười nói mỗi ngày. Do phải ăn các loại sơn hào hải vị hàng ngày nên ăn uống đối với ông nhiều khi trở nên là chuyện chẳng muốn nhưng vẫn phải làm. Phải ăn để mà sống. Ông không tiếc tiền chi ra để có được cảm giác "ngon". Kèm với rượu ngoại mắc tiền, ông đặt nhà hàng nào tôm hùm đại dương, cá mặt quỷ, hải sâm, tay gấu,. những bữa ăn tốn nhiều triệu đồng nhưng cũng không thể cho ông cảm giác ngon miệng. Ông chợt nhớ tới và cảm thấy thèm những bữa cơm "dưa cà, mắm kho, rau muống luộc" vào thủa mới khởi nghiệp nghèo khó. Tại sao có đôi lúc bạn cảm thấy chán mọi thứ? Sự thích nghi của não bộ chính là nguyên nhân của vấn đề. Chuyện dù rất vui nhưng kể mãi cũng sẽ nhàm, cơm dù ngon tới mấy nhưng ăn mãi thì cũng phải đổi món. Bộ não của chúng ta luôn có khuynh hướng tự thích nghi với những tác động của môi trường bên ngoài. Cơ chế tự thích nghi giúp
- cơ thể tự điều chỉnh trong những khả năng nhất định để đảm bảo duy trì sự sống còn khi môi trường thay đổi. Cơ chế này là một bản năng quan trọng của các loài động vật sau hàng trăm ngàn năm tiến hóa. Ở thời đại mà chúng ta còn ăn lông ở lỗ và lệ thuộc hoàn toàn vào môi trường bên ngoài thì đây là điểm ưu việt, nhưng ngày nay mọi thứ đã thay đổi. Năng lực của con người ngày nay đã phát triển vượt bậc, và có thể tác động ngược lại môi trường. Con người đã tạo ra các thiết bị để bảo vệ cho bản thân, để tránh khỏi những tác động của tự nhiên: máy điều hòa nhiệt độ, quần áo ấm, nhà cửa, tàu thủy, tàu vũ trụ,. Tuy nhiên có một thứ mà chúng ta không thay đổi được - đó là các bản năng nằm sâu trong các tế bào gen của chúng ta. Bản thân chúng ta luôn cần có sự thay đổi, cần có những tác động từ môi trường bên ngoài. Bạn có thể thấy điều này ở mọi lúc, mọi nơi. Tất cả mọi người luôn cần có sự thay đổi để có điều kiện thích nghi với cái mới. Chính cơ chế này đã đem lại cho não bộ những cảm xúc - là những món ăn không thể thiếu cho đời sống tinh thần của con người. Ở một mặt, sự thích nghi cảm xúc tạo cho chúng ta khả năng tồn tại trước sự thay đổi và các tác động của môi trường, ở mặt
- khác chính sự thích nghi là nguyên nhân tạo ra hiện tượng ÐÓI CẢM XÚC. Các cá nhân sau khi đã thích nghi với những cảm xúc cũ sẽ bị rơi vào tình trạng trì trệ, buồn tẻ và chán nản. Trong lịch sử, các vua chúa ở Trung Hoa và tại các nước Hồi giáo luôn có hàng trăm cung tần mỹ nữ. Khi Tần Thuỷ Hoàng có tới mười ngàn bà vợ thì đúng là ông ta sẽ không biết phải chọn ngủ với bà nào mỗi tối. Các món ăn dành cho vua có tới vài chục loại mỗi bữa và được thay đổi liên tục. Vua muốn gì là được nấy. Mọi thứ đều sẵn sàng để tạo cho Vua những cảm xúc tốt cần thiết. Vậy mà trong rất nhiều trường hợp, để giải toả sự chán nản của tình trạng thừa mứa vật chất và quyền lực, Vua phải tạo ra những sự kiện động trời như bày ra những trò chơi tàn bạo, xây nên những kỳ quan thế giới, tiến hành những cuộc chiến tốn tiền và đẫm máu để tìm cho mình những cảm xúc tốt mới lạ. Với một người càng giàu có, càng nhiều quyền lực bao nhiêu thì việc tạo cho anh ta một cảm xúc tốt sẽ càng khó khăn bấy nhiêu. Nguyên nhân là do chính sự thừa thãi, sự nhàm chán do thường xuyên được đáp mọi nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày. Việc các cá nhân tự xoay sở một cách bị động và thiếu ý thức để thoát ra khỏi tình trạng đói cảm xúc sẽ tiếp tục tạo ra thêm nhiều vấn đề lớn cho cuộc sống của cả bản thân cá nhân lẫn cho tổ chức.
- Bạn cần ý thức rằng, cũng như cơ thể con người phải được nạp năng lượng, được ăn, uống mỗi ngày để sống, não bộ của chúng ta cũng cần "ăn" những cảm xúc mới, cần được nạp các món ăn tinh thần mới để sống hạnh phúc và khoẻ mạnh. - 22 - TRẠNG THÁI BÃO HÒA CẢM XÚC Khi các nhu cầu được đáp ứng đầy đủ, chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng. Khi các cảm xúc đã đầy đủ: bạn đã quá vui, bạn ăn quá ngon, bạn quá hài lòng,. đây cũng là lúc bạn đã đạt tới điểm "Bão hòa cảm xúc". Ở tình trạng bão hòa cảm xúc, tất cả tác nhân tạo cảm xúc tiếp theo sau đều bị giảm giá trị đáng kể, nếu chúng ta không thể nói là chúng trở nên vô nghĩa. Giống như khi bạn đã ăn rất no, nếu có ai mời bạn đi ăn tối thì bữa ăn đó rõ ràng là kém giá trị, và đôi khi bạn đi ăn chỉ vì muốn có một buổi nói chuyện vui vẻ hơn là món ăn. Nhưng nếu bạn đã có đủ các cảm xúc tốt cần thiết mà nguồn cung ứng cảm xúc vẫn liên tục tác động vào bạn. Trong thời điểm này, sự thừa mứa các cảm xúc quá mức cần thiết - mà trên thực tế là sự dư thừa các chất nội tiết tố trong bộ não - vượt khỏi ngưỡng kiểm soát và khả năng hóa giải của não bộ.
- Trạng thái này sẽ làm não bộ của bạn bị bội thực thừa cảm xúc. Các kích thích tạo cảm xúc tốt lúc ban đầu, lúc này lại trở thành tác nhân gây ra sự khó chịu, trở thành sự độc hại cho bộ não của bạn. Khi vượt qua khỏi ngưỡng giới hạn tình trạng "bão hòa cảm xúc", sự dư thừa quá mức cần thiết các nội tiết tố sẽ biến những cảm xúc thừa thành một loại tác động có hại cho não bộ. Trong nhiều trường hợp bạn không ý thức về nhu cầu của người khác. Khi nhu cầu của họ đã được đáp ứng, hoặc họ hoàn toàn không có nhu cầu, nhưng bạn vẫn cố ý ép họ phải nhận cái mà bạn muốn cho họ, thực chất là bạn đang tạo cho họ một cảm xúc xấu chứ không phải một cảm xúc tốt như bạn tưởng. Sự bão hòa cảm xúc chính là hiện tượng thích nghi cảm xúc toàn phần. Ðây chính là nguyên nhân tạo ra những cơ hội mới và cả những vấn đề mới cho xã hội. - 23 - SỰ SO SÁNH HƠN THUA GIỮA CÁC CÁ NHÂN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ QUI CHIẾU CẢM XÚC Sống ở một xã hội mà sự ganh đua và cạnh tranh ngày càng gay gắt, chúng ta luôn tự làm khó mình trong việc tạo ra cách cảm xúc tốt cho bản thân bằng những phản xạ có điều kiện. Nói cách khác,
- chúng ta đang là nô lệ tinh thần cho các thói quen, các phản xạ có điều kiện của mình, trong chính cái xã hội mà ta đang sống. Chúng ta sống theo ý muốn của những người giàu có, chúng ta cố bắt chước họ trong mọi thứ bởi cuộc sống đầy đủ vật chất của họ chính là thứ mà mọi người ao ước. Người giàu có luôn bỏ tiền ra để mua những thứ "hàng hiếm", "đồ xịn" với giá trên trời và làm cho mọi người phải ngưỡng mộ. Cuộc sống vật chất làm đa số trong chúng ta bị choáng và không ý thức được những giá trị đích thực của sự vật. Rất nhiều người sống tại các nước đã phát triển, với mức thu nhập vài ngàn đô la mỗi tháng mà vẫn than thở về các khó khăn, các vấn đề bức xúc trong cuộc sống tinh thần của họ. Họ cũng khổ sở, chật vật về tinh thần chẳng kém gì với hoàn cảnh đời sống tinh thần của chúng ta - là những người ở các nước đang phát triển với mức thu nhập ít hơn vài chục lần. Ðiều làm cho hầu hết mọi người hạnh phúc chính là cảm giác "được hơn" người ở bên cạnh: Nhà mình đẹp hơn nhà hàng xóm, con tôi học giỏi hơn con người khác, tôi có giàu hơn người khác, tôi "bảnh" hơn người khác,. Vấn đề cốt lõi là tôi có được cái mà người khác không có và tôi muốn mọi người trầm trồ về điều này.
- Các cảm xúc của cá nhân được tạo ra dựa trên sự so sánh theo một hệ qui chiếu mà cá nhân tự định ra. Nếu mức sống 5 triệu đồng mỗi tháng chả có ấn tượng gì đối với một anh chủ doanh nghiệp thì đó lại là cả một gia tài của người công nhân bình thường. QUI LUẬT VỀ HỆ QUI CHIẾU CẢM XÚC Cảm xúc sẽ thay đổi khi chúng ta thay đổi hệ qui chiếu cảm xúc mình. Tùy theo hệ qui chiếu cảm xúc của cá nhân mà cảm xúc được tạo ra sẽ tốt hơn nếu hệ qui chiếu thấp hơn, hay xấu hơn khi hệ qui chiếu cao hơn so với tác nhân tạo cảm xúc. Xem một câu chuyện nhỏ sau đây: "Trong quán nhỏ có một thanh niên ngồi uống nước và đau khổ ngặm nhấm cuộc đời. Anh chàng Quy này cảm thấy cuộc đời thật bất công. Cũng tốt nghiệp đại học loại tầm tầm, chạy khắp nơi mới xin được một chỗ làm với mức lương khiêm tốn một triệu rưỡi mỗi tháng. Phải chi tiêu bao nhiêu món nên lúc nào cũng thiếu. Nhu cầu thì mênh mang mà thu nhập lại quá eo hẹp. Nhìn sang quán nhậu bên cạnh thấy một đám doanh gia cụng ly, dô dô mà thấy sao đời khổ quá. Một tiếng "ầm" bất chợt nổi lên phá vỡ bầu không gian náo nhiệt. Mái hiên che mưa bằng bê-tông của quán bên cạnh sập xuống.
- Trước sự sững sờ của mọi người, toàn bộ bàn nhậu của đám dân kinh doanh bị đè bẹp. Không một tiếng động hay dấu hiệu nào của những người bị mái hiên đè lên. Quy rùng mình. May mà không phải là mình ngồi ở đó. Ngẫm đi ngẫm lại, Quy thấy mình còn quá may mắn. Dù gì thì mọi thứ cũng ổn định. Số phận con người biết thế nào là đủ. So với mấy người bị tai nạn thì Quy còn may mắn hơn rất nhiều." Câu chuyện ở đây cho thấy rằng: sướng hay khổ đều là do cách chọn hệ qui chiếu cảm xúc để bạn so sánh bản thân với các cá nhân khác. Lúc đầu hệ qui chiếu của Quy là cuộc sống dư thừa tiền bạc của người khác và Quy cảm thấy đau khổ vì không được như họ. Ngay sau đó, hệ qui chiếu được thay đổi thành chuyện sống hay chết và Quy cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều bởi thấy rằng mình vẫn còn sống khỏe mạnh, không bị chết thảm như mấy người ngồi bên cạnh. Theo quan niệm của Phật giáo : "Tham - Sân - Si là bể khổ của cuộc đời". Ða số chúng ta đều đem những điều kiện của một số người hơn chúng ta, hoặc những người nổi tiếng, giàu có ra làm hệ qui chiếu để so sánh. Việc so sánh này tạo cho chúng ta lòng "tham" tức sự ham muốn có những thứ mà mình không thể có được vào lúc này. Từ lòng tham sẽ đưa đến sự ganh tị (tức sân), sự ganh tị khi lên
- đến cao độ sẽ trở thành sự mê muội, mù quáng (tức si). Trong tình trạng này, con người sẽ không thấy được điều gì khác ngoài ý muốn duy nhất là phải có được cái mình muốn bằng mọi giá. Khi đã có được thứ mình cần, sự so sánh lại làm phát sinh ra lòng tham mới và đẩy con người vào một vòng luẩn quẩn không bao giờ thoát ra được. Vì vậy cuộc đời của những người rơi vào vòng "tham-sân-si" chắc chắn sẽ là một bể khổ không có đáy. Cách tốt nhất để tránh rơi vào bể khổ đau là hãy ý thức về giá trị nội tại của bạn. Tùy theo sự tự so sánh của bạn với những tiêu chí - những hệ qui chiếu mà bạn chọn sẽ giúp bạn thấy hạnh phúc hay đau khổ, sẽ hài lòng hay bực bội. Luôn có nhiều điều mà bạn có thể tự hào về bản thân mình. Có rất nhiều điều bạn có thể làm được nhưng lại không dám bởi không có đủ sự tỉnh táo để nhận định lại hoàn cảnh. Ða số chúng ta đều đưa ra những mục tiêu cho sự phấn đấu và sự khát khao của mình. Việc khao khát đạt được những ước muốn sẽ thúc đẩy chúng ta nỗ lực hơn, những cảm nhận về sự thua kém sẽ tạo cho chúng ta các cảm xúc xấu. Sự ghen tỵ ở mức độ cao sẽ tạo cảm xúc rất xấu như tức tối, không hài lòng, bực dọc,. mà kết quả sẽ gây cho chúng ta hàng loạt những tổn hại về thể chất cũng như về tinh thần. Cách tốt nhất để giải tỏa các cảm xúc xấu này thật đơn giản:
- Hãy sống thanh thản với thực tế và tự tin, nỗ lực hướng tới tương lai, đừng ganh tị và hãy chọn những đối tượng phù hợp với mình để so sánh. Hoặc bạn có thể so sánh ở diện rộng hơn, với tất cả mọi người tại nơi mình sống, với tất cả các quốc gia khác, với hàng trăm triệu người đang sống rất cực khổ và chật vật trên thế giới này. Ðây chính là cách mà các thánh nhân luôn ý thức thực hiện. Nên tự ý thức về các giá trị tinh thần của bạn. Hãy tin tưởng vào năng lực của bản thân rằng chúng ta không phải là một người bỏ đi, để mình có thể ngẩng mặt lên tự hào với những gì đã đạt được trong cuộc sống. - 24 - TIỀN, QUYỀN VÀ SỰ LẠC LỐI VỀ CẢM XÚC Thông thường thì mục tiêu của hầu hết mọi người trong cuộc sống là "Tiền" và "Quyền". Có tiền ta sẽ dễ dàng mua được nhiều thứ để thỏa mãn nhu cầu và từ đó sẽ có được các cảm xúc tốt, để được "hạnh phúc". Khi có quyền ta cũng sẽ dễ dàng ra lệnh hoặc được người khác phục vụ, đáp ứng những yêu cầu, những nhu cầu của chúng ta và cho ta các cảm xúc tốt. Tiền và quyền thực chất chỉ là những công cụ cần thiết để chúng ta tạo ra được những cảm xúc tốt và loại trừ cảm xúc
- xấu. Nhiều người thường cho rằng phải có nhiều tiền thì mới có hạnh phúc. Có nhiều tiền thì chúng ta sẽ mua được nhiều cảm xúc tốt. Nhưng cuộc sống có nhiều tiền chưa hẳn sẽ là tốt, khi mà bạn không hiểu biết về cảm xúc. Bạn hãy thử đặt mình vào trường hợp là một người vừa trúng số bạc tỉ và trở nên giàu có. Cách bạn xử sự với những người xung quanh sẽ làm cho bạn trở nên hạnh phúc hay đau khổ cùng cực, chứ không phải vì đống tiền mà bạn mới có được. Nếu bạn lo sợ phải chia tiền với người thân, với họ hàng thì đó quả là tai họa. Bà con họ hàng và bạn bè có thể sẽ nhờ vả, muốn bạn giúp đỡ, con cái trong nhà sẽ xin bạn mua cái này, cái khác, bản thân bạn sẽ phải thay đổi cách sống, khi bạn nghĩ mình đã giàu rồi. Bạn từ chối không muốn cho mọi người vay tiền, bạn sẽ né tránh bạn bè vì không muốn bỏ tiền ra đãi họ thường xuyên, và bạn còn gặp rất nhiều trường hợp phiền toái khác. Cảm giác sung sướng vì trúng số sẽ qua đi rất nhanh và bạn cần phải đối mặt với nhiều trách nhiệm và nhiều vấn đề mới từ cuộc sống của một người giàu có. Chuyện tương tự khi bạn có quyền lực do đang giữ một chức vụ cao cấp nào đó. Tất nhiên bạn sẽ có được những đặc quyền đặc lợi và người khác phải chăm sóc, phục vụ bạn. Ðiều này sẽ mang lại
- cho bạn cảm xúc tốt trong những chừng mực nhất định. Theo định luật về sự thích nghi, những điều kiện tạo ra cảm xúc tốt mà bạn có được sẽ nhanh chóng trở thành chuyện thường tình, chả có gì đặc sắc. Bạn sẽ phải đối mặt với những trách nhiệm nặng nề trong quyền hạn của mình. Khi đã thích nghi với hoàn cảnh, bạn sẽ mong muốn có những thứ khác hơn thế nữa. Thực tế cái mà chúng ta cần chính là có thêm nhiều cảm xúc tốt và tránh né, giảm thiểu các cảm xúc xấu. Tiền bạc hay quyền lực chỉ là các công cụ để giúp chúng ta đạt được điều đó. Sống trong sự tương tác liên tục giữa cá nhân và môi trường bên ngoài, chuỗi cảm xúc của chúng ta được tạo nên khi chúng ta phản ứng lại những tác động từ môi trường, đăc biệt là từ quan hệ của chúng ta với các cá nhân và các tổ chức. Do nhu cầu có được cảm xúc tốt nhưng lại không nắm được bản chất của các nhu cầu, đa số mọi người đều nỗ lực nhắm tới những mục tiêu như có tiền, có quyền chức - là những thứ mà mọi người tưởng rằng sẽ đáp ứng cho chúng ta tất cả các nhu cầu trong cuộc sống. "Tiền" hay là những cảm xúc tốt mà tiền có thể mua được? "Tiền" hay những vấn đề tai hại, những ràng buộc do tiền gây ra?