Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính-COPD - ThS. Nguyễn Phúc Học

pdf 33 trang phuongnguyen 4252
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính-COPD - ThS. Nguyễn Phúc Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbenh_phoi_tac_nghen_man_tinh_copd_ths_nguyen_phuc_hoc.pdf

Nội dung text: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính-COPD - ThS. Nguyễn Phúc Học

  1. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH - COPD Mục tiêu học tập, sau khi học bài này, sinh viên có khả năng: 1. Nêu được nguyên nhân và sinh lý bệnh học của COPD. 2. Nêu được các triệu chứng của COPD 3. Nêu được phân loại và nguyên tắc điều trị COPD CẬP NHẬT TỪ: GOLD & HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 2866/QĐ-BYT ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 1
  2. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 1.Định nghĩa & nguyên nhân 1.1.Định nghĩa (Theo HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH - Ban hành kèm theo Quyết định số 2866/QĐ-BYT ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế): Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý hô hấp mạn tính có thể dự phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không có khả năng hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các hạt bụi hoặc khí độc hại mà trong đó khói thuốc lá, thuốc lào đóng vai trò hàng đầu. Theo GOLD 2011: 2
  3. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 1.2 Nguyên nhân 3
  4. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 2. Yếu tố nguy cơ, cơ chế bệnh sinh & sinh lý bệnh 2.1. Yếu tố nguy cơ 2.1.1. Hút thuốc lá, thuốc lào Là nguyên nhân chính của bệnh và tử vong do COPD. Khoảng 15% số những người hút thuốc có triệu chứng lâm sàng của COPD. 80- 90% các bệnh nhân COPD đều có hút thuốc. Trẻ em trong gia đình có người hút thuốc lá bị các bệnh cao hơn 2.1.2. Các yếu tố khác Yếu tố môi trường: - Ô nhiễm môi trường: tiếp xúc với bụi và hoá chất nghề nghiệp (hơi, chất kích thích, khói); ô nhiễm không khí trong và ngoài nhà (khói bếp do đun củi, rơm, than ). - Nhiễm trùng đường hô hấp: nhiễm vi rút, đặc biệt vi rút hợp bào hô hấp có khả năng làm tăng tính phản ứng phế quản, tạo cơ hội cho bệnh phát triển. Yếu tố cá thể: - Tăng tính phản ứng của phế quản: là yếu tố nguy cơ làm phát triển bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn, gặp ở 8- 14% người bình thường. - Thiếu alpha1- antitrypsine: là yếu tố di truyền gây COPD. - Tuổi: Tỷ lệ bệnh gặp cao hơn ở người già. 4
  5. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 2. Cơ chế bệnh sinh 2.1 Phản ứng viêm được khuếch đại: Thuốc lá kích hoạt đại thực bào và tế bào thượng bì sản xuất ra TNFalpha và một số chất trung gian gây viêm như IL8 và ILB4. 2.2 Sự tham gia của các tế bào viêm: Đặc trưng của COPD là mô hình đặc hiệu của viêm với sự tham gia của bạc cầu trung tính, đại thực bào và lympho . 2.3 Stress oxy hóa: Trong COPD có một sự mất quân bình rõ ràng chất oxy hóa và chất chống oxy hóa, trong đó chủ yếu là các chất oxy hóa, đó là hydrogen peroxide (H2O2) và nitric oxide (NO). 2.4 Mất cân bằng protease-antiprotease: Thiếu alpha1 antitrypsine là môt chất ức chế một số proteine thuyết thanh như neutrophile elastase làm gia tăng nguy cơ gây khí phế thủng; elastin là một thành phần chính của thành phế bào bị huỷ bởi neutrophile elastase. Sự mất quân bình giữa proteinase và antiproteinase nội sinh có thể gây nên sự phá huỷ phổi và có thể xảy ra do sự suy giảm hoạt tính của antiproteinase do stress oxy hoá, do thuốc lá và có thể do những yếu tố nguy cơ khác của COPD. 5
  6. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 2.3 Sinh lý bệnh 2.3.1 Hạn chế luồng khí thở ra và ứ khí ở phổi Sự giới hạn lưu lượng khí thở không hồi phục, một số ít có thể hồi phục, do hiện tượng tái cấu trúc, xơ hóa và hẹp đường thở nhỏ. Sự giới hạn lưu lượng khí được biểu hiện bởi sự giảm FEV1 và tỉ FEV1/FVC trong đó tỉ FEV1/FVC giảm thường là dấu hiệu đầu tiên của sự giới hạn lưu lượng khí. 2.3.2 Giảm trao đổi khí ở phế nang Sự mất quân bình giữa thông khí / tưới máu là cơ chế chủ yếu do tổn thương thành đường thở ngoại vi và khí phế thủng. Ở những bệnh nhân bị COPD nặng, tình trạng thiếu oxy gây co các động mạch khẩu kính nhỏ và các tiểu động mạch. 2.3.3 Tăng tiết nhầy Sự tăng tiết chất nhầy là do sự kích thích các tuyến tiết chất bởi những chất trung gian gây viêm như leucotrien, proteinase và neuropeptides. Những tế bào lông bị dị sản dạng vảy dẫn đến sự suy giảm hệ số thanh thải nhầy - lông. 6
  7. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 2.3.4 Tăng áp lực mạch máu phổi Tăng áp phổi xảy ra chậm trong diễn tiến của COPD (Giai đoạn III), sau đó là tâm phế mạn. Những yếu tố gây nên tăng áp phổi là sự co mạch, sự tái cấu trúc những động mạch phổi. Sự tăng áp phổi và sự giảm hệ thống mạch máu phổi do khí phế thủng có thể dẫn đến phì đại thất phải và suy tim phải 2.3.5 Biểu hiện ngoài phổi Suy kiệt (do giảm khối mỡ tự do), yếu cơ xương (do giảm khối cơ xương) loãng xương, trầm cảm, thiếu máu dai dẳng 2.3.6 Đợt kịch phát (đợt cấp) Nguyên nhân thúc đẩy: phần lớn là nhiễm khuẩn [VR (50%), VK ( S.pneumoniae, H. influenzae và M.Catarrhalis) ] và ô nhiễm không khí. Hiếm gặp: tắc mạch phổi, TKMP, suy tim trái, loạn nhịp , rối loạn chuyển hoá, nhiễm trùng. Ho khạc đờm nặng lên, đờm vàng đục, có thể sốt, khó thở tăng lên 7
  8. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 2. Triệu chứng 3.1Triệu chứng Lâm sàng Triệu chứng chức năng Ho: Ho mạn tính, thường là triệu chứng đầu tiên của COPD, Lúc đầu ho cách khoảng, nhưng sau đó ho xảy ra hằng ngày, thường suốt cả ngày, ít khi ho ban đêm. Một số trưường hợp, sự giới hạn lưu lượng khí có thể xảy ra mà không ho. Khạc đờm: Với số lượng nhỏ đàm dính sau nhiều đợt ho. Khó thở: Là triệu chứng quan trọng của COPD và là lý do mà hầu hết bệnh nhân phải đi khám bệnh, khó thở trong COPD là một loại khó thở dai dẳng và xảy ra từ từ, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức như đi bộ hay chạy lên thang lầu, khi chức năng phổi bị giảm, khó thở trở nên nặng hơn và bệnh nhân không thể đi bộ được hay không thể mang một xách đồ ăn, cuối cùng là khó thở xảy ra trong những hoạt động hằng ngày (mặc áo quần, rửa tay chân hay cả lúc nghỉ ngơi) 8
  9. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y Triệu chứng thực thể Khám thực thể ít có giá trị trong chẩn đoán COPD. Những triệu chứng thường gặp là: • Tím trung ương. • Các khoảng gian sườn nằm ngang, lồng ngực hình thùng. • Dấu hiệu Hoover (dẹt 1/2 cơ hoành phối hợp với sự thu lại vào trong nghịch lý của đáy lồng ngực trong kỳ hít vào). • Tần số thở lúc nghỉ > 20 lần / phút, nhịp thở nông. • Bệnh nhân thở ra với môi mím lại với mục đích làm chậm lại luồng khí thở ra để có thể làm vơi phổi có hiệu quả hơn. • Nghe phổi âm phế bào giảm, có ran wheezing. 9
  10. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 3.2 Chức năng thông khí phổi Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ nặng của COPD. Rối loạn thông khí tắc nghẽn không phục hồi hoàn toàn với nghiệm pháp giãn phế quản với 400 mcg salbutamol hoặc 80mcg ipratropium khí dung hoặc phun hít với buồng đệm, 30 phút sau đo lại, vẫn thấy chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) <70% hoặc chỉ số Tiffeneau (FEV1/VC) <70%. Đây là tiêu chuẩn chẩn đoán quan trọng nhất. Khí máu: PaO2 giảm, PaCO2 tăng ở thể nặng. Cần làm khí máu khi FEV1<40%. 3.3 Các xét nghiệm khác 3.3.1. X quang phổi thường: Giai đoạn đầu đa số bình thường, giai đoạn sau có biểu hiện Tăng đậm các nhánh phế huyết quản, "phổi bẩn“ 3.3.2. Chụp CT scanner: Dấu hiệu khí phế thũng, Các dấu hiệu tổn thương khác thâm nhiễm nhu mô, tổn thương phổi kẽ, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, dày dính màng phổi 3.3.3. Điện tâm đồ: Có thể bình thường, ngay ở một số ca bệnh nặng. Giai đoạn muộn có thể thấy các dấu hiệu của dày thất phải, nhĩ phải 3.3.4. Siêu âm tim: Nhằm đánh giá mức độ tăng ALĐMP, suy tim trái phối hợp. 10
  11. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 4. Phân loại & tiến triển 4.1 Đánh giá, phân loại theo giai đoạn (Theo GOLD, 2007) Phân loại COPD Theo tổ chức GOLD 2014, COPD được đánh giá dựa theo các yếu tố sau đây: (1) mức độ khó thở bởi thang điểm mMRC và ảnh hưởng của COPD lên cuộc sống bằng thang điểm CAT, (2) số đợt cấp phải nhập viện trong năm, (3)chức năng hô hấp tính bằng FEV1, (4) số bệnh đồng mắc. Từ các yếu tố trên bệnh nhân được phân làm 4 giai đoạn A,B,C,D. Đánh giá triệu chứng Triệu chứng của bệnh nhân được đánh giá bằng 2 thang điểm mMRC(modified Medical Research Council) và thang điểm CAT (COPD Assessment Test) 11
  12. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y ĐÁNH GIÁ COPD VỚI BẢNG ĐIỂM MMRC (MODIFIED MEDICAL RESEARCH COUNCIL) 12
  13. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y ĐÁNH GIÁ COPD VỚI BẢNG ĐIỂM CAT (COPD ASSESSMENT TEST) Thang điểm CAT gồm 8 câu hỏi, cho bệnh nhân tự đánh giá mức độ từ nhẹ tới nặng, mỗi câu đánh giá có 6 mức độ, từ 0-5, tổng điểm từ 0->40 Y, bác sỹ hướng dẫn bệnh nhân tự điền điểm phù hợp vào ô tương ứng. Bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi bệnh tương ứng với mức độ điểm như sau: 40-31 điểm: ảnh hưởng rất nặng; 30- 21 điểm: ảnh hưởng nặng; 20-11 điểm: ảnh hưởng trung bình; ≤ 10 điểm: ít ảnh hưởng. 13
  14. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y Tóm lại dựa vào các yếu tố trên COPD được phân làm 4 nhóm sau: Nhóm A: Nguy cơ thấp, triệu chứng ít, đặc trưng với GOLD 1 hoặc GOLD 2 (giới hạn đường thở nhẹ hoặc trung bình), và /hoặc có 0-1 đợt cấp trong một năm, không có đợt cấp phải nhập viện, và thang điểm CAT < 10 hoặc mMRC từ 0-1. Nhóm B: Nguy cơ thấp, triệu chứng nhiều, đặc trưng với GOLD 1 hoặc GOLD 2 (giới hạn đường thở nhẹ hoặc trung bình), và /hoặc có 0-1 đợt cấp trong một năm, không có đợt cấp phải nhập viện, và thang điểm CAT ≥ 10 hoặc mMRC ≥ 2. Nhóm C: Nguy cơ cao, triệu chứng ít, đặc trưng với GOLD 2 hoặc GOLD 3 (giới hạn đường thở nặng hoặc rất nặng), và /hoặc có ≥ 2 đợt cấp trong một năm, có ≥ 1 đợt cấp phải nhập viện, và thang điểm CAT < 10 hoặc mMRC từ 0-1. Nhóm D: Nguy cơ cao, triệu chứng nhiều, đặc trưng với GOLD 2 hoặc GOLD 3 (giới hạn đường thở nặng hoặc rất nặng), và /hoặc có ≥ 2 đợt cấp trong một năm, có ≥ 1 đợt cấp phải nhập viện, và thang điểm CAT ≥ 10 hoặc mMRC ≥ 2. 14
  15. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 15
  16. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y Đánh giá đợt cấp Đợt cấp COPD được định nghĩa khi các triệu chứng về hô hấp của bệnh nhân trở nên tệ hơn và vượt ra khỏi ngưỡng thay đổi hằng ngày dẫn đến bệnh nhân phải thay đổi thuốc. Bệnh nhân sẽ có tiên lượng xấu và nguy cơ tử vong cao nếu có hơn 2 đợt cấp hoặc 1 đơt cấp phải phải nhập viện trong năm. 4.2 Tiến triển và tiên lượng Tiến triển tự nhiên từ khi xuất hiện COPD đến Tâm phế mãn khoảng 6 – 10 năm Sau đợt cấp COPD đầu tiên, 70% tử vong trong vòng 2 năm. Sau đợt cấp tái diễn có suy hô hấp cấp, 50% tử vong trong vòng 1 năm. 16
  17. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 5.Chẩn đoán 17
  18. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 5.1. Chẩn đoán xác định Sơ đồ chẩn đoán xác định Dựa vào đo chức năng thông khí bằng hô hấp kế thấy có rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn. 18
  19. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 5.2 Chẩn đoán mức độ nặng của bệnh 19
  20. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 5.3 Chẩn đoán phân biệt 20
  21. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 6. Điều trị 6.1 Các điều trị chung 1. Ngừng việc tiếp xúc với yếu tố nguy cơ - Ngừng tiếp xúc với: khói thuốc lá thuốc lào, bụi, khói bếp củi than, khí độc 2. Cai nghiện thuốc lá, thuốc lào Ngừng hút thuốc là biện pháp rất quan trọng để không làm nặng thêm COPD. Để cai thuốc, việc tư vấn người bệnh đóng vai trò then chốt và các thuốc hỗ trợ cai giúp người bệnh dễ bỏ thuốc hơn. 3. Tiêm vắc xin phòng nhiễm trùng đường hô hấp 4. Phục hồi chức năng hô hấp 5. Các điều trị khác - Vệ sinh mũi họng thường xuyên. - Giữ ấm cổ ngực về mùa lạnh. - Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt. - Phát hiện và điều trị các bệnh đồng mắc. 21
  22. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 6.2 Điều trị trong giai đoạn ổn định 22
  23. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y Các thuôc điều trị (tương tự trong HPQ) 23
  24. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 24
  25. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 6.3 Điều trị trong giai đoạn cấp - Theo HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ COPD (Ban hành kèm theo Quyết định số 2866/QĐ-BYT ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 6.4 Tiên lượng và phòng bệnh COPD tiến triển nặng dần không hồi phục vì vậy cần điều trị sớm, tích cực để bệnh tiến triển chậm. Không hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc với các khí độc hại, ô nhiễm môi trường, tránh khói, bụi, lạnh, ẩm và tập thở bụng. Điều trị sớm các nhiễm khuẩn đường hô hấp. 25
  26. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y MỘT SỐ KHUYẾN CÁO CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI VÀ GOLD 1. Khuyến cáo 1: Nên sử dụng kháng sinh trong đợt cấp COPD nếu có các biểu hiện nhiễm trùng (sốt, khạc đờm mủ, đờm chuyển màu, bạch cầu máu tăng cao ). 2. Khuyến cáo 2: Corticosteroids: khuyến cáo điều trị prednisolone trong thời gian ngắn cho đợt cấp COPD nặng cấp tính (ví dụ: prednisolone 30 - 40mg trong khoảng 7 - 10 ngày) hoặc methylprednisolon tĩnh mạch (40- 80mg/ngày). 3. Khuyến cáo 3: Thuốc giãn phế quản dạng hít: nên dùng liều cao hơn bình thường: salbutamol, ipratropium bromide dạng hít qua máy khí dung hoặc buồng đệm. 4. Khuyến cáo 4: Liệu pháp oxy: Nếu có sẵn, nên chỉ định liệu pháp oxy để kiểm soát nồng độ từ 1-2 lít/phút để đảm bảo SpO2 > 90%. 5. Khuyến cáo 5: Aminophylline tĩnh mạch: Dựa trên những bằng chứng sẵn có, truyền aminophylline tĩnh mạch không được khuyến cáo sử dụng thường qui trong đợt cấp COPD. Mặc dù chỉ có dữ liệu từ 4 nghiên cứu, nhưng những nghiên cứu này cho thấy aminophylline truyền tĩnh mạch bằng chứng có lợi rất ít trong khi các tác dụng bất lợi tiềm ẩn nhiều hơn. 26
  27. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC DỤNG CỤ PHÂN PHỐI THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ COPD Theo HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ COPD (Ban hành kèm theo Quyết định số 2866/QĐ-BYT ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế) Thuốc dạng phun hít được sử dụng ngày càng nhiều trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp. Bình hít định liều (MDIs), bình hít bột khô (DPIs) và máy khí dung là các thiết bị phổ biến để phân bổ thuốc. Buồng đệm là thiết bị ngoài gắn với bình định liều cho phép phân bố thuốc tốt hơn. 27
  28. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 1. Bình hít định liều Bình hít định liều (MDIs) là thiết bị phun hít cầm tay dùng lực đẩy để phân bố thuốc. MDI có hộp kim loại có áp lực chứa thuốc dạng bột hoặc dung dịch, chất surfactant, propellant. van định liều. Hộp kim loại này được bọc bên ngoài bằng ống nhựa, có ống ngậm. - Ưu điểm của MDIs: dễ mang theo, khả năng phân bố đa liều, ít nguy cơ nhiễm khuẩn. - Nhược điểm: cần sự khởi động chính xác và phối hợp tốt giữa động tác xịt thuốc với hít vào. Có thể đọng thuốc ở miệng, họng sau xịt. Hình 4: Cấu tạo của bình hít định liều (MDIs) 28
  29. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 2. Bình hít bột khô Bình hít bột khô (DPI) là thiết bị được kích hoạt bởi nhịp thở giúp phân bố thuốc ở dạng các phân tử chứa trong nang. Do không chứa chất đẩy nên kiểu hít này yêu cầu dòng thở thích hợp. Các DPI có khả năng phun thuốc khác nhau tùy thuộc sức kháng với lưu lượng thở. Ưu điểm của DPI là được kích hoạt bởi nhịp thở, không cần buồng đệm, không cần giữ nhịp thở sau khi hít, dễ mang theo, không chứa chất đẩy. Nhược điểm là đòi hỏi lưu lượng thở thích hợp để phân bố thuốc, có thể lắng đọng thuốc ở hầu họng và độ ẩm có thể làm thuốc vốn cục dẫn đến giảm phân bố thuốc. Hình 8: Cấu tạo của Accuhaler 29
  30. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y Turbuhaler: ống hít có bộ đếm liều hiển thị chính xác lượng thuốc còn lại. Nếu không có bộ đếm liều, kiểm tra chỉ thị đó ở cửa sổ bên của thiết bị, khi thấy vạch đỏ là còn khoảng 20 liều. 30
  31. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y Spiriva Respimat Respimat là một dụng cụ phân phối thuốc mới với thiết kế đặc biệt giúp tạo ra các hạt mịn dưới dạng phun sương. 31
  32. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 3. Khí dung - Máy khí dung là thiết bị chuyển dung dịch thuốc thành dạng phun để tối ưu hóa sự lắng đọng thuốc ở đường hô hấp dưới. Các thuốc có thể sử dụng dưới dạng khí dung bao gồm corticosteroid, thuốc giãn phế quản, thuốc kháng cholinergic, kháng sinh, thuốc làm loãng đờm. Có 2 dạng máy khí dung là dạng khí nén và siêu âm. - Ưu điểm: sử dụng cho bệnh nhân yếu hoặc không thể sử dụng thuốc dạng xịt, hít; có thể không cần bệnh nhân phối hợp, cho phép dùng liều thuốc lớn hơn. Nhược điểm: cồng kềnh, thời gian cài đặt và sử dụng lâu hơn, giá thành cao hơn, có thể cần nguồn khí nén hoặc oxy (với máy phun tia). - Các dụng cụ bao gồm: bộ nén khí, ống đựng thuốc, ống ngậm hoặc mask và dụng cụ đo liều thuốc. 32
  33. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ CHƯƠNG 2: CÁC BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP 33