Báo cáo Ứng dụng bản đồ tư duy vào việc giảng dạy và học tập môn mạch điện (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Ứng dụng bản đồ tư duy vào việc giảng dạy và học tập môn mạch điện (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_ung_dung_ban_do_tu_duy_vao_viec_giang_day_va_hoc_tap.pdf

Nội dung text: Báo cáo Ứng dụng bản đồ tư duy vào việc giảng dạy và học tập môn mạch điện (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO VIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN MẠCH ĐIỆN S K C 0 0 3 9 5 9 MÃ SỐ: T2014-04 S KC 0 0 5 5 2 1 Tp. Hồ Chí Minh, 2014
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ii Chương 1 Giới Thiệu Về Bản Đồ Tư Duy 1 1.1 Bản đồ tư duy là gì ? 1 1.2 Nguồn gốc của bản đồ tư duy 1 1.3 Lợi ích của bản đồ tư duy 2 1.4 Phương pháp tạo một bản đồ tư duy 4 1.5 Ứng dụng bản đồ tư duy vào việc học tập 5 1.6 Ứng dụng bản đồ tư duy trong việc tự học 7 Chương 2 Tìm Hiểu Về Phần Mềm Xmind 8 2.1 Giới thiệu về phần mềm Xmind 8 2.2 Các tính năng chính của phần mềm Xmind 8 Chương 3 Xây Dựng Bản Đồ Tư Duy Cho Môn Mạch Điện 17 3.1 Mục đích 17 3.2 Xây dựng bản đồ tư duy cho giảng dạy môn học mạch điện 17 Kết luận 18 Tài liệu Tham Khảo 19 Phụ lục
  3. MỞ ĐẦU  Đặt vấn đề Hiện nay, phương pháp giảng dạy phổ biến trong trường đại học là giáo viên giảng theo tài liệu còn sinh viên nghe và ghi chép. Với cách dạy này người giảng viên thường máy móc, rập khuôn trong dạy học, dễ có tư tưởng phó mặc, không hứng thú trong cập nhật kiến thức, không sáng tạo trong việc tìm kiếm các phương án thiết kế bài dạy phù hợp với mọi đối tượng học để kết quả giảng dạy đạt mức tối ưu. Người học theo cách này sẽ trở nên thụ động, chỉ biết thu nhận kiến thức một chiều, không động não suy nghĩ, không biết tự mình chiếm lĩnh tri thức, trở nên thui chột về tư duy, khó vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Ngành Giáo dục và đào tạo cũng đã có nhiều cuộc hội thảo và cũng đã đưa ra nhiều phương pháp dạy học tích cực hơn, chống việc truyền thụ kiến thức một chiều trong suốt tiết học. Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp những thành tựu công nghệ thông tin đã và đang diễn ra một cách khá phổ biến ở các ngành học, cấp học. Công nghệ thông tin với tư cách là một phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học đang chứng tỏ những ưu thế và hiệu quả trong quá trình dạy học . Hiện nay, trường ĐH SPKT TP HCM cũng đang triển khai chương trình 150 tín chỉ (CDIO) nhằm giảm tải chương trình học khuyến khích sinh viên tự học tìm tòi, nghiên cứu. Do đó trong đề tài này sẽ trình bày một trong những phương pháp tự học giúp sinh viên thu nhập kiến thức mới, đó là sử dụng bản đồ tư duy. Bản đồ tư duy cũng giúp giảng viên truyền đạt kiến thức một cách tổng quát, hệ thống, làm cơ sở để sinh viên có thể tự mở rộng các vấn đề chính trong nội dung môn học. Đề tài này hi vọng sẽ giúp các sinh viên chủ động trong việc tiếp thu nắm bắt kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, góp phần vào sự thành công của chương trình 150 tín chỉ mà nhà trường đang triển khai từ khóa 2012.  Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của đề tài là ứng dụng bản đồ tư duy vào việc dạy và học môn Mạch Điện. Việc xây dựng bản đồ tư duy của môn học này dựa trên phần mềm Xmind 3.1. Đây là một chương trình với mã nguồn mở nên rất thuận tiện cho người sử dụng có thể tải về và sử dụng một cách miễn phí. II
  4. Bản đồ tư duy trong đề tài sẽ xây dựng theo dạng sơ đồ hình tia để giúp cho việc hệ thống dễ dàng các nội dung chính của môn học, giúp việc truyền đạt của giáo viên cũng như ghi nhớ của sinh viên được tốt hơn. Qua đó nhóm thực hiện mong muốn đề tài này sẽ giúp các sinh viên có thể mở rộng ứng dụng bản đồ tư duy cho việc học tập các môn học khác.  Giới hạn của đề tài Trong đề tài nhóm thực hiện sẽ trình bày về cách sử dụng phần mềm Xmind và xây dựng sơ đồ tư duy theo nội dung chính của từng chương trong môn Mạch Điện theo chương trình học 150 tín chỉ (CDIO).  Nội dung của đề tài Đề tài được thực hiện theo trình tự các chương như sau :  Mở đầu  Chương 1. Giới thiệu về bản đồ tư duy Nội dung của chương này là trình bày về nguồn gốc cũng như các lợi ích của việc ứng dụng bản đồ tư duy vào việc giảng dạy và học tập .  Chương 2. Tìm hiểu về phần mềm Xmind Nội dung của chương này là trình bày các thao tác và các tiện ích của phần mềm Xmind, từ đó giúp xây dựng nên phương pháp hình thành bản đồ tư duy bằng phần mềm Xmind .  Chương 3. Xây dựng bản đồ tư duy cho môn Mạch Điện Nội dung của chương này dựa trên nội dung và chuẩn đầu ra môn Mạch Điện theo chương trình 150 tín chỉ, từ đó xây dựng bản đồ tư duy cho từng chương.  Phương hướng mở rộng đề tài Không chỉ dành trong việc tự học, bản đồ tư duy trên cơ sở phần mềm Xmind cũng sẽ giúp sinh viên ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống như : lập kế hoạch học tập, làm việc III
  5. Chương 1 Giới Thiệu Về Bản Đồ Tư Duy 1.1 Bản đồ tư duy là gì ? Bản đồ tư duy (Mindmap): Là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo một trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của một câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não. Phương pháp này có lẽ đã được nhiều người Việt biết đến nhưng nó chưa bao giờ được hệ thống hóa và được nghiên cứu kĩ lưỡng và phổ biến chính thức trong nước mà chỉ được dùng tản mạn trong giới sinh viên học sinh trước các mùa thi. Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn. Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn. 1.2 Nguồn gốc của bản đồ tư duy Anthony "Tony" Peter Buzan (sinh năm1942) tại Luân Đôn (Anh) là một tác giả, nhà tâm lý và là cha đẻ của phương pháp tư duy Mind map (Sơ đồ tư duy giản đồ ý). Bản đồ tư duy được phát triển trên thế giới vào cuối thập niên 60 của thế kỉ 20 , và bắt đầu được du nhập vào Việt Nam những năm gần đây. 1
  6. Tony Buzan chính thức giới thiệu phần mềm MindMap vào tháng 12/2006 và được biết đến nhiều nhất thông qua cuốn Use your head, trong đó ông trình bày cách thức ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các phương pháp Mind Map. Tony Buzzan là cố vấn cho một số tổ chức chính phủ và các công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới như HewlettPackard, IBM, BP, BarclaysInternational, EDS , giảng viên thường xuyên của các đại học Oxford, Cambridge Là một nhân vật truyền thông toàn cầu, ông đã xuất hiện trên 100 giờ ở các chương trình truyền hình, trên 1000 giờ ở các chương trình truyền thanh trong nước và trên thế giới với hơn ba tỉ khán giả. Ông hiện là tác giả của 92 đầu sách, được dịch ra trên 30 thứ tiếng, xuất bản trên 125 quốc gia. Theo triết lý của Tony Buzan thì sơ đồ tư duy được hiểu là một cách mở ra sức mạnh tư duy, tạo ra những đột phá trong suy nghĩ. Buzan nghiên cứu chuyên sâu về bộ não, trí nhớ, tìm ra quy luật khi xây dựng sơ đồ gồm nhiều nhánh, giúp bộ não ghi chép các sự kiện một cách hệ thống. Sơ đồ tư duy giúp luyện tập trí não. Ở Việt Nam, hiện đã có hai quyển sách dịch từ công trình của ông được xuất bản là “Sơ đồ tư duy” và “Sử dụng trí não của bạn”. 1.3 Lợi ích của bản đồ tư duy  Cân bằng não Chúng ta có hai bán cầu não: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Bán cầu não trái thiên về các chức năng logic, ngôn ngữ, phân tích, sắp xếp Bán cầu não phải thiên về các chức năng nghệ thuật, sáng tạo, tưởng tượng, cảm nhận Lâu nay chúng ta vẫn tập trung học các môn: Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh tức là mới chỉ tập trung phát triển bán cầu não trái. C n các môn như Nhạc, Họa thì chưa được chú trọng để phát triển bán cầu não phải. Các nghiên cứu đã cho thấy: nếu chỉ sử dụng bán cầu não trái, hiệu suất tư duy của chúng ta chỉ đạt từ 5 - 10 so với khi chúng ta kết hợp và phát triển cân bằng cả hai. Với việc sử dụng sơ đồ tư duy, chúng ta không chỉ cần sự logic, hệ thống mà khả năng tưởng tượng, sáng tạo, làm việc với màu sắc, hình ảnh cũng được huy động. Điều đó có nghĩa là cả hai bán cầu não của chúng ta đều được kích hoạt. Vì vậy sẽ tạo được sự cân bằng, giúp khả năng tư duy, sáng tạo, ghi nhớ của chúng ta tăng lên đáng kể. 2
  7.  Tăng sự hứng thú Thực tế cho thấy chúng ta sẽ không làm tốt những những gì mà chúng ta không thích. Chỉ khi nào chúng ta có hứng thú hoặc tạo ra được hứng thú trong học tập, công việc thì chúng ta mới có thể học tập, làm việc đạt hiệu quả cao. Với sơ đồ tư duy, việc tạo ra và học tập, làm việc với những trang giấy đầy màu sắc, hình ảnh, được hệ thống và dễ nhớ sẽ giúp chúng ta có được sự hứng thú đó để gia tăng hiệu quả.  Phát huy khả năng sáng tạo Bộ não của chúng ta tư duy theo cơ chế bùng nổ, từ một ý tưởng ban đầu bạn có thể bùng nổ ra hàng trăm ý tưởng có liên quan khác. Bán cầu não phải là thiên về chức năng sáng tạo, chính là vùng được kích thích hoạt động khi chúng ta làm việc với sơ đồ tư duy. Hơn nữa, khác với khuôn khổ của những trang giấy viết bình thường khiến tư duy chúng ta bị giới hạn, sơ đồ tư duy với việc phát triển các nhánh một cách tự do cũng là cơ sở để phát huy khả năng sáng tạo của người sử dụng.  Tăng khả năng ghi nhớ Nếu so sánh một tờ giấy chằng chịt chữ và một bản sơ đồ hệ thống kiến thức bình thường, chúng ta đã thấy r sự khác biệt giữa chúng. R ràng, việc dùng sơ đồ sẽ giúp chúng ta dễ ghi nhớ hơn rất nhiều. Trí nhớ của chúng ta giống như một kho sách, từng đoạn kí ức giống như những chiếc h m và để mở những chiếc h m đó, chúng ta cần những chiếc chìa khóa mang tên keywords – từ khóa. Khi lập sơ đồ tư duy, việc suy nghĩ để tìm ra từ khóa phù hợp đã giúp chúng ta nhớ vấn đề tốt hơn. Và sau đó, những từ khóa sẽ giúp chúng ta nhớ lại những kiến thức cũ mà không cần mất quá nhiều công sức.  Tư duy tổng thể Sơ đồ tư duy với việc phân nhánh để nghiên cứu, mổ xẻ, xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về vấn đề. Nhìn vào đó, chúng ta sẽ rất dễ dàng nhận ra đâu là chủ đề chính, chủ đề đó được triển khai, xem xét ở những khía cạnh nào, đâu là những nội dung quan trọng, đâu là những nội dung bổ sung Đó chính là cơ sở để chúng ta hiểu thấu đáo bản chất của vấn đề cần nghiên cứu. 3
  8. 1.4 Phương pháp tạo một bản đồ tư duy Có hai cách để hình thành sơ đồ tư duy là : vẽ trên giấy và sử dụng phần mềm máy tính. + Với cách vẽ trên giấy ta cần : - Một tờ giấy trắng - Bút màu và chì màu - Bộ não để suy nghĩ - Trí tưởng tượng của chúng ta Với phương pháp này thì yêu cầu người lập cần có trí tưởng tượng tốt và khéo tay để có thể lập được bản đồ tư duy sinh động và dễ ghi nhớ hơn. Phương pháp này có một nhược điểm là khó lưu trữ thay đổi và chỉnh sửa . + Sử dụng phần mềm trên máy tính: Việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ trên máy tính không yêu cầu phải khéo tay mà vẫn có thể tạo được bản đồ tư duy đẹp và dễ dàng , nhanh chóng hơn. Việc chỉnh sửa và lưu trữ lại cũng hết sức dễ dàng. 4
  9. Các phần mềm hỗ trợ vẽ bản đồ tư duy: Phần mềm Buzan’s iMindmap™: một phần mềm thương mại, tuy nhiên có thể tải bản dùng thử 30 ngày. Phần mềm do công ty Buzan Online Ltd. thực hiện. Trang chủ tại www.imindmap.com. Phần mềm Inspiration: sản phẩm thương mại của công ty Inspiration Software, Inc. Sản phẩm có phiên bản dành cho trẻ em (các em từ mẫu giáo đến lớp 5) rất dễ dùng và nhiều màu sắc. Có thể dùng thử 30 ngày. Trang chủ tại www.inspiration.com. Phần mềm Visual Mind: sản phẩm thương mại của công ty Mind Technologies. Phần mềm dễ sử dụng và linh hoạt trong sắp xếp các nút chứa từ khóa. Có thể dùng thử 30 ngày. Trang chủ tại www.visual-mind.com. Phần mềm FreeMind: sản phẩm hoàn toàn miễn phí, được lập trình trên Java. Các icon chưa được phong phú, tuy nhiên chương trình có đầy đủ chức năng để thực hiện mind mapping. Trang chủ tại: Ngoài ra, chúng ta còn có thể tham khảo một danh sách các phần mềm loại mind mapping tại địa chỉ sau: Các lưu ý khi lập bản đồ tư duy : - Lập chủ đề ở phần trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác: Nên sử dụng màu mà bạn thích, chủ đề cần được làm nổi bật để dễ nhớ. - Vẽ các tiêu đề phụ: tiêu đề phụ nên viết hoa và nằm ở các nhánh chính của sơ đồ. - Trong từng tiêu đề phụ thêm các chi tiết hỗ trợ và các ý chính, có thể dùng các hình vẽ biễu tượng để sinh động dễ nhớ và tiết kiệm không gian. - Bước cuối tùy vào trí tưởng tượng của mỗi người ta có thể thêm các hình ảnh, ghi chú để giúp các ý chính thêm nổi bật và dễ ghi nhớ. 1.5 Ứng dụng bản đồ tư duy vào việc học tập Bản đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì nó giúp các giảng viên và sinh viên trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua sơ đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới Sau đây là một số ứng dụng cụ thể của Bản đồ tư duy trong giảng dạy. 5
  10.  Lập kế hoạch Giáo viên dùng bản đồ tư duy để lập kế hoạch giảng dạy cho một năm học, một học kỳ, một tháng hay kế hoạch cho một tuần cụ thể. Còn sinh viên thì có thể xây dựng bản đồ tư duy cho các kế hoạch học tập, cũng như kế hoạch cho các hoạt động khác như thể dục, thể thao, các hoạt động ngoại khóa  Thảo luận nhóm Bản đồ tư duy tạo nên sự đồng thuận trong nhóm, các thành viên đều suy nghĩ tập trung vào một vấn đề chung cần giải quyết, các ý kiến đưa ra của mỗi cá nhân đều được liên kết với chủ đề, tránh được hiện tượng lan man và đi lạc chủ đề. Mọi thành viên trong nhóm đều đóng góp ý kiến và cùng nhau xây dựng bản đồ tư duy do nhóm mình thiết kế. Bản đồ tư duy giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống, việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn và dể thuyết trình được nội dung bài học.  Trình bày bài giảng Giáo viên có thể ứng dụng bản đồ tư duy vào trong việc dạy học như soạn bài giảng, trình bày bài giảng Sử dụng một bảng đen lớn hay máy chiếu, giáo viên có thể vẽ phần tương ứng của bản đồ tư duy trong khi đang giảng bài. Cách biểu thị quy trình tư duy như thế sẽ làm rõ cấu trúc bài học, đồng thời duy trì được sự chú ý của sinh viên, giúp các em nhớ và hiểu bài dễ hơn, cũng có thể cho sinh viên tự hoàn chỉnh bản đồ tư duy.  Ghi chép, tóm tắt, hệ thống hóa nội dung bài học, đưa ra các ý tưởng Sinh viên có thể sử dụng bản đồ tư duy để học bài mới hay ghi chép, tóm tắt, hệ thống hóa nội dung bài học. So với cách ghi chép theo kiểu truyền thống, tức là ghi chép thông tin bằng cách sử dụng các kí tự và chữ số theo đường thẳng, thì việc ghi chép bằng công cụ bản đồ tư duy hiệu quả hơn nhiều. Kĩ thuật ghi chép này cho phép sinh viên nhanh chóng ghi lại các ý tưởng bằng các từ khóa, sắp xếp một cách cơ bản thông tin khi nó được truyền tải và cho học sinh cơ hội để hình thành những mối liên hệ và liên tưởng .Sinh viên cũng có thể tham gia vào bài học bằng cách bổ sung những suy nghĩ, quan điểm và cảm nghĩ để lưu trữ thông tin nên rất dễ nhớ vì đã tận dụng được chức năng của cả não trái lẫn não của chính mình. Đồng thời, trong kĩ thuật ghi chép này, sinh viên còn sử dụng cả màu sắc, hình ảnh trong việc ghi nhớ. 6
  11. 1.6 Ứng dụng bản đồ tư duy trong việc tự học Với thời lượng mỗi tiết học hiện nay là khoảng 50 phút thì việc sinh viên có thể nắm bắt, ghi nhớ và hiểu đươc tất cả các kiến thức trong một buổi lên lớp là khá khó khăn. Vì thế việc lập bản đồ tư duy cho từng môn học cụ thể sẽ giúp sinh viên tiếp thu kiến thức một cách trực quan, sinh động, dễ nhìn, dễ hiểu, vừa nhìn được tổng thể, vừa biết được chi tiết, giúp hệ thống hóa kiến thức dễ dàng, giúp việc ôn tập khoa học và nhớ kiến thức lâu hơn. Ngoài ra sinh viên cũng có thể áp dụng bản đồ tư duy trong đời sống hằng ngày như lập kế hoạch học tập, vui chơi, giải trí một cách khoa học và rõ ràng. Việc sử dụng bản đồ tư duy sẽ giúp mọi kế hoạch ta đề ra dễ thực hiện hơn và hợp lí hơn. Đặc biệt với việc tự học của mỗi cá nhân thì bản đồ tư duy chính là một công cụ cực kỳ hữu hiệu giúp rút ngắn thời gian và đạt hiệu quả cao hơn . 7
  12. Chương 2 Tìm Hiểu Về Phần Mềm Xmind 2.1 Giới thiệu về phần mềm Xmind Đây là các phần mềm dành cho cho các doanh nghiệp và cá nhân, giúp sắp xếp công việc một cách thông minh, sáng tạo và bớt tốn thời gian hơn bằng cách theo dõi nhóm công việc, tổ chức và truyền thông thông tin một cách có hiệu quả. Bản đồ tư duy giúp cho người dùng giải quyết các vấn đề phức tạp và cải thiện hơn năng suất. Dễ dàng sử dụng các mẫu sơ đồ, chế độ xem nhiều sơ đồ, các cảnh báo dự án và công cụ lọc giúp nâng cao các chiến lược, dự án và kế hoặc quản lý tiến trình. Phát triển nhanh dự án và tối đa hóa năng suất công việc. Các chương trình có thể kết nối với nhiều nguồn dữ liệu, trong đó bao gồm các ứng dụng sản xuất và giải pháp kinh doanh như Microsoft Office (Excel, Word, PowerPoint). Chương trình có một giao diện thật sự thân thiện, giúp bạn có thể tạo và chỉnh sửa các chủ đề trực tiếp trên giao diện. Đây là công cụ tuyệt vời giúp bạn tập trung vào công việc, chia sẻ ý kiến, và có thể xuất ra file theo nhiều định dạng, như là PDF, Word, Powerpoint XMind sử dụng được trên Windows, Mac OS X, Debian/Ubuntu. 2.2 Các tính năng chính của phần mềm Xmind - Mind Map - Structures: Kết cấu thể hiện hoạt động đặc biệt của não bộ. Gồm một chủ đề chính nằm ở tâm. Khi muốn thu thập các nội dung liên quan đến chủ đề trung tâm mà không lo ngại về việc phân tích hay tổ chức những nội dung liên quan đó. - Tree Chart - Structures: Biểu đồ hình cây cho phép điều hướng các chủ đề từ đầu đến cuối . - Logic Chart - Structures: Kết cấu logic mà các nội dung con được đặt bên phải hoặc bên trái nội dung gốc. Phù hợp với việc liệt kê bước thực hiện trước khi đi tiếp một bước cấp dưới. 8
  13. - Fishbone Chart – Structures : Biểu đồ xương cá thể hiện một chủ đề xuyên suốt với các tác nhân luôn tác động trong suốt quá trình diễn ra chủ đề đó. - Concept Map Support: Xmind cung cấp khả năng đưa các khái niệm giống nhau vào một chủ đề và thiết lập liên lạc giữa các khái niệm đó. - Boundary: Các thể hiện ranh giới giữa nhiều chủ đề khác nhau trong bản đồ với nhiều màu sắc. - Relationship: Cách thể hiện mối quan hệ giữa các chủ đề khác nhau trong bản đồ. Nó thực sự là một link gắn kết. - Gallery: Xmind cung cấp hàng trăm hình ảnh chất lượng cao đi cùng gói phần mềm mà có thể đưa vào bản đồ chỉ bằng cách nhấn đúp chuột hoặc kéo thả. - Rich Text Notes: Rất nhiều kiểu văn bản ghi chú mà có thể chèn nó vào bản đồ hay vào từng chủ đề. Chỉnh sửa những văn bản này ngay trong cửa sổ làm việc với màu sắc, phông, nền, kích thước chữ, - Theme: Một bộ sưu tập những đường nét, màu sắc, hình dạng, cách phối hợp để áp dụng cho một chủ đề ở bất kì bước nào. - Marker: Các công cụ chú thích cho bản đồ bằng nhiều hình thức. - Label: Như một cách trình bày nhỏ của chú thích. Một chủ đề có thể bao gồm nhiều label. - Powerful Filter: Bộ lọc mạnh mẽ của Xmind cho phép người tạo bản đồ có thể tùy biến hiển thị hoặc biến mất một hay nhiều chủ đề dưới mắt xem của người khác và hiển thị đầy đủ khi tác giả muốn. - Presentation: 9
  14. Khả năng trình chiếu bản đồ với các tính năng phóng to, thu nhỏ, sửađổi chủ đề , với các bộ lọc đi kèm và thậm chí cả chèn âm thanh vào bản trình chiếu. Tất cả có thể thực hiện bằng vài phím bấm. - Attachment: Khả năng đính kèm tài liệu vào bản đồ với các chức năng kéo-thả, ghi chú tiện lợi. - Hyperlink: Những siêu liên kết được tích hợp vào các chủ đề nhằm liên kết chủ đề đó với thư mục, file, trang web. - Audio Notes: Ghi chú bằng Audio cho mỗi chủ đề trong bản đồ. - Map Shot: Tính năng chụp lại bản đồ của bạn để sử dụng như là một tư liệu trong các mục đích khác. - Print: Tính năng in cũng được tích hợp ngay trong Xmind. - Định dạng xuất ra : Bạn có thể xuất bản đồ của bạn với nhiều định dạng thông dụng như Microsoft Word,PowerPoint, PDF, RTF, . ho ặc xuất ra dạng ảnh với nhiều kiểu định dạng (JPEG/BMP/PNG/GIF ). - Import from FreeMind/MindManager: Tính năng Import những sáng tạo từ các phần mềm Mindmap khác như FreeMind, MindManager. - Search Topics From Web : Tính năng tìm kiếm chủ đề trên Web. - Search Images From Web : Chức năng tìm kiếm hình ảnh trên web. - Keyboard Shortcut: Xmind hỗ trợ các phím tắt dễ nhớ. - Meeting: Khả năng lưu trữ và phục hồi các phiên làm việc. - Template : Xmind cung cấp và tìm kiếm những mẫu bản đồ có sẵn dành cho doanh nghiệp, giáo dục, cá nhân cũng như khả năng tùy biến hoàn toàn những mẫu này. 10
  15. - Và một số tính năng khác nữa (Associated Topic ,Drilldown & Drillup, MapMerge, Spell Checker,Customizable Window, .) 2.3 Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm Xmind Để tải phần mềm Xmind vui l ng vào trang web để tải về: Chọn phiên bản dành cho Windows để tải về và cài đặt. 11
  16. Khởi động phần mềm Xmind Vào Start Program Xmind hoặc nhấn vào biểu tượng Xmind trên màn hình destop. Mặc định hộp Central Topic nằm giữa màn hình.Ta có thể tạo nhiều Topic khác nhau từ menu Insert hoặc tạo một Floating Topic bằng cách Double click vào ứng dụng. 12
  17. Để thay đổi tên topic có thể nhấn phím F2 hoặc ghi trực tiếp nội dung muốn thay đổi bằng cách double click vào topic đó. Từ các main topic có thể tạo thêm các subtopic bằng cách nhấn phím tab hoặc nhấn phải chuột chọn Insert Subtopic, muốn thêm các subtopic nhỏ hơn tiếp tục thao tác tương tự. 13
  18. Click phải chuột các box sẽ có thể lựa chọn các tùy chỉnh như Insert, Maker, Structure, Cut ,Copy Có thể chèn hình ảnh hay file vào topic bằng cách nhấn phải chuột trên topic đó chọn Insert chọn Image nếu muốn chèn hình ảnh hoặc Attachment để chèn thêm file vào topic. 14
  19. Màn hình Preferences cho phép ta có thể thay đổi các thiết lập cơ bản, vị trí Hotkey, kết nối mạng. Sau khi hoàn thành sơ đồ ta có thể hiệu chỉnh và trang trí cho sơ đồ bằng các thanh bên phải màn hình. - 15
  20. Cuối cùng để lưu sơ đồ tư duy ta chọn File Export Chọn định dạng file muốn xuất Chọn nơi lưu file Finish để hoàn thành lưu file. 16
  21. Chương 3 Xây Dựng Bản Đồ Tư Duy Cho Môn Mạch Điện 3.1 Mục đích Mục đích của việc xây dựng bản đồ tư duy cho môn Mạch điện nhằm:  Đối với giáo viên việc xây dựng bản đồ tư duy sẽ giúp hệ thống, tóm tắt nội dung từng chương từ đó giúp cho việc truyền đạt kiến thức dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian ghi chép và kích thích sự tự tư duy của sinh viên.  Đối với sinh viên bản đồ tư duy giúp củng cố và hệ thống kiến thức môn học Mạch điện giúp việc ghi nhớ nội dung môn học dễ dàng tạo sự hứng thú từ đó kích thích sự tìm tòi nghiên cứu về môn học Mạch điện. 3.2 Xây dựng bản đồ tư duy cho giảng dạy môn học mạch điện Dựa theo các yêu cầu về nội dung và các yêu cầu chuẩn đầu ra sau khi kết thúc nội dung giảng dạy, nhóm thực hiện đã xây dựng bản đồ tư duy cho từng chương của môn học Mạch Điện, có tất cả tám chương.( Trong phần phụ lục). - Chương 1: Những khái niệm cơ bản về mạch điện. - Chương 2: Các phương pháp phân tích mạch. - Chương 3: Mạch xác lập điều hòa. - Chương 4: Mạch ba pha. - Chương 5: Mạng hai cửa. - Chương 6: Phân tích mạch trong miền thời gian. - Chương 7: Phân tích mạch trong miền tần số. - Chương 8: Mạch phi tuyến. 17
  22. S K L 0 0 2 1 5 4