Báo chí Đồng Nai từ năm 1859 đến 1945

pdf 28 trang phuongnguyen 3790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo chí Đồng Nai từ năm 1859 đến 1945", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_chi_dong_nai_tu_nam_1859_den_1945.pdf

Nội dung text: Báo chí Đồng Nai từ năm 1859 đến 1945

  1. Báo chí Đồng Nai từ năm 1859 đến 1945
  2. Báo chí Đồng Nai từ năm 1859 đến 1945 gắn liền với sự hình thành và phát triển của báo chí Nam bộ. Trước khi tờ báo bằng chữ quốc ngữ đầu tiên ra đời - tờ Gia Định báo, ở Nam bộ có ba tờ báo tiếng Pháp và chữ Hán: Le bulletin officiel de L'expe'dition de la Conchichine (1861 - 1888), Le bulletin des Comnumes (1862), Le courrier de SaiGon (1864). Ba tờ này chủ yếu in những công văn, thông tư, nghị định của chính phủ và do người Pháp thành lập. Không mấy người đọc được tiếng Pháp nên người Pháp mới nghĩ đến thành lập một tờ báo tiếng Việt. Với sự ra đời của Gia Định báo (1865), báo chí bằng chữ quốc ngữ ở Nam bộ đã xuất hiện sớm hơn ở Bắc và Trung bộ trên 40 năm ([1][1]). Sở dĩ báo chí ở Nam bộ phát triển sớm vì Pháp chiếm Nam bộ trước [PT1] [PT1]([2][2]). Nam bộ là một thuộc địa khác với Bắc và Trung bộ là chế độ bảo hộ. Là thuộc địa nên Nam bộ theo chế độ trực trị, điều kiện làm báo có nới hơn và đặc biệt là được hưởng đạo luật báo chí của Pháp (29 - 7 - 1881). Theo đạo luật này thì việc ấn hành sách báo ở Nam kỳ được hoàn toàn tự do, dù báo chữ Pháp hay Việt. Điều luật có ghi: "Tất cả các loại báo sẽ được phát hành không cần sự cho phép trước và không cần ký qũy tiền, sau khi được công bố đúng theo điều 7". Điều 7 quy định, trước khi phát hành, tờ báo phải được khai báo ở Sở Biện lý những gì có liên quan đến: "Tít báo, loại báo; Tên họ, địa chỉ người quản lý; Ghi rõ nơi in báo; Tất cả những thay đổi về những điều trên được khai báo trước 5 ngày". Tuy nhiên về sau, Chính phủ Pháp lại ban bố sắc
  3. lệnh 30 - 12 - 1898 nhằm sửa đổi một số điều của đạo luật trên. Cụ thể là: "Tất cả những tờ báo in bằng chữ quốc ngữ, bằng chữ Hoa hay bất cứ một thứ tiếng nào khác ngoài tiếng Pháp phải có sự cho phép trước của quan Toàn quyền sau khi quan Toàn quyền hội ý với ban thường trực Thượng hội đồng Đông Dương". Lý do sửa đổi là nhằm hạn chế sự phát triển của báo chí mà suy cho cùng là hạn chế sự công kích, vạch trần âm mưu, thủ đoạn xâm lược nước ta của thực dân và thực trạng đen tối của xã hội Việt Nam dưới ách đô hộ của thực dân và bọn tay sai. Sắc luật 1898 tuy trái với đạo luật 1881, nghĩa là không hợp hiến nhưng nó vẫn tồn tại lâu dài cho đến năm 1936 khi Mặt trận bình dân thắng cử ở Pháp. Và mãi cho đến năm 1938, mới có một tờ báo tiếng Việt phát hành mà không phải xin phép quan Toàn quyền, chỉ báo cho sở Biện lý. Đó là tờ Dân chúng. I.2. Trên thế giới, báo chí ra đời là nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin trong xã hội. Ở nước ta, báo chí nảy sinh do thực dân Pháp dùng nó làm công cụ thống trị sau khi ổn định quá trình xâm lược, cho cái gọi là "sứ mạng khai hóa" của chúng. Do vậy, buổi đầu, thực dân Pháp dùng báo chí để phổ biến các thông tư, nghị định , cổ võ cho tiếng Pháp và chữ quốc ngữ la tinh, nhằm đánh bại chữ Hán Nôm, cũng đồng nghĩa với việc đẩy lùi và loại trừ thế lực tinh thần của sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ - lực lượng chủ yếu lãnh đạo kháng chiến chống Pháp. Nhưng rồi, người mình thấy được lợi ích của chữ quốc ngữ "dễ học, dễ thuộc", nó như một phương tiện để nâng cao trình độ dân trí, mở mang văn hóa dân tộc, truyền bá tư
  4. tưởng yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc và nhất là dùng chính cái vũ khí của thực dân để đánh lại thực dân. Đặc điểm này đã thể hiện rất rõ ở báo chí nước ta, đặc biệt là báo chí Nam bộ, mảnh đất "màu mỡ" của báo chí vào buổi đầu hình thành cho đến 1945: I.2.1 Khởi đầu từ Gia Định báo ([3][3]) đến các tờ báo tiếng Việt ra đời ở Nam bộ trong những năm cuối thế kỷ 19 (Phan Yên báo, Nam kỳ địa phận ([4][4]) ), hầu hết đều do bọn thống trị Pháp lập ra nhằm phục vụ cho chính sách xâm lược đất nước ta, nô dịch nhân dân ta. Người viết báo gồm cả người Pháp lẫn người Việt. Những người Việt viết báo hầu hết là công chức của Pháp. Báo chí buổi đầu là một công cụ văn hóa nhằm thực hiện chính sách thống trị của thực dân Pháp. Song ở một phía khác, người Việt Nam cũng bắt đầu làm quen với một phương tiện thông tin mới: báo chí. Từ đó, dần dần tiến lên sử dụng báo chí như một vũ khí đấu tranh. Thông qua báo chí, người Việt Nam tìm hiểu tình hình trong nước, thế giới, tìm hiểu âm mưu, thủ đoạn của thực dân và tay sai. Các nhà yêu nước Việt Nam đã thấy chữ quốc ngữ là công cụ rất tốt để tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước và giáo dục mở mang dân trí trong nhân dân. I.2.2. Bước sang thế kỷ 20, tình hình nước ta có những chuyển biến mới. Sau khi ổn định quá trình xâm lược, thực dân Pháp bắt tay vào việc xây dựng chế độ
  5. thực dân và khai thác thuộc địa. Thời kỳ này, những cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân ta chống thực dân Pháp đều bị thất bại nhưng nhân dân ta vẫn tiếp tục đấu tranh chống Pháp bằng nhiều hình thức khác nhau như: phong trào chống đi phu, chống sưu thuế (1908), cuộc vận động Duy Tân (1906 - 1908) và Đông Kinh Nghĩa Thục (1907). Trong tình hình mới, thực dân Pháp càng tăng cường sử dụng vũ khí báo chí vào chính sách khai thác thuộc địa. Các tờ Nông cổ mím đàm, Đại Việt tân báo, Lục tỉnh tân văn, Đăng cổ tùng báo, Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn ra đời. Song tác động của cuộc đấu tranh của các lực lượng yêu nước nên báo chí cũng phản ảnh một phần tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, trong đó có phong trào đấu tranh quần chúng chống Pháp. Một vài tờ báo tiếng Việt như Đại Việt tân báo, Đăng cổ tùng báo, Lục tỉnh tân văn thỉnh thoảng có đăng bài bày tỏ thiện cảm đối với phong trào chính trị do Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh lãnh đạo. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Ở châu Âu, Pháp và Đức đánh nhau. Thực dân Pháp huy động sức người, sức của ở Đông Dương để cung ứng cho chiến tranh. Chúng sử dụng báo chí (các tờ Công luận báo, Nam Phong ) để phục vụ cho chủ trương này. Các nhà yêu nước Việt Nam, nhân cơ hội Pháp mắc kẹt trong chiến tranh chống Đức đã vận động nhân dân nổi lên đánh đuổi giặc Pháp, giành lại độc lập dân tộc.
  6. Theo Lịch sử báo chí của Hoàng Chương, trong những năm cuối thế kỷ 19 và 10 năm đầu thế kỷ 20, ở nước ta có khoảng 10 tờ báo tiếng Việt, trong lúc đó có trên 70 tờ báo tiếng Pháp do người Pháp xuất bản. Một số tờ báo tiếng Việt chỉ là bản dịch báo tiếng Pháp ([5][5]) I.2.3 Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến khi có Đảng CSVN: Báo chí do người Việt làm chủ và là phương tiện đấu tranh chính trị Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở nước ta đã xuất hiện những lực lượng xã hội mới: đó là giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Các giai cấp này hình thành và phát triển trong các đợt khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Phong trào cách mạng cũng có những chuyển biến mới. Nếu trước đó, phong trào do tầng lớp sĩ phu yêu nước xuất thân từ giai cấp phong kiến lãnh đạo thì từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng do tầng lớp thanh niên tiên tiến có ảnh hưởng Cách mạng Tháng 10 Nga, hoặc tầng lớp trí thức xuất thân từ giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo. Đây là thời kỳ đấu tranh để chuẩn bị thành lập đảng cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam, là thời kỳ đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản dân tộc để giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
  7. Báo chí ở nước ta từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất cũng tăng hơn nhiều. Để thi hành chính sách cải lương, thực dân Pháp không giữ độc quyền báo chí như trước nữa mà cho một số người thuộc tầng lớp trên trong xã hội nước ta được phép xuất bản báo chí. Cố nhiên, là phải tuân theo pháp luật của chính quyền thực dân và phải chịu sự kiểm soát của chúng. Tất cả các tờ báo xuất bản công khai trong thời kỳ này đều hoặc tự nguyện, hoặc bị ép buộc phải phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa và chính sách cải lương của thực dân Pháp. Ngoài nét chung đó, mỗi tờ báo lại có nét riêng, phản ánh lợi ích của chủ báo là người trong giai cấp tư sản hoặc địa chủ. Một số người có thế lực và tiền đã xuất bản báo chí, dùng báo chí làm phương tiện để mua danh lợi. Trong nghề báo dần dần hình thành hai loại: người chủ báo và người viết báo. Nếu trong thời kỳ từ năm 1918 trở về trước, báo chí ở nước ta nói chung chỉ có một khuynh hướng duy nhất là khuynh hướng thực dân phong kiến, thì báo chí trong thời kỳ sau năm 1918 có nhiều khuynh hướng phức tạp hơn, phản ánh lợi ích của nhiều giai cấp và tầng lớp xã hội lúc bấy giờ. Tại Sài Gòn, một số tờ báo xuất bản vào thời kỳ này như: Đông Pháp thời báo của Nguyễn Kim Đính (1923), Kỳ lân báo (1928) của Vân Trình (chủ nhiệm) và Bùi Ngọc Thự (quản lý), Thần Chung (1929) của Diệp Văn Kỳ Một sự kiện quan trọng đáng chú ý của thời kỳ này là sự ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng tháng 10 Nga (1917), việc thành
  8. lập Quốc tế cộng sản và những hoạt động của Quốc tế cộng sản đã tác động tích cực đến phong trào yêu nước ở Việt Nam. Báo chí cách mạng ra đời là một tất yếu khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển phong trào yêu nước trong thời kỳ mới. Báo Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, số đầu tiên ra ngày 21 - 6 - 1925 là tờ báo cách mạng đầu tiên ở nước ta. Báo xuất bản hàng tuần vào ngày chủ nhật, 4 trang, khổ 18x24. Báo in ở Quảng Châu, in xong được chuyển về nước theo đường dây liên lạc bí mật. Những người cách mạng trong nước chép lại thành nhiều bản để lưu hành rộng rãi hơn. Báo Thanh Niên là ngọn nguồn của báo chí cách mạng Việt Nam. Sau khi báo xuất bản, nhiều tờ báo cách mạng khác kế tiếp nhau ra đời. Theo thống kê, trong khoảng 20 năm (từ khi báo Thanh Niên ra đời đến Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi), có khoảng trên 550 tờ báo cách mạng đã được xuất bản và lưu hành trong cả nước ta I.2.4. Từ khi có Đảng đến cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công: Báo chí phát triển mạnh mẽ và song song với hai dòng báo chí: - Báo chí cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương phát hành trong bí mật. Đó là báo chí của Trung ương Đảng, Xứ ủy, Tỉnh ủy, cả báo trong nhà tù đế quốc: Hỏa lò, Sơn La, Ban mê Thuộc, Khám lớn, Côn Đảo. Cộng với báo chí của các Đảng Cộng Sản Pháp, Trung Hoa, Liên Xô cũng được chuyển từ Pháp, Trung
  9. Hoa, Liên Xô qua đường dây bí mật đến Việt Nam, đến các Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, đến nhân dân Việt Nam, đến nhân dân Đông Dương. - Báo chí công khai: Có những xu hướng: * Báo chí của nhà cầm quyền Pháp, nội dung chống Đảng Cộng sản Đông Dương, nhất là khi có cuộc khởi nghĩa Nghệ Tĩnh. Đơn cử một số báo như: Trường An Cận Tín (1930) của Phủ Thống sứ Trung kỳ, Thanh Nghệ Tĩnh tân văn (1930) của Phủ công sứ Vinh, Bình Phú tân văn (1930) của Phủ Thống sứ Trung kỳ Những tờ báo này chỉ tồn tại không lâu. Riêng các tờ Lục Tỉnh tân văn (bộ mới 1907), Đông Dương Tây chí (1918), Nam Phong Tây chí (1925) đều có trợ cấp, rồi lần lượt chết, chỉ còn Lục Tỉnh tân văn là tờ công báo cuối cùng đến khi Nhật lật đổ Pháp ở Đông Dương thì tờ báo mới chết hẳn. * Báo chí đối lập, nhất là phong trào Đông Dương đại hội (tiếng Việt, tiếng Pháp) đủ loại ra đời: Lao Động (1933), La Lutte (1935), Le Travail (1936), Nhành Lúa, Tin Tức, L'Avant Garde Le Peuple (1937), Dân Chúng (1939) Năm 1936, có chuyện báo chí xuất bản không cần xin giấy phép, đi đầu là tờ Dân Chúng của Cendrieux. Báo bị nhà cầm quyền Pháp ở Sài Gòn tịch thu. Cendrieux là người Pháp theo luật báo chí của Pháp thì không xin phép, nên phản đối và cứ tiếp tục ra báo (chỉ gởi cho Biện Lý cuộc ban trước 24 giờ xuất bản). Tức
  10. nhiên báo vẫn bị tịch thu, chủ nó là Cendrieux bị đưa ra Tòa. Tòa phúc án ở Sài Gòn xử báo Dân Quyền được Biện Lý cuộc Sài Gòn chống án qua Pháp (đó là lúc ở Pháp Chính phủ Bình Dân nắm quyền, chính phủ có Đảng Cộng sản Pháp) Mãi hai năm sau Tòa án này công nhận Tòa phúc án ở Sài Gòn xử đúng. Cũng từ đó báo chí ở Việt Nam phá thông lệ muốn ra báo phải xin phép Nhưng chỉ được một thời gian. Thời gian này, một số tờ báo của tư nhân tiến bộ chuyên ngành cũng ra đời như: Tri Tân, Thanh Nghi, Khoa học I.2. Người Đồng Nai viết báo, làm báo: Giai đoạn này, Đồng Nai chưa có tờ báo riêng mang tính chất báo địa phương như các giai đoạn sau này. Tuy nhiên, người Biên Hòa - Đồng Nai (gồm người sinh ra và lớn lên ở địa phương này cũng như dâu, rể, hay người nơi khác có lúc dừng chân trên dòng sông Đồng Nai lịch sử đã nhìn nhận đất Biên Hòa là quê hương thứ hai) đã tham gia làm báo, viết cho các tờ báo ở Sài Gòn, Hà Nội thì không ít. Theo ông Hoàng Thơ, từ năm 1865 đến 1945 (tức gần 80 năm), người Đồng Nai đã tham gia làm báo và viết báo trên 21 tờ báo, tạp chí, chuyên san Sưu tầm các tư liệu có được ông cho biết:
  11. * Gia Định Báo: (bộ mới) số 9 ra ngày 24 tháng 3 năm 1870 có tin của thầy giáo (lúc ấy gọi là giáo tập) Trần Văn Kim ở làng Bình Dương ([6][6]) huyện Long Thành, bản tin ấy không có tựa như sau: "Tại làng Bình Dương có một người ngoại tên Chánh, ngày 30 tháng Chạp rước ông bà qua ngày mùng một tháng giêng năm mới là năm canh ngũ nhằm đứng bóng mới dọn đồ lên bàn thờ mà cúng. Khi người ấy vái lạy xong xá rồi ngó thấy đồ ăn thì hết mà không thấy ai ăn, thời mọi nhà lấy làm lạ lắm, rồi lại thấy có hai cái răng lại càng sửng sờ và sợ quá, mới chạy kêu lối xóm đến coi, vậy có kẻ gọi răng ấy là ngọc quý, có kẻ lại cho rằng ấy chẳng phải là ngọc quý song nó là ma quỷ đó. Khi ấy, thiên hạ nghe mà chạy đến coi rất đông, liền có đất ai quăng, bấy giờ ai ai đều tin là ma mà thôi. Ma ấy chỉ quấy người nhà mà thôi. Quăng trúng người con trai sưng cánh tay rồi lại quăng nhầm bàn tọa người dân không đi đâu đặng." * Năm 1901 báo Nông Cổ Mín Đàm ([7][7]) ra đời, số 1 ra ngày 1 tháng 8. Báo do viên hội đồng quản hạt Canavaggie làm Giám đốc, chủ bút (thay đổi nhiều người) Đỗ Thúc Lương Khắc Ninh, Gillert Chiếu, Nguyễn Đồng Trụ, Lê Văn Trung, Tân Châu Nguyễn Chánh Sát.
  12. Tuần báo: Về phương diện văn chương lối hành văn còn thô sơ. Có những bài liên quan với canh nông sĩ nghệ cao su, trà, cà phê). Thỉnh thoảng có đăng thơ (của độc giả cộng tác viên) ở trang nhất. Trịnh Hoài Nghĩa ([8][8]) (cháu Trịnh Hoài Đức) đang dạy học ở Trường trung học Mỹ Tho cũng có gởi thơ đăng trên báo này. Năm 1907, báo Lục Tỉnh tân văn (bộ cũ) ra đời đây là tờ báo tuyên truyền của nhóm Minh Tân chịu ảnh hưởng của Đông Du - Phan Bội Châu. Số 30 ra ngày 16 tháng 7 có tin về chuẩn bị thành lập tiệm buôn Nam Hòa Hưng tại chợ Biên Hòa ([9][9]): "Hội thương mãi này do người tùng chánh trong các ty làm việc hiệp với mấy ông cai tổng, phó tổng và hội đồng trong hạt mà thành lập một cuộc hùn buôn bán cá hóa hàng tại Châu Thành Biên Hòa, đây là hội thương mãi ẩn danh (Société Anonyme) bạc vốn là 11.800 đồng, nhóm đại hội ngày 19 tháng 4 năm 1908 có mặt 130 ông có bắt thăm cử 6 ông phiên viên lo lập tiệm này là: Ông: Lê Tấn Biện làm Chánh tổng lý Ông: Phan Trung Lưu, Phó Tổng lý Ông: Nguyễn Hóa Nhơn, Tư hòa.
  13. Ông: Ngô Phước Lượng, thơ ký. Ông: Lê Văn Huê, thơ ký. Ông: Nguyễn Văn Chức, Nghị sư. Lại có cử 3 ông kiểm soát lo tra xét sổ sách và tiền bạc, Ông: Lê Văn Thôn, Trương Văn Nga, Trần Văn Đa. Từ 15 đến 30 tháng 5, bạc hùn đã đóng có 7.000 đồng". Số 35 ra ngày 16 tháng 7, có bài thơ của Lê Thời Khương ở làng Mỹ Khoan, tổng Thành Tuy hạ, quận Long Thành khen Nam Trung Khánh sau: Lai vãng từ đây có chỗ nương. Nam. Trung tiếp rước rất khiêm nhường Trong tiệm lao xao người 6 tỉnh Ngoài hiên chộn rộn khách đôi phương Ăn uống dọn bày theo Nam Việt. Ghế bàn sắp đặt khách Tây Dương.
  14. Như vậy mới phải nhà khách sạn. Kính tặng Gilbert thọ cửu trường. Và số 46 có tin thêm về tiệm buôn Nam Hòa Thạnh: Ngày 1 tháng 10 năm 1908, ông G. Chiếu chủ nhơn dịp đi Biên Hòa mua đá đặng cất lò savon ở Mỹ Tho có đánh giây thép báo tin cho thầy ký Lương là người có hùn Minh Tân Công nghệ, nên khi đến Biên Hòa ông G. Chiếu viếng ngay tiệm Nam Hòa Thạnh công ty. Thiệt là đáng khen, bán đủ các món hàng thiên hạ cần dùng, nhà rộng rãi ba căn lầu, vốn được 12.000 đồng. Đầu gia là M.Vân, nho nhã chiêu hiền đãi sĩ. Tôi chắc sau Công ty nầy sẽ thành vì tổng làng đều có hùn vào đó, chẳng hề chịu mua của các - chú nữa. Tánh người An Nam mình hay sợ sệt lắm mà hễ có các ông nha môn ra làm đầu thì đâu đâu ai cũng xin vô hùn. Ấy vậy nơi Nam kỳ Tỉnh Bà Rịa và Biên Hòa là nghèo hơn các tỉnh khác mà sao lại khởi sự làm gương trước. Đấy là tại nhiều người trong tỉnh biết thương quê hương. Bổn quán mừng và khen chư vị quân tử Biên Hòa. Năm 1917, tờ An Hà Báo ra đời. Đây báo tuần bằng tiếng Việt của tờ Le Courrier de L' Ouest. Báo thông tin có liên quan đến canh nông, thương mãi và kỹ
  15. nghệ. Đó cũng tờ báo địa phương xuất bản ở Cần Thơ. Chủ nhiệm Võ Văn Thơm chủ bút (trước) Nguyễn Tất Đoài (sau) Trương Quang Tiền ([10][10]) Năm 1920, có tờ Sư Phạm Học Khoa, tuần báo ra ngày thứ hai. Được sự bảo trợ của Giám Đốc nha tiểu học Nam Kỳ: Nguyễn Trọng Quản ([11][11]). Hai giáo sư tốt nghiệp cao Đẳng sư phạm Hà Nội là Phan Thanh Hương ([12][12]) và Trần Văn Quế ([13][13]) có gởi bài đăng báo này. Và năm 1929 có tờ Phụ nữ Tân Văn ra đời , số 1 ra ngày 2 tháng 5 năm 1929. Tuần báo chuyên ngành. Chủ nhiệm bà Nguyễn Đức Nhuận tức Trần Thị Khánh, chủ bút Đào Trinh Nhứt. Ban Biên Tập: Phan Khôi, Viên Hoàn (em Hồ Biểu Chánh) Phan Văn Hùm, Hồ Biểu Chánh, Bửu Đình, Thiếu Sơn, Nguyễn Thi Kiêm Phan Thị Nga, v.v Báo tuy thuộc nữ giới, nhưng các giới khác đều chuộng số phát hành lớn, phát hành không riêng ở Nam kỳ mà cả Trung Bắc, Cao Miên, Ai Lao và Pháp. Báo có nội dung phong phú, số ra mắt đã có các mục và bài như: 1. Ý kiến của chúng tôi đối thời sự. 2. Phụ nữ hướng Truyền: Đồn bà làm quan Tòa. Có phép chỉ đẻ con trai. Một năm chỉ có hai cái áo.
  16. 3. Cuộc trưng cầu ý kiến của Phụ nữ Tân Văn: Các danh nhân trong nước đối với vấn đề phụ nữ. 4. Về văn học phụ nữ Việt Nam 5. Văn uyển 6. Khảo về giáo dục phụ nữ nước Nhựt Bổn. 7. Việt Nam phụ nữ liệt truyện 8. Gia Chánh: Cá kho, Tiết kiệm trong sự ăn uống. 9. Phụ nữ vệ sinh: Đàn bà có thai. Cách vệ sinh khi có kinh nguyệt. 10. Ý kiến vệ sinh: Sự đẹp 11. Gần đây trong nước có những việc này 12. Nói chuyện thế giới: Thơ cho bạn 13. Sang Tây: Du hý của một thiếu nữ 14. Hai đàm 15. Tiểu thuyết: Vì nghĩa vì tình của Hồ Biểu Chánh.
  17. 16. Phần nhi đồng 17. Cuộc thi: Nàng Túy Kiêu nên khen hay nên chê. Tờ báo ra đời chỉ có ba năm: (1929 - 1932) nhưng cũng cống hiến cho xã hội các công ích: - Trợ cấp cho học sinh nghèo có thể du học bên Pháp. - Lập ký nhi viện - Hội chợ thi nữ công - Lập quán ăn cho lao động và dân thất ngiệp. Nàng dâu Biên Hòa là bà Nguyễn Háo Cá ([14][14]). Bà là cộng tác viên của báo, viết các mục Xã luận, gia chánh, làm thơ. Bà cũng là nhà hoạt động xã hội của "Nhóm các bà vợ các ông trí thức Sài Gòn": Bà luật sư Trịnh Đình Thảo, bà kỹ sư Lưu Văn Lang, bà giáo sư Trương Vĩnh Tống; các bà bác sĩ: Nguyễn Văn Nhã, Trần Văn Đôn, Nguyễn Văn Thinh Chính nhóm này đã hỗ trợ cho bà chủ bút Phụ nữ Tân Văn làm được một số công trình xã hội công ích lúc ấy. * Năm 1934, trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy (loại cũ), Nhứt Lưu ([15][15]) và Trọng Khánh ([16][16]) gởi truyện ngắn "Hận Rừng Xanh" và được đăng. Sau đó Nhứt Lưu còn đăng thơ và truyện ngắn nữa không ký tên chung. Tờ báo này về sau
  18. có nhiều cây bút tên tuổi cộng tác: Nguyễn Công Hoan, Lan Khai, Lê Văn Trương, Nguyễn Đỗ Mục, Trúc Khê, Ngọc Giao, Thanh Châu, Vũ Bằng, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Trần Huyền Trân, Thâm Tâm và các cây bút mới khắp ba miền: Kim Lân (Bắc Ninh), Nguyễn Văn Nhàn (?), Nguyễn Tất Thứ (Nghệ An), Bửu Kế, Phan Du (Huế), Nguyễn Văn Xuân (Quảng Nam), Lý Văn Sâm (Biên Hòa) ([17][17]), Lê Công Thành (Thủ Dầu Một), Thành Kỉnh (Tây Ninh) Năm 1935 tuần báo Sống ra đời ở Sài Gòn, do nhóm nhà giáo dạy Trí Đức Học Xá ở Hà Tiên. Do Đông Hồ làm Giám đốc, Sơn Khanh ([18][18]) và Hi Đam ([19][19]) có gởi thư đăng báo này. Đó cũng là lúc các nhựt báo có nhiều người ở Biên Hòa công tác: - Trung lập: Hồng Kim Tuyền ([20][20]) viết tiểu thuyết hàng ngày trên tờ này, Nhứt Lưu phụ trách Trang văn chương mỗi tuần. - Sài Gòn: Nhứt Lưu phụ trách Trang văn chương mỗi tuần, năng dịch thơ Pháp (song ngữ). - Điển Tín: Có Hoài Lan ([21][21]) làm thông tin viên thường trực ở Biên Hòa. Ba Kẹo ([22][22]) thỉnh thoảng viết truyện vui trên phụ trang thể thao của Thiệu Võ.
  19. - Công Luận: Trần Minh ([23][23]) làm thông tin viên thường trực ở Biên Hòa . Thời Đông Dương Đại Hội tại chợ Biên Hòa có nơi Đại lý phát hành báo L'Avant Garde, Le Peuple và Dân Chúng Người chịu trách nhiệm phát hành là Nguyễn Văn Nghĩa ([24][24]) có hệ thống chân rết từ Sài Gòn về nông thôn (Bình ý, Bình Thảo, Tân Triều, Bình Thạnh) và đô thị Biên Hòa Nguyễn Văn Nghĩa cũng là cộng tác viên cũ các tờ báo ấy. - Tờ L'Avant Garde: Số 1 ra ngày 29 tháng 5 năm 1937. Đây là cơ quan của lao động và nhân dân Đông Dương, do Trung ương xuất bản. Le Peuple: ra số 1 ngày 24 tháng 9 năm 1937 khi tờ L'Avant Garde bị đình bản, Tòa soạn ở 43 Hamelin (nay Lê Thị Hồng Gấm) - Dân Chúng: cơ quan lao động và dân chúng Đông Dương, số 1 ra ngày 22 tháng 7 năm 1938. Tòa soạn 42 Hamelin (chung với tờ Le Peuple, sau về 51 đường Colonel Grimand (nay Phạm Ngũ Lão) số 1 in 1.000 bản, số 2 tăng 2.000 bản, số 40 - 41 số kỷ niệm năm thứ 9 ngày thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương in 15 ngàn bản các số thường in 6.000 bản. Tờ báo L' Avant Garde đến Le Peuple và Dân Chúng, trong ban biên tập có Hồ Văn Lèo ([25][25]) và vợ Nguyễn Thị Ánh ([26][26]) tham gia.
  20. Trong lúc ấy ở Trường Tiểu học Bình Hòa ([27][27]) có cậu học trò Trương Gia Triều ([28][28]) cúng tổ làm báo tay, nay nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng . Năm 1940 - 1941, tờ báo tiếng Pháp của Tổng Hội sinh viên Đông Dương ra đời Le Monéné. Hình thức là nội san. Tờ này được toàn sinh viên, các giới trí thức, học sinh thích. Chủ bút là rể của Biên Hòa: Mai Văn Bộ. Từ đó tình hình Đông Dương có những chuyển biến: Nam Kỳ khởi nghĩa, Nhựt vào Đông Dương, phong trào sinh viên học sinh Báo chí thì luôn có người ở Biên Hòa tham gia viết đều đều Tuần báo Trung Bắc Chủ Nhựt có Xuân Lữ ([29][29]) từ Huế vào dừng chân ở Biên Hòa, tham gia gởi thơ đăng trên báo này. Tuần báo Hạnh Phúc: thỉnh thoảng có bài của Phan Văn Hùm ([30][30]) từ quận lỵ Tân Uyên gởi đến góp phần. Nam Kỳ Tuần Báo: Có Thân Văn ([31][31]) gởi bài đến. Thể thao Đông Dương, bắt đầu có thơ Đinh Quang Dữa ([32][32]) đăng trên báo này. Từ năm 1943, tuần báo Thanh Niên (bộ mới) (từ 7 - 8 - 43 đến 30 - 9 - 44) do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Giám đốc. Thơ ký tòa soạn (trước): Tô Văn Của, (sau
  21. ): Mai Văn Bộ Thầy cò và phụ thơ ký tòa soạn Nguyễn Hữu Ngư. Tờ báo này có Ban biên tập và cộng tác viên đông đảo và nổi tiếng: Nhà văn: Dương Tử Giang, Nguyễn Văn Bổng, Mạnh Phú Tư, Nguyên Hồng; Nhà thơ: Xuân Diệu, Huy Cận, Xuân Việt, Anh Thơ, Tế Hanh, Chế Lan Viên, Thu Hồng, Thành Kỉnh; Kịch thơ: Nguyễn Hoàng Tư; Phiếm luận: Bằng Vân; Phê bình: Thanh Uy; Bàn về sử: Nê Uy; Góp ý kiến về giáo dục: Từ Ngọc; Hội họa: Phạm Hầu; Âm nhạc: Lê Thương. Người tỉnh Biên Hòa cũng có phần: Văn: Bình Nguyên Lộc ([33][33]); Thơ: Huỳnh Văn ([34][34]); Phiếm luận: Văn Nam ([35][35]); Kịch: Hoài Vũ ([36][36]); Ngữ pháp: Phan Văn Hùm Năm 1945, tuần báo Tiến ra đời (cơ quan của Thanh niên Tiền phong), chủ bút Mai Văn Bộ. Cách mạng Tháng Tám thành công, mở ra trang sử mới của dân tộc, báo chí Việt Nam tiếp tục phát triển. Ngày 23 tháng 9 năm 1945 mở đầu kháng Pháp kéo dài 9 năm, tiếp đến là 21 năm đánh Mỹ. Báo chí Việt Nam khá đa dạng, phong phú và có nét đặc thù là báo địa phương ra đời góp phần trong mặt trận văn hóa đánh Pháp, đánh Mỹ đến ngày toàn thắng
  22. ([1][1]) Ở Hà Nội, Đại Việt Tân Báo xuất bản 1905, nửa phần chữ Hán, nửa phần chữ quốc ngữ. Trước đó, năm 1892 đã có Đại Nam Đồng văn nhật báo nhưng mãi đến 1907 tờ báo này mới có chữ Quốc ngữ bên cạnh chữ Hán ([2][2]) Pháp chiếm Gia Định (1859), 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ (1862), 3 tỉnh miền Tây (1867) ([3][3]) Gia Định báo: là tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở nước ta, số đầu tiên ra vào ngày 15 - 4 - 1865, được chính phủ Pháp giao cho một người Pháp tên là Ernest Potteau quyền quản lý và phát hành. Đến ngày 16 - 9 - 1869, đô đốc Ohier ký nghị định giao cho ông Trương Vĩnh Ký đảm nhiệm giám đốc và Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút. Từ năm 1865 đến năm 1869, Gia Định báo có nội dung của một tờ công báo (đăng các công văn, nghị định ). Năm 1869, duới sự điều hành của ông Trương Vĩnh Ký nội dung có phong phú hơn. Ngoài việc đăng những công văn, nghị định, báo còn có các bài nghiên cứu về lịch sử, thơ, văn cổ động và khuyến khích dân chúng học chữ quốc ngữ. Tờ Gia Định báo có 4 trang, khổ 32 x 25 cm, phát hành mỗi tháng 1 kỳ, về sau báo tăng lên 2 kỳ trong tháng, rồi đến mỗi tuần một kỳ. Khuynh hướng chung của Gia Định báo bộc lộ tính chất xâm lược của bọn thực dân và tính chất đầu hàng bán nước của một bộ phận phong kiến bản xứ hợp tác với giặc Pháp. Trong những năm Trương Vĩnh Ký làm giám đốc, Gia Định báo
  23. có nội dung cổ động lối học mới, góp phần phát triển chữ quốc ngữ và cổ động việc học chữ quốc ngữ. ([4][4]) Phan Yên báo: là tờ báo tiếng Việt thứ 2 ra đời (1868), Giám đốc: Diệp Văn Cường, một hội viên của Hội đồng quản hạt Nam kỳ. Báo chỉ ra được một vài số thì bị cấm vì đăng bài có nội dung công kích và phê phán một số chính sách của thực dân. Nam kỳ địa phận: xuất bản năm 1883 tại Sài Gòn, tờ báo nhằm tuyên truyền giáo lý đạo Công giáo ([5][5]) Tờ Nhật báo tỉnh do G. Garros lập ra là bản dịch của tờ Moniteur des provinces, tờ Công luận báo là bản dịch của tờ Opinion, tờ An Hà nhật báo là bản dịch của tờ Le Courrier de l'Ouest ([6][6]) Làng Bình Dương: Nay là một phường (Long Bình Tân) thuộc thành phố Biên Hòa. Đây làng Công giáo có lâu đời (trước họ đạo Tân Triều) thuộc họ đạo Bến Gỗ - Long Điền. ([7][7]) Từ Mín không có nghĩa nhưng do viết sai chánh tả từ Mính. Trà nông cổ mính đàm: vừa uống trà vừa nói chuyện canh nông sĩ nghệ. ([8][8]) Trịnh Hoài Nghĩa: nhà thơ tên tuổi. Dịch tác phẩm Quần anh hộ (1907). Mộ chôn ở khu mộ táng họ Trịnh tại phường Trung Dũng TP.Biên Hòa. Bia có mấy chữ đề: "Trịnh Xử sĩ chi mộ".
  24. ([9][9]) Tiệm buôn Nam Hòa Thạnh xưa ở góc đường Lê Thánh Tông và Nguyễn Thị Hiền, sau giải phóng có lúc là trụ sở của UBND phường Thanh Bình. ([10][10]) Trương Quang Tiền: Quê ở quận Tân Uyên, Biên Hòa, nay Bình Dương, nhà báo, nhà văn, bầu gánh. Sách đã xuất bản: Tiểu thuyết Hoàng Nguyệt Ánh (1924). các tuồng hát: Phụng Nghi Đình, Hoạn Thư tróc Kiều, Kiều đi thanh minh, Kiều ngộ Từ Hải (1926). ([11][11]) Nguyễn Trọng Quản: Quê ở phủ Phước Tuy, Biên Hòa, từng đI học ở Algié với Diệp Văn Cương. Rễ Trương Vĩnh Ký. Đã xuất bản tiểu thuyết Truyện thầy Lazarô (1887) . ([12][12]) Phan Thanh Hương: Quê ở tỉnh Sóc Trăng, lớn lên ở tỉnh Biên Hòa, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, rồi dạy học ở Trường Sư phạm Sài Gòn. ([13][13]) Trần Văn Quế: Quê ở quận Long Thành, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Dạy Trường Trung học Trương Vĩnh Ký, dạy môn sử địa. Đã từng bị thực dân Pháp kết án tù đày Côn Đảo vì có tham gia phong trào yêu nước trước 1945. ([14][14]) Bà Nguyễn Háo Cá: tên thật Lâm Thị Đảnh, quê ở tỉnh Vĩnh Long. ([15][15]) Nhứt Lưu: tên Lương Văn Lựu, lúc ấy là thơ ký văn phòng Luật sư ở TP Biên Hòa.
  25. ([16][16]) Trọng Khanh: bút hiệu đầu tiên của Lý Văn Sâm. ([17][17]) Lý Văn Sâm đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy bộ mới với các chuyện ngắn và nổi danh: Cây nhị Sông Phố, Cái ống tiền, Kòn Trô ([18][18]) Sơn Khanh: tên Nguyễn Văn Lộc lúc ấy là thơ ký Nhà thương điên Biên Hòa, đã xuất bản tập thơ Tiếng Lòng, quê ở Vĩnh Long . ([19][19]) Hi Đạm: tên Nguyễn Hữu Trí, quê Tây Ninh lúc ấy là thầy giáo dạy trung tiểu học tỉnh lỵ. ([20][20]) Hồng Kim Tuyên (không rõ tên thật) quê ở huyện Long Thành, nay Nhơn Trạch. Lúc ấy là công chức ở Sở Thuế vụ. ([21][21]) Hoài Lang: Xuất thân thầy giáo, tên Bi, không rõ họ. ([22][22]) Ba Kẹo: tên là Bi Văn Tỉnh, quê ở xã Hiệp Hòa (tức xã anh hùng đánh Mỹ) ([23][23]) Trần Minh tên Trần Văn Miêng ([24][24]) Nguyễn Văn Nghĩa quê ở Bình Ý ([25][25]) Quê ở làng Bình Trước, TP Biên Hòa, cơ sở của Dương Bạch Mai
  26. ([26][26]) Quê ở Cao Lãnh, được Đảng bộ Sa Đéc giới thiệu với Xứ ủy ở trong tòa sọan đảm trách hậu cần. ([27][27]) Tức làng Bình Hòa nay thuộc huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai. ([28][28]) Trong hồi ký Trần Quang (một trong nhiều bút hiệu và bí danh của Trần Bạch Đằng có viết đăng trên tờ Tuổi Trẻ trước đây có đoạn: "Bấy giờ mỗi ngày chúng tôi đi học qua khu rừng chồi nhiều gò mã, có một đám đất trống gọi Gò Dê. Ủy ban hành động Bình Ý trong phong trào Đông Dương Đại hội có dựng tại đây một khán đài cao. Người của Ủy ban - Anh Thuận, sau này Ba Thu đứng lên diễn thuyết, phân phát truyền đơn và báo Dân Chúng. Ở chợ Cây Đào, chợ Bến Cá đều có phòng đọc sách và người ta lập các văn đoàn, mỗi văn đoàn ra báo tay. Người lớn làm được thì học sinh cũng làm được, chúng tôi lập luận như vậy. Báo lấy tên Gọi Đàn cũng có đứa trong chúng tôi muốn tờ báo dính đến nhà trường hơn, song ý kiến này bị bác vì hai tiếng "Bến Cá" nghe "không văn chương! Báo ra không định kỳ, cứ chép liên miên chừng nào hết trang giấy tập là xong số 1. Báo đăng thơ, mẩu chuyện, chuyện vui, có tranh và tranh đố " ([29][29]) Xuân Lữ quê Nghệ An, tham gia phong trào thanh niên dân chủ, viết báo Nhành Lúa Có lúc dừng chân ở Biên Hòa, kết bạn với Nhứt Lưu, Lý Văn
  27. Sâm, Sơn Khanh và gợi ý thành lập văn đoàn Sông Phố. Có xuất bản cuốn thơ "Tiếng Trống Trường" ([30][30]) Nhà văn - nhà giáo quê ở Thủ Dầu Một bị thực dân câu lưu ở Tân Uyên. Thời gian ở đây có viết và xuất bản (sách do Nhà xuất bản Tân Việt): Luận Tùng, Phật giáo triết học, Vương Dương Minh, Ngư Tiều vấn đáp y thuật ([31][31]) Thời gian ở quận Tân Uyên đảm nhiệm Quận trưởng. Nhà văn soạn tuồng hát. Cùng với Phan Văn Hùm dịch ra chỉnh lý tuồng Sơn Hậu. Tên thật: Nguyễn Văn Quý ([32][32]) Quê ở Nam Định đến Biên Hòa lập nghiệp và tham gia kháng Pháp, kháng Mỹ. Bị bắt nhiều lần, tổng cộng trên 10 năm, từng ở các nhà tù: Tổng Nha, Gia Định, Chí Hòa, Phú Lợi, Tân Hiệp, Côn Đảo ([33][33]) Quê ở quận Tân Uyên. Lúc viết báo Thanh Niên là công chức Sở kho bạc Sài Gòn. Tên thật Tõ Văn Tuấn. ([34][34]) Tức là Huỳnh Văn Nghệ. Lúc viết báo Thanh Niên là công chức Sở hỏa xa Sài Gòn. ([35][35]) Bút hiệu của Tô Văn Của, quê quận Tân Uyên. Lúc viết báo Thanh Niên là thanh tra Sở hỏa xa Sài Gòn.
  28. ([36][36]) Một bút hiệu của Mai Văn Bộ lúc viết kịch bằng văn xuôi.