Báo cáo Thiết kế, chế tạo, trang bị hệ thống điều khiển cho mô hình tủ cấp đông 2 cấp (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Thiết kế, chế tạo, trang bị hệ thống điều khiển cho mô hình tủ cấp đông 2 cấp (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_thiet_ke_che_tao_trang_bi_he_thong_dieu_khien_cho_mo.pdf

Nội dung text: Báo cáo Thiết kế, chế tạo, trang bị hệ thống điều khiển cho mô hình tủ cấp đông 2 cấp (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG THIẾT KẾ, CHẾ TẠO, TRANG BỊ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CHO MÔ HÌNHS K C 0 0 TỦ3 9 5 9 CẤP ĐÔNG 2 CẤP MÃ SỐ: T2014-62 S KC 0 0 5 5 4 7 Tp. Hồ Chí Minh, 2014
  2. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường – T 2014 – 62 ThS. Lại Hoài Nam MỤC LỤC PHẦNI: MỞ ĐẦU. PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chƣơng I: Đánh giá tình trạng mô hình tủ cấp đông 1.1 Tình trạng thiết bị trên mô hình Trang 04 Chƣơng II: Trang bị hệ thống điện điều khiển cho mô hình tủ cấp đông. 2.1 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của tủ cấp đông hai cấp Trang 05 2.2 Thiết kế mạch điện cho mô hình .Trang 08 2.3 Tổng quan về các thiết bị điều khiển và bảo vệ trong hệ thống . Trang 11 Chƣơng III: Chế tạo – lắp đặt hệ thống điều khiển 3.1 Vật tư, thiết bị sử dụng chế tạo và lắp đặt . Trang 18 3.2 Tủ điện sau khi được chế tạo Trang 19 Chƣơng IV: Vận hành hệ thống cấp đông hai cấp 4.1 Khởi động hệ thống Trang 20 4.2 Dừng hệ thống Trang 23 CHƢƠNG V: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận . Trang 26 3.2Kiến nghị . . . .Trang 26 Trang 1
  3. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường – T 2014 – 62 ThS. Lại Hoài Nam PHẦN I – MỞ ĐẦU 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong và ngoài nƣớc. Hiện tại đối với các hệ thống cấp đông sử dụng hai máy nén riêng biệt chỉ có ở các nhà máy chế biến thủy sản lớn ở các khu vực đồng bằng sông Cửu long và một số nhà máy lớn khác ở nước ta. Tại xưởng nhiệt điện lạnh, khoa Cơ Khí Động Lực hiện tại đang có hệ thống cấp đông hai cấp nhưng lại sử dụng một máy nén tích hợp cả hai cấp nén trên cùng một máy. Theo tìm hiểu của tác giả, hiện nay các trường cao đẳng nghề và các trường đại học đào tạo ngành Điện lạnh trong khu vực phía nam chưa có trường nào trang bị hệ thống cấp đông sử dụng hai máy nén riêng biệt. 1.2 Tính cấp thiết của đề tài. Với việc trang bị thêm hệ thống điều khiển, mô hình tủ cấp đông hai cấp hiện tại ở xưởng Công nghệ Nhiệt-Điện lạnh sẽ hoạt động như một hệ thống thực tế, đạt được yêu cầu nhiệt độ của một hệ thống cấp đông ( -30oC). Giảng viên và sinh viên có thể thao tác, vận hành thực tế trên hệ thống nhằm giúp cho sinh viên có được những kỹ năng thực tiễn khi vận hành một hệ thống lạnh hai cấp. 1.3 Mục tiêu đề tài. Với việc trang bị thêm hệ thống điều khiển, mô hình hệ thống lạnh hai cấp sẽ hoạt động như một hệ thống thực và đạt được nhiệt độ -30oC. 1.4 Cách tiếp cận đề tài. Tìm hiểu thực tế và nhu cầu thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập. Trang 2
  4. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường – T 2014 – 62 ThS. Lại Hoài Nam 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu. Lý thuyết kết hợp với thực tiễn. 1.6 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 1.6.1 Đối tƣợng nghiên cứu. Hệ thống cấp đông hai cấp. 1.6.2 Phạm vi nghiên cứu. Trang bị điện điều khiển cho mô hình hệ thống cấp đông hai cấp, chạy hai máy nén riêng biệt tại xưởng Nhiệt. Trang 3
  5. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường – T 2014 – 62 ThS. Lại Hoài Nam PHẦN 2 - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG I – ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG MÔ HÌNH TỦ CẤP ĐÔNG HAI CẤP. 1.1 Tình trạng thiết bị trên mô hình. 1.1.1 Máy nén. Vận hành ổn định, máy chạy êm. 1.1.2 Dàn ngƣng. Quạt dàn ngưng vận hành ổn định, hiệu quả giải nhiệt tốt. 1.1.3 Dàn lạnh Quạt dàn lạnh vận hành ổn định, hiệu quả giải nhiệt tốt. 1.1.4 Van điện từ. Van đóng mở hoàn toàn, không bị hở hay rò rỉ. 1.1.5 Hệ thống ống dẫn. Các ống dẫn ga, dầu hoàn toàn kín, không rò rỉ khi nạp ga, nạp dầu cho hệ thống. Trang 4
  6. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường – T 2014 – 62 ThS. Lại Hoài Nam CHƢƠNG 2: TRANG BỊ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CHO MÔ HÌNH TỦ CẤP ĐÔNG HAI CẤP TẠI XƢỞNG NHIỆT. 2.1 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của tủ cấp đông hai cấp. Sơ đồ nguyên lý tính toán 4 2 1 MNCA MNTA 3 TBNT 1kg TBBH k Q Qo 5 6 9 VTL2 VTL1 7 8 Hình 1.1–Sơ đồ nguyên lí tính toán Đồ thị T lgP 4 5 7 5 Tk Pk 4 2 7 Ttg 3 9 Ptg 3 2 9 6 6 10 To Po 10 Tk 8 1 8 1 Trang 5 s h
  7. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường – T 2014 – 62 ThS. Lại Hoài Nam Sơ đồ nguyên lý thực tế tủ cấp cấp đông 2 cấp. CONDENSER EVAPORATOR INTERMEDIATE LS VESSEL LS LIQUID SEPERATOR OIL SEPERATOR LIQUID SEPERATOR OIL SEPERATOR LP COM HP COM RECEIVER NOTE EXPANSION VALVE HP DISCHARGE LINE SOLENOID VALVE LP SUCTION LINE STOP VALVE IP LINE SAFE VALVE HP LIQUID LINE GAUGE OIL LINE FILTER Hình 1.2 – Sơ đồ nguyên lý thực tế. Trang 6
  8. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường – T 2014 – 62 ThS. Lại Hoài Nam Các thông số tính toán 0 Nhiệt độ ngưng tụ tk = 42 C 0 Nhiệt độ bay hơi t0 = - 42 C 0 Độ hoàn nhiệt ∆ h hn = 3 C Thông số chu trình. Điểm nút t (0C) P (bar) v(dm3/kg) h(kJ/kg) 1 -42 0.958 224.8 387 2 21.02 3.919 67.618 420.845 3 -7.15 3.919 59.467 402.279 4 67.47 16.023 16.97 438 5 42 16.023 0.891 251.75 6 -7.15 3.919 17.557 251.75 7 -4.15 16.023 0.769 195 8 -42 0.958 42 195 9 -7.15 3.919 0.763 191.43 10 -42 0.958 0.706 151.63 Bảng 1.1 – Các thông số điểm nút của chu trình. 2.2 Thiết kế mạch điện cho mô hình tủ cấp đông. 2.2.1 Thiết kế mạch điện điều khiển. Trang 7
  9. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường – T 2014 – 62 ThS. Lại Hoài Nam * Sơ đồ mạch điện Trang 8
  10. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường – T 2014 – 62 ThS. Lại Hoài Nam 2.2.2 Thiết kế mạch điện động lực. Trang 9
  11. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường – T 2014 – 62 ThS. Lại Hoài Nam 2.3 Tổng quan về các thiết bị điều khiển và bảo vệ trong hệ thống. 2.3.1 Động cơ một pha trong block máy nén lạnh. Trang 10
  12. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường – T 2014 – 62 ThS. Lại Hoài Nam Do dòng điện xoay chiều một pha trong cuộn dây quấn stato không tạo được moment quay nên rotor không tự quay được. Để tạo ra moment khởi động cho động cơ quay, người ta bố trí thêm một cuộn dây động làm lệch pha dòng điện tạo moment quay rotor. Khi rotor đạt được 75% tốc độ định mức, cuộn dây sẽ được ngắt ra nhờ một công tắc (thường là rơle khởi động kiểu dòng điện, kiểu điện áp hoặc một điện trở PTC ). Đối với các động cơ nhỏ (nhỏ hơn 1Hp) thường dùng rơle khởi động kiểu dòng điện. Đối với các động cơ lớn thường dùng rơle kiểu điện áp. Để nâng cao moment khởi động cho động cơ, thường người ta bố trí thêm tụ đề, và để nâng cao hiệu suất của động cơ thường người ta bố trí thêm tụ ngậm. Trường hợp không cần moment khởi động cao (động cơ quạt dàn ngưng, quạt dàn bay hơi) người ta dùng tụ ngậm để khởi động động cơ. Đối với các động cơ lớn (lớn hơn 1Hp) thường người ta dùng rơ le điện áp do nhược điểm của rơle dòng điện là hay bị cháy xém tiếp điểm do đánh lửa khi dòng điện khởi động lớn. Ngược lại với rơle dòng điện, rơle điện áp có đường kính dây của cuộn dây rất nhỏ. Cuộn dây được nối song song với cuộn khởi động. 2.3.2 Rơ le nhiệt. Rơ le nhiệt (hay rơ le nhiệt bảo vệ quá tải) là khí cụ điện tác động ngắt mạch để bảo vệ động cơ khi động cơ bị quá tải do dòng tăng quá định mức hoặc do dòng ngắn mạch trong trường hợp rotor bị kẹt không khởi động được. Nguyên tắc làm việc của rơle nhiệt là tự động ngắt các tiếp điểm bảo vệ động cơ nhờ sự dãn nở không đồng đều của các thanh lưỡng kim khi bị quá nhiệt hoặc do dòng ngắn mạch gây ra. Trường hợp điện bap ha bị mất một pha, động cơ làm việc với hai pha còn lại, trong trường hợp quá tải, rơ nhiệt cũng bảo vệ tác động ngắt cả ba pha. 2.3.3 Aptomat. Aptomat là khí cụ dùng để ngắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắn mạch Aptomat có ba yêu cầu: Trang 11
  13. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường – T 2014 – 62 ThS. Lại Hoài Nam - Chế độ làm việc định mức của aptomat phải là chế độ làm việc dài hạn, nghĩa là dòng điện có trị số định mức chạy qua aptomat phải chịu được dòng điện lớn (khi có ngắn mạch) lúc các tiếp điểm của nó đã đóng hay đang đóng. - Aptomat phải ngắt được dòng ngắn mạch lớn. Sau khi ngắt dòng ngắn mạch, aptomat phải đảm bảo làm việc tốt ở trị số dòng điện định mức. - Để nâng cao tính ổn định và điện động của các thiết bị điện, hạn chế sự phá hoại của dòng điện ngắn mạch gây ra, aptomat phải có thời gian cắt nhanh. Muốn vậy, thường phải kết hợp lực thao tác cơ học với thiết bị dập hồ quang bên trong aptomat. Aptomat có nhiều kiểu loại khác nhau: - Theo kết cấu có thể phân ra loai một cực, hai cự, ba cực. - Theo thời gian thao tác có loại tác động tức thời và không tức thời. - Theo công dụng bảo vệ có loại có loại cực đại theo dòng điện, cực tiểu thao dòng điện. 2.3.4 Contactor . Contactor hay khởi động từ là loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt tự động hoặc bằng nút nhấn các mạch điện có phụ tải. Contactor có thể chia làm nhiều loại khác nhau: - Theo nguyên lý truyền động có contactor điện từ, kiểu khí nén, hoặc thuỷ lực. Thông thường nhất là kiểu điện từ. - Theo dạng dòng điện có contactr điện một chiều và xoay chiều. Về cấu tạo, contactor có các bộ phận chính là hệ thống tiếp điểm chính, hệ thống dập hồ quang, cơ cấu điện từ, hệ thống tiếp điểm phụ. Cơ cấu điện từ của contactor điện xoay chiều bao gồm: - Mạch từ: Là các lõi sắt có hình dạng chữ III hoặc chữ II gồm nhiều tấm tôn Silic ghép lại tránh tổn hao dòng điện xoáy. Mạch từ được chia làm hai phần, phần cố định (phần tĩnh) và phần động (phần ứng). - Cuộn dây hút là cuộn dây có điện trở rất bé so với điện kháng. Dòng điện trong cuộn dây phụ thuộc vào khe hở không khí giữa nắp và lõi sắt cố định. Trang 12
  14. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường – T 2014 – 62 ThS. Lại Hoài Nam 2.3.5 Thermistor bảo vệ động cơ. Thermistor bảo vệ động cơ hiện nay được coi là khí cụ bảo vệ động cơ hữu hiệu nhất chống lại sự quá nhiệt không những trong động cơ mà còn cả ở những chi tiết động cơ và máy nén. Thermistor gồm hai thành phần: phần điều khiển và phần thermistor hay các khí cụ cảm biến nhiệt độ. Các cảm biến nhiệt độ này đã được các nhà sản xuất bố trí vào trong các động cơ điện. Khi nhiệt độ cuộn dây tăng quá mức cho phép (quá tải do dòng điện tăng hoặc quá dòng định mức cho phép) thermistor ngắt mạch động cơ để bảo vệ. Ngoài việc bảo vệ cuộn dây, thermistor còn có thể sử dụng để bảo vệ các chi tiết máy ở các chế độ vận hành nguy hiểm, nghĩa là khi nhiệt độ ở các chi tiết máy đó tăng quá mức thì thermistor ngắt dòng cho máy ngừng hoạt động. 2.3.6 Rơ le áp suất thấp. Rơle áp suất thấp là loại rơle hoạt động ở áp suất bay hơi và ngắt mạch điện của máy nén khi áp suất giảm xuống quá mức cho phép để bảo vệ máy nén và đôi khi điều chỉnh năng suất lạnh. Hình dưới đây giới thiệu nguyên lý cấu tạo và hoạt động của rơle áp suất thấp của hang Danfoss. a b c Trang 13
  15. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường – T 2014 – 62 ThS. Lại Hoài Nam Hình 2.1 Cấu tạo của role áp suất thấp a) Cấu tạo b) Tiếp điểm ON-OFF (LP) c) Tiếp điểm ON-OFF (HP) 1. Vít đặt áp suất thấp LP 10. Đầu nối áp suất thấp 18. Tấm khoá 2. Vít đặt vi sai LP 12. Tiếp điểm 19. Tay đòn 3. Lò xo chính 13. Vít đấu dây điện 23. Vấu đỡ 7. Lò xo chính 14. Vít nối đất 30. Nút reset 8. Lò xo vi sai 15. Lối luồn dây điện Đối với rơle áp suất cao 9. Hộp xếp dãn nở 16. Cơ cấu lật để đóng mở 5. Vít đặt áp suất cao HP tiếp điểm dứt khoát 11. Đầu nối áp suất cao. Bằng cách vặn vít 1 và 2 ta có thể đặt áp suất ngắt và đóng của rơle. Thí dụ, khí đặt áp suất thấp đóng mạch là 2 bar và vi sai la 0.4bar, thì áp suất giảm đến 1.6bar rơle sẽ ngắt mạch (OFF) và khi áp suất trong hệ thống tăng đên 2bar rơ le sẽ nối mạch cho máy hoạt động trở lại (ON). Ở đây mạch 1-4 là ON, 1-2 là OFF Tay đòn chính 3 mang cơ cấu lật 16 và tiếp điểm 2 được dẫn tới đáy của hộp xếp 9. Tay đòn nối cơ cấu lật 16 tới lò xo phụ chỉ có thể xoay quanh một chốt cố định ở khoảng Trang 14
  16. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường – T 2014 – 62 ThS. Lại Hoài Nam giữa tay đòn. Vì thế tiếp điểm chỉ có hai vị trí cân bằng. Hộp xếp chỉ có thể dịch chuyển khi áp suất vượt qua giá trị ON và OFF. Vị trí của cơ cấu lật tác động lên cơ cấu này với hai lực. lực thứ nhất là từ hộp xếp trừ đi lực của lò xo chính, và lực thứ 2 là lực kéo của lò xo vi sai. Trên hình, tiếp điểm đang ở vị trí ON (1-4) khi tiếp điểm chuyển sang 1-2 là vị trí OFF. Bây giờ áp suất trong hộp xếp giảm, hầu như không có chi tiết nào trong role chuyển động. Chỉ khi nào áp suất trong hộp xếp giảm xuống dưới mức cho phép, hộp xếp co lại, tay đòn 3 bị kéo xuống đủ mức làm cho cơ cấu lật 16 thay đổi vị trí, tiếp điểm 1 rời 4 bật xuống 2 (OFF) máy nén ngừng chạy. Khi áp suất tăng lên và vượt giá trị cho phép, nhờ cơ cấu lật, tay đòn 3 lại đột ngột thay đổi vị trí tiếp điểm 1 sang 4 (ON). 2.3.7 Rơ le áp suất cao. Rơ le áp suất cao là loại rơ le hoạt động ở áp suất ngưng tụ của môi chất lạnh và ngắt mạch điện khi áp suất vượt quá giá trị cho phep để bảo vệ máy nén. Nguyên tắc cấu tạo của rơ le áp suất cao cũng tương tự như rơ le áp suất thấp nhưng các tiếp điểm được bố trí ngược lại. Khi áp suất đầu đẩy tăng vượt quá giá trị áp suất cho phép ( giá trị đặt trên rơle) rơle mở tiếp điểm ngắt mạch điện cung cấp cho máy nén để bảo vệ. Khi áp suất giảm xuống giá trị áp suất đặt trừ đi vi sai thì rơ le áp suất cao lại tự động đóng mạch cho máy nén hoạt động trở lại. Tuy nhiên, do yêu cầu về an toàn, người ta chia rơ le áp suất cao làm 3 loại. - Rơ le áp suất cao thường là loại vừa giới thiệu trên. Ngoài ra còn có 2 loại an toàn cao hơn không đóng mạch cho máy nén hoạt động trở lại như sau : - Rơ le áp suất cao có giới hạn áp suất , đặc điểm là có nút reset nằm trên vỏ máy. Khi đã ngắt (OFF), rơ le không tự động đóng mạch trở lại mà phải có tác động ấn nút reset của người vận hành máy. - Rơ le áp suất cao có giới hạn áp suất an toàn , đặc điểm là có tay đòn reset nằm trong vỏ máy. Khi đã ngắt mạch điện máy nén (OFF), rơ le không tự đóng mạch trở lại mà người vận hành máy phải kiểm tra nguyên nhân tăng áp suất , mở nắp rơ le và dùng dụng cụ để đưa tay đòn reset trở lại vị trí ban đầu. Trang 15
  17. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường – T 2014 – 62 ThS. Lại Hoài Nam 2.3.8 Rơle áp suất kép . Rơ le áp suất kép gồm rơle áp suất cao và rơ le áp suất thấp được tổ chức chung lại trong một vỏ thực hiện chức năng của cả hai rơ le, ngắt điện cho máy nén lạnh khi áp suất cao vượt quá mức cho phép và áp suất thấp hạ xuống dưới mức cho phép. Việc đóng điện lại cho máy nén khi áp suất cao giảm xuống và áp suất thấp tăng lên trong phạm vi an toàn cũng được thực hiện tự động, bằng tay với nút ấn reset ngoài hoặc bằng tay đòn reset phía trong vỏ như đã mô tả trên. Trang 16
  18. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường – T 2014 – 62 ThS. Lại Hoài Nam Hình 2.2 Cấu tạo của rơ le áp suất kép kiểu KP15 của Danfoss. a) Cấu tạo b,c,d) Tiếp điểm ON-OFF 1. Vít đặt áp suất thấp (LP) 8. Lò xo vi sai 13. Vít đấu dây điện 2. Vít đặt vi sai (LP) 9. Hộp xếp dãn nở 14. Vít nối đất 3. Tay đòn chính 10. Đầu nối áp suất thấp 15. Lối luồn dây điện 5. Vít đặt áp suất cao (HP) 11. Đầu nối áp suất cao 16. Cơ cấu lật để đóng mở tiếp 7. Lò xo chính 12. Tiếp điểm điểm nhanh và dứt khoát 18. Tấm khoá 19. Tay đòn 30. Nút reset CHƢƠNG 3: CHẾ TẠO-LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN. 3.1 Vật tƣ, thiết bị sử dụng chế tạo, lắp đặt. STT Tên vật tƣ Đơn vị tính Số lƣợng Xuất xứ 01 Rơ le nhiệt độ điện tử Eliwelli 181 Cái 01 Taiwan 02 Cầu chì đèn, 1A Cái 01 Việt Nam 03 Nút nhấn start Cái 01 Yongsung, korea 04 Nút nhấn stop Cái 01 Yongsung, korea 05 Đèn báo Wiz Cái 08 Việt Nam 06 Tủ điện kín nước, thép dày 0.8mm, Cái 01 Việt Nam kích thước 300L x 300W x 200H Trang 17
  19. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường – T 2014 – 62 ThS. Lại Hoài Nam 07 Đồng hồ dầu đo áp suất cao Cái 01 Taiwan 08 Đồng hồ dầu đo áp suất thấp Cái 02 Taiwan 09 Rơ le áp suất kép Cái 02 Danfoss 10 Rơ le thời gian (timer), dãi điều Bộ 01 Taiwan chỉnh 12 giờ 11 Rơ le trung gian 14 chân Cái 05 China 12 Conactor MC-9 Cái 03 LS (korea) 13 Contac xoay 2 vị trí Cái 02 Yongsung 14 CB 2 pha, 20 A Cái 01 Taiwan 15 Đầu Cos chĩa, 1.25-Y Bịch 01 Việt Nam 16 Dây điện điều khiển 0.5mm2 Mét 50 Lion 17 Tụ đề 20µF Cái 01 Việt Nam 18 Tụ đề 40µF Cái 01 Việt Nam 3.2 Tủ điện sau khi đƣợc chế tạo và lắp đặt. Hình ảnh tủ điện sau khi chế tạo và lắp đặt. Trang 18
  20. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường – T 2014 – 62 ThS. Lại Hoài Nam Hình 3.1 Tủ điện được lắp trên hệ thống CHƢƠNG 4: VẬN HÀNH HỆ THỐNG CẤP ĐÔNG HAI CẤP 4.1. Khởi động hệ thống 1) Kiểm tra điện đủ điện áp, môi chất ở mức quy định, dầu bôi trơn máy nén ở mức quy định, kiểm tra tình trạng đóng mở của các van trong hệ thống, hệ thống không có sự rò rỉ, các thiết bị bảo vệ, báo động, điều khiển ở trạng thái tốt. 2) Mở thông tất cả các van chặn từ máy nén cao áp đến thiết bị ngưng tụ, từ thiết bị ngưng tụ đến bình chứa cao áp, từ thiết bị bay hơi đến máy nén thấp áp. Các van hút, đẩy của máy nén, van tiết lưu (hoặc van chặn trước tiết lưu ) đóng . 3) Nhấn nút RUN trên tủ điện để cấp nguồn, sau đó bật công tắc xoay sang vị trí ON để cho quạt dàn lạnh và dàn ngưng làm việc, kiểm tra các quạt có làm việc hay không. Nhấn nút RUN Gạt công tắc xoay quạt sang ON Trang 19
  21. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường – T 2014 – 62 ThS. Lại Hoài Nam Hình 4.1 4) Mở van đầu đẩy máy nén cao áp sau đó cho động cơ máy nén cao áp làm việc bằng cách gạt công tắc xoay máy nén cao áp sang vị trí ON, kiểm tra mức dầu. Khi vòng tua đạt định mức từ từ mở van đầu hút máy nén cao áp. Van hút, đẩy máy nén thấp áp vẫn đóng. Gạt công tắc MNCA xoay sang ON Hình 4.2 Trang 20
  22. S K L 0 0 2 1 5 4