Bệnh suy giáp bẩm sinh - Những điều cần biết
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bệnh suy giáp bẩm sinh - Những điều cần biết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- benh_suy_giap_bam_sinh_nhung_dieu_can_biet.pdf
Nội dung text: Bệnh suy giáp bẩm sinh - Những điều cần biết
- Dành cho cha mẹ có con mắc bệnh suy giáp bẩm sinh BÊNH SUY GIÁP BẨM SINH Những điều cần biết
- MỞ ĐẦU • Bác sĩ đã khám và chẩn đoán con của quý vị mắc bệnh suy giáp bẩm sinh. • Nghe thì đáng sợ nhưng thực sự có đáng sợ hay không ?
- • Suy giáp bẩm sinh là bệnh không thường gặp 1/3000 -1/4000 • Bệnh có cách để điều trị. • Trẻ sơ sinh mắc bệnh suy giáp khi được điều trị sớm thường có trí tuệ và sức khỏe bình thường. • Khi lớn lên trẻ có thể làm việc tốt, lập gia đình và có con cái bình thường. • Để duy trì được tình trạng sức khỏe tốt như vậy, bệnh nhân phải được uống thuốc và tuân thủ suốt cả cuộc đời, là một phần không thể thiếu trong đời sống.
- Tuyến giáp là tuyến nội tiết đơn, có 2 thuỳ. Tuyến giáp được tưới máu 4-6 ml/1’/ gr mô Mô giáp gồm những tiểu thuỳ, được tạo thành từ 30- 40 nang giáp . Nang giáp có dạng hình cầu, được tạo nên bởi một lớp tế bào duy nhất. Khoang rỗng ở giữa, chứa đầy chất keo Thyroglobulin (TG). Các tế bào nang tuyến sản xuất ra Thyroxin.
- - Thuốc điều trị bệnh này có sẵn tại tất cả các cơ sở y tế, và giá không đắt. - Suy giáp bẩm sinh là một bệnh không làm cho người bệnh tật nguyền, đần độn nếu điều trị đúng. - Có những bệnh khác còn nặng nề hơn bệnh suy giáp bẩm sinh. - Hiện nay có các bác sĩ Nhi khoa, các điều dưỡng và chương trình sàng lọc sẽ trợ giúp cho cha mẹ các cháu và gia đình.
- ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH SUY GIÁP BẨM SINH • Đây là bệnh bẩm sinh – có nghĩa là sinh ra đã mắc bệnh rồi • Liên quan đến các kích tố hay là các hormon của tuyến giáp. • Trẻ em mắc bệnh suy giáp bẩm sinh khi sinh ra đã có tuyến giáp không tiết ra hay tiết không đủ các kích tố giáp
- BỆNH SUY GIÁP BẨM SINH - Kích tố (hormon) giáp là chất cần thiết cho não bộ và cơ thể phát triển từ khi sinh cho tới lớn. - Nếu bị thiếu, não và cơ thể không phát triển. - Trẻ bị ngu đần và lùn không lớn lên được. - Phát hiện bệnh sớm và điều trị từ trong vòng hai tuần đầu sau sinh thì trẻ phát triển bình thường
- Kích tố ( hormon ) là gì ? - Kích tố hay là các “ sứ giả “ mang các hóa chất trong cơ thể người. - Chúng được tạo ra từ một tuyến nội tiết hay là tuyến sản xuất kích tố ở một nơi - Nhưng lại hoạt động ở nơi khác trong cơ thể. • Ví dụ như kích tố nữ được tạo ra ở buồng trứng mà lại hoạt động ở nơi khác như làm cho ngực phát triển, có kinh nguyệt -Có nhiều loại kích tố khác nhau và có nhiều tuyến nội tiết khác nhau. - Mỗi tuyến nội tiết làm ra những kích tố đặc biệt riêng.
- Tuyến giáp là gì ? - Tuyến giáp ở phía trước cổ, - Trọng lượng khoảng 10-20gr - Có 2 thùy - Hình dạng như con bướm - Phía trước có lớp da và cơ thịt - Phía sau giáp khí quản.
- Kích tố giáp ( hormon ) là gì ? • Kích tố của tuyến giáp chủ yếu là tyroxin được hình thành từ tyrosin và iot. Tác dụng của kích tố của tuyến giáp • Tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng. • Kích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh. Nếu tuyến giáp hoạt động không tốt • Thiếu kích tố của tuyến giáp sẽ gây suy giáp với các biểu hiện: chậm phát triển trí tuệ, và chứng đần độn, tăng trưởng chậm và gây lùn.
- Kiểm soát tuyến giáp “ Nút điều khiển” Tuyến yên Tuyến giáp được kiểm soát bởi tuyến yên Là một tuyến nhỏ bằng hạt đậu nằm ở đáy não. Nó là tuyến chủ yếu điều khiển các tuyến nội tiết khác tương tự như một người nhạc trưởng điều khiển ban nhạc
- TUYẾN YÊN VÀ KÍCH TỐ TSH • Khi tuyến giáp tiết không đủ kích tố tuyến giáp - Tuyến yên sẽ báo cho tuyến giáp tăng sản xuất thêm - bằng cách gửi đến một kích tố tên là TSH làm tuyến giáp mạnh hơn. • Kích tố TSH duy trì ở mức độ cao trong suốt cả thời gian bệnh nhi không được điều trị. • Do đó, xét nghiệm kích tố TSH tăng cao trong máu trẻ sơ sinh sẽ chẩn đoán được bệnh suy giáp bẩm sinh.
- Nguyên nhân bệnh suy giáp bẩm sinh Nguyên nhân có thể là - Do tuyến giáp phát triển bất thường, + một lỗi bẩm sinh trong phát triển tuyến giáp - hay rối loạn hoạt động chức năng tuyến giáp - hay thiếu chất i-ốt.
- Chẩn đoán bệnh suy giáp bẩm sinh Trẻ sơ sinh • Lấy máu gót chân của trẻ sau sinh để xét nghiệm kích tố TSH Trẻ lớn, dựa vào các dấu hiệu • Lùn không cân đối. • Biểu hiện phù niêm : Bộ mặt đặc biệt (2 má phị, mi mắt nặng, lưỡi dầy, mũi tẹt), tiếng khóc hoặc nói bị khàn. • Chậm phát triển tinh thần và vận động. • Da vàng, cứng, sáp và lạnh. • Tóc khô, thưa và dễ gẫy. • Táo bón kinh niên.
- Biểu hiện lâm sàng
- ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY GIÁP BẨM SINH • Suy giáp bẩm sinh là bệnh phải mang suốt đời và điều trị suốt đời không thể dứt điều trị được. • Tuy nhiên chúng ta thay thế kích tố tuyến giáp bị thiếu hụt bằng những thuốc viên. • Những viên thuốc này sẽ cần phải uống suốt đời, ngay khi trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. • Bệnh nhi không cần phải ăn uống theo chế độ kiêng cữ gì cả.
- THUỐC MEN • Thuốc tuyến giáp có trên thị trường là các chế phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. • Levothyroxin và Liothyronin được tổng hợp. • Mặc dù có nhiều chế phẩm hormon tuyến giáp, nhưng phần lớn các bác sỹ dùng levothyroxine (T4). • Thuốc levothyroxine (T4) đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa và tǎng trưởng, đặc biệt quan trọng trong phát triển hệ thần kinh trung ương ở trẻ sơ sinh. • Có tác dụng tương đương với kích tố giáp tự nhiên, Hấp thu qua ruột • Dùng liều duy nhất, vào buổi sáng trước bữa ăn 30 phút đến 1 giờ.
- Liều lượng thuốc • Liều thuốc cần chính xác đối với mỗi trẻ mỗi khác, là do cân nặng, tuổi và mức độ bệnh khác nhau. • Do đó, gia đình không nên tự ý cho trẻ uống thuốc mà cần đưa trẻ khám lại đều đặn theo hẹn. • Bác sỹ sẽ tính liều lượng thuốc cho từng bệnh nhân, dựa vào kết quả xét nghiệm • Liều lượng thuốc sẽ được tăng lên theo sự tăng trưởng của trẻ.
- Tác dụng phụ của thuốc • Các phản ứng có hại chủ yếu do uống quá liều gây cường giáp. • Uống thiếu thuốc thì bệnh suy giáp nặng thêm. • Nên dùng đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ.
- XÉT NGHIỆM MÁU • Xét nghiệm máu nhằm mục đích xác định liều thuốc vừa đủ tránh dư thừa hay thiếu thuốc. • Xét nghiệm máu đo nồng độ TSH và kích tố giáp. • Khi TSH tăng cao, kích tố giáp thấp có nghĩa là bệnh nhi thiếu thuốc cần phải tăng thêm liều lượng thuốc uống.
- KHÁM LẠI • Thời gian khám lại: Theo lịch hẹn của bác sĩ, thông thường: – Hàng tuần trong giai đoạn sơ sinh – Hàng tháng trong năm đầu – Mỗi hai tháng trong năm thứ hai và thứ ba – Có thể 3- 6 tháng trong các năm sau đó - Bác sĩ sẽ khám toàn thể cho trẻ, đo chiều cao, đánh giá trị tuệ, xét nghiệm máu và tuổi xương. - Dựa vào kết quả khám lại mà bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc cho trẻ.
- XÉT NGHIỆM MÁU • Xét nghiệm máu cho bệnh nhân suy giáp nhằm mục đích xác định liều thuốc vừa đủ tránh dư thừa hay thiếu thuốc. • Xét nghiệm máu đo nồng độ TSH và kích tố giáp. • Khi TSH tăng cao, kích tố giáp thấp có nghĩa là bệnh nhi thiếu thuốc cần phải tăng thêm liều lượng thuốc uống.
- TUỔI XƯƠNG • Chụp phim ở đầu gối ở trẻ sơ sinh hay cổ tay và bàn tay trái ở trẻ lớn • Giúp bác sỹ đánh giá tăng trưởng tốt và sự thiếu hụt trong tăng trưởng xương ở trẻ em. • Nếu điều trị đúng liều thuốc thì tuổi xương của trẻ sẽ bình thường theo lứa tuổi. • Nếu điều trị muộn hay thiếu thuốc thì tuổi xương giảm so với tuổi, hệ xương không phát triển tốt.
- XIN CẢM ƠN SỰ LẮNG NGHE CỦA QUÍ VỊ