Báo cáo Xây dựng chỉ số ðánh giá mức độ xảy ra lãng phí trong ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam (Phần 1)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Xây dựng chỉ số ðánh giá mức độ xảy ra lãng phí trong ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bao_cao_xay_dung_chi_so_anh_gia_muc_do_xay_ra_lang_phi_trong.pdf
Nội dung text: Báo cáo Xây dựng chỉ số ðánh giá mức độ xảy ra lãng phí trong ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam (Phần 1)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ÐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ÐIỂM XÂY DỰNG CHỈ SỐ ÐÁNH GIÁ MỨC ÐỘ XẢY RA LÃNG PHÍ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG VIỆT NAM Mã số: T2015 - 13TÐ Chủ nhiệm đề tài: TS. Hà Duy Khánh S K C0 0 4 7 6 5 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƢỜNG TRỌNG ĐIỂM XÂY DỰNG CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XẢY RA LÃNG PHÍ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG VIỆT NAM Mã số: T2015 - 13TĐ Chủ nhiệm đề tài: TS. Hà Duy Khánh TP. HCM, 11/2015
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA XÂY DƢṆ G VÀ CƠ HOC̣ Ƣ́ NG DUṆ G BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƢỜNG TRỌNG ĐIỂM XÂY DỰNG CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XẢY RA LÃNG PHÍ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG VIỆT NAM Mã số: T2015 - 13TĐ Chủ nhiệm đề tài: TS. Hà Duy Khánh TP. HCM, 11/2015
- DANH SÁ CH NHƢ̃ NG THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀ I Nội dung nghiên Đơn vị công tác và TT Họ và tên cứu cụ thể được Chữ ký lĩnh vực chuyên môn giao 1 Hà Duy Khánh Bộ môn Thi công và Viết tổng quan, thiết Quản lý Xây dựng, Khoa kế bảng câu hỏi Xây dựng và Cơ học ứng khảo sát, thu thập số dụng, Trường Đại học liệu, phân tích số Sư phạm Kỹ thuật TP. liệu, trình bày Hồ Chí Minh 1
- MỤC LỤC DANH SÁ CH NHƢ̃ NG THÀ NH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI 1 MỤC LỤC 2 DANH MUC̣ CÁ C BẢ NG BIỂ U 4 Danh muc̣ bảng 4 Danh muc̣ hình 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 1. Thông tin chung 6 2. Mục tiêu 6 3. Tính mới và sáng tạo 6 4. Kết quả nghiên cứu 7 5. Sản phẩm 7 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng 7 INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 9 MỞ ĐẦ U 11 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong và ngoài nước 11 Tính cấp thiết đề tài 14 Mục tiêu đề tài 14 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên c ứu 14 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15 Nội dung nghiên cứu 15 CHƢƠNG 1. PHÂN TÍCH KIỂM TRA TÍNH HỢP LỆ CỦA DỮ LIỆU 16 1.1 Đặt tính của quần thể khảo sát 16 1.2 Kiểm định giả thuyết phân phối chuẩn 17 CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH KIỂM ĐỊNH LEVENE'S, ANOVA VÀ TUKEY HSD POST-HOC TEST 18 2.1 Kiểm định Levene's và ANOVA 18 2
- 2.2 Kiểm định Tukey HSD post-hoc 20 CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ 21 3.1 Kết quả phân tích nhân tố 21 3.2 Kết quả nhóm và diễn giải nhân tố chính 23 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ DỰ BÁO MỨC ĐỘ XẢY RA LÃNG PHÍ 26 4.1 Chỉ số mức độ xảy ra lãng phí 26 4.2 Thảo luận kết quả 28 KẾ T LUÂṆ VÀ KIẾ N NGHI ̣ 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 3
- DANH MUC̣ CÁ C BẢ NG BIỂ U Danh muc̣ bảng Bảng 1: Tổng hợp các đặc điểm của người khảo sát 16 Bảng 2: Kết quả kiểm định giả thuyết phân phối chuẩn với mức ý nghĩa 0.05 17 Bảng 3: Kết quả p-values của phân tích kiểm định ANOVA và Levene's với mức ý nghĩa 0.05 19 Bảng 4: Kết quả phân tích nhân tố đối với sự xảy ra lãng phí 22 Bảng 5: Hệ số tương quan của các thành phần nhân tố chính 26 Bảng 6: Trọng số của các thành phần nhân tố chính 27 Bảng 7: Trọng số của mỗi yếu tố trong các thành phần nhân tố chính 27 Bảng 8: Bảng dự báo chỉ số mức độ xảy ra lãng phí (WOLI) 30 Danh muc̣ hiǹ h Hình 1. Sơ đồ dạng cây các yếu tố lãng phí trong các dự án xây dựng 13 4
- DANH MUC̣ CÁ C CHƢ̃ VIẾ T TẮ T ANOVA Analysis of Variance/ Phân tích phương sai GDP Gross Domestic Product/ Tổng sản phẩm nội địa KWPF Key Waste Predictive Factors/ Yếu tố dự báo lãng phí chính LC Lean Construction/ Xây dựng tinh gọn QA/QC Quality assurance/ Quality control/ Bảo đảm chất lượng QS Quantity surveyor/ Giám sát khối lượng SPSS Statistical Package for the Social Science/ Phần mềm phân tích thống kê SPSS WOLI Waste Occurence Level Indicators/ Chỉ số mức độ xảy ra lãng phí 5
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN VỊ: KHOA XD & CHUD Tp. HCM, ngày 19 tháng 10 năm 2015 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Xây dựng chỉ số mức độ xảy ra lãng phí trong ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam - Mã số: T2015-13TĐ - Chủ nhiệm: Hà Duy Khánh - Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Thời gian thực hiện: 01/2015-12/2015 2. Mục tiêu: Nghiên cứu này tập trung vào các mục tiêu sau: - Xác định giá trị trung bình tần suất xảy ra lãng phí theo các đặc điểm của đối tượng khảo sát. - Xác định các yếu tố dự báo chính đối với sự xảy ra lãng phí dựa vào mối quan hệ tiềm ẩn giữa các biến yếu tố lãng phí ban đầu, và - Xác định chỉ số mức độ xảy ra lãng phí (Waste Occurrence Level Indicator, WOLI) cho ngành công nghiệp xây dựng dựa vào các yếu tố đo lường lãng phí chính. 3. Tính mới và sáng tạo: Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tìm hiểu về sự xảy ra lãng phí - một khái niệm mới trong triết lý sản xuất tinh gọn (Lean Production Philosophy) - nhằm đánh giá hiệu quả của việc thi công và quản lý xây dựng hiện nay. Nghiên cứu này đã áp dụng phương pháp phân tích nhân tố để xác định các yếu tố chính. Dựa vào kết quả phân tích này, một mô hình đánh giá mức độ xảy ra lãng phí được xây dựng có thể áp dụng trong thực tế. 6
- 4. Kết quả nghiên cứu: - Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng tần suất của sự xảy ra lãng phí trong các dự án xây dựng ở Việt Nam là khá cao. Ngoài ra, không có bất kỳ sự khác biệt đáng kể về trị trung bình theo thống kê và thực tế đối với việc xảy ra lãng phí giữa các nhóm đối tượng khảo sát. Dựa vào kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá, có 05 thành phần chính được trích ra, đặt tên là 'lưu trữ và kế hoạch kém', 'sử dụng và phân bổ tài nguyên không hiệu quả', 'quy trình làm việc không cần thiết', 'vận chuyển và giao tiếp kém', và 'sự nghỉ ngơi của công nhân', với 56.7% phương sai tổng. 05 thành phần chính này được sử dụng làm các yếu tố dự báo chính cho lãng phí trong ngành công nghiệp xây dựng. - Cuối cùng, chỉ số mức độ xảy ra lãng phí (Waste Occurrence Level Indicator, WOLI) trong ngành công nghiệp xây dựng được xác định là 61.55 trên thang đo 100. Sau đó, bảng đánh giá cho WOLI cũng được được xuất trong nghiên cứu này, và nó có thể áp dụng cho bất kỳ công ty xây dựng nào trong thực tế. 5. Sản phẩm: Sản phẩm khoa học : - 01 bài báo đăng trên tạp chí xây dựng chuyên ngành: Journal of Engineering, Construction and Architectural Management, Emerald Publisher, Vol.22, Số 6, năm 2015, ISSN: 0969-9988, DOI: 10.1108/ECAM-01-2014-0005. - Điạ chỉ online của bài báo : Sản phẩm ứng dụng : - Phương pháp phân tích - Mô hình đánh giá 6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Hiêụ quả : Tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về lãng phí Phƣơng thƣ́ c chuyển giao : Thông qua bản thuyết minh , bài báo và các báo cáo đã được công bố . Điạ chỉ ƣ́ ng duṇ g : Các trường đại học , các viện nghiên cứu , các trung tâm nghiên cứ u và quản lý xây dưṇ g . 7
- Trƣởng Đơn vị Chủ nhiệm đề tài 8
- INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: Project title: Development of waste occurrence level indicator in Vietnam construction industry Code number: T2015 - 13TĐ Coordinator: Dr. Ha Duy Khanh Implementing institution: Ho Chi Minh City University of Technology and Education Duration: from 1/2015 to 12/2015 2. Objective(s): This research focuses on the following objectives: - Identifying the mean value of frequency of waste occurrence according to respondents‟ characteristics; - Identifying the main predictive factors for waste occurrence based on latent relationships between initial waste factors; and - Identifying the Waste Occurrence Level Indicator (WOLI) for the construction industry based on the main waste measurement factors. 3. Creativeness and innovativeness: This is the first research in Vietnam which aims to examine the waste occurrence - a new concept in lean production philosophy - to assess the efficiency of current construction and engineering management. This study has applied the Factor Analysis Technique to determinine the key waste factors. Based on this analysis results, a model used to evaluate the waste occurrence level has been proposed, which can be applicable in practice. 4. Research results: The results of this study showed that frequency of waste occurrence in construction projects in Vietnam is quite high. In addition, there was no statistically and practically significant difference in mean for waste occurrence between respondent‟s characteristics. Based on factor analysis technique, there were five principal components extracted, namely „poor plan and storage‟, „inefficient resource distribution and usage‟, „unnecessary working procedure‟, „poor communication and transport‟, and „worker‟s 9
- rest‟, with 56.7% of total variance. These five components have been regarded as key waste predictive factors for the construction industry. Finally, the waste occurrence level indicator (WOLI) in the construction industry was defined as 61.55 per the scale of 100. The evaluation sheet for WOLI was then proposed in this study, and it could be applied for any construction firm in practice. 5. Products: - 01 paper published on Journal: Journal of Engineering, Construction and Architectural Management, Emerald Publisher, Vol.22, No.6, 2015, ISSN: 0969- 9988, DOI: 10.1108/ECAM-01-2014-0005. - Online link: 6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability: References for universities, colleges, institution and center of construction and engineering management research. The Authors Ha Duy Khanh; Soo Yong Kim 10
- MỞ ĐẦ U Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong và ngoài nƣớc : - Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc liên quan đến đề tài : Formoso và cộng sự (2002) kết luận rằng trước đây các nhân viên trong ngành công nghiệp xây dựng nhận thức lãng phí chỉ như là các chất thải rắn loại bỏ từ các hoạt động xây dựng tại công trường. Pheng và Tan (1998) xác định rằng lãng phí trong xây dựng là sự khác biệt giữa giá trị vật tư cung cấp và nghiệm thu trên công trường so với vật tư sử dụng như chỉ định và đo lường chính xác trong các gói công việc. Một vài nghiên cứu trước đây đã được thực hiện để đánh giá thiệt hại của lãng phí liên quan đến vật tư. Skoyles (1976) chỉ ra rằng lượng tiền lãng phí được đo lường ở ngành công nghiệp xây dựng Anh biến đổi từ 2% đến 15% so với lượng tiền vật tư được xác định bởi thiết kế. Thêm vào đó, Bossink và Brouwers (1996) cho rằng 9% tổng thể vật tư đã mua là lãng phí, và 1-10% mỗi vật tư xây dựng đã mua ra khỏi công trường là lãng phí chất rắn trong ngành công nghiệp xây dựng Hà Lan. Bởi vì vật tư thường chiếm 50-60% chi phí dự án xây dựng nên bất kỳ cải tiến nào để tránh lãng phí vật tư sẽ tạo ra sự tiết kiệm chi phí chủ yếu (Wong và Norman, 1997). Có thể kết luận rằng lãng phí trong xây dựng chủ yếu đã được phân loại là những thứ lien quan đến vật tư. Trong những năm gần đây, dưới các triết lý sản xuất tinh gọn có nguồn gốc từ hệ thống sản xuất Toyota trong những năm 1980, lãng phí được định nghĩa là “bất kỳ sự không hiểu quả nào gây ra sự sử dụng thiêt bị, vật tư, nhân công hoặc tài sản lớn hơn khối lượng cần thiết trong sản xuất của công trình” (Koskela, 1992), hoặc “bất kỳ sự thất thoát nào sản sinh bởi các công tác tạo ra chi phí trực tiếp hoặc chi phí gián tiếp nhưng không đem lại giá trị cho sản phẩm dựa trên quan điểm của chủ đầu tư” (Formoso và cộng sự., 1999). Ngoài ra, Formoso và cộng sự (2002) nhấn mạnh rằng cần phải xem xét quan điểm rộng hơn về lãng phí do chúng không chỉ liên quan đến vật liệu mà còn liên quan đến các tài nguyên khác chẳng hạn như nhân công và thiết bị. Dựa vào khả năng tạo ra giá trị cho sản phẩm, Koskela (1992) phân loại các công tác xây dựng thành: (1) công tác đem lại giá trị, và (2) công tác không đem lại giá trị (cũng được gọi là lãng phí). Bằng chứng cho các thất thoát do lãng phí có thể được tìm thấy từ một vài nghiên cứu trước đây. Christian và cộng sự (1995) chỉ ra rằng công nhân sử dụng gần 46% thời gian làm việc cho các công tác đem lại giá trị, và 54% còn lại cho các công tác không đem lại 11
- giá trị từ 7 công trường xây dựng. Ciampa (1991) cho thấy kết quả thậm chí tồi tệ hơn rằng chỉ 3-20% các công tác đem lại giá trị cho công việc hoàn thành. Thêm vào đó, Koskela (1992) ở Hoa Kỳ chứng minh rằng chi phí cho sự không phù hợp chiếm 12% của chi phí dự án. Ngoài ra, Formoso và cộng sự (2002) kết luận rằng chi phí của lãng phí được ước tính 8% của toàn bộ chi phí dự án. Cho nên, giảm thiểu các hoạt động không đem lại giá trị gia tăng mang lại tiềm năng cải tiến chính cho lợi nhuận dự án. Gần đây nhất, Khanh và Kim (2014b) cho rằng sự tăng thêm của chi phí thực hiện dự án do các yếu tố lãng phí là khoảng 9.36% của chi phí toàn bộ dự án. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào trước đây được thực hiện để xác định mức độ xảy ra lãng phí trong giai đoạn xây dựng. Các triết lý sản xuất tinh gọn (Lean Production) trong xây dựng được khởi xướng bởi Tổ chức Quốc tế về Xây dựng tinh gọn (International Group for Lean Construction, IGLC) được sử dụng để xác định và phân loại các vấn đề lãng phí trong những năm gần đây. Koskela (1992) xác định lãng phí là sự thực hiện của các công việc không cần thiết tạo ra chi phí phụ thêm nhưng không đem lại giá trị cho sản phẩm. Ngoài ra, Formoso và cộng sự (2002) cho rằng đánh giá lãng phí là một trong những phương pháp hữu ích để xem xét sự thực hiện của hệ thống sản xuất bởi vì nó chỉ ra vùng cần phải cải tiến trong tương lai và các nguyên nhân chính của sự không hiệu quả. Thêm vào đó, Ramaswamy và Kalidindi (2009) chỉ ra rằng mỗi đất nước có một biên độ lãng phí khác nhau trong xây dựng. Thật không may mắn, lãng phí có tác dụng nguy hại đến hiệu quả dự án nhưng có rất ít nghiên cứu đã được thực hiện để điều tra nó trong các quy trình xây dựng ở các nước đang phát triển (Khanh, 2011). Dưới các triết lý và nguyên lý của sản xuất tinh gọn, lãng phí trong xây dựng đã được phân loại thành ba nhóm bao gồm 19 yếu tố (Khanh và Kim, 2014b) được thể hiện chi tiết trong Hình 1. Chúng bao gồm: (1) lãng phí chuyển đổi trực tiếp (Direct Conversion Wastes) liên quan đến nhân công, vật tư và thiết bị; (2) lãng phí thời gian không phụ thêm (Non-contributory Time Wastes) liên quan đến thời gian chờ đợi, nhàn rỗi và di chuyển; và (3) lãng phí thời gian phụ thêm (Contributory Time Wastes) liên đến thời gian giám sát, nghiệm thu, vận chuyển, hướng dẫn và giao tiếp (Koskela, 1993; Alarcon, 1994 & 1995; Serpell và cộng sự, 1995; Formoso và cộng sự, 1999 & 2002; Alwi, 2002). 12
- WASTE IN CONSTRUCTION Direct conversion waste Q1. Over-allocated/ unnecessary equipment on site [1, 2, 4] Q2. Over-allocated/ unnecessary materials on site [1, 2, 4] Q3. Over-allocated/ unnecessary workers on site [1, 2, 4, 5] Q4. Unnecessary working procedures and protocols [1] Q5. Materials lost/ stolen from site during construction period [3, 5] Q6. Materials deteriorated/ damaged during construction period [2, 5] Q7. Mishandling or error in construction applications/ installation [2, 3, 5] Q8. Materials for reworks/ repaired works/ defective works [1-5] Q9. Accidents on site [3, 5] Non-contributory time waste Q10. Waiting for others to complete their works before the proceeding works can be carried out [1, 3, 5] Q11. Waiting for equipment to be delivered on site [1- 5] Q12. Waiting for materials to be delivered on site [1- 5] Q13. Waiting for skilled workers to be provided on site [1, 3, 4, 5] Q14. Waiting for the clarification and confirmation by client and consultants [1, 2, 3, 4] Q15. Time for reworks/ repaired works/ defective works [1- 5] Q16. Time for workers‟ rest during construction [1, 4] Contributory time waste Q17. Time for supervising and inspecting the construction works [1, 4] Q18. Time for instructions and communication between engineers and workers [1, 4, 5] Q19. Time for transporting workers, equipment and materials [1, 3, 4] Note: [1] – Serpell et al., 1995, [2] – Alarcon, 1994 & 1995, [3] – Formoso et al., 1999 & 2002, [4] – Koskela, 1993, and [5] – Alwi, 2002 Hình 1. Sơ đồ dạng cây đối với các yếu tố lãng phí trong các dự án xây dựng - Tình hình nghiên cứu trong nƣớ c liên quan đến đề tài : Viêc̣ nghiên cứ u vấn đề lãng phí dưới triết lý sản xuất tinh gọn (Lean Production) trong ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam chưa được chú trọng. Đây được xem là lĩnh vực mới trong quản lý xây dựng hiện nay. Theo tìm hiểu của tác giả, hiện chưa có nghiên cứu nào trong nước thực sự nghiên cứu về vấn đề lãng phí (thời gian và tài nguyên), hoặc có những chỉ là một phần hoặc một khái niệm nhỏ của lãng phí. Bản thân tác giả cũng đã có hai bài báo khoa học nghiên cứu về vấn đề này: Khanh và Kim (2014a), và Khanh và Kim (2014b). 13
- Tính cấp thiết đề tài : Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011, công nghiệp và xây dựng là hai nhóm hoạt động kinh tế lớn nhất chiếm 41.1% GDP của cả nước. Dễ dàng nhận thấy rằng điều này là do Việt Nam là một đất nước đang phát triển. Nhiều dự án xây dựng đã được thực hiện để đáp ứng nhu cầu gia tăng dân số và kinh tế trong hai thập kỷ qua. Tương tự như các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển, ngành công nghiệp xây dựng ở Việt Nam đã và đang đối đầu với nhiều vấn đề trong quá trình thực hiện chẳng hạn như năng suất thấp, thiếu hụt khả năng cung ứng, và chậm đổi mới công nghệ. Gần đây, nhiều học giả trên thế giới đã chỉ ra rằng vấn đề an toàn lao động kém, chất lượng thấp, thiếu công nhân lành nghề, điều kiện làm việc kém, và những sai sót thiết kế gây ra sự lãng phí to lớn cho các dự án xây dựng. Những lãng phí này làm giảm mức độ thành công của dự án, do đó chúng cần phải được loại bỏ trong quá trình thi công dự án bằng những biện pháp thích hợp. Mục tiêu đề tài : Nghiên cứu này tập trung vào các mục tiêu sau: o Xác định giá trị trung bình tần suất xảy ra của lãng phí theo các đặc tính của người được khảo sát. o Xác định các yếu tố dự báo chủ yếu cho sự xảy ra lãng phí dựa vào mối quan hệ tiềm ẩn giữa các biến đầu vào. o Xác định chỉ số mức độ xảy ra lãng phí (Waste Occurrence Level Indicator, WOLI) cho ngành công nghiệp xây dựng. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên c ứu : Dưạ trên muc̣ tiêu nghiên cứ u trên , tác giả đưa ra một số cách tiếp câṇ sau : - Tổng hợp các yếu tố lãng phí dựa trên các nghiên cứu trước đây - Phân tích các yếu tố và mức độ tác động của lãng phí Dưạ trên các tiếp câṇ và muc̣ tiêu nghiên cứ u của đề tài , tác giả đề xuất các phương pháp nghiên cứu sau : - Khảo sát và thu thập số liệu bằng bảng câu hỏi (questionnaire) và bằng ý kiến của các chuyên gia - Áp dụng các phương pháp phân tích thống kê (sử dụng phần mềm SPSS) - Xây dưṇ g mô hình đánh giá mức độ xảy ra lãng phí 14
- Dưạ trên phương pháp nghiên cứ u trên, tác giả sử dụng các công cụ phân tích sau để xử lý số liệu: - Kiểm định Shapiro-Wilk Test để kiểm tra giả thuyết chuẩn của dữ liệu. - Phân tích phương sai ANOVA để kiểm tra sự khác biệt về trị trung bình giữa các nhóm đối tượng khảo sát, cũng như là xu thế liên hợp giữa chúng. - Kiểm định Tukey HSD post hoc Test được sử dụng để xác định sự khác việt thực tế về trị trung bình giữa các nhóm đối tượng. - Kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) để nhóm các yếu tố lãng phí ban đầu thành các yếu tố chính. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu : - Các cá nhân (giám đốc dự án, chỉ huy trưởng, trưởng các bộ phận, kỹ sư công trường) trong các dự án xây dựng - Khu vực nghiên cứu ở TP. Hồ Chí Minh - Nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ xác định mô hình đánh giá tần suất xảy ra của lãng phí, mà chưa có mô hình định lượng cụ thể. Nội dung nghiên cứu : Nôị dung nghiên cứ u của đề tài bao gồm các phần chính sau : - Phân tích và tổng hợp các khái niệm và yếu tố lãng phí dưới triết lý sản xuất tinh gọn (Lean Production) - Thiết kế bảng câu hỏi (questionnaire) - Khảo sát đối tượng nghiên cứu và thu thập số liệu - Tổng hợp và xử lý số liệu - Phân tích và đánh giá kết quả phân tích số liệu - Xây dưṇ g mô hình đánh giá tần suất xảy ra lãng phí (Waste Occurrence Level Indicator - WOLI) trong ngành xây dựng. - Kết luận và viết báo cáo 15
- CHƢƠNG 1: PHÂN TÍCH KIỂM TRA TÍNH HỢP LỆ CỦA DỮ LIỆU 1.1 Đặc tính của quần thể khảo sát Bảng 1 giới thiệu kết quả tóm tắt các thông tin của đối tượng khảo sát. Đối với các bên tham gia dự án (project party), 62% người khảo sát là nhà thầu (gồm nhà thầu chính và nhà thầu phụ), 18% họ là chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư, và 20% còn lại là nhà tư vấn cả về thiết kế và quản lý dự án. Đối với vị trí làm việc (position of work), 34% người khảo sát là chỉ huy trưởng và giám đốc dự án, 29% họ là trưởng nhóm QA/QC và QS, và 37% còn lại là kỹ sư công trường. Phần trăm người quản lý cấp cao lớn xác nhận tốt hơn độ tin cậy của dữ liệu thu thập về các vấn đề lãng phí trên công trường xây dựng của họ. Đối với số năm kinh nghiệm tham gia vào dự án xây dựng (number of years of experience), 10% người trả lời có ít hơn hoạc bằng 3 năm, 73% họ có từ 3 đến 6 năm, 9% họ có từ 6 đến 9 năm, và 8% còn lại có lớn hơn hoặc bằng 9 năm. Sẽ là tốt hơn nếu phần trăm người khảo sát có kinh nghiệm lớn hơn hoặc bằng 9 năm được tăng lên. Đối với dạng dự án (types of project), 69% người khảo sát tham gia vào dự án nhà cao tầng, và 31% còn lại tham gia vào các dự án xây dựng khác. Những kết quả này chứng tỏ rằng dữ liệu đã thu thập đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích về sau. Bảng 1. Tổng hợp các đặc điểm của ngƣời khảo sát Category Frequency Percent Party of projects 128 100 Owner 23 18 Consultant 26 20 Contractor (or subcontractor) 79 62 Position of work 128 100 Project/site manager 44 34 Team leaders (QA/QC, QS) 37 29 Site engineer 47 37 Number of years of experience 128 100 9 years 10 8 Type of projects 128 100 Residential/ housing building projects 88 69 Others 40 31 16
- 1.2 Kiểm định giả thuyết phân phối chuẩn Kiểm định Shapiro-Wilk Test được thực hiện để khám phá chó hay không dữ liệu đã thu thập tuân theo giả thuyết phân phối chuẩn. Giả thuyết cho kiểm định này có thể được phát biểu như sau: Giả thuyết rỗng (H0): Dữ liệu đã thu thập tuân theo phân phối chuẩn. Giả thuyết thay thế (HA ≠ H0): Dữ liệu đã thu thập không tuân theo phân phối chuẩn. Kết quả của kiểm định với mức độ đáng kể 0.05 được trình bày trong Bảng 2. Từ kết quả này, tất cả giá trị p-value đều lớn hơn 0.05; do đó, giả thuyết thay thể bị bác bỏ. Điều này có thể kết luận rằng dữ liệu đã thu thập tuân theo phân phối chuẩn. Bảng 2. Kết quả kiểm định giả thuyết phân phối chuẩn với mức ý nghĩa 0.05 Shapiro-Wilk No. Waste factors Statistic df Sig. Q1 Over-allocated/ unnecessary equipment on site 0.897 128 0.167 Q2 Over-allocated/ unnecessary materials on site 0.892 128 0.174 Q3 Over-allocated/ unnecessary workers on site 0.895 128 0.168 Q4 Unnecessary working procedures and protocols 0.906 128 0.171 Q5 Materials lost/ stolen from site during construction 0.864 128 0.182 period Q6 Materials deteriorated/ damaged during construction 0.884 128 0.179 period Q7 Mishandling or error in construction applications/ 0.873 128 0.164 installation Q8 Materials for reworks/ repaired works/ defective 0.881 128 0.175 works Q9 Accidents on site 0.894 128 0.167 Q10 Waiting for others to complete their works before the 0.872 128 0.172 proceeding works can be carried out Q11 Waiting for equipment to be delivered on site 0.875 128 0.177 Q12 Waiting for materials to be delivered on site 0.881 128 0.181 Q13 Waiting for skilled workers to be provided on site 0.898 128 0.174 Q14 Waiting for the clarification and confirmation by 0.903 128 0.171 client and consultants Q15 Time for reworks/ repaired works/ defective works 0.887 128 0.168 Q16 Time for workers‟ rest during construction 0.903 128 0.185 Q17 Time for supervising and inspecting the construction 0.904 128 0.178 works Q18 Time for instructions and communication between 0.878 128 0.162 engineers and workers Q19 Time for transporting workers, equipment and 0.902 128 0.179 materials 17
- CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH KIỂM ĐỊNH LEVENE'S, ANOVA VÀ TUKEY HSD POST-HOC TEST 2.1 Kiểm định Levene's và ANOVA Kiểm định Levene's Test với mức ý nghĩa 0.05 được sử dụng để đánh giá sự cân bằng về phương sai cho một yếu tố lãng phí cho 4 trường hợp quần thể khảo sát. Họ là: bên tham gia dự án, vị trí công việc, số năm kinh nghiệm, và dạng dự án. 4 dạng quần thể này được lựa chọn vì chúng là thông tin cá nhân cơ bản về người khảo sát và dự án của họ. Kết quả của phân tích này (xem Bảng 3) cho thấy rằng khoảng 80% giá trị Levene's p-value thấp hơn 0.05. Điều này có nghĩa là sự khác biệt đạt được là không thể xảy ra với phương sai cân bằng. Kiểm định sự nhất quán của tất cả 19 yếu tố lãng phí được thực hiện thông qua kiểm định ANOVA. Kết quả của kiểm định này cũng được thể hiện trong Bảng 3. Hầu hết các yếu tố lãng không có sự khác biệt đáng kể thống kê về trị trung bình giữa các nhóm đối tượng khảo sát cho các trường hợp của quần thể bởi vì các giá trị ANOVA p- value của chúng đều lớn hơn 0.05. Những yếu tố này có thể được xem là các yếu tố lãng phí có thể cho các dự án xây dựng. Cụ thể, tất cả 19 yếu tố lãng phí không có sự khác biệt đáng kể thống kê về trị trung bình về bên tham gia dự án, trong khi đó chỉ có 01 yếu tố có sự khác biệt đáng kể thống kê về trị trung bình về vị trí làm việc; đó là, yếu tố Q1 (p=0.017). Tương tự với vị trí làm việc, có 02 trường hợp về số năm kinh nghiệm; đó là, yếu tố Q12 (p=0.043) và Q18 (p=0.024), và cũng có 02 trường hợp về dạng dự án; đó là, yếu tố Q6 (p=0.016) và Q10 (p=0.018). 18
- S K L 0 0 2 1 5 4