Báo cáo Ứng dụng Multimedia mô phỏng các hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel (Phần 1)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Ứng dụng Multimedia mô phỏng các hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_ung_dung_multimedia_mo_phong_cac_he_thong_nhien_lieu.pdf
Nội dung text: Báo cáo Ứng dụng Multimedia mô phỏng các hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel (Phần 1)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ỨNG DỤNG MULTIMEDIA MÔ PHỎNG CÁC HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU TRONGS K C 0 0 3 9 5 9 ÐỘNG CƠ DIESEL MÃ SỐ: T2013-70 S KC 0 0 5 4 3 7 Tp. Hồ Chí Minh, 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG ỨNG DỤNG MULTIMEDIA MÔ PHỎNG CÁC HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU TRONG ĐỘNG CƠ DIESEL Mã số: T2013-70 Chủ nhiệm đề tài: KS -ĐINH TẤN NGỌC TP. HCM, Tháng 11 Năm 2013
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG ỨNG DỤNG MULTIMEDIA MÔ PHỎNG CÁC HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU TRONG ĐỘNG CƠ DIESEL Mã số: T2013-70 Chủ nhiệm đề tài:KS - ĐINH TẤN NGỌC TP. HCM, Tháng 11 Năm 2013
- ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 3 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lãnh vực đề tài trong và ngoài nước 3 1.2. Tính cấp thiết 3 1.3. Mục tiêu. 3 1.4. Cách tiếp cận. 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu. 3 1.6. Phạm vi nghiên cứu. 3 1.7. Nội dung nghiên cứu 3 CHƯƠNG 2: MULTIMEDIA 4 2.1. Tổng quan về Multimedia 4 2.2. Multimedia (Đa phương tiện) 4 2.3. Giới thiệu tổng quan về phần mềm Flash 4 2.4. Sử dụng phần mềm Flash 8 4 2.4.1.Tạo một hoạt hình đơn giản bằng cách đưa các hình ảnh bên ngoài vào các 5 2.4.2. Tạo một chuyển động thẳng đơn giản 6 2.4.3. Chuyển động theo đường dẫn. 7 2.4.4. Biến hình. 8 2.4.5. Lớp mặt nạ. 9 2.4.6. Tạo nút điều khiển 10 2.4.7. Đối tượng Movie clip 11 2.5. Xuất bản file flash. 13 2.6. Xây dựng chương trình 14 CHƯƠNG 3: ĐỘNG CƠ DIESEL, HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU VÀ CÁC HỆ THỐNG PHỤ 16 3.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ Diesel 16 3.1.1. Động cơ Diesel 4 kỳ 16 3.1.2. Động cơ Diesel 2 kỳ 17 3.2. Buồng đốt động cơ Diesel 18 3.2.1. Buồng đốt ngăn cách 18 3.2.2. Buồng đốt trước 18 3.3. Các hệ thống phụ trên động cơ Diesel 19 3.3.1. Hệ thống bôi trơn 19 3.3.2. Hệ thống làm mát 19 3.3.3. Hệ thống khởi động 19 3.3.4. Hệ thống xông máy 19 3.3.5. Hệ thống tăng áp 19 CHƯƠNG 4: KIM PHUN 20 Ứng dụng Multimedia mô phỏng các hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel 1
- ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM 4.1. Công dụng và phân loại 20 4.1.1. Công dụng 20 4.1.2. Phân loại 20 4.2 Cấu tạo và nguyên lí làm việc của kim phun 20 4.2.1. Kim phun đót kín lỗ tia kín. 20 4.2.2. Kim phun đót kín lỗ tia hở. 22 4.2.3. Kim phun loại hở 22 4.3. Thực hành kim phun 22 4.3.1. Kiểm tra kim phun 22 4.3.2. Tháo ráp kim phun 23 CHƯƠNG 5: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM CAO ÁP PF 24 5.1. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu bơm PF 24 5.1.1. Sơ đồ hệ thống 24 5.1.2. Công dụng 24 5.2. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động 24 5.2.1. Cấu tạo 24 5.2.2. Nguyên lý hoạt động 25 5.2.3. Nguyên lý thay đổi lưu lượng nhiên liệu 26 5.2.4. Bộ điều tốc cơ khí bơm cao áp PF 27 5.3. Bơm cao áp PM trên máy YANMAR 28 5.3.1. Cấu tạo 28 5.3.2. Nguyên lý hoạt động 28 5.3.3. Nguyên lý thay đổi lưu lượng nhiên liệu 29 5.4. Thực hành hệ thống nhiên liệu PF 29 5.4.1. Xác định hư hỏng hệ thống nhiên liệu bơm cao áp PF 29 5.4.2. Phương pháp tháo ráp bơm PF 29 5.4.3. Phương pháp chỉnh thời điểm phun PF 33 5.4.4. Phương pháp xả gió trong hệ thống nhiên liệu PF 34 CHƯƠNG 6: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM CAO ÁP PE 35 6.1. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu bơm PE 35 6.1.1. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu 35 6.1.2. Công dụng bơm cao áp PE 35 6.1.3. Nguyên lý hoạt động hệ thống nhiên liệu bơm cao áp PE 36 6.2. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động bơm cao áp PE 36 6.2.1. Cấu tạo 36 6.2.2. Nguyên lý hoạt động (như PF) 37 6.2.3. Nguyên lý thay đổi lưu lượng nhiên liệu 37 Ứng dụng Multimedia mô phỏng các hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel 2
- ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM 6.3. Bộ phun dầu sớm trên bơm PE 38 6.3.1. Cấu tạo 38 6.3.2. Nguyên lý làm việc bộ phun dầu sớm ly tâm của hãng BOSCH 38 6.3.3. Đặc điểm bơm cao áp PE 39 6.4. Bộ điều tốc 39 6.4.1. Công dụng – phân loại 39 6.4.2. Nguyên tắc họat động và các khái niệm 40 6.4.3. Các chức năng của bộ điều tốc 40 6.4.4. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động các bộ điều tốc 41 6.4.5. Thực tập hệ thống nhiên liệu bơm PE 46 CHƯƠNG 7: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM CAO ÁP PHÂN PHỐI VE 49 7.1. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu VE 49 7.2. Cấu tạo 49 7.3. Nguyên lí hoạt động 49 7.3.1. Sự phân phối nhiên liệu áp lực thấp 49 7.3.2. Sự phân phối nhiên liệu cao áp 50 7.4. Bộ điều tốc 51 7.4.1. Bộ điều tốc nhiều chế độ 52 7.4.2. Bộ điều tốc kết hợp 54 7.4.3. Bộ phun dầu sớm tự động 56 7.4.4. Cơ cấu được gắn thêm 58 7.4.5. Cơ cấu tắt máy bằng cơ khí 62 7.5. Thức tập hệ thống nhiên liệu bơm VE 63 7.5.1. Xác định tình trạng bơm VE trên động cơ 63 7.5.2. Tháo ráp sửa chữa bơm cao áp VE 64 7.5.3. Điều chỉnh thời điểm phun và cân bơm VE vào động cơ 64 CHƯƠNG 8: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU KIM BƠM LIÊN HỢP GM 65 8.1. Cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống kim bơm liên hợp GM 65 8.1.1. Sơ đồ cấu tạo hệ thống nhiên liệu GM 65 8.1.2. Nguyên lý làm việc của hệ thống 65 8.2. Cấu tạo và nguyên lí làm việc của kim bơm liên hợp GM 65 8.2.1. Phần bơm cao áp 65 8.2.2. Phần kim phun nhiên liệu 66 8.2.3. Nguyên lý hoạt động của kim bơm liên hợp GM 67 8.2.4. Nguyên lý thay đổi lưu lượng nhiên liệu 68 8.3. Bài thực tập hệ thống nhiên liêu GM 69 8.3.1. Xác định tình trạng kim bơm trên động cơ 69 Ứng dụng Multimedia mô phỏng các hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel 3
- ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM 8.3.2. Cân bơm liên hợp 69 CHƯƠNG 9: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ 70 9.1. Giới thiệu chung về hệ thống nhiên liệu điều khiển bằng điện tử 70 9.1.1. Mục đích hệ thống điều khiển bằng điện tử 70 9.1.2. Sơ đồ khối hệ thống điều khiển bằng điện tử ( EDC ) 70 9.2. Hệ thống VE – EDC 72 9.2.1. Tổng quan 72 9.2.2. Cấu tạo các bộ phận của bơm VE – EDC 73 9.3. Hệ thống nhiên liệu UP 77 9.3.1. Giới thiệu hệ thống nhiên liệu bơm UP 77 9.3.2. Nguyên lý hoạt động 79 9.3.3 .Nguyên lý thay đổi lưu lượng nhiên liệu 80 9.4. Hệ thống nhiên liệu UI 81 9.4.1. Giới thiệu kim liên hợp UI 81 9.4.2. Nguyên lý hoạt động 82 9.5. Hệ thống nhiên liệu COMMONRAIL 84 9.5.1. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu common rail 84 9.5.2. Đặc tính phun 84 9.5.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các chi tiết trên hệ thống common-rail 85 9.5.4. Các cảm biến 97 9.5.5. Hệ thống chẩn đoán 106 CHƯƠNG 10: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO 117 Ứng dụng Multimedia mô phỏng các hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel 4
- ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH 1. Chủ nhiệm đề tài: KS. Đinh Tấn Ngọc. 2. Đơn vị phối hợp chính: Bộ Môn Động Cơ, Khoa CKĐ, ĐHSPKT TPHM Ứng dụng Multimedia mô phỏng các hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel 1
- ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM CÁC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA A/C Điều Hòa Không Khí CAN Mạng Cục Bộ Điều Khiển Gầm Xe DLC Giắc Nối Truyền Dữ Liệu Số 3 DTC Mã Chẩn Đoán ECU Bộ Điều Khiển Điện Tử EDU Bộ Dẫn Động Điện Tử E/G Động cơ EGR Tuần Hoàn Khí Xả EGR-VM Bộ điều biến chân không EGR E-VRV Van Điều Áp Chân Không Diện Tử GND Nối mát MIL Đèn báo hư hỏng TACH Tín hiệu tốc độ động cơ TC Tuabin tăng áp TDC Điểm Chết Trên VCV Van Điều Khiển Chân Không B+ Điện Áp (+) Ắcquy ECM ECU động cơ ECT Nhiệt độ nước làm mát (THW) Bộ nhớ chỉ đọc (EEPROM- Electrically Erasable EEPROM Programmable Read Only Memory), Bộ nhớ có thể xoá (EPROM-Erasable Programmable Read Only Memory) EGR Tuần hoàn khí xả (EGR) IAC Điều khiển tốc độ không tải (ISC) IAT Nhiệt độ khí nạp MAF Cảm Biến Lưu Lượng Khí Nạp MAP Áp Suất Chân Không Đường Ống Nạp OBD Hệ thống tự chẩn đoán (OBD) SCV Van điều khiển hút TCV Van điều khiển thời điểm phun Ứng dụng Multimedia mô phỏng các hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel 2
- ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lãnh vực đề tài trong và ngoài nước Với các tài liệu ngoài nước dạng Multimedia về chuyên ngành thì phải có tài khoản đăng kí, tốn chi phí đăng kí khá lớn thì mới có thể đăng kí và sử dụng được. Ở trong nước cho nội dung này còn rất hạn chế, nội dung chưa tích hợp, cụ thể. 1.2. Tính cấp thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tế như trên người nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài “Ứng dụng Multimedia mô phỏng các hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel” với mong muốn tạo ra một sản phẩm có thể áp dụng vào giảng dạy ngay học phần mà mình đang đảm trách. 1.3. Mục tiêu. Với tài liệu” Ứng dụng Multimedia mô phỏng các hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel”, giúp cho người học nắm tổng quát các hệ thống nhiên liệu trên động cơ Diesel từ lúc mới ra đời đến giai đoạn hiện nay về nguyên lý cấu tạo, hoạt động, bảo dưỡng, sửa chữa. Tài liệu này giúp triển khai việc giảng dạy E- learning các nội dung có liên quan tại khoa CKĐ dễ dàng. 1.4. Cách tiếp cận. - Tìm hiểu các các đặc điểm của hệ thống nhiên liệu trên động cơ Diesel. - Tìm hiểu nguyên lý làm việc, cấu tạo của các hệ thống nhiên liệu trên động cơ Diesel. - Xây dựng kịch bản cho tài liệu. - Xây dựng tài liệu Multimedia 1.5. Phương pháp nghiên cứu. - Thu thập tài liệu các nội dung liên quan. - Nghiên cứu tính năng của các phần mềm Mutilmedia có chức năng mô phỏng. 1.6. Phạm vi nghiên cứu. Hệ thống nhiên liệu PF, PE, VE, GM, hệ thống nhiên liệu điều khiển bằng điện tử trên động cơ Diesel. 1.7. Nội dung nghiên cứu. 1. Tham khảo tài liệu. 2. Nghiên cứu các phần mềm. Ứng dụng Multimedia mô phỏng các hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel 3
- ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM CHƯƠNG 2 MULTIMEDIA 2.1. Tổng quan về Multimedia Trên thế giới đối với bất kỳ nước nào, giáo dục đại học đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn tri thức mới cho sự phát triển của xã hội, là nền tảng bền vững cho sự phát triển của mọi quốc gia. Có thể khẳng định rằng, một xã hội văn minh không thể thiếu một nền giáo dục đại học tiên tiến, tạo ra những con người giàu sáng tạo. Giáo dục đại học Việt nam, trải qua vài thập kỷ đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Quy mô đào tạo tăng nhanh đặc biệt là đào tạo đại học với việc mở rộng mạng lưới các trường, đa dạng hoá các loại hình đào tạo. Đội ngũ giảng viên có sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, điều kiện dạy và học ở các trường đại học đã có nhiều cải thiện. Thật vậy, để có thể hội nhập được với nền giáo dục đại học trong khu vực và trên thế giới, giáo dục đại học Việt nam còn phải vượt qua rất nhiều trở ngại và thách thức. Sự phát triển như vũ bão của Công nghệ thông tin và Truyền thông kết hợp với xu hướng toàn cầu hoá góp phần hình thành kinh tế tri thức hay kinh tế “mạng”, đã dẫn đến mối quan hệ khăng khít không thể tách rời giữa máy tính với mạng thông tin và tạo nên một khái niệm mới là Công nghệ thông tin và Truyền thông. Trong xu thế tất yếu đó, các nước đang phát triển nhìn nhận việc ứng dụng và phát triển CNTT&TT vừa là cơ hội vừa là thách thức để hội nhập, đi tắt đón đầu công nghệ của thế giới. Làm thế nào để biến thách thức thành động lực, biến cơ hội thành sự phát triển là câu hỏi lớn đang cần lời giải đáp của tất cả chúng ta. Ứng dụng CNTT&TT trong đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng thậm chí phải đi trước một bước so với việc ứng dụng CNTT&TT trong các lĩnh vực khác vì “giáo dục là quốc sách hàng đầu” của Việt Nam. Hiện nay việc thiết kế bài giảng tương tác với sự hỗ trơ của máy tính đang là vấn đề quan tâm của nhiều giáo viên. Có nhiều phần mềm hỗ trợ thiết kế tương tác chuyên nghiệp như Director, Flash. 2.2. Multimedia (Đa phương tiện) Quan điểm thứ nhất: “Multimedia là sự kết hợp nhiều kênh thông tin thành một phương tiện truyền thông phối hợp” (Elsom-Cook, 2001). Quan điểm thứ hai: “Multimedia là sự tích hợp một loạt các thành phần thông tin (âm thanh, video, đồ hoạ, văn bản, ảnh động, vv.) thành một khối truyền thông mang lại lợi ích cho người sử dụng nhiều hơn từng thành phần thông tin có thể cung cấp” (Reddi, 2003). Quan điểm thứ ba: “Thuật ngữ“Multimedia tương tác” là một cụm từ chung để mô tả một làn sóng mới của phần mềm máy tính mà lúc đầu chỉ chuyên cung cấp thông tin. Thành phần “Multimedia” được mô tả bằng sự hiện diện của văn bản, hình ảnh, Ứng dụng Multimedia mô phỏng các hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel 4
- ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM âm thanh, ảnh động và video; một vài hoặc tất cả chúng được tổ chức thành một chương trình mạch lạc. Thành phần “tương tác” là quá trình tạo cho người sử dụng quyền điều khiển môi trường, thường là bằng máy tính”. Có thể được hiểu theo nghĩa chung nhất là: Đa phương tiện là một loại phương tiện mới dựa trên khả năng làm việc theo chương trình của máy tính điện tử, trong đó tích hợp nhiều thành phần phương tiện như: chữ (text), hình ảnh (image), âm thanh (audio), phim (video), hoạt hình/mô phỏng (animation/simulation) và tương tác. 2.3. Giới thiệu tổng quan về phần mềm Flash Flash là một phần mềm đồ họa mà chúng ta có thể dùng nó để mô phỏng các hiện tượng, sự vật bằng các đoạn phim hoạt hình có tính tương tác cao. Các mô phỏng tạo ra từ phần mềm flash hoàn toàn tương thích với các công cụ tạo bài giảng E-learning. Flash là một phần mềm mạnh và linh hoạt, nó giúp mô phỏng các hiện tượng từ đơn giản đến phức tạp tùy theo trình độ. Thầy cô có thể mô phỏng các hiện tượng bằng cách vẽ các hình ảnh trên timeline, bằng cách dùng các công cụ biến đổi hình ảnh, cũng có thể chèn các hình ảnh hay video từ bên ngoài vào flash rồi điều khiển nó, hoặc các thầy cô có thể sử dụng ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng để điều khiển các đối tượng thật linh hoạt. Hình 2.1: Vùng làm việc chính của chương trình 2.4. Sử dụng phần mềm Flash 8 2.4.1.Tạo một hoạt hình đơn giản bằng cách đưa các hình ảnh bên ngoài vào các Frame trên Timeline Bước 1. Chuẩn bị một số hình ảnh thích hợp. Ứng dụng Multimedia mô phỏng các hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel 5
- ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM Hình 2.2: Hình ảnh chuẩn bị khi thiết kế Bước 2. Khởi động Flash và import hình vào library bằng cách chọn File/import/import to library rồi chọn hình đã chuẩn bị. Bước 3. Đưa hình vào vùng làm việc và chỉnh sửa nó. Nhấn F11 để mở cửa số library, nhấp chọn hình đã import rồi kéo thả vào vùng làm việc. Để chỉnh sửa được hình vừa đưa vào, chúng ta nhấn chọn hình rồi vào Modify/bitmap/trace bitmap Hộp thoại trace bitmap xuất hiện chọn OK. Bây giờ ta có thể xóa, copy hay di chuyển từng phần của hình ảnh đưa vào. Với hình ảnh ví dụ trên, chúng ta sẽ cắt nó ra và cho mỗi hình vào mỗi Frame. Cách đưa hình vào các Frame: Chúng ta đã đưa toàn bộ hình vào Frame 1. Nhấp chọn Frame 2 rồi nhất F7, quay lại Frame 1 cut hình thứ 2 và paste vào Frame 2, tương tư như thế cho các Frame 3, Frame 4. Bước 4. Điều chỉnh các hình ở các Frame cho khớp nhau. Sau khi ta đưa hình ảnh vào các Frame thì các hình ở các vị trí không phù hợp với nhau nên nó không tạo thành các đoạn hoạt hình mong muốn được. Vì vậy để chỉnh sửa chúng ta chọn vào Onion Skin phía dưới thanh timeline để hiện các hình ảnh của các Frame lân cận nhưng mờ hơn, dựa vào đó chúng di chuyển hình ảnh đến vị trí thích hợp. Sau khi hoàn thành bước 4 nhấn Ctrl+Enter để kiểm tra chúng ta thấy hoạt hình đã chạy nhưng tốc độ khá nhanh. Để giảm bợt tốc độ chọn các Frame rồi nhấn F5 hai lần. 2.4.2. Tạo một chuyển động thẳng đơn giản. Tạo một bánh xe tròn và cho chuyển động trên một nền nằm ngang. Cho bánh xe đó vừa chuyển động vừa quay trên nền ngang. Cho bánh xe chyển động nhanh dần. Bước 1. Tạo nền và bánh xe - Tạo nền: Nháy đúp vao layer 1 đặt tên là nen. Trên vùng làm việc của layer nen chọn công cụ Rectangle tool để tạo một hình chữ nhật dài màu xanh. - Vẽ bánh xe: Chọn Insert/timeline/layer để chèn thêm một lớp và đặt tên là vat. Trên layer vat hãy dùng công cụ Oval tool và Rectangle tool để tạo bánh xe hình tròn ở phía mép bên trái vùng làm việc. Hình 2.3: Bánh xe vị trí ban đầu Ứng dụng Multimedia mô phỏng các hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel 6
- ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM Bước 2. Cho bánh xe chuyển động. - Trên layer nen, chọn frame 60 rồi nhấn F6 - Trên layer vat, chọn frame 60, nhấn F6 sau đó nhấn giữ bánh xe và kéo về mép bến phải vùng làm việc. Chọn một frame bất kỳ ở giữa frame 1 và 60 kích chuột phải và chọn Create motion tween. Bây giờ chọn Ctrl+Enter thì bánh xe đã chạy nhưng không quay và chuyển động đều. Hình 2.4: Bánh xe vị trí sau Bước 3. Làm cho bánh xe chuyển động quay và nhanh dần. Nhấn Ctrl+F3 để mở bản thuộc tính Properties phía dưới cửa sổ làm việc. Chọn một frame bất kỳ ở giữa frame 1 và 60 của layer vat. Trên bảng Properties, ở Rotate chọn CW để cho bánh xe quay theo chiều kim đồng hồ (CCW ngược chiều kim đồng hồ), ở Ease chọn -50 để bánh xe chuyển động nhanh dần (chọn dương thì sẽ chuyển động chậm dần). Bây giờ Nhấn Ctrl+F3 để kiểm tra kết quả. 2.4.3. Chuyển động theo đường dẫn. Tạo một quả bóng chuyển động theo một quỹ đạo parabol. Bước 1. Tạo nền: Nháy đúp chuột vào tên layer1 và đổi tên thành nền. Vẽ hai hình chữ nhật tạo thành nền rồi chọn frame 80 nhấn F5. (HV). Hình 2.5: Tạo nền Bước 2. Tạo quả bóng chuyển động. Chọn layer “Nen”, nhấn vào nút Insert layer để chèn thêm một lớp và đặt tên là “vat”. Trên layer “vat” dùng công cụ Oval tool vẽ một quả bóng ở góc trên bên trái. Chọn frame 80 nhấn F6 để chèn keyframe. Nhấn chuột phải vào frame bất kỳ ở giữa frame 1 và 80 của layer “vat” và chọn Create motion tween. Đặt chuột vào Frame 80, kéo quá bóng về phía dưới bên phải. Ta có một chuyển động thẳng chéo xuống giống với bài thực hành 2. Ứng dụng Multimedia mô phỏng các hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel 7
- ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM Hình 2.6: Vẽ quả bóng Bước 3. Tạo đường dẫn parabol cho quả bóng. Nhấp chọn layer “vat” và nhấn vào nút Add Motion Guide để chèn thêm một lớp dẫn (Guide: vat). Hình 2.7: Tạo đường dẫn cho bóng Trên lớp dẫn (Guide: vat) vẽ một đường thẳng theo đường chuyển động của quả bóng đã tạo trên layer “vật”. Dùng công cụ Selection tool nhấn giữ chuột ở giữa đường thẳng vừa vẽ để kéo cong nó thành parabol. Hình 2.8: Vẽ đường quỉ đạo của bóng Chọn Frame 1 của layer vat, kéo quả bóng vào vị trí đầu đường parabol và frame 80 kéo quả bóng đến cuối đường parabol. Hình 2.9: Đặt quả bóng vị trí ban đầu Hình 2.10: Đặt quả bóng vị trí cuối Bây giờ Nhấn Ctrl+F3 để kiểm tra kết quả. Ứng dụng Multimedia mô phỏng các hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel 8
- ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM 2.4.4. Biến hình. Tạo file Flash biến hình tròn màu xanh thành hình vuông màu đỏ Bước 1. Trên Frame 1 dùng công cụ Oval tool vẽ một hình tròn màu xanh. Chọn Frame 70 nhấn F7, dùng công cụ Rectangle tool vẽ một hình vuông màu đỏ. Bước 2. Nhấn Ctrl+F3 để mở cửa số Properties phía dưới cửa sổ làm việc. Chọn một frame bất kỳ ở giữa frame 1 và 70. Trên bảng Properties ở Tween chọn Shape. Hình 2.11: Biến hình Bây giờ Nhấn Ctrl+F3 để kiểm tra kết quả. 2.4.5. Lớp mặt nạ. Quan sát phong cảnh qua ống nhòm. Bước 1. Chọn một bức ảnh và import vào vùng làm việc (File/import/import to stage). Làm cho tấm ảnh chuyển động như bài thực hành 2. Đầu tiên ở Frame 1 kéo cho tấm ảnh hơi lệch về phía bên trái vùng làm việc. Chọn frame 40 nhấn F6 và kéo hình về phía bên phải. Tiếp tục chọn Frame 80, nhấn F6 và kéo hình về vị trí trùng với vị trí ở frame 1. Ở giữa các frame khóa nhấn chuột phải và chọn creat motion tween. Hình 2.12 Bước 2. Tạo lớp mặt nạ. Nhấn vào nút Insert layer (hoặc chọn insert/timeline/layer) để chèn thêm một lớp mới. Hình 2.13 Nhấn chột phải lên layer 2, chọn Mask để biến layer 2 thành lớp mặt nạ. Ứng dụng Multimedia mô phỏng các hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel 9
- ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM Hình 2.14 Nhấn chuột và hình chiếc ống khóa trên layer 2 để mở khóa lớp mặt nạ. Dùng công cụ Oval tool vẽ hai hình tròn (nhấn giữ phím Shift trong khi vẽ) đặt chồng một phần lên nhau (HV) Nhấn vào đây để khóa Hình 2.15 Bây giờ hãy nhấn chột vào vị trí hình chiếc khóa mà ta đã chọn ở trên để khóa lớp mặt nạ và chạy thử. Hình 2.16 2.4.6. Tạo nút điều khiển Bây giờ chúng ta hãy tạo các nút để điều khiển chuyển động của các vật. Ví dụ chúng ta hãy tạo nút Play và Stop cho chuyển động ở bài thực hành 2. Bước 1. Mở bài thực hành 2 ra, chọn file/save as và lưu lại với tên Baithuchanh6. Bước 2. Tạo nút. Chúng ta có thể tự vẽ lấy nút theo ý thích, tuy nhiện ở đây tôi sẽ hướng dẫn cách lấy một nút có sẵn trong flash. Chọn Window/common libraries/buttons. Hộp thoại Lybrary Buttons xuất hiện, nhấp chột phải, chọn Expand AllFolder. Ứng dụng Multimedia mô phỏng các hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel 10
- ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM Hình 2.17 Tìm nút thích hợp và kéo vào vùng làm việc của layer nen. Ở frame cuối chỉ cần nút play Hình 2.18 Bước 3. Viết mã lệnh cho các frame và nút - Chọn frame 1 của layer “vat”, nhấn F9, nhập stop(); làm tương tự cho frame cuối cùng. Hình 2.19 - Chọn nút “Play” nhấn F9 và nhập đoạn mã sau on(release){ play(); } Hình 2.20 - Chọn nút “Stop” nhấn F9 và nhập đoạn mã sau on(release){ stop(); Ứng dụng Multimedia mô phỏng các hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel 11
- ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM } Hình 2.21 - Chọn nút Play của frame cuối cùng, nhấn F9 và nhập đoạn mã sau on(release){ gotoAndPlay(2); } Hình 2.22 Bây giờ hãy nhấn Ctrl+Enter để kiểm tra kết quả 2.4.7. Đối tượng Movie clip Tạo chuyển động hỗn động của các phân tử Bước 1. Tạo một Movie clip, là một phân tử chuyển động hỗn độn - Chọn Insert/New Symbol. Trong hộp thoại create New Symbol chọn Movie clip và đặt tên là phantu, OK. - Trên màn hình làm việc của Movie clip “phantu” tạo một phân tử nhỏ chuyển động theo một quỹ đạo bất kỳ (cách làm giống như bài thực hành 3). Sau khi tạo xong nhấn vào Scene để trở lại vùng làm việc chính của flash. Hình 2.24 Bước 2. Đưa Movie clip vào flash chính. Sau khi xong bước 2, mở thư viện (library) ta thấy có Movie clip “phantu”, kéo nó vào màn hình làm việc, nhấn Ctrl+Enter để kiểm tra. Ứng dụng Multimedia mô phỏng các hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel 12
- ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM Để tạo nhiều phân tử chuyển động đặt movie clip trên các frame lệch nhau của các lớp khác nhau. Ở layer 1, chọn frame 100 nhấn F5, kéo một movie clip vào vùng làm việc. Nhấn nút Insert layer để chèn thêm layer, trên layer 2, chọn frame 2 nhấn F6, tiếp tục keo movie clip và vùng làm việc. Chèn layer 3, chọn frame 3 nhấn F6 và lại kéo movie clip vào. Cứ tiếp tục như thế cho các layer tiếp theo. Sau đó kéo đối tượng phân tử Graphic Tween 1 vào các frame trống. Hình 2.25 Nhấn Ctrl+Enter để kiểm tra kết quả 2.5. Xuất bản file flash. Flash có thể xuất bản thành nhiều dạng file khác nhau như SWF là file chuẩn của flash (đây là dạng file flash phổ biến). Ngoài ra chúng ta có thể xuất bản nó thành html, gip hay exe . Để xuất bản chúng ta chọn File/Publish Setting. Hộp thoại publish setting xuất hiện, ta chọn định dạng file muốn xuất bản, nhấn Publish. Hình 2.26 Ứng dụng Multimedia mô phỏng các hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel 13
- ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM 2.6. Xây dựng chương trình Hình 2.27: Thiết kế nội dung Hình 2.28: Thiết kế các chương Ứng dụng Multimedia mô phỏng các hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel 14
- ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM CHƯƠNG 10 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đề tài đã đạt được một số kết quả nhất định đem lại nhiều ý nghĩa về mặt thực tiễn. Nội dung đề tài mang tính thiết thực đó là: sự bổ sung nguồn tài liệu giảng dạy môn thực tập Động Cơ Diesel, tài liệu tham khảo giúp cho việc giảng dạy và học tập các môn học liên quan tốt hơn. Các bạn sinh viên có thể xem đây như một bức tranh tổng thể về hệ thống nhiên liệu trên động cơ Diesel, có thể giúp các bạn sinh viên nắm bắt một số nội dung cơ bản trong khi bảo dưỡng, chẩn đoán, sữa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel. Ứng dụng Multimedia mô phỏng các hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel 116