Báo cáo thực tập tốt nghiệp nghành cơ khí - Tô Bá Tài

pdf 45 trang phuongnguyen 3150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo thực tập tốt nghiệp nghành cơ khí - Tô Bá Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_thuc_tap_tot_nghiep_nghanh_co_khi_to_ba_tai.pdf

Nội dung text: Báo cáo thực tập tốt nghiệp nghành cơ khí - Tô Bá Tài

  1. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp PHẦN A. MỞ ĐẦU .  . Địa điểm thực tập : Công Ty CP Bia Sài Gòn – Miền Trung Chi Nhánh Phú Yên. Địa chỉ : 256 Nguyễn Tất Thành – Phường 8 – TP Tuy Hòa – Tỉnh Phú Yên Điện thoại : 0573.827727 – 824061 Hiện nay cơ khí là một trong những nghành mũi nhọn cho sự phát triển của đất nước, là nghành rất được nhà nước rất quan tâm phát triển, trong những năm gần đây nhằm đẩy mạnh quá trình CNH – HĐH thì việc đẩy mạnh phát triển nghành cơ khí là rất cần thiết và không thể thiếu cho sự phát triển của đất nước đặc biệt là sự phát triển của nghành công nghiệp nặng. Cùng với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật trên thế giới với tốc độ rất nhanh đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao và ngày càng được phát triển rộng rãi trong mọi lĩnh vực và trong đời sống của con người. Chúng ta đã áp dụng các thành tựu mới vào nghành cơ khí như : tự động hóa sản xuất trong đó kĩ thuật sản xuất linh hoạt, sản xuất tự động theo dây chuyền sử dụng các tay máy, người máy, công nghệ gia công trên các máy điều khiển số như NC, CNC Qua thời gian thực tập tại Công ty em đã không những hệ thống lại những kiến thức đã được học như: Máy Cắt, Công Nghệ Chế Tạo Máy, Nguyên Lý Cắt, Dung Sai – Đo Lường, Vẽ Kĩ Thuật mà em còn biết thêm được nhiều kỹ năng thực tế quý báu để có thể áp dụng vào thực tiễn sau này. Để củng cố lại kiến thức cũ mà em đã được học trên ghế nhà trường và đưa nhũng kiến thức đã học trên lý thuyết vận dụng vào thúc tiễn sản xuất thì chúng ta cần phải trực tiếp làm thì mới biết được đó cũng chính là mục tiêu của đợt thực tập vừa qua. Trang 1
  2. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Để làm rõ hơn về vấn đề trên, sau đây em sẽ trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một dây chuyền trong dây chuyền sản xuất bia mà em đã được tiếp xúc qua quá trình thực tập tại nhà máy Bia Sài Gòn – Miền Trung Chi Nhánh Phú Yên. Mặc dù cố gắng rất nhiều nhưng không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình viết báo cáo, em mong được Thầy giáo, Cô giáo và tất cả bạn đọc bổ sung, góp ý thêm cho em có thể hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Trang 2
  3. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp PHẦN B.NỘI DUNG .  . CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN-MIỀN TRUNG CHI NHÁNH PHÚ YÊN Hình 1: Tổng quan nhà máy 1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ CỦA CÔNG TY 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công Ty Liên Doanh Bia Sài Gòn – Phú Yên được xây dựng vào năm 1996- 1998 do Tổng Cty Bia rượu và giải khát Sài gòn (Sabeco) và một Cty trực thuộc tỉnh Phú Yên góp vốn. Tổng vốn đầu tư ban đầu là khoảng 15 triệu USD, tương đương khoảng 225 tỷ đồng. Công suất hiện tại là 23 triệu lít/năm. Công ty thành lập dưới hình thức TNHH là liên doanh trong nước giữa hai đối tác: Công Ty Bia Sài Gòn và Công Ty SX-XNK Công Nghiệp Phú Yên. Trang 3
  4. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Công ty hoạt động theo giấy phép thành lập số 006042/GP - TLDN-02 của UBND Tỉnh Phú Yên cấp ngày 16/10/1996 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 049724 do sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Phú Yên cấp ngày 23/11/1996. Tổng vốn đầu tư : 148 tỷ đồng Vốn điều lệ : 5 tỷ đồng Công suất nhà máy: 10 – 20 triệu lít/năm Thời gian hoạt động của Công ty là 20 năm kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập. Từ tháng 11 năm 1996 đến tháng 11 năm 1998 Công ty tiến hành làm thủ tục và thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản nhà máy sản xuất bia và các cơ sở vật chất khác. Tháng 12 năm 1998 Công ty chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày 28 tháng 3 năm 2005 Công Ty Cổ Phần Bia Sài Gòn – Miền Trung Chi Nhánh Phú Yên được sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Tỉnh Phú Yên cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Đến ngày 1 tháng 5 năm 2005 Công Ty chính thức chuyển từ Công Ty Liên Doanh Bia Sài Gòn – Phú Yên thành Công Ty Cổ Phần Bia Sài Gòn – Phú Yên và hiện nay là Công Ty Cổ Phần Bia Sài Gòn – Miền Trung Chi Nhánh Phú Yên. Từ năm 2005 – 2010 Công ty mở rộng, nâng công suất nhà máy Công Ty Cổ Phần Bia Sài Gòn – Miền Trung Chi Nhánh Phú Yên lên 50 triệu lít/năm và góp phần củng cố thị trường Phú Yên và khu vực Miền Trung _ Tây Nguyên. Công ty là đơn vị hoạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân có con dấu riêng và tài khoản riêng. 1.1.2 Vị trí địa lí và diện tích của công ty Công ty được xây dựng với diện tích 2 ha trên địa bàn TP Tuy Hòa Tỉnh Phú Yên. Nằm trên một đồi cao do đó không chịu ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt. Phía Đông giáp với đường Nguyễn Tất Thành ( Quốc lộ 1A cũ), phía Nam giáp với Trang 4
  5. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Vị trí này rất thuân lợi cho việc lưu thông hàng hóa, cung cấp nguồn nước, nguồn điện và thuận lợi cho việc quảng bá thương hiệu của công ty. Công ty nằm ở cửa ngõ Bắc TP Tuy Hòa và nó đã làm thay đổi bộ mặt của TP Tuy Hòa nói riêng và Tỉnh Phú Yên nói chung. Có thể nói việc ra đời của Công ty đã giúp cho Tỉnh Phú Yên có cơ hội phát triển và góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu nhập ngân sách nhà nước và từng bước đưa nền kinh tế Phú Yên hội nhập với nền kinh tế cả nước và quốc tế. Từ khi thành lập cho đến nay Công Ty đã bắt đầu chuyển mình và phát triển theo nhịp độ phát triển của đất nước, không những phát triển lớn mạnh về nguồn vốn, nhân lực, uy tín và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên, góp phần đáng kể vào vào việc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. 1.2 CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG VÀ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƢỢC Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Trung Chi Nhánh Phú Yên có mặt tại Phú Yên từ năm 1996, Công ty đã khẳng định quyết tâm phát huy tiềm lực về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý trên thị trường đầy tiềm năng với cam kết đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng quốc tế. Trong 8 năm từ 1996 – 2004, sản phẩm bia của Công ty đã dần chinh phục khách hàng Phú Yên tiến tới thiết lập mạng lưới tiêu thụ rộng trên khắp toàn quốc. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Công ty đã tập trung đầu tư, mua sắm thiết bị máy móc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Với hệ thống sản xuất đồng bộ và điều khiển hoàn toàn tự động của Cộng hòa liên bang Đức, nhà máy sản xuất của Công ty Cổ Phần Bia Sài Gòn – Miền Trung Chi Nhánh Phú Yên là nhà máy hiện đại và đồng bộ nhất Việt Nam khi đó. Trong quá trình sản xuất, công ty luôn tuân thủ các chế độ bảo trì, bảo dư ng định k để đảm bảo hệ thống thiết bị hoạt động thông suốt và giảm thiểu các sự cố kỹ thuật. Khi Trang 5
  6. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp dây chuyền vận hành, chỉ cần một đội ngũ giám sát tối thiểu để thực hiện toàn bộ quy trình sản xuất. Điều này cho thấy: tất cả sản phẩm của nhà máy đều được sản xuất theo quy trình chặt chẽ, đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, với chi phí ở mức thấp nhất. Chức năng chính của Công ty là sản xuất bia mang thương hiệu bia Sài Gòn theo kế hoạch của Tổng Công Ty Bia – Rượu – NKG Sài Gòn. Trong nhiều năm qua, đơn vị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần tích cực phát triển KT – XH của Tỉnh Phú Yên, được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu trong phong trào thi đua lao động sản xuất giỏi của Tỉnh Phú Yên. Trong vòng 6 năm từ năm 2000 đến năm 2006, đặc biệt là sau khi thực hiện nhiệm vụ theo mô hình mới, Công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất là những bất hợp lý trong cơ cấu tổ chức bộ máy trước khi chuyển sang mô hình Công ty Cổ Phần. Phải làm gì và làm như thế nào? Để đảm bảo hiêu quả trong kinh doanh, đảm bảo ổn định việc làm và thu nhập cho gần 200 lao động trong Công ty. Đại hội Cổ Đông lần thứ nhất đã địnhhướng rõ phương châm hoạt động của Công ty trong giai đoạn mới là phát huy lợi thế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, thực hành tiết kiệm. Với chủ trương trên trong qui trình thực hiện nhiệm vụ, HĐQT đã cụ thể hóa từng lĩn vực trong từng thời k thực hiện. Năm 2005 đạt lợi nhuận trên 12,5 tỷ đồng, năm 2006 lợi nhuận tăng lên 19,5 tỷ đồng, tiền lương, thu nhập người lao động tăng bình quân hàng năm 10%, năm 2006 thu nhập bình quân là 2,3 triệu đồng/người/tháng. Hàng năm Công ty nộp ngân sách nhà nước trên 60 tỷ đồng, là doanh nghiệp luôn dẫn đầu về chỉ tiêu nộp ngân sách của Tỉnh Phú Yên. Bên cạnh việc kết hợp sử dụng công nghệ sản xuất truyền thống và hiện đại, nâng cao chất lượng, đào tạo nguồn nhân lực là những yếu tố được công ty quan Trang 6
  7. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp tâm hàng đầu. Hàng năm, công ty thường xuyên cử cán bộ, công nhân viên tham gia các khoá đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn. Đến năm 2004, trong tổng số 208 cán bộ, công nhân viên, 70 người có trình độ đại học và trên đại học, 31 người có trình độ cao đẳng và trung cấp, 34 người có trình độ sơ cấp và công nhân nghề, 73 lao động phổ thông. Nhìn chung, lực lượng cán bộ tr của công ty đều năng động, sáng tạo và có tri thức Để có được kết quả như trên, điều có thể khẳng định là với chủ trương đúng đắn, xác định từng bước đi phù hợp, sự điều hành linh hoạt của Công ty đã kích thích sự phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong sản xuất của CBCNV. Với sáng chế về Robot bốc chai trong dây chuyền chiết chai của nhà máy do nhóm kỹ sư của công ty thiết kế và lắp đặt đưa vào vận hành, đã giảm chi phi trong sản xuất mỗi năm hàng tỷ đồng, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, sáng chế này đã đạt Huy Chương Vàng tại Hội Chợ thiết bị đồ uống Việt Nam – Techmart tổ chức ở Hà Nội năm 2003 và đạt giải khuyến khích Giải thưởng sáng tạo Khoa Học Công Nghệ Việt Nam – VIFOTEC năm 2005. Riêng năm 2006 có 12 sáng kiến cải tiến trong dây chuyền sản xuất bia tại nhà máy đã làm lợi cho Công ty hàng trăm triệu đồng, 6 cá nhân Công ty được bình chọn danh hiệu chiến sỹ thi đua nghành công nghiệp. Những thành quả của Công ty đạt được trong những năm qua, nhất là 2 năm thực hiện nhiệm vụ theo mô hình mới, đã nói lên sự cố gắng vượt qua mọi khó khăn, năng động, sáng tạo của CBCNV, cũng là kết quả của sự bồi dư ng trí tuệ của tập thể lãnh đạo Công ty. Do đầu tư chuẩn về trang thiết bị và con người, sản phẩm của công ty đã được Tổ chức quốc tế BVQI cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 và Tổ chức Quacert công nhận đạt chuẩn ISO 14001:1996. Hiện tại, công ty luôn duy trì, cải tiến công tác quản lý chất lượng theo hai tiêu chuẩn trên. Nhờ đó, chất lượng sản phẩm của công ty luôn được các cơ quan chức năng và khách hàng đánh giá cao Trang 7
  8. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trong bước trưởng thành bằng hiệu quả kinh tế, Công ty Cổ Phần Bia Sài Gòn – Miền Trung Chi Nhánh Phú Yên đã đồng thời tạo dựng về Văn Hóa doanh nghiệp, biểu hiện của kinh doanh đúng pháp luật, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin cho khách hàng. Xây dựng tốt đời sống văn hóa, các hoạt động văn nghệ - thể dục thể thao được duy trì, tích cực tham gia các phong trào xã hội từ thiện, môi trường Công ty xanh sạch đẹp. là đơn vị đi đầu trong phong trào sáng tạo không chỉ của tỉnh mà của cả nghành công nghiệp. Năm 2005 Công ty vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng Huân Chương Lao Động Hạng 2. 1.3 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ BỐ TRÍ NHÂN SỰ 1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức và bố trí nhân sự của Công Ty Hình2: Mặt bằng xưởng sản xuất Trang 8
  9. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Hình 3: Sơ đồ mặt bằng nhà máy Trang 9
  10. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Hình4: Sơ đồ mặt bằng xưởng cơ khí Trang 10
  11. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Hình 5: Cơ cấu tổ chức bộ máy phòng kĩ thuật công nghệ Hình 6: Sơ đồ bộ máy tổ chức trong Công Ty Trang 11
  12. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ghi chú: Quan hệ theo chức năng Quan hệ trục tiếp 1.3.2 Chức năng - nhiệm vụ của mỗi bộ phận 1.3.2.1 Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất quyết định mọi vấn đề của Công ty, đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị do các thành viên trong hội đồng bầu ra. 1.3.2.2 Giám đốc: Giám đốc là người đại diện hợp pháp của Công ty trước pháp luật và cơ quan có thẩm quyền. Quản lý điều hành mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị. 1.3.2.3 Phó giám đốc: Phó giám đốc là người giúp cho giám đốc trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh và về kĩ thuật thiết bị phục vụ được giao theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc. 1.3.2.4 Phòng tổ chức hành chính: Quản lý công tác hành chính phục vụ quản lý, giúp giám đốc và công tác tổ chức nhân sự. Tiếp nhận, quản lý công văn, giấy tờ đi và đến, triển khai thực hiện chủ trương chính sách của nhà nước. Ban hành các nội qui, quy chế của Công ty và kiểm tra theo dõi việc thực hiện bảo vệ tài sản, an ninh trật tự trong Công ty. 1.3.2.5 Phòng kế hoạch vật tư: Xây dựng kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của Công ty. Trang 12
  13. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tham mưu cho giám đốc về sản xuất kinh doanh, định hướng đầu tư phát triển về xây dựng cơ bản theo nhu cầu phát triển của Công ty và các phương án kinh doanh khác. 1.3.2.6 Phòng kế hoạch tài vụ: Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thu chi tài chính của đơn vị trong Công ty, cung cấp đầy đủ các thông tin hoạt động về kinh tế tài chính của Công ty. Ghi chép hoạch toán đầy đủ trên cơ sở đó để tổ chức kiểm tra, giám sát, lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu về kế toán. Tính toán và kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thu nộp ngân sách theo đúng thời gian và chế độ tài chính ban hành. 1.3.2.7 Phòng tiêu thụ sản phẩm: Tiếp cận với thị trường, thăm dò thị hiếu nhu cầu về mặt hàng, giá cả nguồn hàng thị trường xâm nhập, quản lý các kho kịp thời đề xuất phương án, dịnh hướng kinh doanh thích hợp cho toàn Công ty. 1.3.2.8 Phòng kỹ thuật công nghệ: Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật công nghệ liên quan đến công nghệ sản xuất, công tác kiểm tra để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Luôn đào tạo nang cao tay nghề thợ đứng máy công cụ, hàn gò để phục vụ cho công tác bảo trì và chế tạo thiết bị. 1.3.2.9 Phân xưởng động lực: Cung cấp các nguồn năng lượng phục vụ cho quá trình sản xuất như hơi nước, khí nén, phân phối điện, nước, và xử lí nước thải 1.3.2.10 Phân xưởng nấu: Sản xuất dịch đường như kế hoạch chất lượng và nhiệm vụ được giao. 1.3.2.11 Phân xưởng lên men: Tiếp nhận dịch đường của phân xưởng nấu, sau đó xử lý và cung cấp bia bán thành phẩm cho phân xưởng chiết. Trang 13
  14. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 1.3.2.12 Phân xưởng chiết: Có nhiệm vụ chiết bia vào chai và đưa vào két theo dây chuyền sản xuất 1.4 TỔ CHỨC SẢN XUẤT Hình 7 : Quá trình tổ chức sản xuất Trang 14
  15. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Qui trình sản xuất của Công ty là một quy trình khép kín, chúng ta có thể chia làm 3 giai đoạn như sau: + Giai đoạn nấu + Giai đoạn lên men + Giai đoạn chiết 1.4.1 Giai đoạn nấu Nguyên liệu ( malt (mạch nha) , gạo ) được vận chuyển về và chứa trong các kho chứa của Công ty. Tại đây nguyên liệu được bảo quản cẩn thận và sau đó được đưa vào các bồn chứa của phân xưởng nấu. Trong giai đoạn này mạch nha và gạo được xay còn nguyên vỏ và cho ra dịch đường. Dịch đường này được chuyển lên phân xưởng lên men. 1.4.2 Giai đoạn lên men Giai đoạn này tiếp nhận dịch đường của phân xưởng nấu trộn chung với hoa Houblon ( là hương liệu để tạo ra hương thơm đặc trưng cho bia) và một số gia phụ khác để lên men sau khi trải qua hai quá trình làm lắng và làm lạnh, tại đây xảy ra hai quá trình lên men (lên men chính và lên men phụ) , quá trình lên men chính sẽ tạo ra thành phẩm (bia chưa lọc), bia chưa lọc này sẽ trải qua quá trình lọc để lọc các tạp chất đồng thời làm trong nước bia và chuyển sang phân xưởng chiết bia. 1.4.3 Giai đoạn chiết Tại đây vỏ chai được súc, hấp, làm sạch nhằm vô trùng và để khô ráo sau đó cho bia vào, đóng nút chai và tiếp đến qua máy hấp khoảng 2 – 3 phút để giúp bia được tiệt trùng vi khuẩn. Tiếp tục được băng chuyền đưa đến máy dán nhãn( đây là công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất bia), sản phẩm hoàn thành được cho vào két rồi cho vào kho thành phẩm. Trang 15
  16. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp CHƢƠNG II : QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DÂY CHUYỀN MÁY SÚC – RỬA CHAI TỰ ĐỘNG 2.1 MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ PHƢƠNG THỨC LÀM VIỆC 2.1.1 Rửa chai tái sử dụng lại Tất cả những chai được hoàn lại từ khách hàng đều bị dơ bẩn và vẫn còn nhãn và giấy nhôm bao quanh cổ chai. Để sử dụng lại những chai này cần phải tiến hành rửa chai và nhãn cùng với miếng thiếc bao quanh cổ chai phải được tháo rời ra. Mục đích của việc rửa chai là để rửa các chất dơ bên trong lẫn bên ngoài chai và đảm bảo chai được tiệt trùng. Những nhiệm vụ này được thực hiện bởi máy rửa chai 2.1.2 Những nguyên tắc cơ bản của quá trình rửa chai Tuổi thọ của bia phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của chai được rửa. Tất cả những chai rỗng được hoàn lại có mức độ bẩn khác nhau từ khách hàng. Nhưng tất cả chai đều rất bẩn và cần phải được rủa sạch theo một điều kiện vệ sinh tốt nhất. Trong tất mọi trường hợp thì cũng phải thực hiện 2 nhiệm vụ : + Tất cả chai phải được rửa cơ học + Tất cả những vi sinh vật có trong chai phải được loại bỏ Những tác động rửa cơ học và quang học được xem như thành công khi những chát dơ bẩn không nhận thấy được có thể được phát hiện ở bên ngoài hay bên trong chai. Ngày nay cuộc kiểm tra này được thục hiện bởi máy soi chai với tốc độ nhanh hơn nhiều so với việc kiểm tra bằng mắt thường. Rửa chai cơ học được nghiên cứu để đạt thành công nếu những chai được bao phủ bởi một màng nước liên tục. Trong những vỏ bia thủy tinh, việc lau không hoàn toàn có thể được xác định bởi sự làm ướt không hết và kết hợp với những giọt nước rơi trên bề mặt chai. Việc rửa sinh học được hoàn thành khi tất cả các vi khuẩn bị loại bỏ điều này được theo dõi bởi hệ thông kiểm soát vi sinh. Trang 16
  17. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2.1.3 Những nhân tố tác động Để đạt được sử dụng hiệu quả quy trình rủa chai thi phải được thực hiện bởi các nhân tố sau : + Hiệu quả của quá trình làm ẩm : Tẩy các chất bẩn đòi hỏi 1 thời gian làm ẩm và hòa tan(tiêu hủy) mà nó được tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau. Điều này cũng được áp dụng để tẩy nhãn chai, thời gian làm ẩm từ 10-30 phút + Tác động cơ học của quá trinh phun : Quá trình rửa cũng được tăng cường them nhờ tác động cơ học của việc súc sạch những chai ở bên trong phần trên của máy rửa chai. Máy rửa chai ngày nay luôn làm việc kết hợp quá trình làm ướt với phu nước được tiến hành sau đó. + Nhiệt đọ rửa chai : Nhiệt độ cao luôn đảy nhanh quá trình tảy các chất bẩn. Nhiệt độ khoảng 60-850C được sử dụng để đạt được hiệu quả rửa sinh học tốt + Hiệu quả rửa chai : Sức mạnh của quá trình rửa chai là cả một dây chuyền vì vậy mà nó có thể diệt được vi khuẩn ở nhiệt độ cao. Chúng loại bỏ và hòa tan các chất bẩn, tẩy các chất bẩn phụ thuộc vào điều này : Hiệu quả của tác nhân rửa phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ cao hơn các tác nhân vừa tập trung thấp hơn. Áp dụng những nguyên tắc thành công sau : + Tăng tác nhân rửa tập trung khoảng 50% + Tăng nhiệt độ thêm 5,50C để có hiệu quả rửa chai như nhau Phải nhớ rằng tác nhân rửa được dùng trong nước thải bao gôm rác thải ô nhiễm có trong nước này. Trang 17
  18. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2.1.4 Những thiết kế cơ bản của máy súc – rửa chai Chai được vận chuyển thành dòng qua máy rửa chai. Trong suốt quá trình hoạt động thì chai chịu nhũng tác động sau: + Làm ướt chai trong một hay nhiều lần ở nhiệt độ tăng lên + Đi qua nhiêu lần bồn xút nóng + Súc sạch bằng xút nóng + Súc sạch bằng nước nóng + Súc sạch bằng nước lạnh + Cuối cùng phải rửa lại bằng nước sạch Toàn bộ quá trình này mất khoảng 10-15 phút Nước thải lên mùi hôi nặng bả chất bẩn của bia còn tồn lại trong chai. Như vậy trạm đầu tiên được xây dựng để làm mát chất bẩn trên chai bằng cách lấy các chất bẩn dung dịch và ngăn ngừa không cho chất bẩn đi trở lại vào trong chai Tùy thuộc vào việc sắp xếp khâu đưa chai vào và đưa chai ra, máy rửa chai được phân thành lớp thành 2 dạng cơ bản : + Máy rửa kết thúc đơn : khâu nhập chai vào và khâu đưa chai ra ở cùng một phía + Máy rửa chai kết thúc đôi : khâu nhập chai vào và khâu đưa chai ra thực hiện ở 2 phía đối diện của máy. Ở Đức các máy kết thúc đơn chiếm ưu thế hơn, thời gian làm ướt ngắn hơn của máy rửa chai kết thúc đơn được bù cho quá trình súc hiệu quả nhanh hơn. Điều này quan trọng với một máy rửa kết thúc đơn chỉ cần 1 điểm kết thúc mà trong đó việc giám sát máy rửa kết thúc đôi cần phải có 2 điểm kết thúc của máy. Thời gian cố định của chai bị chi phối bởi quá trình súc chai cần thiết và băng tải chai phải di chuyển với tốc độ chậm liên tục. Để tăng năng suất người ta có thể chế tạo máy rửa chai với số lượng chia được rửa một lần nhiều hơn. Do đó máy rửa Trang 18
  19. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp chai phải được mở rộng ra. Hiện nay băng chuyền đưa chai bào máy rửa lên đến 70 chai mỗi dòng. 2.1.5 Những điều cốt yếu lắp ráp máy rửa chai Tùy vào những yêu cầu rửa chai khác nhau mà ta có nhiều loại máy khác nhau. Dù sao đi nữa thì tất cả các máy rửa chai chứa đúng những đơn vị thành phần chắc chắn, những nhân tố này bao gồm: + Khâu tải chai vào và khâu đưa chai ra + Băng tải chai, những ngăn chứa bao gồm nhiều ống đựng chai + Trạm làm ướt + Trạm ngâm chai + Trạm súc chai + Tẩy nhãn chai + Bồn chứa nước và dung dịch xút 2.1.5.1 Tải chai và cất dỡ chai Những chai cần rửa được phân phối vào trong máy rửa chai thông qua băng tải xích. Để chứa chai đặc biệt là trong trường hợp kế hoạch thực hiện lớn, có nhiều loại xích tải song song với nhau từ những đường ray ngắn để dẫn hướng khu vực đưa chai vào. Kết quả là những chai đứng sẽ được đưa vào trong đường dẫn chai trước khi đưa chai vào trong ngăn máy súc. Thiết bị phân phối chai hoạt động để tất cả chai được đưa vào một cách đồng thời, việc này được hoàn thành bởi : + Quay trục ngang + Quay đĩa cam + Bộ phận truyền động kép Khâu đưa chai ra cũng được thục hiện tương tự như khâu đưa chai vào. Trong tất cả các trường hợp này thi diều quan trọng là : + Đưa vào và đưa ra được thực hiện chính xác mà không gây ra nhiều tiếng ồn. Trang 19
  20. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp + Chai không thể vượt quá hư hỏng cho phép. + Hầu như không có chai nào bị bể trong quá trình hoạt động của máy. 2.1.5.2 Bộ phận mang chai và ngăn chứa chai Mỗi bộ phận mang chai bao gồm phụ thuộc vào kích c máy rửa, từ 10-70 ngăn chứa chai trong 1 hàng. Mục đích : + Mang chai từ khâu đưa vào đến khâu d chai ra + Tâm chính giữa miệng chai phía trên được phun nước súc sạch trong khu vực súc chai + Để tẩy các chất bẩn bên ngoài và bên trong chai + Để cho phép tẩy các nhãn chai được làm ướt Ngày nay bộ phận mang chai thường được làm bằng nhựa hoặc tám kim loại được phủ nhựa để : + Tăng tuổi thọ làm việc + Chứa rất ít dung dịch tẩy rửa + Yêu cầu nhiệt độ thấp để quá trình làm nóng và lạnh ít bị thay đổi Bộ phận mang chai được vạn chuyển bởi 2 dây xích được lắp ở 2 phía của bộ phận mang chai, những dây xích này được làm bằng vật liệu có độ bền dãn nở tốt để chúng không bị giãn ra từ từ và tránh được sai số vị trí trong suốt quá trình vận chuyển chai. Dây xích này được truyền động bởi trục vít-bánh vít và bộ phận điều khiển momen xoắn của bộ truyền động 2.1.5.3 Trạm làm ướt hoặc trạm súc sạch Trong các máy rửa chai hiện đại, trạm đầu tiên là khâu làm sạch các chất cặn bã. Để làm được điều này ta phải làm ướt chai đầu tiên. Mục đích là : + Tẩy các chất cặn bã của thức uống từ bên trong chai để làm sạch chai trước + Tẩy các chất bẩn bên ngoài dễ dàng Trang 20
  21. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp + Làm ẩm chai trước đặc biệt vào mùa đông + Bắt đầu quá trình rửa chai Ngày nay quá trình súc thường dùng trong máy rửa chai nhỏ. Các máy lớn hoạt động và với 2 hoặc 3 ngăn làm ướt trước, từ cách ấy mà : + Có thể đạt được nhiệt độ duy trì trong nhiều ngăn + Quá trình rửa lạc quan đạt được bằng cách dùng tác nhân rửa của khâu d chai. Những bồn làm ướt đầu tiên luôn bẩn và có nhiều vi khuẩn, nước trong bồn làm ướt được cho phép tháo ra nhưng bồn phải được làm sạch thường xuyên và luôn được khử trùng bằng hệ thông CIP. 2.1.5.4 Vùng làm ngập Các chai lọ rỗng bây giờ sẽ được làm ngập trong hồ chứa dung dịch xút và được vận chuyển vào trong 1 hoặc nhiều vòng ngang qua hồ này để kéo dài thời gian tẩy rửa và tăng hiệu quả rửa chai. Sau đó dung dịch rút tương tự được phun 1 lần nữa lên trên các chai để đẩy các phần nhãn còn sót lại. Trong một số bồn hóa chất tẩy rửa của các máy rửa chai có chứa nhiều hóa chất ăn mòn khác nhau và nhiệt độ dùng đến cũng khác nhau nhằm tăng hiệu quả rửa chai hơn nữa. 2.1.5.5 Những trạm súc chai Sau khi đã qua khâu làm ngập thì các chai sẽ được đưa lên phía trước của máy và miệng chai được lật úp xuống dưới. Các chai đi đến các vòi phun nước súc sạch bên trong và bên ngoài chai với : + Dung dịch xút nóng + Nước nóng để súc sạch lập tức + Nước ấm có nhiệt độ thấp hơn để chuyển sang khâu phun nước lạnh tiếp theo Trang 21
  22. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp + Nước lạnh để hoàn tất quá trình làm sạch tẩy các chất bẩn ra khỏi chai + Nước sạch nhằm đảm bảo chai làm mát và tiệt trùng Một vài tiền đề và yêu cầu cơ bản được kết hợp với quá trình súc chai : + Đường kính trong của miệng chai chỉ 17mm + Nếu quá trình rửa chai bên trong được thỏa mãn thì phải có tia nước bắn ra mạnh và chính xác vào từng phần khác nhau của chai. + Thể tích nước phun vào chai phải được tính toán để không có hiện tượng dung dịch chảy cuộn trong miệng chai khi đó một phần dung dich có thể bị thoát ra ngoài. Quá trình phun chất tẩy rửa vào lòng chai được thực hiện nhơ vào tục quay phun nước theo 1 trình tư nhất định. Nó sẽ di chuyển đồng thời đến mỗi hàng mang chai. Trên trục phun có chứa những lỗ dùng để xịt luồn nước di chuyển vào trong chai chính xác và như vậy nó sẽ xịt vào thành miệng trong và đáy chai từ nhiều phía khác nhau và những góc va chạm. Nó dẫn dắt quá trình rửa bên trong chai cẩn thận và tỉ mĩ. Những tia phun được di chuyển cố định nhờ trục quay phun môt góc 900 mà không cần sự dịch chuyển trục. Kết quả của quá trình quay phun theo hướng dòng chảy dung dịch như nhau thông qua những tia phun theo những hướng thay đổi liên tục và vì vậy chúng cũng được rửa sạch liên tục để không có nhãn chai nào rơi vào trong chai. Áp lực phun vào khoảng 2-2,5 bar. Đường kính lỗ phun phải luôn sạch sẽ bởi vì hiệu quả của tia phun phụ thuộc vào điều này. 2.1.5.6 Tách và ép nhãn Dung dịch xút được bơm vào trong máy rửa chai và được duy trì ở một nhiệt độ được dự tính trước nhờ bộ gia nhiệt. Trang 22
  23. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trong suốt chu trình ngâm chai vào trong dung dịch xút và chúng được đưa đến khu vực hút của máy bơm và được giữ lại đó nhờ thiết bị sàng lọc. Việc tách này phải được thực hiện ngay lập tức sau khi loại bỏ nhãn ra khỏi chai nhằm tránh nhãn bị rữa ra sẽ đóng thành một khối lớn bên trong máy. Sau khi ngâm nhãn vào trong dung dịch xút, một số nhãn vẫn còn bám trên chai. Trong trường hợp này ta lắp đặt thêm hệ thống phun ép vào chai cố định ở vị trí thấp hơn máy di chuyển nhãn chai. Ở bộ phận phun này, ta sử dụng khoảng 80% lượng nước được phun nhờ xilanh khí nén với một áp lực khoảng 12,5t. Dung dịch sau khi phun sẽ được gom lại trong một máng chứa và nhờ máy bơm hút dung dịch vào trong máy. Nhãn chai sau khi phun sẽ được đẩy lên đường ống rộng và đưa ra bồn chứa nhãn được đặt ở bên ngoài. 2.1.5.7 Bồn chứa xút và nước Những bồn chứa được cách nhiệt và được đặt dưới khu vực phun. Nó dùng để lưu trữ dung dịch, khi dung dịch được phun ra để rửa bên trong chai sẽ rơi ra và trở về bồn chứa này. Dung dịch hoặc nước trước khi được phun ra sẽ đi qua thiết bị lọc rồi đến một máy bơm sẽ vận chuyển chúng đến khu vực phun. 2.1.6 Nhiệt độ trong quá trình rửa chai Trong quá trình rửa, chai được gia nhiệt đến nhiệt độ của bồn chứa xút và sau đó được làm lạnh đến nhiệt độ từ 10-150C, trong quá trình này nhiệt độ thường đạt đến mức sau: + Hâm nóng, thấm nước 35-400C + Làm ướt ( thấm nước lần 2) 50-600C + Bồn xút 75-850C + Rửa trung gian 45-500C + Nước ấm 35-400C + Nước lạnh 20-250C + Nước mát 10-150C Trang 23
  24. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Để cho quá trình gia nhiệt tương đối thấp, đặc biệt là vào mùa đông, nhiều máy rửa chai có thêm trạm dự trữ trung gian đặc biệt cho giai đoạn hâm nóng. Nhìn chung sự tăng nhiệt độ giữa các trạn này thường không lớn hơn 250C để hạn chế việc chai bị v . Để giảm nhiệt năng yêu cầu chúng ta cần phải giảm nhiệt lượng mất đi bằng cách cách li niệt và giảm đi những lượng nhiệt nhỏ khác. 2.1.7 Xút dùng để rửa chai 2.1.7.1 Những yêu cầu đối với xút dùng để rửa chai + Có tác dụng tẩy rửa cao + Hạn chế tác động gây nguy hiểm cho con người + Có khả năng thấm ướt tốt + Khả năng thấm nhanh vào nhãn dán và có khả năng tốt trong việc làm tan nhãn dán ra + Không có độc trong nước thải + Không được đóng cặn + Không tạo bọt + Dễ dàng lưu trữ + Giá thành phải r Xút rửa chai được sử dụng 1% sodium Hydroxid. Nó được cho vào để đạt những yêu cầu như trên. 2.1.7.2 Sự phụ thuộc của chai rửa và những yếu tố khác Tác động làm sạch phụ thuộc vào: + Nhiệt độ + Thời gian rửa + Độ đậm đặc của dung dịch xút Một cách cơ bản để tác động tẩy rửa gia tăng khi nhiệt độ tăng, thời gian và độ đậm đặc của xút tăng. Trang 24
  25. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Khi thời gian đòi hỏi để vứt bỏ nhãn lâu hơn thời gian cần thiết để tẩy bỏ chất bẩn. Một cách hữu hiệu là thời gian ngâm trong xút lâu hơn trước khi tẩy bỏ nhãn từ máy rửa. 2.1.7.3 Xử lý xút để rửa Khoảng 90% chứa đựng 1 lượng nhỏ nước bẩn từ sự lắng đọng và chuẩn bị làm ướt chai, 5% còn lại chứa đựng chất gây ô nhiễm cao, nó còn phụ thuộc vào quá trình xử lý. Chất gây ô nhiễm có trong xút gồm: +Những chất hòa tan có thể loại bỏ trong quá trình lọc như: - Những mảnh giấy nhỏ của nhãn chai - Sự kết tủa của bùn ừ bồn vôi - Những chất màu từ việc in ấn - Keo bẩn của nhãn chai + Sự tan rã của những chất keo như: -Những tổ chức tế vi ( men bia, vi khuẩn ) -Nhãn dán -Dầu và m bôi trơn + Những chất hòa tan như: - Muối kim loại từ việc trang trí chai đặc biệt là muối nhôm, đồng - Phần còn lại là của nước uống Khi phần lớn bồn xút rửa chai được sử dụng lại mà không qua xử lý, xút chỉ được thay đổi trong khoảng thời gian rất lâu( 1 hoặc 2 lần/năm) Nhưng những chất rắn phải thường xuyên được loại bỏ. Cách sử dụng đơn giản và rộng rãi là bơm tất cả xút trong bồn chứa cô lập và bao bọc tốt và cho phép những chất rắn có thể thoát ra ngoài được. Khi xút được đưa xuống từ đỉnh của tank( thùng chứa) này và sau đó được làm sạch 1 cách tự nhiên và được đưa ngược Trang 25
  26. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp trở lại lên trên. Cách này thì r và được sử dụng phổ biến nhất nhưng nó sẽ hoang phí một số xút khi sử dụng. Gần đây người ta cố gắng để thực hiện việc rút xút từ trong quá trình rửa chai để lọc nó thông qua bộ lọc giao lưu lượng và nạp nó vào làm sạch trơ lại. Chẳng hạn như một quá trình lọc, ở phần này tổng thể được xử lý và được gọi là bypass filtration. Với cách xử lý này, phần lớn bùn được giảm xuống. Sử dụng phương pháp lọc dòng lưu lượng giao nhau, lại làm xuất hiện nghi vấn về hiệu quả kinh tế khi mà chỉ một lượng nhỏ lưu lượng qua bộ lọc nhưng giá thành của nó rất cao. Hơn nữa trong quá trình xử lý, có thể một số chất không mong muốn được kết tủa và loại bỏ đi. 2.2 PHÂN TÍCH NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY SÚC-RỬA CHAI Hình 8: Máy súc chai Trang 26
  27. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Hình 9: Băng tải và khâu đưa chai vào của máy súc chai Trang 27
  28. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Hình 10: Bảng điều khiển của máy súc chai Trang 28
  29. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2.2.1 Sơ đồ hoạt động máy súc chai Hình 11: Sơ đồ nguyên lí hoạt động của máy súc chai Trong đó: 1: Khâu đưa chai vào 2: Phần gia nhiệt 1 ( Ngâm nước nóng) 3: Phần gia nhiệt 2 ( Ngâm nước nóng) 4: Phần gia nhiệt 3 ( Ngâm trong dung dịch xút nóng) 6: Bồn làm ngập chai trong dung dịch xút nóng 7: Vị trí nhãn được tách ra khỏi chai 8: Bộ biến đổi nhiệt 9: Bộ phận đưa nhãn chai ra tự động 11: Bộ phận phun nước tách nhãn chai 13: Bộ phận phun dung dịch xút vào bên trong lòng chai Trang 29
  30. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 14: Bồn chứa dung dịch xút ( Khu vực 1) 15: Bộ phận phun dung dịch xút khu vực 1 ( bên trong và bên ngoài) 16: Bộ phận phun dung dịch nước nóng khu vực 2 ( bên trong và bên ngoài) 17:Bộ phận phun dung dịch nước lạnh khu vực 2 ( bên trong và bên ngoài) 18: Bộ phận phun nước lạnh khu vực 3 19: Bộ phận phun nước sạch 20: Khâu đưa chai ra NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG Khi chai được băng tải đưa đến máy súc, các chai lần lượt đi vào từng ngăn định hướng chai di chuyển vào bộ phận đưa chai vào (1). Nhờ có cơ cấu truyền động bánh răng làm cánh nhựa gắn trên trục vừa quay vừa tịnh tiến sẽ đưa chai vào trong ngăn chứa chai theo từng hàng mộ. Bộ phận mang chai được dẫn động nhờ hai hàng xích được gắn song song với nhau và các bánh xích được truyền động nhừ hộp giảm tốc trục vít-bánh vít gắn bên ngoài. Chai sau khi vào ngăn chứa sẽ được bộ phận mang chai di chuyển vào bồn nước nóng (2,3) nhằm làm mềm nhãn chai và tẩy các chất bẩn bám bên trong và bên ngoài chai. Sau đó các chai sẽ được đưa vào bồn (6) ngâm trong xút nóng. Lúc này nhãn chai và các miếng thiếc bám quanh cổ chai sẽ tự động bung ra. Nhờ máy bơm sẽ hút các nhãn chai đi vào ống dẫn lên phía trên đến đai lưới sắt (9). Tấm lưới sắt được động cơ truyền động sẽ mang nhãn chai và các chất bẩn đi ra ngoài. Tiếp theo các chai được dẫn đi lên phía trên đến bộ phận phun nước (11). Tại đây, những nhãn chai còn bám trên chai sẽ được các vòi phun nước có áp lực lớn đẩy các nhãn tách ra khỏi chai và rơi xuống dưới, chúng sẽ di chuyển đến tấm lưới sắt (9). Các chai tiếp tục di chuyển đến các bộ phận phun dung dịch xút (13, 15), bộ phận phun dung dịch nước nóng khu vực 2 (16), ộ phận phun dung dịch nước lạnh khu vực 2 (17) và bộ phận phun nước sạch (19) vào bên trong lòng chai nhằm làm sạch và khử trùng trước khi đưa chai đến bộ phận đưa Trang 30
  31. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp chai ra ngoài(20). Cuối cùng các chai cũng được các cánh nhựa( hoạt đọng như khâu đưa chai vào) quay và tịnh tiến đưa chai ra ngoài một cách nhẹ nhàng. Khi ra ngoài, băng tải sẽ đưa chai tiếp tục đi đến máy soi chai. 2.2.2 Phân tích hệ thống tryền động Hình 12: Hệ thống truyền động Tính toán hệ thống truyền động: - Theo yêu cầu công suất của máy: 10.000 chai/giờ - Qui đổi ra két : 20chai/két vậy 10.000 chai/giờ = 500 két/giờ Trang 31
  32. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 3600 - Thời gian thực hiện 1 chu trình: t = = 7,2s 500 60 - Số chu trình thực hiện trong vòng 1 phút là : t = = 8,3 7,2 - Mỗi chu trình quay qua lại 2 vòng, tính bình quân số vòng quay trong vòng 1 phút: N =8,3x2 =16,6(vg / ph) Ta chọn số vòng quay của môtơ: n=1450 vg/ph Ta có: 1450 vg/ph 1/I = 16,6 vg/ph 1450 Suy ra: i = = 87,3 16,6 Ta chọn tỷ số truyền là: i =80 Cơ cấu cấp chai vào, đưa chai ra, toàn bộ xích tải chai hoạt động được là nhờ một động cơ truyền động chính. Momen xoắn truyền từ động cơ qua bộ truyền đai thang rồi đến hộp giảm tốc bánh răng côn để giảm tốc độ vòng quay trước khi truyền động đến các cụm khác trên máy. Từ hộp giảm tốc trên, momen xoắn được truyền động đến 2 hộp giảm tốc trục vít-bánh vít( I và II) thông qua cơ cấu cardan(các đăng) B và đồng thời truyền chuyển động đến 2 hộp giảm tốc của 2 cụm đưa chai vào và cụm lấy chai ra thông qua bộ truyền đai- cơ cấu cardan với tỷ số truyền là 1. Sở dĩ máy có kết cấu trên nhằm mục đích: + Đảm bảo sự hoạt động đồng bộ của xích tải chai. Với trọng lượng rất lớn của xích tải, ta phải phân bố hai hệ thống truyền động I,II có tốc độ bằng nhau. + Đảm bảo sự hoạt động đồng bộ của 2 cụm cấp chai vào và cấp chai ra một cách nhịp nhàng tránh hiện tượng kẹt chai. Trang 32
  33. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2.2.3 Cụm cấp chai vào Số hàng chai sắp xếp trên băng tải là 5x4 : với chiều vào là 5 và chiều ngang là 4. Kích thước 5 chai trên băng tải theo chiều dọc là 70x5 = 350 mm, chọn thời gian dịch chuyển số chai tương ứng với 1 két khi máy bốc chai rỗng đưa lên băng tải để chuẩn bị cấp chai vào là: t=2 s Ta có công thức s=v.t với s= 350mm = 0,35m là quảng đường dịch chuyển, t=2s là thời gian dịch chuyển số hàng chai: s 0,35 Ta có: v = = = 0,175(m / s) t2 Xác định tỉ số truyền hộp giảm tốc truyền động băng tải chai từ công thức tính vận π.D.n tốc: v= 1000.60 Trong đó: - n: là số vòng quay đầu ra của hộp giảm tốc - D: là đường kính bánh xích chủ động. D = 150 1000.60.v 1000.60.0,175 Suy ra: n 22,28( vg / ph ) .D 3,14.150 1450 Tỉ số truyền hộp giảm tốc: i = = 65 22,28 Chọn i=40, tính số vòng quay đầu ra của hộp giảm tốc: 1450 n = 36,25(vg / ph) 40 Tính lại vận tốc của băng tải: 3,14.D.n 3,14.150.36,25 v = = = 0,28(m / s) 1000.60 1000.60 Trang 33
  34. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Hình 13: Cụm cấp chai vào Cụm cấp chai vào bao gồm: + Băng truyền xích: đưa chai vào các ngăn dẫn hướng trước khi đưa chai vào máy súc Trang 34
  35. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp + Bộ truyền răng côn + Bộ ly hợp : khi máy hoạt động quá tải bộ ly hợp sẽ ngắt truyền động từ hộp giảm tốc và bộ phận cấp chai sẽ dừng lại. + Hệ thống truyền động bánh răng: truyền chuyển động từ hộp giảm tốc qua các bánh răng ăn khớp với nhau như hình vẽ nhằm làm cho trục có gắn cánh nhựa chuyển động song phẳng. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của cơ cấu cấp chai vào: Hình 14: Sơ đồ nguyên lý của cơ cấu cấp chai vào Trang 35
  36. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2.2.4 Cụm đƣa chai ra Hình 15: Sơ đồ nguyên lý của cơ cấu đưa chai ra ngoài Nguyên tắc hoạt động: Từ trục truyền động chính qua hộp giảm tốc đến bộ ly hợp sau đó qua các bánh răng truyền động đến trục có gắn bộ phận đ chai (chuyển động song phẳng). Cơ cấu bánh lệch tâm (cam) nhằm tạo sự chuyển động phù hợp giữa chai khi chai ra và bộ phận đ chai. 2.2.5 Cụm phun nƣớc rửa chai Mục đích: Rửa sạch và khử trùng trong lòng chai Sơ đồ cụm phun của máy rửa chai Trang 36
  37. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Hình 16: Cụm phun nước rửa chai Nguyên lý hoạt động: Quá trình phun chất tẩy rửa vào trong lòng chai được thực hiện nhờ vào trục quay phun nước theo một trình tự nhất định. Nó sẽ di chuyển đồng thời đến với mỗi hàng mang chai. Trên trục phun có chứa những lỗ dùng để xịt luồn nước di chuyển vào trong chai chính xác va như vậy nó sẽ xịt vào thành miệng trong và đáy chai ừ nhiều phía khác nhau và những góc va chạm. Nó dẫn dắt quá trình rửa bên trong cẩn thận Trang 37
  38. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Hình 17: Quá trình phun chất tẩy vào chai Những tia phun được di chuyển cố định nhờ trục quay phun một góc 900 mà không cần sự dịch chuyển trục. Kết quả của quá trình quay trục phun theo hướng của dòng chảy dung dịch nhu nhau thông qua những tia phun theo những hướng thay đổi liên tục để không có nhãn chai nào rơi vào trong chai. Áp lực phun vào khoảng 2-2,5 bar. Đường kính lỗ phun phải luôn sạch sẽ bởi vì hiệu quả rửa của tia phun phụ thuộc vào điều này. Trang 38
  39. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Hình 18: Những tia phun chất tẩy rửa vào chai 2.2.6 Cụm mang nhãn chai đƣa ra ngoài Hình 19: Cụm mang nhãn chai đưa ra ngoài Trang 39
  40. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tất cả những nhãn chai sau khi tách ra khỏi chai sẽ được máy bơm hút lên ống dẫn phía trên đến tấm lưới sắt. Nó được tryền động nhờ động cơ sẽ đưa nhãn chai đi ra ngoài. Ở phía ngoài có gắn bàn chải quay tròn nhằm giúp quét tất cả nhãn chai và chất bẩn rơi vào thùng chứa nhãn được đặt bên dưới. 2.2.7 Cum phun ép Hình 20: Cụm phun ép Sau khi chai được ngâm trong dung dịch xút, có những nhãn chai còn bám trên chai. Lúc này ta gắn thêm bộ phận phun nước ở phía trên. Khi chai đến ngay vòi Trang 40
  41. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp phun nước được xịt từ trên xuống sẽ đẩy các nhãn chai tách ra rơi xuống tấm lưới sắt đang chuyển động bên dưới. 2.2.8 Bộ phận hút hơi nƣớc Hình 21: Bộ phận hút hơi nước Khi chai được đưa ra khỏi bộ phận mang chai, ở phía ngoài có gắn thêm bộ phận quạt (1) phía trên máy nhằm hút hơi nước còn đọng lại trên chai và ngăn không cho nước rơi vào bên trong máy. Trang 41
  42. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp CHƢƠNG III: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ 3.1 AN TOÀN LAO ĐỘNG VỀ NGƢỜI Công nhân phải năm vững nguyên lý vân hành máy, chấp hành nghiêm chỉnh các qui định về an toàn lao động như: mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay, đeo kính bảo vệ mắt, đi giày trong quá trình làm việc. Thận trọng trong khi làm việc ở các vị trí nguy hiểm như ơ gần máy cắt, máy mài Cần kiểm tra hệ thông an toàn điện, các hộp bảo vệ bộ phận điều khiển của máy và nghiêm khắc xử lý những công nhân không tuân theo chế độ an toàn lao động của nhà máy, phân xưởng để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác. Cán bộ công nhân viên của công ty được hưởng các chế độ về an toàn lao động. 3.2 AN TOÀN VỀ THIẾT BỊ Nắm vững những nguyên tắc vận hành các loại máy công cụ. Trước khi làm việc cần phải kiểm tra các bộ phận của máy, nếu có bộ phận nào trục trặc hư hỏng thì phải báo ngay cho các bộ phân có trach nhiệm để xử lý. Kiểm tra xong cho tiến hành chạy thử, rồi mới đưa vào hoạt động sản xuất. Trong quá trình sản xuất cần chú ý những thông số trên máy, để tránh những sự cố trong quá trình chạy máy, khi có báo sai và kiểm tra lại để khắc phục. 3.3 PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ Phổ biến cho tất cả mọi người trong công ty biết rõ về tác hại của việc cháy nổ và kiến thức về việc phòng cháy chữa cháy. Xung quanh nhà xưởng phải đặc các thiết bị phòng cháy chữa cháy, hệ thống cung cấp nước cho đội cứu hỏa,các bình khí chữa cháy. Tất cả các máy móc thiết bị phải có thiết bị kết nối ( ổ cắm, phích cắm ) đảm bảo với yêu cầu của nghành điện. Cấm tất cả công nhân dùng lửa, đánh diêm hút thuốc ở những nơi cấm hút thuốc hoặc những nơi gần chất dễ cháy. Trang 42
  43. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp PHẦN C. KÊT LUẬN .  . I. Nội dung thực hiện trong quá trình thực tập Những ngày đầu đi thực tập do chúng em chưa quen với môi trường làm việc của Công ty nên đã được anh Đặng Việt Hòa Phó Phòng Công Nghệ Kỉ Thuật trực tiếp dẫn di tham quan nhà máy và các dây chuyền sản xuất bia. Sau đó chúng em được phân về làm việc trong tổ bảo trì tại xưởng cơ khí của Công ty dưới sự chỉ đạo, giám sát của các anh trong tổ bảo trì. Ở đó chúng em đã được trực tiếp đứng máy và vận hành các máy công cụ như: Máy tiện, Máy khoan , Máy ép Tất cả các máy công cụ ở xưởng rất tốt và mục đích chính là để chế tạo các bộ phận, thiết bị phục vụ cho việc bảo trì các máy trong nhà máy. Khi đã làm quen được với môi trường sản xuất, chúng em đã cùng với các anh trong tổ đi bảo dư ng và sửa chữa các máy, các bộ phận của dây chuyền sản xuất, những công việc mà em được tham gia vào làm như: Bảo dư ng pittong của máy tách CO2 lỏng, Sửa van của các bình chứa, Hàn lắp ráp đường ống dẫn nước tinh khiết Qua quá trình thực tập và đã được các anh chỉ bảo nhiều nên em đã tích lũy cho mình một số kinh nghiệm quý báu để sau này ra đời làm việc tôt hơn và không còn lúng túng khi đuoc II. Một số nét nổi bật và hạn chế của Công ty + Sản phẩm đạt chất lượng và hiệu quả cao, được người tiêu dùng tin cậy. + Đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng trong toàn tỉnh và trên toàn quốc. + Máy móc, thiết bị được trang bị tốt, hiện đại và an toàn cho công nhân. Đặc biệt là nhóm kỉ sư trong Công ty đã nghiên cứu làm ra robot bốc chai rỗng tự động vào loại hiện đại. + Nguyên liệu đạt yêu cầu trong sản xuất. + Giá cả tương đối ổn định, tạo uy tín đối với khách hàng và được khách hàng Trang 43
  44. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp chấp nhận. + Tất cả các CBCNV trong Công ty đều làm việc rất nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao. Tuy nhiên bên cạn đó còn tồn tại những hạn chế như: + Định mức kỉ thuật cho từng bộ phận chưa được hoàn chỉnh, gây khó khăn trong quản lí và điều hành công việc. + Một số ít công nhân chưa thật sự làm việc hết khả năng của mình. Để khắc phục được những khó khăn trên theo em cần phải thực hiện một số biện pháp sau: + Phải có biện pháp kỉ luật nghiêm khắc đối với những công nhân làm việc không có tinh thần trách nhiệm để tránh lãng phí thời gian ngăn ngừa được sản phẩm kém chất lượng. + Phải có chế độ khen thưởng đối với những công nhân sản xuất giỏi để các công nhân khác học tập noi theo và cạnh tranh làm việc lành mạnh làm cho năng suất sản xuất tăng lên. + Phổ biến cho tất cả công nhân biết rằng quyền lợi của Công ty cũng chính là quyền lợi của công nhân. Trang 44
  45. GVHD: Tô Bá Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tự động hóa quá trình sản xuất . tác giả : PGS .TS. Trần Văn Địch, TS.Trần Xuân Việt ,TS. Nguyễn Trọng Doanh 2. Tự động hóa thiết kế cơ khí . PGS.TS.Trịnh Chất ,TS. Trịnh Đồng Tính. 3. Tổ chức sản xuất cơ khí. GS.TS . Trần Văn Địch. 4. Thiết kế máy công cụ . Nguyễn Anh Tuấn 5. Kỹ thuật lắp đặt ống . Tủ sách kỹ thuật lắp đặt ống công nghiệp Trang 45