Báo cáo thực tập tour xuyên Việt: Quảng Nam

pdf 53 trang phuongnguyen 5920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo thực tập tour xuyên Việt: Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_thuc_tap_tour_xuyen_viet_quang_nam.pdf

Nội dung text: Báo cáo thực tập tour xuyên Việt: Quảng Nam

  1. TRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN BÁO CÁO THỰC TẬP TOUR XUYÊN VIỆT NĂM HỌC : 2007 – 2011
  2. QUẢNG NAM Lịch sử Trước kia Quảng Nam là đất Chiêm Thành, năm 1301 theo thỏa ước giữa vua Chiêm Thành là Chế Mân và vua Đại Việt là Trần Nhân Tông, vua Chế Mân dâng hai châu Ô tức Thuận Châu (bắc Hải Vân) và châu Rí tức Hóa Châu (Nam Hải Vân) làm sính lễ cưới con gái vua Trần Nhân Tông là công chúa Huyền Trân. Người Việt dần định cư tại hai vùng đất mới, người Chiêm Thành lùi dần về vùng đất còn lại phía Nam của vương quốc. Năm 1402, nhà Hồ thay thế nhà Trần. Nhà Hồ chia Hóa Châu thành 4 châu nhỏ hơn là Thăng Châu, Hóa Châu, Tư Châu và Nghi Châu và đặt An Phủ Sứ cai trị Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông, vua Lê Thánh Tông lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 - Thừa Tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Danh xưng Quảng Nam xuất hiện từ đây. Cư dân Quảng Nam là sự cộng cư trong suốt quá trình mở nước. Người Việt (Kinh) có mặt ở Quảng Nam trước năm 1471, cùng với người Chăm pa, người Hoa. Ngày nay, ở Quảng Nam, ngoài người Việt thuần gốc, người Hoa, còn có người Việt (Kinh) có nguồn gốc tổ tiên lâu đời là người Trung Quốc (người Minh Hương).
  3. Theo dòng lịch sử, Quảng Nam từng là đất đóng đô của một vương quốc cổ có thời gian tồn tại 15 thế kỷ. Dưới triều Lê Thánh Tông (năm 1471), Quảng Nam trở thành một bộ phận của Đại Việt và trong thời điểm Trịnh-Nguyễn phân tranh, Quảng Nam thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn (từ năm 1570). Hội An được chọn là điểm giao thương duy nhất với thế giới khi đó nên nhiều thương gia nước ngoài hay gọi Quảng Nam Quốc. Bằng lao động sáng tạo, Quảng Nam đã góp phần vào tiến trình mở nước của dân tộc và tạo lập cuộc sống phồn vinh của một vùng - xứ Quảng. Biên niên sử thời Nguyễn đã chép về giai đoạn này như sau: “Chúa ở trấn hơn 10 năm, (chúa Tiên Nguyễn Hoàng) chính sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang, nhân dân đều an cư lạc nghiệp, chợ không hai giá, không có trộm cướp. Thuyền buôn các nước đến nhiều. Trấn trở nên một đô hội lớn”. Đến giữa thế kỷ XVII, chính quyền đàng Trong nhanh chóng suy yếu, nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất diễn ra gay gắt, thuế khóa ngày càng tăng Quan lại lợi dụng hành hạ, ẩu lậu, cố tình tăng giảm, sinh sự làm khổ dân. Trước hoàn cảnh đó, khi phong trào Tây Sơn bùng nổ, nhân dân Quảng Nam đã hưởng ứng mạnh mẽ. Mùa thu năm 1773, khi quân Tây Sơn kéo ra Quảng Nam, nhân dân Quảng Nam đã phối hợp cùng nghĩa quân phục kích ở Bến Đá (Thạch Tân, Thăng Bình, Quảng Nam) đánh bại quân của chúa Nguyễn do các tướng Nguyễn Cửu Thống, Nguyễn Hữu Sách chỉ huy. Chiến thắng của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh-Nguyễn, mở đầu sự
  4. nghiệp thống nhất đất nước có phần đóng góp rất lớn của nhân dân Quảng Nam. Năm 1806 vua Gia Long thống nhất đất nước. Về hành chính, vua chia đất nước thành 23 trấn và 4 doanh thuộc đất kinh kỳ gồm Trực Lệ- Quảng Đức, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam doanh [3]. Năm 1831, vua Minh Mạng đổi trấn và doanh thành tỉnh. Quảng Nam chính thức trở thành tỉnh từ năm này. Tỉnh Quảng Nam được chia thành 8 phủ, huyện gồm Hòa Vang, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, và Tiên Phước. Năm 1888, dưới thời vua Thành Thái Đà Nẵng thị tách khỏi Quảng Nam để trở thành đất nhượng địa của thực dân Pháp. Sau Hiệp định Gonèvo, dưới thời chế độ Việt Nam Cộng Hòa tỉnh Quảng Nam (1956) bị chia thành hai tỉnh mới là Quảng Nam ở phía Bắc gồm các quận Hòa Vang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đức Dục, Hiếu Nhơn, Quế Sơn, Hiếu Đức, và Thường Tín và Quảng Tín ở phía Nam gồm Thăng Bình, Tiên Phước, Hậu Đức, Lý Tín, Hiệp Đức và Tam Kỳ. Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quyết định sáp nhập hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và Thành phố Đà Nẵng thành lập tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng với Đà Nẵng là tỉnh lị. Tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng gồm Thành phố Đà Nẵng và
  5. các huyện Hoà Vang, Ðiện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Ðại Lộc, Quế Sơn, Tiên Phước, Tiên Giang, Phước Sơn, Trà My. Năm 1997, tại kỳ họp thứ X của Quốc Hội, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được chia thành hai đơn vị thành chính độc lập gồm Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Tỉnh Quảng Nam mới có 14 huyện gồm Hiên (nay là huyện Nam Giang), Giằng (nay là Đông Giang và Tây Giang), Đại Lộc, Phước Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn (nay là Quế Sơn và Nông Sơn), Thăng Bình, Hiệp Đức, Tiên Phước, Trà My (nay là Bắc Trà My và Nam Trà My, Núi Thànhvà 2 thị xã Tam Kỳ(nay là thành phố tỉnh lị Tam Kỳ và huyện Phú Ninh và thị xã Hội An (nay là thành phố Hội An) +Diện tích: 528,2 Km +Dân Số: 1,5 triệu người +Tỉnh lỵ: Thành phố Tam Kỳ Thành phố Hội An +Các huyện: Huyện Điện Bàn Huyện Thăng Bình Huyện Bắc Trà My Huyện Nam Trà My
  6. Huyện Núi Thành Huyện Phước Sơn Huyện Tiên Phước Huyện Hiệp Đức Huyện Nông Sơn Huyện Nam Giang Huyện Đông Giang Huyện Đại Lôc Huyện Phú Ninh Huyện Tây Giang Huyện Duy Xuyên Huyện Quế Sơn +Dân Tộc:Việt(Kinh), Hoa, Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng, Cor +Khu Vực: là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ Việt Nam có tọa độ địa lý khoảng 108026’16” đến 108044’04” độ kinh đông và từ 15023’38” đến 15038’43” độ vĩ bắc. Phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp tỉnh Sêkoong của nước CHDCND Lào. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Tam Kỳ. Quảng Nam nổi tiếng với hai di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ
  7. Sơn. Quảng Nam có hướng địa hình nghiên dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn cao trên 2.000m như núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole - Lang cao 1.855m (huyện Phước Sơn). Núi Ngọc Lĩnh cao 2.598m nằm giữa ranh giới Quảng Nam.Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngoài khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang. +Khí Hậu: Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,4oC, Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 20oC +Giao Thông: +Đường bộ:Quốc lộ 1 A đi qua địa phận tỉnh Quảng Nam. +Đường sắt : Trục đường sắt Bắc Nam đi qua tỉnh Quảng Nam. Ngoài nhà ga chính ở Tam Kỳ, còn có ga Nông Sơn.ga Phú Cang(Bình Quý_ Thăng Bình) +Đường hàng không : Sân bay Chu Lai Quảng Ngãi hiện nay mỗi tuần có hai chuyến bay đến từ thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai, sẽ mở thêm đường bay đến Hà Nội. Xa hơn nữa, sân bay Chu Lai sẽ được phát triển thành sân bay quốc tế phục vụ cho việc trung chuyển hành khách và hàng hóa trong khu vực. Ngoài ra, việc đưa sân bay Chu Lai
  8. vào hoạt động sẽ giúp cho du khách đến với hai di sản văn hóa thế giới Hội An và Mỹ Sơn dễ dàng hơn. +Tham Quan: +Văn hóa & Lễ hội: Lễ hội Bà Thu Bồn là một lễ hội dân gian của cư dân ven sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam với mục đích cầu nguyện một năm mới đất trời thuận hòa, người dân ấm no hạnh phúc. Lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày 12 tháng 2 âm lịch [8] . Xen lẫn các tiết mục văn nghệ dân gian là tiếng hò reo cổ vũ của cư người xem hội hai bên bờ. Nghi thức quan trọng nhất là lễ tế Bà và lễ rước nước về đền. Đền thờ Bà Thu Bồn nằm trong một vùng đồng bằng ven sông thuộc huyện Duy Xuyên. Phần hội quan trọng nhất là hội đua thuyền Lệ Bà (Nam-Nữ), hội thả hoa đăng và đốt lửa thiêng trên những bãi bồi của dòng Thu Bồn. Lễ Hội Bà Chiêm Sơn là lễ hội của cư dân làm nghề nuôi tằm dệt vải của xã DUY TRINH, huyện Duy Xuyên. Lễ được tổ chức ngày 10-12 tháng Giêng âm lịch tại Dinh bà Chiêm Sơn. Lễ hội là dịp bày tỏ niềm tôn kính với người đã khai sinh ra nghề ươm tằm dệt lụa cho địa phương. Người tham gia lễ hội có cơ hội thưởng thức các món ăn đặc trưng của người Quảng Nam. Lễ hội còn là dịp để tham gia các trò chơi dân gian như đá gà, ném bóng vào rổ, hát bài chòi.
  9. Carneval Hội An là lễ hội đường phố được tổ chức lần đầu tiên tại thành phố Hội An vào Giao thừa năm 2009 (dương lịch). Lễ hội mô phỏng theo các lễ hội Carneval đường phố vốn rất nổi tiếng tại các nước Châu Âu và Mỹ Latin Lễ hội Rước cộ Bà Chợ Được được tổ chức hằng năm vào ngày 11 tháng Giêng (âm lịch) tại xã Bình Triều, huyện Thăng Bình. Đây là một kiểu lễ hội tâm linh để tỏ lòng tôn kính với bà Nguyễn Thị Của. Theo tài liệu "Thần Nữ Linh Ứng Truyện", bà sinh năm 1799 tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Bà mất năm 1817, hưởng dương 18 tuổi. Theo cư dân địa phương, bà rất linh thiêng. Trong một lần ngao du đến làng Phước Ấm (nay là Chợ Được, xã Bình Triều), thấy cảnh sông nước hữu tình, bà chọn nơi này họp chợ để giúp cư dân có cuộc sống sung túc hơn. Bà hóa thân thành một thiếu nữ xinh đẹp chừng 18 tuổi làm nghề bán nước đổi trầu. Dần dần cư dân xung quanh tập trung buôn bán, Chợ Được được hình thành và phát triển. Để ghi nhớ công ơn bà, cư dân trong vùng lập đền thờ "Lăng Bà" và được triều đình phong tặng sắc phong "Thần Nữ Linh Ứng-Nguyễn Thị Đẳng Thần". Lễ Hội Long Chu Lễ Hội Cầu Bông Lễ Hội Bà Thiên Hậu
  10. Lễ Hội Nguyên Tiêu là lễ hội của Hoa Kiều tại Hội An. Lễ được tổ chức tại Hội Quán Triều Châu và Quảng Triệu vào ngày 16 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm Lễ Tế Cá Ông Lễ Cúng Tổ Minh Hải Lễ Hội Đêm Rằm Phố Cổ được tổ chức vào ngày 14 âm lịch hằng tháng tại đô thị cổ Hội An. Tại thời điểm đó, cư dân trong thành phố sẽ tắt hết điện chiếu sáng, thay vào đó là ánh sáng rực rỡ từ đèn lồng. Thành phố sống trong không gian tĩnh mịch của quá khứ. Các phương tiện có động cơ không được tham gia lưu thông. Đường phố được giành cho người đi bộ thưởng lãm. +Di Tích-Danh Thắng: Kinh thành Trà Kiệu (Sibapura): Kinh thành Sư Tử ngày nay đã bị tàn phá nặng nề. Theo những ghi chép trong Thủy Kinh Chú (thế kỷ XV) chúng ta biết rằng kinh thành này được bao bọc bởi hệ thống thành quách, hào lũy đồ sộ xây dựng theo kỹ thuật Trung Hoa. Tại đây cũng có một số đền thờ lớn thờ thần linh (một phần lớn tác phẩm điêu khắc quan trọng hiện trưng bày tại bảo tàng điêu khắc Chămpa- Đà Nẵng). Trong những năm 80 nhân dân trong vùng đã tìm thấy một số lượng lớn những hiện vật bằng vàng. Đó là những đồ trang sức được chế tác
  11. rất tinh xảo. Những cứ liệu trên phần nào cho thấy sự phồn vinh của kinh đô này, mà tiếng tăm của nó đã có thời lừng lẫy trong vùng Đông Nam Á . Nhà thờ Trà Kiệu : Nhà thờ nằm ở khu vực Thành Cổ Trà Kiệu, cách Đà Nẵng 37km về hướng Nam. Nhà Thờ Trà Kiệu được xây dựng vào năm 1722, đến 1865 nhà thờ được di chuyển đến địa diểm hiện nay. Thánh đường hiện tại do linh mục PhêRô Lê Như Hảo xây vào năm 1971 với kiến trúc nhà thờ phương Tây thời kỳ ánh sáng kết hợp những nét hoa văn mang đậm tính dân tộc. Trước cổng vào thánh đường là hai con rồng dài 20m uốn lượn theo đường lên hành lang tầng trên vào chính điện nhà thờ . Bên cạnh nhà thờ còn có tu viện Mến Thánh Giá (xây dựng năm 1867), nhà truyền thống và Nhà Thờ Đức Mẹ (xây năm 1898) trên đồi cao 60m. Huyện Điện Bàn Điện Bàn có 1 thị trấn (Vĩnh Điện) và 15 xã gồm các xã Điện Dương, Điện Nam, Điện Ngọc, Điện Hòa, Điện Thắng, Điện An, Điện Phước, Điện Thọ, Điện Hồng, Điện Tiến, Điện Minh, Điện Phương, Điện Trung, Điện Quang và Điện Phong. Điện Bàn là huyện phát triển nhất hiện nay của tỉnh Quảng Nam, với các
  12. khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, với khu thị trấn Vĩnh Điện sầm uất. Huyện Điện Bàn có nhiều làng nghề nổi tiếng. Xã Điện Phương có nghề đúc đồng Phước Kiều, gồm có các xã Điên Nghề trồng dâu nuôi tằm cùng với việc trồng thuốc lá ở các xã thuộc khu vực Gò Nổi vì đất bồi rất phì nhiêu do lũ lụt đem đến. Huyện Điện Bàn còn có tháp Bằng An, một di tích văn hóa Chăm. Điện Bàn là quê hương của nhiều chiến sĩ yêu nước: Cụ Hoàng Diệu quê ở Điện Quang, anh Nguyễn Văn Trỗi quê ở Điện Thắng, chị Trần Thị Lý và cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình quê ở Điện Quang, Giáo sư Lê Trí Viễn quê ở Điện Hồng. Bãi biển Cửa Đại Cửa Đại còn gọi là Đại Chiêm, cách Hội An 4km, đi thẳng theo đường Trần Hưng Đạo, đường Cửa Đại. Đây là một bãi biển đẹp thu hút nhiều khách. Xa xa ngoài khơi là 7 hòn đảo của cù lao Chàm. Trên đảo có 2.500 dân sinh sống bằng nghề biển và khai thác tổ yến Đô thị cổ Hội An : cách thành phố Đà Nẳng (tỉnh lỵ của Quảng Nam - Đà Nẳng) khoảng 25km về hướng đông nam, nằm trên bờ sông Thu Bồn và chỉ cách biển Đông 5km, đô thị cổ Hội An gần đây đã thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều khách tham quan, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, hoàn cảnh xã hội và
  13. điều kiện thiên nhiên biến động nhiều : chiến tranh giữa Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn đã tàn phá Hội An dữ dội, các con sông đổi dòng, cửa sông Thu Bồn bị phù sa bồi lấp, thuyền bè ra vào khó khăn, một cảng biển mới hình thành ở Đà Nẳng nơi cửa sông Hàn. Từ đó Hội An chỉ còn là một phố nhỏ hiền lành trầm mặc soi mình trên dòng sông biếc xanh. Đầu những năm 80 của thế kỷ này Hội An được phát hiện lại như là một trong những đô thị cổ quý báu còn lại của Liên Hiệp Quốc (UNESCO). Khu phố cổ nằm ở phía nam thị xã Hội An ngày nay, sát con sông Thu Bồn. Phố Lê Lợi (xưa gọi là phố Hội An) được xây dựng đầu tiên cách nay khoảng 4 thế kỷ, rồi đến phố Trần Phú (xưa là phố cầu Nhật Bản) cách nay hơn 3 thế kỷ rưỡi là nơi tập trung đông đảo người Nhật, sau đó là phố Nguyễn Thái Học (tên cũ là phố Quảng Đông) được người Trung Hoa xây dựng cách đây hơn 300 năm, các phố khác như Phan Chu Trinh (phố Minh Hương xưa), Trần Quý Cáp (phố chợ Cũ), Nguyễn Thị Minh Khai (phố Khải Định cũ), một phần phố Trưng Nhị và đường Bạch Đằng ven sông Thu Bồn đều là những phố cổ với nhiều chùa, đình, đền, miếu, hội quán, nhà thờ họ, nhà ở, chợ búa được xây dựng từ rất lâu đời. Bắc qua một con ngòi nhỏ, nối liền hai xã Cẩm Phô và Minh Hương xưa là chiếc cầu gỗ dài 18m có mái lợp ngói được gọi là cầu Nhật Bản, tương truyền do cộng đồng người Nhật ở Hội An góp tiền xây dựng từ đầu thế kỷ XVII. Nhân dân địa phương quen gọi di tích cổ nhất của Hội An này là chùa Cầu, còn sách vở xưa thì gọi là cầu Lai Viễn. Mặt cầu
  14. cong vồng lên ở giữa, mái cầu cũng uốn cong mềm mại, chùa thờ Bắc Đế và Trấn Võ, mặt bằng hình vuông nhỏ nhắn như một cái miếu nối liền với đoạn giữa của cầu theo dạng chuôi vồ. Nổi bật lên giữa đô thị cổ là khoảng hai mươi ngôi chùa và hội quán cổ đáng chú ý là chùa Phúc Kiến (Mẫn Thương hội quán có từ năm 1687), chùa Ngũ Bang (Dương Thương hộiquán), chùa Hải Nam (Quỳnh Phủ hội quán) và chùa ông Bổn (hội quán Triều Châu) xây suốt 40 năm mới xong (1845 - 1885) đều là những chùa to đẹp thờ Phật, thờ Thánh, dù được tu bổ nhiều lần nhưng vẫn giữ được những bộ khung nhà chạm trổ, những cánh cưả gỗ chạm lộng, những mảng điêu khắc, những đồ cổ quý hiếm của Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Âu Chùa Quảng Triệu (Quảng Đông Hội Quán) : Hội quán Quảng Đông do người Hoa kiều bang Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, và còn có tên là Quảng Triều Hội Quán, tọa lạc trên đường Trần Phú của thị xã Hội An Hội quán nằm trong khuôn viên hình chữ "Quốc" khép kín, bao gồm cổng tam quan, sân trước rộng đặt cây cảnh, phương đình, nhà đông, nhà tây, sân trời và chính điện. Ban đầu hội quán thờ bà Thiên Hậu, sau chuyển sang thờ Quan Công và Tiền hiền của bang. Hội quán còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ như bốn bức tranh hoành phi lớn, một lư đồng lớn, cặp đôn sứ Trung Hoa và nhiều tư liệu quí về cộng đồng người Hoa sống ở Hội An. Với nghệ thuật sử dụng hài hoà các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và hoạ tiết trang trí đã đem lại cho hội quán vẻ
  15. đẹp riêng có. Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng Âm lịch), vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình, thu hút nhiều người tham gia. Tiêu biểu nhất cho kiến trúc Hội An là những ngôi nhà cổ, ví dụ nhà số 1001 Nguyễn Thái Học, nhà số 4 Nguyễn thị Minh Khai, nhà số 37, 77 và 129 phố Trần Phú là kiểu nhà gỗ hình ống dài 40m - 70m thông suốt hai mặt phố, mặt ngoài dành để buôn bán và chứa hàng, bên trong là khu ở với nhiều gian có sân sáng suả và nhà cầu nối các gian, tất cả các bộ phận của nội thất đều được chạm trổ, trang trí rất tinh xảo. Nhà cổ Tấn Ký : 101 Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Là một trong những ngôi nhà cổ đầu tiên và đẹp nhất của Hội An. Trải qua hơn 200 năm, ngôi nhà vẫn giữ được lối kiến trúc cổ xưa với sự kết hợp hài hòa của ba nền văn hóa Nhật, Trung, Việt. Ngôi nhà nổi tiếng với đôi liễn bách điểu (có khắc bài thơ mà mỗi nét chữ là một con chim đang dang rộng cánh bay) và chén Khổng Tử. Nhà cổ Quân Thắng : 77 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình
  16. dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện. Nhà cổ Phùng Hưng : 4 Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Với tuổi thọ hơn 100 năm, nhà Phùng Hưng có kết cấu độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây. Ngôi nhà chứa đựng nhiều thông tin về lối sống của tầng lớp các thương nhân ở thương cảng Hội An xưa. Mặc dù cũng được thực hiện bằng chất liệu quý nhưng nhà Phùng Hưng không chạm trổ, điêu khắc cầu kỳ mà được giữ thô một cách cố ý.Nhà Phùng Hưng được cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá quốc gia vào ngày tháng 6 năm 1993. Điều làm ta thích thú ngạc nhiên là các ngôi nhà cổ ở Hội An đều được cấu trúc đa dạng, rất khác nhau về tổ chức không gian cũng như về nghệ thuậât điêu khắc, trang trí, nghệ thuật bài trí sân vườn trồng hoa và cây cảnh. Trên đất nước ta có lẽ Hội An là nơi chứa đựng cái hình mẫu đầu tiên của ngôi nhà rường với mái vỏ cua (còn gọi là mái thừa lưu), một biện pháp mở rộng diện tích nội thất rất thông minh, tưởng chỉ thấy ở Phú Xuân (Huế), nhưng chính trong những ngôi nhà cổ ở Hội
  17. An lại được sử dụng phổ biến. Ở đây đặt ra một vấn đề là tìm hiểu ảnh hưởng qua lại của văn hóa Hội An với văn hóa Phú Xuân xưa, cụ thể là giữa kiến trúc Hội An với kiến trúc cung đình Huế, và thông qua Hội An là ảnh hưởng của kiến trúc Á Đông (Trung Hoa, Nhật Bản) mà nghệ nhân Việt Nam đã tiếp nhận trong những thế kỷ giao lưu văn hóa trước đây. Phố cổ Hội An hàng tháng vào ngày 1 và ngày 15 thường tổ chức đêm rằm phố cổ, tất cả các ngôi nhà trong phố cổ đều thắp đèn lồng, cấm xe máy và tổ chức các hoạt động du lịch phong phú. Vào những ngày này, tất cả các đoạn đường đều cấm xe máy và hình thành nên phố đi bộ. Hiện nay, đêm rằm Phố Cổ được tổ chức định kỳ vào cuối tuần.Bài chòi là hoạt động diễn ra vào đêm rằm phố cổ rất thu hút du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Đây là một trò chơi dân gian còn bảo tồn khá tốt tại Quảng Nam. Du khách đến Hội An còn bị hấp dẫn bởi những yếu tố về con người, phong tục tập quán, ngôn ngữ, cảnh sắc thiên nhiên, những hàng hoá phong phú và ngon nổi tiếng khắp vùng cùng với các làng nghề truyền thống được nhiều người biết đến như làng mộc Kim Bồng,.Làng gốm Thanh Hà, Làng rau Trà Quế,Làng dệt Mã Châu,Làng đúc đồng Phước Kiều. Các di sản văn hóa Chăm :
  18. Thánh địa Mỹ Sơn : Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía Tây nam, cách Trà Kiệu khoảng 10 km về phía tây trong một thung lũng kín đáo. Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 4. Trong nhiều thế kỷ, thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) trị vì từ năm 381 đến 413, vị vua đã xây dựng một thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc - thể hiện ở các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, và về văn hóa - thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia. Vào năm 1898, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp tên là M.C Paris. Vào những năm đầu thế kỷ XX này, 2 nhà nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm. Cho đến những năm 1903-1904 những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được L.Finot chính thức công bố.
  19. Tiền thân của quần thể kiến trúc Mỹ Sơn cổ kính này, theo căn bia để lại là một ngôi đền làm bằng gỗ để thờ thần Diva Bhadresvera. Nhưng đến khoảng cuối thế kỷ VI, một cơn hoả hoạn đã thiêu cháy ngôi đền gỗ. Bức màn lịch sử đã được các nhà khoa học vén dần lên thông qua những bia ký và lịch sử nhiều triều đại xưa cho ta thấy Mỹ Sơn là khu thánh địa quan trọng nhất của dân tộc Chăm suốt từ cuối tế kỷ IV đến thế kỷ XV. Bằng vật kiệu gạch nung và đá sa thạch, trong nhiều thế kỷ người Chăm đã dựng lên một quần thể kiến trúc đền tháp độc đáo, liên hoàn: Ðền chính thờ Linga-Yoni biểu tượng của năng lực sáng tạo. Bên cạnh tháp chính (Kalan) là những tháp thờ nhiều vị thần khác hoặc thờ những vị vua đã mất. Mặc dù thời gian cùng chiến tranh đã biến nhiều khu tháp thành phế tích nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc còn lại cho đến ngày nay vẫn còn để lại những phong cách giai đoạn lịch sử mỹ thuật dân tộc Chăm, những kiệt tác đánh dấu một thời huy loàng của văn hoá kiến trúc chămpa cũng như của Đông Nam Á Mỗi thời kỳ lịch sử, kiến trúc mang phong cách riêng, cũng như mỗi đền tháp thờ những vị thần, những triều vua khác nhau tạo nên đường nét kiến trúc đầy dấu ấn, nhưng nhìn chung tháp Chàm đều được xây dựng trên một mặt bằng tứ giác, chia làm 3 phần: Ðế tháp biểu hiện thế giới trần gian, vững chắc. Thân tháp tượng hình của thế giới thần linh, kỳ bí mê hoặc. Phần trên cùng là hình người dâng hoa trái theo nghi lễ hoặc hình cây
  20. lá, chim muông, voi, sư tử động vật gần gũi với tôn giáo và cuộc sống con người. Sau khi phát hiện ra khu tháp cổ Mỹ Sơn, nhiều hiện vật tiêu biểu trong đó đặc biệt là những tượng vũ nữ, các thần linh thờ phượng của dân tộc.Chăm, những con vật thờ cũng như những cảnh sinh hoạt cộng đồng đã được đưa về thành phố Ðà Nẵng xây dựng thành bảo tàng kiến trúc Chămpa. Tuy không phải là nhiều, nhưng những hiện vật này là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tiêu biểu, nó có giá trị văn hoá của một dân tộc, nhưng hơn thế nữa, có là những chứng tích sống động, xác thực lịch sử của một trong những dân tộc trong cộng đồng Việt Nam giàu truyền thống văn hoá. Trà Kiệu : Di tích Trà Kiệu, làng Trà Kiệu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Cách thành phố Ðà Nẵng khoảng 45 km về phía tây nam, di tích nằm trên một dải đồng bằng, là cửa của một thung lũng rộng hình tam giác, các ngọn núi: Chóp Xôi, Núi Chúa, Núi Ðất nối liền nhau tạo nên hai bức tường thành tự nhiên bảo vệ hai cạnh phía tây bắc và tây nam của thung lũng. Phần lớn những tác phẩm điêu khắc được phát hiện vào những năm đầu thế kỷ XX (hình thành nên phong cách Trà Kiệu nổi tiếng từ giữa đến cuối thế kỷ X) được trưng bày tại Bảo tàng điêu khắc Champa tại Ðà Nẵng, gồm nhiều tượng thờ, đài thờ,
  21. các vật trang trí kiến trúc Trong đó phải kể đến đài thờ Linga-Yoni mà phần đế đài thờ được chạm trổ 4 mặt, nội dung 4 cảnh chạm liên quan đến đạo Visnu và đài thờ vũ nữ Trà Kiệu. Ngoài tượng người, tượng động vật đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật Champa gồm chim thần Garuda, Naga, Voi, Sư tử được bố trí hài hoà trong tổng thể kiến trúc. Từ năm 1985 đến năm 1990, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiếp tục thám sát và khai quật tại Trà Kiệu. Kết quả cho thấy ngoài gạch ngói của những công trình kiến trúc Champa, trong di tích còn có nhiều đồ gốm dân dụng, đồ tế lễ của những người Chăm cổ, trong đó có nhiều mảnh gốm giống như gốm Sa Huỳnh và những chiếc vò hình quả trứng. Từ năm 1992 đến nay, di tích Trà Kiệu đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của các nhà khảo cổ Anh, Nhật, Việt Nam. Tháp Chiên Đàn : Bên cạnh quốc lộ 1, thuộc xã Tam An, cách thành phố Tam Kỳ 5km về phía bắc, tỉnh Quảng Nam.Đó là cụm ba tháp Chàm đứng song song với nhau theo trục bắc - nam, hướng mặt về phía đông.Chỉ có tháp ở giữa giữ được khá nguyên vẹn, còn tháp phía bắc và phía nam đã mất các tầng phía trên. Ba ngôi tháp có hình dạng giống nhau, đế tháp hình vuông, mái tháp là các tầng thu nhỏ dần lên trên. Trên thân tháp Chiên Đàn không có hoa văn trang trí, các cột ốp tường nhô ra vừa phải. Mỗi tháp có 3 cửa giả và một cửa ra vào, phía trên cửa giả có vòm uốn cong nhọn hình lá đề. Trên các đường diềm mái bằng sa
  22. thạch có chạm một dãy mặt Kala.Tại khu vực này còn có phòng trưng bày hiện vật Chămpa với nhiều bức phù điêu; tượng người: nữ thần, vũ nữ, các chiến sĩ cầm vũ khí; tượng linh vật: rắn Naga, chim thần Garuda, voi, sư tử, bia đá có giá trị nghệ thuật cao được các nhà nghiên cứu và du khách quan tâm. Những tác phẩm điêu khắc trên mang phong cách nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chiên Đàn, có niên đại vào nửa cuối thế kỷ 10, là giai đoạn chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn và phong cách Bình Định. Tháp Bằng An : Tháp Bằng An thuộc làng Bằng An, xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nằm trên đường 14, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Bằng An là ngôi tháp duy nhất có mặt bằng hình bát giác còn tồn tại đến nay (tháp Chánh lộ ở Quảng ngãi cùng có mặt bằng hình bát giác, nhưng đã sụp đổ từ lâu, không thể biết được hình dạng bên trên của nó). Chiều cao hiện nay của tháp hơn 20m, đế tháp khá cao, thân tháp là một hình trụ bát giác, mỗi cạnh tường dài 4m. Bên ngoài tháp hiện nay còn 2 pho tượng Gajasimha bằng sa thạch, chiếc vòng lục lạc của Gajasimha Bằng An giống như vòng lục lạc của Gajasimha Chánh Lộ và Chiên Đàn, bộ lông gáy được cách điệu, các móng chân được thể hiện rõ, chiếc vòi ngắn và cong lên. Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng kiểu thân tháp có hình trụ bát giác giống như những chiếc cột lớn bằng gạch hình bát giác ở di tích Đồng Dương và Pônaga, do đó niên đại của tháp khoảng cuối thế kỷ IX, đầu thế kỷ X, còn 2 tượng Gajasimha được dựng vào thế kỷ sau, khi tháp vẫn còn là
  23. nơi thờ thần Siva. Hình dáng bên ngoài của tháp Bằng An giống như một chiếc Linga khổng lồ, đó chính là Linga Paramesvara mà vua Bhadravarman II đã cho xây dựng vào cuối thế kỷ IX, có thể tháp đã được tu sửa đôi lần, nhưng về cơ bản vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu. Theo khảo tả và bản vẽ của H.Parmentier, trước đây trong khu vực này còn dấu vết nền móng của 2 kiến trúc phụ nhỏ, một ở phía Tây Nam, một ở phía Đông Bắc tháp chính, nhưng ngày nay dấu vết của hai kiến trúc phụ này đã bị biến mất vì lũ lụt. Tháp Khương Mỹ : Di tích Khương Mỹ thuộc xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, gần Quốc lộ 1, cách thị xã Tam Kỳ 2 km về phía Nam. Nhóm Khương Mỹ gồm có 3 tháp, xếp 1 hàng theo trục Bắc - Nam, cửa ra vào ở hướng Đông, là kiểu tháp Champa truyền thống với mặt bằng gần vuông, mái tháp gồm 3 tầng, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, trên cùng có chóp tháp bằng sa thạch. Tháp Bắc: là tháp nhỏ nhất trong nhóm, có một cửa ra vào và 5 cửa giả (1 cửa giả ở phía Tây, ở tường phía Bắc và Nam mỗi bên có 2 cửa). Tiền sảnh tháp bị sụp đổ một phần. Tháp Giữa: lớn hơn tháp Bắc, được bảo tồn tương đối tốt. Cũng có một cửa ra vào và 5 cửa giả như tháp Bắc Tháp Nam : là tháp lớn nhất trong nhóm, được bảo tồn tương đối tốt. Cấu rúcgồm như hai tháp kia, nhưng trên mỗi mặt tường chỉ có 4 trụ ốp tường.
  24. Tại Khương Mỹ, lần đầu tiên trong kiến trúc Champa xuất hiện một số mô-típ trang trí của nghệ thuật Khmer: Kiểu cành lá uốn cong vểnh lên ở đầu mút, lá có rãnh sâu. Các hình thoi nối tiếp nhau được tạo thành bởi đường chéo và các đóa hoa cách điệu. Đó là kiểu hoa văn đặc trưng của nghệ thuật Khmer cuối thế kỷ IX - đầu thế kỷ X. Phần lớn các tác phẩm điêu khác ở Khương Mỹ đang được trưng bày ở Bảo tàng Điêu Khắc Champa Đà Nẵng. Trong đó có thể kể đến đài thờ ký hiệu 22.8 tìm thấy tại Khương Mỹ năm 1901. Đây là một bệ thờ độc đáo thể hiện 2 cỗ xe ngựa ở hai mặt, hai mặt kia là hình hoa sen và rùa. Người điều khiển xe ngựa mặc một chiếc Sampot theo phong cách Trà Kiệu, nhưng bộ ria rậm là dấu hiệu bảo lưu từ phong cách Đồng Dương. Do tìm thấy nhiều tác phẩm điêu khắc mang tính chất Vishnu giáo, lại vắng bóng Visa và Brahma, nên một số nhà nghiên cứu cho rằng Khương Mỹ là một khu đền thờ thần Vishnu. Tuy một số lượng tác phẩm điêu khắc ở Khương Mỹ không nhiều, nhưng chúng thể hiện được sự chuyển tiếp từ những nét mạng mẽ, dữ dội của phong cách Đồng Dương sang những nét nhẹ nhàng, trang nhã của phong cách Trà Kiệu, do đó các nhà nghiên cứu đã xếp chúng vào phong cách riêng: Phong cách Khương Mỹ - đầu thế kỷ X. Làng nghề truyền thống Làng gốm Thanh Hà Làng mộc Kim Bồng
  25. Làng đúc đồng Phước Kiều Làng dệt Mã Châu Làng dâu tằm Đông Yên - Thi Lai Làng dệt chiếu cói Bàn Thạch Làng rau Trà Quế +Đặc sản: Tương ớt [Hội An] Bánh Đậu Xanh [Hội an] Mì Quảng Cao lầu [[Hội An] Hủ Tiếu [Hội An] Phở [Hội An] Xí Mà [ Hội An] Hến Trộn [Hội An] Chè Bắp [ Hội An] Bánh ít lá gai [Hội An] Bánh khô mè Cẩm Lệ Bánh Bao, Bánh Vạc
  26. Cơm gà Tam Kỳ Bê thui Cầu Mống [Điện Bàn] Trà Kim Sơn Hải sản (Biển Rạng - Núi Thành) Quảng Nam từng nổi tiếng là vùng đất đầy nắng đầy gió, quanh năm thời tiết khắc nghiệt. Quảng Nam cũng từng được biết đến là vùng đất học, đất khoa bảng, nơi sinh ra nhiều người học rộng tài cao. Nhưng giờ đây, Quảng Nam được nhắc đến nhiều nhất là vùng đất đầy tiềm năng du lịch. Vùng đất với 2 Di sản Văn hóa thế giới là Mỹ Sơn, Hội An này đang ngày càng hấp dẫn du khách và các nhà đầu tư nước ngoài. Phố cổ Hội An là điểm thu hút khách du lịch đông nhất tại Quảng Nam hiện nay. Không khí vừa sầm uất vừa trầm mặc nơi đây vốn đã rất quyến rũ du khách. Để giữ gìn nguyên vẹn những giá trị của khu phố này, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư không ít tiền của và công sức. Để níu chân du khách, các sản phẩm du lịch ở đây luôn được đa dạng hoá. Riêng trong khu vực phố cổ, trong 1 ngày, có ít nhất 30 tour khám phá để du khách lựa chọn. Dịch vụ du lịch ở đây cũng được cải thiện rất nhiều. Bởi người dân hơn lúc nào hết đã ý thức được du lịch chính là miếng cơm manh áo của mình Quảng Nam không chỉ có Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn. Nằm trong chiến lược phát triển du lịch, trong năm vừa qua, tỉnh đã mở thêm nhiều tour mới. Du khách đến Quảng Nam được khám phá thêm những nét hấp dẫn
  27. của vùng biển đảo Cù lao chàm và cả miền Tây Quảng Nam, với những sắc thái văn hóa thấm đẫm hơi thở của núi rừng, thiên nhiên bao la, hùng vĩ. Với những chính sách thu hút du lịch hợp lý Hiện, tỉnh Quảng Nam đang có rất nhiều dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhiều nguốn vốn của bà con Việt Kiều cũng đang được gửi về đầu tư cho sự phát triển du lịch của quê hương
  28. ĐÀ NẴNG Lịch sử Giữa thế kỷ 16, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền. Đầu thế kỷ 18, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở Châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng. Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: "Tàu Tây chỉ được đậu tại Cửa Hàn, còn các cửa biển khác không được tới buôn bán" thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. Tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển với những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lâm hải sản; dịch vụ thương mại cũng phát đạt. Năm 1858, cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu bằng cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Sau khi thành lập Liên bang Đônng Dương thì Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam với tính cách là một nhượng địa (concession) và đổi tên thành Tourane. Đơn vị hành chính này chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương thay vì triều đình Huế tuy thị trấn này nằm trong xứ Trung Kỳ. Tên gọi Tourane có lẽ bắt nguồn từ việc phát âm trại từ "Cửa Hàn" bởi người Pháp. Hội đồng thị
  29. xã Tourane được lập năm 1908; đứng đầu là một viên đốc lý (résident- maire) người Pháp. Đầu thế kỷ 20, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Các ngành nghề sản xuất và kinh doanh được hình thành và phát triển: sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu (chè, lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nước đá, rượu, nước mắm, cá khô, sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ. Cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng của cả nước. Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại. Tháng 3 năm 1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định là thành phố trực thuộc trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đường sá, công trình công cộng, cơ sở thông tin liên lạc, lập tín dụng ngân hàng. Khu kỹ nghệ Hòa Khánh sản xuất ôxy, acêtylen, bột giặt, xay xát, dệt Ở thời kỳ này công nghiệp được phát triển ở mức độ cao hơn: các khu kỹ nghệ thay thế cho công trường thủ công. Tuy
  30. nhiên, chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề, hàng trăm nghìn dân quê phải chạy vào các trại tỵ nạn, các khu ổ chuột đô thị; tệ nạn xã hội tăng nhanh, sản xuất không phát triển. Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986. Ngày 6 tháng 11 năm 1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương. Về địa giới hành chính, thành phố Đà Nẵng mới bao gồm thành phố Đà Nẵng trước đây, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Trên thực tế huyện đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng, và ủy ban nhân dân huyện đảo Hoàng Sa đang tạm đặt tại khu vực quận Sơn Trà. Ngày 1 tháng 1 năm 1997, Đà Nẵng chính thức trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Ngày 15 tháng 7 năm 2003, Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại 1. Năm 2005, một phần huyện Hòa Vang được tách ra và thành lập nên quận mới là quận Cẩm Lệ +Diện tích: 1.255,53 km²
  31. +Dân Số: 747.100 người +Tỉnh lỵ: Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương +Các huyện: Quận Hải Châu Quận Thanh Khê Quận Sơn Trà Quận Ngũ Hành Sơn Quận Liên Chiểu Quận Cẩm Lệ Huyện Hòa Vang Huyện Hoàng Sa +Dân Tộc:Việt(Kinh), +Khu Vực: Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên Việt Nam. Thành phố nằm dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đà Nẵng hiện là thành phố trực thuộc Trung ương và là một trong 7 đô thị loại 1 của Việt Nam Đà Nẵng trong lịch sử có những tên gọi khác. Vì nằm ở cửa sông Hàn nên còn được gọi là Cửa Hàn. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên- Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách
  32. Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách thủ đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc. Thế mạnh du lịch của Đà Nẵng là nghĩ dưỡng, văn hóa, vui chơi, home stay, thắng cảnh. +Khí HậuĐà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9°C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30°C +Giao Thông: Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ giao thông quan trọng của cả miền Trung và Tây Nguyên. Thành phố còn là điểm cuối trên Hành lang kinh tế Đông - Tây đi qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam.
  33.  Đường sắt Tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam chạy dọc thành phố với tổng chiều dài khoảng 30 km. Trên địa bàn thành phố hiện nay có 5 ga: Ga Đà Nẵng, Ga Thanh Khê, Ga Kim Liên, Ga Hải Vân Nam và Ga Hòa Châu. Ga Đà Nẵng là một trong những ga trọng yếu trên tuyến đường sắt Bắc - Nam. Tuy nhiên, ga nằm ở trung tâm thành phố nên thường gây ra tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường cùng các tệ nạn xã hội.  Đường bộ Trên địa bàn thành phố có tổng cộng 382,583 km đường bộ (không kể đường hẻm, đường kiệt, đường đất) trong đó: Quốc lộ: 70,865 km Tỉnh lộ: 99,716 km Đường nội thị: 181,672 km 1. Quốc lộ 1A: Tuyến đường bộ huyết mạch Bắc - Nam của Việt Nam đi qua thành phố ở km 929. 2. Quốc lộ 14B: Bắt đầu từ đấu mối giao thông Hòa Cầm ở ngoại ô thành phố, tuyến quốc lộ này nối Đà Nẵng với các tỉnh miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Việt Nam Ngoài ra, với việc đưa vào sử dụng hầm đường bộ Hải Vân xuyên qua núi nối liền thành phố và tỉnh Thừa Thiên-Huế, giao thông trên quốc lộ 1A trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Thời gian lưu thông được rút
  34. ngắn, tại nạn giao thông vốn thường xuyên xảy ra trên đèo Hải Vân được giảm thiểu.  Đường hàng không Sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất thế giới và hiện là một trong ba sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam (sau Nội Bài và Tân Sơn Nhất), sân bay này được tổ chức hàng không quốc tế xác định là điểm trung chuyển của đường bay Đông - Tây. Đường hàng không Đà Nẵng có thể nối trực tiếp với Singapore, Bangkok, Seoul là một điều rất thuận lợi trong giao lưu quốc tế. Sân bay quốc tế Đà Nẵng đang được đầu tư nâng cấp với tổng vốn 84 triệu USD, đến năm 2012 sẽ đạt công suất đón 4 triệu lượt khách/năm. Hiện nay, bên cạnh các đường bay nội địa đến các thành phố lớn của Việt Nam, sân bay này chỉ còn một số ít các đường bay quốc tế. Tuy nhiên, sân bay quốc tế Đà Nẵng hiện vẫn là cảng hàng không quan trọng nhất cho cả miền Trung và Tây Nguyên.  Đường biển Với một vị trí đặc biệt thuận lợi về giao thông đường biển, Cảng Đà Nẵng hiện bao gồm 2 cảng: Cảng Tiên Sa Cảng Sông Hàn +Kinh Tế:
  35. Công nghiệp Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Đà Nẵng là nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm. Thành phố đang đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam, trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. Hiện tại trên địa bàn thành phố có 10 khu công nghiệp: Khu công nghiệp An Đồn Khu công nghiệp Hòa Khánh Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng Khu công nghiệp Liên Chiểu Khu công nghiệp Hòa Cầm Khu công nghiệp Thọ Quang Khu công nghiệp Công nghệ cao Khu công nghiệp Dịch vụ Thuỷ sản Khu công nghiệp Công nghệ Thông tin
  36. Khu đô thị Công nghệ FPT Đà Nẵng Công viên Phần mềm Đà Nẵng Thương mại Đà Nẵng hiện có 2 chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và chợ Cồn; cùng những siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như Bài Thơ Plaza, Metro, đại siêu thị BigC (Vĩnh Trung Plaza), siêu thị Intimex, siêu thị Nhật Linh, siêu thị Đại Dương Đây là những trung tâm thương mại chủ yếu của Đà Nẵng. Dịch vụ Tài chính - Ngân hàng Đà Nẵng hiện là trung tâm tài chính lớn nhất của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, với hơn 40 ngân hàng thương mại nhà nước, thương mại cổ phần, liên doanh và công ty tài chính đang hoạt động, cùng với hàng chục trung tâm giao dịch chứng khoán quy mô lớn; được tập trung chủ yếu trên đường Nguyễn Văn Linh - con đường được mệnh danh là " Phố Wall" của miền Trung. Bưu chính - Viễn thông Đà Nẵng hiện được xem là một trong ba trung tâm bưu điện lớn nhất nước với tất cả các loại hình phục vụ hiện đại và tiện lợi, như điện thoại cố định, điện thoại di động, điện thoại thẻ, máy nhắn tin,
  37. Internet (viễn thông), chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh điện hoa (bưu chính). Mạng lưới viễn thông của thành phố hiện nay gồm 2 tổng đài chính và 12 tổng đài vệ tinh với dung lượng hơn 40.000 số. Chất lượng và số lượng các dịch vụ viễn thông ngày càng được nâng cao nhờ vào khai thác, sử dụng những công nghệ hàng đầu thế giới như mạng Viba số PDH - 140 Mb/s, mang cáp quang SDH - 2,5 bb/s tổng đài Toll AXE-10 các tuyến cáp quang biển quốc tế, khu vực và quốc gia, đặc biệt là tuyến cáp quang biển SMW3 đã và sẽ đưa vào khai thác sử dụng cho phép Bưu điện Đà Nẵng nâng cao hiệu quả kinh doanh, phục vụ lên ngang tầm với các nước tiên tiến có nền kỹ thuật viễn thông phát triển. Công nghệ Thông tin Đà Nẵng cũng là trung tâm công nghệ thông tin lớn nhất của miền Trung, nơi cung cấp các sản phẩm công nghệ thông tin và là đầu mối phân phối linh kiện máy tính cho các tỉnh thành trong khu vực, với các thiết bị công nghệ hiện đại. Nói đến công nghệ thông tin, người ta nghĩ ngay đến đường Lê Độ, Hàm Nghi, Nguyễn Văn Linh là những nơi tập trung nhiều công ty chuyên cung cấp các linh kiện máy tính, laptop lớn nhất Đà Nẵng. +Tham Quan: +Văn hóa & Lễ hội:
  38. Lễ hội Quan Thế âm Lễ hội pháo hoa Quốc tế thường niên (27 - 28/03) Thả đèn hoa đăng đón năm mới trên sông Hàn +Di Tích-Danh Thắng: Thành phố Đà Nẵng nằm bên dòng sông Hàn; phía Đông vươn ra biển Đông với những bãi biển dài tăm tắp và bán đảo Sơn Trà còn rất hoang sơ; phía Bắc và phía Tây được bao bọc bởi đèo núi cao. Đèo Hải Vân cheo leo hiểm trở là ranh giới tự nhiên giữa thành phố và tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi 3 di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung. Ngũ Hành Sơn : Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 7km về phía đông nam. Ngũ Hành Sơn nằm trên một dải cát vàng chiều dài khoảng 2km, rộng khoảng 800m. Ngũ Hành Sơn không cao, sườn núi dốc đứng cheo leo, cây cỏ lơ thơ. Đá ở Ngũ Hành Sơn là loại đá cẩm thạch có nhiều màu: sáng đục, trắng sữa, hồng phấn, xám vân đỏ, nâu đen, xanh đậm , không cứng lắm và là
  39. chất liệu rất tốt cho tạc tượng và đồ mỹ nghệ trang trí. Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn: Thuỷ Sơn và Mộc Sơn ở phía đông, Thổ Sơn, Kim Sơn, Hoả Sơn ở phía tây. Trong tư duy triết học của Trung Hoa thì ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là những yếu tố cấu thành vũ trụ. Con số 5 là con số cực kỳ quan trọng trong tư duy và trong đời sống phương Đông vì vậy 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn tự trong mình nó đã hàm chứa những vẻ kỳ bí dị thường. . Kim Sơn :Ngọn Kim Sơn nằm ở phía đông nam, bên bờ sông Cổ Cò. Đi thuyền trên sông, du khách có thể ngắm bóng núi, bóng chùa in trên mặt nước phẳng lặng. Tại đây xưa có Bến Ngự, nơi thuyền Vua cập bến mỗi khi du hành Ngũ Hành Sơn. Nay bến xưa không còn nhưng cạnh chùa Quan Âm người ta vừa tìm thấy một cột lim neo thuyền ngày xưa. Ngay dưới chân ngọn Kim Sơn có một hang động dài hơn 50m, rộng gần 10m, cao khoảng 10 - 15m. Lối vào động là những bậc đá tự nhiên, bên trong là những lớp thạch nhũ bám vào vách núi tạo thành hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao bằng người thật rất thanh tú. Tượng thạch nhũ này còn sinh động hơn nhờ một lớp nhũ đá lấp lánh như dải kim tuyến phủ từ bờ vai đến gót chân tượng. Dưới chân tượng là một con rồng đang cuộn mình giữa những làn sóng. Đặc biệt, phía sau Bồ Tát còn có một hình tượng nhỏ hơn trông như Thiện Tài đồng tử và bên trái là hình chim Khổng Tước, hai cánh xoè rộng toả khắp trần động. Có thể nói đây là bức phù điêu tuyệt mỹ mà
  40. thiên nhiên đã ban cho Kim Sơn. Sau khi phát hiện ra động (1950), hoà thượng Thích Pháp Nhãn đã cho mở rộng lối vào động và xây dựng chùa Quán Thế Âm. Chùa dựa lưng vào ngọn Kim Sơn, ngoảnh mặt ra khúc sông đầy hoa sen thơm ngát. Hàng năm vào mùa lễ hội đầu xuân (19/2 âm lịch), chùa mở hội lấy tên là Hội Quán Âm. . Mộc Sơn : Mộc Sơn nằm ở phía đông, sát biển, gần hòn Thuỷ Sơn. Phía đông và nam là động cát, phía bắc là ruộng và phía tây là xóm làng. Tuy thuộc hành Mộc nhưng tại đây lại rất ít cây cối. Đỉnh núi đá bị xẻ thành những răng cưa giống như cái mồng gà trống nên có thể vì vậy mà còn có tên núi Mồng Gà. Trên hòn núi này không có chùa chiền, chỉ có một khối đá cẩm thạch màu trắng trông tựa người đang ngồi. Người địa phương gọi là Cô Mụ hay Bà Quan Âm. Dưới chóp núi 10m có một kẻ đá rộng chạy ngang phía nam.Trong núi có một động nhỏ, tương truyền ngày xưa có một người đàn bà tên là Trung tu ở đó nên có tên là động Bà Trung. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cán bộ và nhân dân địa phương thường vào đây để tránh máy bay địch . Thuỷ Sơn : nằm trên một dải đất rộng chừng 15ha và là ngọn cao nhất trong Ngũ Hành Sơn. Đỉnh núi có 3 ngọn nằm ở 3 tầng, giống 3 ngôi sao Tam Thai ở đuôi chòm Đại Hùng tinh nên còn có tên là núi Tam Thai.
  41. Ngọn cao nhất ở phía tây bắc gọi là Thượng Thai, ngọn phía nam thấp hơn gọi là Trung Thai và ngọn phía đông thấp nhất gọi là Hạ Thai. Các chùa chiền và hang động tập trung chủ yếu ở Thuỷ Sơn. Ở ngọn Thượng Thai có Vọng Giang Đài, tháp Phổ Đồng, chùa Từ Tâm, chùa Tam Tâm, chùa Tam Thai, Hành Cung, động Hoả Nghiêm, động Huyền Không, động Linh Nham và động Lăng Hư.Ở ngọn Trung Thai có hai cổng động Thiên Phước Địa, Văn Căn Nguyệt và các động Vân Thông, Thiên Long, hang Vân Nguyệt. Ngọn Hạ Thai có Vọng Hải Đài, chùa Linh Ứng, động Ngũ Cốc, Tàng Chân còn phía dưới núi là Giếng Tiên và động Âm Phủ. Ở đây có một tấm bia bằng đá Trà Kiệu rộng 1m, cao 2m dựng trên một nền đế rộng. Trên mặt bia khắc 3 chữ Hán lớn “Vọng Giang Đài” (Đài ngắm sông) và một dòng chữ nhỏ ghi ngày tháng năm dựng bia “Minh Mạng thập bát niên thất nguyệt cát nhật” (Năm Minh Mạng thứ 18, tháng 7, ngày tốt). Đứng ở đây có thể nhìn thấy bao quát cả một vùng đồng ruộng mênh mông của Đà Nẵng, Quảng Nam và các con sông Trường Giang, Cẩm Lệ bao quanh. . Chùa Tam Thai : Khi du khách đến tham quan Chùa có nghĩa là du khách đã đến với một di tích quốc gia và cũng là di tích Phật giáo. chùa được xây dựng cách đây ít nhất 300 năm. Năm 1825, Minh Mạng trong chuyến tuần du Ngũ Hành Sơn đã cho xây lại chùa Tam Thai và đến năm
  42. 1927 đã cho đúc 9 tượng và 3 chuông lớn. Vòng ra sau lưng chùa Tam Thai theo một con đường đất, du khách sẽ gặp một cổng vôi cổ kính không biết xây từ bao giờ, trên có 3 chữ Hán “Huyền Không Quan”. Đây là cửa vào động Hoả Nghiêm và động Huyền Không. . Động Huyền Không : có đường dẫn sâu xuống lòng đất. Lần mò trong bóng tối khoảng 10m trước mặt bỗng bừng lên một khoảng không gian rộng, cao vời vợi, ánh sáng mờ ảo, êm dịu. Động Huyền Không là hang lộ thiên nằm gọn trong lòng núi. Núi hình tròn nên mái động cũng hình vòm, nền bằng phẳng, không có măng đá và nhũ đá, trên vòm có 5 lỗ lớn nhỏ có thể trông thấy bầu trời bên ngoài. Vách động có bọt đá tạo nên những hình thù kỳ thú. Cách nay 10 thế kỷ, động Huyền Không là nơi thờ các vị thần ấn Độ giáo, Phật giáo và sau đó thờ các thần thánh của người Chăm. Nơi đây đã từng là căn cứ của các chiến sĩ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến. Động Huyền Không khá thâm u, những luồng ánh sáng từ trời cao dọi qua các lỗ hổng từ trần hang xuống tạo thành vô số luồng khói mờ ảo trong động, không khí mát lạnh tưởng như đang ở chốn Thiên Thai.Một ngách nhỏ đưa ta tới động Trong thờ Phật Thích Ca, trần rộng cao, 5 chùm ánh sáng theo các lỗ hổng toả xuống tượng Phật, nhũ đá vây quanh với những hoà sắc huyền ảo. Trên núi còn có . Vọng Giang Đài : Vọng Giang Đài là môt điểm cao trước ngôi chùa Tam Thai, nằm về phía bên phải. Tại đây có một tấm bia bằng đá Trà
  43. Kiệu, chiều cao 2 mét, chiềurộng 1 mét, dựng lên trên môt đế xây lớn. Trên mặt bia có khắc "Vọng Giang Đài" bằng chữ Hán; bên cạnh có dòng chữ nhỏ, ghi ngày tháng xây bia nầy "Minh Mạng thập bát niên, thất nguyệt, cát nhật". Du khách đứng trước Vong Giác Đài, có thể nhìn bao quátđược cả môt vùng đồng bằng bao la của vùng Quảng Nam - Đà nẵng,con sông Trường Giang, sông Cẩm Lệ, nhìn thấy dòng sông Hàn quanh co uốn khúc, từ Vọng Hải Đài nhìn ra biển Đông thấy Cù lao Chàm nhộn nhịp những cánh buồm nâu. Từ sau chùa Tam Thai, du khách đi về phía đông sẽ gặp cụm hang động Trung Thai. Cụm này có động Thiên Phước Địa, hang Vân Nguyệt và động Vân Thông. Động Vân Thông nằm gọn trong lòng núi, hình tròn như đường ống chếch lên phía ngọn núi. Trong động có một tấm bia cổ, khắc 3 chữ “Ngũ Uẩn Sơn”, giữa động có một tượng Phật rất lớn. Sau lưng tượng là đường đi lên động, càng vào sâu càng hẹp và hướng lên đỉnh núi, phải bám vào các tảng đá mới bò lên được. Cuối động là miệng thông ra ngoài to bằng cái nong (đường kính khoảng hơn 1m). Ánh sáng từ đỉnh dọi vào trong động tạo ánh hào quang rực rỡ. Đứng trên đỉnh động có thể bao quát cả một vùng đồng ruộng, sông biển, xóm làng.
  44. Cụm chùa chiền hang động Hạ Thai gồm có Vọng Hải Đài, chùa Linh Ứng, động Tàng Chân, động Ngũ Cốc, động Âm Phủ, Giếng Tiên. Vọng Hải Đài là điểm cao bên phải chùa Linh Ứng. Đứng ở đây du khách có thể phóng tầm mắt ra một vùng trời biển bao la với các hoạt động nhộn nhịp của ghe thuyền trên biển. Ở đây cũng có một tấm bia bằng đá Trà Kiệu, kích thước như ở Vọng Giang Đài, dựng vào năm Minh Mạng thứ 18 (1837). . Chùa Linh Ứng ở ngọn Hạ Thai cũng là ngôi chùa có giá trị lịch sử cao, được xem là quốc tự và di tích Phật Giáo. Từ tam quan chùa Linh Ứng có đường đi xuống núi, rẽ phải sẽ gặp động Âm Phủ. Động cao, rộng, hình tròn sâu thẳm. Đường hang quay về phía tây, vách lởm chởm đá, ẩm ướt, mát lạnh. Xuống khoảng 30m ta sẽ gặp một hầm cao, ánh sáng vẫn lọt qua khe đá dọi vào. Lần qua những cột đá lớn ta sẽ gặp một hang hẹp, lách qua ngách hầm còn có một vòm cao, một giếng sâu thông xuống lòng đất. . Hỏa Sơn : Hoả Sơn gồm 2 ngọn và một đường đá nhô lên nối liền chúng với nhau. Ngọn phía tây gần Kim Sơn là Dương Hoả Sơn, nằm trên bờ sông Cổ Cò. Ngày xưa, khi Đà Nẵng và Hội An còn giao lưu bằng đường thuỷ, ở đây có một ngã ba sông, ghe thuyền qua lại vô cùng tấp nập. Trên sườn núi phía tây, mặt hướng về phía bắc, đối diện với Kim
  45. Sơn có 3 chữ Hán rất to được khắc vào vách đá “Dương Hoả Sơn”. Trong núi Dương Hoả Sơn có các hang và chùa Phổ Sơn Đà. Còn ngọn ở phía đông, gần đường đi Hội An là Âm Hoả Sơn với chóp núi nhô cao, sườn núi có nhiều thớ đá nằm nghiêng và chạy ngang tạo thành lát cắt, mỏm núi phía đông có một hang đá thông từ sườn phía nam ra sườn phía bắc. Cây cối mọc xen dày ở các kẽ đá. . Thổ Sơn : Thổ Sơn là ngọn núi nằm ở phía bắc hòn Kim Sơn và phía tây hòn Thủy Sơn. Đây là ngọn núi đất, thấp nhất nhưng cũng dài nhất, trông như một con rồng nằm dài trên bãi cát. Phía tây Thổ Sơn là đoạn sông Ba Chà. Núi có hai tầng, lô nhô những khối đá trên đỉnh, nhất là ở sườn phía đông. Sườn phía bắc dốc hơn, có những vách đá dựng đứng, hẹp và thấp. Thân núi có một lớp cỏ mỏng bao phủ để lộ nhiều chỗ màu đất sét đỏ có nhiều gạch cổ thời Chiêm Thành. Trong núi có một cái hang cửa quay về phía tây nam, ăn sâu vào trong núi có tên là hang Cóc hoặc hang Bồ Đề. Ngách vào hang rất hẹp, chỉ đủ một người lách qua. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân địa phương đã coi hang Bồ Đề như là một địa đạo thiên nhiên, một địa điểm chống càn, bảo đảm an toàn trong mọi tình huống.
  46. Ngũ Hành Sơn được ví như hòn non bộ khổng lồ giữa lòng thành phố Đà Nẵng, không những là biểu tượng văn hoá trong tâm thức của mỗi người con quê hương Đà Nẵng mà còn là điểm đến hấp dẫn của du lịch Miền Trung - con đường di sản. . Khu du lịch Non Nước - Ngũ Hành Sơn Khu du lịch Non Nước với bãi biển đẹp nằm kề sát danh thắng Ngũ Hành Sơn, cách thành phố Đà Nẵng 8 km về phía Đông Nam. Đây là gạch nối du lịch giữa Ngũ Hành Sơn và 3 di sản văn hóa thế giới: phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn và Cố đô Huế. Bãi tắm Non Nước trải dài 5 km như một vòng cung, cát trắng mịn, độ dốc thoai thoải, nước trong xanh, đầy nắng và lộng gió. Môi trường nơi đây thật trong lành, nhiệt độ lý tưởng, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, là điều kiện để du khách đến nghỉ dưỡng quanh năm. Biển Non Nước thuộc biển Đà Nẵng, được Forbes, Tạp chí hàng đầu của Mỹ bình chọn là một trong những bãi biển đẹp và hấp dẫn nhất hành tinh năm 2005. Nơi đây hiện đang được Sandy Beach Resort đầu tư xây dựng và quản lý. Sandy Beach Resort tọa lạc trên 16 ha dọc theo bãi biển Non Nước, giống một chuỗi những biệt thự đơn lập, hài hòa trong tổng thể không gian biển
  47. thoáng mát, thanh tĩnh được mở ra từ mọi góc độ cùng tiện nghi hiện đại. Các nhà hàng và bar với phong cách bài trí mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên. Sandy Beach Resort có nhiều hoạt động vui chơi trên biển thú vị như câu cá,mô tô nước, lướt sóng Bạn có thể ngâm mình trong làn nước biển trong xanh, mát rượi hoặc đùa giỡn với những con sóng trắng mải miết xô vào bờ, khoan khoái hít căng lồng ngực không khí trong lành. Bãi biển Non Nước còn có nhiều đặc sản biển tươi ngon như mực, tôm, cua, ốc để bạn thưởng thức; có các loài rong tảo quý hiếm như rong câu chỉ vàng, rong câu chân vịt có giá trị xuất khẩu cao.Từ biển Non Nước chỉ cần 5 phút đi bộ bạn có thể đến thăm và chiêm ngưỡng danh thắng Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Non Nước) đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1980. Ngũ Hành Sơn với quần thể 5 ngọn núi đá granite hùng vĩ được đặt tên: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn tượng trưng cho 5 yếu tố của vũ trụ (theo thuyết Ngũ hành). Trong lòng núi có nhiều chùa chiền cổ, nhiều hang động thâm nghiêm, huyền bí.Ngũ Hành Sơn có địa thế đẹp, cảnh quan sơn thủy hữu tình. Nơi đây còn có sức hút rất lớn đối với khách hành hương, tôn giáo, tín ngưỡng. Đặc biệt Lễ hội "Quán Thế Âm" tổ chức vào ngày 19/2 âm lịch hàng năm thu hút đông đảo
  48. thiện nam tín nữ và du khách gần xa về trẩy hội, tạo nên cảnh sinh hoạt đậm đà màu sắc cổ truyền quê hương. Dưới chân núi Ngũ Hành Sơn có làng đá mỹ nghệ Non Nước nổi tiếng một làng nghề truyền thống - một điểm du lịch ấn tượng của Đà Nẵng và khu vực. Bạn không khỏi thán phục trước các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đá. Mỗi tác phẩm đều thể hiện được nét tài hoa, tinh túy của các nghệ nhân - những người hiểu từng thế đá, từng thớ đá và biết thổi hồn cho đá bằng cả tài năng và tâm huyết của mình.Sản phẩm của làng đá là những tác phẩm điêu khắc mang nét văn hóa đặc trưng có tính nghệ thuật cao và phong phú như: tượng Phật, tượng thánh, tượng người, tượng muôn thú , vòng đá đeo tay trơn láng nhiều màu sắc, chạm trổ tinh xảo, công phu, có sức hấp dẫn khách đến tham quan, mua sắm.
  49. Đèo Hải Vân : là một mạch núi trong dãy Trường Sơn, là ranh giới giữa Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng ở phía Nam. Đây là con đèo có mức độ hiểm trở bậc nhất trong các ngọn đèo ở Việt Nam với chiều dài 21km. Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc từng mây là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam. Trước đây, vào thế kỷ 13, vùng đất này thuộc về 2 châu Ô, Rí của vương quốc Chămpa, được vua Chămpa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân đời Trần. Ngay trên đỉnh đèo, dấu vết tiền nhân vẫn còn để lại: những cửa đèo và thành lũy đắp ngang. Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ “Hải Vân Quan”, cửa trông xuống Quảng Nam đề “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (đây là từ đề tặng của vua Lê Thánh Tôn khi dừng chân ngắm cảnh nơi này). Trên con đường xuyên Việt qua dải đất miền Trung đầy nắng gió, đèo Hải Vân lâu nay đã trở thành nơi thưởng ngoạn lý tưởng của du khách vào Nam, ra Bắc. Từ Đà Nẵng theo quốc lộ 1A về phía bắc, sau khi qua vùng Nam Ô, du khách bắt đầu lên đèo Hải Vân. Đường đèo quanh co, khúc khuỷu men theo triền núi, uốn lượn như dải lụa vắt ngang giữa trời mây. Gió như đàn ngựa giong ruổi dặm trường, mây như từ trên trời tuôn xuống. Có những lúc mây nhiều che phủ cả đoạn đèo, quấn quýt níu lấy chân du khách làm bước chân người đến đây như lạc vào cõi nào khác lạ, huyền ảo khói sương. Cũng từ đây, vào những ngày đẹp trời, du khách có thể thấy rõ toàn cảnh thành phố Đà Nẵng, Cảng Tiên Sa - Bán đảo Sơn Trà, Cù Lao Chàm và những bãi cát vàng chạy dài ôm lấy mặt
  50. nước bao la trong xanh của biển. Những gì thiên nhiên ban tặng, qua thời gian và qua bàn tay con người, sẽ trở thành những giá trị nhân văn. Đến Hải Vân là đến với nơi giao thoa giữa hai vùng đất, là thỏa mãn tâm lý chiếm lĩnh đỉnh cao, hòa mình trong âm vọng sử thi của bao dấu chân người Việt xưa đi mở cõi, bồi hồi thương nhớ quá khứ thẳm sâu của khúc ruột miền Trung. Ngày 27/8/2000 đã mở ra một trang sử mới của ""Đệ nhất hùng quan"" - hầm đường bộ qua đèo Hải Vân chính thức được khởi công. Đã chấm dứt những chuyến xe đầy lo âu, những tai nạn thương tâm, những ngày tắc đèo dài đằng đẵng. Đà Nẵng - vùng kinh tế năng động nhất miền Trung - đã nối liền với Huế, hình thành một huyết mạch di sản nối liền quần thể di tích cố đô với phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Đây là một trong những hầm đường bộ lớn nhất được xây dựng tại Việt Nam và cũng là một trong 30 hầm lớn, hiện đại nhất thế giới. Hầm đường bộ Hải Vân nối liền tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng. Bà Nà Bán Đảo Sơn Trà Khu Du lịch Bà Nà Trung tâm Khu Du lịch Tiên Sa Khu Du lịch Lệ Nim
  51. Khu Du lịch Suối Lương Bãi biển Mỹ Khê DI TÍCH LỊCH SỬ Thành Điện Hải Bảo Tàng Điêu Khắc ChămPa Đình Hải Châu Đình Đại Nam Đình Túy Loan Bảo tàng Bảo tàng Điêu khắc Chămpa Bảo tàng Lịch sử Đà Nẵng Bảo tàng Hoàng Sa Bảo tàng Khu V Bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh Quân khu V) +Đặc sản: Mì Quảng Bánh tráng cuốn thịt heo
  52. Bánh xèo Thịt bê thui Bún chả cá Bún mắm Bánh khô mè Nước mắm Nam Ô Mít trộn Thịt cầy (191 Nguyễn tri phương) Mì đút +Vui Chơi-Mua Sắm Bãi biển Mỹ Khê — một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới Bãi biển: Đà Nẵng nổi tiếng với những bãi biển cát vàng còn hoang sơ chạy dài hàng cây số, nước trong xanh và ấm áp quanh năm. o Bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. o Bãi biển Nam Ô o Bãi biển Xuân Thiều o Bãi biển Thanh Bình o Bãi biển Mỹ Khê
  53. o Bãi biển Bắc Mỹ An o Bãi biển Non Nước