Báo cáo Thiết kế và chế tạo máy làm nhang (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Thiết kế và chế tạo máy làm nhang (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_thiet_ke_va_che_tao_may_lam_nhang_phan_1.pdf

Nội dung text: Báo cáo Thiết kế và chế tạo máy làm nhang (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CƠ ĐIỆN TỬ THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LÀM NHANG GVHD: THS. TƯỞNG PHƯỚC THỌ SVTH: HUỲNH NGỌC CHÂU MSSV: 09111011 SVTH: TRẦN THANH HẢI MSSV: 09111032 SKL003032 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2014
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾ T KẾ VÀ CHẾ TAỌ MÁ Y LÀ M NHANG GVHD: ThS. TƢỞ NG PHƢỚ C THO ̣ SVTH: HUỲNH NGỌC CHÂU MSSV: 09111011 SVTH: TRẦ N THANH HẢ I MSSV: 09111032 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2014
  3. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾ T KẾ VÀ CHẾ TAỌ MÁ Y LÀ M NHANG GVHD: ThS. TƢỞ NG PHƢỚ C THO ̣ SVTH: HUỲNH NGỌC CHÂU MSSV: 09111011 SVTH: TRẦ N THANH HẢ I MSSV: 09111032 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2014
  4. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 07 năm 2014 NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên: Huỳnh Ngọc Châu MSSV: 09111011 Ngành: Cơ điêṇ tử Lớp: 091111 Họ và tên sinh viên: Trần Thanh Hải MSSV: 09111032 Ngành: Cơ điêṇ tử Lớp: 091112 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Tưởng Phước Tho ̣ ĐT: 0969956596 Ngày nhâṇ đề tài: 03/03/2014 Ngày nộp đề tài: 1. Tên đề tài: Thiết kế và chế taọ máy làm nhang 2. Các số liệu, tài liệu ban đầu: Sách Tính toán hệ dẫn động cơ khí 3. Nội dung thưc̣ hiêṇ đề tài: Nghiên cứu về quy trình làm nhang bằng tay. Thiết kế, tính toán và thi công phần cơ khí cho máy. Chọn lựa thiết bị và thiết kế hệ thống điện điều khiển cho phù hợp với cơ cấu cơ khí. Lắp đặt hệ thống điện điều khiển. 4. Sản phẩm: Sản phẩm là máy làm nhang tự động thay thế công nhân se nhang bằng tay. TRƯỞNG NGÀNH GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
  5. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾ U NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN Họ và tên Sinh viên: Huỳnh Ngọc Châu MSSV: 09111011 Ngành: Cơ điêṇ tử Họ và tên Sinh viên: Trần Thanh Hải MSSV: 09111032 Ngành: Cơ điêṇ tử Tên đề tài: Thiết kế và chế taọ máy làm nhang Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: ThS. Tưởng Phước Tho ̣ NHẬN XÉT 1. Về nội dung đề tài & khối lượng thực hiện: 2. Ưu điểm: 3. Khuyết điểm: 4. Đề nghị cho bảo vệ hay không? 5. Đánh giá loại: 6. Điểm: .(Bằng chữ: ) Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 07 năm 2014 Giáo viên hướng dẫn (Ký & ghi rõ họ tên)
  6. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾ U NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Họ và tên Sinh viên: Huỳnh Ngọc Châu MSSV: 09111011 Ngành: Cơ điêṇ tử Họ và tên Sinh viên: Trần Thanh Hải MSSV: 09111032 Ngành: Cơ điêṇ tử Tên đề tài: Thiết kế và chế taọ máy làm nhang Họ và tên Giáo viên phản biện: NHẬN XÉT 1. Về nội dung đề tài & khối lượng thực hiện: 2. Ưu điểm: 3. Khuyết điểm: 4. Đề nghị cho bảo vệ hay không? 5. Đánh giá loại: 6. Điểm: .(Bằng chữ: ) Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 07 năm 2014 Giáo viên phản biện (Ký & ghi rõ họ tên)
  7. LỜ I CẢ M ƠN Bốn năm kể từ khi em bước vào giảng đường Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, em đã tiếp thu được một lượng kiến thức đáng kể không chỉ về kiến thức chuyên ngành mà còn là những kiến thức về thế giới rộng lớn xung quanh. Tất nhiên, em sẽ không có được những điều đó nếu không có sự hỗ trợ của trường Đại Học với những chương trình tuyệt vời và những kiến thức được truyền đạt từ các giảng viên, đăc biệt là các giảng viên bộ môn Cơ Điện Tử. Vì vậy, lời cảm ơn đầu tiên em xin gửi đến trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh và bộ môn Cơ Điện Tử. Đồ án này chỉ có thể hoàn thành với sự hỗ trợ to lớn từ giáo viên hướng dẫn thầy ThS. Tưởng Phước Thọ. Dưới sự hướng dẫn của thầy em đã từng bước hoàn thành được những nhiệm vụ đề ra của đồ án. Thầy cũng đã hỗ trợ em rất nhiều trong việc tìm hiểu những kiến thức mới và chuyên sâu vì vậy em xin gửi đến thầy những lời cảm ơn chân thành nhất. Lời cảm ơn tiếp theo em xin gửi đến những bạn bè đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đồ án. Lời cảm ơn cuối cùng được gửi đến bố mẹ, những người đã đưa em đến những cơ hội và tạo điều kiện để em thực hiện những ước mơ trong cuộc đời này. Tp. HCM, ngày tháng năm 2014 Nhóm sinh viên thực hiện i
  8. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Đề tài là một hệ thống gồm hai bô ̣phâṇ : bô ̣phâṇ đẩy tăm nhang và bô ̣phâṇ ép nhang. Hê ̣thống hoaṭ đôṇ g tư ̣ đôṇ g dưạ vào cảm biến và công tắc hành trình . Sản phẩm là cây nhang hoàn chỉnh . Máy được chế tạo để thay thế công nhân lao đôṇ g thủ công. ii
  9. ABSTRACT Project is a system that include two units: incense stick pushing unit and powder compressing unit. The system works automatically based on sensor and limit switch. The product is complete incense stick. The machine is made for replacing manual labour. iii
  10. MỤC LỤC LỜ I CẢ M ƠN i TÓM TẮT ĐỀ TÀI ii ABSTRACT iii MỤC LỤC iv DANH MUC̣ CÁC TƢ̀ VIẾ T TẮ T vii DANH MUC̣ CÁC BẢNG BIỂ U viii DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ ix CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1 1.1 Sơ lược về cây nhang 1 1.1.1 Lịch sử phát triển của cây nhang 1 1.1.2 Ý nghĩa của cây nhang trong văn hóa người Việt 2 1.2Quy trình làm nhang 2 1.2.1 Quy trình làm nhang thẻ 2 1.2.2 Quy trình làm nhang vòng 5 1.3Phân tích tình hình nghiên cứu 6 1.3.1Tình hình nghiên cứu ngoài nước 6 1.3.2Tình hình nghiên cứu trong nước 7 CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ CƠ KHÍ 9 2.1 Yêu cầu đăc̣ tính của máy 9 2.2 Nguyên lý hoạt động của máy làm nhang 9 2.3 Lựa chọn phương án thiết kế cho máy 9 2.5.1Phương án thiết kế khung má y 9 2.5.2Phương á n thiết kế hê ̣thống é p bôṭ nhang 11 2.4 Tính toán và chọn lựa động cơ 12 2.5 Thiết kế và tính toán bô ̣truyền đôṇ g 13 2.5.1Thiết kế bô ̣ truyền đôṇ g cho phêũ 13 2.5.2Thiết kế bô ̣ truyền đôṇ g cho piston 15 2.5.3Thiết kế bô ̣ phâṇ dâñ hướ ng cho tăm nhang 16 iv
  11. 2.5.4Thiết kế cá c chi tiết khá c 18 2.6 Bản thiết kế máy làm nhang hoàn chỉnh 20 2.7 Mô phỏng bền và đánh giá 21 2.7.1 Mô phỏng bền cho khung máy 21 2.7.2 Đánh giá 22 2.8 Nguyên lý hoạt động và cách hiệu chỉnh máy 22 2.8.1 Nguyên lý hoạt động 22 2.8.2 Cách hiệu chỉnh máy 23 CHƢƠNG 3: THIẾ T KẾ HÊ ̣ THỐ NG ĐIÊṆ VÀ ĐIỀ U KHIỂ N 25 3.1. Lưạ choṇ thiết bi ̣điêṇ cho hê ̣thống 25 3.1.1. Động cơ ép 25 3.1.2. Động cơ đẩy tăm nhang 25 3.1.3. Biến tần 26 3.1.4. Cảm biến 26 3.2. Thiết kế hê ̣thống điêṇ cho máy 26 3.2.1. Sơ đồ điều khiển điêṇ cho má y 26 3.2.2. Sơ đồ mac̣ h đôṇ g lưc̣ 27 CHƢƠNG 4: SẢN PHẨM VÀ ĐÁ NH GIÁ KẾ T QUẢ 30 4.1. Phần cơ khí 30 4.1.1. Hê ̣thống đôṇ g cơ đẩy tăm và ống dâñ hướ ng 30 4.1.2. Bộ phận é p bôṭ nhang 30 4.1.3. Cơ cấu tay quay con trượt 32 4.2. Hê ̣thống điêṇ điều khiển 32 4.3. Máy làm nhang hoàn chỉnh 32 4.4. Thưc̣ nghiêṃ và đánh giá 34 4.4.1.Thực nghiệm 34 4.4.2Đánh giá 36 CHƢƠNG 5: KẾ T LUÂṆ VÀ HƢỚ NG PHÁ T TRIỂ N 37 5.1. Kết luâṇ 37 v
  12. 5.2. Hướ ng phát triển 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 vi
  13. DANH MUC̣ CÁC TƢ̀ VIẾ T TẮ T HP: Sứ c ngưạ AC: Dòng điện xoay chiều DC: Dòng điện một chiều NC: Tiếp điểm thường đóng NO: Tiếp điểm thường hở MCCB: Aptomat khối vii
  14. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂ U Bảng 2.1 Đặc tính yêu cầu của máy 9 Bảng 2.2 Độ bền cơ lý của một số mác thép 22 Bảng 4.1 Bảng thông số máy làm nhang 30 Bảng 4.2 Bảng thực nghiệm 34 viii
  15. DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1 Quy trình làm nhang vòng 5 Hình 1.2 Máy làm nhang của 1 công ty ở Ấ n Đô ̣ 7 Hình 1.3 Máy làm nhang sử dụng thủy lực 8 Hình 2.1 Sơ đồ khối nguyên lý hoạt động của máy 9 Hình 2.2 Thiết kế của khung máy 10 Hình 2.3 Hệ thống ép sử dụng thủy lực 11 Hình 2.4 Hệ thống ép sử dụng động cơ điện 12 Hình 2.5 Động cơ ba pha sử dụng trong máy 13 Hình 2.6 Cơ cấu tay quay con trươṭ 15 Hình 2.7 Cơ cấu tay quay con trươṭ đươc̣ sử dụng trong máy 16 Hình 2.8 Động cơ đẩy tăm 17 Hình 2.9 Ống dẫn hướng 17 Hình 2.10 Bộ phận dẫn hướng cho tăm nhang 18 Hình 2.11 Bô ̣phâṇ chứ a bôṭ nhang 19 Hình 2.12 Bô ̣phâṇ gaṭ và trôṇ bôṭ 19 Hình 2.13 Máy làm nhang hoàn chỉnh 20 Hình 2.14 Ứng suất tác dụng lên khung máy 21 Hình 2.15 Chuyển vị của khung máy 21 Hình 2.16 Cơ cấu tay quay con trượt trong máy 23 Hình 2.17 Cấu tạo của đầu ép 23 Hình 3.1 Sơ đồ điêṇ hê ̣thống máy 25 Hình 3.2 Sơ đồ điều khiển điêṇ cho máy 26 Hình 3.3 Sơ đồ mac̣ h đôṇ g lưc̣ của máy 28 Hình 3.4 Lưu đồ hoạt động của máy 29 Hình 4.1 Hệ thống động cơ đẩy tăm và ống dẫn hướng 30 Hình 4.2 Phễu và đầu ép 31 ix
  16. Hình 4.3 Động cơ ép 31 Hình 4.4 Cơ cấu tay quay con trượt dùng trong máy 32 Hình 4.5 Tủ điện điều khiển 32 Hình 4.6 Máy làm nhang nhìn ngang 33 Hình 4.7 Máy làm nhang nhìn từ trên 33 Hình 4.8 Bột nhang khô, bám không đều 35 Hình 4.9 Bột nhang nhiều nước, bị dồn lại trên tăm nhang 35 Hình 4.10 Bột bám trên nhang đều và mịn 36 x
  17. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Sơ lƣợc về cây nhang 1.1.1 Lịch sử phát triển của cây nhang Tương truyền, tục đốt hương có từ lâu đời, từ khi con người khám phá ra lửa, những loại cây bị cháy thường toả ra mùi hương, mỗi cây lại có một mùi hương khác nhau. Về sau con người biết sử dụng hương thơm của các loại cây để chữa bệnh, xua đuổi tà khí đốt lên toả khói nghi ngút, làm ấm áp không gian. Lại có ý kiến khác cho rằng nguồn gốc việc đốt hương có từ những quốc gia có nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Babylon Thời đó, hương đốt được làm từ nhựa lấy từ thân của loài cây Boswellia mọc rất nhiều ở miền Nam Ả Rập và Somalia. Cùng với sự phát triển mậu dịch trao đổi, các nền văn minh Tây phương xa xưa cũng áp dụng sự đốt hương, và trong các triều đại Ai Cập như Sheba, Hadramaout và Qataban, đất nước này đã giàu phất lên từ việc xuất khẩu hương liệu. Nghi thức đốt gỗ chiên đàn đã được thực hành tại Ấn Độ từ những thời rất xa xưa. Từ Ấn Độ, đã theo con đường lan truyền của Phật Giáo, tục đốt hương đã được hình thành tại khắp các xứ vùng Đông Nam Á. Vân Ðài Loại Ngữ của Lê Quý Ðôn cho rằng thuở xa xưa, người Tàu lấy lửa đốt củi thui các con vật gọi là vật hy sinh, rồi sau thì bắt chước phong tục đốt hương từ Tây phương tức là Ấn Ðộ. Còn theo Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục, cây nhang có nguồn gốc từ Tây Vực, đốt hương nghĩa là cầu cho quỷ thần giáng cách. Khi xưa, tục Tàu tế tôn miếu chỉ dùng cỏ tiêu (cỏ thơm) trộn với mỡ mà đốt cho thơm, chưa có đốt hương. Đến đời Vũ đế nhà Hán, vua sai tướng sang đánh nước Hồn Gia (xứ Tây vực, thuộc Ấn Độ). Vua nước ấy đầu hàng, dâng một tượng thần bằng vàng cho vua Vũ đế đem về đặt trong cung Cam Toàn. Người nước Hồn Gia cũng tế thần ấy, không phải dùng đến trâu, bò mà chỉ đốt hương lễ bái mà thôi. Tục đốt hương bắt đầu từ đấy. Từ Trung Hoa, tục đốt nhang (hay còn gọi là thắp hương, dâng hương) đã truyền sang nước ta từ lâu đời. Nó đã trở thành một trong những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Dù là ngày Tết, ngày giỗ chạp hay ngày thường, người ta đều đốt nhang. Cũng có thuyết cho rằng đất Việt đã du nhập trực tiếp đốt hương từ Ấn Ðộ, chứ không phải qua đường Trung Hoa. Thuyết này dựa trên việc Thứ sử Giao Châu 1
  18. là Trương Tân thường đốt hương ở Cát Lập tịnh xá để đọc đạo thư. Tục đốt nhang ở ta có lẽ bắt đầu từ đó. Rồi cùng với quá trình phát triển của đạo Phật, tập tục đốt nhang du nhập vào nước ta ngày càng phổ biến. 1.1.2 Ý nghĩa của cây nhang trong văn hóa người Việt Tục đốt nhang đã trở thành một trong những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tâm linh của người Việt Nam, đặc biệt trong những ngày Tết. Vì ngày Tết có nhiều việc cúng: nào cúng đất trời, cúng tổ tiên ông bà, cúng ông Táo Và cây nhang trở thành vật không thể thiếu trong những ngày này. Người ta thắp hương ở Chùa, Đình, Đền, Phủ, Miếu, Tháp, Am để cầu mong Thần Linh, Thánh Trời, Phật, Mẫu phù hộ độ trì và mang đến điều tốt lành. Khi thắp hương, người Việt tin rằng khói nhang là cầu nối tâm linh của người sống và người chết, của cuộc sống thực và cõi hư vô, của thế giới hữu hình và vô hình. Trong các ngày Sóc, Vọng, cúng giỗ, đứng trước ban thờ, thắp nén hương thơm, nhìn làn khói tỏa, miệng “lầm rầm khái vái nhỏ to”, cảm thấy như có gì thần bí, màu nhiệm đang vây quanh mình. Dường như ông bà tổ tiên trên ban thờ đang dần hiển linh, dạy bảo, dặn dò và răn đe bên tai. Khi hương tắt bao giờ cũng là lúc “hóa vàng” tạ lễ và hạ mâm cơm cúng, thức ăn đựoc bày ra, con cháu “thụ lộc”. Ngày Tết đi lễ Phật, hái lộc đầu năm, chúng ta luôn bắt gặp những hình ảnh rất quen thuộc: những ông lão, bà lão, các nam nữ thanh niên khi thắp nhang lên bàn thờ Phật miệng thường lâm râm khấn vái, cầu nguyện một năm mới được an khang thịnh vượng. Có thể nói đây là nét văn hóa đẹp đã tồn tại lâu đời, đem lại cho mọi người sự thanh thản, bình an trong tâm hồn. Đối với người Việt Nam chúng ta, dù ở thành thị hay nông thôn, mỗi lần Xuân về, Tết đến mọi người đều thắp trên bàn thờ trong nhà mình một nén nhang để tỏ lòng thành kính đối với ông bà Tổ tiên, để cầu nguyện an vui, hạnh phúc cho mọi người, đồng thời cũng tạo không khí ấm áp, vui tươi cho cả gia đình trong những ngày đầu Xuân. 1.2 Quy trình làm nhang 1.2.1 Quy trình làm nhang thẻ Nguyên liệu: Nguyên liệu dùng trong nghề làm nhang đều có ở trong nước: Bột vỏ cây Ô-đước mọc theo mé sông, bờ suối trong rừng vùng Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hoà, Bà Rịa. Ô-đước tên khoa học là Cinnamomun argenteun thuộc về loại Lauracées, không lớn lắm, đường kính thân cây độ 25 - 30 cm, lá lớn 2
  19. như lá xoài tượng và mặt trên láng bóng. Trong vỏ cây ô-đước có chất nhớt, dính như keo. Cây tre đủ loại, cây để chẻ làm chân nhang. Cần lựa thứ tre nào dầy như tre tầm vông chẳng hạn và cây tre phải không non quá và cũng không già quá. Gỗ trầm, bạch đàn, cây quế có nhiều ở tỉnh miền Trung như Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam. Phẩm vàng, phẩm đỏ xanh, đen để nhuộm chân nhang, giấy bao nhang. Dụng cụ: Dụng cụ làm nhang rất đơn giản. Làm nhang thường hay còn gọi là nhang ma, nhang đất chỉ cần cái bàn dài, mấy chậu sành và một cái bàn tròn bằng cây hoặc bằng tôn. Làm nhang thơm hay nhang thẻ thì dùng thêm một miếng ván cây nhỏ có núm để cầm và dùng để lăn nhang. Cách thức làm nhang: Chẻ chân nhang Làm bột nhang Làm mình nhang Bó nhang và đóng thẻ. Chẻ chân nhang Cây tre mua về đem cưa ra từng đoạn ngắn bằng cây nhang rồi dùng dao sắc chẻ ra thành thanh nhỏ, (đem ngâm nước rồi phơi khô để nhang cháy đượm). Sau đó lại chẻ các thanh ấy ra chân nhang các chân nhang sau khi chẻ ra được vào lỗ có đục ở miếng tôn hay sắt tây và đóng vào bàn gỗ, như dùng để vuốt tre, mây cho nhẵn và tròn. Nhưng đối với nhang thường nghĩa là nhang ma, nhang đất thì không cần vuốt nhẵn, cứ để nguyên như lúc chẻ cũng được. Chân nhang được bó thành bó một muôn (mười vạn hay môṭ trăm ngàn) để bán. Chân nhang chẻ xong được nhuộm đỏ phía dưới để cắm vào bát hương trước khi làm mình que nhang, hoặc về sau mới nhuộm. Làm bột nhang Bột để se mình nén nhang thì lấy vỏ cây ô – đước. Người ta mua hay vào rừng vạt đẽo ở cây ô – đước đem về phơi khô, rồi dùng cối đá mà giã (đâm) nát ra bột. Đem bột ô – đước rây cho nhỏ, mịn, bột nào còn to thì bỏ vào cối mà giã lần thứ hai. Bột mịn nhuyễn gọi là bột áo để bao phía ngoài nén nhang và làm bằng gỗ mục tán và rây thật nhỏ còn bột to gọi là bột hồ để se phía trong. Khi chế loại nhang thơm hay là nhang thẻ thì phải dùng gỗ trầm, gỗ bạch đàn, quế chi, chẻ nhỏ ra và tán nhỏ rồi rây kỹ. Làm mình nhang 3
  20. Lúc se mình nhang bằng bột ô-đước và bột khác thì lấy một cái bàn độ dài hai thước, trên bàn để ba đống bột: Đống thứ nhất là bột hồ ô-đước Đống giữa là một nửa bột hồ và một nửa bột áo Đống thứ ba là một phần bột hồ và hai phần bột áo Lấy chân tre chia ra từng nắm (chét) nhỏ, dùng một cây cơ cặp vào để trừ phía dưới chân nhang, đoạn nhúng phần nhang sẽ bọc bột vào thùng nước lạnh cho ngập tới đầu cây cơ chân nhang. Nhúng nước rồi, kéo tre ra mà vẩy cho thật ráo nước. Đem vùi đầu tre đã nhúng nước lạnh vào đống hồ thứ nhất, nhúng vào bột xong bỏ ra ngay và rũ cho rơi bớt bột xuống bàn đồng thời phải cầm tách các cây nhang ra cho khỏi dính chùm vào nhau. Nhúng vào bột, kéo ra, rũ bột, làm như thế ba lần, khi nào không thấy nước ngấm ra ngoài cây nhang nữa là được. Đem để nắm nhang ấy lên giá gác cho khô rồi lấy nắm khác mà nhúng bột. Thường thường nhúng luôn một muôn cái chân, rồi lúc này lấy nắm đã nhúng nước, nhúng bột đầu mà nhúng lại vào nước lạnh, đoạn đem vùi vào đống bột thứ hai (có một nửa bột hồ, một nửa bột áo). Lần này ở cây tre nhang đã có bột ô-đước rồi, gặp nước sẽ có thể rời ra, nên phải cầm đầu cây nhang tách ra một chút, và nhúng xuống nước cũng nên lấy ra ngay đoạn đem vùi nhang vào đống bột thứ ba (có môṭ phần bột hồ và hai phần bột áo). Lần này nên cầm xòe chân nhang ra như cái quạt, rồi để nằm xuống bàn mà rắc bột đống số 3 lên, xong nắm chụm tre lại mà rũ bột thừa đã bám vào nhang, nhúng xong đem gác lên giá, phên mà phơi cho khô. Cái chân tre nhúng được ba lần nước, ba lần bột thì lớn bằng chiếc đũa, nhưng bột thoa chưa được chặt, phảin lăn thì nó mới se mình lại. Khi làm nhang ma, nhang đất rẻ tiền thì phải lấy một cái thùng đựng đinh cũ, hoặc kiếm cái thùng bằng tôn, kẽm, sắt tây có đáy cao độ bốn mươi phân. Đem xếp nhang, đầu xuống đáy thùng, để thùng nằm ngang xuống, rồi lấy tay mà lăn đi lăn lại để cho nhang mới làm xong được chắc mình lại. Lăn độ 15-20 phút đoạn đem để lên giàn mà phơi nắng cho khô. Nhang ma, nhang đất không thơm lắm vì không có bỏ hương gì cả. Nhang đất để không mà bán chứ không cần bỏ vào bao. Cách làm nhang thơm hay nhang thẻ Nhang thơm là loại nhang trong có trộn gỗ thơm như trầm, bạch đàn, quế chi, thường thứ nhang này đựng trong bao hay thẻ, mỗi bao có sáu mươi cây, nên người ta gọi là nhang thẻ. Nguyên liệu làm nhang thẻ cũng như làm nhang đất, nhưng cách làm cũng có khác. Một phần là bột hồ trộn với bột thơm, hòa với nước lạnh. Một phần nữa là bột thơm trộn với ít bột hồ, rây thật mịn rồi để khô dùng làm bột áo. 4
  21. Bột thơm làm bằng gỗ cây trầm, bạch đàn, quế chi được tán nhỏ và rây kỹ. Cách làm: Sau khi trộn, nhồi bột rồi thì lấy tay mà se bột thành một cục nhỏ, tròn như đuôi chuột. Lấy một que nhang mà đặt cái đuôi chuột bằng bột ấy rồi lăn cho bột bọc kín lấy chân nhang. Muốn se cho đều và nhang được tròn thì lấy một miếng cây dẹp, ngang mười phần, dọc hai mươi phân, dày môṭ phân, phía lưng có núm cầm, cầm cái núm ấy mà lăn lên mình cây nhang, lăn đi lăn lại vài lần cho tròn và nhẵn. Khi nhang đã nhẵn rồi thì vùi vào đống bột áo khô se lại lần nữa để cho bột ăn vào cây nhang, như vậy cây nhang mới đẹp, mùi thơm ngát. Se xong đem phơi nắng cho khô xong đem nhúng chân vào bao, thường mỗi bao có sáu mươi cây nhang. 1.2.2 Quy trình làm nhang vòng Nghiền thảo Pha trộn Nhồi bột Kéo nhĩ – Quấn Phơi mộc thành thảo mộc ra củ ra nhĩ nhang nhang bột Đóng Khâu nhang nhang vào hộp Hình 1.1 Quy trình làm nhang vòng  Pha trộn thảo mộc Đây là công đoạn khó nhất trong các công đoạn làm nhang. Các loại thảo mộc được lựa chọn ra loại tốt nhất, qua đôi bàn tay thủ công khéo léo và tinh nghề của các nghệ nhân để các nén nhang đạt tới sự tinh hoa hoàn hảo. Mỗi sự thay đổi dù nhỏ nhất trong tỷ lệ hay chất lượng thảo mộc cũng sẽ ảnh hưởng đến hương thơm của nén nhang sau này.  Nghiền thảo mộc thành bột Công đoạn này tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại cần vốn kinh nghiệm lâu năm. Bởi mỗi loại thảo mộc cần độ nghiền nhỏ, to khác nhau. Chỉ có cẩn trọng, tỉ mỉ như vậy thì nén được làm ra mới giữ được trọn vẹn tinh chất của thảo mộc.  Nhồi bột ra củ Người nhồi bột nhang lại càng vất vả vì phải dùng sức mạnh của đôi tay. Phải thật khỏe, thật dai sức mới nhồi cho bột nhang tới độ dẻo cần thiết. Nếu công đoạn này làm không khéo, nén nhang khi thao tác sẽ bị nứt, vỡ, hoặc sẽ rất khó làm.  Kéo nhĩ – ra nhĩ 5
  22. S K L 0 0 2 1 5 4