Báo cáo thực tập tour xuyên Việt: Bắc Giang

pdf 56 trang phuongnguyen 8060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo thực tập tour xuyên Việt: Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_thuc_tap_tour_xuyen_viet_bac_giang.pdf

Nội dung text: Báo cáo thực tập tour xuyên Việt: Bắc Giang

  1. TRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN BÁO CÁO THỰC TẬP TOUR XUYÊN VIỆT NĂM HỌC : 2007 – 2011
  2. BẮC GIANG Bắc Giang là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, giáp với nhiều tỉnh thành, phía Bắc giáp Lạng Sơn, phía Đông giáp Quảng Ninh, phía Tây giáp Thái Nguyên vá Hà Nội, phía Nam giáp Bắc Nam và Hải dương. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Giang cách Hà Nội 51km. Thế mạnh du lịch tỉnh Bắc Giang là văn hóa – lễ hội GIAO THÔNG : Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy đều tương đối thuận tiện.  Đường bộ: Thành phố Bắc Giang cách trung tâm Hà Nội 51km. Hệ thống đường bộ thuận lợi có quốc lộ 1A chạy qua. Nhiều tuyến tỉnh lộ và huyện lỵ. : đi theo quốc lộ 279, quốc lộ 31, quốc lộ 37, quốc lộ 379  Đường sắt: Từ Bắc Giang có thể về thủ đô Hà Nội, lên Lạng Sơn, sang Thái Nguyên và vùng công nghiệp mỏ Quảng Ninh.  Đường thuỷ: Tỉnh Bắc Giang có nhiều sông lớn (sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam) chảy qua tỉnh, thuận tiện cho vận tải đường sông, góp phần tưới tiêu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, du lịch. CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở BẮC GIANG. Tỉnh Bắc Giang ngày nay, xưa nằm trong vùng Kinh Bắc. Nơi
  3. đây không chỉ nổi tiếng về truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất chống giặc ngoại xâm, nổi tiếng về truyền thống hiếu học, khoa bảng, về những di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh mà Bắc Giang còn nổi tiếng về lễ hội dân gian truyền thống, có ở cả 10 huyện, thành phố. - Lễ hội Xương Giang. - Lễ hội làng Thành. - Lễ hội tiết thanh minh ở nơi thờ Lều tướng công. - Lễ hội Dĩnh Kế. - Lễ hội làng Vẽ. - Lễ hội làng Vĩnh Ninh - Lễ hội Y Sơn. - Lễ hội Suối Mỡ. - Lễ hội chùa La (chùa Vĩnh Nghiêm) - Lễ hội Yên Thế. - Lễ hội làng Chẽ. - Lễ hội Đình Vồng. - Lễ hội đình Cả xã Cao Thượng. - Lễ hội đình Hả. - Lễ hội Thổ Hà. Điểm tham quan Chùa Bổ Đà Làng nghề Thổ Hà
  4. ATK2 - An toàn khu dự bị của Trung ương và Xứ ủy Bắc kỳ Bảo tàng Hoàng Hoa Thám và Đồn Phồn Xương ở huyện Yên Thế Lăng Dinh Hương ở Hiệp Hòa Khu di tích Suối Mỡ và Đền Suối Mỡ huyện Lục Nam Chùa Đức La huyện Yên Dũng Thành cổ Xương Giang Rừng nguyên sinh Khe Rỗ thuộc huyện Sơn Động Hồ Cấm Sơn và Khu du lịch Khuôn Thần huyện Lục Ngạn Cây Dã hương hơn 1.000 tuổi ở xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang Chùa Hồ Thiên Khách sạn tại Bắc Giang  Khách sạn Bắc Giang ( ) : 8 Nguyễn Văn Cừ, Tp. Bắc Giang Tel: (84-240) 854 719  Khách sạn Hữu Nghị : 2 Ngô Gia Tự, Tp. Bắc Giang Tel: (84-240) 854 345
  5.  Khách sạn Hà Bắc : 5 Nguyễn Văn Cừ, Tel : (84 - 240) 854 719  Khách sạn Hùng Giang : 162 Xương Giang, Tp. Bắc Giang, Bắc Giang Tel: (84-240) 854 853 NHÀ HÀNG TẠI BẮC GIANG  Cửa hàng Công ty ăn uống phục vụ : Địa chỉ: Đường Nguyễn Gia Thiều, Tx. Bắc Giang ĐẶC SẢN :  Rượu Nam Vân Bắc Giang là một vùng có nhiều cảnh đẹp và di tích lịch sử như rừng cấm nguyên sinh Khe Rỗ, khu di tích Suối Mỡ, di tích thành Xương Giang Nhiều hồ chứa nước lớn tạo nên phong cảnh kỳ vĩ, phát triển được tiềm năng du lịch như hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần. Bắc Giang là một tỉnh vừa có truyền thống lễ hội văn hoá của đất Kinh Bắc, vừa có hội xuân của các dân tộc ít người.
  6. LẠNG SƠN Lạng Sơn còn gọi là xứ Lạng là một tỉnh ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Dạng địa hình phổ biến ở Lạng Sơn là núi thấp và đồi độ cao trung bình là 252m so với mặt nước biển. Nơi thấp nhất là 20m ở phía nam Huyện Hữu Lủng và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn 1541m cách thành phố Lạng Sơn 30km vế phía Đông. Thế mạnh của Lạng Sơn là mua sắm Lạng Sơn có một thành phố tỉnh lỵ và 10 huyện:  Thành phố Lạng Sơn  Văn Lãng  Văn Quan  Bình Gia  Bắc Sơn  Hữu Lũng  Chi Lăng  Cao Lộc  Lộc Bình  Đình Lập Giao Thông :  Đường bộ : Quốc lộ 1A cách Bắc Giang 104km, Ninh Bình 125km, Hà Nội 157km, Huế 811km, Đà Nẵng
  7. 908km, Thành phố Hồ Chí Minh 1885km. Ngoài ra còn quốc lộ 1B, quốc lộ 4A và 4B.  Đường Sắt : Ga Lạng Sơn LỄ HỘI :  Hội Lồng Tồng : ( Hội xuống đồng ) Tổ chức vào đầu xuân năm mới sau dịp tết nguyên đán tại các bản làng. Hội này của các dân tộc Nùng, Tày. Mục đích lễ hội cầu trời đất cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, bền vững cộng đồng  Hội chùa Tam Thanh: Hội chùa Tam Thanh: Tổ chức vào ngày 15 tháng giêng âm lịch, còn có tên gọi là hội Chúng sinh. Lễ hội thu hút rất nhiều du khách thập phương đến lễ chùa, tham quan và tham gia các hoạt động của ngày hội.  Hội chùa Bắc Nga (chùa Tiên Nga) : được diễn ra vào ngày15/1 âm lịch tại Xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.suy tôn: Các cô tiên có công giúp dân cấy hái. Lễ Phật cầu tài cầu lộc, hội du xuân: nam nữ lên đồi cao hát giao duyên các điệu sli, lượn.  Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ: 22 - 27/1 âm lịch. Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn suy tôn Thân Công Tài, quan đầu phủ có công khai phá mở chợ Kỳ Lừa giao thương buôn bán với người Hoa. : Lễ rước kiệu từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ, hát sli (dân tộc Nùng), hát lượn (dân tộc Tày).  Lễ rước kiệu ông Tuần Tranh (đền Kỳ Cùng) : lên tạ nghĩa với ông Thân Công Tài (đền Tả Phủ) với cả đoàn người
  8. trang phục lộng lẫy cùng đủ loại cờ quạt, võng lọng. Lễ hội có nhiều trò vui dân gian như thi đấu cờ người, múa sư tử, thi hát sli, hát lượn (dân tộc Nùng, Tày, hát chúc thọ cha mẹ, tạ ơn trời đất. Lễ hội thu hút nhiều khách thập phương về dự.  Hội đền Bắc Lệ : 20/9 âm lịch tạiXã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Lễ Hội tôn thờ Bà Chúa Thượng Ngàn (nữ thần núi), các cô, các cậu. Rước cô Bơ Bắc Lệ (từ đền Kẻng) lên đền Bắc Lệ (cô Bơ đến hầu Đức Mẫu Thượng ngàn). Lên đồng, hầu bóng.  Hội chùa Tà Và : 12 - 15/4 âm lịch.Xã Chi Lăng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn tồn thờ Đức Phật, Thần Nông, Quan Công và Lưu Bị. Lễ cầu mùa, cúng lễ, chơi cờ người. ĐIỀM THAM QUAN  Chùa và động Tam Thanh  Chùa Tam Giác và Động Nhị Thanh  Núi Tô Thị  Thành Nhà Mạc  Danh thắng Mẫu Sơn  Di tích lịch sử Ải Chi Lăng  Di tích Bắc Sơn  Thành cổ Đoàn Thành  Chùa Diên Khánh
  9. KHÁCH SẠN :  Khách sạn Tân Thanh( ) : Cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng, Lạng Sơn Tel: 3888 066  Khách sạn Vạn Xuân ( ) : 147 Trần Đăng Ninh, phường Tam Thanh, Tp. Lạng Sơn, Lạng Sơn Tel: (84-25) 710 440  Khách sạn Bắc Sơn ( * ) : 41 Lê Lợi, phường Vĩnh Trại, Tp. Lạng Sơn, Lạng Sơn Tel: (84-25) 871 849/ 871 506  Khách sạn Kim Sơn ( * ) : 3 Minh Khai, Tp. Lạng Sơn, Lạng Sơn Tel: (84-25) 870 378  Khách sạn Đông Kinh ( * ) : 25 Nguyễn Du, Tp. Lạng Sơn, Lạng Sơn Tel: (84-25) 870 166  Khách sạn Hoà Bình : 127 Trần Đăng Ninh, phường Tam Thanh, Tp. Lạng Sơn, Lạng Sơn Tel: (84-25) 870 807  Nhà nghỉ Mẫu Sơn : Xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn
  10. Tel: (84-25) 744 306 NHÀ HÀNG  Nhà Hàng Đông Kinh : 2 Phai Vệ - Lạng Sơn  Nhà Hàng Sơn Lam : Trần Đăng Ninh, Lạng Sơn  Nhà Hàng Vân Anh : 40 Lê Lợi, Lạng Sơn  Nhà Hàng Phương Hắng : 39B Tam Thanh, Lạng Sơn  Nhà Hàng Nam Cai : 94 Bắc Sơn. Lạng Sơn  Nhà Hàng Minh Quang : 45 Ngô Quyền, Lạng Sơn  Nhà Hàng Hoàng Duy : 29 Tam Thanh, Lạng Sơn  Nhà Hàng Hoa Sim : 2 Hoàng Văn Thụ, phường Chi Lăng, Lạng Sơn  New Century : Đảo Hồ Phai Loạn, Lạng Sơn ĐẶC SẢN :  Lợn quay  Vịt quay  Na Chi Lăng  Đào Mẫu Sơn  Hồng Bảo Lân ( không hạt )  Quýt Bắc Sơn  Lê dòn
  11.  Hồi Lạng Sơn  Trái mát mật  Quế  Măng Chua  Ếch núi  Bánh cuốn trứng  Phở chua  Rượu Mẫu Sơn  Khau nhục  Cơm Lam Địa Chỉ Mua Sắm :  Chợ Đồng Đăng  Chợ Tân Thanh  Chợ Đông Kinh  Chợ Kỳ Lừa Lạng Sơn có tiềm năng về khoáng sản, nông lâm sản mà nổi bật là hoa hồi, tiềm năng du lịch và thương mại. Là địa đầu của Tổ quốc, Lạng Sơn là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, có nhiều di tích lịch sử với nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, nơi có di tích văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Mai Pha, tất cả tạo ra những tiềm năng to lớn cho việc phát triển du
  12. lịch của tỉnh Lạng Sơn, làm cho Lạng Sơn có sức cuốn hút lạ kỳ với du khách. Tuy tiềm năng hấp dẫn, triển vọng là vậy, song để loại hình du lịch hang động của Lạng Sơn thực sự trở thành một tua du lịch chủ đạo, ấn tượng thì nhất thiết cần có sự quan tâm nghiên cứu, đầu tư nhiều hơn nữa của các cấp, ngành hữu quan trong công tác khai thác và phát huy hiệu quả các điểm di tích, danh thắng hang động này. Vấn đề đặt ra ở đây chính là công tác quy hoạch, xâu chuỗi, tăng cường công tác quảng bá hình ảnh, thu hút, kêu gọi đầu tư cho các danh thắng hang động trở thành những điểm du lịch xứng tầm của tỉnh; cùng với đó là gắn kết chặt chẽ với các loại hình du lịch khác của địa phương đã và đang thu hút, hấp dẫn du khách gần, xa.
  13. BẮC NINH Bắc Ninh thuộc khu vực phía Bắc của vùng đồng bằng Sông Hồng cách thủ đô Hà Nội 31km về phía Đông Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên Bắc Ninh bao gồm 1 thành phố, một thị xã và 6 huyện :  Thành phố Bắc Ninh  Thị xã Từ Sơn  Huyện Gia Bình  Huyện Lương Tài  Huyện Quế Võ  Huyện Thuận Thành  Huyện Tiên Du  Huyện Yên Phong Giao thông Đường bộ có các quốc lộ 1A, 1B (Hà Nội - Lạng Sơn), 18 nối sân bay quốc tế Nội Bài với Thành phố Hạ Long và cảng Cái Lân, Quảng Ninh và đường 38 nối Bắc Ninh với tỉnh Hải Dương. Đường sắt: có tuyến đường sắt quốc tế Hà Nội-Hữu Nghị Quan.
  14. Đường thủy: qua sông Cầu, sông Thái Bình và sông Đuống nối ra sông Hồng; các sông nhỏ như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê (nay không còn), sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình. Lễ hội Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn ra hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau. Một số lễ hội nổi tiếng được liệt kê dưới đây: Lễ hội Lim (Thị trấn Lim, huyện Tiên Du) được tổ chức vào 13 tháng giêng hàng năm, tổ chức thi hát quan họ. Lễ hội Đền Đô (Đình Bảng, huyện Từ Sơn) để kỷ niệm ngày đăng quang của vua Lý Thái Tổ - 15 tháng 3 năm Canh Tuất 1010, và tưởng niệm các vị vua nhà Lý. Lễ hội Phù Đổng (của bốn xã trong đó có xã Phù Đổng huyện Tiên Du) ngày 9- tháng 4 để kỷ niệm vị anh hùng dân tộc Phù Đổng Thiên Vương. Lễ hội Thập Đình (của mười xã thuộc hai huyện Quế Võ và Gia Bình) để kỷ niệm trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam tức Thái sư Lê Văn Thịnh và Doãn Công (Cao Doãn Công). Lễ hội Đền Cao Lỗ Vương ngày 10 - tháng 3 ở làng Tiểu Than(làng Dựng) xã Vạn Ninh và làng Đại Than (làng Lớ) ở xã Cao Đức, huyện Gia Bình.
  15. Lễ hội Đền Tam Phủ xã Cao Đức, huyện Gia Bình. Lễ hội Đồng Kỵ ngày 4 - tháng Giêng. Lễ hội Chùa Dâu ngày 8 - tháng 4. Điểm tham quan Chùa Bút Tháp Chùa Tiêu - Trung tâm Phật giáo xưa của Việt Nam Chùa Tổ - Huyền tích của một vùng Tứ Pháp Đền Lý Bát Đế thờ tám vị vua triều Lý Chùa Dạm Chùa Dâu Chùa Phật Tích Đền Bà Chúa Kho Giếng Ngọc và đôi cá chép 100 tuổi Đình làng Đình Bảng Đền Phụ Quốc Đình Chùa Làng Yên Mẫn Đền Cao Lỗ Vương Đình Quan Đình Đình Mẫn Xá Đình Tiểu Than, Lăng mộ Cao Lỗ Vương Thành Cổ Bắc Ninh
  16. Núi Thiên Thai Làng nghề truyền thống Làng gò đúc đồng Đại Bái Làng tranh dân gian Đông Hồ Làng dệt Hồi Quan Làng gốm Phù Lãng Làng Giấy Đống Cao Làng Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ Làng Gỗ mỹ nghệ Mai Động Làng Gỗ mỹ nghệ Phù Khê Làng tơ tằm Vọng Nguyệt Làng đúc phế liệu KHÁCH SẠN  Khách sạn Phoenix Bắc Ninh ( ) : Phúc Sơn, phường Vũ Ninh, Tp. Bắc Ninh Tel: (84-241) 871 111  Khách sạn Ga Thị Cầu : Khu 6, phường Thị Cầu, Tp. Bắc Ninh Tel: (84-241) 825 372
  17.  Khách sạn Hoa Tuấn ; 310B Hòa Đình, Tp. Bắc Ninh Tel: (84-241) 828 266  Khách sạn Kim Chi : 170 Nguyễn Văn Cừ, Tp. Bắc Ninh Tel: (84-241) 828 316  Khu du lịch Phú Sơn : Phúc Sơn, phường Vũ Ninh, Tp. Bắc Ninh Tel: (84-241) 871 222  Khách sạn Thanh Thanh : 39-41 Khu 7, phường Thị Cầu, Tp. Bắc Ninh Tel: (84-241) 821 165  Nhà nghỉ Bông Sen : Phường Tiên An, Tp. Bắc Ninh Tel: (84-241) 822 261  Nhà nghỉ Duy Anh : 69 Phúc Sơn, xã Vũ Ninh, Tp. Bắc Ninh Tel: (84-241) 822 012 NHÀ HÀNG
  18.  Nhà hàng Minh Tuấn : Đường Nguyễn Văn Cừ, Tx. Bắc Ninh  Nhà hàng Thanh Nga : Võ Cường, Tx. Bắc Ninh  Nhà hàng Ẩm Thực Phương Nam: Đường Nguyễn Gia Thiều, Tx. Bắc Ninh  Nhà hàng Hương Liên: Đường Nguyễn Văn Cừ, Tx. Bắc Ninh  Nhà hàng Kinh Bắc: 16 Nguyễn Du, Tx. Bắc Ninh  Nhà hàng Ngọc Sương: Đường Trần Hưng Đạo, Tx. Bắc Ninh  Nhà hàng Hùng Loan: Thị trấn Lim, huyện Tiên Du ĐẶC SẢN :  Bánh phu thê  Bánh cốm  Bánh tẻ  Trầu  Bánh khúc  Bánh đa kế  Rượu làng Vân
  19. Theo các kết quả nghiên cứu khảo cổ học thì người Việt cổ đã cư trú tại Bắc Ninh từ mấy ngàn năm trước đây. Những dấu vết còn lại về đô thị cổ Luy Lâu đã chứng minh rằng Bắc Ninh từng là một trong những đô thị cổ, một trung tâm thương mại khá phồn thịnh của người Việt từ thế kỷ thứ 2 tới thế kỷ 10. Kinh Bắc là vùng đất đạo Phật sớm thâm nhập ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên. Đến đời nhà Lý, Phật giáo đã đạt đến độ cực thịnh. Nhiều chùa, tháp được xây dựng ở đất Kinh Bắc và đã trở thành di tích kiến trúc - văn hoá. Bắc Ninh là tỉnh có nhiều di sản vật thể và phi vật thể thu hút khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu. Bắc Ninh là một vùng đất hội tụ của nhiều dấu tích văn hoá và tôn giáo lớn; vùng đất đã hình thành nhiều huyền thoại đi vào tâm linh của cư dân người Việt; vùng đất đã sản sinh ra vương triều Lý - một triều đại đã khai mở nền văn minh Đại Việt và phát triển rực rỡ trong suốt hơn 200 năm. Bắc Ninh là nơi sinh ra nhiều nhân tài trong lịch sử đất nước như tám vị vua nhà Lý; thời Lê triều đình có 6 vị thượng thư thì 5 người quê ở Bắc Ninh; Ngô Gia Tự, một chiến sĩ cộng sản kiên cường Bắc Ninh còn là vùng đất tổ của những làn điệu dân ca Quan họ đặc sắc, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ, mang đậm bản sắc vùng miền. Quan họ Bắc Ninh ngày nay đã trở thành di sản văn hoá quý của Việt Nam. Bắc Ninh còn là quê hương của chùa tháp, lễ hội và các sinh hoạt văn hoá cổ truyền. Mỗi lễ hội đều thể hiện những vẻ
  20. đẹp, tinh hoa văn hoá của địa phương và dân tộc là dịp ôn cố, tri ân những anh hùng. Bắc Ninh ngày nay là một địa phương có nhiều ngành nghề thủ công nổi tiếng cả nước: gỗ Đồng Kỵ, tranh Đông Hồ, đồng Đại Bái đó là các điều kiện cho du lịch phát triển. Trên vùng đất cổ thấm đẫm bề dày văn hoá, cứ mỗi độ xuân về, người Kinh Bắc lại rộn ràng vui trẩy hội. VĨNH PHÚC Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội 60km về phía bắc, tiếp giáp các tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên về phía bắc; phía đông và nam giáp Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ.
  21. Vình phúc có một thành phố, 1 thị xã và 7 huyện :  Thành phố Vĩnh Yên  Thị xã Phúc Yên  Huyện Bình Xuyên  Huyện Lập Thạch  Huyện Sông Lô  Huyện Tam Dương  Huyện Tam Đảo  Huyện Vĩnh Tường  Huyện Yên Lạc Giao Thông :  Đường bộ : quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (Quảng Ninh) và có đường quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh  Đường sắt : từ Hà Nội đi qua tỉnh đến Lào Cai.  Đường thủy : cảng Cái Lân Tỉnh Vĩnh Phúc nằm gần kề ngay sân bay quốc tế Nội Bài, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đối ngoại. LỄ HỘI :  Lễ Tế : Lễ tế thần thực hiện ở các thôn làng thực chất là lễ cúng theo nghi thức long trọng, có cử hành âm nhạc của phường nhạc trong hành lễ Lễ tế lớn (đại tế) ở các làng gồm có lễ kì phúc, về mùa xuân, lễ “hiện hoá” (với các vị nhiên
  22. thần); lễ ngày “thần đản” (ngày sinh), “thần kị” (ngày mất - với các vị nhân thần) và hơn cả là ngày lễ tuyên sắc phong của các vị Hoàng đế.  Lễ cúng : Chữ “cúng” dùng trong tổ hợp từ như: “cúng lễ”, “cúng bái” hay “cúng cấp” là một nghi thức dâng lễ vật lên thần thánh theo một tín ngưỡng và tục lệ cổ truyền. Tiến hành như sau: Khi đã đặt các đồ lễ lên ban thờ, thắp đèn hương, vị cai đám trong vai trò là chủ lễ vào làm lễ nghênh thần, lễ 4 lễ  Lễ rước : Rước (hay rước kiệu) là một nghi lễ khi làng tổ chức vào đám mở hội làng. Lễ rước được thực hiện do nhu cầu di chuyển tượng thần hoặc thần vị từ nơi thờ tự về nơi mở hội, thường là từ miếu về đình.  Lễ hội mùa Xuân - chọi trâu : xã Hải LựuHàng năm cứ vào ngày 15-16 tháng Giêng, khi hoa xoan tím biêc trên cành đầy lá non thì khắp vùng Lập Thạch và các vùng quê lân cận, mọi người già có, trẻ có không hẹn mà cùng gặp tại miền quê nhỏ ven Sông Lô, hồi hộp hò reo, dõi theo các "Ông" trâu trong xới chọi xã Hải Lựu - Lập Thạch - Vĩnh Phúc ĐIỂM THAM QUAN :  Khu du lịch Đại Lải  Danh thắng Tây Thiên  Khu nghỉ mát Tam Đảo  Tháp Bình Sơn
  23.  Khu di tích khảo cổ Đồng Đậu  Làng gốm Hương Canh  Thành Chương  Làng Hồ Mang KHÁCH SẠN :  Khách sạn Hưng Hải : Hồ Đại Lải, Tx. Phúc Yên Tel: (84-211) 856 012  Khách sạn Mê Linh : Hồ Đại Lải, Tx. Phúc Yên Tel: (84- 211) 856 021  Khách sạn Vĩnh Yên : 69 Đường Lý Bôn, Tx. Vĩnh Yên Tel: (84- 211) 861 250  Khách sạn Ngọc Lan : Phường Liên Bảo, Tx. Vĩnh Yên Tel: (84- 211) 861 470  Khách sạn Anh Đào : Thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo Tel: (84- 211) 824 309  Khách sạn Cây Thông : Thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo
  24. Tel: (84-211) 824 271  Khách sạn Hoa Hồng : Thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo Tel: (84-211) 824 263  Khách sạn Hương Sơn : Thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo Tel: (84-211) 824 258  Khách sạn Mela : Thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo Tel: (84-211) 824 321  Khách sạn Nhà Rông : Thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo Tel: (84-211) 824 209  Khách sạn Thế Giới Xanh : Thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo Tel: (84-211) 824 276  Nhà khách Trung Ương : Thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo Tel: (84-211) 824 266 NHÀ HÀNG :
  25.  Nhà hàng Hưng Hải : Khu du lịch Đại Lải, huyện Mê Linh  Nhà hàng Liên Vương : Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên  Nhà hàng Minh Hải : 40 Ngô Quyền, Tx. Vĩnh Yên  Nhà hàng Phương Nga : Tx. Vĩnh Yên  Nhà hàng Tuyết Hưng: Đường Ngô Quyền, Tx. Vĩnh Yên ĐẶC SẢN :  Nem Chua  Bánh nẳng, bánh  Giò Lụa gạo rang  Cá Thính Lập  Gỏi Cá đầm Vạc Thạch  Bánh gai  Gạo Long Trì  Chè Lam  Rắn Vĩnh Sơn  Xôi đen  Dứa Tam Dương  Tương Khả Do  Đậu Rùa Tuân Chính  Chè tươi  Cháo se  Bánh Hòn
  26. Nền kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây đã dần đi vào ổn định. Năng suất cây trồng khá, chăn nuôi gia súc, thủy sản phát triển ở hầu hết các địa phương của tỉnh. Thiên nhiên đã tạo cho Vĩnh Phúc nhiều cảnh quan kỳ thú như Tam Đảo, Tây Thiên, hồ Đại Lải trong đó vùng núi Tam Đảo khí hậu mát mẻ, là nơi nghỉ mát lý tưởng của miền Bắc. Tỉnh có nhiều di tích lịch sử đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng
  27. PHÚ THỌ Phú Thọ là tỉnh thuộc Đông Bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông giáp Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Thành phố Việt Trì là trung tâm của tỉnh Phú Thọ cách thủ đô Hà Nội 80km. Thế mạnh du lịch tỉnh Phú Thọ là lễ hội Phú Thọ bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 1 thị xã và 11 huyện: Thành phố Việt Trì Thị xã Phú Thọ Huyện Cẩm Khê Huyện Đoan Hùng Huyện Hạ Hòa Huyện Lâm Thao Huyện Phù Ninh Huyện Tam Nông Huyện Tân Sơn Huyện Thanh Ba Huyện Thanh Sơn Huyện Thanh Thủy Huyện Yên Lập
  28. GIAO THÔNG :  Đường bộ : có quốc lộ 2 và 32  Đường sắt : có tuyến Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai Phú Thọ là vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Nơi đây các Vua Hùng đã dựng nước Văn Lang, quốc gia đầu tiên của Việt Nam với thủ đô là Phong Châu. Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, những vùng đất bằng phẳng rải rác trong tỉnh. Thành phố Việt Trì là điểm đầu của tam giác châu Bắc Bộ. Phú Thọ có 3 con sông lớn chảy qua: sông Hồng (đoạn từ Lao Cai đến Việt Trì được gọi là sông Thao), sông Lô và sông Đà, chúng hợp lại với nhau ở Thành phố Việt Trì. Chính vì thế mà đây được gọi là "ngã ba sông". Phú Thọ có nền văn hoá rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hoá Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hoá của dân tộc Việt. Di tích lịch sử quan trọng là đền quốc mẫu Âu Cơ, khu di tích đền Hùng.
  29. LỄ HỘI : Đây là vùng đất có nhiều lễ i, đáng kể nhất là lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng Ba âm lịch). Các dân tộc ít người cũng có những đặc trưng văn hoá riêng của mình: người Mường có nhiều truyện thơ, ca dao, tục ngữ, hát xéc bùa, hát ví, hát đúm. Người Việt có hát xoan, hát ghẹo Các lễ hội chính trong tỉnh có thể kể đến: Lễ hội đền Hùng tổ chức tại Đền Hùng ngày 10 tháng Ba âm lịch, hiện đã được nâng lên thành quốc giỗ. Lễ hội Gia Thanh Hội Đào Xá Hội đền Mẹ Âu Cơ (mùng 7 tháng 7 hàng năm tại xã Hiền Luơng) Hội đình Cả Hội chọi trâu Phù Ninh Hội Chu Hóa Hội mở cửa rừng Hội đánh cá
  30. Lễ Cầu tháng Giêng Hội phết Hiền Quan Hội Xoan Hội đình nghè tổ chức tại xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa, vào ngày chính hội mùng 10 tháng giêng hàng năm. Làng nghề truyền thống : Xã Sai Nga huyện Cẩm Khê có nghề truyền thống là may nón lá. Đây là loại nón làm từ lá cọ. Trước đây khi nón lá còn thịnh hành tại làng nghề này nhà nào cũng may nón bán nhưng hiện nay khi cuộc sống, nhu cầu đã thay đổi, ít người còn làm. ĐIỂM THAM QUAN :  Di tích lịch sử Đền Hùng  Đền Mẫu Âu Cơ  Khu du lịch nước nóng Thanh Thủy  Vườn quốc gia Xuân Sơn  Khu du lịch Bến Gót  Chùa Tam Giang  Chùa Bồng Lương  Đình Đào Xá  Đình Lân Thượng
  31. KHÁCH SẠN :  Khách sạn Phương Nam ( ) : 1948 Đại lộ Hùng Vương, Tp. Việt Trì, Phú Thọ Tel: (84-210) 845 125  Khách sạn Bãi Bằng ( ) : Thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, Phú Thọ Tel: (84-210) 829 351  Khách sạn BaPaCo ( ) : Thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, Phú Thọ Tel: (84-210) 829 023  Khách sạn Hà Nội ( ) : 2191 Đại lộ Hùng Vương, Tp. Việt Trì, Phú Thọ Tel: (84-210) 849 950  Khách sạn Hoàng Long ( ) : Phường Vân Cơ, Tp. Việt Trì, Phú Thọ Tel: (84-210) 851 493  Khách sạn Hồng Ngọc ( ) : 1482 Đại lộ Hùng Vương, Tp. Việt Trì, Phú Thọ Tel: (84-210) 844 513  Khách sạn Hương Giang ( ) : Phường Vân Phú, Tp. Việt Trì, Phú Thọ Tel: (84-210) 854 760  Khách sạn Khánh Linh ( * ) : 2094 Đại lộ Hùng Vương, Tp. Việt Trì, Phú Thọ Tel: (84-210) 846 872
  32.  Khách sạn Sông Hương ( * ) : 2375 Đại lộ Hùng Vương, Tp. Việt Trì, Phú Thọ Tel: (84-210) 848 986  Khách sạn Sông Lô ( * ) : Đường Trần Phú, Tp. Việt Trì, Phú Thọ Tel: (84-210) 846 318  Khách sạn Sông Vàng : Thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ Tel: (84-210) 873 387  Khách sạn Công Đoàn : 1504 Đại lộ Hùng Vương, Tp. Việt Trì, Phú Thọ Tel: (84-210) 848 253  Khách sạn sinh thái : Khu 2 - P. Vân Cơ - Tp. Việt Trì - tỉnh Phú Thọ NHÀ HÀNG :  Nhà hàng KS Sông Lô : Đường Trần Phú, Tp. Viêt Trì  Nhà hàng KS Lâm Thao : Bãi Bằng, huyện Phong Châu  Quán đặc sản cá : Sông Thao, Tp. Việt Trì  Nhà hàng Vườn Hồng: Đường Hùng Vương, Tp. Việt T  Nhà hàng Phù Đổng 2256 ĐL. Hùng Vương - P. Vân Cơ - Tp. Việt Trì - tỉnh Phú Thọ  Nhà hàng Hương Biển : 1063 B - Đại lộ Hùng Vương - Tp. Việt Trì - tỉnh Phú Thọ.
  33.  Nhà hàng Gia Vượng : 1498 - Đại lộ Hùng Vương - P. Gia Cẩm - Tp. Việt Trì - tỉnh Phú Thọ.  Quán cá Hạc Trì : Quốc lộ số 2 - phố Sông Thao - P. Tiên Cát - Tp. Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. ĐẶC SẢN :  Bưởi Đoan Hùng,bưởi Lã Hoàng, bưởi Sửu  Hồng Hạc (hay còn gọi là hồng Hạc Trì): xưa được coi như sản vật quí hiếm, xếp đứng đầu trong hàng ngũ hoa quả quý dùng để tiến vua  Chè Phú Thọ(chè búp, lá chè tươi và hạt chè nấu nước chè xanh).  Quả cọ  Sắn  Cá Anh Vũ  Chả cá  Lẩu cá  Cá hấp, cá nướng
  34.  Cá cháy  Thịt động vật: các món  Thịt chó  Thịt chua làm từ thịt lợn lên men bằng thính gạo  Bánh tai  Cơm tẻ  Cơm lam  Xôi cọ Phú Thọ là vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Nơi đây các vua Hùng đã dựng nước Văn Lang - quốc gia đầu tiên của Việt Nam, thủ đô là Phong Châu. Phú Thọ có nền văn hoá rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hoá Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hoá của dân tộc. Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Các dân tộc ít người cũng có những đặc trưng văn hoá riêng của mình: Người Mường có nhiều truyện thơ, ca dao, tục ngữ, hát xéc bùa, hát ví, hát đúm. Người Việt có hát xoan, hát ghẹo
  35. YÊN BÁI Yên Bái là tỉnh nằm sâu trong nội địa nhưng lại là cửa ngõ của miền Tây Bắc, là đầu mối giao thông giữa đông bắc và tây bắc, giữa cửa khẩu Lào Cai và Hà Nội. Phía bắc tỉnh Yên Bái giáp Lào Cai, Hà Giang, phía tây nam giáp Sơn La, phía đông giáp Tuyên Quang, phía nam giáp Phú Thọ. Thành phố Yên Bái cách Hà Nội 180km. Địa hình của tỉnh gồm có núi, đồi và thung lũng. Hệ thống sông suối chằng chịt lắm thác ghềnh. Khí hậu chia làm hai vùng, vùng thấp và vùng cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 18ºC – 28ºC. Yên Bái có diện tích tự nhiên 6.882,9 km2, nằm trải dọc đôi bờ sông Hồng. Phía đông bắc, Yên Bái giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây nam giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 181 xã, phường, thị trấn. Hiện nay, toàn tỉnh có 699.900 người (2003) gồm 30 dân tộc anh em chung sống. Địa hình Yên Bái có độ dốc lớn, cao dần từ đông sang tây, từ nam lên bắc, độ cao trung bình 600 mét so với mực nước biển và có thể chia làm hai vùng: vùng thấp ở tả ngạn sông Hồng và lưu vực sông Chảy mang nhiều đặc điểm của vùng trung du; vùng cao thuộc hữu ngạn sông Hồng và cao nguyên nằm giữa sông Hồng và sông Đà có nhiều dãy núi.
  36. Tỉnh Yên Bái bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 1 thị xã và 7 huyện :  Thành phố Yên Bái  Thị xã Nghĩa Lộ  Huyện Lục Yên  Huyện Mù Cang Chải  Huyện Trấn Yên  Huyện Trạm Tấu  Huyện Văn Chấn  Huyện Văn Yên  Huyện Yên Bình Giao thông :  Đường bộ : Quốc lộ 2, 13A, quốc lộ 32 đi Lào Cai, Phú Thọ, quốc lộ 37 đi Tuyên Quang và 70 chạy qua tỉnh.  Đường sắt : Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai nối liền tới Côn Minh, Trung Quốc được nâng cấp. LỄ HỘI :
  37.  Lễ hội Khám phá Thác Bà 2009 : do tỉnh Yên Bái tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 26 - 30/6/2009 tại địa điểm gần với nhà máy thuỷ điện Thác Bà (thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái). Đây là một trong chuỗi hoạt động của chương trình “Du lịch về cội nguồn 2009” do 3 tỉnh: Yên Bái - Phú Thọ - Lào Cai, phối hợp tổ chức.Đến với Khám phá Thác Bà , du khách không những có dịp được tham dự hội trại mang tên “Vì môi trường xanh và bảo tồn thiên nhiên hồ Thác Bà”, hội làng truyền thống của đồng bào dân tộc Dao, Tày, Cao Lan , hội đua thuyền với chủ đề “Âm vang hồ Thác Bà”, chương trình trình diễn trang phục các dân tộc vùng hồ Thác Bà, các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao truyền thống mà còn được tham gia các tour tham quan khám phá: hồ Thác Bà, làng dân tộc  Lễ hội văn hóa dân tộc Mông : đậm đà bản sắc dân tộc này cũng là dịp tôn vinh giá trị của cây chè cổ, giúp du khách hiểu rõ hơn về vai trò của cây chè Suối Giàng với cuộc sống đồng bào dân tộc Mông. Hình ảnh của cây chè shan tuyết cổ thụ ngày nay được xem như biểu tượng của một vùng đất giàu truyền thống, văn hóa, lịch sử. Trong những ngày vui, ngày hội, ngày lễ, tết, già làng trong bản bao giờ cũng có bài cúng lễ cây chè cổ, bên cạnh đó là những hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống như: múa khèn, ném pao, đẩy gậy, kéo co  Hội đền Đại Cại : Một năm có một lần diễn ra, Lễ hội đền Đại Cại ở tỉnh Yên Bái đã trở thành nơi để cho những môn thể thao truyền thống của nhân dân các dân tộc trong vùng được duy trì và phát
  38. triển rộng rãi hơn.Thông thường, Lễ hội đền Đại Cại diễn ra Lễ hội đền Đại Cại ở xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái trong 2 ngày. Ngày chính lễ tiến hành vào ngày rằm tháng Giêng với nghi thức rước và dâng lễ độc đáo bằng thuyền độc đáo trong quần thể di tích. Lễ rước bà chúa quân lương Vũ Thị Ngọc Anh và lễ dâng hương được đồng bào chuẩn bị kỹ lưỡng. Đoàn rước theo đường thủy ngòi Lăn, rồi xuôi dọc sông Chảy, tiếp theo đi đường bộ vào sân đình làm lễ, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.  Lễ hội đền Đông Cuông : Từ lâu, Đền Đông Cuông xã Đông Cuông nổi tiếng là ngôi đền linh thiêng, thờ Mẫu Thượng Ngàn, hàng năm thu hút đông đảo nhân dân cả nước đến dâng hương, vãn cảnh đền và cầu nguyện cho mình và người thân một năm gặp nhiều may mắn Những ngày đầu xuân này, du khách thập phương đổ về huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái không chỉ để tận hưởng cảnh đẹp hùng vĩ của mùa xuân ở vùng Tây Bắc mà còn để tham dự lễ hội Đền Đông Cuông, để được sống lại những giờ phút lịch sử với lễ mổ trâu khao quân, lễ rước Mẫu sang sông và cùng tham gia các trò chơi dân gian như đánh đu, ném còn, kéo co Lễ hội đền Đông Cuông còn là một trong những lễ hội chính của Chương trình Du lịch về cội nguồn hợp tác giữa 3 tỉnh Yên Bái - Phú Thọ - Lào Cai. Đền Đông Cuông đã thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút nhân dân và du khách ở khắp nơi đến thưởng ngoạn và dâng hương. ĐIỂM THAM QUAN :
  39.  Hồ Thác Bà : di sản văn hóa dân tộc  Núi Cao Biền  hang Hùm(tiền sử có dấu tích của người cổ đại khoảng 10.000 năm),  hang Thẩm Thoóng  Đền Đông Cuông  Đền Đại Cại  Đền Tuần Quán  Chùa Ngọc Am  Khu di tích mộ Nguyễn Thái Học  Du lịch Suối Giàng  Động Hương Thảo Tự ( Hang São )  Ruộng bậc thang Mù Căng Chải KHÁCH SẠN :  Khách sạn Đồng Tâm : 937 Yên Ninh, Tp. Yên Bái, Yên Bái Tel: (84-29) 852 966  Khách sạn Du lịch Công Đoàn Thác Bà :Huyện Yên Bình, Yên Bái Tel: (84-29) 885 152
  40.  Khách sạn Hoa Ban : Phường Trung Tâm, Tx. Nghĩa Lộ, Yên Bái Tel: (84-29) 870 008  Khách sạn Miền Tây : Đường Điện Biên, Tx. Nghĩa Lộ, Yên Bái Tel: (84-29) 871 223  Khách sạn Phương Đông : Phường Minh Tân, Tp. Yên Bái, Yên Bái Tel: (84-29) 851 235  Khách sạn Sông Hồng : Phường Hồng Hà, Tp. Yên Bái, Yên Bái Tel: (84-29) 862 255  Khách sạn Xổ Số : Phường Minh Tân, Tp. Yên Bái, Yên Bái Tel: (84-29) 852 544  Nhà khách Hào Gia : Phường Đồng Tâm, Tp. Yên Bái, Yên Bái Tel: (84-29) 852 208  Nhà khách Thương Mại : 603 Điện Biên, Tp. Yên Bái, Yên Bái Tel: (84-29) 853 653
  41. NHÀ HÀNG :  Nhà hàng Sơn Thủy : Địa chỉ: 600 Điện Biên, Tp. Yên Bái, Yên Bái  Nhà hang Tuyến Trang : Yên Bái  Nhà Hàng nổi Thùy Vân : Yên Bái  Nhà Hàng Duyên Quý : Yên Bái Đặc sản : Gạo nếp Tan Xôi ngũ sắc Xôi tam sắc Táo mèo Chè tuyết Bưởi Đại Minh Cam sành Nhãn Khoai sọ Quế Lạp cá Thịt chó Thịt trâu gác bếp
  42. Cá Cá tiểu bạc Dế mèn Pơ mu Rau cải Mèo Yên Bái là tỉnh có nhiều dải rừng lớn. Rừng có nhiều gỗ quí như pơmu, lát hoa, chò chỉ Nhiều cây dược liệu và nhiều loại động vật quí hiếm. Sản vật của tỉnh Yên Bái là quế Văn Yên, chè Suối Giàng, nếp Tú Lệ. Yên Bái có mỏ đá quí nổi tiếng Lục Yên. Thành phố Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh. Tỉnh Yên Bái có nhiều di tích lịch sử văn hóa đặc biệt là hồ Thác Bà, một trung tâm sinh thái, giải trí, leo núi, khám phá rừng tự nhiên. Thắng cảnh Yên Bái còn giữ được nhiều vẻ hoang sơ, môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm rất hấp dẫn đối với khách du lịch.
  43. LÀO CAI Lào cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lai Châu, phía Đông giáp Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái. Thế mạnh của tỉnh Lào Cai là văn hóa, mua sắm, danh thắng, nghỉ dưỡng Lào Cai bao gồm 1 thành phố trực thuộc và 8 huyện: Thành phố Lào Cai Huyện Bảo Thắng Huyện Bảo Yên Huyện Bát Xát Huyện Bắc Hà Huyện Mường Khương Huyện Sa Pa Huyện Si Ma Cai Huyện Văn Bàn GIAO THÔNG :
  44.  Đường bộ : có các quốc lộ 70, quốc lộ 4E, quốc lộ 4D và quốc lộ 279 cách Hà Nội 340km, Hạ Long 460km, Hải Phòng 440km, Huế 980km, Đà Nẵng 1080km, Thành phố Hồ Chí Minh 2060km.  Đường sắt : Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh ( Trung Quốc ). Lịch sử văn hóa : Lào Cai bắt nguồn từ địa danh khu đô thị cổ “Lão Nhai” có nghĩa là “Phố cổ”. Ngày 12/7/1907, tỉnh Lào Cai được thành lập, tên của đô thị cổ trở thành tên tỉnh Lào Cai. Thời dựng nước, Lào Cai là trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng ở vùng thượng lưu sông Hồng. Nhiều nhà sử học cho rằng, Lào Cai là quê hương của Thục Phán An Dương Vương. Thời phong kiến, Lào Cai là địa bàn của châu Thuỷ Vĩ, châu Văn Bàn và một phần đất Chiêu Tấn, phủ Qui Hoá, tỉnh Hưng Hoá. Ngày 12/7/1907 tỉnh Lào Cai được thành lập gồm có 2 châu Thuỷ Vĩ, Bảo Thắng, các đại lý Mường Khương, Bát Xát, Phong Thổ, Bắc Hà và đặc khu Sa Pa. Năm 1955 huyện Phong Thổ chuyển sang khu tự trị Thái Mèo về sau trực thuộc tỉnh Lai Châu. Ngày 1/1/1976, ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ được sáp nhập thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Ngày 1/10/1991, tỉnh Lào Cai được tái thành lập.
  45. LỄ HỘI :  Lễ hội Đền Thượng : Hàng năm cứ vào dịp ngày rằm tháng giêng là lễ hội Ðền Thượng lại được tổ chức để nhân dân và khách thập phương tới thăm quan và lễ. Xuân Tân Tỵ này, đưược Ban chỉ đạo du lịch quốc gia, Tổng cục Du lịch giúp đỡ, tỉnh Lào Cai mở lễ hội Ðền Thượng đón chào thiên niên kỷ mới với quy mô lớn. UBND thị xã Lào Cai cùng ngành Thương mại - Du lịch và ngành Văn hóa - Thông tin và thể thao được giao phối hợp tổ chức lễ hội này. Lễ hội Ðền Thượng là nét đẹp văn hóa của các dân tộc Lào Cai đã và đang được bảo lưu và phát triển. Khách đến không những được tỏ lòng thành kính với ngưười anh hùng dân tộc, thăm quan vãn cảnh đền, cầu chúc cho năm mới may mắn tốt lành, mà còn đưược thưởng thức không khí vui tươi, nhộn nhịp của các hoạt động lễ hội. Hội xuân Ðền Thượng chắc chắn sẽ tạo nên một ấn tượng tốt đẹp, góp phần quảng bá cho hình ảnh của du lịch Lào Cai là điểm đến của du khách trong thiên niên kỷ mới.  Lễ hội Tết nhẩy của người Dao đỏ : Tết nhảy của người Dao đỏ ở Tà Phìn diễn ra từ cuối giờ Thìn đến giờ Dậu (khoảng 5 tiếng đồng hồ) và mang tính tổng hợp khá đầy đủ các loại hình nghệ thuật dân gian khác của dân tộc Dao đỏ, như nghệ thuật nhảy múa, âm nhạc, ngôn ngữ Trong Tết nhảy, người Dao đỏ còn hát các điệu hát nói về công lao của đấng tổ tiên, sự tích dòng họ, các sinh hoạt cấy trồng, dệt vải, săn bắn
  46.  Lễ Hội Lồng Tồng : là một lễ hội của dân tộc người Tày, cũng là nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như : Nùng, Dao, Sán Chỉ được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu, đời sống ấm no ĐIỂM THAM QUAN : Với hơn 20 dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hóa, về truyền thống lịch sử, di sản văn hóa. Trong đó Người Việt chiếm số đông, có mặt khá sớm và đặc biệt chiếm tỉ lệ cao trong những năm 1960 bởi phong trào khai hoang và cán bộ được điều động từ các tỉnh Phú Thọ, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam lên. Trong số các dân tộc khác thì đông hơn cả là Người H'Mông, Tày, Dao, Người Dáy, Người Hoa chiếm tỉ lệ đáng kể. Chính sự phong phú về đời sống các dân tộc đã tạo ra một bản sắc riêng của Lào Cai. Việc các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai cùng phối hợp tiến hành khai thác Du lịch về cội nguồn chính là phát huy thế mạnh này và đã thu hút được dự quan tâm của du khách. Là tỉnh miền núi cao, đang phát triển nên Lào Cai còn giữ được cảnh quan môi trường đa dạng và trong sạch. Đây sẽ là điều quan trọng tạo nên một điểm du lịch lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước.
  47.  Khu du lịch nghỉ mát Sa Pa : - một là trong 21 khu du lịch quốc gia của Việt Nam. Sa Pa nằm ở độ cao trung bình từ 1.200 m - 1.800 m, khí hậu mát mẻ quanh năm, có phong cảnh rừng cây núi đá, thác nước và là nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc như chợ vùng cao.  Chợ tình Sa Pa.  Khu du lịch Núi Hàm Rồng  Thác Bạc  Cổng Trời  Bản Cat Cat, Bản Tả Van  Thác Cốc San – Suối  Chợ Mường Hum  Chợ Phiên Bắc Hà  Đền Thượng  Đền Mẫu  Đền Bảo Hà   Dãy núi Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phan Xi Păng - nóc nhà của Việt Nam - và có khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên hấp dẫn nhiều nhà khoa học, khách du lịch.
  48.  Cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu thuộc Vân Nam (Trung Quốc) cũng là một điểm du lịch thú vị. Lào Cai có nhiều địa danh lịch sử, hang động tự nhiên và các vùng sinh thái nông nghiệp đặc sản như mận Bắc Hà, rau ôn đới, cây dược liệu quý, cá hồi, cá tầm KHÁCH SẠN :  Khách sạn Victoria Sapa ( ) : Hoàng Diệu, Thị trấn Sapa, huyện Sapa Tel: (84-20) 387 1522  Khách sạn Bamboo ( ) : Sapa 18 phố Cầu Mây , Lào Cai , Vietnam  Khách sạn Châu Long Address ( ): 24 Đồng Lợi , Lào Cai , Vietnam  Khách sạn Sapa Golden Sea ( ) : 58 đường Fanxipan, thị trấn Sapa , Lào Cai , Vietnam  Khách sạn Hàm Rồng ( ) : Hàm Rồng, Thị trấn Sapa, huyện Sapa Tel: (84-20) 387 1251  Khách sạn Cây Tre ( ) : Đường Cầu Mây, Thị trấn Sapa, huyện Sapa
  49. Tel: (84-20) 387 1075  Khách sạn Công Đoàn Sapa ( ) : Thị trấn Sapa, huyện Sapa  Khách sạn Hoàng Liên ( ) : 8 Cầu Mây, Thị trấn Sapa, huyện Sapa Tel: (84-20) 387 1178  Khách sạn Khánh Hải ( ) : 58 Phan Si Păng, Thị trấn Sapa, huyện Sapa Tel: (84-20) 387 2180  Khách sạn Thủy Hoa ( ) : Đường Cầu Mây, Thị trấn Sapa, huyện Sapa Tel: (84-20) 387 1075  Khách sạn Bình Minh I : 39 Nguyễn Huệ, Tp. Lào Cai Tel: (84-20) 383 0085  Khách sạn Hà Nội : 19 Nguyễn Huệ, Tp. Lào Cai Tel: (84-20) 383 2486  Khách sạn Hương Giang : 74 Nguyễn Huệ, Tp. Lào Cai  Khách sạn Quốc tế Lào Cai : 88 Thuỷ Hoa, phường Duyên Hải, Tp. Lào Cai Tel: (84-20) 382 6668  Khách sạn Thủy Hoa : 118 Thủy Hoa, phường Duyên Hải, Tp. Lào Cai
  50.  Khách sạn Auberge Đặng Trung : Thị trấn Sapa, huyện Sapa Tel: (84-20) 387 1243  Khách sạn Bình Minh II : Phố Thủ Dầu 1, thi trấn Sapa Tel: (84-20) 387 1142  Khách sạn Bưu điện Sapa : Thị trấn Sapa, huyện Sapa Tel: (84-20) 387 1244  Khách sạn Cát Cát : Thị trấn Sapa, huyện Sapa Tel: (84-20) 387 1387  Khách sạn Cát Cát : Thị trấn Sapa, huyện Sapa Tel: (84-20) 387 1387  Khách sạn Cầu Mây : Thị trấn Sapa, huyện Sapa Tel: (84-20) 387 1293  Khách sạn Darling : Thác Bạc, Thị trấn Sapa, huyện Sapa Tel: (84-20) 387 1961  Khách sạn Fansipan : Thị trấn Sapa, huyện Sapa Tel: (84-20) 387 1398  Khách sạn Hoàng Gia Sapa : Cầu Mây, Thị trấn Sapa, huyện Sapa Tel: (84-20) 387 1313
  51.  Khách sạn Hoàng Yến : Cầu Mây, Thị trấn Sapa, huyện Sapa Tel: (84-20) 387 1178  Khách sạn Hội An Sapa : Tổ 8, Cát Cát, Phan Si Păng, Thị trấn Sapa, huyện Sapa Tel: (84-20) 387 2220  Khách sạn La Sa : Hàm Rồng, Thị trấn Sapa, huyện Sapa Tel: (84-20) 387 1244  Khách sạn Việt Hưng : Xuân Viên, Thị trấn Sapa, huyện Sapa Tel: (84-20) 387 1556  Khách sạn VPS : Thác Bạc, Thị trấn Sapa, huyện Sapa Tel: (84-20) 387 1389  Nhà nghỉ Topas Ecolodge : 16 Phạm Xuân Huân, Thị trấn Sapa, huyện Sapa Tel: (84-20) 382 7404  Nhà nghỉ Hoa Hồng : Thị trấn Sapa, huyện Sapa, huyện Sapa Tel: (84-20) 387 1263  Nhà nghỉ Lâm Nghiệp : Thị trấn Sapa, huyện Sapa Tel: (84-20) 387 1230  Nhà nghỉ Ninh Hồng : Fansipan, Thị trấn Sapa, huyện Sapa
  52. Tel: (84-20) 387 1334  Nhà nghỉ Orchid : Thị trấn Sapa, huyện Sapa Tel: (84-20) 387 1475  Nhà nghỉ Phương Nam : Thị trấn Sapa, huyện Sapa Tel: (84-20) 387 1286  Nhà nghỉ Thác Bạc : Thị trấn Sapa, huyện Sapa Tel: (84-20) 387 1218 NHÀ HÀNG :  Nhà hàng Việt Hoa : 10 Đường Nguyễn Huệ, Lào Cai  Nhà hàng Hồng Yến : Đường Nguyễn Huệ  Nhà hàng Hoàng Liên : 54 Hoàng Liên, phường Cốc Lếu  Nhà hàng Thanh Loan: 9 Nhạc Sơn, Kim Tân  Nhà hàng Observatory  Nhà hàng Camillia  Nhà hàng Baquatte & Chocolat  Nhà hàng Chapa  Nhà hàng Delta  Nhà hàng Gecko Đồ ăn Pháp : Thị Trấn Sapa  Nhà hàng Thủy Nhung : Phố Xuân Viên
  53.  Nhà hàng Vân Quyên : Phố Hàm Rồng  Nhà Hàng Thảo Nguyên : 4 TD. Một, Sapa  Green Bamboo : Thị Trấn Sapa ĐẶC SẢN :  Các món nướng Susu Sapa  Thắng Cố  Su hào Sapa  Rượu Sắn Lùng  Dược thảo  Cá hồi  Rượu Ngô Bắc Hà  Rượu Mận Tả Vân  Rượu Táo Mèo  Đào Sapa  Cơm Lam  Mận Bắc Hà
  54. Các dân tộc Lào Cai đã sáng tạo, lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Nổi bật là các di tích về khu trạm khắc đá cổ, với các hình khắc về bản đồ, chữ viết, hình người có niên đại cách ngày nay hàng nghìn năm ở thung lũng Mường Hoa (Sa Pa). Di tích thờ ông Hoàng Bảy một vị tướng có công bảo vệ biên giới thời Hậu Lê được tôn thờ là “Thần vệ Quốc”, di tích Đền Thượng - thờ Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng với niên hiệu Chính Hoà (1680- 1705), di tích chiến thắng Phố Ràng đặc biệt Lào Cai còn có hệ thống các hang động kỳ ảo trở thành các danh thắng tuyệt đẹp, thu hút đông đảo khách du lịch tham quan như động Thuỷ Tiên (Bát Xát), động Tả Phời (Cam Đường), hang Tiên- Trung Đô (Bắc Hà), động Xuân Quang (Bảo Thắng) Thiên nhiên Lào Cai cũng tạo nên các thắng cảnh đẹp như khu Hàm Rồng - một “tiểu Thạch Lâm” ở Sa Pa có bãi đá cổ hàng vạn năm với hàng trăm phiến đá muôn hình muôn vẻ. Hoặc đỉnh Phan Xi Păng hùng vĩ – nóc nhà của Tổ quốc là bảo tàng sống về động, thực vật đặc hữu Lào Cai với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, với trên 31 loại khoáng sản phân bố ở 130 điểm mỏ. Hiện nay, Lào Cai được đánh giá là tỉnh giàu có về khoáng sản, có trữ lượng apatit, đồng, sắt vào loại lớn của khu vực và thế giới.
  55. Dân tộc, tôn giáo Lào Cai có 27 dân tộc anh em sinh sống. Dân tộc kinh có 194.666 người, dân tộc H’Mông có 122.825 người, dân tộc Tày có 82.516 người, dân tộc Dao có 72.543 người, dân tộc Thái có 51.061 người, dân tộc Giáy có 24.360 người, dân tộc Nùng có 23.156 người, dân tộc Phù Lá có 6.763 người, dân tộc Hà Nhì có 3.099 người, dân tộc Lào có 2.134 ngưòi, dân tộc Kháng có 1.691 người, dân tộc LaHa có 1.572 người, dân tộc Mường 1263 người, dân tộc Bố Y có 1.148 người, dân tộc Hoa có 770 người , dân tộc La Chí có 446 người , và 11 dân tộc có số dân ít dưới 70 người như các dân tộc Sán Chay, Sán Dìu, Khmer, Lô Lô, Kà Doong, Pa Cô , Ê Đê, Giẻ Triêng , Gia Rai, Chăm, Kà Tu. Lào Cai có số dân tộc chiếm 50% tổng số dân tộc toàn quốc nên đặc điểm nổi bật trong văn hóa các dân tộc Lào Cai là văn hoá đa dân tộc, giàu bản sắc. Ở vùng thấp, người Tày, Thái, Giáy, Nùng, khai khẩn các thung lũng ven sông, ven suối, sáng tạo truyền thống văn hoá lúa nước. Ở rẻo giữa, người Kháng, La Ha, Phù Lá tạo nên văn hoá nương rẫy với nhiều tri thức bản địa phù hợp với kinh tế đồi rừng. Ở vùng cao, người H’Mông, Hà Nhì, Dao khai khẩn các sườn núi thành ruộng bậc thang bắc lên trời hùng vĩ. Tính đa dạng, phong phú của văn hoá thể hiện cả ở văn hoá vật thể và phi vật thể. Riêng về trang phục có 34 kiểu loại với sắc màu, chất liệu khác nhau. mới khảo sát sơ bộ Lào Cai có gần 100 điệu múa, có đủ 10 họ với 11 chi khác nhau của các nhạc khí. Đặc biệt, kho tàng lễ hội ở lào Cai rất
  56. đặc sắc. Loại hình lễ hội phong phú. Có hội cầu mùa, hội gắn với tín ngưỡng thờ thần mặt trời, thần nước, phồn thực, bảo vệ rừng. Có hội có ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử chống ngoại xâm, đề cao bản sắc văn hoá người Việt cổ. Quy mô các lễ hội cũng đa dạng, có hội có quy mô của cộng đồng làng, bản; có hội có quy mô vùng (hội Gầu Tào ở Pha Long Mường Khương, hội Roóng PoỌc người Giáy ở Tả Van, Sa Pa ) nhưng có hội có quy mô toàn tỉnh như hội xuân Đền thờ ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà thời gian lễ hội cũng trải dài cả 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đặc biệt, khác với các tỉnh đồng bằng, mùa hè ở các làng bản vùng cao của Lào Cai cũng là mùa của lễ hội. Đặc điểm này rất thuận lợi cho sự phát triển du lịch văn hoá.