Báo cáo Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook và ảnh hưởng của nó đến hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 6570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook và ảnh hưởng của nó đến hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_thuc_trang_su_dung_mang_xa_hoi_facebook_va_anh_huong.pdf

Nội dung text: Báo cáo Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook và ảnh hưởng của nó đến hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ÐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ÐIỂM THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM Mã số: T2013 - 180 Chủ nhiệm đề tài: THS. HOÀNG ANH SKC005740 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03/2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM Mã số: T2013 - 180 Chủ nhiệm đề tài: ThS. HOÀNG ANH TP. HCM, 03/2014
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM Mã số: T2013 - 180 Chủ nhiệm đề tài: ThS. HOÀNG ANH TP. HCM, 03/2014
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT Tp. HCM, Ngày 10 tháng 03 năm 2014 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook và ảnh hưởng của nó đến hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM - Mã số: T2013 - 180 - Chủ nhiệm: ThS. Hoàng Anh - Cơ quan chủ trì: Viện Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM - Thời gian thực hiện:Từ tháng 12/2012 đến tháng 03/2014 2. Mục tiêu: Trên cơ sở khảo sát thực trạng sử dụng FB và và ảnh hưởng của nó đến hoạt động học tập của sinh viên ĐHSPKT TPHCM, đề tài đưa ra một cái nhìn khái quát về ý nghĩa của MXH đối với sinh viên. Từ đó, có những tác động phù hợp đến bản thân sinh viên, cán bộ, giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học có ứng dụng công nghệ truyền thông hiện đại. 3. Tính mới và sáng tạo: - Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về mạng xã hội ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. - Kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng để triển khai các hoạt động hỗ trợ dạy học trực tuyến. 4. Kết quả nghiên cứu: - Nhìn chung, sinh viên sử dụng Facebook với mức độ vừa phải, biết khai thác những tính năng của mạng xã hội này cho hoạt động giao lưu. Nhiếu ý kiến cho rằng nhờ có Facebook mà các mối quan hệ xã hội của sinh viên trở nên phong phú hơn. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận các bạn tỏ ra quá ham thích đến mức “nghiện” Facebook khiến nó chi phối khá nhiều thời gian cũng như sức khỏe của họ. - Việc sử dụng Facebook không ảnh hưởng xấu đến hoạt động học tập của sinh viên, tuy nhiên vẫn chưa mang lại hiệu quả cho việc phát triển năng lực học tập của các bạn. - Nhiều ý kiến của sinh viên đồng tình và mong đợiviệc giáo viên tận dụng tính năng nhóm trên Facebook để phát huy tính tích cực trong hoạt động học tập của mình. 5. Sản phẩm: 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: - Kiến nghị đến giáo viên nên tận dụng mạng xã hội Facebook hỗ trợ cho việc tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến. Trưởng Đơn vị Chủ nhiệm đề tài
  5. INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: - Project title:The use of social networking Facebook and its impact on the learning activities of students of the University of Technical Education HCMC - Code number:T2013 - 180 - Coordinator: MA. Hoang Anh - Implementing institution: Institute of Technical Education - University of Technical Education HCMC - Duration: from December 2012 to March 2014 2. Objective(s):Based on the survey and the actual use of Facebook and its influence to the learning activities of students UTE HCMC, subject gives an overview of the meaning of the social network for students. From there, it impacts themselves suitable to students, staff and teachers to improve the teaching quality of the application of modern communications technology. 3. Creativeness and innovativeness: - This is the first study of social networks at the University of Technical Education HCMC. - The research results will be used to implement activities to support online learning. 4. Research results: - In general, students use Facebook to moderate, to exploit the features of the social network for exchanges. Many people said that thanks to Facebook that the social relationships of students becomes more abundant. However, there is still a part of you so keen to show the "addict" Facebook makes it pretty much dominates the time as well as their health. - The use of Facebook does not adversely affect the operation of student learning, however, is not yet effective for the development of the academic qualifications you. - Many students' opinions and expectations concurred that teachers take advantage of the group on Facebook to promote active learning in their activities. 5. Products: 6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability: - Recommendations to teachers should take advantage of social networking site Facebook to organize support online learning activity.
  6. PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài 1.1 Những nghiên cứu ở ngoài nước Mạng FB ra đời từ năm 2004 ở Mỹ và thực sự phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới vào năm 2007. Ngay từ thời điểm này, các nhà Tâm lý học, Xã hội học cũng như những nhà khảo sát, thống kê đã quan tâm và nghiên cứu đến ảnh hưởng của FB đến hoạt động và cuộc sống của người sử dụng Internet. Trong nhiều năm qua, những nghiên cứu đó đều thống nhất một quan điểm là mạng FB đều có ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến người dùng. Tuy nhiên, càng về những năm gần đây, người ta nhận ra rằng mạng FB càng có nhiều ảnh hưởng xấu đến nhân cách của người sử dụng trẻ tuổi, như định hướng giá trị lệch lạc, tâm tính bất ổn, thái độ cư xử kém, thu hẹp cái “chúng ta” và bành trướng cái “tôi” v.v Năm 2009, Ryan Masin đã thực hiện luận văn Thạc sĩ “The effects of Facebook use on college students’s interpersonal development” (Ảnh hưởng của việc sử dụng Facebook đến sự phát triển liên nhân cách của sinh viên đại học) tại Đại học Wright State, Dayton, Ohio, Hoa Kỳ. Kết quả nghiên cứu có một số điểm đáng chú ý như: sử dụng FB càng nhiều, quan hệ liên nhân cách càng thu hẹp; người dùng FB có thể lợi dụng các trạng thái quan hệ trên đó để tạo ra những bộ mặt khác nhau trong thế giới ảo, từ đó có những hệ luỵ không tốt đến các mối quan hệ thật ngoài đời. Nghiên cứu của các trường đại học Mỹ và Đức vào năm 2012, 2013 đã chỉ ra rằng, càng "lượn lờ" trên FB nhiều, bạn càng cảm thấy cuộc sống của mình buồn chán và tẻ nhạt hơn, thông qua việc so sánh cuộc sống của mình với cuộc sống hạnh phúc (có thể là ảo) mà bạn bè đang hàng ngày khoe khoang trên trang MXH này. Từ đó cảm xúc ganh tị tăng dần có thể khiến cuộc sống của một bộ phận người sử dụng FB càng thêm tiêu cực. 1
  7. Tác giả Andreassen, hiện đang phụ trách dư ̣ án nghiên cứ u nghiện FB tại UiB, trong bài báo của mình và các đồng nghiệp đã mô tả sáu yếu tố cốt lõi nghiện FB: nhu cầu nổi bật, thay đổi tâm trạng, lòng khoan dung, phản hồi, xung đột và phản ứng mạnh . Liên quan đến hoạt động học tập, một nghiên cứu mới đây ở một trường đại học của Mĩ cho thấy: Những học sinh sử dụng FB có kết quả học tập kém hơn 20% so với học sinh khác. Ngoài giờ học, 88% học sinh không sử dụng FB tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. 75% học sinh sử dụng FB không nghĩ rằng MXH này làm giảm sút kết quả học tập. Trong một bài phỏng vấn, David DeBrot(Giám đốc phòng Kỹ năng Học thuật, Trường ĐH Quốc tế RMIT) đã phân tích:“FB làm giảm thời gian và không gian học tập một khi nó được coi là nguyên nhân gây xao nhãng trong việc học. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm tăng hai yếu tố này một khi được sử dụng để thu thập thông tin hay làm việc theo nhóm”. Ông cũng đã dẫn thông tin nghiên cứu của tạp chí “Computers in Human Behaviour “ (Ảnh hưởng của máy vi tính đối với hành vi con người) rằng việc sử dụng FB chủ yếu để tán gẫu hoặc cập nhật tình hình của bạn bè sẽ dẫn đến kết quả học tập kém; trong khi đó, sử dụng FB như công cụ khám phá hoặc thu thập thông tin lại giúp bạn đạt được kết quả học tốt. Bài phỏng vấn đã đi đến kết luận: “Sinh viên sử dụng FB cần phân bố thời gian học tập để không bị vùi lấp trong biển thông tin. Sinh viên có thể chọn dùngFB như là yếu tố gây mất tập trung hoặc dùng chính những yếu tố gây mất tập trung từ FB để giúp ích cho việc học tập của mình hiệu quả hơn bằng cách thu thập thông tin, làm rõ các khái niệm hoặc vấn đề, mở rộng hiểu biết hoặc đánh giá các ý tưởng, nghĩ ra các ý tưởng mới”. Từ những khảo lược trên có thể thấy, các nghiên cứu ở nước ngoài tập trung nhiều đến tác động của việc sử dụng FB đến tâm lý con người, trong đó bao gồm nhận thức, thái độ và cả hành vi. Về sự ảnh hưởng đến hoạt động học tập, có một số nghiên cứu và phân tích rất có giá trị, phản ánh được thực trạng không mấy tích cực về chất lượng học tập của học sinh, sinh viên dưới sự ảnh hưởng của MXH này. 2
  8. 1.2 Những nghiên cứu trong nước Trong bài viết “Nghiên cứu về hành vi sử dụng FB của con người – một thách thức mới cho tâm lí học hiện đại” đăng trên Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm TPHCM tháng 8 năm 2013, tác giả Đào Lê Hòa Ân đã khảo cứu một số công trình nghiên cứu về MXHFB trên thế giới, đồng thời trình bày những nghiên cứu về vấn đề hành vi sử dụng internet nói chung và FB nói riêng tại Việt Nam. Từ đó bài báo đưa ra kiến nghị cho những nghiên cứu chuyên sâu về hành vi sử dụng FB, đặc biệt là sự lý giải dưới góc độ Tâm lý học đối với một vấn đề xã hội mang tính đặc biệt này. Bài viết chỉ mang tính chất tổng hợp thông tin, đưa đến một thông điệp rằng hành vi sử dụng Internet nói chung và FB nói riêng của giới trẻ Việt Nam đang có vấn đề. Ngoài ra, trước và sau bài tổng hợp trên, cũng giống như xu hướng nghiên cứu chung của thếgiới, thậm chí có phần ít hơn và đơn giản hơn, các nghiên cứu tại Việt Nam về ảnh hưởng của FB đến tâm lý người sử dụng, đặc biệt là tầng lớp sinh viên chưa có nhiều. Hội thảo “MXH với lối sống của giới trẻ TPHCM” đã được Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM tổ chức vào ngày 27/08/2010 đưa ra kết luận “MXH được sửdụng ởViệt nam như một con dao hai lưỡi”. Qua đó các chuyên gia vềTâm lý xã hội nhận định bên cạnh sựphát triển chóng mặt thì MXH đặc biệt là Zing Me và FB còn gây nghiện ởgiới trẻ thành thị và đểlại nhiều hệlụy như mất đi kỹnăng sống, kỹnăng xửlý tình huống, phát tán những câu chuyện xấu ảnh hưởng đến đạo đức giới trẻv.v “MXH và cư dân mạng ởViệt Nam” là đểtài nghiên cứu của Gabe Sowa, sinh viên khoa Tâm lý học, đại học Western Washington, Mỹ được thực hiện vào tháng 12/2011 khi anh đi thực tếtại Việt Nam. Trong những nhận xét của mình, Gabe Sowa đã phát hiện ra rằng, đối với người sửdụng, ít nhất là đối với những người trẻthì MXH không chỉlà một tiện nghi mà còn là một sựcần thiết. Điều này không khác nhiều lắm với quan điểm của giới trẻÂu – Mỹ, chứng tỏthanh niên Việt Nam tiếp cận quá nhanh và bị ảnh hưởng quá nhiều từInternet nói chung và các MXH nói riêng. 3
  9. Bên cạnh đó, có một số bài bài báo đề cập đến chủ đề tương tự đã được đăng tải thời gian vừa qua, như trên báo điện tử Dân trí ngày 28/01/2013 có bài “Khi học trò bơ phờ vì phây” ( pho-vi-phay-690831.htm) nhận định “Không thể phủ nhận những tiện ích từ MXHFB (phây) thế nhưng không ít học trò do thiếu kiểm soát nên tự biến mình thành “nô lệ” trong thế giới này. Nhất là việc "đ ốt" thời gian ảnh hưởng không nhỏ đến học tập và sinh hoạt của các em”. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một bài viết cho thấy nhìn nhận chung về vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Mặt tích cực hơn, các bài viết như “Giám sát con qua FB – cần chiến thuật” ( chien-thuat-689726.htm), “Thầy cô lên FB nắm tâm tư học trò” ( 685903.htm) hay “Con trẻ không ngoan không phải vì FB” ( FB-686191.htm) cũng trên báo điện tử thì cho thấy mặt tốt của MXH này trong việc giao tiếp giữa phụ huynh, thầy cô và học trò. Như vậy cho đến thời điểm này, nghiên cứu về ảnh hưởng của FB đến hoạt động học tập của sinh viên tại Việt Nam chưa có một công trình nào chính thức. Phần lớn tập trung ở các bài phân tích, bình luận dựa trên sự quan sát thói quan sử dụng MXH này ở sinh viên, cũng như dựa trên những thông tin tổng hợp từ báo chí hoặc những nhận định của các chuyên gia Tâm lý học, Xã hội học. Do đó, đề tài này được xem là công trình cụ thể đầu tiên đề cập đến lĩnh vực trên, từ đó tạo tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn. 2. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu MXH nói chung và FB nói riêng hiện nay đang là công cụ đắc lực cho thanh niên, sinh viên trong việc tìm kiếm và duy trì các mối quan hệ từ cuộc sống ảo ra ngoài đời thực và ngược lại. Bên cạnh đó, sử dụng FB còn dần trở thành thói quen sinh hoạt hàng ngày không thể thiếu của một đại bộ phận sinh viên, trong đó có sinh viên ĐHSPKT TPHCM. Do đó tất yếu nó sẽ ảnh hưởng 4
  10. đến các hoạt động khác của sinh viên, trong đó có hoạt động học tập, hoạt động chủ đạo của họ. 3. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát thực trạng sử dụng FB và và ảnh hưởng của nó đến hoạt động học tập của sinh viên ĐHSPKT TPHCM, đề tài đưa ra một cái nhìn khái quát về ý nghĩa của MXH đối với sinh viên. Từ đó, có những tác động phù hợp đến bản thân sinh viên, cán bộ, giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học có ứng dụng công nghệ truyền thông hiện đại. 4. Cách tiếp cận vần đề nghiên cứu Dựa trên sự tổng hợp tài liệu về vấn đề nghiên cứu, tiến hành khảo sát bằng phiếu thu thập ý kiến (300 phiếu) và phỏng vấn trực tiếp (30 trường hợp) trên sinh viên trường ĐHSPKT TPHCM về nội dung nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu Tổng hợp tài liệu Quan sát Bút vấn (xem phiếu khảo sát trong phần Phụ lục) Phỏng vấn Thống kê mô tả (phần mềm SPSS for Windows) 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng việc sử dụng MXHFB và ảnh hưởng của nó đến hoạt động học tâp của sinh viên trường ĐHSPKT TPHCM. 6.2. Phạm vi nghiên cứu Chỉ nghiên cứu trên sinh viên trường ĐHSPKT TPHCM Chỉ nghiên cứu vào học kỳ 2 năm học 2012 – 2013 và học kỳ 1 năm học 2013 – 2014 5
  11. 7. Nội dung nghiên cứu 7.1 Khái quát chung về MXH, mạng FB 7.2 Thực trạng sử dụng MXHFB của sinh viên ĐHSPKT TPHCM 7.3 Ảnh hưởng của thực trạng sử dụng MXHFB với hoạt động học tập của sinh viên ĐHSPKT TPHCM 6
  12. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. Khái quát chung về mạng xã hội và mạng Facebook I. Khái niệm MXH Theo Wikipedia, mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào MXH còn được gọi là cư dân mạng. MXH có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ tài liệu, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo nhóm - group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc tên tài khoản), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng MXH khác nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. MXH khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các MXH như: Zing Me, YuMe, Tamtay II. Lịch sử phát triển MXH và MXHFB 1. Lịch sử phát triển MXH Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù mới ra mắt gần đây khi đã hội tụ đầy đủ các điều kiện nền tảng cơ sở, nhưng thực chất "tổ tiên" của MXH đã xuất hiện từ khá lâu. 7
  13. Khởi điểm cho thời đại kết nối không giới hạn như ngày nay diễn ra vào những năm 70 thế kỉ trước. Năm 1971, thư điện tử đầu tiên được gửi đi giữa hai chiếc máy tính nằm cạnh nhau với thông điệp ngắn gọn gồm dãy kí tự hàng đầu từ phía trái trên bàn phím chuẩn hiện nay “QWERTYUIOP”. Tiếp đến, cùng năm 1978 diễn ra 2 sự kiện quan trọng. Hệ thống trao đổi thông tin dữ liệu BBS (Bulletin Board System)điện thoại đường dài hoạt động. Ngoài ra, những trình duyệt sơ khai thời đầu cũng bắt đầu “lây lan” khắp nơi thông qua Usenet, một trong số những nền tảng BBS đầu tiên. Tuy nhiên, cũng phải đến 20 năm sau, trên Internet mới bắt đầu hình thành những MXH đầu tiên. Tên tuổi tiên phong làm nên cuộc hành trình social network đầu tiên trong gần 20 năm nay trước khi rơi vào quên lãng là Geocites. Năm 1994, Geocities được thành lập. Người dùng có thể khởi tạo và phát triển những địa chỉ, website cá nhân tại đây. Yahoo đã mua lại Geocities và biến trang này thành một địa chỉ quen thuộc với người dùng Yahoo. Tuy nhiên, do công nghệ lạc hậu và thiếu linh hoạt trong chiến lược phát triển, Geocities đã buộc phải đóng cửa cách đây không lâu, nhường bước cho Facebook, Linkedin, Twitter hay MySpace. Một năm sau khi Geocites ra đời, MXH đáng chú ý thứ hai trong giai đoạn này là Theglobe.com hình thành. Trang web cho phép người dùng cơ hội được trải nghiệm và xuất bản nội dung bất kì theo ý mình, đồng thời dễ dàng tương tác với bạn bè có cùng sở thích. Tuy nhiên, Theglobe.com đã nhanh chóng tụt dốc thê thảm do thiếu các điều kiện thiên thời địa lợi như hiện nay. Chỉ trong 3 năm, MXH này đã “đánh mất” gần như toàn bộ số tiền 850 triệu USD, thu được từ lần phát hành cổ phiếu đầu tiên, còn đúng 4 triệu USD. Hiện nay, TheGlobe chỉ còn lại một trang index đơn giản. Cùng thời điểm này, trình ứng dụng AOL Instant Messenger ra mắt, đồng thời Sixdegrees.com cũng xuất hiện, cho phép người dùng tạo profile và thêm bạn bè vào danh sách. 8
  14. Cách đây gần 10 năm, trang MXH nổi tiếng Friendster xuất hiện. Đây được coi là tên tuổi tiên phong hỗ trợ kết nối và chia sẻ trực tuyến giữa những người thân sống ở đời thực. Friendster hoạt động dựa vào chính người dùng và có tới 3 triệu người tham gia sau 3 tháng đầu ra mắt. Trung bình cứ 126 người dùng Internet có một người có mặt ở đây. Tuy nhiên, chỉ một năm sau thì bản sao MySpace ra mắt và nhanh chóng thu hút được người dùng Internet. Phiên bản đầu tiên của MySpace chỉ được thiết kế trong vòng đúng 10 ngày. Hai MXH phát triển nhanh nhất hiện nay có mặt khá muộn. Năm 2004, FB ra mắt. Ban đầu đây là địa chỉ dành cho sinh viên đại học kết nối và chia sẻ. Ngay sau khi ra đời tại trụ sở trường đại học danh tiếng Harvard, FB đã có tới 19.500 sinh viên đăng kí trong tháng đầu tiên. Hai năm sau, Twitter cũng kịp thời ra đời, ghi dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của MXH. Tại thời điểm năm 2008, mỗi giây người dùng Twitter đăng lên 3.283 thông điệp. Đây cũng là năm FB vượt mặt MySpace để trở thành MXH số một thế giới. Cả hai đều trở nên phổ biến hơn hẳn vượt mặt người tiền nhiệm Friendster. Thống kê cho thấy, hiện nay FB có tốc độ phát triển chóng mặt, với số lượng người dùng đông nhất. Tiếp đến là Twitter với đặc trưng là một lượng không nhỏ những chính khách, nghệ sĩ và vận động viên nổi tiếng thế giới. Friendster và Myspace đều có dấu hiệu chững lại. 2. Lịch sử phát triển Facebook Chính thức ra đời từ năm 2004, đến nay sau 10 năm FB đã có gần 1,3 tỉ người sử dụng, một con số đáng mơ ước đối với bất kỳ trang web nào. Để có được thành quả đó, những người sáng lập và điều hành trang MXH này đã không ngừng sáng tạo với tiêu chí phục vụ sát sao nhất đến từng người sử dụng, và khiến những tín đồ tin rằng FB là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Trong 10 năm qua, FB đã trải qua những giai đoạn phát triển như thế nào, 9
  15. thậm chí có những khi tưởng như phải bán mình, chúng ta hãy cùng nhìn lại những cột mốc sau. Năm 2003: FB mở đầu là một phiên bản “Hot Or Not” của trường Đại học Havard với tên gọi FaceMash, được ra mắt bởi sinh viên Mark Zuckerberg vào ngày 28/10/2003. Vào thời điểm này, tại Havard có một dịch vụ web là houseSYSTEM thu hút trên 7000 sinh viên sử dụng và đang manh nha ý tưởng về một cuốn sách ảnh điện tử có chứa thông tin của tất cả các sinh viên trong trường. Mark Zuckerberg lập tức biến ý tưởng đó thành sản phẩm riêng của mình khi nói rằng “Trong khi nhà trường phải mất vài năm thì tôi chỉ cần một tuần để hoàn thành nó”. Trang Facemash.com ra đời với hình ảnh sinh viên được Mark đánh cắp trong cơ sở dữ liệu của Havard. Từ hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân đó, ít ngày sau trang web này buộc phải đóng cửa vì sự phản đối quyết liệt từ phía sinh viên trong trường. Ngày 11/01/2004, không bỏ cuộc, Mark đăng ký tên miền thefacebook.com. Một tháng sau đó website này chính thức ra đời tại phòng trọ của chàng trai này, với mô hình của một trang MXH dùng để kết bạn. Trong vòng 24 giờ, đã có 1200 sinh viên Havard đăng ký tham gia, và trong 1 tháng đầu tiên đã có hơn một nửa số sinh viên trường này trở thành thành viên của theFB.com. Tuy nhiên, có một điều không hay là sau tuần đầu tiên hoạt động, Mark Zuckerberg đã bị anh em nhà Winklevoss và Divya Narendra tố cáo vì ăn cắp ý tưởng của họ từ dự án HaverdConnection. Bất chấp điều đó, tháng 3/2004 FB mở rộng sang 3 trường đại học lớn của Mỹ đó là Stanford, Columbia và Yale. Tháng 6/2004, website thu hút khoảng 30 trường với hơn 150000 sinh viên đăng ký. Cũng trong thời gian này, Mark gặp được hai nhân vật nổi tiếng trong làng công nghệ đó là Sean Parker – đồng sáng lập dịch vụ chia sẻ âm nhạc trực tuyến Napster, và Peter Thiel – sáng lập Paypal. Ngay sau đó, Sean trở thành chủ tịch điều hành chính thức của FB, và Peter đã đầu tư 500000 USD vào FB để sở hữu 10.2% cổ phần của website này. Trước khi kết thúc năm 2004, chàng sinh viên Mark Zuckerberg đã chính thức bỏ học Havard để tập trung cho công ty FB khi này đã sở hữu 1 triệu thành viên. 10
  16. Năm 2005 là năm phát triển mạnh mẽ của FB với việc thu hút 12.7 triệu USD đầu tư từ Accel Partners; mở rộng qui mô ra ngoài nước Mỹ bao gồm Canada, Mexico, Anh, Úc, New Zealand, Ireland với hơn 2000 trường cao đẳng và hơn 25000 trường trung học phổ thông; đội ngũ nhân viên của FB khi này đã có sự tham gia của những chuyên viên kỳ cựu từ Apple và Microsoft. Đầu năm 2006, có tin đồn rằng FB đã thua lỗ 3,63 triệu USD trong năm tài chính 2005. Cùng với đó là thông tin FB có thể phải tự rao bán với giá ban đầu là 750 triệu USD. Tháng 9/2006 Yahoo đã đánh tiếng mua FB với giá 1 tỉ USD. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, FB đã vượt qua khủng hoảng và mở rộng ra toàn cầu, chào đón tất cả thành viên có tuổi đời trên 13 và sở hữu một email hợp lệ. Năm 2007, FB tiếp tục huy động cổ đông với sự tham gia của tỉ phú Hong Kong Li Ka Shing với 60 triệu USD và Microsoft với 240 triệu USD (tương đương 1,6% cổ phần). Khi này có nhiều lời khuyên FB nên niêm yết cổ phiếu, tuy nhiên ông chủ Zuckerberg cho rằng “đây chưa phải là trọng tâm phát triển của công ty”. Năm 2008 FB tiếp tục phải đối đầu với việc tranh chấp bản quyền ý tưởng và đoạn mã xây dựng FB từ anh em nhà Winklevoss khi này sở hữu công ty ConnectU. Song song đó là thông tin huy động vốn từ các công ty đầu tư mạo hiểm với khoảng 3 đến 5 tỉ USD. Năm 2009, lần đầu tiên FB vượt mặt trang MXH Myspace về lưu lượng truy cập tại chính quê nhà Mỹ. Sau đó là động thái mua lại trang mạng kết bạn FriendFeed. Tháng 9/2009 FB bắt đầu có những khoản tiền lời đầu tiên sau 6 năm ra đời. Năm 2010 đánh dấu sự mở rộng tầm ảnh hưởng của FB với việc mua lại nhiều công ty, dịch vụ và danh khách khách hàng của đối thủ. Các tính năng mới trên FB lần lượt được giới thiệu như Community Pages, Instant Personalization, Pandora, Microsoft Docs, Yelp. Đến tháng 6/2010 cổ phần của FB được định giá 11,5 tỉ USD. FB đã trở nên nổi tiếng đến mức có hẳn một bộ phim kể về quá 11
  17. trình hình thành của mình với tên gọi “The social network” được đạo diễn bởi David Fincher. Tháng 1/2011 FB đón nhận khoản đầu tư lên đến 500 triệu USD từ Goldman Sachs, nâng giá trị FB lên tương đương 50 tỉ USD. Lúc này, chỉ tính riêng về số lượng hình ảnh người sử dụng đưa lên thì FB đã sở hữu con số 100 tỉ. Cũng trong năm này, FB tập trung mạnh phát triển công cụ Messenger bằng việc hợp tác với Skype ra mắt tính năng video chat. Hành động này đã đẩy các đối thủ như Yahoo Messenger vào tình cảnh khó khăn khi phải cạnh tranh với một “hệ sinh thái” đầy tham vọng như FB. Thêm vào đó, ứng dụng FB chính thức được công bố trên iPad, chiếc máy tính bảng vô cùng nổi tiếng lúc bấy giờ, mở đầu cho mục tiêu đa nền tảng của MXH này. Trên phiên bản web dành cho PC, FB đã ra mắt Timeline, một giao diện cho phép người dùng kiểm soát cao độ tiến trình hoạt động của mình. Năm 2012 có một ứng dụng miễn phí trên nền tảng di động rất nổi tiếng đó là Instagram, với khả năng chụp ảnh, chỉnh sửa phong phú và chia sẻ lên MXH rất nhanh chóng. Ngay lập tức FB đã thâu tóm công ty sở hữu ứng dụng này với giá 1 tỷ USD. Thương vụ này càng khiến FB trở nên mạnh mẽ, bởi việc chia sẻ hình ảnh với khả năng tùy biến cao chưa bao giờ là việc nhàm chán của những tín đồ MXH. Ngay sau đó FB chính thức phát hành cổ phiếu vào tháng 5 với giá 38USD / cổ phiếu. Với hơn 420 triệu cổ phiếu bán ra, FB đã thu về 16 tỉ USD góp phần đưa giá trị công ty lên mức 104 tỉ USD. Vào cuối năm này, FB đã cán mức 1 tỉ người dùng. Trong năm 2013, với hơn 200 triệu người nữa tham gia FB, MXH này tiếp tục tăng trưởng mặc dù đang có dấu hiệu chậm lại. Tại thời điểm này, mục đích sử dụng FB đã vượt ra ngoài khuôn khổ của một trang mạng chuyên về các mối quan hệ, và tiếp thị - kinh doanh đang là mục đích được hướng đến triệt để hơn cả, vì rất nhiều các thương hiệu, công ty đã nhận thấy tiềm năng mở rộng khách hàng của mình một cách mạnh mẽ thông qua công cụ này. Thậm chí rất nhiều trang web có chức năng đăng ký / đăng nhập, cũng đã cho phép người sử dụng dùng tài khoản FB để vào mà không cần tạo lập một tài khoản mới. Nhiều 12
  18. trò chợi trực tuyến nổi tiếng còn có khả năng hiển thị điểm số và cấp độ lên chính FB của người chơi, để từ đó các thành viên khác FB có thể trông thấy và tăng độ cạnh tranh trong trò chơi kia. Và còn nhiều nữa những tiện ích ăn theo FB càng ngày càng phát triển mạnh mẽ, khiến cho FB trở thành trang MXH thành công nhất thế giới, đưa ông chủ Mark Zuckerberg trở thành tỉ phú trẻ nhất thế giới. Năm 2014 đánh dấu 10 năm ra đời của FB. Ngay trong dịp lễ hội năm mới, FB đã tạo ra công cụ Look Back, tạm gọi là “Nhìn lại quá khứ”, để giúp người sử dụng có thể tóm tắt toàn bộ quá trình tham gia FB của mình từ những hình ảnh đã đưa lên, vào thành một video clip gói gọn trong một phút. Công cụ này đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt trên toàn bộ vương quốc FB, khiến cộng đồng mạng không ngớt buông lời cảm ơn nhà sáng lập về món quà độc đáo này. Về mặt tâm lý, đây là một thông điệp mà FB muốn chuyển đến cho các tín đồ của mình rằng “chúng tôi luôn sát cánh bên bạn, quá khứ, hiện tại và tương lai”. Quả thật với những động thái như vậy, FB vẫn sẽ luôn được xem là MXH thành công với tính “sát đối tượng” của nó. III. Sự thành công của FB dưới góc độ tâm lý Sau khi phân tích lịch sử hình thành và phát triển của FB, chúng ta không thể phủ nhận sự thành công quá nhanh chóng và ngoạn mục của MXH này so với các trang khác, trong khi tuổi đời không quá già. Nếu FB quyến rũ như vậy, chắc hẳn phải có gì đó trong các hoạt động của người dùng mà đáp ứng được sự mong ước, thỏa mãn được họ. Bằng việc phân tích các hoạt động phổ biến nhất của người dùng FB, chúng ta có thể biết được sự hấp dẫn về mặt tâm lý và xã hội mà MXH này đem lại. 1. Cập nhật status (trạng thái) Nếu thường xuyên sử dụng FB, chúng ta chắc hẳn sẽ nhận ra có rất nhiều dạng status hằng ngày của bạn bè trên trang News Feed (tạm dịch là Mục tin tức) của mình. Status có thể từ chuyện họ đang làm gì đến các vấn đề nghiền ngẫm triết lý. Cũng có những người cố gắng tỏ ra bí ẩn với status của họ và khiến mọi 13
  19. người phải tò mò về việc họ đang nói về gì, hay những người đơn thuần than phiền về cuộc sống của họ. Tất cả đã đủ để ta thấy sự đa dạng của status bây giờ. Đừng ngạc nhiên hỏi vì sao người này lại muốn những người khác quan tâm đến status của họ, vì việc đó cũng giống như chúng ta muốn mọi người giao tiếp và nói chuyện với mình. Chúng ta, đều là những cá nhân trong một tập thể, đều chung mong muốn được giao tiếp với những người khác. Sự thỏa mãn đến khi status của chúng ta được biết đến, hay tốt hơn, được “chấp nhận”. Sâu thẳm trong mỗi người chúng ta đều muốn mỗi một status mới của mình đều sẽ được đọc và phản ứng lại với nó. Sự nhận thức này càng làm chúng ta muốn cập nhật các status mới của mình hơn. Sau đó, việc này dần dần trở thành các phản xạ có điều kiện khi người dùng cảm thấy mình có được sự biết đến và “chấp nhận” của mọi người mỗi khi status nhận được phản ứng từ bạn bè. 2. Comment (bình luận) và Like (thích) Theo Pew Internet, đã có các nghiên cứu về MXH chỉ ra rằng việc comment và “like” các bài viết của những người khác là một trong những hành động chính khi trên FB. Vì sao? Một nguyên nhân có vẻ đúng đó là khi chúng ta thích thú khi nhận được sự quan tâm, sự biết đến và “chấp nhận” của mọi người thể hiện bằng cách “like” và comment, chúng ta có xu hướng làm điều tương tự với những người khác. Giống như câu nói “Hãy đối xử với những người khác như những người khác sẽ đối xử với bạn”, các khái niệm của sự có qua có lại là rất nhiều ở đây. Nó trở thành một mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, trong đó cả hai phía đều nhận được sự hài lòng bằng các “like” và comment các bài đăng của nhau. Bên cạnh việc có qua có lại, liệu có khi nào chúng ta thật sự muốn “like” hay comment trước một bài viết vì nó thật sự hay, ý nghĩa, hài hước ? Thật ra, hầu hết chúng ta cảm thấy mình cần phải phản ứng lại trước một bài viết, bởi vì chúng ta muốn những người khác làm vậy với những bài viết của mình. Vấn đề 14
  20. ở đây là, chúng ta không thể dễ dàng phân biệt được rằng mình “like” vì thật sự thích hay muốn được đáp lại bởi các ý định đó đều xảy ra ở mức độ vô thức. Tại sao không chỉ nhìn bài viết hay, ý nghĩa, hài hước đó rồi đi? Tại sao phải “like” hay comment? Tất cả đều không có câu trả lời rõ ràng. 3. Việc check-in (thông báo nơi vừa đến) Với sự gia tăng của smartphone trong những năm gần đây, người dùng đang chuyển sang ứng dụng FB trên điện thoại để gắn kết với các hành vi của họ. Một hành động mà đã trở thành thương hiệu của ứng dụng FB trên điện thoại đó là Check-in, được sử dụng nhờ chức năng GPS của các smartphone. Check-in ẩn giấu một mối nguy hiểm tiềm tàng trong việc người dùng trở thành nạn nhân của kẻ xấu. Điều hấp dẫn ở đây là mặc dù người sử dụng FB nhận thức rõ sự riêng tư của họ bị ảnh hưởng, họ vẫn sẵn sàng chia sẻ với người khác vị trí hiện tại của họ. Câu hỏi đặt ra là: Sự thỏa mãn chúng ta có được, khi chúng ta nói cho những người khác biết vị trí hiện tại của ta, là gì? Giống như các loại cập nhật bài viết hay status khác trên FB, nơi mà họ check-in thể hiện một phần con người của họ. Tuy nhiên, check-in mang một đẳng cấp khác so với cập nhật status, comment, hay “like”. Check-in là một hành động chỉ xảy ra khi bạn đang thật sự ở đó (tất nhiên nếu bạn thành thật), do đó, bạn có cảm giác đạt được một thứ gì đó khi nói bạn đang ở một nơi nào đó. Tất nhiên, hành động luôn tốt hơn lời nói. Có những lý do khác giải thích cho việc mọi người muốn check-in bất cứ nơi nào họ đến. Một số muốn lưu giữ những kỉ niệm những nơi mà họ đến và nhìn lại hành trình của họ, giống như đánh dấu những gì họ đã đạt được và tìm kiếm sự khen ngợi từ việc đó. Những người khác tận dụng khả năng đó để xác định vị trí của bạn họ ở những vùng lân cận và để những người khác xác định vị trí của mình. 15
  21. 4. Đăng ảnh “Trăm nghe không bằng một thấy”. Thật vậy, không gì thể hiện bản thân bạn rõ ràng trên FB hơn những hình mà bạn chọn để làm hồ sơ và hình nền, và những bức ảnh khác mà bạn đăng (pospt) lên tường. Thật ra, nếu chúng ta so sánh việc check-in và post ảnh, thì việc post ảnh là một chứng cứ rõ ràng hơn cho việc bạn đã từng làm gì (trừ khi bạn làm giả những bức ảnh). Bạn có thể viết gì cũng được trên status, có thể giả tạo check-in, nhưng, ảnh thì khó hơn. Khi chúng ta chia sẻ ảnh của mình với những người khác, chúng ta đang cho họ thấy con người của mình một cách đáng tin cậy nhất. Từ góc nhìn tâm lý học, việc chia sẻ ảnh của chính mình là một dạng kiểm soát hình ảnh, theo cách mà chúng ta muốn mọi người nhìn chúng ta. Về bản chất, chúng ta miêu tả chính mình theo cách mà chúng ta muốn được người khác nhìn thấy như vậy, và trong hầu hết các trường hợp, để được mọi người thích. Có lẽ chúng ta muốn người khác nhìn nhận mình như một người hài hước, lãng mạn nên chúng ta post hình của mình với những kiểu thể hiện như vậy hoặc cho mọi người thấy những gì mình đã làm. Nếu muốn thể hiện con người mình trên FB như thế nào, post ảnh là cách tốt nhất để mọi người nhìn nhận. Tóm lại, những hành động trên thể hiện mong muốn tương tác của bản thân người dùng FB với nhau. Sâu xa trong đó là nhu cầu thể hiện cái tôi của mình một cách triệt để nhất, bằng cách này hoặc cách khác. Qua đó chúng ta thấy được FB nói riêng và các MXH nói chung đã đọc vị được chính xác một phần tâm lý xã hội của cá nhân con người thời đại ngày nay: mong muốn bành trướng cái "ảo" để khoả lấp cho sự nhỏ bé, thất bại của cái "thật", và đáp ứng nó bằng những công cụ như trên. Như vậy, ảnh hưởng về mặt tâm lý của FB đến người sử dụng là điều chắc chắn. Trong số gần 1,3 tỉ "thần dân" của mình, "vương quốc" FB sở hữu một lượng rất lớn người dùng là thanh niên, sinh viên. Với hoạt động chủ đạo 16
  22. S K L 0 0 2 1 5 4