Báo cáo thực tập tour xuyên Việt: Các điểm du lịch (Tiếp)

pdf 62 trang phuongnguyen 7010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo thực tập tour xuyên Việt: Các điểm du lịch (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_thuc_tap_tour_xuyen_viet_cac_diem_du_lich_tiep.pdf

Nội dung text: Báo cáo thực tập tour xuyên Việt: Các điểm du lịch (Tiếp)

  1. TRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN BÁO CÁO THỰC TẬP TOUR XUYÊN VIỆT NĂM HỌC : 2007 – 2011
  2. Một số công trình lớn đang hoàn thiện, chưa khánh thành là: Ngôi điện Thích Ca hay điện Pháp Chủ là ngôi điện lớn 8 mái tôn thở tượng đức Phật Thich Ca bằng đồng đúc nguyên khối có trọng lượng 100 tấn, cao 10m, được Công ty trách nhiệm hữu hạn thủ công mỹ nghệ Đoàn Kết do nghệ nhân chính Nguyễn Trọng Hạnh đúc thành công ở Yên Tiến, Ý Yên, Nam Định. Trong điện còn có tôn thờ bộ tượng Bát Bộ Kim Cương bằng đồng và trang trí cặp Hạc bằng đồng lớn nhất nước. Tháp chuông bát giác 3 tầng 24 mái treo quả đại hồng chung nặng 36 tấn đồng, cao 5,40m, đường kính 3,45m do nghệ nhân Nguyễn Văn Sính ở phường Phường Đúc, thành phố Huế thực hiện. Ông Sính đã đúc thành công 2 đại hồng chung lớn nhất nước (27 tấn và 36 tấn) cho chùa Bái Đính, phá kỷ lục đại hồng chung chùa Cổ Lễ nặng 9 tấn. Điện thờ và tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Điện được xây bằng những cột gỗ lim lớn với diện tích 800 m2 , đỉnh điện cao 15m, tượng Bồ tát Quán Thế Âm ngàn mắt ngàn tay được đúc bằng đồng cao 11m, nặng 70 tấn. Đoàn múa rồng
  3. Cắt băng khánh thành Tam quan nội được dựng bằng gỗ, trong đặt hai tượng Hộ Pháp bằng đồng, mỗi tượng nặng 12 tấn. Hành lang La Hán tôn thờ bộ tượng 500 vị La Hán bằng đá do các nghệ nhân làng đá Ninh Vân (Ninh Bình) thực hiện tại xưởng đá của nghệ nhân Phạm Ngọc Hoàn hơn 3 năm qua. Mỗi tượng cao từ 2m đến 2,5m, nặng khoảng 2 tấn đến 2,5 tấn. Ghi nhận các thành quả đã đạt được trong 3 năm 2006, 2007 và 2008, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập 5 kỷ lục chùa Bái Đính: 1. Pho tượng đức Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam (xác lập kỷ lục ngày 04-5-2006). 2. Bộ tượng Tam Thế Phật bằng đồng lớn nhất Việt Nam (xác lập kỷ lục ngày 12-12-2007). 3. Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam (xác lập kỷ lục ngày 12-12-2007). 4. Giếng nước lớn nhất Việt Nam (xác lập kỷ lục ngày 12-12-2007). 5. Lễ trồng cây Bồ Đề lớn nhất Việt Nam (xác lập kỷ lục naêm 2008). Ngôi phạm vũ lớn nhất Việt Nam đang xây dựng giai đoạn 2. Nhiều công trình kế tiếp sẽ được xác lập kỷ lục hoặc phá kỷ lục Phật giáo Việt Nam. Rất mong chùa có một số công trình được ghi vào sách Guinness thế giới. Viện chủ ngôi chùa hiện nay là Hòa thượng Thích Thanh Tứ, đương nhiệm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hằng ngày, các đoàn chư vị Tôn đức Tăng Ni, Phật tử và du khách gần xa không ngớt đến lễ Phật, viếng chùa, chiêm bái những công trình kiến trúc, điêu khắc và cảnh quan lớn đẹp của Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Đặc biệt, vào ngày 06 tháng 6 năm 2009 tới đây, chùa sẽ tổ chức đại lễ cung nghinh 6 viên ngọc Xá Lợi Phật và 3 viên ngọc Xá Lợi Thánh Tăng từ Thái Lan và Tổ đình Giác Quang (TP. Hồ Chí Minh) về tôn thờ.
  4. Chùa sẽ tổ chức đại lễ khánh thành vào lễ năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời Đô và quyết định chuyển kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Vào ngày 6-6-2009 nơi đây sẽ diễn ra lễ cung nghinh Ngọc Xá Lợi Phật do một vị Sư Thái Lan trao tặng và GHPGVN tổ chức và sẽ được tôn trí tại đây để mọi người đến chiêm bái. Chùa Bái Đính đón ngọc xá lợi Phật Dưới đây là chùm ảnh về lễ cung nghinh xá lợi ở chùa Bái Đính (Ninh Bình) của phóng viên VietNamNet: ĐỀN NHÀ TRẦN Làng Tứ Mặc thuôc xả Lộc Vượng ,ngoại thành Nam Định cách trung tâm thành phố 3km .Dây là quê hương của nhà Trần ,nới sinh ra Trần Hưng Đạo vị anh hùng dận tộc khu du
  5. lịch rộng vài chục hecta với đền Thiên Đương ,Cố Trạch thờ các vua Trầ và Trần Hưng Đạo ,chù Tháp Phổ Minh Sử cũ cho biết vào năm 1239 ,nhà vua cho xây dưng hang cung ở làng quê mình đẻ lúc thư nhàn cề thăm . Đến năn 1262 Thương Hoàng đến chơi hành cung i73 Tứ Mặc mban yến tiệc cho dân và thăng làng Tứ Mặc lên phù Thiên Trường ,dưng tíêp cung Trần Quang để cho các vua đã nhường ngôi Thái Thượng Hoàng về ờ .Phía tâ cung đình là chù Phổ Minh ,lại dựng một cung điện cung riêng cho các vua đương triều mỗi khi về thăm Thái Thuợng Hòang thì nghỉ tại đó.700 năm trôi qua cung diẹn cũ không còn nũa ,nay có ngôi đền Thiên Trương thờ 14 vi vua Trần , đền Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo chùa Phổ Minh vói tháp Phổ Minh nổi tiếng. Chùa Phổ Minh Chùa Phổ Minh ( Phổ Minh Tự ) là một ngôi Chùa ở thôn Tức Mạc, nằm cách Thành Phố Nam Định khoảng 5 km về phía Bắc, vùng quê này là quê hương của các Vua Nhà Trần. Chùa còn có tên là Chùa Tháp. Lịch Sử Theo biên niên sử, Chùa được xây dựng vào năm 1262, ở phía Tây Cung Trùng Quang của các Vua nhà Trần. Nhưng theo các minh văn trên bia, trên chuông thì ngôi Chùa này đã có từ thời nhà Lý. Có thể chùa đã được xây dựng lại với quy mô rộng lớn từ năm 1262. Tuy đã nhiều lần tu bổ nhưng Chùa vẫn còn giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật đời Trần. Kiến Trúc Tháp Phổ Minh Trong Tờ 100 Đồng
  6. Cụm kiến trúc chính của Chùa bao gồm 9 gian Tiền đường, 3 gian Thiêu Hương, Toà Thượng Điện cũng 3 gian nhưng rộng hơn, xếp theo hình chữ " Công ". Bộ cửa gian giữa nhà tiền đường gồm 4 cánh bằng gỗ lim, to dày, chạm rồng, sóng nước, hoa lá và văn hoa hình học. Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu Mặt Trời trong khuôn hình lá đề, được coi là một tác phẩm điêu khắc khá hoàn mỹ. Cũng như đôi sấu đá trên thành bậc tam quan và đôi rồng trên thành bậc gian giữa tiền đường, bộ cánh cửa này còn giữ được những dấu ấn của nghệ thuật chạm khắc đời Trần. Trong Chùa có bày tượng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn ( Tượng nằm ); tượng Trúc Lâm tam tổ dưới bóng trúc; một số tượng Phật đẹp lộng lẫy. Chuông lớn của Chùa có khắc bản văn " Phổ Minh Đỉnh Tự " đúc năm 1796 - Chùa vốn có một vạc lớn, sử sách coi là một trong bốn vật báu của Việt Nam ( An Nam tứ đại khí ) nay không còn. Sau Thượng Điện, cách một sân hẹp là ngôi nhà dài 11 gian. Ở giữa là 5 gian nhà Tổ, bên trái là 3 gian nhà Tăng và bên phải là 3 gian Điện Thờ. Hai dãy hành lang nối tiền đường ở phía trước với ngôi nhà 11 gian ở phía sau làm thành một khung vuông bao quanh kiến trúc Chùa. Kiến trúc thời nhà Trần được bảo tồn khá nguyên vẹn ở đây là Tháp Phổ Minh, dựng năm 1305. Tháp cao khoảng 17 m, gồm 14 tầng. Nền Tháp và tầng thứ nhất xây bằng đá, những tầng còn lại phía trên xây bằng gạch. Tầng nào cũng trổ 4 cửa vòm cuốn, giữa các tầng là gờ mái Tầng Tháp thứ nhất đặt trên bệ đá, có hai lớp cánh sen, lớp dưới chúc xuống, lớp trên ngửa lên đỡ lấy Tháp hình vuông, mỗi cạnh rộng hơn 5 m. Bệ và tầng thứ nhất có những hình chạm nông trên mặt đá như hoa lá, sóng nước, mây cuốn, đặc trưng cho phong cách trang trí thời nhà Trần. Mặt ngoài những viên gạch các tầng trên được trang trí hình rồng. Trong sân Chùa, ngoài ngôi tháp còn có hai nhà bia ở hai bên. Nhà bia bên phải, che tấm bia năm 1916, nói về Tháp Phổ Minh, còn nhà bia bên trái, có tấm bia năm 1668, nói về ngôi Chùa.
  7. Tháp Phổ Minh Một số công trình kiến trúc bài trí khác đã làm tô thêm vẻ đẹp của Chùa Phổ Minh, như 3 gian tam quan khung gỗ, tường gạch, mái ngói rêu phong, cổ kính với bức hoành phong đề 4 chữ lớn. " Đại Hùng Bảo Điện " và thành bậc thềm ở chính giữa có chạm đôi sấu đá rất sống động, hai hồ tròn thả sen nằm đăng đối hai bên lối đi dẫn vào Chùa. Chùa Phổ Minh thuộc Phường Lộc Vượng, Thành Phố Nam Ðịnh, cách Hà Nội khoảng 94km, cách trung tâm Thành Phố Nam Ðịnh 4km về phía Tây Bắc. Ðây là nơi lễ bái tụng niệm của các quan lại, quý tộc cao cấp nhà Trần, được bố trí theo kiểu nội công ngoại quốc và thể hiện rất rõ dấu ấn sự hoà đồng của ba tôn giáo Nho - Phật - Lão, tam giáo đồng nguyên. Ngôi chùa nguyên được xây dựng từ thời Lý đã được vương triều Trần mở rộng vào năm 1262. Trong Chùa có nhà Thuỷ Tạ, có hồ sen, có nhiều cây cổ thụ sum sê. Trước cửa chùa có đỉnh đồng nặng trên 7 tấn, có chuông lớn khắc chữ " Phổ Minh Đỉnh Tự ". Chùa vốn có một vạc lớn ở trước cửa ( Vạc Phổ Minh ), là một trong bốn báu vật " An Nam Tứ Đại Khí ", nay không còn nữa. Trong Chùa có tượng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn, tượng Trúc Lâm tam tổ ( Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang ) và gần 60 tượng Phật, Thánh khác được sơn son thếp vàng rất đẹp. Qua nhiều lần tu sửa đến nay quy mô của chùa đã bị thu hẹp nhiều so với trước. Tuy vậy kiến trúc đời Trần ở đây còn lại khá nhiều : 96 chân tảng đá chạm hoa sen, nhiều đôi sóc đá, hai đôi rồng chạm đá trước bái đường. Ðặc biệt còn có cây Tháp được xây dựng trước cửa bái đường vào năm 1305. Ðây là loại Tháp hình hoa sen có 13 tầng cao 21m. Bệ và tầng một xây bằng các phiến đá xanh trang trí tinh vi, các tầng trên xây bằng gạch, trên cùng là bút tháp bằng đá. Tháp có hình chóp, đáy vuông, mỗi cạnh dài 5,2m. Các tầng Tháp đều có mái ở 4 cong phía. Trọng lượng Tháp nặng khoảng 700 tấn trên một tiết diện nhỏ 30m² tại vùng chiêm trũng nhưng vẫn đững vững suốt 7 thế kỷ qua.
  8. Nhà Trần là một triều đại làm vẻ vang cho lịch sử dân tộc Việt Nam với ba lần đại thắng quân Nguyên xâm lược vào thế kỷ XIII. Tổ tiên nhà Trần vốn làm nghề chài lưới trên sông Châu chảy qua đất Nam Định. Ở hữu ngạn sông Châu đã hình thành hương Tức Mạc, nay thuộc Xã Lộc Vượng, cách Thành Phố Nam Định khoảng 5km về phía Bắc, là nơi sinh của người anh hùng Trần Quốc Tuấn và cũng là đất tổ của nhà Trần. Khi vừa lên ngôi, Trần Thái Tông đã biến quê hương Tức Mạc của mình thành một công trường lớn. Từ năm 1239 thợ thuyền được tuyển chọn cùng với phu lính làm việc ròng rã mấy chục năm liền để xây dựng những Lâu Đài, Cung Điện, Đền Miếu, Dinh Thự, Chùa chiền trên mảnh đất này. Mùa xuân năm 1262 Trần Thánh Tông về hành cung Tức Mạc ban yến lớn, hậu thưởng các hương lão và đổi hương Tức Mạc thành phủ Thiên Trường. Trong phủ Thiên Trường có hai cung điện được xây cất nguy nga lộng lẫy là cung Trùng Quang và cung Trùng Hoa để vua nối ngôi ở khi về chầu. Ngày nay hai cung điện đó đã bị chiến tranh tàn phá nhưng các địa danh ở đây đều gắn liền với những sự tích xa xưa: cảnh nội cung trước kia là sân trong phủ, cánh đồng cũ xưa là nơi giam giữ tù nhân dùng vào việc xây cất cung điện. Các xóm làng ở quanh phủ như Liễu Nhai xưa là vườn liễu; làng Lựu Phố xưa là vườn lựu; trường giảng văn, bình thơ; làng Phường Bông xưa là nơi diễn ca múa nhạc của hoàng tộc. Nằm ở phía Tây cung Trùng Quang, Chùa Phổ Minh vốn được xây dựng từ thời Lý. Đến thời Trần, chùa đã được trùng tu và mở rộng cho tương xứng với vị trí tôn quý của phủ Thiên Trường. Kiến trúc chính của Chùa bao gồm chín gian tiền đường, ba gian thiêu hương và tòa thượng điện, xếp theo hình chữ " Công ". Gian giữa nhà tiền đường có bộ cửa gồm 4 cánh bằng gỗ lim, chạm rồng, sóng nước, hoa lá và hoa văn hình học. Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu mặt trời là tác phẩm điêu khắc gỗ đời Trần còn lưu lại cho đến ngày nay. Tam quan Chùa có ba gian bằng gỗ, tường xây gạch, mái lợp ngói cổ, trên cửa có bốn chữ " Đại Hùng Bảo Điện ", dưới thềm đá ba cấp làm thành bậc ở gian giữa, hai bên có đôi sấu đá chầu. Một con đường nhỏ chạy thẳng giữa một ao tròn, dẫn đến bức tường " Bình phong " rồi đến sân trước Chùa và hai nhà bia. Bia đá bên phải đề dòng chữ " Phổ
  9. Minh Thiền Tự" khắc năm Mậu Thân 1668. Bia đá bên trái có dòng chữ " Phổ Minh Bảo Tháp Từ Bi " khắc năm Bính Thìn 1916. Trong Chùa ngoài hệ thống tượng Phật, Bồ - Tát, được Thờ ở chánh điện, có thờ tượng Trần Nhân Tông nhập niết bàn, tượng Thiền sư Pháp Loa, Thiền sư Huyền Quang ở hậu điện. Chuông lớn của chùa có khắc bản văn " Phổ Minh Đỉnh Tự " đúc năm Cảnh Thịnh thứ tư ( 1796 ). Ngoài ra, xưa kia chùa còn có một vạc lớn được xem là một trong " Tứ đại khí " của nước ta. Sau thượng điện, cách một khoảng sân hẹp là tòa nhà mười một gian kéo dài theo hình chữ " Nhất". Giữa là năm gian nhà tổ, bên trái là ba gian nhà tăng, bên phải là ba gian điện thờ. Trong nhà tổ có pho tượng Bà Chúa Mạc, người từng về tu ở chùa, tạc bằng đá trắng ngồi trên tòa sen, dựa lưng vào bức nền có trang trí vòng ánh sáng với ba chữ " Thường tịch quang ". Hai dãy hành lang nối liền nhà tiền đường và tòa nhà 11 gian tạo thành vòng ngoài của chữ " Quốc ". Phía sau nhà tổ là vườn Tháp, có Tháp Bà Chúa Mạc bằng đất nung. Công trình kiến trúc quý giá mang phong cách đời Trần còn được bảo tồn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay là tháp Phổ Minh. Do công trình này mà Chùa Phổ Minh còn được gọi là Chùa Tháp. Tháp dựng vào khoảng năm 1305, niên hiệu Hưng Long thứ mười ba, đời vua Trần Anh Tông. Tháp cao khoảng 21m, gồm 14 tầng, xây trên 12 bậc gạch, càng lên cao càng thu hẹp dần và kết thúc bằng một chỏm nhọn hình bầu rượu có nhiều cạnh. Tầng trên đều trổ bốn cửa cuốn tò vò ra bốn phía. Lúc đầu 13 tầng trên được xây bằng gạch trần màu đỏ sơn son, về sau một tín chủ đã bỏ tiền trát vữa. Bệ thờ đặt trong lòng tầng Tháp thứ nhất. Trang trí trên Tháp đơn giản song rất mỹ quan : Các lớp cánh sen và những hoa văn dây uốn lượn quanh cửa tháp cùng với hình rồng uốn khúc, vờn mây khắc họa trên các viên gạch ốp mặt ngoài trông rất ngoạn mục.
  10. Cửa khẩu Hữu Nghị nằm cách thị trấn Đồng Đăng 4km về phía Đông Bắc, đây là một trong những cửa khẩu quan trọng giữa nước ta và nước Trung Quốc dành cho xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là nông sản giữa hai nước, tuy so với các cửa khẩu khác như :Móng Cái, Hà Khẩu tầm vóc hữu nghị quan là khá nhỏ, nhưng đây là cửa khẩu chính đưa du khách Việt Nam sang Trung Quốc du lịch. Hiện nay du khách muốn sang Trung Quốc rất dễ dàng chỉ cần làm giấy thông hành có hoàn tất trong ngày ta có thể sang Trung Quốc du lịch.
  11. Động Tam Thanh nhắc đến động tam thanh không thể không nhớ tới câu ca dao cổ: Đồng đăng có phố kỳ lừa Có nàng tô thị có chùa tam thanh. Đồng đăng, kỳ lừa núi vọng phu, động Tam Thanh đều là những thắng cảnh đông vui của Lạng Sơn, vẻ đẹp trong cảnh hang động kỳ thú Lạng Sơn người ta thường nhắc tới bộ ba nhất thanh- nhị thanh- tam thanh. Động tam thanh được biết đến trước tiên theo Phan Huy Ích(1782-1840) thì Động Tam Thanh vách đá lởm chởm, trông xuống bên sông. Trước động có hồ, chùa ở lưng chừng núi, cảnh chí âm u vắng vẻ. bên hữu động là núi vọng phu, trên đỉnh có moỏm đá nhu hình người đàn bà đứng ngóng trông chờ chồng. Chợ Đông Kinh là chợ lớn nhất lạng sơn, trước đây là một bãi đất trống dùng để họp chợ phiên giữa người dân tộc thiểu số và người Việt đến năm 1890 chợ được xây dựng khá nhỏ khoảng 500m2. đến năm 1998trong quy hoạch phát triển chung của thị xã chợ đã được xây dựng tầm vóc như bây giờ. Nơi đây giờ là trung tâm thương mại lớn của tỉnh Lạng Sơn chuyên mua bán sỉ và lẻ các mặt hang Trung Quốc đặc biệt là các loại dược thảo. Chợ Kỳ Lừa đã có từ hàng trăm năm nay, nằm ở trung tâm của TP Lạng Sơn là một trung tâm buôn bán sầm uất của nhân dân trong vùng cũng như khách ngoài tỉnh. Chợ Kỳ Lừa nổi tiếng từ xưa đến nay vì vậy, du khách đã đến đến Lạng Sơn ai cũng muốn vào chợ vừa để biết vừa để chiêm ngưỡng và mua vài kỷ niệm trong chuyến đi. Khu di tích Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích xã Hy Cương huyện Phong Châu tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày xưa vùng đất này là trung tâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đố xưa, của các vua Hùng. Phía Đông với các dãy núi non trùng điệp. Đền Hùng là trung tâm tiêu biểu về thời đại các vua Hùng còn để lại trong hàng chục di chỉ khảo cổ học, những di chỉ khảo cổ đó là
  12. một minh chứng một thời đại với nghề luyện kim đồng thau và trồng lúa của một nền văn minh nông nghiệp, đã từng tồn tại trước công nguyên hàng nghìn năm. Khu di tích Đền Hùng gồm có 4 đền: Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Đền Giếng, một chùa và một Lăng Tổ. Đền Hạ có vào khoảng TK 17, TK 18. ở đây có Chuông và chùa Thiên Quang Thiên Tự. được xây dựng vào thời nhà Lê(1427-1573). Chùa Thiên Quang thờ phật theo phái Đại Thừa, thước chùa có cây thiên tuế có khoảng 700 năm. Và vào ngày 19/9/1954 khi tới thăm Dền Hùng đã ngồi nghỉ dưới bóng cây này. Đền Trung xuất hiện sớm nhất trên núi Hùng. Đền Thượng xây dựng vào TK15. trong dịp đại trùng tu từ 1914- 1922, kiến trúc chủ yếu là cột gỗ có đá kê và lợp ngói. Lăng tổ được ghi vào thời gian nào chưa rõ, tới năm 1874 được xây dựng như kiểu dáng ngày nay. Đền Giếng kiến trúc có vào khoảng TK18, đền nằm dưới chân núi Hùng gồm 3 lớp nhà và hai nhà oản hai bên. Tại đền Giếng chiều 18/9/1954 Bác Hồ đã về nghỉ ở đây, hôm sau 19/9/1954 Bác đã gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ Đô. Lời Bác dặn đã trở thành chân lý: “ Các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Hàng năm vào 10/3 âm lịch, tổ chức lễ hội rất lớn cho người dân Việt về đây tỏ lòng kính hiếu Tổ Tiên, nhưng cũng là để nhân thêm lòng yêu thương con người, và cũng chính vì thế mà có câu thơ: “Dù ai đi ngược về xuôi.Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3.” Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.
  13. SAPA THƠ MỘNG Sa Pa là một thị trấn và là khu nghỉ mát thuộc tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Từ Hà Nội, có thể đi bằng tàu hỏa hay ô tô đến thị xã Lào Cai (376 km). Tuy nhiên việc đi lại bằng ô tô có thể gặp trở ngại về mùa mưa. Từ Lào Cai đến Sa Pa bằng ô tô hoặc xe máy trên quãng đường khoảng 38 km. Sa Pa đồng thời cũng là tên gọi của một huyện của tỉnh Lào Cai.
  14. Nguồn gốc tên gọi Tên Sa Pa có nguồn gốc từ tiếng Quan Thoại. Trong tiếng Quan Thoại phát âm là SaPả hay SaPá tức "bãi cát" do ngày trước khi có thị trấn Sa Pa thì nơi đây chỉ có một bãi cát mà dân cư bản địa thường họp chợ. Từ hai chữ "Sa Pả", người phương Tây phát âm không dấu, thành SaPa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó thành "ChaPa" và một thời gian rất dài sau đó người ta dùng "ChaPa" như một từ tiếng Việt. Thị trấn Sa Pa trước đây có một mạch nước đùn lên màu đỏ đục, nên dân địa phương gọi là "hùng hồ", tức "suối đỏ". Lịch sử Một biệt thự ở Sa Pa, với nền núi rừng ẩn hiện trong mây. Trước kia, Sa Pa là một cao nguyên nhỏ mang tên Lồ Suối Tủng. Năm 1897, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định mở một cuộc điều tra về người dân tộc thiểu số miền núi vùng cao. Những đoàn điều tra đầu tiên đến Lào Cai vào năm 1898. Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn thám hiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan cao nguyên Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả. Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của thị trấn Sa Pa. Năm 1905, người Pháp đã thu thập được những thông tin đầu tiên về địa lý, khí hậu, thảm thực vật Sa Pa bắt đầu được biết tới với không khí mát mẻ, trong lành và cảnh quanh đẹp. Năm 1909, một khu điều dưỡng được xây dựng. Năm 1917, một văn phòng du lịch được thành lập ở Sa Pa và một năm sau, người Pháp bắt đầu xây đựng những biệt thự đầu tiên. Năm 1920, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai hoàn thành, Sa Pa được xem như thủ đô mùa hè của miền Bắc. Tổng cộng, người Pháp đã xây dựng ở Sa Pa gần 300 biệt thự. Sa Pa bị tàn phá nhiều trong Chiến tranh Đông Dương. Vào thập niên 1990, Sa Pa được xây dựng, tái thiết trở lại. Nhiều khánh sạn, biệt thự mới được xây dựng. Từ 40 phòng nghỉ vào năm 1990, lên tới 300 vào năm 1995. Năm 2003, Sa Pa có khoảng 60 khách sạn lớn nhỏ với 1.500 phòng. Lượng khách du lịch tới Sa Pa tăng lên từ 2.000 khách vào năm 1991 đến 60.000 khách vào 2002. Vị trí, địa hình, khí hậu Vị trí •Kinh độ: 103°52′00″ - 104°00′00″ Đông •Vĩ độ: 22°08′00″ - 22°21′00″ Bắc Địa hình Sa Pa là một thị trấn nghỉ mát đẹp và thơ mộng, nằm ở độ cao 1.500-1.800 m so với mực nước biển. Khí hậu Khí hậu Sa Pa mang sắc thái khí hậu á ôn đới và cận nhiệt đới. Sa Pa mát mẻ
  15. quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 15-18°C, mùa hè không nóng gắt như vùng đồng bằng ven biển. •Mùa hè, nhiệt độ khoảng 13-15°C (ban đêm) và 20-25°C (ban ngày). •Mùa đông thường có mây mù bao phủ và rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0°C, thỉnh thoảng có tuyết rơi. Những du khách thích ngắm tuyết rơi có thể đến Sa Pa vào mùa này. Thời tiết ở Sa Pa một ngày có tới bốn mùa: sáng, chiều là thời tiết của mùa xuân, thu. Buổi trưa là thời tiết của mùa hạ, thường có nắng nhẹ, trời quang mây nhưng khí hậu vẫn dịu mát. Đêm đến trời lạnh là thời tiết của mùa đông. Từ tháng 5 đến tháng 8 ở Sa Pa có mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.800-2.200 mm. Dân tộc Đây là nơi sinh sống của dân cư bảy dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó, Kinh và Hoa. Các dân tộc ở Sa Pa có những lễ hội văn hóa mang nét đặc trưng: •Hội roóng pọc của người Giáy vào tháng giêng âm lịch. •Hội sải sán (đạp núi) của người Mông. •Lễ tết nhảy của người Dao diễn ra vào tháng tết hàng năm. Những ngày phiên chợ ở Sa Pa nhộn nhịp vào tối thứ bảy kéo dài đến chủ nhật hàng tuần. Chợ Sa Pa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách từ phương xa tới. Người ta còn gọi nó là "chợ tình Sa Pa" vì ở đây nam nữ thanh niên có thể nhờ âm thanh của khèn, sáo, đàn môi, kèn lá để tìm hay gặp gỡ bạn tình. Tại chợ Sa Pa có thể mua các loại dược phẩm, lâm thổ sản quý hiếm, sản phẩm nhân tạo truyền thống của các dân tộc như hàng thổ cẩm thủ công, các món ăn dân tộc, rượu ngô, rượu sán lùng. Phong cảnh, địa điểm du lịch Vào thập niên 1940, người Pháp đã quy hoạch, xây dựng Sa Pa thành nơi nghỉ mát, điều dưỡng khá lý tưởng. Ở đây có đầy đủ hệ thống thủy điện, trạm nước, dinh toàn quyền, toà chánh sứ, sở than, kho bạc, kiểm lâm, hệ thống đường nhựa và đặc biệt là hơn 200 biệt thự theo kiểu phương Tây ở ngay trung tâm thị trấn, nằm xen giữa những cánh rừng đào và những rặng samu. Điều này làm cho thị trấn này mang nhiều dáng dấp của một thành phố châu Âu. Các dịch vụ du lịch của Sa pa được các du khách ngoại quốc đánh giá khá tốt. Một số khách sạn ở Sapa như Violet, Royal, Vitoria, được xây dựng khoảng 2004 đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước khá tốt. Về phía tây thị trấn Sa Pa là dãy núi Hoàng Liên Sơn, bốn mùa vào buổi sáng sớm
  16. sương giăng mờ mịt. Nơi đây có đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 mét rất thích hợp cho ngững người thích môn leo núi và là khu vực của nhiều loại động, thực vật quý hiếm như cây hoàng liên, thông dầu v.v. Có 37 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Sa Pa có nhiều cảnh đẹp tự nhiên như thác Bạc cao khoảng 200 m, cầu Mây là một di tích lịch sử của người dân tộc, cổng Trời là điểm cao nhất mà đường bộ có thể đi tới để đứng ngắm đỉnh Phanxipan, rừng Trúc, động Tả Phìn, bãi đá cổ Sa Pa nằm trong thung lũng Mường Hoa. Khu du lịch Hàm Rồng nằm ở trung tâm thị trấn SAPA, là một khu du lịch nổi tiếng của SAPA cũng nhu của đất nước. Đến với khu du lịch Hàm Rồng quý du khách sẽ được thăm quan vườn Lan ở đây có rất nhiều loại hoa đẹp, quý du khách có thể chụp ảnh làm kỷ niệm, và sau khi thăm quan xong quý du khách sẽ đi tiếp tới công viên Hoa, đi tiếp chúng ta sẽ lên đến một đỉnh cũng khá cao ở đây quý du khách có thể nhìn thấy được toàn cảnh của trị trấn SAPA, quả nhiên là một cảnh tượng khó thể diễn tả được hết bằng lời, đi tiếp chúng ta sẽ tham quan cổng trời 1, 2, sân mây đứng trên đây chúng ta cũng có thể nhìn thấy được toàn bộ cảnh của thị trấn SAPA, sau đó chúng ta qua nhà trưng bày và trình diễn giao lưu văn hóa văn nghệ. ở SAPA còn có phiên chợ tình của các dân tộc, được diễn ra vào thứ 7 hàng tuần. rất tiếc là chúng tôi hôm đó đi gặp phải sự cố nên không đi xem được. Bên cạnh khu du lịch Hàm Rồng còn có nhà thờ của khu vực ở đây và chợ đêm SAPA ở chợ đây có bán những đồ do người dân tộc làm như: bóp, túi sách, những mặt hàng thổ cẩm Ai đến Sa Pa, không thể không leo núi Hàm Rồng mà trò chuyện với đá, với cỏ cây, gió hoang và mây trời để tăng thêm nghị lực cho ngày mai lại tiếp tục những cuộc hành trình mới đầy thú vị.
  17. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai là cửa khẩu lớn, đây là nơi trao đổi hàng hóa giữa nước ta và Trung Quốc. khi tôi tới đây tôi nhìn xung quanh thấy mọi người ở đây buôn bán rất tấp nập, lcú nào cũng có xe cộ qua lại, thật là nhộn nhịp, tôi thấy những người ở bên mình nói tiếng Trung cũng rất giỏi vì họ thườngxuyên tiếp súc với họ. khi qua đến bên đó tôi có cảm giác khác so với ở bên mình, khác về đường xá, nhà cửa bên đó họ xây rất đều và đẹp, con người bên đó cũng rất dễ mến. Trung Quốc quả là một nước mạnh, họ sản xuất đủ mọi mặt hàng từ cao cấp đến hàng kém chất lượng nhưng những mặt hàng của nó cũng rất được nhiều nước nhập về Khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai thuộc Khu KTCK tỉnh Lào Cai được hình thành với diện tích hơn 60 km2, bao gồm các phường, xã: Lào Cai, Cốc Lếu, Duyên Hải, Phố Mới, Kim Tân, Vạn Hòa, Đồng Tuyển thuộc thành phố Lào Cai và thôn Na Mo xã Bản Phiệt thuộc huyện Bảo Thắng. Hoạt động giao lưu kinh tế thương mại qua cửa khẩu và đầu tư vào Khu KTCK không ngừng phát triển. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 tăng gấp 2,5 lần năm 2001. Cơ hội kinh doanh qua cửa khẩu Lào Cai và đầu tư vào Khu KTCK Lào Cai ngày càng mở ra cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thứ nhất, về lợi thế cửa khẩu: Cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, là cửa ngõ quan trọng với hành trình ngắn nhất nối Việt Nam, các nước trong khu vực qua cảng biển tới các tỉnh miền Tây Trung Quốc. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu là cửa khẩu có nhiều yếu tố thuận lợi trong giao lưu kinh tế thương mại, là cửa khẩu hội đủ các loại hình vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông và nằm trong lòng thành phố tỉnh lỵ Lào Cai, huyện lỵ Hà Khẩu có hệ thống hạ tầng và dịch vụ phát triển. Hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu là những mặt hàng có tính bổ trợ, phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất của hai nước: Hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu gồm hàng nông sản, thủy hải sản, quặng các loại; hàng nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu gồm các loại phân bón, hóa chất, các loại giống cây trồng và máy móc thiết bị Thứ hai, tỉnh Lào Cai đã và đang đầu tư xây dựng Khu KTCK hoàn thiện về kết cấu hạ tầng, thông thoáng về quản lý và đầy đủ về dịch vụ. * Về quy hoạch đầu tư và ngành nghề khuyến khích đầu tư: tỉnh Lào Cai đã thực hiện quy hoạch và di chuyển trung tâm hành chính tỉnh lỵ về đô thị mới ngoài Khu
  18. KTCK, tạo quỹ đất, cơ chế cho phát triển thương mại, dịch vụ trong Khu KTCK. Trong Khu KTCK đầu tư 4 cụm kinh tế trọng điểm: - Khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai diện tích 50 ha với các dự án: Trung tâm quản lý cửa khẩu; Khu kiểm hóa với thiết bị hiện đại cung cấp dịch vụ tốt nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh; Trung tâm thương mại quốc tế cao 17 tầng với 22.000m2 sàn đáp ứng nhu cầu văn phòng cho thuê, siêu thị, giới thiệu sản phẩm hàng hóa. - Khu thương mại Kim Thành diện tích 152 ha bố trí các kho hàng, chợ cửa khẩu, dịch vụ phục vụ hoạt động XNK hàng hóa, vui chơi giải trí và áp dụng cơ chế bảo thu
  19. MIẾU VUA BÀ VÀ BÃI CỘC BẠCH ĐẰNG Vị trí: Miếu Vua Bà thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Đặc điểm: Miếu thờ bà cụ theo tương truyền đã kể cho Trần Hưng Đạo về quy luật lên xuống của nước triều, về con nước, địa thế lòng sông ở đây đồng thời mách ông kết hợp chiến thuật hỏa công để đánh giặc và bà được sắc phong "Vua Bà". Miếu Vua Bà được xây dựng từ thời Trần trên doi đất cổ, ngay cạnh bến đò cũ ngày xưa và đã qua nhiều lần trùng tu sửa chữa. Tương This image cannot currently be displayed. truyền rằng trong khi đi thị sát địa hình chuẩn bị bãi cọc ngầm chống giặc, Trần Hưng Đạo đi qua bến đò và trò chyện với một bà cụ bán hàng. Cụ đã kể cho ông về quy luật lên xuống của nước triều, về con nước, địa thế lòng sông ở đây đồng thời mách ông kết hợp chiến thuật hoả công để đánh giặc. Sau khi thắng trận, Trần Hưng Đạo đã quay lại bến đò tìm bà cụ bán nước thì không thấy nữa, ông bèn xin nhà vua phong sắc cho bà là "Vua Bà" và lập đền thờ tại đây. Lễ hội miếu vua Bà cùng diễn ra vào ngày 8/3 âm lịch với lễ hội đền Trần Hưng Đạo (huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh). Ðặc điểm: Bãi cọc này được sử dụng trong trận chiến chống quân Nguyên Mông vào năm 1288. Bãi cọc bao gồm hàng trăm cọc bằng những thân cây gỗ lim cắm sâu dưới bùn, dài từ 3 đến 5m và cách nhau khoảng 1m. Từ quốc lộ 10, cách thị trấn Quảng Yên 2 km có một tấm biển lớn chỉ đường đi tới khu di tích này, nằm ngay cạnh bờ đê sông Chanh.
  20. Vào năm 1953 ở khu đầm nước xã Yên Giang This image cannot currently be displayed. huyện Yên Hưng, trong khi đắp đê người ta đã phát hiện ra một bãi cọc lớn. ở đó có hàng trăm cọc làm bằng các thân cây gỗ lim cắm sâu trong bùn dài từ 3m đến 5m, mỗi chiếc cách nhau khoảng 1m. Ðây chỉ là một phần nhỏ trong một bãi cọc rộng lớn mà tướng quân Trần Hưng Ðạo đã bố trí để làm cạm bẫy ngầm dưới lòng sông Bạch Ðằng trong trận thuỷ chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược vào năm 1288. Sau nhiều thế kỷ, lòng sông đã đổi dòng và khúc sông cũ trở thành đồng ruộng, đầm lầy vì thế nhiều bãi cọc đã mất dấu tích. Hiện nay tại đây còn giữ lại một khu di tích với các cọc gỗ lim vẫn còn đang bị ngâm trong lòng bùn nước suốt hơn 7 thế kỷ làm cho tất cả các du khách đến thãm đều phải ngạc nhiên khâm phục.
  21. Quảng trường Ba Đình Quảng trường Ba Đình là nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của Thủ đô và cả nước. Nơi đây vốn là khu vực cửa Tây của thành Hà Nội cổ. Đầu thời Pháp thuộc, thực dân Pháp phá thành làm một vườn hoa nhỏ gọi là điểm tròn Pugininer. Đến năm1945 mới có tên là vườn hoa Ba Đình. Chữ Ba Đình là để gợi nhớ dải đất Ba Đình ở tỉnh Thanh Hoá, nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp kéo dài từ 9/1886 đến 1/1887. Quảng trường cũng là nơi chứng kiến hàng chục vạn đồng bào về dự lễ Độc lập ngày 2/9/1945. Ngày 9/9/1969, sáu ngày sau khi Hồ Chủ tịch qua đời, cũng tại quảng trường này, lễ truy điệu Người đã được cử hành trọng thể. Hàng vạn đồng bào Thủ đô và các địa phương cùng 34 đoàn đại biểu quốc tế đã tới đây dự lễ. Ngày nay mặt chính của quảng trường là lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước lăng là khoảng không gian rộng lớn với 320m chiều dài và 100m chiều rộng, đủ chỗ cho 20 vạn người dự mít tinh. Quảng trường có 168 ô cỏ bốn mùa xanh tươi. Chính giữa là cột cờ cao 30m. Quảng trường Ba Đình đã trở thành không gian thiêng liêng của Thủ đô Hà Nội. Lăng Bác hoàn thành vào ngày 29/8/1975. Mặt chính của Lăng nhìn ra hướng đông và là Quảng Trường Ba Đình. Lăng là nơi lưu giữ thi hài của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Người đã được UNESCO trao tặng danh hiệu là danh nhân Văn Hóa Thế Giới và anh hùng Giải Phóng Dân Tộc nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người(1890- 1990). Khi chúng ta bước vào bên trong để tham quan hình ảnh của Người thì trrong lòng của chúng ta cảm thấy rất bồi hồi xúc động trước hình ảnh của Người. khi ra về chúng ta sẽ có kỷ niệm đặc biệt khó quên được hình ảnh của Người.
  22. This image cannot currently be displayed. LĂNG CHỦ TỊCH VÀ QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH Sau hai năm xây dựng, ngày 19/8/1975 lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh khánh thành. Mặt chính lăng nhìn ra hướng đông là Quảng trường Ba Đình . Lăng gồm ba lớp với chiểu cao 21,6m .lớp dưới kết cấu bậc nhiều cấp, có lễ đài dành cho đoàn chủ tịch khi mít tinh. Phần giữa là kết cấu trung tâm của lăng, gồm phòng thi hài, hành lang, cầu thang lên xuống. Phần trên là mái lăng được tạo dáng cách điệu bông sen nở. mặt chính lăng có dòng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh” bằng đá hồng ngọc màu mận chín. Lăng là nơi giữ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã đuợc UNESCO tặng danh hiệu Danh nhân Văn hóa thế giới và Anh hùng giải phóng dân tộc nhân kỷ niệm 100 ngày sinh (1890 - 1990). Công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là kết quả lao động sáng tạo của nhiều nhà khoa học và công nhân hai nước Việt Nam – Liên Xô tỏ lòng tôn kính Chủ tịch Hồ Chí Minh và là sản phẩm của tình hữu nghị Việt – Xô. Quảng trường Ba Đình dài 320m, rộng 100m, chia thành 240 ô cỏ xanh tươi là hình tượng những chiếc chiếu trải trên sân đình ở các làng quê Việt Nam xưa, là nơi nhân dân đến dự các buổi lễ trọng thể. Phía tây của Quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chủ Tịch. Tại đây còn có bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn là nơi ở của Người, hồ cá, vườn cây, rặng dừa, những hàng rao dâm bụt Tất cả đã đi vào thơ ca Việt Nam. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi ông đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn. Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ-Chí-Minh" bằng đá hồng màu mận chín.
  23. Trong di chúc, Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước. Tuy nhiên, theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này nhân dân cả nước, nhất là nhân dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng ông. Xây dựng lăng Sau lễ lang Hồ Chí Minh, "Ban phụ trách qui hoạch A", trong đó có các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Quốc Hoàn, Phùng Thế Tài, bắt đầu nghiên cứu qui hoạch xây dựng Lăng Hồ Chủ tịch.[6] Tháng 1 năm 1970, Chính phủ Liên Xô cử một đoàn cán bộ sang Việt Nam bàn về thiết kế và thông báo sẽ giúp đỡ kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng và trang bị cho Lăng. Các chuyên gia Liên Xô chuẩn bị 5 phương án về bố trí cụm tổng thể của Lăng. Sau thời gian ngắn, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua "Dự thảo nhiệm vụ thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh" do các chuyên gia Liên Xô và Việt Nam đưa ra. [6] Tin tức về việc xây dựng Lăng Hồ Chủ tịch được lan truyền trong nhân dân, nhiều người Việt Nam ở cả 2 miền Nam, Bắc và Việt kiều ở nước ngoài gửi thư về đóng góp ý kiến. Theo nguyện vọng của nhân dân, Bộ Chính trị quyết định lùi việc duyệt bản thiết kế sơ bộ đã được thông qua. Một đợt sáng tác mẫu thiết kế Lăng được tổ chức, các mẫu được trưng bày và lấy ý kiến của nhân dân. Trong khoảng thời gian từ tháng 5/1970 tới 8/1970, có 200 phương án thiết kế được gửi đến, trong đó có 24 phương án được chọn lựa và đem trưng bày tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Sơn La và Nghệ An. 745.487 lượt người đã tới thăm và 34.022 người tham gia ý kiến.[6] Kết thúc đợt triển lãm và lấy ý kiến, bản "thiết kế sơ bộ" tổng hợp các ý kiến của nhân dân được mang sang Liên Xô. Sau 3 tuần làm việc, phương án thiết kế sơ bộ của Việt Nam được Liên Xô chấp nhận.[6] Lăng được thiết kế để có độ bền vững cao, chống được bom đạn và động đất cường độ 7 richter. Ngoài ra còn có công trình bảo vệ đặc biệt chống lụt phòng khi Hà Nội bị vỡ đê. Kính quan tài phải chịu được xung lực cơ học lớn. Lăng còn được thiết kế thêm "buồng đặc biệt" để có thể giữ thi hài tại chỗ trong trường hợp có chiến tranh. Việc thiết kế hết 2 năm. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một công trình văn hóa, nghệ thuật lớn. Lăng được xây dựng trên nền cũ của tòa lễ đài giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Lăng được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 2 tháng 9 năm 1973.
  24. Vật liệu xây dựng được mang về từ nhiều miền trên cả nước. Cát được lấy từ suối Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình do người dân tộc Mường đem về; đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương, Chiêm Hoá, Ngòi Thìa, Tuyên Quang ; đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa (Chùa Thầy), đá đỏ núi Non Nước ; đá dăm được đưa từ mỏ đá Hoàng Thi (Thác Bà, Yên Bái), cát lấy từ Kim Bôi (Hòa Bình), Thanh Xuyên (Thái Nguyên). Nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quí. Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như: cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên-Lai Châu, tre từ Cao Bằng Thanh thiếu niên còn tổ chức buổi tham gia lao động trong việc mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm. Liên Xô cũng gửi hai vạn tấm đá hoa cương và cẩm thạch mài nhẵn để trang trí cho Lăng. Miêu tả Trên đỉnh lăng là hàng chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" ghép bằng đá ngọc màu đỏ thẫm của Cao Bằng[6]. Cửa lăng làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên. Tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nên cho dòng chữ "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký của Hồ Chí Minh được dát bằng vàng. 200 bộ cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ quí do nhân dân Nam Bộ, Tây Nguyên, Quảng Nam - Đà Nẵng, và bộ đội Trường Sơn gửi ra, và do các nghệ nhân nghề mộc của Nam Hà, Hà Bắc, và Nghệ An thực hiện. Cánh cửa vào phòng đặt thi hài do hai cha con nghệ nhân ở làng Gia Hòa đóng.[6] Hai bên cửa chính là hai cây hoa đại. Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây vạn tuế tượng trưng cho 79 năm trong cuộc đời của Hồ Chủ tịch. Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam. Trước cửa lăng luôn có hai người lính đứng gác, 1 giờ đổi gác một lần. Chính giữa lăng là phòng đặt thi hài ốp đá cẩm thạch Hà Tây. Trên tường có 2 lá quốc kỳ và đảng kỳ lớn, ghép từ 4.000 miếng đá hồng ngọc Thanh Hóa, hình búa liềm và sao vàng được ghép bằng đá cẩm vân màu vàng sáng.[6] Thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trong hòm kính. Qua lớp kính trong suốt, thi hài Hồ Chí Minh nằm trong bộ quần áo ka ki bạc màu, dưới chân có đặt một đôi dép cao su. Trong những dịp có người viếng lăng, sẽ có bốn người lính đứng gác. Chiếc hòm kính đặt thi hài là một công trình kỹ thuật và nghệ thuật do những người thợ bậc thầy của hai nước Việt - Xô chế tác. Giường được chế tác bằng đồng, có dải hoa văn bông sen được cách điệu, ba mặt giường lắp kính có độ chịu xung lực cao. Nóc giường bằng kim loại, có hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều hòa tự động. Giường được đặt trên bệ đá, có hệ thống thang máy tự động.[6] Lăng có hình vuông, mỗi cạnh 30 m, cửa quay sang phía Đông, hai phía Nam và Bắc có hai lễ đài dài 65 m dành cho khách trong những dịp lễ lớn. Trước lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh, và một thảm cỏ dài 380 m chia thành 240 ô vuông cỏ xanh tươi suốt bốn mùa. Trước
  25. mặt lăng là cột cờ, lá Quốc kỳ được kéo lên vào lúc 6 giờ sáng và hạ xuống lúc 9 giờ tối hàng ngày. Thẳng tiếp qua sân cỏ là đường Bắc Sơn, có trồng hoa hồng đỏ và hoa đào. Tận cùng đường Bắc Sơn là đài Liệt sỹ. Bên phía tây của quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Tại đây có Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thường có nhiều đoàn khách ở các tỉnh thành phố và nước ngoài đến thăm viếng. Khách thăm quan Hàng người vào lăng viếng Đổi gác Mỗi tuần có hơn 15000 người đến viếng thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh[7]. Rất nhiều cá nhân và đoàn thể đến viếng lăng vào các ngày lễ, các ngày kỷ niệm quan trọng của Việt Nam. Có thể cảm nhận được sự trang nghiêm của Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và cả sự sùng bái của những người dân bình thường viếng thăm lăng[8]. Hoạt động Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày một tuần, vào các buổi sáng thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật. Mùa nóng (từ 1-4 đến 31-10): Từ 7h30 đến 10h30; mùa lạnh (từ 1-11 đến 31-3 năm sau): Từ 8h00 đến 11h00; ngày lễ, thứ
  26. Bảy, Chủ nhật mở cửa thêm 30 phút. Hàng năm Lăng đóng cửa để làm nhiệm vụ tu bổ định kỳ vào 2 tháng: tháng 10 và tháng 11. Hiện nay phí vào cửa là miễn phí và khách viếng thăm phải tuân theo những yêu cầu như ăn mặc chỉnh tề, không đem máy ảnh và giữ trật tự trong lăng. Ban Quản lý Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam có chức năng chỉ đạo, phối hợp các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc giữ gìn nguyên vẹn, lâu dài và bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư lệnh Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh kiêm chức vụ Trưởng Ban quản lý Lăng Phủ Chủ tịch Phủ Chủ tịch là toà nhà bốn tầng nhìn ra đường Hùng Vương, được xây dựng năm 1901. Thời Pháp thuộc, đây là nơi ở và làm việc của Toàn quyền Pháp ở Đông Dương (có tên là Phủ Toàn quyền). Hiện nay, địa điểm này là nơi các vị đứng đầu Nhà nước ta tiếp đón các đoàn khách quan trọng nước ngoài và là nơi để các đại sứ các nước đến trình quốc thư. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì nhiều cuộc họp Hội đồng Chính phủ. Nhà sàn Bác Hồ Nằm trong khuôn viên Phủ Chủ tịch, thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đây là ngôi nhà Bác ở và làm việc từ năm 1958 đến khi qua đời. Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Ðó là ngôi nhà Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 17/5/1958 cho tới khi Người qua đời. Sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa về trồng, như cây vú sữa của đồng bào miền Nam gửi biếu Bác năm
  27. 1954, bưởi Phúc Trạch, Biên Hòa, Mê Linh; cam Hải Hưng, Xuân Mai, Vân Du, Xã Ðoài; quýt Hương Cầm, Lý Nhân; táo Thiện Phiến, Ngọc Hồ; song mai Ðông Mỹ; hồng Tiên Ðiền. Trong vườn còn có cả những loại cây từ nước ngoài như ngàn hoa, cây bụt mọc quanh ao, cây cau vua gốc từ Caribê Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là 2 phòng nhỏ, nơi Bác làm việc và phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở quanh năm.Nhân dân ta từ mọi miền đất nước cũng như du khách quốc tế đến thủ đô Hà Nội, ai cũng muốn đến viếng Lăng, thăm nhà ở của Bác và đi dạo quanh quảng trường Ba Ðình lịch sử. Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Nhân dân từ mọi miền đất nước cũng như du khách quốc tế đến thủ đô Hà Nội, ai cũng muốn đến viếng lăng, thăm nhà ở của Bác và đi dạo quanh Quảng trường Ba Đình lịch sử. Sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa về trồng, như cây vú sữa của đồng bào miền nam gửi biếu Bác năm 1954, bưởi Phúc Trạch, Biên Hòa, Mê Linh; cam Hải Hưng, Xuân Mai, Vân Du, Xã Đoài; quýt Hương Cần, Lý Nhân; táo Thiện Phiến, Ngọc Hồ; song mai Đông Mỹ; hồng Tiên Điền (quê hương nhà thơ Nguyễn Du). Trong vườn còn có cả những loại cây từ nước ngoài như ngàn hoa, cây bụt mọc quanh ao, cây cau vua gốc từ Caribê Ngôi nhà sàn, nơi ở và làm việc của Bác Hồ gắn liền với những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, cùng với những đóng góp lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Sau khi Bác Hồ qua đời, ngôi nhà sàn trở thành một di sản văn hóa vô giá của dân tộc, ngày 15/5/1975, ngôi nhà sàn Bác Hồ được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của quốc gia. Trải qua gần bốn thập kỷ,
  28. từ sau ngày Bác Hồ ra đi đến nay, Di tích nhà sàn Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch đã đón hơn 50 triệu lượt khách tham quan từ khắp mọi miền trên đất nước Việt Nam và hơn 150 nước trên thế giới CHÙA MỘT CÔT Chùa Một Cột có tên chữ là Diên Hựu (phúc lành dài lâu) được xây dựng vào năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. Tương truyền khi ấy vua Lý Thái Tông đã cao tuổi mà chưa có con trai nên nhà vua thường đến các chùa để cầu tự. Một đêm ông chiêm bao thấy Đức Phật Quan Âm hiện lên đài hoa sen ở một hồ nước hình vuông phía tây thành Thăng Long, tay bế đứa con trai trao cho nhà vua. Ít lâu sau hoàng hậu sinh con trai. Nhà vua cho dựng chùa Một Cột có dáng dấp như đã thấy trong giấc mơ để thờ Phật Quan Âm. Đây là một công trình kiến trúc sáng tạo kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp gồm điêu khắc đá, hội hoạ, chạm vẽ hành lang, mặt nước là biểu tượng văn hoá, nghệ thuật cao, tính dân tộc đậm nét. Chùa đã bị huỷ hoại,xây dựng lại nhỏ hơn với nguyên mẫu, nhắc lại ở đây một thời đã có một cụm kiến trúc độc đáo. Lần xây dựng thứ hai vào năm 1105, vua tu bổ chùa Diên Hựu: "Mùa thu tháng 9 làm hai ngọn tháp chỏm trắng ở chùa Diên Hựu Bấy giờ vua chữa lại chùa đẹp hơn chùa cũ, đào hồ Liên Hoa Ðài gọi là hồ Linh Chiểu.Ngoài hồ có hành lang chạm vẽ chung quanh, ngoài hành lang lại đào hồ". Bích trì đều bắc cầu vồng để đi qua.Trước sân chùa xây Bảo Tháp. Trước khi vào chùa còn có một phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng (khoảng 26m) trước cổng chùa. Chùa là
  29. một cụm kiến trúc bề thế, có ý tưởng độc đáo và thẩm mỹ đẹp đã bị chiến tranh tàn phá, trở thành um tùm rậm rạp thời giặc Minh”. xây tiếp chùa Một Cột: "Mở cửa chùa Diên Hựu tại vườn tây. Dấu vết theo quy mô thủa trước, lo toan Thánh ý ngày nay. Ðảo hồ thơm Linh Chiểu, giữa hồ trồi lên cột đá.Trên cột đá có một cánh hoa sen ngàn cánh xoè ra.Trên hoa dựng ngôi đền đỏ sẫm. Trong đền đặt pho tượng sắc vàng, ngoài hồ có hành lang bao bọc. Ngoài hành lang lại có hồ Bích Trì, bắc cầu cong đi lại, ở sân trước hai cầu bên tả hữu xây bảo tháp lưu ly ".Chùa một cột có kiến truc` nhỏ ,nh ưng ki ến trưc độc đoá , được ạo dang nhu một bông sen cach` điệu d ươi nước Đây là một công trình kiến trúc sáng tạo kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp gồm điêu khắc đá, hội hoạ, chạm vẽ hành lang, mặt nước là biểu tượng văn hoá, nghệ thuật cao,tính dân tộc đậm nét.Chùa đã bị huỷ hoại, xây dựng lại nhỏ hơn so với nguyên mẫu, nhắc lại ở đây một thời đã co một cụm di tích độc đáo. Chùa được khởi công xây dựng vào mùa đông tháng mười âm lịch năm 1049. Chùa chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen. Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu. Hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 Âm lịch, vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân khắp Kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội lớn. Đến năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho sửa ngôi chùa và cho dựng trước sân hai tháp lợp sứ trắng. Năm 1108, Nguyên phi Ỷ Lan sai bày tôi đúc một cái chuông rất to, nặng den một vạn hai nghìn cân, đặt tên là "Giác thế chung" (Quả chuông thức tỉnh người đời). Đây được xem là một trong tứ đại khí - bốn công trình lớn của Việt Nam thời đó - là: tháp Báo Thiên, chuông Qui Điền, vạc Phổ Minh và
  30. tượng Quỳnh Lâm. "Giác thế chung" đúc xong nặng quá không treo lên được, để dưới mặt đất thì đánh không kêu. Người ta đành bỏ chuông xuống một thửa ruộng sâu bên chùa Nhất Trụ, ruộng này có nhiều rùa, do đó có tên la Quy Điền chuông (chuông ruộng rùa). Đến thế kỷ 15, giặc Minh xâm lược, chiếm thành Đông Quan (Hà Nội). Năm 1426 Lê Lợi đem nghĩa quân Lam Sơn ra đánh, vây thành rất gấp. Quân Minh thiếu thon vũ khí đạn dược, tướng Minh là Vương Thông bèn sai nguoi đem phá chuông Quy Điền lấy đồng. Quân Minh thua tran, nhưng chuông Quy Điền thì không còn nữa. Văn bia tháp Sùng thiện diên linh (chùa Đọi, Hà Nam), năm 1121 viết: "Do lòng sùng kính đức Phật và dốc lòng mộ đạo nhân quả (đạo Phật) nên hướng về vườn Tây Cấm nổi danh (Ngôi vườn ở phía tây cấm thành Thăng Long đời Lý) mà xây ngôi chùa sáng Diên Hựu theo dấu vết chế độ cũ, cùng với ý mưu mới của nhà vua (ý nói: theo dấu vết lề lối xây dựng chùa đời Lý Thánh Tông, có thêm ý mới của Lý Nhân Tông mà chữa lại chùa đẹp hơn trước)". Đến thời nhà Trần, chùa đã không phải là ngôi chùa nhà Lý nữa vì sách cũ đã ghi: Năm 1249, " mùa xuân, tháng giêng, sửa lại chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ ". Chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850 và vào năm 1922. Đài Liên Hoa chúng ta thấy hiện nay được sửa chữa lại năm 1955 do kiến- trúc-sư Nguyễn Bá Lăng đảm-nhiệm. Thiền sư Huyền Quang (1254-1334) có một bài thơ về chùa Một Cột như sau: Toàn cảnh chùa Một Cột Cạnh chùa Một Cột ngày nay còn có một ngôi chùa có cổng tam quan, với ba chữ "Diên hựu tự", là một ngôi chùa mới được xây dựng khoảng đầu thế kỷ 18, phụ vào với chùa Một Cột. Kiến trúc
  31. Không gian chung quanh Theo tài liệu lịch sử, lối kiến trúc một cột có từ trước đời nhà Lý. Ở Hoa Lư, Ninh Bình trong ngôi chùa con gái vua Đinh Tiên Hoàng, có một cây cột đá cao, sáu cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm, đề niên hiệu thời Lê Hoàn (981–1005). Phía trên cột là tòa sen chạm. Năm Long Thụy Thái Bình thứ năm đời Lý Thánh Tông (1058) có xây điện Linh Quang ở Thăng Long, phía trước điện dựng lầu chuông, một cột sáu cạnh hình bông sen. Như vậy, trước khi xây chùa Một Cột, lối kiến trúc đó đã là một thực tế nghệ thuật cổ truyền. Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay. Thực dân Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho nổ mìn phá chùa. Tuy nhiên, chùa đã được trùng tu cơ bản như trước. Chùa Một Cột hiện nay bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3 m, mái cong, dựng trên cột cao 4 m (không kể phần chìm dưới đất), đường kính 1,20 m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có lưỡng long triều nguyệt. Ngày nay không có những cánh sen trên cột đá như đã nói đến trong bia văn thời nhà Lý, nhưng ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khu ao hình vuông được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Kiến trúc chùa xây dựng gần với kiến trúc nhà Hậu Lê. Trong vườn chùa hiện có một cây bồ đề sum xuê từ đất Phật, do tổng thống Rajendra Prasad tặng nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh qua thăm Ấn Độ năm 1958. Bảo tàng Hồ Chí Minh Nằm tại số 3 Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội. Là nơi lưu giữ hiện vật, hình ảnh, phản ánh cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chủ tịch. Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm
  32. ở khu vực quảng trường Ba Ðình, bên cạnh lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng khánh thành ngày 19/5/1990 nhân kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giờ mở cửa: Mở cửa các ngày trong tuần trừ thứ Hai và thứ Sáu: Sáng: 8:00 đến 11:00 Chiều: 13:30 đến 16:30 This image cannot currently be displayed. Ðây là tòa nhà cao 20,5m gồm 4 tầng với tổng diện tích sử dụng là 10.000m². Công trình được thiết kế như một bông hoa sen nở, tượng trưng cho phẩm chất thanh cao, trong sáng của Hồ Chủ tịch. Phần trưng bày của Bảo tàng rộng gần 4.000m2 giới thiệu hơn 117.274 hiện vật gốc, hình ảnh phản ánh cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn liền với các sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam và thế giới từ cuối thế kỷ thứ 19 đến nay. Tại bảo tàng còn có khu triển lãm, các kho lưu trữ, thư viện chuyên đề, hội trường lớn, các hội trường vừa và nhỏ phục vụ tham quan, nghiên cứu, sinh hoạt khoa học và văn hóa. Từ ngày mở cửa, bảo tàng đã đón hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh là một công trình vǎn hoá lớn đươc xây dựng theo nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam để tưởng niệm vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của mình - Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà vǎn hoá kiệt xuất. Công trình được khánh thành ngày 19/5/1990, đúng vào kỷ niệm 100 nǎm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là thể hiện lòng biết ơn và đời đời ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quyết tâm của nhân dân Việt Nam kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người , đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, hợp tác và hữu nghị với nhân dân thế giới.
  33. . Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại gian mở đầu Từ ngày khánh thành Bảo tàng đã đón tiếp hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế đến thǎm quan, nghiên cứu và học tập. Với chức nǎng, nhiệm vụ của một thiết chế vǎn hoá, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã trở thành một trung tâm nghiên cứu, giới thiệu về cuộc đời của một vĩ nhân thế kỷ XX, một con người đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người; một con người trọn vẹn trong tư tưởng, đạo đức và phong cách, sống cao thượng và giàu lòng nhân ái. Như Nghị quyết của tổ chức Giáo dục khoa học Liên Hợp Quốc (UNESCO) về kỷ niệm 100 nǎm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực vǎn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống vǎn hoá hàng nghìn nǎm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau."
  34. ở Hồ Chí Minh sự nghiệp cách mạng gắn liền với sự nghiệp vǎn hoá của Người. Sự nghiệp vǎn hoá lớn nhất, quan trọng nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Người đã huy động sức mạnh của truyền thống vǎn hiến của dân tộc kết hợp với tinh hoa vǎn hoá của thời đại, lãnh đạo thành công sự nghiệp giải phóng dân tộc, trả lại địa vị xứng đáng cho nền vǎn hoá Việt Nam và góp phần vào nền vǎn hoá nhân loại. Tri thức sâu Phần trưng bày Chủ tịch Hồ rộng và chất vǎn hoá trong con người Hồ Chí Chí Minh sáng lập Đảng Cộng Minh đã làm cho Người có sức cuốn hút mạnh sản Việt Nam nǎm 1930 và mẽ. Một nhà thơ của Châu Mỹ La tinh viết: phong trào cách mạng Việt "Những ai muốn biết thế nào là một con người Nam 1930-1935 thực sự, vẻ đẹp của thế giới ở đâu, sự chiến thắng . của chân lý trên trái đất ở đâu, ở đâu có mùa xuân, xin hãy đến thǎm cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự tồn tại điển hình của một anh hùng của thời đại chúng ta". Ngày nay ánh sáng vǎn hoá, ánh sáng cách mạng của Người vẫn tiếp tục toả sáng. Thông qua hệ thống trưng bày tại bảo tàng và di sản mà Người để lại, khách tham quan có thể cảm nhận sức cổ vũ to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng cuộc sống hiện tại và tương lai. Nhận thức vai trò to lớn của vǎn hoá đối với sự phát triển, Đảng và nhà nước Việt Nam đang có những chính sách cụ thể nhằm xây dựng và phát triển nền vǎn hoá Việt Nam tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc. Trong sự nghiệp ấy, với tư cách là một công trình đặc biệt tưởng niệm nhà vǎn hóa lớn, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ góp phần quan trọng. Bởi vì đây không chỉ là hình thức một công trình kiến trúc mà thực sự là truyền thống và niềm tin của dân tộc vào tư tưởng của một con người vĩ đại. Như giáo sư Trần Vǎn Giàu viết trong cuốn sổ vàng của Bảo tàng: "Cụ Hồ là một nhà yêu nước, một nhà cách mạng, một nhà tư tưởng chính trị và triết học lớn, Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh nói lên được tư tưởng chính trị và triết học của cụ Hồ. Dân tộc Việt Nam tự hào có một vĩ nhân của nhân loại. Trong tương lai vấn đề độc lập dân tộc nổi lên bao nhiêu thì tư tưởng cụ Hồ càng sáng tỏ bấy nhiêu". Nhiều khách nước ngoài đánh giá cao tính giáo dục của Bảo tàng, một vị khách viết : Bảo tàng tồn tại như một tượng đài : Hồ Chí Minh sống mãi.
  35. Bảo tàng Hồ Chí Minh được xây dựng ở phía sau Lǎng Chủ tịch Hồ Chí Minh mặt chính hướng ra đường Hùng Vương, cách đường Hùng Vương 260 mét. Bảo tàng cùng với Lǎng Chủ tịch Hồ Chí Minh và khu di tích Phủ Chủ tịch tạo thành một quần thể kiến trúc, lịch sử, vǎn hoá tưởng niệm vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, chiến sĩ xuất sắc của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Toà nhà Bảo tàng Hồ Chí Minh là một hình vuông đặt chéo góc mỗi cạnh khoảng 70 mét và mang hình dáng một bông sen. Với diện tích sử dụng hơn một vạn mét vuông, Bảo tàng Hồ Chí Minh Bảo tàng Hồ Chí Minh có kho bảo quản hiện vật đảm bảo mọi điều kiện kỹ thuật, có tầng trưng bầy, gian triển lãm. Bảo tàng còn có thư viện chuyên đề phục vụ công tác nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, có hội trường 400 chỗ ngồi để hội họp và chiếu phim tư liệu về Bác Hồ. Tầng trưng bầy của Bảo tàng Hồ Chí Minh gồm 3 không gian chính: gian long trọng, phần trưng bầy tiểu sử và phần trưng bầy các đề mục mở rộng. Gian long trọng (gian mở đầu) là trung tâm của toà nhà, trang nghiêm và giản dị. Tại đây có bức tượng đồng toàn thân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở tư thế đứng giơ tay như chào mọi người đến thǎm. Bức tượng cao 3,50 mét, đặt trên bệ cao 60 centimet. Trên bức tường phía sau tượng là những bức phù điêu, khắc hoạ truyền thống lịch sử và vǎn hoá của dân tộc Việt Nam. Từ gian long trọng rẽ tay phải, chúng ta sẽ thǎm phần trưng bầy tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mở đầu cho phần trưng bầy tiểu sử là bức bình phong chạm gỗ, bằng hình tượng nghệ thuật thể hiện câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Các vua Hùng đã có công dựng nước". Đối xứng qua gian long trọng là bức bình phong thứ hai thể hiện tư tưởng "Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước". Phần chính tổ hợp không gian Tiếp thu sự đổi mới trong trưng bầy bảo hình tượng tàng, phần tiểu sử là một thể thống nhất gồm: đai về quê hương, gia đình tiểu sử và các tổ hợp không gian hình tượng. của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đai tiểu sử trưng bày các tài liệu hiện vật phản ánh cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm 8 chủ đề:
  36. Chủ đề I (1890-1910) giới thiệu quê hương, gia đình và thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ đề II (1911-1920) giới thiệu con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nhiều nước, cuộc sống và quá trình nghiên cứu học tập tìm con đường giải phóng dân tộc. Chủ đề III (1920-1924) giới thiệu những hoạt động quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Pháp và Liên Xô, những cống hiến lý luận của Người về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Chủ đề IV (1924-1930) giới thiệu công lao truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin, hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức nhằm sáng lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Chủ đề V (1930-1945) giới thiệu hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, sáng lập mặt trận Việt Minh và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, trực tiếp lãnh đạo thành công cuộc cách mạng tháng Tám nǎm 1945, sáng lập nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam A'. Chủ đề còn giới thiệu cuộc sống gian khổ của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc Người bị giam cầm ở nhà tù đế quốc Anh ở Hồng Công và nhà tù của Quốc dân đảng ở Quảng Tây. Chủ đề VI (1945-1954) giới thiệu hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua sách lược đúng đắn và tài tình, xây dựng và củng cố chính quyền non trẻ, tiếp đó lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến anh dũng và chính nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược. Chủ đề VII (1954-1969) giới thiệu hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhiều mặt đồng thời xây dựng miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà, xây dựng tình đoàn kết hữu nghị hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa anh em và bè bạn thế giới. Chủ đề VIII kết thúc bằng sự kiện đau thương: những ngày cả nước để tang Chủ tịch Hồ Chí Minh và thế giới chia sẻ nỗi đau buồn với nhân dân ta. Toàn cảnh đai trưng bày phần nhân dân Việt Nam thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
  37. hoàn thành sự nghiệp giải phóng Chủ đề IX với tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh miền Nam, thống nhất Tổ quốc sống mãi trong sự nghiệp của nhân dân Việt Nam, giới thiệu sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam theo di huấn thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào", giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp, cùng nhau "đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh". Những tranh ảnh, tài liệu bút tích và hiện vật trên đai tiểu sử được gắn bó chặt chẽ với giải pháp mỹ thuật đa dạng nhằm tǎng sức hấp dẫn và sự chú ý của người xem. Theo vành đai tiểu sử, mọi người còn được xem 8 phim tư liệu lịch sử giới thiệu những hình ảnh sống động trên những chặng đường hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kết thúc của mỗi chủ đề là những biểu tượng mỹ thuật gợi người xem suy tư về ý nghĩa của từng giai đoạn lịch sử, đó cũng là những điểm ghi dấu những mốc quan trọng cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của cách mạng Việt Nam: tìm ra đường lối cứu nước nǎm 1920, Đảng Cộng sản ra đời nǎm 1930, đất nước độc lập nǎm 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ oanh liệt nǎm 1954, những ngày đau thương nǎm 1969. Giải phóng miền Nam nǎm 1975. Các tổ hợp không gian hình tượng là một bộ phận không thể tách rời của phần trưng bày tiểu sử. Bằng hình tượng nghệ thuật khái quát, mang tính hoành tráng và sự kết hợp với hiện vật gốc, hiện vật mô phỏng, hiện vật có tính nghệ thuật đem lại cho người thǎm những hiểu biết và cảm xúc về mảnh đất Việt Nam gắn liền với từng giai đoạn hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong chu trình tham quan, chúng ta gặp 6 tổ hợp không gian hình tượng. . 1. Quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh 2. Xô Viết Nghệ Tĩnh 3. Mảnh đất cách mạng (Pác Bó) 4. Mảnh đất chiến đấu (1945-1954). 5. Tang lễ (1969) 6. Nước Việt Nam thống nhất Trên tầng trưng bày còn có phần các chuyên đề và đề mục mở rộng (gọi tắt là các chuyên đề) những chuyên đề này được trưng bày Báo Le Paria (Người cùng khổ) ở 8 gian bao quanh phía sau đai tiểu sử với nội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập dung sau: nǎm 1922 Gian I: Tình hình thế giới và Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Gian II: Y' nghĩa của cách mạng Tháng Mười vĩ đại và ảnh hưởng đối với cách mạng Việt Nam
  38. Gian III: Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít Gian IV: Sự hình thành và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Gian V: Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Gian VI: Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào cách mạng thế giới Những chuyên đề trên giúp người xem hiểu biết thêm những phong trào và sự kiện lớn của thế giới trên mỗi chặng đường hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có 2 chuyên đề có tính chất thời sự: Gian VII: Bác Hồ với thế hệ trẻ Gian VIII: Nước Việt Nam ngày nay Bảo tàng Hồ Chí Minh được khánh thành trong dịp kỷ niệm 100 nǎm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh dấu kết quả lao động của cán bộ khoa học, kỹ thuật, mỹ thuật của nhiều ngành, kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và Liên Xô, là biểu tượng cao đẹp của tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô. Bảo tàng trung ương V.I. Lê-nin ở Mát-scơ-va là cố vấn và là người cộng tác của Bảo tàng Hồ Chí Minh về khoa học và phương pháp trưng bày bảo tàng; Phương pháp hướng dẫn tham quan. Bảo tàng Hồ Chí Minh khánh thành còn là kết quả đóng góp của nhiều ngành, nhiều địa phương thể hiện tấm lòng của nhân dân cả nước đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu và sự quan tâm đến giáo dục tấm gương của Người cho mọi thế hệ người Việt Nam mai sau. Cùng với Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Hà Nội, các di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước và một số chi nhánh tạo thành một hệ thống thống nhất, phục vụ đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc. Thành cổ loa và đền thờ An Dương Vương là tòa thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây dựng từ TK 3 trước công Nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạcthời đó. Trong khu vực
  39. thành có đình Cổ Loa thờ công chúa Mỵ Châu, An Dương Vương rất mực yêu thương con gái của mình, nhưng vì mất cảnh giác nên ông đã để nước mất nhà tan, phải chăng Cổ Loa từ xưa ánh lên một chân lý:nước vững không chỉ có thành cao, hào sâu, nước mạnh, vũ khí sắc bén mà cốt yếu là lòng dân. Xây thành trong lòng dân vững vàng nhất. mất dân là mất nước. Hồ Tây một tên tuổi nổi tiếng trong thơ This image cannot currently be displayed. văn âm nhạc, năm ở phía Bắc Hà Nội, xung quanh Hồ có rất nhiều Đền Chùa và là trung tâm ăn uống của Hà Nội với rất nhiều địa danh nổi tiếng như: bánh tôm Hồ Tây, thịt cầy Nhật Tân, Ốc Tần Thuốc Bắc du khách đã đến đây mà chưa một lần thưởng thứ các món ăn nổi tiếng tại đây là một điều thiếu xót, cảnh đẹp của Hồ Tây đã được rất nhiều các thi nhân cảm hứng,có lẻ một trong những bài thơ đặc sắc về Hồ Tây là bài Phú:” lạ thay cảnh Tây Hồ”: “Đây vui thật lạ cảnh Tây Hồ Trước bờ khôn thiên khéo vẽ đồ Mây lẫn nước xanh màu trúc ngọc Nguyệt lòng hoa thắm vẽ in châu Tây Hồ giá ấy dễ đâu so” Chùa Trấn Quốc nằm ở trên một hòn đảo nhỏ của hồ tây, là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Cảnh đẹp lâu đời này đã được truyền tụng qua ca dao: “Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ” Tiếng chuông Trấn Vũ đây là nơi ngày xưa treo chiếc chuông đông của Khổng Minh – tiêng của nó âm vang xa ngàn dặm. Yên Thái là một địa danh nằm gần phủ tây Hồ, nơi đây người dân ngày xưa luôn vang tiếng chày giã cối để làm giấy, một loại giấy đặc biệt để vẽ và viết các loại chiếu chỉ. Địa điểm nơi đây, xưa nhu một hòn đảo nằm giữa Hồ Tây, cách hẳn với đất liền, năm Vĩnh Tộ thứ hai, đời vua Thần Tôn nhà Lê, sau khi dân làng Yên Phụ và Yên Phong đắp đê Cố Ngự để chắn ngang hồ, một số nhà thiện tín trong các phường nhân đã góp thuyền thuê thợ đóng cọc rồi đổ dấu đất làm thành con đường từ ngoài vào để đi cổng chùa. Chùa ở vào nơi phong cảnh đẹp, đáng có giá có giá
  40. trị một danh lam, một cảnh thiền lâm thanh tịnh, nhiều du khách qua thăm đã có những thơ văn cảm hoài, nhưng đều làm bằng Hán cănvà cũng một giọng thương tiếc vẩn vơ cho một tàn tích của giai cấp phong kiến đã bị thời gian xóa nhòa, cũng như bài thơ quốc văn:”Trấn Bắc hành cung” của nữ thi sĩ Thanh Quan vẫn được nhiều người truyền tụng: “Mấy tòa sen rói hơi hương ngự Nằm thức mây phong nếp áo chầu Sóng lớp phê hưng coi đã nhội Chuông hồi kim cổ lắng càng mau” Đền Quán Thánh được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tổ(1010-1028). Trong đền có thờ tượng Trấn Vũ bằng đồng, tượng nặng 3.600kg, cao 3,96m. cho đến nay tượng đồng Thánh trấn Vũ là một trong những tượng đồng lớn và cổ xưa nhất còn xót lại một cách hiếm hoi. Nhưng tiếc rằng tác giả của tác phẩm này đã không để lại tên tuổi cho hậu thế chiêm ngưỡng. Văn Miếu Quốc Tử Giám Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ. Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch. Bên trong có những lớp tường ngăn ra làm 5 khu. Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính, trên cổng có chữ Văn Miếu, dưới cổng là đôi rồng đá mang phong cách thời Lê sơ (thế kỷ 15). Lối đi ở giữa dẫn đến cổng Ðại Trung Môn mở đầu cho khu thứ hai. Hai bên còn hai cổng nhỏ. Vẫn lối đi ấy dẫn đến Khuê Văn Các (gác vẻ đẹp của sao khuê, chủ đề văn học). Hai bên gác cũng có hai cổng nhỏ. Khu thứ ba là từ gác Khuê Văn tới Ðại Thành Môn, ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tỉnh (giếng trời trong sáng) có tường bao quanh. Hai bên hồ là hai khu vườn bia tức nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ (năm 1993 với sự tài trợ một phần của tổ chức doanh nghiệp Mỹ, Ban Quản lý Văn Miếu đã dựng được tám ngôi nhà che cho các bia này). Tiến sĩ là người đỗ cao nhất trong kỳ thi Ðình. Ngày trước, người đi học sau khoảng 10 năm đèn sách đủ vốn chữ để dự thi Hương tức khoa thi tổ chức liên tỉnh, cứ ba năm mở một khoa. Ðạt điểm cao của kỳ thi này đạt học vị Cử nhân. Năm sau các ông Cử tới kinh đô dự kỳ thi Hội. Những người đủ điểm chuẩn sẽ dự kỳ thi Ðình (thi Hội và thi Ðình thực ra là hai giai đoạn của một cuộc thi). Trúng tuyển kỳ thi này được gọi là Tiến sĩ. Ðỗ Tiến sĩ có thể được bổ làm quan. Hiện có 82 bia, xưa nhất là bia ghi về khoa thi năm 1442, muộn nhất là bia khoa năm 1779. Ðó là những di vật quý
  41. nhất của khu di tích. Bước qua cửa Ðại thành là tới khu thứ tư. Một cái sân rộng, hai bên là dãy nhà Tả Vu, Hữu Vu, vốn dựng làm nơi thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Ðại bái và Hậu cung, kiến trúc đẹp và hoành tráng. Tại đây có một số hiện vật quý: bên trái có chuông đúc năm 1768, bên phải có một tấm khánh đá, trên mặt có khắc bài văn nói về công dụng của loại nhạc khí
  42. Đền Ngọc Sơn Vị trí: Nằm trên đảo Ngọc Sơn thuộc hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đặc điểm: Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới xong đền Ngọc Sơn lại là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc. Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên đảo là Ngọc Tượng và đến đời Trần thì đảo được đổi tên là Ngọc Sơn. Tại đây đã có một ngôi đền được dựng lên để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Về sau lâu ngày ngôi đền bị sụp đổ. Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thuỵ Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời Lê, cung Thuỵ Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn trên nền cung Thuỵ Khánh cũ. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), một hội từ thiện đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn (Văn Xương là nhân vật đời Kiến Vũ, năm 25 - 55 sau công nguyên bên Trung Quốc, sau khi chết được phong là thần chủ về văn chương khoa cử). Theo sách "Hà Thành linh tích cổ lục" thì ngay từ đời Lê, trên đảo Ngọc Sơn đã có đền thờ Quan Công, người nổi tiếng trung nghĩa đời Tam Quốc (Trung Quốc). Khi vua Lê và chúa Trịnh dùng hồ là nơi duyệt thuỷ quân thì đền được coi như một võ miếu. Dân Hà thành đã đem tượng Đức thánh Trần thờ phối hưởng bên cạnh Quan Công. Nhưng "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" lại cho đó là tượng Lê Lai, công thần khai quốc đời Lê đã xả thân cứu chúa. Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa được đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cây cầu từ bờ đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Trên núi Ngọc Bội cũ, ông cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là: Nhất đài Phương Đình bút. Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho
  43. hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành. Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Đền chính gồm hai ngôi đền nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút được đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn song - ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ. Các nhân vật được thờ trong đền ngoài Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo, còn thờ cả phật A Di Đà. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt. Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại những kỷ niệm xưa về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng cũng như tâm linh, ý thức mỗi người Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.
  44. Bãi tắm Ninh Chữ Bãi tắm Ninh Chữ thuộc địa phận xã Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Cách thị xã Phan Rang 5km về phía đông (theo hướng đường Ngô Gia Tự kéo dài xuống Ninh Hải), bãi biển Ninh Chữ là bãi tắm đẹp, có chiều dài 10km, bờ biển hình vòng cung bằng phẳng, xung quanh là rừng dương và các núi Ðá Chồng, núi Tân An, núi Cà Ðú rất thích hợp cho các hoạt động du lịch như tắm biển, lướt ván, câu cá, du thuyền, leo núi, săn bắn. Khí hậu Ninh Chữ mát mẻ, nắng ấm quanh năm. Tại đây có khách sạn quốc tế Ninh Chữ (2 sao) của công ty du lịch Ninh Thuận và các dịch vụ khác phục vụ du khách. Làng gốm Bào Trúc (làng gốm Tam Hiệp)thuộc huyện Bắc Bình.Nghề làm gốm ở đây có từ thời xa xưa do dân tộc người Chăm phát minh người ta dùng đất sét đã nhào ướt lên để lên một mặt bàn cố định sau đó người ta đi quanh nắn bàn tay cho thành đồ vật như ý muốn, tiếp đó dùng một miếng vải ướt nắn miệng vành,nắn kiểu.Kế tiếp dùng một thanh tre mỏng uốn lại để cạo lớp ngoài thành hoa văn cuối cùng đem ra phơi nắng và đem vào lò nung.
  45. BẢO TÀNG QUANG TRUNG Điện Tây Sơn Điện Tây Sơn là nơi thờ ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, nay nằm trong khu vực nhà Bảo tàng Quang Trung thuộc khối I, thị trấn Phú Phong huyện Tây Sơn. Điện thờ này xấy dựng mới lần đầu được khánh thành năm 1960; năm 1998 được nâng cấp tôn tạo quy mô hơn nhưng không khác mấy so với năm 1960. Điện thời Tây Sơn mang trong mình có cả một câu chuyện lịch sử dài. Sau một thời gian cư trú bên quê vợ là làng Phú Lạc, Hồ Phi phúc và Nguyễn Thị Đông chuyển sang định cư ở làng Kiên Mỹ. Phú Lạc và Kiên Mỹ đều thuộc ấp Kiên Thành huyện Tuy Viễn phủ Quy Nhơn, về sau đều thuộc xã Bình Thành huyện Tây Sơn. Mãi đến năm 1979 Kiên Mỹ mới tách ra khỏi xã Bình Thành nhập vào thị trấn Phú Phong và gọi là khối I. Kiên Mỹ là quê hương thứ ba của dòng họ Tây Sơn ở Đàng trong, là nơi sinh trưởng của ba anh em nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Thôn Kiên Mỹ được thành lập từ bao giờ thì chưa có tư liệu khẳng định. Có người nói rằng Kiên Mỹ được bắt đầu hình thành với công cuộc khẩn khoan của Hồ Phi Phúc thế kỷ XVIII. Tuy nhiên qua nhiều tài liệu khác lại cho thấy ngay tại thời điểm này Kiên Mỹ đã là một vùng đất trù phú. Ở vào vị trí trung chuyển giữa hai vùng miền núi và đồng bằng, lại có sông Kôn - con sông huyết mạch của Bình Định chảy qua, nên Kiên Mỹ có điều kiện phát triển kinh tế, không chỉ nông nghiệp mà cả kinh tế công thương. Cứ nhìn vào tên gọi 7 xóm cổ của Kiên Mỹ cũng đã phần nào hình dung được điều này: xóm Rèn, xóm Bún, xóm Chợ, xóm Ươm, xóm Mía, xóm Trầu. Chợ Kiên Mỹ nổi tiếng trong vùng, một trung tâm buôn bán của vùng Tây Sơn hạ đạo. Khi rời sang Kiên Mỹ ông bà Hồ Phi Phúc đã tích cực khai hoang nên chẳng bao lâu đã có được ruộng đất 3 mẫu 2 sào. Ngoài việc nông trang ông bà còn thêm nghề buôn bán: Hồ công buôn bán ngược xuôi Nông trang vất vả lắm mùi truân chuyên Nhờ sự tầng tảo của cha mẹ, anh em Tây Sơn lớn lên có điều kiện học hành tử tế. Hồ Phi Phúc chọ thầy giáo Hiến ở An Thái là nơi gửi gắm các con mình: Tiếng thầy vang khắp thị thành Môn sinh lui tới học hành rất đông Hồ công nghe rõ thủy chung Mừng nay con trẻ hạnh phùng minh sư Chọn này mùng chín tháng tư Xin con thụ nghiệp thi thư thành hiền Một ngôi nhà khang trang được xây cất, có cây me, có giếng nước. Tuổi thơ của anh em Tây Sơn đã đi qua tai đây. Sự nghiệp của anh em Tây Sơn cũng bắt đầu từ đây. Sau khi giành được thắng lợi nhà Nguyễn đã thi hành
  46. chính sách trả thù tàn bạo. Kiên Mỹ, mảnh đất quê hương của những người anh hùng Tây Sơn không tránh khỏi sự hủy hoại. Nhà cửa bị tàn phá, ruộng đất bị tịch thu. Tuy nhiên với tấm lòng tự hào và tôn kính những người anh hùng của quê hương, nhân dân Kiên Mỹ bằng nhiều cách khác nhau, vẫn giữ gìn và lưu truyền hình ảnh đẹp đẽ về những người con yêu dấu của mình. Phong trào Tây Sơn khi mới giành được thắng lợi ban đầu đã đem lại nhiều quyền lợi thiết thực cho người nghèo. Vì thế, nhân dân Tuy Viễn, để thể hiện lòng biết ơn, đã đóng góp tiền của và công sức xây dựng lại ngôi nhà anh em Tây Sơn ngay trên nền đất cũ, làm nơi thờ tự ông bà Hồ Phi Phúc. Ngôi từ đường này bị nhà Nguyễn phá hủy, nhưng tuyên truyền rằng ngay trên nền nhà đó dân làng đã dựng lên một ngôi đình, gọi là đình Kiên Mỹ. Đình đã bị phá hủy trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến lúc bấy giờ. Tuy nhiên, đến nay ký ức dân gian vẫn còn nhớ rõ về cấu trúc và quy mô của ngôi đình xưa. Đình Kiên Mỹ quay mặt về hướng Nam, ngoài cùng là cổng xây bằng đá ong và vôi vữa, tiếp theo là bình phong, hai bên có hai cột trụ, nhà chính là tiền đường và hậu tẩm, khung gỗ lợp theo lối lá mái. Đình Kiên Mỹ nổi tiếng khắp vùng với những cột đình to người ôm không xuể, cũng như chợ Đình (thôn Vạn Tường xã Bình Hòa) nổi tiếng về những con hạc cao sơn son thiếp vàng rất đẹp. Nhân dân địa phương có câu: Hạc chợ Đình, cột đình Kiên Mỹ hay: Không hạc nào cao bằng hạc chợ Đình Không cột đình nào to bằng cột đình Kiên Mỹ Đình Kiên Mỹ được lập ra là bí mật thờ “Ba ngài Tây Sơn”. Hàng năm, vào ngày 5 tháng 11 âm lịch, tức vào dịp lễ thường tân (tết cơm mới), dân làng cúng giỗ “Ba ngài Tây Sơn” nhưng thường chỉ cúng hương hoa và chỉ “mật cáo” chứ không có văn tế. Lời “mật cáo” được bí mật truyền miệng từ đời người phụng tế này đến người phụng tế khác. Số ruộng trước đây gia đình Tây Sơn khai hoang ở Kiên Mỹ bị nhà Nguyễn tịch thu sung làm công điền. Nhân dân đã quy ước với nhau hàng năm đem số ruộng đất này đấu giá để lấy tiền chi phí cho việc thờ cúng ở đình. Tuy nhiên, để che mắt vua quan nhà Nguyễn, dân làng đã khai thành hoàng và xin sắc nhà Nguyễn, danh nghĩa là thờ ở đình nhưng trên thực tế là thờ ở miếu Vĩnh An (xóm Chợ hay xóm Hưng Trung) và hàng năm tổ chức cúng tế linh đình vào tháng ba. Đình Kiên Mỹ trước sau vẫn chỉ là nơi thờ ba anh em Tây Sơn. Năm 1947 sau khi có chủ trương tiêu khổ kháng chiến đình Kiên Mỹ bị phá dân làng lập một miếu nhỏ để tiếp tục thờ cúng “Ba ngài Tây Sơn”. Đến năm 1958 nhân dân Bình Khê đã đóng góp công của xây dựng lại ngôi miếu khang trang hơn lấy tên là Điện Tây Sơn. Công việc đến năm 1960 thì hoàn thành. Điện Tây Sơn tuy nhỏ nhưng trang nghiêm. Trước sân rộng vốn là nền Kiên Mỹ cũ có tam quan, tiếp đó là nhà bia ghi công lao của Quang Trung - Nguyễn Huệ viết bằng chữ quốc ngữ. Chính điện gồm ba gian, gian giữa thờ Quang Trung - Nguyễn Huệ, có bức tranh ông cưỡi ngựa đặt trong khung lồng kính, gian bên trái thờ Nguyễn Nhạc, gian bên phải thờ Nguyễn Lữ. Hai đầu hồi là ban thờ các tướng Tây Sơn phụ theo. Cái làm nên giá trị của Điện Tây Sơn
  47. không phải là kiến trúc mà là những ý nghĩa lịch sử to lớn của nó. Đây là nền nhà cũ của ông bà Hồ Phi Phúc - Nguyễn Thị Đông, nơi ba anh em đã cất tiếng khóc chào đời, đã cùng đi qua tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành rồi phất phất cờ khởi nghĩa trở thành những lãnh tụ kiệt xuất của nông dân và dân tộc vào cuối thế kỷ XVIII. Trải qua bao biến cố tấm lòng của người dân Kiên Mỹ với Tây Sơn, dù là phải “bí mật”. Đình phá thì xây miếu, miếu đổ lại dựng điện Hiện nay trong khu vườn củ của gia đình anh em Tây Sơn, may thay, vẫn còn lại hai di tích cực kỳ qúy giá, là cây me cổ thụ và giếng nước xưa, tương truyền có thời Hồ Phi Phúc. Hai cây me cổ thụ bên cạnh điện Tây Sơn cành lá xum xuê che lợp cả một bóng vườn. Trong đó co cây me ở bên trái điện nhiều tuổi hơn, gốc cây có chi vi tới 3,5m. Cùng bến Trường Trầu, cây me đã đi vào ký ức dân gian địa phương trong một câu ca trữ tình đượm màu lịch sử. Giếng nước ở bên phải điện Tây Sơn, đường kính 0,9m, trước đây xây bằng đá ong và không sâu như bây giờ. Sau này dân làng vét sâu thêm và xây thành giếng cao hơn mặt đất 0,8m để làm giếng chung cho cả làng. Cạnh điện Tây Sơn hiện nay là nhà bảo tàng Quang Trung khang trang đã được xây dựng. Những người có trách nhiệm đã cân nhắc kỹ khi chọn địa điểm thôn Kiên Mỹ để xây dựng nhà bảo tàng này. Cây me hơn hai trăm tuổi mà sức sống vẫn tràn trề. Thủa ông Hồ Phi Phúc xới đất trồng cây nào có ngờ rằng cây me ấy đã đi vào lịch sử. Giếng nước vẫn mái mát trong, vẫn như ngày nào chắt chiu từng giọt nước ngọt lành môi lớn tâm hồn và ý chí các anh em Tây Sơn. Cây me cổ thụ Hơn 200 tuổi, tương truyền do thân sinh ba anh em Tây Sơn trồng, nằm ở bên cạnh điện Tây Sơn cành lá xum xuê che rợp cả một góc vườn, gốc cây có chu vi tới 3,5m, cây me đã đi vào ký ức dân gian trong một câu ca quen thuộc, trữ tình, đượm màu lịch sử: “ Cây Me cũ, bến Trầu xưa Không nên tình nghĩa thì cũng đón đưa cho trọn niềm” Giếng nước Ở bên phải điện Tây Sơn, tương truyền có từ thời thân sinh ba anh em Tây Sơn, được xây bằng đá ong, đường kính 0,9m, thành giếng cao 0,8m. Đến nay giếng nước xưa vẫn mát trong như ngày nào chắt chiu từng giọt nước ngọt lành nuôi lớn tâm hồn và ý chí anh em Tây Sơn. Hiện nay, di tích Điện thờ Tây Sơn, Cây me, Giếng nước được gìn giữ trang trọng, tôn kính, trong khuôn viên của khu Bảo tàng Quang Trung. Bảo tàng Quang Trung được nhà nước xây dựng vào năm 1978 có quy mô đồ sộ, hoành tráng, kiến trúc theo kiểu cổ, dáng vẻ uy nghiêm, gồm 9 phòng trưng bày các kỷ vật liên quan đến phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung (1771 - 1789). Về thăm Bảo tàng Quang Trung, được đứng trên mảnh đất, ngôi nhà đã từng sinh ra, nuôi dưỡng ba anh em Tây Sơn trưởng thành, tận mắt ngắm nhìn những di vật, chiến tích hào hùng, lừng lẫy của phong trào nông dân Việt Nam khởi nghĩa vào
  48. thế kỷ XVIII, vào Điện thờ đốt nén hương thơm tưởng nhớ công tích to lớn, kiệt xuất của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ; đứng dưới gốc Cây me, uống dòng nước mát ngọt của Giếng nước xưa du khách như được sống với tinh thần thượng võ, anh hùng, nghĩa hiệp, ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất giữ gìn quê hương đất nước qua lịch sử oai hùng của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và những chiến công hiển hách, lừng lẫy của Quang Trung – Nguyễn Huệ. Bên cạnh đó du khách còn được thưởng thức chương trình biểu diễn phong phú, độc đáo, hấp dẫn về lịch sử phong trào Tây Sơn như võ thuật Tây Sơn, trống trận Quang Trung, ca múa nhạc dân tộc đưa khách ngược dòng lịch sử về với những chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam thế kỷ XVIII. GHỀNH RÁNG Nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3km về phía đông nam. Ghềnh Ráng đã được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng là di tích Quốc gia năm 1991 và được đánh giá là danh lam thắng cảnh bậc nhất của tỉnh Bình Ðịnh. Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa có một cô gái "sắc nước, hương trời" ở Bồng Sơn bị bọn tham quan, vô lại truy đuổi định cưỡng bức nên phải chạy trốn vào Quy Nhơn. Đến Ghềnh Ráng, bỗng dưng sấm chớp bão bùng, núi nứt một khe lớn và nàng biến mất. Người yêu cô gái tìm đến chỉ còn thấy bóng nàng ẩn hiện trên bầu trời. Từ đó nơi đây được đặt tên là "Ghềnh Ráng Tiên sa". Ghềnh Ráng không chỉ đẹp bởi truyền thuyết mà thực tế cũng là một bức tranh sơn thủy hữu tình, hiếm nơi nào có được. Phía tây nam núi xanh trùng điệp như muốn vươn tận trời xanh. Phía đông bắc biển xanh bao la, ôm lấy bãi cát vàng, cong cong như trăng lưỡi liềm mùa hạ. Đi dọc theo triền núi ta sẽ được chiêm ngưỡng một số "tác phẩm" tuyệt đẹp của thiên nhiên. Có tảng đá hình đầu sư tử chồm ra biển như muốn lao xuống dòng nước sâu thẳm. Tượng Vọng phu trầm tĩnh xa xăm. Rồi
  49. những gấu đá, voi đá nằm chầu như đang canh giữ biển trời. Hòn Chồng mới nhìn tưởng mong manh, có thể đổ sụp bởi một làn gió nhẹ nhưng bao đời vẫn sừng sững trước phong ba bão táp. Nơi đây có bãi Đá Trứng hay còn gọi là bãi tắm Hoàng Hậu vì ngày xưa Nam Phương Hoàng Hậu vẫn thường đến đây để tắm. Cách bãi Đá Trứng không xa về hướng tây là mộ của nhà thơ Hàn Mạc Tử, được chuyển dời từ nghĩa địa trại phong Qui Hoà về. Phía sau mộ là nhà lưu niệm có nhiều ảnh, tư liệu nói về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác thơ của nhà thơ Hàn Mặc Tử nơi lưu giữ bút lửa của ông các tác phẩm của nhà thơ
  50. GIÁ TOUR Tính giá tour cho tour thực hành xuyên việt cho 120 sinh viên trường du lịch Khôi Việt 22 ngày 21 đêm đi và về bằng ô tô: Kí Hiệu : Được miễn Phí vào cửa STT DỊCH CHI TIẾT GIÁ SỐ PAX TỪNG CẢ ĐOÀN VỤ LƯỢ KHÁCH NG 1 Vận Ô tô 50.000.0 3 120 1.250.000 150.000.000 chuyển 00 2 Lưu trú 100.000 1*21 120 2.100.000 252.000.000 3 Ẩm thực Phụ 20.000 22 120 440.000 52.800.000 Chính 50.000 43 120 2.150.000 258.000.000 4 Tham quan Bảo tàng 8.500 1 120 8.500 1.020.000 Quang Trung Trống trận 15.000 1 120 15.000 1.800.000 Tây Sơn Thánh Địa 30.000 1 120 30.000 3.600.000 Mỹ Sơn Phố cổ 30.000 1 120 30.000 3.600.000 Hội An Núi Ngũ 15.000 1 120 15.000 1.800.000 Hành Sơn Thánh địa      La Vang Động 50.000 1 120 50.000 6.000.000 Phong Nha
  51. (khô + ướt) Thuyền đi 15.000 1 120 15.000 1.800.000 Động Phong Nha Ngã 03 150.000 1 120 1.250 150.000 Đồng Lộc (vòng hoa) Quê Ngoại 30.000 2*1 120 500 60.000 của Bác Quê Nội 110.000 2*1 120 2.000 220.000 của Bác Nhà thờ      Phát Diệm Vịnh Hạ 40.000 1 120 40.000 4.800.000 Long Thuyền đi 15.000 1 120 15.000 1.800.000 Vịnh Hạ Long Chùa Phổ      Minh Đền Nhà      Trần Đền thờ      Nguyễn Trãi Chùa Côn 7.000 1 120 7.000 840.000 Sơn Động Tam 5.000 1 120 5.000 600.000
  52. Thanh Cửa Khẩu      Hữu Nghị Quan Ải Chi      Lăng Đền Hùng      Núi Hàm 30.000 1 120 30.000 3.600.000 Rồng (KDL Hàm Rồng) Cửa khẩu 120.000 1 120 120.000 14.400.000 Hà Khẩu (Trung Quốc) Thành Cổ 3.000 1 120 3.000 360.000 Loa Đền Đô 150.000 1 120 1.500 150.000 Đền Quán 2.000 1 120 2.000 240.000 Thánh Chùa Trấn      Quốc (hồ Tây) Đền Ngọc 3.000 1 120 3.000 360.000 Sơn (Cầu Thê Húc, hồ Hoàn Kiếm) Văn Miếu 5.000 1 120 5.000 600.000
  53. Quốc Tử Gíam Lăng Chủ      Tịch Hồ Chí Minh Phủ Chủ      Tịch Nhà 54,      Nhà sàn,ao cá, vườn cây nhà Bác Chùa Một      Cột Bảo Tàng      Hồ Chí Minh Chùa Bãi      Đính Tam Cốc 30.000 1 120 30.000 3.600.000 – Bích Động Thuyền đi 10.000 1 120 10.000 1.200.000 Tam Cốc – Bích Động Hoành      Sơn Quan (Đèo Ngang)
  54. Xem Ca 680.000 4 120 22.700 2.720.000 Huế (ngồi (35 thuyền người/1 trên sông thuyền) Hương) Kinh 35.000 1 120 35.000 4.200.000 thành Huế (Đại Nội) Chùa      Thiên Mụ Lăng Khải 30.000 1 120 30.000 3.600.000 Định Lăng Tự 30.000 1 120 30.000 3.600.000 Đức Khu 10.000 1 120 10.000 1.200.000 Chứng Tích Sơn Mỹ Khu du 5.000 1 120 5.000 600.000 lịch Gềnh Ráng (mộ Hàn Mặc Tử,bãi tắm Hoàng Hậu) Làng gốm      Bàu Trúc 5 Lưu đêm 100.000 3*21 120 52.500 6.300.000 Bến bãi 20.000 3*32 120 16.000 1.920.000
  55. 6 Hướng Suốt tuyến      dẫn viên Địa phương 7 Quà tặng      8 Khăn 2.000 2*22 120 88.000 10.560.000 9 Nước 3.000 2*22 120 132.000 15.840.000 10 Nón 3.000 1 120 3.000 360.000 11 Y tế 2.000 1 120 2.000 240.000 12 Bảo 1.500 1*22 120 33.000 3.960.000 hiểm Tổng chi phí: 820.500.000 Chi phí hành chính 1%: 8.205.000 FOC 1%: 8.205.000 Lợi nhuận dự kiến 1%: 8.205.000 Tổng chi phí trước thuế: 845.115.000 Thuế VAT 10%: 84.511.500 Tổng chi phí sau thuế: 929.626.500 929.626.000 Giá có thể bán: /120 người 8.451.000/0 Giá bán loại trừ rủi ro: 1 người Giá tour bao gồm:  Vận chuyển: Xe du lịch đời mới Aero Space 45 chỗ đưa đón thăm quan theo chương trình.  Khách sạn: ( 04-06 sinh viên / phòng )  Ăn sáng có trà đá.  Giảng viên hướng dẫn: Thuyết minh, truyền đạt kinh nghiện suốt tuyến.  Thăm quan: Vé vào các công danh lam thăng cảnh trong trương trình.
  56.  Phục vụ: 01 nón du lịch + 05 chai nước tinh khiết 0,5 lít / khách.  Bảo hiểm du lịch : Trọn tour. Giá không bao gồm: Chi phí cáp treo, tắm bùn, tắm nước nóng  Thuế giá trị gia tăng VAT.  Nước ngọt tại bãi biển. Điện thoại giặt ủi và các chi phí phát sinh ngoài trương trình.