Báo cáo Xác định các tiêu chí đánh giá giải pháp thiết kế (Phần 1)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Xác định các tiêu chí đánh giá giải pháp thiết kế (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bao_cao_xac_dinh_cac_tieu_chi_danh_gia_giai_phap_thiet_ke_ph.pdf
Nội dung text: Báo cáo Xác định các tiêu chí đánh giá giải pháp thiết kế (Phần 1)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG XÁC ÐỊNH CÁC TIÊU CHÍ ÐÁNH GIÁ GIẢI PHÁPS K C 0 0 3 9 5 9 THIẾT KẾ MÃ SỐ: T2013- 28 S KC 0 0 5 4 3 1 Tp. Hồ Chí Minh, 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG XÁC ĐỊNH CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ Mã số: T2013- 28 Chủ nhiệm đề tài: Th.S Nguyễn Thanh Tú TP. HCM, 12/2013
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐƠN VỊ KHOA XÂY DỰNG VÀ CƠ HỌC ỨNG DỤNG BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG XÁC ĐỊNH CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ Mã số: T2013-28 Chủ nhiệm đề tài: Th.S Nguyễn Thanh Tú TP. HCM, 12/2013
- MỤC LỤC Mục lục Trang i Danh mục bảng biểu ii Danh mục hình ảnh ii Mở đầu 1 Chương 1: Tổng quan Trang 4 1.1 Khái niệm – Các giai đoạn trong quá trình dự án 4 1.2 Thiết kế xây dựng. 5 1.2.1 Khái niệm thiết kế 5 1.2.2 Sản phẩm thiết kế 6 1.2.3 Ý nghĩa công tác thiết kế 6 1.2.4 Các giai đoạn của quá trình thiết kế 8 1.2.5 Chất lượng công trình xây dựng 11 1.2.6 Chi phí xây dựng công trình 12 1.3 Các phương pháp ra quyết định nhóm. 14 1.4 Lý thuyết định lượng Analytic Hierachy Process (AHP). 16 1.4.1 Lý thuyết AHP 16 1.4.2 Một số điểm mạnh của AHP 19 1.4.3 Ví dụ về ứng dụng AHP ra quyết định 20 1.5 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trước đây 24 Chương 2: Tiêu chí đánh giá 27 2.1 Các thuộc tính sản phẩm thiết kế xây dựng. 27 2.1.1 Chất lượng sản phẩm thiết kế 27 2.1.2 Chi phí 30 2.1.3 Lợi ích khác mà công trình mang lại: 31 2.2 Xác định các tiêu chí đánh giá thiết kế xây dựng. 31 2.2.1 Xác định các tiêu chí 31 2.2.2 Đánh giá sản phẩm thiết kế theo các tiêu chí 33 Chương 3: Đánh giá - chọn lựa giải pháp. 35 3.1 Đặc trưng quá trình đánh giá sản phẩm thiết kế 35 3.1.1 Ra quyết định đa thuộc tính mờ 35 3.1.2 Chọn giải pháp do tập thể quyết định 36 3.2 Quy trình ra quyết định nhóm. 37 3.3 Trường hợp áp dụng 38 3.3.1 Kết quả đánh theo 5 tiêu chí 39 3.3.2 Kết quả đánh trọng số 5 tiêu chí 39 3.3.3 Kết quả đánh giá phương án 41 Chương 4: Kết quả -kiến nghị. 42 4.1 Kết luận 42 4.2 Kiến nghị 43 Tài liệu tham khảo: 44 -i-
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Quá trình hình thành dự án Trang 8 Bảng 1-2: Những ưu nhược điểm của ra quyết định nhóm 14 Bảng 1-3: Thang đánh giá mức so sánh của phương pháp AHP 17 Bảng 1-4 : Chỉ số ngẫu nhiên RI 18 Bảng 1.5 Bảng so sánh giữa chi phí và chất lượng theo AHP 21 Bảng 1.6 Bảng so sánh những thuộc tính của chi phí theo AHP 21 Bảng 1.7 Bảng so sánh những thuộc tính của chất lượng theo AHP 21 Bảng 1.8 Bảng so sánh máy sản xuất trong thuộc tính chi phí mua theo AHP 21 Bảng 3.1 : Bảng đánh giá các chuyên gia theo các tiêu chí 39 Bảng 3.2 : Bảng đánh giá giữa các tiêu chí của chuyên gia 1 40 Bảng 3.3 : Bảng đánh giá giữa các tiêu chí của chuyên gia 2 40 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Tiến độ thanh của dự án xây dựng theo hệ thống thực hiện thiết kế - đấu thầu - thi công 4 Hình 1-2: Mức độ ảnh hưởng của ra quyết định ở các giai đoạn tới chất lượng và chi phí của công trình 7 Hình 1-3: Chi phí của công trình xây dựng 12 Hình 1.4: Sơ đồ cấu trúc cây ra quyết định. 16 Hình 1.5 Sơ sồ thứ bậc ra quyết định 21 Hình 3.1 : Quy trình đánh giá – chọn giải pháp 37 -ii-
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KHOA XÂY DỰNG & CHỨD Tp. HCM, ngày 25 tháng 12 năm 2013 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: XÁC ĐỊNH CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ - Mã số: T2013 -28 - Chủ nhiệm: Th.S NGUYỄN THANH TÚ - Cơ quan chủ trì: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Thời gian thực hiện: tháng 01/2013 đến tháng 12 năm 2013 2. Mục tiêu: - Xác định các tiêu chí đánh giá giải pháp thiết kế. - Xây dựng quy trình đánh giá – chọn lựa giải pháp. 3. Tính mới và sáng tạo: - Hiện nay, chủ trì thiết kế cũng như chủ đầu tư chọn lựa hay bắt bỏ giải pháp theo ý kiến cá nhân mà không xét đến nhiều phương án khác nhau cũng như đánh giá ở những tiêu chí cụ thể. Chính vì vậy, nghiên cứu xác định các tiêu chí để đánh giá sản phẩm thiết kế là rất cần thiết đối với chủ đầu tư lẫn người thiết kế. - Chọn lựa, đánh giá giải pháp trong xây dựng mang nhiều đặc điểm riêng: do tập thể quyết định trên các thuộc tính mờ. Hội đồng đánh giá thường có những xung đột nhau và có quan điểm khác nhau về tiêu chí đánh giá. Do vậy, nghiên cứu cũng đưa ra Quy trình đánh giá – chọn giải pháp thiết kế để giúp chọn lựa được phương án tối ưu. 4. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu đã thực hiện các vấn đề sau: - Xác định tầm quan trọng của công tác thiết kế. - Xác định các tiêu chí để đánh giá sản phẩm thiết kế cho công trình dân dụng dựa trên thuộc tính của sản phẩm thiết kế - Xây dựng Quy trình đánh giá – chọn lựa giải pháp dựa trên những đặc điểm của quá trình đánh giá giải pháp. 5. Sản phẩm: Báo cáo phân tích 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Kết quả nghiên cứu được đăng trên trang web Khoa xây dựng và Cơ học ứng dụng. Trưởng Đơn vị Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên, đóng dấu) (ký, họ và tên) Th.S Nguyễn Thanh Tú
- Đề tài NCKH cấp trường: Xác định các tiêu chí đánh giá giải pháp thiết kế MỞ ĐẦU 0.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài trong và ngoài nƣớc Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Các nghiên cứu nước ngoài không nhiều, chủ yếu đánh giá giải pháp dựa trên rất nhiều tiêu chí, các đánh giá không phù hợp thực tế ngành xây dựng Việt Nam. Tình hình nghiên cứu trong nước: Các công trình nghiên cứu trong nước vẩn chưa thành lập được được quy trình đánh giá chung, vẫn xem xét các tiêu chí đánh giá có tầm quan trọng như nhau, vẫn có sự ảnh hưởng các thành viên lẫn nhau, việc đánh giá chủ yếu là bắt bỏ hay ủng hộ giải pháp đã chọn trước. 0.2 Tính cấp thiết đề tài: Các công trình khi được hoàn thành sẽ đáp ứng mục tiêu nào đó cho hoạt động kinh tế, xã hội hoặc để nâng cao mức sống của người dân hoặc đơn thuần vì mục đích lợi nhuận. Khi xác định rõ sự cần thiêt phải đầu tư và các mục tiêu cần đạt được, các phương án đầu tư, các phương án thiết kế sơ bộ khác nhau sẽ được đánh giá, xem xét. Các phương án này có thể khác nhau về kiến trúc lẫn kết cấu, vật liệu sử dụng hoặc cả về công nghệ xây dựng Và một điều thật hiển nhiên, những thiết kế khác nhau sẽ dẫn đến chi phí xây dựng khác nhau và chất lượng cũng khác nhau. Trong toàn bộ dự án xây dựng, chi phí trong quá trình thi công chiếm rất lớn khoảng 90% giá thành công trình, trong khi chi phí cho quá trình thiết kế lại chiếm tỉ lệ nhỏ khoảng 2-3% toàn bộ giá thành công trình. Tuy nhiên việc thiết kế có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ chi phí. Thiết kế là nội dung quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng nên chất lượng sử dụng công trình, hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản, giá thành dự toán cũng như thời gian xây dựng được quyết định phần lớn bởi đồ án thiết kế. Đặc biệt trong giai đoạn xây dựng khó khăn hiện nay, các công trình xây dựng không nhiều, các nhà tư vấn thiết kế cần phải xác định các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến ý tưởng thiết kế để nâng cao được chất lượng hay giảm giá thành công trình. Với những tiêu chí này, chủ đầu tư lẫn chủ trì thiết kế có thể chọn lựa được giải pháp tốt nhất trong những giải pháp đã có. Điều này có ý nghĩa to lớn đến chủ đầu tư và chủ trì thiết kế. Người thực hiện: Nguyễn Thanh Tú - 1 -
- Đề tài NCKH cấp trường: Xác định các tiêu chí đánh giá giải pháp thiết kế 0.3 Mục tiêu đề tài - Xác định tầm quan trọng của việc đưa ra các ý tưởng giải pháp thiết kế. - Xác định các tiêu chí đánh giá giải pháp thiết kế. - Xây dựng quy trình ra quyết định nhóm để đánh giá, chọn lựa các giải pháp dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau do tập thể ra quyết định. 0.4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: chủ trì thiết kế. Phạm vi nghiên cứu: Tp Hồ Chí Minh. 0.5 Cách tiếp cập, phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề tài, các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu sau Cách tiếp cận: - Tìm những tài liệu có liên quan. - Xác định những đặc trưng của quá trình đánh giá, chọn lựa các giải pháp thiết kế xây dựng. - Xác định các phương pháp ra quyết định nhóm. Phương pháp tiếp cận: - Nghiên cứu dữ liệu sơ cấp. - Xác định các tiêu chí chính ảnh hưởng đánh giá các giải pháp thiết kế. - Xác lập quy trình đánh giá giải pháp. 0.6 Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu gồm những phần sau: Chương 1: Tổng quan 1.1 Khái niệm – Các giai đoạn trong quá trình dự án 1.2 Thiết kế xây dựng. 1.3 Các phương pháp ra quyết định nhóm. 1.4 Lý thuyết định lượng Analytic Hierachy Process (AHP). 1.5 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trước đây Chương 2: Tiêu chí đánh giá 2.1 Các thuộc tính sản phẩm thiết kế xây dựng. 2.2 Xác định các tiêu chí đánh giá thiết kế xây dựng. Người thực hiện: Nguyễn Thanh Tú - 2 -
- Đề tài NCKH cấp trường: Xác định các tiêu chí đánh giá giải pháp thiết kế Chương 3: Đánh giá - chọn lựa giải pháp. 3.1 Đặc trưng quá trình đánh giá sản phẩm thiết kế 3.2 Quy trình ra quyết định nhóm. 3.3 Trường hợp áp dụng Chương 4: Kết quả - Kiến nghị. Người thực hiện: Nguyễn Thanh Tú - 3 -
- Đề tài NCKH cấp trường: Xác định các tiêu chí đánh giá giải pháp thiết kế CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Khái niệm dự án- Các giai đoạn trong quá trình dự án. Theo Đỗ Thị Xuân Lan (2008), dự án là một nhóm các công việc được thực hiện theo một quy trình nhất định để đạt được một mục tiêu đề ra, có thời điểm bắt đầu và kết thúc được ấn định trước, và sử dụng tài nguyên có giới hạn. Dự án xây dựng là tập hợp những đề xuất hay công việc có liên quan đến việc bỏ vốn để cải tạo mới, mở rộng hay cải tạo những công trình xây dựng. Đặc điểm của một dự án xây dựng được đặc trưng bởi các yếu tố: quy mô, kinh phí và chất lượng có tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Theo Cao Hào Thi (2004), thông thường 1 dự án được hình thành qua các giai đoạn sau: - Khái niệm, ý tưởng và định nghĩa dự án. - Nghiên cứu tiền khả thi. - Nghiên cứu khả thi. - Thiết kế chi tiết. - Thực hiện dự án. Theo Perkins (2009) quá trình thực hiện của dự án xây dựng truyền thống thiết kế- đấu thầu- thi công gồm những giai đoạn sau: Hình thành ý tưởng Thiết kế sơ bộ chọn nhà thầu thi công Concept planning (preliminary design) (select contractor) thi công xây dựng select engineer thiết kế và giải phóng mặt bằng (construction) (final design & project clearce) Hình 1.1: Tiến độ thanh của dự án xây dựng theo hệ thống thực hiện thiết kế - đấu thầu - thi công (Nguồn Perkins, 2009) Việc hình thành dự án trải qua rất nhiều giai đoạn bởi vì chi phí cho việc xây dựng công trình là rất lớn, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan và cũng ảnh hưởng đến nhiều yếu tố xung quanh. Đồng thời, thời gian thực hiện xây dựng công trình thường kéo dài vài năm cũng như thời gian sử dụng công Người thực hiện: Nguyễn Thanh Tú - 4 -
- Đề tài NCKH cấp trường: Xác định các tiêu chí đánh giá giải pháp thiết kế trình là rất lớn, khoảng vài chục năm tùy thuộc vào cấp độ công trình. Vì vậy, ngay từ đầu, dự án cần phải được đánh giá, xem xét ở rất nhiều khía cạnh để phù hợp với những yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài trong tương lai. 1.2 Thiết kế xây dựng. 1.2.1. Khái niệm thiết kế: Theo Mc George (1998) thuật ngữ “thiết kế” chính là một quá trình lập lại với mỗi bước nhằm tăng mức độ thông tin, nhằm tăng khả năng ra quyết định, nhằm phối hợp tập hợp, xử lý, lưu trữ, chuyển giao thông tin cần thiết trong việc thực hiện có ý định hiệu quả. Bùi Ngọc Toàn (2008) cho rằng thiết kế là một hoạt động thuộc lĩnh vực đầu tư và xây dựng mô tả hình dáng kiến trúc, nội dung kỹ thuật và tính kinh tế của các công trình xây dựng tương lai thích ứng với năng lực sản xuất sản phẩm hay dịch vụ và công dụng đã định. Theo Bùi Mạnh Hùng (2010), thiết kế thuộc về giai đoạn thực hiện dự án ban đầu của công trình xây dựng bao gồm một số công việc chủ yếu như: lập và duyệt phương án thiết kế công trình; tổ chức quản lý công tác thiết kế Như vậy, thiết kế là quá trình chuyển đổi từ ý tưởng ban đầu thành những bản vẽ cụ thể, tùy theo từng giai đoạn thiết kế mà những bản vẽ này sẽ thể hiện được mức độ chính xác cũng như mức độ chi tiết. Quá trình này phải dựa trên những tính toán có căn cứ khoa học. Theo điều 53, Luật Xây dựng (2003), Thiết kế bao gồm các nội dung: - Phương án công nghệ. - Công năng sử dụng. - Phương án kiến trúc. - Tuổi thọ công trình. - Phương án kết cấu, kỹ thuật. - Phương án phòng chống cháy nổ. - Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu quả cao nhất. - Giải pháp bảo vệ môi trường. - Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng buớc thiết kế. Người thực hiện: Nguyễn Thanh Tú - 5 -
- Đề tài NCKH cấp trường: Xác định các tiêu chí đánh giá giải pháp thiết kế Như vậy thiết kế không đơn thuần chỉ là thiết kế về mặt kết cấu hay kiến trúc mà nó là cả một quá trình tổng quan bao gồm rất nhiều yếu tố. 1.2.2. Sản phẩm của quá trình thiết kế: ản phẩm của quá trình thiết kế chính là hệ thống các bản vẽ và thuyết minh, được lập trên cơ sở tính toán có căn cứ khoa học kỹ thuật cho việc xây dựng công trình như: các giải pháp, sơ đồ tính toán, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn về kinh tế Kinh tế Xây dựng- Nguyễn Công Thạnh, 2005). Có thể nói, quá trình thiết kế ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng, hiệu quả đầu tư của công trình. Thiết kế phải thể hiện được sự tổng hợp và kết hợp một cách hài hòa giữa dây chuyền công nghệ với kết cấu tổng thể công trình, các giải pháp kiến trúc và kết cấu, cũng như giải pháp kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán của nơi xây dựng công trình 1.2.3. Ý nghĩa công tác thiết kế: Thiết kế xây dựng là khâu quan trọng hàng đầu trong quá trình đầu tư xây dựng, nó có tác động rất lớn đến các giai đoạn của dự án, cũng là cơ sở quan trọng cho người quyết định đầu tư hay chủ đầu tư có quyết định đầu tư hay không. Theo Bùi Mạnh Hùng (2010), trong từng giai đoạn của dự án, công tác thiết kế có những ý nghĩa riêng: - Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư chất lượng thiết kế quyết định việc sử dụng vốn đầu tư tiết kiệm, hợp lý, kinh tế hay không, trình độ và năng lực sản xuất cao hay thấp. - Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, chất lượng công tác thiết kế có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình tốt hay chưa tốt cũng như điều kiện thi công thuận lợi hay khó khăn, thi công nhanh hay chậm, giá thành công trình hợp lý hay không - Giai đoạn kết thúc đầu tư, chất lượng thiết kế có vai trò chủ yếu quyết định việc khai thác, sử dụng công trình an toàn, thuận lợi hay nguy hiểm khó khăn, tuổi thọ công trình có đảm bảo yêu cầu đặt ra. Chính vì vậy, thiết kế xây dựng có thể nói rất khác biệt so với những thiết kế trong các lĩnh vực khác. Nó có những đặc thù riêng: Người thực hiện: Nguyễn Thanh Tú - 6 -
- Đề tài NCKH cấp trường: Xác định các tiêu chí đánh giá giải pháp thiết kế - Sản phẩm của quá trình thiết kế là đơn phẩm. Tức là thiết kế cho 1 công trình cụ thể, riêng biệt. Sản phẩm này khác nhau hoàn toàn từ kiểu dáng kiến trúc cho đến chi tiết kết cấu phụ thuộc vào vào vị trí địa lý, khí hậu, và bản thân người sử dụng, mục đích yêu cầu của từng công trình. - Sản phẩm thiết kế có giá trị rất lớn và sau khi thanh toán xong mới có thể nhìn thấy và sử dụng. - Thời gian sử dụng lâu dài nên người thiết kế cần thỏa mãn được những yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Thời gian tạo thành sản phẩm kể từ khi bắt đầu dự án đến khi hoàn thành phải qua nhiều giai đoạn trong thời gian dài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể vừa thiết kế vừa thi công. - Đánh giá chất lượng cũng rất khó khăn. Thiết kế xây dựng là linh hồn của công trình nói chung, nhưng những thay đổi nhỏ trong thiết kế xây dựng có thể ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ dự án như chi phí, chất lượng, hiệu quả dự án cũng như công năng sử dụng. Hình 1-2: Mức độ ảnh hưởng của ra quyết định ở các giai đoạn tới chất lượng và chi phí của công trình Nguồn: Bùi Trọng Cầu (2007) Như hình trên, chi phí cho quá trình thiết kế chiếm tỉ lệ nhỏ khoảng 2-3% toàn bộ giá thành công trình, trong khi chi phí trong quá trình thi công xây dựng chiếm rất lớn khoảng 90% toàn bộ chi phí xây dựng công trình. Tuy nhiên, việc thiết kế có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ chi phí. Có thể nói, thiết kế là nội dung quan trọng Người thực hiện: Nguyễn Thanh Tú - 7 -
- Đề tài NCKH cấp trường: Xác định các tiêu chí đánh giá giải pháp thiết kế trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng cho nên chất lượng sử dụng của công trình, hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng cơ bản, giá thành dự toán xây dựng cũng như thời gian xây dựng được quyết định phần lớn bởi đồ án thiết kế công trình (Nguồn: Nguyễn Công Thạnh -Kinh tế xây dựng). Thiết kế là khâu quyết định chủ yếu nhất về chất lượng, giá thành công trình và các mặt khác của hiệu quả kinh tế vốn đầu tư: giá thành sản phẩm, năng suất lao động, thời gian sử dụng . Có thể thấy rằng, trong giai đoạn nghiên cứu khả thi và lựa chọn giải pháp thiết kế, thiết kế ảnh hưởng rất lớn đến tổng chi phí và chất lượng công trình. 1.2.4. ác giai n của uá t nh thiết ế: Giai đoạn thiết kế là bước tiếp theo của giai đoạn lập dự án khả thi, tùy theo mức độ phức tạp mà quá trình thiết kế có thể trải qua ba, hai hay một giai đoạn. Theo Nghị định 12 2 9 NĐ-CP về uản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, tùy thuộc vào quy mô, tính chất mà giai đoạn chuẩn bị dự án trải qua những giai đoạn khác nhau. Có thể tóm tắt một cách tổng quát các giai đoạn thành lập dự án như sau: Bảng 1.1: Quá trình hình thành dự án. (trích bài giảng Kinh tế Xây dựng- T Đinh Công Tịnh) GĐ CHUẨN BỊ GĐ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ ĐẦU TƯ (Lập dự án) Báo cáo kinh tế-kỹ thuật (thiết kế 1 bước), thiết kế bản vẽ thi GĐ công, dự toán công trình (phê duyệt) KẾT THÚC Thiết kế bản vẽ thi công và Thiết Lập dự án Thực BÀN tổng dự toán (thẩm định và kế 2 đầu tư và hiện GIAO phê duyệt) bước Báo cáo thiết kế cơ thi ĐƯA đầu tư sở, tổng Thiết kế kỹ Thiết kế bản Thiết công VÀO (thẩm mức đầu tư thuật và tổng vẽ thi công và kế 3 công SỬ định) (thẩm định dự toán (thẩm dự toán (thẩm bước trình DỤNG và phê định và phê định và phê duyệt) duyệt) duyệt) HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG - Dự án cần Lập bá cá ầu tư xây dựng: chỉ áp dụng cho các dự án quan trọng cấp quốc gia, và phải trình Quốc hội xem xét. Nội dung của báo cáo bao gồm: Người thực hiện: Nguyễn Thanh Tú - 8 -
- Đề tài NCKH cấp trường: Xác định các tiêu chí đánh giá giải pháp thiết kế a) Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn; chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có; b) Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình thuộc dự án; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất; c) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, thông số kỹ thuật; hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng, chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng; d) Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư nếu có. - Công trình chỉ cần Lập báo cáo kinh tế kinh kỹ thuật cho những loại sau: a) Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo; b) Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Nội dung của báo cáo kinh tế kỹ thuật: bao gồm sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình; địa điểm xây dựng; quy mô, công suất; cấp công trình; nguồn kinh phí xây dựng công trình; thời hạn xây dựng; hiệu quả công trình; phòng, chống cháy, nổ; bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình. - Lập dự án ầu tư xây dựng công trình: Đối với những công trình không thuộc 2 nhóm trên. Nội dung lập dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở. a) Nội dung phần thuyết minh bao gồm: Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình thuộc dự án; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất; Các giải pháp thực hiện bao gồm: Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có, Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc ; Đánh giá Người thực hiện: Nguyễn Thanh Tú - 9 -
- Đề tài NCKH cấp trường: Xác định các tiêu chí đánh giá giải pháp thiết kế tác động môi trường, các giải pháp phòng cháy, chữa cháy và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng; Tổng mức đầu tư của dự án; b) Nội dung phần thiết kế cơ sở bao gồm: phần thuyết minh và bản vẽ: Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung: Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình; Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật; Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm: Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; ơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực. - Trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ thì chủ đầu tư xây dựng công trình không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình và báo cáo kinh tế - kỹ thuật mà chỉ cần lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, trừ những công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình. Như vậy, tùy theo quy mô và tính chất công trình, việc thiết kế sẽ được thực hiện theo 1 bước, 2 bước hoặc 3 bước như sau: Người thực hiện: Nguyễn Thanh Tú - 10 -
- Đề tài NCKH cấp trường: Xác định các tiêu chí đánh giá giải pháp thiết kế - Thiết kế 1 bước là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật. - Thiết kế 2 bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án. - Thiết kế 3 bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình phải lập dự án và có quy mô là cấp đặc biệt, cấp I và cấp II có kỹ thuật phức tạp do người quyết định đầu tư quyết định. Trong trường hợp công trình thực hiện thiết kế 2 hay 3 bước, thì bước tiếp theo phải phù hợp với các bước thiết kế trước đã được phê duyệt. Nhìn chung, hầu hết các công trình đều phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình. Trong phần báo cáo này phải trình bày được sơ bộ ý tưởng về kiến trúc và kết cấu hoặc đề xuất thi tuyển nếu cần. Có thể nói, ý tưởng luôn là quan trọng nhất, người quyết định đầu tư căn cứ vào những ý tưởng đó cùng với giải pháp để thực hiện để quyết định đầu tư hay không. 1.2.5. Chất lượng công trình xây dựng: Khái niệm chất lượng đã có từ lâu và luôn biến đổi cho phù hợp với thực tế. Chất lượng trong những ngành nghề, lĩnh vực khác nhau cũng rất khác nhau. Theo J.M.Juran (1970), chất lượng được coi là sự hài lòng của khách hàng (trích dẫn bởi Bùi Trọng Cầu, 2007). Chất lượng công trình trong xây dựng có thể được hiểu là sự thoả mãn của các bên có liên quan đến dự án hoặc là người sử dụng công trình, có thể là: chủ đầu tư, người mua, người cho vay vốn . ự hài lòng của những người liên quan cũng quyết định những đặc tính của công trình cũng như công trình phải đạt được những mục tiêu ban đầu đã đặc ra, mà những đặc tính này được thể hiện thông qua sản phẩm của quá trình thiết kế và những chỉ tiêu mà nó đạt được. Có thể lấy ví dụ: công trình sử dụng cho mục đích ở thì yêu cầu trong quá trình thiết kế phải phân chia khu vực chức năng phù hợp: chia thành từng khu vực gia đình riêng dẫn đến kết cấu cũng sẽ khác khi xây dựng công trình cho mục đích triễn lãm thì cần không gian rộng, vượt nhịp lớn. Người thực hiện: Nguyễn Thanh Tú - 11 -
- Đề tài NCKH cấp trường: Xác định các tiêu chí đánh giá giải pháp thiết kế Công trình xây dựng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ thiết kế (bao gồm thiết kế sơ bộ và giai đoạn thiết kế chi tiết) đến giai đoạn thi công và đưa vào sử dụng. Do đó, chất lượng công trình phụ thuộc chủ yếu vào từng giai đoạn dự án. Trong giai đoạn thi công, các nhà thầu thường chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn những chất lượng xây dựng đã quy định trong thiết kế và các tiêu chuẩn với chi phí thấp nhất. Chính vì vậy mà chất lượng thiết kế đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ dự án. Bên cạnh đó, sự quan tâm của các bên tham gia dự án ở các giai đoạn là khác nhau, tùy theo quan điểm lợi ích từng người. Chủ đầu tư thường muốn nâng cao các lợi ích mà công trình đem lại mà không làm tăng chi phí. Việc nâng cao chất lượng cho các công trình sẽ thường đòi hỏi phải tăng chi phí, cho nên chủ đầu tư sẽ quan tâm tới chất lượng công trình sẽ đảm bảo kinh tế, tức là tối ưu giữa chi phí cho cả dự án và chất lượng công trình khi đánh giá các giải pháp thiết kế. Tư vấn thiết kế thường luôn muốn công trình hoạt động tốt nhất tức là nâng chất lượng thiết kế cho công trình trong một chi phí hợp lý để làm tăng thêm uy tín của họ, do đó, tư vấn thiết kế có thể xem là người bạn đồng hành trong việc giám sát, kiểm tra chất lượng công trình trước khi đưa công trình vào sử dụng. 1.2.6. Chi phí xây dựng công trình: Chi phí xây dựng công trình là toàn bộ mọi chi phí cần thiết để thực hiện công trình như chi phí: thi công xây dựng, vận hành, bảo trì, quản lý .Trong mỗi giai đoạn khác nhau dự án, chi phí sử dụng cũng khác nhau và mức độ ảnh hưởng của nó lên chi phí trong giai đoạn còn lại là rất khác nhau: Hình 1-3: Chi phí của công trình xây dựng Nguồn: Phạm Hồng Luân – Bài giảng cao học QLDA NC Người thực hiện: Nguyễn Thanh Tú - 12 -
- Đề tài NCKH cấp trường: Xác định các tiêu chí đánh giá giải pháp thiết kế Có thể thấy rất rõ, chi phí thực hiện giai đoạn nghiên cứu khả thi, chọn lựa giải pháp là rất nhỏ trong toàn bộ chi phí bỏ ra, nhưng sự ảnh hưởng, tác động của nó lên toàn bộ chi phí là rất lớn bởi vì giai đoạn này quyết định tất cả cho toàn bộ dự án. Những thay đổi nhỏ trong giai đoạn này, có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình, phương án thi công, dây chuyền sản xuất, công nghệ, làm việc Ví dụ: sự thay đổi kết cấu chịu lực từ cột bê tông cốt thép sang vách, sẽ làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến thi công, tuy nhiên sẽ làm tăng khả năng chịu lực của công trình. Do đó, cần phải xem xét các phương án thật kỹ ở nhiều mặt khác nhau. Theo như hình 1-3, giai đoạn thi công sử dụng chi phí cho toàn bộ công trình là nhiều nhất, nhưng mức độ ảnh hưởng đến toàn bộ chi phí là ít nhất. Trong giai đoạn đầu của dự án, những chi phí cho từng quá trình cũng như toàn bộ dự án mang tính dự đoán, bởi quá trình thi công là rất dài, chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Những yếu tố chủ quan như: chọn công nghệ thi công lạc hậu, chậm trễ, những thiếu sót trong quá trình thiết kế, thi công, cũng như những thiếu sót trong quá trình dự đoán. Những yếu tố khách quan cần phải kể đến đầu tiên là giá trị đồng tiền theo thời gian, hay quá trình trượt giá của vật liệu, công nhân, những yếu tố bất thường của thiên nhiên như bão, lũ lụt ảnh hưởng đến quá trình thi công. Tùy theo từng giai đoạn của dự án, tùy theo mục đích lập dự toán chi phí, có nhiều loại dự toán khác nhau, mức độ chính xác cũng khác nhau. Như lập khái toán trong quá trình lập báo cáo tiền khả thi, do số liệu còn ít, cách tính đơn giản nên độ sai số là lớn. Còn trong giai đoạn thiết kế chi tiết, dự đoán chi phí chi phí thực hiện công trình gọi là dự toán, được lập dựa trên căn cứ những bản vẽ cụ thể, hay nói cách khác, dự toán này được thực hiện cho công trình đã có những bản vẽ chi tiết, đặc trưng rõ ràng với cách tính toán tỉ mĩ hơn, nên dự toán chính xác hơn. Tuy nhiên, tất cả không được vượt mức tổng đầu tư xây dựng công trình. Theo nghị định 12 2 9 NĐ-CP các loại chi phí của tổng mức đầu tư xây dựng công trình (chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng của công trình) bao gồm các loại chi phí: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và dự phòng phí. Người thực hiện: Nguyễn Thanh Tú - 13 -
- Đề tài NCKH cấp trường: Xác định các tiêu chí đánh giá giải pháp thiết kế Như vậy, trong giai đoạn nghiên cứu khả thi và đánh giá giải pháp thiết kế, chi phí xây dựng công trình mang tính chất ước lượng, sai số lớn. 1.3 Các phƣơng pháp ra quyết định nhóm. Trong thực tế hiện nay, quyết định một vấn đề nào đó thường dựa trên 1 tập thể. Việc đánh ra quyết định do tập thể này sẽ có những ưu nhược điểm sau (Lê Thế Giới và ctv, 2007): Bảng 1-2: Những ưu nhược điểm của ra quyết định nhóm: Ưu điểm Nhược điểm - Có thể sử dụng kinh nghiệm và sự - Đòi hỏi nhiều thời gian hơn. thông thạo của nhiều người. - Bị một ít người chi phối. - Có nhiều thông tin, dữ liệu, sự kiện - uan tâm đến mục tiêu cá nhân hơn - Vấn đề được xem xét từ nhiều khía là mục tiêu của nhóm. cạnh. - Các sức ép xã hội phải tuân thủ. - Các thành viên được thỏa mãn hơn. - Tư duy nhóm. - Sự chấp nhận và cam kết đối với quyết định cao hơn. Do đó, cần phải chọn lựa những người đánh giá, ra quyết định một cách có chọn lọc, thông thường dựa trên những tiêu chí sau: - Có tinh thần hợp tác, dân chủ, tôn trọng những quyết định khác, không có thái độ áp đảo gây ảnh hưởng đến những người khác. - Có trách nhiệm, trung thực. - Có trình độ chuyên môn cao, có liên quan đến nội dung cần đánh giá, có kinh nghiệm và kiến thức nhất định về công trình xây dựng. - Không có quyền lợi các nhân hay cộng đồng liên quan đến vấn đề. - Nhiệt tình tham gia vào quá trình ra quyết định. Trong thành phần nhóm, phải luôn có trưởng nhóm để lãnh đạo, điều khiển nhóm trong quá trình ra quyết định. Người trưởng nhóm cần phải có các phẩm chất như: có khả năng tổ chức và chỉ đạo các hoạt động nhóm; có khả năng quản lý các thủ tục và tiến trình đánh giá các giải pháp; có khả năng xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ và tốt đẹp giữa những người ra quyết định. Người thực hiện: Nguyễn Thanh Tú - 14 -
- Đề tài NCKH cấp trường: Xác định các tiêu chí đánh giá giải pháp thiết kế Sau khi chọn lựa được các thành viên, cần phải chọn lựa phương pháp ra quyết định nhóm. Hiện nay có rất nhiều cách phương pháp để ra quyết định nhóm như: phương pháp bầu cử, phương pháp bỏ phiếu, phương pháp thảo luận trực tiếp, phương pháp Norminal, phương pháp Dephi . Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm khác nhau và thích hợp cho những trường hợp khác nhau. - Phương pháp bầu cử và bỏ phiếu rất phổ biến. Phương pháp bầu cử thường áp dụng cho tất cả thành viên của một cộng đồng, ngược lại, phương pháp bỏ phiếu thường được áp dụng cho 1 nhóm người đã được chọn lựa trước trong cộng đồng. - Phương pháp thảo luận trực tiếp: ở phương pháp này, các thành viên đã được lựa chọn trước sẽ thảo luận trực tiếp để làm rõ vấn đề cần giải quyết, sau đó bỏ phiếu kín, kết quả thường là theo đa số. - Phương pháp Norminal Group: đây là một phương pháp khác của phương pháp thảo luận trực tiếp. Đặc trưng của phương pháp này là các thành viên sẽ ghi ra ý tưởng của mình trước rồi mới thảo luận trực tiếp vấn đề, biểu quyết bằng cách bỏ phiếu kín. - Phương pháp Delphi: đây là phương pháp tỉ mỉ, tốn thời gian nhưng đạt kết quả tốt. Phương pháp này thực hiện tương tự như phương pháp Norminal Group, tuy nhiên đặc điểm của phương pháp này là các thành viên sẽ hoạt động độc lập, không trực tiếp thảo luận cũng như không biết những thông tin nhau. Những thông tin, ý kiến của mỗi người sẽ được tập hợp và gửi đến các thành viên còn lại, sau đó những thành viên lại tiếp tục cho ý kiến. uá trình được lập lại cho đến khi ý kiến của những thành viên bắt đầu hội tụ. Tuy nhiên, cũng như phương pháp Norminal, phương pháp này không đòi hỏi lúc nào kết quả cũng phải hội tụ, nếu kết quả không hội tụ có thể lấy trị số bình quân của kết quả thu được sau khi đã loại bỏ những sai số thô. Như Norminal Group, Delphi có thể sử dụng để nhận biết vấn đề, xem xét và lựa chọn. (Lê Thế Giới và ctv, 2 7). Ưu điểm của phương pháp này là tránh được quan hệ tương tác trong nhóm hay sự ảnh hưởng của các cá nhân đặc biệt trong cùng một phòng, mà Norminal không hoàn toàn tránh được. Với kỹ thuật này, những người tham gia có thể cách nhau hành trăm dặm. Người thực hiện: Nguyễn Thanh Tú - 15 -
- S K L 0 0 2 1 5 4