Báo cáo thực tập tại Thư viện Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng - Trịnh Thị Ngọc Huệ

doc 13 trang phuongnguyen 1650
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo thực tập tại Thư viện Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng - Trịnh Thị Ngọc Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_thuc_tap_tai_thu_vien_truong_cao_dang_su_pham_soc_tr.doc

Nội dung text: Báo cáo thực tập tại Thư viện Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng - Trịnh Thị Ngọc Huệ

  1. Báo cáo thực tập tại thư viện trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng
  2. Bài thu hoạch năm 3 HD: Trịnh Thị Ngọc Huệ MỤC LỤC Lời nói đầu Trang 2 Nội dung Trang 3 I. Đặc điểm tình hình thư viện trường CĐSP Trang 4 1. Hoạt động Thư viện 2. Thuận lợi 3. Khó khăn II. Thực tế công tác thư viện trường CĐSP Trang 7 1. Công tác thư viện trường CĐSP 2. Hướng phát triển của thư viện hiện nay III. Kinh nghiệm thực tiễn công tác Trang 9 IV. Đề xuất, đề nghị Trang 10 Lời kết Trang 11 Trần Lâm Duy Đông Trang 2
  3. Bài thu hoạch năm 3 HD: Trịnh Thị Ngọc Huệ LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới trong các lĩnh vực, ngành nghề nói chung và giáo dục đào tạo nói riêng, sự nghiệp thư viện đã và đang được quan tâm đầu tư phát triển nhằm phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và phát triển kinh tế xã hội. Đảng và Nhà nước ta không ngừng thúc đẩy phát triển sự nghiệp thư viện ở các tỉnh, thành phố và các trường Đại Học, Cao Đẳng. Hiện nay, hệ thống thư viện công cộng đã được xây dựng theo hệ thống tỉnh- huyện- xã phục vụ nhu cầu đọc sách báo của người dân, đồng thời nâng cao dân trí. Thư viện trường học không chỉ có mặt ở các trường Đại Học, Cao Đẳng (gọi tắt là Đại học) mà mỗi trường trung học phổ thông, trung học cơ sở đều có thư viện đáp ứng nhu cầu tra cứu, học tập của giáo viên và học sinh. Đồng thời Thư viện chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục. Đổi mới giáo dục đại học là yêu cầu cấp thiết của nền giáo dục Việt Nam hiện nay, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Đổi mới cách dạy và học trong trường đại học, theo hướng tạo cho sinh viên chủ động hơn trong tiếp thu kiến thức, lấy tự học, tự nghiên cứu làm hoạt động quan trọng trong hoạt động học; giảng viên thay đổi cách dạy, cách chuẩn bị bài giảng . Hoạt động của trường đại học phải có những thay đổi nhiều mặt, trong đó có hoạt động của các trung tâm hỗ trợ học tập nói chung và hoạt động thông tin - thư viện (TT-TV) nói riêng. Trần Lâm Duy Đông Trang 3
  4. Bài thu hoạch năm 3 HD: Trịnh Thị Ngọc Huệ NỘI DUNG Trường CĐSP Sóc Trăng được thành lập từ năm 1975 với tên trường là Trung học sư phạm Hậu Giang. Đến năm 1992 khi chia tỉnh Hậu Giang cũ thành Cần Thơ và Sóc Trăng, Trường đổi tên là Trường Trung học sư phạm Sóc Trăng.Từ ngày 26/4/2001 trường được nâng cấp thành Trường CĐSP Sóc Trăng. 1. Cơ cấu tổ chức của trường gồm : Ban giám hiệu. Các phòng và các khoa, tổ chuyên môn. Các đơn vị trực thuộc: Trung tâm hỗ trợ học tập Trung tâm ngoại ngữ - Tin học Trường Thực hành sư phạm . 2. Các ngành đào tạo Trường CĐSP Sóc Trăng là trường đào tạo đa ngành, đa cấp từ trình độ trung cấp đến đại học và một số ngành cao đẳng ngoài sư phạm: Thư viện-Thông tin, Tin học và Anh văn. Ngoài ra trường còn liên kết đào tạo đại học hệ chính quy, vừa làm vừa học với Trường ĐH Cần Thơ, Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đồng Tháp v.v Trường còn mở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Mầm non, Tiểu học, THCS, bồi dưỡng chuẩn hóa cho đội ngũ CB quản lý và giáo viên trong tỉnh. 3.Thành tích của trường Nhiều năm liền Trường đạt trường tiên tiến xuất sắc được UBND tỉnh tặng Bằng khen. Năm 2001 được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, nhận nhiều Bằng khen của Bộ GD-ĐT về hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng. Năm 2009 được Nhà nước tặng huân chương lao động hạng 3. Trần Lâm Duy Đông Trang 4
  5. Bài thu hoạch năm 3 HD: Trịnh Thị Ngọc Huệ I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH THƯ VIỆN 1. Hoạt động vủa thư viện Thư viện trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng là một bộ phận của Trung tâm Hỗ trợ Học tập (KLF). Thư viện có một phòng đọc tổng hợp bao gồm phòng mượn hoạt động theo hình thức kho mở, vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc trong việc tra tìm tài liệu. Nguồn tài liệu của thư viện hiện nay khá phong phú đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu và giảng dạy của giảng viên – sinh viên nhà trường. Bên cạnh kho mở, tài liệu còn được lưu trữ ở hình thức kho đóng nối liền với kho mở điều này đã tạo nên thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng trong việc cán bộ thư viện đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc. Bên cạnh hoạt động chuyên môn, thư viện cũng thường xuyên thực hiện các chương trình ngoại khóa như giới thiệu sách, “Thư viện giao lưu cùng bạn đọc”. Tạo được sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên sau những giờ học, mà còn giúp mối quan hệ giữa thư viện và bạn đọc trở nên thân thiện, sâu sắc hơn. Mặt khác, chương trình còn giúp thư viện nắm bắt được những thông tin phản hồi từ phía bạn đọc, kịp thời sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện hơn các hoạt động của mình, phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin của bạn đọc. Vốn tài liệu của thư viện hiện là 4.567 đầu sách với 66.782 bản sách gồm có: giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học và trung học cơ sở, sách giáo khoa – giáo viên – thiết kế bài soạn các môn từ lớp 1 đến lớp 9, sách giáo khoa ban cơ bản và nâng cao từ lớp 10 đến lớp 12, từ điển, sách tham khảo các ngành như: Toán, Sinh, Hóa, Lý, Kĩ thuật, Tin học, Anh văn , ngoài ra còn có các tài liệu nghe nhìn, báo – tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học và các loại tài liệu khác Số lượng tài liệu của thư viện thường xuyên được bổ sung và tăng thêm hằng năm, Trần Lâm Duy Đông Trang 5
  6. Bài thu hoạch năm 3 HD: Trịnh Thị Ngọc Huệ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của giảng viên và đông đảo sinh viên nhà trường. Thời gian phục vụ: Thư viện mở cửa phục vụ bạn đọc từ thứ hai đến thứ sáu. Buổi sáng: Từ 7 giờ – 11 giờ. Buổi chiều : Từ 13 giờ 30 – 17 giờ. Cơ cấu tổ chức: Thư viện trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng là một bộ phận của Trung tâm Hỗ trợ Học tập (KLF) gồm có 3 cán bộ chuyên trách. Cơ sở vât chất của thư viện: Được quan tâm đầu tư của trường, sự hỗ trợ của KLF nên có đủ các thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác thư viên: máy hút bụi, máy điều hòa nhiệt độ, máy tính, bàn làm việc .và một số trang bị cần thiết khác. Tuy nhiên qua đợt thực tế tại thư viện trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng, em thấy thư viện trường còn một số thuận lợi và khó khăn. 2. Thuận lợi. - Có đủ các thiết bị cần thiết cho hoạt động của thư viện. - Thư viện có một phòng đọc tổng hợp và hai kho lưu trữ bao gồm phòng mượn hoạt động theo hình thức kho mở, vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc trong việc tra tìm tài liệu. - Kho mở bạn đọc tự tìm tài liệu phù hợp với nhu cầu của mình có thể đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà. Trần Lâm Duy Đông Trang 6
  7. Bài thu hoạch năm 3 HD: Trịnh Thị Ngọc Huệ - Kho đóng để lưu trữ những tài liệu hiện có của thư viện, kho đóng nối liền với kho mở điều này đã tạo nên thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng trong việc cán bộ thư viện đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc. - Nguồn tài liệu của thư viện hiện nay khá phong phú: giáo trình, sách nghiên cứu, các loại tự điển, bách khoa thư đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu và giảng dạy của giảng viên – sinh viên nhà trường. - Tài liệu sắp xếp gọn gàng giúp tìm kiếm tài liệu cho bạn đọc được dễ dàng nhanh chóng và đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc. - Cán bộ thư viện có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, thuận lợi cho việc quản lí thư viện. - Phòng đọc thư viện thoáng mát tạo cho bạn đọc tâm trạng thoải mái khi vào thư viện. 3. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi vẫn tồn tại một số khó khăn sau: - Diện tích kho lưu trữ (kho đóng) chật hẹp, lối đi trong kho nhỏ.Tài liệu cũ ( lỗi thời) không sử dụng nhưng vẫn chưa được thanh lý chiếm diện tích kho và kệ, trong khi đó sách mới lại không đủ kệ để sắp xếp. - Tài liệu tham khảo một số chuyên ngành còn ít nên đôi lúc chưa đáp ứng hết yêu cầu của bạn đọc. - Một số sinh viên khi vào thư viện đọc sách, báo hay mượn tài liệu khi trả không đúng vị trí, gây khó việc tìm kiếm tài liệu. Trần Lâm Duy Đông Trang 7
  8. Bài thu hoạch năm 3 HD: Trịnh Thị Ngọc Huệ - Thiếu trang thiết bị bảo quản tài liệu trong kho đóng,ảnh hưởng đến tuổi thọ của tài liệu.Việc sắp xếp tài liệu vẫn chưa hợp lý do diện tích kho chật hẹp, không đủ kệ. II. Thực tế công tác thư viện trường CĐSP. 1. Công tác thư viện trường CĐSP. Thư viện là nơi cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người đọc phát triển toàn diện, đặc biệt là tư duy sáng tạo, góp phần giúp nhà trường hoàn thành sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Để thư viện trường học thật sự là nơi đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục, đòi hỏi phải tăng cường vốn tài liệu, đảm bảo về nội dung, bao gồm đầy đủ về sách giáo khoa, giáo trình sách tham khảo chuyên ngành phù hợp với ngành nghề đào tạo của nhà trường. Qua thời gian 3 tuần thực tập tại thư viện, em và các bạn cùng nhóm tham gia vào một số công tác nghiệp vụ thư viện: tham gia đánh số đăng ký cá biệt phục vụ công tác hồi cố kho, dán nhãn phân loại, nhãn mã vạch ( số đăng ký cá biệt) và tham gia việc phân loại sách mới theo DDC, tổ chức sắp xếp kho tài liệu cho gọn gàng tạo thuận lợi cho việc tìm tài liệu dễ dàng. Nhìn từ bên ngoài ai cũng nghỉ công việc trên đơn gian nhưng thực chất có ý quan trọng đối với thư viện. Giúp thư viện kiểm soát được vốn tài liệu hiện có tổ chức việc quản lý tài liệu cách có khoa học. Tham tổ chức hội nghị bạn đọc nhằm thu thập ý kiến đóng góp của bạn đọc về hoạt động của thư viện. Biên mục sách theo MACR 21, AACR 2 nhằm tạo cơ sở dữ liệu cho việc quản lí thư viện theo hướng tự động hóa. 2. Hướng phát triển Thư viện hiện nay. Trần Lâm Duy Đông Trang 8
  9. Bài thu hoạch năm 3 HD: Trịnh Thị Ngọc Huệ Thư viện là nơi cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người đọc phát triển toàn diện, đặc biệt là tư duy sáng tạo, góp phần giúp nhà trường hoàn thành sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Để thư viện trường học thật sự là nơi đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục, đòi hỏi phải tăng cường vốn tài liệu, đảm bảo về nội dung, bao gồm đầy đủ về sách giáo khoa, giáo trình sách tham khảo chuyên ngành phù hợp với ngành nghề đào tạo của nhà trường. Bên cạnh đó bổ sung thông tin từ các nguồn các bài báo cáo khoa học. Đặc biệt là chất lượng tài liệu phải đảm bảo phù hợp, đáu ứng được yêu cầu sử dụng. Nhu cầu của người dùng tin về sản phẩm và dịch vụ thông tin ngày một tăng theo chiều hướng phát triển của nguồn lực thông tin. Bên cạnh sản phẩm thông tin truyền thống như: hệ thống mục lục, các bản thư mực . thư viện phải cần phải có kế hoạch xây dựng các sản phẩm thông tin như: cơ sở dữ liệu, ấn phẩm tóm tắt, tổng quan . cũng như dịch vụ thông tin mới .Các sản phẩm và dịch vụ này sẽ giúp người dùng tin tìm và chọn lọc thông tin phù hợp với nhu cầu của mình một cách dễ dàng, thuật tiện và nhanh chóng. Phối hợp bổ sung nguồn lực thông tin tư liệu, nhất là nguồn tài liệu điện tử, thông qua việc mua bán, trao đổi cơ sở dữ liệu thư mục, cơ sở dữ liệu toàn văn, cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nên xây dựng cơ sở dữ liệu theo khổ mẫu chung để có thể trao đổi, chia sẻ thuận lợi trong việc khai thác thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các thư viện nói chung và thư viện trường học nói riêng là rất quan trọng và cần thiết. Bởi nó mang lại những kết quả tối ưu trong việc lưu trữ, bảo quản, khai thác và giao lưu thông tin, góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ của người dùng tin trong các thư viện nhà trường hiện nay. Trần Lâm Duy Đông Trang 9
  10. Bài thu hoạch năm 3 HD: Trịnh Thị Ngọc Huệ Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan thông tin thư viện phụ thuộc vào rất nhiều vào cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại. Bời vậy, thư viện trường học cần chú ý đến kiến trúc thư viện, xây dựng, tu sửa mở rộng diện tích đặc biệt là diện tích kho sách để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của tài liệu. III.KINH NGHIỆM THỰC TIỂN CÔNG TÁC. Thời gian thực tập là khoảng thời gian nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên ngành thư viện được tiếp cận trực tiếp với công việc.Cùng sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các bộ thư viên, giúp em hình dung những việc mình cần phải làm trong hiện tại và cả trong tương lai. Có điều kiện thực hành nhằm vận dụng kiến thức tiếp thu trên lý thuyết vào thực tế, so sánh sự khác nhau trên thực tế lý thuyết với thực tế công tác. Qua đợt thực tập năm 3 qua một số khâu trong nghiệp vụ, tuy đã hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng bên cạnh đó em thấy bản thân còn một số hạn chế cần khắc phục: Là một sinh viên năm ba kinh nghiệm làm việc tích lũy qua thực tế năm 2 chưa nhiều do thời gian kiến tập ngắn; vốn kiến thức tích lũy trong học tập còn hạn chế. Thiếu nhiệt tình trong công việc, thần trách nhiệm trong công tác.Còn nóng vội trong công việc thiếu sự chính xác. Trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay thư viện không chỉ là nơi lưu trữ tài liệu mà còn là nơi cung cấp và hướng dẫn thông tin cho người dùng tin. Dù là thư viện truyền thống hay thư viện hiện đại thì đối tượng và mục tiêu phục vụ vẫn là đáp ứng nhu cầu tin . Trần Lâm Duy Đông Trang 10
  11. Bài thu hoạch năm 3 HD: Trịnh Thị Ngọc Huệ Để làm được điều này, yêu cầu kiến thức năng lực của cán bộ thư viện phải ngày càng được nâng cao. Để đáp ứng yêu cầu của thư viện hiện đại, người cán bộ thư viện cần có những kiến thức cơ bản về các ngành khoa học thư viện, khoa học thông tin, công nghệ thông tin và một số chuyên ngành cụ thể khác. Khả năng nắm bắt thông tin cao, có phản ứng nhanh nhạy với các nguồn thông tin khác nhau, có kỹ năng trong việc tìn kiếm thông tin. Và có kỹ năng xử lý làm tăng giá trị của thông tin, có khả năng sàng lọc và đánh giá, thu thập bổ sung và tổ chức quản lý thông tin. Phổ biến thông tin đến người sử dụng đúng lúc, đúng đối tượng; năng động, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc. IV. ĐỀ XUẤT, ĐỀ NGHỊ. Cần mở rộng kho lưu trữ, đầu tư thêm trang thiết bị bảo tài liệu nhằm kéo dài tuổi thọ tài liệu. Trang bị thêm giá kệ để sách, máy tính để tra cứu mục lục thư viện. Nên có phòng đọc dành riêng để bạn đọc trao đổi với nhau trong quá trình tham khảo, học tập. Thường xuyên tổ chức buổi hướng dẫn bạn đọc sử dụng Thư viện. Mở dịch vụ photo hay liên kết dịch vụ photo để sao chụp tài liệu cũng như dịch vụ in đáp nhu cầu bạn đọc. Đồng thời tạo nguồn thu phụ cho thư viện. Ứng dụng công nghệ thông tin triệt để trong công tác quản lí thư viện nhằm rút ngắn thời gian phục vụ, đưa thư viện phát triển theo hướng hiện đại hóa. Tạo khả năng liên kết trao đổi dữ liệu giữa các thư viện với các trung tâm thông tin lớn. Trần Lâm Duy Đông Trang 11
  12. Bài thu hoạch năm 3 HD: Trịnh Thị Ngọc Huệ LỜI KẾT Trong khoảng thời gian thực tập qua trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt đợt thực tập. Qua đó giúp cho em học hỏi thêm một số kinh nghiệm đáng giá có thể ựng thực tế công tác thư viện. Tương lai là một nhân viên thư viện và là sinh viên năm cuối nên đợt thực tập này có ý nghĩa rất quan trọng.Cần phải học hỏi thêm nhiều để đạt kết quả tốt trong công tác thư viện. Tuy ngành thư viện còn non trẻ nhưng các môn khoa học của nó rất hay, rất thực tế, không xa vời. Đây là ngành không trực tiếp tạo ra của cải nhưng là phương tiện gia tăng tri thức cho xã hội. Với vai trò là cán bộ thư viện trong tương lai, em thấy bản thân mình cần phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, chú trọng tin học và ngoại ngữ, rèn kuyện tác phong của người làm cộng tác thư viện: yêu nghề, tận tụy, nhiệt tình với công việc, với bạn đọc. Để có thể góp phần nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc, phục vụ có hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục và đóng góp phần nào vào công cuộc xây dựng, phát triển nước nhà. Trần Lâm Duy Đông Trang 12
  13. Bài thu hoạch năm 3 HD: Trịnh Thị Ngọc Huệ NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN. CĐSP,ngày 03/04/2010 Người viết. TRẦN LÂM DUY ĐÔNG Trần Lâm Duy Đông Trang 13