Báo chí văn chương đầu thế kỷ XX tại Việt Nam

pdf 47 trang phuongnguyen 1830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo chí văn chương đầu thế kỷ XX tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_chi_van_chuong_dau_the_ky_xx_tai_viet_nam.pdf

Nội dung text: Báo chí văn chương đầu thế kỷ XX tại Việt Nam

  1. Báo chí văn chương đầu thế kỷ XX tại Việt Nam
  2. Nam, nhìn nhận từ cấp độ mô hình Đã có một số tác phẩm quan trọng về lịch sử báo chí Việt Nam được in cho tới nay: sau cuốn sách mở đường của Huỳnh Văn Tòng, Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1930[1], trong khoảng mười năm trở lại đây đã xuất hiện những công trình đồ sộ như Từ điển thư tịch báo chí Việt Nam của Nguyễn Thành[2], Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945[3], hoặc có thể kể tới những cuốn sách của Hồng Chương nhưBáo chí Việt Nam (1985) hay Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam (1987), một cuốn khác nữa của Nguyễn Thành, Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-1945) (1984). Có một điều dễ nhận thấy là báo chí văn chương chưa có được các nghiên cứu lớn, bao quát, cặn kẽ. Để tìm hiểu về mảng này có thể dựa vào một số điểm tựa sau: thứ nhất, những trang mà các bộ văn học sử dành để viết về báo chí. Những bộ văn học sử nghiêm túc đều không thể bỏ qua mảng báo chí vô cùng quan trọng, nhưng cũng thường xuyên chỉ coi đây là một khía cạnh nhỏ, nói lên đời sống văn học nhiều hơn là có giá trị với tư cách là tác phẩm văn chương. Trong số các tác giả chuyên viết lịch sử văn học, người để tâm nhiều nhất tới báo chí hẳn là linh mục Thanh Lãng: ngoài bộ sách lớn Bảng lược đồ văn học Việt Nam[4], ông còn có một số bộ sách đặc biệt tập trung vào báo chí, nhất là Phê bình văn học thế hệ 1932[5] và bộ sách in sau khi mất, 13 năm tranh luận văn học[6]. Thứ hai, các sưu tập mà thực chất là
  3. in lại nội dung báo chí thời trước, chẳng hạn như 13 năm tranh luận văn học vừa nói ở trên in lại các bài báo quan trọng trên Phụ nữ tân văn, Hà Nội báo, Ích hữu với một dung lượng lớn xoay quanh cuộc cãi vã xung quanh Phong hóa; ở mảng này còn có thể kể tên các bộ sưu tập Tao đàn, Tri tân được thực hiện gần đây, hoặc mới và hết sức quan trọng đối với bài viết này, bộ sách Phan Khôi tác phẩm đăng báo[7]. Thứ ba, các công trình mang tính chức năng, công cụ mà nổi tiếng hơn cả là Mục lục phân tích tạp chí Nam Phong (1917-1934)[8]. Thứ tư, các hồi ký của những người trong cuộc, chẳng hạn nhưBốn mươi năm nói láo (1969) của Vũ Bằng hay gần đây hơn là Hồi ký Thanh Nghị[9]. Cũng ở mảng hồi ký này còn phải tính đến rất nhiều hồi ức, kỷ niệm viết trên báo, rất hiếm khi được in thành sách; chẳng hạn như muốn tìm hiểu về Phong hóa thì cần phải đọc trên chính Phong hóa các số kỷ niệm, muốn tìm hiểu về tạp chí Văn cũng phải đọc trên chính Văn ở những kỳ đặc biệt như “Đệ tứ chu niên” hoặc “Đệ bát chu niên”, hoặc có những bài viết không dễ tìm như loạt bài “Từ 1927 đến 1937 – Mười năm làng báo Sài Gòn” của Ngọa Long đăng trên nhật báo Đuốc Nhà Nam, Sài Gòn, từ tháng Chín 1969, bài “Thử nhìn qua 100 năm báo chí. Báo chí hôm qua (1865-1965)” của Nguiễn Ngu Í, tạp chí Bách khoa, 217, 15/1/1966. Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù có một lịch sử vô cùng phong phú, báo chí Việt Nam vẫn rơi vào tình trạng không được biết tới đầy đủ, có ít nghiên cứu, và nghiên cứu cũng thường xuyên đi theo hướng lập thư tịch, sưu tầm in lại, cũng không mấy
  4. khi phân chia lĩnh vực để nghiên cứu sâu, như báo chí văn chương chẳng hạn; lĩnh vực hẹp duy nhất đã được khảo sát tương đối kỹ là báo chí cách mạng. Các hồi ký có rất nhiều và cũng là một nguồn thông tin hết sức hữu ích, nhưng nhiều khi mức độ khả tín của chúng cũng không hoàn toàn được đảm bảo. Việc nhầm lẫn, bỏ sót trong nghiên cứu báo chí cũng thường xuyên được nêu lên[10]. Nhưng thiếu sót lớn hơn cả có lẽ nằm ở chỗ báo chí, trong mối tương quan với văn học, chưa được nhìn nhận rộng hơn bản thân chúng, điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng chưa được nhìn nhận đúng với giá trị tự thân. Sự nối kết giữa bài đăng báo và sách in cũng bị coi nhẹ, chỗ đứng của các tác giả ở thế lưỡng đôi tác giả báo chí và tác giả sách in ít khi được đề cập. Trong bài viết này, nỗ lực của chúng tôi là tìm cách nhìn báo chí văn chương ở mức độ tổng quát, hệ thống, như một mô hình hoạt động với nhiều đặc tính hết sức quan trọng cho việc hiểu cặn kẽ lịch sử văn học Việt Nam. Liên quan tới đó là một “mô hình mẫu” dùng để so sánh của báo chí văn chương bên Pháp, và tiếp theo là các hệ quả của việc vận hành một mô hình báo chí như đã thấy, nhất là trong sự hình thành một mẫu tác giả chưa từng có trong lịch sử văn học Việt Nam. Điều này cũng là dễ hiểu, bởi trong quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, sự xuất hiện của báo chí ở tầm mức như ta đã thấy hồi đầu thế kỷ XX là một đặc điểm rất mới, và không thể không có những tác động, những kết quả đặc biệt.
  5. Về từ ngữ được sử dụng: đặc biệt cần lưu ý là thuật ngữ “báo chí văn chương” cần được hiểu rộng hơn là một tờ tạp chí hoặc một tờ báo chỉ chuyên viết về văn chương đơn thuần. Trước 1945, gần như không có một tờ báo nào chuyên chú tuyệt đối về văn chương, hiện tượng sau này mới xuất hiện như Tạp chí Văn học ở miền Bắc hay các tạp chí Văn học vàVăn ở miền Nam (cả ba đều xuất hiện vào đầu những năm 1960, tờ đầu tiên vẫn còn tồn tại, hai tờ sau đã ngừng từ 1975). Vấn đề này đều được các nhà văn học sử xưa nay bàn tới, chẳng hạn như Nguyễn Sỹ Tế trong Việt Nam văn học nghị luận[11] viết: “không những ta phải cứu xét lịch trình tiến hóa của văn chương, của ngôn ngữ mà còn phải cứu xét lịch trình tiến hóa của học thuật, của tư tưởng Việt Nam[12]”. Khái niệm “văn học” hay “văn chương” ở Việt Nam luôn lớn hơn bản thân “văn học thuần túy”. Cũng Nguyễn Sỹ Tế đã gọi Đông Dương tạp chí là “cơ quan văn học đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ[13]”, dù Đông Dương tạp chí hay Nam phong đều không thể coi là thuần túy văn chương được, mà lớn hơn vậy: “[v]iết bài khảo cứu và bình luận về văn học, phiên âm và dịch nghĩa các sách cũ, sưu tập các thơ văn cổ, in các sách quan trọng [14]” Mặt khác, các tạp chí Pháp dùng để so sánh, đối chiếu về mặt mô hình như trình bày dưới đây phần nhiều cũng không có tính chất chuyên biệt về văn học (tức chỉ đăng sáng tác và bình luận văn học), mà thường bao gồm cả chính trị, xã hội Điều quan trọng là có sự tương đồng nổi bật giữa cách thức tổ chức và vận hành của các tạp chí ở Pháp và ở Việt Nam tương đối đồng thời với nhau.
  6. Báo chí: một vấn đề của lịch sử văn học Ở Việt Nam thời chiến tranh, nghiên cứu văn học ở hai miền Bắc, Nam có những khác biệt đáng kể. Trong lĩnh vực lịch sử văn học, miền Bắc có nhiều công trình tập thể, còn miền Nam lại chủ yếu thiên về các công trình cá nhân. Cách phân kỳ lịch sử cũng rất khác nhau[15]. Bằng Giang viết Mảnh vụn văn học sử vào năm 1974 nên có cái nhìn đủ bao quát về các công trình lịch sử văn học miền Nam thời kỳ đó; ông cho biết mới chỉ có hai bộ văn học sử đáng kể đã hoàn thành, là bộBảng lược đồ văn học Việt Nam của Thanh Lãng và bộ Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (3 tập, 1961-1965) của Phạm Thế Ngũ, ngoài ra còn có một số bộ chưa hoàn thành như Lịch sử văn học Việt Nam của Lê Văn Siêu, Việt Nam văn học toàn thư của Hoàng Trọng Miên, Văn học Việt Nam của Phạm Văn Diêu. Những người khác cũng đóng góp vào việc viết lịch sử văn học có thể kể đến là các tác giả Nguyễn Tường Phượng, Phan Văn Sách, Bùi Hữu Sủng của Việt văn diễn giảng, Nguyễn Tường Phượng và Bùi Hữu Sủng của Văn học sử Việt Nam (tiền bán và hậu bán thế kỷ XIX), Thái Bạch củaThi văn quốc cấm thời Pháp thuộc, Thanh Ngôn của Đường lối văn nghệ dân tộc, Hán Chương Vũ Đình Trác của Văn học sử cận đại và hiện đại Cũng như các nhà văn học sử miền Bắc, các nhà văn học sử miền Nam phần nhiều đều có đề cập tới báo chí, nhưng cũng đều không thực sự tập trung nghiên cứu.
  7. Cho đến khi Huỳnh Văn Tòng viết Lịch sử báo chí Việt Nam, gần như đây vẫn còn là một mảng trắng trong lịch sử văn học vốn vẫn đặt mối quan tâm hàng đầu vào sách in chứ không phải báo chí. Huỳnh Văn Tòng viết trong “Lời tựa” của cuốn sách: “Riêng ở Việt Nam những sách xuất bản về loại này cho đến nay gần như vắng bóng, không có một tác phẩm nào hoặc thậm chí không có ai nói đến lịch sử báo chí vì hình như môn này quả còn mới mẻ đối với các tác gia Việt Nam. Người ta chỉ thấy rải rác đây đó một vài bài báo hoặc một hai tác phẩm nói đến một vài câu chuyện có liên quan đến báo chí, nhưng hoàn toàn có tính cách hồi ký không có tính cách khoa học, hệ thống nên không có lợi về phương diện khảo cứu[16]”. Nguyễn Văn Trung, trong “Đôi lời giới thiệu” cho cuốn sách, sau khi khẳng định tầm quan trọng của báo chí: “Riêng về văn học, báo chí thời kỳ đầu ở Việt Nam đã là nơi phát xuất và nuôi dưỡng những thể văn, khuynh hướng văn mới, nhất là những thể văn, khuynh hướng văn chương chịu ảnh hưởng Tây phương[17]”, rồi: “Một nhà biên soạn văn học sử thời cận đại và hiện đại không thể không dành một đôi chương nói về vai trò và công dụng của báo chí trong việc phát huy và phổ biến văn học[18]”, nhưng ngay sau đó cũng nêu nhận xét: “[H]ình như chưa có một công trình biên soạn quy mô một cách khoa học, có hệ thống, dựa vào những tài liệu xác thực[19]”. Điều khó khăn lớn nhất của nghiên cứu báo chí là khối lượng tài liệu đồ sộ. Ở trường hợp đặc thù Việt Nam, vấn đề này còn lớn hơn nhiều. Đánh giá cuốn Lịch
  8. sử báo chí Việt Nam của Huỳnh Văn Tòng, Bằng Giang trong Mảnh vụn văn học sửcho rằng “[m]ột luận án như vậy tại Việt Nam rất khó mà thành hình[20]”, bởi vì “vấn đề lưu trữ và thư viện không được chú trọng đúng mức [ ] Thêm vào đó, sự ăn cắp và sự cướp đoạt công khai vô tội vạ làm cho cái vốn đã nghèo nàn của mình lại càng nghèo nàn thêm[21]”. Ở miền Bắc tình hình cũng tương tự: trong hồi ký của mình, Nguyễn Công Hoan viết: “Trong kháng chiến, Thư viện [tức Thư viện Trung ương] bị mất cắp gần hết[22]”. Các nhà nghiên cứu Pháp tuy không gặp nhiều khó khăn về việc mất mát tài liệu, nhưng sự đồ sộ của những gì còn lại cũng khiến cho công việc trở nên hết sức khó khăn; có thể nói rằng lịch sử báo chí ở Pháp cũng mới chỉ là một ngành nghiên cứu hết sức mới mẻ. Ngoài các công trình in lại[23], một trong những tác phẩm quan trọng nhất cho tới nay là bộ sách mang tên André Gide et le premier groupe de “La Nouvelle Revue française”[André Gide và nhóm đầu tiên của “Tạp chí Pháp mới”] của Auguste Anglès[24] phần nào cho thấy tầm vóc của vấn đề: mục đích của Auguste Anglès là viết lại lịch sử của tờ tạp chí NRF huyền thoại, nhưng ông phải cần tới hàng nghìn trang sách để viết xong được quãng thời gian đầu tiên tồn tại của tờ tạp chí, và thậm chí còn qua đời trước khi làm xong phần công việc này. Nếu biết rằng NRF ra đời vào năm 1909 (đúng ra là năm 1908 nhưng bước khởi đầu không thành công) và ngày nay vẫn còn tồn tại, thì có thể nói rằng viết lịch sử riêng một tờ tạp chí thành công đã là một công việc gần như bất tận. Auguste
  9. Anglès mới chỉ đề cập được tới giai đoạn khởi đầu, phân tích tỉ mỉ từng sự kiện dù là nhỏ nhất mà ông cho là quan hệ trong đời sống của tờ tạp chí, còn bỏ ngỏ những giai đoạn cũng hết sức nổi tiếng sau này, như giai đoạn tờ tạp chí nằm dưới quyền điều hành của Jacques Rivière, rồi Jean Paulhan, và cả giai đoạn “tế nhị” khi tờ báo dưới quyền Drieu La Rochelle bị xem là cộng tác với chính quyền Đức thời Chiếm đóng. Đưa ra ví dụ về công trình liên quan tới NRF ở đây còn có ý nghĩa không nhỏ về mặt so sánh: các nhà văn Việt Nam thời Pháp thuộc, nhất là giai đoạn từ sau 1920, hết sức thân thuộc với vô số tác giả của NRF, trong đó quan trọng hơn cả là André Gide nhà sáng lập, nhưng không chỉ có vậy, mà còn có hàng loạt nhà văn, nhà phê bình thuộc nhóm này, hoặc là cộng tác viên chặt chẽ, hoặc nữa là từng xuất hiện ở đây, như Alain-Fournier, Valery Larbaud, Jacques Rivière Một phân tích sâu hơn chắc hẳn có thể tìm ra không ít mối liên quan mang tính “học tập” giữa NRF và nhiều tạp chí Việt Nam vốn ra đời không lâu sau mốc 1909 (Đông Dương tạp chí ra đời chỉ sau đó 4 năm, Nam phong 8 năm, rồi đến những năm 1920 xuất hiện các tờ như Hữu thanh, Thực nghiệp dân báo, và đặc biệt bùng nổ vào những năm 1932-1934). Thậm chí bìa sách của một số nhà xuất bản thời ấy, như nhà xuất bản Tân Việt, có thể xem là mô phỏng bìa sách của nhà xuất bản Gallimard vốn được thành lập ban đầu trực thuộc NRF và cho tới giờ vẫn để tên “NRF” trên bìa sách của mình.
  10. Quay trở lại với Auguste Anglès và công trình của ông về NRF: Trong bài phỏng vấn với phụ trương Le Monde des livres của tờ Le Monde ngày 15 tháng Ba năm 1973, Anglès đã giải thích về cách làm việc của mình như sau: “Tôi đến đọc tại đó [thư viện Doucet - nơi lưu giữ tài liệu liên quan tới NRF] và thấy khiếp sợ. Thế mà đó mới chỉ là một phần trong thư từ trao đổi giữa Gide và những người sống cùng thời với ông [ ] Tôi đối diện với một cơn thủy triều, một đợt hồng thủy [ ] Những người ấy lúc nào cũng viết thư cho nhau, viết nhật ký đều đặn hoặc ghi chép vào sổ tay. Họ giữ lại tất cả [ ] Tôi không có phương pháp nào cả, tôi chỉ tìm cách lần theo những đường nét rõ ràng của những gì có được và tái hiện bầu không khí của những gì đã qua [ ] Thật điên rồ khi nghĩ rằng có thể tái hiện được hoàn toàn những gì đã qua. Cần phải tìm ra một số đầu mối chính, một số thời điểm mang tính quyết định[25]”. Một sử gia làm việc với báo chí gần giống như một người phải lần mò trong một mê cung, hy vọng tìm được một sợi dây dẫn đường. Về tình hình nghiên cứu báo chí nói chung, có thể đọc lời tổng kết của Olivier Corpet trong “Lời nói đầu” cuốn sách nhiều tác giả La Belle Époque des Revues, 1880-1914 [Thời kỳ rực rỡ của các tạp chí, 1880-1914]: “Rốt cuộc các tạp chí cũng bắt đầu thu hút giới sử gia. Và lịch sử các tạp chí bắt đầu được viết ra. Chắc chắn là đã từng tồn tại một số công trình nổi danh về nhiều tạp chí tiếng tăm, như công
  11. trình của Auguste Anglès về những năm đầu tiên của NRF hay công trình của Michel Décaudin về các tạp chí thơ cuối thế kỷ XIX. Trong vòng mười lăm, hai mươi năm gần đây bên cạnh những bộ sách quan trọng đó đã có thêm các nghiên cứu tổng thể (chẳng hạn về Các tạp chí nghệ thuật ở Paris, 1905-1940), các chuyên khảo (về La Revue Blanche, Les Temps modernes, Critique, Théâtre Populaire, Esprit hay Revue des Deux Mondes) và một số tác phẩm có giá trị nhưng rất không may là vẫn ở dưới dạng luận án, không dễ tham khảo[26]”. Trước đây, khi báo chí còn chưa thực sự trở thành một đối tượng nghiên cứu tại Pháp, các công trình có liên quan chủ yếu ở dưới dạng “điều tra”, chẳng hạn cuộc điều tra năm 1924 do Maurice Caillard và Charles Forot tiến hành, về “Các tạp chí tiền phong (1870-1914[27]”, hay cuộc điều tra của Eugène Montfort mang tên “Hai mươi lăm năm văn học, Bức tranh cuộc sống văn học từ 1895 đến 1920[28]”. “Điều tra” có thể coi là một nét khá riêng biệt trong nghiên cứu văn học truyền thống ở Pháp, với một cuộc điều tra hết sức nổi tiếng, cho đến nay vẫn thường xuyên được trích dẫn, cuộc điều tra của Jules Huret in năm 1891 mang tên Enquête sur l’évolution littéraire [Điều tra về cuộc tiến hóa văn chương]. Rất có thể một số tác phẩm khảo cứu văn học tại Việt Nam đã lấy cảm hứng từ cách làm này, mà ví dụ điển hình là cuốn sách của Lê Thanh, Cuộc phỏng vấn các nhà văn[29].
  12. Đến năm 1986 thì ngành nghiên cứu báo chí tại Pháp có một bước ngoặt quan trọng: sự ra đời của một tờ tạp chí mang tên Revue des revues [Tạp chí về các tạp chí] (số đầu tiên ra vào tháng Ba năm 1986), thuộc hiệp hội Ent’revues. Đến đây thì những lời Olivier Corpet từng viết đã gần như trở thành sự thật: “tạp chí dần dần trở thành một đối tượng nghiên cứu tự thân, cốt yếu, ở đúng vào vị trí trung tâm, có tính chất ma trận, có tính chất sản sinh, mà nó nắm giữ trong lịch sử văn học, tư tưởng và hình thức[30]”. Tờ tạp chí mới đã cho đăng nhiều nghiên cứu quan trọng, ví dụ như bài viết “Rachilde và Alfred Vallette và sự hình thành Le Mercure de France” của Edith Silve,Revue des revues số 2, bài viết về Georges Sorel, nhân vật quan trọng trong quá trình du nhập chủ nghĩa Marx vào Pháp, mang tên “Sorel và các tờ tạp chí của ông” của Christophe Prochasson, Revue des revues số 2, hay bài viết về cuộc đời làm báo của nhà phê bình văn học nổi tiếng Denis de Rougemont trên Revue des revuessố 3. Để kết luận cho phần này, có thể nêu một số nhận xét: nghiên cứu báo chí và lịch sử báo chí là một lĩnh vực cho đến nay vẫn còn ở trạng thái phôi thai, lúng túng không chỉ ở Việt Nam, tuy nhiên đây hoàn toàn không phải là một “công việc bất khả”; một khi báo chí đã thực sự trở thành một đối tượng nghiên cứu tự thân, tự thu hút các nhà nghiên cứu nghiêm túc quan tâm đến, thì kết quả thu được sẽ là không nhỏ. Để làm được công việc nghiên cứu báo chí và lịch sử báo chí, nhà nghiên cứu nhất thiết phải đương đầu với một khối lượng tài liệu đặc biệt lớn, một
  13. tính chất “sôi sục” trong cách hành văn, cách đặt vấn đề, phải xử lý vô số điều nảy sinh, với rất nhiều chi tiết cần kiểm chứng, đối chiếu chéo nhằm tìm ra những sự kiện chính xác, cách diễn giải đúng đắn, tôn trọng lịch sử và sự thật. Có một điều không khó để nhận ra là báo chí chính là nơi tuyệt đại đa số nhà văn mới vào nghề đã thử sức, và người ta thường xuyên tìm lại trong kho báo chí để tìm những gì một nhà văn thành danh từng viết thuở ban đầu, và kết quả rất nhiều khi cho thấy rằng ngay ở buổi ban đầu một nhà văn sau này nổi tiếng đã có những bài viết hết sức quan trọng, diễn tả rất đầy đủ nhân sinh quan, cách nhìn, lối viết, cũng như đã bộc lộ rất nhiều tài năng. Lịch sử văn học thế giới đã ghi lại nhiều trường hợp các nhà văn đặc biệt gắn bó với báo chí. Marcel Proust không chỉ có bộ tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã mất, mà ngay từ khi còn rất trẻ ông đã tham gia rất nhiều tờ tạp chí, viết rất nhiều bài, và sau này cũng đã miêu tả hết sức tinh tế cảm giác của một thanh niên trẻ lần đầu tiên thấy có bài được đăng trên báo. Jean Starobinski, nhà phê bình văn học người Thụy Sỹ nổi tiếng, cũng kể lại niềm hứng khởi thời trẻ của mình như sau: “Tham vọng đầu tiên của tôi không phải cuốn sách, mà là những trang viết được nhận vào một tờ tạp chí[31]”. Nhà văn Nhật Tiến dành rất nhiều trang cuốn hồi ký Thuở mơ làm văn sĩ để kể lại kinh nghiệm lần đầu tiên được đăng báo của mình: “Ước mơ nhỏ bé của tôi chỉ vừa vặn bằng một phần tư trang nhật báo hằng ngày[32]” – ước mơ của Nhật Tiến hồi đó là được báo Giang sơn (một tờ nhật báo tại Hà Nội, số đầu 4/4/1950, số cuối 11/8/1954)
  14. đang truyện do ông viết. Khi tờ báo đăng truyện, đọc được ở bảng thông tin công cộng, Nhật Tiến thấy mặt “đỏ bừng, hai tai nóng rừng rực, con tim [ ] thì ôi thôi khỏi nói, nó đập thòm thòm như trống trận. Một niềm sung sướng hãnh diện, tràn ngập trong lòng” và “nó khiến tôi như muốn bay bổng lên trời cao, nó làm mắt của tôi hoa lên, nhìn ra chung quanh, chỗ nào cũng sáng rực. Mặt hồ phẳng lặng, tháp rùa êm ả phơi trong nắng thu đầm ấm, cầu Thê Húc với màu đỏ son như rực rỡ hơn mọi ngày, tất cả những hình ảnh ấy cùng một lúc nhảy múa pha trộn và hò nhịp với những dòng chữ còn tươi màu mực in trên trang báo. Tên tôi ở đó. Những tim óc của tôi sau bao đêm cặm cụi đã phơi bày ở đó[33]”. Những tờ báo, những tờ tạp chí có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của rất nhiều nhà văn: nhà văn François Mauriac danh tiếng cũng kể lại lần cuốn tiểu thuyết của ông được tờ NRF viết bình luận ngắn ông đã sung sướng đến thế nào: “chỉ vì một bài bình luận vô cùng tầm thường, tôi cũng thấy ngây ngất, tôi cũng thấy vô cùng hạnh phúc[34]”. Thế nhưng báo chí lại không có được vai trò đặc biệt quan trọng như vậy trong văn học sử, cho dù rất nhiều thứ một nhà văn viết ra nhiều khi chỉ nằm trên các tờ báo, các tờ tạp chí, chứ không được in dưới dạng sách. Bỏ qua báo chí là bỏ qua một phần “cốt yếu” như Olivier Corpet từng nói.
  15. Nhờ vào những kết quả gần đây của các nghiên cứu lịch sử báo chí, ta có thể chỉ ra một số đặc điểm mang tính mô hình của báo chí, đặc biệt là các tạp chí văn chương, của Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX. Một số đặc điểm mang tính mô hình của tạp chí Việt Nam đầu thế kỷ XX trong sự so sánh với tạp chí Pháp Mối quan hệ sách-báo Trong hồi ký của mình, Nguyễn Công Hoan thuật lại bầu không khí văn chương thời ông mới bước vào công việc viết văn như sau: “Trước kia, người viết văn ra làm báo, và trong khi làm báo, vẫn viết văn. Báo nào cũng có đăng văn chương, nên văn chương ra đời bằng con đường của báo chí. Chưa có báo chí thuần túy về văn chương, cũng chưa có nhà xuất bản in những sách văn học[35]”, rồi: “thời đó, người ta lẫn lộn nhà báo với nhà văn, cũng như nhà văn với nhà báo[36]”. Từ nhận xét rất quan trọng của Nguyễn Công Hoan về việc “lẫn lộn” nhà văn với nhà báo, ta có thể hình dung được phần nào mức độ khó của việc phân chia rạch ròi giữa báo chí và văn chương. Trong tâm trí những người thời ấy, những người “ở bên trong”, việc phân chia này có lẽ là hoàn toàn không cần thiết, báo chí và văn chương có một cuộc sống chung lý tưởng, không hẳn là một sự tiến triển đi lên từ báo sang sách, mà hai lĩnh vực này đều có chỗ đứng riêng trong sự liên kết chặt
  16. chẽ vô cùng, tầm quan trọng của báo chí trong cái nhìn của nhà văn không hề thua kém tầm quan trọng của sách in. Hơn thế nữa, các nhà xuất bản giai đoạn đầu này cũng là các thiết chế gắn liền với những tờ báo: ta có thể thấy tên các nhà xuất bản như “Đông Dương tạp chí”, Tự lực Văn đoàn có tờ Ngày nay thì đồng thời cũng có các nhà xuất bản Ngày nay và Đời nay Trường hợp này không khác mấy so với trường hợp nhà xuất bản Gallimard đã được nhắc tới ở phần trên. Nhà văn của thời kỳ này đối diện với trang báo đồng thời với trang giấy viết văn. Vẫn là Nguyễn Công Hoan viết: “Báo ra đời nhiều dần là miếng đất tốt cho việc gieo hạt văn chương[37]”. Điều này cũng là dễ hiểu, vì ở giai đoạn này, hình thức phơi-ơ-tông (feuilleton) hết sức phổ biến. Nguyễn Công Hoan cho biết: “Trước kia, những truyện dài tôi đăng trên các báo hàng tuần, không phải tôi đã viết xong cả truyện, mà chính là tôi đã viết từng hồi để gửi ngay đăng vào từng kỳ[38]”. Nguyễn Công Hoan không phải là người duy nhất gia nhập “làng phơi-ơ-tông”, mà đây là một hiện tượng hết sức phổ biến thời ấy: “Việc viết dần từng hồi là tôi bắt chước lối làm việc phổ biến của anh em viết truyện trên báo hồi bấy giờ. Vũ Trọng Phụng cũng thế. Ngô Tất Tố cũng thế. Chỉ khi nào in thành sách mới sửa chữa lại toàn truyện[39]”. Viết phơi-ơ-tông đăng báo không chỉ là công việc của các nhà văn, mà ở các nhà nghiên cứu cũng rất thịnh hành: bộ sáchĐại Nam dật sử sau này của Ứng Hòe
  17. Nguyễn Văn Tố là tập hợp các bài ông viết trên Tri tân, và ta còn có thể kể rất nhiều ví dụ khác như Phan Văn Hùm, Đào Trinh Nhất Ngày nay hình thức phơi-ơ-tông gần như không còn nữa, nhưng thật ra hình thức này không chỉ tồn tại ở Việt Nam trước 1945. Tại Sài Gòn trước 1975, gần như nhà văn nổi tiếng nào cũng viết phơi-ơ-tông. Khi trả lời phỏng vấn của tạp chí Vănvào năm 1973, nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ cho biết: “Vì viết nhiều feuilleton mà không có đặt dàn bài trên mặt giấy nên tôi dễ bị lẫn lộn, nhầm lẫn nhân vật và cốt truyện [ ] Nếu không viết feuilleton, có thể là mỗi năm tôi hoàn tất một tác phẩm là cùng[40]” Nhà văn Võ Phiến cũng từng phàn nàn về việc ai ai cũng viết phơi-ơ- tông, không chỉ những nhà văn nổi tiếng về lĩnh vực này như Lê Xuyên, Dương Nghiễm Mậu hay Mai Thảo, mà đến cả Thanh Tâm Tuyền, một nhà thơ, nhà văn rất kén người đọc, cũng viết phơi-ơ-tông. Theo Võ Phiến, công việc này vô hình trung đã khiến văn hóa viết quay trở lại gần với văn hóa nói[41]. Quả thực, việc nhà văn đối diện với trang báo cùng lúc đối diện với trang giấy trắng đã không chỉ làm cho bầu không khí văn chương Việt Nam trước 1945 có phong vị của truyền thống nói hơn hẳn so với truyền thống viết, mà còn khiến khoảng cách giữa báo chí và sách in bị thu hẹp, khó phân định hơn bao giờ hết. Mọi sự bỏ qua hoặc đặt nhẹ vai trò của báo chí đều làm giảm bớt khả năng hiểu được chính xác một quá trình, một thời kỳ văn học hết sức đặc thù và cũng vô cùng
  18. lý thú. Đúng như nhận xét của Huỳnh Văn Tòng trong Lịch sử báo chí Việt Nam, “ta thấy rằng văn học Việt Nam hiện đại thoát thai từ báo chí, khác với trường hợp ở các nước Tây phương là văn học đẻ ra báo chí[42]”. Huỳnh Văn Tòng cũng nêu một nhận xét then chốt về vai trò báo chí trong nền văn học thời ấy: “Khi nghiên cứu văn học hiện đại, chúng ta hẳn chú ý rằng đa số các tác phẩm văn học đều đăng trước nhứt trên mặt báo, sau đó mới in thành sách. Bởi vậy, theo thiển ý chúng tôi, muốn nghiên cứu văn học hiện đại, ta nên xem qua lịch sử báo chí. Các nhà văn nổi tiếng lúc bấy giờ thường dùng báo chí để đăng tải lần hồi các tác phẩm văn học do họ sáng tác[43]”. Nhận xét của Huỳnh Văn Tòng rất chính xác đối với nền báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX, nhưng cũng rất dễ làm người ta hiểu nhầm về vai trò của báo chí trong nền văn học Pháp cùng khoảng thời gian. Báo chí Pháp thời ấy cũng có gắn bó mật thiết với văn chương, về mặt nào đó là tương tự như hiện tượng xảy ra ở Việt Nam. Tờ NRFmở ra với tiểu thuyết La Porte étroite [Khung cửa hẹp] của André Gide; tờ báo cũng là nơi đăng tải trước nhất một số tiểu thuyết nổi tiếng của văn học hiện đại Pháp, trong đó có Barnabooth của Valery Larbaud và đặc biệt là cuốn tiểu thuyết lừng danh, cũng là cuốn tiểu thuyết duy nhất trong cuộc đời nhà văn Alain- Fournier, Le Grand Meaulnes [Anh Môn cao kều], được đăng trên nhiều kỳ NRF trong năm 1913. Chắc hẳn nhiều nhà văn Việt Nam đã đọc được một số tác phẩm quan trọng của văn học Pháp thông qua những tờ tạp chí như thế này.
  19. Trên thực tế, NRF là tờ tạp chí thành công nhất trong lịch sử văn học Pháp về phương diện tiểu thuyết. Điều này cũng là dễ hiểu, vì người sáng lập ra tờ tạp chí chính là một trong những tiểu thuyết gia lớn nhất của Pháp, André Gide. Sau này nhìn lại, nhà phê bình Albert Thibaudet, cũng là một nhân vật quan trọng của NRF, từng giữ mục cho tờ tạp chí trong nhiều năm, đã viết: “NRF giai đoạn trước chiến tranh đã có một bước đi mang tính quyết định, tạo ra một ảnh hưởng sâu sắc, dù cho chỉ ở một điểm duy nhất là tiểu thuyết. Hẳn là tôi cũng không quá lời khi nói rằng mọi chuyện đã diễn ra như thể nó thực sự đã từng là một viện hàn lâm tiểu thuyết. [ ] Từ những năm ba mươi của thế kỷ XIX, rất ít thời kỳ và nơi chốn có được nhiều sáng tạo tiểu thuyết như ở NRF vào năm 1913[44]”. Điều này càng khẳng định thêm vai trò của báo chí trong sự phát triển của văn xuôi ở không chỉ Việt Nam, đặc biệt là tiểu thuyết, một thể loại không tĩnh lặng như ngày nay chúng ta thấy, mà ở giai đoạn đột phá về phát triển thể loại đã hết sức sôi động, thậm chí là náo nhiệt trên các trang tạp chí. Và đây cũng không hẳn là một hiện tượng hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử phát triển sóng đôi của tạp chí văn chương và tiểu thuyết ở Pháp: ngay ở thế kỷ XIX, không ít cuốn tiểu thuyết, kể cả những bộ trường giang tiểu thuyết, đã được đăng dài kỳ trên các tờ báo và tạp chí. Ngay Gustave Flaubert, người luôn công khai chê trách, chỉ trích tính chất phù phiếm, tạm bợ của báo chí, cũng đã cho đăng tác phẩm quan trọng của mình, Madame Bovary, trên tờ Revue de Paris trong vòng ba tháng, từ tháng Mười đến tháng Chạp năm 1856.
  20. Sẽ không có gì là lạ khi với các nhà văn trẻ bắt đầu cầm bút, các tờ tạp chí danh tiếng có một vòng hào quang và một sức hút mãnh liệt. Trong kiểu môi trường ấy, những tờ tạp chí uy tín đồng nghĩa với văn chương cao cấp. Từ hào quang lại sinh ra hào quang. François Mauriac kể lại cảm tình nồng nhiệt của mình với tờ NRF, tờ tạp chí có vai trò vô cùng quan trọng với thế hệ nhà văn trẻ hồi ấy: “tôi thuộc về cái thế hệ coi tờ NRF là kim chỉ nam. Tôi đã ngay lập tức, và hết sức hứng khởi, toàn tâm toàn ý với NRF. Thật không may cho tôi, tình yêu này không hề được đáp lại[45]”. Các tờ báo và tạp chí trở thành một giai đoạn, một bước đi không thể bỏ qua, thậm chí là bắt buộc, đối với các nhà văn trẻ. Cũng có thể nói rằng rất nhiều hứng khởi, nhiệt tình của tuổi trẻ và tài năng văn chương đã được các nhà văn dành cho những tờ tạp chí. Ở phương diện lý thuyết, lý thuyết gia của giai đoạn 1970-1980, Gérard Genette từng có một nhận xét lý thú: trong Figures IV, ông phân biệt “tính lý tưởng” của văn bản và “tính vật chất” của cuốn sách[46]. Hình dung từ điểm nhìn này, vấn đề quan hệ giữa tờ báo hay tờ tạp chí và cuốn sách sẽ rõ ràng hơn: sự khác biệt nằm ở mức độ sâu kín hơn nhiều so với vẻ bề ngoài đơn thuần; khi chuyển từ bài báo sang cuốn sách, có thể nói rằng đã có một chuyển hóa được thực hiện: chuyển hóa từ cấp độ ý tưởng sang cấp độ thực tế (khi ấy vẫn còn lại một điều cần quan tâm là những sửa chữa, thêm bớt trong thao tác này), thậm chí có thể nói rằng “văn hóa báo chí” và “văn hóa sách”, tùy theo tương quan mức độ quan trọng mà
  21. bầu khí quyển mỗi thời đặt vào cho từng bên, quyết định tính chất đời sống văn học mỗi giai đoạn; đó chính là hai truyền thống cần được xem xét hết sức thận trọng và tỉ mỉ. Sự ra đời của một tờ tạp chí, vai trò của nhóm, của cá nhân và của thế hệ Trong số rất nhiều tờ báo và tạp chí đã ra đời và tồn tại ở Việt Nam trước 1945, tuy có nhiều điểm đa dạng khác nhau, nhưng tựu trung lại có thể nhận thấy mấy chỗ chung nhau: thứ nhất là vai trò đậm nét của cá nhân hoặc nhóm cá nhân, và sự tồn tại thường xuyên là ngắn ngủi của các tờ báo và tạp chí, thậm chí có những tờ chỉ tồn tại được vỏn vẹn vài số. Những tờ báo đầu tiên trong lịch sử Việt Nam (trước Đông Dương tạp chí) phần lớn là báo với tư cách cơ quan ngôn luận của chính quyền bảo hộ, những tờ “công báo” đăng tin tức và những gì nhà nước muốn truyền đạt cho dân chúng qua một kênh thông tin mới. Tất nhiên cũng đã có những cá nhân nổi danh trong làng báo chí như Trương Vĩnh Ký hay Huỳnh Tịnh Của, nhưng phải đến sau này, khi báo chí đã thực sự đi vào đời sống, thực sự trở thành một phần của cuộc sống thường nhật, thì yếu tố nói trên mới thật rõ nét. Ngay cả Nam phong, dù cho có thể căn cứ vào sự thành lập tờ báo với vai trò của Louis Marty và các giấy tờ nhà nước có liên quan, hay căn cứ vào dòng chữ “L’Information française. La France devant le monde – Son rôle dans la guerre des nations” đặt ở đầu mỗi số, để nói
  22. rằng Nam phong là một sản phẩm của nhà nước, thì cũng không thể phủ nhận vai trò của cá nhân Phạm Quỳnh. Giở số đầu tiên của Nam phong (1917), có thể thấy rằng một mình Phạm Quỳnh viết cả số báo: “Mấy nhời nói đầu” từ tr. 1 đến tr. 7 ký tên Phạm Quỳnh; bài “Bàn về văn minh học thuật nước Pháp” ở mục “Luận thuyết” từ tr. 9 đến tr. 18 ký tên Phạm Quỳnh; bài “Một bộ tiểu thuyết mới: “Nghĩa cái chết”” (viết về tiểu thuyết của Paul Bourget) ở mục “Văn học bình luận” từ tr. 19 đến tr. 27 ký tên Phạm Quỳnh; bài “Cái vấn đề về sự tiến bộ” ở mục “Triết học bình luận” từ tr. 29 đến tr. 41 là một bản dịch, người dịch ký tên PH. Q., tức Phạm Quỳnh; bài “Tầu ngầm tầu lặn” ở mục “Khoa học bình luận” từ tr. 43 đến tr. 50 ký tên Phạm Quỳnh; các mục nhỏ như “Tạp trở”, “Thời đàm” đều của Phạm Quỳnh; mục “Tiểu thuyết” đăng bản dịch trích đoạn cuốn sách Cái vinh cái nhục của nhà quân (tứcGrandeur et servitude militaires) của Alfred de Vigny từ tr. 71 đến tr. 75 cũng do Phạm Quỳnh thực hiện. Toàn số báo hơn 80 trang chỉ có vỏn vẹn bốn trang mục “Văn uyển” đăng hai tản văn của Nguyễn Bá Trác và Tuyết Huy (Dương Bá Trạc). Trường hợp còn nổi tiếng hơn về chuyện một người làm cả một tờ tạp chí chính là Tản Đà với An Nam tạp chí (1926-1933). Thế nhưng, đây cũng không phải là một biệt lệ quá độc đáo. Tại Pháp cũng có thể kể một số trường hợp như vậy, trong đó có cả nhà thơ vĩ đại Lamartine. Từ năm 1855, Lamartine bắt tay vào thực hiện một tờ tạp chí do một mình ông viết, mang tên Cours familier de littérature, chỉ với sự
  23. giúp đỡ của Marianne vợ ông làm công việc chữa bản in, và một bà quản gia lo tiếp khách hàng. Đã có lúc tờ tạp chí của Lamartine có tới 15.000 người đặt mua dài hạn, nhưng rồi dự án cũng nhanh chóng rơi vào thất bại. Mặc dù vậy, Lamartine vẫn duy trì được tờ tạp chí cho tận tới khi ông qua đời vào năm 1869. Về sau này trong lịch sử báo chí Pháp cũng có không ít người một mình viết cả tờ báo, như Eugène Montfort của tạp chíLes Marges. Thế nhưng, thường thì một tờ báo hay tạp chí do một nhóm cá nhân điều hành, thường xuyên nhất là một nhóm bạn, hoặc ở các trường hợp có tổ chức tốt hơn, một nhóm quay xung quanh một người tổ chức, thường đồng thời là nhà đầu tư, như khi Diệp Văn Kỳ làm Đông Pháp thời báo quy tụ những cây bút sừng sỏ đương thời, hoặc trường hợp nổi bật của Tân Dân Vũ Đình Long[47]. Rất nhiều khi, những nhóm bạn nhỏ lại có thể làm được những công việc rất có ý nghĩa, chẳng hạn như khi tờ tạp chí Le Banquet gồm toàn học sinh trung học (trường Condorcet, Paris) trong đó thủ lĩnh là Daniel Halévy và có liên quan cả tới Marcel Proust khi đó học cùng trường, một tờ tạp chí rất nhỏ tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn, lại chính là ấn phẩm đầu tiên đưa tư tưởng Friedrich Nietzsche vào Pháp (năm 1892). Sau này, Halévy sẽ viết một cuốn tiểu sử nổi tiếng về Nietzsche. Hiện tượng nhóm sẽ càng rõ nét hơn khi kèm theo tính chất cách mạng hoặc tiền phong. Ở Việt Nam, không có ví dụ nào rõ ràng hơn nhóm Tự lực Văn đoàn: tôn
  24. chỉ của nhóm, dưới sự dẫn dắt của Nhất Linh, chính là thực hiện một cuộc cách mạng xã hội trong phong tục; ví dụ khác các nhóm cách mạng hồi đó hoạt động không công khai. Một khi đã có một lý tưởng, sự tập hợp lực lượng sẽ dễ dàng hơn, tờ báo cũng sẽ có những nét riêng dễ thấy hơn nhiều. Một ví dụ của lịch sử báo chí Pháp là nhóm “Philosophies” [Triết học] trong những năm từ 1924 đến 1933. Nhóm này lần lượt cho ra đời những tờ tạp chí có thời gian tồn tại rất ngắn: tờ Philosophies (1924-1925) với vai trò chủ chốt của Pierre Morhange, quy tụ xung quanh là một số bạn học ở trường Sorbonne, như Norbert Guterman, Georges Politzer, Henri Lefebvre, rồi sau này có thêm Georges Friedmann và Paul Nizan. Nhóm này cho ra đời thêm tờ L’Esprit, cũng chỉ tồn tại được trong mấy năm 1926- 1927, rồi đến 1929, sau khi phần lớn thành viên trong nhóm gia nhập đảng Cộng sản, nhóm lại cho ra tờ La Revue Marxiste chết yểu. Tới 1933, Morhange, Guterman và Lefebvre lại cho ra một tờ nữa mang tên Avant-Poste[48]. Câu hỏi cần phải đặt ra là tại sao các nhóm văn chương, hoặc các nhóm hành động, lại liên tục ra các tờ tạp chí dù biết trước rằng chúng sẽ không sống được lâu? Một phần câu trả lời nằm ở chỗ báo chí là nơi phát ngôn quá mức quan trọng không thể bỏ qua, khi mà một người có nhu cầu làm văn chương hoặc có lý tưởng cần truyền đạt đến đông đảo người khác. Ở khía cạnh này, những tờ báo hay tạp chí có lợi thế hơn hẳn so với sách in. Sự tồn tại ngắn ngủi của các tờ tạp chí còn bắt nguồn từ việc tạp chí thường xuyên được dùng làm cơ quan ngôn luận cho một trào lưu hay
  25. một quan điểm mang tính chất tiền phong, mà ở đây vấn đề lại rất phức tạp, theo giải thích của Vincent Kaufmann: “chúng ta có thể e ngại rằng tiền phong chỉ bắt đầu dễ hiểu ở kích thước cộng đồng của nó từ khi nó đã bắt đầu không còn là tiền phong nữa, kể từ khi người ta đã bắt đầu để tang cho nó[49]”. Thêm một khía cạnh nữa cần đề cập đến trong sự tồn tại của các tờ tạp chí: yếu tố thế hệ. Ở trường hợp đặc thù của Việt Nam, quy định về hoạt động của báo chí từ phía nhà nước[50] và các biến cố lịch sử cũng gây ra nhiều xáo trộn lớn: Tri tân vàThanh nghị đều có tuổi thọ khá và đang ở độ sung sức, nhưng đều bị biến cố 1945 cắt ngang sự tồn tại. Ngoài ra, yếu tố thế hệ cũng là một động lực quan trọng. TrongPhê bình văn học thế hệ 1932, Thanh Lãng giải thích ông chọn mốc 1932 một phần là vì đây chính là thời điểm một thế hệ làm báo đã ngừng công việc của mình, hoặc đã bị lu mờ, với sự kiện quan trọng hơn cả là Phạm Quỳnh bỏ Nam phong đi làm quan cho triều đình. Sự lui xuống của một thế hệ tạo ra chỗ trống cho một thế hệ mới xuất hiện; khi Phong hóa ra đời chê trách và chỉ trích mọi tờ báo đang tồn tại thì thế hệ mới còn đang tản mát ở các tòa soạn khác nhau, khi tập hợp lại được ở vài tờ báo mới như Ích hữu, Hà Nội báo thì ngay tức khắc một trận chiến báo chí đã nổ ra tưng bừng trong suốt nhiều năm, cuốn theo rất nhiều nhân vật, đồng thời cùng một lúc đặt lại vô số vấn đề về phong hóa, phong tục, truyền thống và nảy sinh Thơ Mới. Bên Pháp, người ta nói đến “quy luật thế hệ” của báo chí: một tờ tạp chí rất khó tồn tại sau một thế hệ, khi mà sự quan tâm đã đổi khác,
  26. nhiệt hứng của buổi ban đầu cũng đã tắt mất nhiều phần. Thực tế cho thấy quy luật này khá chính xác, vì cho tới nay có rất ít tờ tạp chí tồn tại được quá 20-30 năm; chính vì vậy sự tồn tại trên một thế kỷ của NRF là một biệt lệ, trở thành một mối quan tâm lớn của giới nghiên cứu. Ra đời và kết thúc Ta có thể tham khảo về sự ra đời của tờ tạp chí Thanh nghị qua lời kể của chủ nhiệm Vũ Đình Hòe, theo đó Thanh nghịđược khai sinh từ một cuộc gặp mặt đầu năm của một nhóm bạn lâu ngày gồm Vũ Đình Hòe, Phan Anh, Vũ Văn Hiền, Hoàng Thúc Tấn, Lê Huy Vân; công việc được dễ dàng hơn vì đã có sẵn giấy phép ra một tờ tạp chí mới do Doãn Kế Thiện “để lại” cho[51]. Một cuộc ra đời khác mang màu sắc hoạt kê hơn nhiều: tạp chí Văn số 156, phụ lục cho bài “Giai đoạn của những cái cười “du học Pháp”” của Vũ Bằng mang tên “Lãng Nhân Phùng Tất Đắc kể lại chuyện lúc làm báo “Duy Tân””, tr. 96-100 (trích Chuyện cà kê của Lãng Nhân), nói về tờ báo Duy tân trước 1945 và các thành viên mà Vũ Bằng gọi là “thánh tổ báo trào phúng, cười cợt ở Việt Nam”: [Đoạn hội thoại giữa Lãng Nhân, Đỗ Văn, Nguyễn Đình Thấu và Nguyễn Doãn Chí, vào năm 1930]
  27. “- Dạo này đã có việc làm gì cho vui chưa?” “- Chả có khỉ gì nên mới tìm đến các anh đây. Tớ có giấy phép ra một tờ báo lấy tên vớ vẩn là “Duy Tân”, có nghĩ cách xuất bản được thì làm giúp” [ ] “- Tớ hiện chỉ có mười đồng, mà có đi hỏi giật quanh chắc cũng chẳng được thêm bao nhiêu vì bấy lâu vay mượn khắp nơi đã nhiều.” “- Mười đồng cũng được rồi” [ ] “Vốn có mười hãy đưa trước, còn thiếu mười bảy [ ] Bây giờ hãy in thử số đầu một ngàn tờ, giá năm xu, vị chi là 50 đồng, hoa hồng trẻ bán báo mười đồng còn bốn chục, trừ 27 đồng in, lãi 13 đồng rồi con ơi, so với 10 đồng vốn thì gần gần rưỡi rồi, làm được chứ nhỉ? Ấy là chưa kể những ngàn sau giá in rẻ hơn, còn lợi hơn nhiều nữa.” [ ] “- đặt ra cái nguyên tắc như thế này: Điều thứ nhất, chỉ có chửi, chửi thì ai cũng thích nghe; điều thứ hai, gọi những người tai mắt toàn bằng tên trống không, không có ông, có cụ nào hết. Cho nó lạ tai!” [ ] “Chửi ai bây giờ mới được chứ? Mình chẳng thù hằn với ai, biết chửi ai và chửi về cái gì?” “Thì hãy cứ lấy những nhân vật thường bị thiên hạ chửi mà chửi túa thêm lên, dù không mới mẻ gì nhưng vẫn có người ưa xem. Rồi ta chờ có ai lên tiếng trả lời, bấy giờ sẽ có đầu đề để đối thoại, tha hồ mà ra chuyện.” [ ] “Ngày báo ra là cả một sự sôi nổi trong các giới Hà thành. Một ngàn số bán veo trong buổi sáng. Được trớn số 2 in hai ngàn, số 3, ba ngàn, đến số 6 sáu ngàn, bấy giờ mới đứng ở mức này là mức cao nhất trong làng báo hồi ấy.” Sự ra đời, dù có như thế nào, thì cũng phải công nhận rằng mô hình những tờ tạp chí sôi nổi, đầy ắp tranh luận, thuộc về những con người trẻ tuổi, đã dần biến mất,
  28. đi kèm với đó là sự biến mất của nhiều hiện tượng, chẳng hạn như phơi-ơ-tông, khiến cho khoảng cách giữa tờ báo và sách in lớn lên, con người ngày hôm nay rất khó hình dung được chính xác môi trường hoạt động của báo chí khi xưa. Những tờ tạp chí với các bài viết “theo dòng sự kiện”, lên khuôn vào phút cuối cùng đã nhường chỗ cho các tạp chí nghiên cứu có nội dung được chuẩn bị trước có khi tới cả năm. Trong lịch sử, tạp chí gắn bó chặt chẽ với các phong trào tiền phong, còn ngày nay các tạp chí là những thiết chế nghiên cứu, với sự đóng góp bài vở của giới hàn lâm thay vì những “người của các tờ tạp chí”, truyền thống viết ngày càng xóa nhòa truyền thống nói, bộ mặt của tạp chí văn chương ngày nay gần như không còn điểm chung nào với tạp chí trước kia. Điều đó có thể nói lên rằng giới hàn lâm đã đóng vai trò tiền phong? Theo Vincent Kaufmann, nói vậy chưa hẳn đã sai, ít nhất là vào một số thời điểm: “Vào những năm “cấu trúc luận”, phê bình của trường đại học lại chính là phê bình tiền phong[52]”. Tìm hiểu sự thay đổi mô hình trong hoạt động báo chí là một công việc then chốt giúp ta thực sự nhìn nhận được tiến trình phát triển của lịch sử văn học trong mối tương quan với báo chí. Để quay trở lại với các tạp chí “kiểu cũ”, có thể đọc đoạn trích sau như một miêu tả tổng quát về những người làm ra tạp chí một thời xa xưa: “Người ta không thể biết hết được nỗ lực cần phải có để ra một tờ tạp chí. Rất thường xuyên, những con
  29. người trẻ tuổi lập ra một tờ tạp chí mới không có tiền. Họ kết hợp với nhau, họ dồn tiền túi lại, tin rằng ngay từ số đầu tiên họ sẽ tìm được độc giả, thậm chí là độc giả đặt báo dài hạn. Họ sẽ nhanh chóng bị vỡ mộng. Tờ tạp chí ra được ba hay bốn kỳ, hoặc mười, rồi biến mất. Người ta không nghe nói đến nó nữa. Chỉ một vài cây bút bình luận văn chương chào đón sự ra đời và sự chết đi của nó. Tuy nhiên, những con người trẻ tuổi ấy vẫn không ngã lòng: đã có thêm kinh nghiệm, họ lập ra một tờ tạp chí mới. Đến tờ tạp chí thứ ba thì họ đã có đôi chút năng lực, người ta không còn xa lạ với tên tuổi của họ nữa và họ được nhận cộng tác cho những tờ tạp chí ít tính chất phù du hơn. [ ] Người ta sẽ quay trở lại [những tờ tạp chí ấy] sau này, khi những con người trẻ tuổi kia đã trở thành các bậc thầy, khi những xu hướng, những tư tưởng của họ đã thắng lợi. Người ta quay lại đó, kinh ngạc khi thấy bài báo hoặc những bài báo in ở trên đó không phải là không gây cảm giác mạnh mẽ[53]”. Những điều mới mẻ xuất phát từ báo chí Báo chí là một điều hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử Việt Nam, là một phần quan trọng làm nên thời kỳ hiện đại cả ở lịch sử nói chung lẫn lịch sử văn học nói riêng. Nó tạo ra một nhóm rất đông đảo người làm báo và viết báo, những chủ nhiệm, chủ bút, biên tập bộ, quản lý, bỉnh bút trên khắp đất nước, không kể Bắc, Trung, Nam. Tính chất cơ động của báo chí khiến cho nhiều người ở miền Nam mà viết cho báo
  30. miền Bắc (trường hợp Kiều Thanh Quế, Lê Thọ Xuân, Tố Phang ) hoặc rất nhiều người miền Bắc mà viết cho báo miền Nam, lại có những người từ Bắc vào Nam để làm báo, như Tản Đà và Phan Khôi. Nhóm làm báo rất đông đảo này gồm những người trẻ tuổi có mong muốn đổi mới, nhưng cũng gồm cả những người cựu học. Lần lại lịch sử báo chí có thể tìm được vô số nhân vật gắn bó mật thiết với các tờ báo và tạp chí, không chỉ là những người nổi tiếng hay được nhắc tới như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Đức Nhuận, Diệp Văn Kỳ, Vũ Đình Long, Hoàng Tích Chu mà còn phải nhắc tới những người tuy ít nổi tiếng hơn nhưng đã góp công rất lớn cho cỗ máy báo chí thời ấy, như Dương Phượng Dực, Phùng Bảo Thạch, Dương Tụ Quán, Lãng Nhân Phùng Tất Đắc Các khuynh hướng chính trị, học thuật, văn chương tuy rằng khác nhau, nhưng điểm giống nhau là khuynh hướng nào cũng hướng tới việc ra báo như một điều tất yếu. Gần như toàn bộ cuộc sống văn chương, học thuật thời đó diễn ra sôi nổi trên báo chí. Điều này tự khắc cũng làm nảy sinh và nuôi dưỡng một lực lượng mới: người đọc. Người đọc ngày càng lớn mạnh hơn theo đà phát triển của báo chí và đà tăng tiến của số lượng báo được phát hành. Một công chúng thực thụ của văn học đã ra đời và ngày càng có “chất lượng hơn” chính là nhờ vào những người chờ đợi từng số báo mới để đọc những gì mình ưa thích ở đó.
  31. Không khí học thuật, văn chương cũng hoàn toàn khác trước, với sự xuất hiện của một hiện tượng xưa nay gần như vắng bóng trong lịch sử Việt Nam: những cuộc tranh luận thường xuyên nảy lửa và không ít lần lôi kéo hàng loạt tờ báo vào vòng, như đợt cãi vã giữa Phong hóa, Loa, Tiểu thuyết thứ bảy, Ích hữu và Hà Nội báo. Những lời bình chú trước kia chủ yếu được người đời sau, “hậu sinh” thực hiện với đối tượng là người xưa, “tiền nhân”, thì đến đầu thế kỷ XX sự phê bình, tranh luận đã lan tràn giữa những người cùng thời, chủ yếu là những người cùng thời, một lời phê bình có thể được đáp trả ngay vào ngày hôm sau, rồi tiếp tục sau đó là những bài viết tranh luận xoay quanh mãi không ngừng. Người đặc biệt quan tâm tới các cuộc tranh luận này là Thanh Lãng (ông gọi chúng là các “vụ án”). Trong cuốn sách Phê bình văn học thế hệ 1932, Thanh Lãng đã liệt kê và bình luận những cuộc tranh luận nổi bật của giai đoạn 1932-1945, trong đó có những vụ như cuộc tranh luận Phan Khôi-Trần Trọng Kim xung quanh bộ Nho giáo của Trần Trọng Kim, cuộc tranh luận Tản Đà-Phan Khôi xung quanh cách hiểu Tống Nho và truyền thống, cuộc tranh luận lớn xung quanh vấn đề “quốc học” với sự tham gia của những người như Lê Dư, Trịnh Đình Rư, Phạm Quỳnh, Phan Khôi, Nguyễn Trọng Thuật, cuộc tranh luận xung quanh Thơ Mới với rất đông thành phần, nổi bật là Phan Khôi, Lưu Trọng Lư Một điều rất dễ thấy là có một số nhân vật luôn luôn có mặt trong các cuộc tranh luận, đặc biệt Phan Khôi luôn ở vị trí trung tâm trong mọi cuộc tranh luận, nếu không phải là người châm ngòi thì
  32. cũng là người tham gia hết sức tích cực và có tiếng nói rất trọng lượng. Nếu quan sát kỹ hơn, có thể thấy rằng trong đời làm báo của mình, lúc nào Phan Khôi cũng ở trong một hoặc một vài cuộc tranh luận, ví dụ như ngay khi viết cho Đông Pháp thời báo vào năm 1928, Phan Khôi đã ngay lập tức có một cuộc tranh luận với Trần Huy Liệu về một vấn đề lịch sử. Sẽ khó mà thống kê hết tất cả các cuộc tranh luận từng có mặt Phan Khôi. Nhân vật Phan Khôi sẽ được phân tích cụ thể hơn ở phần cuối của bài viết. Một điều rất mới mẻ mà báo chí mới xuất hiện đưa lại cho công chúng và đời sống văn học thời gian ấy: dịch thuật. Có thể nói rằng trước đây, trong một nền văn hóa sử dụng tiếng Hán làm ngôn ngữ sáng tác và chưa có các quan hệ với những nền văn hóa khác, dịch thuật chưa bao giờ là một vấn đề to tát. Đến thời này, báo chí đăng rất nhiều tác phẩm dịch, các nhà văn nổi tiếng cũng dịch, tạo thành một hình ảnh mới mẻ chưa từng có, hình ảnh nhà văn-dịch giả: Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam đều đã từng dịch, các nhà phê bình văn học cũng từng dịch, như Kiều Thanh Quế, ngay cả Phan Khôi cũng dịch bộ tiểu thuyết Bá tước Monte Cristo của Alexandre Dumas đăng nhiều kỳ trên Đông Pháp thời báo vào năm 1928. Khát vọng học hỏi từ các nền văn hóa mới, mong muốn học thêm nhiều điều, qua sách vở Tân Thư cũng như ngoài Tân Thư, khiến cho số lượng dịch phẩm thời kỳ trước 1945 tại Việt Nam rất lớn; cũng phải nói rằng chính cách vận hành sôi nổi của báo chí thời gian này đã đòi hỏi lượng cung ứng bài vở khổng lồ, báo chí lại sống bằng
  33. tiền bán báo nên thị hiếu độc giả luôn được quan tâm hết mức (văn chương Từ Chẩm Á hồi đó hết sức thịnh hành). Tại Pháp, cũng vào khoảng thời gian đầu thế kỷ XX, việc dịch thuật trên báo chí cũng được đẩy mạnh đáng kể. Năm 1911, trên tờ NRF bắt đầu mở mục dịch thuật, đầu tiên đăng một bản tuyên bố của Jean Schlumberger, một nhân vật chủ chốt của tờ tạp chí trong giai đoạn đầu tiên, cũng là một người rất thân cận với André Gide, và tiếp sau đó tờ tạp chí đã có công rất lớn trong việc dịch và giới thiệu tác phẩm của nhiều nhà văn quan trọng, đặc biệt là Dostoievski và Rilke. Nhưng báo chí không chỉ đem lại những điều mới mẻ ở bề mặt có thể gọi tên một cách dễ dàng như vậy. Ở tầng sâu hơn, có thể chỉ ra rằng chính sự xuất hiện của báo chí và hoạt động của nó đã mang tới cho Việt Nam những thể loại văn học mới. Chưa nói tới Thơ Mới, một thành tựu lớn hơn cả của sơ kỳ hiện đại trong văn chương Việt Nam, cũng có được vị thế chủ yếu nhờ vào vai trò của báo chí thời ấy, ta có thể điểm qua một vài sự mới mẻ bắt nguồn từ báo chí ở mặt thể loại này. Sau đây là một nhận xét của Vu Gia: “Và cũng trong năm này (tháng 2-1936), Phan Khôi tập hợp các bài trên mụcNam Âm thi thoại, viết từ thời làm cho Nam Phong tạp chí và một số bài khác trên Đông Pháp thời báo, Phụ nữ tân văn in thành sách với tên gọi: Chương Dân thi thoại. Đây là cuốn sách đầu tay của Phan Khôi và cũng là cuốn thi thoại đầu tiên của xứ sở[54]”.
  34. Vấn đề “thi thoại” còn có thể bàn về độ mới, nhưng thể loại tiểu thuyết trinh thám thì chắc chắn là một điều hoàn toàn mới mẻ. Nguyễn Đình Vĩnh trong luận án tiến sĩ nhan đề Vai trò của văn học dịch đối với quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX cho biết tên của nhiều tiểu thuyết trinh thám nước ngoài đã được dịch tại Việt Nam, từ năm 1929 Nguyễn Cổn đã dịch một cuốn trinh thám Anh qua tiếng Trung, rồi sau đó có nhiều tác phẩm khác được dịch. Vũ Ngọc Phan và Nhất Linh đều đã từng phân tích tiểu thuyết trinh thám. Báo chí cũng góp phần không nhỏ trong việc phổ biến, đưa trinh thám vào tâm trí độc giả đương thời. Chỉ không lâu sau đó nhà văn Việt Nam đã bắt đầu viết trinh thám, và sau một giai đoạn chập chững đã xuất hiện mấy cây bút xuất sắc như Thế Lữ, Bùi Huy Phồn và nhất là Phạm Cao Củng[55]. Nguyễn Công Hoan cũng từng khẳng định vai trò của báo chí đối với sự trưởng thành của một nhánh tiểu thuyết, dòng tiểu thuyết hiện thực: “Bây giờ nghĩ lại, tôi nhận thấy rằng ngay từ ngày báo chí viết bằng tiếng Việt mới chào đời, thì đồng thời, tiểu thuyết dòng hiện thực cũng đã long lanh lên cái ánh dáng của nó. Rồi nó lớn lên, đi song song với dòng lãng mạn. Ở trong các báo trong thời kỳ còn ấu trĩ, câu kẹo trong những bài gọi là văn chương thì rườm rà về văn chương, về thuyết lý, còn câu kẹo trong những bài không phải là văn chương thì cũng rườm rà không kém[56]”.
  35. Như vậy, Nguyễn Công Hoan không những cho rằng báo chí có công lớn với sự phát triển của văn học hiện thực, một dòng văn dựa rất nhiều vào những gì diễn ra hằng ngày, và do vậy rất gần gũi, rất “hợp” với báo chí, mà hơn thế nữa ông còn cho rằng chính nhờ báo chí mà câu từ, ngôn ngữ tiếng Việt thời kỳ đầu của Quốc ngữ đã khác đi hẳn, hiện đại lên nhiều. Vấn đề này sẽ càng rõ rệt hơn nếu phân tích các trường hợp như Hoàng Tích Chu hay bản thân Phan Khôi. Viết báo buộc người ta phải rèn luyện, trau dồi khả năng ngôn ngữ và khả năng diễn đạt mỗi ngày, nên yếu tố này có thể coi là một hệ quả tất yếu của quá trình phát triển báo chí. Một mẫu người mới Thời kỳ hết sức đồ sộ, phức tạp và sôi động này còn đáng chú ý ở chỗ nó làm nảy sinh một lớp người mới. Một điều đáng chú ý là tuy báo chí phát triển như vũ bão như vậy, nhưng “nhân vật mới” trong lịch sử Việt Nam lại không phải là nhân vật nhà báo (mặc dù nghề nhà báo chuyên nghiệp cũng đã bắt đầu hình thành) mà là nhân vật học thuật-văn chương gắn liền với các tờ báo và tạp chí. Những người như thế thực sự nằm ở trung tâm của đời sống văn chương hồi ấy. Ở trên ta đã thấy một ví dụ điển hình: Phan Khôi. Phan Khôi không chỉ là một nhà văn, một nhà phê bình, một nhà khảo cứu bình thường, ông còn là một “ngôi sao” của giới báo chí – và do đó, của giới văn chương – hồi ấy. Chỉ riêng việc ông có mặt và đóng góp tích
  36. cực cho đại đa số những cuộc tranh luận lớn nhất đương thời cũng đã nói lên điều này. Địa vị “ngôi sao” của Phan Khôi còn được Thiếu Sơn nói rõ hơn: “Ông Diệp Văn Kỳ là con người sành điệu đã để ý tới ông, mời ông hợp tác nhưng lúc đó nhiều ngôi sáng đã gặp nhau ở một chỗ nên Phan Khôi chưa nổi bật. [Ý nói giai đoạn Phan Khôi làm cho Đông Pháp thời báo rồi Thần chung, bên cạnh những người như Diệp Văn Kỳ, Đào Trinh Nhất, Nguyễn Văn Bá ] Ông chỉ nổi bật khi ông được mới tới viết cho Phụ nữ tân văn của ông bà Nguyễn Đức Nhuận. Hồi đó, vào khoảng 1930, một bài văn được 5 đồng tiền nhuận bút là hậu lắm rồi. Vậy mà Phụ nữ tân văn dám trả 25 đồng một bài của ông Phan. Một tháng bốn bài 100 đồng, tức là hơn lương công chức ngạch cao cấp ở huyện phủ. Như vậy thì đâu phải văn chương hạ giới rẻ như bèo. Phải nói là mắc như vàng mới đúng. Nhưng cũng phải nói thêm là chỉ văn chương của Phan Khôi mới được giá đến thế, và chỉ có ông bà Nguyễn Đức Nhuận mới dám trả tới giá đó mà thôi. Trả như vậy mà tôi còn cho rằng chưa tới mức vì hầu hết độc giả bỏ 15 xu ra mua P.N.T.V đều chỉ muốn được coi bài báo của Phan Khôi hay Chương Dân, những bài viết gãy gọn, sáng sủa, đanh thép với những đề tài mới mẻ, những lý luận thần tình làm cho người đọc say mê mà thống khoái. Cái đặc biệt ở Phan Khôi là chống công thức (non conformiste)[57]”
  37. Một nhân vật nổi bật như vậy nhưng sau này lại rất ít được biết tới. Lẽ dĩ nhiên, một nguyên nhân lớn của tình trạng này là các sự việc mà Phan Khôi mắc phải về sau, nhất là vụ Nhân văn-Giai phẩm, nhưng cũng cần nhấn mạnh rằng nghiên cứu văn học của Việt Nam chưa thực sự quan tâm tới xử lý tài liệu báo chí, nên ở trường hợp một nhân vật như Phan Khôi, thành tựu nghiên cứu còn khá nhỏ bé. Thói quen chỉ dựa vào sách in khiến người ta dễ bỏ qua tầm vóc lớn lao của Phan Khôi, bởi trong khi còn sống ông chỉ cho in hai tập sách là Chương Dân thi thoại, và Việt ngữ nghiên cứu sau này, còn toàn bộ trước tác của ông đều ở trên báo, chưa mấy ai thời ngày nay được đọc. Một công việc đã bổ khuyết rất lớn cho thiếu hụt nghiêm trọng này, đồng thời cũng mở ra những khả năng mới cho nghiên cứu lịch sử văn học dựa trên tài liệu báo chí, là bộ sách Phan Khôi – Tác phẩm đăng báo do Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn. Ngay trong “Vài lời về việc biên soạn” đặt ở đầu sách, Lại Nguyên Ân dẫn lời Thanh Lãng trong Phê bình văn học thế hệ 1932 chỉ ra một cách đích xác vấn đề giới nghiên cứu vấp phải: “Sự nghiệp của ông (tức Phan Khôi) hầu hết hãy còn nằm rải rác trên mặt báo. Mà có lẽ những gì tinh túy nhất của ông, linh lợi nhất nơi ông, hóm hỉnh nhất ở ông, “Phan Khôi nhất” trong ông hình như đều chưa được in thành sách mà hãy còn giấu kín dưới những chồng báo[58]”. Lại Nguyên Ân cũng cho rằng việc cần làm “[t]rong tình hình tư liệu hiện tại” là “sưu tầm và công bố lại, nếu không được toàn bộ thì cũng phải được phần khá lớn những tác phẩm
  38. của ông, từng đăng tải trên báo chí khắp ba miền Việt Nam[59]”. Khó khăn đặc thù của công việc này, ngoài khối lượng tài liệu đồ sộ và tình trạng thiếu thốn của các kho lưu trữ như đã nói ở trên, còn có một điểm nữa được Lại Nguyên Ân nhắc tới ở phần “Tiểu dẫn”, đó là hiện tượng bút danh khó xác định chính xác, một người như Phan Khôi có thể ký rất nhiều bút danh khác nhau, có những lúc ký các bút danh không quen thuộc, lại có cả khả năng “viết hộ” những cây bút khác ở một số thời điểm, hoặc bài viết không được ký tên Hiện tượng như Phan Khôi, tác phẩm rất nhiều nhưng rất ít hoặc hoàn toàn không in sách, tồn tại khá nhiều trong đời sống văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, có thể kể ra như Đinh Gia Trinh cây bút quan trọng của Thanh nghị mãi gần đây mới được tập hợp các bài viết in thành sách[60], hoặc Phạm Mạnh Phan một cây bút chủ lực của tờ Tri tân vẫn có toàn bộ tác phẩm nằm trên các báo chí thời ấy. Ngày nay ta cũng khó biết được những gì đã in thành sách của những người như Dương Phượng Dực, Đào Trinh Nhất, Phan Văn Hùm gồm bao nhiêu phần tổng số những gì họ từng viết ra. Hiện tượng này khá tương đồng với một mẫu hình hoạt động văn hóa ở Pháp được gọi là “homme des revues” (người của các tạp chí), những người viết báo hằng ngày, viết rất nhiều, thậm chí còn viết nhiều hơn một số tác gia có nhiều sách in khác. Một ví dụ nổi bật chính là Jean Paulhan, giám đốc tờ tạp chí NRF từ năm
  39. 1925 sau khi Jacques Rivière qua đời. Sau này, thời hậu Thế chiến thứ hai, ông còn có một quãng thời gian ngắn ở trong ban biên tập tờ Les Temps modernes của Jean- Paul Sartre, rồi lại quay lại nắm quyền ở tờ NRF (trong thời gian chiến tranh, tờ NRF nằm dưới quyền điều hành của Drieu La Rochelle, hợp tác với quân Đức chiếm đóng). Paulhan là một người có thế lực rất lớn trong giới báo chí văn học, xuất bản của Pháp suốt trên dưới nửa thế kỷ, được mệnh danh là “Éminence grise” (tức là “mưu sĩ”) của cả nền văn chương Pháp, thế nhưng ngay cả giới văn chương cũng ít người kể được tên tác phẩm đã in thành sách của ông[61]. Kết luận: Sử dụng các kết quả nghiên cứu cho tới nay về báo chí Việt Nam, cộng thêm một số so sánh lấy ra từ các nghiên cứu về báo chí Pháp, có thể khẳng định thêm một lần nữa vai trò quan trọng và vị trí đặc biệt của báo chí trong lịch sử văn học. Bài viết cung cấp một vài điểm nhìn có tính chất tổng quát về báo chí trong mối quan hệ với văn chương, với mong muốn thu hút hơn nữa sự quan tâm của giới nghiên cứu văn học không chỉ đối với các tờ báo cụ thể từng tồn tại trong lịch sử, mà cả những vấn đề sâu hơn, những vấn đề thuộc về bản chất cũng như các đặc điểm của báo chí văn chương Việt Nam. Để kết thúc, xin trích lại lời của Phạm Quỳnh trong bài “La Presse annamite” [Báo chí Annam] trên Nam phong số 107, tháng Bảy năm 1926: “văn học hiện đại của chúng ta chỉ xuất hiện từ sau khi có báo chí ra đời. Những tác giả đầu tiên của những tác phẩm được viết bằng chữ Quốc ngữ đều được đào tạo trong môi trường báo chí[62]”.
  40. Chú thích: [1] Trí Đăng xuất bản với sự bảo trợ của Viện Đại học Hòa Hảo, Sài Gòn, 1973; đây là cuốn sách rút từ luận án tiến sĩ do Huỳnh Văn Tòng đệ trình tại Đại học Sorbonne Paris niên khóa 1970-1971, ban giám khảo gồm Jean Chesnaux, Philippe Devillers và Jean Lacouture. Năm 2000 tác phẩm được NXB TP Hồ Chí Minh tái bản có bổ sung; bài viết này sử dụng bản in lần đầu năm 1973. [2] NXB Văn hóa-Thông tin, 2001. [3] Đỗ Quang Hưng (chủ biên), Nguyễn Thành, Dương Trung Quốc, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. [4] In lần đầu tại Sài Gòn năm 1967, 2 t., NXB Trình Bầy, sau này đã được in lại. [5] Phong trào Văn hóa xuất bản, 2 t., Sài Gòn, 1972-1973. [6] NXB Văn học, Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP Hồ Chí Minh, 3 t., 1995 [7] Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn; cho tới nay đã in được các tập: 1928, 1929, 1930, 1931, NXB Hội Nhà văn, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2003- 2007.
  41. [8] Của Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên, in lần đầu năm 1968, Bộ Văn hóa Giáo dục, Sài Gòn; gần đây đã được in lại, năm 2002. [9] Vũ Đình Hòe, NXB Văn học, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2000. [10] Một ví dụ là trong Mảnh vụn văn học sử, Chân Lưu, Sài Gòn, 1974, Bằng Giang dành 8 trang từ 195 đến 203 để nói về một thiếu sót trong Lịch sử báo chí Việt Nam của Huỳnh Văn Tòng, chương sách mang tên “Thanh Niên (1943- 1944) một tuần báo bị lãng quên trong văn học sử”; Bằng Giang cũng cho biết tờ báo này không thấy xuất hiện trong cả bộ Bảng lược đồ văn học Việt Nam của Thanh Lãng lẫnViệt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ. [11] NXB Trường Sơn, Sài Gòn, 1962; các bài viết in trong sách đều đã in trên các tờ Sáng tạo và Thế kỷ XX trước đó, thêm một minh chứng cho mối liên hệ giữa bài báo và cuốn sách in. [12] Nt., tr. 44. [13] Nt., tr. 57. [14] Nt., tr. 189.
  42. [15] Để biết về quan điểm phân kỳ của một số học giả miền Nam, xem Nguyễn Sỹ Tế, “Vấn đề phân chia thời đại và khuynh hướng văn học Việt Nam” trong Việt Nam văn học nghị luận, sđd., tr. 39-48. [16] Huỳnh Văn Tòng, Lịch sử báo chí Việt Nam, sđd., tr. 7. [17] Nt., tr. 5. [18] Nt., tr. 6. [19] Nt. [20] Bằng Giang, Mảnh vụn văn học sử, sđd., tr. 195. [21] Nt., tr. 195-196. [22] Nguyễn Công Hoan, Đời viết văn của tôi, NXB Văn học, 1971, tr. 104. [23] Trong nhiều năm nhà xuất bản Slatkine Reprints đã tiến hành in lại nhiều đầu tạp chí nổi tiếng, trong đó có La Revue blanche; một số tờ được in lại đã gặt hái thành công lớn, như La Critique sociale,Arguments hay Les Trois Roses. Jean- Michel Place là một nhà xuất bản độc lập đã cho in lại những tờ tạp chí tiền phong ngày nay ít được biết đến như Sic, Bifur, Nord-Sud; xem “La redécouverte des revues d’avant-garde” [Cuộc phát hiện lại các tạp chí tiền phong], trò chuyện với Jean-Michel Place, Revue des revues, số 7, mùa xuân 1989, tr. 28-35.
  43. [24] Bộ sách gồm ba tập, in ở NXB Gallimard, 1978-1986, trong đó tập I La formation du groupe et les années d’apprentissage 1890-1910 [Sự hình thành nhóm và những năm học nghề 1890-1910] được in khi Auguste Anglès còn sống, hai tập sau, L’âge critique 1911-1912 [Buổi đầu khó khăn 1911-1912] vàUne inquiète maturité 1913-1914 [Một sự trưởng thành đầy lo lắng 1913-1914] in sau khi Anglès qua đời năm 1983, với sự tham gia hiệu chỉnh của Michel Raimond, Claude Martin và Pascal Mercier. [25] Auguste Anglès trả lời phỏng vấn Françoise Reiss, được những người biên soạn sau này trích dẫn trong André Gide et , sđd., t. II. [26] La Belle Époque des Revues, 1880-1914, Jacqueline Pluet-Despatin, Michel Leymarie và Jean-Yves Mollier chủ biên, NXB IMEC, 2002, tr. 7. [27] Bản điều tra này xuất hiện lần đầu trên các số cuối cùng trước khi đình bản của tờ tạp chí Belles-Lettres của Maurice Landeau (các số từ 62 đến 66, 12/1924), đã được in lại vào năm 1990, thực hiện bởi hiệp hội Ent’revues hợp tác với Jean- Michel Place (tên gốc: “Les revues d’avant-garde (1870-1914)”). [28] In thành 24 kỳ ở Paris (Librairie de Paris) rồi đến năm 1927 in lại thành hai tập sách (tên gốc: “Vingt-cinq ans de littérature, Tableau de la vie littéraire de 1895 à 1920”).
  44. [29] NXB Đời Mới, Hà Nội, 1943. [30] La Belle Époque des Revues, sđd., tr. 7. [31] “L’usage des revues” [Cách sử dụng các tạp chí], trên Revue des revues, số 21, 1996, tr. 5. [32] Nhật Tiến, Thuở mơ làm văn sĩ, Huyền Trân xuất bản, Sài Gòn, 1973, tr. 75. [33] Nt., tr. 87. [34] François Mauriac, Souvenirs retrouvés [Những kỷ niệm tìm thấy lại], trò chuyện với Jean Amrouche, Fayard-INA, 1981, tr. 121. [35] Nguyễn Công Hoan, Đời viết văn của tôi, sđd., tr. 54. [36] Nt. [37] Nt., tr. 91. [38] Nt., tr. 110. [39] Nt., tr. 111. [40] Du Tử Lê, “Nói chuyện với Thụy Vũ”, tạp chí Văn số giai phẩm “đặc biệt về 5 nhà văn nữ nổi tiếng nhất của văn chương tiểu thuyết hiện nay”, 1973, tr. 26.
  45. [41] Xem Võ Phiến, Chúng ta qua cách viết, Giao Điểm xuất bản, Sài Gòn, 1972. [42] Huỳnh Văn Tòng, Lịch sử báo chí Việt Nam, sđd., tr. 238. [43] Nt., tr. 238-239. [44] Albert Thibaudet, “Après vingt ans” [Sau hai mươi năm], trong Réflexions sur la littérature II [Suy tư về văn chương II], Gallimard, 1940, tr. 133-134. [45] François Mauriac, Souvenirs retrouvés, sđd., tr. 120. [46] Xem Gérard Genette, “Du texte à l’œuvre” [Từ văn bản đến tác phẩm] trong Figures IV, tủ sách“Poétique”, NXB Seuil, 1999, tr. 24. [47] Về các nhân vật xung quanh Vũ Đình Long và các ấn phẩm của nhà xuất bản Tân Dân, xem Ngọc Giao, Hà Nội cũ nằm đây, NXB Phụ nữ, 2010. [48] Xem Michel Trebitsch, “Les mésaventures du groupe Philosophies, 1924- 1933” [Những cuộc phiêu lưu không thành của nhóm Philosophies], Revue des revues, số 3, mùa xuân 1987, tr. 6-9. [49] Vincent Kaufmann, Poétique des groupes littéraires (avant-gardes 1920- 1970) [Thi pháp các nhóm văn chương (các nhóm tiền phong 1920-1970)], PUF, tủ sách “Écriture”, 1997, tr. 6.
  46. [50] Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm trong bài “Thủ tục làm thành tờ báo ở xứ ta” trên Tri tân số 52, tháng Sáu 1942 nói tới Đạo luật 29/7/1881 và Nghị định 4/10/1927, còn Huỳnh Văn Tòng trong chương hai, “Chế độ báo chí Việt Nam dưới thời Pháp thuộc” trong Lịch sử báo chí Việt Nam nói tới Đạo luật 29/7/1881, Sắc lệnh 25/5/1881, Sắc luật 30/12/1898, Nghị định 9/5/1922, Nghị định 31/1/1922, rồi Đạo luật 5/8/1914, hầu hết đều liên quan tới tự do báo chí. [51] Xem Vũ Đình Hòe, Hồi ký Thanh Nghị, sđd., tr. 28-38. [52] Vincent Kaufmann, Poétique des groupes littéraires, sđd., tr. 9. [53] Maurice Caillard và Charles Forot, báo cáo đã dẫn. [54] Vu Gia, Phan Khôi, tiếng Việt, báo chí và Thơ Mới, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2003, tr. 69. [55] Xem phần 3.3.2 tiêu đề “Sự hình thành tiểu thuyết trinh thám – Bước phát triển mới của tiểu thuyết Việt Nam” trong luận án tiến sĩ Vai trò của văn học dịch đối với quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX của Nguyễn Đình Vĩnh, bảo vệ tháng 12 năm 2008 tại Viện Văn học, Hà Nội. [56] Nguyễn Công Hoan, Đời viết văn của tôi, sđd., tr. 58.
  47. [57] Thiếu Sơn, “Bài học Phan Khôi” trong Nghệ thuật và nhân sinh, NXB Giáo dục, 2008, tr. 371-372. [58] Phan Khôi – Tác phẩm đăng báo 1928, sđd., tr. 5. [59] Nt. [60] Đinh Gia Trinh, Hoài vọng của lý trí, phê bình văn học và tùy bút, NXB Văn học, 1996. [61] Về tiểu sử Jean Paulhan có thể tham khảo Frédéric Badré, Paulhan le juste [Paulhan chính nhân quân tử], Grasset, 1996 và Laurence Brisset, La NRF de Paulhan [Tạp chí NRF của Paulhan], Gallimard, 2003. Trong tiếng Việt có thể tham khảo Frédéric Badré, Tương lai văn học, Đa Huyên và Nguyễn Thanh Xuân dịch, NXB Đà Nẵng, 2006. [62] Trích theo Huỳnh Văn Tòng trong Lịch sử báo chí Việt Nam, sđd., tr. 69.