Báo cáo Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_xay_dung_mo_hinh_quan_ly_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_ha.pdf

Nội dung text: Báo cáo Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ÐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ÐIỂM XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Mã số: T2013- 135 Chủ nhiệm đề tài: Ths Ðàng Quang Vắng S K C0 0 5 3 7 9 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12/2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Mã số: T2013- 135 Chủ nhiệm đề tài: Ths Đàng Quang Vắng TP. HCM, 12 năm 2013
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Mã số: T2013- 135 Chủ nhiệm đề tài: Ths Đàng Quang Vắng TP. HCM, 12 năm 2013
  4. Mục lục MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết 1 Vấn đề - Mục tiêu nghiên cứu 3 CHƢƠNG 1 4 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG 4 1.1 Tổng quan về cơ sở lý thuyết 4 1.1.1 Hoạt động ngân hàng tại các nền kinh tế chuyển tiếp 4 1.1.2 Lý thuyết về tín dụng 5 1. 2 Chính sách tín dụng của NHTM: 8 1.2.1 Mục tiêu, cơ sở hình thành chính sách tín dụng 8 1.2.1.1 Mục tiêu 8 1.2.1.2 Cơ sở hình thành chính sách tín dụng 9 1.2.1.3 Nội dung của chính sách tín dụng 11 1.2.1.4 Quy định pháp lý về cho vay 17 1.2.1.5 Nguyên tắc cho vay 18 1.2.1.6 Điều kiện vay vốn 18 1.2.1.7 Đối tƣợng cho vay 18 1.2.1.8 Quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay 19 1.2.3 Quy trình tín dụng 19 1.2.4 Thẩm định tín dụng 20 1.2.4.1 Thẩm định tƣ cách khách hàng vay vốn 21 1.2.4.2 Thẩm định khả năng tài chính 22 1.2.4.3 Thẩm định khả năng trả nợ 22 1.2.4.4 Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay 23 1.2.5 Bảo đảm tín dụng 23 i
  5. 1.2.5.1 Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp: 24 1.2.5.2 Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố 24 1.2.5.3 Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn bay 25 CHƢƠNG 2 26 RỦI RO TÍN DỤNG VÀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG 26 2.1 Xác định các loại rủi ro: 26 2.2 Nguồn gốc phát sinh rủi ro tín dụng 28 2.3 Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng 28 2.4 Các mô hình phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng 28 2.4.1 Mô hình định tính về rủi ro tín dụng 29 2.4.2 Mô hình lƣợng hóa rủi ro tín dụng 29 2.5 Tổng hợp và phân nhóm các tố ảnh hưởng đến cho vay của NHTM 33 CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 41 CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC 49 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii
  6. NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHNN Ngân hàng nhà nƣớc TCTD Tổ chức tín dụng UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa CB-CNV Cán bộ, công nhân viên ĐBQH Đại biểu quốc hội TP Thành phố TĐC Tái định cƣ GDP Tổng sản lƣợng quốc gia (Gross Dometic Products) VAT Thuế giá trị gia tăng TNDN Thu nhập doanh nghiệp ADB Ngân hàng phát triển Châu Á (Asia Developments Banks) HOF Quỹ phát triển nhà ở thành phồ Hồ Chí Minh (Hochiminh City Housing Development Fund) DANH MỤC BẢNG BIỂU iii
  7. BẢNG Trang Bảng 1.1: Phân loại tín dụng ngân hàng 7 Bảng 2.1: Cho điểm tín dụng của các ngân hàng Mỹ 32 Bảng 2.2: các yếu tố trong mô hình định mức tín nhiệm thể 33 nhân Bảng 2.3: Thang đo mức độ, tác động ảnh hƣởng của nhóm 37 các yếu tố bên ngoài đến quyết định, xu hƣớng, khả năng cho vay của NHTM Bảng 2.4: Thang đo khả năng, năng lực của các NHTM 37 Bảng 2.5: Thang đo mức độ quan trọng của các yếu tố thuộc về 39 khách hàng có ảnh hƣởng đến quyết định, xu hƣớng cho vay của NHTM đối với khách hàng. Bảng 2.6: Thang đo giá trị khoản vay đối với tín dụng khách 40 hàng Bảng 3.1: Ký hiệu các biến nghiên cứu 43 DANH MỤC HÌNH HÌNH Trang Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ rủi ro ngân hàng 27 Hình 2.2: Sơ đồ quyết định tín dụng 34 Hình 2.3: Tổng hợp các yếu tố tác động đến chính sách tín dụng của ngân hàng 35 Hình 3.1: Các yếu tố ảnh hƣởng rủi ro tín dụng 42 iv
  8. MỞ ĐẦU Tính cấp thiết Hệ thống các ngân hàng Việt Nam, trong hơn 25 năm đổi mới, kể từ những năm 80 của thế kỷ trƣớc đến nay, đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế thị trƣờng. Từ một hệ thống ngân hàng một cấp thực hiện cả chức năng ngân hàng thƣơng mại và chức năng ngân hàng trung ƣơng, đến nay hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đƣợc tổ chức thành hệ thống ngân hàng 2 cấp với sự tách bạch chức năng ngân hàng trung ƣơng với chức năng ngân hàng thƣơng mại. Hệ thống ngân hàng thƣơng mại từ chỗ ban đầu chỉ 4 ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc với quy mô tài chính và dịch vụ nhỏ bé, đến nay hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam Nam khá đa dạng bao gồm 1 ngân hàng phát triển, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 5 ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc và ngân hàng thƣơng mại có cổ phần chi phối của Nhà nƣớc, 35 ngân hàng thƣơng mại cổ phần (NHTMCP), 50 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 18 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, 1 quỹ tín dụng nhân dân trung ƣơng, hơn 1.000 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và 1 tổ chức tài chính vi mô. Năng lực tài chính và quy mô hoạt động của các ngân hàng tăng trƣởng nhanh. Năm 2000 Vốn điều lệ của các ngân hàng Việt Nam khoảng hơn 7 ngàn tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 140 ngàn tỷ. Đến cuối năm 2011, vốn điều lệ lên tới 307 ngàn tỷ đồng, tăng gấp 44 lần so với năm 2000, trong đó khối ngân hàng thƣơng mại cổ phần tăng trƣởng nhanh nhất. Về tổng tài sản năm 2011 đạt hơn 4,95 triệu tỷ đồng tăng gấp 35 lần so năm 2000. Tổng dƣ nợ tín dụng cho nền kinh tế tăng trƣởng bình quân 30%/năm trong giai đoạn từ 2005 – 2011 và đến cuối năm 2011 tƣơng đƣơng khoảng 124%GDP. Để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, hệ thống các ngân hàng đã huy động một khối lƣợng vốn lớn. Tính đến cuối năm 2011 tổng vốn huy động từ nền kinh tế đạt hơn 2,9 triệu tỷ đồng gấp gần 5 lần năm 2005 và gấp 8 lần vốn điều lệ của toàn hệ thống các ngân hàng. 1
  9. Năng lực cạnh tranh và cung ứng dịch vụ ngân hàng ngày càng đƣợc cải thiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế. Hệ thống công nghệ và quản trị ngân hàng đang từng bƣớc đổi mới theo thông lệ quốc tế. Dịch vụ ngân hàng không chỉ giới hạn trong phạm vi huy động và cấp tín dụng mà ngày càng có nhiều loại hình dịch vụ hiện đại và phổ thông nhƣ dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, kinh doanh ngoại hối, hoạt động đầu tƣ Mạng lƣới rộng khắp đã tạo điều kiện cho dân cƣ và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thuận lợi các dịch vụ ngân hàng. Trong những năm qua, hệ thống các ngân hàng Việt Nam phát triển nhanh và góp phần quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Tuy nhiên hệ thống các ngân hàng Việt Nam cũng ngày càng bộc lộ nhiều yếu kém, rủi ro trƣớc những biến động của kinh tế thế giới, gây mất an toàn hoạt động và đe dọa sự ổn định kinh tế vĩ mô. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng rất lớn, đặc biệt rủi ro tín dụng. Tín dụng cho nền kinh tế tăng nhanh nhƣng chất lƣợng tín dụng của các ngân hàng rất thấp. Đến cuối năm 2011 nợ xấu của toàn hệ thống là 78.898 tỷ đồng tƣơng đƣơng 3,03% tổng dƣ nợ cho nền kinh tế, nợ nhóm 2 là 182.828 tỷ đồng tƣơng đƣơng 7% tổng dƣ nợ cho nền kinh tế. Tuy nhiên nếu theo số liệu giám sát đến cuối tháng 06/2011 của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng hiện nay là 6,62% tổng dƣ nợ tín dụng. Nếu phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế thì tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD Việt Nam có thể lên tới 2 chữ số (tổ chức xếp hạng Fitch Rating đánh giá ở mức 13%). Hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng bộc lộ nhiều yếu kém, chất lƣợng tài sản thấp, tính thanh khoản yếu trƣớc nền kinh tế bị suy thoái. Sự yếu kém của hệ thống ngân hàng Việt Nam có nguy cơ ảnh hƣởng sự an toàn của hoạt động kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy Nghị quyết 01 của Chính phủ đã nhấn mạnh một trong các giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành kế hoạch phát triển từ 2011 – 2015 là cần phải tái cơ cấu hệ thống tài chính, ngân hàng, trọng tâm là các ngân hàng thƣơng mại. Do đó, việc nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống các nguyên nhân tác động đến rủi ro tín dụng đối với hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn 2007 – nay để tìm ra giải pháp nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng 2
  10. của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, tôi chọn đề tài: “Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu của mình. Vấn đề - Mục tiêu nghiên cứu Nằm ở vị trí Đông Nam Á, Việt Nam đƣợc biết đến nhƣ một nền kinh tế mới nổi với tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá cao và dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài lớn trong những năm gần đây. Thêm vào đó Việt Nam đang chuyển tiếp từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng, từng bƣớc hội nhập dần với kinh tế toàn cầu để tự do hóa tài chính và đã trở thành thành viên của một số tổ chức quốc tế nhƣ ASIAN năm 1995, APEC năm 1998 và Tổ chức Thƣơng mại Thế giới vào đầu năm 2007. Cuộc khủng hoảng ngân hàng đã trở thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong những năm gần đây là do những yếu tố chủ chốt về vấn quản lý yếu kém trong kiểm soát rủi ro và Việt Nam cũng không loại trừ. Vấn đề đặt ra Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi, liệu các yếu tố tác động đến khủng hoảng nợ xấu của ngân hàng có giống nhƣ mô hình rủi ro của các nền kinh tế mới nổi hay không? Trên cơ sở lý thuyết thực nghiệm trên các nền kinh tế chuyển tiếp, tác giả muốn đƣa vào ứng dụng các mô hình quản trị hiệu quả cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Với những vấn đề nghiên cứu trên, có một số câu hỏi nghiên cứu nhƣ sau: 1. Những yếu tố nào ảnh hƣởng chất lƣợng tín dụng của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. 2. Xây mô hình quản trị rủi ro tín dụng nào phù hợp với các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. 3
  11. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG 1.1 Tổng quan về cơ sở lý thuyết 1.1.1 Hoạt động ngân hàng tại các nền kinh tế chuyển tiếp Hoạt động ngân hàng tại các nền kinh tế chuyển tiếp đã trở thành một đề tài quan tâm bởi vì trong thời kỳ dƣới chế độ kế hoạch tập trung, ngân hàng hầu hết thất bại trong việc thực hiện các chức năng cơ bản của mình. Trong thời kỳ cũ, trung gian tài chính chỉ tồn tại một vài cấu trúc nội tại trong phạm vi hệ thống ngân hàng tập trung. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng hầu nhƣ chƣa phát sinh. Hệ thống hoạt động ngân hàng ở các nền kinh tế chuyển tiếp bắt đầu đƣợc tổ chức thành hệ thống ngân hàng 2 cấp với sự tách bạch chức năng ngân hàng trung ƣơng với chức năng ngân hàng thƣơng mại. Hệ thống ngân hàng thƣơng mại ban đầu là những ngân hàng thuộc sở hữu quốc doanh. Sau này hệ thống ngân hàng thƣơng mại bao gồm những ngân hàng quốc doanh chuyển đổi sang tƣ nhân và những ngân hàng tƣ nhân mới thành lập. Khuôn mẫu luật pháp mỗi nƣớc liên quan đến tổ chức và giám sát ngân hàng cho phép dần các hoạt động quốc tế cũng nhƣ chuyển qua tự do tài chính hoàn toàn. Đặc điểm của các nền kinh tế chuyển tiếp là họ vẫn còn ở mức thấp, nhƣ một số nƣớc thành viên của Liên bang Xô Viết trƣớc đây hoặc ở mức độ cao với sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của lãi suất trên sự phân phối tín dụng đƣợc tìm thấy ở khu vực Đông Âu và Nga. Ở mức độ cao hơn nhƣ ở các nƣớc Croatia, Czech, Estonia và Hungary, hệ thống ngân hàng có nền tƣ bản cao lâu dài với nhiều quy định kiểm toán và giám sát, thiết lập ngân hàng tƣ nhân và tự do hoàn toàn về lãi suất (Bonin, Hasa and Wachtel). Ngân hàng tƣ nhân thƣờng có số đông cổ phần là của nhà nƣớc, nhƣng sau này lại nắm nhiều tài sản lớn hơn và chiếm thị phần tiền gửi hơn. Tuy nhiên, việc thiết lập khuôn mẫu pháp lý cho việc giám sát dựa trên nguyên tắc thị trƣờng thì không hƣớng dẫn nhất định trở thành một hệ thống ngân hàng hoạt động đúng chuẩn. 4
  12. Đặc trƣng phổ biến của hệ thống ngân hàng trong các nền kinh tế chuyển tiếp là nợ xấu khác thƣờng và rủi ro tín dụng, hoạt động tín dụng thiếu hiệu quả, và yếu kém về ngoại hối và vấn đề thanh khoản (Gorton and Winton, 1998). Hiệu quả của các ngân hàng từ lâu đã là một trọng tâm của nghiên cứu ngân hàng. Sự giảm sút chất lƣợng tín dụng ngày càng gia tăng là do môi trƣờng tiền tệ chủ yếu và sự đi xuống chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp (Michel D. Bordo 2006), do tự do tài chính và mở rộng tín dụng (Puspa Amri, Apanard P. Angkinand – 2009). Theo kinh nghiệm, cuộc khủng hoảng ngân hàng thƣờng tập trung vào một trong hai khía cạnh: các tín hiệu cảnh báo sớm, yếu tố giải thích cuộc khủng hoảng ngân hàng. Các tín hiệu thƣờng là các chỉ số của hoạt động kinh tế vĩ mô nhƣ mở rộng tín dụng, thƣờng tƣơng tác với các chỉ số "mong manh tài chính". Mong manh cao ngụ ý rằng hệ thống ngân hàng dễ gặp khủng hoảng đối ứng tƣơng quan suy thoái kinh tế hoặc những cú sốc bên ngoài (Kaminsky và Reinhart, 1999). Trong khi đó, nghiên cứu về các yếu tố quyết định của cuộc khủng hoảng ngân hàng đã xác định một số chính sách liên quan đến yếu tố góp phần nhƣ tính năng an toàn của chính phủ tạo ra mạng cho hệ thống ngân hàng (ví dụ nhƣ bảo hiểm tiền gửi) và các tổ chức thể chế (ví dụ nhƣ tự do hóa tài chính, cấu trúc quản lý tài chính, chất lƣợng giám sát, hệ thống pháp lý, và chế độ tỷ giá hối đoái). 1.1.2 Lý thuyết về tín dụng 1.1.2.1 Giới thiệu NHTM là doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, là tổ chức cung ứng vốn chủ yếu và hữu hiệu của nền kinh tế, trong đó cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho NHTM. Để đảm bảo cho NHTM duy trì và phát triển vững chắc, đỏi hỏi hoạt động cho vay của NHTM phải an toàn, hiệu quả. Muốn vậy, hoạt động cho vay của NHTM phải đƣợc thực hiện một cách trôi chảy theo những nguyên tắc nhất định để đảm bảo NHTM có thể thu hồi đƣợc cả vốn và lãi khi hết thời hạn vay. [Nguyễn Thị Mùi 2008]. Mục đích của chƣơng 2 là dựa trên các lý thuyết về tín dụng ngân hàng, các nguyên tắc cơ bản trong cho vay, điều kiện cho vay, phƣơng pháp cho vay, các quy định về hoạt động cho vay, các biện pháp đảm bảo an toàn khoản vay, các vấn đề trong việc thẩm định tín dụng, vấn đề về quản lý rủi ro tín dụng (viết tắt là RRTD) 5
  13. của NHTM và các lý thuyết khác về quản trị kinh doanh để tổng hợp, xác định và phân loại các yếu tố ảnh hƣởng đến xu hƣớng và quyết định của NHTM đối với việc cho vay. 1.1.2.2 Mục tiêu hoạt động ngân hàng Theo khái niệm về doanh nghiệp thì doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế đƣợc thành lập một cách hợp pháp, có tên gọi và đƣợc phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định, trong đó doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ đƣợc gọi là ngân hàng thƣơng mại. Do vậy, nếu mục tiêu chính của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi ích của cổ đông trong dài hạn (có nghĩa là giá trị doanh nghiệp càng lớn thì lợi tức của các cổ đông càng lớn) thì mục tiêu chính của các ngân hàng cũng hƣớng đến tối đa hóa lợi ích của cổ đông bằng các mục tiêu cụ thể nhƣ sau [Phan Thị Cúc, Đoàn Văn Huy, Trần Duy Vũ Ngọc Lan 2009 - Tối đa hóa lợi nhuận. - Tối đa hóa giá trị tài sản - Tối đa hóa khả năng thanh toán - Tối ƣu hóa tốc độ chu chuyển dòng tiền. - Tối thiểu hóa chi phí sản xuất và dịch vụ - Nghiên cứu, phát triển và cung cấp sản phẩm, dịch vụ. - Nâng cao thƣơng hiệu - Mở rộng thị trƣờng, thị phần tiêu thụ sản phẩm Trong đó, tối đa hóa lợi nhuận là đƣợc xem là mục tiêu quan trọng nhất vì tối đa hóa lợi nhuận sẽ dẫn đến thu nhập và cổ tức tính cho mỗi cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ sẽ tăng lên, làm giá cổ phiếu gia tăng. Do vậy, lãnh đạo các ngân hàng luôn cố gắng tối đa hóa mục tiêu này. Tuy nhiên, song song với mục tiêu tăng lợi nhuận, lãnh đạo các ngân hàng hay doanh nghiệp nói chung đều phải lƣu ý đến yếu tố rủi ro vì lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn [Phan Thị Cúc, Đoàn Văn Huy, Trần Duy Vũ Ngọc Lan 2009]. Việc phát triển bất kỳ một sản phẩm nào trong hoạt động của doanh nghiệp nói chung cũng đều phải hƣớng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị cho doanh nghiệp. Do vậy, việc thiết kế và thực hiện các vấn đề nghiên cứu về tín dụng khách hàng trong đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở khái niệm của một sản phẩm 6
  14. thƣơng mại, là sản phẩm có thể mang đến giá trị kinh doanh thực thụ cho NHTM, các yếu tố tác động đến xu hƣớng và quyết định cho vay của NHTM hoàn toàn đƣợc dựa trên quan điểm về tính hiệu quả và sinh lợi của hoạt động trong kinh doanh, khái niệm này khác với khái niệm phát triển tín dụng cho ngƣời nghèo theo quan điểm bao cấp trong các chƣơng trình, chính sách xã hội do chính phủ thực hiện Bảng 1.1: Phân loại tín dụng ngân hàng Tiêu chí Phân loại Dựa vào mục đích tín dụng Cho vay phục vụ SXKD Cho vay tiêu dùng cá nhân Cho vay bất động sản (*) Cho vay nông nghiệp Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu Dựa vào thời hạn tín dụng Cho vay ngắn hạn (dƣới 1 năm) Cho vay trung hạn (từ 1 đến 5 năm) Cho vay dài hạn (trên 5 Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách Cho vay không có đảm bảo năm)(*) hàng Cho vay có đảm bảo (*) Dựa vào phƣơng thức cho vay Cho vay theo món (*) Cho vay theo hạn mức Dựa vào phƣơng thức hoàn trả nợ vay Cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn Cho vay nhiều kỳ hạn trả nợ - trả góp (*) Nguồn: Tổng hợp từ các lý thuyết về tín dụng NHTM cho việc phát triển nghiên cứu Cho vay trả nợ nhiều lẩn nhƣng không có kỳ hạn nợ cụ thể Trong phần tiếp theo của chƣơng này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các khái niệm và lý thuyết liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng, chính sách tín dụng 7
  15. cũng nhƣ những yếu tố tác động, ảnh hƣởng đến quyết định cho vay của NHTM trên cơ sở mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa rủi ro trong hoạt động cho vay làm cơ sở cho việc nghiên cứu vấn đề phát triển tín dụng. 1. 2 Chính sách tín dụng của NHTM: Chính sách tín dụng của một NHTM là một hế thống các biện pháp liên quan đến việc khuyếch trƣơng hay hạn chế tín dụng để đạt đƣợc các mục tiêu đã đƣợc hoạch định trong quá trình hoạt động của NHTM và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong kinh doanh tín dụng của NHTM. [Lê Văn Tề 2009]. 1.2.1 Mục tiêu, cơ sở hình thành chính sách tín dụng 1.2.1.1 Mục tiêu Trong hoạt động tín dụng của NHTM, bất kỳ một chính sách tín dụng nào cũng đều phải đạt đƣợc ba mục tiêu chính nhƣ sau:  Lợi nhuận của ngân hàng  Đảm bảo tính an toàn, ít rủi ro trong giới hạn cho phép  Sự lành mạnh của các khoản tín dụng Với 3 mục tiêu của tín dụng là lợi nhuận, an toàn và lành mạnh, một ngân hàng không thể phát hành một khoản vay mà không tính đến lợi ích do khoản tín dụng đó mang lại cho ngân hàng. Tuy nhiên, tùy theo từng ngân hàng và tùy theo thời kỳ phát triển ở mỗi ngân hàng mà mục tiêu lợi nhuận sẽ đặt ra cao hay thấp. Một ngân hàng xem lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu thì sẽ áp dụng chính sách tín dụng năng động hơn, tìm kiếm đầu ra ráo riết hơn và có thể áp dụng một lãi suất cho vay cao hơn, do vậy thời hạn cho vay có thể dài hơn, quy mô khoản tín dụng có thể lớn hơn. Ngƣợc lại, nếu ngân hàng không đặt nặng yêu cầu lợi nhuận mà nhấn mạnh vào việc thu hút khách hàng, mở rộng quan hệ tín dụng thì có thể áp dụng một chính sách lãi suất thấp hơn, đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, marketing nhiều hơn [Lê Văn Tề 2009] Có thể nói mục tiêu an toàn và mục tiêu lợi nhuận là hai mục tiêu thƣờng mâu thuẫn nhau trong một chính sách tín dụng, nếu một chính sách tín dụng có lợi ích cao, thƣờng kéo theo độ an toàn thấp và ngƣợc lại [Lê Văn Tề 2009]. Sự an toàn trong chính sách tín dụng có nghĩa là việc đảm bảo ngân hàng có thể thu hồi đƣợc vốn và lãi, do vậy ngoài việc áp dụng các biện pháp an toàn vốn vay nhƣ bảo hiểm tín dụng, 8
  16. thế chấp, cầm cố, ngân hàng phải đặc biệt quan tâm đến tình hình kinh doanh, tình trạng tài chính của ngƣời đi vay để đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay của ngƣời đi vay cho ngân hàng. Khác với mục tiêu an toàn, sự lành mạnh của các khoản vay chính là đảm bảo việc cung cấp tín dụng của ngân hàng cho khách hàng phải nhằm mục đích hợp pháp, tạo điều kiện cho ngƣời đi vay phát triển, thỏa mãn các nhu cầu chính yếu đƣợc pháp luật cho phép. Ngân hàng không thể phát hành các khoản vay mà ngƣời đi vay có thể sử dụng vào các hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, ngoài mục tiêu lợi nhuận thuần túy của ngân hàng, khi xây dựng và phát triển một chính sách tín dụng, ngân hàng còn phải quan tâm đến lợi ích xã hội và mục tiêu phát triển kinh tế của quốc gia [Lê Văn Tề 2009]. 1.2.1.2 Cơ sở hình thành chính sách tín dụng Một chính sách tín dụng thông thƣờng sẽ trả lời các câu hỏi về quy mô của các khoản tín dụng là bao nhiêu? Thời hạn cho vay bao nhiêu là thích hợp? sử dụng các hình thức cho vay nào? Lĩnh vực cho vay có xu hƣớng phát triển hay không? Bất cứ một ngân hàng nào muốn đạt đƣợc các mục tiêu trong kinh doanh đều cần phải hoạch định một chính sách tín dụng thích hợp để làm cơ sở cho việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hiện có nhằm tạo ra một tài sản có chất lƣợng cao, ít rủi ro. Cơ sở để hình thành chính sách tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại bao gồm [Lê Văn Tề 2009, Nguyễn Thị Mùi 2008]: (1) Nguồn vốn và tính chất của nguồn vốn (2) Tính ổn định của các khoản ký thác (3) Chính sách tiền tệ và tài chính của nhà nƣớc (4) Khả năng và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên (5) Các điều kiện về kinh tế (6) Khả năng sinh lợi và sự rủi ro của các khoản cho vay (1) Nguồn vốn và tính chất của nguồn vốn Quy mô nguồn vốn của một ngân hàng thƣơng mại quyết định quy mô của khối lƣợng tín dụng mà ngân hàng đó có thể thực hiện. Vốn kinh doanh của một ngân hàng chủ yếu và thực chất là tiền gửi của ngƣời ký thác. Một ngân hàng có quy mô vốn lớn có thể phát hành một khối lƣợng tín dụng lớn và thời hạn tín dụng có thể dài hơn, tuy nhiên rủi ro cũng sẽ nhiều hơn. Vì mục tiêu của các ngân hàng là lợi nhuận 9
  17. nên các chính sách tín dụng thƣờng tìm cách ngân cao tỷ lệ sinh lợi của tài sản có, đặc biệt là nâng cao khả năng cung cấp tín dụng. (2) Tính ổn định của các khoản ký thác Khi các khoản ký thác ổn định nó cho phép các ngân hàng thƣơng mại hoạch định một chính sách tín dụng mà ở đó quy mô, thời hạn của tín dụng đƣợc ổn định, tỷ lệ sinh lời cũng có thể cao hơn. Ngƣợc lại, các khoản ký thác không ổn định dẫn đến các ngân hàng thƣơng mại luôn phải dự trữ khoản ngân quỹ (cash) và dụ trữ thứ cấp để đảm bảo tính thanh khoản khi cần thiết. (3) Chính sách tiền tệ và tài chính của nhà nƣớc Tùy thuộc vào chính sách tiền tệ và tài chính của nhà nƣớc theo hƣớng mở rộng hay thắt chặt tiền tệ, thông qua các công cụ nhƣ dự trữ pháp định, chính sách chiết khấu, chính sách thị trƣờng mở, chính sách lãi suất. Khi nhà nƣớc muốn thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ buộc các ngân hàng thƣơng mại cũng phải thực hiện hạn chế tín dụng và ngƣợc lại khi nhà nƣớc thực hiện chính sách nới rộng tiền tệ, các ngân hàng phải mở rộng tín dụng. (4) Khả năng và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên Yếu tố con ngƣời là yếu tố quan trọng trong hoạch định chính sách tín dụng của ngân hàng, thông thƣờng tùy vào khả năng chuyên môn, quản lý của đội ngũ nhân viên mà các ngân hàng thƣơng mại mở rộng tín dụng trong phạm vi đội ngũ của mình có thể quản lý đƣợc nhằm hạn chế các rủi ro. (5) Các điều kiện về kinh tế Điều kiện kinh tế là những yếu tố khách quan thể hiện qua nền kinh tế phát triển hay suy thoái. Khi một nền kinh tế đang trong trạng thái tăng trƣởng, sức mua cao, xuất khẩu dễ dàng cho phép các ngân hàng thƣơng mại mở rộng tín dụng. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế bị suy thoái, tín dụng sẽ bị thu hẹp. Điều kiện kinh tế có thể thể hiện qua toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, thể hiện ở các ngành kinh tế hoặc lĩnh vực kinh tế nào đó. Chúng ta cần lƣu ý rằng, với các điều kiện cụ thể của nền kinh tế quyết định quy mô tín dụng, ngành nghề, lĩnh vực mở rộng hay hạn chế tín dụng, nhƣng ngƣợc lại, tín dụng cũng sẽ tác động trở lại vào nền kinh tế, góp phần tăng trƣởng hay hạn chế phát triển của ngành nghề, lĩnh vực hoặc toàn bộ nền kinh tế. (6) Khả năng sinh lợi và rủi ro của các khoản cho vay 10
  18. Thông thƣờng một khoản tín dụng có khả năng sinh lợi thƣờng có thể xãy ra rủi ro cao và ngƣợc lại. Khả năng sinh lợi và rủi ro thƣờng thể hiện theo hai khía cạnh là lĩnh vực đầu tƣ hay loại tín dụng. Khả năng sinh lời và rủi ro còn thể hiện qua sự phân tán hay tập trung của tín dụng. Một chính sách tín dụng tập trung thƣờng có thể mang lại lợi ích cao, nhƣng cũng có thể có rủi ro cao và ngƣợc lại, một chính sách tín dụng phân tán lại có ít rủi ro hơn nhƣng lợi tức thƣờng cũng thấp hơn. Khả năng sinh lợi và rủi ro của các khoản vay là yếu tố quan trọng nhất trong một chính sách tín dụng nhằm hƣớng đến mục tiêu lợi nhuận, an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để xây dựng một chính sách tín dụng đảm bảo mục tiêu quan trọng này, chúng ta sẽ tiếp tục với phần nội dung chính sách tín dụng. 1.2.1.3 Nội dung của chính sách tín dụng Một sản phẩm tín dụng của ngân hàng đƣợc xây dựng hƣớng đến mục tiêu lợi nhuận và an toàn của các khoản vay, do vậy chính sách tín dụng thƣờng bao gồm các nội dung sau [Lê Văn Tề 2009]: (1) Xác định quy mô tín dụng (2) Xác định giới hạn tín dụng (3) Xác định loại hình tín dụng (4) Xác định lĩnh vực tài trợ của tín dụng (5) Xác định kỳ hạn tín dụng (6) Xác định giá cả của tín dụng (lãi suất) (7) Xác định phƣơng thức thu hồi vốn và lãi (8) Đảm bảo an toàn cho khoản vay (tài sản đảm bảo) (1) Xác định quy mô tín dụng Quy mô tín dụng xét trong cơ cấu tài sản ngân hàng đƣợc thể hiện là tỷ phần tín dụng trong tài sản có của ngân hàng thƣơng mại. Do hiện nay, tín dụng vẫn là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận cao nhất cho các ngân hàng thƣơng mại nên nếu ngân hàng dành phần lớn nguồn vốn và tài sản cho hoạt động tín dụng thì ngân hàng có thể thu đƣợc lợi nhuận cao hơn. Việc xác định quy mô tín dụng của ngân hàng tùy thuộc vào việc ngân hàng đang theo đuổi an toàn hay lợi nhuận là trọng yếu. Quy mô tín dụng của một sản phẩm tín dụng trong toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng là tỷ lệ của sản phẩm tín dụng đó trong tổng số vốn và tài sản đƣợc 11
  19. ngân hàng sử dụng dành cho hoạt động tín dụng. Đối với từng khách hàng, việc xác định tổng giá trị khoản vay cũng là một vấn đề quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. (2) Xác định giới hạn tín dụng Giới hạn tín dụng là mức độ tham gia vốn tín dụng của ngân hàng vào một dự án nào đó hoặc một hoạt động nào đó của ngƣời đi vay. Giới hạn tín dụng lệ thuộc vào nhiều yếu tố, do đó các ngân hàng thƣơng mại có thể đƣa ra các giới hạn rất khắc khe nhƣng cũng có thể là những giới hạn rất lý tƣởng. Tại Việt Nam hiện nay, mức độ tham gia vốn tự có của các doanh nghiệp hoặc giới hạn theo giá trị tài sản thế chấp, các ngân hàng thƣơng mại chỉ cho vay tƣơng đƣơng khoảng 50 –70% giá trị tài sản thế chấp. Giới hạn tín dụng phụ thuộc vào một số các yếu tố sau:  Tính chất là kỳ hạn của khối lƣợng vốn mà ngân hàng thƣơng mại huy động đƣợc.  Sự ổn định hay bất ổn của nền kinh tế  Uy tín của khách hàng vay vốn  Tình trạng tài chính của ngƣời vay vốn  Nhu cầu vay vốn của ngƣời đi vay  Mứ c độ hạn chế hoặc mở rộng về khả năng tái cấp vốn của ngân hàng trung ƣơng. (3) Xác định loại hình tín dụng Ngân hàng có thể chọn loại hình tín dụng phù hợp nhất với khả năng hiện có của ngân hàng để phát triển hoạt động tín dụng hoặc chọn phƣơng án phân tán tín dụng trên nhiều loại tín dụng khác nhau một cách đồng đều. Một số loại hình tín dụng có thể đƣợc ngân hàng lựa chọn phát triển nhƣ: tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn, tín dụng luân chuyển, tín dụng chứng từ, tín dụng tiêu dùng, tín dụng thuê mua Tùy theo khả năng về nhân lực, tính chất và kỳ hạn của nguồn vốn và một số đặc điểm khác của nền kinh tế mà một ngân hàng thƣơng mại có thể chọn một loại hình tín dụng nào đó và lấy đó làm mũi nhọn để tài trợ. Trong điều kiện của một nền kinh tế trên đà phát triển thì nhu cầu đƣợc tài trợ vốn dài hạn sẽ rất lớn, vấn đề là ngân hàng phải lựa chọn nhƣ thế nào để có thể tránh và kiểm soát đƣợc vấn đề rủi ro. 12
  20. (4) Xác định lĩnh vực tài trợ của tín dụng Việc chọn lĩnh vực tài trợ của tín dụng chính là chuyên môn hóa việc tài trợ tín dụng cho một ngành sản xuất hoặc một chuyên môn hẹp nào đó, hay ngân hàng cũng có thể phân tán tín dụng trên nhiều ngành sản xuất khác nhau. Thƣờng, các ngân hàng chuyên nghiệp thành lập ban đầu sẽ xây dựng định hƣớng chuyên môn vào một ngành nào đó có lợi cho ngân hàng vì dễ dàng nắm bắt nhu cầu tín dụng trong lĩnh vực tài trợ. Trên cơ sở chuyên môn hóa lĩnh vực tài trợ, ngân hàng có thể xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân viên tín dụng có chuyên môn cao, nắm bắt các quy trình công nghệ, đặc điểm sản xuất kinh doanh của lĩnh vực đó , từ đó có thể đƣa ra đƣợc những sản phẩm thích hợp về quy mô và chất lƣợng, đạt hiệu quả cao trong hoạt động. Ngoài ra, việc chuyên môn hóa lĩnh vực tài trợ còn cho phép ngân hàng hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng, do sự đầu tƣ thỏa đáng trong lĩnh vực tài trợ nhƣ việc điều tra nghiên cứu thị trƣờng của khách hàng, xây dựng các biện pháp đặc thù trong lĩnh vực tài trợ Tuy nhiên, khuyết điểm của chuyên môn hóa lĩnh vực tài trợ là hạn chế mối quan hệ của ngân hàng với toàn bộ ngành kinh tế. Do vậy, hiện nay, các ngân hàng thƣờng tìm cách đa dạng hóa lĩnh vực tài trợ để có thể nắm bắt hoạt động của toàn nền kinh tế nhƣng các ngân hàng thƣờng cũng sẽ chọn một thế mạnh nào đó của mình để làm lĩnh vực ƣu tiên trong tài trợ, tránh sự cạnh tranh gay gắt lẫn nhau giữa các ngân hàng khác. (5) Xác định kỳ hạn tín dụng Kỳ hạn tín dụng dài hay ngắn sẽ ảnh hƣởng đến thanh khoản và rủi ro của kinh doanh tín dụng. Thƣờng thì các khoản tín dụng càng dài hạn sẽ có độ rủi ro cao hơn và tính thanh khoản càng thấp. Tuy nhiên, kỳ hạn tín dụng không hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của ngân hàng mà còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan cũng nhƣ khả năng trả nợ và ý muốn của khách hàng đi vay. Do vậy, để đảm bảo lợi ích của chính ngân hàng, giảm thiểu rủi ro tín dụng nhƣng vẫn đảm bảo tính hấp dẫn đối với ngƣời đi vay, ngân hàng cần phải nghiên cứu và xác định kỳ hạn tín dụng hợp lý. Trong thực tế, ngƣời vay sẽ không muốn kéo dài thời hạn tín dụng nếu họ có thể bù đắp nhu cầu vốn bằng nguồn vốn tự có, nên thƣờng thời hạn tín dụng dài thể hiện việc nhu cầu sử dụng vốn mà bản thân họ không thể bù đắp đƣợc. Về phía ngân hàng, một thời hạn tín dụng vừa phải cho phép ngân hàng tránh đƣợc rủi ro về lãi 13
  21. S K L 0 0 2 1 5 4