Báo cáo Vấn đề giảng dạy, học tập các môn khoa học Lý luận chính trị ở trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM – Thực trạng và giải pháp (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Vấn đề giảng dạy, học tập các môn khoa học Lý luận chính trị ở trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM – Thực trạng và giải pháp (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_van_de_giang_day_hoc_tap_cac_mon_khoa_hoc_ly_luan_ch.pdf

Nội dung text: Báo cáo Vấn đề giảng dạy, học tập các môn khoa học Lý luận chính trị ở trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM – Thực trạng và giải pháp (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG VẤN ÐỀ GIẢNG DẠY, HỌC TẬP CÁC MÔN KHOA HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNHS K C 0 0 3 9 5 9 PHỐ HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MÃ SỐ: T2015-80TÐ S KC 0 0 5 3 3 1 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03/2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY, HỌC TẬP CÁC MÔN KHOA HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Mã số: T2015-80TĐ Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. ĐOÀN ĐỨC HIẾU Tp. HCM, tháng 03/2016
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY, HỌC TẬP CÁC MÔN KHOA HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Mã số: T2015-80TĐ Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. ĐOÀN ĐỨC HIẾU Thành viên đề tài: ThS. PHÙNG THẾ ANH ThS. NGUYỄN THỊ PHƯỢNG ThS. TRẦN NGỌC CHUNG Tp. HCM, tháng 03/2016
  4. DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI 1. ThS. PHÙNG THẾ ANH – Phó trƣởng khoa Lý luận chính trị,trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp.HCM. 2. ThS. TRẦN NGỌC CHUNG – Trƣởng Bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, khoa Lý luận chính trị, trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp.HCM. 3. ThS. NGUYỄN THỊ PHƢỢNG – Trƣởng Bộ môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, khoa Lý luận chính trị, trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp.HCM.
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TIẾP CẬN LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC MÔN KHOA HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 10 1.1. Những vấn đề chung về nội dung và phƣơng pháp dạy học lý luận chính trị ở đại học 10 1.2. Tính tất yếu của việc đổi mới nội dung và phƣơng pháp dạy học các môn lý luận chính trị 17 1.3. Một số định hƣớng của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học các môn lý luận chính trị ở trƣờng đại học 20 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CÁC MÔN KHOA HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 24 2.1. Về nội dung chƣơng trình, giáo trình 24 2.2. Về phƣơng pháp giảng dạy và tổ chức lớp học 29 2.3. Về kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập của học sinh 31 2.4. Về đội ngũ giảng viên 36 2.5. Về đối tƣợng sinh viên 37 2.6. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy – học 40 2.7. Về công tác quản lý, chỉ đạo 41 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 42 3.1. Nhóm giải pháp từ phía nhà trƣờng và các tổ chức đoàn, hội 42 3.2. Tiếp tục đổi mới nội dung chƣơng trình, giáo trình các môn lý luận chính trị 45 3.3. Về đội ngũ giảng viên 46 3.4. Về cải tiến phƣơng pháp giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị 47 3.5. Về ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phƣơng pháp dạy học các môn lý luận chính trị 50 3.6. Về vấn đề tự học của sinh viên 54 KẾT LUẬN 56 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG ĐỀ TÀI 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Chƣơng 1: Sơ đồ 1.1. Cấu trúc của PPDH 15 Chƣơng 2: Biểu đồ 2.1: Nội dung các môn LLCT là hấp dẫn 25 Biểu đồ 2.2: Khối lƣợng kiến thức của các môn LLCT 25 Biểu đồ 2.3: Tài liệu tham khảo các môn LLCT 28 Biểu đồ 2.4: Hoạt động dạy/học đa dạng 31 Biểu đồ 2.5: Các môn LLCT đƣợc giảng dạy hấp dẫn 31 Biểu đồ 2.6: Thi bằng hình thức tiểu luận là phù hợp với SV 33 Biểu 2.7: GV đánh giá kết quả khách quan, công bằng 34 Biểu đồ 2.8: Liên hệ các kiến thức của các môn LLCT với các vấn đề của cuộc sống 35 Biểu 2.9: Khả năng tƣ duy khi học tập các môn LLCT 35 Biểu 2.10: Kiến thức từ các môn LLCT giúp SV trở thành một công dân tốt 36 Biểu 2.11: Khoa đào tạo đƣợc khảo sát 38 Biểu 2.12: Thống kê niên khóa SV đƣợc khảo sát 39 Biểu 2.13: Tự nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các môn LLCT 39 Biểu 2.14: SV đƣợc cung cấp đề cƣơng môn học 40
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ CNTT Công nghệ thông tin ĐHSPKT Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật GV Giảng viên LLCT Lý luận chính trị PPDH Phƣơng pháp dạy học SV Sinh viên THDVBC Triết học duy vật biện chứng
  8. BM 08TĐ. Thông tin kết quả nghiên cứu TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN VỊ: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Tp. HCM, Ngày 09 tháng 03 năm 2016 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Vấn đề giảng dạy, học tập các môn khoa học Lý luận chính trị ở trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM – Thực trạng và giải pháp. - Mã số: T2015 – 80TĐ - Chủ nhiệm: PGS.TS Đoàn Đức Hiếu - Cơ quan chủ trì: Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp.HCM - Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ 10/03/1015 đến 10/03/2016) 2. Mục tiêu: Trên cơ sở quan điểm đổi mới các môn khoa học lý luận chính trị của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trƣờng, đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc giảng dạy các môn lý luận chính trị, đảm bảo cho sinh viên học tập tốt các môn học lý luận chính trị theo hƣớng tiếp cận CDIO của chƣơng trình đào tạo 150 tín chỉ của Nhà trƣờng. 3. Tính mới và sáng tạo: - Đề tài này là một trong những công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu về vấn đề giảng dạy, học tập các môn khoa học Lý luận chính trị hiện nay – thực trạng và giải pháp ở các trƣờng đại học, cao đẳng nói chung, ở trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp.HCM nói riêng. - Đề tài này là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu khái quát về thực tiễn giảng dạy các môn khoa học Lý luận chính trị ở quy mô cấp trƣờng trọng điểm.
  9. - Đề tài này là một trong những công trình đầu tiên nhằm cung cấp lý luận và định hƣớng cho giảng viên một cách toàn diện với thực tiễn đào tạo ở trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp.HCM. 4. Kết quả nghiên cứu: - Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề đổi mới nội dung và phƣơng pháp giảng dạy các môn khoa học Lý luận chính trị hiện nay. - Điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng học tập các môn khoa học Lý luận chính trị hiện nay ở trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp.HCM. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy các môn khoa học Lý luận chính trị ở trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp.HCM 5. Sản phẩm: - 1 bài báo đăng tạp chí trong nƣớc - 1 báo cáo phân tích - 1 bản kiến nghị 6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: - Hiệu quả: Góp phần đổi mới nội dung và phƣơng pháp giảng dạy các môn khoa học Lý luận chính trị theo chƣơng trình mới 150 tín chỉ theo hƣớng tiếp cận CDIO ở trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp.HCM. Nâng cao chất lƣợng giảng dạy cho giảng viên của khoa Lý luận chính trị. Tài liệu tham khảo cho khoa Lý luận chính trị - Phương thức chuyển giao kết quả và khả năng áp dụng: Công trình sau khi hoàn thành sẽ chuyển giao cho thƣ viện trƣờng và khoa Lý luận chính trị. Trƣởng Đơn vị Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên) (ký, họ và tên)
  10. BM 09TĐ. Thông tin kết quả nghiên cứu bằng tiếng Anh INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: - Project title: The problem of teaching and learning Sciences of Political and Ideology at the HCMC University of Technology and Education - Realities and Solutions - Code number: T2015 – 80TĐ - Coordinator: Prof. Dr. Doan Duc Hieu - Implementing institution: HCMC University of Technology and Education - Duration: 12 months (from 10/03/2015 to 10/03/2016) 2. Objective(s): Based on the innovation thinking of the Ministry of Education and Training about Sciences of Political and Ideology and the trend of HCMC University of Technology and Education’s 150 credits progarams of CDIO approaching, our project intend to not only build a source for theoretical and practical teaching but also for ensuring students can study well the Sciences of Political and Ideology. 3. Creativeness and innovativeness: - In general, this project is one of the first works focus on researching the problems of teaching and learning of Sciences of Political and Ideology present- day - realities and solutions at universities - colleges, especially at HCMC University of Technology and Education. - This project is one of the first research to concentrate on the realities of teaching the Sciences of Political and Ideology at HCMC University of Technology and Education. - In general, this topic is one of the first works to provide ideas and orientation for the lecturers of the realities at HCMC University of Technology and Education.
  11. 4. Research results: - Clarifying the theoretical basis of innovative content issues and methods of Sciences of Political and Ideology. - Investigate, analyze and assess the realistic of Sciences of Political and Ideology at HCMC University of Technology and Education. - Propose solutions to improve the quality of teaching the Sciences of Political and Ideology at HCMC University of Technology and Education. 5. Products: - 1 article published in domestic journals - 1 report analysis - 1 request 6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability: - Effects: • Contributing to innovative content and methods of Sciences of Political and Ideology teaching under the new program of 150 credits according to CDIO approach at HCMC University of Technology and Education. • Improving the quality of teaching for teachers of Sciences of Political and Ideology. • References to the Political and Ideology Faculty. - Transfer alternatives of reserach results and applicability • This project will be delivered to the library and the Political and Ideology Faculty.
  12. MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Các môn học thuộc khoa học lý luận chính trị bao gồm 3 môn học cơ bản: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và Đƣờng lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là 03 môn học mới bắt đầu đƣa vào giảng dạy từ năm 2008 theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18-9-2008 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chƣơng trình, giáo trình các môn lý luận chính trị dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Vì là chƣơng trình giảng dạy với những môn học mới và thời gian thực hiện giảng dạy chƣa đầy 08 năm nên hầu nhƣ chƣa có các công trình nghiên cứu khoa học nào chủ ý nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện về vấn đề giảng dạy, học tập các môn khoa học lý luận chính trị - thực trạng và giải pháp ở các trƣờng đại học, cao đẳng nói chung, ở trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh nói riêng. - Tiếp cận từ góc độ lý luận và thực tiễn, từ năm 2008 đến nay, khoa Lý luận chính trị đã tổ chức một số hội thảo khoa học để bàn đến vấn đề trên. Tuy nhiên, kết quả mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá mang tính cá biệt, chƣa trở thành hệ thống, chƣa đủ chiều sâu về lý luận, chƣa có một công trình nghiên cứu ở cấp độ cấp trƣờng trọng điểm. - Trên bình diện chung, một số công trình nghiên cứu trong nƣớc đƣợc xuất bản cũng chỉ đề cập từ góc độ “hƣớng dẫn học tập” các môn học cho sinh viên, mang tính chất định hƣớng chung, chƣa gắn với thực tiễn học tập và giảng dạy của Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp.HCM hiện nay. Khảo sát bƣớc đầu về thực tiễn dạy, học các môn học Lý luận chính trị hiện nay đã bộc lộ những hạn chế nhất định trong nhận thức, xác định phƣơng pháp và biện pháp giảng dạy cũng nhƣ chất lƣợng lĩnh hội nội dung tri thức này của sinh viên. Vì vậy, việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên là vấn đề hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lí do trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học ở trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật thành phố 1
  13. Hồ Chí Minh, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Vấn đề giảng dạy, học tập các môn khoa học lý luận chính trị ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp”. 2.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát một số công trình nghiên cứu ngoài nƣớc Trên bình diện thế giới, cho đến nay, vấn đề phƣơng pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin chủ yếu đƣợc tìm thấy trong các công trình nghiên cứu của các nhà sƣ phạm thuộc Liên Xô trƣớc đây, nổi bật trong số đó là N.P. A-nan-tren-cô, E.I. Va-si-na, V.M. I-gôn-ki-nƣi, A.I. I-va-no-vƣi, Thông qua các bản dịch của các nhà khoa học trong nƣớc, chúng ta thấy việc nghiên cứu về PPDH các môn Lý luận chính trị chỉ dừng lại ở khái quát sơ bộ về kinh nghiệm giảng dạy và thông qua các diễn đàn trao đổi ý kiến về phƣơng pháp giảng dạy các môn thuộc chủ nghĩa Mác-Lênin. Những kinh nghiệm ấy đƣợc tập hợp lại trong “Tài liệu tham khảo cho giảng viên Lí luận Mác-Lênin” (gồm 3 tập, Nxb. Sách giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội, 1980). Những tài liệu này tập trung nhấn mạnh đến những nội dung sau đây : - Khái quát những đặc thù tri thức của các môn khoa học Mác-Lênin. Có thể nói trong vấn đề này, đã có những kết quả rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho những nghiên cứu tiếp theo về PPDH. Bởi vì, nói theo V.I.Lênin, PPDH là sự biểu hiện bên ngoài của nội dung tri thức, không có PPDH nào tách rời với nội dung tri thức của môn học mà nó phản ánh. Do đó, những kết quả nghiên cứu về đặc thù tri thức càng đạt đƣợc nhiều thành tựu bao nhiêu thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi bấy nhiêu cho công tác đi sâu vào PPDH bộ môn. Kết quả nghiên cứu về đặc thù tri thức của các tác giả kể trên có thể khái quát ở các luận điểm sau đây: + Tri thức của các môn khoa học Mác – Lênin có tính khái quát hóa và trừu tượng hóa rất cao. Các tác giả trên đây cho rằng nguyên nhân là do nội dung của các bài giảng là những nguyên lý có tính chất chung nhất với hệ thống các nguyên lý, quy luật, phạm trù, khái niệm phản ánh sự vận động và phát triển của thế giới vật chất; của phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa; của quá trình 2
  14. vận động từ xã hội TBCN lên xã hội CSCN thông qua cuộc cách mạng vô sản. Trong đó, những nguyên lý, quy luật của THDVBC là mang tính khái quát và trừu tƣợng hơn cả do đối tƣợng phản ánh là các quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới vật chất. + Thông qua những công trình nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu còn cho rằng tri thức của các môn khoa học này còn có tính định hƣớng chính trị sâu sắc, tính hệ thống hết sức chặt chẽ và tính thực tiễn rất phong phú. Những nét đặc thù này xuất phát từ chính chức năng và nhiệm vụ của bộ môn. Nội dung môn học là sự tập hợp những vấn đề lí luận đóng vai trò là nền tảng tƣ tƣởng của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Tính hệ thống đƣợc thể hiện qua nội dung các vấn đề cốt yếu từ việc lí giải sự vận động và phát triển của thế giới vật chất nói chung đến việc chỉ ra những quy luật cơ bản của sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội loài ngƣời. Trên cơ sở đó, môn học đi sâu phân tích bản chất của phƣơng thức sản sản xuất TBCN với những giá trị và hạn chế lịch sử của nó; luận giải những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và phƣơng cách để tiến hành cuộc cách mạng XHCN đi đến thắng lợi hoàn toàn. 1.2. Khái quát một số công trình nghiên cứu trong nƣớc Về phƣơng pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin có thể tìm thấy thông qua những công trình nghiên cứu cơ bản sau đây: - Phùng Văn Bộ (2001), Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu Triết học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. - Bộ Giáo dục và đào tạo (2002), Kỷ yếu hội thảo khoa học về đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập môn Triết học Mác-Lênin trong các trường Đại học toàn quốc (tổ chức tại trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam, TP. Hải Phòng ngày 28-29/11/2002). - Lƣơng Gia Ban (2002), Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới nội dung chương trình các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3
  15. - Lƣơng Minh Cừ - Lê Xuân Nam - Lê Thanh Sinh - Nguyễn Thanh - Hoàng Trung (Đồng chủ biên) (2002), Một số ý kiến trao đổi về phương pháp giảng dạy các môn khoa học lý luận Mác-Lênin ở đại học và cao đẳng, Nxb. TP.Hồ Chí Minh. - Nguyễn Tấn Hùng (2002), Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn triết học Mác-Lênin, Tạp chí Lý luận chính trị (số 6), tr.77-80. - Nguyễn Thanh Tuấn (2003), Đổi mới nội dung, phương pháp công tác lý luận, Tạp chí Triết học số 5 (144), tr.11-15. - Nguyễn Khoa Điềm (2004), Nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị trong tình hình mới, Tạp chí Thông tin Công tác tƣ tƣởng lý luận, (số 1). - Hoàng Thúc Lân (2004), Giảng dạy triết học Mác-Lênin với việc nâng cao năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên các trường đại học, Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia HCM, Hà Nội. - Nguyễn Duy Bắc (2004), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy và học môn Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường Đại học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Vũ Ngọc Am (2004), Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy lý luận chính trị, Nxb. chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Đào Đức Doãn, Trần Đăng Sinh (2005), Triết học – những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb. Đại học Sƣ phạm, Hà Nội. Các tài liệu kể trên tập hợp những bài viết bàn về những vấn đề chung của phƣơng pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đề cập đến những những yếu tố cơ bản trong quá trình tổ chức các hoạt động giảng dạy cho từng môn khoa học. Đó thực sự là những cố gắng lớn của các nhà khoa học trong việc tổng kết những thành tựu về mặt thực tiễn để đề xuất những nét cơ bản, đặc trƣng về phƣơng pháp giảng dạy các môn khoa học này. Trên cơ sở đó, các tác giả cũng mạnh dạn đề xuất những yêu cầu đối với giảng viên, ngƣời học về các định hƣớng lớn trong quá trình tổ chức giảng dạy trên lớp. 4
  16. Những công trình khoa học thuộc lĩnh vực trên chƣa đi sâu nghiên cứu quá trình đổi mới nội dung và phƣơng pháp, gắn với hệ thống nguyên lý, quy luật trong các môn khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Các tác giả trong nhóm nghiên cứu đề tài này cũng đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài: - Đoàn Đức Hiếu (2002), Một số vấn đề về đổi mới phương pháp giảng dạy triết học, (Kỷ yếu Hội thảo khoa học về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và học tập môn Triết học Mác- Lênin trong các trƣờng Đại học toàn quốc, của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Hải Phòng, 2002). - Đoàn Đức Hiếu (2007), Giảng dạy môn Triết học Mác- Lênin theo tinh thần đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 3, 2007, tr. 15- 21. - Phạm Văn Sinh, GS.TS. Phạm Quang Phan (Đồng chủ biên), PGS.TS. Đoàn Đức Hiếu và các tác giả (2009, tái bản 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 491 tr.), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, Nxb. Chính trị Quốc gia, HN. - Vũ Đình Bảy, Nguyễn Xuân Khoát, Đặng Xuân Điều (Đồng chủ biên), Đoàn Đức Hiếu và các tác giả( 2012, 326 tr), Hướng dẫn ôn tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, Nxb. Chính trị Quốc gia, HN. -Phạm Văn Sinh (chủ biên), GS.TS. Phạm Quang Phan, PGS.TS. Đoàn Đức Hiếu và các tác giả (2013, 696 tr), Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, Nxb. Chính trị Quốc gia, HN. - GS.TS. Hồ Sỹ Quý, PGS.TS. Phạm Văn Đức (Đồng chủ biên), PGS. TSKH. Lƣơng Đình Hải, PGS.TS. Đoàn Đức Hiếu, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng( 2015, 227 tr), Giáo trình Triết học (Dùng cho trình độ đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ khối ngành khoa học tự nhiên và công nghệ), Nxb. Chính trị Quốc gia, HN. - PGS.TS. Đoàn Đức Hiếu, ThS. Phùng Thế Anh (2015), Đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học chính trị, số 6, tr. 62- 66. 5
  17. - Phùng Thế Anh (2015), Giảng dạy và học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam theo hướng tiếp cận CDIO ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM – Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học giáo dục kỹ thuật, số 31. - Nguyễn Đình Cả, Phùng Thế Anh, Nguyễn Vinh Thắng (2012): Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng. - Trần Ngọc Chung (2013), Ứng dụng mô hình thi Olympic các môn khoa học Mác -Lênin trong việc giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng. - Nguyễn Thị Phƣợng (2013), Vấn đề tự học môn tư tưởng Hồ Chí Minh của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng. - Nguyễn Thị Phƣợng (2014), Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền quốc gia với việc giáo dục ý thức của sinh viên về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng. - Phùng Thế Anh (2014), Giảng dạy và học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam theo hướng tiếp cận CDIO ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM – Thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc đã khái quát những nghiên cứu từ bình diện lý luận và phƣơng pháp luận, mang tính chung, tính phổ biến trên phạm vi toàn quốc. Một số công trình nghiên cứu của nhóm tác giả đề tài đã cố gắng đi vào nghiên cứu những vấn đề định hƣớng về nội dung và phƣơng pháp theo quy định chƣơng trình, giáo trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tất cả những nghiên cứu trên là những tiền đề rất có ý nghĩa về lý luận, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp để nhóm nghiên cứu đi sâu vào thực tiễn cụ thể của giáo dục nhà trƣờng hiện nay, với nội dung: “Vấn đề giảng dạy, học tập 6
  18. các môn khoa học lý luận chính trị ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp”. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở quan điểm đổi mới các môn khoa học lý luận chính trị của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trƣờng, đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc giảng dạy các môn lý luận chính trị, đảm bảo cho sinh viên học tập tốt các môn học lý luận chính trị theo hƣớng tiếp cận CDIO của chƣơng trình đào tạo 150 tín chỉ của Nhà trƣờng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nhằm thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Khái quát lý luận về đổi mới nội dung và phƣơng pháp giảng dạy các môn khoa học lý luận chính trị. - Làm rõ thực trạng vấn đề giảng dạy, học tập các môn khoa học lý luận chính trị ở trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp.HCM. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy, học tập các môn khoa học lý luận chính trị ở trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp.HCM. 4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên sơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời tiếp cận lý luận về nội dung và phƣơng pháp giảng dạy các môn khoa học lý luận chính trị để nghiên cứu nội dung. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: sử dụng các phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa, lịch sử và logic, so sánh và đối chiếu để đánh giá các tài liệu nhằm khái quát những kết quả nghiên cứu về mặt lí luận có liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài. 7
  19. - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: gồm các phƣơng pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn các chuyên gia nhằm tìm hiểu thực trạng giảng dạy các nguyên lý, quy luật của khoa học lý luận ở trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp.HCM hiện nay. Trên cơ sở đó đề tài sử dụng phƣơng pháp thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp xã hội học, nhất là phƣơng pháp thống kê để xử lí các số liệu thu thập đƣợc trong quá trình điều tra thực trạng. 5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5.1. Đối tƣợng nghiên cứu: - Tiếp cận các công trình nghiên cứu của vấn đề đổi mới nội dung và phƣơng pháp giảng dạy các môn khoa học lý luận chính trị hiện nay. -Nghiên cứu thực trạng giảng dạy và học tập các môn khoa học lý luận chính trị hiện nay ở trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp.HCM. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy các môn khoa học lý luận chính trị ở trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp.HCM. 5.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài đƣợc giới hạn trong việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao chất lƣợng giảng dạy và học tập các môn khoa học lý luận chính trị theo hƣớng tiếp cận CDIO của chƣơng trình đào tạo 150 tín chỉ ở trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp.HCM. 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đề tài nghiên cứu có những đóng góp sau đây: - Khái quát vấn đề lý luận về nội dung, phƣơng pháp giảng dạy các môn khoa học lý luận chính trị. - Phân tích đƣợc thực trạng giảng dạy và học tập, đề xuất đƣợc một số giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy, học tập lý luận chính trị ở trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp.HCM. - Làm tài liệu tham khảo cho những ngƣời quan tâm đến vấn đề trên. - Sản phẩm của đề tài là các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến nội dung đề tài. 8
  20. 7.KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài gồm có 3 chƣơng với 16 tiết, phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. 9
  21. CHƢƠNG 1 TIẾP CẬN LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC MÔN KHOA HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 1.1. Những vấn đề chung về nội dung và phƣơng pháp dạy học lý luận chính trị ở đại học Thuật ngữ“nội dung” trong tiếng Anh là “contents”, trong tiếng Pháp là “contenu”. Thuật ngữ “phƣơng pháp” trong tiếng Anh là “method”, trong tiếng Pháp là “methode”. Thuật ngữ “ phƣơng pháp” trong tiếng Hi lạp: “Methodos”, có nghĩa là con đƣờng, cách thức vận động của một sự vật, hiện tƣợng. Nội dung dạy học là tập hợp tất cả các mặt, các yếu tố, các quá trình của hệ thống tri thức lý luận khoa học trong một lĩnh vực khoa học nhất định. Nội dung dạy học của khoa học lý luận chính trị là là tập hợp tất cả các yếu tố, các mặt, các quá trình trong lĩnh vực tri thức khoa học lý luận chính trị theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở bậc đại học. Trong bất kỳ một đối tƣợng khoa học nào, thì vấn đề nội dung dạy học tất yếu tồn tại trong mối quan hệ thống nhất với phƣơng pháp dạy học. Vấn đề phƣơng pháp đƣợc đề cập sớm và khá nhiều trong triết học, trong đó có hƣớng tiếp cận của nhà Triết học Đức, G.V.Ph.Heghen (1770 - 1831) và nhà Triết học duy vật biện chứng, ngƣời sáng lập chủ nghĩa Mác,C.Mác (1818 - 1883). Cả hai hƣớng tiếp cận này đều rất có ý nghĩa cho việc lựa chọn và sử dụng phƣơng pháp, phƣơng tiện trong dạy học. Theo G.V.Ph. Hêghen,lý luận đƣợc tóm tắt trong phƣơng pháp, phƣơng pháp là hình thức vận động của nội dung sự vật. Mỗi sự vật đều có bản chất của nó và đƣợc thể hiện qua những hình thức nhất định, hình thức không bao giờ tồn tại tách rời nội dung và đồng thời nội dung cũng không tồn tại tách rời hình thức vận động của nó. Mỗi sự vật trong quá trình tồn tại đều gắn với một hình thức vận động đặc trƣng. Vận dụng cách tiếp cận về phƣơng pháp của Hêghen vào 10
  22. S K L 0 0 2 1 5 4