Báo cáo Xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý Đề tài nghiên cứu khoa học và khóa luận tốt nghiệp khoa CNTT trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý Đề tài nghiên cứu khoa học và khóa luận tốt nghiệp khoa CNTT trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_xay_dung_he_thong_ho_tro_quan_ly_de_tai_nckh_va_khoa.pdf

Nội dung text: Báo cáo Xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý Đề tài nghiên cứu khoa học và khóa luận tốt nghiệp khoa CNTT trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ÐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ÐIỂM XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ QUẢN LÝ ÐỀ TÀI NCKH & KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHO KHOA CNTT TRƯỜNG ÐH SPKT TP.HCM Mã số: T2013 - 36 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Công Tú S K C0 0 5 4 2 0 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12/2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ QUẢN LÝ ĐỀ TÀI NCKH & KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHO KHOA CNTT TRƯỜNG ĐH SPKT TP.HCM Mã số: T2013 - 36 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Công Tú TP. HCM, 12/2013
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ QUẢN LÝ ĐỀ TÀI NCKH & KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHO KHOA CNTT TRƯỜNG ĐH SPKT TP.HCM Mã số: T2013 - 36 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Công Tú Thành viên đề tài: KS. Phùng Quang Ngọc TP. HCM, 12/2013
  4. NCKH cấp Trường Trần Công Tú – Phùng Quang Ngọc MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ 5 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7 INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 8 Phần 1: MỞ ĐẦU 9 I.1 Tính cấp thiết của đề tài 9 I.2 Mục tiêu đề tài 10 I.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 I.4 Phương pháp nghiên cứu 10 Phần 2: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VÀ KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG 11 II.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 11 II.2 Khảo sát hiện trạng 11 II.2.1 Những vấn đề còn tồn tại 11 II.2.2 Khảo sát quy trình đăng ký, thực hiện và nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. 12 II.2.3 Khảo sát quy trình đăng ký, thực hiện và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp của sinh viên 15 Phần 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 17 III.1 Mô hình chức năng 17 III.2 Thiết kế, xây dựng chương trình 18 III.2.1 Thiết kế các màn hình chức năng 18 III.2.1.1 Quản lý danh mục Bộ môn 18 III.2.1.2 Quản lý danh mục Độ quan tâm 19 III.2.1.3 Quản lý danh mục Cấp đề tài 20 III.2.1.4 Quản lý danh mục Trạng thái đề tài 22 III.2.1.5 Quản lý danh mục Lĩnh vực đề tài 24 III.2.1.6 Quản lý danh mục Chuyên ngành 25 III.2.1.7 Quản lý danh mục Xếp loại đề tài 27 III.2.1.8 Quản lý danh mục Học hàm học vị 28 III.2.1.9 Quản lý danh mục Năm học 30 III.2.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu 32 III.3 Một số chức năng sau khi xây dựng chương trình 33 III.3.1 Giao diện quản lý các danh mục dùng chung 33 III.3.1.1 Quản lý danh mục các chuyên ngành 33 III.3.1.2 Danh mục các năm học 34 III.3.1.3 Danh mục Xếp loại đề tài 35 III.3.1.4 Quản lý danh mục trạng thái đề tài 36 III.3.2 Chức năng quản lý đề tài: 36 III.3.2.1 Xem danh sách đề tài 36 III.3.2.2 Thêm đề tài mới 37 III.3.2.3 Sửa thông tin đề tài 38 Trang 3
  5. NCKH cấp Trường Trần Công Tú – Phùng Quang Ngọc III.3.3 Chức năng quản lý bài báo 40 III.3.3.1 Xem danh sách các bài báo. 40 III.3.3.2 Thêm bài báo mới 40 III.3.3.3 Xóa, sửa bài báo 41 III.3.4 Chức năng quản lý Khóa luận tốt nghiệp 41 III.3.4.1 Giáo viên xem Danh sách Khóa luận tốt nghiệp 41 III.3.4.2 Thêm đề tài Khóa luận 42 III.3.4.3 Sửa thông tin đề tài 43 III.3.4.4 Chức năng Xếp lịch bảo vệ Khóa luận tốt nghiệp 44 Phần 4: KẾT LUẬN 49 IV.1 Kết quả đạt được 49 IV.2 Hạn chế 49 IV.3 Hướng phát triển 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 Trang 4
  6. NCKH cấp Trường Trần Công Tú – Phùng Quang Ngọc DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1: Lược đồ usecase 17 Hình 2: Màn hình load ban đầu 18 Hình 3: Màn hình thêm mới 18 Hình 4: Màn hình danh mục độ quan tâm 19 Hình 5: Màn hình thêm mới mức độ quan tâm 20 Hình 6: Màn hình chỉnh sửa mức độ quan tâm 20 Hình 7: Màn hình danh mục cấp đề tài 21 Hình 8: Màn hình thêm mới danh mục cấp đề tài 21 Hình 9: Màn hình chỉnh sửa danh mục cấp đề tài 22 Hình 10: Màn hình danh mục trạng thái đề tài 22 Hình 11: Màn hình thêm mới trạng thái đề tài 23 Hình 12: Màn hình chỉnh sửa danh mục trạng thái đề tài 23 Hình 13: Màn hình danh mục lĩnh vực đề tài 24 Hình 14: Màn hình chỉnh sửa danh mục lĩnh vực đề tài 24 Hình 15: Màn hình thêm mới danh mục lĩnh vực đề tài 25 Hình 16: Màn hình danh mục chuyên ngành 25 Hình 17: Màn hình thêm mới danh mục chuyên ngành 26 Hình 18: Màn hình chỉnh sửa danh mục chuyên ngành 26 Hình 19: Màn hình danh mục xếp loại đề tài 27 Hình 20: Màn hình thêm mới danh mục xếp loại đề tài 27 Hình 21: Màn hình chỉnh sửa danh mục xếp loại đề tài 28 Hình 22: Màn hình danh mục học hàm, học vị 28 Hình 23: Màn hình thêm mới danh mục học hàm, học vị 29 Hình 24: Màn hình chỉnh sửa danh mục học hàm, học vị 29 Hình 25: Màn hình danh mục năm học 30 Hình 26: Màn hình thêm mới danh mục năm học 30 Hình 27: Màn hình chỉnh sửa danh mục năm học 31 Hình 28: Mô hình thực thể kết hợp 32 Hình 29: Giao diện danh mục các chuyên ngành 33 Hình 30: Giao diện danh mục năm học 34 Hình 31: Giao diện danh mục xếp loại đề tài 35 Hình 32: Giao diện danh mục trạng thái đề tài 36 Hình 33: Giao diện xem danh sách đề tài 37 Hình 34: Giao diện trích lọc, sắp xếp đề tài 37 Hình 35: Giao diện thêm mới đề tài 38 Hình 36: Giao diện chỉnh sửa thông tin đề tài 39 Hình 37: Giao diện xem danh sách bài báo 40 Hình 38: Giao diện thêm mới bài báo 41 Hình 39: Giao diện xem danh sách khóa luận 42 Trang 5
  7. NCKH cấp Trường Trần Công Tú – Phùng Quang Ngọc Hình 40: Giao diện thêm mới khóa luận 42 Hình 41: Giao diện chỉnh sửa thông tin khóa luận 43 Hình 42: Giao diện xem danh sách hội đồng 44 Hình 43: Giao diện xếp lịch bảo vệ khóa luận 45 Hình 44: Giao diện xếp lịch bảo vệ khóa luận theo hội đồng 46 Hình 45: Giao diện xem, chỉnh sửa lịch theo hội đồng 47 Hình 46: Giao diện xem lịch theo giáo viên 48 Trang 6
  8. NCKH cấp Trường Trần Công Tú – Phùng Quang Ngọc TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Tp. HCM, Ngày tháng năm THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý đề tài NCKH và khóa luận tốt nghiệp khoa CNTT trường ĐH SPKT TP. HCM - Mã số: T2013-36 - Chủ nhiệm: ThS. Trần Công Tú - Cơ quan chủ trì: Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM - Thời gian thực hiện:1/2013 đến 12/2013 2. Mục tiêu: Xây dựng thành công hệ thống hỗ trợ quản lý, thống kê các đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo, tạp chí và khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Công nghệ thông tin trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. 3. Tính mới và sáng tạo: Đề tài mang tính ứng dụng nên không đòi hỏi tính mới và sáng tạo. 4. Kết quả nghiên cứu: Báo cáo khoa học, làm tài liệu tham khảo khi muốn tìm hiểu và xây dựng các hệ thống tương tự. 5. Sản phẩm: Một phần mềm hỗ trợ quản lý đề tài NCKH và khóa luận tốt nghiệp. 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Có thể triển khai thử nghiệm và đưa vào sử dụng tại khoa Công nghệ Thông tin. Trưởng Đơn vị Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên) (ký, họ và tên) Trang 7
  9. NCKH cấp Trường Trần Công Tú – Phùng Quang Ngọc INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: Project title: Building the system for managing scientific research project and thesis in Faculty of Information Technology, Ho Chi Minh City University of Technical Education. Code number: T2013-36 Coordinator: MSc. Trần Công Tú Implementing institution: Ho Chi Minh City University of Technical Education Duration: from Jan 2013 to Dec 2013 2. Objective(s): Implementing efficiently the system that manages and analyzes statistically scientific research projects, papers, journals, and theses of Information Technology students at Ho Chi Minh City University of Technical Education 3. Creativeness and innovativeness: Project has great applicability, so it does not require creativeness and innovativeness. 4. Research results: - Scientific report. - Reference for researching and implementing the similar system. 5. Products: Software for managing scientific research project and thesis 6. Effects, transfer alternatives of research results and applicability: The software can be worked on practical system at the Faculty of Information Technology after testing and experiencing. Trang 8
  10. NCKH cấp Trường Trần Công Tú – Phùng Quang Ngọc Phần 1: MỞ ĐẦU Nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động không thể thiếu trong một trường đại học. Việc quản lý, thống kê các đề tài nghiên cứu khoa học cũng như tổ chức cho sinh viên đăng ký thực hiện khóa luận tốt nghiệp là hoạt động thường niên của các khoa trong Trường nói chung và khoa Công nghệ Thông tin nói riêng. Để công việc này được thực hiện một cách hiệu quả thì không thể thiếu một chương trình hỗ trợ nhằm tra cứu, thống kê đề tài một cách nhanh chóng; tổ chức đăng ký, báo cáo khóa luận tốt nghiệp dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cho đến nay công việc này đang dừng lại ở mức khá thủ công với công cụ dùng để thống kê, thành lập hội đồng nghiệm thu chủ yếu là Excel. Hệ thống đề xuất sẽ phục vụ hiệu quả cho khoa Công nghệ Thông tin thực hiện các công việc trên một cách tự động hơn I.1 Tính cấp thiết của đề tài Tin học hóa quản lý là một trong những yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng toàn diện. Theo tinh thần này, những công việc nào được thực hiện thường xuyên, có tính chất lặp đi, lặp lại cần phải tin học hóa. Việc quản lý, thống kê các đề tài nghiên cứu khoa học, số lượng giảng viên tham gia nghiên cứu hàng năm hay tổ chức thành lập hội đồng nghiệm thu báo cáo khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên cần được tin học hóa. Hiện khoa Công nghệ Thông tin chưa có một công cụ hỗ trợ quản lý, theo dõi và thống kê hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học cũng như khóa luận tốt nghiệp của sinh viên. Đề tài này được thực hiện nhằm tạo ra một công cụ từng bước hỗ trợ khoa Công nghệ Thông tin tin học hóa quản lý. Công cụ này cho phép người sử dụng quản lý được các thông tin về bài báo nghiên cứu, các đề tài một cách dễ dàng; việc thống kê, tìm Trang 9
  11. NCKH cấp Trường Trần Công Tú – Phùng Quang Ngọc kiếm thông tin cũng trở nên dễ dàng;và hơn hết là việc tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho việc nhập liệu và bảo quản tài liệu. I.2 Mục tiêu đề tài Xây dựng thành công hệ thống đáp ứng được các yêu cầu nghiệp vụ như hỗ trợ quản lý, thống kê các đề tài nghiên cứu khoa học và khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Công nghệ thông tin trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. I.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu - Qui trình đăng ký đề tài NCKH các cấp - Qui trình đăng ký và tổ chức bảo vệ khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Phạm vi nghiên cứu - Các qui trình nghiệp vụ tại khoa CNTT trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. I.4 Phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận Nghiên cứu, ứng dụng những công cụ hiện đại trong công nghệ phần mềm vào xây dựng qui trình nghiệp vụ theo hướng tin học hóa và triển khai hệ thống hỗ trợ quản lý đề tài NCKH các cấp cũng như khóa luận tốt nghiệp của sinh viên. Phương pháp nghiên cứu Khảo sát, phân tích các qui trình,từ đó đề xuất giải pháp tổng thể qui trình nghiệp vụ theo hướng tin học hóa và các biểu mẫu báo cáo,thống kê cần thiết. Trang 10
  12. NCKH cấp Trường Trần Công Tú – Phùng Quang Ngọc Phần 2: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VÀ KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG II.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Hiện tại ở trong nước cũng như ngoài nước đều không có hoặc ít nhất là không phổ biến các sản phẩm miễn phí có thể đáp ứng được các yêu cầu nghiệp vụ của khoa Công nghệ Thông tin. Hầu hết các trường đại học trong nước hoặc không có, hoặc nếu có hệ thống quản lý thì đều tự phát triển hoặc mua nhưng quan trọng nhất là không phổ biến nên bên ngoài không thể tiếp cận các hệ thống này. Do đó đề tài này không tập trung khảo sát các hệ thống đã có mà cố gắng khảo sát kỹ quy trình nghiệp vụ tại chỗ nhằm thiết kế, xây dựng hệ thống đáp ứng nhiều nhất có thể các yêu cầu. II.2 Khảo sát hiện trạng II.2.1 Những vấn đề còn tồn tại Về quản lý đề tài nghiên cứu khoa học: Hiện khoa Công nghệ Thông tin hoàn toàn không có hệ thống quản lý, khi cần thống kê, ban chủ nhiệm khoa phải yêu cầu các giảng viên tự thống kê trong một file Excel rồi tập hợp lại. Công việc thủ công này làm mất thời gian của mọi người liên quan, có thể dẫn đến chậm trễ trong việc trong việc báo cáo lên cấp trên hay gặp một chút khó khăn khi muốn tuyên dương các cá nhân điển hình trong nghiên cứu khoa học Nói chung, công việc này đến nay chủ yếu vẫn là nhập liệu bằng tay qua các file văn bản, tính toán, thống kê một cách thủ công do đó tốn rất nhiều thời gian và công sức mà hiệu quả công việc lại không cao. Các giảng viên gần như không thể biết, theo dõi tổng quan về tình hình nghiên cứu trong Khoa. Vấn đề tổ chức đăng ký, nghiệm thu khóa luận tốt nghiệp của sinh viên: Hiện việc đăng ký đề tài khóa luận tốt nghiệp đang được thực hiện một cách thủ công: - Các trưởng bộ môn gửi file excel cho giảng viên điền các thông tin đề tài mình đăng ký hướng dẫn, sau đó bộ môn tập hợp và cho sinh viên đăng ký. Trang 11
  13. NCKH cấp Trường Trần Công Tú – Phùng Quang Ngọc - Ban chủ nhiệm khoa dựa vào danh sách đăng ký chính thức, thực hiện phân bổ giảng viên phản biện, ủy viên hội đồng nghiệp thu, thứ tự báo cáo thủ công bằng một file excel. Điều này có thể dẫn đến sai sót như trùng lắp thời gian ngồi hội đồng của giảng viên, phân bố thừa thiếu đề tài sinh viên Dĩ nhiên các sai sót này sẽ được phát hiện bởi giáo viên, sinh viên trước ngày nghiệm thu nhưng quan trọng là ban chủ nhiệm khoa sẽ mất thời gian điều chỉnh những sai sót không đáng có này. II.2.2 Khảo sát quy trình đăng ký, thực hiện và nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Với mục đích là quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học, các bài báo nghiên cứu của các giáo viên, sinh viên; tính số tiết quy đổi; thống kê và báo cáo. Từ trước đến nay chủ yếu vẫn là nhập liệu bằng tay qua các file văn bản, tính toán, thống kê một cách thủ công do đó tốn rất nhiều thời gian và công sức mà hiệu suất lại không cao: - Lúc đầu việc lưu trữ có lẽ sẽ không tốn nhiều không gian, nhưng qua thời gian dữ liệu nhập vào lớn dần lên, số lượng văn bản và thống kê cần lưu trữ sẽ chiếm nhiều ngăn kéo, việc tìm kiếm cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. - Việc xử lý dữ liệu bằng tay cần nhiều thời gian và sự cẩn thận. Càng nhiều văn bản thì độ khó và thời gian xử lý càng tăng. - Việc quản lý toàn hệ thống sẽ tốn nhiều nhân lực. - Các thông tin quan trọng sẽ không được cập nhật liên tục (số tiết quy đổi của người nghiên cứu, tình trạng bài báo, tiến trình nghiên cứu của đề tài ). Ti ếp nhận yêu cầu Hệ thống phải lưu trữ thông tin của nhiều đề tài, bài báo và người nghiên cứu, các quy định liên quan, và các thông tin liên quan khác(số tiết quy đổi, học hàm học vị, chức vụ, vai trò của người nghiên cứu, thông tin thời gian bắt đầu và kết thúc của bài báo, đề tài ). Yêu cầu đối với đề tài Trang 12
  14. NCKH cấp Trường Trần Công Tú – Phùng Quang Ngọc Người sử dụng có thể nhập được thông tin của đề tài: mã đề tài, tên đề tài, cấp, đơn vị, kinh phí, năm đăng ký, ngày bắt đầu, ngày kết thúc, tình trạng đề tài, số tiết quy đổi và xếp loại, lĩnh vực, loại đề tài Số tiết quy đổi cho đề tài được tính theo cấp đề tài. Theo quy chế hiện tại cấp đề tài được quy đổi như sau: Cấp đề tài Số tiết quy đổi Cấp nhà nước 600 Cấp Bộ 300 Cấp Tỉnh/ Thành phố 110 Cấp Trường 90 Mỗi đề tài đều có danh sánh người tham gia và vai trò tương ứng. Một đề tài chỉ được phép có một chủ nhiệm, có thể có một hoặc không có giáo viên hướng dẫn. Không có đề tài nào không có người nghiên cứu. Số tiết quy đổi cho từng thành viên tham gia đề tài được tính dựa theo vai trò và số lượng người tham gia. Theo quy chế hiện tại, số tiết quy đổi được tính như sau: Số tiết quy đổi người Số lượng người tham gia Số tiết quy đổi chủ nhiệm tham gia 2 2/3 số tiết đề tài 1/3 số tiết đề tài >2 1/2 số tiết đề tài 1/2 số tiết đề tài Đối với đề tài cấp sinh viên, số tiết quy đổi được tính toàn bộ cho giáo viên hướng dẫn. Đề tài thực hiện trong nhiều năm, số tiết quy đổi cho thành viên được chia đều cho số năm thực hiện. Số tiết quy đổi cho thành viên tham gia đề tài được tính khi đề tài được nghiệm thu, hoặc đề tài chưa nghiệm thu nhưng có số năm thực hiện lớn hơn 1. Đối với trường hợp này, nếu năm cuối chưa được nghiệm thu thì sẽ không tính số tiết quy đổi cho năm đó. Yêu cầu đối với bài báo Trang 13
  15. NCKH cấp Trường Trần Công Tú – Phùng Quang Ngọc Bài báo gồm có tên bài báo, bài báo thuộc tạp chí nào, tháng năm xuất bản của bài báo và danh sách thành viên. Bài báo không có giáo viên hướng dẫn hoặc người hướng dẫn. Thông tin tạp chí gồm tên tạp chí và loại tạp chí (gồm trong nước và nước ngoài). Số tiết quy đổi cho bài báo là một số thực không âm. Số tiết quy đổi cho từng thành viên tham gia bài báo bằng số tiết quy đổi bài báo chia cho số thành viên tham gia. Yêu cầu đối với người nghiên cứu Người nghiên cứu gồm có họ tên, mã số người nghiên cứu, các thông tin cá nhân (ngày sinh, giới tính ), học hàm học vị, số tiết nghiên cứu nghĩa vụ, số tiết nghiên cứu đề tài, số tiết nghiên cứu bài báo, các miễn giảm và số tiết miễn giảm tương ứng , chức vụ, người nghiên cứu thuộc Trường hay người ngoài Trường. Số tiết nghĩa vụ của người nghiên cứu trong năm được tính căn cứ vào học hàm, học vị. Tên học hàm, học vị Số tiết nghĩa vụ Tập sự 0 tiết/ năm Tr ợ giảng 90 tiết/ năm Giảng viên, thạc sĩ, giáo viên trung học 90 tiết/ năm PGS, Giảng viên chính, tiến sĩ, giáo viên 110 tiết/ năm trung học cao cấp Yêu cầu thống kê Hệ thống cần cung cấp chức năng thống kê đề tài, bài báo của toàn trường, đơn vị và cá nhân. Đối với người nghiên cứu, cần thống kê được số tiết quy đổi của người nghiên cứu trong năm, số tiết miễn giảm, định mức nghiên cứu, số tiết dư năm cũ, số tiết dư được tính cho năm sau và danh sách chi tiết thống kê của từng cá nhân (danh sách đề tài, bài báo, số tiết quy đổi được hưởng tương ứng). Trang 14
  16. NCKH cấp Trường Trần Công Tú – Phùng Quang Ngọc Các quy định tính số tiết quy đổi đề tài, bài báo, số tiết miễn giảm, số tiết nghĩa vụ và số tiết quy đổi cho từng thành viên tham gia đề tài có thể thay đổi theo từng năm học. Do đó, hệ thống cần căn cứ vào thời gian thực hiện đề tài, ngày xuất bản của bài báo, thời gian thống kê, thời gian hiệu lực miễn giảm, học hàm người nghiên cứu để áp dụng quy định tương ứng. Để tăng tính linh hoạt, tất cả các danh sách thống kê đều có thể xuất được thành file Excel. Danh sách cấp đề tài, loại tạp chí của bài báo có thể thay đổi nên một số biểu mẫu thống kê phải được sinh động. Các yêu cầu khác Hệ thống phải cho phép người dùng nhập các thông tin về bài báo, đề tài, người nghiên cứu bằng Excel. Thông tin về cấp đề tài, loại tạp chí, các thông tinh quy định có thể được nhập tay. Người quản trị có thể tạo thêm tài khoản mới, xóa tài khoản, phục hồi mật khẩu cho tài khoản. Hệ thống trên Web phải truy cập được thông qua tài khoản trên form. Web phải hiển thị đầy đủ thông tin của bài báo, đề tài, người nghiên cứu; cho phép chỉnh sửa nhanh và cho phép thống kê một số thống kê đơn giản: thống kê bài báo, thống kê đề tài, thống kê danh sách người nghiên cứu. II.2.3 Khảo sát quy trình đăng ký, thực hiện và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp của sinh viên. Đầu học kỳ, ban chủ nhiệm khoa thông báo cho các trưởng bộ môn về việc đăng ký danh sách đề tài với thời hạn (các mốc thời gian) tương ứng. Trưởng các bộ môn thông báo đến giáo viên, yêu cầu giáo viên điền các thông tin đề tài (tên đề tài, mục tiêu, yêu cầu, số sinh viên, tên và mã số của giáo viên hướng dẫn, họ tên và mã số của sinh viên nếu có) vào file excel. Các trưởng bộ môn tập hợp gửi cho ban chủ nhiệm khoa, ban chủ nhiệm khoa tập hợp và cho sinh viên đăng ký. Sau đó ban chủ nhiệm khoa dựa vào danh sách đăng Trang 15
  17. NCKH cấp Trường Trần Công Tú – Phùng Quang Ngọc ký chính thức, phân công (điền thêm vào file excel) tên giáo viên phản biện rồi nộp phòng đào tạo. Cuối kỳ, ban chủ nhiệm khoa dựa vào danh sách đã nộp cho phòng đào tạo (có loại bỏ một số đề tài không được bảo vệ - do giáo viên hướng dẫn báo) thành lập hội đồng nghiệm thu (chia hội đồng, phân công ủy viên/chủ tịch, thứ tự báo cáo các đề tài .) Lập các biểu mẫu cần thiết để thành viên hội đồng sử dụng trong buổi báo cáo. Trang 16
  18. NCKH cấp Trường Trần Công Tú – Phùng Quang Ngọc Phần 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ III.1 Mô hình chức năng Hình 1: Lược đồ usecase Trang 17
  19. NCKH cấp Trường Trần Công Tú – Phùng Quang Ngọc III.2 Thiết kế, xây dựng chương trình III.2.1 Thiết kế các màn hình chức năng III.2.1.1 Quản lý danh mục Bộ môn Màn hình ban đầu khi load Hình 2: Màn hình load ban đầu Sắp xếp theo ID tăng dần. Nếu chưa có dữ liệu hiển thị dòng thông báo “Chưa có dữ liệu” ở trong table. Màn hình khi người dùng click “Thêm mới” Hình 3: Màn hình thêm mới Validate: Số kí tự nhập, tên không trùng nhau. Màn hình khi người dùng click “Sửa” Trang 18
  20. NCKH cấp Trường Trần Công Tú – Phùng Quang Ngọc Validate: Số kí tự nhập, tên không trùng nhau. III.2.1.2 Quản lý danh mục Độ quan tâm Màn hình ban đầu Hình 4: Màn hình danh mục độ quan tâm Màn hình thêm mới Trang 19
  21. NCKH cấp Trường Trần Công Tú – Phùng Quang Ngọc Hình 5: Màn hình thêm mới mức độ quan tâm Màn hình chỉnh sửa Hình 6: Màn hình chỉnh sửa mức độ quan tâm III.2.1.3 Quản lý danh mục Cấp đề tài Màn hình ban đầu Trang 20